Jump to content

Advertisements




Nhân cách con người qua lăng kính tử vi


955 replies to this topic

#601 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6702 Bài viết:
  • 15465 thanks

Gửi vào 24/10/2012 - 13:25

Ra là Cơ Lương

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#602 kunkunbye

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 111 Bài viết:
  • 144 thanks

Gửi vào 24/10/2012 - 16:38

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MasterTea, on 24/10/2012 - 11:03, said:

2 bé này làm bé Trà nhức đầu quá!
bé rãnh thì suy nghĩ giùm Trà những cái này đi?
....
Những thứ này a Tea giỏi rồi, trình độ e ko giúp gì cho a được đâu.
Còn vấn đề bản thân ra sao để công tâm thì e tính khi nào về già nhìn lại tất cả thôi.

#603 MasterTea

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 965 Bài viết:
  • 1846 thanks
  • Locationmelbourne

Gửi vào 24/10/2012 - 19:50

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AnKhoa, on 24/10/2012 - 13:25, said:

Ra là Cơ Lương

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Có gì 0 AnKhoa, nghe cứ như có bí kiếp vậy!
Share được 0?

Thanked by 1 Member:

#604 minhchuong

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 77 Bài viết:
  • 45 thanks

Gửi vào 24/10/2012 - 21:19

A ơi còn mệnh cơ lương ,thân cư đồng âm thì nhân cách thế nào ạ ?

#605 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3835 thanks

Gửi vào 24/10/2012 - 21:36

Gửi Bé Trà.
Bác đã đọc thư của cháu qua thùng thư. Định vào sớm có vài lời góp ý, nhưng đã nghĩ rằng, nếu có lời, thế nào cũng có liên quan đến chính trị, bởi cháu có đề cập đến cái hiểu của phạm trù chính trị. Đồng thời cũng muốn có thời gian để mọi người có thêm ý kiến, nhằm có được cái nhìn từ nhiều phía. Nhưng đến hôm nay, cũng không thấy có mấy. Thôi thì Bác viết mấy dòng.
Trước hết Bác cám ơn nhã ý của cháu. Nhưng Bác không "chấm phá" như cháu muốn, mà Bác có ý kiến, mà theo Bác thì là chỉnh lý một số khái niệm mà cháu có bàn tới.
-Cháu có ý kiến thêm vào khái niệm Tư cách. Cháu có sơ lược qua phân biệt nhân cách và tính cách, nhưng khi đưa thêm tư cách thì cháu lại không có trình bày sự phân biệt tư cách với nhân cách hay tính cách. Liệu có phải là sự thiếu sót ?
Nhưng theo Bác, tư cách là một phạm trù, có thể nói là thuộc về một phạm trù lớn hơn, tổng quát hơn, và tuy trừu tượng – khi ta lý thuyết hóa nó – nhưng cũng rất ư cụ thể trong đời sống, là phạm trù nhân cách. Nhiều khi, khi người ta nói về tư cách, người ta cũng hiểu đó là nhân cách. Nhưng thường thì người ta không nhập nhèm hai phạm trù này được. Chẳng hạn như khi nói về Nguyễn Trãi, anh hùng dân tộc, người ta nói, về nhân cách lớn. Chứ người ta không bảo Nguyễn Trãi có tư cách lớn. Đơn giản là nếu ta nói như thế, cũng là ta vô tình làm Bé đi hình ảnh một Nguyễn Trãi, một tâm hồn lớn, một nhà chính trị lỗi lạc, một tư tưởng lớn và một trái tim yêu nước vĩ đại. Nhưng khi ta nói về một "anh hàng xóm quen biết nào đó" và ta có đánh giá về anh ta, thì ta có dùng câu: Tư cách anh ta tốt, hay cũng có thể nói anh ta có nhân cách tốt.
Cho nên, ta có thể thấy rộng hơn thế này. Như đã nói, tư cách là phạm trù riêng của phạm trù nhân cách. Mang tính cá nhân trong cách nhìn nhận về tác động của cá nhân đó đối với cộng đồng xã hội. Cho nên, ta có đưa thêm phạm trù tư cách ra đây, nếu để có thể hiểu thêm về nội dung nhân cách, cũng là điều tốt.

Trích dẫn

-Cái khó hỉu ở đây là tính chính trị nghĩa là gì?
chính là đúng đắn, trị là sửa đổi để cho tốt hơn=> politics là môn học giúp ta reform to become better gọi nôm na là tu học
*Do hoàn cảnh XH, nên chính trị ở VN có phần bị hiểu sai lệch, và nhắc tới chính trị, ai cũng trề môi ngao ngán vì liên tưởng tới học thuyết dài thườn thượt của (Marxist Leninnist)
Chẳng wa chính trị là sửa đổi cho tốt hơn (development) bằng cách 'tu học' (Lát ta lại xét chữ tu học)

Không biết cháu lấy cái định nghĩa về chính trị đó ở đâu, từ nguồn tư liệu nào ? Nhưng bác thấy, dù là nguồn tư liệu nào, hay là tự cháu biên dịch ra như thế thì cũng là có vấn đề.
Thật vậy, chính trị tuy hai từ, nhưng nó gọi gọn hàm nghĩa dịch lý. Đồng thời, nó cũng được hiểu rất chính xác để có thể từ đó mà đánh giá ngay được bản chất của một chế độ, một thể chế, hay một hình thái xã hội. Nôm na, mà cũng khá chính xác. Chính, là sự chính danh. Về mặt này, Không Tử có cả một thuyết, gọi là học thuyết chính danh, không chỉ áp dụng trong phạm vi xã hội học, mà còn có phạm vi tới toàn bộ các tri thức của nhân loại. Cháu có thể đọc, hay học về thuyết này, mà theo Bác, đây là cống hiến lớn của Khổng Tử cho văn hóa nhân loại.
Trị, là sự cai trị. Cho nên chính trị là tính chính danh của sự cai trị.
Đây mới là nội dung cơ bản, cũng là nhận thức cơ bản về cái gọi là Chính Trị. Mọi sự cai trị không có tính chính danh đều không bền vững, và từ xưa đến nay, bất cứ chính thể nào, dù là quân chủ hay cộng hòa, từ độc tài cho đến dân chủ, muốn tồn tại, phải thiết lập được tính chính danh của nó. Khi đó mới có thể thực hiện các biện pháp cai trị. Tính chính danh muốn có được, đều có nền tảng từ lợi ích của đại đa số trong cộng đồng xã hội. Vì thế có thể thấy ngay, những chế độ độc đảng, độc tài khi muốn có tính chính danh, đều phải dựa bạo lực và lừa bịp. Bởi phi chính danh, đồng nghĩa với sự xuất hiện chống đối. Muốn ngăn chạn sự chống đối, họ phải dùng bạo lực. Phi chính danh, cũng đồng nghĩa với sự vô thừa nhận của số đông cộng đồng. Bởi vậy, để ngăn chặn, kẻ cầm quyền buộc phải lừa bịp. Lừa bịp để đánh lừa số đông cộng đồng, nhằm mục tiêu đạt được sự thừa nhận – trong sự nhận thức mụ mị của dân chúng – của đa số trong cộng đồng. Mà một trong vũ khí có hiệu quả nhất phục vụ cho công tác lừa bịp là ngăn chặn thông tin, ngăn chặn tự do ngôn luận, ...
Qua đây, chúng ta thấy ngay hệ quả. Mỗi khi chúng ta nhận xét về bất cứ một chế độ nào, bất kể họ tuyên truyền tốt đẹp thế nào, ca ngợi ra sao. Hế cứ thấy thiếu vắng tự do ngôn luận, bạo lực từ phía chính quyền ngày càng phát triển, biểu hiện qua sự đối xử của các cơ quan công quyền, công an, tòa án đối với nhân dân, thì lập tức chúng ta có quyền kết luận ngay rằng. Chế độ đó, tính chính danh đang suy yếu. Đồng với nghĩa là chế độ đó không phù hợp với lợi ích của quảng đại quần chúng. Bất kể nó có văn minh, hiện đại đến cỡ nào. Và khi tính chính danh không còn nữa, chế độ đó chỉ có thể tồn tại nhờ vào bạo lực và dối trá, bịp bợm. Kéo theo đó là sự băng hoại về đạo đức và truyền thống văn hóa, nền tảng xã hội bị cày nát, thiên nhiên môi trường bị tàn phá.
Những chế độ đã mất tính chính danh, sớm muộn gì cũng bị lật đổ.
Bé Trà nên chỉnh lý lại nhận thức này, mới có thể nhận thức đúng những gì mà Bé Trà đã trình bày.
Thân ái.

#606 MasterTea

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 965 Bài viết:
  • 1846 thanks
  • Locationmelbourne

Gửi vào 25/10/2012 - 08:50

Kính thưa bác Vuivui, lời đầu tiên cháu rất cám ơn Bác đã góp ý chỉ bảo. Chính vì bác đã lên tiếng, cất công ném châu gieo vàng, nên Bé Trà theo lễ cũng nên đáp tạ sự thụ giáo và tiến hành đóng học phí để hầu mở ngưỡng cửa tìm về lẽ sáng và nguồn tri thức, cụ thể hơn điều cháu muốn nói đến ở đây là nhận định hay cái nhìn đúng đắn về 'chính trị'.

Xin đôi lời tóm tắt lại bài trước đã nói của Bác. Lập luận của Bác cho rằng: 'Chính trị là hợp bởi chữ chính danh và cai trị'. Để dẫn chứng cho điều này, bác đã dùng 1 tác giả: Confucious (Khổng tử) để nói về đạo chính danh và đạo trị quốc. Hơn thế nữa, bác cũng dùng đến danh từ khá mới tới mọi người đó là 'đạo lừa bịp' và đạo dùng quyền lưc để cưỡng chế mà ta hay gọi nó là 'bá đạo'. Tất cả những lời của bác dạy bảo đã hình dung nên một khái niệm rõ hơn cho danh từ trừu tượng 'chính trị' thật phong phú.

Thích thú trước những gì bác nói, bé Trà đã không đành lòng nhắm mắt, não bé cứ sục sôi sự tư duy nên mới 7h sáng, bé đã dậy để nghiên cứu, tìm nguồn và tra tư liệu hòng hiểu thêm những gì bác muốn truyền đạt (Bình thường mãi 12h cháu mới dậy cơ). Bác hẳn đồng ý với cháu là triết học quả là một môn học khá thú vị. Nó giúp ta tìm hiểu 'the truth' bằng cách kiên trì với sự thắc mắc về vạn vật, tranh cãi, biện luận, và sau cùng là chỉnh sửa, tích nhặt những ý kiến đóng góp để có được một học thuyết đúng đắn nhất. Chính vì mang trong người dòng máu của Socrates nên đi đâu cháu cũng hỏi đáp và tranh cãi, dù mang xu hướng tích cực nhưng sự kiêu hãnh của người tiếp nhận thông tin đã ngăn trở họ tìm đến với tri thức vô tận. Dù rằng lắm kẻ bảo cháu nói ngang, hay chém gió, thậm chí cả phụ thân đại nhân cũng bảo cháu là hỗn, dám trả treo với ổng, nhưng 'chân lý' thì cháu quyết phải truy cầu. Chính vì thế, bác cũng đừng lấy làm hứng chí khi nhận được sự tranh biện của cháu, bình thường tâm thị đạo bác nhỉ!

Rồi, way trở lại với chương trình là phần phúc đáo của hậu bối bé Trà với tiền bối Vuivui

Những gì mà bác Vuivui nói ở trên và đã được Trà tóm tắt, đó là những thông tin khá thú vị và RẤT đúng đắn, nhưng theo Bé Trà thì những lời luận bàn đó đã có phần hơi hơi BIÊN KIẾN

(đùng, đùng, câu nói sấm rền của bé Trà mà 0 có well-supporting là vạn kiếp bất phục nhe con!)

Điểm thứ nhất, cháu nói về Etymology- từ nguyên luận, tức là nguồn gốc của từ.
政治:
đây là chữ chính trị: Trị ở đây là sửa, hay sửa trị như trừng trị là thanh trừng và sửa đổi, không mang nghĩa đánh đòn như ta hay nghĩ
Chính là lề lối, khuôn phép, lẽ thường
=> chính trị nghĩa là sửa đổi để cho nó về khuôn mẫu mang tính đúng đắn chuẩn mực
Còn chính trị mà bác nói là 'cai trị' một 'chính thể' thì nó chỉ là 1 phần của chính trị, nó nằm ở chữ sau:
治理
Trí lí: tức là control, govern, administer.

Nói đến nhà nước, bộ máy nhà nước hay thể chế là người ta nghĩ ngay đến chính trị, nhưng không vì thế mà chính trị lại mang nghĩa government (sự cai trị) mà cái nghĩa thực của nó còn rộng hơn cái đó nhìu
(nguồn: Thieu Chuu)

còn nói theo tiếng Anh, thì từ politics này bắt nguồn từ chữ polis là nhân dân, people và được dùng đầu tiên bởi ông Aristotle 'politika' và thời đó nó được hiểu là 'affairs in state'. Đại loại là nhiều chiện đó, tức là có chuyện gì thì lôi ra bàn bạc. Chính ví thế nghĩa gốc của nó phải là:
'a person's political allegiances or opinions': dịch là dân ý (lí do tại sao nó như vậy ở ý sau bé Trà sẽ giải thích)

(Reference:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)

Theo thời gian thì nó biến hoá một cách khôn lường trở thành thế này nè

The art or science of government or governing: nghệ thuật cai trị

Từ dân ý biến thành trị lý rùi thấy 0?

hay nói khác hơn là vật đổi sao dời cát bể nên đồi là thường tình của nhân gian, nhưng nó biến đổi tốt hơn thì 0 nói, nó lại đi biến đổi lầm lạc thì mới đáng để nói. Đúng là sầu thương hải hoá vi tang điền, buồn quá đi!

'From Ancient Greek to Latin to Old French to Middle English, words may seem completely different, but in reality this is hardly the case. The word politics is literally derived polis and thus anything in the state or anything involving the state is political'.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vậy định nghĩa về chính trị là nghệ thuật cai trị là bản update mới nhất và đã bị lầm lạc rất nhiều so với bản gốc rất nhìu

Điều thứ 2 đáng nói ở đây là 'sự cai trị một chính thể' không đủ dung lượng để chứa nghĩa gốc của chính trị, trong khi nghĩa 'sửa đổi mang tính chính đáng để tạo nên một chuẩn mực, model đó có thể là con người, học thuyết, hay đạo đức' sẽ đủ RAM mà nuốt trọn cuốn dictionary of politics. Câu chuyện bắt đầu:

Ngày xửa ngày xưa, ở phương Tây nơi Hy lạp cổ đại, thể chế đầu tiên của họ 0 phải là chủ nghĩa chuyên quyền mà là chính thể dân chủ. Dân chủ là sao là người dân làm chủ, có bất cứ chuyện gì, chuyện làng chuyện xóm, chuyện phố chuyện phường, có cái gì đáng nói là họ lôi ra nói hết, nên chính trị mang nghĩa dân ý là vậy. Chính vì thế, nên họ bị lâm vào cái kết cục là 9 người 11 ý, và không có thể nào đưa ra được quyết định mang tính decisive. Phương pháp giải quyết được Plato, thày của Aristotle viết ra trong cuốn 'The Republic', mún thiết lập nên thể chế cộng hoà mà nơi đó vua phải lấy từ những người sáng suốt nhất, trí tuệ nhất để ra quyết sách khôn ngoan nhất và khéo léo nhất.

Nhưng phương pháp này thất bại bởi 2 lí do: thứ nhất thằng nào cũng nhìu chiện và tự ngã hết, họ muốn lên tiếng nói, họ mún là người quyết định, họ mún họ là người nắm giữ power chứ quyết 0 đưa power vào tay kẻ khác, dù kẻ đó có giỏi hay thông minh cách mấy. Bởi họ cho rằng nếu giao hết quyền lực vào tay 1 người thì họ sẽ lạm dụng quyền lực mà corrupt. Power là corrupt, Absolute Power sẽ corrupt absolutely.

Chính vì vậy dù Plato có sửa đổi, thêm thắt cái theory of the philosopher King này cỡ nào đi nữa, nào là 0 cho người nắm quyền có tài sản riêng, 0 cho người nắm quyền binh lực, không cho người nắm quyền đi ngược dân ý, rùi người nắm quyền phải là người sáng suốt, trí tuệ, đạo đức, là một khuân mẫu tuyệt vời đủ trò hết. Và cái model mà Plato xây dựng y chang như kiểu mẫu Khổng tử dựng nên 1 vì vua: là phải đạo đức, minh trí, anh minh sáng suốt,, lo cho dân, vì dân, 0 vì tư lợi cá nhân đủ thứ. Nói trắng ra nếu mà có 1 người hoàn hảo được như thế thì nó làm vua dể làm cái quái gì? Đâu ai rãnh đâu ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng, chả được cái gì mà đi vác nợ vào thân! Rách việc!

Thế là dù Plato có nuôi dạy cái đội quân 'Gardians', người bảo vệ cho dân này kỉ lưỡng đến mấy thì cũng không thể guarantee 100% là sau này nó 0 có corrupt . Vì kh6ng thuyết phục được họ, nên trong cơn bực dọc, ông gọi tụi dân đó là 'the mob', bầy ô hợp, ngu như bò, đàn cừu 0 có sự dẫn dắt, có người cai trị thì sướng muốn chết, khỏi phải mất công suy nghĩ, nhức óc, khỏi phải tối ngày lê la đến họp hội đình hội hè, và vướng vào những tranh cãi không cần thiết. Để dành thời gian đó làm chiện có ích phải lợi hơn 0?

Cho nên chính trị hiện tại ở Hy Lạp là không chấp nhận sự cai trị, để đi đến quyết định, họ lại dùng phương pháp là bỏ phiếu. Cho nên nghệ thuật cai trị dường như đối với họ như một xa xí phẩm. Và cuộc sống của họ cứ mãi êm đềm cho đến khi mốc ngoặt lịch sử thay đổi khi Aristotle đào tạo ra một Alexandre đại đế và nhồi nhét tư tưởng của sư phụ Plato cho ổng.

Trong khi the art of governing thất bại ở Phương Tây với sự thất vọng nặng nề của Plato dành cho người dân thì may mắn hơn, Khổng tử ở phương Đông đã tạo nên tiếng vang dội wa kiểu mẫu người quản trị lý tưởng: một vị vua anh minh, sáng suốt, thần thông, quảng đại pháp lực vô biên. Để người dân tin tưởng và thuyết phục mà trao quyền lực cho vị vua này, Khổng tử đã dùng phương pháp Thần Quyền: thần thánh hoá vua là con trời, là người thượng đế phái xuống để che chở cho muôn dân và ông lại thiết lập học thuyết trung quân ái quốc để ca ngợi đó như một đức sáng mà khuyến khích người dân tin tưởng vào vị vua mẫu mực đầy đủ đức năng lẫn trí năng này. và model of perfect ruler được ra đời cũng giống như model -the philosopher King của Plato.

Nhưng cái tốt thì 0 linh, cái xấu lại ứng nghiệm, học thuyết của ông lại bị lạm dụng, và đỉnh cao là bị Lý Tư khai thác triệt để lập nên hình tượng kiểu mẫu cai trị đầu tiên là rồng trong loài người, là con trai của đức chúa trời, là thiên tử với title là 'Hoàng đế', chủ nghĩa yên nước, thương dân được giữ lại nhưng cái học thuyết đòi hỏi vua phải là người nhân từ, đạo đức sáng suốt thì cần phải triệt sản nó, mà phải cai trị nó bằng phương pháp ngu dân, nên chiêu bài đốt sách chôn nho nhằm mục đích làm lãng quên đi sách vở của Khổng tử viết cho 1 vị vua chuẩn mực và niềm tin cao cả từ quần chúng mà thay bằng chính sách bạo tàn với sự tin tưởng tuyệt đối từ đấng cai trị với hình phạt khắt khe dành cho sự bất tuân.

Sau đó, cho đến khi Lưu Bang diệt Tần, ổng mới thấy chiêu bài này của Khổng tử là hay, nên tiếp tục phổ biến vấn nạn trung quân ái quốc này ra rộng khắp, truyền từ Tàu sang cả VN và cái vùng phụ cận. Ông còn chơi cắc cớ hơn nữa là để khẳng định lại sự phú quí tột độ chỉ dành riêng cho gia tộc của ổng, ông gạch bỏ cái câu, 'nếu vua mà 0 chính đáng, đại loại là vua ngu, hay 0 đạo đức sẽ bị dân thay thế 'mà đổi vào bằng câu, 'vua là dòng máu hoàng tộc chính thống của trời ban cho nên phải tuyệt đối trung thành'

Rồi xong: từ chính trị lí tưởng của Khổng tử là 'thay đổi để có 1 người ủy nhiệm mẫu mực' lại biến ra thành 'sự cai trị một cách chính đáng'. Và chiêu bài này đã được thâm căn cố đế truyền từ đời này sang đời khác cả ngàn năm. Từ trung quân ái quốc lại bị lầm lạc để đến nổi đời tống sinh ra thằng ngu trung Tống Giang và wa tận Kim quốc đời Mãn Thanh xa xôi đẻ ra bà chủ nghĩa dân tộc quật cường Từ Hy.

Ối! Dài quá, nhưng chưa hết đâu, Trà sẽ nói tiếp khi ăn sáng xong

Sorry bác Vuivui đã đánh cái bài dài thườn thượt này để cãi lại bác. Xin lỗi chứ giờ mà Khổng tử có sống lại cháu cũng cãi ổng như thường, học thuyết của ổng thủng tè le lổ, vá còn không kịp. Sở dĩ có sự lầm lạc này là do ông bị tác động bởi môi trường quá lớn (mà hoàn cảnh XH của ông là nơi xà quần bát nháo) và do sự xây dựng theory của ông chỉ trên cơ sở chủ quan, nên tính bao quát khách quan dường như không có, và tư tưởng thì ta nói, trời ơi nó lạc hậu! Nhưng, anyway, dù sao thì cháu vẫn còn thích thuyết đạo đức của ông ta, nhất là về ngũ thường (Không biết có phải lấy cảm hứng từ thuyết ngũ hành của Lão tử 0 đây!). Nói rõ ràng hơn là nguồn bác relied on Khổng tử là chưa đủ, nên cháu chỉ partly agree với bác thôi! Bởi vì bác chỉ nói có một phần nên cháu cho rằng đó vẫn còn là biên kiến. Còn mấy cái lừa đảo, dụng quyền ... vẫn nằm trong nghệ thuật cai trị chứ chưa phản ánh đủ tầm ảnh hưởng của chính trị. Phần sau cháu sẽ nói nhận định này, xin bác dành chút thì giờ đón đọc và dĩ nhiên vẫn cần bác vun bồi, tưới nước và vạch lá tìm sâu cho!

Thanked by 2 Members:

#607 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6702 Bài viết:
  • 15465 thanks

Gửi vào 25/10/2012 - 08:54

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MasterTea, on 24/10/2012 - 19:50, said:

Có gì 0 AnKhoa, nghe cứ như có bí kiếp vậy!
Share được 0?

Chỉ là tò mò về MasterTea, sau thấy tiết lộ mệnh Cơ Lương, thì "À" lên 1 tiếng. Thế thôi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#608 minhthe

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 96 Bài viết:
  • 131 thanks

Gửi vào 25/10/2012 - 08:59

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vuivui, on 24/10/2012 - 21:36, said:

Tính chính danh muốn có được, đều có nền tảng từ lợi ích của đại đa số trong cộng đồng xã hội. Vì thế có thể thấy ngay, những chế độ độc đảng, độc tài khi muốn có tính chính danh, đều phải dựa bạo lực và lừa bịp. Bởi phi chính danh, đồng nghĩa với sự xuất hiện chống đối. Muốn ngăn chạn sự chống đối, họ phải dùng bạo lực. Phi chính danh, cũng đồng nghĩa với sự vô thừa nhận của số đông cộng đồng. Bởi vậy, để ngăn chặn, kẻ cầm quyền buộc phải lừa bịp. Lừa bịp để đánh lừa số đông cộng đồng, nhằm mục tiêu đạt được sự thừa nhận – trong sự nhận thức mụ mị của dân chúng – của đa số trong cộng đồng. Mà một trong vũ khí có hiệu quả nhất phục vụ cho công tác lừa bịp là ngăn chặn thông tin, ngăn chặn tự do ngôn luận, ...
Qua đây, chúng ta thấy ngay hệ quả. Mỗi khi chúng ta nhận xét về bất cứ một chế độ nào, bất kể họ tuyên truyền tốt đẹp thế nào, ca ngợi ra sao. Hế cứ thấy thiếu vắng tự do ngôn luận, bạo lực từ phía chính quyền ngày càng phát triển, biểu hiện qua sự đối xử của các cơ quan công quyền, công an, tòa án đối với nhân dân, thì lập tức chúng ta có quyền kết luận ngay rằng. Chế độ đó, tính chính danh đang suy yếu. Đồng với nghĩa là chế độ đó không phù hợp với lợi ích của quảng đại quần chúng. Bất kể nó có văn minh, hiện đại đến cỡ nào. Và khi tính chính danh không còn nữa, chế độ đó chỉ có thể tồn tại nhờ vào bạo lực và dối trá, bịp bợm. Kéo theo đó là sự băng hoại về đạo đức và truyền thống văn hóa, nền tảng xã hội bị cày nát, thiên nhiên môi trường bị tàn phá.
Những chế độ đã mất tính chính danh, sớm muộn gì cũng bị lật đổ.

Lập luận "đắt" quá!

#609 banghuynh

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 358 Bài viết:
  • 550 thanks

Gửi vào 25/10/2012 - 08:59

@Bé Trà : Trà học khoa "ngôn ngữ" học sao?
Đôi khi những cụm từ nên nhìn nhận theo khía cạnh thực tế cụ thể ý nghĩa của nó thì độ chính xác của nó sẽ cao hơn rất nhiều so với việc tìm ý nghĩa từng chữ rồi gán ghép trở lại...
Thân!
P/S : Bé Trà thử tìm hiểu cụm từ "Trà dư Tửu hậu" thử xem thấy có gì hay không...

Thanked by 1 Member:

#610 minhthe

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 96 Bài viết:
  • 131 thanks

Gửi vào 25/10/2012 - 09:13

Có ông bộ đội, người miền Tây, về hưu với cái lon Đại Tá. Nghe đâu lương hưu chừng 7-8 triệu đồng/tháng. Ông ở với thằng con út, mỗi tháng giữ lại 1 triệu để giữ lại chi tiêu lặt vặt, số còn lại gửi hết cho thằng con để chi tiêu trong nhà. Thằng này, rất tự hào về ba nó: "Ổng quen nhiều ông lớn lắm, lương hưu cao lắm". Thỉnh thoảng lại khoe thế này: "Ổng 70 tuổi, răng gần rụng hết, mỗi bữa ăn chừng chén cơm, mỗi năm mua vài ba bộ quần áo, khám bệnh thì có chế độ bảo hiểm, tính ra tao nuôi ổng mà còn hơn tụi bay nuôi heo gấp mấy lần".

#611 banghuynh

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 358 Bài viết:
  • 550 thanks

Gửi vào 25/10/2012 - 09:22

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

minhthe, on 25/10/2012 - 09:13, said:

Có ông bộ đội, người miền Tây, về hưu với cái lon Đại Tá. Nghe đâu lương hưu chừng 7-8 triệu đồng/tháng. Ông ở với thằng con út, mỗi tháng giữ lại 1 triệu để giữ lại chi tiêu lặt vặt, số còn lại gửi hết cho thằng con để chi tiêu trong nhà. Thằng này, rất tự hào về ba nó: "Ổng quen nhiều ông lớn lắm, lương hưu cao lắm". Thỉnh thoảng lại khoe thế này: "Ổng 70 tuổi, răng gần rụng hết, mỗi bữa ăn chừng chén cơm, mỗi năm mua vài ba bộ quần áo, khám bệnh thì có chế độ bảo hiểm, tính ra tao nuôi ổng mà còn hơn tụi bay nuôi heo gấp mấy lần".
Mục đích minhthe post bài bài????
Thân!

#612 TPVTLS

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 816 Bài viết:
  • 1397 thanks

Gửi vào 25/10/2012 - 10:39

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

banghuynh, on 25/10/2012 - 09:22, said:

Mục đích minhthe post bài bài????
Thân!

Ý minhthe nói thằng con bất hiếu

Thanked by 1 Member:

#613 tuphasonghanh

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1661 Bài viết:
  • 2565 thanks

Gửi vào 25/10/2012 - 12:31

Tea là đàn ông hay đàn bà ?
sao giọng cứ ẻo ẻo

#614 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 25/10/2012 - 13:34

Ly' thuye^'t nào lâu ngày cũng sẽ bị biến thái và thay đổi bởi con người của từng thời đại nên Dịch có hai quẻ Tỉnh và Cách . Lý thuyết của Plato cũng chịu chung qui luật của xã hội con ngươ`i đó thôi nhưng nó cũng khai mở một thời đại văn minh của văn hóa Hy Lạp chớ có phải hoàn toàn ê chề như qua phê bình của Trà .
Lý thuyết của Khổng là (cai)trị Dân bằng Đức còn (trừng )trị chỉ dùng với kẻ thù địch của đất nước , không dùng đối với dân. Vì trị bằng Đức nên việc trị mang tính cách của ý nghĩa tu sửa. Đó là nói về phần của người trị đối với Dân. Còn phần của cái nền tảng chính thể được tạo dựng nên để Trị như thể nào là phần mà anh Vuivui nói đến cho nên dịnh nghĩa chữ Chính Trị của Á Đông bao hàm điều anh Vuivui nói lẩn với ý nghĩa chữ Chính Trị mà Trà trích dẩn. Vua là con Trời nhưng Ý Dân cũng là Ý Trời nên Dân không ủng hộ tức chẳng còn Chính thì con Trời chẳng thể ngồi yên lâu dài.
Xã hội con ngưoi càng ngày càng phức tạp nên chính trị không còn nguyên thủy định nghĩa là trị theo tu sửa đơn thuần , khi quyền lực không còn tập trung vào tay một người nửa mà ở nhiều nhóm khác nhau và Dân trí phát triển đủ mọi trình độ muôn màu khác nhau sẽ tạo nên những khối dân với những quyền đặc lợi khác nhau thì hình thái chính trị sẽ mang tính cách nghệ thuật cai trị để đạt được điều mình muốn thực hiện mà không làm xã hội hổn loạn và vẩn tiếp tục phát triển.

Sửa bởi vodanhthiendia: 25/10/2012 - 14:04


Thanked by 2 Members:

#615 MasterTea

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 965 Bài viết:
  • 1846 thanks
  • Locationmelbourne

Gửi vào 25/10/2012 - 14:12

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

banghuynh, on 25/10/2012 - 08:59, said:

@Bé Trà : Trà học khoa "ngôn ngữ" học sao?
Đôi khi những cụm từ nên nhìn nhận theo khía cạnh thực tế cụ thể ý nghĩa của nó thì độ chính xác của nó sẽ cao hơn rất nhiều so với việc tìm ý nghĩa từng chữ rồi gán ghép trở lại...
Thân!
P/S : Bé Trà thử tìm hiểu cụm từ "Trà dư Tửu hậu" thử xem thấy có gì hay không...

Phù ngôn phiếm ngữ, từ dùng không đúng thì sẽ gây hiểu nhầm, hiểu nhầm thành thói wen sẽ gây lệch lạc. Làm sao đi lấy cái ý vốn đã lệch lạc để đi tìm lại cái gốc của từ

Trà dư tửu hậu thì bé Trà 0 hỉu, nhưng đa ngôn vô sở cầu thì bé Trà hỉu, thấy Trà viết dài quá thì đừng đọc, đã đọc thì nên hiểu, 0 hỉu thì nên hỏi, chứ đừng kêu dài dòng.
Thân

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |