Jump to content

  •  
  • Trình Ứng Dụng

Advertisements




TAM KHÔNG GIAO HỘI VÀ TUẦN TRIỆT LÂM HỎA KIM


543 replies to this topic

#271 INDOCHINE

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 3223 Bài viết:
  • 27573 thanks

Gửi vào 20/06/2012 - 02:05

Cự Môn Thất sát bôn trì.
Lao tâm, khổ trí ích gì ước mong,

Theo ý riêng tui thì 2 câu này dùng để chỉ trường hợp Cự môn hoặc Thất sát cư hãm địa . tức có Sát tinh tấu hợp , Sát = các loại sát tinh , Tấu = hội họp . gọi tắt thì là Sát tấu .
Trường hợp Cự - Sát nhị hợp thì lại khác , Cự Sát chỉ nhị hợp tại 2 vị trí Hợi - Dần và Tỵ - Thân , tại đây nếu Cự môn ngộ đa Sát tinh , thì có thể ngộ hỏa tai hoặc đại nạn ( Hi di tiên sinh viết : Cự môn phùng Thất sát chủ sát thương ), Cự môn dĩ nhiên không thể cùng Thất sát đồng cung , nhưng nếu Nhị hợp hoặc Mệnh Cự vận Sát thì cũng xem như là Phùng ( phùng = gặp gỡ ) .
Còn đa đoan thì có thể có nghĩa là đa sự ( thị phi ) mà cũng có nghĩa là gian truân , bận bịu , nhưng đối với 2 tuổi Tân/ Qúy thì không ảnh hưởng nhiều .
Cư môn Hãm địa hoặc Hạn Cự môn ngộ Hãm ( chẳng hạn tại Tỵ / Ngọ ) thường phải trải qua nhiều bước gian khổ , lại mang thêm nhiều tâm trạng thảm thương khó nói .
Về việc giải ách của sao Cự ám này , VDC cho rằng Thái dương hay QUYỀN -LỘC có thể giải cứu ,

(無太陽會照, 又沒有祿權解救, 巨門便為猜忌, 是非. trích VdC ) .
Thực sự à Cự môn có khá nhiều vị trí đ/c cũng như hội họp với Thái dương , dù Thái dương đắc hãm thế nào thì vấn đề thị phi , khắc khẩu vẫn tồn tại mà chẳng phải chỉ duy có thi phi mà còn có vấn đề khác nữa .
Cho nên Hi Di ts nói đúng hơn khi cho rằng Cự môn hội Thái dương (Miếu ) thì chỉ hóa giải được phần nào mà thôi . Sao Thái Dương có nhiều khi còn bị tác động ngược lại của Cự môn , làm cho Thái dương phải ,,đau khổ ,

( 會太陽則吉凶相半, trích Trần Đoàn )

Thủy phùng Thổ chế , cũng là 1 Cách hóa giải các tai ách của Cự môn, tức dùng Tử vi ( Thổ )/ Lộc tồn ( Thổ ) hóa giải ,
tuy nói là vậy nhưng cách Cự - Lộc vẫn bị hạn chế và bị xem là cát xứ tồn hung , tức tiền bạc thì có nhưng hạnh phúc
thì không ..


#272 saturday

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 674 Bài viết:
  • 3665 thanks

Gửi vào 20/06/2012 - 02:16

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgoaLong, on 19/06/2012 - 20:55, said:



Hai câu "thơ" hoặc "phú" trên là Minhgiac tự chế ra hay là trích lại từ đâu, hoặc là đọc qua nhớ viết lại vậy?

Theo NL 2 chữ "sát tấu" này không có liên quan gì đến Thất Sát cả, mà là "sát tinh" như Hỏa Linh Kình Đà / Không Kiếp. Và "hội hợp" thì đúng hơn là "nhị hợp".

Như câu: "Tử Phủ đồng cung vô sát tấu, Giáp nhân hưởng phúc chung thân" vậy.

Về tính lý cũng cũng vậy, Cự Môn kỵ gặp sát tinh, nhất là Linh Hỏa Kình Đà, khi hãm thì càng nặng.
NgoaLong mắc bệnh tầm chương trích cú. Hai câu phú của minhgiac nói về vị trí tị hợi, Cự tị hợi thì nhị hợp Sát dần thân là đương nhiên. Nó có thể tương tự với câu phú khác nhưng không có nghĩa vụ phải đúng câu phú khác. Hai từ "sát tấu" dùng cùng lúc với "nhị hợp" sao lại nói "sát tấu" đúng hơn "nhị hợp" ?
Vấn đề là dùng thế nào, cứ ép nó là của ai ích gì ? Biết đâu ông Dịch Lý Huyền Cơ cũng học trong mơ nhưng chép nhầm, phú của minhgiac mới là chuẩn.

Thanked by 3 Members:

#273 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4760 thanks

Gửi vào 20/06/2012 - 05:28

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

saturday, on 20/06/2012 - 02:16, said:

NgoaLong mắc bệnh tầm chương trích cú. Hai câu phú của minhgiac nói về vị trí tị hợi, Cự tị hợi thì nhị hợp Sát dần thân là đương nhiên. Nó có thể tương tự với câu phú khác nhưng không có nghĩa vụ phải đúng câu phú khác. Hai từ "sát tấu" dùng cùng lúc với "nhị hợp" sao lại nói "sát tấu" đúng hơn "nhị hợp" ?

Định không nói thêm gì, nhưng e rằng có nhiều người không hiểu được ý của NL muốn nói.

Ý là sợ rằng Minhgiac đọc sách vở, các bài viết thấy nói Cự Môn phùng Sát tấu thì cho rằng Sát này là Thất Sát rồi làm ra câu thơ liên hệ tới giữa Cự Môn với Thất Sát qua vị trí có thể gặp được (nhị hợp) là 2 cung Tỵ Hợi, thay vì hiểu đó là những sát tinh. Bởi thế nên trước đó NL có hỏi Minhgiac là 2 câu đó là Minhgiac trích lại, làm ra, hay là viết lại.

Còn nếu đi sâu hơn vào tính lý, như Cự Môn tại Hợi chẳng tồi đâu, tốt hơn hẳn nhiều vị trí khác. Sao mà đến nổi "tháng ngày đa đoan". Vả lại, Thất Sát tại Dần cũng rất sáng sủa.

Nếu có đa đoan thì tại những vị trí khác còn mệt hơn nhiều. Với lại xấu đến nổi "tháng ngày đa đoan" thì thường là Cự Môn hãm, hoặc/và phùng hung sát ám tinh.

saturday said:

Vấn đề là dùng thế nào, cứ ép nó là của ai ích gì ? Biết đâu ông Dịch Lý Huyền Cơ cũng học trong mơ nhưng chép nhầm, phú của minhgiac mới là chuẩn.

Chuyện Phú thì không phải chỉ có một, và ai cũng có thể làm ra, như bác VDTT sáng tác ra bài "Phú Tử Vi Biệt Cách" vậy, chẳng ai nói gì cả. Vấn đề là, nó có hợp tình hợp lý không, có xài được không. Chứ không ai cấm đoán gì cả. (Ghi chú thêm để tránh hiểu lầm là NL rất kết 50 câu Phú của bác VDTT)

Chuyện NL nói với cụ Bờ về bài Phú trong "Tử Vi Thực Hành" với cụ Lê Quý Đôn là nói trao đổi thêm với cụ Bờ thôi. Vì thấy cụ Bờ đề cập tới thơ của cụ Huyền Cơ nên sẵn đó nói luôn tới Phú Tử Vi của cụ Lê Quý Đôn, để những người chưa biết không hiểu lầm nguyên bài Phú ấy là của cụ Huyền Cơ.

Còn chuyện cho rằng ông Huyền Cơ, người này người nọ mơ màng, chép nhầm, v.v.. thế này thế kia thì không có hoặc không còn gì để nói.

Sửa bởi NgoaLong: 20/06/2012 - 05:34


#274 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4760 thanks

Gửi vào 20/06/2012 - 05:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

INDOCHINE, on 20/06/2012 - 02:05, said:

Cự Môn Thất sát bôn trì.
Lao tâm, khổ trí ích gì ước mong,

Theo ý riêng tui thì 2 câu này dùng để chỉ trường hợp Cự môn hoặc Thất sát cư hãm địa . tức có Sát tinh tấu hợp , Sát = các loại sát tinh , Tấu = hội họp . gọi tắt thì là Sát tấu .

Hai câu trên trong phần bàn về cung Thiên Di, như sau:

Phá quân Thất sát cõi ngoài
Hãm cung thôi lại suốt đời thị phi
Cự Môn Thất sát bôn trì
Lao tâm, khổ trí ích gì ước mong
Dương Đà Linh Hỏa tứ hung
Độc cư bất tức, cát đồng khá do

NL cũng cho rằng Cự Môn, Thất Sát là nói riêng rẽ từng sao, cũng như nói Phá Quân với Thất Sát vậy. Và đó chỉ là nói chung chung, cũng như bác Indochine nói, cần phải có hung sát tinh thì mới mạnh.

Sửa bởi NgoaLong: 20/06/2012 - 05:45


#275 Gloria

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 396 Bài viết:
  • 914 thanks

Gửi vào 20/06/2012 - 07:50

Thấy mọi người toàn mang phú ra táng, nhưng không tìm được phú ấy ở đâu ra, cũng hoàn toàn không chứng minh được cơ sở khoa học của bất cứ một câu phú nào được trích dẫn, tôi chán chẳng buồn chết. Thực sự mọi người nói không sai, nhưng không có chứng minh chặt chẽ một cách tường minh, nên nói dại mà vớ phải man thư thì khổ.

Tôi hiểu "Cự Môn Thất sát bôn trì. Lao tâm, khổ trí ích gì ước mong" theo nghĩa đây là hai sao riêng biệt, nhưng dần dần các cụ học không hiểu phú, lại chưa từng nghiên cứu cơ chế hình thành tinh đẩu, tính chất xuất hiện là do đâu, thì bắt đầu sáng tác nên thành man thư. Trong tử vi, Sát Phá Tham được coi là Tam Lao, Cụ Hà Uyên viết
- Lao Tâm ==> Thất Sát.
- Lao Trí ==> Tham Lang.
- Lao Lực ==> Phá Quân.
Nhìn ngoài không hiểu cứ tưởng cụ viết sai, nhưng thực ra khi nghiên cứu cơ chế hình thành của tinh đẩu thì hoàn toàn chính xác và khớp, Thất Sát chủ Phúc Đức, mà theo Trung Châu Phái thì xem Tâm ở cung Phúc Đức.
Ở đây, nó phù hợp với câu "Cự Môn Thất Sát bôn trì, lao tâm khổ trí", tức là Cự Môn thì luôn khổ trí vì luôn luôn phải suy nghĩ tính toán lý lẽ biện luận chứng minh, Thất Sát luôn lao tâm vì luôn phải lo tranh đoạt. Với tâm lý nhà nho ngày xưa, các cụ ghét nhất phải tranh đoạt, phải chứng minh dựa trên cơ sở khoa học, các cụ thích ngồi một chỗ câu cá để sau này biến thành tiên ông, nên quy tất cả chúng thành lao.

Sửa bởi Gloria: 20/06/2012 - 08:14


#276 minhgiac

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1963 Bài viết:
  • 5390 thanks

Gửi vào 20/06/2012 - 08:09

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

INDOCHINE, on 20/06/2012 - 02:05, said:

Cự Môn Thất sát bôn trì.
Lao tâm, khổ trí ích gì ước mong,

Theo ý riêng tui thì 2 câu này dùng để chỉ trường hợp Cự môn hoặc Thất sát cư hãm địa . tức có Sát tinh tấu hợp , Sát = các loại sát tinh , Tấu = hội họp . gọi tắt thì là Sát tấu .
Trường hợp Cự - Sát nhị hợp thì lại khác , Cự Sát chỉ nhị hợp tại 2 vị trí Hợi - Dần và Tỵ - Thân , tại đây nếu Cự môn ngộ đa Sát tinh , thì có thể ngộ hỏa tai hoặc đại nạn ( Hi di tiên sinh viết : Cự môn phùng Thất sát chủ sát thương ), Cự môn dĩ nhiên không thể cùng Thất sát đồng cung , nhưng nếu Nhị hợp hoặc Mệnh Cự vận Sát thì cũng xem như là Phùng ( phùng = gặp gỡ ) .
Còn đa đoan thì có thể có nghĩa là đa sự ( thị phi ) mà cũng có nghĩa là gian truân , bận bịu , nhưng đối với 2 tuổi Tân/ Qúy thì không ảnh hưởng nhiều .
Cư môn Hãm địa hoặc Hạn Cự môn ngộ Hãm ( chẳng hạn tại Tỵ / Ngọ ) thường phải trải qua nhiều bước gian khổ , lại mang thêm nhiều tâm trạng thảm thương khó nói .
Về việc giải ách của sao Cự ám này , VDC cho rằng Thái dương hay QUYỀN -LỘC có thể giải cứu ,
(無太陽會照, 又沒有祿權解救, 巨門便為猜忌, 是非. trích VdC ) .
Thực sự à Cự môn có khá nhiều vị trí đ/c cũng như hội họp với Thái dương , dù Thái dương đắc hãm thế nào thì vấn đề thị phi , khắc khẩu vẫn tồn tại mà chẳng phải chỉ duy có thi phi mà còn có vấn đề khác nữa .
Cho nên Hi Di ts nói đúng hơn khi cho rằng Cự môn hội Thái dương (Miếu ) thì chỉ hóa giải được phần nào mà thôi . Sao Thái Dương có nhiều khi còn bị tác động ngược lại của Cự môn , làm cho Thái dương phải ,,đau khổ ,
( 會太陽則吉凶相半, trích Trần Đoàn )

Thủy phùng Thổ chế , cũng là 1 Cách hóa giải các tai ách của Cự môn, tức dùng Tử vi ( Thổ )/ Lộc tồn ( Thổ ) hóa giải ,
tuy nói là vậy nhưng cách Cự - Lộc vẫn bị hạn chế và bị xem là cát xứ tồn hung , tức tiền bạc thì có nhưng hạnh phúc
thì không ..

minhgiac xin cảm ơn các bác, cùng quý anh chị đã mổ sẻ câu phú trên. minhgiac đã đọc hết các câu phân tích của mọi người. nhưng minhgiac thấy tâm đắc nhất bài phân tích của bác kim hạc ở trên.
- thất sát vừa nhị hợp và chữ tấu đựoc hiểu như là sự hội hợp của các sát, ám tinh như bác kim hạc và anh ngoa long nói
- thất sát luôn ở cung điền trạch. khi cự môn ở hai vị trí tị hợi.
đó là vấn đề tại sao mà nó đa đoan, tất nhiên 2 tuổi tân và quý như bác kim hạc nói là đúng vô cùng, chuẩn đến mức không thể nói đựoc gì hơn, cảm ơn sự phân tích của bác nhiều, mà nhiều ngừoi hiểu rõ hơn đựoc vấn đề trong đó có cháu.

còn cách thủy phùng thổ chế, và cách lưỡng thủy thành giang không chỉ đơn giản như mọi ngừoi nghĩ đựoc, tuy nhiên bác kim hạc phân tích như trên cũng có ý sát nghĩa và bản thân cách mà cự gặp lộc tồn hay nhiều sao thổ khác cũng rất tốt trong nhiều trừong hợp.

minhgiac!

Sửa bởi minhgiac: 20/06/2012 - 08:33


Thanked by 4 Members:

#277 minhgiac

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1963 Bài viết:
  • 5390 thanks

Gửi vào 20/06/2012 - 09:47

Anh ngọa long thân mến!
anh có nói là " tử phủ đồng cung " sao chỉ có tuổi giáp mới hưởng cách tốt này? tại sao? tuổi nhâm tử vi hóa quyền, thiên phủ hóa khoa. sao lại không được hưởng? .mà trên thực tế tuổi nhâm không hề được hưởng cách này.
minhgiac hỏi anh thế không có ý gì, mà qua câu hỏi đó chúng ta có thể hiểu là mỗi cách, mỗi vị trí cũng chỉ được vài tuổi đặc cách và được hưởng tốt nhất đúng không anh? thực ra không chỉ mỗi tuổi giáp thôi đâu, mà vẫn còn vài tuổi nữa. nên trong tử vi có rất nhiều bí mật, rất nhiều những sự kỳ quặc mà suy ngẫm, vắt óc vẫn chưa thấy hết được ý sâu sắc và hàm ý bên trong.
cảm ơn anh!

Sửa bởi minhgiac: 20/06/2012 - 10:09


Thanked by 2 Members:

#278 Gloria

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 396 Bài viết:
  • 914 thanks

Gửi vào 20/06/2012 - 10:09

Có một sai lầm chung của giới tử vi là như thế này:
Ăn cơm thì sẽ no, đấy là cái ai ai cũng biết. Và đúng là theo như khảo sát, thì ai ăn cơm cũng no bụng thật. Các cụ "nghiệm lý" và đưa vào sách giáo khoa. Rồi người người lập thuyết, muốn no phải ăn cơm, rồi muốn no phải ăn bánh mỳ.

Hai phái cơm và phái bánh mỳ đánh nhau suốt 100 năm không phân thắng bại.

Một thời gian sau, các cụ ầm ầm lên cãi nhau, viết bài chửi nhau ủm tỏi, rồi gán mác man thư cho lẫn nhau, chửi bới nhau... chỉ vì phát hiện ra một người 3 tháng không ăn gì vẫn sống nhăn. "Đấy, nó có ăn miếng bánh mỳ nào đâu vẫn sống". "theo khảo sát khoa học cho thấy, trong vòng bán kính 10 mét trong thời gian 3 tháng quanh khu vực đó, không có một hạt cơm nào xuất hiện. VÌ vậy khảo sát khoa học chứng minh cần phải giải tán phái cơm, cùng toàn bộ hệ thống cơm châu á ở Hoa Kỳ".

Vâng, đúng, người đó truyền gluco.

Sửa bởi Gloria: 20/06/2012 - 10:17


Thanked by 3 Members:

#279 saturday

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 674 Bài viết:
  • 3665 thanks

Gửi vào 20/06/2012 - 10:33

Ăn cơm sẽ no dễ hiểu nhưng khi minhgiac đưa ra cô gái A có người đưa ra cô gái B và bắt đầu bàn luận về cô B thì tôi không hiểu, còn nói cô B là cháu cụ Đôn với cụ Huyền Cơ tôi càng không hiểu. Liên quan gì cô A ? Giống ?!

#280 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4760 thanks

Gửi vào 20/06/2012 - 11:00

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

minhgiac, on 20/06/2012 - 09:47, said:

Anh ngọa long thân mến!
anh có nói là " tử phủ đồng cung " sao chỉ có tuổi giáp mới hưởng cách tốt này? tại sao? tuổi nhâm tử vi hóa quyền, thiên phủ hóa khoa. sao lại không được hưởng? .mà trên thực tế tuổi nhâm không hề được hưởng cách này.
minhgiac hỏi anh thế không có ý gì, mà qua câu hỏi đó chúng ta có thể hiểu là mỗi cách, mỗi vị trí cũng chỉ được vài tuổi đặc cách và được hưởng tốt nhất đúng không anh? thực ra không chỉ mỗi tuổi giáp thôi đâu, mà vẫn còn vài tuổi nữa. nên trong tử vi có rất nhiều bí mật, rất nhiều những sự kỳ quặc mà suy ngẫm, vắt óc vẫn chưa thấy hết được ý sâu sắc và hàm ý bên trong.
cảm ơn anh!

Thường thì Tứ Hóa và Lộc Tồn nằm ẩn bên trong các câu Phú. Được Lộc Quyền Khoa gia tăng cách cục, có Lộc Tồn thì thêm tốt và đồng thời khi có Lộc Tồn thì xa lánh được Kình Đà.

Như Tử Phủ tại Dần, với tuổi Giáp thì có Lộc Tồn đồng cung (vừa có Lộc Tồn mà vừa chắc chắn lánh được Kình Đà), Liêm Trinh hóa Lộc tại Ngọ, Vũ hóa Khoa tại Tuất (Phá hóa Quyền tại Tí chiếu về cung Ngọ). Tử Phủ tại Thân thì kém hơn tại Dần vì Lộc Tồn chỉ xung chiếu và tuổi Giáp thì có Triệt tại Thân-Dậu.

Đó là người ta đề cao tuổi Giáp, tuổi Giáp thì có vẻ như tốt nhất, chứ không có nghĩa ngoài tuổi Giáp ra thì các tuổi khác không hay. Một phần là muốn nhấn mạnh tới Lộc Tồn, vì tuổi Giáp thì Lộc Tồn tại Dần và hưởng được Tam Hóa.

Ví dụ như:

Tuổi Ất -- chỉ có Khoa mà bị dính Đà
Tuổi Bính -- dính Kỵ và Kình
Tuổi Đinh -- được Lộc Tồn tam hợp từ Ngọ nhưng không có Hóa (để ý thêm thì dính Triệt nữa)
Tuổi Mậu -- không có Hóa, dính Kình
Tuổi Kỷ -- được Lộc Tồn tam hợp từ Ngọ và Vũ hóa Lộc từ Tuất hội về
v.v...

Theo cách cục thì trong tam hợp có Lộc Tồn cũng được, cũng như Phú cũng hay đề cập tới tuổi Giáp Kỷ Đinh (Đinh kém hơn) với Tử Vi cư Ngọ vậy.

Tuổi Nhâm cũng được hưởng đấy chứ, nhưng không tốt bằng. Vì:

1 - không có Lộc Tồn (Kình Đà lai vãng đâu đó)
2- tại Dần thì Tử Phủ bị Triệt, tại Thân thì Quan có Kình (người xưa không ưa kiểu này lắm)

Tuy nhiên, tuổi Nhâm thì cũng được như qua câu: "Tử Vi nam Hợi, nữ Dần cung, Nhâm Giáp sinh nhân phú quý đồng" (có quan điểm cho rằng với câu Phú này nói về tuổi Nhâm tại Hợi và tuổi Giáp tại Dần, tuy nhiên cũng có người áp dụng cả 2). Tại Dần thì hưởng Tử Vi hóa Quyền và cách Khoa minh Lộc Ám (nếu an Khoa theo Thiên Phủ), có Triệt giảm đi vài phần.

Đại khái nó là vậy. Không thể nói hết ý được. Với lại, đó là bàn riêng về câu Phú ấy thôi, chứ Tử Phủ đồng cung vô sát tấu thì các tuổi khác cũng được quý hiển và khá giả, hoặc Tử Phủ đồng cung gặp nhiều sao sáng sủa tốt đẹp hội hợp cũng xuất giai công khanh khí.

Tinh đẩu nó như thế trận, nó liên kết với nhau, khi nói sao này sao kia đóng ở đâu, tuổi gì, v.v... thì người ta có thể liên tưởng tới nhiều vấn đề liên quan. Thành thử nhiều người hay khuyên nên nhớ, nói đúng hơn là nắm rõ cách an tinh đẩu cũng 1 phần vì lẽ đó. Để có thể nhìn bao quát hơn, tổng quan hơn và xét sự liên kết của nó, chứ không phải dòm lẻ tẻ và chỉ một vài tinh đẩu.

PS: Nghĩ tới đâu viết tới đó nên hơi lộn xộn tí!

Sửa bởi NgoaLong: 20/06/2012 - 11:01


#281 Mr.Anh

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 883 Bài viết:
  • 1388 thanks
  • LocationA GROUP

Gửi vào 20/06/2012 - 11:34

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

INDOCHINE, on 20/06/2012 - 02:05, said:


Còn đa đoan thì có thể có nghĩa là đa sự ( thị phi ) mà cũng có nghĩa là gian truân , bận bịu , nhưng đối với 2 tuổi Tân/ Qúy thì không ảnh hưởng nhiều

Cự Môn tại thìn tỵ hãm địa tuổi Tân Cự môn hóa Lộc, lộc tồn tại Dậu, nhị hợp và tam hợp. Nhưng tuổi Tân Triệt đóng thìn Tỵ , vậy trường hợp này thế nào? tốt hay xấu?. Còn trường hợp tuổi Quý Cự hóa quyền, lộc tồn tại tý (cung tài) dù gặp tuần triệt đồng cung tại tý sửu, có ảnh hưởng tới lộc tồn nhưng chắc sẽ tốt hơn tuổi Tân?
Bác Đông Dương cho Mranh ý kiến nhé?

#282 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6702 Bài viết:
  • 15465 thanks

Gửi vào 20/06/2012 - 11:39

Khi xét tới các tuổi, các sách không để ý đến vị trí bị Triệt thì phải.

#283 Mr.Anh

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 883 Bài viết:
  • 1388 thanks
  • LocationA GROUP

Gửi vào 20/06/2012 - 11:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AnKhoa, on 20/06/2012 - 11:39, said:

Khi xét tới các tuổi, các sách không để ý đến vị trí bị Triệt thì phải.

Đúng vậy, trường hợp này phú thường nói đến khi gặp Cự Môn thì tuổi Tân Quý được cát hóa, phản vi kỳ vì gặp Hóa Lộc, Hóa Quyền..., nhưng lại bỏ qua Tuần Triệt (mà thường thì Lộc Quyền Khoa đều ngại triệt) , vậy cụ thể thế nào vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng còn như theo các thuyết đài cảng thì thường không quan tâm tới triệt tuần.

Sửa bởi Mr.Anh: 20/06/2012 - 11:57


#284 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4760 thanks

Gửi vào 20/06/2012 - 12:12

Không hẳn là bỏ qua, mà có thể là:

1. Có những bộ (chính tinh) ngại Triệt Tuần, có những bộ ít ngại hơn hoặc không ngại. Như Tử Vi gặp Triệt Tuần thì giảm sút khá nhiều, còn Cự Môn thì không mấy ngại.

2. Vì theo quy tắc thì Tứ Hóa, Lộc Tồn, và Triệt (Tuần không thể tính vào vì an theo tuần của Giáp) đều an theo Thiên Can của Tuổi. Tức nó có sự liên quan với nhau trong đó. Như tuổi Giáp thì Liêm hóa Lộc, Phá hóa Quyền, Vũ hóa Khoa, Nhật hóa Kỵ, còn Lộc Tồn thì ở cung Dần, Triệt thì ở cung Thân-Dậu. Thành thử muốn có cái này thì nó lại kéo theo cái kia. Việc là ta gia giảm cho nó.

3. Phú nó cô đọng, mục đích là để cho ngắn gọn và dể nhớ thành thử không thể nói lên tất cả mọi mặt của vấn đề.


Như cách Cự Môn tại Thìn thì hãm địa (kéo thêm Nhật hãm ở Tí), muốn tốt thì cần phải cát hóa. Đặc sắc nhất là Tứ Hóa. Có 2 tuổi có thể Hóa là tuổi Tân với Quý. Tân thì Cự hóa Lộc và Nhật hóa Quyền, kèm theo cách Minh Lộc Ám Lộc. Tuổi Quý thì kém hơn tí, Nhật hãm không được Hóa, nhưng cũng hơn các tuổi khác.

Ở đây, Cự hãm gặp Triệt cũng không đáng ngại lắm, và bắt buộc phải có Triệt thôi nếu không thì sao móc đâu ra Tam Hóa + Lộc Tồn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Vậy, có Triệt (có Hóa với Lộc Tồn) với không có Triệt (không có gì cả) thì bà con khoái cái nào hơn. Dĩ nhiên là khoái có Triệt, tức có Hóa rồi. Thành thử, nó được đề cao / ca tụng cũng không có gì lạ.

Sửa bởi NgoaLong: 20/06/2012 - 12:15


#285 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6702 Bài viết:
  • 15465 thanks

Gửi vào 20/06/2012 - 12:43

Em thấy trong Đẩu số toàn thư bàn về các chính tinh tại các vị trí, không có đoạn nào đề cập tới Triệt cả.

Thất Sát kỵ Triệt: Dần Thân cung nhập miếu, Giáp Canh Đinh Kỷ sinh nhân tài quan cách.

Nếu phú chỉ đơn giản là ngắn gọn dễ nhớ, mà bỏ qua những chi tiết quan trọng thì em nghĩ không hợp lý lắm. Chắc hẳn phải có lý do khác.






Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |