Trích dẫn
Có thể MG không muốn tôi tham gia, thậm chí có thể khó chịu. Nhưng câu văn trên, mà không nói cụ thể, thì chắc tất cả mọi người nếu có ý phản biện MG, sẽ được đưa chung vào "một rọ". Mà tôi, thì thấy có vấn đề, nên mới phản biện.
Tiền nhân nói đối phương, như anh MM và ngoạ long đã viết, rõ ràng là phương của cung đối diện. Khi hiểu nghĩa như thế, nó rất tổng quát. Có thể xem là đối thủ khi có cạnh tranh, nhưng sẽ là đối tác khi nó là đối tượng tương thích, chẳng hạn như mệnh, khi xem Ri là môi trường hoạt động của đương số thì cung đối của mệnh lúc này là đối tượng. Có thể là chinh phục, có thể là thích ứng. Ví dụ như ri có thiên mã thì đương nhiên là người năng động, hay đi ra ngoài, thích hợp với nghề lưu động, hay đi xa, có khả năng lập nghiệp, hay làm ăn nơi xa, ... đó không phải là sự thích ứng của mệnh với thiên ri là gì ! Cho nên, nói đối phương, đâu có nghĩa là đối thủ một cách phiến diện được.
Còn chuyện là cặp âm – dương, thì đâu phải chỉ có mệnh ri, trên 12 cung, chúng ta với mỗi lý của một cặp bất kỳ, đó đều là âm dương cả. Thì có ý nghĩa gì khi áp nó vào để biện luận với khái niệm đối thủ của một cặp cung nào đó ?
Nếu nói, sao không chịu hiểu đó là một cặp thể – dụng ! Vâng, hiểu là thể – dụng thì sao chứ ? Có thể nhờ đó mà nói về cái gọi là đối thủ được hay chăng ? Chẳng có nghĩa gì cả. Thật vậy, nếu ta là thể, không lẽ đối thủ của ta sẽ là Dụng sao ? Liệu "nó" có chịu không ? Nó mà "thắng ta" thì ta làm dụng cho nó, chứ chơi à ?! Đấy là nói nôm na. Chứ thể – dụng, lý của nó là sự tương giao, tương thích, tương hợp. Chứ làm gì có chuyện cạnh tranh, đấu đá !!! Như anh đang ngồi trước máy tính,anh post bài, anh là thể, thì máy là dụng. Đó là cái dụng của anh, mối quan hệ này là sự tương hỗ về mục tiêu của thể và sự đáp ứng mục tiêu đó bởi máy tính – chứ đôi dép dưới chân anh không làm được cái chuyện đó. Nên trong cái lý – post bài, tán nhảm qua mạng internet – thì máy tính trước mặt anh mà anh đang dùng nó, đó là Dụng. Ta với máy, có đấu đá cạnh tranh gì không ? Có thể coi máy là đối thủ không ?
Vậy thì MG nói hiểu không sát nghĩa mà lầm lẫn, là ý gì vậy ?
Trích dẫn
MG lấy câu của tiền nhân mà nói thì không sai, đương nhiên có tiền mới có hậu. Nhưng MG có thật hiểu không mà còn nói chuyện dập khuôn với không dập khuôn ? Thế nào là dập khuôn ?
Cái gọi là dập khuôn, đó chỉ đúng với người không hiểu được bản chất của vấn đề hay kiến thức của tiền nhân, nên khi vận dụng, sợ sai thì cứ Dập cho đúng với Khuôn thì sẽ yên tâm không sợ sai nữa. Điều này chỉ đúng với kiến thức sơ sài, hay đúng với kỹ thuật đúc khuôn trong cơ khí mà thôi. Chứ với kiến thức bậc cao, thậm chí với kỹ thuật hiện đại, thì muốn dập khuôn cũng chẳng được. Cho dù vận dụng đúng với định luật, nhái hàng đúng y chang – vấn đề này, người Tầu họ giỏi lắm à nghen ! - nhưng cũng không được đâu nghen. Cho nên, dù giỏi làm hàng nhái, nhưng sản phẩm của Tầu cũng "ớn thấy bà".
Nói trực quan cho dễ hiểu, còn nói cho chính xác thì không thể gọi người ta dập khuôn được. Hiểu đến đâu thì nói tới đó. Hiểu sai thì sẽ nói sai, hiểu đúng tất nói đúng. Còn không hiểu thì sẽ nói lăng nhăng. Mà hay xảy ra nhất là vốn không hiểu, nhưng cứ tưởng là hiểu.
Bây giờ nói cụ thể, chứ không trích bài của conluan, nhất trí với conluan, rồi kiệm lời không viết nữa, té ra câu "ai hiểu thì đã hiểu rồi, không hiểu thì mãi vẫn không hiểu" rất là đúng. Thế nên, mới nói lăng nhăng.
Tật ách là đối thủ của ... ai ? Mệnh ư ?
-Thử xem nhé.
Ai mà chả sợ tai với ách, bệnh với tật ! Không chỉ sợ, mà còn ghét nữa ! Vừa sợ, vừa ghét, ... nên phải tập thể dục để ... tăng cường sức khoẻ, chống bệnh tật. Phải thận trọng, sống đúng luật, đúng đạo, ... để tránh hoạ, tai ách. Ấy là thường lý. Ai chả phải vậy ! Nó đi vào ý thức rồi. Nhưng mà đứa trẻ mới sinh ra, còn ẵm ngửa, nó mới còn đang oe oe khóc đòi ăn, nó đã biết sợ bệnh tật, tai ách chưa nhỉ ? Tôi khẳng định, kể cả đứa trẻ đã biết nói, khi nó khát, cho nó cốc nước và bảo đó là có thuốc độc, nó vẫn sẽ uống ! Không lẽ nó không biết sợ. Hay là biết sợ nhưng sợ khát hơn ?
Xin thưa, nó khát, hay nó đói, thì bản năng sinh tồn nó phải ăn, phải uống. Có cái ăn, cái uống trước mặt thì sao lại không uống, không ăn !?
Cho nên mới nói, cái thường lý, nó đi với ý thức. Nó trở nên là "đối thủ" chỉ là khi ta cho nó là như thế ! Nhưng cung tật ách, kể từ khi mới sinh, cho đến khi chết đi, nó vẫn là cung tật ách. Chẳng quan hệ gì với cái chuyện ta có ý thức nó là đối thủ hay không !!!
Đơn giản, cung tật ách chỉ tai ách, bệnh tật của người có số. Người có tật ách xấu, như biểu thị bệnh tật, thì đời phải sống chung với bệnh tật, số pahỉ chịu tai nạn, thì đến vận gặp nạn sẽ gặp, chẳng thể xem đó là kẻ thù, hay là bạn được. Đó chỉ là cho rằng như thế, ý niệm chủ quan của ta mà thôi. Luận hay nghiên cứu tử vi mà áp đặt ý muốn chủ quan vào, thì đó không phải là khoa học, không phải là minh triết.
Đời có câu:
Chim khôn hót nửa với.
Người khôn nói nửa câu.
Cũng lại có câu:
Người khôn người nói nửa câu.
Để cho đứa Dại nửa mừng nửa lo !
Đời, với cái triết lý trên, có thể có người chấp nhận. Người ta gọi những dạng người như thế là loại xu thời, bất minh, ... tiểu nhân. Nhưng đông phương học, trường tồn được không phải là nhờ cái sự u u minh minh, mà là nhờ Minh Triết của nó. Đối với khoa học, thì cái lối trên, không chấp nhận được. Mà minh triết rộng thì rất gần với khoa học, gần thì là sự rõ ràng, cụ thể, khả dĩ tri kiến. Nó rất xa lạ với lối tư duy úp úp mở mở, áp đặt ý muốn chủ quan, thích thế nào thì cho nó là như thế, nói lấy được, nổ cho to. Có hai nguyên nhân chủ yếu để xảy ra trường hợp này:
-Do không hiểu, nhưng cứ nói bừa đi.
-Tư duy vốn quanh co, không có khả năng minh triết, cứ cho rằng đông phương là huyền – đen, tối hù – học, là đạo ? – nên cho nó là niềm tin, chủ quan tính. Thực ra cũng là dạng không hiểu vậy.
Thân ái.
Sửa bởi vuivui: 24/04/2012 - 03:30