Trích dẫn
HH nghĩ 2 hình này tương đương, bác vuivui xác nhận xem chúng tương đương không, nếu đúng HH sẽ vẽ hình để minh họa suy đoán khi vẽ lá số hình vuông, Tý (1) đặt ở vị trí 1,7,4,10 (không phải số thiên hay địa, chỉ là số thứ tự) để thỏa mãn về mặt hình thức.
Nếu chúng ta đứng ở tâm - hình tròn, cũng như hình vuông - thì muốn xoay thế nào cũng tương đương. Nhưng vấn đề ở đây, bắc phương đã được xác định - bởi sao bắc đẩu. Nên khi xoay, chỉ có các quái có thể dịch. Vậy khi đó, có còn tương đương không ?
HH nêu vấn đề hoàn toàn không có ý nghĩa gì. Có lẽ do HH chưa hiểu gì về nội dung trên !
Trích dẫn
Cháu tìm hiểu cái này, nó lại dẫn đến Hà đồ và Hậu Thiên Bát Quái. Theo cháu biết, HTBQ (hay TNBQ) thuộc Kinh Dịch (từ cách phối hợp và sắp xếp 2 Nghi mà ra) vậy Hà đồ và Lạc thư có thuộc Kinh dịch không ạ? Hay nó có trước và tồn tại song song với Kinh Dịch? Cái này cháu bó tay bác ạ
Không nên hiểu hà lạc đem đối chứng với kinh dịch. Bởi vì, hà lạc đồ thư là một biểu diễn dịch, nó như một kiến thức nền của dịch. Còn kinh dịch thì lại thuộc cái gọi là phần khác, dịch được biểu diễn bằng lời kinh - như đã thấy do Không Tử soạn. Chuyện cái nào có trước, có sau thuộc về lịch sử. Quan trọng là chúng ta hiểu ha lạc là cái gì, dịch là thế nào, kinh dịch thì ra sao, ...
Tiên thiên và Hậu thiên, cũng được xem như là kiến thức nền của dịch, theo đó nó được ứng dụng vào nhiều môn, cũng được dùng để phát triển dịch lý. Cho nên, chúng ta hiểu được chúng mới là quan trọng. Còn việc cái nào dẫn ra cái nào, đó chỉ là bởi vì, ta đã xuất phát từ đâu thôi. Điểm xuất phát thể hiện khả năng hiểu dịch sâu đến đâu.
Thân ái.