Gửi vào 12/04/2012 - 16:52
Anh chị em cung Minhgiac đọc thêm bài này cho vui !
VẬN TOÁN NGUYÊN - HỘI - VẬN - THẾ
Dịch cho rằng, Thái cực hóa sinh ra thiên địa vạn vật, thời gian và không gian đều là vô cùng vô tận, không gian là vũ, thời gian là trụ. Trên cơ sở này, Thiệu Ung đã coi Lịch sử (thời gian) của vũ trụ như một tiến trình tuần hoàn có bắt đầu có kết thúc, hết một vòng lại bắt đầu một vòng mới.
Hoàng Cực Kinh Thế do Thiệu Ung sáng tác, trong học thuyết của mình ông sử dụng 4 loại đơn vị đo lường thời gian là Nguyên - Hội - Vận - Thế, để khảo cứu suy đoán về thọ mệnh Lịch sử nhân loại.
Một chu kỳ của tự nhiên của vụ trụ, được Thiệu Ung thuyết pháp tương đồng với một chu kỳ lịch sử thế giới nhân loại, mỗi một vòng tuần hoàn là 1 nguyên, tương đương với đơn vị vận toán 129600, đây chỉ rõ Nguyên là đơn vị tính vận toán thời gian lớn nhất.
Thiệu Ung lập thuyết phân 12 hội trong 1 nguyên, biểu thị bằng 12 địa chi và 24 tiết khí, cụ thể:
- Hội Tý được biểu thị bằng khí Đông chí và tiết Tiểu hàn trong 24 tiết khí.
- Hội Sửu được biểu thị bằng khí Đại hàn và tiết Lập xuân.
- Hội Dần được biểu thị bằng khí Vũ thủy và tiết Kinh trập.
- Hội Mão được biểu thị bằng khí Xuân phân và tiết Thanh minh.
- Hội Thìn được biểu thị bằng khí Cốc vũ và tiết Lập hạ
- Hội Tị được biểu thị bằng khí Tiểu mãn và tiết Mang chủng.
- Hội Ngọ được biểu thị bằng khí Hạ chí và tiết Tiểu thử.
- Hội Mùi được biểu thị bằng khí Đại thử và tiết Lập thu.
- Hội Thân được biểu thị bằng khí Xử thử và tiết Bạch lộ.
- Hội Dậu được biểu thị bằng khí Thu phân và tiết Hàn lộ.
- Hội Tuất được biểu thị bằng khí Sương giáng và tiết Lập đông.
- Hội Hợi được biểu thị bằng khí Tiểu tuyết và tiết Đại tuyết.
Một Nguyên vận toán trong 12 Hội được phối hợp với 60 quẻ (bốn quẻ Càn Khôn Khảm Ly không sử dụng - tiên thiên 2 hậu thiên 2). Mỗi Hội ứng với 5 quẻ:
- Hội Tý: Phục - Di - Truân - Ích - Chấn
- Hội Sửu: Phệ hạp - Tùy - Vô vọng - Minh di - Bí
- Hội Dần: Ký tế - Gia nhân - Phong - Cách - Đồng nhân
- Hội Mão: Lâm - Tổn - Tiết - Trung phu - Quy muội
- Hội Thìn: Khuê - Đoài - Lý - Thái - Đại súc
- Hội Tị: Nhu - Tiểu súc - Đại tráng - Đại hữu - Quải
- Hội Ngọ: Cấu - Đại quá - Đỉnh - Hằng - Tốn
- Hội Mùi: Tỉnh - Cổ - Thăng - Tụng - Khốn
- Hội Thân: Vị tế - Quải - Hoán - Mông - Sư
- Hội Dậu: Độn - Hàm - Lữ - Tiểu quá - Tiệm
- Hội Tuất: Kiển - Cấn - Khiêm - Bĩ - Cách
- Hội Hợi: Tấn - Dự - Quan - Tỷ - Bác
Trong 30 Vận của mỗi Vận, đều được dùng 60 hoa Giáp để biểu thị. Đối với 30 Vận ứng với sáu Hội là chi dương Hội Tý - Hội Dần - Hội Thìn - Hội Ngọ - Hội Thân - Hội Tuất, thì vận toán từ Giáp Tý đến Quý Tị. Đối với 30 Vận ứng với sáu Hội là chi âm thì vận toán từ Giáp Ngọ đến Quý Hợi.
Vận toán theo Tinh yếu cực số của Thiệu Ung, Số là đơn vị cơ bản để tạo nên hệ thống suy đoán đối với Hoàng Cực và Thiết Bản. Các bước vận toán cụ thể như sau:
1. Lập Tứ trụ
2. Phối số Thái Huyền với can chi Tứ Trụ
3. Tìm số của Nguyên - Hội - Vận - Thế
- Nguyên: số Thái Huyền của niên Can cộng với số Thái Huyền của niên Chi tìm được số của Nguyên.
- Hội: số Thái Huyền của nguyệt Can cộng với số Thái Huyền của nguyệt Chi tìm được số của Hội
- Vận: số Thái Huyền của nhật Can cộng với số Thái Huyền của nhật Chi tìm được số của Vận
- Thế: số Thái Huyền của thời Can cộng với số Thái Huyền của thời Chi tìm được số của Thế
4. Tìm số cơ bản của Nguyên Hội và số cơ bản của Vận Thế:
4.1- Dùng số của Nguyên làm 2 hàng đơn vị trước, số của Hội làm 2 hàng đơn vị sau. Như vậy sẽ được một số gồm 4 chữ số, tức là số cơ bản của Nguyên Hội.
4.2- Đem số hàng chục và hàng đơn vị của số Vận => đảo ngược lại làm 2 số trước
4.3- Đem số hàng chục và hàng đơn vị của số Thế => đảo ngược lại làm 2 số sau
4.4- Kết hợp 4.2 và 4.3 được một số gồm 4 chữ số, tức là tìm được số cơ bản của Vận Thế. Lấy 4.1 và 4.4 mỗi số gồm 4 chữ số để tra lời chiêm.
5. Tìm số cơ bản 1:
5.1- Số đơn vị hàng nghìn của số cơ bản Nguyên Hội cộng với số Thái Huyền của niên Can sẽ được 1 số, lấy số này để tra lời chiêm.
5.2- Khi lời chiêm phù hợp với hoàn cảnh của vận nhân, thì sử dụng số này để tiến hành vận toán ở bước sau.
5.3- Nếu lời chiêm không phù hợp với vận nhân, thì lần lượt cộng hoặc trừ với số 30 cho tới khi tìm được lời chiêm phù hợp với đương số thì thôi. Như vậy sẽ tìm được 1 số cơ bản.
6. Tra lời chiêm căn cứ vào số cơ bản 1:
6.1- Số đơn vị hàng trăm của số cơ bản 1 cộng với số Thái Huyền nguyệt Can, sẽ tìm được 1 số để tra lời chiêm
6.2- Số đơn vị hàng trục của số ca bản 1 cộng với số Thái Huyền nhật Can, sẽ tìm được 1 số để tra lời chiêm
6.3- Số hàng đơn vị của số cơ bản 1 cộng với số Thái Huyền thời Can sẽ tìm được 1 số để tra lời chiêm
6.4- Số hàng đơn vị của số cơ bản 1 cộng với số Thái Huyền nhật Can sẽ tìm được 1 số để tra lời chiêm.
7. Tìm số cơ bản 2:
7.1- Số hàng nghìn của số cơ bản Vận Thế cộng với số Thái Huyền của niên Can sẽ được 1 số. Lấy số này để tra tìm lời chiêm, nếu phù hợp với hoàn cảnh của người dự đoán, thì lấy số này làm số cơ bản để vận toán ở bước sau.
7.2- Nếu lời chiêm không phù hợp với đương số, thì lần lượt lấy số đó cộng hoặc trừ với số 30, cho tới khi tìm được lời văn thích hợp thì thôi. Như vậy sẽ tìm được số cơ bản 2
8. Tra lời chiêm căn cứ vào số cơ bản 2:
8.1- Số hàng trăm của số cơ bản 2 cộng với số Thái Huyền của Nguyệt can sẽ được 1 số của Thoán truyện
8.2- Số đơn vị hàng chục của số cơ bản 2 cộng với số Thái Huyền của Nhật can sẽ được 1 số của Thoán truyện
8.3- Số hàng đơn vị của số cơ bản 2 cộng với số Thái Huyền của Thời can sẽ được 1 số của Thoán truyện
8.4- Số hàng đơn vị của số cơ bản 2 cộng với số Thái Huyền của Nhật can sẽ được 1 số của Thoán truyện