←  Tử Vi

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Suy nghĩ về Tuần Triệt.

Locked

1 2 3 4 5 |»|

VDTT's Photo VDTT 24/03/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

minhduc, on 23/03/2012 - 10:39, said:

Theo MD:
vòng Tử Vi phải có 7 sao: Tử Vi, Liêm trinh, Thiên đồng, Vũ khúc, Thái dương, Thiên cơ và Thất sát.
vòng Thiên Phủ có 7 sao: Thiên phủ, Thái âm, Tham lang, Cự môn, Thiên tướng, Thiên lương và Phá quân.
Tại sao vòng Tử Vi lại có 6 sao, vòng Thiên Phủ có 8? Có vẻ thiếu cân xứng "thiếu quân bình âm dương" vậy?
Bạn không phải là người đầu tiên cho rằng phải 7/7 mới hợp lý. Tôi nhớ là có vị nào đó (viết ebook "Tử Vi Văn Lang" thì phải) đã chủ trương như vậy từ -tối thiều- 5, 7 năm trước rồi.

Nhưng Tử Vi đã tồn tại ngàn năm không lẽ lại sai từ căn bản như vậy? Đó là câu hỏi đầu tiên mà mọi người nghiên cứu nên đặt ra rồi cố lục tìm lý lẽ trước khi cho rằng phải 7/7 mới đúng.

(Theo tôi) Ông Tạ Phồn Trị đã giải quyết vấn đề này một cách hết sức thỏa đáng (theo tiêu chuẩn khoa học hiện đại). Đáp án của ông Trị là khoa Tử Vi đúng:
-Vòng Tử Vi phải có 6 sao.
-Vòng Thiên Phủ phải có 8 sao.

Vài dòng góp ý.
Sửa bởi VDTT: 24/03/2012 - 23:04
Trích dẫn

KhongKhongKhong's Photo KhongKhongKhong 24/03/2012

Tôi thấy tất cả những gì cổ nhân để lại không sai sót chỗ nào cả.
chúng ta chỉ việc nghiên cứu sâu để hiểu thêm lý thuyết của cổ nhân thôi.
********************************************
Trích dẫn

Bach.Hung.Ton.Gia's Photo Bach.Hung.Ton.Gia 24/03/2012

Cháu xin phép hỏi bác VDTT:
1-Đoạn chi tiết về cơ chế hình thành Ngũ Hành Nạp Âm và Số của Cục trong TVHTKH 1 là do bác hay do ông Tạ Phồn Trị phát minh ra?
2-TVHTKH1 có được dự định để tái bản để đưa thêm một số latest development trong giai đoạn từ năm 2004 đến nay hay không?

______________________

Về đề tài Tuần Triệt, thì không tiện trao đổi nơi công cộng. Tuy nhiên có thể nhận thấy:

1-Tác giả không thực sự hiểu được ý nghĩa của Nạp Giáp vào quẻ nên cứ tiện thì nạp. Nó bản chất là hai kỹ thuật khác hẳn nhau, của hai môn học khác nhau, sao có thể đưa vào làm một?

2-Bản chất của kỹ thuật chứng minh không phụ thuộc vào việc nạp giáp, mà đơn giản chỉ là mượn nạp giáp để phân tách âm dương cho hai cung, nhưng sau đó lại gián tiếp công nhận tác động của Tuần Triệt vào các cung âm dương không có chứng minh. Đâu phải cứ nạp đã là được (nạp bản chất là ánh xạ). Mà phân âm dương thì đâu cần phải cứ nạp giáp mới phân, để nguyên cũng phân được?

Hơn nữa, có vẻ tác giả khi nạp quẻ vào hai cung của Tuần Triệt thì đã quên không nạp vào toàn bộ thiên can mà nếu tác giả muốn nạp thì phải công nhận hệ quả đấy. Nhưng sau khi nạp xong sẽ dẫn tới các kết quả rất tức cười.
Tóm lại, tác giả đi vòng vèo một lúc để thu được một kết quả tầm thường.

3-Có vẻ như chủ topic không thấy được sự khác nhau giữa Tuần và Triệt, và cũng không hiểu tại sao Tuần Triệt lại giống nhau về một số phương diện.
Trước hết, cần phải hiểu bản chất của TT về mặt toán học, sử dụng kỹ thuật của mình giải thích được sự hình thành của cả hai, chứng minh được chặt chẽ các tính chất đã biết của chúng. Kỹ thuật mới được phát minh ra phải tương thích với cái đã biết trước đã, và theo tôi nhìn thấy thì không giải quyết được điều đó.

4-Về Literature, đoạn trích kia nằm trong cuốn tập một của bộ Hiệp Kỷ Biện Phương Thư.
Tuy nhiên, tôi không đồng ý hoàn toàn với lời lý giải của nó, mà tôi phải kết hợp nó với một số kỹ thuật khác (TS VDTT phát triển một ít trong TVHTKH 1, và tôi phát triển một số khác sử dụng vật lý toán) thì có thể giải quyết được các tính chất đã biết của Tuần Triệt (tác động lên tinh đẩu, thông khí, thông quẻ, ngăn chiếu, ngăn khí, xuất/xung/hợp không điền thật). Và từ đây dẫn tới các tính chất đã biết của Tuần Triệt, và có một số tính chất hoàn toàn mới.
Có thể có quan điểm này/khác về các kết quả, nhưng mọi lý thuyết đề xuất phải chứng minh được những điểm chung và điểm riêng nhau đã biết của Tuần và Triệt, nếu không thì là kết quả vô nghĩa.

5-Chính tinh chẳng liên quan quái gì đến bát quái cả, và hình như những người nạp vào bát quái chưa từng nghiên cứu nguồn gốc tinh đẩu. Muốn lập thuyết, như đã nói ở trên phải độc lập recover lại toàn bộ tính chất của tinh đẩu, trước khi được công nhận cũng như các hệ quả/tính chất tử vi mới được suy ra từ nó được công nhận. Không có lý gì tinh đẩu thì phát minh ra được nhưng tính chất thì bó tay?

Tôi không nhìn thấy điều đó ở đây cũng như tất cả các tác giả khác trong trường phái nạp quẻ vào chính tinh.


6-Cuối cùng, một số sai sót về kỹ thuật nhưng không thể bỏ qua:
Tính cục = Can năm + Cung an Mệnh + Địa bàn = Thiên + Nhân + Địa.
phải là:
Tính cục = Can năm + Mệnh + Địa bàn = Thiên + Nhân + Địa.
Tuyệt đối không được nhầm lẫn cung an mệnh và mệnh, qua đó đưa tam tài vào. Còn chứng minh cụ thể hơn thì đọc lý thuyết vòng trường sinh bay thì thấy ngay lập tức.

XIn hiểu ý bỏ lời, tôi không tiện và không có nhu cầu trình bày nhiều hơn.
Sửa bởi Bach.Hung.Ton.Gia: 24/03/2012 - 23:33
Trích dẫn

VDTT's Photo VDTT 24/03/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Minh An, on 22/03/2012 - 23:58, said:

Cái Nghịch, đại biểu cho Dương, là tinh thần tính
Cái Thuận, đại biểu cho Âm, là vật chất tính.

Nói thế này e là đã phản lại tính tương ứng nguyên thủy của âm dương. Theo tính tương ứng nguyên thủy thì:
Dương ứng mạnh, nổi, thuận, sáng v.v...
Âm ứng yếu, chìm, nghịch, tối v.v...
Nói rõ hơn, riêng về nhị nguyên thuận nghịch thì dương ứng thuận, âm ứng nghịch mà không phải là ngược lại.
Vậy có thể nào có hiện tượng "dương nghịch âm thuận" chăng? Dĩ nhiên có thể, nhưng nếu vậy phải có một lý âm dương khác chuyển đổi tính âm dương nguyên thủy. Nói cách khác, muốn luận dương nghịch âm thuận thì phải đưa ra được lý do tại sao lại không theo tính âm dương nguyên thủy. Phải làm việc "biện hộ" như vậy trước rồi mới đi tiếp được.

Vài dòng góp ý.
Sửa bởi VDTT: 24/03/2012 - 23:14
Trích dẫn

ConLuan's Photo ConLuan 24/03/2012

Theo ý kiến tôi chính tinh không dùng bát quái ( đơn quái 3 vạch ) mà phải dùng trùng quái ( quẻ kép , 6 vạch ) .Tử vi là môn đã được triển khai từ Dịch lý và ứng dụng thì phải thuộc trùng quái. Dịch lý từ Bốc dịch đến Mai Hoa Dịch đều dùng trùng quái.
Trích dẫn

Minh An's Photo Minh An 25/03/2012

Thưa bác Vui vui và bác VDTT.

Chúng ta biết rằng, 64 quẻ chia làm 8 cung, bắt đầu từ 1 sự "Thuần chính" mà ta thường gọi là "xung". Rồi rời xa nguyên gốc đó, âm dương nghịch đảo mà đến quẻ cuối cùng phải "Quay về" cái bản nguyên và gốc rễ.

Suy từ thường lý, con người sinh ra, cái Nguyên thần theo thời gian bị thức thần che lấp, con người chìm khuất trong tri kiến, định kiến mà không nhận ra bản tâm.

Chữ Nghịch và Thuận mà Minh An đề cập, không dùng để xét đến sự thuận nghịch theo lẽ ta thường thấy. Mà đó là 2 quá trình, 1 là quay về, quy nguyên, phản bản hoàn nguyên. Ấy là Nghịch. Còn chữ Thuận, là xét theo lý thuận vòng sinh tử, tuân theo chu trình thành thịnh suy hủy mà đi..

Lý ấy, Minh An tìm thấy trong triết lý Đạo giáo, vốn khá thuấm nhuần trong tử vi.

Kính mong hai bác chỉ dạy, Minh An suy ngẫm như vậy, không biết có thông?
Sửa bởi Minh An: 25/03/2012 - 00:02
Trích dẫn

Minh An's Photo Minh An 25/03/2012

Về ý kiến 7/7 hay 6/8 trong hệ thống 14 chính tinh. Nếu Minh An cho rằng, không phải 14 mà là 16, vốn không phải 6/8 mà là 7/9, mọi người thấy sao?

Minh An đang tìm theo dấu vết của con số 16...
Trích dẫn

Minh An's Photo Minh An 25/03/2012

Thưa anh Bach.Hung.Ton.Gia.

Minh An đang suy nghĩ lời anh viết để tiện trao đổi. Nhưng đúng là Minh An không hiểu bản chất của việc nạp giáp, anh có thể chỉ dẫn thêm?

Cảm ơn anh rất nhiều.
Trích dẫn

VDTT's Photo VDTT 25/03/2012

@MinhAn:
Điểm tôi đưa ra rất giản dị: Khi ta muốn đi ngược lại lý thường thì phải giải thích được nguyên nhân tại sao lại đi ngược. Bạn trình bày "nghịch là dương, thuận là âm" là đi ngược lý thường. Bạn lại không giải thích tại sao như thế. Muốn lý thuyết vững chắc theo tôi phải lùi lại một bước giải quyết vấn đề này trước rồi hãy đi tiếp, bằng không thì rất dễ lạc đường.
Trích dẫn

VDTT's Photo VDTT 25/03/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Minh An, on 25/03/2012 - 00:04, said:

Về ý kiến 7/7 hay 6/8 trong hệ thống 14 chính tinh. Nếu Minh An cho rằng, không phải 14 mà là 16, vốn không phải 6/8 mà là 7/9, mọi người thấy sao?

Minh An đang tìm theo dấu vết của con số 16...
Có ý hướng nghiên cứu như bạn rất quý hiếm.

Tuy nhiên, khi có ý hướng nghiên cứu thì việc đầu tiên là phải nắm vững những gì người ta đã biết, đã phát triển, những gì đã được thử, đã bị đào thải v.v...

Bạn đã đọc thuyết Tạ Phồn Trị về sự hình thành của 14 chính tinh hay chưa? Đó là một thuyết đã được trình làng rồi đó. Theo thuyết này chùm Tử Vi phải có 6 chính tinh, y như hiện tại, và chùm Thiên Phủ phải có 8 chính tinh, cũng y như hiện tại. Vậy là thuyết Tạ Phồn Trị trái với thuyết của bạn. Điều này tôi tưởng bạn cần chú ý.

Vài dòng góp ý.
Trích dẫn

VDTT's Photo VDTT 25/03/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ConLuan, on 24/03/2012 - 23:27, said:

Theo ý kiến tôi chính tinh không dùng bát quái ( đơn quái 3 vạch ) mà phải dùng trùng quái ( quẻ kép , 6 vạch ) .Tử vi là môn đã được triển khai từ Dịch lý và ứng dụng thì phải thuộc trùng quái. Dịch lý từ Bốc dịch đến Mai Hoa Dịch đều dùng trùng quái.
Tôi sẽ hỏi lại là tại sao phải dùng trùng quái chỉ vì các môn ứng dụng khác đã dùng trùng quái? Lý nào? Vì người ta sao ta phải vậy hay chăng?
Trích dẫn

VDTT's Photo VDTT 25/03/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bach.Hung.Ton.Gia, on 24/03/2012 - 23:09, said:

Cháu xin phép hỏi bác VDTT:
1-Đoạn chi tiết về cơ chế hình thành Ngũ Hành Nạp Âm và Số của Cục trong TVHTKH 1 là do bác hay do ông Tạ Phồn Trị phát minh ra?
2-TVHTKH1 có được dự định để tái bản để đưa thêm một số latest development trong giai đoạn từ năm 2004 đến nay hay không?

Trước hết cần nói rõ là trong "Chu dịch dữ Tử Vi đẩu số" lối trình bày của ông Trị chẳng có gì là khoa học cả, mà y các cụ đồ ngày xưa kiểu "tao nói thế đấy, mày học được cái gì thì học!" Vì vậy trong TVHTKH1 tôi phải trình bày lại bằng ngôn ngữ khác, lý luận khác cho độc giả dễ theo dõi hơn.

Về cục ông Trị cho thấy tại sao phải loại bỏ "nhất cục" nhưng không phát triển thêm về các cục khác. Tôi lấy đó làm điểm xuất phát, suy ra cái lý từ nhị cục đến lục cục trong TVHTKH1.

Nền tảng của khoa Tử Vi chỉ là một phần trong các đề tài nghiên cứu của tôi. Sự thật là từ 2004 đến nay tôi chưa có đột phá gì có tính nền tảng đáng nói (trừ việc nhìn ra rằng cục số và chính tinh là kết quả của tháng ngày giờ, không dính líu đến năm). Hy vọng của tôi là TVHTKH1 đóng được vai trò bàn đạp, giúp một số các người nghiên cứu vượt qua nó mà tìm ra những khám phá mới.
Trích dẫn

VuiVui's Photo VuiVui 25/03/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Minh An, on 25/03/2012 - 00:01, said:

Thưa bác Vui vui và bác VDTT.

Chúng ta biết rằng, 64 quẻ chia làm 8 cung, bắt đầu từ 1 sự "Thuần chính" mà ta thường gọi là "xung". Rồi rời xa nguyên gốc đó, âm dương nghịch đảo mà đến quẻ cuối cùng phải "Quay về" cái bản nguyên và gốc rễ.

Suy từ thường lý, con người sinh ra, cái Nguyên thần theo thời gian bị thức thần che lấp, con người chìm khuất trong tri kiến, định kiến mà không nhận ra bản tâm.

Chữ Nghịch và Thuận mà Minh An đề cập, không dùng để xét đến sự thuận nghịch theo lẽ ta thường thấy. Mà đó là 2 quá trình, 1 là quay về, quy nguyên, phản bản hoàn nguyên. Ấy là Nghịch. Còn chữ Thuận, là xét theo lý thuận vòng sinh tử, tuân theo chu trình thành thịnh suy hủy mà đi..

Lý ấy, Minh An tìm thấy trong triết lý Đạo giáo, vốn khá thuấm nhuần trong tử vi.

Kính mong hai bác chỉ dạy, Minh An suy ngẫm như vậy, không biết có thông?
Cách đặt vấn đề của Minh An rất hay, giàu tính sáng tạo. Nhưng có lẽ do sự hiểu biết về dịch lý còn hạn chế nên mới để chuyện này xảy ra. Thật vậy, để ý khi tôi đặt vấn đề trao đổi với Minh An, tôi trích trọn vẹn toàn bộ msg chứ không trích câu trong msg đó. Minh An trình bày tính thuận nghịch, có đưa ra cặp mệnh - thân. Đó là cặp mệnh - thân trong tử vi. Nhưng sau đó Minh An đề cập và vận dụng cặp Tâm - Thân có mặt trong triết lý của đạo. Đây là hai cặp âm dương có bản chất khác nhau, đứng trên nhãn quan triết học mà xét, cặp tâm - thân "cao" hơn cặp mệnh - thân trong tử vi nhiều. Sự so sánh này có nội dung triết học, và không thể dung hợp với nhau được.
Khi Minh An cố dung hợp chúng với nhau nhằm chuyển tâm - thân sang cặp mệnh - thân, thực chất mang tính kỹ thuật, nhằm sử dụng các kỹ năng trong tử vi. Song không có một sự giải thích - mà thực ra, nếu giải thích thì sẽ thấy sự bất cập vậy - nên mới xuất hiện một cách rất tự nhiên cái sự trái với thường lý vậy.
Thân ái.
Trích dẫn

tuvinut's Photo tuvinut 25/03/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VDTT, on 24/03/2012 - 23:02, said:

Tại sao vòng Tử Vi lại có 6 sao, vòng Thiên Phủ có 8? Có vẻ thiếu cân xứng "thiếu quân bình âm dương" vậy?
Bạn không phải là người đầu tiên cho rằng phải 7/7 mới hợp lý. Tôi nhớ là có vị nào đó (viết ebook "Tử Vi Văn Lang" thì phải) đã chủ trương như vậy từ -tối thiều- 5, 7 năm trước rồi.
Nhưng Tử Vi đã tồn tại ngàn năm không lẽ lại sai từ căn bản như vậy? Đó là câu hỏi đầu tiên mà mọi người nghiên cứu nên đặt ra rồi cố lục tìm lý lẽ trước khi cho rằng phải 7/7 mới đúng.
(Theo tôi) Ông Tạ Phồn Trị đã giải quyết vấn đề này một cách hết sức thỏa đáng (theo tiêu chuẩn khoa học hiện đại). Đáp án của ông Trị là khoa Tử Vi đúng:
-Vòng Tử Vi phải có 6 sao.
-Vòng Thiên Phủ phải có 8 sao.
Vài dòng góp ý.
Ko phải tiền nhân vô tình sai,mà cố tình GIẤU Sao Thất Sát ,là sao quyết định vấn đề Sinh Tử !!!
Nếu thừa nhận 6/8 là vô tình mắc bẫy của tiền nhân rồi !
Cũng như Triệt ko an ở tuất hợi vì đó là nơi ngự của các Chư Thiên,cũng là cái bẫy của tiền nhân!
Khâm phục TV Văn Lang đã nghĩ ra trước TVN !

tvn
Sửa bởi tuvinut: 25/03/2012 - 10:35
Trích dẫn

CanhTan's Photo CanhTan 25/03/2012

Mong rằng bác tuvinut có chứng minh (6-8,7-7) cho khẳng định của mình.
Sửa bởi HoNgocKhanh: 25/03/2012 - 12:43
Trích dẫn
Locked

1 2 3 4 5 |»|