BlackBerry, on 24/03/2012 - 14:30, said:
Hễ mà gặp phải Cự Môn ngồi cùng
Ấy thôi coi hết Triệt Tuần
Sao Cự Môn dù đắc hãm đều Cần Tuần Triệt. Keke.
Tức là chỉ có ở mão dậu cự môn miếu địa. Khi cự môn gặp tuần - triệt, chúng ta ghi nhận :
Tại tý ngọ, cự môn sáng sủa gặp tuần triệt thì được ví như ngọc dấu trong đá được lộ ra ngoài. Tôi thì có sự phân miếu vượng đắc hãm như sau.
Miếu - mão dậu.
Vượng - dần thân hợi.
Đắc - tý ngọ.
Hãm - thìn tị tuất sửu mùi.
Như mọi người đều biết, cự môn đắc địa được xem như là ngọc dấu trong đá. Gặp tuần triệt thì "ngọc lộ ra ngoài". Khi cự môn hãm địa, gặp tuần triệt thì bớt hung, ám. Ở vị trí khác, miếu vượng mà gặp tuần triệt thì đều trắc trở, vào mệnh thì như hãm địa, ở quan thì trắc trở công danh, vào tài bạch thì trồi sụt, lắm thị phi tai họa, hay bị luật pháp chế tài, ở Ri thì ra ngoài hay bị ganh gét, hãm hại.
Theo đó, khi gặp tuần triệt, chúng ta xét là xét Cự môn gặp tuần triệt, chứ không phải là xét tuần triệt gặp cự môn. Cho nên, cự môn gặp tuần triệt là bị tuần triệt tác hóa. Tốt xấu ra sao tùy thuộc vào sáng tối của cự môn, chứ không phải là cự môn tác động lên tuần triệt làm thay đổi tuần triệt, hay nói cách khác là hóa giải tuần triệt.
Như thế khi xem xét tuần triệt được hóa giải, hay là sao nào hóa giải tuần triệt. Chứng ta phải xem là chúng ta "đứng" ở sao nào mà xét. Nếu chúng ta đứng ở tuần triệt, thì sự hóa giải tuần triệt bởi sao sẽ phải được thể hiện. Khi không có sao đó, tuần triệt thể hiện tính lý và từ đó mà luận đoán ra sao. Khi các sao giải tuần triệt xuất hiện thì TT thay đổi thế nào ?
Vì vậy, có thể nói, cự môn không có hóa giải tuần triệt, mà là tuần triệt hóa giải cự môn khi đắc và hãm thì có.
Thân ái.