Jump to content

Advertisements




Chập chững đường tu...


80 replies to this topic

#76 unkn0wn

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 3034 thanks
  • LocationGiữa chốn nhân gian....

Gửi vào 24/03/2012 - 17:37

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ShoulderS, on 24/03/2012 - 15:24, said:

...

**** Bác Unknown ơi, khi xưa cháu dùng nick khác, đã từng hỏi bác 1 số thứ về Đạo và nhờ bác chỉ dẫn cho cháu về NIỀM TIN mà cháu thấy mọi thứ rõ ràng hơn. Cám ơn bác nhiều

Anh/chị Shoulders chắc đã lầm tôi với ai khác rồi, nhưng tôi cũng xin chia sẻ một vài điều. Hãy xem lại những căn bản nhất của những tôn giáo chính như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Lão giáo, v.v... là gì. Phật giáo dạy nên từ bi, cấm sát hại sinh mạng, Thiên Chúa giáo dạy nên vị tha bác ái không nên giết hại, Đạo giáo thì trong lý "Vạn vật đồng nhất" cũng đã mang ý như vậy, v.v... Việc cấm sát hại sinh mạng tất phải bao gồm luôn cả động vật, nếu không thì "từ bi" hoặc "bác ái" của Chúa, Phật chỉ dành riêng cho người mà "kỳ thị" những sự sống khác hay sao? Chúng ta muốn trở về ngược lại gốc rễ của tạo hóa, tìm về vạn vật đồng nhất, về Niết Bàn, về Thiên đàng vĩnh hằng thì chữ "cảm" chính là chìa khóa cho bước đầu tiên. Điều làm cho ta càng lúc càng xa rời vạn vật quanh ta chính là "tử khí" bốc lên ngay từ đầu ngọn đủa gắp hằng ngày trên bàn ăn chúng ta. Việc đó từ nhỏ đến lớn chúng ta đã cảm thấy bình thường, lòng chúng ta đã chai đá vô tâm như vậy thì ngỏ nào mà thâm nhập được Đạo? Được chữ "cảm" đó, chúng ta có thiền bên Phật giáo, tĩnh tâm bên Thiên chúa giáo, tọa vong bên Đạo giáo, đều là những phương pháp để chúng ta hướng nội trở về nơi gốc đã sinh thành chúng ta. Chớ có tưởng rằng Phật giáo khác Thiên Chúa giáo. Cứ hình dung như thế này: trên một mảnh đất có những rào xây. Những rào xây đó chính là những tín điều của tôn giáo để "copyrighted" những gì bên trong đó thuộc về tôn giáo mình, là chính đạo, còn những gì bên ngoài đều là ngoại đạo, v.v... Những sự khác biệt này là do đâu? Thử hình dung xem nếu Phật Thích Ca được đản sanh tại Do Thái và Chúa Jesus được sanh ra tại Ấn Độ thì sẽ có ảnh hưởng khác biệt gì cho hai tôn giáo lớn hiện tại? Hàng rào tôn giáo được tồn tại là vì bản ngã vốn hướng ngoại của chính chúng ta. Chúng ta vì quá chú trọng vào hàng rào tín điều tôn giáo để tìm sự khác biệt mà quên đi điểm chính. Đó là mảnh đất bên dưới để hai hàng rào đó được xây dựng lên. Mảnh đất chung đó chính là nền tảng tâm linh. Trong một chủ đề của anh Thatsat lúc đầu, tôi có dùng chữ "Tâm linh thực nghiệm". Thay vì chú trọng vào hàng rào cản tôn giáo, nên đi sâu vào nền tảng tâm linh bên dưới, hãy thực nghiệm bằng chính tâm linh chúng ta, để đến lúc nào đó chúng ta sẽ nhận thấy hàng rào tôn giáo bị nhòe đi, và giấc mơ Trang Tử chỉ còn lại là một trận cười vang. Tôi tìm được trên những cuốn sách cổ, có một dòng Pháp mạch được xuyên suốt từ bao nghìn năm trước, từ thời Ai Cập cổ đại, sang qua Hy Lạp cố đại, rồi lại thấy hiện hữu trên kinh điển Phật giáo, trên Kinh Thánh của Thiên Chúa giáo, chưa kể đến những tôn giáo không phải dòng chính. Nhưng xin ngưng tại đây, nói như vậy đã quá đủ.

Thanked by 3 Members:

#77 minhduc

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 587 Bài viết:
  • 945 thanks

Gửi vào 24/03/2012 - 18:27

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ShoulderS, on 24/03/2012 - 15:24, said:

Không rõ câu hỏi của anh Minhduc. Vì Christ "để cho con rắn xúi giục...." thì hiển nhiên cũng nằm trong sự an bày của ông

Xin lỗi mọi người có Đạo 1 chút. Tự dưng câu hỏi này làm em liên tưởng buồn cười. Em nghĩ chắc Chúa tò mò......Đúng - Sai, Sai - Đúng; mọi thứ tương tác...sai sai dẫn tới đúng, đúng sai dẫn tới sai

Em rất thích cuốn The Shack - nói về Chúa rất hay, mặc sức tưởng tượng về Chúa trong lòng mình

Em không biết nhiều nhưng vẫn theo dõi thường xuyên topic, comment chen ngang ủng hộ tinh thần và mong được nghe nhiều thứ từ các bác

**** Bác Unknown ơi, khi xưa cháu dùng nick khác, đã từng hỏi bác 1 số thứ về Đạo và nhờ bác chỉ dẫn cho cháu về NIỀM TIN mà cháu thấy mọi thứ rõ ràng hơn. Cám ơn bác nhiều
dear Shoulder,

Câu trả lời chưa đúng lắm... Chúa là đấng toàn năng mà đem gán cho ông ấy mấy thứ suy nghỉ phàm phu của mình thì không phải lẽ cho lắm...
Câu trả lời là Christ muốn con người nhận chân được giá trị của mình là giống Chúa... muốn vậy con người phải đi từ đau khổ vượt lên... cho nên thế giới này Phật Christ hay ưu đãi về tâm linh đối với những chúng sanh đau khổ, có đau khổ mới có giải thoát, mới có thể nhân chân được giá trị mà Chúa đã ban bố cho loài người...

Bản thân tui nhận thấy có đau khổ tui mới chịu tu, mà quả thật những khi đau khổ người tu đạo mới có thể thu hút được nguồn lực lượng rất lớn, mới có thể thành người vĩ đại... có lẽ vì vậy hồi xưa các bậc Minh sư phải thử nghiệm cho đệ tử chân truyền của họ nhiều đau khổ, sau đó mới trao truyền tâm pháp.

Sửa bởi minhduc: 24/03/2012 - 18:30


Thanked by 2 Members:

#78 minhduc

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 587 Bài viết:
  • 945 thanks

Gửi vào 25/03/2012 - 14:50

Vô thường – Con đường dẫn đến sự giải thoát


Tất cả các pháp hữu vi là vô thường. Đây chính là lời dạy của đức Phật và được ngài lập lại nhiều lần. Lời dạy này cũng là một trong những lời di huấn cuối cùng của ngài.


Tất cả mọi pháp hữu vi, dĩ nhiên bất cứ vật gì rằng không thể phân chia thành nhiều thành phần. Tôi chợt hiểu ra rằng khoa học chứng mình cho chúng ta biết những bộ phận căn bản nhất, những nguyên tố hóa học cũng bị thoái hóa trong thời gian dài.
Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng sự vô thường trong tất cả mọi vật là một thực tế khó chịu, chúng ta không có quan tâm. Chúng ta nhìn vào thế giới xung quanh chúng ta, và hầu hết mọi thứ có vẻ chắc chắn và cố định. Chúng ta có xu hướng tìm ở những nơi ở mà cảm thấy thoải mái và an toàn, và chúng ta không muốn chúng thay đổi. Chúng ta cũng nghĩ rằng chúng ta là vĩnh viễn, từ lúc sinh ra cho đến lìa trần vẫn mãi như thế, và có thể cả kiếp sau cũng như vậy.
Nói một cách khác, chúng ta có thể biết, có thể hiểu biết rằng mọi thứ là vô thường thế nhưng chúng ta không chấp nhận bản chất mọi sự vật vốn thay đổi. Và mọi rắc rối xuất phát từ đây.
Vô thường và Tứ Diệu Đế
Trong bài thuyết pháp đầu tiên sau khi chứng ngộ, đức Phật đưa ra lời tuyên bố về giáo lý Tứ Diệu Đế, Ngài đã nói rằng cuộc sống là khổ đau. Dukkha một danh từ không thể dịch chính xác sang tiếng Anh. Thế nhưng thỉnh thoảng được diễn tả để chỉ cho một sự: “căng thẳng”, “sự không thỏa mãn” hoặc “sự đau khổ.” Rất là căn bản, đời sống đầy dẫy sự tham ái và sự khao khát mà chúng ta chưa bao giờ biết hài lòng. Bản chất sự tham ái này bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về bản chất tự nhiên của sự vật.
Chúng tôi thấy mình là con người vĩnh viễn, tách biệt với mọi thứ khác. Đây là sự thiếu hiểu biết căn bản và yếu đầu tiên của ba độc làm phát sinh các chất độc khác là tham lam và sân hận. Chúng ta đi qua cuộc sống gắn kết với những thứ và muốn kéo dài chúng mãi mãi. Nhưng chúng không kéo dài, và điều này làm cho chúng ta buồn. Chúng ta đã từng kinh qua sự ghen tị và tức giận, và thậm chí trở nên bạo lực với những người khác bởi vì chúng ta bám víu vào một nhận thức sai lầm về vô thường.
Sự hiểu của trí tuệ rằng sự riêng biệt là một ảo tưởng sai lầm, bởi vì vĩnh cửu là một ảo tưởng. Thậm chí cái tôi mà chúng ta thường nghĩ là vĩnh hằng cũng là ảo tưởng. Nếu bạn là người mới học Phật, ban đầu điều này không có ý nghĩa mấy. Ý niệm nhận thức về vô thường là chìa khóa dẫn đến hạnh phúc cũng không mấy có ý nghĩa. Nó không phải là cái gì đó mà có thể hiểu bằng trí năng của mỗi cá nhân.
Tuy nhiên, Tứ Diệu Đế là một thực tập thông qua Bát Chánh đạo chúng ta có thể nhận thức được và trải nghiệm về chân lý vô thường và thoát khỏi sự ảnh hưởng tác hại của ba độc. Khi thấu hiểu nguyên nhân của sự sân hận và tham lam là những ảo tưởng, sân hận và tham lam và sự khổ đau nguyên nhân của chúng thì chúng sẽ không còn.
Vô thường và vô ngã
Đức Phật dạy rằng sự tồn tại có ba pháp ấn – Khổ (dukkha) vô thường (anicca), và vô ngã (anatta). Vô ngã cũng đôi khi được dịch là "không có bản chất" hoặc "không cái ngã." Đây là lời dạy rằng những gì chúng ta nghĩ như là "cái tôi", con người được sinh ra trong một ngày và sẽ chết trong một ngày khác chỉ là một ảo tưởng.
Vâng, ngay khi bạn đang ở đây, đọc bài viết này. Nhưng "cái tôi", bạn nghĩ là vĩnh viễn thực sự là một chuỗi những tư tưởng, một ảo tưởng kéo dài liên tục được tạo ra bởi thể xác và các giác quan và hệ thống thần kinh của chúng ta. Không có sự vĩnh hằng, cố định của "cái tôi” trong thân thể bạn mà cơ thể luôn có sự thay đổi.
Trong một số trường phái của Phật giáo, học thuyết vô ngã đẩy mạnh, để giảng dạy về shunyata, hay "tánh không." Lời dạy này nhằm nhấn mạnh rằng không có cái ngã bên trong hay "mọi vật" đều là hợp thể của nhiều thành phần, cho dù chúng ta đang đề cấp về một người hoặc một chiếc xe hơi hay một bông hoa. Đây là một học thuyết vô cùng khó hiểu cho hầu hết chúng ta, vì vậy tôi không cảm thấy mình dỡ nếu điều này khiến cho mọi người không hiểu. Bởi nó cần có thời gian. Nhất là đối với trường hợp ít có lời giải thích.
Vô thường và sự chấp trước
Chấp trước là một từ mà chúng ta nghe rất nhiều trong Phật giáo. Chấp trước trong bối cảnh này không có nghĩa là những gì bạn có thể nghĩ nó thể trở thành hiện thực.
Một hành động chấp trước yêu cầu phải có hai thứ – một chủ thể chấp trước, và một đối tượng của chấp trước. "Chấp trước", sau đó là một sản phẩm tự nhiên của vô minh. Bởi vì chúng ta thấy mình là một thực thể vĩnh viễn tách biệt với mọi thứ khác, chúng ta nắm bắt và bám víu vào những điều "khác". Chấp trước trong ý nghĩa này có thể được định nghĩa như là bất kỳ thói quen tinh thần rằng sự tồn tại mãi mãi ảo giác về sự vĩnh hằng, tách rời cái ngã.
Chấp trước nguy hiểm nhất là sự chấp trước về cái tôi. Bất cứ điều gì chúng ta nghĩ và cần là của chúng ta, cho dù chức danh công việc, một lối sống, hoặc một hệ thống niềm tin đều là một chấp trước. Chúng ta bám vào những điều này là tàn phá khi chúng ta mất chúng.
Ngày từ đầu, chúng ta đi vào cuộc sống đã tự mặc cho mình một cái áo giáp cảm xúc để bảo vệ cái tôi của chúng ta, và rằng áo giáp cảm xúc này đã đóng cửa mối quan hệ chúng ta với nhau. Vì vậy, trong ý nghĩa này, chấp trước đến từ những ảo ảnh của tự riêng biệt, cố định, và chấp trước không đến từ việc thực hiện rằng không có gì là riêng biệt.
Vô thường và sự buông bỏ
"Sự từ bỏ" là một từ khác nghe rất nhiều trong Phật giáo. Rất đơn giản, nó có nghĩa là từ bỏ bất cứ điều gì liên kết chúng ta với vô minh và đau khổ. Nó không chỉ đơn giản là một vấn đề để tránh những điều chúng ta khao khát như một việc hành xác cho tham ái. Đức Phật dạy rằng sự từ bỏ chân thật đòi hỏi thông qua nhận thức như thế nào chúng ta làm cho mình không hạnh phúc bằng cách bám vào những thứ chúng ta mong muốn. Khi chúng ta làm được như vậy, sự từ bỏ theo sau là một cách tự nhiên. Nó là một hành động giải thoát, không phải là một sự trừng phạt.
Vô thường và sự đổi thay
Thế giới dường như cố định và vững chắc, bạn nhìn thấy xung quanh bạn thực sự trong một trạng thái thay đổi liên tục. Giác quan của chúng ta có thể không có khả năng để phát hiện ra sự thay đổi từ thời điểm đến thời khác, thế nhưng tất cả mọi thứ luôn luôn thay đổi. Khi chúng ta hoàn toàn nhận thức vấn đề này, chúng ta hoàn toàn có thể thấu rõ và bằng chính kinh nghiệm của bản thân mà không hề bám vào chúng. Chúng ta cũng có thể học cách loại trừ đi nỗi sợ hãi về tuổi già, sự thất vọng, sự hối tiếc. Không có gì là có thật vào bất kỳ thời điểm nào.
Bởi vì không có gì là vĩnh viễn, tất cả mọi thứ là có thể. Giải phóng là có thể. Giác ngộ là có thể.
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đã viết:
"Chúng ta phải nuôi dưỡng cái nhìn sâu sắc vào sự vô thường mỗi ngày. Nếu chúng ta thực hành như vậy, chúng ta sẽ sống một cách sâu sắc hơn, bớt khổ, và tận hưởng niềm vui trong cuộc sống nhiều hơn nữa. Sống sâu sắc, chúng ta sẽ tiếp xúc với nền tảng sự sống của thực tại niết bàn, thế giới có sự sinh ra và sự hoại diệt. Tiếp xúc sâu sắc với vô thường chúng ta sẽ tiếp xúc với cái vượt ngoài cái thường và vô thường. Chúng ta sẽ tiếp xúc với nền tảng của sự sống và nhận thấy rằng những gì chúng ta gọi là chúng sinh và không phải là chúng sinh chỉ là một ý niệm. Chưa bao giờ có gì mất đi và cũng không có gì là đạt được. ( "Trái tim của Bụt” (Parallax Press 1998), tr. 124]

(Dịch theo Impermanence – the Path to Liberation của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tâm An dịch


================================================


Theo câu tô màu đỏ trên của Đức Phật, vậy thì lấy cái gì để tu đây?

Thân này là hữu vi, tu Giới Định Huệ hàng ngày thực chất cũng là dựa trên hữu vi... ặc ặc


Sửa bởi minhduc: 25/03/2012 - 14:51


#79 shinichikudo

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 25 Bài viết:
  • 35 thanks

Gửi vào 11/04/2012 - 00:01

Có 1 câu chuyện nghe cò vẻ rất nhỏ nhặt nhưng mà ý nghĩa như thế này...

Ngày rằm vừa rồi, Shin đi chùa. Nhang nhà chùa là miễn phí nên khi thắp Shin, không nhiều thì ít, cũng bỏ vào hòm công đức... Trong túi lúc ấy hết sạch tiền... Chỉ còn sót lại 5000 đồng.
Hôm nay, đúng là một ngày vất vả không thể tả. Lên Vincom, Trong ví có tất cả 304K. Nhưng phải đóng mất 300K, còn 4K giành trả tiền gửi xe. Nhưng hỡi ôi, có 3 tờ tiền 500 Đ may mắn. 1 tờ đã theo mình từ lúc còn học lớp 9. 2 tờ còn lại có ghi lời chúc ý nghĩa của 2 người bạn. Bon bon chạy ra thì người gác cửa bảo 5K em. Mình đứng hình ! Á khẩu luôn. Bảo em chỉ còn 3K thôi à. Hay anh cầm CMND của em, em hứa bữa sau lên trả...

"Thôi, ra đi. Nhanh đi." - Anh gác cổng bảo thế.

Shin liếc cái máy quay bên cạnh, nghĩ anh ta nói ra nhanh chắc có lý do.

Về nhà ngẫm lại thấy sao trùng hợp. Số tiền nhỏ mà anh gác cổng "miễn phí" đúng bằng số tiền mình bỏ hòm công đức. Hay thật!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#80 shinichikudo

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 25 Bài viết:
  • 35 thanks

Gửi vào 11/04/2012 - 00:10

NHÂN QUẢ BÁO ỨNG

BÀI CA KINH NHÂN QUẢ 3 ĐỜI



Thanked by 2 Members:

#81 shinichikudo

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 25 Bài viết:
  • 35 thanks

Gửi vào 27/08/2012 - 20:51

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



NIỆM PHẬT SIÊU ĐỘ NGƯỜI KHUẤT BÓNG

Tu như thế nào sẽ có thể làm cho cha mẹ được vãng sanh Tây Phương?

+ CUNG KÍNH, CHÍ THÀNH niệm Phật đến cùng cực.

+ Phát tâm độ khắp hết thảy chúng sanh.
+ Khuyên những kẻ hữu duyên tu trì pháp niệm Phật.
+ Đem công đức tu trì của mình hồi hướng cho hết thảy chúng sanh
+ Đem công đức khuyên người khác tu trì để hồi hướng cho cha mẹ.
+ Phải kiêng giết, bảo vệ sanh mạng, ăn chay, đừng làm các điều ác, vâng làm các điều lành, luôn thường tự phản tỉnh.
Cần nhất là phải CHÂN THẬT, TẬN LỰC. Làm được như vậy chắc chắn cha mẹ được vãng sanh.

Ấn Quang Đại Sư giảng

Pháp môn Niệm Phật giống như Như Ý bảo châu, có thể tùy ý con người mà mưa hết thảy báu. Chỉ cần khẩn thiết chí thành niệm Phật, sẽ tự nhiên tội nghiệp tiêu trừ, thiện căn tăng trưởng, siêu độ tiên vong (người đời trước đã khuất bóng) đều được vãng sanh Tây Phương, sao chẳng thể nói là “nương theo Phật từ lực để vãng sanh Tây Phương”?

Con lại hỏi nên tu như thế nào sẽ có thể làm cho cha mẹ được vãng sanh Tây Phương? Con hỏi như vậy chính là không hiểu lý quá sức! Người niệm Phật mỗi ngày sáng tối vẫn cần phải đem công đức tu trì của chính mình hồi hướng cho Tứ Ân Tam Hữu [17] và hết thảy chúng sanh trong pháp giới, huống hồ chẳng thể làm cho phụ mẫu vãng sanh Tây Phương ư? Chỉ cần CUNG KÍNH, CHÍ THÀNH đến cùng cực, lại còn phải phát tâm độ khắp hết thảy chúng sanh. Phàm với hết thảy những kẻ hữu duyên đều đem pháp này khuyên nhủ, đem công đức tu trì của chính mình, công đức hồi hướng cho hết thảy chúng sanh và công đức khuyên người khác để hồi hướng cho cha mẹ, chắc chắn sẽ có thể làm cho cha mẹ được vãng sanh. Nhưng cần phải CHÂN THẬT, TẬN LỰC thực hiện thì mới được. Nếu hời hợt, ơ hờ, tuy chẳng phải là không có lợi ích, nhưng sợ rằng chưa chắc sẽ được vãng sanh.

Niệm Phật phải có lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, phải cung kính, chí thành, phải lắng tai nghe kỹ [tiếng niệm Phật], phải phát tâm phổ độ chúng sanh. Phải kiêng giết, bảo vệ sanh mạng, ăn chay, đừng làm các điều ác, vâng làm các điều lành, luôn thường tự phản tỉnh. Hễ có tâm bất thiện dấy lên bèn lập tức tiêu diệt. Phàm có thiện tâm đều nên khiến cho nó được mở rộng ra. Dẫu sức chẳng làm được, tâm ấy quyết chẳng thể không sanh! Nói chung, lúc thường ngày phải giữ tấm lòng tốt, nói lời tốt lành, làm việc tốt lành để làm pháp trị thân trị tâm. Niệm Phật như thế sẽ đáng là đệ tử thật sự của đức Phật, chắc chắn có thể ở trong thế giới này phổ độ những người cùng hàng thoát lìa sanh tử. Vì sao vậy? Do có thể thật hành, người ta sẽ dễ bị cảm hóa. Nếu không, sẽ là kẻ giả thiện, tâm hạnh giả dối, sẽ chẳng thể được lợi ích thật sự.

Chú thích:
[17] Tứ Ân gọi đủ là Tứ Trọng Ân, có hai cách hiểu:
1) Theo Chánh Pháp Niệm Xứ Kinh, quyển 11, Tứ Ân là “ân cha, ân mẹ, ân Như Lai, ân thầy thuyết pháp”.
2) Cách hiểu phổ biến hơn (được nhắc tới trong Giáo Thừa Pháp Số quyển 13, Thích Tịnh Độ Quần Nghi Luận, Tứ Ân Hiếu Thuận Sao và các kinh luận khác) thì Tứ Ân là “ân cha mẹ, ân chúng sanh, ân quốc vương (tức ân đất nước) và ân Tam Bảo”.
Tam Hữu là tên gọi khác của Tam Giới, tức Dục Hữu, Sắc Hữu và Vô Sắc Hữu. Do có phiền não, vọng tưởng, sanh tử v.v.. nên gọi là Hữu.

Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


392. Thư trả lời nữ cư sĩ Trần Liên Anh
Nam mô A Di Đà Phật __()__






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |