Về câu phú "Thiên phủ tối kỵ Không tin...
ThaiThangNhu
21/02/2012
ConLuan, on 20/02/2012 - 21:50, said:
Vả lại sau khi giải thích thì phải ứng dụng. Người ta nói ứng dụng thì đã bỏ đi cái lý giải trước , do đó người ứng dụng thì chưa chắc là hiểu , nhưng cũng nhiều người hiểu mà không nói nhiều , nên NhuThangThai bớt dùng từ chỉ trích mạnh đi thì sẽ hay hơn.
Rất mong bác trực tiếp góp ý về những sai sót của tôi. Tất cả những comment của những người thực sự suy nghĩ học thuật, tôi đều rất trân trọng. Đây là một phần trong các kết quả của tôi tự tìm ra độc lập, nên bác cứ tự nhiên phê phán. Còn rất rất nhiều cách khác có thể tự động suy ra từ nguồn gốc tinh đẩu một cách tự nhiên, hoàn toàn có thể chứng minh chặt chẽ.
Còn những bàn luận mang tính chất giải trí, sơn đông mãi võ, gán ghép linh tinh (nhà kho, tể tướng..) để bịa tính chất sao, chép một vài câu phú ra hô nhưng không hiểu, không chứng minh được và cũng không hiểu tại sao lại nghĩ ra, không chịu đào sâu suy nghĩ thì thường tôi cũng chẳng buồn để tâm, keó màn hình cho qua.
Xét cho cùng thì ai đi đường nấy, người thì thích ứng dụng chả cần hiểu nguồn cơn, cứ Thiên phủ là nhà chứa, Địa Kiếp là cướp, Thiên Phủ gặp triệt là kho vàng bị cắt làm đôi (chả sao cả, vàng bị cắt đôi cũng chẳng lỗ gam nào, nhưng vẫn phải cố sống cố chết gán nó thành bị giảm giá trị).
cứ ngày xem 20 lá số kiếm 4 triệu bỏ túi là sướng, là ứng dụng nhất. Người thì thích hiểu nhưng không thích trở thành thầy bói ngoài bến xe, thích kiểu Khô Vinh nội công nên tiêu chuẩn mỗi người mỗi khác. Âu cũng là cái liễn. Tôi cũng có vài lúc buồn miệng chọc chơi tý để mọi người tập suy nghĩ sâu tý chút, để sau đó có thể tự ngộ ra thần công chứ không phải phụ thuộc, xin xỏ của các cao thủ khác, nhưng cuối cùng thì hình như thất bại.
Cuối cùng, về đạo Khôn và Thiên Phủ, tôi nghĩ là tôi không nhầm. Tùy lẽ âm duơng mà biến thành Tử/Phủ. Tuy nhiên, tôi không dám phản biện nhiều hơn, vì kỹ thuật này không phải là do tôi phát minh ra mà được chỉ bởi một người khác, nên không tiện nói thêm nơi công cộng.
Sửa bởi NhuThangThai: 21/02/2012 - 00:37
NgoaLong
21/02/2012
Trước hết thì câu này trong Hoàng Kim Phú, nguyên vế là:
"Thiên Phủ tối kỵ Không tinh: nhi ngộ Thanh Long phản vi cát tượng,
Tử Vi tu cần Tam hóa: nhược phùng Tứ sát phong bãi hà hoa."
Qua đó có thể cho thấy đang nói về Kình Đà Không Kiếp Linh Hỏa. Hơn nữa, trong câu phú nói về "Không tinh" thì có lẽ nói đến Không Kiếp, vì Tuần Triệt không phải là tinh đẩu. Vả lại, Phú Nôm cũng nói:
"Phủ phùng Đà Tuế Tỵ cung
Cuồng ngôn loạn ngữ nói rông tháng ngày
Phủ phùng Không xứ tài suy
Thuỷ chung nan bảo tư cơ lưu truyền
Phủ bị Không Kiếp đồng cung
Gặp Thanh Long lại biến thành vòng cát tinh"
Còn tại sao gặp Thanh Long lại tốt ???
Về Thanh Long thì có bài quyết như sau:
"Bác Sĩ thông minh, Lực sĩ Quyền
Thanh Long hỉ khí, Tiểu hao tiền ...”
Thanh Long mang lại hỉ khí. Đồng thời, Thanh Long có tài biến hóa:
"Thanh long cơ biến đủ điều
Tấu Thư nói ngọt người thao ngay về"
Thiên Phủ là người thận trọng, làm việc gì cũng suy nghĩ chín chắn ví như thuồng luồng qua vực ("Nam Thiên Phủ giao long vãng dực"). Cùng với Thanh Long thì vừa cẩn trọng, vừa có tài cơ biến, tính toán cẩn thận nên không đến nổi bị Không Kiếp chơi chết.
Sửa bởi NgoaLong: 21/02/2012 - 02:10
mocau
21/02/2012
Trích dẫn
"Phủ phùng Đà Tuế Tỵ cung
Cuồng ngôn loạn ngữ nói rông tháng ngày
Phủ phùng Không xứ tài suy
Thuỷ chung nan bảo tư cơ lưu truyền
Phủ bị Không Kiếp đồng cung
Gặp Thanh Long lại biến thành vòng cát tinh"
Chữ Không xứ chính là nói đến Tuần Triệt.
Kiwi
21/02/2012
NhuThangThai, on 21/02/2012 - 00:29, said:
Cuối cùng, về đạo Khôn và Thiên Phủ, tôi nghĩ là tôi không nhầm. Tùy lẽ âm duơng mà biến thành Tử/Phủ. Tuy nhiên, tôi không dám phản biện nhiều hơn, vì kỹ thuật này không phải là do tôi phát minh ra mà được chỉ bởi một người khác, nên không tiện nói thêm nơi công cộng.
Như vậy cho Kiwi hỏi Tử Vi thuộc đạo gì? Thái Dương - Thái Âm thuộc đạo gì?
ThaiThangNhu
21/02/2012
Giờ các bác cứ mang các câu phú ra làm tiền đề mà không nghiên cứu cơ chế, thế nhỡ vớ phải man thư hoặc đơn giản hơn là chính ông tác giả cũng ngớ ngẩn không hiểu được chính mình viết cái gì, hoặc vớ phải ông nghịch ác đùa chơi cho tập Cửu Âm Chân Kinh ngược thì sao? Có cần tôi bịa ra vài câu man phú để mọi người học chơi không? Đấy, bây giờ thì cứ cãi nhau Không Tinh, Không Xứ là cái gì..
Ngay như Thanh Long, là một saođứng thứ 3 trong vòng bác Sĩ. Vậy tôi xin hỏi, Thanh Long là cái gì, và vòng Bác Sĩ được an như thế nào? An như thông thường hay an theo Thần Sát Khởi Lệ? Cách an khác nhau thì cơ chế hiển nhiên khác nhau, giờ cứ thích mang tên sao ra chiết tự để bịa thành Thanh Long là con rồng xanh, phun lửa bắt cướp nên cứu được kho vàng?
Nói thật là tôi chẳng buồn bàn thêm, nói với các bác cũng chán như là hai hột cơm trong truyện ngắn của Thạch Lam.
Sửa bởi NhuThangThai: 21/02/2012 - 09:25
ThaiThangNhu
21/02/2012
Ngay cả cái đơn giản, Lộc Tồn đồng cung với Bác Sĩ, nhưng tại sao lại như thế? Kình Đà an thế là đúng hay sai?
Người nào chịu suy nghĩ, học dịch lý thì lập tức nhận ra ngay hai sao Lộc Tồn và Bác Sĩ là khác hoàn toàn nhau về bản chất, thuộc hai hệ sao khác hẳn nhau. Một cái là phân âm dương, một cái thì không, cùng lấy một vị trí làm gốc nên vô tình trùng nhau ở vị trí đầu tiên của vòng. Dở sách Dịch Lý ra thấy rõ mồn một. Một vòng thì đưa đến một số tuyệt kỹ trong tử vi nam phái, cả trong tử vi phi tinh tôi vẫn dùng nhưng ít người biết, thất cbn truyền nên người ta mới ú ớ.
Nhưng các con giời lại biến ngay thành "cổ nhân an Lộc Tồn cùng với Bác Sĩ, hàm ý nhắc nhở rằng Lộc Tồn cũng là văn tinh". Nhét chữ vào mồm cổ nhân như thế thì bố ai mà chịu được.
Nhưng đúng là không thể tranh cãi với niềm tin, vì họ sẽ mang lý lẽ "tử vi không phải là toán học, tử vi là tôn giáo, văn học" ra để lý luận.
Nói thế, không có hàm ý đả kích ai, có ai phật ý thì cho xin lỗi tý.
Sửa bởi NhuThangThai: 21/02/2012 - 10:26
iii
21/02/2012
Theo kiến thức Sơn Đông của mình, các sao trong tử vi chẳng qua là người xưa bịa ra theo các bài toán xác xuất, thống kê ! ví dụ như những người sinh tháng 12 thì tình duyên thường bị trở ngại, nên người xưa quăng không kiếp vào thê. Và cái tên của sao thì người xưa cũng đặt sao cho hợp lý về mặt kết hợp, ví dụ thanh long kết hợp với đám mây, với đầm rồng chẳng hạn. Từ cách đặt tên như vậy sẽ giúp người khác dễ nhớ theo tượng hình. Và chắc cũng vì đó mà người học có thể tưởng tượng ra thêm 1 số cách kết hợp hợp lý với tên sao mà không đúng với ý nghĩa nguyên bản ! ví dụ :
Thanh long + hỏa + linh = rồng lửa ???
Thanh long + thiên trù + hỏa linh = rồng nướng ???
ThaiThangNhu
21/02/2012
Trích dẫn
"Phải bỏ môn lý thuyết cầu đường ra khỏi giáo trình đào tạo, tao xây chuồng chó cứ theo công thức 3 cát 2 xi măng mấy chục năm nay có gì đâu, cổ nhân truyền lại, cần gì học đại học, cứ đi làm thợ nề nhiều thì thành thợ cả, sẽ lên tay. Giờ xây cầu Cần Thơ, nhà 300 tầng cũng thế. Cần quái gì bản vẽ thiết kế, tao xây 30 năm nay có bao giờ cần bản vẽ đâu!"
Vì nếu thiếu những hiểu biết này thì chả có thể làm gì được, mới sinh ra bọn ăn xổi xây nhà sập nhà, xây cầu sập cầu, sập cầu cần thơ chết mấy chục người. Sau đó thì quay ra chịu trách nhiệm tập thể.
Nên thảo nào nhiều người học tử vi đến 30 năm cũng chỉ đến thế không bằng đứa học 2 năm, học vòng tròn trở thành thợ cả nhưng không thể trở thành kỹ sư xây dựng có tài.
Sửa bởi NhuThangThai: 21/02/2012 - 11:14
buikhoai
21/02/2012
ThaiThangNhu
21/02/2012
Trích dẫn
PhuocBao
21/02/2012
Trí tưởng tượng quá cao siêu! "phát minh" ra Thiên Phủ là nhà chứa để mà Kình dương, Đà la hý hoáy thì có khi ngày mai lại ơ-rê-ka ra Thiên phủ là cái miệng của mình vậy.
CHECKER
21/02/2012
Sửa bởi NEMCHUA: 21/02/2012 - 13:18
ThaiThangNhu
21/02/2012
TracUyen, on 21/02/2012 - 12:30, said:
Thực ra những cái này liên quan chặt chẽ đến một loạt các kết quả của tác giả VFOR, xem thêm
http://tuvilyso.org/...ng-trong-tu-vi/
http://tuvilyso.org/...oi-phe-mien-tu/
mặc dù tôi có sử dụng, nhưng đã được phát triển và adapt để dùng cùng với các công cụ khác do tôi phát triển. Tôi có một số điểm bất đồng cũng có một số điểm đồng ý với các kỹ thuật của tác giả VFOR, có một số kết quả khác độc lập về đề tài này, và cũng chịu ảnh hưởng của cách suy nghĩ của ông.
Nhưng quan trọng hơn, tôi tán thành với tác giả VFOR quan điểm phải bám sát nguồn gốc của tinh đẩu trong việc nghiên cứu, giống như ở đây.
http://tuvilyso.org/.../page__p__88156
Tôi nghĩ rằng mọi người nên học cách tư duy như VFOR tiên sinh đã đề xuất. Ít nhất tôi học được một điều không nên nói cái gì công khai ra nơi công cộng mà chỉ hé mở một phần để người nào thực sự quan tâm sẽ tự đào sâu nghiên cứu. Tuy nhiên, nếu lười suy nghĩ, thích ăn sẵn thì cứ "từ bi là hòn bi lăn từ từ" mà học.
Sửa bởi NhuThangThai: 21/02/2012 - 13:36