

Chúng tôi đã "giết chết" một người bạn
Viết bởi HoaCai01, 22/12/11 01:48
44 replies to this topic
#31
Gửi vào 29/12/2011 - 09:19
Đáng thương cụ S quá, nhưng chắc là do nghiệp nên cụ phải trả. Nhưng nếu đặt mình vào vị trí của cụ thử hỏi mấy người có hành xử được như cụ?
#32
Gửi vào 29/12/2011 - 10:30
Hãy đọc đoạn do cụ P đầy thuơng cảm về cụ S
Tôi mở chiếc hộp giấy nhỏ và nhận ra trong đó có một chỉ vàng. Đó là một chỉ vàng mới. Không hiểu tại sao lúc đó nước mắt tôi chảy ra giàn giụa. Lúc này tôi mới thực sự nghĩ đến S với một nỗi xót thương. Ngày ấy, S là sinh viên nghèo nhất trong lớp. Bố S mất sớm. Mẹ S phải tần tảo nuôi năm anh chị em S ăn học. Có lẽ vì thế mà trong một phút không làm chủ được mình, S đã trở thành một kẻ ăn cắp. Nếu lúc đó, chúng tôi có được sự xót thương như bây giờ thì có lẽ chúng tôi không đẩy S vào tình cảnh như ngày ấy.
Sau khi nhận được lá thư và chỉ vàng, tôi hầu như mất ăn, mất ngủ. Có một nỗi ân hận cứ xâm chiếm lòng tôi. Ngày ngày tôi đợi S đến tìm. Tôi sẽ nói với S là tôi tha thứ tất cả và tôi cũng xin lỗi S vì lòng tôi thiếu sự thông cảm và thiếu vị tha.
Một buổi sáng có tiếng chuông cửa. Tôi vội chạy ra mở cửa. Người xuất hiện trước tôi không phải là S mà là H. Tôi reo lên: "Ối, hôm nay sao rồng lại đến nhà tôm thế này". Khác với những lần gặp gỡ trước kia, hôm đó gương mặt H trầm tư khác thường. Tôi kéo H vào nhà và nói ngay: "Mình vừa nhận được thư thằng S. Cậu có biết nó viết gì không? Nó hứa trả lại tôi chỉ vàng và nói sẽ đến gặp tôi để xin lỗi". Khi tôi nói xong, H bước đến bên tôi và nói: "Anh P, anh không nhận ra chữ viết của tôi ư. Tôi chính là người viết lá thư đó. Tôi chính là người đã ăn cắp chỉ vàng của anh". Nói xong, H như đổ vào tôi và khóc rống lên. Tôi vô cùng bàng hoàng và không tin đó là sự thật. Khóc xong, H đã kể cho tôi nghe tất cả sự thật. Vì cũng muốn mua một chiếc xe đạp sau khi tốt nghiệp đi làm, H đã tìm cách lấy trộm chỉ vàng. Và suốt thời gian qua, H rất ăn năn và luôn tìm kiếm S để chuộc lỗi. Thế rồi chúng tôi quyết định về quê S mặc dù biết S không còn sinh sống ở quê đã lâu.
Tôi mở chiếc hộp giấy nhỏ và nhận ra trong đó có một chỉ vàng. Đó là một chỉ vàng mới. Không hiểu tại sao lúc đó nước mắt tôi chảy ra giàn giụa. Lúc này tôi mới thực sự nghĩ đến S với một nỗi xót thương. Ngày ấy, S là sinh viên nghèo nhất trong lớp. Bố S mất sớm. Mẹ S phải tần tảo nuôi năm anh chị em S ăn học. Có lẽ vì thế mà trong một phút không làm chủ được mình, S đã trở thành một kẻ ăn cắp. Nếu lúc đó, chúng tôi có được sự xót thương như bây giờ thì có lẽ chúng tôi không đẩy S vào tình cảnh như ngày ấy.
Sau khi nhận được lá thư và chỉ vàng, tôi hầu như mất ăn, mất ngủ. Có một nỗi ân hận cứ xâm chiếm lòng tôi. Ngày ngày tôi đợi S đến tìm. Tôi sẽ nói với S là tôi tha thứ tất cả và tôi cũng xin lỗi S vì lòng tôi thiếu sự thông cảm và thiếu vị tha.
Một buổi sáng có tiếng chuông cửa. Tôi vội chạy ra mở cửa. Người xuất hiện trước tôi không phải là S mà là H. Tôi reo lên: "Ối, hôm nay sao rồng lại đến nhà tôm thế này". Khác với những lần gặp gỡ trước kia, hôm đó gương mặt H trầm tư khác thường. Tôi kéo H vào nhà và nói ngay: "Mình vừa nhận được thư thằng S. Cậu có biết nó viết gì không? Nó hứa trả lại tôi chỉ vàng và nói sẽ đến gặp tôi để xin lỗi". Khi tôi nói xong, H bước đến bên tôi và nói: "Anh P, anh không nhận ra chữ viết của tôi ư. Tôi chính là người viết lá thư đó. Tôi chính là người đã ăn cắp chỉ vàng của anh". Nói xong, H như đổ vào tôi và khóc rống lên. Tôi vô cùng bàng hoàng và không tin đó là sự thật. Khóc xong, H đã kể cho tôi nghe tất cả sự thật. Vì cũng muốn mua một chiếc xe đạp sau khi tốt nghiệp đi làm, H đã tìm cách lấy trộm chỉ vàng. Và suốt thời gian qua, H rất ăn năn và luôn tìm kiếm S để chuộc lỗi. Thế rồi chúng tôi quyết định về quê S mặc dù biết S không còn sinh sống ở quê đã lâu.
#33
Gửi vào 29/12/2011 - 20:48
Nếu cụ D. V. P. còn sống thì nhân mùa Giáng Sinh xin nguyện cầu cho cụ sớm thấy được tội lỗi đọa địa ngục của chính mình chứ chắng phải ai khác mà sớm ngày đêm lo Sám Hối không ngủ nghỉ may ra còn kịp.
TKQ đáng tuổi con của cụ P , mang tiếng trọng tu nhưng đạo hạnh như thế nào mà viết câu chói tai như tuồng không hiểu biết gì cả, nên sám hối và mau thức tỉnh vì si mê lầm lạc trong tu hành.
Công phu thực chứng mang ác tính thì làm sao đạt đạo? Tự mình trả lời xem, nếu mình trong hoàn cảnh của cụ P năm đó thì mình có tri hô bị mất vàng hay không ? Rồi có vô cùng thuơng cảm, nước mắt tuông trào khi biết được sự thật hay không ?
Riêng tôi thì tôi cảm giác tôi thuộc loại người cụ P. Hãy đọc lại bài viết của cụ P chừng 10 lần để hiểu cụ P, để giúp mình dẹp cái NGÃ cao như núi rất lố lăng và đầy vô minh.
TKQ đáng tuổi con của cụ P , mang tiếng trọng tu nhưng đạo hạnh như thế nào mà viết câu chói tai như tuồng không hiểu biết gì cả, nên sám hối và mau thức tỉnh vì si mê lầm lạc trong tu hành.
Công phu thực chứng mang ác tính thì làm sao đạt đạo? Tự mình trả lời xem, nếu mình trong hoàn cảnh của cụ P năm đó thì mình có tri hô bị mất vàng hay không ? Rồi có vô cùng thuơng cảm, nước mắt tuông trào khi biết được sự thật hay không ?
Riêng tôi thì tôi cảm giác tôi thuộc loại người cụ P. Hãy đọc lại bài viết của cụ P chừng 10 lần để hiểu cụ P, để giúp mình dẹp cái NGÃ cao như núi rất lố lăng và đầy vô minh.
Sửa bởi ThienPhucThienQuan: 29/12/2011 - 20:49
#34
Gửi vào 29/12/2011 - 20:58
Đọc câu chuyện trên xong tôi lại nhớ đến câu danh ngôn " Tha thứ là cách trả thù ngọt ngào nhất "....
#35
Gửi vào 30/12/2011 - 10:05
Trong câu chuyện này, chỉ có cụ S là đáng kính. Còn lại những người khác đều bình thường (nói như vậy là vẫn nhẹ tay với cụ H đấy ạ).
Bị mất của nên la hoảng rồi báo chính quyền, khi phát hiện ra mình đã ngờ oan cho người khác thì hối hận => chuyện hoàn toàn bình thường.
Ăn cắp, gây ra hậu quả nghiêm trọng nên cắn rứt lương tâm => chuyện hoàn toàn bình thường.
Nếu khi biết mình đã làm sai, gây ra hậu quả nghiêm trọng mà còn không biết ăn năn hối hận thì không xứng gọi là “con người” chứ đừng nói đến hai chữ “đáng kính”.
Bị mất của nên la hoảng rồi báo chính quyền, khi phát hiện ra mình đã ngờ oan cho người khác thì hối hận => chuyện hoàn toàn bình thường.
Ăn cắp, gây ra hậu quả nghiêm trọng nên cắn rứt lương tâm => chuyện hoàn toàn bình thường.
Nếu khi biết mình đã làm sai, gây ra hậu quả nghiêm trọng mà còn không biết ăn năn hối hận thì không xứng gọi là “con người” chứ đừng nói đến hai chữ “đáng kính”.
#36
Gửi vào 30/12/2011 - 10:32
Một chỉ vàng trả lại là mới, chứng tỏ chỉ vàng ăn cắp năm xưa đã được dùng để mua xe đạp, dùng làm cần câu danh lợi rồi. Giá chi năm xưa đừng tham danh lợi đến thế, huy động trí não để nghĩ ra cách trả lại chỉ vàng một cách êm thắm thì đã chẳng gây ra tai họa cho người khác rồi phải tự cắn rứt lương tâm. Sau khi đã đạt được mọi thành công trong cuộc sống rồi, thỏa mãn ước vọng danh lợi rồi, mới nghĩ đến chuyện trả lại chỉ vàng, khôi phục danh dự cho bạn mình. Haizzzz
Sở dĩ câu chuyện này có thể trở nên nhẹ nhàng, tất cả đều nhờ cụ S đã không quẫn trí, hoàn cảnh cuối đời của cụ ấy cũng yên ổn, và cụ S cũng đã tha thứ. Chứ nếu cụ S đã qua đời vì bệnh tật cô đơn thì thế nào?
- Bài học rút ra từ tấm lòng bao dung của cụ S.
- Bài học rút ra từ sai lầm của cụ P.
- Bài học rút ra từ sai lầm của cụ H.
Nếu mà nêu câu chuyện này ra, rồi yêu cầu các em học sinh phân tích và phát biểu cảm nhận của mình có lẽ sẽ hay lắm đa. Qua việc mỗi người nhìn câu chuyện ở góc độ nào cũng thể hiện một phần bản thân người đó là người như thế nào.
Sở dĩ câu chuyện này có thể trở nên nhẹ nhàng, tất cả đều nhờ cụ S đã không quẫn trí, hoàn cảnh cuối đời của cụ ấy cũng yên ổn, và cụ S cũng đã tha thứ. Chứ nếu cụ S đã qua đời vì bệnh tật cô đơn thì thế nào?
- Bài học rút ra từ tấm lòng bao dung của cụ S.
- Bài học rút ra từ sai lầm của cụ P.
- Bài học rút ra từ sai lầm của cụ H.
Nếu mà nêu câu chuyện này ra, rồi yêu cầu các em học sinh phân tích và phát biểu cảm nhận của mình có lẽ sẽ hay lắm đa. Qua việc mỗi người nhìn câu chuyện ở góc độ nào cũng thể hiện một phần bản thân người đó là người như thế nào.
#37
Gửi vào 30/12/2011 - 11:15
Đoạn anh TPTQ in đậm ở trên cho thấy cụ P đã hối hận biết bao nhiêu, vì tự nghĩ bản thân cụ đã góp phần làm tan nát cuộc đời cụ S. Xin hãy đọc kỹ lúc nhận được bức thư thì cụ P vẫn cứ nghĩ là cụ S là người đã ăn cắp mà cụ P đã quá đau khổ như vậy, nên sau khi biết cụ S không phải là người ăn cắp thì chúng ta phải biết nỗi hối hận, thống khổ của cụ sẽ lớn đến mức nào nữa.
Cám ơn 1 câu chuyện thật cảm động, đầy nhân văn của anh TPTQ.
Cám ơn 1 câu chuyện thật cảm động, đầy nhân văn của anh TPTQ.
#38
Gửi vào 30/12/2011 - 13:27
Nói thật nhé, tôi chỉ không biết mọi người rơi vào hoàn cảnh như cụ S có được vị tha như cụ ấy hay không. Chứ còn rơi vào hoàn cảnh cụ P hay cụ H thì chỉ cần còn một chút nhân tính đều sẽ ăn năn hối hận như vậy hết. Trừ phi xã hội này toàn là Lê Văn Luyện hay Nguyễn Đức Nghĩa.
#39
Gửi vào 30/12/2011 - 15:01
Thôi thì đã nói xa nói gần nói tới nói lui mà Vô Duyên thì đành chịu, nhưng cũng đành gồng mình nói toạt ra lần cuối xem thế nào!
Cứ nhìn những gì xảy ra cho cụ S trong đời này thì chúng ta thấy đáng thương quá, chính vì vậy mà biết cuộc đời cụ P trong kiếp tương lai còn đáng thương hơn. Vẫn là bổn cũ soạn lại, đổi người đóng tuồng thế vai nọ qua vai kia, để rồi cụ P cũng sẽ phải ngậm bòn hòn giống như cụ S mà chịu trận để trả gánh nợ oan khiên mà hiện tại đã gây ra vậy thôi.
Riêng cụ H thì đỡ tội nghiệp vì đã chịu đau khổ giày vò suốt 50 năm rồi và nó sẽ còn tiếp diễn cho đến chết... và đời sau...
Làm gì có chuyện tự nhiên khi không họ lại vu khống mình. Sao có bao nhiêu người họ không vu khống? Làm gì có chuyện tự nhiên họ ăn cắp vàng của mình, nếu mình đời trước chả ăn cắp của ai? Tự nhiên, thế giới bao la mà mọi người xa lánh mình, luôn cả cha mẹ anh em vợ con rư? Có miệng không chịu thận trọng lời nói, nói xong rồi hối hận, chỉ chảy nước mắt vài ngày viết vài trang mà hết được tội nghiệp thì cuộc đời và thế giới này thật là hạnh phúc và tuyệt vời quá, và cụ S đâu thể vô cớ bỗng dưng lại khổ và đáng thương thế!
Thiên Kỷ Quý
Cứ nhìn những gì xảy ra cho cụ S trong đời này thì chúng ta thấy đáng thương quá, chính vì vậy mà biết cuộc đời cụ P trong kiếp tương lai còn đáng thương hơn. Vẫn là bổn cũ soạn lại, đổi người đóng tuồng thế vai nọ qua vai kia, để rồi cụ P cũng sẽ phải ngậm bòn hòn giống như cụ S mà chịu trận để trả gánh nợ oan khiên mà hiện tại đã gây ra vậy thôi.
Riêng cụ H thì đỡ tội nghiệp vì đã chịu đau khổ giày vò suốt 50 năm rồi và nó sẽ còn tiếp diễn cho đến chết... và đời sau...
Làm gì có chuyện tự nhiên khi không họ lại vu khống mình. Sao có bao nhiêu người họ không vu khống? Làm gì có chuyện tự nhiên họ ăn cắp vàng của mình, nếu mình đời trước chả ăn cắp của ai? Tự nhiên, thế giới bao la mà mọi người xa lánh mình, luôn cả cha mẹ anh em vợ con rư? Có miệng không chịu thận trọng lời nói, nói xong rồi hối hận, chỉ chảy nước mắt vài ngày viết vài trang mà hết được tội nghiệp thì cuộc đời và thế giới này thật là hạnh phúc và tuyệt vời quá, và cụ S đâu thể vô cớ bỗng dưng lại khổ và đáng thương thế!
Thiên Kỷ Quý
Thanked by 2 Members:
|
|
#40
Gửi vào 30/12/2011 - 17:25
Trích dẫn
Năm nay tôi đã gần bảy mươi tuổi. Cái tuổi mà con cháu đã có thể chúc thọ được rồi. Tôi đã chứng kiến biết bao câu chuyện cuộc đời. Nhưng có một câu chuyện mà tôi không thể nào quên được. Tôi viết lá thư này gửi các anh, các chị để kể lại câu chuyện mà tôi là một người liên quan đến câu chuyện đó. Hy vọng, câu chuyện của tôi nếu được in lên sẽ nói với bạn đọc gần xa một điều gì đó về cuộc đời này.
Câu chuyện xảy ra vào năm cuối cùng trong đời sinh viên của tôi, ở ký túc xá mà tôi ở lúc đó. Một hôm, chúng tôi đi tập quân sự. Duy chỉ có một người trong phòng kêu ốm và ở lại. Người đó là S, quê ở Thanh Hóa. Buổi chiều trở về, tôi sắp xếp lại đồ đạc cá nhân và hoảng hốt nhận ra một chỉ vàng của tôi không cánh mà bay. Đó là chỉ vàng mà cha mẹ cho để mua xe đạp đi làm sau khi tôi ra trường. Ngay lúc đó, tôi nhìn S đang nằm quay mặt vào tường và hoàn toàn tin rằng S đã lấy cắp chỉ vàng của tôi. Tôi đề nghị mọi người trong phòng cho tôi khám tư trang của họ. Cuộc khám xét không thành công.
Nhưng qua phân tích của chúng tôi và qua thái độ hoang mang của S, chúng tôi đều tin S đã giả ốm ở nhà để lấy cắp chỉ vàng của tôi. Chúng tôi đã báo cáo sự việc với nhà trường. Bảo vệ nhà trường cho biết, buổi sáng chúng tôi đi tập quân sự thì S có ra khỏi trường khoảng một giờ đồng hồ. Mặc dù S cả quyết không hề lấy cắp chỉ vàng ấy, nhưng chúng tôi và nhà trường đã tiến hành nhiều cuộc họp để chất vấn và khẳng định thủ phạm vụ trộm đó là S.
Một tuần sau, chúng tôi phát hiện S mang một tải mì sợi ra ga tàu mang về quê. Chúng tôi túm lại hỏi S lấy tiền đâu mà mua mì sợi. S không nói gì mà ôm mặt khóc. Năm đó, nhà trường đã không xét tốt nghiệp cho S mặc dù học lực của S rất khá, với lý do đã có hành vi đạo đức xấu và không trung thực với tội lỗi của mình. Chúng tôi hồ hởi nhận bằng tốt nghiệp và quyết định phân công công tác. Chỉ có S không được nhận bằng tốt nghiệp và tạm thời không được phân công công tác. Đồng thời nhà trường có công văn gửi về địa phương S sinh sống đề nghị địa phương theo dõi và giáo dục S. Khi nào địa phương chứng nhận S đã hối cải và tiến bộ thì nhà trường sẽ xem xét giải quyết trường hợp của S.
Câu chuyện xảy ra vào năm cuối cùng trong đời sinh viên của tôi, ở ký túc xá mà tôi ở lúc đó. Một hôm, chúng tôi đi tập quân sự. Duy chỉ có một người trong phòng kêu ốm và ở lại. Người đó là S, quê ở Thanh Hóa. Buổi chiều trở về, tôi sắp xếp lại đồ đạc cá nhân và hoảng hốt nhận ra một chỉ vàng của tôi không cánh mà bay. Đó là chỉ vàng mà cha mẹ cho để mua xe đạp đi làm sau khi tôi ra trường. Ngay lúc đó, tôi nhìn S đang nằm quay mặt vào tường và hoàn toàn tin rằng S đã lấy cắp chỉ vàng của tôi. Tôi đề nghị mọi người trong phòng cho tôi khám tư trang của họ. Cuộc khám xét không thành công.
Nhưng qua phân tích của chúng tôi và qua thái độ hoang mang của S, chúng tôi đều tin S đã giả ốm ở nhà để lấy cắp chỉ vàng của tôi. Chúng tôi đã báo cáo sự việc với nhà trường. Bảo vệ nhà trường cho biết, buổi sáng chúng tôi đi tập quân sự thì S có ra khỏi trường khoảng một giờ đồng hồ. Mặc dù S cả quyết không hề lấy cắp chỉ vàng ấy, nhưng chúng tôi và nhà trường đã tiến hành nhiều cuộc họp để chất vấn và khẳng định thủ phạm vụ trộm đó là S.
Một tuần sau, chúng tôi phát hiện S mang một tải mì sợi ra ga tàu mang về quê. Chúng tôi túm lại hỏi S lấy tiền đâu mà mua mì sợi. S không nói gì mà ôm mặt khóc. Năm đó, nhà trường đã không xét tốt nghiệp cho S mặc dù học lực của S rất khá, với lý do đã có hành vi đạo đức xấu và không trung thực với tội lỗi của mình. Chúng tôi hồ hởi nhận bằng tốt nghiệp và quyết định phân công công tác. Chỉ có S không được nhận bằng tốt nghiệp và tạm thời không được phân công công tác. Đồng thời nhà trường có công văn gửi về địa phương S sinh sống đề nghị địa phương theo dõi và giáo dục S. Khi nào địa phương chứng nhận S đã hối cải và tiến bộ thì nhà trường sẽ xem xét giải quyết trường hợp của S.
Chỉ là một câu chuyện hư cấu không có thật.
Người viết gần 70 tưổi thì sinh vào khoảng sau 1940. Gần cuối năm đại học thì chí ít cũng vào giữa thập niên 60 là lúc chiến tranh leo thang.
Cái hư cấu trong câu chuyện là một chỉ vàng. Ai cũng biết là miền Bắc theo chế độ Xả Hội Chủ Nghĩa, hỏi lấy đâu mà có dư ra một chỉ vàng, lại cho con mang vào ký túc xá vậy?
Cái lý hư cấu thứ hai là: Ông S không nói gì mà ôm mặt khóc.
Lại nghĩ đến thời chiến tranh, miền Bắc hô hào: Tất cả cho miền Nam! Người dân còn đang tuổi vị thành niên đã phải lên đường đi B hết rồi. Lấy đâu ra thanh niên đi học đại học ngoại trừ một số con ông cháu cha.
Thanked by 3 Members:
|
|
#41
Gửi vào 30/12/2011 - 21:17
Có 1 thiểu số có duyên với đạo nhưng tu hành chỉ là biết tụng niệm mong lên cõi Niết Bàn .
Tôi không thật là 1 Phật Tử thuần hành nhưng có thể diễn tả tình tự của biến cố liên quan tới 3 cụ trong câu chuyện năm xưa như sau .
Cụ S trong tiền kiếp mắc nợ 2 cụ P và H.
Riêng cụ H chắc đã từng bị hành hạ bởi cụ S nên kiếp này cụ H phải ăn cắp và đổ oan cho cụ S.
Còn cụ P có dây dưa như thế nào với cụ S trong tiền kiếp thì chúng ta khó định được vì phải có 1 người có vàng bị mất thì sự cố mới xãy ra. Nếu người mất vàng là 1 người hung ác thì kết quả đâu có khác hơn việc cụ S bị trục xuất ra khỏi đội ngũ giáo viên. Nhưng nếu thế thì chúng ta đâu có duyên đọc được bài viết sâu sắc về tính giác ngộ của 3 cụ này .
Theo thiển nghĩ, cụ S là người có tâm lành nhất, trong cảnh khó qua thời gian trở thành 1 vị giác ngộ vĩ đại nhất . Cụ H cũng còn 1 nhất điểm luơng tâm, cuối cùng ra nhận lỗi chấp nhận hậu quả thanh danh dòng họ có thể xuống bùn. Có câu nói, "Buông dao xuống thành Phật", thì tại sao chúng ta không thể đồng ý cụ H đã giác ngộ ? Trong lịch sử Mật Tông, có vị tu hành thần thông dùng phép thuật giết chết nhiều địch thủ nhưng cuối đời giác ngộ thành 1 vị Thánh Thần.
Còn cụ P là người tôi mến nhất, rất bình thường, rất gần với chúng ta hơn 2 cụ kia (1 cụ ăn cắp không ai muốn như thế, 1 cụ bị hành hạ cũng không ai muốn như thế).
Tôi không thật là 1 Phật Tử thuần hành nhưng có thể diễn tả tình tự của biến cố liên quan tới 3 cụ trong câu chuyện năm xưa như sau .
Cụ S trong tiền kiếp mắc nợ 2 cụ P và H.
Riêng cụ H chắc đã từng bị hành hạ bởi cụ S nên kiếp này cụ H phải ăn cắp và đổ oan cho cụ S.
Còn cụ P có dây dưa như thế nào với cụ S trong tiền kiếp thì chúng ta khó định được vì phải có 1 người có vàng bị mất thì sự cố mới xãy ra. Nếu người mất vàng là 1 người hung ác thì kết quả đâu có khác hơn việc cụ S bị trục xuất ra khỏi đội ngũ giáo viên. Nhưng nếu thế thì chúng ta đâu có duyên đọc được bài viết sâu sắc về tính giác ngộ của 3 cụ này .
Theo thiển nghĩ, cụ S là người có tâm lành nhất, trong cảnh khó qua thời gian trở thành 1 vị giác ngộ vĩ đại nhất . Cụ H cũng còn 1 nhất điểm luơng tâm, cuối cùng ra nhận lỗi chấp nhận hậu quả thanh danh dòng họ có thể xuống bùn. Có câu nói, "Buông dao xuống thành Phật", thì tại sao chúng ta không thể đồng ý cụ H đã giác ngộ ? Trong lịch sử Mật Tông, có vị tu hành thần thông dùng phép thuật giết chết nhiều địch thủ nhưng cuối đời giác ngộ thành 1 vị Thánh Thần.
Còn cụ P là người tôi mến nhất, rất bình thường, rất gần với chúng ta hơn 2 cụ kia (1 cụ ăn cắp không ai muốn như thế, 1 cụ bị hành hạ cũng không ai muốn như thế).
#42
Gửi vào 30/12/2011 - 21:27
Làm gì có chuyện tự nhiên khi không họ lại vu khống mình. Sao có bao nhiêu người họ không vu khống? Làm gì có chuyện tự nhiên họ ăn cắp vàng của mình, nếu mình đời trước chả ăn cắp của ai? Tự nhiên, thế giới bao la mà mọi người xa lánh mình, luôn cả cha mẹ anh em vợ con rư? Có miệng không chịu thận trọng lời nói, nói xong rồi hối hận, chỉ chảy nước mắt vài ngày viết vài trang mà hết được tội nghiệp thì cuộc đời và thế giới này thật là hạnh phúc và tuyệt vời quá, và cụ S đâu thể vô cớ bỗng dưng lại khổ và đáng thương thế!
Hãy đọc kỹ đoạn viết về cụ S sống yên vui với vợ con và các người thân của ông tin ông không phải là người ăn cắp . Như vậy cụ S tự thấy là đủ rồi vì người giác ngộ không biện bạch khi bị oan ức (kinh Pháp Cú).
Vậy chúng ta nghĩ sao khi chủ truơng Phật Giáo là từ bi hỉ xã chớ không lên án, huống chi là con nhà n/c số mệnh học đã thấy sự an bài số mệnh khiên cưỡng.
Hãy đọc kỹ đoạn viết về cụ S sống yên vui với vợ con và các người thân của ông tin ông không phải là người ăn cắp . Như vậy cụ S tự thấy là đủ rồi vì người giác ngộ không biện bạch khi bị oan ức (kinh Pháp Cú).
Vậy chúng ta nghĩ sao khi chủ truơng Phật Giáo là từ bi hỉ xã chớ không lên án, huống chi là con nhà n/c số mệnh học đã thấy sự an bài số mệnh khiên cưỡng.
#43
Gửi vào 30/12/2011 - 21:58
Chuyện ba xạo mà cũng tin. Khi chưa có bằng chứng thì kg có nhà trường nào kỷ luật và gửi giấy về địa phương như vậy.
#44
Gửi vào 30/12/2011 - 22:12
nguyendungnew, on 30/12/2011 - 21:58, said:
Chuyện ba xạo mà cũng tin. Khi chưa có bằng chứng thì kg có nhà trường nào kỷ luật và gửi giấy về địa phương như vậy.
#45
Gửi vào 09/04/2012 - 13:46
mocau, on 30/12/2011 - 17:25, said:
Chỉ là một câu chuyện hư cấu không có thật.
Người viết gần 70 tưổi thì sinh vào khoảng sau 1940. Gần cuối năm đại học thì chí ít cũng vào giữa thập niên 60 là lúc chiến tranh leo thang.
Cái hư cấu trong câu chuyện là một chỉ vàng. Ai cũng biết là miền Bắc theo chế độ Xả Hội Chủ Nghĩa, hỏi lấy đâu mà có dư ra một chỉ vàng, lại cho con mang vào ký túc xá vậy?
Cái lý hư cấu thứ hai là: Ông S không nói gì mà ôm mặt khóc.
Lại nghĩ đến thời chiến tranh, miền Bắc hô hào: Tất cả cho miền Nam! Người dân còn đang tuổi vị thành niên đã phải lên đường đi B hết rồi. Lấy đâu ra thanh niên đi học đại học ngoại trừ một số con ông cháu cha.
Người viết gần 70 tưổi thì sinh vào khoảng sau 1940. Gần cuối năm đại học thì chí ít cũng vào giữa thập niên 60 là lúc chiến tranh leo thang.
Cái hư cấu trong câu chuyện là một chỉ vàng. Ai cũng biết là miền Bắc theo chế độ Xả Hội Chủ Nghĩa, hỏi lấy đâu mà có dư ra một chỉ vàng, lại cho con mang vào ký túc xá vậy?
Cái lý hư cấu thứ hai là: Ông S không nói gì mà ôm mặt khóc.
Lại nghĩ đến thời chiến tranh, miền Bắc hô hào: Tất cả cho miền Nam! Người dân còn đang tuổi vị thành niên đã phải lên đường đi B hết rồi. Lấy đâu ra thanh niên đi học đại học ngoại trừ một số con ông cháu cha.
Bạn này không biết rồi, về thời gian chuyện này có thể có thật lắm. Trên tôi 10 khóa học cùng khoa với tôi (trường ĐH về kỹ thuật ở miền Bắc), cỡ sinh 1942-1948 có gần hai chục bác (nam) ra trường rất giỏi về chuyên môn và từng giữ rất nhiều trọng trách lớn trong các bộ, các ngành...
Nghĩ lại sao thấy hồi đó con người sống khổ cực, tình cảm nhưng cũng "cứng nhắc" quá. Rất nhiều trường hợp vì nông nổi, nghịch ngợm ăn cắp vặt không phải do nghèo túng: vài đôi dép nhựa, vài hốc sắn của dân, ổ mèo hoang ...bị đem ra tập thể "tố" rồi bị đuổi học, cuộc sống bị rẽ sang hướng khác. Có người làm lại được, có người bị xô đẩy đến tận cùng không bao giờ ngóc đầu lên được.
Bây giờ vẫn thấy hận mấy ông cán bộ lớp là "bộ đội phục viên".
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() Vì sao đại đa số những người có "Âm Dương lệch" đều giàu? |
Tử Bình | ThienKhoiBiNgan |
|
![]()
|
|
![]() Máy bay không người lái Ukraine TẤN CÔNG Tàu Nga - Rồi CHUYỆN NÀY XẢY RA… |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
![]()
|
|
![]() Cảm ơn người khiến tôi yêu tử vi để thành nghề tay trái |
Linh Tinh | hoa1618021989 |
|
![]() |
|
![]() Người tuổi Ngọ |
Tử Vi | Đinh Văn Tân |
|
![]() |
|
![]() 5 Dấu Hiệu Cho Thấy Người Cao Tuổi Có Thể Đang Ở Năm Cuối Đời – Đừng Bỏ Qua Những Cảnh Báo Này |
Y Học Thường Thức | FM_daubac |
|
![]() |
|
![]() Chia sẻ cho mọi người tài liệu về KHHB tổng hợp |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | vanlytuongtu |
|
![]() |
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:
An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |
Quỷ Cốc Toán Mệnh |
Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |
Quẻ Mai Hoa Dịch Số |
Bát Tự Hà Lạc |
Thái Ât Thần Số |
Căn Duyên Tiền Định |
Cao Ly Đầu Hình |
Âm Lịch |
Xem Ngày |
Lịch Vạn Niên |
So Tuổi Vợ Chồng |
Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












