象 曰 : 雷 在 地 中,復。 先 王 以 至 日 閉 關,商 旅 不 行,后 不 省 方。
Tượng viết: Lôi tại địa trung, Phục. Tiên vương dĩ chí nhật bế quan, thương lữ bất hành, hậu bất tỉnh phương.
Tượng nói: Tiếng sấm cựa mình trong lòng đất, tượng trưng dương khí phục hồi. Bậc tiên vương vì thế trong ngày Đông chí, dương khí bắt đầu lay động thì đóng cửa quan để tĩnh dưỡng, người buôn bán, khách lữ hành không được đi xa, vua chúa không đi tuần thú bốn phương.
至 日
chí nhật, tức ngày Đông chí, Vương Bật nói: "chí nhật là Đông chí và Hạ chí", theo Thượng Bỉnh Hòa giảng: "
Chí nhật là cả hai ngày chí". 后
hậu, chỉ vua chúa. 省 方
tỉnh phương, là đi thị sát bốn phương.
Lời Đại tượng trước hết nêu lên tượng quẻ Phục, dưới Chấn là lôi, trên Khôn là đất, chỉ sấm nổ trong lòng đất, chính là tượng trưng cho dương khí hồi phục; sau đó suy ra việc Tiên Vương nhìn tượng đó, thì vào ngày Đông chí dương khí bắt đầu hồi sinh, phải nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, để giúp cho sự phát triển đi lên được thuận lợi, khách buôn đều không đi xa, vua chúa cũng không đi tuần sát bốn phương, cả thiên hạ cùng nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, nhằm giúp cho dương khí phục hồi.
"Bạch hổ thông - Chu phạt thiên" viết: "Vì lẽ gì mà ngày Đông chí không cất quân? Không làm việc? Thương nhân lữ khách không đi xa? Bởi ngày đó dương khí còn nhỏ yếu, bậc vương giả tuân theo Lý thiên, để cho thiên hạ được yên tĩnh, không làm công việc gì nhằm giúp cho dương khí còn bé nhỏ, thành tựu muôn vật".
Chu dịch tập giải - Lý Đỉnh Tộ dẫn lời Tống Trung nói: "Thương gia lữ khách không đi xa, từ thiên tử đến công hầu không đi tuần thú bốn phương, cốt để nâng đỡ dương khí, thành tựu vương đạo. Định ra chế độ là việc của vương giả, chấp hành chế độ là phận sự của quân hậu, cho nên trên thì nói
tiên vương mà dưới nói
hậu".
Phục, kỳ kiến thiên địa chi tâm hồ ?
Phục, là thấy tâm của trời đất sao ?
Quy luật vận hành của Trời, lấy thuyết "Bác tận Phục lai" để giải thích ý nghĩa câu trong Quái từ quẻ Phục: "Phản phục kỳ đạo, thất nhật lai phục, thiên hành dã". Nghĩa là chuyển vần theo quy luật nhất định, không quá 7 ngày, nhất định sẽ quay lại. Đây là pháp tắc vận hành của đại tự nhiên.
Vương Bật -
Chu dịch chú viết: "Trời vận hành, chuyển động không quá 7 ngày lại quay lại, quay lại thì không thể đi xa". Chu Hi -
Chu dịch bản nghĩa viết: "Âm dương tiêu tức, âm dương hao mòn rồi phát sinh, vận hành của Trời là như thế".
Dịch đồng tử vấn - Âu Dương Tu nói: "Lòng trời đất thể hiện ở hành động. Phục là dương khí mới nhen lên ở dưới. Trời đất sinh ra và nuôi dưỡng muôn vật là dựa vào đây, cho nên nói '
thiên địa chi tâm. Sinh sôi nuôi dưỡng vạn vật ấy là lòng trời".
Ý nghĩa của
thất nhật lai phục, từ góc độ quy luật dương phục để chỉ dương cương
lai phục rất nhanh. Một số di vật đồng thau mà ngành khảo cổ mới khai quật được, có minh văn còn giữ được cách tính ngày đầu đời Chu mà chưa sách vở nào ghi chép. Đó chính là theo quy luật Trăng tròn khuyết, được chia một tháng thành 4 kỳ, mỗi kỳ gồm 7 ngày, có khi vì tháng đủ hay tháng thiếu mà trở thành 8 ngày.
Thuyết "
Tám sự thần thánh” viết: “Khi trăng lưỡi liềm, khí huyết [sinh lực cấu thành cơ thể người và duy trì sự sống] bắt đầu tăng cường, và an khí bắt đầu lưu chuyển. Khi trăng tròn, khí huyết đầy đủ, các cơ bắp khỏe mạnh. Khi trăng khuyết, các kênh năng lượng yếu đi, an khí ra đi, và chỉ còn lại hình thù”. Các tuần trăng đóng một vai trò trong trạng thái tinh thần của con người. Người Babylon cổ đại gọi chứng rối loạn tâm thần ở bệnh nhân là chứng “lunatic” (mộng du đêm trăng tròn), có nghĩa là căn bệnh bị ảnh hưởng bởi mặt trăng. Ngày nay, các nghiên cứu cho thấy người bệnh tâm thần có xu hướng rối loạn tâm thần cao hơn vào lúc trăng tròn. Mặt trăng cũng ảnh hưởng đến tâm trạng của con người. Trăng tròn có thể khiến người ta lo âu, bồn chồn, khó chịu, và phát triển ảo giác. Ngoài ra, trong lúc trăng tròn, người ta có xu hướng hồi tưởng lại những ký ức đã qua nhiều hơn, khiến họ cảm thấy buồn và trầm cảm. Nhiều nhà thơ đã sáng tác những áng thơ bất hủ của họ vào lúc trăng tròn. (tham khảo thêm)
Quan đường tập lâm - Sinh bá tử bá khảo - Vương Quốc Duy viết: "Giai đoạn đầu thời nhà Chu, người xưa lấy ngày từ đầu tháng đến cuối tháng chia làm 4 kỳ, 4 kỳ này có tên theo thứ tự là:
Sơ cát, Ký sinh bá, Ký vọng, Ký tử bá. Theo đó, bảy ngày chính là con số của chu kỳ chuyển hóa.
Thất nhật lai phục là tượng trưng cho nghĩa chuyển hóa rất nhanh, như ngày nay ta nói: "chỉ trong một tuần lễ". Liên hệ với hai quẻ Chấn và Ký tế, hạ kinh đều nói đến bảy ngày thì được, thì "bảy ngày" là đồng nghĩa với "bảy ngày" trong Lời quẻ Phục.
"Dịch vĩ - Kê lãm đồ" lấy các quẻ Khảm Chấn Ly Đoài trong 64 quẻ làm 4 quẻ chính ứng với 4 chính phương Bắc Đông Nam Tây. Trong đó 24 hào của 4 quẻ chính này ứng với 24 tiết khí, 60 quẻ còn lại, mỗi một hào ứng với 6 ngày 7 phân. Từ hào Cửu ngũ quẻ Trung phu đến quẻ Phục ứng với 6 ngày 7 phân, cũng gần như 7 ngày, cho nên nói 7 ngày thì hồi phục.
Thuyết
Thập nhị tiêu tức quái, theo Hầu Quả nói từ quẻ Cấu, dương bắt đầu tiêu, rồi qua quẻ Bác đến quẻ Phục, gồm 7 quẻ thì dương phục, 7 quẻ vốn chỉ 7 tháng.
Thi Mân phong gọi 'nguyệt' (tháng) là nhật (ngày), cho nên nói "thất nhật".
Chu dịch tập giải - Lý Đỉnh Tộ cho rằng, trong quẻ tiêu - tức, quẻ Bác tháng 9 thì dương tận, tháng 10 thuần Khôn chuyên quyền, Khôn hết thì dương phục sinh, sáu hào quẻ Khôn thêm Sơ dương quẻ Phục là 7 hào, là
thất nhật, thuyết này được đa số người đời sau theo.
Sửa bởi HaUyen: 05/12/2011 - 10:59