Gửi vào 04/06/2013 - 10:58
Hiểu Về Vũ Trụ Như Thế Nào Cho Đúng
Hình như, trải qua nhiều thời kì lao động và sáng tạo, con người lại đi tìm đến Nguyên Lý Hình Thành Vũ Trụ nhằm thỏa mãn sự hiểu biết của mình về thế giới xung quanh. Đây là một nhu cầu chính đáng của ý thức hệ loài người !
Nếu dựa trên nguyên lý Thành - Trụ - Hoại - Diệt (Không) của Nhà Phật thì điều này sẽ rất dễ hiểu. Vũ trụ - không tự nó sinh ra và cũng không tự nó mất đi mà nó sẽ chuyển đổi từ dạng này qua dạng khác. Như vậy, không có gì tự sinh ra và không có gì tự mất đi. Mà tất cả mọi thứ, mọi việc, mọi sự đều phụ thuộc vào một cái gì đó ? Nếu nó không tự sinh ra thì nó phải do một nguồn Ý Thức nào sinh ra ? Vậy, nguồn Ý Thức đó lại từ đâu sinh ra ? Chắc chắn phải là từ nguồn Tâm Thức Toàn Diện sinh ra. Vậy, Tâm của Vũ Trụ nằm ở đâu ? Chắc chắn là phải nằm ở chỗ Tâm Phật. Tâm Phật thì toàn giác - Tâm Vũ trụ thì toàn phần. Nên, Đức Phật được gọi là Bậc Chánh Đẳng Giác Toàn Phần !
Người ta cho rằng Chúa là đấng sáng thế và người ta rất tin nhiều vào điều này hơn là tính khoa học tự nhiên. Nhưng, nếu... Chúa là đấng sáng thế thì tại sao Chúa không thấy được tính nhân-quả và tính nguyên lý thành - trụ - hoại - không ? Ở đây, tôi muốn nói đến sự giả mạo tự xưng danh của Chúa. Chúa dựa vào sự im lặng vô biên của Đức Phật để tuyên cáo rằng mình chính là Đấng Sáng Thế. Điều này, chẳng khác nào một kẻ lười biếng ngồi chờ trái chín trên cành rơi xuống và sau đó chạy ra nói với mọi người rằng chính hắn là kẻ trồng cây, trong khi người chủ của khu vườn thì lại không giờ nói với bất kì ai rằng mình chính là người gieo hạt và vun bón cây trồng. Và, đó là thượng tính của một Bậc Đại Trí Tuệ và Đại Chánh Giác - Đức Thế Tôn !
Tôi biết, nhiều nhà khoa học đã lao công đi tìm sự thật về vũ trụ. Rồi sau đó mắc vào nhận thức 02 bên. Nghĩa là cực vật lý & cực tâm linh luân lý !
Trong kinh Phật, có câu chuyện tả về thần lực của Đức Phật khi Đức Phật dùng tâm lực của mình để ngăn chặn mặt trời lặn chậm hơn để cho 01 chú Sa-di có đủ thời gian yên tịch mà chứng đạo. Như vậy, nếu Đức Phật không phải là chủ nhân của mọi hiện tượng vũ trụ thì Đức Phật sẽ không điều khiển được mặt trời. Tuy nhiên, Đức Phật là người tôn trọng giới luật và như vậy... những việc làm của Đức Phật can thiệp vào quy luật chuyển động của vũ trụ chỉ luôn nhằm mục đích giác ngộ của chúng sinh. Chính vì vậy, Đức Phật không bao giờ vỗ ngực tự xưng rằng mình là Người Sáng Thế hay Đấng Sáng Thế.
Bởi, Đức Phật đã là Vũ Trụ và Vũ Trụ đã là Đức Phật. Hữu tình lẫn Vô tình đều thành Phật Đạo. Như Lai chính là đây !
Là Vũ Trụ như Phật & Phật như Vũ Trụ. Phật là người nghiêm khắc, không bao biện lỗi lầm cho bất cứ ai. Phật là người nghiêm minh, không bao giờ che giấu tội lỗi cho bất kì người nào. Và, Phật là đấng toàn giác nên không bao giờ đe dọa hay khủng bố chúng sinh nào. Phật chỉ mong mỏi chúng sinh tu hành theo trình tự luân lý Nhân-Quả mà Phật đã chỉ bày. Vì thế, Phật là Tối Giác Ngộ.
Quay lại thực tại, tôi chỉ có thể diễn giải rằng: nếu để khám phá vũ trụ nhằm thỏa mãn tính hiếu kì thì suốt đời không ai có thể khám phá được ngoài những viện dẫn mơ hồ mang tính vật chất mà thôi. Sự hiểu biết về vũ trụ chỉ nhằm phục vụ cho cái tôi kiến thức vật lý thế gian và đứng trên mọi người bởi kiến thức vật lý thế gian đó thì chẳng khác nào con muỗi tự đắc vì vừa uống được giọt nước biển mà đầy bụng.
Đứng trên phương diện kinh văn thiên học theo nguyên tắc Thành - Trụ - Hoại - Không thì bất kì sự "sáng tạo" nào cũng đều phải đi đến giai đoạn "đào thải" nghĩa là hoại diệt. Do vậy, mà Đức Phật không bao giờ tự nhận mình là "đấng sáng thế" và Đức Phật luôn luôn phũ nhận tính "sáng thế".
Vậy, chúng ta có cần đi tìm hiểu nguyên nhân hình thành nên Vũ Trụ nữa không ? Có cần phải nghĩ rằng Chúa là đấng sáng tạo nữa không ? Thời gian để tìm hiểu những điều ấy thật là phung phí. Thà dùng thời gian đó để tu tập và thực hành theo giáo lý Phật đã dạy và dùng thời gian đó để tìm hiểu chính mình, chính cái vũ trụ bên trong mình thì tốt hơn.
Bạn có bao giờ nghĩ rằng... có cái gì đó cao hơn và khác hơn, vượt ra ngoài 02 từ Thế Giới Vũ Trụ không ? Hì, nếu có thì ta sẽ phải gọi tên cho điều đó ... đúng không ? Vậy, tên gọi đó là gì ? Phải chăng là ... Cực Lạc Vô Biên ?!