Dịch lý và Tính Mệnh
tigerstock68
03/11/2013
Càng theo học thì mỗi ngày dục vọng, lòng "hữu vi" càng tăng, theo đạo thì mỗi ngày dục vọng càng giảm, lòng "vô vi" càng tăng.
NguaQuaDoc
03/11/2013
mọi con sông đều dẫn ra biển lớn,tùy căn cơ từng người mà tiếp xúc ở một tầng khác nhau.học-học nữa-học mãi..hi hi
Monday
03/11/2013
tigerstock68, on 03/11/2013 - 09:52, said:
Càng theo học thì mỗi ngày dục vọng, lòng "hữu vi" càng tăng, theo đạo thì mỗi ngày dục vọng càng giảm, lòng "vô vi" càng tăng.
Người theo học đạo dục vọng bị thử thách nhiều hơn người bình thường. Nếu vượt qua được thì đắc đạo, nhưng đa phần...trước cửa địa ngục tăng đạo nhiều.
tigerstock68
03/11/2013
mayday, on 03/11/2013 - 11:28, said:
Người theo học đạo dục vọng bị thử thách nhiều hơn người bình thường. Nếu vượt qua được thì đắc đạo, nhưng đa phần...trước cửa địa ngục tăng đạo nhiều.
mayday, on 03/11/2013 - 11:28, said:
Người theo học đạo dục vọng bị thử thách nhiều hơn người bình thường. Nếu vượt qua được thì đắc đạo, nhưng đa phần...trước cửa địa ngục tăng đạo nhiều.
Hiện tượng Hữu vi pháp
Bản thể Vô vi pháp
Bên mặt hiện tượng hữu vi, người đệ tử Phật phải học hiểu ‘Ngũ thừa Phật giáo” tức là năm hệ tư tưởng để đáp ứng yêu cầu của năm chủng tánh, năm căn cơ trình độ sai biệt bất đồng. Đó là: Nhơn thừa, Thiên thừa, Thanh văn thừa, Duyên giác thừa và Bồ tát đại thừa. Nếu gặp thầy hay bạn giỏi hướng dẫn học tốt, tu đúng, sẽ đem lại kết quả an lạc ngang với giáo lý của “thừa” mình tu học. Ví dụ:
Học tu Tam qui y, ngũ giới pháp là Nhơn thừa
Học tu Thập thiện nghiệp đạo là Thiên thừa
Học tu Tứ diệu đế là Thanh văn thừa
Học tu Thập nhị nhân duyên là Duyên giác thừa
Học tu Lục độ vạn hạnh là Đại thừa Bồ tát
Ngũ thừa Phật giáo mở bày chỉ dạy về các hiện tượng hữu vi và phương pháp vượt ra khỏi sự buộc ràng bức ngặt của hiện tượng “hữu vi duyên sanh” ấy.
Vô vi là thật tướng của hiện tượng. Phải hướng đến bản thể vô vi mới thật biết, thật chứng cái đạo chân thật: Chân thường, chân lạc, chân ngã và chân tịnh, bản thể của hiện tượng vạn pháp. Học Hữu vi pháp như người chỉ biết nước biển qua sóng mòi bong bóng bọt, học vô vi pháp thâm ngộ ra rằng: sóng bọt lao xao kia không phải là nước biển và liễu ngộ ra rằng: ngoài sóng bọt lao xao, còn một bản thể trong suốt phẳng lặng như gương, đấy mới là nước biển thật. Học đạo ở hữu vi pháp chỉ là biết chân lý: vô thường, khổ, vô ngã và bất tịnh của hiện tượng vạn pháp. Hướng đến vô vi học, người đệ tử Phật biết rõ bốn đức Niết bàn: Thường, lạc, ngã, tịnh.
Tỉnh ngộ, nhận thức chân lý, rõ ra: bản thể không rời hiện tượng; hiện tượng không ngoài bản thể. Vô vi không rời hữu vi; hữu vi không ngoài vô vi. Vô minh không rời Phật tánh; Phật tánh không ngoài vô minh. Phật tánh và vô minh nói một không phải, nói hai không đúng. Thân ngũ uẩn và Pháp thân cũng vậy. Chúng sanh và Phật bất tức, bất ly. Phiền não tức Bồ đề, sanh tử tức Niết bàn.
Học đạo như vậy gọi là “Tuyệt học”
PhapVan
03/11/2013
PhapVan
03/11/2013
tigerstock68, on 03/11/2013 - 09:50, said:
Lão Tử than: “Đại Đạo phế hữu nhân nghĩa, huệ trí xuất hữu đại ngụy ...”. Loài người càng khôn ngoan hơn thì sự dối trá càng nhiều hơn và dùng “Lễ” để che đậy khéo léo hơn , và cái sự làm “cái không nên làm” ngày càng nhiều hơn , chính vì thế mà Lảo vô cùng khinh “Lễ” đặt nó xuống cùng trong trật tự xếp đặt của Ngài đó là Đạo-Đức-Nhân-Nghĩa-Lễ. Có lẽ không đắc thời để phổ biến thuyết Đại Đạo của mình nên Lão làm cái nên làm của mình là mất đi, mặc cho hậu thế bình phẩm. Cũng đúng thôi vì Lão chỉ dùng vô vi để dạy cách làm vua, mong trên đời xuất hiện nhiều Thánh đế - một chuyện khó xảy ra vì mấy ai không tư lợi hám giành quyền lực - nhờ Nho học hữu vi các vị quân vương mới được bảo vệ bằng bình phong lễ giáo rất hữu hiệu, nào là Tam cương, Ngũ thường, thuyết Thiên mệnh v.v... Nói như vậy không có nghĩa là không tồn tại Lão giáo, mà tư tưởng Lão giáo luôn phát triển, góp phần giáo dục nhân sinh quan cho từng cá nhân, luôn tự răn mình phải làm người tốt, không để ảo ảnh hữu vi lôi kéo cám dỗ, lịch sử đã minh chứng có nhiều tấm gương hành vô vi chi sự mà tên tuổi lưu mãi nghìn thu. Đạo Phật thường bảo “không gây nghiệp chướng thì không phải trả nghiệp”, lời răn này thấy sao giống lời của Lão bảo “đừng làm cái không nên làm” vì thế nói về lối hành xử vô vi thì Phật -Lão tương đối giống nhau ,
Thời điểm xuất hiện Phật, Lão phải chăng chính sự suy đồi xã hội rối loạn ? âu cũng để quân bình, vì thế Nho học mới được Khổng san định lại.
PhapVan
03/11/2013
tigerstock68
03/11/2013
NguaQuaDoc
03/11/2013
như bácVoLy đã từng nói : có khổ mới có đạo.
xã hội nào cũng có rối loạn đạo cũng cần biến đổi để hợp với xã hội hiện tại,nhưng vẫn giữ được mục đích chính là sự quân bình như bác PhapVan nói. cảm ơn hai bác rất nhiều,cảm ơn anh tigerstock68 về những bài về đạo phật.
xã hội nào cũng có rối loạn đạo cũng cần biến đổi để hợp với xã hội hiện tại,nhưng vẫn giữ được mục đích chính là sự quân bình như bác PhapVan nói. cảm ơn hai bác rất nhiều,cảm ơn anh tigerstock68 về những bài về đạo phật.
PhapVan
03/11/2013
tigerstock68
03/11/2013
“Diệt tâm vọng, vọng tìm không có!
“Chân lý tìm, chân lý biết ở đâu?
“Sai lầm ngay khi khởi ý “diệt”, “tìm”.
“Lệch chánh pháp, tưởng con mà là giặc”
Kinh Viên Giác, Phật dạy cho Bồ tát Văn Thù: “Mười phương Như Lai, trên đường tu nói là tu, thật ra các Ngài chẳng tu gì cả, mười phương Như Lai chỉ cần “tỉnh thức”, tâm ý các Ngài thường xuyên liên tục trong ý nghĩa của một chữ “Tri”. Tri có nghĩa là biết là tỉnh thức không mê muội. Biết cái gì?
Biết vô minh như hoa đốm trong không
Biết ngũ uẩn phù hư không khứ lai
Biết sắc thị không, không thị sắc
Biết ảo hóa không thân tức pháp thân
Biết thất đại thật tánh chẳng có đại nào!
“Làm sao giết được người trong mộng”...
Đòi diệt vọng lại cũng như vậy. Hãy bỏ đi, thứ lý luận sai lầm!
Sửa bởi tigerstock68: 03/11/2013 - 12:21
“Chân lý tìm, chân lý biết ở đâu?
“Sai lầm ngay khi khởi ý “diệt”, “tìm”.
“Lệch chánh pháp, tưởng con mà là giặc”
Kinh Viên Giác, Phật dạy cho Bồ tát Văn Thù: “Mười phương Như Lai, trên đường tu nói là tu, thật ra các Ngài chẳng tu gì cả, mười phương Như Lai chỉ cần “tỉnh thức”, tâm ý các Ngài thường xuyên liên tục trong ý nghĩa của một chữ “Tri”. Tri có nghĩa là biết là tỉnh thức không mê muội. Biết cái gì?
Biết vô minh như hoa đốm trong không
Biết ngũ uẩn phù hư không khứ lai
Biết sắc thị không, không thị sắc
Biết ảo hóa không thân tức pháp thân
Biết thất đại thật tánh chẳng có đại nào!
“Làm sao giết được người trong mộng”...
Đòi diệt vọng lại cũng như vậy. Hãy bỏ đi, thứ lý luận sai lầm!
Sửa bởi tigerstock68: 03/11/2013 - 12:21
AnKhoa
03/11/2013
Làm như không làm, cái gì nó đến thì đến, nó đi thì đi, là việc của nó.
Còn "cố" bỏ, "cố" diệt là đã là có "vọng" rồi.
Còn "cố" bỏ, "cố" diệt là đã là có "vọng" rồi.
NguaQuaDoc
04/11/2013
mọi việc đều có động cơ riêng,mà hầu như tất cả động cơ đều xuất phát từ sự vô minh của của con người.không lên thụ động để vọng niệm khơi dậy và bị điều khiển của bản ngã.muốn không thêm nghiệp trong tương lai thì phải có hiểu biết.
tinhco
04/11/2013
NguaQuaDoc, on 04/11/2013 - 13:52, said:
mọi việc đều có động cơ riêng,mà hầu như tất cả động cơ đều xuất phát từ sự vô minh của của con người.không lên thụ động để vọng niệm khơi dậy và bị điều khiển của bản ngã.muốn không thêm nghiệp trong tương lai thì phải có hiểu biết.