Gửi vào 19/04/2024 - 20:37
Ý kiến cá nhơn,
Học chữ Hán thì đầu tiên phải thuộc 214 bộ thủ, cách viết, ý nghĩa của từng bộ.
Sau đó học từ, học từ như thế nào là do nhu cầu của mỗi người.
Để không phí thời gian thì nên đi thẳng vào mục đích học chữ hán, ví dụ như học để nghiên cứu kinh sách đạo Phật rồi thực hành.
Lấy một đoạn kinh văn, một bài thơ nào đó mình yêu thích đã được dịch nghĩa ra tiếng quốc ngữ, phiên âm, song song nếu có bản chữ Hán thì tốt hơn nữa. Bắt đầu đọc từng dòng
ví dụ: "Phật thuyết-pháp theo căn-cơ của chúng-sinh"
Trong câu trên mình không hiểu từ nào thì mình học từ đó. "căn" là gì, "cơ" là gì, "chúng" là gì, "sinh" là gì...
Rồi đi vào trọng tâm hơn, nghiên cứu các chữ mà thường xuất hiện trong kinh, trong các bài giảng của các vị sư thuyết pháp: "Sắc", "Thọ", "Tưởng", "Hành", "Thức"... nó như thế nào... "Tầm" là gì, "Tứ" là gì, "Bát chánh đạo", "tứ niệm xứ" trong Hán văn nó như nào, có ý nghĩa ra sao...
Rồi qua đó sẽ học được cách ghép từ, vì sao lại là "chúng sinh" mà không phải là "sinh chúng". Tính từ ghép trước Danh từ sẽ ra sao, ghép sau sẽ ra sao...
Mình chỉ học cái mình cần, không học lan man. Nếu như mục đích là học để hiểu rồi làm.
Và nếu đã học thì không nên học chữ Nôm; học chữ Nôm là thừa thãi trong thời đại hôm nay.
Tài liệu thì trên mạng rất nhiều, nhưng tối giản nhất: 214 bộ thủ, 1 cuốn tự điển, và một đoạn kinh.