Jump to content

Advertisements




Lịch Can chi biện luận


80 replies to this topic

#46 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 874 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 19/04/2024 - 10:59

Liên quan đếm bộ đếm ngày và năm của cỗ máy lịch pháp Antikythera và câu hỏi của hội viên Yeslan (câu hỏi rất hay). Cổ thư của chúng ta chỉ ra rằng Thiên can Địa chi của tháng tính theo của Thiên can Địa chi năm, giờ tính theo ngày với một quy luật xác định. Cho nên cỗ máy Antikythera chỉ có hai bộ đếm ngày và năm trên cơ cấu vành xoay.
Để tính toán chu kỳ lặp lại của lịch can chi ta có một đoạn chương trình ngắn theo lịch can chi đã được giải mã từ cơ cấu Antikythera:
int[] BatTuKhoiNguyen = new int[] { 4, 0, 0, 2, 0, 2, 0, 0 }; // Mậu Tí - Giáp Dần - Giáp Dần - Giáp Tí
private int[] LayBatTu(int agio, int aphut, int jd, int muigiolich)
{
int[] tPLs = cTool.JDdenPhatLich(jd, muigiolich);
int[] tbattu = new int[8];
int tnambt = (tPLs[2] - 1) % 60;
tbattu[0] = (tnambt + BatTuKhoiNguyen[0]) % 10;
tbattu[1] = (tnambt + BatTuKhoiNguyen[1]) % 12;
int tthangbt = tPLs[1] - 1;
tbattu[2] = (tnambt * 12 + tthangbt + BatTuKhoiNguyen[2]) % 10;
tbattu[3] = (tthangbt + BatTuKhoiNguyen[3]) % 12;
int tngaybt = (jd - 1) % 60;
tbattu[4] = (tngaybt + BatTuKhoiNguyen[4]) % 10;
tbattu[5] = (tngaybt + BatTuKhoiNguyen[5]) % 12;

int tyc = (agio * 60 + 60 + aphut) / 120;
tbattu[7] = tyc % 12;
tyc = tyc / 12;
tbattu[6] = ((tbattu[4] % 5) * 2 + tbattu[7] + tyc * 12) % 10;

return tbattu;
}
//--------------------------------------

string kqua = "";
for (int buoctest = 1; buoctest <= 20; buoctest++)
{
Random r = new Random();
int jdstart = r.Next(0, 12307) + buoctest * 60 * 60 * 60; int jdend = -1;
int[] battubd = LayBatTu(0, 30, jdstart, 7);
for (int jdi = jdstart + 1; jdi < 60 * 60 * 60 * 60 * 60; jdi++)
{
int[] tbattu = LayBatTu(0, 30, jdi, 7);
if ((tbattu[0] == battubd[0]) && (tbattu[1] == battubd[1]) && (tbattu[2] == battubd[2]) && (tbattu[3] == battubd[3])
&& (tbattu[4] == battubd[4]) && (tbattu[5] == battubd[5]) && (tbattu[6] == battubd[6]) && (tbattu[7] == battubd[7]))
{
jdend = jdi; break;
}
}
int dt = jdend - jdstart;
kqua += string.Format("Lần {0} jd từ {1} kết quả lặp lại sau {2} ngày = {3} năm.\r\n", buoctest, jdstart, dt, (int) dt / 365.2530120482);
}

Kêt quả của chương trình là:
Lần 1 jd từ 228091 kết quả lặp lại sau 21900 ngày = 59.9584377886253 năm.
Lần 2 jd từ 441904 kết quả lặp lại sau 65760 ngày = 180.039583058447 năm.
Lần 3 jd từ 659367 kết quả lặp lại sau 21900 ngày = 59.9584377886253 năm.
Lần 4 jd từ 871851 kết quả lặp lại sau 21900 ngày = 59.9584377886253 năm.
Lần 5 jd từ 1092226 kết quả lặp lại sau 21900 ngày = 59.9584377886253 năm.
Lần 6 jd từ 1303381 kết quả lặp lại sau 65760 ngày = 180.039583058447 năm.
Lần 7 jd từ 1517838 kết quả lặp lại sau 21900 ngày = 59.9584377886253 năm.
Lần 8 jd từ 1739971 kết quả lặp lại sau 21900 ngày = 59.9584377886253 năm.
Lần 9 jd từ 1949797 kết quả lặp lại sau 65760 ngày = 180.039583058447 năm.
Lần 10 jd từ 2169784 kết quả lặp lại sau 21900 ngày = 59.9584377886253 năm.
Lần 11 jd từ 2386173 kết quả lặp lại sau 65760 ngày = 180.039583058447 năm.
Lần 12 jd từ 2598697 kết quả lặp lại sau 65760 ngày = 180.039583058447 năm.
Lần 13 jd từ 2809597 kết quả lặp lại sau 65760 ngày = 180.039583058447 năm.
Lần 14 jd từ 3030657 kết quả lặp lại sau 21900 ngày = 59.9584377886253 năm.
Lần 15 jd từ 3242497 kết quả lặp lại sau 21900 ngày = 59.9584377886253 năm.
Lần 16 jd từ 3460214 kết quả lặp lại sau 21900 ngày = 59.9584377886253 năm.
Lần 17 jd từ 3678872 kết quả lặp lại sau 65760 ngày = 180.039583058447 năm.
Lần 18 jd từ 3891315 kết quả lặp lại sau 43860 ngày = 120.081145269822 năm.
Lần 19 jd từ 4112334 kết quả lặp lại sau 65760 ngày = 180.039583058447 năm.
Lần 20 jd từ 4321946 kết quả lặp lại sau 21900 ngày = 59.9584377886253 năm.


Ta có chu kỳ 21900 ngày xấp xỉ 60 năm. Một năm can chi có 365.2530120482 ngày nên ở một số đoạn là 120, 180 năm.

Sửa bởi binhlq: 19/04/2024 - 11:02


Thanked by 1 Member:

#47 Yeslan

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 64 Bài viết:
  • 39 thanks

Gửi vào 20/04/2024 - 05:33

Theo như Binhlq dẫn chứng chu kỳ 19 năm (với 7 tháng Nhuận) hay chu kỳ Saros = 223 tháng giao hội (khoảng 6.585,3211 ngày hay 18 năm 11 ngày 8 giờ) của sự kiện thiên thực của Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng trở lại vị trí tương đối là một đường gần thẳng như trước đó. Nhưng đó không phải là ý để có câu trả lời đó mà với hệ thống Lịch Can Chi thì bao lâu sẽ có Trái Đất quay trở lại vị trí cũ trùng với Ngày và Giờ (Can-Chi) nếu ta cho Trái Đất xoay quanh Mặt Trời hoàn tất một vòng là 365.25 ngày?

Chứ không như kế đó, Binhlq có toán lại là khoảng 60 năm, 180 năm v.v... dựa trên Năm, Tháng, Ngày và Giờ củ Bát Tự: Mậu Tí - Giáp Dần - Giáp Dần - Giáp Tí

int dt = jdend - jdstart;
kqua += string.Format("Lần {0} jd từ {1} kết quả lặp lại sau {2} ngày = {3} năm.\r\n", buoctest, jdstart, dt, (int) dt / 365.2530120482);
}

Nếu như Binhlq dùng 365.25 thì sẽ ra sao?

Với hệ thống Lịch Can Chi thì bao lâu sẽ có Trái Đất quay trở lại vị trí cũ trùng với Ngày và Giờ (Can-Chi)?

Thanked by 1 Member:

#48 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 874 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 21/04/2024 - 11:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Yeslan, on 20/04/2024 - 05:33, said:

Theo như Binhlq dẫn chứng chu kỳ 19 năm (với 7 tháng Nhuận) hay chu kỳ Saros = 223 tháng giao hội (khoảng 6.585,3211 ngày hay 18 năm 11 ngày 8 giờ) của sự kiện thiên thực của Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng trở lại vị trí tương đối là một đường gần thẳng như trước đó. Nhưng đó không phải là ý để có câu trả lời đó mà với hệ thống Lịch Can Chi thì bao lâu sẽ có Trái Đất quay trở lại vị trí cũ trùng với Ngày và Giờ (Can-Chi) nếu ta cho Trái Đất xoay quanh Mặt Trời hoàn tất một vòng là 365.25 ngày?

Chứ không như kế đó, Binhlq có toán lại là khoảng 60 năm, 180 năm v.v... dựa trên Năm, Tháng, Ngày và Giờ củ Bát Tự: Mậu Tí - Giáp Dần - Giáp Dần - Giáp Tí

int dt = jdend - jdstart;
kqua += string.Format("Lần {0} jd từ {1} kết quả lặp lại sau {2} ngày = {3} năm.\r\n", buoctest, jdstart, dt, (int) dt / 365.2530120482);
}

Nếu như Binhlq dùng 365.25 thì sẽ ra sao?

Với hệ thống Lịch Can Chi thì bao lâu sẽ có Trái Đất quay trở lại vị trí cũ trùng với Ngày và Giờ (Can-Chi)?

Từ Sarros dẫn xuất từ nền văn minh cổ Babylonia (hình thành sau khi nền văn minh Indus sụp đổ):
"Các ner 600 và sar 3600 được hình thành từ các đơn vị 60"

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Việc sử dụng từ Sarros cho dự đoán nhật nguyệt thực không có nguồn gốc lịch sử rõ ràng. Chu kỳ 19 năm mặt trời có thể dùng cho dự đoán nhật thực nguyệt thực vì nếu lấy vị trí và thời điểm có nhật nguyệt thực thì sau 19 năm chẵn sẽ chắc chắn xảy ra nhật nguyệt thực ở vị trí đó. Chu kỳ này chỉ là chu kỳ lặp lại của ba thực thể Mặt trăng, Mặt Trời và Trái Đất. Trong cỗ máy Antikythera thì dùng để xác định chính xác tháng nhuận từ đó có lịch trăng đúng dùng cho dự đoán vận mệnh con người qua lá số Tử vi.
Chu kỳ 60 năm, chính xác thì là 3600 năm (một nguyên) của lịch Can chi là lập lại của Tự nhiên hay vòng luân hổi chuyển đổi bao trùm Đạo, Trời, Đất, Con người (Đạo Đức Kinh).
Sẽ tính toán xem hai chu kỳ gặp nhau ở thời điểm nào và post lên sau.

Sửa bởi binhlq: 21/04/2024 - 11:38


#49 KhoaLuu

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 356 Bài viết:
  • 492 thanks

Gửi vào 21/04/2024 - 20:33

Tôi muốn hỏi anh binhlq là trong quá trình xem bát tự để ý thấy anh hay dùng thiên can tàng trong địa chi hơi khác với thường thấy ví dụ như tý thuỷ tàng cả Nhâm, Quý. Xin hỏi anh lấy thuyết này ở đâu?
Tôi cũng mường tượng được việc này qua thời gian xem tứ trụ, nhưng không đủ bằng chứng xác quyết.

Thanked by 1 Member:

#50 Rey

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 208 Bài viết:
  • 121 thanks

Gửi vào 22/04/2024 - 07:39

Can tàng ghi dưới đia chi là đủ hết 10, nhưng chỉ viết ra những thiên can có thế mạnh nhất và như Tí thuỷ viết tàng Quí vì Tí âm, Nhâm và mọi can khác không ghi ra.

#51 Yeslan

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 64 Bài viết:
  • 39 thanks

Gửi vào 22/04/2024 - 08:24

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

XaoTieu, on 22/04/2024 - 07:39, said:

Can tàng ghi dưới đia chi là đủ hết 10, nhưng chỉ viết ra những thiên can có thế mạnh nhất và như Tí thuỷ viết tàng Quí vì Tí âm, Nhâm và mọi can khác không ghi ra.

Nếu dùng lối suy luận như vậy, thì sao ta có thiên can có thế mạnh nhất và như Ngọ hỏa viết tàng Đinh vì Ngọ âm hay sao hoặc là dương thì phải là Bính mới đúng?

Khi bảo, ở dưới địa chi tàng đủ cả 10 Can và chỉ dùng Can có thế mạnh nhất thì XaoTieu không thấy đó là tạp sao? Cái ngai Vua có thể có nhiều vị được làm Vua sẽ ngồi nhưng cái ngai ấy không bao giờ là đồ tạp. Có người ngồi được hay không hoặc bao lâu dài hay ngắn lại là do nhiều yếu tố khác.

#52 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 874 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 22/04/2024 - 17:54

Địa chi là đơn vị cơ bản đo thời gian như một canh, một ngày, một tháng, một năm, điều này tương ứng với thời gian trái đất tự xoay quanh mình và quanh mặt trời. Cho nên địa chi cũng sẽ có khoảng thời gian đầu địa chi, giữa địa chi và cuối địa chi. Mỗi địa chi tại một thời điểm sẽ có một thiên can hành quyền. Lấy tháng để diễn giải, đầu tháng sẽ có một thiên can dư khí tháng trước, sau đó giữa là trung khí của tháng, cuối là bản khí. Cho nên, mỗi địa chi sẽ có ba can tàng là Dư khí, Trung Khí và Bản Khí. Riêng các địa chi Tý Ngọ Mão Dậu là trục chính của bốn mùa nên không có Dư khí mà chỉ có Trung khí và Bản khí (thuần khí). Tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu ta có thể biểu diễn theo trục thời gian của các tháng như hình ảnh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trên hình vẽ có thể thấy một số địa chi không chuẩn quy luật, có thể do tam sao thất bản chăng. Chỗ này cần được nghiên cứu chỉnh lý tiếp.

Thanked by 2 Members:

#53 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 874 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 24/04/2024 - 11:49

Để chuẩn theo quy luật âm dương chuyển đổi giữa các địa chi liên tiếp và bản khí của địa chi thì các can tàng phải thay đổi như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#54 Yeslan

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 64 Bài viết:
  • 39 thanks

Gửi vào 25/04/2024 - 01:42

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

binhlq, on 22/04/2024 - 17:54, said:

Địa chi là đơn vị cơ bản đo thời gian như một canh, một ngày, một tháng, một năm, điều này tương ứng với thời gian trái đất tự xoay quanh mình và quanh mặt trời. Cho nên địa chi cũng sẽ có khoảng thời gian đầu địa chi, giữa địa chi và cuối địa chi. Mỗi địa chi tại một thời điểm sẽ có một thiên can hành quyền. Lấy tháng để diễn giải, đầu tháng sẽ có một thiên can dư khí tháng trước, sau đó giữa là trung khí của tháng, cuối là bản khí. Cho nên, mỗi địa chi sẽ có ba can tàng là Dư khí, Trung Khí và Bản Khí. Riêng các địa chi Tý Ngọ Mão Dậu là trục chính của bốn mùa nên không có Dư khí mà chỉ có Trung khí và Bản khí (thuần khí). Tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu ta có thể biểu diễn theo trục thời gian của các tháng như hình ảnh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trên hình vẽ có thể thấy một số địa chi không chuẩn quy luật, có thể do tam sao thất bản chăng. Chỗ này cần được nghiên cứu chỉnh lý tiếp.

Người xưa, lấy tứ Lập là khởi đầu của 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông mà mỗi mùa có 3 tháng nên phân trình tự: [ mạnh, trọng, quý ] tương ứng với mỗi tháng trong mỗi mùa ấy. Ví dụ:

Mùa Xuân ứng với (Tiết-Khí)

Dần (Lập Xuân - Vũ Thuỷ) thuộc Mạnh Xuân
Mão (Kinh Trực - Xuân Phân) thuộc Trọng Xuân
Thìn (Thanh Minh - Cốc Vũ) thuộc Quý Xuân

Cho nên những tháng Thìn, Mùi, Tuất, Sữu còn gọi là Tứ Quý v.v... nhưng có phải tương ứng với dư khí hay không lại là chuyện khác. Mùa có 4 nhưng lại có đến 5 Hành nên đành ký gửi hành Thổ cho tứ quý vậy thì "Dư Khí" ta muốn đề cập đến sẽ là như thế nào trong Bát Tự hay tra xét Địa chi là đơn vị cơ bản đo thời gian?

Nếu lấy "tháng để diễn giải, đầu tháng sẽ có một thiên can dư khí tháng trước, sau đó giữa là trung khí của tháng, cuối là bản khí" thì so với mỗi mùa cũng cùng lý ấy:

Dần (Lập Xuân - Vũ Thuỷ) thuộc Mạnh Xuân ---------} Dư Khí
Mão (Kinh Trực - Xuân Phân) thuộc Trọng Xuân -----} Trung Khí
Thìn (Thanh Minh - Cốc Vũ) thuộc Quý Xuân ---------} Bản Khí ; trong khi Thìn là tháng cuối của mùa Xuân? Bản là Bổn là Gốc lại nằm ở đây sao, Binhlq?

Thanked by 2 Members:

#55 Rey

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 208 Bài viết:
  • 121 thanks

Gửi vào 25/04/2024 - 06:47

Nếu hiểu được vận hành vòng trường sinh sinh tử, hiểu thiên can tàng luôn luôn đủ 10 -cớ gì chỉ tàng 1 tới 3?- , hiểu Ngọ nếu nói chỉ tàng Đinh, các can khác ở đâu?, trụ Giáp Ngọ thì Giáp từ đâu ra?

#56 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 874 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 25/04/2024 - 10:44

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Yeslan, on 25/04/2024 - 01:42, said:

Người xưa, lấy tứ Lập là khởi đầu của 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông mà mỗi mùa có 3 tháng nên phân trình tự: [ mạnh, trọng, quý ] tương ứng với mỗi tháng trong mỗi mùa ấy. Ví dụ:

Mùa Xuân ứng với (Tiết-Khí)

Dần (Lập Xuân - Vũ Thuỷ) thuộc Mạnh Xuân
Mão (Kinh Trực - Xuân Phân) thuộc Trọng Xuân
Thìn (Thanh Minh - Cốc Vũ) thuộc Quý Xuân

Cho nên những tháng Thìn, Mùi, Tuất, Sữu còn gọi là Tứ Quý v.v... nhưng có phải tương ứng với dư khí hay không lại là chuyện khác. Mùa có 4 nhưng lại có đến 5 Hành nên đành ký gửi hành Thổ cho tứ quý vậy thì "Dư Khí" ta muốn đề cập đến sẽ là như thế nào trong Bát Tự hay tra xét Địa chi là đơn vị cơ bản đo thời gian?

Nếu lấy "tháng để diễn giải, đầu tháng sẽ có một thiên can dư khí tháng trước, sau đó giữa là trung khí của tháng, cuối là bản khí" thì so với mỗi mùa cũng cùng lý ấy:

Dần (Lập Xuân - Vũ Thuỷ) thuộc Mạnh Xuân ---------} Dư Khí
Mão (Kinh Trực - Xuân Phân) thuộc Trọng Xuân -----} Trung Khí
Thìn (Thanh Minh - Cốc Vũ) thuộc Quý Xuân ---------} Bản Khí ; trong khi Thìn là tháng cuối của mùa Xuân? Bản là Bổn là Gốc lại nằm ở đây sao, Binhlq?
Trong Huyền thuật phương Đông các địa chi phân làm ba nhóm:
- Dần Tị Thân Hợi là tứ Sinh hay tứ Lập. Với bốn mùa là Lập Xuân, Lâp Hạ, Lập Thu và Lập Đông, ứng với đầu mùa.
- Mão Ngọ Dậu Tí là tứ Chính. Lần lượt là Xuân phân, Hạ chí, Thu phân và Đông chí, ứng với giữa mùa.
- Thìn Mùi Tuất Sửu là tứ Mộ. Lần lượt là Thanh minh (Thời tiết trong sáng), Tiểu thủ (Nóng nhẹ), Hàn lộ (Mát mẻ), Tiểu tuyết (Tuyết rải rác), ứng với kết thúc mùa.
Cho nên Tí Ngọ Mão Dậu là trục chính của bốn mùa.
Dư khí là phần khí còn để lại của tháng trước khi chuyển tiếp sang tháng sau, thường chiếm ít ngày đầu tháng (theo tổng hợp tư liệu, chỗ này cũng cần chỉnh lý), tiếp đến là Trung khí, là khoảng thời gian vận động biến đổi theo ngũ hành sinh khắc để chuyển về Bản khí của tháng ở cuối tháng. Một mùa (cũng là đơn vị thời gian) cũng vậy, vào tiết Lập cũng phải mất một số ngày để thiết lập, sau đó chuyển biến về bản khí của mùa vào cuối mùa. Cuộc đời con người cũng vậy, đầu đời là thiếu niên thì hưởng phúc ấm của thế hệ đi trước, đến ba mươi tuổi là lúc phải lập thân, đến Trung niên là thời gian phát triển vững chắc nhất, đến Vãn niên là lúc bộc lộ rõ nhất bản chất của mình cũng như rõ nhất số mệnh của mình.

Thanked by 3 Members:

#57 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 874 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 01/05/2024 - 05:42

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

binhlq, on 21/04/2024 - 11:23, said:

Từ Sarros dẫn xuất từ nền văn minh cổ Babylonia (hình thành sau khi nền văn minh Indus sụp đổ):
"Các ner 600 và sar 3600 được hình thành từ các đơn vị 60"

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Việc sử dụng từ Sarros cho dự đoán nhật nguyệt thực không có nguồn gốc lịch sử rõ ràng. Chu kỳ 19 năm mặt trời có thể dùng cho dự đoán nhật thực nguyệt thực vì nếu lấy vị trí và thời điểm có nhật nguyệt thực thì sau 19 năm chẵn sẽ chắc chắn xảy ra nhật nguyệt thực ở vị trí đó. Chu kỳ này chỉ là chu kỳ lặp lại của ba thực thể Mặt trăng, Mặt Trời và Trái Đất. Trong cỗ máy Antikythera thì dùng để xác định chính xác tháng nhuận từ đó có lịch trăng đúng dùng cho dự đoán vận mệnh con người qua lá số Tử vi.
Chu kỳ 60 năm, chính xác thì là 3600 năm (một nguyên) của lịch Can chi là lập lại của Tự nhiên hay vòng luân hổi chuyển đổi bao trùm Đạo, Trời, Đất, Con người (Đạo Đức Kinh).
Sẽ tính toán xem hai chu kỳ gặp nhau ở thời điểm nào và post lên sau.

Sau khi lập trình và chạy trên máy tính hiện đại nhiều ngày vẫn không đến đích, có thể thấy là hai chu kỳ gặp nhau một cách tuyệt đối chính xác là... sau ngày tận thế, vũ trụ khởi động lại để lập kỷ nguyên mới. Song về mặt khái toán, một chu kỳ 180 năm chẵn và một chu kỳ 19 năm chẵn sẽ giao hội sau 19 * 180 = 3420 năm.

Sửa bởi binhlq: 01/05/2024 - 05:58


#58 Yeslan

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 64 Bài viết:
  • 39 thanks

Gửi vào 01/05/2024 - 06:26

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

binhlq, on 25/04/2024 - 10:44, said:

Trong Huyền thuật phương Đông các địa chi phân làm ba nhóm:
- Dần Tị Thân Hợi là tứ Sinh hay tứ Lập. Với bốn mùa là Lập Xuân, Lâp Hạ, Lập Thu và Lập Đông, ứng với đầu mùa.
- Mão Ngọ Dậu Tí là tứ Chính. Lần lượt là Xuân phân, Hạ chí, Thu phân và Đông chí, ứng với giữa mùa.
- Thìn Mùi Tuất Sửu là tứ Mộ. Lần lượt là Thanh minh (Thời tiết trong sáng), Tiểu thủ (Nóng nhẹ), Hàn lộ (Mát mẻ), Tiểu tuyết (Tuyết rải rác), ứng với kết thúc mùa.

Các địa chi hay các tháng (Nông lịch, chứ không phải Âm lịch) trong năm đã được người xưa phân làm ba nhóm [ mạnh, trọng, quý ] rồi như đã viết mà 24 Tiết Khí chỉ là phần phụ thêm để biểu thị nóng, lạnh, nhiệt độ thay đổi, hiện tượng tự nhiên, thời tiết nắng mưa. Tuy nhiên, 24 Tiết Khí được ghi nhận rõ rệt từ 23.45 vĩ độ (Tropical of Cancer) trở lên do độ nghiêng của trái Đất nên cũng không thể so sánh xác thực ở mỗi nơi dẫu là ở cùng Bắc Bán Cầu sẽ giống nhau.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

binhlq, on 25/04/2024 - 10:44, said:

Cho nên Tí Ngọ Mão Dậu là trục chính của bốn mùa.
Dư khí là phần khí còn để lại của tháng trước khi chuyển tiếp sang tháng sau, thường chiếm ít ngày đầu tháng (theo tổng hợp tư liệu, chỗ này cũng cần chỉnh lý), tiếp đến là Trung khí, là khoảng thời gian vận động biến đổi theo ngũ hành sinh khắc để chuyển về Bản khí của tháng ở cuối tháng.

Cho nên, Binhlq vẫn cho rằng Tí Ngọ Mão Dậu là trục chính của bốn mùa nhưng chỉ là Trung khí chứ không phải Bản khí!?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

binhlq, on 25/04/2024 - 10:44, said:

Một mùa (cũng là đơn vị thời gian) cũng vậy, vào tiết Lập cũng phải mất một số ngày để thiết lập, sau đó chuyển biến về bản khí của mùa vào cuối mùa. Cuộc đời con người cũng vậy, đầu đời là thiếu niên thì hưởng phúc ấm của thế hệ đi trước, đến ba mươi tuổi là lúc phải lập thân, đến Trung niên là thời gian phát triển vững chắc nhất, đến Vãn niên là lúc bộc lộ rõ nhất bản chất của mình cũng như rõ nhất số mệnh của mình.

Vì bây giờ ta lấy tháng Dần là tháng khởi đầu của Năm cũng như xưa cổ nhân lấy tháng Tí là tháng khởi đầu vậy, thì Tí Ngọ Mão Dậu đâu còn là trục chính của bốn mùa, phải không?

Nếu muốn so sánh đời người thì:

Dần ( Thiếu Niên ) thuộc Mạnh { mờ sáng tiệm tiến đến Bản chất sáng chói }
Mão ( Trung Niên - Tráng Niên ) thuộc Trọng - Bản chất { rõ rệt - mạnh mẽ } sáng chói nhất
Thìn ( Vãn Niên ) thuộc Quý { yếu dần nhạt phai ánh dương quang }

Thanked by 1 Member:

#59 Rey

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 208 Bài viết:
  • 121 thanks

Gửi vào 01/05/2024 - 09:41

Trích dẫn

...đến Vãn niên là lúc bộc lộ rõ nhất bản chất của mình cũng như rõ nhất số mệnh của mình.
XaoTieu rất gật gù đồng ý với câu này, càng lớn tuổi càng thấy rõ thành bại của mình do đâu mà ra, tuổi càng cao càng nhận thấy cái "quả" mà không trở lại đổi cái "nhân" được. Dần Mão Thìn, Thìn là khố mùa Xuân, nó chỉ cho biết tự nhiên hết lộc, vượng rồi thì suy... và hiểu tại sao có người luận trụ giờ rất kỹ, bởi vì nó biểu thị hậu vận.

Thanked by 1 Member:

#60 Rey

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 208 Bài viết:
  • 121 thanks

Gửi vào 01/05/2024 - 10:30

Tháng Tý (11) Tiết Đại Tuyết, Khí Đông Chí, Quẻ Phục
Theo Sử ký Lịch thư thì nhà Chu lấy tháng 11 làm tháng đầu năm vì đó là theo quẻ Phục, xét về phương diện lịch sốlà ngày Đông Chí, nguyên Thuần âm là quẻ Khôn, là âm thịnh chi cực, cực thì phải tiêu, hào 1 của Khôn thành vạch dương, ra quẻ Phục, vậy Phục là một dương mới sinh.
Các dân tộc xưa thường ăn mừng ngày Đông chí, để đáng dấu sự phục sinh của Mặt Trời, của thần Mithra.
Từ thế kỷ thứ Tư, Giáo Hội La Mã cũng theo tục lệ của dân gian, mà ăn mừng Lễ Sinh Nhật vào ngày 25 tháng chạp, tức là vài ngày sau tiết Đông Chí.

Tháng Dần (1) Tiết Lập Xuân, Khí Vũ Thủy, Quẻ Thái
Khí dương sinh đến hào thứ 3 (từ quẻ Khôn) thì thành quẻ Thái, trên là Khôn, dưới là Càn.
Nhà Hạ Trung Hoa lấy tháng Dần làm tháng đầu tiên của năm, từ đó Tử Bình theo phép này.

Sửa bởi XaoTieu: 01/05/2024 - 10:31


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

3 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |