Jump to content

Advertisements




Lịch Can chi biện luận


80 replies to this topic

#31 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 874 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 26/03/2024 - 08:17

Có thể thấy khi vào vận Bệnh của nguyên Mậu Tí (2913 trước CN) các chủng tộc dụ mục Aryan (văn minh ngựa) nổi lên xâm lược khắc nơi, toàn bộ châu Âu, bắc Á, vùng Địa Trung Hải, bắc Ấn độ đều ngã gục trước vó ngựa và đao kiếm của họ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hình ảnh được trích dẫn từ:


Năm 2000 trước CN bắt đầu hình thành nhà nước Ochre Coloured Pottery (OCP) ở phía bắc tiểu lục địa Ấn độ (vùng Nê pan ngày nay). Nhà nước này đã phá hủy nền văn minh Indus ở lưu vực sông Ấn. Tù nhân cũng được đưa về đây sống kiếp nô lệ. Trải qua thời kỳ đên tối của văn minh Indus là bốn vận Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt với một nghìn hai trăm năm, cũng là thời kỳ huy hoàng của người Aryan, đến năm 1713 trước CN thì bước vận Thai, Dưỡng. Theo lịch Can chi thì đây là thời kỳ Phật tái sinh để diệt trừ kẻ ác, khôi phục Phật Pháp chuẩn bị cho nguyên kế tiếp. Đến thời điểm này thì bắt đầu sự diệt vong của người Aryan. Đầu tiên là khi đã chiếm hết đất đai có thể thì "hết thỏ thì cung nỏ sẽ chĩa vào nhau", các cuộc chiến giữa các nhà nước Aryan diễn ra khốc liệt, có thể biết qua truyền thuyết về trận chiến thành Troia, sau đó là đại hồng thủy với động đất núi nửa và sóng thần (có ghi lại trong Kinh Thánh với con thuyền Noah) đã đưa toàn bộ các nhà nước Aryan vào thời kỳ bị hủy diệt mà đã được truyền miệng qua truyền thuyết Hy lạp .
Nhà nước OCP cũng không nằm ngoài số phận, nó bị hủy diệt vào khoảng năm 1500 trước công nguyên tức vào vận Thai khoảng 200 năm là mốc lịch sử đã được ghi lại.

Sửa bởi binhlq: 26/03/2024 - 08:25


Thanked by 2 Members:

#32 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 874 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 28/03/2024 - 05:49

Một câu hỏi đặt ra là trong thời mạt pháp, vào vận Tử Mộ Tuyệt việc duy trì tham chiếu máy Lịch gốc không còn, nền văn minh tan vỡ từng mảng thì việc tính toán lịch Can chi tiến hành ra sao. Như vậy, sẽ phải có cách tính tương đối ghi lại trong cổ thư hoặc truyền miệng. Sẽ có hai cách tính dựa vào lịch trăng để tính ngược sang lịch tiết khí như sau.
Một là, sử dụng nhị thập bát tú cơ số 28. Một năm tiết khí có khoảng 364 / 28 = 13 vòng nhị thập bát tú, tương ứng với 13 tháng trăng cơ bản. Trong trường hợp giản tiện hơn thì sử dụng Thứ (Tuần) một hệ đếm cơ số 7 bằng 1/4 hệ đếm nhị thập bát tú với một năm có 52 tuần cơ bản. Từ việc quan sát điểm sóc của mặt Trăng (tức ngày mồng 1) và gán giá trị của vòng nhị thập bát tú sẽ tính được tháng nhuận, năm nhuận, từ đó đồng bộ năm tiết khí và năm trăng với nhau theo luật Bù - Trừ. Kết hợp nhìn sao để xác định tháng trăng. Vậy chỉ còn việc đếm năm can chi, điều này có thể dễ dàng trong mọi điều kiện hoàn cảnh. Cuối cùng sẽ có được ngày tháng năm Trăng, từ thông tin này kết hợp với các vòng xoay đồng tâm (một dạng như bàn tính tay cổ truyền) có thể chuyển đổi sang ngày tháng năm tiết khí nếu cần.
Hai là, sử dụng Bát quái ở nguyên 1 Mậu Tí (4713 - 1113 trước CN) và bánh xe Pháp luân ở nguyên 2 Kỷ Sửu (1113 trước CN - 2487) với luật 8 năm sẽ có 3 năm nhuận. Kỹ lưỡng hơn thì sẽ dùng hệ đếm Thứ để định năm và tháng nhuận.
Hiện cũng đang thời mạt pháp của nguyên 2 Kỉ Sửu, ta có thể thấy cách tính lịch can chi của đồng bào Chăm Việt nam:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hình ảnh được trích xuất từ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#33 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 874 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 29/03/2024 - 04:42

Cơ sở và cách tính lịch trăng (còn gọi là âm lịch) của đồng bào Chăm Việt nam hoàn toàn trùng khớp với những giải mã của máy Antikythera. Đó là cặp bánh răng đồng trục 47 răng / 128 răng, nghĩa là chu kỳ 128 năm tiết khí (năm mặt trời) thì có 47 tháng nhuận.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đồng bào Chăm có hai cách tính cho chu kỳ 8 năm có 3 năm nhuận và 32 năm có 12 năm nhuận, trong đó có phân biệt Đại nhuận và Tiểu nhuận. Chính xác nhất là 128 năm có 47 năm nhuận, 128 năm là chu kỳ đã được phát hiện (dùng phép đo thì phát hiện 129 năm) là mặt trăng quay lại trạng thái ban đầu.
Cho nên chính xác thời gian một vòng mặt trăng quanh quả đất là 29.5 + 47 / 128 / 12 = 29.53059895833 ngày. Theo cách tính của đồng bào Chăm và nguyên lý máy Antikythera thì các tháng đủ thiếu liên tiếp xen nhau. Việc định chính xác tháng nhuận và tháng nào đủ, tháng nào thiếu tối quan trọng trong phép xem tử vi, vì có thể lệch một ngày hoặc một tháng và lá số hoàn toàn khác. Cá nhân tôi thì bị lệch một tháng nếu dùng cách tính thông thường hiện nay và trước đây tôi đã áy náy rất nhiều về lá số của mình.

Thanked by 1 Member:

#34 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 874 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 13/04/2024 - 10:58

Từ việc giải mã máy Antikythera ta có hai hằng số vũ trụ là năm mặt trời dài 365.2530120482 ngày (365 + 63/249) và tháng mặt trăng dài 29.53059895833 ngày (59/2 + 47/128/12). Qua một thuật giải chỉ dùng các phép tính sô học:

string[] thus = new string[] { "t1", "t2", "t3", "t4", "t5", "t6", "t7" };

int jdtests = LichAD.jdFromDate(1, 1, 1001);
int jdtestl = jdtests;
int[] tPLs = cTool.JDdenPhatLich(jdtests, m_MuiGioLich);
int[] tTrangs = cTool.JDdenTrang(jdtests, m_MuiGioLich);
int jdteste = -1;

int thcu = -1, namcu = -1; int demthang = 0; string ht = "";
for (int iis = 0; iis < 365 * 500; iis++)
{
jdtests++;
int[] tPL = cTool.JDdenPhatLich(jdtests, m_MuiGioLich);
int[] tTrang = cTool.JDdenTrang(jdtests, m_MuiGioLich);

if (tTrang[3] == 1 && tTrang[1] != thcu && tTrang[2] != namcu)
{
int chi = (jdtests + 1) % 12;
int can = (jdtests + 9) % 10;
demthang++; thcu = tTrang[1]; namcu = tTrang[2]; ht += string.Format("{0}/{1}/{2} {4} {3}\r\n", tTrang[0], tTrang[1], tTrang[2], Nhtt.NhiThapBatTu[(jdtests % 28) * 3 + 1], LichAD.Can[can] + " " + LichAD.Chi[chi]);
}

if ((tTrang[0] == tTrangs[0]) && (tTrang[1] == tTrangs[1]) && (tTrang[3] == tTrangs[3]) && (tPL[0] == tPLs[0]) && (tPL[1] == tPLs[1]))
{
jdteste = jdtests; break;
}
}
int dt = jdteste - jdtestl;

Ta có chu kỳ 3940 ngày cho sự kiện mặt trăng, mặt trời và quả đất trở về vị trí tuyệt đối trên cung hoàng đạo như điểm đầu chu kỳ. Một chu kỳ 3940 ngày chứa 7 tháng trăng nhuận.
3940 ngày cũng là 19 năm mặt trời chẵn:
19 * 365.2530120482 = 6939.807229 ngày.
Cũng là 19 năm mặt trăng với 7 tháng nhuận:
(19*12+7) * 29.53059895833 = 6939.690755 ngày.
Máy Antikythera thực chất là một máy tính tương tự tính toán sử dụng bánh răng với các hệ sô 4 * 7 * 8 * 31.
Thời mạt pháp liên kết chuẩn với máy Antikythera không còn, các dân tộc sẽ phải lập lịch bảng tính toán với các công cụ đơn giản hóa đi rất nhiều sẽ sủ dụng hệ sô 8, 7, 60 tức là 2 * 7 * 8 * 60 mà ta có thể thấy qua thục tế về lịch dân tộc Chăm pa.

Thanked by 1 Member:

#35 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 874 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 14/04/2024 - 11:18

Một thiết bị đơn giản hóa để tính lịch âm dương trong thời mạt pháp đã tìm thấy từ thế giới Hồi giáo ở thiên nhiên kỷ hai sau CN.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nó được cho rằng đã được chế tạo và sử dụng trong nội bộ đế quốc Đông La Mã, được người Hồi giáo suy tập sau khi đế quốc này sụp đổ với sự kiện thủ đô của đế quốc là thành Constantinople (nay là thủ đô Istanbul của Thổ nhĩ kỳ) thất thủ.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thiết bị được vận hành thủ công với một chìa khóa nạp thêm ngày mới hàng ngày sau khi cài đặt ban đầu với quan sát thiên văn để định tháng tiết khí và ngày đầu tiên của tháng trăng. Các thiết bị được cài đặt ban đầu cùng nhau có thể hoạt động đồng bộ như lịch bỏ túi cho nhiều người thực hiện cùng một tác vụ. Đồng thời cũng cung cấp lịch tiết khí cho người trồng trọt chăn nuôi tạo ra thức ăn. Về sau thiết bị như vậy cũng không còn và người Hồi giáo chỉ còn khả năng lập lịch dạng bảng thuần âm lịch (lịch Hồi giáo ngày nay). Nhưng họ vẫn còn giữ được cách bù nhuận 11 ngày cho chu kỳ 30 năm tức vẫn duy trì được tháng mặt trăng dài:
59/2 + 11/30/12 = 29.53055555556
Như vậy quãng hai nghìn năm mới bị lệnh 1 ngày:
(29.53059895833-29.53055555556) * 12 * 2000 = 1.04166648
Lịch Chăm pa bù 3 ngày nhuận cho 8 năm.
Tháng mặt trăng dài:
59/2 + 3/8/12 = 29.53125.
Quãng 150 năm sẽ sai lệnh 1 ngày nhưng bù lại việc xác định tháng nhuận với 8 năm có 3 tháng nhuận (chính xác là 19 năm có 7 tháng nhuận) thì lịch Chăm pa gần với thiết bị bánh răng nói trên hơn. Và chỉ cần quãng 100 năm định lại lịch qua quan sát thời tiết thì lịch can chi vẫn vận hành chính xác trong thời loạn lạc chia ly bởi đi vào vận Suy Bệnh.


Thanked by 1 Member:

#36 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 874 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 15/04/2024 - 05:21

Thật là kỳ diệu việc cỗ máy lịch pháp Antikythera với hệ thống bánh răng cơ khí thực hiện phép tính số học để tính toán lịch can chi với cả vạn năm không sai một khắc. Nó không cần mô hình thiên văn của NASA cần phải máy tính số hiện đại với nền tảng toán học cao cấp. Vậy nó tính toán lập lịch thế nào.
Ta có thể thấy qua hệ thống bánh răng tính toán năm mặt trời 365 + 63/249, ngoài các bánh răng đảm bảo tỉ số truyền như 5 x 73 = 365 và 63/249 thì phép cộng được tính qua các bánh răng hành tinh vi sai. Nguyên tắc của nó cũng tương tự như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Để ý rằng máy Antikythera có tải trọng đầu ra rất nhỏ nên nó không dùng bánh răng bao mà thay vào đó là đệm lót tạo không gian cho bánh răng hành tinh di chuyển. Ngoài ra phần di chuyển chậm 63/249 được chế tạo to lớn và có số răng nhiều gấp 3 lần (3 * 21 / 3 * 81 = 63 / 249) để đảm bảo độ chính xác.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi binhlq: 15/04/2024 - 05:31


Thanked by 1 Member:

#37 kietbiz

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 57 Bài viết:
  • 42 thanks

Gửi vào 15/04/2024 - 13:09

Cám ơn tác giả có bài viết rất hay, ý nghĩa rất thiết thực.
Lấy 300 năm làm 1 chặng cũng rất ứng phép tính lịch khí tiết của người Việt cổ, khi xét thế - 30 năm là 1 giờ, 10 giờ ( 300 năm) là quản 1 tuần thế.

Thanked by 1 Member:

#38 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 874 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 15/04/2024 - 15:07

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

kietbiz, on 15/04/2024 - 13:09, said:

Cám ơn tác giả có bài viết rất hay, ý nghĩa rất thiết thực.
Lấy 300 năm làm 1 chặng cũng rất ứng phép tính lịch khí tiết của người Việt cổ, khi xét thế - 30 năm là 1 giờ, 10 giờ ( 300 năm) là quản 1 tuần thế.
Đúng vậy, nền văn minh phía Đông Thiên đỉnh Phật giáo là nền văn minh động Đình Hồ (cùng thời với văn minh Indus) thuộc người Bách Việt với chữ giáp cốt, Đạo đức kinh, Kinh Dịch, Bát quái, Hà đồ, Lạc thư....Vào vận Tử của nguyên 1 Mậu Tí tức từ năm 2613 BC thì sụp đổ, chế độ cộng hòa bộ lạc bị thay thế bởi chế độ phong kiến hình thành từ năm 1713 BC đến nay với các triều đại Hạ, Thương.... Cư dân của nền văn minh bị chia làm ba phần, phần ở lại chấp nhận hòa huyết, phần chạy sang phía Tây vào Vân Nam, Tây Tạng, phần chạy xuống phía nam là Việt Nam hiện nay (điều này được ghi lại trong Đạo Đức Kinh và Kinh Dịch)

Sửa bởi binhlq: 15/04/2024 - 15:12


Thanked by 1 Member:

#39 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 874 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 16/04/2024 - 10:21

Tính toán lịch tiết khí bằng bánh răng hệ mặt trời được thực hiện liên tục. Vậy cỗ máy Antikythera hiển thị như thế nào đến người dùng. Để có thể chạy hàng trăm năm hoặc lâu hơn rất nhiều thì nó sẽ không dùng hiển thị kim. Mảnh C của cổ vật hé lộ cho chúng ta thấy nó dùng vòng xoay.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hình ảnh được trích từ nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ở mặt trước cơ chế có hai vòng xoay, một cho lịch tiết khí và một cho lịch trăng. Bộ đếm ngày sẽ truyền động qua phân hệ tính toán lịch tiết khí và trăng đến hai vòng xoay của mặt hiển thị. Trên mặt hiển thị có một vạch chỉ thị cố định cho biết đang ở ngày tháng tiêt khí (cung hoàng đạo) và trăng nào. Điểm đặc biệt trong phần này là bánh răng côn chuyển phương truyền đông đi 90 độ đảm bảo thu nhỏ kích thước.

Thanked by 1 Member:

#40 kietbiz

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 57 Bài viết:
  • 42 thanks

Gửi vào 16/04/2024 - 10:54

Học trò lấy quẻ cho phương Đông. Được quẻ Lôi Thiên Đại Tráng ( từ năm 2636 đến 2611 tcn). Hào 5 âm ( quản 2616 - 2612 tcn).
Lời hào 5- ngôi là âm, chống lại 4 hào dương cường đang lên. Vậy hoàn cảnh xung đột, chiến tranh từ phương Càn - Tây Bắc chăng ?

#41 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 874 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 16/04/2024 - 15:53

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

kietbiz, on 16/04/2024 - 10:54, said:

Học trò lấy quẻ cho phương Đông. Được quẻ Lôi Thiên Đại Tráng ( từ năm 2636 đến 2611 tcn). Hào 5 âm ( quản 2616 - 2612 tcn).
Lời hào 5- ngôi là âm, chống lại 4 hào dương cường đang lên. Vậy hoàn cảnh xung đột, chiến tranh từ phương Càn - Tây Bắc chăng ?
Là xung đột Nga - Ukraine và nguy cơ thế chiên III.

#42 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 874 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 16/04/2024 - 16:33

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

binhlq, on 16/04/2024 - 15:53, said:

Là xung đột Nga - Ukraine và nguy cơ thế chiên III.
nếu lấy thời điểm hiện nay.
Còn 2636 đến 2611 tcn thì đó là chủng người Saka (thuộc Kim, có nói ở phần trước) từ vùng Trung Á thiên di vào châu Âu, Địa Trung Hải, Trung Đông, Ấn độ và cả Mông cổ.

Thanked by 1 Member:

#43 Yeslan

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 64 Bài viết:
  • 39 thanks

Gửi vào 17/04/2024 - 06:25

Nói về lịch "Can Chi" hay "Tiết Khí" thì ví dụ năm nay ngày Hạ Chí sẽ là ngày 21/06 lúc 03:51 sáng (giờ Dần) tức là ngày Bính Thìn, giờ Canh Dần thì binhlq có thể toán ra được bao lâu thì trái Đất sẽ quay về đúng vị trí này theo lịch Can Chi cũng sẽ là ngày Bính Thìn, giờ Canh Dần được không?

Thanked by 1 Member:

#44 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 874 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 18/04/2024 - 13:47

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Yeslan, on 17/04/2024 - 06:25, said:

Nói về lịch "Can Chi" hay "Tiết Khí" thì ví dụ năm nay ngày Hạ Chí sẽ là ngày 21/06 lúc 03:51 sáng (giờ Dần) tức là ngày Bính Thìn, giờ Canh Dần thì binhlq có thể toán ra được bao lâu thì trái Đất sẽ quay về đúng vị trí này theo lịch Can Chi cũng sẽ là ngày Bính Thìn, giờ Canh Dần được không?
Chu kỳ 19 năm chẵn là như sau. Nói theo âm dương lịch cho dễ hiểu. Ví dụ lấy hôm nay là 18/5 dương lịch ngày âm lịch là 11/4 năm 2024. Qua 19 năm, đầu chu kỳ mới cũng sẽ là ngày 18/5 dương lịch ngày âm lịch là 11/4 năm 2043. Tức là vị trí của mặt trời, trái đất và mặt trăng quay về như ngày khời đầu chu kỳ trước. (có thể xem trên phần mềm lịch nhưng nhớ là phần mềm theo giải thuật của tác giả Hồ Ngọc Đức sẽ cho kết quả khác nhau +/- 1 ngày, cũng có thể cả tháng, vấn đề này tôi có đề cập ở bài trước).
Chu kỳ 6940 ngày hay 19 năm cũng được gọi là chu kỳ Saros.
Còn ngày Can Chi khởi từ ngày Giáp Dần là cơ số hệ đếm 60 dùng cho các mục đính khác, có thể không trùng hoặc trùng là điều bình thường. Chu kỳ Saros trong máy Antikythera dùng để xác đinh tháng nhuận. Trong cơ chế có một bánh răng 228 răng ứng với số tháng của 19 năm 19 x 12 = 228 và một bánh răng có số răng hệ số 7 để tính các tháng nhuận trong chu kỳ 19 năm mặt trời. Chu kỳ Saros cũng dùng để dự đoán nhật thực nguyệt thực, song có lẽ cỗ máy Antikythera không có chức năng này đó vì đây là hiện tượng thiên nhiên bình thường.

Sửa bởi binhlq: 18/04/2024 - 14:15


#45 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 874 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 18/04/2024 - 13:58

Để đếm được ngày Julius thì cỗ máy lịch pháp Antikythera làm thế nào. Ta có hình ảnh lắp ghép của ba mảng chính A, B, C từ các hình ảnh tư liệu gốc năm 1905, dù độ phân giải thấp nhưng nó là hình ảnh sơ khai lúc vừa trục vớt, tàn tích còn bám được trên bề ngoài chứa rất nhiều thông tin của hệ thống. Qua đó có thể hình dung được phần bị nước biển xâm thực và cuốn trôi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Từ hình ảnh lắp ghép ta có thể hình dung cỗ máy có cơ cấu đồng hồ giờ chạy bằng dây cót. Trục dây cót được chế tạo chắc chắn kèm lỗ lên dây cót từ bên ngoài. Đồng hồ giờ chạy một vòng 12 canh giờ sẽ được đếm một ngày, thông tin giờ được truyền đông liên tục vào cơ cấu đếm ngày cơ số 60 và kết quả sẽ hiển thị trên năm vành đồng tâm, mỗi vành có 60 cung (ô) ghi thiên can địa chi của lục niên hoa giáp. Riêng vành ngoài cùng trên các ô có thêm 11 vạch trong mỗi ô để hiển thị 12 canh giờ. Một vạch chỉ thị cố định trên mặt máy sẽ cho biết là mấy giờ và là ngày Julius thứ bao nhiêu từ ngày khởi nguyên. Năm vành đồng tâm được gá trên các kẹp đỡ gắn cố định trên vỏ máy, một kẹp đỡ có hai má kẹp trong và ngoài có gối đỡ bi để giàm lực ma sát khi vành xoay, sẽ có ít nhất hai kẹp đỡ hai bên. Cơ cấu truyền động ngang được gắn cố định trên kẹp đỡ hoặc trên vỏ máy và đĩa tròn có tác dụng như lò xo ép khớp răng truyền động để chống rơ cơ khí và chốt vành khỏi các rung động từ bên ngoài.
Năm vành đếm ngày có dung lượng 60 * 60 * 60 * 60 * 60 = 777.600.000 ngày, hôm nay là ngày 2.460.419.
Ảnh tư liệu xuất xứ từ:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tham khảo thêm:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi binhlq: 18/04/2024 - 14:03







Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

6 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 6 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |