Jump to content

Advertisements




Chuyện Nam Kỳ Xưa ...


730 replies to this topic

#526 FM_daubac

    Khôn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 8363 Bài viết:
  • 6128 thanks

Gửi vào 20/11/2023 - 11:47

SỐ ĐẶC BIỆT #45 | GIANG HỒ XỨ NAM KỲ | Chuyện thực hấp dẫn cứ như Phim !
Nov 19, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

Giang hồ miền Nam thời Pháp thuộc phần lớn là những tá điền “dốt đặc cán mai”, một chữ bẻ đôi không biết, chịu không nổi ách áp bức, bóc lột của bọn cường hào, ác bá bèn bỏ xứ đi làm trộm cướp, y như nhân vật thầy giáo Hai Thành trong vở cải lương Đời cô Lựu.

Những nông dân tay lấm, chân bùn này trôi dạt lên Sài Gòn - Chợ Lớn sống lang thang ven kênh rạch, bến xe thổ mộ, nhà ga… Ban ngày, họ nai lưng làm cu-li. Tối đến, họ cởi áo bôi mặt lọ nồi, lận mã tấu trong cạp quần hành nghề “đạo tặc”.

Tuy nói là vậy nhưng khắp xứ Nam kỳ lục tỉnh thời kỳ này đừng hòng đào đâu ra một tay giang hồ quậy phá làng xóm hoặc trộm chó, bắt gà. Giang hồ miền Nam thời Tây sống rất anh hùng mã thượng, “trọng nghĩa, khinh tài” và luôn luôn “kiến nghĩa bất vi” y như những nhân vật “quân tử Tàu” trong truyện Thất hiệp ngũ nghĩa, Thất kiếm thập tam hiệp. Cũng chính vì vậy, chánh quyền thực dân Pháp cùng bọn tay sai luôn ăn không ngon, ngủ không yên. Chúng tìm mọi cách bắt bớ, giam cầm, thậm chí lén lút thủ tiêu họ nhằm trừ hậu họa.

Lãnh địa giới giang hồ hùng cứ vào những năm 20 - 30 thế kỷ trước là Chợ Lớn, Lăng Ông - Bà Chiểu, Xóm Thuốc (Gò Vấp), bến phà Thủ Thiêm, cầu Sắt (Đa Kao) và bến xe Lục tỉnh. Nét đặc biệt của giang hồ đầu thế kỷ 20 so với du đãng bây giờ chính là bản lãnh. Tay anh chị nào cũng võ nghệ đầy mình, không giỏi quyền cước thì đừng hòng trụ vững ở cái thế giới “lắm người, nhiều ma” này.

Khi có chuyện phải "đối thoại" với nhau bằng dao búa, họ không bao giờ ỷ lại vào lực lượng hùng hậu để “đánh hội đồng” theo kiểu “ruồi bu cùi bắp” như đám choai choai bây giờ mà sẵn sàng chơi "bặc-co" tay đôi “một chọi một”. Có thể kể đến cuộc đụng độ của Bảy Viễn với Mười Trí, quyền sư Mai Thái Hòa so tài với gã giang hồ Tư Ngang tại “hãng phân” Khánh Hội (Q.4), “thầy ngãi” Nguyễn Nhiều bẻ lọi tay trùm du đãng khu lò heo Gia Định - Phillip - ở cầu Sơn (Thị Nghè)…

Giang hồ xưa tuy nghèo chữ nghĩa nhưng giàu chữ “tín”, cư xử với nhau rất “nghĩa khí”, bởi vậy mới sanh ra từ “điệu nghệ” do từ “đạo nghĩa” đọc trại ra. Thời kỳ này, giang hồ Sài Gòn ít nhiều chịu ảnh hưởng từ nhân vật trong các pho truyện “Tàu” được bán khắp các bến xe do nhà in Tín Đức Thư Xã ấn hành.

Thực tế cho thấy, không ít tay du đãng sừng sỏ từng lấy biệt danh là Võ Tòng, La Thành, Đơn Hùng Tín, Tiểu Lý Quảng, Triệu Tử Long, Đông Phương Sóc… như là một thứ “danh thiếp” nhằm khẳng định tên tuổi trong chốn giang hồ.






.

Thanked by 1 Member:

#527 FM_daubac

    Khôn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 8363 Bài viết:
  • 6128 thanks

Gửi vào 21/11/2023 - 11:22

Cầu BÔNG | Đố ai biết tên "Bông" là gì ?
Nov 20, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

Theo nhà văn Sơn Nam, Cầu Bông được xây dựng từ thế kỷ 18, lúc đầu đặt tên là cầu Cao Miên, một thời gian sau, cầu Cao Miên đổi tên là Cầu Bông, vì ở chân cầu lúc đó có trồng rất nhiều hoa kiểng cho nên người dân xưa gọi là Cầu Bông.

– Vài ảnh hiếm thuở xưa ơi là xưa về cây Cầu Bông này và khu vực Dakao cách đây 150 năm, ngày nay Cầu Bông vẫn còn hiện diện trên đất Sài Gòn và là cây cầu cố cựu nhứt.






.

Thanked by 1 Member:

#528 FM_daubac

    Khôn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 8363 Bài viết:
  • 6128 thanks

Gửi vào 21/11/2023 - 13:33

SỐ ĐẶC BIỆT #46 | Quân sử CÁN BỘ XÂY DỰNG NÔNG THÔN QL.VNCH
Nov 20, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

“Bắt được lính Ngụy thì tha
Bắt được cán bộ lấy da làm giày”

Đây là câu thơ mà tình cờ tôi được một cựu sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến kể lại rằng, sau năm 1975 được mấy “Ông ba mươi” rêu rao khắp Đô Thành Sài Gòn, khiến cho bao nhiêu Cán bộ Xây dựng Nông thôn phải đốt hết giấy tờ tùy thân, vì sợ mấy ông vô tới tận nhà tử hình không qua xét xử.

Vậy, cán bộ xây dựng nông thôn là gì mà khiến cho ông ba mươi Việt Cộng phải ghét cay ghét đắng như vậy?






.

Thanked by 1 Member:

#529 FM_daubac

    Khôn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 8363 Bài viết:
  • 6128 thanks

Gửi vào 22/11/2023 - 11:35

LÍP BA GA là gì mà mấy ông chú hay nói quá vậy ?
Nov 21, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

Thế hệ của tôi, của lớp cha chú trong gia đình, kể cả xóm làng khi muốn nói hay diễn tả cái gì đó thiệt nhiều, không thể giới hạn, đong đếm mức độ, thì thường nói là: “Líp ba ga luôn...!”.

Thí dụ như: nhậu xỉn quắc cần câu, nhậu cho banh ta-long, nhậu tới bến, nhậu cho mát trời ông Địa, nhậu cho muỗi biết tên mà sợ... thì nói luôn cho gọn là "Nhậu líp ba ga". Ra phố, xuống chợ mua sắm tràn trề, tá lả, đụng đâu mua đó, gặp món đồ nào mà khoái thì mua liền, được kêu là "Mua líp ba ga".

*Vậy “Líp ba ga” là gì...?






.

Thanked by 1 Member:

#530 FM_daubac

    Khôn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 8363 Bài viết:
  • 6128 thanks

Gửi vào 22/11/2023 - 12:06

"GIANG HỒ ÁO LÍNH" | Những Sự Thật Mà Có Thể Bạn Chưa Biết!
Nov 21, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

Khi đế chế Đại Cathay sụp đổ, giang hồ Sài Gòn – Chợ Lớn mang một màu sắc khác. Thời của giang hồ mặc áo lính.

Ngoài cái chết của ông trùm Sơn “đảo” bị anh em Y Cà Lết đoạt mạng thì còn 1 sự kiện chấn động thế giới ngầm ngày ấy, đó là cuộc đấu súng giữa hai băng đảng người Nhái và băng Lính dù tại một phòng trà ở quận Nhứt. Kết cục ông trùm Châu Nhị của băng người Nhái và ông trùm Hợi “điên” của băng lính dù đều vong mạng.






.

Thanked by 1 Member:

#531 FM_daubac

    Khôn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 8363 Bài viết:
  • 6128 thanks

Gửi vào 23/11/2023 - 10:37

HẺM ở SÀI GÒN | Đặc trưng bản sắc miền Nam
Nov 22, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

Con hẻm ở Sài Gòn, chỉ có ở Sài Gòn mới có mà thôi. Nó không gióng những con phố với nhưng tên riêng như Hà Nội.Nó cũng không phải là những “ngõ” ở Hội An, Huế.

Những con hẻm ở Sài Gòn có lẽ rồi sẽ dần dà mất đi vì mật độ đô thi hóa. Nhưng, hình ảnh những con hẻm nhỏ vẫn còn mãi trong lòng người Sài Gòn. Những con hẻm quanh co, chằn chịt như mạch máu, như cái chân chất thật thà của chính con người Sài Gòn.

Ở đó có cái tình cảm xóm giềng chảy trôi trong máu thịt. của mỗi con người Việt Nam, thứ tình cảm xóm giềng mà dù đi bất kỳ nơi đâu trên thế giới này cũng không tìm thấy được. Ở đó là những sự nương tựa chung đụng sống cùng nhau, sống cùng cái tốt lẫn cái xấu của nhau một cách chân thật trọn vẹn…






.

Thanked by 1 Member:

#532 FM_daubac

    Khôn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 8363 Bài viết:
  • 6128 thanks

Gửi vào 23/11/2023 - 11:57

MẤT SỔ GẠO - Ác mộng thời Bao Cấp
Nov 22, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

Thời bao cấp: Khi mất sổ gạo

Người bị mất sổ trông mới thảm hại làm sao: Mặt nghệt ra, tái xám, toát hết mồ hôi. Thế là cả tháng đó phải chạy ngược chạy xuôi để lo tạm cấp, trước khi làm được sổ mới. Bây giờ nghĩ lại cười ra nước mắt…






.

Thanked by 1 Member:

#533 FM_daubac

    Khôn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 8363 Bài viết:
  • 6128 thanks

Gửi vào 23/11/2023 - 13:42

Vì Sao "CHUYỆN TỬ TẾ" Từng Bị CẤM CHIẾU?
Nov 22, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

Chuyện tử tế (The Story of Kindness hay How to Behave) là một bộ phim tài liệu Việt Nam, sản xuất bởi Xưởng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương do Trần Văn Thủy làm đạo diễn. Tác phẩm hoàn thành năm 1985 nhưng cho tới 1987 mới được ra mắt.

Với nội dung đi sâu vào thân phận của những người nghèo khổ và xã hội dưới thời bao cấp, bộ phim sau khi làm xong đã phải "giấu" khỏi sự phát hiện bởi chính quyền. Chỉ đến hậu Đổi Mới, phim mới có cơ hội phát hành cùng Hà Nội trong mắt ai nhờ lời gợi mở của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh. Tuy vậy, Chuyện tử tế vẫn vấp phải những hạn chế khi chiếu rộng rãi đến công chúng và từng bị cấm không cho đem ra nước ngoài. Đạo diễn Trần Văn Thủy đã tìm mọi cách để phim xuất hiện ở Liên hoan phim tài liệu quốc tế Leipzig rồi đoạt giải Bồ câu bạc tại đây. Sau sự kiện này, hơn 12 đài truyền hình quốc tế đã mua bản quyền chiếu phim, đem về số tiền lớn cho nhà nước Việt Nam. Bộ phim sau đó còn xuất hiện tại nhiều liên hoan phim khác nhau trên thế giới.

Cho đến hàng thập kỷ sau khi ra đời, Chuyện tử tế vẫn được công nhận là bộ phim tài liệu tiêu biểu của điện ảnh Việt Nam, được đánh giá cao bởi các học giả chuyên môn. Phim đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm hậu chiến và giúp Trần Văn Thủy nhận Giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội vào năm 2022.





.

Thanked by 2 Members:

#534 FM_daubac

    Khôn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 8363 Bài viết:
  • 6128 thanks

Gửi vào 24/11/2023 - 12:37

GIÁNG SINH 1968 | Giáo Xứ CẦU KHO Trở Thành Trại Tị Nạn
Nov 23, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

Không có tiếng súng, không có âm thanh của bom đạn ở xung quanh, nhưng thật không may, hàng ngàn người dân phải trải qua một kỳ nghỉ lễ Giáng sinh mà không có nhà cửa, hay nói cách khác là trở thành người vô gia cư bất đắc dĩ bởi hậu quả của chiến tranh. Một nghĩa trang ở Sài Gòn – Chợ Lớn đã trở thành nhà của gần 2000 người.






.

Thanked by 1 Member:

#535 FM_daubac

    Khôn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 8363 Bài viết:
  • 6128 thanks

Gửi vào 24/11/2023 - 12:54

Bình An & Ngãi An - phủ PHƯỚC LONG của Nhà Nguyễn là đâu ?
Nov 23, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

Ngày nay, Thủ Dầu Một là trung tâm của tỉnh Bình Dương, cách Sài Gòn chỉ khoảng 20-30km. Dưới thời nhà Nguyễn, vùng đất mang tên Thủ Dầu Một vốn là trung tâm huyện Bình An, phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa. Lỵ sở huyện Bình An khi đó đặt tại thôn Phú Cường thuộc tổng Bình Điền.

Tên gọi Thủ Dầu Một xuất phát từ việc ngày xưa xứ này là một rừng cây dầu cổ thụ, xưa kia đồn binh canh giữ tại huyện lỵ Bình An nằm trên ngọn đồi có cây dầu lớn, người ta quen gọi là Thủ Dầu Miệt, trong đó Thủ là “giữ”, còn “miệt” là vùng đất (giống như miệt xứ). Dần dần Thủ Dầu Miệt trở thành Thủ Dầu Một.






.

Thanked by 1 Member:

#536 FM_daubac

    Khôn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 8363 Bài viết:
  • 6128 thanks

Gửi vào 25/11/2023 - 11:20

Yêu biết mấy TÀ ÁO ĐÊM NOEL
Nov 24, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

“Tôi đã được yêu, e mình còn xa cách lối
Đạo, đời ngăn đôi đứa đôi nơi,
Nhưng mà tôi tin có Chúa Trời.”

Nói về các thể loại âm nhạc trên thế giới, có lẽ Việt Nam là một trong số ít những quốc gia dành riêng một dòng nhạc để nói về người lính. Người ta thường mượn những lời ca để nói lên tâm sự của người quân nhân, người nơi hậu phương và kẻ ở tiền tuyến. Nhưng để tìm được một bài nhạc chủ đề Giáng Sinh mà lại có người lính thì chắc chỉ đếm trên vài đầu ngón tay.

Tà Áo Đêm Noel là một trong những ca khúc đặc biệt đó, đây là bài hát đầu tay của nhạc sĩ Tuấn Lê, được sáng tác vào năm 1968, khi ông đang du học phi công tại Hoa Kỳ để phục vụ cho Không Lực Việt Nam Cộng hòa.







.

Thanked by 1 Member:

#537 FM_daubac

    Khôn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 8363 Bài viết:
  • 6128 thanks

Gửi vào 25/11/2023 - 13:38

NƯỚC MÍA - Món giải khát từ xa xưa tại miền Nam
Nov 24, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

Nước mía là thứ nước giải khát ngon, bổ rẻ và được ép nguyên chất từ mía tươi. Ngày xưa mấy xe nước mía thường dùng tay để ép mía, bánh xe như vô lăng lái tàu, tay người ép mía phải khỏe mới ép được hết nước ra khỏi những cây mía dài.






.

Thanked by 1 Member:

#538 FM_daubac

    Khôn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 8363 Bài viết:
  • 6128 thanks

Gửi vào 25/11/2023 - 14:04

1968 - Quân đội Úc tổ chức tiệc Giáng Sinh cho 400 trẻ tị nạn
Nov 24, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

Đây là thước phim được chúng tôi ghi hình tại tỉnh Phước Tuy, cùng với đoàn thiện nguyện của Quân đội Úc Đại Lợi. Trong kỳ nghỉ Lễ Giáng Sinh, ngày 12 tháng 12 năm 1968.

Những nhân viên của Bịnh viện dã chiến Úc Đại Lợi đầu tiên tại Vũng Tàu đã tổ chức một buổi Tiệc Giáng Sinh cho hơn 400 trẻ em ở trại tị nạn Nam Bình, thuộc tỉnh Phước Tuy.

Có lẽ hình ảnh ông già Noel không mấy xa lạ với trẻ em Việt Nam thời điểm đó, bởi tới mỗi kỳ Lễ Giáng Sinh là lại xuất hiện những người áo đỏ, với bộ râu trắng, xách cái túi sau lưng, đi tới đâu là lại được tụi nhỏ vây quanh.

Ông già Noel thường phát kem, nước ngọt và bánh kẹo, nên luôn luôn là một hình ảnh gần gũi trong mắt trẻ em Việt Nam và thế giới.






.

Thanked by 1 Member:

#539 FM_daubac

    Khôn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 8363 Bài viết:
  • 6128 thanks

Gửi vào 26/11/2023 - 11:50

Phóng sự 1972 | Khổ luyện Thao Trường mang tên vị Hoàng đế Quang Trung
Nov 25, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

“Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu, cố lên dù nhọc nhằn, đem mồ hôi viết thành sử xanh”

Đây là thước phim được chúng tôi ghi hình từ Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, tỉnh Gia Định ngày 01 tháng 01 năm 1972.

Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung là một Quân trường Cấp Quốc Gia trực thuộc Tổng cục Quân huấn, nhằm đào tạo quân nhân và binh sĩ cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Trung tâm được thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1953 tại địa phận Quán Tre, quận Hóc Môn tỉnh Gia Định, vì vậy mà ban đầu còn có tên là Trung tâm huấn luyện Quán Tre. Tới ngày 1 tháng 6 năm 1957, tổng thống Ngô Đình Diệm quyết định cải danh thành Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Quang Trung.

Những khóa sinh tân binh thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa phải trải qua nhiều khóa huấn luyện kỹ năng quân sự cơ bản tại Trung tâm trước khi trở thành một quân nhân chánh thức. Thông thường thời gian huấn luyện là ba tháng.






.

Thanked by 1 Member:

#540 FM_daubac

    Khôn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 8363 Bài viết:
  • 6128 thanks

Gửi vào 27/11/2023 - 11:20

Podcast | GIA LONG TẨU QUẤC - Hồi Thứ Nhứt
Nov 26, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

Quyển lịch sử tiểu thuyết này, ngoại trừ một vài ý tưởng và lời lẽ dường như của người đời nay mới sản xuất ra, cũng kể là một thiên kiệt tác. Người thường đọc đến ắt phải hoan nghinh, người rộng học xem vào cũng có lý thú, nghĩa là toàn quốc có thể xem mà không tiếc ngày giờ.

Dẫu rằng tiểu thuyết mà nếu có thể tập cho quốc dân quen thuộc các tên tuổi nhà công thần phụ tá Cao Hoàng, bình được Tây Sơn, lên ngôi cửu ngũ như Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Huỳnh Đức, Châu Văn Tiếp, Võ Tánh,... thì cũng đủ bổ ích.






.

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

36 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 36 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |