Jump to content

Advertisements




Lịch thiên văn 2023


  • Bạn không thể gửi trả lời cho chủ đề này
No replies to this topic

#1 danhkiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 424 Bài viết:
  • 1056 thanks

Gửi vào 15/01/2023 - 11:00

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trăng tròn và siêu trăng
Hầu hết các năm đều có 12 lần trăng tròn - mỗi lần trong một tháng. Nhưng trong năm 2023, sẽ có 13 lần trăng tròn, trong đó có 2 lần diễn ra vào tháng 8.
Lần trăng tròn thứ hai trong một tháng được gọi là trăng xanh. Thông thường, cứ 29 ngày là có trăng tròn, trong khi hầu hết các tháng của Dương lịch kéo dài 30 hoặc 31 ngày. Do đó, cứ sau 2,5 năm sẽ có một lần trăng xanh.
Theo EarthSky, hai lần trăng tròn vào tháng 8 cũng có thể được coi là siêu trăng. Có nhiều định nghĩa về siêu trăng nhưng thuật ngữ này thường biểu thị trăng tròn sáng hơn, gần Trái đất hơn bình thường và do đó trông lớn hơn trên bầu trời đêm.
Một số nhà thiên văn học cho biết, hiện tượng này xảy ra khi Mặt trăng nằm trong 90% cận điểm - điểm gần Trái đất nhất trên quỹ đạo của Mặt trăng. Theo định nghĩa này, trăng tròn tháng 7 cũng sẽ được coi là siêu trăng.
Dưới đây là danh sách những lần trăng tròn cho năm 2023, theo Old Farmer’s Almanac:
Ngày 6.1: Trăng sói
Ngày 5.2: Trăng tuyết
Ngày 7.3: Trăng giun
Ngày 6.4: Trăng hồng
Ngày 5.5: Trăng hoa
Ngày 3.6: Trăng dâu tây
Ngày 3.7: Trăng hươu đực
Ngày 1.8: Trăng cá tầm
Ngày 30.8: Trăng xanh
Ngày 29.9: Trăng thu hoạch
Ngày 28.10: Trăng thợ săn
Ngày 27.11: Trăng hải ly
Ngày 26.12: Trăng lạnh

Dù đây là những cái tên phổ biến liên quan đến trăng tròn hàng tháng, nhưng mỗi tên gọi đều mang ý nghĩa riêng với các bộ lạc người Mỹ bản địa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nguyệt thực toàn phần trên bầu trời Canta, phía đông Lima, Peru ngày 15.5.2022. Ảnh: AFP
Với người yêu thiên văn quan sát nhật thực ở Indonesia, một phần ở Australia và Papua New Guinea, nhật thực quan sát được sẽ là nhật thực lai, tức kiểu trung gian giữa nhật thực toàn phần và nhật thực hình khuyên.
Nhật thực hình khuyên đi qua Tây bán cầu sẽ xảy ra vào ngày 14.10 và có thể nhìn thấy trên khắp Bắc, Trung và Nam Mỹ.
Nguyệt thực nửa tối sẽ xảy ra vào ngày 5.5, quan sát được ở Châu Phi, Châu Á và Australia.
Nguyệt thực một phần vào ngày 28.10 sẽ có thể quan sát được ở Châu Âu, Châu Á, Australia, Châu Phi, một phần của Bắc Mỹ và phần lớn Nam Mỹ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Siêu Trăng

Đêm 30/8 (rằm tháng 7 âm lịch), người yêu thiên văn Việt Nam sẽ được quan sát lần siêu trăng duy nhất trong năm 2023 khi mặt trăng về gần trái đất nhất. Quan sát từ trái đất, mặt trăng sẽ to hơn và sáng hơn bình thường.
Đáng chú ý, đây là lần trăng tròn thứ 2 trong cùng một tháng nên siêu trăng lần này còn được gọi là trăng xanh. Tuy nhiên, đây là tên gọi mang tính văn hóa, mặt trăng không chuyển màu xanh.
Nhật thực
Nhật thực toàn phần xảy ra vào sáng và trưa 20/4 (giờ Hà Nội) là hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất năm nay trên thế giới. Tuy nhiên chỉ khu vực Úc, Nam Cực và một phần của Đông Nam Á có thể quan sát được hiện tượng này.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhật thực toàn phần là sự kiện thiên văn đáng chú ý nhất năm nay.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tại Việt Nam, các tỉnh từ Đà Nẵng đến hết miền Nam có thể quan sát được nhật thực một phần. Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, Bắc Trung Bộ không thể quan sát sự kiện này.
Nguyệt thực
Vào đêm mùng 5 rạng sáng ngày 6/5, người yêu thiên văn Việt Nam có thể quan sát nguyệt thực nửa tối. Hiện tượng xảy ra khi mặt trăng đi vào vùng bóng nửa tối của trái đất và chuyển màu đỏ nhạt. Lần nguyệt thực này có thể quan sát ở một khu vực rộng lớn gồm toàn bộ châu Úc, phần lớn Châu Á và một phần Châu Âu. Việt Nam cũng có thể quan sát trọn vẹn hiện tượng này.
Sau đó, khoảng đêm 28, rạng sáng ngày 29/10, người yêu thiên văn Việt Nam cũng có thể quan sát hiện tượng nguyệt thực một phần. Tuy nhiên, đây là lần nguyệt thực có độ che phủ thấp (khoảng 12%).



Mưa sao băng
Theo Hiệp hội Khí tượng Mỹ, năm mới bắt đầu với trận mưa sao băng Quadrantid đạt cực đại trong đêm từ ngày 3-4.1 với những người quan sát ở Bắc Mỹ.
Đây là trận mưa sao băng đầu tiên trong số 12 trận mưa sao băng của năm 2023. Trận mưa sao băng tiếp theo, mưa sao băng Lyrid, dự kiến đạt đỉnh vào tháng 4.
Dưới đây là những ngày cao điểm của các đợt mưa sao băng khác trong năm 2023:
Lyrids: 22-23.4
Eta Aquariids: 5-6.5
Nam Delta Aquariids: 30-31.7
Alpha Capricornids: 30-31.7
Perseids: 12-13.8
Orionids: 20-21.10
Nam Taurids: 4-5.11
Bắc Taurids: 11-12.11
Leonids: 17-18.11
Geminids: 13-14.12
Ursids: 21-22.12


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


03-04 tháng 01: Mưa sao băng Quadrantids

Đây là trận mưa sao băng loại trên trung bình, gây ra bởi những mảnh vụn còn lại của sao chổi 2003 EH1. Nó được đặt tên theo chòm sao cổ Quadrans Muralis, hiện nay khu vực trung tâm của chòm sao này thuộc chòm sao Bootes. Thời điểm lý tưởng nhất để quan sát hiện tượng này là rạng sáng ngày mùng 4 tháng 1 (Dương lịch). Năm nay, Mặt Trăng sẽ gây cản trở đáng kể cho việc quan sát của bạn. Vì lý do đó, chỉ ở những nơi có điều kiện quan sát tốt (trời không mây hoặc sương mù, ít ô nhiễm), bạn mới có nhiều cơ hội quan sát được các sao băng của hiện tượng này. Tại các khu vực ô nhiễm ánh sáng, nếu kiên nhẫn và may mắn, bạn vẫn có thể thấy được một số sao băng, nhưng số lượng sẽ ít và đa số sẽ rất mờ.

20 tháng 04: Nhật thực một phần

Hiện tượng nhật thực toàn phần sẽ diễn ra vào sáng và trưa ngày 20/4 theo múi giờ của Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ có người quan sát ở các tỉnh/thành phố thuộc khu vực phía Nam có thể theo dõi được một giai đoạn dưới dạng nhật thực một phần (không nhìn thấy được nhật thực toàn phần). Các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ không thể quan sát hiện tượng này.

22-23 tháng 04: Mưa sao băng Lyrids

Mưa sao băng loại trung bình này được gây ra bởi các mảnh vụn của sao chổi C/1861 G1 Thatcher. Thông thường, nó có thể cho phép bạn quan sát được trên 20 sao băng mỗi giờ vào lúc cực điểm. Mặt Trăng sẽ không gây cản trở cho lần quan sát này của bạn nên nếu thời tiết đủ lý tưởng thì đây sẽ là dịp tuyệt vời để quan sát hiện tượng này. Mặc dù số lượng sao băng không nhiều nhưng đôi khi có thể có những sao băng dài và sáng xuất hiện. Thời điểm phù hợp nhất để bạn quan sát nó nếu điều kiện cho phép là đêm 22, rạng sáng ngày 23 tháng 4, ở khu vực của chòm sao Lyra.

05-06 tháng 05: Nguyệt thực nửa tối

Người quan sát ở Việt Nam cùng toàn bộ châu Úc và một phần lớn của châu Á, Đông Âu sẽ theo dõi được nguyệt thực nửa tối diễn ra từ hơn 22h tối mùng 5 cho tới 02h sáng mùng 6 tháng 5. Nguyệt thực nửa tối là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất và nhận được ít ánh sáng của Mặt Trời hơn. Khác với nguyệt thực toàn phần và một phần, đối với nguyệt thực nửa tối Mặt Trăng chỉ tối đi so với Trăng tròn thông thường một chút và thường có sắc đỏ nhưng không thực sự rõ nét.

06-07 tháng 05: Mưa sao băng Eta Aquarids

Đây là mưa sao băng loại trung bình, diễn ra ở khu vực chòm sao Aquarius. Vì gần trùng với thời điểm Trăng tròn (ngay sau đêm có nguyệt thực nửa tối), ánh Trăng sẽ ngăn cản việc theo dõi của bạn. Nếu thời tiết đủ lý tưởng, bạn có thể thấy một số vệt sáng của hiện tượng này ở những khu vực bầu trời cách xa nơi có Mặt Trăng.

04 tháng 06: Sao Kim đạt biên độ cực đại về phía Đông

Đây là thời điểm Sao Kim - hành tinh sáng nhất trên bầu trời đêm - nằm ở vị trí cách xa về phía Đông của Mặt Trời nhất khi nhìn từ Trái Đất, và như vậy đây là thời điểm lý tưởng nhất để bạn quan sát hành tinh này vào lúc chiều tối ở bầu trời phía Tây, sau khi Mặt Trời lặn. Trong văn hóa Việt Nam, Sao Kim xuất hiện ở phía Tây vào buổi chiều tối thường được gọi là Sao Hôm.

28-29 tháng 07: Mưa sao băng Delta Aquarids

Trận mưa sao băng loại trung bình (hoặc nhỏ) này thường diễn ra từ giữa tháng 7 cho tới tận quá nửa tháng 8 hàng năm. Dù vậy, nó chỉ thực sự đáng chú ý vào lúc cực điểm là tối 28 - rạng sáng 29 tháng 7. Trung tâm của hiện tượng này là chòm sao Aquarius. Cũng nhưEta Aquarids, mưa sao băng Delta Aquarids năm nay cũng sẽ bị ánh Trăng cản trở, và có lẽ nó không thực sự là một sự kiện đáng chú ý với người yêu thích thiên văn.

12-13 tháng 08: Mưa sao băng Perseids

Là hiện tượng gây ra bởi tàn dư của sao chổi Swift-Tuttle, Perseids là một trong những trận mưa sao băng đáng chú ý nhất hàng năm. Nó diễn ra từ giữa tháng 7 cho tới cuối tháng 8, với cực điểm rơi vào đêm 12 - rạng sáng 13 tháng 8. Mặt Trăng sẽ không gây ảnh hưởng đáng kể trong đêm cực điểm này, và vì thế nếu như thời tiết thuận lợi, 2023 sẽ là một năm tuyệt vời để bạn quan sát mưa sao băng Perseids. Hiện tượng này có khu vực trung tâm là chòm sao Perseus. Vào đêm cực điểm, với điều kiện quan sát lý tưởng, Perseids có thể đạt từ 60 tới 100 sao băng mỗi giờ.

27 tháng 08: Sao Thổ tới vị trí trực đối

Đây là thời điểm đáng chú ý nhất hàng năm để bạn quan sát hành tinh này. Sao Thổ sẽ nằm đối diện với Mặt Trời qua Trái Đất, và vì thế đó là thời điểm nó nằm tương đối gần Trái Đất so với các điểm khác trên quỹ đạo của chúng ta, đồng thời phần được chiếu sáng của nó hướng về Trái Đất nhiều nhất. Với những ai có kính thiên văn, đây sẽ là cơ hội tốt nhất trong năm để quan sát hành tinh này cùng vành đai tuyệt đẹp của nó.

31 tháng 08: Siêu Trăng

Mặt Trăng sẽ tới gần cận địa (điểm gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo của nó) vào cùng lúc với pha Trăng tròn, vì thế vào đêm Trăng tròn này, bạn sẽ thấy nó lớn hơn và sáng hơn Trăng tròn thông thường một chút. Vì đây cũng là lần Trăng tròn thứ hai trong cùng một tháng, nên nó còn được gọi là "Trăng xanh". Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây là một tên gọi mang ý nghĩa văn hóa, Mặt Trăng không bao giờ có màu xanh.

19 tháng 09: Sao Hải Vương tới vị trí trực đối

Hành tinh xa nhất Hệ Mặt Trời mà chúng ta đã biết cho tới nay sẽ đạt vị trí trực đối vào tối 19 tháng 9. Tất nhiên, hành tinh này không thể được nhìn thấy bằng mắt thường. Nếu như có một chiếc kính thiên văn, việc xác định vị trí và tìm được nó trên bầu trời cũng sẽ là một việc thú vị.

07 tháng 10: Mưa sao băng Draconids

Đây là một mưa sao băng nhỏ với mật độ ít khi quá 10 sao băng mỗi giờ. Nó có trung tâm là chòm sao Draco. Khác với các mưa sao băng khác, thời điểm tốt nhất để quan sát mưa sao băng Draconids không phải lúc rạng sáng mà vào buổi tối, khi bạn có thể nhìn thấy chòm sao Draco trên bầu trời phía Bắc. Mặt Trăng sẽ không gây cản trở nào, và vì thế mặc dù là mưa sao băng nhỏ, Draconids sẽ có thể cho bạn thấy một số sao băng sáng nếu thời tiết thuận lợi.

21-22 tháng 10: Mưa sao băng Orionids

Orionids vẫn luôn được coi là một trận mưa sao băng đáng chú ý hàng năm. Nó có khu vực trung tâm là chòm sao Orion - một chòm sao dễ nhất ra tới mức gần như bất cứ ai đều có thể tìm được nó khi trời quang mây nhờ ba ngôi sao thẳng hàng và cách đều nhau mà các nhà thiên văn gọi là "thắt lưng của Orion". Trong lần quan sát này, bạn sẽ có nhiều cơ hội nhìn thấy nhiều sao băng của Orionids nếu như thời tiết thuận lợi, do không bị cản trở bởi ánh Trăng.

23 tháng 10: Sao Kim đạt biên độ cực đại về phía Tây

Hành tinh sáng nhất trên bầu trời đêm sẽ nằm xa nhất về phía Tây của Mặt Trời khi quan sát từ Trái Đất. Điều đó có nghĩa là nó sẽ mọc lên sớm hơn Mặt Trời khá nhiều và đó là thời điểm lý tưởng để bạn quan sát nó lúc rạng sáng ở bầu trời phía Đông. Trong văn hóa Việt Nam, Sao Kim xuất hiện ở phía Đông trước lúc bình minh thường được gọi là Sao Mai.

29 tháng 10: nguyệt thực một phần

Rạng sáng 29 tháng 10, người quan sát ở Việt Nam sẽ có thể theo dõi nguyệt thực một phần với độ che phủ thấp (chỉ hơn 12%). Dù vậy, nếu thời tiết cho phép, đây vẫn là một hiện tượng đáng chú ý của năm 2023.

03 tháng 11: Sao Mộc tới vị trí trực đối

Đầu tháng 11, bạn sẽ có cơ hội quan sát Sao Mộc ở thời điểm lý tưởng nhất hàng năm. Hành tinh lớn nhất Hệ Mặt Trời này sẽ nằm ở vị trí thuận lợi nhất đối với người quan sát từ Trái Đất vào tối 03/11/2023. Với một chiếc kính thiên văn và một bầu trời đủ trong, bạn sẽ dễ dàng xác định được màu sắc của nó cùng 4 vệ tinh Galileo dưới dạng 4 chấm sáng nằm hai bên hành tinh này.

13 tháng 11: Sao Thiên Vương tới vị trí trực đối

Đây là thời điểm tuyệt vời nhất để bạn quan sát hành tinh này. Mặc dù về lý thuyết, nó có thể được nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng nó sẽ chỉ là một chấm nhỏ mờ nhạt ngay cả ở những nơi có điều kiện quan sát lý tưởng nhất. Do đó, giống như với Sao Hải Vương, đây sẽ chỉ là sự kiện đáng chú ý với người quan sát được kính thiên văn hỗ trợ.

17-18 tháng 11: Mưa sao băng Leonids

Trận mưa sao băng này xảy ra quanh khu vực của chòm sao Leo. Năm 2023, Leonids vẫn là một mưa sao băng loại trung bình với khoảng 30 sao băng mỗi giờ vào cực điểm. Mặt Trăng sẽ gây ít cản trở đối với việc quan sát hiện tượng này. Tại những nơi trời trong, bạn sẽ có thể thấy được nhiều sao băng với một số trong đó có thể khá dài và sáng. Các sao băng có thể xuất hiện từ mọi hướng của bầu trời, nhưng tập trung nhiều nhất ở khu vực chòm sao Leo (Sư tử).

13-14 tháng 12: Mưa sao băng Geminids

Geminids được coi là trận mưa sao băng lớn nhất năm, với cực điểm có thể đạt từ 100 tới 120 sao băng mỗi giờ nếu trời trong. Hiện tượng này diễn ra trong suốt tháng 12, nhưng thời điểm thuận lợi nhất để quan sát sẽ là đêm 13 - rạng sáng 14. Trung tâm của nó là chòm sao Gemini. Mặt Trăng sẽ không xuất hiện trong thời điểm này và như vậy 2023 có thể là năm lý tưởng để tìm kiếm những sao băng của Geminids.

21-22 tháng 12: Mưa sao băng Ursids

Trận mưa sao băng nhỏ này sẽ chỉ giúp bạn thấy được một vài sao băng nếu thời tiết hoàn toàn thuận lợi, do Trăng ở pha bán nguyệt sẽ che mờ một lượng đáng kể những vệt sáng của nó. Trung tâm của nó là chòm sao Ursa Minor - chòm sao có chứa sao Polaris, ngôi sao định hướng cho phương Bắc (sao Bắc Cực).

Sửa bởi danhkiem: 15/01/2023 - 11:01


Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |