Sửa bởi phonghue: 03/11/2022 - 13:20
Trao đổi về kinh nghiệm luận giải Tử Vi theo PP VN cổ truyền
#46
Gửi vào 03/11/2022 - 13:13
#47
Gửi vào 03/11/2022 - 13:20
OYEY, on 03/11/2022 - 12:06, said:
Văn là văn hoá giáo dục
Nghĩa là trước khi học văn hoá giáo giục nên phải biết ứng xử, lễ phép, lễ giáo trước...
Học lễ đâu cần phải chữ nghĩa mới biết, đó là cha mẹ, là nguời lớn dạy con phải kính trọng ông bà, biết thưa gửi với người lớn,... Đứa bé phải tập làm quen với những quy củ, đạo đức, quy tắc ứng xử phù hợp với chuẩn mực của xã hội...
Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ những "người được xem là lớn tuổi" thường dùng những câu nói này để nhét nhữ vào mồm lớp trẻ, khi lớp sau cố gắng giải thích hoặc không đồng ý với người lớn chẳng hạn... Không quy chụp cho tất cả.
Nhưng, trước khi muốn người khác kính trọng mình thì phải làm sao cho người khác kính trọng đã. Đừng nghĩ vài câu dạ thưa ngọt tai đã là "lễ", bởi xã hội thì vẫn luôn tồn tại "lễ" hình thức và "lễ" giả tạo. Ai muốn nghe gì thì chiều, nói thôi mà!
Sửa bởi phonghue: 03/11/2022 - 13:22
#48
Gửi vào 03/11/2022 - 13:39
phonghue, on 03/11/2022 - 13:20, said:
Có phần tranh luận này, chẳng qua vì định nghĩa không rõ ràng, dễ nhầm lẫn các khái niệm.
Về cơ bản, giáo dục Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung, từ cấp thấp đến cấp cao luôn có mục tiêu là làm sao cho người học thu nhận được 3 thứ: (i) kiến thức; (ii) kỹ năng, và (iii) thái độ.
Ở Việt Nam, ảnh hưởng của văn hóa dân tộc, nên "thái độ" được đặt lên trước 2 cái còn lại. Đương nhiên, học được "thái độ" được coi là chuẩn mực thì không chỉ dừng lại ở lời nói (như mẫu giáo các cô dạy trẻ gặp người lớn phải chào, ai cho gì thì phải cám ơn, làm sai thì phải xin lỗi...), mà còn phải học từ sách vở, bài giảng như lớn lên tiểu học là học Giáo dục công dân, đại học thì là các tuần sinh hoạt công dân, thậm chí các khóa học về kỹ năng giao tiếp... Thậm chí hàng ngày học từ sách vở, phim ảnh, các chương trình truyền hình có lồng ghép yếu tố giáo dục thái độ...
Tuy nhiên, 3 thứ đó dù đặt ở thứ tự thế nào cũng sẽ luôn được ngầm hiểu là phải được tích lũy theo thời gian, và đan xen nhau, chứ không phải hoàn thiện xong "thái độ" thì mới đến phần "kiến thức" và "kỹ năng". Nhưng đương nhiên, phải có "kiến thức" thì mới rèn được "kỹ năng". Đó là một vài ý trong triết lý giáo dục đại học của Việt Nam. Vấn đề đặt ra ở đây, đó là làm thế nào, bằng phương pháp nào đánh giá chính xác được 3 tiêu chí đó. Trong khi "kiến thức" và "kỹ năng" thì có thể được đánh giá phần nhiều qua các bài kiểm tra, thì "thái độ" là thứ có lẽ khó định lượng nhất. Bởi mỗi người mỗi phong cách, có khi ăn to nói lớn, nói to tựa như đang cãi vã nhưng trong đó là một thái độ tốt, chỉ là cách thể hiện không theo chuẩn mực thông thường, và ngược lại... ăn nói hoa mỹ, kính chào kính thưa các kiểu nhưng có khi chả phải là thực...
Như vậy, Lễ và Văn khi được hiểu rộng ra ra như vậy sẽ không bị nhầm lẫn.
Còn ở diễn đàn này, đương nhiên (đa số) các hội viên vẫn sẽ giữ chuẩn mực về "thái độ", kính trên nhường dưới. Nếu đảm bảo về mặt kiến thức nữa thì "thái độ" sẽ bền vừng. Bằng không, chỉ nói mà không làm, lời nói khác xa thực thế, nói thì hay, hoa mỹ, như rót mật vào tai, nhưng chỉ cần một lần không chuẩn mực là sẽ nhận ngay được "thái độ" khác liền.
Tóm lại, ở trên diễn đàn này nói riêng, diễn đàn khác hoặc mạng ảo khác nói chung, khi chúng ta chỉ biết nhau qua các con chữ (luận giải, chia sẻ kiến thức, đời sống...), vậy thì có lẽ kiến thức, kỹ năng đâu đó được đặt lên hàng đầu. Thái độ là kết quả/hệ quả của kiến thức và kỹ năng mà hội viên nào đó thể hiện ra.
P/s: đương nhiên những thứ tưởng chừng là bình thường như nói ở trên lại không tài nào áp dụng nổi đối với những người được coi là "bất bình thường", dẫu con số này là rất ít (nhưng không phải không có).
Sửa bởi Expander: 03/11/2022 - 13:53
Thanked by 4 Members:
|
|
#49
Gửi vào 03/11/2022 - 14:33
Theo tìm hiểu của mình thì Câu: Tiên học lễ Hậu học văn không nằm trong kho tàng Ca dao tục ngữ của Việt Nam, nên nói là ảnh hưởng của văn hóa dân tộc là mình chưa đồng ý. Nó là câu khẩu hiệu của Nho gia, Kho Ca dao tục ngữ Việt Nam là chữ Nôm. Cũng có câu nói về sự ăn học này, nhưng nó rõ ràng, tuần tự và hay hơn nhiều, đó là: Học ăn, Học nói, Học gói, Học mở. Nó theo 1 trình tự rất rõ ràng, Chứ không có khó hiểu hay phải hiểu như thế này, hiểu như thế kia, hay hiểu rộng ra v.v... Tại sao Tục ngữ lại khó hiểu như vậy? Trong khi nó cân đơn giản dễ hiểu. Hay là tỏ ra khó hiểu để chứng tỏ cao thâm?
Sửa bởi phonghue: 03/11/2022 - 14:43
Thanked by 1 Member:
|
|
#50
Gửi vào 03/11/2022 - 14:36
Ảnh hưởng đó chính là từ Nho giáo, Đạo giáo của Tàu đấy. Tôi không ưa Tàu nên không muốn viết chi tiết vào.
Còn "chữ" chỉ là công cụ, nó không thể là nội hàm của "Văn". "Văn" phải hiểu rộng ra, là "kiến thức" và "kỹ năng" theo cách diễn đạt hiện đại. Hiểu "Văn" là "Văn hóa" thì chỉ đúng 1 phần.
Xưa, các cụ đâu có biết chữ, mà chữ "Lễ" phải nói là không chê vào đâu được.
P/s: Không ưa Tàu vì "tư tưởng bá quyền" nhưng cái gì tích cực của nó vẫn phải thừa nhận (vd: Tử Vi, Tử Bình, huyền học nói chung chẳng hạn).
Chủ top hay nói về "Lễ", thậm chí nhiều lần nhấn mạnh với các hội viên trẻ tuổi ở diễn đàn, rằng, đối với người lớn tuổi hơn thì phải ra sức kính trọng. Tôi hoàn toàn nhất trí cả hai tay với điều này, nên lúc đầu cũng thế hiện sự trân trọng và tôn trọng chủ top. Cho đến ngày giáp Tết, 23/01/2022, tức 1 ngày sau khi viên tịch của một vị thiền sư nổi tiếng, thọ 95 tuổi, hơn hẳn tuổi chủ top. Chủ top đã lập một topic dùng các lời lẽ không hề "Lễ" và đăng lá số của thiền sư này lên để mọi người "mổ xẻ" và hú họa theo năng lượng tiêu cực đó. Thử hỏi, các cụ xưa có dạy hậu nhân cái "Lễ" đó không, Tổ Hi Di có dạy cái "Nghĩa" đó không? Người ta còn chưa được nhập quan cơ mà!
Lại nói về ca dao, tục ngữ, có câu "nghĩa tử là nghĩa tận", rồi "giận muốn chết đến Tết cũng quên". Nên tôi nhận ra có điều gì đó qua những lời hoa mỹ thường được nghe. Do vậy "thái độ" sẽ không như lúc đầu. Còn về kiến thức của chủ top, tôi không bàn nhiều vì cũng không ấn tượng nhiều.
Sửa bởi Expander: 03/11/2022 - 14:57
Thanked by 1 Member:
|
|
#51
Gửi vào 03/11/2022 - 15:00
nhaque04:12 29/11/2021
"Lễ": Phép giao tiếp giữa các đối tượng trong xã hội. * Thuở xưa, "Lễ" được đặt ở vị trí từ vầng trán trở lên - đó là kính thần minh, kính thiên địa, kính quỷ hồn. * Thời phong kiến, "Lễ" được lập ra các quy chuẩn, các chi tiết, các cấp độ khác nhau để người ta có thể cư xử với nhau - nhưng "Lễ" khi ấy mang đặc trưng và phục vụ cho các tầng lớp xã hội phong kiến. * Thời nay (không còn phong kiến), các mối quan hệ giữa người với người đã thay đổi rất nhiều - đương nhiên, nội dung và các hình thức của "Lễ" cũng thay đổi/biến chuyển/điều chỉnh theo thực tại xã hội. _ Con cháu chào ông bà, cha mẹ - ông bà, cha mẹ chào lại; cấp dưới chào cấp trên - cấp trên chào lại; cách nói năng hay cách cư xử; ma chay, đám cưới, đám hỏi, rửa tội, ăn chay niệm Phật; v. V... Tất thảy đều là "Lễ". * Bỏ thế nào được! _ Giả sử, kẻ kêu gọi bỏ "Lễ" mà ra đường gặp kẻ dưới không chào hỏi, thì hắn có bảo người khác là không biết lễ phép chăng? _ Giả sử, ở nhà con cái nói chuyện đốp chát, thì những kẻ kêu gọi bỏ "tiên học lễ" có nổi giận và mắng con cái là hỗn hào, là không biết lễ phép hay chăng? * Dường như những người hưởng ứng và kêu gọi bỏ "tiên học lễ", là do ngộ nhận "Lễ" là sản phẩm và mang tính hình thức của thời phong kiến. Nhưng nếu thật như thế, thì có lẽ bọn họ đã hiểu chưa chính xác về "Lễ".
Het Anhhai13:08 29/11/2021
Thật ra nói học lễ trước, học văn sau là có ý nhấn mạnh tầm quan trọng của "lễ', chớ thông thường học trò được dạy đồng thời cả hai. Mọi người luôn khen ngợi kẻ học ít mà lễ phép, biết phép tắc, đạo đức và thường khinh rẻ người xấc láo, ba xạo, vô phép dầu cho họ là học cao đi chăng nữa. Kẻ học vấn thấp, nhưng biết lễ thì dễ được người ta chỉ bảo để dần dần khai thông, mở mang trí óc chủ động sáng tạo. Còn người vô lễ dầu có sáng tạo gì gì đi nữa, thiên hạ vẫn nhìn họ bằng nửa con mắt, thậm chí ném đá...
nguyentanut13:22 29/11/2021
Trong câu "Tiên học lễ, hậu học văn" thì "tiên" và "lễ" không nhằm chỉ thứ tự "trước" và "sau" - mà nhằm nhấn mạnh vai trò của "lễ" hơn "văn". Quá trình rèn "lễ" luyện "văn" là song song, nhưng "lễ" là nền tảng để định hướng và phát huy "văn". Cũng nhằm ý nhấn mạnh này mà ta còn nghe câu: "Trước khi thành danh thì hãy thành nhân". ..
Sửa bởi MHTH: 03/11/2022 - 15:03
Thanked by 1 Member:
|
|
#52
Gửi vào 03/11/2022 - 17:14
hungton781, on 30/10/2022 - 02:08, said:
Lá số này đã được xem từ 30 năm này .
Quý hội viên có thể hỏi về nhiều lãnh vực , chủ đề sẽ tham luận cùng quý vị.
Nay kính ,
bị thiên không địa kiếp chiếu
sinh sứ kiếp không do như bán thiên triết sí
nên vận đáo Tử Phủ lại đăng xuất là đúng đạo lý
#53
Gửi vào 03/11/2022 - 20:56
- Cung mệnh: số vất vả từ bé, lớn lên nhập ngũ vào quân đội, phục vụ bên quân y của binh chủng hay đụng trận ở những vùng hỏa tuyến. Người gan dạ, can đảm, trách nhiệm công việc nên được vinh thăng. Tuy nhiên cung Thiên di và cung Quan không tương xứng nhau, nên chỉ hàm thiếu tá khi giải ngũ.
- Cung Tài: Cung an Thân Vũ-Lôc cung Tài có nhiều sao không hợp nên không đói, công việc kiếm tiền thì ngược xuối, chi tiêu rất chừng mực
- Cung Điền: mệnh Sát-Riêu, Điền có Lực-Đà-Kỵ, Toái, Cô-Quả Hao , Linh. 4 đại vận đầu rất tốt cho nhà cửa, những đại vận sau ở chung cư, nhà cửa khó tậu, tranh cãi, lạnh lẽo.
- Cung Thê: Mệnh có Nguyệt-tướng.; thê có Liêm-Tướng, Đào-Hồng; nhị Đức, vợ đẹp, có Thai-Tọa quý phái, rất yêu thương vợ, vợ con nhà danh giá trước khi lấy chồng, lấy đương số thì vận cũng chìm nổi theo vận đương số. Vậy mà đương số cũng có ngoại tình.
- Phụ mẫu: cung an Thân có Tử vi-Khôi-Lôc nên là con trưởng. Mệnh Tướng – phục. cung phụ mẫu có Quang-Quý, đặc biệt là sao Dưỡng nên thủa nhỏ được cha mẹ thương yêu nhất , và sau này cũng phụng dưỡng cha mẹ nhất. Cha mẹ không hợp tính nhau, về già cha mẹ mỗi người sống một nơi. Mẹ sống với đương số.
Thanked by 1 Member:
|
|
#54
Gửi vào 03/11/2022 - 20:56
phonghue, on 03/11/2022 - 11:33, said:
- "Tiên học Lễ" có nghĩa là học Lễ giáo, Lễ nghĩa, ứng xử v.v... nói chung là cách làm người.
- "Hậu học văn" có nghĩa là học chữ.
Theo ý nghĩa câu nói Tiên học lễ hậu học văn, thì đầu tiên là học lễ giáo, lễ nghĩa, ứng xử. Sau mới học chữ.
Vậy là khi học lễ giáo, lễ nghĩa và ứng xử là khi ta đang mù chũ? Trật tự nhu vậy có vẻ không hợp lý hè?
Theo mình hiểu thì học lễ ở đây là lễ nghĩa, học văn ở đây là học thành tài. Trước khi thành tài thì phải là người có lễ nghĩa trước, đại ý là vậy
Thanked by 2 Members:
|
|
#55
Gửi vào 03/11/2022 - 22:06
Thành thật cám ơn các tham luận của quý hội viên .
Qua những tham luận trên chủ đề xin có các nhận xét sau:
1- Theo chủ quan của chủ đề : Khi luận giải Tử Vi chúng ta nên :
a- Không nên đặt nặng quan điểm đạo đức , chính trị, chính kiến, tôn giáo , sắc tộc . giai cấp , bằng cấp, chức tước, danh vọng , quyền lực . , đàng phái , phe nhóm . Nhìn qua lăng kinh này thì theo chủ đề là thiếu sư chính xác. Lịch sử Tàu luôn nhắc :
Tần Cối , tiến sỹ , tể tướng . vương tứơc , là Hán gian sinh : giờ Ngọ , 17/01/1091 nhằm ngày 25 /12 năm Canh Ngọ. Mệnh , Thân ở Mùi Cự Đồng Triệt , Thiên Không , Đà la đắc địa , Hỏa tinh hãm địa, tam hóa Lộc Tồn liênchâu , giáp quý giáp lộc .Tả Hữu , Thai Tọa ,Quang Quý . Xin quý vị hôị viên suy xét.
Lá số : Thiền sư Thích Nhất Hạnh
#56
Gửi vào 03/11/2022 - 22:17
#57
Gửi vào 03/11/2022 - 22:20
hungton781, on 28/10/2022 - 11:32, said:
Nghiên cứu , học hỏi Tử Vi là một bộ môn trí thức lấy căn bản đạo đức làm đầu , đòi hỏi moị người phải giữ lễ phép tôn trọng, kính mến nhau từ trong ngôn từ và thái độ , với môi trường tham luận đầy hoà ái thì cụ Tổ Trần Đoàn sẽ ban cho ân điển đặc thù mà lĩnh hội khoa này.
...
hungton781, on 03/11/2022 - 22:06, said:
1- Theo chủ quan của chủ đề : Khi luận giải Tử Vi chúng ta nên :
a- Không nên đặt nặng quan điểm đạo đức , chính trị, chính kiến, tôn giáo , sắc tộc . giai cấp , bằng cấp, chức tước, danh vọng , quyền lực . , đàng phái , phe nhóm . Nhìn qua lăng kinh này ...
Tiền hậu bất nhất, huống chi cùng 1 topic nói 2 kiểu, đó là lý do nhiều người đã/đang và sẽ quay lưng (đổi thái độ) với chủ top. Hay đó là phong cách của chủ top?
Chủ top ngâm cứu Tử Vi các cách cát, cách hung, cách đại gia, cách trộm cướp ... thì mặc kệ. Nhưng có một điều gọi là tối thiểu, đó là tôn trọng hương hồn người vừa vãng sanh. Tưởng chừng người hay nói đạo nghĩa như chủ top sẽ làm được, nhưng không, người ta mất, xác còn chưa kịp lạnh, chưa được nhập quan, đã bêu rếu là số (mà chắc gì đã khả tín) và gọi họ là "ngã quỷ". Hay chủ top nói chính chủ top? >>>> cruel and inhuman.
Nếu đó là phong cách thì cũng chịu, nhưng đừng đi kêu gọi mọi người phải kính, phải trọng, phải lễ, phải nghĩa với chính chủ top - người có tiêu chuẩn kép - nữa chứ.
Thanked by 2 Members:
|
|
#58
Gửi vào 03/11/2022 - 22:35
20 tháng 12 Tân Sửu . Xin quý hội viên
xem kỹ có đúng với cách số Mệnh , Thiên Tứơng Thiên Quan : Khoa Tồn Xương Khúc Khôi Việt Riêu : Danh tăng , thông minh , sáng tạo , viết sách giảng kinh siêu tuyệt Thân cư Thê Tử Tham Thiên Không Hóa Kỵ Khôi Việt Thai Phong .: nổi tiếng , Nhưng trong cung Thân cư Thê: Tử Tham Đào Hoa Phục binh Thiên Rỉêu Mộc Dục là ý nghĩa gì? xin quý hội viên tham luận .
Nay kính ,
#59
Gửi vào 03/11/2022 - 22:40
Vâng, một kẻ tiền hậu bất nhất, lấy lòng tiểu nhân đo lòng quân tử thì tốt nhất là admin nên khoá cái topic này lại, chẳng có gì hay hoặc học hỏi gì được ở con người như thế này đâu.
Thanked by 2 Members:
|
|
#60
Gửi vào 03/11/2022 - 22:45
Từ trần 22tháng 10 năm Ất Hợi, 1155
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Thắc mắc về cách luận Mai Hoa |
Mai Hoa Dịch Số | quocanhzzzzz |
|
||
CÂU CHUYỆN TRUYỀN CẢM HỨNG VỀ ÔNG LÃO 106 TUỔI Ở ĐÀI LOAN |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
||
TUYỂN CHỌN NGƯỜI HIỀN ĐỂ TRUYỀN BÍ KÍP. |
Linh Tinh | waterloo |
|
||
Nhà khoa học ba không nhận giải Nobel: Không bằng tiến sĩ, không có kinh nghiệm ở nước ngoài, không có chức danh do Vi |
Y Học Thường Thức | Thanks |
|
|
|
Nghiệm lý vui - Quan hay dân, làm ngành gì |
Tử Bình | langtuthanhnam |
|
||
Nghiệm lý lá số 1 đại gia |
Tử Bình | PHT |
|
|
3 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |