←  Tử Vi

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

khôi việt - xương khúc đôi điều chưa biết

Locked

2 3 4 5 6

PMK's Photo PMK 01/12/2011

Người vừa có tài năng, vừa có tiền tài, lại còn vừa có đủ phúc phận để được hưởng hạnh phúc với tài năng và tiền tài ấy thì có lẽ phúc rất to. Chứ đọc tiểu sử nhiều thiên tài thấy ...

Trong truyện Kiều thì khẳng định chắc chắn tài là tài năng. Kiều quá tài hoa, nhưng mệnh lại bạc. Thế nên mới có câu: Có tài mà cậy chi tài.

Đây là lần đầu tiên tôi mới thấy có người đặt vấn đề chữ tài trong câu "Chữ tài liền với chữ tai một vần" của cụ Tố Như nghĩa là tiền tài.
Trích dẫn

PMK's Photo PMK 01/12/2011

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

buiram, on 01/12/2011 - 21:58, said:

Có thể đoán được Nguyễn Du k biết (hoặc k dùng đúng) kiến thức Tử Vi trong Truyện Kiều. Trong Tử Vi thì cho dù tài hay tiền đều (ít nhất là chủ yếu) do mệnh?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chữ mệnh của cụ Tố Như nghĩa là đường đời chứ không phải là cung mệnh.
Trích dẫn

Thanh.Long's Photo Thanh.Long 01/12/2011

tài hoa phải sống trong nghịch cảnh mới sáng được , nhưng phải được cái kết thúc có hậu

'' Nếu Không Có Cái Lạnh Thấu Xương , Sao Thấy Hoa Mai Thơm Ngào Ngạt '' ( Mai Hoa Trâm )
Trích dẫn

buikhoai's Photo buikhoai 01/12/2011

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PMK, on 01/12/2011 - 22:13, said:

Người vừa có tài năng, vừa có tiền tài, lại còn vừa có đủ phúc phận để được hưởng hạnh phúc với tài năng và tiền tài ấy thì có lẽ phúc rất to. Chứ đọc tiểu sử nhiều thiên tài thấy ...

Trong truyện Kiều thì khẳng định chắc chắn tài là tài năng. Kiều quá tài hoa, nhưng mệnh lại bạc. Thế nên mới có câu: Có tài mà cậy chi tài.

Đây là lần đầu tiên tôi mới thấy có người đặt vấn đề chữ tài trong câu "Chữ tài liền với chữ tai một vần" của cụ Tố Như nghĩa là tiền tài.
Tôi rất đồng ý rằng chữ "tài" trong Truyện Kiều hầu hết (và theo tất cả mọi người thì là tất cả chữ "tài" trong đó) là "tài năng", thế mới là thơ Việt Nam chứ. Tôi chỉ nói về chữ "tài" trong câu "chữ tài liền với chữ tai một vần" thôi, nó có thể là chơi chữ. Tôi cũng biết mình không có lý lắm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

), đó là cảm giác của tôi thôi, sorry bạn vì tôi đem cảm giác vào đây mà "lí luận" nhưng khi đọc Truyện Kiều thỉnh thoảng phải dùng cảm giác đấy. Một ví dụ rõ ràng hơn nhiều, có thể "lí luận" hơn nhưng với tôi vẫn phải dùng cảm giác là:

"Trong như tiếng hạc thoảng qua,
Đục như tiếng nước mới sa nửa vời"

Từ "đục" ở đây khó chấp nhận, có người bảo từ "giục" có lí hơn, nhưng lại k làm tương phản với từ "trong". Với tôi thì tùy cảm giác

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

).

Ừh, chữ "mệnh" đúng là "đường đời"+"thân phận", tôi chỉ viết cho vui thôi.
Trích dẫn

Mucdong's Photo Mucdong 01/12/2011

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thatsat, on 01/12/2011 - 21:53, said:

Tài = tiền

Có tiền mà cậy chi tiền
Chữ tiền liền với chữ tiên một vần

Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tiền chữ mệnh khéo là ghét nhau

Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau hết người

Nói ra thì lại bị cười
Không tiền có sức để mà cười không


Bác Thatsat vui tính quá, bài thơ ngộ nghĩnh ghê

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nhưng nếu xem nó là nghiêm túc, thì ngay trong 2 câu đầu tiên đã oánh nhau rồi.
"chữ tiền liền với chữ tiên 1 vần" thì phải cậy tiền mạnh chứ, sao lại nói là "cậy chi tiền"?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trích dẫn

thatsat's Photo thatsat 01/12/2011

Năm xưa Thôi Hiệu Lý Bạch họp mặt uống rượu ngâm thơ ngắm trăng. Trăng hôm đó sáng lắm, rượu được vài tuần, bỗng Thôi Hiệu nghe cái vzèo sau lưng ngạc nhiên ngó theo. Lý Bạch liền bảo: Mỹ phóng tàu con thoi lên mặt trăng đấy, thôi kệ, mình ngâm thơ tiếp đi.
Trích dẫn

thatsat's Photo thatsat 01/12/2011

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Mucdong, on 01/12/2011 - 22:34, said:

Bác Thatsat vui tính quá, bài thơ ngộ nghĩnh ghê

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nhưng nếu xem nó là nghiêm túc, thì ngay trong 2 câu đầu tiên đã oánh nhau rồi. "chữ tiền liền với chữ tiên 1 vần" thì phải cậy tiền mạnh chứ, sao lại nói là "cậy chi tiền"?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bạn chưa hiểu thâm ý của cụ Du.
Câu đầu là của Kiều: Có tiền mà cậy chi tiền.
Câu sau của Mã Giám Sinh: Chữ tiền liền với chữ tiên một vần. 400 đô nè.
Trích dẫn

Mucdong's Photo Mucdong 01/12/2011

Có khi là tại cụ Du không hiểu được thâm ý của bác Thatsat

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bác Thatsat làm Đoạn Trường Tân Thanh version 2 đê!!!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trích dẫn

thatsat's Photo thatsat 01/12/2011

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

buiram, on 01/12/2011 - 22:33, said:

Tôi rất đồng ý rằng chữ "tài" trong Truyện Kiều hầu hết (và theo tất cả mọi người thì là tất cả chữ "tài" trong đó) là "tài năng", thế mới là thơ Việt Nam chứ. Tôi chỉ nói về chữ "tài" trong câu "chữ tài liền với chữ tai một vần" thôi, nó có thể là chơi chữ. Tôi cũng biết mình không có lý lắm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

), đó là cảm giác của tôi thôi, sorry bạn vì tôi đem cảm giác vào đây mà "lí luận" nhưng khi đọc Truyện Kiều thỉnh thoảng phải dùng cảm giác đấy. Một ví dụ rõ ràng hơn nhiều, có thể "lí luận" hơn nhưng với tôi vẫn phải dùng cảm giác là:

"Trong như tiếng hạc thoảng qua,
Đục như tiếng nước mới sa nửa vời"

Từ "đục" ở đây khó chấp nhận, có người bảo từ "giục" có lí hơn, nhưng lại k làm tương phản với từ "trong". Với tôi thì tùy cảm giác

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

).

Ừh, chữ "mệnh" đúng là "đường đời"+"thân phận", tôi chỉ viết cho vui thôi.

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời

Đoạn này mô tả tiếng piano của Kiều. Hạc bay qua thì chỉ kêu quác một tiếng thôi, thanh và dài, thuần nhất như song Hao. Còn suối đang rơi thì đủ các loại âm thanh pha tạp, tiếng nước dội vào đá, tiếng đồng bào thiểu số tắm giặt, rồi thì cá sấu ra suối trang điểm để thành cá heo, v.v... nên âm thanh tạp loạn như Tả Phụ Hữu Bật.

Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa

Đoạn này là tiếng violin, mau như Hỏa Tinh Địa Kiếp còn khoan thì tựa Thiên Phủ Lộc Tồn.

hai câu

Ngọn đèn khi tỏ khi mờ
Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu

ý là tỉa tót Mozart có đến đây cũng ngất ngây cả thôi nhưng đoán biết con cháu sau này vào WTO nên cụ Du tỉa nhẹ đi.
Sửa bởi thatsat: 01/12/2011 - 23:05
Trích dẫn

buikhoai's Photo buikhoai 01/12/2011

Đọc bài của thatsat mà cười gần vỡ bụng, quá vui

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.
Trích dẫn

daicoviet's Photo daicoviet 02/12/2011

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thatsat, on 01/12/2011 - 21:53, said:

Tài = tiền

Có tiền mà cậy chi tiền
Chữ tiền liền với chữ tiên một vần

Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tiền chữ mệnh khéo là ghét nhau

Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau hết người

Nói ra thì lại bị cười
Không tiền có sức để mà cười không

Bần cùng sinh đạo tặc, nghèo đói sinh tội lỗi. Có tiền không thể mua hạnh phúc cho chính mình cũng có thể đem lại hạnh phúc cho người khác.
Kiều mà có tiền đâu đến nỗi phải bán thân lấy 400 đô.
Vật chất là điều kiện cần của hạnh phúc. Cho nên tu vẫn tu, càng giàu càng tốt.

Trong năm trong cõi ta bà
Chữ tiền liền với chữ tiên một vần.
Tiên học đút, hậu học ăn
"Tham quan" cho tận cơ đồ dân đen
Trãi qua thủ tục "đầu tiên"
Chữ Huyền thêm dấu đạo tiên đắc Tài.
Trích dẫn

daicoviet's Photo daicoviet 02/12/2011

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thatsat, on 01/12/2011 - 23:04, said:



Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời

Đoạn này mô tả tiếng piano của Kiều. Hạc bay qua thì chỉ kêu quác một tiếng thôi, thanh và dài, thuần nhất như song Hao. Còn suối đang rơi thì đủ các loại âm thanh pha tạp, tiếng nước dội vào đá, tiếng đồng bào thiểu số tắm giặt, rồi thì cá sấu ra suối trang điểm để thành cá heo, v.v... nên âm thanh tạp loạn như Tả Phụ Hữu Bật.

Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa

Đoạn này là tiếng violin, mau như Hỏa Tinh Địa Kiếp còn khoan thì tựa Thiên Phủ Lộc Tồn.

hai câu

Ngọn đèn khi tỏ khi mờ
Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu

ý là tỉa tót Mozart có đến đây cũng ngất ngây cả thôi nhưng đoán biết con cháu sau này vào WTO nên cụ Du tỉa nhẹ đi.

Trong như tiếng hạc bay qua = Ký tế
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời = Vị Tế
Tiếng khoang như gió thoảng ngoài = Tiểu Súc
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưạ = Giải .

Ngọn đèn khi tỏ khi mờ = Tấn/Minh Di
Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu = Tụy
Khi tựa gối, khi cúi đầu,= Quán
Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày = Mông/Truân
Rằng: "Hay thì thật là hay = Đại Tráng
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào! = Độn
Trích dẫn

HoaCai01's Photo HoaCai01 02/12/2011

Thúy Kiều là nhân vật chánh của tác phẩm văn học vĩ đại nhất của văn chuơng VN, aka Đoạn Trường Tân Thanh.

Thân phận nàng Kiều bi đát phải chăng cô này tài sắc vẹn toàn (1) nên trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. Rõ ràng gia đình cô suy sụp, bản thân cô nghèo quá phải bán thân, vì vậy chữ Tài đi với chữ Tai 1 vần.

Đàn giỏi, hát giỏi là những tài năng trời cho nhưng lọt vào hoàn cảnh bất ưng ý lại là tai họa cho chính mình. Nếu cô Kiều xinh đẹp nhưng nhà quê cục mịch thì có mấy ai ham muốn đòi chiếm đoạt, nếu cô có nhiều tiền thì dễ gì các thế lực quan quyền khác có thể khuynh đảo được phận hồng nhan

Lơ thơ tơ liễu buông mành
Phất phơ trước gió biết vào tay ai

vì chỉ cần chế độ Phong Bì trao tay để đồng bạc xé toạt tờ giấy.

Như vậy chữ Tài mà cụ Nguyễn Du ám chỉ chính là Tài Năng tức các đặc tính nổi trội của 1 con người từ đó sinh ra những oan tình cay nghiệt cho số kiếp tài hoa. Sách Tử Bình cho rằng sao Hoa Cái (2) là sao trọng nghệ thuật, có khuynh hướng tu đạo, thích huyền cơ triết lý nhưng đụng phải hung sát thì tăng tục khó minh, tự phiêu bồng đa lãng đãng. Phải chăng Hoa Cái là Tài Năng nhưng nếu không trọn đường thuận thảo thì đâu khác gì nàng Kiều cũng trọng danh dự nhưng phải đắm chìm trong bão táp phong ba (3).


(1) Thanh Nga = tài sắc vẹn toàn
(2) Hoa Cái = Tài Hoa Cái Thế, không hề mang ý nghĩa tham tiền tham dục.
(3) Khi hạn hành trong thế Tứ Linh đụng nhằm cảnh Thái Tuế gặp KK đồng cung thì dễ mất mạng và phải hầu tòa liên miên.
Sửa bởi ThienPhucThienQuan: 02/12/2011 - 05:24
Trích dẫn

thatsat's Photo thatsat 02/12/2011

ThienPhucThienQuan said:

Lơ thơ tơ liễu buông mành
Phất phơ trước gió biết vào tay ai

Đoạn này là cảnh Kim Trọng đang lần đường tìm sang nhà Thúy Kiều.

Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người
Nhớ nơi kì ngộ vội dời chân đi
Một vùng cỏ mọc xanh rì
Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu
Gió chiều như gợi cơn sầu
Vi lô hiu hắt như màu khảy trêu
Nghề riêng nhớ ít tưởng nhiều
Xăm xăm đè nẻo Lam Kiều lần sang
Thâm nghiêm kín cổng cao tường
Cạn dòng lá thắm dứt đường chim xanh
Lơ thơ tơ liễu buông mành
Con oanh học nói trên cành mỉa mai
Mấy lần cửa đóng then cài
Đầy thềm hoa rụng biết người ở đâu

Kim Trọng là con trai của một gia đình giàu có và thế lực ở Seol Nam Hàn. Nhưng khi cha mẹ cho đi học thì các trường không quản nổi. Lần phàn nàn cuối cùng của các thầy cô như sau:
-Thưa ông bà, con ông bà thông minh nhưng quậy quá, học ở đây sẽ làm hỏng hết các cháu cừu non của chúng tôi. Ai dè tôi ra đề phân tích cô Tấm, cháu nó lại bảo truyện Tấm Cám là truyện kinh dị, cô Tấm tâm địa độc ác thủ đoạn tàn bạo liên tiếp mấy kiếp báo thù rửa hận giết người làm mắm, ác đức như thế làm sao được hưởng phúc. Các cán bộ đoàn đội phát biểu thì cháu nó bảo: có mới nói đó nha. Trong khi các cháu cừu non khác, chúng tôi bảo gì nghe đấy, tâm lý bầy đàn thích bắt chước tôn thờ thần tượng, đầu đàn đi đâu là các cháu be hẹ hẹ hẹ đi theo, thậm chí còn tô vẽ cho đầu đàn.
-Kính thưa quý thầy cô, cháu nhà tôi nó Phá Kình Khoa, sát tinh đắc chế chống đối có lí lẽ mà bài bản lắm.
-Chi bằng ông bà cho cháu đi du học.
Thế là Kim Trọng khăn gói quả mướp lên đường du học. Gặp Kiều tại Tây Cali. Ưng mắt lắm nhưng có nói được gì đâu, mỗi hê-lô với thanh-kiu lại còn ngọng líu ngọng lô thì làm sao cưa được Kiều. Thế nên đang luyện tiếng Anh chuẩn bị tìm sang nhà Kiều thì con oanh rỗi việc nó lại cứ tỉa xoáy. Tuy nó là chim thật nhưng sinh ra ở Mỹ, chim bản xứ.
Lơ thơ tơ liễu buông mành
Con oanh học nói trên cành mỉa mai
"Ai nớp diu bê bi" là con oanh nó cười sằng sặc "oh man comon".

Thâm nghiêm kín cổng cao tường
Cạn dòng lá thắm dứt đường chim xanh

Thời đó Vương viên ngoại nhập đại vận Mã Lộc, làm ăn phát tài ghê gớm lắm, giàu. Kiều thì suốt ngày bị nhốt ở nhà bắt học piano rồi violin. Nhưng thực ra Kiều chỉ thích đánh trống, nghe rock và buôn dưa lê. Cũng nhiều tay mon men cưa cẩm nên viên ngoại thuê 18 cẩm y vệ gọi là Thập Bát Phi Tinh bất cứ thời vận nào cũng bay vèo vèo quanh phủ trấn giữ. Nhiều anh viết thư tình lên lá thả vào, Cẩm Y Vệ bắt được hết, đọc xong cười ngặt nghẽo. Sau này Cẩm Y Vệ lười nên thả thêm mấy con baba xuống hào nước, cứ lá thắm là baba xơi hết cho nên gọi là "cạn dòng là thắm".

Đội cưa cẩm không thủy công được nữa mới không chiến thả chim vào phủ. Khổ cái câu nệ, thả là phải thả chim xanh cho nó romantic. Chim xanh thì chỉ biết bay thẳng đâu biết lượn vòng. Mà hỏi Cẩm Y Vệ là ai, họ bắn giỏi vô cùng, chưa kể 4 anh em Lưu Tứ Hóa cộng 2 anh em Lưu Tuần Lưu Triệt chưa xuất hiện. Chim xanh của đội cưa cẩm thả vào họ tha chết nhưng bắn sả cánh hết. Thế là "dứt đường chim xanh".

Sau này có Mã Giám Sinh học ít nhưng tư duy rất tinh quái, thả chim én vào. Chim én nó bay zích zắc như Lăng Ba Di Bộ, hỏi bắn làm sao.
Trích dẫn

Mucdong's Photo Mucdong 02/12/2011

ồi, lá số này mà lại là gái gọi hạng sang ư? quả thật khó tin

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

LHTP có thể nói thêm thông tin về cô gái này không? Độ khả tín của lá số thế nào ạ?

Thân!
Trích dẫn
Locked

2 3 4 5 6