Jump to content

Advertisements




ĐẶC TÍNH CUẢ THẬP CAN TRONG 4 MÙA


2200 replies to this topic

#1696 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12964 Bài viết:
  • 25448 thanks

Gửi vào 16/09/2022 - 16:27

Sau cái từ nống thì em nói gì cũng đúng hết


#1697 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12964 Bài viết:
  • 25448 thanks

Gửi vào 16/09/2022 - 16:41

Nói chung kiếm Tông của cụ Kim hạc cũng chả có gì là bí mật
Nó thoát thai từ Mai Hoa Dịch Số và Việt Dịch Chánh Tông
Nếu nghiên cứu về 2 môn này thì sẽ hiểu bản chất
Nhưng, nếu đã giỏi 2 môn này thì còn cần phải chuyển thành Tử Vi làm gì?
Nói chung, thua hết cái từ nống

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

maxmin, on 16/09/2022 - 12:50, said:

Em mang theo cận vệ đi cùng có được không thày Nhị?
Được
Hôm nay qua đi
Mai anh về Hưng Yên rồi
Chiều mai anh về Hưng Yên
Tối nay, sáng mai đều ok

#1698 thienmatuongquan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 474 Bài viết:
  • 235 thanks

Gửi vào 16/09/2022 - 16:44

anh lethanhnhi cho hỏi, đã bàn nhiều về thập can hỷ kị trong 4 mùa, vậy còn 4 mùa (nguyệt lệnh) hỷ kị gì, và cái hỷ kị của thập can phối hợp với hỷ kị của 4 mùa (nguyệt lệnh) trong luận đoán như nào anh giải nghĩa hơn được ko anh,
bên cạnh đó nhật can và nguyệt lệnh đặt vào vị trí trung tâm trong lá số hình thành nên cách cục của lá số, thì hỷ kị của cách cục đó với kỷ kị của nhật can và hỷ kị của nguyệt lệnh 3 cái này phối hợp ra sao nữa anh.
thanks

Sửa bởi thienmatuongquan: 16/09/2022 - 16:50


#1699 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12964 Bài viết:
  • 25448 thanks

Gửi vào 16/09/2022 - 16:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thienmatuongquan, on 16/09/2022 - 16:44, said:

anh lethanhnhi cho hỏi, đã bàn nhiều về thập can hỷ kị trong 4 mùa, vậy còn 4 mùa (nguyệt lệnh) hỷ kị gì, và cái hỷ kị của thập can phối hợp với hỷ kị của 4 mùa (nguyệt lệnh) trong luận đoán như nào anh giải nghĩa hơn được ko anh
thanks
đều có từ những trang đầu em xem lại xem

Thanked by 1 Member:

#1700 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12964 Bài viết:
  • 25448 thanks

Gửi vào 16/09/2022 - 17:11

thực tế thì đến bây giờ đọc thấy 1 cuốn của VĐ.Chi trung châu Phái thấy đủ hay rồi
vấn đề là có áp dụng thành công hay không
chiêu thì dễ phịa
mà dụng được chiêu mới là hay


1- Lấy bối cảnh văn hóa xã hội làm nên tảng

Bối cảnh văn hóa xã hội ảnh hưởng đến "cách" luận đoán, đó là điều rất quan trọng cần phải lưu ý khi dùng Đẩu Số để đoán mệnh.

Vương Đình Chi nói: "Nữ mệnh có Thất Sát tọa thủ cung mệnh của Lưu niên, nếu như cung Tử tức của nguyên cục gặp lục sát tinh: Hỏa tinh, Linh tinh, Kình dương, Đà la, Địa không, Địa kiếp, mà các sao của Lưu niên lại không tốt, chủ về sinh đẻ có nguy cơ". Nhưng luận đoán này đã khiến cho Vương Đình Chi bị hố, ông xem mệnh bàn của người phụ nữ này, hỏi bà ta năm ngoái có sinh con không? Lúc sinh con có bị phiền phức nhiều không? Người phụ nữ trả lời: "Vâng, năm ngoái có sinh con, nhưng sinh đẻ thuận lợi", Vương Đình Chi nhíu mày, người phụ nữ nói thêm: "Có điều tôi dùng phương pháp gây tê toàn thân để sinh con". Thực sự, Ông không biết có phương pháp gây tê toàn thân để sinh con. Chiếu theo lý, "gây tê toàn thân" cũng là có vấn đề rồi, nhưng lúc sinh con người phụ nữ không cảm thấy đau khổ và đau đớn, nên không cho rằng có phiền phức mà thôi.

Sinh con không ưa gặp Phá Quân, chủ về sinh con khó dưỡng. Đây cũng là thuyết của cổ nhân, nhưng Vương Đình Chi cũng bị hớ, đứa con của người phụ nữ này, lúc mới sinh ra được các Bác sỹ dùng kỹ thuật hiện đại chữa trị khiếm khuyết bẩm sinh về Tim cho đứa bé, nhưng người ta không cho đó là tai nạn, cũng không cho rằng đứa bé khó nuôi.

Do đó có thể biết, Tử Vi Đẩu Số chỉ có thể luận đoán xu hướng của một vận mệnh, Hậu thiên có thể thay đổi tính chất của xu hướng này. Nhất là ngày nay khoa học tiến bộ, vốn có thể xoay chuyển vận thế Tiên thiên, những xu hướng mà cổ nhân đã lập thành định luận.

Có thể cử một số ví dụ để chứng minh Tử Vi Đẩu Số không phải là "túc mệnh luận", tức chẳng thể luận đoán ra chuyện "không thể thay đổi được". Bởi vì khuynh hướng Tiên thiên tuyệt đối có thể dùng việc làm Hậu thiên của con người để bổ cứu (như mệnh bàn vừa kể trên, y học hiện đại có thể cứu sống một đứa bé, khiến cho luận đoán "sinh con khó dưỡng" không còn chính xác). Cổ nhân căn cứ bối cảnh xã hội cổ đại để đưa ra luận đoán, rất nhiều trường hợp không còn phù hợp với xã hội hiện đại.

Cổ nhân nói: "Tham lang Liêm trinh đồng cung, nam mệnh phần nhiều phóng đãng, nữ mệnh phần nhiều đa dâm", nếu cứ y như sách mà nói thẳng, ngày nay như vậy là quá cứng nhắc. Vương Đình Chi kể: ông có quen biết một nhà thiết kế quảng cáo có địa vị khá, cung mệnh là hai sao "Tham lang Liêm trinh" tọa thủ, nếu nói phóng đãng, tính chất cũng chính xác, bởi vì người này "có máu" nghệ thuật, đã từng phiêu bạt khắp nơi, nhưng sự nghiệp lại thành tựu.

Cho nên đặc tính của một đời người tuyệt đối không thể dùng hai chữ "phóng đãng" để khái quát. Đây là do xã hội cổ đại khác với xã hội ngày nay. Thời cổ, những người thích phiêu bạt giang hồ, dù có tài năng cũng khó phát huy, bởi vì xã hội ngày xưa bảo thủ, không ai dám làm "lãng tử", lại không có nghề nghiệp nào tạo cơ hội cho người ta phát huy tài năng nghệ thuật. Nhưng xã hội ngày nay đã khác, có nghề thiết kế quảng cáo để phát triển, đo đó biến thành không phải là "phóng đãng".

Năm xưa, Vương Đình Chi học Đẩu Số với thầy là Huệ Lão, Huệ Lão đã chỉ điểm cho Vương Đình Chi một điều rất hay, ông nói: "Theo kinh nghiệp luận đoán của thầy trong những năm gần đây, nữ mệnh có Phá Quân hóa Lộc ở cung mệnh, dường như đều có khuynh hướng giải phẫu thẩm mỹ". Đương nhiên thời cổ đại không có giải phẫu thẩm mỹ, vì vậy Huệ Lão chỉ nói nhẹ nhàng một câu, mà đã gợi mở rất lớn cho Vương Đình Chi. Sau nhiều năm nghiên cứu vô số mệnh bàn, ông cũng phát hiện ra một số tính chất mới của các tinh hệ.

Năm xưa, Huệ lão rất tán dương hai vị Đẩu Số gia, một vị là Lục Bân Triệu, từng mở lớp dạy Đẩu Số, trước tác Tử Vi Đẩu Số giảng nghĩa, có tặng cho Huệ lão một bộ, Vương Đình Chi lúc đó có chép lại. Một vị khác là Bắc phái cao thủ Trương Khai Quyền, với bộ Tử Vi Đẩu Số nghiên cứu, tác phẩm của tiên sinh vào thập niên 50 của thế kỷ trước đã có tác dụng mở đường. Phương pháp đoán mệnh của hai vị danh gia đương nhiên đều có sắc thái đặc biệt, họ không giữ bí mật mà công khai sở học, là tài liệu tốt để nghiên cứu Đẩu Số.

Những điều Huệ lão truyền lại cho Vương Đình Chi, có nhiều chỗ khác với Lục Bân Triệu và Trương Khai Quyền. Như Thái âm ở cung Tai Ách, Lục tiên sinh cho rằng chủ về bệnh tiêu chảy kiết lị; còn Huệ lão thì cho rằng chủ về táo bón, hoàn toàn tương phản. Huệ lão từng bảo Vương Đình Chi sưu tập tư liệu để nghiên cứu thêm xem sao.

Do đó có thể thấy, phong cách của bậc danh sư là không khiến cho đệ tử phải sùng bái điều mình bí truyền, như vậy mới khiến cho Tử Vi Đẩu Số phát triển theo hoàn cảnh xã hội.


Thanked by 1 Member:

#1701 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12964 Bài viết:
  • 25448 thanks

Gửi vào 16/09/2022 - 17:18


3.1- Trước tiên xem cung Phụ Mẫu, rồi xem cung Điền trạch

Từ cung Phụ Mẫu và cung Điền Trạch, có thể luận đoán xuất thân của đương số, và mức độ được hưởng sự che trở của cha mẹ. Như vậy, đến khi quan sát cung mệnh, mới có thể quyết định đương số thích nghi với vận thế sáng lập sự nghiệp "tay trắng làm nên", hay là thích nghi với vận thế giữ gìn, bảo thủ cái đã có.

Điểm này rất trọng yếu, bởi vì, giả dụ một người có cung Phụ Mẫu và cung Điền trạch đều tốt, nhưng khi trong vận bàn lại hiện rõ vận trình "tay trắng làm nên", điều này chứng minh gia đình của đương số rất có thể xảy ra một lần suy sụp. Ngược lại cung Phụ mẫu và cung Điền trạch đều xấu, liên tiếp hai ba vận trình đều có tính bảo thủ, không có sự đột phá, thì rất khó luận đoán đương số có cơ hội tốt để xoay chuyển hoàn cảnh.

3.2- Đồng thời quan sát cung Mệnh và cung Phúc đức

Thông thường sao hiển thị ở "tam phương tứ chính" của cung Mệnh, là vận trình khá thực chất, như hưởng thụ vật chất, tài phú nhiều ít, sự nghiệp thuận lợi hay trở ngại. Còn sự hiển thị ở "tam phương tứ chính" của cung Phúc đức là hưởng thụ về hoạt động tinh thần và tư tưởng của một người.

Nếu tính chất của hai cung vị đều tốt, người này đương nhiên chẳng có gì bất lợi, hơn nữa còn có thể luận nhất định đương số có một gia đình tốt. Trái lại, nếu cung Mệnh tốt, còn cung Phúc đức lại khá tệ, như vậy cần phải chú ý hôn nhân của đương số có thể không như ý, hay có khả năng đương số chỉ dựa vào may mắn mà giầu có, nên sự hưởng thụ tinh thần của đương số chẳng cao thượng, hoặc cảnh ngộ của đương số tuy khá tốt, nhưng bị bệnh tật đeo đẳng.


#1702 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12964 Bài viết:
  • 25448 thanks

Gửi vào 16/09/2022 - 17:28

tam bàn phái Trung châu:
đồ nhà người ta mình không lấy được
chỉ là phương pháp thống kê của người ta theo 1 hệ qui chiếu, anh phải kiên trì thống kê và hiệu chỉnh theo phương phap đó
lấy ví dụ: khẩu súng tôi bắn có thước ngắm bị lệch, nhưng tôi quen với độ lệch đó, tôi cứ ngắm như vậy mà bắn chuẩn
một ngày mát giời, anh cướp khẩu súng của tôi và dùng cái thước ngắm lệch của tôi ắt anh phải bắn trượt!
cho nên , qui về toán học thì nó chỉ là 1 phương pháp thống kê, anh cứ giữ nguyên 1 hệ thống kê nào anh dùng quen, anh hiệu chỉnh quen thì nó chuẩn
đồ nhà người ta mình ko dùng được!
như ông thầy tôi dạy bí mật về cung phi tinh, theo lão tử , thiên khai ư tí
cứ mỗi tuổi 1 cung từ tí khởi nghịch
nhưng nhà tôi dùng quen, tôi có đưa ra cũng vô ích
chỉ làm rối thêm
có người thì xem theo tí ngọ mão dậu cơ, ông này cũng đi học bên TQ về
đồ nhà nguời ta , mình ko dùng được

Thanked by 2 Members:

#1703 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12964 Bài viết:
  • 25448 thanks

Gửi vào 16/09/2022 - 17:44

giao thế thời
tức là năm mà nhân bàn, thiên bàn , đại bàn giao số vơi nhau
ví dụ , thiên bàn là hỏa lục cụ, thì năm số 6 hay chuyển biến
nhưng nếu địa bàn, nhân bàn là thủy nhị cục thì năm số 2 sẽ là mốc chuyển biến
giao thế thời rất quan trọng
thực ra không hiểu vì sao cá nhân tôi giao thế thời nằm vào nhân bàn!
nói chung, cần chú ý tất cả những năm giao thế thời
nhưng cho dù tính thêm cả giao thế thời, thì cũng chẳng giải thích nổi trường hợp lá số trùng ngày giờ!

#1704 maxmin

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 705 Bài viết:
  • 882 thanks

Gửi vào 16/09/2022 - 18:05

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lethanhnhi, on 16/09/2022 - 16:41, said:

Nói chung, thua hết cái từ nống

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

maxmin, on 16/09/2022 - 12:50, said:


Em mang theo cận vệ đi cùng có được không thày Nhị?

Được
Hôm nay qua đi
Mai anh về Hưng Yên rồi
Chiều mai anh về Hưng Yên
Tối nay, sáng mai đều ok
Em có ở HN đâu,thỉnh thoảng ra HN thôi, em làm việc ở SG mà.
Mai anh về Hưng Yên là về đúng chữ NỐNG đấy:
NGUYỄN GIA CÁT (1760 – 1816)


Đăng ngày 06 - 08 - 2018




100%




Nguyễn Gia Cát còn gọi là Gia Kiết, hiệu Địch Hiên người xã Hoa Cầu, huyện Văn Giang (nay là thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang), sinh năm 1760 (có sách ghi ông sinh năm 1762). Thuở nhỏ rất thông minh lanh lợi, nhưng có tính hay đùa nghịch. Một lần, có ông nghè làng bên cạnh về vinh quy, đường phải qua làng ông. Ông đang chơi bèn lấy gạch viết ra đường một chữ Môn rất to. Ông nghè thấy thế hỏi, ông trả lời: “Cổng to thì voi ngựa võng lọng mới qua được. Quan nghè không nhớ chữ “đồng khai trùng môn” của Tống Thái Tổ sao ?”. Quan nghè hơi ngượng, nhưng bảo ngay:
- Em này giỏi thật, ta ra vế đối, đối được sẽ thưởng. Liền ra:

Ngói đỏ lợp nghè, lớp trên đè lớp dưới

(ý nói nghè vừa là cái nhà vừa là tiến sĩ)

Không nghĩ ngợi, ông đối luôn:

Đá xanh xây cống, hòn dưới nống hòn trên.

(ý nói cống vừa là cái cống vừa là hương cống (cử nhân) học vị dưới tiến sĩ)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

KIM BẢNG LƯU PHƯƠNG VĂN BIA ĐỀ DANH TIẾN SĨ


Quan nghè phải chịu là hay, thưởng cho ông một quan tiền. Năm 26 tuổi, ông thi đỗ Tiến sĩ khoa Đinh Mùi, niên hiệu Chiêu Thống 1 (1787) đời Lê Mẫn Đế. Tháng 12 năm 1787, Tây Sơn ra Bắc, ông về làng ở ẩn, dạy học không ra làm quan.
Năm 1802, Gia Long lên ngôi, ra Bắc. Ông không đến yết kiến, vua định bắt tội. Ông bảo với các bạn rằng: Có một ông Gia Cát mà lại bị tội, thì lấy ai làm quân sư.
Câu nói đến tai Gia Long, ông được mời ra làm quan. Năm 1803, ông cùng Lê Quang Định và Lê Chính Lộ đi sứ nhà Thanh. Khi vào chầu vua Thanh, ông bị hỏi vặn: “Vua nước Nam đặt niên hiệu Gia Long, có phải nhặt lấy trong hai niên hiệu của thiên triều là Gia Khánh và Càn Long không?”. Ông đáp: “Nước chúng tôi từ Trần, Lê về trước, Nam Bắc chia đôi nhau mà tự quyết lấy được. Nay vua tôi dấy lên từ Gia Định, thành công ở Thăng Long, nên đặt hiệu là Gia Long”. Vua Thanh rất mực khâm phục. Khi về, ông được thăng chức Tả tham tri bộ Lễ, tước Quỳ Giang hầu.
Ông có tiếng về thơ văn, thường cùng nhóm “Gia Định tam gia” (Lê Quang Định, Ngô Nhân Tĩnh, Trịnh Hoài Đức) gia du thân thiết. Sau ông bị dính dáng về việc khai gian thần tích cho Hoàng Ngũ Phúc nên bị bãi chức, giam vào ngục mất 4 năm. Sau khi được tha, ông về làng mở trường dạy học và mất năm 1816.
Tác phẩm của ông có:
- Hoa trình thi tập
- Bi nhu quân phương trích lục.
Tài liệu tham khảo:
- Trạng nghè cống.- Hà Bắc: Sở Văn hóa – Thông tin, 1984.
- Từ điển các nhân vật lịch sử Việt Nam.-H: KHXH, 1993.
- Các nhà khoa bảng Việt Nam.-H: KHXH, 1993.

Phạm Như Tiên - Danh nhân Hưng Yên tháng 12-2006


#1705 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12964 Bài viết:
  • 25448 thanks

Gửi vào 16/09/2022 - 18:08

anh về Quán Gỏi, không về Văn Giang
hy vọng sớm gặp để đàm đạo về chữ NỐNG với em

#1706 maxmin

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 705 Bài viết:
  • 882 thanks

Gửi vào 16/09/2022 - 18:18

Chưa đọc kỹ đã vội vàng trả lời, em không đàm với thoại, chữ nống với anh, kiểu nói này là biết hiểu theo nghĩa bóng rồi.
Em sin hơn ana bắc giang -Cự Nhật Đà nhiều nhé, đàm với anh, anh lại cho em vài tỷ thì có mà ...không biết tiêu gì cho hết.
Đang tìm lại "Phi thiên tam sát" trên diễn đàn mà chưa thấy, anh có đầy đủ của cụ ở Nam định thì share đi, chia sẻ kiến thức cũng là tích phúc mà, hay định dấu làm chiêu riêng?

#1707 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12964 Bài viết:
  • 25448 thanks

Gửi vào 16/09/2022 - 18:27

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

maxmin, on 16/09/2022 - 18:18, said:

Chưa đọc kỹ đã vội vàng trả lời, em không đàm với thoại, chữ nống với anh, kiểu nói này là biết hiểu theo nghĩa bóng rồi.
Em sin hơn ana bắc giang -Cự Nhật Đà nhiều nhé, đàm với anh, anh lại cho em vài tỷ thì có mà ...không biết tiêu gì cho hết.
Đang tìm lại "Phi thiên tam sát" trên diễn đàn mà chưa thấy, anh có đầy đủ của cụ ở Nam định thì share đi, chia sẻ kiến thức cũng là tích phúc mà, hay định dấu làm chiêu riêng?
phi thiên tam sát theo ý các cụ ấy là tuế hổ phù
còn theo Vương Đình Chi là Tấu thư, quan phủ, tướng quân
vì các cụ Nam ĐỊnh rất tin phái Thiên Lương, anh có tham khảo với 1 cậu truyền thừa của phái Nam Định 1 thời gian
còn theo VDDC là 3 sao trên

Phi thiên đại sát là tướng tinh
Chú ý : binh hình tướng ấn cách
Nó dùng được không kiếp
Nếu gặp thời lên tới cấp tướng

Thanked by 1 Member:

#1708 maxmin

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 705 Bài viết:
  • 882 thanks

Gửi vào 16/09/2022 - 18:31

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lethanhnhi, on 16/09/2022 - 18:27, said:

phi thiên tam sát theo ý các cụ ấy là tuế hổ phù
còn theo Vương Đình Chi là Tấu thư, quan phủ, tướng quân
vì các cụ Nam ĐỊnh rất tin phái Thiên Lương, anh có tham khảo với 1 cậu truyền thừa của phái Nam Định 1 thời gian
còn theo VDDC là 3 sao trên

Phi thiên đại sát là tướng tinh
Chú ý : binh hình tướng ấn cách
Nó dùng được không kiếp
Nếu gặp thời lên tới cấp tướng
Em nhớ nhầm, Phi Thiên Đại Sát là đúng rồi đấy.
Lần trước hội viên đó nói chia sẻ cái này không thất truyền, nhưng chia sẻ không đủ, chưa ai làm thành lý luận, anh có hệ thống thì chia sẻ đi.

#1709 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12964 Bài viết:
  • 25448 thanks

Gửi vào 16/09/2022 - 18:36

Tấu thư, trực phù, tướng quân
Theo Vương Đình Chi
Trong 3 sao đó thì chỉ dùng được sao tướng quân
Binh hình tướng ấn+ không kiếp là hay nhất
Tấu thư+ bạch hổ của bộ tuế hổ phù
Còn sao Trực Phù: chủ quản, người nắm lệnh thì chưa biết bộ của nó
Trực Phù trong kì môn tượng cho chủ soái

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

maxmin, on 16/09/2022 - 18:31, said:


Em nhớ nhầm, Phi Thiên Đại Sát là đúng rồi đấy.
Lần trước hội viên đó nói chia sẻ cái này không thất truyền, nhưng chia sẻ không đủ, chưa ai làm thành lý luận, anh có hệ thống thì chia sẻ đi.
Có cả phi thiên tam sát
Cả phi thiên đại sát
Phi thiên đại sát là sao Tướng Tinh
Số bà Trà, có Phi thiên đại sát nên lần trước anh chốt là lên
Cái này chỉ dùng cho người làm to thôi
Mà rất nguy hiểm:
Suýt bị bắn chết cùng chủ tịch và 1 ông nũa, may mà đi vắng
Đó là sự mạnh và nguy hiểm của phi thiên Đại Sát

Thanked by 1 Member:

#1710 maxmin

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 705 Bài viết:
  • 882 thanks

Gửi vào 16/09/2022 - 18:46

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lethanhnhi, on 16/09/2022 - 18:36, said:

Tấu thư, trực phù, tướng quân
Theo Vương Đình Chi
Trong 3 sao đó thì chỉ dùng được sao tướng quân
Binh hình tướng ấn+ không kiếp là hay nhất
Tấu thư+ bạch hổ của bộ tuế hổ phù
Còn sao Trực Phù: chủ quản, người nắm lệnh thì chưa biết bộ của nó
Trực Phù trong kì môn tượng cho chủ soái


Có cả phi thiên tam sát
Cả phi thiên đại sát

Phi thiên đại sát là sao Tướng Tinh
Số bà Trà, có Phi thiên đại sát nên lần trước anh chốt là lên
Cái này chỉ dùng cho người làm to thôi
Mà rất nguy hiểm:
Suýt bị bắn chết cùng chủ tịch và 1 ông nũa, may mà đi vắng
Đó là sự mạnh và nguy hiểm của phi thiên Đại Sát

Hay quá anh ơi.






Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


  • Facebook

Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |