Jump to content

Advertisements




Mối Quan Hệ giữa Y Học Cổ Truyền và Tử Vi


158 replies to this topic

#1 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 17/09/2011 - 20:20

Kính chào mọi người,

Hầu hết các môn học thuật cổ truyền đông phương được xây dựng trên nền tảng triết thuyết âm dương ngũ hành. Có thể nói triết thuyết âm dương ngũ hành là nguyên lý, phương pháp luận trong quá trình tìm hiểu, học và ứng dụng các môn học cổ đông phương.

Bệnh tật là một trong vài mối lo lắng lớn của đời người. Không lý gì chúng ta nghiên cứu học tập các môn thuật số gần gũi như Tử Vi lại không cố gắng tìm hiểu những mối liên hệ và tương quan giữa Y học cổ truyền và Tử Vi. Trong Tử Vi có hẳn một cung Tật Ách và được coi như cung Mệnh thứ hai. Y học cổ truyền không những dự đoán được bệnh tật và còn điều trị khỏi bệnh. Còn Tử Vi cái đáng quý cho chúng ta dự đoán được khuynh hướng các sự kiện liên hệ đến đương số có thể xẩy ra trong tương lai, giúp chúng ta định hướng sức khỏe tốt để việc làm bớt rủi ro hơn trong đời sống thường nhật. Xin mở Topic này cùng mọi người quan tâm đến Y học cổ truyền và Tử Vi tìm hiểu mối tương quan về bệnh tật.

Trân trọng cảm ơn !
PhanVan

Sửa bởi PhapVan: 17/09/2011 - 20:22


Thanked by 2 Members:

#2 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4958 thanks

Gửi vào 18/09/2011 - 07:03

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 17/09/2011 - 20:20, said:


Tử Vi có hẳn một cung Tật Ách và được coi như cung Mệnh thứ hai... cái đáng quý cho chúng ta dự đoán được khuynh hướng các sự kiện liên hệ đến đương số có thể xẩy ra trong tương lai, giúp chúng ta định hướng sức khỏe tốt để việc làm bớt rủi ro hơn trong đời sống thường nhật.

Chào anh PhapVan

Chủ đề này, Tôi nhận thấy cần được quan tâm, nhưng lại thường không được bàn đến nhiều.

Kể 1 là cung Mệnh thuận tới 8 cung thì nhập cư Ách, kể 1 là cung Mệnh nghịch tới 6 cung thì gặp Ách, thuận nghịch vãng lai, phúc đi hoạ đến, tiền mất tật mang, ... hàm nghĩa của chữ giải và chữ ách nên được hiểu như thế nào đây ? Cũng chưa biết nên bắt đầu từ đâu, để có một khung dàn bài khi đọc được liền mạch ? Hay đưa ra một loạt lá số Tử vi có bệnh & tật điển hình để khảo rồi quyết cho cái lý là đúng để theo? Hay làm công tác thống kê theo khoa Giải phẫu bệnh học?.... Thật nhiều câu hỏi được đặt ra?

Nên có một khung dàn bài để thấy được ý nghĩa tích cực khi mọi người tham gia. Anh PhapVan có thể phác họa qua những gạch đầu dòng chính, để mọi người cùng theo!

Thanked by 1 Member:

#3 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 18/09/2011 - 09:26

Kính chào bác HaUyen,

Theo Bác hướng dẫn PhapVan xin dự định những gạch đầu dòng như sau :

I. Học thuyết âm dương ngũ hành (phần này bỏ qua)

II. Y học cổ truyền
1. Tạng Tượng
1.1 Khái niệm tạng tượng
1.2 Ngũ tạng
1.3 Lục Phủ
1.4 Mối quan hệ giữa Ngũ Tạng
1.5 mối quan hệ Tạng Phủ
2. Tinh khí thần
3. Y tướng

III. Tử Vi
1. Các Sao tương ứng cơ thể
2. Cung Bệnh
3. Cung Mệnh

IV. Mối quan hệ Tạng Tượng và các Sao tương ứng cơ thế
1. Quan hệ qua so sánh ngũ hành
2. Quan hệ qua so sánh hình tượng
3. Quan điểm khác biệt

V. Ứng dụng thực tế qua giải đoán

Mong Bác HaUyen va mọi người tham gia góp ý chỉnh sửa cho hợp lý
Trân trọng cảm ơn !

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HaUyen, on 18/09/2011 - 07:03, said:


Kể 1 là cung Mệnh thuận tới 8 cung thì nhập cư Ách, kể 1 là cung Mệnh nghịch tới 6 cung thì gặp Ách, thuận nghịch vãng lai, phúc đi hoạ đến, tiền mất tật mang, ... Thật nhiều câu hỏi được đặt ra?



Kể từ cung Mệnh thuận 8 nghịch 6 cộng là 14 số này giống số 14 sao chính tinh. PV cảm nghĩ có gợi mở thêm điều gí chăng ?

Thanked by 3 Members:

#4 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4958 thanks

Gửi vào 18/09/2011 - 15:14

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 18/09/2011 - 09:26, said:

Kể từ cung Mệnh thuận 8 nghịch 6 cộng là 14 số này giống số 14 sao chính tinh. PV cảm nghĩ có gợi mở thêm điều gì chăng ?

Một dàn bài cơ bản anh PhapVan, như thế thì chúng ta phải bắt đầu từ:

Thiên khuynh Tây Bắc, nhật nguyệt tùy
Địa hãm Tây Nam, giang hải quy !



Sửa bởi HaUyen: 18/09/2011 - 15:14


Thanked by 1 Member:

#5 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 18/09/2011 - 16:56

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HaUyen, on 18/09/2011 - 15:14, said:

Một dàn bài cơ bản anh PhapVan, như thế thì chúng ta phải bắt đầu từ:

Thiên khuynh Tây Bắc, nhật nguyệt tùy
Địa hãm Tây Nam, giang hải quy !




Theo Bác HaUyen phải bắt đầu từ Tạng Thận, đúng không ạ ?

Thanked by 1 Member:

#6 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 19/09/2011 - 10:45

I. Y học cổ truyền
1. Tạng Tượng
Tạng (tạng phủ) là các cơ quan trong cơ thể hoạt động thống nhất với nhau.
Tượng là biểu tượng của sinh lý, bệnh lý của nội tạng phản ánh ra bên ngoài cơ thể.

2. Ngũ Tạng
Ngũ tạng gồm Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận, năm tạng này chủ tàng chứa tinh khí thần, chỉ có chứa mà không có tiết.

2.1 Tạng Thận
2.1.1 Công năng chủ yếu của tạng Thận được biểu hiện :
- Thận tàng tinh.
- Thận chủ cốt tủy, thông với não và vinh nhuận ra tóc.
- Thận chủ thủy.
- Thận chủ nạp khí.
- Thận khai khiếu ra tai, tiền âm và hậu âm.
- Thận quan hệ với các tạng khác theo quy luật ngũ hành.

2.1.2 Mệnh Môn

Sửa bởi PhapVan: 19/09/2011 - 10:46


Thanked by 1 Member:

#7 minhminh

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 3806 Bài viết:
  • 24169 thanks

Gửi vào 20/09/2011 - 10:30

GỌI LÀ PHỦ VÌ LÀ CÁC CƠ QUAN RỖNG , NHƯ RUỘT , MẬT .... TÂY PHƯƠNG GỌI LÀ HOLLOW ORGAN
GỌI LÀ TẠNG VÌ LÀ CÁC CƠ QUAN ĐẶC , NHƯ GAN TIM .... TÂY PHƯƠNG GỌI LÀ SOLID ORGAN
THỰC RA LÀ LỤC TẠNG LỤC PHỦ
NHƯNG TRONG : CAN TỲ PHẾ THẬN TÂM , CÒN CÓ TÂM BÀO , VÌ TÂM VÀ TÂM BÀO DÍNH LIỀN NÊN ĐƯỢC XẾP GỌN LÀ TẠNG TÂM CÙNG MỘT HÀNH HỎA .
TÂM TÀNG THẦN
CAN TÀNG HỒN
TỲ TÀNG Ý
PHẾ TÀNG PHÁCH
THẬN TÀNG TINH
TÂM CHỦ QUÂN CHỦ CHI QUAN THẦN MINH XUẤT YÊN
THẬN CHỦ TẢI THỦY CHI QUAN TÀNG TINH GIỮ Ý .
TÂM HỎA
CAN MỘC
TỲ THỔ
PHẾ KIM
THẬN THỦY .

THÂN THEO TÂY Y LÀ CHỦ SỰ BÀI TIẾT VÀ DIỀU HÒA LƯỢNG NƯỚC TRONG CƠ THỂ
TRONG THẬN CŨNG TIẾT RA CHẤT ERYTHROPOETIN CÓ NHIỆM VỤ LÀM RA HỒNG CẦU
KHI NGƯỜI BỊ BỆNH THẬN SẼ THIẾU MÁU MÃN TÍNH
TRONG ĐÔNG Y NGOÀI NHIỆM VỤ TẢI THỦY CỦA NỘI THẬN , THÌ CÒN CÓ NGOẠI THẬN TỨC HÒN DÁI TESTICULES
ĐỂ LÀM RA TINH TRÙNG VÀ CHỨA TRONG TÚI TINH < ĐÀN ÔNG .MALE .>
CHO NÊN NÓI THẬN TÀNG TINH LÀ DO LÝ NÀY .
NÓI THẬN CHỦ XƯƠNG RĂNG TÓC VÌ MÁU CÓ TỐT THÌ MƠI NUÔI XƯƠNG RĂNG TÓC TRỞ NÊN TỐT , CHÍNH LÀ VÌ CHẤT ERYTHROPOETIN TRONG THẬN VẬY .




Thanked by 4 Members:

#8 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 20/09/2011 - 17:11

2.1.2 Mệnh Môn
Chân khí của ngũ tạng lấy thận làm căn bản. Thận tàng tinh thuộc thủy là nguyên âm, gọi là chân thủy tiên thiên. Mệnh môn liên quan đến nguyên khí nơi nguyên khí tàng ẩn, là nguyên dương, gọi là chân hỏa tiên thiên. Mệnh môn thịnh hay suy ảnh hưởng đến hoạt động toàn bộ lục phủ ngũ tạng. Mệnh môn là cửa của sinh mệnh, chủ chốt của 12 kinh, gọi là hỏa quân chủ.

Thanked by 1 Member:

#9 Vị Tế

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 627 Bài viết:
  • 3047 thanks

Gửi vào 21/09/2011 - 01:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 19/09/2011 - 10:45, said:

2.1 Tạng Thận
2.1.1 Công năng chủ yếu của tạng Thận được biểu hiện :
- Thận tàng tinh.
- Thận chủ cốt tủy, thông với não và vinh nhuận ra tóc.
- Thận chủ thủy.
- Thận chủ nạp khí.
- Thận khai khiếu ra tai, tiền âm và hậu âm.
- Thận quan hệ với các tạng khác theo quy luật ngũ hành.

Lãn Ông coi hình ảnh của 2 quả thận như là Thái Cực trong cơ thể con người.

- Thận tàng tinh:
Thận chứa tinh khí của nhị nguyên nên nói rằng “thận tàng tinh”, còn gọi là Thận Tinh (Thận dương, nguyên dương, chân dương).
Tinh thì hóa thành khí nên còn phân ra làm Thận Khí (Thận âm, nguyên âm, chân âm).
Thận âm, thận dương nương tựa lẫn nhau mà giữ thế cân bằng ổn định, quyết định sự phát triển của sinh dục (tinh nam, huyết nữ) trong cơ thể con người từ bé tới già.
Người nam thời lấy quẻ Cấn, 8 tháng mọc răng, 8 tuổi thay răng, 16 tuổi dậy thì, 64 tuổi hết dục tính.
Người nữ thời lấy quẻ Đoài, 7 tháng mọc răng, 7 tuổi thay răng, 14 tuổi dậy thì, 49 tuổi hết kinh nguyệt.

- Thận chủ cốt tủy, thông với não và vinh nhuận ra tóc:
Tinh được tàng ở thận thời sinh ra tủy, tủy ở trong mà dưỡng cho xương, nên nói “thận chủ cốt tủy”. Mà xương tủy thông với não nên nói “thận thông với não”.
Răng là phần thừa của xương, tóc là phần thừa của huyết (huyết là do tinh ở thận mà sinh ra). Bởi vậy mà thận hư sẽ khiến cho răng chậm mọc/lung lay/yếu, cũng làm cho thiếu máu, choáng váng, tóc rụng, trí lực suy giảm.

- Thận chủ thủy:
Thận là nơi trọng yếu (còn gọi là thủy tạng), chuyên trách điều tiết và thay thế nước cho cơ thể. Thận mà suy, điều tiết nước không bình thường sẽ gây ra bí đái, đái nhiều, đái són, thân phù thũng.

- Thận chủ nạp khí:
Thận hỗ trợ Phế khi hít khí vào, giáng khí nên nói “thận chủ nạp khí”. Thận mà suy, không nạp khí sẽ sinh ra hiện tượng hư suyễn, ngắn hơi, hít ít mà thở nhiều.

- Thận khai khiếu ra tai, tiền âm và hậu âm:
Phía trên thì thận khai khiếu ra tai, phía dưới thì khai khiếu ra nhị âm (đường đại tiện và tiểu tiện). Bởi vậy, Thận mà hư sẽ sinh ra ù tai, điếc tai, bí đái, đái són, đại tiện táo/lỏng.

- Thận còn chủ mệnh môn hỏa:
Thận là thủy tạng nhưng chứa mệnh môn hỏa (Thận dương là lực lượng chủ yếu duy trì sinh mệnh, gọi là mệnh môn hỏa). Thận hỏa và Thận thủy, một âm, một dương, cùng nhau duy trì sinh trưởng, phát dục. Mệnh môn hỏa suy dẫn đến xuất tinh sớm, liệt dương, không đủ sức sưởi ấm Tỳ gây ra bệnh đại tiện lỏng mạn tính. Mệnh môn hỏa vượng sẽ xuất hiện mộng tinh, di tinh, tình dục tăng tiến, bứt rứt.

Thanked by 2 Members:

#10 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4958 thanks

Gửi vào 21/09/2011 - 03:14

Lãn Ông nói: "Người có mạch Xích như cây cỏ có rễ, cành lá tuy khô héo mà gốc rễ vẫn sinh ra".

THEO ĐÔNG Y:

Theo Đông Y, thận là gốc của phủ tạng. Quan niệm này có những cơ sở vững chắc về phương diện âm dương, cũng như về phương diện ngũ hành và kinh mạch.

Phương diện âm dương:

Thận có cả âm lẫn dương, không những âm dương hậu thiên, mà cả âm dương tiên thiên. Biển Thước, tác giả quyển Nạn Kinh (225 tr.CN) quan niệm: "Thận có hai quả, phải và trái, y như trời có âm dương. Quả bên trái là THẬN (âm), quả bên phải là MỆNH MÔN (dương)".

Trương Trọng Cảnh (thế kỷ II sau CN) cũng theo thuyết này. Trương Gia Tân, tức Cảnh Nhạc (1563 - 1640) có quan niệm khác: "Thận gồm hai quả thận ở hai bên (nhị âm), và Mệnh Môn ở giữa (nhất dương) tạo thành quẻ Khảm thuộc thủy".

Lãn Ông mô tả: "Hai quả thận nằm song song với nhau, dính sát ở hai bên sương sống, quả bên phải là dương thủy, quả bên trái là âm thủy, ở giữa là Mệnh Môn (cửa sống). Trong Mệnh Môn có hai lỗ: lỗ trái là chân âm hay chân thủy, lỗ phải là chân dương hay chân hỏa. Như vậy, Thận - Mệnh Môn là Thiên tiên Thái cực trong cơ thể".

Ở đây, cần nhấn mạnh Hỏa của Mệnh Môn là Long lôi hỏa, Hỏa nằm trong Thủy mà không bị diệt.

Phương diện ngũ hành:

Thận - Mệnh môn có cả thủy lẫn hỏa, cho nên trên cơ sở ngũ hành sinh khắc, có thể nói là Thận có một chỗ đứng thứ hai ở gần tâm. Như vậy, trong vòng sinh sẽ thấy: - thận thủy sinh can mộc rồi can mộc sinh tâm hỏa - Mệnh môn hỏa sinh tỳ thổ, đồng thời tiếp sức cho tâm hỏa, rồi tỳ thổ sinh phế kim.

Qua các mối liên hệ này, có thể nói: "Thận là tinh thần của tâm, là khí của phế, là sự quyết đoán của can đởm, là sự thu nạp và vận hóa của tỳ vị, là sự đùn đẩy của đại tiểu trường, là sự hóa khí của bàng quang, là sự thăng giáng của tam tiêu". Bây giờ, nếu đặt Thận - Mệnh môn ở trung tâm, thì trong vòng sinh của ngũ hành, càng thấy rõ vai trò quan trọng của nó: Thận - Mệnh môn sinh cả Mộc lẫn Thổ.

Phương diện kinh mạch:

Kinh túc thiếu âm Thận có liên hệ "biểu lý" với kinh Túc thái dương bàng quang, và có lạc mạch chạy vào Phế, tim, mồm và tai, cửa ngõ của kinh thận.

THEO TÂY Y:

Về phương diện Tây y, Thận không hẳn là gốc của cơ thể, nhưng giữ một nhiệm vụ rất quan trọng, vì Thận có mối liên hệ qua lại hai chiều với mọi phủ tạng. Điều này, được biết đến những chứng minh sau:

1- Qua chức năng hình thành nước tiểu, thận đào thải nước dư thừa và những cạn bã của chuyển hóa, đồng thời Thận giữ được cân bằng acid - baz và hằng định nội môi. Nói một cách khác, Thận che trở và tạo điều kiện thuận lợi cho phủ tạng hoạt động, với chứng cớ là trong thận, chức năng của các phủ tạng bị rối loạn đôi khi trầm trọng.

2- Thận tác động vào phủ tạng qua các kích tố: thận có các kích tố chính sau:

2.1- Renin trong hệ thống renin-angiotensin- aldosteron để điều hòa huyết áp. Trong sự điều hòa này thận liên hệ với gan và phổi:
- Với Gan, qua angiotensinogen để hình thành angiotensin 1 không có hiệu năng tăng huyết áp.
- Với Phổi, qua men chuyển đổi để biến hóa angiotensin 1 thành angiotensin II, có tác dụng tăng huyết áp.
2.2- Erythropoietin kích thích tủy xương sinh hồng cầu
2.3- DHCC (Dihydro cholecalciferol (1,25 (OH2)D3) tăng tổng hợp vitamin D kích thích Calxi gắn vào xương.
2.3- Prostaglandin E2 (PGE2) giúp tiểu quản thận đào thải Natri, và điều hòa chuyển hóa nước
2.5- Kallicrein được chuyển hóa thành Brady-kin và Kinin làm giảm huyết mạch

3- Kích tố của cơ quan nội tiết tác động vào Thận:

3.1- Vasopresin tức ADH của hậu tuyến yên làm tăng tái hấp thu tại tiểu quản thâu thập
3.2- PTH của tuyến cận giáp tăng đào thải phosphat và tăng kìm giữ Calci
3.3- Gluco corticoid của tuyến thượng thận, tức là cortison, corticosteron, desoxy corticosteron, prednison, tăng độ lọc của tiểu cầu, giảm tái hấp thu của tiểu quản.
3.4- Aldosteron của tuyến thượng thận, tác động vào tiểu quản, làm tăng tái hấp thu Natri, kéo theo sự tăng nước ngoại bào tức là làm ứ nước.

4- Thận và các phủ tạng đều vị chi phối bởi hệ thần kinh thực vật giao cảm - và đối giao cảm, cũng là một cơ sở để chứng minh Thận có liên hệ trực tiếp hay gián tiếp với toàn thể phủ tạng.

5- Xét nghiệm nước tiểu đánh giá được chức năng của phủ tạng: thông qua dung lượng nước tiểu, thông qua xét nghiệm sinh hóa, thông qua xét nghiệm cặn lắng và tế bào nước tiểu.

Như vậy, về phương diện Tây y, thận đóng một vai trò vô cùng can hệ. Khi quan niệm như Đông y, có nghĩa là nói thận bao gồm cả tuyến sinh dục, thì có thể khẳng định, Thận là gốc của phủ tạng.

Cho nên, Mệnh Môn là cửa để sống, trong Tử vi nói đến chữ MỆNH, là nói đến sự sống vậy !

Sửa bởi HaUyen: 21/09/2011 - 03:49


Thanked by 2 Members:

#11 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4958 thanks

Gửi vào 21/09/2011 - 07:39

Mục tiêu mà topic hướng tới, đó là mối liên hệ giữa Y học cổ truyền và Tử vi

Để có tính nhất quán, nói cùng một ngôn ngữ giữa hai nền y học Đông - Tây, ta giả thiết: Mệnh môn trong Thận của Đông y là Tuyến thượng thận trong Tây y. Đây muốn nói tới Nguyên khí hàm chứa Nguyên âm & Nguyên dương, là nguồn gốc tái tạo nòi giống - vòng Trường sinh trong Tử vi.

Cơ sở phôi học:

Đông y nhận định: "Trẻ con mới hình thành, thì trước sinh hai thận với một điểm nguyên dương ở khoảng giữa, ấy là Mệnh Môn" (Lãn Ông). Khởi đầu, tại phôi, là thời kỳ Thái cực trong đó âm dương quân bình. Tới tháng thứ Hai, thì dương khí và âm khí bắt đầu sinh (tương đương với tuyến sinh dục lưỡng phái). Sang tháng thứ Ba, tùy theo hướng phát triển của Kiền đạo hay Khôn đạo, tuyến sinh dục sẽ chuyển hóa thành nam hay hữ phái. Theo nữ phái thì âm khí trội lên, theo nam phái thì dương khí trội lên. Phôi chưa có tuyến sinh dục là "Vô cực". Phôi có tuyến sinh dục là Lưỡng phái Ân Dương biến dịch do tác động qua lại, dẫn tới một yếu tố thắng, yếu tố kia bại mà không mất hẳn.

Tây y cũng mô tả thận và tuyến sinh dục, là những cơ quan hình thành sớm nhất trong Phôi. Phôi trong những tuần đầu tiên có tính chất lưỡng tính. Vào tuần lễ thứ sáu, tuyến sinh dục chưa định phái (nam nữ) được hình thành, đồng thời tại xoang niệu dục, mọc ra ống Wolff, thuộc phái nam, ống Muller thuộc phái nữ. Vào tuần thứ 10, một khi tuyến sinh dục đã phân định thành tinh hoàn, thì ống Wolff sẽ thành ống tinh, còn đối với ống Muller sẽ tiêu dần đi. Hoặc thành buồng trứng, thì ống Muller phát triển thành vòi và tử cung, còn đối với ống Wolff sẽ tiêu dần đi.

Yếu tố nào trong Phôi quyết định sự phát triển của Phôi thành nam hay nữ ? Chính là kích tố nam Testosteron. Khi testosteron huyết cao, sẽ làm ống Muller tiêu dần. Khi testosteron huyết thấp, thì ống Wolff tiêu đi và ống Muller phát triển.

Cơ sở bệnh lý học:

Xuất phát từ sự kiện Thận - tuyến sinh dục đều có cùng một nguồn gốc, và có cùng một đường bài tiết, nên bệnh ở Thận dễ lan truyền sang cơ quan sinh dục và ngược lại, bệnh ở hệ sinh dục thường ăn sang hệ niệu.

Quan niệm:

Nếu Mệnh môn có cả Chân âm và Chân dương, thì Tuyến thượng thận bài tiết Adrenalin có tính chất Dương, và Cortison có tính chất Âm. Nếu mệnh môn là một Tiểu Thái cực và có tác dụng vào toàn bộ phủ tạng, thì Tuyến thượng thận thông qua các kích tố cũng có tác dụng như vậy. Về cấu trúc mô học, tuyến thượng thận có hai phần: phần vỏ và phần tủy.

Phần vỏ tuyến thượng thận bài tiết hai loại kích tố: loại Mineralo corticoid với Alclosteron là chính, và loại gluco corticoid với cortison là chủ yếu. Ngoài ra, còn có một ít kích tố nam androgen và kích tố nữ estrogen với nồng độ không đáng kể.

Đối với Đông y, theo Lãn Ông, thì cấu trúc và chức năng của Mệnh môn gồm ba phần chính:

- Phần giữa (mệnh môn chính) chủ sinh dục
- Chân hỏa hay Long lôi hỏa chủ về sinh lực
- Chân thủy chủ về Huyết dịch

Chân hỏa hư, làm ăn uống khó tiêu, cơ bắp suy yếu, hay mệt mỏi vì thiếu sinh lực, khi nặng cơ thể gây bất lực. Chân thủy hư, làm cho người khô kiệt, gầy ốm vì thiếu nước, rối loạn tuần hoàn và máu.

=============

Cho nên, trong phép Dựng cột thấy bóng, ngài Thông Linh Sơn Nhân có nói:

Tháng
tháng thêm Thìn Tuất
Ngày ngày nhìn Phá quân
Phá quân trước một cung
Vạn đời chẳng truyền ra !



Sửa bởi HaUyen: 21/09/2011 - 07:54


Thanked by 1 Member:

#12 100dong

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 936 Bài viết:
  • 1928 thanks

Gửi vào 21/09/2011 - 16:19

Các cụ bàn tiếp đi, cháu đang theo từng dòng, không dám bỏ qua một dấu phẩy.

#13 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 21/09/2011 - 19:08

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HaUyen, on 21/09/2011 - 07:39, said:



Cho nên, trong phép Dựng cột thấy bóng, ngài Thông Linh Sơn Nhân có nói:

Tháng
tháng thêm Thìn Tuất
Ngày ngày nhìn Phá quân
Phá quân trước một cung
Vạn đời chẳng truyền ra !




Phá Quân là mốc để xác định vị trí tổ khí. Trong Tử Vi là một trong bốn Đế tinh. Ghét thủ ở Mệnh vì khí nó mãnh
liệt, cương cường.

Thanked by 1 Member:

#14 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 21/09/2011 - 19:36

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HaUyen, on 21/09/2011 - 03:14, said:


Cho nên, Mệnh Môn là cửa để sống, trong Tử vi nói đến chữ MỆNH, là nói đến sự sống vậy !

Mệnh Môn có thể gọi là điểm Thái Cực, cửa sống chết. An Thân Lập Mệnnh, Thân còn vì Mệnh vững, Mệnh nghiêng đổ thì Thân cũng dứt.

Thanked by 1 Member:

#15 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4958 thanks

Gửi vào 22/09/2011 - 09:40

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 21/09/2011 - 19:36, said:

Mệnh Môn có thể gọi là điểm Thái Cực, cửa sống chết. An Thân Lập Mệnnh, Thân còn vì Mệnh vững, Mệnh nghiêng đổ thì Thân cũng dứt.


Chúng ta, ai cũng nhận thức một cách rõ ràng, Tạo hóa không dùng máy móc để tạo ra con Người, mà dùng những tài nguyên thiên nhiên để tạo ra người. Đây chính là muốn lưu giữ lại thuộc tính tự nhiên của người. Con người, mãi mãi là sản phẩm của tự nhiên, và cũng không bao giờ phản lại tự nhiên.

Theo Y học phương Đông: Phương pháp biện chứng có nhiều loại, nhưng biện chứng Bát cương là cơ bản nhất. Bệnh tật thì vô vàn loại, mà triệu chứng cũng biến hóa muôn phương. Nhưng phản ánh trên cơ thể con người, thì quy loại bệnh tật: nếu không thuộc Dương thì thuộc Âm. Vị trí bị bệnh không thuộc Biểu thì thuộc Lý. Tính chất của bệnh không thuộc nhiệt thì thuộc hàn. Sự thịnh suy của tà chính không thuộc hư thì thuộc thực. Tất cả, được quy nạp theo 8 loại: âm, dương, biểu, lý, hàn, nhiệt, hư, thực.

Y học cổ truyền cho rằng: Ngũ tạng sở tàng và Ngũ tạng sở ố. Đối với tạng Thận, thì Thận tàng chíThận ố táo.

Thận tàng chí: Trương Chí Thông nói: "Lối thoát của Tâm gọi là chí, Thần sinh ra từ tinh, Chí sinh ra từ tâm. Đây là trường hợp tâm thận giao nhau và tế nhau".
Thận ố táo: Ố là chán ghét, trái nghĩa với ưa thích. Đường Dung Xuyên nói: "Ngũ tạng đều có khí hóa của nó, tức là đều có tính tình của nó. Đã có tính tình thì phải có ưa ghét. Khi thày thuốc phân biệt được điều đó, thì có thể biết được phép trị". Lại nói: Thận chủ về tàng tinh, bên dưới làm thông thủy đạo, bên trên Thận truyền phát tân dịch, nó nắm hết quyền vận hóa của âm tinh. Táo khí làm thương đến âm tinh, cho nên thận ố táo. Qua đây, nói về Dương, thì Mộc Hỏa Thổ thường tự chán ghét khí của mình. Còn nói về Âm, thì Kim lại chán ghét khí hàn của Thủy, Thủy lại chán ghét khí táo của Phế.

Thận tàng chí luận:

Cơ sở trí lực mà ông Trời trao tặng cho mỗi người đều như nhau, nhưng vì sao lại có sự khác biệt của người thành công và kẻ thất bại? Lại nói, Bill Gates dùng những cửa sổ con con Windows, vậy mà biên cương dành được còn lớn hơn cả đế quốc Thành Cát Tư Hãn. Đó chính là sự phát huy của trí năng. Tyson dùng hai nắm đấm thép của mình, đã giành được danh hiệu "vô địch quyền Anh thế giới". Đó là sự phát huy thể năng.

Không gian tư duy vốn nên thuộc về người - không gian tư duy sáng tạo, đó chính là Não phải. Khi nói về quyết sách vĩ mô, hay về phương diện mô thức hành vi vi mô, biết cách khai thác Não phải, thì có thể mở ra những lĩnh vực mang tính đột biến mới. Giữa xấu và đẹp, khẳng định và phủ định, được và mất, thành công và thất bại, chúng ta đã có sẵn một bộ óc hoàn chỉnh. Hệ thống năng lượng của con người, chủ yếu do bộ phận hiển năng và bộ phận tiềm năng tạo nên. Hiển năng bao gồm thể năng và trí năng của con người. Còn tiềm năng, thì chủ yếu là dục vọng và nhu cầu tiềm tại của con người. Việc thăm dò của loài Người, đối với hiển năng đã có sự phát triển cao, nhưng việc nghiên cứu thảo luận đối với tiềm năng, thì vẫn còn một khoảng trống lớn, còn xa mới được đầy đủ.

Mối quan hệ này, đối với Tử vi thì nên thảo luận như thế nào? Tý Sửu hội khí Thủy cục, là vì năm Giáp Kỷ thì Thủy cục an tại Tý - Sửu, định lệ chính tinh Phá quân, Tham lang và Thái âm cùng Thiên tướng, ngũ hành thuộc Thủy. Như vậy, đã đủ để kết luận khẳng định là đúng chưa?

Sửa bởi HaUyen: 22/09/2011 - 10:20


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |