Jump to content

Advertisements





47 replies to this topic

#1 Người H'Mông

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 595 Bài viết:
  • 815 thanks

Gửi vào 20/06/2017 - 05:40

Bài học từ cuộc 'thảm sát' chuột ở Hà Nội đầu thế kỷ 20

Treo thưởng để diệt chuột, chính quyền ngỡ ngàng khi phát hiện người dân sẵn sàng nuôi thêm chuột để kiếm tiền thưởng.

Câu chuyện đăng trên Atlas Obscura ngày 6/6 với tựa đề "Cuộc thảm sát chuột ở Hà Nội năm 1902 không diễn ra đúng kế hoạch".
Năm 1897, Paul Doumer - nhân viên chính phủ Pháp 40 tuổi đến Hà Nội. Ông rời bỏ sự nghiệp bộ trưởng tài chính sau thất bại lớn của kế hoạch về thuế thu nhập mới và được đề nghị giữ chức Toàn quyền Đông Dương - một nhóm thuộc địa Pháp ở Đông Nam Á bao gồm Việt Nam.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một bức ảnh cổ về phố Tràng Tiền, Hà Nội.


Doumer bắt đầu trang bị cho Đông Dương, đặc biệt là thủ đô Hà Nội, hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại với mục đích thể hiện sự thịnh vượng của nước Pháp. Bước sang thế kỷ mới, nhà của một tên thực dân Pháp điển hình ở Hà Nội nằm trên đại lộ thênh thang với những hàng cây tít tắp. Ngôi biệt thự rộng rãi có nhiều phòng nghỉ, chứa nội thất tốt từ châu Âu, và đáng chú ý hơn cả - có toilet.

Còn cách gì tốt hơn để phân biệt Hà Nội thuộc Pháp với Hà Nội cũ ngoài toilet, Doumer nghĩ. Hệ thống cống rãnh lớn chạy dưới mặt đất của thành thị ở Pháp và hệ thống nhỏ hơn phục vụ những khu dân cư đông đúc ở Việt Nam chính là biểu tượng của sự sạch sẽ và tiến bộ.

Do vậy, ông hoàn toàn mất tinh thần khi chuột bắt đầu xuất hiện ở các cống rãnh.

Khi chính quyền thuộc địa do Doumer làm chủ đặt hơn 9 dặm ống cống bên dưới lòng đất Hà Nội, vô tình 9 dặm thiên đường mát mẻ của loài gặm nhấm gây hại cũng được tạo ra, nơi chúng thoải mái sinh sôi nảy nở mà không e sợ bất cứ động vật ăn thịt nào. Nếu đói, chúng dễ dàng xâm nhập trực tiếp vào những căn hộ sang trọng nhất trong thành phố qua "xa lộ" ẩn sâu bên dưới những bước chân con người. Cứ thế, chuột phát triển theo cấp số nhân, dần tràn lên cả mặt đất.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Paul Doumer, Toàn quyền Đông Dương từ 1897 đến 1902.


Như thể điều đó chưa đủ để phá vỡ ảo tưởng của những kẻ thực dân về hình ảnh châu Âu yên bình giữa lòng châu Á, bệnh dịch hạch bắt đầu xuất hiện và chuột bị nghi là thủ phạm khiến bệnh lây lan.

Để giải quyết tình trạng bùng phát của bệnh dịch, một giải pháp được đưa ra. Những thợ săn chuột Việt Nam được chính phủ thuê chui xuống cống để bắt tận tay từng con chuột, tiền công được trả theo số lượng.

Cuộc "thảm sát" chuột ở Hà Nội nhanh chóng diễn ra. Trong tuần cuối cùng của tháng 4 năm 1902, 7.985 con chuột đã bị giết - đó mới là khởi đầu. Các "sát thủ" tiếp tục tích lũy kinh nghiệm trong tháng 5, đẩy số chuột chết lên đến hơn 4.000 con mỗi ngày. Con số này càng lúc càng trở nên đáng kinh ngạc. Chỉ ngày 30/5, 15.041 con chuột bị kết liễu. Đến tháng 6, số chuột bị giết mỗi ngày đạt mốc 10.000, đỉnh điểm là 22.112 vào ngày 21/6.

Chúng ta không biết chính xác chuột bị giết theo cách nào, chi tiết đó đã bị mất đi theo dòng lịch sử. Chúng ta chỉ biết về cuộc săn chuột này bởi trong những năm 90, sử gia Michael Vann khi nghiên cứu về chủ nghĩa thực dân Pháp đã phát hiện ra tập tài liệu "Cuộc tiêu diệt động vật: Chuột".

Bên trong tập tài liệu là một số giấy tờ lộn xộn, khó hiểu, ghi lại danh sách số lượng chuột bị tiêu diệt ở Hà Nội ở giai đoạn vừa bước sang thế kỷ mới. Điều gì đã xảy ra với những con chuột tội nghiệp? Vann bị hấp dẫn bởi tài liệu này và quyết định tìm hiểu câu chuyện.

Săn chuột không hề dễ. Đây là những gì Vann viết lại: "Người ta phải thâm nhập vào hệ thống cống rãnh tối tăm, chật chội, đi xuyên qua rác thải của con người ở nhiều hình thức phân hủy và săn lùng loài động vật hoang dã khá hung dữ, có thể bao gồm cả bọ chét mang bệnh dịch hạch hay các loại bệnh truyền nhiễm khác. Đó thậm chí chưa đề cập đến khả năng tồn tại động vật nguy hiểm khác như rắn, nhện và các sinh vật khiến tác giả lo sợ đến nổi da gà".

Cuối cùng, chính quyền thực dân nhận ra họ không thể giảm bớt số lượng chuột đang sinh sôi với việc sử dụng đội quân diệt chuột quy mô nhỏ.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Loài chuột sinh sôi nảy nở trong ống cống ở Hà Nội.


Họ chuyển sang kế hoạch B, đề nghị tất cả người dân tham gia cuộc đi săn. Phần thưởng được đưa ra là một xu cho mỗi con chuột. Những gì bạn phải làm là gửi đuôi chuột đến văn phòng thành phố để chứng minh và nhận thưởng. Bằng cách đó, chính phủ sẽ không bị ngập trong xác của những con chuột còn nguyên. "Tôi luôn thắc mắc không biết ai là người khốn khổ phải đếm những chiếc đuôi chuột đó", ông Vann nói.

Người Pháp khi đó đặc biệt hài lòng với phương án này bởi họ đang khuyến khích chủ nghĩa kinh doanh ở Việt Nam. Lúc đầu, mọi chuyện có vẻ khá hiệu quả. Những chiếc đuôi chuột liên tục được chuyển về.

Tuy nhiên, cảnh tượng gây tò mò bắt đầu diễn ra khắp thành phố: Những con chuột còn sống chạy loanh quanh, nhưng không có đuôi.
Hóa ra những thợ săn chỉ cắt cụt đuôi thay vì bắt cả một con chuột khỏe mạnh, đối tượng có khả năng sinh sản và có thể tạo ra rất nhiều con chuột khác - những con chuột mà đuôi của nó mang lại giá trị. Một số báo cáo còn chỉ ra người Việt buôn lậu chuột từ nước ngoài vào thủ đô. Giọt nước tràn ly khi các thanh tra y tế phát hiện những trang trại nuôi chuột mọc lên ở ngoại ô Hà Nội.


Rõ ràng đây không phải là ý nghĩa về kinh doanh mà người Pháp nghĩ đến. Khoản tiền thưởng bị hủy bỏ, những cư dân trong thành phố "từ chức" thợ săn để sống chung với chuột.

Tuy vậy, người Pháp đã phán đoán chính xác về nguyên nhân lây lan bệnh dịch hạch. Năm 1906, với những con chuột còn sót lại trong ống cống, dịch bệnh bùng phát ở Hà Nội. Ít nhất 263 người chết, hầu hết là người Việt Nam. Trong khi đó, Doumer đã trở về Pháp, nơi ông được hoan nghênh là vị Toàn quyền Đông Dương hiệu quả nhất lúc bấy giờ. Sau đó, ông trở thành tổng thống Pháp.

"Đó là câu chuyện đạo đức về sự kiêu ngạo của những con người hiện đại, khi đặt quá nhiều niềm tin vào khoa học và lý trí, sử dụng kinh doanh để giải quyết mọi vấn đề. Đây cũng chính là lối tư duy dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất - những người cầm đầu nghĩ rằng súng máy giết người rất hiệu quả nên sẽ khiến cuộc chiến kết thúc nhanh. Những gì thật sự xảy ra là một cuộc chiến tranh kéo dài, khiến rất nhiều người thiệt mạng", Vann nói.

Ngày nay, cuộc "thảm sát" chuột ở Hà Nội được xem là ví dụ điển hình của "hiệu ứng rắn hổ mang", một thuyết kinh tế ám chỉ việc khuyến khích điều gì đó trong một hệ thống phức tạp có thể dẫn đến hậu quả khó lường như thế nào.

"Hãy cảnh giác với những chương trình được tạo ra trong hoàn cảnh sự ngạo mạn thể hiện quá rõ rệt và chênh lệch quyền lực quá lớn, khi đó dấu hiệu hiển nhiên của vấn đề có thể bị lờ đi", nhà sử học rút ra bài học.

Năm 1997, Vann đến Việt Nam để nghiên cứu tài liệu về cuộc thảm sát chuột. Một ngày nọ, ông với tay đến ngăn kéo trên cùng chứa các tài liệu bằng tiếng Pháp trước năm 1954 và cảm thấy một con chuột lướt nhanh qua tay mình. Đã một thời gian dài kể từ khi người Pháp rút khỏi Việt Nam, chuột vẫn tồn tại.

Theo trang Psychology Today, thuật ngữ "hiệu ứng rắn hổ mang" (Cobra Effect) do nhà kinh tế học Horst Siebert người Đức đặt, có nguồn gốc từ Ấn Độ thời thuộc Anh. Chính phủ Anh khi đó lo ngại về số lượng rắn hổ mang độc ở Delhi, do đó đề nghị thưởng tiền cho mỗi con rắn hổ mang bị bắt giết.

Chiến lược thành công lúc ban đầu, tuy nhiên sau đó nhiều người nghĩ đến việc tăng thu nhập bằng cách nuôi rắn hổ mang. Khi chính phủ phát hiện, chương trình treo thưởng bị hủy bỏ, quần thể rắn hổ mang hoang dã tiếp tục bành trướng.


Linh Trương

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#2 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 02/07/2017 - 20:31

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chuyện sen Hồ Tây

06:44 AM - 02/07/2017 Thanh Niên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đầu thế kỷ 20, Hà Nội còn rất nhiều đầm sen mênh mông như Vọng, khu vực cuối phố Trần Quốc Toản, Liên Trì. Tuy nhiên nói đến sen thì không đâu hơn được sen Hồ Tây.
Trò chơi “tiên nữ hái sen”
Không sách nào ghi sen ở Hồ Tây có từ bao giờ nhưng Đại Việt sử ký đã nói đến ly cung, biệt điện, tư thất bên cạnh những vạt sen thơm ngát ở các làng ven Hồ Tây của các vương hầu, công chúa, quan đại thần triều Lý xây vào đầu thế kỷ 11. Sở dĩ ly cung biệt điện xây dựng bên vạt sen vì nhà Lý được coi là triều đại quân chủ Phật giáo và sen, hoa sen có giá trị biểu tượng nhiều mặt trong đạo Phật. Trong kinh Tương Ưng Bộ, Tương Ưng Uẩn, Phẩm Hoa, Đức Phật Thích Ca dạy: “Này các tỳ kheo, ví như bông sen xanh, bông sen hồng, hay bông sen trắng sanh ra trong nước, lớn lên trong nước, vươn lên khỏi nước, và đứng thẳng không bị nước nhiễm ướt. Cũng vậy, này các tỳ kheo, Như Lai sinh ra ở trong đời, lớn lên trong đời, vươn lên khỏi đời, và sống không bị đời ô nhiễm”.
Đến nhà Trần, Hồ Tây cũng là nơi nghỉ ngơi, giải trí cho các đại quan trong triều. Tuy nhiên đến thời Lê thì nhiều ly cung biệt điện đã đổ nát. Vua Lê Tương Dực (trị vì 1509 - 1516), một ông vua nổi tiếng ăn chơi trong lịch sử phong kiến VN, đã cho sửa sang hành cung ở Dâm Đàm (tên cũ của Hồ Tây) làm chỗ nghỉ ngơi. Đại Việt sử ký chép: ông “vua lợn” này bày ra trò chơi “tiên nữ hái sen”, bắt cung nữ trút bỏ váy áo giả làm tiên nữ chèo thuyền hái sen nở trong hồ để vua xem.
Trong Dư địa chí, Nguyễn Trãi viết: “Phường Thụy Chương nấu rượu ngon có tiếng”. Thụy Chương là một trong 6 phường của Tổng Trung thuộc H.Vĩnh Thuận, sang đời Nguyễn phải đổi thành Thụy Khuê, vì kiêng húy của Nguyễn Hiến Tổ (Chương hoàng đế là miếu hiệu của Thiệu Trị). Ca dao tục ngữ Hà Nội có câu:
Làng Võng (Võng Thị ngày nay) bán lợn bán gà
Thụy Chương (nay là Thụy Khuê) nấu rượu là đà cả đêm.
Nằm cạnh Hồ Tây với hoa sen bát ngát, tháng 5 sen nở tỏa hương khắp vùng phía tây kinh thành nên Thụy Chương cũng nổi tiếng khắp kinh thành về rượu nhụy sen. Cách đây chừng 30 năm, các sư ở chùa Kim Liên tìm tòi phục hồi lại cách làm rượu nhụy sen đã thất truyền và kết quả ra được thứ rượu có mùi thơm nhẹ, uống rất dễ chịu. Tuy nhiên để có được thứ rượu quý này thì cần rất nhiều nhụy sen.
Trong Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ và Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án cũng viết về thú chơi của chúa Trịnh Sâm trong trung thu năm 1774: “Ngày hôm đó chúa ngự trên ly cung Thụy Liên (có nghĩa là sen ngủ). Dưới là sen trên bờ là cây phù dung mắc đèn lồng. Nhạc công hoặc ngồi trên gác chuông chùa Trấn Quốc hoặc ẩn mình dưới bóng cây, bến đá tấu nhạc”. Tụng Tây Hồ phú của Nguyễn Huy Lượng (mất năm 1808), một áng văn cẩm tú có câu: Sen vũng nọ nảy tiền xanh lác đác, lửa đóm ghen năm xã gây lò, câu thơ cho thấy sen trong bài phú là sen sau mùa đông mới nhú lá lên khỏi mặt nước. Còn trong Thượng kinh ký sự, Lê Hữu Trác (1720 - 1791) kể chuyện ông chữa bệnh cho chúa Trịnh ở biệt điện bên Hồ Tây và sen đã cho ông cảm xúc khó tả.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ảnh chụp Hồ Tây năm 1990 Ảnh: T.L


Làm gì cho thấy ngày xưa ?
Do thổ nhưỡng, khí hậu, đặc biệt là nguồn nước Hồ Tây đã tạo nên giống sen quý ở đây. Sen quý vì bông lớn, khi nở to như hai bàn tay, có trăm cánh (còn được gọi là Bách Diệp), xếp lớp bao bọc lấy nhụy, đài và gạo sen, giữ cho sen một mùi thơm thuần khiết, ngát đượm.
Đầu thế kỷ 20, vào tháng 6, 7, dân các làng Tây Hồ, Nghi Tàm, Quảng Bá mua hoa sen của các chủ thầu, gánh vào chợ Đồng Xuân và các phố xung quanh bán từng gánh lớn cho các bà hàng phố mua hoa lấy nhụy ướp chè. Chuyện cũ bên dòng sông Tô của Viên mai Nguyễn Công Chí chính là gia phả dòng họ Nguyễn Đình (làng Duyên Thái, H.Thường Tín, Hà Nội) lập nghiệp ở phố Hàng Ngang từ thế kỷ 17. Dòng họ này không chỉ giàu có, rất hiếu học ở đất Thăng Long mà còn nổi tiếng về sự khéo léo trong nghệ thuật ướp chè sen. Các làng Nghi Tàm, Tây Hồ, Yên Phụ, Nhật Tân từ xưa đã có nghề ướp chè sen. Đầu thế kỷ 20, khi thú chơi hoa Tây cắm bình xuất hiện ở Hà Nội, nhiều nhà Nho đã cắm sen trong bình gốm chơi đến khi tàn lại mua hoa chơi tiếp cho đến hết mùa, thú chơi đó được duy trì cho đến hôm nay.
Trong cuốn Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20, về sen Hồ Tây, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Uẩn viết: “Trước đây ven hồ nhiều sen, về mùa hạ sen mọc kín, lá xanh rờn, hoa đỏ bát ngát gió đưa hơi mát đượm hương thơm lừng”. Tuy nhiên sen mọc nhiều nhất là ven bờ giáp các làng Nghi Tàm, Yên Phụ, Nhật Tân, Quảng Bá, nhất là làng Tây Hồ vì đáy hồ không sâu, thoai thoải và còn có nhiều đầm, ao. Ngoài sen mọc tự nhiên, dân các làng này còn trồng thêm để làm vành đai ngăn sóng hạn chế lở đất. Khi người Pháp chiếm Hà Nội và khu vực Hồ Tây trở thành ngoại ô, năm 1889 chính quyền đấu thầu quyền khai thác sản vật ở Hồ Tây gồm: cá, sen. Trúng thầu là một người Pháp, ông này cho người Việt thầu lại. Sợ sen phát triển khiến môi trường sống của cá bị thu hẹp nên chủ thầu giữ nguyên diện tích, không cho dân các làng trồng thêm.
Sau năm 1954, nhà nước bãi bỏ thầu khai thác cá và sen Hồ Tây. Năm 1958, Hà Nội thành lập Xí nghiệp nuôi và khai thác thủy sản Hồ Tây. Để có nhiều cá cung cấp cho cán bộ công nhân viên, xí nghiệp đã nhập giống cá mè hoa của Trung Quốc nuôi đại trà. Sợ cá mè hoa bị chết do vướng gai ở thân sen nên những vạt sen đã bị phá bỏ, cả quanh chùa Trấn Quốc. Từ đó diện tích sen ở hồ bị thu hẹp.
Chính vì mất sen nên thời bao cấp, vào mùa hè, sóng hồ đánh quá mạnh khiến các nhà ở mép nước các làng Nghi Tàm, Quảng Bá, Tây Hồ... bị sạt lở. Khu vườn chùa Thiên Niên bị sạt lớn còn trơ ngọn tháp. Những ngôi mộ ký táng xây gạch cũng trơ ra. Dự án quy hoạch và xây bờ kè quanh hồ được thực hiện từ cuối những năm 1990. Hiện sen chỉ còn ở vài đầm như đầm Trị hay gần công viên nước Hồ Tây. Trong bài Sen Hồ Tây, nhà thơ Bằng Việt viết năm 1995 có câu:
Anh đi mười năm trở lại/Làng hoa biến mất như đùa!/Ví thử hồ sen cạn nốt/Làm gì cho thấy ngày xưa?...
Nguyễn Ngọc Tiến

Thanked by 3 Members:

#3 Người H'Mông

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 595 Bài viết:
  • 815 thanks

Gửi vào 11/07/2017 - 13:52

Hướng dẫn cách chọn và ướp Trà Sen Tây Hồ

BY:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ON:


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thời tiết Hà Nội đang trong thời gian giao mùa, chuẩn bị bước vào mùa hè oi ả. Sen trên các đầm hồ tây đã bắt đầu lác đã đơm nụ. Sau cả một mùa đông dài đây là thời điểm mà những người yêu thích trà sen mong đợi, để được thưởng thức hương vị của trà sen tươi hay còn gọi là sen xổi.

Vào thời điểm hiện nay khi mà giá trà sen sấy đóng gói sẵn đang rất cao, nhất là thời điểm năm 2013 do các đầm sen Tây Hồ bị mất mùa sen. Theo tham khảo thị trường thì có những thời điểm do nguồn sen khan hiếm giá trà sen ướp từ sen Hồ Tây bị đẩy lên từ 8 triệu đồng, 10 triệu đồng thậm chí là 20 triệu đồng 1kg tùy từng của hàng. Với giá thành của trà sen như trên không phải ai cũng có đủ khả năng kinh tế để mua và thưởng thức trà sen.

Nhưng có một cách khác để thưởng thức trà sen tại nhà là chúng ta tự ướp trà sen từ hoa sen tươi Tây Hồ. Hôm nay trasen.vn sẽ hướng dẫn các bạn tự ướp trà sen xổi, cách bảo quản để có trà sen dùng lâu dài và trên hết là giá thành rất kinh tế gia đình nào cũng có thể mua được.

Nào chúng ta cùng bắt tay vào làm:

Trước tiên là phần nguyên liệu cần thiết để làm trà sen xổi gồm có:

Sen tươi tại Tây Hồ vùng Nghi Tàm, Quảng Bá:

Nhiều bạn có hỏi tôi là tại sao lại phải sen tươi Tây Hồ - Hà Nội? Sen nào mà chẳng là sen nhỉ?

Vâng! Ở đây có một sự khác biệt rất lớn giữa sen Tây Hồ và các vùng khác trên cả nước, Sen Tây Hồ hay còn được gọi là sen trăm cánh rất dễ phân biệt, khi ta tách các cánh hoa ra thì sẽ thấy rất nhiều các cánh hoa nhỏ xếp dày trong bông sen trong khi sen trồng tại các vùng khác thì chỉ gồm nhiều cánh to, số lượng cánh hoa ít hơn nhiều. Và điểm khác biệt quan trong nữa là sen Tây Hồ đượm hương hơn các nơi khác. Những điều khác biệt của sen Tây Hồ là do thổ nhưỡng của Hồ Tây quyết định, có đem giống đi nơi khác trồng thì lại trở thành sen cánh đơn.


Các bạn xem thêm ảnh cho dễ phân biệt nhé:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hoa Sen Tây Hồ



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hoa Sen các vùng khác


Một điều chúng ta cần phải lưu ý nữa khi đi mua sen Tây Hồ là thời điểm mua:

Ngày xưa khi các cụ nhà ta muốn uống trà sen tươi thì thường không hái sen về ướp mà thường chèo thuyền ra đầm sen rồi bỏ trà và trong bông sen rồi buộc túm các cánh hoa lại hay lấy lá sen bọc bên ngoài bông sen rồi buộc lại. Để qua một đên cho trà hút hương sen rồi sáng sớm hôm sau hái về dùng, cách này chắc chỉ có chủ đầm sen mới thực hiện được. Còn chúng ta trong cuộc sống hiện đại bận rộn làm thế nào để chọn được hoa sen tốt để ướp trà? Dễ thôi!


Vào thời điểm mùa sen sẽ có rất nhiều người bán hoa sen rong đi khắp phố phường Hà Nội, chúng ta chịu khó dậy sớm để mua được hoa sen tươi mới hái, lưu ý là phải chọn sen Tây Hồ như hướng dẫn ở trên nhé. Ngoài ra hoa sen phải nụ lớn hơi hé nở hay văn hoa hơn thì gọi là đóa hoa hàm tiếu. Hoa sen mua về ta cắm tạm vào bình đã rồi sang bước chuẩn bị trà để ướp, nhưng không được để quá lâu mới ướp vì hoa sen sau khi hái rất mua tàn, mất hương.

Nhớ xin thêm mấy cô bán hàng ít lá sen tươi luôn nhé!

Chuẩn bị Trà Ướp Sen:

Trà ướp hoa sen có thể dùng 2 loại sau:

Trà Cổ Thụ vùng Hà Giang: Nếu các bạn chọn được loại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

cánh lớn chế biến tốt cho màu nước xanh đậm hương vị đặc trưng của giống trà shan tuyết là tốt nhất.


Trà Thái Nguyên loại tốt: Tốt nhất là trà sản xuất tại vùng Tân Cương như

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Loại trà này cho hương vị chát nhẹ màu nước xanh ánh mật ong rất đẹp, đây là loại trà trông đầu tiên ở vùng Tân Cương.


Tất nhiên 2 loại trà trên tùy theo gu sở thích của từng người mà các bạn dùng để ướp, không bắt buộc phải dùng một loại cụ thể nào cả.

Ướp Trà Sen Xổi:

Nguyên liệu đã đủ giờ chúng ta bắt tay vào ướp trà. Ta dùng tay tách nhẹ nhàng những cánh hoa sen ra cho đến khi nhìn thấy đài hoa và nhị hoa màu vàng, ta chỉ tách hoa đủ lớn để có chỗ đổ trà vào thôi nhé. Sau đó lấy trà khô đã chuẩn bị sẵn cho vào, trung bình mỗi bông sen cần khoảng 15 đến 20g trà khô. không nên cho quá nhiều trà vào trong bông sen để lượng hương sen thấm vào trà vừa đủ dùng không thừa không thiếu. Mỗi bông sen này ta có thể pha được một ấm trà cho từ 4 đến 6 người dùng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sau khi cho trà khô vào chúng ta lại nhẹ nhàng vuốt lại những cánh hoa về hình dàng ban đầu, dùng tiếp lá sen tươi cắt thành miếng lớn vừa đủ bọc bông hoa lại rồi dùng lạt buộc túm lại ở cuống hoa. Ta tiếp tục cắm hoa vào bình hoặc chậu để đến tối muộn hoặc sáng hôm sau là có thể bỏ ra dùng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Cách bảo quản trà sen xổi:

Trà sen tươi rẻ nhưng có nhược điểm là rất khó bảo quản vì dễ bị ẩm mốc trong một vào ngày nhất là thời tiết mùa mưa. Hiện tại cách bảo quản thông dụng nhất là cho cả bông sen đã cắt cuống vào trong ngăn đá tủ lạnh, tủ đông. Với cách bảo quản này ta có thể giữ được trà đến tận mùa đông năm sau hoặc qua tết tùy vào độ lạnh của tủ. Nhưng cũng có những lưu ý sau đây:


Trước khi cho trà sen tươi vào trong ngăn đá tủ lạnh ta có thể dùng giấy bản, giấy báo bọc phía ngoài hoặc dùng màng bọc thực phẩm bọc ngoài cẩn thận hơn nữa thì cho vào tiếp một chiếc hộp nhựa kín để tránh bị nhiễm mùi từ các đồ ăn khác trong tủ lạnh.

Thưởng Thức Trà Sen Tây Hồ:

Sau khi ướp trà xong ta mời bạn bè đến cùng thưởng thức trà sen, nhưng cái sự chơi cũng lắm nhiêu khê, có trà rồi nhưng pha trà cũng là cả một nghệ thuật.


Sai lầm của nhiều người khi pha trà sen hay các loại trà ướp hoa khác là Ngâm Trà, do thói quen uống trà đặc của nhiều gia đình nên khi pha trà sen thường ngâm trà dùng thì rót ra chén mời khách. Sai lầm này dẫn tới trà bị nồng, mà trà sen khi nên pha làm sao nâng chén trà lên chỉ thấy hương thơm nhẹ nhàng thoang thoảng là tốt nhất.

Cách pha trà sen cụ thể như sau:

Lấy trà ra khỏi bông sen cho vào ấm đã tráng sạch bằng nước sôi, rót nước sôi vào không nên tráng trà. Nhiệt độ nước trong khoảng từ 85 đến 90 độ là vừa đủ, nước quá nóng già cũng khiến trà bị đỏ, nồng ...


Thời gian ngâm trà: Trong khoảng 10 đến 15 giây tùy từng sở thích, sau đó ta rót hết trà ra các chén nhỏ nếu có điều kiện các bạn nên dùng chén tống cho đều trà (cái này chắc sẽ có một bài riêng về công dụng, xuất xứ của chén tống). Từ những lần ủ trà sau ta công thêm từ 3 đến 5 giây. Thêm một ưu điểm của trà cổ thụ là rất dai nước, có thể uống đến 5 hay 6 nước mà vẫn đậm vị.

Trang trí: Ở trên ta mới giải quyết được phần hương - vị còn phần thẩm mĩ thì chưa có. Ta có thể tận dụng lại các cánh hoa sen để làm lót chén khi bày ra rất đẹp mắt, hoặc dùng cánh hoa để lót đĩa để các đồ ăn kèm khi uống trà .


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bài viết hướng dẫn ướp trà sen tươi ( xổi) đến đây là hết, chúc các bạn có những giây phút vui vẻ, đầm ầm bên chén trà cùng gia đình.


Nguyễn Minh Hải


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



____________________________

P/S:

Người H'Mông có ông bạn già không rành internet, cách nay nhiều năm có sưu tầm bài về cách làm trà sen đưa cho ổng. Đến mùa sen ông ấy dậy sớm tầm 4-5h sáng rồi lọ mọ lên Hồ Tây mua sen về ủ chè rồi rủ người H'Mông đến nhà thưởng thức, lúc ra về còn tặng một vài lạng trà sen do chính tay ổng ướp.

Mua hoa sen của người bán rong có thể nhầm thành hoa quỳ, trên mạng có bài phân biệt hoa sen - hoa quỳ khác nhau như thế nào.

Ngồi uống trà với dân sành trà gốc Thái (Nguyên) thì được dạy 2 cách pha trà:

- Pha trà uống lấy hương: Như cách pha trà sen ở trên, phải nhanh tay rót ra chén thì hương vị của trà ướp sen còn nguyên, vừa uống vừa ngửi, thưởng thức hương thơm của sen.
- Pha trà uống lấy vị: Rót nước sôi vào rồi ngâm ủ lâu hơn trước khi rót ra chén, thưởng thức vị ngon của trà.

Thanked by 2 Members:

#4 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 16/07/2017 - 12:32

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chuyện đi bơi thời xưa ở Hà Nội

06:53 AM - 16/07/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chèo thuyền ở hồ Gươm đầu thế kỷ 20
Ảnh: Tư liệu

Khi người Pháp xây tòa lãnh sự ở khu vực Đồn Thủy (nay tương ứng với đầu phố Tràng Tiền, phố Phạm Ngũ Lão, Bệnh viện quân đội 108) năm 1876, họ cũng cho xây bể bơi trong lãnh sự.
Đây là bể bơi theo kiểu phương Tây đầu tiên ở Hà Nội.
“Tiểu Đồ Sơn” tại Hà Nội
Hà Nội là thành phố sông hồ. Hà Nội có nghĩa là bên trong dòng sông. Sông Tô Lịch là chi lưu của sông Hồng qua các phố Hàng Buồm, ngõ Gạch ra Hàng Đường, Hàng Lược vòng theo chân thành ra hồ Tây. Không chỉ có sông, khu vực nội đô Hà Nội còn có rất nhiều hồ lớn. Phía bắc có hồ Mã Cảnh (hay hồ Cổ Ngựa, nay tương ứng với Hàng Đậu, Hòe Nhai, Hàng Than), phía dưới có hồ Thái Cực (tương ứng với Hàng Bè, Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến hiện nay), hồ này có con lạch nối thông với hồ Hoàn Kiếm.
Đầu thế kỷ 20, phía đông nam vẫn còn hồ Hữu Vọng (khu vực phố Hàng Chuối hiện nay). Phía nam có hồ Vọng, Bảy Mẫu, Ba Mẫu, Trung Tự; phía tây có hồ Giảng Võ, Kim Mã, Thủ Lệ; tây nam có Thành Công và tây bắc có hồ Tây rộng mấy trăm héc ta. Còn ao thì rất nhiều, làng nào cũng có hàng chục ao trở lên. Theo bản đồ lập năm 1890, khu vực nội đô và các làng vùng ven tổng cộng có hơn 400 hồ ao lớn nhỏ. Hồ ao không chỉ nuôi cá, nơi rửa rau vo gạo, tắm rửa hằng ngày mà hồ ao Hà Nội còn là nơi tích nước trong mùa mưa tránh úng ngập cho thành phố. Vào mùa hè nóng bức, nhiều hồ ao trở thành bể bơi tự nhiên cho người lớn và trẻ con bơi lội.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hồ Trúc Bạch đầu thế kỷ 20 Ảnh: Tư liệu


Trong cuốn Một chiến dịch ở Bắc kỳ (Une campagne au Tonkin, Paris 1896), về bơi ở hồ Gươm mùa hè, tác giả Hocquard viết: “Những đứa trẻ cả trai lẫn gái trần truồng bơi trong màu nước đục bẩn”. Bể bơi tự nhiên lớn nhất chính là hồ Tây. Do hồ rất sâu nên nhiều người từ nơi khác đến và cả dân quanh hồ bơi bị đuối nước. Trong chùa Trấn Quốc có nhiều bia của các gia đình mất người gửi ở đây.
Năm 1883, công sứ Pháp đầu tiên ở Hà Nội là Bonnal đã cho quy hoạch để mở mang thành phố. Sông Tô Lịch bị lấp để xây chợ Đồng Xuân. Nhiều hồ ao nội đô dần bị lấp đồng nghĩa các bể bơi tự nhiên không còn. Khi quân viễn chinh Pháp đến Hà Nội ngày càng đông, để có nước sạch cho binh lính ăn uống, tắm giặt, đồng thời tránh bị bệnh ngoài da, người Pháp đã khoan giếng lấy nước ngầm, xây bể lọc, đồng thời họ cũng xây bể trong thành cho binh lính bơi vào mùa hè. Và bể bơi trong thành là bể thứ hai sau Đồn Thủy. Xung quanh bể được ốp gạch, có cầu nhảy. Tuy nhiên quân thì đông mà bể bơi thì ít nên binh lính Pháp vẫn bơi ở ao hồ. Cũng trong cuốn Một chiến dịch ở Bắc kỳ, Hocquard mô tả lính Pháp đóng ở khu vực phía đông hồ Gươm tắm truồng ở hồ đã bị dân chúng Hà Nội phản đối.
Khi quân đội Pháp xây dựng sân bay Bạch Mai (nay thuộc P.Phương Liệt, Q.Thanh Xuân), họ cũng xây bể bơi dành cho binh lính và sĩ quan. Đầu những năm 1930, Cao ủy thể thao Đông Dương đưa ra chủ trương “vui vẻ trẻ trung” đã dấy lên tinh thần thể thao ở các đô thị. Những người Pháp sống tại Hà Nội đã thành lập câu lạc bộ bơi lội ở đầu đường Cổ Ngư (nay là đường Thanh Niên), có bơi thuyền và bơi trên mặt nước. Câu lạc bộ này chỉ dành cho người Pháp nên người Việt không được vào. Bất bình trước sự phân biệt, đối xử, một người Việt làm đơn xin phép đốc lý thành phố mở bên hồ Trúc Bạch một mô hình tương tự của người Pháp và đặt tên là “Tiểu Đồ Sơn”. Tuy nhiên do hồ nông, lại có nước nóng thải ra từ Nhà máy điện Yên Phụ nên mùa hè nước ở “Tiểu Đồ Sơn” đã nóng lại nóng thêm vì thế không thu hút được người đến bơi. Thêm chuyện cô Nghĩa (nhà ở phố Trúc Lạc), một trong những người tham gia “nhóm tiểu thư đi bộ Hà Nội - chùa Trầm” bị chết đuối ở đây nên câu lạc bộ vắng người phải đóng cửa. Năm 1932, một người Việt khác làm đơn xin chính quyền thành phố mở bể bơi ở hồ Quảng Bá. Được chấp thuận, ông cho đổ cát, làm nhà thay quần áo và nhà tắm. Thời gian đầu bơi ở đây chỉ có nam thanh niên, con gái không dám vì mặc quần áo bơi hở hang sợ bị thiên hạ móc máy, chê cười. Được các báo phụ nữ cổ súy, nhiều chị em đã mạnh dạn lên đây bơi. Trong hồi ký, nhạc sĩ Phạm Duy kể rằng, mùa hè những năm 1940, ông thường xuyên bơi ở đây và không ít lần ngẩn ngơ trước sắc đẹp của cô Tân (mẹ ca sĩ Khánh Ly) trong bộ đồ tắm.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ngày nay người dân Hà Nội vẫn bơi tại sông Hồng Ảnh: L.Q.P


Muốn bơi phải có “thẻ tắm”
Năm 1933, đốc lý Eugène Guillemail ra quyết định xây dựng Ấu Trĩ viên (có nghĩa là vườn trẻ) trên phần đất của câu lạc bộ Thống Nhất (dân quen gọi là Xéc Tây - nơi giải trí dành cho sĩ quan Pháp nay là Cung thiếu nhi Hà Nội). Công trình khánh thành ngày 15.6.1935. Ấu Trĩ viên có sân rộng để chơi bóng rổ, có bể bơi và dãy nhà một tầng làm nơi dạy các bài hát bằng tiếng Pháp. Ấu Trĩ viên không dành cho trẻ em nghèo, trong quy chế do đốc lý ban hành thì “chỉ những người ăn mặc sạch sẽ mới được vào” và muốn vào đây “phải mua vé với giá 10 xu”. Nội quy của Ấu Trĩ viên rất khắt khe, nhất là vấn đề vệ sinh, “cấm trẻ bị mắc bệnh truyền nhiễm, cấm trẻ có triệu chứng ốm yếu”; muốn bơi ở bể phải có “thẻ tắm” do bác sĩ cấp.
Cùng với các bể bơi công cộng, một số tư sản người Việt và người Pháp cũng xây bể bơi trong khuôn viên biệt thự, trong đó phải kể đến bể bơi của cô Tư Hồng (người trúng thầu phá tường thành Hà Nội năm 1894) ở ngõ Hội Vũ; bể vừa rộng vừa dài, vừa sâu. Sau năm 1954, một phần đất có bể bơi của biệt thự này giao cho Mặt trận Tổ quốc VN xây nhà nên bể bị lấp. Biệt thự của nhà quý tộc Pháp De Montpezat ở góc Phan Đình Phùng - Hùng Vương cũng có bể bơi (nay là bể bơi 115 phố Quán Thánh). Sau năm 1954, chính quyền mới đã xây bể bơi ở Tăng Bạt Hổ, khu đất vốn trước đó là bãi cát để trống nhiều năm. Bể bơi dành cho thiếu niên này trở thành trung tâm bơi lội thu hút rất đông thiếu niên Hà Nội mỗi dịp nghỉ hè. Từ 5 giờ sáng cho đến 9 giờ tối bể đông nghẹt trẻ em. Đây từng là nơi tổ chức giải bơi lội thiếu niên toàn quốc thời kỳ chống Mỹ.
Thời bao cấp Hà Nội cho xây nhiều bể bơi mới ở khu vực nội thành, tuy nhiên một vấn đề các bể bơi gặp phải là thiếu nguồn nước sạch, vì thế có bể nhưng không có nước. Và hồ ao vẫn là nơi bơi lội yêu thích của nhiều người Hà Nội.

Nguyễn Ngọc Tiến



Thanked by 2 Members:

#5 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 18/07/2017 - 16:58

Món ngon Hà Nội xưa

Nấu và thưởng thức các món ăn là cả một nghệ thuật của người Hà Nội, chẳng thế mà cho đến tận bây giờ thói quen ấy vẫn tồn tại và trở thành một nét văn hoá riêng độc đáo, hấp dẫn bất cứ ai khi mới đặt chân đến nơi này.
Cái tinh tế trong ẩm thực Hà Nội thể hiện ở cách chế biến, cách thưởng thức đúng cách, ở tấm lòng người trao kẻ nhận. Mỗi món ăn Hà Nội đều có hương vị, nét đẹp riêng và đặc biệt là có truyền thống, cách thưởng thức truyền đời, chẳng thế mà nó không chỉ là những thức ăn thông thường mà được nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực...
Bún ốc Tây Hồ - Pháp Vân (Thanh Trì)
Chúng tôi tìm đến một quán nhỏ ở phố Phù Đổng Thiên Vương mà với nhiều người sành ăn, đây là hàng bún ốc ngon vào loại hiếm ở Hà Nội bây giờ. Trước đây, nhắc tới bún ốc Hà Nội người ta nhớ ngay tới hai làng nổi tiếng Tây Hồ và Pháp Vân - Thanh Trì. Chị Hòa bán bún ốc ở đây cũng quê Pháp Vân. Mẹ chị gánh bún ốc bán rong hơn 40 nǎm, sau truyền nghề lại cho chị. Hàng chị là địa chỉ quen thuộc của nhiều người Hà Nội vì bún ốc ở đây từ khẩu vị đến cách trình bày đều rất... Hà Nội. Chị Hòa tâm sự với chúng tôi: ’’Tôi rất tự hào vì vẫn giữ được những nét xưa của bún ốc. Ở Hà Nội bây giờ chỉ có mình hàng tôi còn bán bún ốc nước nguội chấm đúng như ngày xưa’’. Ngày xưa, người Hà Nội hay ăn ốc lọ nhưng giờ họ ăn cả bún chan như phở, nhưng nhiều người sành ăn vẫn còn thích ăn bún chấm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ảnh: blog.360.yahoo
Bún ốc chỉ nên ăn từ sáng đến trưa, tối người Hà Nội không ăn bún ốc, khác với phở. Bún ốc ngon trước hết phải có vị cay chua của ớt, của bỗng rượu. Bún ốc có 2 - 3 cách ăn: có thể chan, có thể chấm, có thể ăn nóng hoặc ăn nguội. Bún ốc không thay đổi nhiều lắm như các món ăn Hà Nội khác: vẫn là ớt trưng, vẫn là tía tô. Không có thứ gì cần tía tô và ớt trưng nhiều như bún ốc. Bát bún ốc của Hà Nội rất đẹp vì nó có màu đỏ của ớt trưng, màu tím của tía tô và sợi bún trắng...
Xôi
Đã là người Hà Nội không ai là không từng thưởng thức món xôi một lần, phải nói rằng, xôi Hà Nội có một phong vị riêng mà không trùng với bất cứ xôi ở nơi nào khác. Buổi sáng sớm, tiết trời còn mát mẻ, sau một giấc ngủ êm đềm, con người tĩnh tại thoải mái, bạn có bao giờ nghĩ rằng thưởng thức một bát xôi vào buổi sáng là cách thư giãn tốt nhất không ? Người Hà Nội thì hay có thói quen như thế, giản dị, mộc mạc và thanh bình biết bao nhiêu.
Mỗi loại xôi có một hương vị khác nhau và được ăn kèm với các loại thức ăn khác nhau. Chẳng hạn như xôi trắng ăn kèm với ruốc, thịt kho tàu, giò chả, lạp xường vừa thơm, vừa mềm. Xôi gấc có vị ngọt được ăn kèm với chả mỡ. Xôi lạc, xôi đỗ xanh ăn kèm với vừng và ruốc. Còn xôi xéo, chắc chắn phải có thêm đậu xanh xắt lát mỏng và trên bát có hành phi thơm vàng ngậy...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ảnh: skyscrapercity
Thật ra, việc nấu xôi cũng chẳng mấy khó khǎn và bất kể ai cũng nấu được. Chẳng hạn như muốn nấu xôi đậu xanh, chỉ cần chọn loại gạo nếp cái hoa vàng, ngâm gạo, đậu xanh từ tối hôm trước, để qua đêm cho mềm. Sau đó, vo gạo, đãi đậu thật kỹ rồi trộn đều. Cho thêm một chút muối, xóc lẫn vào gạo, đậu rồi đổ vào chõ đồ cho đến khi hạt gạo dẻo trong và hạt đậu nở bung là được. Đối với xôi lạc, cách nấu có hơi khác. Người nấu phải luộc chín nhân lạc trước cho mềm, sau đó bóc vỏ lạc rồi trộn với gạo nếp, pha thêm muối và đổ vào chõ đồ... Riêng xôi gấc, thay vì cho muối, người nấu cần cho thêm đường. Trong các loại xôi, xôi xéo được coi là khó nấu nhất. Sau khi xôi chín, người nấu phải xới xôi cho tơi, để nguội rồi trộn với đậu xanh nấu chín. Đến lúc ăn xôi, phải xắt mỏng nắm đậu xanh đã được đồ chín, thêm chút mỡ nước, hành phi vàng thơm phủ lên trên. Khi đó, bát xôi xéo của sẽ có được vị ngọt của gạo nếp,vị bùi của đậu xanh, vị béo của mỡ nước và vị thơm của hành phi, ăn ngon tuyệt.
Miến lươn
Ngày nay, việc chế biến và thưởng thức món miến lươn đã khác xưa rất nhiều. Miến lươn Hà Nội xưa được sắp vào bát nhỏ, thường là bát chiết yêu (loại bát chôn nhỏ, miệng loe) miệng bát chỉ lớn hơn bát ǎn cơm một chút. Miến rửa sạch đã trần nước sôi, được trần lại vào nồi nước dùng lươn mầu nâu nâu cho miến nở, thấm độ đậm, ngọt của nước dùng rồi cho vào bát. Những miếng thịt lươn đã xào săn lại mà vẫn phô mầu vàng óng của da lươn. Hành hoa và rau răm thái nhỏ tăn - thường thái trước khi cho vào bát để giữ mùi thơm, hành răm thái càng nhỏ càng tiết mùi thơm nhiều hơn. Rắc hành răm thái nhỏ lên thịt lươn rồi chan nước dùng. Nước dùng lươn mầu nâu nâu ngọt trên mức bình thường, vì phải đậm đặc mới nổi vị, chỉ chan sâm sấp chứ không chan võng vì miến đã ngấm nở đủ bằng nước dùng nên không trương nở thêm nữa, hơn nữa, miến là miến tầu làm bằng đỗ xanh nên sợi miến nhỏ mà ròn chứ không nát. Cuối cùng rắc hạt tiêu. Riêng tiêu, bà hàng rất thuộc ý khách, vị nào nghiền cay bà không rắc tiêu mà dùng thìa nhỏ xúc một phần tiêu sọ giã giập.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ảnh: muivi
Miến thấm đượm nước dùng, thịt lươn xào săn ăn hơi dẻo rất rõ vị lươn, lại được tẩm ướp nên thơm mùi tiêu và mùi nước mắm ngon thật hấp dẫn. Bát miến lươn, ăn tới miếng cuối cùng vẫn còn nóng. Hà Nội xưa hình như lạnh hơn bây giờ. Món miến lươn hấp dẫn mọi mùa, nhưng vào những ngày đông lạnh còn hấp dẫn hơn nhiều. Bởi vì rét đến mấy, khi bê bát miến lươn thơm phức, nóng hổi lên là quên hết mọi rét mướt. Miến lươn không múc vào bát to, không có kèm theo giá đỗ và hành khô phi, không chan võng nước dùng chẳng thấy mùi lươn đâu như bây giờ, và đặc biệt là thịt lươn không tẩm bột rán khô cong và ròn để khi ăn chẳng biết là lươn hay trạch hay một loại bánh rán ròn gì đấy vì khó mà phân biệt, khó mà nhìn rõ, khó mà khẳng định mùi vị.
Không hiểu vì sao món quà miến lươn Hà Nội bây giờ lại thế ?... Do thất truyền ? Do khẩu vị mới ? Do không để ý đến món ăn Hà Nội xưa? Thật tiếc khi các quán hàng Hà Nội không còn bán miến lươn ngày xưa nữa.
Phở Hà Nội
Nhắc tới quà Hà Nội không thể không nói tới phở. Phở Hà Nội xuất hiện từ đầu thế kỷ 20 với những cái tên phở Thìn, phở Giảng, phở Đông Mỹ bán gánh. Ngày nay, có thể tìm thấy những tiệm khá ngon ở Bờ Hồ, Bát Đàn, Lý Quốc Sư, Lò Đúc. Riêng phở bò ông Thìn giữ được hơn 50 năm, và mở rộng tới 7 cửa hàng ở Hà Nội. Người Hà Nội nay ăn cả phở gà, nhưng theo nhiều người sành ăn chỉ có phở bò chín mới đúng là Hà Nội.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ảnh: my.opera
Nhà văn Băng Sơn từng nói: Tôi rất đồng ý với cụ Nguyễn Tuân, tôi là thế hệ sau nhưng ăn phở Hà Nội phải là phở bò chín. Thịt bò chín thái mỏng thơm, ngon. Phở mà ăn với giá, với quẩy hay là với trứng như nhiều người vẫn ăn bây giờ không được. Phở thì gia vị rất quan trọng. Ngày xưa, những hàng phở gánh đỗ ở đầu phố thì cuối phố đã ngửi thấy mùi nước dùng phở thơm lừng...
Bánh cuốn Thanh Trì
Từ 60 năm nay, những ai mê bánh cuốn Thanh Trì không phải lặn lội quá xa. Với một góc nhỏ phố Tô Hiến Thành, với những cái mẹt thôn dã, hàng sáng bà Hoành thu hút biết bao nhiêu khách. Chỉ với 2000 đồng, bạn đã có thể thưởng thức bánh cuốn Thanh Trì tráng mỏng ăn với chả, thứ chả không pha bột như nhiều hàng bây giờ. Gia đình bà Hoành đã 5 - 6 đời tráng bánh cuốn, và nay các cô con dâu của bà lại tiếp tục.
Chị Nguyễn thị Thanh - con dâu bà Hoành: Tráng bánh cuốn ngon và mỏng phải biết xay bột và xe bánh. Xe phải khéo, xe chậm quá thì dễ bị rách bánh, xe nhanh quá thì có thể sẽ bị dòn hoặc lại quá dày.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ảnh: ttvnonl
Cái tinh tế trong ẩm thực còn được thể hiện ở bữa ǎn của từng gia đình Hà Nội. Bữa cơm gia đình của người Hà Nội mang một phong cách riêng: từ bày đặt mâm, bát đũa sạch sẽ, món ăn thanh tịch, đơn giản không đắt tiền nhưng bày phải đẹp mắt thanh lịch và cao quý.
Trong thời kinh tế thị trường, nghệ thuật ẩm thực Hà Nội đã bị giản tiện đi rất nhiều, hy vọng thế hệ trẻ ngày nay có ý thức hơn nữa trong việc gìn giữ cái đẹp, cái thanh trong nếp ăn uống của người Tràng An xưa.
(Theo MonngonHN)

Sửa bởi DucBichPham: 18/07/2017 - 16:59


Thanked by 1 Member:

#6 Người H'Mông

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 595 Bài viết:
  • 815 thanks

Gửi vào 30/07/2017 - 10:22

Lạ lùng bèo tây, trứng ung thành... đặc sản Hà Thành

Bong bóng cá, trứng ung, sâu tre rừng hay bèo tây… vốn là những thứ ít được sử dụng nhưng giờ lại được nhiều người tìm mua chế biến các món ăn trong gia đình. Trong đó, nhiều món có giá lên tới gần triệu đồng/kg, được ví như đặc sản “hiếm có, khó tìm”…

Nửa triệu một cân bong bóng cá


Trong số đó, ít ai ngờ bong bóng cá - một thành phần khi mổ cá người ta vẫn bỏ đi, hoặc gom về nấu cho lợn - giờ lại được dân sành ăn ở Hà Nội mua về chế biến thành những món khoái khẩu như bong bóng cá xào dưa chua, xào ớt,... Để có được 1kg bong bóng cá, nhiều người phải bỏ ra gần nửa triệu đồng và phải đặt hàng trước, mua gom mua vét khắp chợ mới có đủ.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Người dân săn lùng mua các loại bong bóng cá


Bà Nguyễn Thị Hiên, một mối chuyên bán cá tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) thừa nhận, đúng là bong bóng cá giờ được dân sành ăn ở Hà Nội săn mua từng chiếc một.

“Mỗi con cá chỉ có một chiếc bong bóng. Khách mua cá to thì lúc mổ thường yêu cầu giữ lại bong bóng cá, khách mua lẻ từng khúc một thì mới thừa ra. Tuy nhiên, mỗi ngày tôi chỉ bán được khoảng chục con cá to cắt khúc nên có tầm khoảng chục cái bóng cá dư ra, còn lại toàn bong bóng cá bé. Gom lại hết chắc cũng được 1-2 lạng là nhiều”, bà Hiên cho hay.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Món bong bóng cá được cho là món khoái khẩu của người Hà Nội mặc dù giá lên đến gần nửa triệu đồng/kg



Theo bà Hiên, do là hàng hiếm, nhu cầu mua ăn lại nhiều nên món bong bóng cá tại chợ này đều được dân buôn gom lại, bán cho những mối quen đã đặt từ trước. Giá bóng cá từ 40.000-50.000 đồng/lạng, tùy bong bóng cá to hay nhỏ.

Bà Hiên cũng tiết lộ, nhiều mối quen khi thấy những bộ lòng cá trắm cũng đặt mua với mức giá 10.000 đồng/bộ để về xào ăn lẫn với bóng cá.

“Săn” trứng ung về… tầm bổ!

Theo khảo sát của PV, loại trứng ung hiện được rao bán trên các trang mạng xã hội khá nhiều, với những công dụng như: Ăn trứng ung cực nhiều chất dinh dưỡng, chữa bệnh đau đầu, rối loạn tiền đình, bồi bổ cho người già và trẻ em, chưa kể công dụng thần kỳ trong trong chuyện chăn gối,... Trong khi đó, mức giá bán lại rất rẻ, chỉ từ 15.000 - 20.000 đồng/chục.

Chị Hồng Nhung (Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội), một người bán trứng gà ung trên mạng, tiết lộ, trung bình mỗi ngày, chị bán được 400-500 quả trứng. Một tuần nay, số lượng trứng ung bán ra tăng lên gấp đôi, thậm chí nhiều lúc chị còn cháy hàng.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một chủ hàng bán trứng ung trên mạng khá "hút" khách



Chị Nhung bật mí, trứng gà ung được lấy từ lò ấp tại các trang trại trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Những quả trứng gà ấp sau 7 ngày không hình thành phôi, không thể nở thành con bị loại ra. Chị nhập về bán, tùy nhu cầu của khách mà luộc sẵn hoặc để nguyên.

Các đầu mối lấy số lượng buôn từ 800-1.000 đồng/quả rồi về bán buôn/bán lẻ lại ăn chênh lệch. Trứng đặc lòng, gần giống trứng gà ta, hai lòng vẫn rõ, thường sẽ có giá nhỉnh hơn, bảo quản trong vòng một tuần. Nhưng cũng có những người chỉ thích ăn trứng loãng lòng, đã có mùi ung vì vị lạ miệng của nó. Riêng loại này chỉ để được 1-2 ngày.

Trao đổi với PV, anh Trần Duy Tiến, chủ một trang trại gà ở Thường Tín (Hà Nội) cho biết, trứng gà ung là loại trứng gà đã bị hỏng trong quá trình ấp nở (trứng phế phẩm).

Khi ấp trứng trong lò được 1 tuần thì sẽ tiến hành soi, nếu có phôi thì giữ lại, còn không thì loại bỏ.

GS. TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho hay, trứng ung có hai trường hợp: trứng không có phôi, khi ấp nở sẽ bị ung; trứng có phôi nhưng trong quá trình ấp nở bị nhiễm khuẩn.

Cả hai trường hợp này trứng đều bị nhiễm khuẩn dẫn đến ung hỏng và sinh ra độc tố, sinh ra khí H2S không có lợi cho cơ thể.

Sâu tre nửa triệu/kg “cháy hàng”

Anh Lê Văn Thọ ở Hoàng Hoa Thám (Ba Đình, Hà Nội), một mối chuyên buôn bán các loại đặc sản vùng Tây Bắc, cho biết sâu tre gần giống với sâu chít. Song, sâu chít dân thường để ngâm rượu còn sâu tre mọi người thường mua về chế biến.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Sâu tre khá phổ biến ở vùng núi Sơn La hoặc khu vực Mường Lát (Thanh Hóa)


Theo anh Thọ, mùa sâu tre bắt đầu từ tháng 9, đến cuối tháng 10 là hết. Đây là thời điểm sâu tre sinh sôi nảy nở, sâu nhiều và béo nhất. Người dân ở những vùng núi như Sơn La, Mường Lát (Thanh Hoá) thường vào các khu rừng, tìm những cây tre, nứa có biểu hiện héo ngọn, đốt tre bị co rúm, ngắn lại khác thường thì chặt những đốt ấy ra, kiểu gì cũng thấy những con sâu tre màu trắng lúc nhúc bên trong.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Sâu tre có giá bán nửa triệu đồng/kg nhưng không phải lúc nào cũng có hàng


Sâu này khá hiếm, không phải cây tre nào cũng có. Song, nếu tìm trúng đốt tre có sâu thì mỗi đốt có thể chứa đến nửa ký sâu.

Trước đây, sâu tre được bà con mang về làm thức ăn cho gia đình. Nhưng giờ nhu cầu mua sâu tre của người dân thành thị tăng lên, sâu tre được bán cho các nhà hàng, quán ăn làm món đặc sản khá nhiều.

Là món ăn đặc sản, chỉ khai thác được ngoài tự nhiên theo mùa nên sâu tre ở Hà Nội có giá tới nửa triệu đồng/kg, nhưng lượng hàng anh Thọ gom từ các mối quen vẫn không đủ để bán. Khách muốn mua phải đặt trước một tuần.

Đặc biệt, loại sâu này là hàng tươi sống, rất khó vận chuyển, không cẩn thận sâu sẽ chết nên khi có hàng, anh thường sang tay luôn cho khách đã đặt, đảm bảo sâu tới tay khách tươi ngon lại tránh bị hao hụt.

Theo các chuyên gia trong ngành, các loại côn trùng, sâu bọ, trong đó có sâu măng khi đã chết thường sinh ra độc tố hoặc trên cơ thể côn trùng có thể bị nhiễm nấm độc, có protein lạ... rất dễ gây dị ứng, ngộ độc cho con người khi ăn với những biểu hiện như mẩn ngứa, chóng mặt, buồn nôn... Vì vậy, cần cẩn trọng hơn khi ăn, tránh ăn những loại côn trùng lạ, màu sắc sặc sỡ.

Bèo tây cũng trở thành đặc sản Hà Thành!

Đối với người dân miền Bắc, xưa nay bèo tây chỉ là loài cây mọc dại, được dùng làm thức ăn cho động vật như lợn, gà, vịt hay để lọc sạch nước. Nhưng ngày nay các bà nội trợ lại săn tìm chúng như một loại rau sạch.

Những cây bèo tây được các bà nội trợ chế biến thành rất nhiều món: cọng non để ăn sống, nhúng lẩu, xào tỏi như rau muống; ngó để làm nộm, gỏi, dưa chua, xào thịt; hoa cũng có thể dùng để luộc, nấu canh… Tại nhiều nhà hàng, những món ăn từ bèo tây cũng đắt tiền không kém nhiều loại rau khác.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Béo tây vốn là loại cây khá phổ biến ở nông thôn tuy nhiên ít khi được sử dụng trong bữa ăn gia đình


Chị Minh Hà (Ba Đình – Hà Nội), cứ cuối tuần về quê chị lại mang lên một bịch rau bèo tây non để cất tủ lạnh ăn dần. Theo lời chị Hà, bèo tây có vị ngọt thơm, cảm giác mát mát, dai giòn sần sật mà lại không sợ độc hại. Bởi loại rau này được sống trong những ao hồ sạch sẽ. Chưa kể, việc sơ chế chúng rất đơn giản.

Mỗi lần lấy bèo tây về ăn, chị chỉ cần cắt khúc ngắn tầm 10cm rồi ngâm qua nước muối pha loãng. Sau đó bóp cho ráo nước là có thể đem nấu canh chua, làm nộm hay xào với thịt lợn, thịt bò, tôm.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thời gian gần đây, nhiều bà nội trợ ở Hà Nội thường tìm mua bèo tây về nấu canh chua hoặc xào với thịt lợn, bò...


Theo Ths.BS Đặng Huyền Nga (Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội) cho biết: “Theo y học cổ truyền, bèo tây có tên gọi là lục bình, có vị nhạt, tính mát, có tác dụng chữa sưng tấy, viêm đau như sưng bắp chuối bẹn, tiêm bị áp xe, chín mé, sưng nách, viêm tinh hoàn, viêm khớp ngón tay, viêm hạch bạch huyết,...

Đây cũng là loại là loại chứa nhiều acid amin, giàu vitamin và các loại khoáng vi lượng khác. Tuy nhiên bèo tây lại có vị ngứa nên từ trước đến giờ ít ai ăn. Do vậy, các bà nội trợ cần sơ chế cẩn thận trước khi chế biến thành món ăn để tránh bị ngứa”.

H.T

(Tổng hợp)


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#7 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 02/08/2017 - 21:16

những con đường hà nội

Tác giả:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nửa đêm không ngủ
Nhớ về Hà Nội mến thương
Hà Nội ơi Hà Nội
Tương tư thức trắng canh trường

Hà Nội của tôi
Của một triệu người lìa Hà Nội
Bỏ quê hương bỏ cả phố phường
Đánh mất tuổi thơ, chôn vùi kỷ niệm
Bỗng đêm nay sống lại trong tôi
Những con đường Hà Nội mến thân ơi

Hỡi những con đường
Có từ lúc tôi ôm bầu sữa mẹ
Những vỉa hè quen thuộc tự ngày xưa
Những vỉa hè phơi nắng dầm mưa
Chân chập chững theo chiều tay mẹ dắt
Rồi nhớn lên
Giữa những con đường dằng dặc
Tiếp nối nhau theo bờ ngói xiêu xiêu
Tiếp nối nhau như tay của người yêu
Truyền hơi thở khi gió mùa đến sớm

Những con đường
Những con đường rờn rợn
Tiếng chân người lạnh lẽo gõ đêm khuya
Nghe than van từng điệp khúc não nề
Nghe rỉ rả mưa phùn lầy lội
Nghe rụng xuống dưới chân tường xám hối
Những thân tàn rũ gục chết mùa đông
Từng âm thanh gờn gợn buốt trong lòng...

Hà Nội, ôi Hà Nội !
Hà Nội của tôi
Với hình ảnh Mẹ già khắc khoải
Với em thơ mòn mỏi đếm ngày xanh
Vọng tiếng thời gian bóng xế ngang mành
Nghe thương nhớ nghẹn ngào trong ngực
Đường phố cũ chôn vùi uất ức
Thanh xuân nào e ấp giữa bàn tay
Vào chợ đời đánh mất tuổi thơ ngây
Nhìn mắt trắng buồn tênh cười thế sự

Những con đường
Ôi, những con đường cũ
Chiều phế hưng nằm ngủ dưới thời gian
Lớp bụi đời phủ trắng màu tang
Trong im lặng của bao người Hà Nội
Mà năm tháng chưa xoá mờ tội lỗi
Cứ đêm đêm từ 5 cửa Ô xa
Hát vọng về theo những canh gà
Tiếng sênh phách hú hồn ma quỷ
Bánh xe nghiến mặt đường rền rĩ
Tóc ca nhi chảy ướt vũng bùn nhơ
Hà Nội ơi ! Vỡ nát cả mong chờ


Hà Nội, chao ôi Hà Nội
Hà Nội với những con đường đọng tím
Những con đường câm nín
Những con đường chết lịm ở tim tôi.
Tuổi hoa niên từng hát khúc yêu đời
Và nhảy múa khắp nẻo đường Hà Nội
Bao thương mến với bao nhiêu bối rối
Trôi về đây tàn phá cõi tâm linh
Trắng đêm thâu, trắng cả khối chân tình
Từng xác lá thu về vàng lối cỏ
Mùa úa héo dâng đầy đôi mắt nhỏ
Em ơi em ! Có biết thuở nào khuây
Nhớ thương nhau qua những cánh đêm gầy
Nhìn gương mặt hãi hùng sau giấc ngủ.

Ôi, Hà Nội
Ôi những con đường cũ
Đâu hàng Bông hàng Trống với hàng Khay
Đâu hàng Đào khoe nõn những bàn tay
Những đôi mắt nhìn nhau sầu ly cách
Nước Hồ Gươm còn xanh màu cẩm thạch ?
Tà áo ai còn đẹp buổi hoàng hôn ?
Nhớ thương xưa nhạt nắng những khung tường
Nghiêng nghiêng xuống mặt hồ ôm bóng nước

Những con đường
Những con đường năm trước.
Của ngày xưa, xa lắm Hà Nội ơi
Đêm nay về ngự trị giữa lòng tôi
Đêm nay về, với 5 cửa Ô nghẽn lối.
Thao thức mãi, từng canh gà báo vội
Rạng đông nào gối lệch tóc đêm sâu

Ở ngoài kia, bóng tối đã phai mầu !..

Thanked by 1 Member:

#8 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 02/08/2017 - 21:27

thương về 5 cửa ô xưa

Tác giả:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tôi đứng bên này vỹ tuyến
Thương về 5 cửa ô xưa
Quan Trưởng đêm tàn dẫn lối
Ðê cao hun hút chợ Dừa
Cầu Rền mưa dầm lầy lội
Gió về đã buốt lòng chưa?
Yên Phụ đôi bờ sóng vỗ
Nhị Hà lấp lánh sao thưa
Cầu Giấy đường hoa phượng vỹ
Nhớ thương biết mấy cho vừa
Cửa Ô ơi cửa Ô
5 ngã đường đất nước
Trôi từ vạn nẻo sông hồ
Nắng mưa bốn hướng đổ vào lòng Hà Nội
Gục đầu nhớ tiếng võng đưa
Có biết chăng ai, mái tóc bồng bềnh chảy xuôi ý đẹp
Có nhớ chăng ai
Lệ nào ướt đẫm tình người
Tê tái tiếng cười
Từng cánh hoa đời khép lại
Thương về 5 cửa ô xưa!!!

TẠ TỴ

Thanked by 1 Member:

#9 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 06/08/2017 - 21:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vì sao thành Hà Nội bị phá?

09:00 AM - 06/08/2017 Thanh Niên





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thành Hà Nội chỉ còn cửa Bắc
Ảnh: Ngọc Thắng

Thành Thăng Long được xây dựng từ thời nhà Lý trên nền cũ thành Đại La.
Trong suốt triều Trần, thành không có nhiều thay đổi nhưng đến triều Lê thành được mở mang, xây thêm một số công trình. Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi và chuyển kinh đô vào Huế.
Nhà Nguyễn xây lại thành
Khi Huế trở thành kinh đô thì nhà Nguyễn hạ cấp Thăng Long là Bắc thành. Dù tên gọi không thay đổi nhưng chữ “Long” với nghĩa là rồng bị chuyển thành chữ “Long” với nghĩa là thịnh vượng.
Vua Gia Long cũng xây lại thành mới vì Bắc thành không thể to hơn kinh đô Huế. Sách Đại Nam thực lục chính biên chép: “Năm Gia Long thứ 4 (1805) cho xây lại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ở ngay vị trí cũ, kích thước thu hẹp lại hơn trước. Thành hình vuông vắn chu vi đo được là 1.285 trượng 6 thước 5 tấc, nghĩa là mỗi cạnh hơn 1 cây số. Tường thành cao 5 m, xung quanh có hào rộng 20 m, sâu 5 m. Thành có 5 cửa, riêng phía nam có 2 cửa, trên cửa có gác canh gọi là thú lâu. Trên thú lâu có lính trực canh suốt ngày đêm. Tại các góc thành đều có tháp bảo vệ xây lồi ra. Từ ngoài vào trong thành phải qua 2 lần cầu trên 2 tuyến hào”.
Trung tâm thành vẫn là điện Kính Thiên, phía sau điện Kính Thiên là Hành Cung nơi dành cho vua ở mỗi khi tuần giá Bắc Hà. Phía đông thành là dinh Tổng trấn sau là Tổng đốc rồi Tuần phủ. Đời vua Minh Mạng đã đổi Bắc thành thành tỉnh Hà Nội. Năm 1835, Minh Mạng cho hạ thấp tường thànhxuống 1 thước 8 tấc (tương đương 3,7 m) cho bịt 2 cửa tây và nam, từ đây thành được gọi là thành Hà Nội. Cũng trong năm này, Minh Mạng cho san bằng thành Gia Định.
Năm Tự Đức thứ nhất (1848), vua ra lệnh phá dỡ các cung điện xây từ thời nhà Lê lấy đồ gỗ, đá chạm trổ đưa về Huế để trang trí nên chỉ còn lại đôi rồng đá trước điện Kính Thiên. Thời vua Tự Đức, trong thành có 3.000 quân cùng gia đình của họ khiến trong thành như một thị trấn riêng biệt.
Phá thành vì sức khỏe lính Pháp
Sau khi chiếm Nam kỳ, thực dân Pháp mưu tính chiếm Bắc kỳ. Năm 1873 Pháp cho quân đánh thành Hà Nội lần thứ nhất, dù có rất đông binh lính nhưng thành bị thất thủ vì vũ khí lạc hậu, vì quan điểm chủ hòa của nhà Nguyễn chi phối nên thành nhanh chóng rơi vào tay quân Pháp.
Sau khi hòa đàm với những điều kiện do Pháp đưa ra, họ trả lại thành cho nhà Nguyễn. Năm 1882, Pháp đánh thành lần thứ hai. Dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Hoàng Diệu quân lính chống đỡ quyết liệt nhưng bị thất thủ, Hoàng Diệu đã tuẫn tiết.
Chiếm được thành, chỉ huy quân Pháp là Henri Rivière sai phá các cửa thành, bạt thấp một số đoạn tường, điện Kính Thiên bị sửa làm lô cốt. Ban đêm nghĩa quân các vùng lân cận mang quân quấy rối trong thành nên lính phải chui vào lô cốt cố thủ. Các quan tỉnh Hà Nội phải ra hết bên ngoài.
Cửa Đoan Môn bị sửa chữa làm nơi ở cho lính. Cột cờ xây năm 1812 được làm thêm mái che mưa che nắng, bên trong nuôi chim bồ câu đưa thư cho bộ phận thông tin của quân Pháp. Khi Pháp tiến hành bình định các tỉnh phía bắc, lính bị thương nhiều nên quân đội Pháp cho làm bệnh viện ở góc thành phía tây. Năm 1887, Hành Cung bị phá để xây tòa nhà hai tầng làm sở chỉ huy pháo binh. Trong thời kỳ Pháp đóng quân trong thành, thành hoang tàn và bị phá nát.
Ngày 23.7.1893, hội đồng TP.Hà Nội họp và đi đến quyết định phá bỏ 4 bức tường thành Hà Nội. Sau đó, Toàn quyền Đông Dương Lanessan (1891 - 1894) đại diện cho chính phủ Pháp ký hợp đồng phá dỡ tường thành với đại diện nhà thầu là Auguste Bazin. Trong hợp đồng có điều khoản: “Chính phủ bảo hộ ở Đông Dương trả công cho nhà thầu 60.000 đồng và sau khi công việc hoàn thành nhà thầu được hưởng 90 ha đất trong khu vực thành”.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tranh minh họa Pháp tấn công thành Hà Nội lần 2 năm 1882 ẢNH: Tư liệu


Ngay sau khi hợp đồng ký kết báo Người Bắc kỳ độc lập (L’Indépendance Tonkinoise) viết: “Lý do phá thành không rõ ràng, không phải để lấy đất phát triển thành phố vì quỹ đất Hà Nội dồi dào, cũng không phải vì mục đích quân sự”. Vì thế người Pháp sống ở Hà Nội và những người Hà Nội theo sát thời cuộc cho rằng việc phá thành là cuộc làm ăn chia chác giữa nhóm người có quyền và một vài nhà tư bản.
Trong lần đánh thành Hà Nội lần thứ nhất, quân Pháp đã thu giữ được một lượng lớn bạc nén, tiền đồng và tiền kẽm nên một giả thuyết thứ hai đưa ra là phá thành để chiếm đoạt kho tiền mà các quan đã không kịp chôn giấu khi quân Pháp tấn công thành. Tuy nhiên, lý do chính thức đã được chính Toàn quyền Paul Doumer (1897 - 1902) công bố trong cuốn hồi ký Xứ Đông Pháp - Những kỷ niệm (L’Indochine Francaise - Souvenirs, xuất bản ở Paris năm 1905). Paul Doumer viết: “Người ta lấy lý do là những bức tường thành đã ngăn cản sự lưu thông của khí trời đến mức mà những người dân châu Âu cư trú trong đó phải chịu đựng sự ô nhiễm độc hại. Nếu đúng như vậy thì sự lo lắng đến sức khỏe con người đã vượt qua mọi thứ khác trong những xứ nhiệt đới nơi mà quá nhiều nguy hiểm đe dọa họ, vậy thì chúng ta cũng không nên tiếc hành động đã làm. Chỉ có điều buồn cho nghệ thuật và lịch sử là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

không còn nữa. Tôi đã đến quá chậm trễ để có thể cứu vãn những bi thảm của tòa thành đó. Đặc biệt là những cửa thành, nó xứng đáng được bảo tồn. Chúng có những nét rất độc đáo, chúng gắn bó với những kỷ niệm lịch sử để có quyền buộc chúng ta phải tôn trọng. Chúng có thể tô điểm cho những khu phố mai sau của đô thị và có lẽ không làm vướng víu việc giao thông và ngăn trở việc sắp xếp thẳng hàng các đường phố. Cũng như Khải Hoàn Môn vẫn giữ lại để mọi sự cân đối cho Paris vậy”.

Cô Tư Hồng trúng thầu phá tường thành Hà Nội
Sau khi Bazin ký kết với chính phủ Pháp việc phá tường thành Hà Nội, ông này tiến hành đấu thầu việc phá dỡ các bức tường. Nhờ tính toán thuê nhân công nông thôn với giá rẻ mạt nên cô Tư Hồng, một người đàn bà Việt, đã vượt qua nhiều nhà thầu lớn của Pháp và Trung Hoa để trúng thầu.
Cô Tư Hồng tên thật là Trần Thị Lan, sinh năm 1868, quê Hà Nam. Chồng đầu tiên của cô là người Việt. Sau khi bỏ chồng, cô ra Hải Phòng lấy một người Hoa tên là Hồng làm nghề buôn bán nên người ta gọi cô Hồng. Ông này làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất phải trốn về nước. Cô lên Hà Nội bán gạo rồi lấy viên quan tư Pháp tên là Laglan.
Vì là vợ quan tư, ghép tên của chồng trước nên những người quen biết gọi là cô Tư Hồng. Rồi cô mở công ty cung cấp thực phẩm cho quân đội Pháp, công việc làm ăn phát đạt. Gạch đá khi phá thành cô cho chuyển về xây biệt thự ở ngõ Hội Vũ (nay vẫn còn). Cô là người Việt đầu tiên ở Hà Nội có điện thoại vào cuối thế kỷ 19. Chia tay với người chồng Pháp, cô sống một mình ở trang trại thuộc làng Bạch Mai (nay trong khu vực Đại học Bách khoa Hà Nội). Cái chết của cô vẫn còn là điều bí ẩn.

Nguyễn Ngọc Tiến



#10 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 29/08/2017 - 21:35

PHỐ CŨ

- Vũ Hoàng Chương -

Ôi chốn này xưa vai sánh vai
Trán cao hoài vọng tóc buông cài
Tuổi thơm mười sáu tình thơm mới
Duyên đượm hàng mi ngập nắng mai.


Hồ Gươm sóng lụa bờ tơ liễu
Hàng Trống Hàng Khay rộn bước người
Sách vở lên hương trầm ngát nẻo
Hoa soan hoa phượng chói màu tươi

Thấp thoáng hè qua đài phượng rụng
Lào rào thu muộn lá soan rơi
Tay trong tay nắm, tình trong mắt;
Lòng bốn mùa xuân, nguyệt bốn trời.

Đôi lứa mê say cùng gắn bó
Mẹ cha cùng hẹn sẽ dành nơi
Trường chung một hướng nhà chung ngõ
Hoa gấm cùng mơ dệt cuộc đời

Thế mà tan tác mười năm mộng
Có kẻ ra đi chẳng một lời!
Nửa kiếp lênh đênh dừng phố cũ
Một mình trơ với tuổi ba mươi.

Lớp học nào tan, đường rộn rã
Tình thơm mộng nhỏ tóc buông vai...
Hàng Khay Hàng Trống hoa nào rụng?
Màu tím thờ ơ vạt áo ai!

Thanked by 3 Members:

#11 ngothinham

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 564 Bài viết:
  • 963 thanks

Gửi vào 29/08/2017 - 22:00

MẢNH TÌNH ..
Chàng lầm lũi đơn côi men theo đồi cát trắng
Đến gặp Nàng trên đỉnh dốc cheo leo
Dốc đá nghiêng treo nắng chiều lầu ông hoàng đó
Gặp được một lần để rồi mãi biệt ly ..

Phút gặp nhau hai đứa cùng nhìn và lặng ngắm hình nhau
Kề bên rất lâu hình như thế vẫn là chưa đủ
Nên biển ồn ào đem gió chở che bao lời nhắn nhủ
Đủ để mỗi người theo vết nhớ thuở xưa .

Nàng nồng nàn với kí ức đêm mưa
Trong vòng tay nhau vẫn chưa tròn êm giấc mộng
Chàng ngẩn ngơ tìm vần thơ đong đầy ước vọng
Bằng nụ cười buồn có đính nửa niềm vui.

Chàng nói rằng mọi thứ vẫn vậy thôi
Nhưng thể chất đã khuyết sờn hơn những gì nàng đã biết
Và sóng biển chiều nay đem theo bao nhiêu tha thiết
Vách đá lưng chừng da diết nhớ dấu chân

Lần gặp gỡ có lẽ cũng là lần sau cuối
Như con thuyền chàng lầm lũi ra khơi
Một mình đơn côi bên bến xưa Nàng vơi đầy tiếc nhớ
Gió lặng ngừng trăng tím lịm tình đau..

Đường lên dốc đá kể từ sau ngày hôm ấy
Hai bên đường hoa nở trắng hàng cây
Dấu chân vẫn đây biển trời nơi cát mặn
Mảnh tình chàng treo ở giữa vầng trăng…

Thanked by 2 Members:

#12 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 04/09/2017 - 21:12

Chia nhau Hà Nội

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Em gửi cho anh
chiếc lá bàng cuối thu Hà nội
hồi chuông giáo đường
buổi sớm tinh mơ
góc phố Nhà Chung có bầy sẻ nhỏ
một con rất gầy
đứng hót ngu ngơ

Em gửi cho anh
tơ tầm mới dệt
giăng từ Hàng Đào đến phố Hàng Bông
khúc lụa trắng ngả sang
mầu nguyệt bạch
sợi dệt ngang như mây vắt
trăng rằm

Em gửi cho anh
ly cà phê buổi tối
mùi ngô non
nướng dưới cột đèn
mảnh than nhỏ sưởi mùa thu
sắp hết
hơ gót chân ai
hồng giữa phố đêm

Em gửi cho anh
chiếc kiềng bạc trạm
đang khoe mình
làm mới phố Hàng Gai
ảnh mẹ chụp mấy mươi năm về trước
cổ có đeo
một chiếc giống thế này

Em gửi cho anh
đất trời Hà nội
để anh nhớ về thành phố
tuổi thơ
nơi hạnh phúc là một viên kẹo bột
được bạn chia cho trong một lúc
không ngờ

Em chỉ giữ cho em
những con ngõ hẹp
những bàn chân vội vã
dẫm lên nhau
những cánh cửa bàn tay ai quên mở
rặng sấu già nua
vẫn lặng lẽ cúi đầu.

Em gửi cho anh cả
trái tim Hà nội
Xin anh cất vào chỗ dấu
trái tim em

Hà Nội, cuối Thu 2000

Nguồn: trang cá nhân của tác giả

Thanked by 1 Member:

#13 ngothinham

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 564 Bài viết:
  • 963 thanks

Gửi vào 10/09/2017 - 10:16

CUỐN SÁCH.. ( họa cùng bạn)
Đến một ngày rồi cũng phải chia tay
Em về nơi khung trời xưa ngày đó
Tìm niềm vui trong ngăn bàn bé nhỏ
Nơi cô phòng chỉ có một mình Em
Xếp lại trang, lâu quá đã cũ mèm
Vuốt thẳng ngay góc sờn quăn rách nát
Bồi chút keo hong hơ thêm một chút
Đóng lại bìa Em trở lại ngày xưa
Chỉ khác rằng Em hình dáng như xưa
Nhưng trong Em không còn yêu Anh nữa
Giấc mơ Anh thôi không còn gõ cửa
Em một mình trong giấc ngủ bình yên...
Chợt giật mình lạ lẫm như mới quen
Sém qua gương ngẩn ngơ lòng bối rối
Em đây ư..? một thuở nào bồng bột
Trả trách gì Anh rẽ lối dửng dưng
"Ngó xa xăm chẳng níu nổi bước dừng
Kể như vậy từ nay thôi vương vấn
Anh đã quên Em hết thời ngộ nhận
Thứ từ lâu chưa chắc thuộc về mình..."
Anh biết không Em giờ đã trưởng thành
Mọi nỗi đau cũng chỉ là quá khứ
Anh lãng quên, Em chôn điều dang dở
Mình lớn thêm từ cay đắng cuộc đời...
Cuốn sách nào cũng có những điều hay
Thời gian nào cũng chất đầy bôi xoá
Trả cho Anh hai ta thành xa lạ
Em trở về nơi góc nhỏ ngày xưa..
Đến một ngày ta sẽ kể chuyện xưa..

( phần ". " là của thơ bạn)

Thanked by 1 Member:

#14 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 12/09/2017 - 19:47

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chuyện ít biết về Hà Nội: Bà bán nước chè gợi ý trùng tu Nhà hát Lớn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

12/09/2017

Công trình Nhà hát Lớn Hà Nội được khởi công ngày 7.6.1901 do 2kiến trúc sư Harlay và Broyer thiết kế. Công trình hoàn thành vào năm1911.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhà hát Lớn Hà Nội sau khi được trùng tu
Cho đến nay không ít người cho rằng Nhà hát Lớn Hà Nội giống Nhà hát Opéra Garnier (xây dựng nửa cuối thế kỷ 18) của Pháp. Thực tế không phải như vậy.
GS-KTS Hoàng Đạo Kính, người chủ trì công cuộc trùng tu Nhà hát Lớn những năm 90 của thế kỷ trước, chia sẻ: “Tôi từng nhiều lần đến thăm nhà hát đó ở Paris và thấy rằng Nhà hát Lớn Hà Nội không phải là phiên bản của Garnier. Opéra Garnier rất đồ sộ, nguy nga với 2.600 chỗ, trong khi Nhà hát Lớn chỉ 870 chỗ. Nếu giống có chăng là về chức năng, cấu trúc, không gian mặt bằng. Còn về kiến trúc, Nhà hát Lớn là sự phát triển đặc trưng của lối kiến trúc Pháp ở một nước thuộc địa cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, trong đó có sự biểu hiện, tiếp nối của kiến trúc tân cổ điển và kiến trúc tân Baroque, và những nhân tố bản địa hóa rất đặc biệt, độc đáo và có giá trị thẩm mỹ tự thân”.
Tổng công trình sư bí ẩn
Nếu công trình Nhà hát Lớn được xây dựng thời điểm hiện nay thì nó cũng là công trình rất lớn, vì thế cuối thế kỷ 19 nó lại càng lớn hơn. Với một công trình xây dựng đồ sộ bao giờ cũng phải có một tổng công trình sư để bao quát mọi công việc từ cung cấp vật liệu đến tiến độ thi công, giám sát bản vẽ và kiểm tra chất lượng. Thế nhưng đến nay ai là tổng công trình sư vẫn là ẩn số. Theo GS-KTS Hoàng Đạo Kính: “Chúng tôi đã tìm rất nhiều hồ sơ cả VN và Pháp nhưng đến nay vẫn chưa biết ai là tổng công trình sư của công trình này”.
Thời đó chưa có thiết bị âm thanh hỗ trợ cho biểu diễn nên các nhà thiết kế phải tính toán rất khoa học để khuếch tán âm thanh. Thế nhưng trong buổi thử âm cho nhà hát thì cường độ âm thanh không đủ lớn cho khán giả nghe rõ. Người ta đã phải mời một kỹ sư từ Pháp sang để tìm hiểu. Sau khi đo đạc, nghiên cứu kỹ lưỡng, vị này quyết định cho hạ thấp sàn diễn xuống 50 cm. Kết quả khán giả ngồi ở hàng ghế cuối cùng hay trên tầng đều nghe rất rõ như âm thanh chuẩn ở các nhà hát châu Âu khác.
21 năm mới có tấm màn nhung
Năm 1911, dự kiến nhà hát sẽ khai trương ngày 9.12 bằng vở hài kịch Chuyến đi của ông Perrichon (Le voyage de M.Perrichon) do các nghệ sĩ nghiệp dư người Pháp sống và làm việc ở Bắc kỳ biểu diễn. Tuy nhiên gần đến ngày khai trương, sân khấu vẫn trống trơn, không màn kéo, không thiết bị phục vụ trang trí phông cảnh vì kinh phí cho dự án này không còn.
Để khắc phục, một diễn viên trong nhóm kịch vốn là bác sĩ thú y ở Hà Nội đã nghĩ cách mua một tấm vải thô may lại đủ rộng rồi cho vẽ cảnh hồ Gươm có hình tháp rùa làm màn. Vì thế, đêm khai trương diễn ra theo đúng dự kiến.
16 năm sau, năm 1927, tấm màn kéo bằng vải thô có hình tháp rùa được thay thế bằng vải sa tanh và đến năm 1932 tiếp tục thay bằng tấm màn nhung theo kiểu của sân khấu Ý.
Gợi ý của bà bán nước chè
Sau nhiều năm sử dụng lại không được trùng tu nên Nhà hát Lớn Hà Nội xuống cấp nghiêm trọng. Cuối năm 1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt ra chủ trương tu bổ và nâng cấp nhà hát, trước mắt phục vụ Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ diễn ra vào năm 1997, và lâu dài đưa nhà hát trở thành một công trình biểu diễn nghệ thuật hàng đầu ở VN. GS-KTS Hoàng Đạo Kính được giao chủ trì công việc này.
Trong phương án tu bổ, phần mái của nhà hát phải được lợp bằng ngói chẻ (đá vùng Ardoise, Pháp). KTS Hồ Thiệu Trị, một Việt kiều ở Pháp, được Hoàng Đạo Kính mời tham gia trùng tu công trình đau đầu vì nếu nhập ngói từ Pháp thì chi phí rất cao và thời gian chờ đợi gia công cũng rất lâu bởi loại vật liệu này từ lâu không được sản xuất ở Pháp. Một lần ngồi uống trà đá ở quán cóc gần hồ Gươm, KTS Hồ Thiệu Trị nghe bà cụ bán nước chè nói chuyện, nhà của đồng bào dân tộc ở Lai Châu lợp loại ngói này.
Bán tín bán nghi, ông cho người lên Lai Châu thăm dò thì đúng như bà cụ nói. Kết quả kiểm tra cho thấy loại ngói của đồng bào dân tộc Lai Châu này chất lượng rất tốt. Ngay lập tức một xưởng sản xuất ngói ra đời làm ra những viên ngói chẻ đúng như ngói lợp nhà hát ngày xưa.
Nguyễn Ngọc Tiến

Thanked by 2 Members:

#15 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 12/09/2017 - 20:57

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tác giả:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






Trở về đây
Mưa bay mờ song cửa
Phố xây mầu cố đô
Đọa đầy năm tháng
Nghiêng nghiêng mái gục bờ tường
Cống rãnh lê mình nhầy nhụa

Tường in vết đạn
Trũng hằn hố mắt đầu lâu
Tay nắm bàn tay giận dữ
Mắt khờ lạc hướng tinh cầu

Sóng tóc nào chẩy
U hoài trên trán em
Nếp áo quên sầu buổi cũ
Bàn chân có nhớ tuổi mòn

Ngẩn ngơ trong lồng hẹp
Một con chim không bay
Nhớ trời xưa cao rộng
Nhìn xiên mái ngói
Xe nghiến mặt đường
Buồn không nói.

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |