Jump to content

Advertisements




Cần người giúp đỡ chỉ dạy từ căn bản môn Kinh Dịch ạ


52 replies to this topic

#1 yuki195

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 16 Bài viết:
  • 1 thanks

Gửi vào 07/02/2020 - 09:42

Con kính chào các vị tiền bối

Con năm nay 17 tuổi,mới lần đầu tham gia vào web ta,nay đăng bài lên xin nhờ giảng dạy căn bản của môn này ạ.Con muốn tìm hiểu về bộ môn này từ lâu nhưng không biết bắt đầu từ đâu.Hiện tại con đang tham khảo và lấy kiến thức nền từ bộ sách của cụ Thu Giang-Nguyễn Duy Cần nhưng vẫn chưa hiểu,còn cảm thấy lờ mờ ạ

Mong nhận được sự chỉ bảo từ các vị tiền bối

Con xin thành tâm cảm ơn ạ

#2 minhminh

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 3806 Bài viết:
  • 24169 thanks

Gửi vào 07/02/2020 - 10:04

con còn nhỏ tuổi , tuổi đang cần tập trung hết tâm hồn hết trí khôn vào việc học cho thành tài
học cho ra Người
rồi khởi và gáy dựng sự nghiệp cách hợp pháp và không vi phạm lương tri đạo đức
không nên sa đà vào những môn ( yẻu quái ) này làm gì
các danh nhán , các đai thương gia , nhà giàu .....có ai giỏi dịch đâu hay noi cách khác người giỏi dịch thì không giàu và cũng chẳng có danh phạn
nước Tàu đấy toàn những Thánh nhân cả , cũng mât nước về bọn Mãn thanh , rồi cũng bị 8 nước Táy phương xâu xé chia làm từng tô giới
con người nằm trong vận chuyển vòng xoay của Trời Đất , không lật ngược được đâu .

#3 zeroname

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2877 Bài viết:
  • 7140 thanks

Gửi vào 07/02/2020 - 11:31

WuTang thấy tiền bối minhminh khuyên rất đúng, yuki195 nên tham khảo.

Không chỉ riêng môn Dịch mà tất cả môn thuật số khác cũng đều như vậy.

Bỏ ra 20, 30 năm,... nửa đời người, thậm chí cả đời người nghiên cứu... cuối cùng phát hiện ra xung quanh học hành dang dở, sự nghiệp long bong, vợ con chưa có... đã vậy còn bị xã hội mỉa mai là đồ mê tín.

Tuy nhiên yuki195 trong lòng sẽ không phục, đặt ra câu hỏi là: tại sao mấy người mê nó, theo nó, nhưng lại khuyên người khác đừng theo!

Biết đâu được đó là ĐAM MÊ đúng không? Đam mê thì không có tội...

Tôi mê vẽ tranh, nhưng cha tôi và mọi người lại bắt ép tôi theo ngành Y, vì cho rằng ngành Y mới ý nghĩa, cứu người và danh vọng... còn nghề vẽ thì bạt bèo, lênh đênh,... nhưng tôi vẫn cứ thích vẽ, vì tôi là vậy.

Tôi thích đánh nhau, mê võ, thích lên đài... nhưng mẹ tôi lại ép tôi theo con đường giáo viên, làm giáo viên mới tốt, mới lành.

Nếu ai cũng theo Y, theo Giáo Viên, thì thế giới làm gì có danh họa Picasso, hay nhà soạn nhạc Mozart.

Thiệu Ung, Lý Thuần Phong, Lưu Bá Ôn, Thiệu Vĩ Hoa, Vương Hổ Ứng,... cũng sẽ chẳng ai biết đến.

Đây là quyền tự do của mỗi con người, nên chỉ có thể tư vấn góp ý, chứ không thể bắt ép.

-----

Dịch, có nhiều hướng đi, một trong những hướng đó là ứng dụng vào việc dự đoán, con đường này vừa gần gũi, được đông người lựa chọn - có bạn, có bè, vừa có tính thực tiễn.

Vậy nếu yuki195 thực sự đam mê thì WuTang biết có quyển Tăng San Bốc Dịch rất cơ bản về lối đoán theo Lục Hào, WuTang ngày trước bắt đầu cũng đọc quyển này và đến nay vẫn là gối kê đầu.

Nên mua sách giấy, vì bản PDF trên mạng rất nhiều lỗi, lại không đầy đủ, với lại cũng xem như ủng hộ nhà xuất bản, dịch giả.

P/S: phải thật sự đam mê nhé, chứ nếu chỉ tò mò cho biết, thì vô bổ lắm, vừa hại người vừa hại thân đấy!

#4 goldfish

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1036 Bài viết:
  • 459 thanks

Gửi vào 07/02/2020 - 11:31

Đúng vậy ạ, thứ nhất là không thể thay đổi được dù biết trước, thứ hai là tùy người ví dụ cháu chỉ nghịch đến khi có người yêu là cháu bỏ

#5 2038

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 238 Bài viết:
  • 80 thanks

Gửi vào 07/02/2020 - 12:58

ĐAM MÊ LÀ MỘT CHUYỆN.TỐ CHẤT CÓ PHÙ HỢP KHÔNG LẠI LÀ CHUYỆN KHÁC.
===> cứ nhìn sự lỳ lợm của cánh "thầy bà" mạng ảo mà tôi cảm thấy NGAO NGÁN.
TẠI SAO CHÚNG NÓ KHÔNG BIẾT CHÁN NHỈ ???

Thanked by 1 Member:

#6 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 849 Bài viết:
  • 837 thanks

Gửi vào 07/02/2020 - 13:06

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

yuki195, on 07/02/2020 - 09:42, said:

Con kính chào các vị tiền bối
Con năm nay 17 tuổi,mới lần đầu tham gia vào web ta,nay đăng bài lên xin nhờ giảng dạy căn bản của môn này ạ.Con muốn tìm hiểu về bộ môn này từ lâu nhưng không biết bắt đầu từ đâu.Hiện tại con đang tham khảo và lấy kiến thức nền từ bộ sách của cụ Thu Giang-Nguyễn Duy Cần nhưng vẫn chưa hiểu,còn cảm thấy lờ mờ ạ
Mong nhận được sự chỉ bảo từ các vị tiền bối
Con xin thành tâm cảm ơn ạ
Thế này đi.
Khi nào bạn thi đại học được 28 điểm +chứng nhận điểm ielts trên 5 trở lên thì gặp tôi, tôi hướng dẫn trong vòng 3 ngày thành thạo môn bói dịch. Sau đó có thời gian mà tập trung chuyên môn.
Còn dưới 28 điểm thì thôi, lo mà học.

Sửa bởi MikeDo: 07/02/2020 - 13:06


Thanked by 5 Members:

#7 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 07/02/2020 - 13:30

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

yuki195, on 07/02/2020 - 09:42, said:

Con kính chào các vị tiền bối

Con năm nay 17 tuổi,mới lần đầu tham gia vào web ta,nay đăng bài lên xin nhờ giảng dạy căn bản của môn này ạ.Con muốn tìm hiểu về bộ môn này từ lâu nhưng không biết bắt đầu từ đâu.Hiện tại con đang tham khảo và lấy kiến thức nền từ bộ sách của cụ Thu Giang-Nguyễn Duy Cần nhưng vẫn chưa hiểu,còn cảm thấy lờ mờ ạ

Mong nhận được sự chỉ bảo từ các vị tiền bối

Con xin thành tâm cảm ơn ạ

Nếu chí hướng của bạn như thế, tôi rất ủng hộ! Bạn yêu thích cái gì hãy làm việc đó, động cơ từ sự yêu thích sẽ đưa bạn đến thành tựu của chính bạn. Dĩ nhiên cuộc sống thì phải có cái nghề kiếm ăn, cũng nên nghe các bậc tiền bối, đừng sa đà quá mà khổ.

Tuy nhiên nói về học dịch, trong sách Kinh Dịch có một đoạn đại khái thế này "Ngửa xem, cúi xét, gần thì xem ở bản thân mình, xa thì quan sát khắp thiên hạ" (đại ý là thế). Dịch học cực kỳ vi diệu nhưng lại BÁC ĐẠI TINH THÂM (phong phú, to lớn, tinh diệu, sâu xa), mỗi người đọc Dịch lại có thể có những kết luận riêng, trải nghiệm riêng và thành tựu riêng - không ai giống ai.

Chính vì thế, tôi khuyên bạn trước tiên tìm đọc cuốn "Kinh dịch, đạo của người Quân Tử" (tác giả Nguyễn Hiến Lê", sau đó tìm đọc cuốn "Chu Dịch tường giải" của tác giả Nguyễn Quốc Đoan biên soạn. Nhưng chỉ đọc SƠ QUA, rồi lập tức tìm một môn thực hành nào đó để trải nghiệm thực tế:
  • Bói dịch
  • Tử Vi
  • Y học Đông Phương, Châm Cứu...etc
  • Tam Thức
  • Phong Thủy...
Nhớ là đừng tin hết vào sách, hãy đem ra đối chiếu và so sánh với thực tế hàng ngày. Ví dụ dịch bảo là "Thái cực, Lưỡng nghi, Tứ tượng, Bát quái, 64 quẻ, 384 hào" là làm sao? Trong thực tế ta nhìn thấy chúng ở trường hợp nào? So với không gian thì sao, so với thời gian thì sao?..vv..

Như thế bạn sẽ tinh tường rất nhanh, chúc thành công!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 5 Members:

#8 babylon

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1071 Bài viết:
  • 1200 thanks

Gửi vào 07/02/2020 - 13:41

Thứ dễ nhất chúng ta nói là Đam mê ! Nhưng đam mê thực sự sẽ Tìm thấy con đường ! Chứ không trông chờ Ngoại cảnh . Khi tìm kiếm 1 Người thầy đã vô tình giết chết cái Tự Lực mà thiên phú trao tặng. Đó là lý do cái 17 bẻ gãy sừng trâu khác với cái yên định - bền bỉ của những Người từng trải . Đừng trông chờ 1 vị Thầy hãy là Thầy của Chính mình đã

Sửa bởi babylon: 07/02/2020 - 13:44


Thanked by 2 Members:

#9 goldfish

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1036 Bài viết:
  • 459 thanks

Gửi vào 07/02/2020 - 21:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MikeDo, on 07/02/2020 - 13:06, said:


Thế này đi.
Khi nào bạn thi đại học được 28 điểm +chứng nhận điểm ielts trên 5 trở lên thì gặp tôi, tôi hướng dẫn trong vòng 3 ngày thành thạo môn bói dịch. Sau đó có thời gian mà tập trung chuyên môn.
Còn dưới 28 điểm thì thôi, lo mà học.

Em đủ điều kiện, xin đăng ký 1 slot

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

))

#10 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2266 thanks

Gửi vào 08/02/2020 - 02:02

@Yuki195:

Nếu em thật sự yêu thích môn này thì có thể tham khảo cuốn Chu Dịch Với Dự Đoán Học của cụ Thiệu Vỹ Hoa. Đó là cuốn cơ bản, ngôn ngữ hiện đại, dễ tiếp cận. Đồng thời nội dung cũng có hệ thống, và logic.

Việc em tìm người giảng dạy cho em, theo anh là không khả thi. Em phải trả lời câu hỏi: Tại sao người ta phải chỉ dạy cho em? Nếu em trả lời được câu hỏi đó thì may ra mới tìm được người dạy. Nhưng em cũng phải tỉnh táo, thầy lang băm cũng nhiều, kể cả trong forum này.

Học Dịch có 2 hướng: học coi bói và học đạo lí. Thường mọi người đều bắt đầu học coi bói, bởi nó đơn giản và thú vị hơn. Sau đó người ta mới học đến đạo lý của Dịch và thể nghiệm Dịch Đạo trong cuộc sống. Cái này khó hơn nhiều.

Để học bói Dịch thì em đọc sách của Thiệu Vỹ Hoa là được. Nếu sách của Thiệu Vỹ Hoa mà em đọc vẫn không hiểu, không nhập môn được thì có lẽ em không có duyên với môn này, hoặc có duyên nhưng duyên chưa tới với em trong thời điểm này. Năm nay em 17 là đang lớp 11 rồi, bằng tuổi con bé em anh ở nhà. Em cố gắng tập trung thi phổ thông cho tốt. Học Dịch là học cả đời, cũng không vội gì.

Thanked by 3 Members:

#11 zeroname

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2877 Bài viết:
  • 7140 thanks

Gửi vào 08/02/2020 - 12:05

Sách của Thiệu Vĩ Hoa người mới tiếp cận môn Lục Hào như WuTang hồi trước rất thích và say mê vì lối viết lôi cuốn, lúc mới đầu đọc cứ cảm tưởng như luyện xong quyển này sau này mình sẽ đạt được trình độ xuất quỷ nhập thần như cụ Hoa.

Nhưng một khi trình độ tiến bộ và siêng một chút thì phát hiện nhiều chỗ khiến thất vọng:
1. Phịa quẻ, cứ tra thử thời gian từng quẻ thì phát hiện rằng có quẻ trên lịch năm ấy không có ngày giờ tháng đó. Ban đầu WuTang cứ nghĩ chắc lỗi do người đánh máy, nhưng càng đi tiếp càng thấy rõ ràng là phịa.
2. Giấu nghề, có những quẻ không chỉ đơn thuần luận mỗi Mai Hoa hay Lục Hào mà ra được, rõ ràng dùng chiêu thức khác của gia truyền.
3. Hào không động mà cũng luận biến.
...

Thanked by 1 Member:

#12 2038

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 238 Bài viết:
  • 80 thanks

Gửi vào 08/02/2020 - 13:16

NGHE THEO NHỮNG LỜI KHUYÊN CỦA CÁC "THẦY BÓI MẠNG"...20 NĂM NỮA "NUỐT HẬN KHÔNG CAM".
----o0o----
Khi tốt nghiệp THPT Một học sinh đứng trước 2 lựa chọn : A) Thi đại học( Học Dịch học).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đi làm Nhà máy( Không học Dịch)
---LỰA CHỌN A: THI ĐẠI HỌC vào thời của tôi trở về trước ,dựa vào học bạ xét TỐ CHẤT:
***Khối A,B:Thi 4 môn Toán,lý ,hoá, sinh ( tương đương học DỊCH SỐ - Phái quan học - Sau ra nghiên cứu khoa học tự nhiên)
***Khối C,D : Thi 4 môn : Văn,sử,địa ,tiếng anh(Có thi Toán nhưng vì tiếng anh hệ số 3 nên Toán chỉ cần chống " điểm liệt")= Học dịch lý - phái triết Dịch- sau ra nghiên cứu xã hội.
........
===> MỘT NGƯỜI ĐANG PHÂN VÂN ĐI THI VÀO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC,CAO ĐẲNG ( các phái lớn,nhỏ Dịch)....lại được CÁC " THẾ HỆ ĐI TRƯỚC" TƯ VẤN "Ở NHÀ" ĐỌC SÁCH : XỬ LÝ TÍN HIỆU SỐ( SÁCH BỐC DỊCH) ???

#13 mjnhmjnh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 449 Bài viết:
  • 255 thanks
  • LocationChí Cao Vị Diện

Gửi vào 08/02/2020 - 13:54

Tôi tổng hợp ý các thầy cho em hiểu:
Huyền học sinh ra để phục vụ cuộc sống con người, hướng đến sự phát triển toàn diện để rồi có được hạnh phúc trọn vẹn nhất.
Trong Kinh Dịch cũng chủ yếu nói về đạo lý đối đãi giữa người với người, với vạn vật sao cho phù hợp, không rơi vào Bĩ, Thái. Nhưng phường hủ nho-quan lại-tay sai tập đoàn phong kiến chèn vào chủ nghĩa quân chủ chuyên chế cực đoan, với người sơ cơ như em không nên tiếp xúc kẻo bị tiêm nhiễm.
Em nên sống như một người bình thường, tìm hiểu đạo Phật với 12 nhân duyên, đó là cốt lõi của Dịch(Dịch là dịch chuyển, biến động).
Em sẽ học được căn bản, gốc gác phát sinh của Dịch. Nếu em tò mò về tương lai, quá dễ, học dịch của nhà Phật em sẽ biết tương lai, quá khứ.
Khi em học dịch của nhà Phật đến trình độ thượng thừa, thì em tự nhiên hiểu rõ tại sao Tử Vi, Kinh Dịch, Phong Thuỷ... lại hình thành và cơ sở của chúng là gì, điều gì khiến chúng hấp dẫn tâm trí mình.
Học Dịch của Phật gia càng học càng hiểu về bản thân mình, nội minh ắt ngoại minh. Tâm thế khiêm ấy vì triệt tiêu được bản ngã chứ không giống Nho gia.
Học Dịch của Nho gia càng học càng thấy nhiều, càng thấy nhiều càng cảm giác đạo hải vô nhai, giao tiếp ngoại giới cũng khiêm cung, nhưng là cái tâm thế khiêm cung của kẻ còn chỗ chứa, chỗ trụ, chỗ thấy, chỗ tham cầu, vì tham cầu nên mới khiêm cung. Vĩnh viễn tồn tại cảm giác cần học nữa, học mãi, hộc máu.
Học Dịch của Nho gia khiến em rơi vào chấp tướng nặng nề, nhìn đâu cũng thấy Âm Dương ngũ hành, như anh thợ toán nhìn đâu cũng thấy góc vuông, đối xứng, song song... anh thợ cấy nhìn đâu cũng thấy đất này nơi ta trồng... vân vân.
Học Dịch của Phật gia đụng đâu em cũng vận hành được, không chấp tướng này kia, không rơi vào trạng thái cần phải dụng tâm. Vì sao, vì có đồ nghề trong tay thường hay vọc vạch.

Tôi chỉ chém gió chứ trình tôi chưa đến mức ấy, nhưng dẫu sao cũng có cơ sở để chém gió.

Thanked by 1 Member:

#14 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 849 Bài viết:
  • 837 thanks

Gửi vào 08/02/2020 - 14:07

Tôi có lời khuyên bạn, tuyệt đối tránh xa sách bói dịch của Thiệu Vỹ Hoa, một phần là ông Thiệu cũng chẳng giỏi mấy về bói dịch, thứ nữa là ông ấy là người viết sách không lương thiện. Cụ thể như thế nào bạn cứ search trên mạng thì tự thấy.

Tôi chưa thấy ai đọc cuốn đó mà có thành tựu đáng kể và luôn khuyên tất cả mọi người phải tránh xa.Lý do môn này vốn dễ học vài ngày là xong, nhưng tiếp cận theo kiểu Thiệu thì dễ dàng mất tới tối thiểu nửa năm tới cả năm vì đi lòng vòng.
Nói chung có nguyên tắc cơ bản, đã học thì phải bám lấy sách vở kinh điển và đi vào bản chất, tránh xa các sách vở thương mại như Thiệu Vỹ Hoa.
Như ông thiệu cách đây vài năm sang Việt Nam xem, nhưng kết quả có ra gì đâu.

Sửa bởi MikeDo: 08/02/2020 - 14:08


#15 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7312 Bài viết:
  • 16861 thanks

Gửi vào 08/02/2020 - 14:14

Tôi đồng ý hoàn toàn với MikeDo về sách Thiệu vĩ Hoa .

Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |