Jump to content

Advertisements




Cần người giúp đỡ chỉ dạy từ căn bản môn Kinh Dịch ạ


52 replies to this topic

#16 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2267 thanks

Gửi vào 08/02/2020 - 16:38

1. "Âm lịch" Việt Nam khác với "Âm lịch" Tàu, không biết trường hợp Wutang nói có rơi vào trường hợp này? Nếu được, bạn cho ví dụ thì hay quá.

2. Xin hỏi, hiện giờ trên thị trường sách nào viết tất cả các ngón "nghề" mà không giấu? Mua cuốn sách hơn 100 ngàn, muốn biết hết bí quyết của người coi quẻ lấy phí vài ngàn đô 1 quẻ????

3. Hào không động vẫn luận biến: Xem Dịch thần cơ ở hào động, nhưng hào biến của hào tĩnh nó nằm ở đó là có lí do, chứ không phải nằm chơi cho vui. Ví dụ có thể luận "biến" kiểu này: cách sơn hoá hào, động hào phục ngâm, ám động. Nhưng đúng là tôi có nhớ có vài quẻ luận nhầm theo kiểu này, không rơi vào các trường hợp đã nêu.

Bởi vậy học môn này là có duyên. Cùng một cuốn sách, nhưng người học được, người không. Kể cả Trích Thiên Tuỷ được các đại lão công nhận từ xưa đến nay vẫn có người nói là sách lang băm. Chuyện thường thôi.

Nhưng tôi sợ nhất các khoá ngắn hạn, học vài ngày thành "chân sư". Cái đó là lang băm nhất rồi đó.

Sửa bởi ThienKhanh: 08/02/2020 - 16:45


Thanked by 1 Member:

#17 babylon

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1071 Bài viết:
  • 1201 thanks

Gửi vào 08/02/2020 - 16:50

Tôi nói đơn thuần vầy thôi ! Amater dạy cho biết Lục thập Hoa giáp - Can chi ; Ngũ hành sinh vượng ; Hào dụng thần ; cừu thần ; kỵ thần ; khẩu khuyết an lục thần - lục thân ...Tượng quẻ liệu trong vòng 2-3 tiếng có nắm hết không . Chưa kể kinh nghiệm - Học xong phải thực hành ngay và luôn liệu độ thẩm thấu tới đâu .Nguyên cái 8 cung của 64 quẻ Tôi mất 1 tuần để nhớ rồi áp dụng khẩu khuyết an lục thân! (Tôi nhận là tôi trí nhớ cực kỳ chậm) ...Vậy không hiểu cấp tốc hay tốc hành làm gì ? Chưa ngấm đã dụng ? Dụng rồi không hiểu rốt cuộc tự biến học viên thành thiên tài hay bỏ ngoài tai thiên phú của học viên ?

Sửa bởi babylon: 08/02/2020 - 16:51


#18 zeroname

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2877 Bài viết:
  • 7140 thanks

Gửi vào 08/02/2020 - 22:56

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienKhanh, on 08/02/2020 - 16:38, said:

1. "Âm lịch" Việt Nam khác với "Âm lịch" Tàu, không biết trường hợp Wutang nói có rơi vào trường hợp này? Nếu được, bạn cho ví dụ thì hay quá.

Ban đầu WuTang lướt dạo diễn đàn, thấy mục này, cảm giác chủ topic giống mình hồi đó cũng mon men tìm hiểu, không biết bắt đầu từ đâu, thiệt là cô đơn, đồng cảm, nên có sự chia sẻ.

Dù cũng thuộc hạng bập bẹ trong lĩnh vực này thôi chứ không gì cao siêu cao thủ nhưng biết gì thì nói vậy, đó là chữ Thực, có điều hơi chút thất vọng khi biết chủ topic lập ra nhiều mục như: ai chỉ em học phong thủy với, ai chỉ em học Tử Vi bắt đầu từ đâu, ai chỉ em học Dịch sách nào, ai chỉ em chọn ngày kinh doanh (nhiều ớn),... rồi lặn luôn không thấy hồi âm...

Thiệt tình là không muốn tranh luận gì ở đây, mỗi người có 1 sở thích, 1 quyển sách kê đầu, 1 ông thầy làm thần tượng, 1 môn phái mà mình cho là chánh tông, 1 bầu trời TỰ DO riêng.

Cá nhân WuTang từng đọc sách của cụ Thiệu Vĩ Hoa thì thấy có hơi hướng thương mại như trước đó có vị cũng đánh giá như thế, nhiều chỗ phịa thật thật giả giả không biết mà lần.

Các quyển của cụ Hoa, WuTang đã lâu không đụng đến, sách cũng bỏ xó chẳng bên mình, nếu tìm mua lại thì cũng không có nhiều thời gian để truy lục lại từng ví dụ và mỗi lần tái bản, nhà xuất bản này, nhà xuất bản kia, nội dung chắc hẳn sẽ thay đổi, vì vậy tìm lại để dẫn chứng cho ThienKhanh là điều không thể.

Tuy vậy, may là ngày trước cũng không chỉ riêng gì WuTang phát hiện, mà cũng đã có vài vị lưu tâm đánh giá, WuTang mượn 1 bài trên mạng trích ra để ThienKhanh tham khảo vậy:

Trích dẫn

Tại Trung Quốc, mười năm trở lại, danh của Thiệu Vĩ Hoa nổi như cồn nhờ tước hiệu danh nhân đương đại của Trung Quốc và các tác phẩm viết về Dịch số. Sách của Thiệu Vĩ Hoa bán chạy hơn tôm và được dịch ra hàng chục thứ tiếng. Quả thật, hậu duệ đời thứ 29 của Thiệu Khang Tiết có công rất lớn là xiển dương được lại nền Dịch Học của Trung Hoa. Thế nhưng, xem chừng Thiêu Vĩ Hoa vẫn còn giấu nghề . Đoc kỹ những tập viết về Chu Dịch với Dự đoán học - Mạnh Hà dịch - Nhà Xuất Bản Văn Hóa Hà Nội xuất bản - thì rõ trình độ Dịch Học của họ Thiệu chỉ đạt đến bậc trung. Danh nhân đương đại của Trung Quốc chắc chắn phải có trình độ siêu đẳng thượng thừa. Chứ qua cách luận những Quẻ Dịch đầu đánh xuôi, đuôi đánh ngược, nghĩa là đuôi đầu không đồng nhất mà lại trúng phóc trăm phần, thì người đọc nghi rằng họ Thiệu có thể rất giỏi về khoa Bát Tự Pháp chứ không giỏi về Dịch Bốc Phệ. Và ngay cả khi ra chiêu tay Trái, họ Thiệu vẫn giấu nghề và vẫn lập lờ, đánh lận con đen.

Vào đầu, ngay quẻ ví dụ đầu tiên của chương dự đoán thời tiết (Trang 13, tập Chu Dịch Dự Đoán - Hà Nội, 1998).

Nguyên bản của họ Thiệu:

Năm 1984, Tháng 9, Ngày 7, Giờ Tí
Năm Giáp Tí - Tháng Giáp Tuất - Ngày Mậu Thìn - Giờ Nhâm Tí


Được quẻ "KHÔN" của quẻ "BÓC".

Họ Thiệu luận:

Tôi đoán: Thời tiết ngày 1 tháng 10 nhiều mây chuyển nắng. Buổi sáng u ám có sương mù, giờ Ngọ có mặt trời.

Ông giải thích hướng dẫn:

Ở đây quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến đều là Thổ, lâm Nhật Nguyệt kiến là quẻ Vượng. Thổ có lực khắc Thủy, cho nên không mưa. Cấn chủ về khí của mây mù, cho nên sáng sớm sương mù, Khôn là u ám cho nên trời âm u có sương. Nguyệt kiến Tuất là Hỏa Kho, bị Nhật kiến Thìn Thổ xung tan hỏa kho làm lộ ra Ngọ Hỏa, cho nên giờ Ngọ thấy mặt trời.

Quẻ này họ Thiệu cố ý đánh phủ đầu những người mới mon men làm quen với Dịch. Muốn biết Ngọ Hỏa: Mộ tại Tuất thì phải vào nghề ít ra cũng phải vài năm. Tam hợp Hỏa cục Dần Ngọ Tuất trường sinh tại Dần, Vượng tại Ngọ và Mộ tại Tuất thì Tỵ Hỏa cũng Mộ tại Tuất, sao họ Thiệu lại không luận là giờ Tỵ mà luận giờ Ngọ? Muốn biết Mộ thì chờ Xung thì người học phải thêm vài năm nữa mới khả thông. Vã lại, họ Thiệu dạy người dùng Mai Hoa Dịch để chiêm quẻ này thì cho dù học cả đời cũng đành bó tay, an sao cho ra quẻ? Là vì, nếu là Quẻ Mai Hoa thì đúng ra phải là Thiên Trạch Lý thuộc Lũ quẻ Cấn - Hào thượng cửu động biến Bát Thuần Đoài. Trên Kim dưới Kim. Lại gặp Tháng Tuất (Mùa Thu) và ngày Thìn hành Thổ: Kim Vượng thì Thủy phải Tướng là Mưa phải ào ạt chứ sao lại luận là nắng? Ngày hôm đó: "Giờ Ngọ có mặt trời". mà đúng phóc trăm phần, thì rõ ràng họ Thiệu cố ý giấu nghề, lập lửng đánh lận con đen !

-----

Ví dụ tiếp theo của họ Thiệu là:

Năm 1985, Tháng Giêng, Mồng 1, Giờ Tí
Ất Sửu, Mậu Dần, Canh Dần - Bính Tí.


Ông nói:
Mấy ngày trước Tết Âm Lịch 1985, có một người vì muốn mồng Một Tết đi Hàm Dương, Bảo Kê để thăm bà con và bạn bè nên hỏi tôi: Thời tiết mồng 1 Tết ra sao? Tôi đem bảng dự báo thời tiết đã lập hôm 26 tháng 12 cho ông ta xem và nói rõ thời tiết ngày Mồng Một. Tượng quẻ Hằng là quẻ chủ, quẻ Hỗ là Quải, Quẻ biến là Đại Quá (Đúng phương pháp Mai Hoa) Kim càn trong quẻ trùng lập nhau. Càn chủ Nắng, Đoài nhiều không Mưa thì âm u. Đoài là tượng của mây mù. Mộc Tốn trong quẻ lâm lệnh tháng, Tốn chủ về Gió, nhưng có Kim của Càn Đoài trong quẻ chế ngự Mộc, cho nên Gió không to. Kết quả thời tiết ngày Mồng Một như tôi ghi trong bảng: Sáng có sương mù, nhiều mây, nhưng trời vẫn sáng gió nhẹ.

Lục lại lịch thế kỷ, tháng giêng năm Ất Sửu tìm mòn con mắt cũng không ra được ngày Canh Dần! Rõ ràng họ Thiệu phịa! Sáng hôm đó quả thật có sương mù, nhiều mây đúng như dự đoán thì chắc như bắp là họ Thiệu dùng phương pháp khác chứ không phải Mai Hoa. Nghĩa là họ Thiệu lại giấu nghề! Phiạ ra quẻ Mai Hoa để luận, họ Thiệu chỉ nhằm ngáo ộp mà thôi!

Nếu tò mò tiếp sang ví dụ 4, trang 15, xem thời tiết Tây An, họ Thiệu viết:

Năm 1983, Tháng 12, Ngày 4, Giờ Tí.
Quý Hợi, Ất Sửu, Kỉ Mão, Giáp Tí.


Năm 1983 đúng là năm Quý Hợi - Tháng 12 là tháng Ất Sửu thì tìm từ đầu cho đến cuối, hoàn toàn không thấy có ngày nào là ngày Kỉ Mão.

Và nếu không tin họ Thiệu lại phịa, thì hãy tiếp sang ví dụ 5 trang 16:

Năm 1984, Tháng 7, Ngày 19, Giờ Tí
Giáp Tí, Nhâm Thân, Tân Hợi, Canh Tí.


Những ví dụ trên, họ Thiệu chỉ phịa sai ngày, chứ Giờ thì họ Thiệu an đúng hàng Can. Qua ví dụ 5 - Thì Tháng 7, Năm Giáp Tí làm gì có ngày Tân Hợi? Và nếu như có ngày Tân Hợi đi nữa thì cũng làm gì có giờ Canh Tí? Họ Thiệu không phịa là gì?

Trong Dịch, Nhật Thần là Chủ Tể! Là xương sống của Quẻ, không ai có thể luận Dịch chính xác được nếu như không biết được Ngày Tháng Năm chính xác! Muốn đạt được danh hiệu danh nhân đương đại Trung Quốc, dĩ nhiên Thiệu Vĩ Hoa phải có thực tài. Vậy thì họ Thiệu cố ý phịa ngày, phịa giờ để đánh lận con đen, ngáo ộp, giấu nghề, hay có ác mưu tiếp tay với chính quyền... nhằm phá sập nền Văn Hóa Cổ Đông Phương?

Phàm người nào học Dịch, chương đầu tiên phải nắm vững là Chương Thiên Thời - Luận cho thông chương này, Thầy mới dạy luận sang chương khác. Là vì, chiêm Mưa, chiêm Nắng thì có kết quả ứng nghiệm trước mắt. Nghĩa là chỉ cần sau một hai ngày là có thể đối chứng để biết luận trúng hay luận sai mà rút ra kinh nghiệm. Sạch được nước cản đầu tiên nầy mới dám mon men học qua chương khác - Tài liệu người xưa để lại phân loại gồm 130 chương - Chương khó nhất là Chương Gia Trạch và Địa Lý Trú Xứ - Chương độc đáo nhất là chương chiêm ngược xemÔng Thầy có thực tài, đức độ và thực tâm hay không? Thiệu Vĩ Hoa thực tài không phải về Dịch mà lại phịa ngay từ vào đầu để truyền bá Dịch thì không cần dụng Quẻ Chiêm ngược xem Ông Thầy, cũng biết Thầy Thiệu thiếu thực tâm. Đạt danh hiệu: Danh nhân đương đại Trung Quốc thì hẳn nhiên Thiệu Vĩ Hoa phải có chiêu bí truyền siêu đẳng. Chiêu bí truyền của họ Thiệu hẳn là Bát Tự Chiêu, chứ không phải Bốc Phệ Dịch. Họ Thiệu vốn người Hoa cho nên có máu dấu nghề ăn thâm vào Cốt Tủy, chờ cho Thầy Thiệu thực lòng ra chiêu để học lóm ít nghề thì chắc phải còn chờ đến Khuya! Có điều không rõ tại sao Thầy Thiệu là hậu duệ đời thứ 29 của Thiệu Khang Tiết mà lại quên lời dạy của Sư Tổ: "Chỉ có lòng Thiện mà không cần Thuật giỏi! Thuật sẽ được lĩnh ngộ từ Tâm Thiện. Nếu chỉ có Thuật mà không có Tâm thì Thuật sẽ bị diệt theo Tâm!". Quả thiệt Thầy quên lời Tổ Sư đã dạy hay vì ác mưu phá sập nền tảng Văn Hóa Đông Phương theo đúng chủ trương của nhà Nước?

Hiện nay thì sách của họ Thiệu tràn ngập thị trường vì mấy ai biết được họ Thiệu phịa từ đầu đến chân? Sách Địa Lý Phong Thủy loại rác rến được Hà Nội cho dịch lại của Trung quốc - và ngay cả sách Phong Thủy phế phẩm được tái chế, xào nấu lại bởi những cây viết đang định cư tại nước ngoài cũng được bày bán cũng khắp, nơi nào cũng có, vì có mấy người thấy được cái ác mưu của...(?)

Cơ quan, đoàn thể nào có trách nhiệm hướng dẫn cho người đọc biết sách nào thực, sách nào thì phịa?


Thanked by 2 Members:

#19 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2267 thanks

Gửi vào 08/02/2020 - 23:57

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

WuTang, on 08/02/2020 - 22:56, said:

Ban đầu WuTang lướt dạo diễn đàn, thấy mục này, cảm giác chủ topic giống mình hồi đó cũng mon men tìm hiểu, không biết bắt đầu từ đâu, thiệt là cô đơn, đồng cảm, nên có sự chia sẻ. Dù cũng thuộc hạng bập bẹ trong lĩnh vực này thôi chứ không gì cao siêu cao thủ nhưng biết gì thì nói vậy, đó là chữ Thực, có điều hơi chút thất vọng khi biết chủ topic lập ra nhiều mục như: ai chỉ em học phong thủy với, ai chỉ em học Tử Vi bắt đầu từ đâu, ai chỉ em học Dịch sách nào, ai chỉ em chọn ngày kinh doanh (nhiều ớn),... rồi lặn luôn không thấy hồi âm... Thiệt tình là không muốn tranh luận gì ở đây, mỗi người có 1 sở thích, 1 quyển sách kê đầu, 1 ông thầy làm thần tượng, 1 môn phái mà mình cho là chánh tông, 1 bầu trời TỰ DO riêng. Cá nhân WuTang từng đọc sách của cụ Thiệu Vĩ Hoa thì thấy có hơi hướng thương mại như trước đó có vị cũng đánh giá như thế, nhiều chỗ phịa thật thật giả giả không biết mà lần. Các quyển của cụ Hoa, WuTang đã lâu không đụng đến, sách cũng bỏ xó chẳng bên mình, nếu tìm mua lại thì cũng không có nhiều thời gian để truy lục lại từng ví dụ và mỗi lần tái bản, nhà xuất bản này, nhà xuất bản kia, nội dung chắc hẳn sẽ thay đổi, vì vậy tìm lại để dẫn chứng cho ThienKhanh là điều không thể. Tuy vậy, may là ngày trước cũng không chỉ riêng gì WuTang phát hiện, mà cũng đã có vài vị lưu tâm đánh giá, WuTang mượn 1 bài trên mạng trích ra để ThienKhanh tham khảo vậy:

Làm biếng đọc hết nên chỉ nói 2 ví dụ đầu tiên là (1) Giáp Tý - Giáp Tuất - Mậu Thìn - Nhâm Tý, và (2) Ất Sửu - Mậu Dần - Canh Dần - Bính Tý.

Xin hỏi Wutang, phần mà Wutang quote là ý kiến của tác giả viết bài đó, còn ý kiến của Wutang là như thế nào sau khi đọc phần trích? Đồng ý hay không đồng ý với những luận điểm tác giả phản biện nội dung sách của Thiệu Vỹ Hoa? Vui lòng chọn 1 trong 2.

Còn về chủ của topic này thì nói thật TK cũng không quan tâm lắm, vì chả thấy bạn ấy nói gì. Chủ yếu TK không đồng ý với quan điểm vài vị ở đây nên TK đăng bài vậy thôi à.

Vậy nhé, chờ phản hồi của Wutang. Lời khuyên của TK là Wutang nên đọc và kiểm tra kĩ hơn. TK chán, không đọc tới ví dụ số 3 là Wutang hiểu.

Sẵn tiện, TK cũng xin các vị nào chê sách của Thiệu Vỹ Hoa (MikeDo và ông Tân), xin cho TK vài ví dụ sách sai, để TK được cập nhật và có điều kiện đọc kĩ hơn quyển sách này.

TK đội ơn.

Sửa bởi ThienKhanh: 09/02/2020 - 00:16


#20 zeroname

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2877 Bài viết:
  • 7140 thanks

Gửi vào 09/02/2020 - 00:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienKhanh, on 08/02/2020 - 23:57, said:

Xin hỏi Wutang, phần quote phía trên là ý kiến của tác giả viết bài đó, còn ý kiến của Wutang là như thế nào sau khi đọc phần trích? Đồng ý hay không đồng ý với những luận điểm tác giả phản biện nội dung sách của Thiệu Vỹ Hoa? Vui lòng chọn 1 trong 2.

Ngắn gọn là: đồng ý!

-----

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienKhanh, on 08/02/2020 - 16:38, said:

Nhưng tôi sợ nhất các khoá ngắn hạn, học vài ngày thành "chân sư". Cái đó là lang băm nhất rồi đó.

Cá nhân WuTang không sợ loại này.
Vì phường lang băm ít chữ, học vài ngày đã ra làm Thầy "cứu đời" thì chỉ lừa được dân ít học nhẹ dạ cả tin.
Chứ người có ăn có học đàng hoàng, chỉ cần chịu khó tư duy là cũng dễ dàng phân biệt.

WuTang sợ nhất là dạng người nổi tiếng, có đông đảo tín đồ, nói gì ra cũng có người tung kẻ hứng mà không thèm suy luận.
Mà để có đông đảo tín đồ thì người này cũng phải có thực tài ít nhiều, đoán 100 phát 100 trúng, chỉ sợ phát thứ 101 trượt, lại xui rơi ngay trúng mình là đối tượng!
Càng sợ hơn khi người đó chủ tâm phịa, mà lại là phịa có trình độ cao thì không dễ dàng gì nhìn ra.

Thanked by 1 Member:

#21 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2267 thanks

Gửi vào 09/02/2020 - 00:22

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

WuTang, on 09/02/2020 - 00:15, said:

Ngắn gọn là: đồng ý!

Vậy bây giờ TK sẽ chỉ ra điểm chưa hợp lý trong bài phản biện.

Trích dẫn

Năm 1984, Tháng 9, Ngày 7, Giờ Tí
Năm Giáp Tí - Tháng Giáp Tuất - Ngày Mậu Thìn - Giờ Nhâm Tí


Được quẻ "KHÔN" của quẻ "BÓC".

Họ Thiệu luận:

Tôi đoán: Thời tiết ngày 1 tháng 10 nhiều mây chuyển nắng. Buổi sáng u ám có sương mù, giờ Ngọ có mặt trời.

Ông giải thích hướng dẫn:

Ở đây quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến đều là Thổ, lâm Nhật Nguyệt kiến là quẻ Vượng. Thổ có lực khắc Thủy, cho nên không mưa. Cấn chủ về khí của mây mù, cho nên sáng sớm sương mù, Khôn là u ám cho nên trời âm u có sương. Nguyệt kiến Tuất là Hỏa Kho, bị Nhật kiến Thìn Thổ xung tan hỏa kho làm lộ ra Ngọ Hỏa, cho nên giờ Ngọ thấy mặt trời.

Quẻ này họ Thiệu cố ý đánh phủ đầu những người mới mon men làm quen với Dịch. Muốn biết Ngọ Hỏa: Mộ tại Tuất thì phải vào nghề ít ra cũng phải vài năm. Tam hợp Hỏa cục Dần Ngọ Tuất trường sinh tại Dần, Vượng tại Ngọ và Mộ tại Tuất thì Tỵ Hỏa cũng Mộ tại Tuất, sao họ Thiệu lại không luận là giờ Tỵ mà luận giờ Ngọ? Muốn biết Mộ thì chờ Xung thì người học phải thêm vài năm nữa mới khả thông. Vã lại, họ Thiệu dạy người dùng Mai Hoa Dịch để chiêm quẻ này thì cho dù học cả đời cũng đành bó tay, an sao cho ra quẻ? Là vì, nếu là Quẻ Mai Hoa thì đúng ra phải là Thiên Trạch Lý thuộc Lũ quẻ Cấn - Hào thượng cửu động biến Bát Thuần Đoài. Trên Kim dưới Kim. Lại gặp Tháng Tuất (Mùa Thu) và ngày Thìn hành Thổ: Kim Vượng thì Thủy phải Tướng là Mưa phải ào ạt chứ sao lại luận là nắng? Ngày hôm đó: "Giờ Ngọ có mặt trời". mà đúng phóc trăm phần, thì rõ ràng họ Thiệu cố ý giấu nghề, lập lửng đánh lận con đen !


TK vốn không có hứng thú với thiên tượng, mà chỉ có hứng thú với nhân sự, nên chỉ đọc kĩ phần nhân sự. Tuy nhiên, ở ví dụ này, Thiệu Vỹ Hoa không phải dùng Mai Hoa Dịch để đoán. Wutang biết tại sao không?

Trích dẫn


Năm 1985, Tháng Giêng, Mồng 1, Giờ Tí
Ất Sửu, Mậu Dần, Canh Dần - Bính Tí.

Ông nói:
Mấy ngày trước Tết Âm Lịch 1985, có một người vì muốn mồng Một Tết đi Hàm Dương, Bảo Kê để thăm bà con và bạn bè nên hỏi tôi: Thời tiết mồng 1 Tết ra sao? Tôi đem bảng dự báo thời tiết đã lập hôm 26 tháng 12 cho ông ta xem và nói rõ thời tiết ngày Mồng Một. Tượng quẻ Hằng là quẻ chủ, quẻ Hỗ là Quải, Quẻ biến là Đại Quá (Đúng phương pháp Mai Hoa) Kim càn trong quẻ trùng lập nhau. Càn chủ Nắng, Đoài nhiều không Mưa thì âm u. Đoài là tượng của mây mù. Mộc Tốn trong quẻ lâm lệnh tháng, Tốn chủ về Gió, nhưng có Kim của Càn Đoài trong quẻ chế ngự Mộc, cho nên Gió không to. Kết quả thời tiết ngày Mồng Một như tôi ghi trong bảng: Sáng có sương mù, nhiều mây, nhưng trời vẫn sáng gió nhẹ.

Lục lại lịch thế kỷ, tháng giêng năm Ất Sửu tìm mòn con mắt cũng không ra được ngày Canh Dần! Rõ ràng họ Thiệu phịa! Sáng hôm đó quả thật có sương mù, nhiều mây đúng như dự đoán thì chắc như bắp là họ Thiệu dùng phương pháp khác chứ không phải Mai Hoa. Nghĩa là họ Thiệu lại giấu nghề! Phiạ ra quẻ Mai Hoa để luận, họ Thiệu chỉ nhằm ngáo ộp mà thôi!


Tác giả và Wutang không tìm được bát tự ngày này, nhưng TK tìm được. Nhờ Wutang vào link này của trang mạng Trung Quốc:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sau đó tìm ngày 20/02/1985 dương lịch, xem bát tự ngày đó là gì?

#22 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2267 thanks

Gửi vào 09/02/2020 - 00:43

Xin lỗi, TK không cố ý làm khó khăn hay gì. Quên mất không phải ai cũng biết tiếng Trung.

Theo link phía trên, ngày 20/02/1985 là ngày Canh Dần, tháng Mậu Dần, năm Ất Sửu. Cho nên phía trên TK đã nói, "âm lịch" VN khác "âm lịch" TQ.

Chờ Wutang trả lời câu hỏi cho ví dụ số 1.

Thanked by 1 Member:

#23 zeroname

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2877 Bài viết:
  • 7140 thanks

Gửi vào 09/02/2020 - 00:46

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienKhanh, on 09/02/2020 - 00:22, said:

TK vốn không có hứng thú với thiên tượng, mà chỉ có hứng thú với nhân sự, nên chỉ đọc kĩ phần nhân sự. Tuy nhiên, ở ví dụ này, Thiệu Vỹ Hoa không phải dùng Mai Hoa Dịch để đoán. Wutang biết tại sao không?

WuTang thì ngược lại,...
... bởi vì NGƯỜI có thể nói dối (đầu vào - lẫn đầu ra/input - output), còn TRỜI thì không!
Vì vậy mà ở cuối bài Tác Giả đoạn trích trên cho rằng chương Chiêm Thời Tiết là chương quan trọng nhất cần phải thông qua mới nên bước sang những chương kế.
Phịa thời tiết đọc giả còn tra ra được sự thật, chứ phịa người thì bó tay, vì chỉ có người trong cuộc mới biết.
Có khi người trong cuộc cũng là "người ảo" do trí tưởng tượng sinh ra nữa thì càng không thể biết.

-----

Các ví dụ xung quanh, cụ Hoa lấy quẻ theo thời gian ngay tiêu đề... riêng quẻ đầu lại lấy kiểu gì ra được quẻ Khôn thì không thấy nhắc đến? Đây là điểm đồng nghi vấn của WuTang với người phản biện.
Nếu lấy quẻ theo thời gian, thì sẽ ra được quẻ Thiên Trạch Lý động biến thành Bát Thuần Đoài, và nếu luận theo Mai Hoa thì trời mưa chứ không nắng.

ThienKhanh biết vì cụ Hoa đã lấy quẻ theo cách nào không, WuTang xin được lắng nghe học hỏi, và tại sao cụ không lấy quẻ bằng thời gian như những quẻ trước đó và sau đó?

Điểm thứ 2 là cụ Hoa luận chắc như bắp: là giờ NGỌ. Điểm thắc mắc là tại sao không luận TỴ (hỏa)?

#24 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2267 thanks

Gửi vào 09/02/2020 - 00:51

Chờ một chút, TK luận sai.

Sửa bởi ThienKhanh: 09/02/2020 - 00:52


#25 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2267 thanks

Gửi vào 09/02/2020 - 02:30

Xin lỗi, TK trả lời trễ. Bởi vì theo lịch ở link phía trên, trong tháng Giáp Tuất không có ngày Mậu Thìn. Không hiểu là do gõ sai hay sao. Do tìm nãy giờ không hiểu tại sao có ngày Mậu Thìn, không biết làm sao cộng trừ ra quẻ Bác, cho nên TK phải lấy sách ra coi lại phần đó rồi up hình nên hơi lâu. TK có chụp 2 hình ở phía dưới.

Bây giờ TK giải thích ví dụ số 1.

Tác giả bình ví dụ số 1 không kĩ, vì bỏ qua phần mở đầu chương này.

Trong phần mở đầu, TVH đã có nói, phương pháp xem thời tiết tại địa phương, nếu lấy quẻ ngay tại địa phương đó, thì chỉ cần dùng ngày tháng năm giờ. Còn nếu ngồi ở địa phương A lấy quẻ coi thời tiết ở địa phương B, phải cộng thêm số nét của tên địa phương B viết theo phồn thể.

Ở ví dụ 2 (trong hình) rất rõ ràng, TVH đã lập 1 bảng coi thời tiết tại địa phương sinh sống, nên nói rõ là "bảng dự báo thời tiết đã lập".

Còn ở ví dụ số 1 (trong hình), có thể là dùng quẻ để coi thời tiết ở 1 địa phương khác, nên đã cộng thêm số nét viết tên của địa phương này. Thành ra nếu chỉ lấy quẻ từ năm - tháng - ngày - giờ là sẽ không ra được Bác biến Khôn!

Phía trên TK đọc sai nên đã nghĩ TVH không phải dùng Mai Hoa. Đồng thời TK chỉ dùng Lục Hào nên không đọc kĩ phần Mai Hoa này của TVH.

Tóm lại, tác giả phần trích nói TVH lấy quẻ sai ở ví dụ số 1 (trong phần trích) là bởi vì đọc không kĩ. Có thể ở ví dụ số 1, đã có cộng thêm số nét theo tên địa phương (phồn thể) để lấy quẻ, chứ không đơn thuần là sử dụng thời khoá năm - tháng - ngày - giờ để lấy quẻ.

Điều này là hợp lí, vì 1 thời khoá không thể đại diện cho tất cả địa phương. TK nghĩ để đảm bảo tính biện chứng, ngay cả khi mình ở Tây An và dự đoán thời tiết ở Tây An, cũng cần thêm số nét viết tên Tây An vào để lấy quẻ đối với trường hợp lập sẵn bảng trước như TVH. TK nghĩ TVH làm theo cách này. Còn nếu "động tâm" dùng Mai Hoa thì quẻ Mai Hoa sẽ ứng bất kì địa phương nào trong câu hỏi đã đặt ra.

Trong hình dịch lòng vòng, hơi tối nghĩa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi ThienKhanh: 09/02/2020 - 02:36


Thanked by 1 Member:

#26 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6835 Bài viết:
  • 5579 thanks

Gửi vào 09/02/2020 - 02:48

Trích dẫn

Nguyên bản của họ Thiệu:

Năm 1984, Tháng 9, Ngày 7, Giờ Tí
Năm Giáp Tí - Tháng Giáp Tuất - Ngày Mậu Thìn - Giờ Nhâm Tí


Được quẻ "KHÔN" của quẻ "BÓC".

Nhằm ngày 01/10/1984
Ngày Mậu Thìn tháng Quý Dậu năm Giáp Tý. Bát tự còn thuộc tháng Dậu cho đến ngày 08/10/1984 mới là tháng Giáp Tuất.

7 + 9 + 1 = 17 => 1 Càn
17 +1 = 18 => 2 Đoài; động hào 6
Thiên Trạch Lý biến Thuần Đoài

Để có quẻ Khôn biến Bác phải là tháng 8 và giờ Mùi
7+8 +1 = 16 => 8 Khôn
16 + 8 =24 => 8 Khôn; động hào 6 biến Cấn
Thuần Khôn biến Sơn Địa Bác

Trích dẫn

Ví dụ tiếp theo của họ Thiệu là:

Năm 1985, Tháng Giêng, Mồng 1, Giờ Tí
Ất Sửu, Mậu Dần, Canh Dần - Bính Tí.


Ông nói:

Nhằm ngày 20/02/1985
Ngày Canh Dần tháng Mậu Dần năm Ất Sửu

Quẻ Lôi Phong Hằng biến Trạch Phong Đại Quá

Trích dẫn

Nếu tò mò tiếp sang ví dụ 4, trang 15, xem thời tiết Tây An, họ Thiệu viết:

Năm 1983, Tháng 12, Ngày 4, Giờ Tí.
Quý Hợi, Ất Sửu, Kỉ Mão, Giáp Tí.


Năm 1983 đúng là năm Quý Hợi - Tháng 12 là tháng Ất Sửu thì tìm từ đầu cho đến cuối, hoàn toàn không thấy có ngày nào là ngày Kỉ Mão.

Nhằm ngày 06/01/1984
Ngày Kỷ Hợi tháng Ất Sửu năm Quý Hợi


Để có ngày Kỷ Mão phải là ngày 14 tháng 11 (17/12/1983)


Trích dẫn

Và nếu không tin họ Thiệu lại phịa, thì hãy tiếp sang ví dụ 5 trang 16:

Năm 1984, Tháng 7, Ngày 19, Giờ Tí
Giáp Tí, Nhâm Thân, Tân Hợi, Canh Tí.


Những ví dụ trên, họ Thiệu chỉ phịa sai ngày, chứ Giờ thì họ Thiệu an đúng hàng Can. Qua ví dụ 5 - Thì Tháng 7, Năm Giáp Tí làm gì có ngày Tân Hợi? Và nếu như có ngày Tân Hợi đi nữa thì cũng làm gì có giờ Canh Tí? Họ Thiệu không phịa là gì?

Ngày 19 tháng 7 năm Giáp Tý nhằm ngày 15/08/1984 là ngày Tân Tỵ tháng Nhâm Thân năm Giáp Tý. Ngày Tân nên khởi giờ Mậu Tý không phải Canh Tý.

Tân Hợi đến Tân Tỵ hay ngược lại cách nhau 30 ngày. Như vậy để có ngày Tân Hợi hoặc là sớm 1 tháng (16/07/1984 nhằm ngày 18 tháng 6 năm Giáp Tý), hoặc là trễ 1 tháng (14/09/1984 nhằm ngày 19 tháng 8 năm Giáp Tý).

#27 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2267 thanks

Gửi vào 09/02/2020 - 03:37

Tóm lại, theo ý kiến TK:

Ví dụ 1: Tác giả đọc không kĩ. Ở đây phương phép lấy quẻ Dịch có thể là kết hợp thời gian với nét viết tên địa phương phồn thể. TVH đã nói rõ ở phần mở đầu, giới thiệu phương pháp lấy quẻ, và nói là phương pháp này chính xác hơn là lấy quẻ thuần theo thời gian. Đồng thời trong nội dung giải quẻ, cũng không nó rõ là lấy quẻ theo phương pháp nào của Mai Hoa Dịch, hoặc xem quẻ cho địa phương nào. Nên việc cho rằng quẻ phải lấy theo thuần thời gian ở đây là gán ghép.

Ví dụ 2: Hoặc là khác biệt giữa lịch ta và lịch tàu, hoặc là khác biệt lịch tiết khí. Tác giả cho thấy bản thân không hiểu về vấn đề này.

Ví dụ 3: Làm biếng nên TK không kiểm.

Ví du 4: Bấm nhầm giữa Ngũ hổ độn và Ngũ Thử Độn. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng thuần Lục Hào hoặc Mai Hoa thì việc sai thời can không có tác động gì đến kết quả xem quẻ. Chỉ có khi kết hợp với bát tự thời khoá (như ví dụ 2) mới có ảnh hưởng.

Đối với 1 lỗi không ảnh hưởng đến kết quả mà mắng mỏ vậy thì hơi cực đoan. Lỗi này là hiểu được, bởi vì Ngũ hổ độn dùng rất phổ biến, còn Ngũ thử độn thì ít phổ biến hơn nhiều. Do đó, theo thói quen bấm nhầm sang Ngũ hổ độn cũng có thể hiểu được. Ghi chú là Hổ độn và Thử độn chỉ khác ở 2 cung Tý Sửu, còn 10 cung còn lại là hoàn toàn giống nhau.

Ngũ thử độn bấm lộn sang Ngũ hổ độn là một lỗi rất thường thấy trong các tài liệu coi bói. Như môn Tử Bình, từng can, từng chi rất quan trọng mà sách còn bị lỗi này (sai thời can) thì trong môn Lục Hào / Mai Hoa, khi thời can hầu như không có tác động gì đến kết quả xem bói, việc bấm lộn sang Ngũ hổ độn hoặc soát lỗi in ấn không kĩ là điều dễ hiểu.

Đối với những người coi số mà không nhìn lá số, như an quẻ trên bàn tay, an 12 cung trên bàn tay, thì đôi khi cũng hay bấm lộn cung. Việc bấm lộn cung là do yếu tố chủ quan như tinh thần mệt mỏi, hoặc đầu óc không tập trung; cũng có thể có yếu tố khách quan liên quan đến tâm linh.

TK thấy việc này không quá nghiêm trọng, đặc biệt là trong trường hợp này, nó không ảnh hưởng đến kết quả luận đoán. Làm quá lên cũng... hơi kì.

Nói chung, trong 3 ví dụ 1, 2, và 4; vấn đề ở ví dụ 1 và 2 là do tác giả của bài phản biển chưa đủ "ghê gớm" về mặt học thuật. Ví dụ 4 là do TVH (hoặc học trò) bấm nhầm Ngũ hổ độn và Ngũ thử độn (mà TK thấy đây là 1 lỗi thông thường trong các tài liệu coi bói, và không ảnh hưởng gì đến kết quả xem quẻ).

Tóm lại là nội dung phần này trong sách chấp nhận được.

Sửa bởi ThienKhanh: 09/02/2020 - 03:59


Thanked by 1 Member:

#28 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 851 Bài viết:
  • 843 thanks

Gửi vào 09/02/2020 - 07:53

Đến giờ tôi cũng không hiểu nổi tại sao mọi người cứ thích học một môn lâu làm gì?
Người ta học một năm một lớp là xong, mình cứ phải lưu ban vài năm một lớp thi lại tăng k mới gọi là học kỹ.
Với một môn đơn giản như lục hào thì học vài hôm là xong chứ có gì đâu nhỉ? Tôi đã học qua và thực chứng chỉ có thế!
Nó cũng chả khó hơn các môn như cơ lượng tử, hình học vi phân, giải tích nhiều biến.
Còn nếu học mà tốn từ vài tháng tới một năm thì chắc chắn có vấn đề:
-1 ôm sách rác tu tập, tệ hơn là học thuộc
-2 không có cao thủ đỉnh cấp đương đại để trao đổi chỉ dẫn. Việc hấp thu trực tiếp ý cảnh của cao thủ đỉnh cấp rút ngắn quãng đường đi nhiều.
-3 tư chất quá thấp nên chỉ có học thuộc lòng! Cái này thì khó có thể tiếp thu nhưng thực tế là vậy. Thiên tư trong mọi lãnh vực rất quan trọng.
-4 không biết cách kết nối lục hào với các lãnh vực lân cận như tử vi Bắc phái phi tinh, Cung khí... để soi rọi lẫn nhau! Công lực tăng chậm là phải.
5- đi sai đường, lạc vào cái tiểu tiết nhưng đi xa rời cốt lõi.
Tôi không có thời gian để đi bình luận sách rác, mọi người cứ tự nhiên. một cuốn sách không phân nổi hình và khí thì không có tư cách để tôi tốn thời gian bình luận.
Bác MM từng dạy một học viên tử vi trong vòng 10 ngày, đó là quá bình thường.
Nên giữa người và người có sự khác biệt. Lục hào là môn đơn giản, tuyệt đối đừng nên lãng phí thời gian cuộc đời vô ích! Để cho cái gì nó khó hơn mà học.

Sửa bởi MikeDo: 09/02/2020 - 08:09


Thanked by 1 Member:

#29 babylon

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1071 Bài viết:
  • 1201 thanks

Gửi vào 09/02/2020 - 08:17

Nói như vậy nước ta nhiều Gia Cát lắm rồi ! Nhưng toàn Gia Cát Dự ! 500 năm chả có Ai ngoài Nguyễn Bỉnh Khiêm .Thông thần như vậy cũng đỡ.Nhưng chẳng thể so sánh phong thủy với Toán học hay lượng tử được - nếu dễ như thế thì chẳng Ai gọi là :"Thầy" cả . Nếu tự tin đoán 10/10 thì đẳng cấp quá rồi .Nhưng nhìn lại diệu dụng mà mình thử xem có đem so kèo lô đề hay xổ số - chứng khoán thử . Nếu được thì đã bỏ cả Tóan mà ăn dầm nằm dề ở nhà rồi .Dùng những thứ mình học tiên liệu xem mai mưa hay nắng ...Làm bao nhiêu mộ trạch rồi ?Nên ngạo khí có thể có thừa - tài năng cũng thế nhưng dụng pháp thử .Người ta dành cả đời để thành danh 1 môn nào đó 10 ngày mà dụng pháp chỉ Mình biết thì có vấn đề . Người ta dành phần lớn thời gian nghiệm lý cái tinh diệu thời gain nó gấp bội thời gian học...Nên học xong vẫn thắc mắc là sao tốn thời gian thế là chưa thấu được cái lẽ "chiêm" mới hiểu "bốc" thôi.Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng bất cứ một master nào cũng phải dành ít nhất 10000 giờ liên tục thực hành vậy tính ra thời gian dụng pháp được bao nhiêu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi babylon: 09/02/2020 - 08:22


#30 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 851 Bài viết:
  • 843 thanks

Gửi vào 09/02/2020 - 08:26

Tôi chả nghĩ vậy, ít ra thì học mấy cái đẳng như thiệu hay tăng san hay tăng bổ cũng thế, có gì đâu mà khó nhỉ? Nó đâu có gì đặc biệt khó khăn đâu?
Cái quan trọng là cảm ứng thì là cái trời sinh ra, chả ai dạy được!
Sách của cụ thiệu, cụ tân cũng đồng ý quan điểm với tôi và cũng còn nhiều người nữa.
Chắc là nhiều người cảm thấy mặc cảm quá mức nên đổ lỗi lung tung để dấu dốt, tôi cũng chả biết nên bình luận thế nào nữa. nói nữa thì họ lại bảo mục thiên hạ vô nhân.
Hoc mấy môn còn khó hơn lục hào mà tốn 10000 giờ thì nên bỏ đi mình chả có cơ duyên với nó cưỡng cầu làm gì. cũng như tôi bảo đá bóng 10000 giờ làm cầu thủ
Thôi thì tư chất hạn chế thì nên bổ sung bằng cách tìm sifu mà học, kiếm sách vở mà tu tập rồi cũng sẽ có ngày có kết quả. Học một tuần chưa thuộc bảng lục thân thì học 2 tuần, khi học nên tập trung và hiểu sâu bản chất và nguyên lý hình thành thì sẽ đỡ phải học gạo hơn.

Sửa bởi MikeDo: 09/02/2020 - 08:31







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |