Jump to content

Advertisements




Từ Cành Mai Bất Diệt, Nghĩ Về Sức Sống Phật Giáo Hôm Nay


35 replies to this topic

#16 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 07/01/2020 - 23:14

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

FM_daubac, on 05/01/2020 - 01:56, said:


TỪ CÀNH MAI BẤT DIỆT,
nghĩ về sức sống Phật giáo hôm nay

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vì “thiện căn vốn tại lòng ta” (Nguyễn Du). Sức sống Phật giáo luôn bền bỉ diệu kỳ như cành mai trong bài kệ của Mãn Giác Thiền sư:
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Xuân ruổi trăm hoa rụng
Xuân tới, trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua, sân trước một nhành mai.
Ngô Tất Tố dịch [6]



Tu Thiền là một con đường thực hành dẫn đến lục căn thanh tịnh và phát sinh tuệ giác.

Ở bài kệ trên có thể nghĩ đến Thiền Sư Mãn Giác đã thanh tịnh được Nhãn Căn và chứng được Sắc Pháp. Một nhành mai, số 1 biểu thị sự nhất niệm. Hoa mai màu vàng, mầu vàng là màu Sắc Thân Phật.
Mãn Giác có thể hiểu ý là đắc nhất - được một.

Nỗ lực quyết tâm một đời Thiền Sư chỉ đắc được một căn là Nhãn căn. Nếu tâm nguyện của Thiền Sư quyết chí Niết Bàn thì cũng thêm 5 lần chuyển thân người và mỗi lần đắc 1 căn mới hoàn mãn Sáu căn. Nếu đời sau có quên đi hưởng quả sung sướng cõi Trời, khi trở lại thân Người lại vất vả tu lại từ đầu.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Thích Sư Tử) đã nói sau khi Ngài vào Niết Bàn khoảng 1000 năm Pháp Trụ trong sạch có lợi ích nhiều. Từ đó về sau dần dần ẩn mất, nhân duyên của chư phật đều như vậy. Cư khoảng vài trăm năm hưng thịnh rồi lại suy vi (theo sử), vài chục đợt như vậy rồi ẩn đị - giới hạn 5000 năm. Sau đó đợi Phật Di Lặc hạ thế.

Phật giáo đại thừa đi theo đường dài, tùy theo nhân duyên căn tính mỗi người. Sau 1000 năm Phật nhập diệt thì học thuyết nhân quả, luân hồi và triết lý về Nghiệp báo phù hợp với từng thời đại. Còn tu hành độc cư giống như thời Phật tại thế chỉ khoảng 500 năm sau thôi. Đến thời hiện nay chỉ cần người giữ được 5 giới thôi thì đốt đuốc tìm cũng khó.

Hy vọng Việt Nam sẽ hưng thịnh lại Phật Giáo khoảng 500 năm

#17 mjnhmjnh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 449 Bài viết:
  • 255 thanks
  • LocationChí Cao Vị Diện

Gửi vào 08/01/2020 - 08:25

Thời gian không gian cũng vô thường cả thôi, hiểu về nó không đem đến lợi ích cho việc giải thoát.
Kinh điển là quan trọng, Tú xin trích một đoạn trong Kinh Trung Bộ, Bài Kinh Số 10, Kinh Tứ Niệm Xứ, do chính đức Như Lai thuyết:
"Thế Tôn thuyết như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não,
diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ.
Thế nào là bốn? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh
niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự
tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống
quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời."
Như Kinh, Chúng ta hãy chú ý đến đoạn văn tự "con đường độc nhất"!
Độc nhất nghĩa là duy nhất, ngoài nó thì không còn con đường nào khác đâu, nó là vô nhị, chỉ có một cái đó mà thôi.
Ngoài con đường đó không có con đường nào khác, không Mật không Tịnh và nếu như tà Thiền cũng không luôn... Đến pháp môn dẫn thần thức qua đảnh đầu cũng không nốt!
Nếu ai phát hiện ra tà thư độc điển chỉ dẫn ra nhiều con đường, nhiều lối đi, mê hoặc chúng sinh đi lòng vòng để làm quyến thuộc với ma chúng thì Tú năn nỉ hãy báo ngay cho Tú, để Tú đốt ngay, thiêu ngay đừng để tồn tại trên đời gây đau khổ cho chúng sinh.
Thích Ca thuyết nhân quả, nhưng cái nhân-quả ấy đồng biến, quá khứ-hiện tại-vị lai, tam thời đồng biến, song song tồn tại chứ không như cách hiểu của phàm phu tục tử về nhân quả lâu nay.
Thích Ca thuyết về luân hồi nhân quả để rồi chúng sinh hiểu và tu cái Nhân mới để được quả Mới, con đường ấy chỉ có một mà thôi, đó là tứ niệm Xứ.

Để có cái trí "sắc tức thị không, không tức thị sắc" ấy cũng từ Tứ Niệm Xứ mà ra... "Bồ tát quán tự tại hành sâu Bát Nhã Ba La Mật Đa... chiếu kiến ngũ uẩn giai không..." Đó là bồ tát đang thực hành tứ niệm xứ.
Và Bát Nhã Ba La Mật Đa tâm kinh là bài kinh nằm lòng của các thiền sinh trên khắp cõi địa cầu. Và vị bồ tát được nhắc đến trong kinh thực hành Tứ Niệm Xứ viên mãn.

#18 babylon

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1071 Bài viết:
  • 1200 thanks

Gửi vào 08/01/2020 - 08:58

Quan Niệm về Tứ Niệm xứ Không Phải bàn cãi
Vậy Vui lòng Giải Thích Thêm về Con đường Đại Thủ Ấn
Đạo bất đồng Bất Đồng Đạo
Nếu Phải Search Google Về Con Đường Vui Lòng không Bàn Về Mật
Tà hay Chính Mỗi Người có cách chọn Riêng !
Nếu Thực sự Vượt qua Không vô biên xứ Hãy đề cập đến Bát nhã tâm Kinh
Còn Không như bao Kẻ khác vẫn là cưỡi Ngựa xem hoa
Trăng soi bóng Nước vẫn còn trăng nước thì không cần đàm đạo

#19 mjnhmjnh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 449 Bài viết:
  • 255 thanks
  • LocationChí Cao Vị Diện

Gửi vào 08/01/2020 - 09:03

thật không trời... Đại thủ ấn có cứu được Đalai lạt ma không phải ly hương, hương ở đâu... Đại thủ ấn có cứu được tâm thức Tây Tạng đang vùng vẫy không trời...

#20 babylon

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1071 Bài viết:
  • 1200 thanks

Gửi vào 08/01/2020 - 09:14

Cứu Hay không thì đó là chưa Hiểu cái lẽ Bĩ rồi lại Thái
Đại thần thông bậc nhất Mục Kiền Liên nào có cứu nổi Tộc Thích Ca
Vậy thì Khơ - me Đỏ hay Tây Tạng cũng như nhau
Nếu cầu thần thông và còn Dính mắc ấy chưa đắc lý Nhân quả
Đắc ý Nhân quả không Hỏi chuyện Thịnh suy - Bĩ Thái

Sửa bởi babylon: 08/01/2020 - 09:14


#21 mjnhmjnh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 449 Bài viết:
  • 255 thanks
  • LocationChí Cao Vị Diện

Gửi vào 08/01/2020 - 10:57

Không phải đâu, không phải đâu...
Đó là tâm thái an nhiên trước binh đao chiến tranh, Kinh điển nguyên thủy có chép rất rõ về việc binh lính Ca-tỳ-la-vệ(Kapilavatthu) không phản kháng trước sự tàn bạo của quân địch... Khác xa với việc bạo động, ph.ản độ.ng của tầng lớp tăng sĩ ở Tây Tạng, cái nôi của đại thủ ấn... thương thay, đau lòng thay
Phải chăng sự biến tướng đã đem đến kết quả không như ý, phải chăng rời xa lời dạy của Như Lai sẽ không có ích lợi gì cho thực tế cuộc sống của họ...

Sửa bởi MahaChang: 08/01/2020 - 10:58


#22 babylon

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1071 Bài viết:
  • 1200 thanks

Gửi vào 08/01/2020 - 11:22

Con đường họ chọn chả có gì là Đau với thương
Phản kháng hay không đó là do Họ
Người Ngoài đau thương là cưỡi ngựa xem hoa
Kinh điển bảo thế này thế kia - chắc chưa Xem qua Mục Kiền Liên Dùng Thần Thông cứu Tộc Thích Ca
Cười Người Hôm trước vì nhân quả - Xem lại bản tâm vốn còn Thanh Tịnh
Xem lại thực trạng trên khắp Thế giới xem những Ai rời xa Giới Luật
Khắp nơi khắp chốn...
Nhân quả không đến sớm nhưng sẽ không chừa 1 Ai
Thịnh suy Thời vận mấy Ai dám chắc
Nhìn lại Đàn áp Phật Tử dưới Thời Ngô Đình Diệm
thì bảo Tại Ai ?
Than ôi ! Chuyện Người khác Ta quản làm chi ! Ngay xác thân này còn không nhận rõ ...
Vua Lưu Ly vây hãn Kinh thành Ca - tỳ - la vệ diệt Tộc Thích ca Mà binh lính không phản kháng chắc Ngụy thư mất thôi ...

#23 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 851 Bài viết:
  • 838 thanks

Gửi vào 08/01/2020 - 14:17

Trích dẫn

Như Kinh, Chúng ta hãy chú ý đến đoạn văn tự "con đường độc nhất"!
Trước khi nói tới con đường độc nhất, cần phải hiểu rằng lúc đó phật giảng CHO AI.
Đối với người A, có con đường độc nhất A1.
Đối với người B, có con đường độc nhất B1.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trích dẫn

Các bạn sai lầm khi nghĩ rằng đã là Phật tử là phải sống khổ hạnh, phải cam chịu, phải hành xác. Sai. Đức Phật dạy chúng ta thực hành nếp sống trung đạo, tức tránh xa các dục lạc, vui thú quá mức và cũng tránh xa luôn cả cách sống ép xác, khổ đau, phá hoại tấm thân quý giá này.

Các bạn hiểu lầm bởi không hoặc chưa đủ duyên đọc bộ kinh nguyên thủy tức bộ kinh Nykaya với những lời Phật dạy gốc.

Tôi ngày xưa, cách đây mấy chục năm, cũng như các bạn bây giờ, chỉ đọc kinh A Di Đà, kinh dành cho những ai muốn chết sinh về tây phương cực lạc của Đức Phật A Di Đà.

Rồi kinh Địa Tạng, để cứu những ai đang ở địa ngục. Rồi kinh Phổ Môn cầu cho Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát đến cứu khổ cứu nạn. Rồi kinh Dược Sư để cầu Phật Dược Sư đến chữa bệnh vì ta đang bị bệnh.

Đấy tất cả các kinh in trong cuốn "Kinh chú tụng hàng ngày" mà chùa nào ở miền Bắc cũng có và các sư cùng quý Phật tử tụng cả ngày lẫn đêm. Không kể các kinh này toàn là âm Nho, âm Hán, chẳng hiểu được bao nhiêu. Tôi thương cho chính tôi của ngày xưa và thương cho các bạn của ngày nay.

Đừng lấy thuốc bệnh thận điều trị bệnh phụ khoa

Kinh Phật thuyết giảng rất nhiều. Kinh Phật là những bài giảng của Đức Phật. Mỗi đối tượng Ngài có 1 bài giảng riêng. Bài giảng cho người bệnh khác với bài giảng cho doanh nhân, bài giảng cho thầy cô giáo, khác với bác nông dân, bài giảng cho anh đồ tể sát sinh khác với cho em sinh viên học sinh.

Cũng như bác sỹ, kê thuốc cho bệnh nhân tim khác với bệnh nhân mắt, bệnh nhân dạ dày khác với bệnh nhân có bệnh ngoài da, bệnh nhân thận khác với bệnh nhân bị viêm nhiễm phụ khoa.

Nếu kinh Phật giảng cho người mẹ nuôi con hoặc thai giáo mà ứng dụng cho ông vua hay tổng giám đốc thì không ổn. Giống như đơn thuốc cho người bị ung thư gan mà đem cho bệnh nhân bệnh phụ khoa uống vậy.

Có rất nhiều kinh Đức Phật dạy làm giàu, dạy kiếm tiền, dạy tiêu tiền, dạy phân chia tài sản, dạy lãnh đạo, dạy có tầm nhìn, dạy cách quản trị,…


Có rất nhiều kinh Đức Phật dạy làm giàu, dạy kiếm tiền, dạy tiêu tiền, dạy phân chia tài sản, dạy lãnh đạo, dạy có tầm nhìn, dạy cách quản trị,…

Là doanh nhân chúng ta nên tìm những kinh này mà đọc. Là doanh nhân chúng ta chưa cần (hoặc không cần) đọc các kinh trong cuốn kinh nổi tiếng và phổ biến "Kinh chú tụng hàng ngày" mà chùa nào ở miền Bắc cũng có như tôi đã nêu trên.

Loại kinh này chỉ dành riêng cho các cụ già, bệnh tật, ốm đau, sắp gần đất xa trời mà thôi. Bạn đọc tụng những kinh này, không khéo lại thêm chán nản, tiêu cực và tự ám thị vào mình những cái không hay không tốt mà thôi.


Đọc tụng thiếu hiểu biết là cách làm của người không có trí. Mà Đạo Phật lại là đạo chỉ dành cho người có trí.


#24 mjnhmjnh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 449 Bài viết:
  • 255 thanks
  • LocationChí Cao Vị Diện

Gửi vào 08/01/2020 - 15:36

Đối với Tú thì trước sau như một, Tứ Niệm Xứ mãi là gốc rễ. Còn tà ma ngoại đạo chế biến cái gốc rễ ấy thành muôn hình vạn trạng và hấp dẫn được người nào, ấy là do nhân quả của họ.
Liều thuốc Tứ Niệm Xứ ấy thâm nhập vào các lớp áo thân-thọ-tâm-pháp, ngăn ngừa các mầm độc. Còn mỗi cá nhân tuỳ hoàn cảnh mà vận dụng cho khéo léo tứ niệm xứ, đó mới chân chính là 8 vạn 4 ngàn pháp môn.
Như nhân viên văn phòng, khi anh gõ máy tính, não xử lý công việc thì anh quán thân-thọ-tâm-pháp theo nghiệp của anh ta. Còn Tú thì quán thân-thọ-tâm-pháp với nghiệp của Tú. Bà bán hàng bà quán thân-thọ-tâm-pháp theo nghiệp của bà...
Chứ không phải cầu vãng sinh ta luyện Kinh A Di Đà, rồi khi ta cần kim ngân ta luyện Thiện Nữ Thiên Chú, khi ta cần khỏe ta luyện Dược Sư, thấy ma quỷ ta lại đọc chú Đại Bi... Ấy là si tâm vọng tưởng mà thôi...
Nếu linh nghiệm, là do quý bạn luyện cái vọng tưởng nó mạnh lên rồi thâu hút thành hình tướng.
Nói tóm lại, cần phải mạnh tay thiêu hủy hết tà thư độc điển trên thế gian. Kẻo nó tiêm nhiễm ngày một sâu vào tâm hồn những Bụt tử trong sáng.

#25 babylon

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1071 Bài viết:
  • 1200 thanks

Gửi vào 08/01/2020 - 16:34

Câu chuyên nên kế thúc Bằng Đạo bất Đồng bất đồng Đạo
Ta không cần giải Thích với Người không Muốn nghe
Ấy mới là an nhiên tự tại
Càng Tô hoa điểm phấn chỉ làm cho con đường đầy màu sắc cá nhân
Chẳng ai cần thiêu hủy cái gì
Hữu xạ tự nhiên hương
1000 năm đứng vững hà cớ gì phải phân bua thiệt hơn với Người sẽ thiêu rụi Nó ngay khi chưa biết gì
Ta không cần Thêm 1 Kẻ hủy Kinh sách vì Tư tưởng không thông
Tâm mình còn loạn thì có Kinh sách cũng không cứu được
Nhân loại chọn con đường cho mình
Chứ không vì Tần thủy hoàng hay Bạo chúa phá bỏ con đường vì Bất đồng chính kiến
Càng Nói càng thể hiện sự Thiếu Tôn trọng Con đường của Người Khác
Những lời Nói trên chỉ là Kẻ đi Ngoài Hành lang chưa vào đến ngõ
Vào đến Ngõ Không Hỏi Du già Hay 6 luân xa của Naropa
Chỉ có đọc Chú là cưỡi Ngựa xem Hoa
Cưỡi Ngựa xem Hoa không qua nổi Om mani pame Hum !
Lục đại tự minh Phiên Âm nguyên Gốc
Kinh điển làu làu Vui lòng Khai Ngộ
không khai Ngộ nổi Vẹt kêu Giữa chùa
Vậy Nguyên thủy chỗ nào
Thấu triệt chỗ nào
Thế giới thay đổi Vì hành động của bạn chứ không phải suy nghĩ
Vui lòng không áp đặt

#26 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 851 Bài viết:
  • 838 thanks

Gửi vào 08/01/2020 - 17:04

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MahaChang, on 08/01/2020 - 15:36, said:

Đối với Tú thì trước sau như một, Tứ Niệm Xứ mãi là gốc rễ. Còn tà ma ngoại đạo chế biến cái gốc rễ ấy thành muôn hình vạn trạng và hấp dẫn được người nào, ấy là do nhân quả của họ.
Liều thuốc Tứ Niệm Xứ ấy thâm nhập vào các lớp áo thân-thọ-tâm-pháp, ngăn ngừa các mầm độc. Còn mỗi cá nhân tuỳ hoàn cảnh mà vận dụng cho khéo léo tứ niệm xứ, đó mới chân chính là 8 vạn 4 ngàn pháp môn.
Như nhân viên văn phòng, khi anh gõ máy tính, não xử lý công việc thì anh quán thân-thọ-tâm-pháp theo nghiệp của anh ta. Còn Tú thì quán thân-thọ-tâm-pháp với nghiệp của Tú. Bà bán hàng bà quán thân-thọ-tâm-pháp theo nghiệp của bà...
Chứ không phải cầu vãng sinh ta luyện Kinh A Di Đà, rồi khi ta cần kim ngân ta luyện Thiện Nữ Thiên Chú, khi ta cần khỏe ta luyện Dược Sư, thấy ma quỷ ta lại đọc chú Đại Bi... Ấy là si tâm vọng tưởng mà thôi...
Nếu linh nghiệm, là do quý bạn luyện cái vọng tưởng nó mạnh lên rồi thâu hút thành hình tướng.
Nói tóm lại, cần phải mạnh tay thiêu hủy hết tà thư độc điển trên thế gian. Kẻo nó tiêm nhiễm ngày một sâu vào tâm hồn những Bụt tử trong sáng.
Khi được hỏi thế nào là pháp môn không hai.
Ngài Như Lai im lặng
Ngài Duy Ma Cật im lặng.

Thanked by 1 Member:

#27 mjnhmjnh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 449 Bài viết:
  • 255 thanks
  • LocationChí Cao Vị Diện

Gửi vào 08/01/2020 - 17:19

Quý bạn dẫn chứng rất đúng, lúc hỏi các vị thầy tổ còn đang luyện Tứ Niệm Xứ miệt mài không có chỗ để trả lời, nếu còn chỗ để vấn đáp tức thì lìa pháp môn bất nhị. Một hành động thân giáo tuyệt vời.

#28 CaiLonCoCa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 192 Bài viết:
  • 148 thanks

Gửi vào 08/01/2020 - 22:37

Quá nhiều!
Các vị tổ khổ tu ngày trước, trước khi các vị này thành đạo, có ai cố công tìm hiểu bao nhiêu là pháp môn như vậy không?Không đâu ạ.Ngày đó cũng không có 8 vạn 4 ngàn pháp môn gì hết.
Giáo chủ Phật Giáo đắc đạo có cần kinh sách, pháp môn nào không? Không đâu ạ.
Các vị có thấy, các Thầy chân tu, giả tu ngày nay đọc nhiều kinh sách, thuyết pháp theo kinh sách như máy, tu tập theo kinh sách như máy, thiên kinh cả vạn quyển, cho đến hết cả hiện kiếp này có ai đắc đạo được 1 tầng như các vị tổ chưa?
Giáo chủ đã căn dặn, "Coi như ta không thuyết gì".
Theo tôi thì, Đó là bởi vì pháp môn là phương tiện, không phải phép tắc thế giới.Các vị căn cơ còn yếu không đủ tực lực, nhờ có phúc duyên gặp gỡ, được nghe pháp hay, theo đó mà tu tập.Pháp này là giáo chủ theo bệnh mà bốc thuốc mà thôi, không phải phép tắc thế giới, không phải chân lý vĩnh hằng.Và có ai dẫn chứng được, vị nào thành đạo mà không tự lực hay chưa?Không ai cứ bám theo mãi Pháp môn mà thành đạo được.
Pháp môn để gột rửa căn cơ cho các vị còn yếu.Hay là, 8 vạn 4 ngàn pháp môn, càng nhiều thì đó là càng là thời mạt pháp, chúng sinh căn cơ thấp kém vậy.

#29 mjnhmjnh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 449 Bài viết:
  • 255 thanks
  • LocationChí Cao Vị Diện

Gửi vào 09/01/2020 - 08:24

Kính thưa toàn thể quý đạo hữu, bất kì sinh mệnh nào hiện hữu, để sinh tồn và tương tác qua lại được với nhau đều có giác tính(tính biết). Như Lai chế ra cách(phép-pháp) chữa được ba độc(tham-sân-si) và đưa chúng sinh dần thoát luân hồi vì ngài đã tìm hiểu, soi chiếu đến gốc rễ của sự vận động Thân-Thụ-Tâm-Pháp. Đó là Tứ Niệm Xứ, bốn nơi cần nhớ.

Theo vật lý hiện đại thì pháp môn của Thích Ca vừa là giao thoa sóng, vừa cộng hưởng sóng lại có cả triệt tiêu sóng!
Khi dụng phép quán, tức cái Vọng Ngã của mình đang giao thoa với Thân-Thọ-Tâm-Pháp, khi giao thoa đồng nghĩa Vọng Ngã đang bị Triệt Tiêu, đồng thời nó lại cộng hưởng với Vọng vi tế hơn trong quá trình soi chiếu chính mình. Quá trình này liên miên bất tuyệt thì sẽ dẫn đến một trạng thái tuyệt đối, cân bằng - Nhất nguyên. Ở đây hành giả thuận đà.. rời thuyền liền qua bờ bên kia... Rất dễ dàng.

Tú nghĩ rằng chúng sinh căn cơ không thấp kém, do ngày càng có quá nhiều mục đích dễ thấy, dễ nắm bắt, dễ tước đoạt... nên những điều lặng thầm tinh túy họ chọn bỏ qua vì khẩu vị quá nặng, vì chúng không nổi bật. Hạnh phúc thời này thật dễ tìm, quen trên mạng rồi kết hôn hẹn hò, đường xá thuận tiện, họ không ước mơ một thứ gì vượt qua trùng dương như cánh chim Hải Âu, không mơ ước đến một tình yêu bất diệt vì mọi thứ đều dễ bỏ, dễ kiếm... Không mơ ước một thánh đường vì đường trần quá nhiều hoa lá cặm bẫy giăng mắc thu hút các giác quan, chúng lung linh hơn đền chùa đình miếu...

Thôi thôi,,, nói thêm lại đau lòng, ai phát hiện ra tà thư độc điển hãy báo ngay cho Tú, để Tú đốt ngay, hủy ngay trong 1 nốt nhạc kẻo tiêm nhiễm tâm hồn trong sáng của những Bụt tử.

#30 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 09/01/2020 - 12:30

Bài kệ của Mãn Giác Thiền sư:

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Liên hệ đến Đạo Đế hay Bát Chính đạo là con đường 8 nhánh giúp người tu hành thoát Khổ Não. Là một bộ phận trong 37 Bồ Đề Phần (hay 37 Giác Chi).

1. Chính Kiến
2. Chính Tư Duy
3. Chính Ngữ
4. Chính Nghiệp
5. Chính Mệnh
6. Chính Tinh Tấn
7. Chính Niệm : ghi nhớ Tỉnh Giác điều phục Thân, Khẩu, Ý qua 4 pháp tu 4 Niệm Xứ.
8. Chính Định






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |