Jump to content

Advertisements




Từ Cành Mai Bất Diệt, Nghĩ Về Sức Sống Phật Giáo Hôm Nay


35 replies to this topic

#1 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6739 Bài viết:
  • 5562 thanks

Gửi vào 05/01/2020 - 01:56

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


TỪ CÀNH MAI BẤT DIỆT,

nghĩ về sức sống Phật giáo hôm nay

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thịnh suy của Phật giáo theo dòng lịch sử


Gần đây, có người tự nhận là trí thức khoa bảng tuyên bố trên mạng thông tin đại chúng rằng “Nền tảng Phật giáo lung lay từ lâu (!)” suy diễn ra từ những scandals về việc một vài vị sư thiếu gìn giữ giới luật, phạm hạnh, ông ta đã khái quát hóa thành hiện trạng Phật giáo hôm nay và cho rằng “đi tu trở thành một cái nghề” chứ không vì thiện nguyện hay ý hướng cao đẹp gì. Có thật Phật giáo nước ta đang suy vi chăng? Những hiện tượng tăng ni không chấp hành giới luật tự viện và buông lỏng tu dưỡng bản thân ở mức báo động chăng? Chúng ta hãy bình tâm nhìn nhận lại mà không cần phải phủ nhận quan điểm phê phán kia vội vì theo nhà Phật “phản quang tự kỷ” là một phép tu cần thiết để soi tỏ chính mình như Tuệ Trung Thượng Sỹ từng chỉ bảo Thái tử Trần Khâm (sau này là Trần Nhân Tông).

Cũng không nhất thiết phải hốt hoảng khi đọc lại lịch sử, Phật giáo có nhiều thăng trầm hơn hiện nay rất nhiều.

Sự suy tàn của đạo Phật tại Ấn Độ có thể đã bắt đầu từ thế kỉ thứ 7 và đạo Phật thực sự biến mất trên đất Ấn vào thế kỉ thứ 14. Mãi cho đến thế kỉ thứ 19 thì phong trào chấn hưng Phật giáo tại Ấn mới bắt đầu lại. Đại học Nalanda, một trung tâm Phật giáo quan trọng ở Ấn Độ bị phá hủy năm 1197. Theo D.C Ahir, một học giả người Ấn Độ, Phật giáo suy vong ở Ấn Độ do một số nguyên nhân sau:

Nguyên nhân bên ngoài gồm:
(1) Sự xung đột giữa Bà-la-môn giáo và Phật giáo;
(2) Sự thù giận và ghét bỏ của các Bà-lamôn hành nghề tế lễ;
(3) Phật giáo mất đi sự ủng hộ của nhà cầm quyền, ngoài ra còn bị đàn áp, phá hủy;
(4) Âm mưu tiêu diệt Phật giáo của người Hồi giáo; (5) Phật giáo bị đồng hóa.

Nguyên nhân bên trong gồm:
(1) Tăng sĩ xao lãng việc tu tập, thờ ơ với sứ mệnh truyền bá Chánh pháp phụng sự xã hội, đánh mất sự giao hảo gần gũi với quần chúng;
(2) Phật giáo không có tổ chức cư sĩ để giảng dạy, truyền bá và bảo vệ tôn giáo của mình. Do đó, họ chỉ đứng nhìn mà không giúp được gì khi các tu viện bị cướp phá, xúc phạm và các Tăng sĩ bị trục xuất hay giết hại;
(3) Thiếu vắng những nghi thức cho các sinh hoạt liên quan đến đời sống văn hóa, tập tục xã hội như hôn nhân, tang tế;
(4) Tín đồ mê tín dị đoan [1] .

Theo tác giả, nguyên nhân chính làm Phật giáo bị suy vong tại Ấn Độ không phải bên trong mà là bên ngoài. Chính sự đàn áp, giết hại, và phá hoại của Ấn Độ giáo và sau đó là Hồi giáo khiến cho Tăng sĩ bị giết, chùa chiền bị san bằng, kinh điển bị tiêu hủy đưa đến Phật giáo bị xóa sổ. Ông cũng phản đối quan điểm cho rằng Phật giáo tàn lụi là do Tăng già suy đồi vì điều đó chỉ ảnh hưởng đến việc truyền bá và duy trì Phật pháp hơn là suy vong. Tổ chức Phật giáo cho dù có suy đồi vẫn luôn có những bậc chân tu cho quần chúng nương tựa. Nếu không có sự phá hoại của bên ngoài thì Phật giáo chỉ có thể thịnh hoặc suy giảm mà không thể biến mất được. Tuy nhiên, phải nhìn nhận trong quá trình phát triển, đạo Phật đã có nhiều phân hóa.

Nhiều tông phái đã xuất hiện lại có đường lối dị biệt không thể thống nhất được. Ví dụ như sự ra đời các phái Mật tông, có nhiều hoạt động về hình thức tương tự với việc thờ cúng thần linh của Ấn giáo, do đó, ít nhiều đã làm lu mờ các điểm đặc thù mang tính “trí thức” dùng tự lực nhiều hơn tha lực của Phật giáo. Sự bao dung và tự do của Phật giáo cũng là một tiền đề cho sự suy tàn.

Ở Việt Nam thì sao?

Phật giáo Việt Nam cũng trải qua thịnh suy theo quy luật. Chúng ta đều biết theo sử liệu, Phật giáo dưới hai triều đại Lý và Trần cực thịnh và được gọi là thời kỳ vàng son của Phật giáo Việt Nam. Nhưng có thịnh ắt có suy, Phật giáo đã không thể duy trì vị thế ấy. Từ cuối đời Trần trở đi, Phật giáo suy đồi và có lúc phục hưng nhưng chưa thể trở lại thời kỳ huy hoàng trước đó. Theo HT Thích Hạnh Chơn, “Sự suy đồi ở đây không phải là Phật giáo đánh mất ảnh hưởng trong quần chúng mà là đánh mất vai trò lãnh đạo trí thức, văn hóa và chính trị”. Nguyên nhân ở đây cũng bao gồm bên ngoài và bên trong nhưng chủ yếu là từ bên trong. Nguyên nhân bên ngoài là vua chúa vẫn ủng hộ Phật giáo như trước, nhưng các nhà Nho trí thức công kích Phật giáo. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là do chùa chiền nhiều nên không thể quản lý tốt; Tăng chúng đông nhưng thiếu học; thành phần bất hảo trà trộn vào Tăng đoàn làm mất thanh danh; Tăng sĩ kiêu hãnh khi được cúng dường hậu hĩnh; chùa tượng quá nhiều gây lãng phí và gây ác cảm đối với các Nho gia; và do Phật giáo ỷ lại quá nhiều vào sự ủng hộ của thế quyền. Như vậy, tình trạng nội bộ của Phật giáo ở Việt Nam cũng có phần giống như tình trạng ở Ấn Độ nhưng Phật giáo Việt Nam không bị suy vong vì Phật tử Việt Nam đã thành công trong việc bảo vệ và chống lại sự đàn áp và âm mưu tiêu diệt của ngoại đạo cuồng tín và quá khích. Đó là điều may mắn và cũng là bổn phận của Phật tử Việt Nam. Có thể Phật tử Ấn Độ cũng đấu tranh bảo vệ Phật giáo nhưng họ đã không thành công” [2].

Đến thế kỷ 20, những năm đầu thập niên 1960 miền Nam cũng chứng kiến sự đàn áp tăng chúng của nhà cầm quyền họ Ngô, nhưng chúng ta cũng đã vững vàng vượt qua pháp nạn ấy. Chưa kể những phong trào “Bài phong, đả thực” những năm 1950, 1970 ở miền Bắc “mang dấu ấn tả khuynh ấu trĩ một thời cũng phá đi bao nhiều chùa tượng. Nhưng rồi dân chúng cũng tìm về Đạo Pháp, bằng cả hai con đường: mê tín và chánh tín.

Những bài học từ những mùa pháp nạn Từ những bài học trong lịch sử, chúng ta thấy luôn có những nguyên nhân từ bên ngoài lẫn bên trong, nhưng nguyên nhân bên trong cho dù “nền tảng Phật giáo có lung lay...” như phê phán của anh trí thức nọ thì chỉ có thể làm cho Phật giáo suy yếu khi nguyên nhân bên ngoài bằng bạo lực vốn có thể làm Phật giáo suy vong không còn trong thời đại này. Khi đã xác định được nguyên nhân rõ ràng cụ thể rồi, người Phật tử cần phải tìm kiếm giải pháp thích hợp.

Một câu hỏi lớn là tại sao tín đồ Phật giáo không thể bảo vệ tôn giáo cao quý của mình trước kẻ ngoại đạo tấn công và phá hoại? Theo Thượng tọa Sayadaw U. Sumana thì “Phật tử tại gia hay xuất gia có hai thành phần: Phật tử đơn thuần và Phật tử cao cấp. Phật tử đơn thuần có niềm tin nơi Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng) và tin vào lý nhân quả tức là gieo giống thiện thì sẽ gặt quả lành. Vì vậy, Phật tử đơn thuần cúng dường thức ăn, đồ mặc, nơi ở và thuốc thang cho Tăng chúng, thêm vào đó, họ giữ gìn 5 giới, 8 giới hoặc 10 giới, tụng kinh và tri ân Tam bảo. Như vậy, người Phật tử đơn thuần là Phật tử đi theo truyền thống. Nhưng, làm thế nào để trở thành Phật tử cao cấp? Khi chúng ta thực thập thiền định hoặc thiền quán tưởng theo như lời Phật đã dạy, thì chúng ta đạt được trí tuệ và đồng thời chúng ta thực tập giới, định, tuệ tức là Bát Chánh Đạo như Phật đã từng nhấn mạnh trong những thời giảng của Ngài. Với trí tuệ sáng suốt, chúng ta nhận thức được con đường chánh đạo và đạt được nguyện vọng của sự tu học. Lúc đó, chúng ta hồi quang phản chiếu và sẽ thấy rằng trong thời đại ngày nay, sự thịnh hành của Phật giáo chính là nhờ vào Tăng ni và các cơ sở bất vụ lợi của cư sĩ. Giáo dục là nền tảng chính để phát triển đạo Phật đến mức cao hơn” [3].

Như vậy đã rõ, hơn lúc nào hết, phải cải tiến phương thức giáo dục Phật pháp trong quần chúng và cả tăng chúng. Hệ thống giáo dục yếu kém sẽ khiến Phật pháp khó hay không thể truyền bá sâu rộng và gieo mầm “Chánh pháp”. Hiện nay, các chùa đều có những khóa tu tập nhưng thường là do ý nguyện của vị trụ trì chứ chưa thành ra một hoạt động thống nhất bắt buộc trong Giáo hội mà các tăng sĩ phải thực hiện. Tăng sĩ chính là những người lãnh đạo quần chúng về niềm tin vào giáo pháp. “Khi hàng Tăng bảo suy đồi tức đánh mất vai trò của họ về lãnh đạo văn hóa, chính trị, xã hội và đánh mất sự ảnh hưởng đối với quần chúng thì ít ra Phật và Pháp bảo vẫn còn nguyên vẹn, nhất là thời kỳ văn bản đã được lưu truyền. Tuy nhiên, với Phật giáo, hàng Tăng bảo không còn đồng nghĩa với Pháp bảo không còn và dẫn đến Phật bảo cũng mất”.

Còn một vấn đề mà theo nhiều vị đại sư thì sự chia rẽ là điểm chính làm cho Phật giáo bị suy yếu. Chúng ta hay chê bai tông phái này nọ và cho rằng tông của mình là “chính đạo”. “Giáo lý đạo Phật tuy rằng cao siêu, nhưng nếu các hành giả không chịu trau dồi đạo đức, thì thật là tủi hổ. Do đó, mới thấy rằng đấng Vô Thượng Sư Phật của chúng ta là đáng tôn kính biết bao”.

Làm thế nào để đạo Phật trường tồn cùng dân tộc? Đạo Phật trên danh nghĩa đã bị đánh bật ra khỏi Ấn Độ vào thế kỷ thứ 7, nhưng kỳ thực tư tưởng và tuệ giác đạo Phật vẫn tồn tại vững chãi trong truyền thống Ấn Độ. Chúng ta thấy một số tu sĩ các tôn giáo khác, hay như truyền thống của Krisnamurti rất gần với đạo Phật.

B’su Danglu viết: “Chúng ta cần những bậc đạo sư, những người dạy cho chúng ta nắm được bản thân chúng ta, nắm được hiện sinh chúng ta, để rồi chúng ta có được sức mạnh tâm linh và tuệ giác để cứu lấy nhân loại khỏi tai họa lớn do chính chúng ta gây nên. Con người phải được trở về với địa vị mình... Văn minh kỹ thuật là một sức mạnh mù quáng không chịu hướng dẫn bởi một ý thức hệ nào. Văn minh kỹ thuật đang kéo chúng ta đi theo dù chúng ta không muốn… Biết rằng kỹ thuật hóa đời sống thì nhân tình sẽ bị mai một dần dần, nhưng không thể không kỹ thuật hóa đời sống. Muốn bảo vệ đạo Phật một cách hữu hiệu, mỗi người Phật tử phải xây một ngôi chùa cho chính bản thân mình… Chùa ở đây đích thực là một ngôi đại hùng bảo điện, trong đó người Phật tử trở về tìm thấy nội tâm mình”.

Vào thế kỷ 11, thiền sư Ngộ ấn dạy: “Dĩ thân vi Phật, dĩ khẩu vi Pháp, dĩ tâm vi Thiền”, Giáo lý Tam bảo dạy người chấm dứt sự truy cầu rong ruổi bên ngoài và trở lại với ngôi chùa thân, khẩu, ý. Chúng ta có thể lý giải thêm ngôi chùa ấy là nơi “Giới định huệ” thay cho “Tham sân si” và là nơi chúng ta diện kiến bản lai diện mục của mình.

Nếu mỗi người là một ngôi chùa thì sự xuất hiện trong tinh thần Pháp Hoa: “Tùng địa dũng xuất” sẽ được nêu cao. Phật giáo sẽ trở nên hưng thịnh. Có người chất vấn: Thế nào là một nền Phật giáo hưng thịnh? “Có người quan niệm thời Phật giáo hưng thịnh là thời kỳ tăng lữ đông đảo, tự viện nguy nga mọc lên cùng khắp, giáo quyền được phục tùng tuyệt đối, giáo sản dồi dào... Nhưng rồi kết luận “Một sự hưng thịnh như trên chỉ khiến cho người ta đến với Đạo Phật vì quyền lợi và thế lực …”.

B’Su Danglu cho rằng “Thời đại hưng thịnh thực sự là thời đại trong đó nhiều cao tăng xuất hiện, là thời đại mà trong đó văn học, khoa học và nghệ thuật thấm nhuần tính cách nhân bản, từ bi khoan dung và điều hợp của đạo Phật [4].
Chúng ta biết rằng đạo Phật là đạo tỉnh thức “giúp ta có cái nhìn chân thực và sáng suốt về thực tại hiện tiền, giúp chúng ta điều phục tâm mình và hướng đến soi chiếu những góc khuất tâm hồn dưới ánh sáng tuệ giác”. Có như thế mới cảm thấy an lạc và tinh tấn góp phần vào sự nghiệp chung của xã hội hay cộng đồng mà chúng ta đang sống với, sống cùng.

Trong bối cảnh xã hội đang trở nên ngột ngạt vì người ta hành xử với nhau, dùng bạo lực khá nhiều, thiếu sự bình tĩnh, vắng nụ cười từ tâm và ánh sáng của lý trí hay đúng hơn của tuệ giác. Có đề nghị xây dựng những tự viện thanh quy, những viện Phật học làm nơi cho quần chúng học tập và tu tập, nhưng không dễ trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0, mọi thứ đều đang diễn ra với tốc độ rất nhanh. Đạo Phật y cũng phải truyền bá online và những phương tiện hiện đại khác. Các tăng sĩ nên dấn thân vào các hoạt động đoàn thanh niên Phật tử để giảng giải Phật pháp và cùng tham gia những hoạt động thiện nguyện. Suy cho cùng, đó cũng là cách xây dựng đạo lý Việt Nam, lòng nhân từ, sự khoan dung, nhẫn nhịn, đức hy sinh, tâm tàm quý…

TT Sayadaw U. Sumana nói: “Thường thì những cha mẹ chỉ muốn con em chăm chỉ học hành để tiến thân và kiếm việc làm tốt trong xã hội. Vì vậy, trẻ em không mấy quen thuộc với những lời giảng dạy của đức Phật và các em nghĩ rằng các tu sĩ chỉ có cầu an và tụng niệm mà thôi. Tất cả các tu sĩ và các bậc cha mẹ đều nên dành thời gian và tài lộc để tổ chức những khóa học cuối tuần hầu các thanh thiếu niên lưu tâm tham gia hơn. Không quan tâm đến dạy dỗ giới trẻ là chẳng khác nào tiêu diệt rễ cây vậy” [5].

Duy trì ngôi chùa trong lòng mình, vun đắp thương yêu bằng những hành động giúp đỡ người nghèo, thực hành những hạnh cao quý của Phật tử theo lục độ, sống trong tinh thần lục hòa, chừng ấy đủ tạo nên một xã hội thanh bình, quốc gia an lạc. Đạo Phật trở thành lẽ sống, niềm tin bám sâu rễ bền gốc trong tâm.

Vì “thiện căn vốn tại lòng ta” (Nguyễn Du). Sức sống Phật giáo luôn bền bỉ diệu kỳ như cành mai trong bài kệ của Mãn Giác Thiền sư:
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Xuân ruổi trăm hoa rụng
Xuân tới, trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua, sân trước một nhành mai.
Ngô Tất Tố dịch [6]

Hoa nở để rồi tàn nhưng cái suy tàn lại khởi đầu cho một tương lai mới. Cành mai còn đó là hình tượng vô ngôn của niềm lạc quan vô biên mà tĩnh tại. Bài kệ này được Thiền sư Mãn Giác đọc lúc sắp mất khi người gọi chúng tăng vào. Vậy thì ở bài kệ của Mãn Giác: việc hoa tàn, hoa nở… việc chuyện đời trôi, tuổi già đến..., tất cả đều không có gì đáng bận tâm mà ngược lại là phương tiện đi đến giác ngộ. Nhưng còn đó một cành mai tượng trưng cho sự sống vẫn trường tồn. Thịnh suy vẫn diễn ra trong mỗi quốc gia, trong mỗi tôn giáo, trong mỗi đời người, nhưng chúng ta hãy tin Phật giáo vẫn trường tồn dù có lúc này lúc khác và cũng chưa “lung lay từ lâu” như Nguyễn Công Trứ có lần viết: “Cơ thường đông hết hẳn sang xuân”. Hãy đón chào mùa xuân bằng niềm tin ấy!


Nguyên Cẩn |

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



1. D.C. Ahir, Buddhism Declined in India, B.R. Publishing Corp 2005

2. Thích Hạnh Chơn, Vài suy nghĩ về nguyên nhân thịnh, suy của Phật giáo, Giác Ngộ Online.

3.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,


4. B’Su Danglu, Đạo Phật ngày mai, Lá Bối, 1970.

5.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



6. Mãi đến 7 thế kỷ sau, Lê Quý Đôn mới đặt tên cho bài thơ “Cáo Tật thị chúng”, gây tranh cãi trong giới nghiên cứu vì cho rằng nhan đề làm mất ý nghĩa bài kệ. Thiền sư không quan tâm hay lo lắng về bệnh tật mà xem là vô thường. Bài kệ của Mãn Giác nhằm giúp ngộ đạo bằng con đường trực giác sao lại có thể truyền đạt cảm nhận bi quan “có bệnh” được? Cảm nhận này là không phù hợp với tinh thần lạc quan, yên nhiên của Thiền Tông. Theo GS Hoàng Xuân Hãn, cây mai ở đây là cây mơ.


Bản PDF để in:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#2 mjnhmjnh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 449 Bài viết:
  • 255 thanks
  • LocationChí Cao Vị Diện

Gửi vào 05/01/2020 - 22:04

"Từ cành mai bất diệt" Vì có những hoa ngôn như vậy phát xuất từ tâm danh-sắc như vậy cho nên đạo Bụt mới suy vi.
Tác giả đi dạo một vòng rồi trở lại với sự sinh diệt trong một bài thơ. Tưởng như thâu hết thành-trụ-hoại-không của Phật đạo vào một bài thơ nhưng thực chất lại mượn tứ thơ của bậc thanh tu để trang hoàng cho lập luận của mình. Hành động đó lừa được Bụt tử nhưng không lừa được Tú, vì Tú dùng chiêu này nhiều rồi.
"Có đề nghị xây dựng những tự viện thanh quy, những viện Phật học làm nơi cho quần chúng học tập và tu tập, nhưng không dễ trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0, mọi thứ đều đang diễn ra với tốc độ rất nhanh. Đạo Phật y cũng phải truyền bá online và những phương tiện hiện đại khác."
Đoạn này đã thể hiện tâm viên ý mã của người viết.
Tú không cấm bạn lạc quan, nhưng niềm lạc quan phải có căn cơ vững chãi, căn cơ ấy chính là kết quả tu hành chứ không phải "truyền bá, phổ cập giáo dục Phật học".
Tôi nhớ có một vị thiền sư nổi tiếng, trước khi là thiền sư, vị đó cũng thường đi thuyết pháp, khi thuyết pháp có Bụt tử mới hỏi: "Thầy chứng chưa"
Vị đó không biết trả lời sao thì người một bên mới nói đỡ: "Tu hành như uống nước, chỉ người uống mới biết vị mặn ngọt.. vân vân..."
Sau việc này vị đó mới quyết tâm tu chứng.
Tôi lại nhớ bài thơ:
"Ly tịch phương ngôn tịch diệt khứ,
Sinh vô sinh hậu thuyết vô sinh.
..."
Đấy là lý do ngày xưa tôi đi học không bao giờ tôi hỏi thầy cô quá sâu về kiến thức. Vì tôi chắc chắn rằng vị thầy đó không thể trả lời câu hỏi của tôi, tôi sợ họ buồn...
Nhiều vị Bụt tử ngày nay cũng sợ hỏi quý thầy về chứng ngộ, vì họ sợ quý thầy buồn. Đạo Bụt suy vi là vì vậy. Trò biết chắc thầy không tinh nên không dám hỏi, thầy giảng tưởng tinh tường mà không có thực chứng, sống trong hoang tưởng. Hai bên cứ sống mãi với sự "quan ngại".

Đề nghị không nên lưu hành trong nhân gian những bài viết lạc quan quá trớn, trong khi nội dung còn chắp vá, mượn vàng người trang sức mình như bài trên. Ảnh hưởng đến dòng suy nghĩ của những Bụt tử trong sáng.

#3 pvcpvcp

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 4015 Bài viết:
  • 7431 thanks

Gửi vào 06/01/2020 - 12:49

Hào sơ dương cương trong quẻ Phục là nhất chi mai trong bài kệ của Thiền sư Mãn Giác
Bài viết trên là lời than thở khi đạo pháp đến hồi suy nhưng vẫn lạc quan tin tưởng một thời kỳ mới sáng lạn ! Chẳng có gì đáng để phê phán !

#4 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5880 thanks

Gửi vào 06/01/2020 - 13:25

Nói đến hoa mai, trong đầu tôi chợt hiện lên 2 câu thơ này của Ngài Đoạn Tế Thiền sư :

Bất thị nhất phiên hàn triệt cốt,

Tranh đắc mai hoa phốc tỷ hương.

Dịch:


Nếu chẳng một phen xương lạnh buốt,

Hoa mai đâu dễ ngát mùi hương.

Ngụ ý chỉ có trải lạnh buốt, băng giá, vùi dập suốt 3 tháng mùa đông thì đến mùa xuân hoa mai mới tỏa hương, xứng là vua của các loài hoa mùa xuân.

"Cành mai bất diệt" hay "nhành mai" từ Mãn Giác Thiền sư, thiết nghĩ không dễ gì mà ai ai cũng ngộ được. Vì chúng ta có lẽ đang hưởng thụ ánh nắng mùa hè, hoặc mới chớm đông, gió lạnh đầu mùa, cần thời gian chiêm nghiệm.

Sửa bởi Expander0410: 06/01/2020 - 13:36


#5 mjnhmjnh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 449 Bài viết:
  • 255 thanks
  • LocationChí Cao Vị Diện

Gửi vào 06/01/2020 - 15:28

Cần gay gắt lên án những hành vi tô hoa vẽ lá trong Phật giáo.
Con đường giải thoát ấy chỉ có CHÂN hương, giới hương định hương tuệ hương giải thoát hương, giải thoát tri kiến hương...
Ngoài ra không có mai trúc cúc tùng nào được phép tồn tại ngoài SEN. Lại càng không được xây dựng những tư tưởng Thường tại Thường tồn như "Mai hoa bất diệt" này kia, đó là xúi chúng sinh nghĩ bậy, làm bậy, tu tập phép quán tưởng bậy bạ... đi ngược lại luật nhân quả, thập thiện nghiệp, sự vô thường của cõi Ta Bà. Đi ngược lại chánh trí chánh niệm, chánh tín...
Điều chúng sinh cần là một phương pháp, một hành động đem đến kết quả có giá trị thiết thực, tin tưởng vào hành động tu dưỡng nào đó sẽ đem đến mức độ giải thoát nào đó chứ không được vọng tưởng một ''thời kỳ tươi sáng" huyễn hoặc mơ hồ.
Nếu tươi sáng nhất, chỉ có thời Phật Thích Ca Mâu Ni tại thế. Bây giờ kiếm đâu ra hội chúng có 5 alahán ngồi một chỗ? Nếu không có tức không tươi sáng... Tác giả bài viết cần tự mình diện bích 3 năm phản quan tự kỷ, gác bút cho đến khi giác ngộ ra điều Tú nói.

#6 babylon

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1071 Bài viết:
  • 1200 thanks

Gửi vào 06/01/2020 - 16:00

Đối cảnh vô Tâm mạc vấn Thiền
Hoa mỹ hay không thì Mai cũng rụng , hoa vẫn tàn ...xuân đi đông đến đó không phải là Cái Vô thường sao
Ở cái tuổi gần đất xa trời của Thiền sư ; cõi lòng cũng đã quen chai sạn cũng đã nếm sương gió ; cũng những Tưởng sau 1 đêm vùi hoa dập liễu chỉ còn lại Hư không , trơ trọi , tịch mịch mà không Ngờ tới cái An bài của Tạo hóa ... Hóa ra không Phải còn Mai thì Duyên vẫn còn sao ?
Duyên chưa hết thì cũng là Tạo hóa ...
Dòng truyền thừa vẫn âm thầm sống động có bao giờ đứt đoạn ? Thịnh suy hưng vong triều đại là lẽ Tất nhiên nhưng Đóa hoa vô sắc vẫn nở - vẫn đợi Người có Duyên

#7 BinhYen

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 11 Bài viết:
  • 1 thanks

Gửi vào 06/01/2020 - 17:07

Theo suy nghĩ riêng:
Có những thời có những ca sĩ như Ỷ Lan, Ngọc Hạ, không phải do dạy hay tự rèn luyện mà có .
Có những thày như thày Pháp Hoà, không phải do dạy mà được .
Những khóa tu ở Canada, phật tử đến rất đông, mùa hè 2019 có đến trên 1000 người (mặc dù dự tính 800 chỗ) , 80% đến từ Hoa kỳ, còn lại là từ Canada, Úc, Việt Nam, Âu châu .
Ở Hoa Kỳ xây rất nhiều chùa, có những thành phố số chùa lên đến hàng trăm, tại sao họ lại muốn đi qua tu với thày Pháp Hòa ở Canada .
Ở hải ngoại xây rất nhiều chùa nhưng lớp trẻ hiểu tiếng ngoại quốc nhiều hơn tiếng Việt; mưoi năm nữa, những ngôi chùa này sẽ ra sao .
Rồi cũng sẽ vắng vẻ như những ngôi chùa Nhật Bản, Đại Hàn ở Mỹ ?
Ở ngay tại Nhật Bản, có những cải cách cho các sư, ăn mặn, uống rượu, lấy vợ, để tóc, đi làm .
Sự đi xuống của đạo Phật đã làm họ phải cải cách, sự cải cách đã làm cho đạo Phật càng đi xuống ?

#8 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 849 Bài viết:
  • 837 thanks

Gửi vào 06/01/2020 - 23:26

Đến giờ tôi vẫn không hiểu lý do người ta cứ tìm cách phá hoại đạo phật bằng cách gán nó với Hoa Mai, cụ thể hơn là bộ phận sinh dục nữ của cây Mai với đạo giải thoát?

Vì lý do gì? Chẳng qua người ta thấy bộ phận sinh dục của cây nó đẹp, liền gán nó cho phật. Để rồi sau mỗi dịp tết thì hoa mai vất đầy ngoài đường và trở thành ác mộng của công nhân vệ sinh đô thị.
Hiểu đến nơi đến chốn, cả sen cũng không được tồn tại. Nhà tôi trồng sen thuỷ sinh, rễ thối mãi.

Bản chất của Phật Giáo là hướng người ta tới quán chiếu được bản chất tánh không tự tánh của các pháp để từ đó đạt được thường lạc ngã tịnh. Duyên tụ thì thành, duyên tán thì diệt, tương tự như khi tứ hoá xuất nhập các vùng khác nhau của không thời gian.

Còn phân biệt đẹp xấu, còn phân ra thiện ác, còn phân ra tướng ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả, còn phân ra đẹp xấu, ấy tức là còn chấp tướng, mất đi tư tưởng vô ngã.

Gắn hoa mai vào, ấy là phỉ báng phật pháp.

Sửa bởi MikeDo: 06/01/2020 - 23:32


#9 babylon

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1071 Bài viết:
  • 1200 thanks

Gửi vào 07/01/2020 - 08:04

Câu chuyên Thiền sư - Thiền sinh qua suối
Hai Thầy trò qua suối bắt gặp 1 thiếu nữ chưa dám lội qua vì con suối chảy khá siết . Không ngần ngại sư thầy cõng cô ta qua . Sau khi thiếu nữ đi rồi học trò hỏi Thầy :" Chẳng phải nam nữ thụ thụ bất thân - Đạo cấm chúng Ta gần nữ sắc sao ?" - Thiền sư :"Chuyện Nam nữ Ta đã bỏ nó bên kia dòng suối rồi - Còn con trong lòng vẫn còn chuyên đó sao - Rốt cuộc là trí óc hay tâm trí ?"
Danh khoác lấy vạn vật để Phân biệt
Mỗi quốc gia mỗi vùng đất cũng vì đó mà có ý nghĩa khác nhau
Trong Lòng Ta còn nam - Nữ thì đi đâu cũng vây !
Không còn nam - nữ thì mai - đào vẫn là mai đào!
Trong lòng có Đạo thì những thứ Tầm thường phàm tục sao còn vương bận ?

#10 mjnhmjnh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 449 Bài viết:
  • 255 thanks
  • LocationChí Cao Vị Diện

Gửi vào 07/01/2020 - 11:20

Không thể lấy ví dụ đó để áp dụng cho số đông và hiểu sai ý nghĩa.
Thiền sư và đệ tử cũng như người bơi giỏi và người chưa biết bơi. Thấy một cô gái chới với giữa dòng nước, người bơi giỏi không ngại ngần lao xuống để cứu cô gái, người không biết bơi hăng say cứu độ chính là hại mình hại người. Đó chính là "tự độ" rồi mới đi "độ tha".
Vị thiền sư nói với đệ tử rằng "ta đã buông xuống..." tức là đang dùng hành động cõng cô gái để trực tiếp truyền thụ công phu cho chàng trai. Nếu không thì vị đó đã kêu đệ tử cõng cô gái từ khi cô còn ở bên kia sông, sức dài vai rộng không cõng thay cho vi sư lại còn chất vấn, hoặc đệ tử này còn nhỏ tuổi. Sư phụ dùng thân giáo đệ tử.
Người ngoài lại hiểu nhầm vị thiền sư xúi đệ tử như xúi thiêu thân vào vòng lửa thế gian.

Kẻ hèn này xin trích Kinh Trung Bộ, bài kinh thứ 17, Kinh KHU RỪNG:
"Chư Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo sống gần một người nào. Tỷ-kheo sống gần người này, các niệm chưa
được an trú không được an trú... không được chứng đạt, và những vật dụng này cần thiết... kiếm được
một cách khó khăn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy nghĩ như sau: "Ta sống gần người này. Khi
ta sống gần người này, các niệm chưa được an trú không được an trú... không được chứng đạt, và những
vật dụng này cần thiết... kiếm được một cách khó khăn". Chư Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ấy ngay trong phần
đêm ấy hay ngay trong phần ngày ấy, không phải xin phép, cần phải bỏ ngay người ấy mà đi, không cần

theo sát người ấy."

Nếu vị đệ tử ở gần một người khác giới tính, cùng giới tính, khi vị đó ở gần người này, các niệm chưa được an trú không được an trú, vị đệ tử cần bỏ mà đi ngay, hãy ghi nhớ, bỏ đi thật nhanh, chớ lưu luyến!
Đoạn trích trên là lời dạy của Thích Ca Mâu Ni dành cho giới Tỷ Kheo, đầy đủ 250 giới mà còn phải tinh nghiêm như vậy, huống hồ người sơ cơ, cần phải... nghiêm túc hơn đúng không các bạn.

Giả sử vị đệ tử đi một mình, không có thiền sư bên cạnh, xin hãy bỏ cô gái bên kia bờ sông. Sống chết mặc bây, khi đi sang sông được thì khi về tự qua sông được! Chỉ cần nhất niệm đoạ luân hồi ngay.
Lại nhớ, câu chuyện này chỉ là nhân gian tự viết, không được lưu trong Tam Tạng kinh điển, là tà thư độc điển, cần bị huỷ đốt kẻo ảnh hưởng, tiêm nhiễm đến những Bụt tử trong sáng.

#11 babylon

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1071 Bài viết:
  • 1200 thanks

Gửi vào 07/01/2020 - 11:53

Câu chuyện Thiền thì nhiều vô kể - hiểu ý Nghĩa là được không nên chấp Niệm ở đọan nào trong Kinh ; cách nhìn nhận với là quan trọng
Vậy xin Hỏi là cách nhìn nhận vấn đề mới là điều quan trọng Hay soi rọi dưới lăng kính khác Nó trở thành thứ không thể chấp nhận được
Câu chuyện có khuyên gần sắc giới không ?
Câu chuyện có khuyên phá Giới luật không ?
Thiền ngữ sống động vô cùng - cái cảnh giới Ta - Phật ; Nam - Nữ ; Chánh tà ; thánh thiện - Phàm tục ...hiện ra ngay trước mắt sao
Câu chuyện chỉ là câu chuyện ...còn nếu chỉ có Thiền sinh là câu chuyện khác ...
Vậy chính Ta mới là kẻ thù lớn nhất của Ta !
Không có Ai hủy hoại được Ta ngoài chính Ta ! Con đường do Ta chọn Lựa!
Thiền ngữ - Thiền truyện làm gì có trong Kinh điển mà soi rọi
Tất cả là Trực Ngộ bản Tâm - truy nguyên Thành Phật
Càng Hiểu theo khía cạnh khác thì câu chuyện đi càng xa !
Tâm trong sáng thì lo gì chân thư ngụy thư!
Chân ngụy ngay từ đầu do Ta chọn rồi !
Chọn rồi thì Hư ngụy do Ta chứ không do Văn tự !
Trung dung văn tự là con thuyền - Độc dược hay không độc dược chẳng phải Do mình ư ?

Sửa bởi babylon: 07/01/2020 - 11:55


#12 mjnhmjnh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 449 Bài viết:
  • 255 thanks
  • LocationChí Cao Vị Diện

Gửi vào 07/01/2020 - 20:48

Không phải đâu, không phải đâu bạn ơi...
Nếu phải chọn thì Tú vẫn chọn kinh điển chứ không nghe thiền truyện bậy bạ này kia.
Nếu như cách nhìn nhận vấn đề quan trọng thì hãy xây dựng cách nhìn trước, xây dựng tư duy của mình trước, đó là từ đâu ạ? Từ bài kinh 17, kinh KHU RỪNG.
Sau khi xây con thuyền tâm trí xong thì muốn chèo lái nó vào vòng xoáy dữ nào cũng được. Kinh điển dễ hiểu, còn thiền truyện do các Tổ nói thầm với nhau, dựa vào căn cơ của từng người mà nói, và chỉ nói riêng cho người ấy thôi.
Họ nói thầm thì với nhau khác với Thích Ca đường đường chính chính thuyết pháp. Câu chuyện khi nói thầm, truyền tâm ấn thậm thụt nó tạo nên một ngữ cảnh huyền huyền ảo ảo, vừa khép vừa mở, ý tại ngôn ngoại... cho nên kích thích tâm tưởng của đa số chúng ta.
Đọc Kinh Phật nguyên thủy mới thấy lòng mình lắng lại, còn đọc Thiền Truyện lại nghiêng về sự lắt léo của trí tuệ Trung Hoa, vùng đất nuôi dưỡng bao nhiêu âm mưu chính trị, soán ngôi, thuốc độc, ếm đối, công nghệ hàng nhái, trộm long tráo phụng, ném đá giấu tay, ngậm máu phun người, qua cầu rút ván, ăn cháo đá bát... Chư vị liệt tổ liệt tông vì thương cảm chúng sinh ấy mê mụi nên mới nói lắt léo để hấp dẫn trí của chúng sinh ấy. Chuyển cái tà trí thành chánh trí...
Căn nguyên là vậy, không nên thần tượng Thiền truyện quá làm gì...

#13 CaiLonCoCa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 192 Bài viết:
  • 148 thanks

Gửi vào 07/01/2020 - 22:12

Xin thỉnh giáo hai vị đồng đạo, đạo hữu babylon, đồng thời thỉnh giáo đạo hữu Mahachang, tôi nghĩ chắc hẳn đạo Phật phải có luận bàn về thời gian và không gian.Không biết là vài trò thế nào?
Tôi tự hỏi các vị chân tu, giả tu, cứ mải đi diệt dục như mấy các sắc dục, ẩm thực dục thì sao mà đắc đạo phá thời không phi thăng được.
Linh hồn có tồn tại không, linh hồn có biết nhìn sáng tối, nghe to nhỏ, nếm chua ngọt, ngửi thơm thối không. Tôi bảo là linh hồn không có, không biết những thứ đó đâu.Chỉ thân xác mới có!Nhưng linh hồn có chấp niệm, ảo giác.Thân xác là phương tiện của nó đó.Ông sư già và có gái trẻ là như vậy đó, là 2 linh hồn gặp gỡ trong 2 thân xác hôi thối.
Mọi người nói thân xác là tạm bờ, sinh rồi diệt, nhưng nó những mấy chục năm.Còn Đức Phật nói nó diễn ra trong sát na.Còn hằng ngày, theo thời gian chúng ta cũng thấy thấy rõ thân thể bài tiết hôi thối.Dù là thân nữ, có sức nước hoa, tắm rửa thế nào cũng chẳng thể nào trốn tránh cái điều đó được.
Tôi nói là, tránh nữ giới là tránh cái thân nữ đó, vì thân nam và thân nữ nó có tự tính hấp dẫn của riêng nó, linh hồn không có nhưng linh hồn có chấp niệm, linh hồn lại trú trong thân xác, cho nên mới ra cái hậu họa đó!

#14 education

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 225 Bài viết:
  • 105 thanks

Gửi vào 07/01/2020 - 22:22

thịnh suy là lẽ thường tình mọi sự cũng tuỳ theo duyên đến đi .
sắc tức thị không không tức thị sắc
Mọi sự đến đi là vô thường, duyên đến thì khởi duyên đi thì tàn cứ thuận theo lẽ tự nhiên thôi.

Thanked by 1 Member:

#15 babylon

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1071 Bài viết:
  • 1200 thanks

Gửi vào 07/01/2020 - 22:43

Mỗi Người mỗi cách Tu - Cách Anh khác cách Tôi có gì Quan trọng
Lục Tổ Huệ Năng Ngộ Đạo nhờ bao nhiêu Cuốn Kinh - Dựa vào Bao nhiêu Cuốn
Nhân cơ Duyên nghe 1 Đoạn Kinh Kim Cang sau này chỉ Thêm 1 Bộ Kinh Lăng Già mà xiển dương Thiền Tông - Phát quang Đại
Thượng Toạ Thần Tú kinh điển làu làu mà sao Không được truyền Tâm Ấn
Kinh điển là quan trọng nhưng Không Nên chấp trước
Không nên khơi lại câu chuyện Văn tự - Chấp trước hay không không chấp trước
Nếu nhìn vào trường Phái Mật Tông - Nhập thế Bạn nghi4 gì ?
Kể cả Bạn nghĩ gì cũng Không quan trọng ?
Huyền ảo hay không trong Thiền truyện Tôi không quan Tâm ?
Căn cơ của Ai Người ấy hiểu ! Không Ai so sánh Mình với Thiền sinh - chư Tổ khi được khai ngộ cả
Cái mỗi câu chuyện mang lại là Góc nhỏ mỗi Người phải đối diện khai quật !
Sắc tức thị Không ! Không tức thị Sắc !
Sắc Tướng mang hình thức phân biệt ! Ra khỏi Sắc Tướng đến chỗ Bất Nhị ! Không Ta không Phật ! Không kiến không Voi ! Ấy là cái Đại Đạo!
Linh Hồn là khái niệm Phương Tây - sau khi chết Ta dùng khái niệm Thân trung ấm !
Khi Còn Sắc Thân này Ta gọi nó là Thần thức - Vô hình vô trạng thống lĩnh Thân Tâm ; Không biết cơ hồ Nó nằm ở Đâu nhưng chắc chắn không Phải Não bộ !
Du già Mật Tông nói rõ sau khi chết Đắc thân cầu vồng hay rơi vào Trung Ấm đỉnh đầu là nơi Cuối cùng Nó thoát ra
Thân trung ấm sau 49 ngày không Đầu thai sẽ mất dần Năng lượng và Lúc Này Những huân tập lúc Sống sẽ cho Ta nẻo đường
Một ngạ quỷ sân hận
Một quỷ đói
Một trạng Thái trung gian Tìm cách báo thù đúng thời điểm ...
Còn Nam - Nữ là còn Phân biệt
Bao nhiêu kiếp trước là Nữ
Kiếp này là Nam có gì hãnh diện
Ngay như kiếp trước Thạch sùng săn muỗi
Kiếp này Vua trời Phạm Thiên có chi vui sướng ?
Càng xa lìa cho là Xấu là dơ ? còn chấp trước?
1 con kiến cũng giống như 1 đứa trẻ thì Đạo gần bên gối
Không Người sám hối Tự Mình Hổ thẹn ! Tự Mình không phạm ấy là Giới !
Vạn vật bình đẳng ! Voi cỏ tự sống ! Tôn trọng Con đường Người khác ! Ấy là Tuệ !
Còn chân tu đắc đạo ! Ấy chưa phải Cội Bồ đề

Sửa bởi babylon: 07/01/2020 - 22:45


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |