NGŨ HÀNH VÀ CỤC SỐ
Hoàn tất thể hiện 5 BẢN ĐỒ THỊ của Ngũ Cục - cô Jewel
A - CỤC SỐ
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
ĐỒ THỊ BẢN 1 – THUỶ NHỊ CỤC
Là Hình biểu diễn sự chuyển động (motion) của MERCURY (Thuỷ tinh) xoay quanh sao Tử Vi (polaris) trong thời gian 30 Ngày (Ngày Âm lịch).
Tuy đồ hình cho thấy đây là một chuyển động Thẳng (Xem đường vector 2Y đến 12Y) nhưng thực tế thì đây là một chuyển động hình xoắn ốc với một Quỹ đạo vòng cung hay hình tròn (quay quanh Đế tinh) qua không gian trong 1 thời điểm bất kỳ.
Những chuyển động liên tục qua Thời - Không này của các Hành tinh (planets) sẽ tạo ra những CHU KỲ.
Chu kỳ (Cycles) được định nghĩa là The mean symbolical periods of the various bodies are the length of time between two successive conjunctions of that body (with the Sun) at the same geocentric longitude, i.e, falling on the same day of a year.
Trước hết Period được hiểu là: Độ dài của một period được quyết định bỡi số đơn vị thời gian từ khởi điểm cho đến khi gặp lại khởi đầu của hiện tượng (hay khởi điểm) đó.
Như vậy chu kỳ là những khoảng cách đặc thù liên quan đến các thiên thể bất kỳ, là khoảng thời gian giữa hai lần giao tiếp với (mặt Trời, nhưng trong trường hợp này là sao Tử Vi) tại một Kinh độ của Địa tâm (ví như xảy ra vào 1 ngày cố định trong năm).
Đây là định nghĩa về chu kỳ của các thiên thể khi quay quanh 1 tâm điểm nào đó.
Chúng ta có thể hiểu đơn giản hơn 1 tý như Chu kỳ là 1 sự lặp lại theo một trật tự nào đó.
Đồ hình trên chia làm hai Trục, Hoàng tuyến được chia làm 12 Ngày. đúng ra phải có đủ 30 ngày = 1 Tháng, để xét có bao nhiêu Chu kỳ trong thời điểm 1 tháng, theo sự vận hành của Thuỷ tinh, nhưng nhằm để thấy rõ Bước sóng của 1 chu kỳ, cho nên chỉ có thể vẽ khoảng 12 Ngày, cũng tạm đủ.
Trục Tung được chia theo các Cung vị mà Thuỷ tinh đi qua, khi xoay quanh Tử Vi trong thời điểm 1 Tháng.
Cung vị khởi từ Tuất vì là Thiên môn và Nghịch chuyển vì Tử Vi xoay theo chiều này.
Trục Xiên 2Y - 12Y cho thấy vector chuyển động của Thuỷ tinh.
Dựa vào đồ hình trên tôi xin đưa ra Kết luận: Qua thời gian một tháng ÂL, khi di động quanh Tử Vi, Thuỷ tinh sẽ cho ra (hình thành) 15 tiểu chu kỳ, mỗi tiểu chu kỳ này gồm 2 vạch: ngang và xiên, như chu kỳ đầu tiên = 1Y đến 3y. kế tục = 3y - 5y, 5y - 7y...theo hình một cầu thang đi xuống.
Như vậy chúng ta có 30 Ngày chia 15 tiểu chu kỳ = 2.
2 là SỐ CỤC. Suy ra, ta có thể Định nghĩa về CỤC SỐ như sau:
- Cục số là khoảng thời gian (tính bằng đơn vị Ngày) mà một Hành tinh phải vận hành (movements) để hình thành một Chu kỳ nhỏ nhất. Và có thể nói CỤC = Chu kỳ (Tiểu chu kỳ). Chu kỳ là chỉ về Hình (cũng như bước sóng) trong khi Cục là chỉ về Lượng (Số).
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
ĐỒ THỊ BẢN 2 – MỘC TAM CỤC:
Bản này tuy chỉ có 13 Ngày nhưng đã đưa ra 4 chu kỳ rất rõ nét, như Hình lưỡi cưa máy!
Tất cả chi tiết tương tự như bên Thuỷ nhị cục.
Mộc tinh:
Sao Mộc hay Mộc tinh, Jupiter là hành tinh thứ năm tính từ Mặt Trời và là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Nó là hành tinh khí khổng lồ với khối lượng bằng một phần nghìn của Mặt Trời nhưng bằng hai lần rưỡi tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời cộng lại. Sao Mộc được xếp vào nhóm các hành tinh khí khổng lồ cùng với Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. (Trích Wiki).
Theo đồ biểu 2, từ Ngày 1 đến ngày 13 có 4 tiểu chu kỳ, vậy 1 chu kỳ = 12 chia 4 = 3.
Một Tháng = 30N chia 3 = 10, tức Jupiter di động quanh Tử Vi trong 1 tháng sẽ hình thành 10 chu kỳ.
Cục = 30 chia 10 = 3. CỤC SỐ = 3.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
ĐỒ THỊ BẢN 3 - KIM TỨ CỤC
Từ Ngày 2 đến N14 cho thấy có 3 chu kỳ, 12 Ngày có 4 chu kỳ, vậy 1 chu kỳ = 12 chia 3 = 4.
suy ra 1 tháng thì KIM TINH (Venus) di động và hình thành: 30 chia 4 = 7.5 chu kỳ.
Ngược lại 30 chia 7.5 = 4.
CỤC SỐ = 4.
Sao Kim hay Kim tinh (Hán tự: 金星), còn gọi là sao Thái Bạch (太白), Thái Bạch Kim tinh (太白金星) (thường dùng khi xem tướng mệnh), là hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, tự quay quanh nó với chu kỳ 224,7 ngày Trái Đất. [11] Xếp sau Mặt Trăng, nó là thiên thể tự nhiên sáng nhất trong bầu trời tối, với cấp sao biểu kiến bằng −4.6, đủ sáng để tạo lên bóng trên mặt nước. [13] Bởi vì Sao Kim là hành tinh phía trong tính từ Trái Đất, nó không bao giờ xuất hiện trên bầu trời mà quá xa Mặt Trời: góc ly giác đạt cực đại bằng 47,8°. Sao Kim đạt độ sáng lớn nhất ngay sát thời điểm hoàng hôn hoặc bình minh, do vậy mà dân gian còn gọi là sao Hôm, khi hành tinh này mọc lên lúc hoàng hôn và sao Mai, khi hành tinh này mọc lên lúc bình minh. (trích Wiki).
Kim tinh còn gọi là Thái bạch, sao Hôm, sao Mai, Minh tinh, Khải minh, Trường canh.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
ĐỒ THỊ BẢN 4 - THỔ NGŨ CỤC
Theo Diagram, từ Ngày 1 (1Y) đến Ngày 16 (16Y) là 15 Ngày, cho ra 3 chu kỳ, vậy 1 chu kỳ =
15 chia 3 = 5.
Một Tháng 30 N chia 5 = 6.
Như vậy THỔ TINH (Saturn) di động chung quanh Đế tinh trong thời gian 1 tháng sẽ hình thành 6 chu kỳ. Ngược lại, 30 chia 6 = 5.
CỤC SỐ = 5.
Sao Thổ là hành tinh thứ sáu tính theo khoảng cách trung bình từ Mặt Trời và là hành tinh lớn thứ hai về đường kính cũng như khối lượng, sau Sao Mộc trong Hệ Mặt Trời.
Tên Sao Thổ hay Thổ Tinh từ Tiếng Trung Quốc 土星 (tǔ xīng) nghĩa là sao đất. Tên tiếng Anh của hành tinh mang tên thần Saturn trong thần thoại La Mã, ký hiệu thiên văn của hành tinh là (♄) thể hiện cái liềm của thần. Sao Thổ là hành tinh khí khổng lồ với bán kính trung bình bằng 9 lần của Trái Đất. [12][13] Tuy khối lượng của hành tinh cao gấp 95 lần khối lượng của Trái Đất nhưng với thể tích lớn hơn 763 lần, khối lượng riêng trung bình của Sao Thổ chỉ bằng một phần tám so với của Trái Đất. (Trích Wiki).
Thổ tinh = Saturn, còn gọi là Trấn tinh 镇星, Điền tinh 填星, Tín tinh.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
ĐỒ THỊ BẢN 5 - HOẢ LỤC CỤC
Theo đường biểu diễn, từ Ngày 3 đến Ngày 21, ta có 3 chu kỳ (như 3Y đến 9Y là 1 chu kỳ, có hình 1 cao 1 thấp, hình thấp nhọn đầu).
Vậy 1 chu kỳ = 18 chia 3 = 6 N.
30 N chia 6 N = 5 CHU KỲ.
Suy ra, Cục số = 30 chia 5 = 6.
CỤC SỐ = 6.
HOẢ TINH = MARS, Huỳnh Hoặc.
Sao Hỏa là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh. Nó thường được gọi với tên khác là "Hành tinh Đỏ", do sắt ôxít có mặt rất nhiều trên bề mặt hành tinh làm cho bề mặt nó hiện lên với màu đỏ đặc trưng. Sao Hỏa là một hành tinh đất đá với một khí quyển mỏng, với những đặc điểm trên bề mặt có nét giống với cả các hố va chạm trên Mặt Trăng và các núi lửa, thung lũng, sa mạc và chỏm băng ở cực trên Trái Đất. Chu kỳ tự quay và sự tuần hoàn của các mùa trên Hỏa Tinh khá giống với của Trái Đất do sự nghiêng của trục quay tạo ra. Trên Sao Hỏa có ngọn núi Olympus Mons, ngọn núi cao nhất trong Hệ Mặt Trời và hẻm núi Valles Marineris, hẻm núi dài và rộng nhất trong Thái Dương Hệ. Lòng chảo Borealis bằng phẳng trên bán cầu bắc bao phủ tới 40% diện tích bề mặt hành tinh đỏ và có thể là một hố va chạm khổng lồ trong quá khứ. (trích Wiki).
Bổ túc phần Cục số:
Công thức tính Cục số:
Cs = 30 -: - N.
Cs = Cục số. 30 = số ngày trong 1 tháng ÂL.
N = Số Chu kỳ trong một Tháng ÂL.
B - NGŨ HÀNH TRONG TỬ VI
Từ những đồ bản này đã giúp chúng ta hiểu thêm về sự phân phối Ngũ Hành trong Tử Vi, tức là có đến 2 loại Ngũ Hành hiện diện trong hệ thống TV, không phải chỉ có Một như cách hiểu xưa nay:
1/ Ngũ hành Thực thể hay là Ngũ Hành tinh:
Ngũ Hành này nên hiểu là ngũ Tinh = Thuỷ tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Thổ tinh, Hoả tinh (tức Mercury, Saturn, Venus, Jupiter, Mars), đều là những thực thể, có thể đo lường được.
2/ Ngũ Hành Khí thể:
Là loại ngũ Hành vô hình mà chúng ta thường hiểu, dựa vào tiết khí từng Tháng hay theo một đơn vị thời gian nào đó, hoặc là Ngũ Hành phối hợp Âm - Dương dựa theo Can - Chi.
Tại sao lại có sự hiện diện của 2 loại ngũ Hành cùng trong 1 hệ thống?
Có lẽ là thể theo câu:
- Ngũ hành tại thiên vi Tinh, tại địa vi Số.
Hệ thống Tử Vi được phân bố theo 2 chiều: Thiên và Địa, trên là thiên thể (Hành tinh, tinh đẩu, planets), dưới là Địa số.
Ví dụ:
1 / Liêm Trinh tại ĐẨU ty phẩm chức (trông coi về phẩm chức), tại SỐ chưởng Quan quyền (chưởng = nắm, chủ trì, quản lãnh).
2 / Thái dương tại Thiên lịch độ luân chuyển vô cùng, tại Số (Địa) chủ nhân chiêu chương phúc ứng.
(lịch độ: Thái dương là thiên nghi biểu, khi di động sẽ tính được độ số, năm tháng ngày giờ, tiết khí, lịch pháp cho nên gọi là lịch độ).
Điều này cho thấy có sự phân chia giữa ĐẨU và SỐ, đẩu thuộc về Thiên, số thuộc về Địa.
Như vậy TỬ VI ĐẨU SỐ = Là sự kết hợp giữa THIÊN TINH và ĐỊA SỐ.
(Thiên tinh, vì Tinh còn gọi là Đẩu, như trong từ Tinh đẩu = tinh tú).
Trong hệ thống này Tử Vi là Trung tâm, tối quan trọng.
Thiên tinh hay tinh đẩu là chỉ hệ thống Tử Vi toà (Tử - Liêm - Đồng - Vũ - Dương - Cơ) + Thiên Phủ toà
(Phủ - Âm - Tham - Cự - Tướng - Lương) + Ngũ Tinh (Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ) + chư Trợ tinh, phụ tinh.
Hoá tinh, Tiểu tinh, Thiên can...
Địa số là chỉ CUNG VỊ (12 cung), Phân cung (như 36 cung, 63 cung, 72 cung...), Địa chi, Ngũ Hành tiết khí, Miếu Vượng Nhàn Hãm…
TỬ VI ĐẨU SỐ = Là sự kết hợp giữa THIÊN TINH và ĐỊA SỐ:
Sự kết hợp này (có thể hiểu là giao hợp) sẽ cho ra tinh anh của Thiên - Địa, đấy chính là con Người = NHÂN. Như vậy mới gọi là Tam tài hoàn bị.
Và cũng dựa vào Tinh số, Địa số (Đẩu - Số) mà có thể đoán định được SỐ MỆNH của con người.
Đó là ý nghĩa và hàm nghĩa của 4 chữ Tử Vi đẩu - số.
Bổ sung phần Ngũ Hành:
1/ Ngũ hành Thực thể hay là Ngũ Hành tinh:
Ngũ Hành này nên hiểu là ngũ Tinh = Thuỷ tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Thổ tinh, Hoả tinh (tức Mercury, Saturn, Venus, Jupiter, Mars), đều là những thực thể, có thể đo lường được.
Khi Transit (đi qua, di động) một Cung độ hay cung vị nào trong 12 cung của vòng Hoàng đạo các Planets lúc này sẽ được gọi là HÀNH TINH, Hành 行 ở đây với nghĩa là Di hành, đi qua.
2/ Ngũ Hành Khí thể:
Là loại ngũ Hành vô hình mà chúng ta thường hiểu, dựa vào tiết khí từng Tháng hay theo một đơn vị thời gian nào đó, hoặc là Ngũ Hành phối hợp Âm - Dương dựa theo Can - Chi.
Loại Ngũ Hành này cũng thay đổi qua thời gian, vì thế cũng dùng là Hành. Tôi chỉ mới trình bày một nửa về Cục số.
Như trên là Cục số dựa theo Ngũ Hành tinh, hay tạm gọi là Thiên tinh cục số (Thiên cục).
Dưới đây xin trình bày tiếp về Cục số theo Địa số, tạm gọi là Địa cung cục số (Địa cục).
Để tìm hiểu về Địa cục, chúng ta cần có:
1/ Trang thứ 11 và 12 của sách TỬ VI ĐẨU SỐ TÂN BIÊN, Thái thứ Lang.
2/ Một quyển niên lịch.
3/ Một bảng Lục thập Hoa giáp.
4/ Phần VII. Trang 11 sách Tử Vi Đẩu Số Tân Biên có 5 Bản lập cục (Địa cục).
Một số sách mới, chỉ có một Bản lập cục.
Chúng ta cần phân tích Bản Lập Cục này, vì xưa nay ta chỉ dựa theo chúng để tìm ra Cục số mà không hề giải thích tại sao, như tuổi Giáp, an Mệnh tại Hợi tại sao cho ra Hoả lục cục.
Tuổi Canh, an Mệnh tại Tỵ, tại sao cho ra Kim Tứ cục v.v..
Bắt đầu từ Tuổi Giáp / Kỷ:
1/ Cung an Mệnh tại: Tý / Sửu.
Ví dụ: Tuổi Giáp Tý 1984, có Mệnh cung an tại cung Tý.
Dùng Ngũ Hổ độn hay Niên lịch cho Tuổi Giáp, ta có tháng giêng = Bính Dần, đếm lần lượt dến Tháng Tý = Bính Tý. Như vậy Mệnh an tại Tháng Bính Tý.
Để tìm Cục của Tháng này (hay cũng là Mệnh cung), ta phải kết hợp cả Thiên can và Địa chi của Tháng.
Tức dùng Nạp âm để suy.
Bính Tý có Nạp âm = thuộc Thuỷ. Tháng kế là Đinh Sửu, dùng cho Tuổi Giáp Tý, Mệnh cung an tại Sửu.
Đinh Sửu có nạp âm = Thuỷ.
Như vậy Tuổi Giáp, Mệnh cung an tại Tý / Sửu, cả 2 Tháng an Mệnh này đều có Nạp âm = Thuỷ phù hợp với Bản lập cục. (Xin xem Bản Lập Cục).
Tuổi Kỷ Mùi 1979, Mệnh cung an tại Tý / Sửu:
Dựa theo Niên lịch (hay ngũ hổ độn) ta đều có 2 Tháng
Bính Tý và Đinh Sửu. Nạp âm đều = Thuỷ. Cũng phù hợp.
2/ Tuổi Giáp / Kỷ có Cung an Mệnh = Dần, Mão, Tuất, Hợi:
a - Tuổi Giáp Mệnh an tại Dần: Thuộc Tháng Bính Dần, có Nạp âm = Hoả.
b - Tuổi Giáp Mệnh tại Mão: Thuộc tháng Đinh Mão, N / A (Nạp Âm) = Hoả.
c - Tuổi Giáp, Mệnh an Tuất: là Tháng Giáp Tuất, N / A = Hoả.
d - Tuổi Giáp, Mệnh an tại Hợi: là tháng Ất Hợi, N / A = Hoả.
Như vậy tuổi Giáp, Mệnh an tại Dần, Mão, Tuất, Hợi đều phù hợp với Bản Lập cục = Hoả cục.
3/ Tuổi Giáp, Cung an Mệnh tại Thìn / Tỵ:
a - Tại Thìn: là Tháng Mậu Thìn, N / A = Mộc.
b - Tại Tỵ: là Tháng Kỷ Tỵ N / A = Mộc. Phù hợp với Bản Lập cục.
4/ Tuổi Giáp, Mệnh an Ngọ / Mùi:
a / Canh Ngọ.
b / Tân Mùi, đều có N / A = Thổ.
5 / Tuổi Giáp, Mệnh an tại Thân / Dậu:
a / Nhâm Thân. b / Quý Dậu, N / A = Kim.
Tất cả đều phù hợp với Bản Lập Cục.
Các Tuổi khác (Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý,...) đều lần lượt cho ra Cục số mà Bản Lập cục trong sách của TTL đã xác định.
Như vậy, ta có thể Định nghĩa Cục (hay Cục số) là: Địa Cục = Ngũ hành nạp âm của Tháng an Mệnh cung. Hay là: Hành khí của Tháng an Mệnh (Nguyệt lệnh).
Loại Hành khí này được hình thành theo tiết khí và cung vị của Nguyệt lệnh chứ không theo sự vận hành của Ngũ Tinh mà bên trên ta gọi là Thiên tinh cục.
Như vậy Thiên / Địa đều có Cục số.
Nhân (Mệnh số con người) có Cục số hay không?
Vì Mệnh cung được an tại Nguyệt lệnh, khi Nguyệt lệnh có Cục số thì đó cũng chính là Nhân mệnh cục.
Ứng dụng:
Thiên tinh cục = Dùng trong vệc định vị các Chính tinh, của 2 vòng Tử - Phủ.
Địa cung cục = Dùng xác định thời điểm các chu kỳ tương ứng trên một lá số.