Jump to content

Advertisements




Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt. Nhân sinh vị kỷ, thiên kinh địa nghĩa.


9 replies to this topic

#1 ChatBumBum

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 55 Bài viết:
  • 22 thanks
  • LocationMặt Trăng

Gửi vào 20/10/2019 - 10:07

"Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt. Nhân sinh vị kỷ, thiên kinh địa nghĩa."
trích từ giáo lý nhà Phật.

Cháu chào các bác.
Cháu nghe người ta nói câu này rất nhiều và trên diễn đàn mình cũng đã có bài về câu này nhưng giải thích thì không được ổn thỏa. Nghe nhiều mà chẳng hiểu bao nhiêu, nay cháu xin hỏi:
-Câu trên có ý nghĩa như thế nào ạ ?
-Phân biệt " ích kỷ" và " vị kỷ" (nếu được, mong các bác phân tích theo tiếng Hán).
Cháu xin lắng nghe ý kiến mọi người !

#2 mjnhmjnh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 449 Bài viết:
  • 255 thanks
  • LocationChí Cao Vị Diện

Gửi vào 20/10/2019 - 10:20

 bacboo, on 20/10/2019 - 10:07, said:

"Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt. Nhân sinh vị kỷ, thiên kinh địa nghĩa."
trích từ giáo lý nhà Phật.


Quý anh nói trích từ giáo lý nhà Phật thì chú thích vào bài viết câu đó trích ở bài kinh nào? Thuộc bộ kinh nào ? Thuộc Đại thừa hay Nguyên thủy?
Như vậy thì các cao nhân mới có thể hiểu được.

#3 ChatBumBum

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 55 Bài viết:
  • 22 thanks
  • LocationMặt Trăng

Gửi vào 20/10/2019 - 10:38

 MahaChang, on 20/10/2019 - 10:20, said:

trích từ giáo lý nhà Phật thì chú thích vào bài viết câu đó trích ở bài kinh nào? Thuộc bộ kinh nào ? Thuộc Đại thừa hay Nguyên thủy?
"Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt. Nhân sinh vị kỷ, thiên kinh địa nghĩa." được chép lại trong "Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh" đệ nhị thập tứ tập.

Do em chưa đọc kinh Phật bao giờ mà mới chỉ nghe ngoài đời, đọc trên mạng, nên có thể nguồn gốc bị méo mó. Nếu như không đúng là nguồn gốc bên Phật. Vậy mong chỉ bảo đôi lời về nội dung câu hỏi !

Cảm ơn.

#4 mjnhmjnh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 449 Bài viết:
  • 255 thanks
  • LocationChí Cao Vị Diện

Gửi vào 20/10/2019 - 10:54

Theo như tôi sưu tầm thì mười nghiệp lành là:
1. Thân vĩnh viễn từ bỏ sự giết hại các loài hữu tình.
2. Thân vĩnh viễn từ bỏ trộm cắp của cải, tài sản của người khác.
3. Thân vĩnh viễn từ bỏ tà dâm, tà hạnh.
4. Khẩu vĩnh viễn từ bỏ lời nói dối.
5. Khẩu vĩnh viễn từ bỏ lời nói vu oan, vu cáo.
6. Khẩu vĩnh viễn từ bỏ lời nói cộc cằn, thô lỗ, chửi rủa, mắng nhiếc, ác ngữ...
7. Khẩu vĩnh viễn từ bỏ lời nói nhảm nhí, vô ích, rỗng không, phù phiếm...
8. Ý vĩnh viễn từ bỏ sự tham lam
9. Ý vĩnh viễn từ bỏ sự sân hận (thù oán, oán hận, ác ý)
10. Ý vĩnh viễn từ bỏ tà kiến (chuyển tà kiến thành chánh kiến)

Như vậy, không có những dòng như "Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt. Nhân sinh vị kỷ, thiên kinh địa nghĩa"... trong mười nghiệp lành.
Nếu như phân loại thì câu đó thuộc về phần Luận, trong Kinh-Luật-Luận.

Thanked by 1 Member:

#5 CaiLonCoCa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 192 Bài viết:
  • 149 thanks

Gửi vào 20/10/2019 - 14:43

Câu này mình thấy trong phim và truyện kiếm hiệp của tàu khựa thôi.
Phật thuyết không có phong cách như này.
Câu nói cổ súy thói ích kỷ không thể là giáo lý nhà Phật.
Còn nếu có ẩn ý thì đó cũng không phải phong cách nhà Phật, phong cách ẩn ý nói 1 -2 câu rồi vuốt râu cười hà hà bỏ đi chỉ có thể là của bọn họ Khổng, Lão, Mạnh.

#6 babylon

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1071 Bài viết:
  • 1201 thanks

Gửi vào 20/10/2019 - 15:22

Người sống không vì Mình , trời chu đất diệt
Người sống vì Mình , đó là Đạo lý hiển nhiên !

Hiểu thì tùy Duyên ! Đến 1 lúc nào đó Ta nhận ra rằng sống vì người khác rất mệt mỏi đến lúc đó thì tự tìm niềm vui cho mình , tự tìm mục đích sống cho Mình có phải dễ chịu hơn không . Hiểu câu này đúng nhất là : muốn người khác đối với mình như thế nào thì hãy đối xử với họ theo cách ta muốn người khác đối xử với mình ! Nhưng qua phim kiếm hiệp thì Nó biến thành chủ nghĩa Duy ngã độc tôn ! Thắng làm vua thua làm giặc chỉ còn vế : Người không sống vì mình thì Trời chu đất diệt ... san bằng tất cả đạt được mục đích .

Ích Kỷ : chỉ nghĩ cho Mình
Vị Kỷ : vì mình ( 2 chiều bản thân hoặc người khác )

#7 lamkytien

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 162 Bài viết:
  • 212 thanks

Gửi vào 21/10/2019 - 12:09

tui tìm hiểu ra có bài này hữu ích:
Trong các phim Hồng Kông của đài TVB, câu "người không vì mình thì trời tru đất diệt" được các nhân vật sử dụng khá nhiều. Hẳn bạn sẽ rất bất ngờ khi biết rằng câu nói có vẻ "ích kỷ" và "tư lợi" này lại có xuất xứ từ nhà Phật?

Quả đúng vậy, "người không vì mình thì trời tru đất diệt" chính là câu Phật nói, được chép lại trong "Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh" đệ nhị thập tứ tập (佛说十善业道经 - 第二十四集). Nguyên văn đầy đủ của câu này là "nhân sinh vi kỷ thiên kinh địa nghĩa, nhân bất vi kỷ thiên tru địa diệt" (人生為己天經地義, 人不為己天誅地滅).


Như vậy, "người không vì mình thì trời tru đất diệt" là câu nói có nguồn gốc từ nhà Phật, mang theo tư tưởng của nhà Phật. Tuy nhiên, lý do nào khiến câu nói trên bị hiểu sai thành ý nghĩa lệch lạc là "Người mà sống không nghĩ đến lợi ích của bản thân mình thì trời tru đất diệt" như cách hiểu của nhiều người hiện nay?

Nguyên là trong câu “Nhân bất vi kỷ, thiên tru địa diệt” (人不為己, 天誅地滅) thì chữ “Vi” (為) ở đây có hai âm đọc và cũng có hai nghĩa khác nhau, một nghĩa là “học”, còn một nghĩa khác là “do, vì”. Bởi vậy, "Nhân bất vi kỷ, thiên tru địa diệt" phải được hiểu chính xác là: “Một người mà không tu dưỡng bản thân thì ắt sẽ không thể có được chỗ đứng trong trời đất”.





Theo quan điểm của nhà Phật, "vì mình" phải là KHÔNG thực hiện 10 ác nghiệp sau:
1) Sát sanh: tức là dứt ngang mạng sống của kẻ khác hoặc loài khác.
2) Trộm cắp: tức là lấy sức mạnh cướp bóc của người khác, hoặc trộm lén lấy của người, hoặc bày phương kế xảo trá lừa gạt mà lấy của người.
3) Tà hạnh: tức là chỉ cho sự dâm dục. Phật dạy chỉ có tu hành thoát ly dục giới mới hàng phục được dâm dục. Bao giờ chứng quả a-la-hán mới là cứu cánh ly dục
4) Vọng ngữ: tức là nói lời dối trá, thấy nói không thấy, không thấy nói thấy, biết nói không biết, không biết nói biết, xấu nói tốt, tốt nói xấu, ... Ở trong Phật pháp rất kỵ đại vọng ngữ nghĩa là tu hành chưa được mà tự xưng đã được, chưa chứng mà tự gọi đã chứng. Nếu vi phạm đại vọng ngữ này, quyết định sa về đường ma, đọa lạc tam đồ ác đạo, rất là nguy hiểm.
5) Hai lưỡi: tức là nói lời chia rẽ phản gián, đến người này nói xấu người kia, đến người kia nói xấu người này, ... Sự tai hại của ác nghiệp này không nhỏ khi có thể khiến thân tình trở nên thù oán; gia đình, đồng nghiệp, bạn bè bất hòa, ....
6) Ác khẩu: tức là nói lời thô ác, mắng chửi cay nghiệt, ... Do chửi mắng mà đi đến đánh đập, giết hại. Ở cấp độ vĩ mô có thể dẫn đến chiến tranh.

7) Ỷ ngữ: tức là nói lời vô nghĩa lý, nghĩa là nói không chân thật nhưng lời nói lại được trau chuốt, thêu dệt đẹp đẽ nghe rất êm tai, khiến cho người nghe không còn giữ được tâm trí, dễ dẫn dắt người ta đến hành động tội lỗi.
8) Tham dục: "Dục" là cội nguồn sinh lý mà ai ai cũng phải có khi còn sống sinh hoạt với đời. Đó là sinh hoạt rất bình thường trong cơ thể của ta. Đừng bao giờ hiểu lầm, khi nghe đến sinh lý, thì ta chỉ nghĩ đến chuyện chung đụng nam nữ không thôi. Ăn cũng là thỏa mãn sinh lý, ngủ cũng là thỏa mãn sinh lý, cha mẹ thương con cũng là thỏa mãn sinh lý. Tự hào tên tuổi mình sáng chói cũng là thỏa mãn sinh lý. Tham dục không thể nào đoạn diệt trên thân tâm ta được. Nếu đoạn diệt tham dục thì ta chết sao? Nhưng, vì tham nên muốn được nhiều cho hả dạ, sướng lòng. Tên tuổi càng nổi bật càng muốn làm "ông hoàng", "bà chúa"; quyền uy càng lớn càng khoái chí ngạo mạn. Tiền tài càng nhiều càng ham. Nhiều vợ càng đẹp càng khoái chí. Ăn cho ngon, cho nhiều, để hả dạ, ngủ cho thoải mái, càng lâu càng thích. Do vậy, khi tu hành thì phải biết tiết dục, phải đưa dục xuống mức tối thiểu, để ta không còn đua đòi.
9) Sân hận: Đối với cảnh vừa lòng thì sanh tham muốn, với cảnh trái ý thì sanh sân hận; lỗi của lòng sân không phải nhỏ. Đối với cảnh vừa lòng thì sanh tham muốn, với cảnh trái ý thì sanh sân hận; lỗi của lòng sân không phải nhỏ. Kinh dạy: Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai, nghĩa là tâm sân khởi lên thì trăm vạn cửa nghiệp chướng đều mở. Tuy vậy, nghiệp sân này chỉ ở cõi dục giới. Nếu tu tập Thiền định và bốn Vô lượng tâm từ bi hỷ xả thì sẽ tiêu tan. Nên cõi sắc và vô sắc giới không còn sân hận.
10) Tà kiến: Thông thường gọi là ngu si. Nhưng chữ ngu si nó không hết nghĩa. Vì rằng ngu si là không hiểu lý lẽ. Còn đây là hiểu biết không hợp chân lý, không đúng với lẽ phải của Trung đạo, thiên kiến một bên, mà cố chấp cho là phải, Cho nên, nói là tà kiến mới hết nghĩa. Như chấp đoạn diệt hay chấp thường còn, thành điên đảo tà kiến không hợp với chơn lý trung đạo, nhưng vẫn ở trong phạm vi của ngu si. Nay muốn xa lìa sự nhận thức sai lầm của phạm vi ngu si tà kiến, cần phải tu thiền định, nhờ đó mà phát sanh trí huệ, tăng trưởng chánh kiến đi đến quả thiện pháp viên mãn.

Như vậy, theo ý Phật dạy, nếu "không vì mình" sẽ tạo ra hậu quả xấu và chỉ có "vì mình" [tức là không làm những ác nghiệp trên], thì mới không bị "trời tru đất diệt", từ đó đi đến cảnh giới an vui tốt đẹp của thế gian và xuất thế gian, hoàn toàn đối lập với ý nghĩa ích kỷ, tư lợi như chúng ta vẫn thường hiểu.

Thanked by 2 Members:

#8 mjnhmjnh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 449 Bài viết:
  • 255 thanks
  • LocationChí Cao Vị Diện

Gửi vào 21/10/2019 - 13:23

"Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt. Nhân sinh vị kỷ, thiên kinh địa nghĩa"

Bạn phía trên lý giải có lý, nhưng tôi không đồng ý rằng nó xuất phát từ Phật pháp.
Tam Quy Y. Quy y Phật. Quy y Pháp. Quy y Tăng.
Không có quy y trời, người, quỷ, ma... Nên không thể lấy Thiên-Địa ra làm chỗ chướng ngại cho con đường mình đi. Thiên địa chính là đại ngã. Đại Ngã còn nằm trong Sinh Diệt mà câu đó làm cho hành giả bị gói gọn trong chữ Nhân của Thiên-Địa-Nhân.
Xin nói rằng, Thiên không thể TRU, Địa chẳng thể Diệt được bản Ngã. Nếu Thiên TRU Địa Diệt được thì cứ ngồi chờ sung rụng, tháng ngày tung tăng khắp nơi rồi tự dưng chứng quả vô sinh. Điều đó làm sao có thể được, "này các tỳ kheo, hãy tự mình là ngọn đèn...".
Loại lý luận "tự nhiên thành" này chính là tà đạo thời Đức Phật còn tại thế, ngoại đạo gì đó tôi không nhớ rõ.

Với lại cách nói ẩn ý, cao xa, thường xuất hiện trong nền văn hóa Trung Quốc. Nền văn hóa thần quyền ảnh hưởng mạnh mẽ lên kinh sách, với mưu sâu kế hiểm, ngôn tại ý ngoại, nói đàng làm nẻo rất chi là tà mị vô cùng....
Điều đó nó hấp dẫn người ưa sự huyễn hoặc, cao xa diệu vợi, ưa sự mờ mịt, vô minh... Chứ đâu như kinh sách nguyên thủy, nói ra tứ diệu đế là tứ diệu đế, 12 nhân duyên là 12 nhân duyên, tám đường chánh là tám đường chánh...
Đâu có vòng vo tam quốc, thần quyền như vậy, tôi cho là quá ư trơ trẽn khi lừa lọc chúng sinh u mê bằng câu chữ.

#9 CaiLonCoCa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 192 Bài viết:
  • 149 thanks

Gửi vào 21/10/2019 - 13:51

 anatmaan, on 21/10/2019 - 12:09, said:

tui tìm hiểu ra có bài này hữu ích:
Trong các phim Hồng Kông của đài TVB, câu "người không vì mình thì trời tru đất diệt" được các nhân vật sử dụng khá nhiều. Hẳn bạn sẽ rất bất ngờ khi biết rằng câu nói có vẻ "ích kỷ" và "tư lợi" này lại có xuất xứ từ nhà Phật?

Quả đúng vậy, "người không vì mình thì trời tru đất diệt" chính là câu Phật nói, được chép lại trong "Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh" đệ nhị thập tứ tập (佛说十善业道经 - 第二十四集). Nguyên văn đầy đủ của câu này là "nhân sinh vi kỷ thiên kinh địa nghĩa, nhân bất vi kỷ thiên tru địa diệt" (人生為己天經地義, 人不為己天誅地滅).

Như vậy, "người không vì mình thì trời tru đất diệt" là câu nói có nguồn gốc từ nhà Phật, mang theo tư tưởng của nhà Phật. Tuy nhiên, lý do nào khiến câu nói trên bị hiểu sai thành ý nghĩa lệch lạc là "Người mà sống không nghĩ đến lợi ích của bản thân mình thì trời tru đất diệt" như cách hiểu của nhiều người hiện nay?

Nguyên là trong câu “Nhân bất vi kỷ, thiên tru địa diệt” (人不為己, 天誅地滅) thì chữ “Vi” (為) ở đây có hai âm đọc và cũng có hai nghĩa khác nhau, một nghĩa là “học”, còn một nghĩa khác là “do, vì”. Bởi vậy, "Nhân bất vi kỷ, thiên tru địa diệt" phải được hiểu chính xác là: “Một người mà không tu dưỡng bản thân thì ắt sẽ không thể có được chỗ đứng trong trời đất”.

Theo quan điểm của nhà Phật, "vì mình" phải là KHÔNG thực hiện 10 ác nghiệp sau:
Internet bây giờ rất nhiều thông tin rác rưởi đáng ra phải bị cho vào thùng rác như ngoài đời, nhưng hiện nay không có cách nào nên tự mình phải biết cách nhận định:
- Đã tra kinh thập thiện, không hề có câu như này.
- “Một người mà không tu dưỡng bản thân thì ắt sẽ không thể có được chỗ đứng trong trời đất”.Câu này không phải phong cách nhà Phật."Chỗ đứng trong trời đất" nghĩa là gì, để làm gì?Bởi vì thiện ác khó phân, Kinh thập thiện giảng giải hành vi nào sẽ tạo nghiệp thiện, hành vi nào sẽ t*o nghiệp ác.Kết quả đều nói về phước báo hay ác báo sẽ nhận được."chỗ đứng trong trời đất" là phước báo hay ác báo?.
- Bàn rộng ra, triết lý nhà Phật đều nói về nhân quả mà thôi, mục tiêu cuối cùng là giác ngộ và giải thoát, có xu hướng lánh đời.Nhưng câu "chỗ đứng trong trời đất" làm tôi nghĩ đến câu thơ của Nguyễn Công Trứ "Đã mang tiếng trong trời đất phải có danh gì với núi sông?", đó là xu hướng nhập thế, dấn thân trong đời sống.
- Nhà Phật coi bản thân của mỗi người cũng là chúng sinh. cho nên đối xử tốt với chính bản thân mình cũng chính là việc thiện, đối xử không tốt, tự hại bản thân mình là nghiệp bất thiện.Không phải nghĩ là thân xác của mình thì muốn tàn hại thế nào cũng được.Tuy nhiên như mấy điểm ở trên.Câu "nhân sinh vi kỷ thiên kinh địa nghĩa, nhân bất vi kỷ thiên tru địa diệt" không thể là phong cách của nhà Phât.Nó phù hợp với phong cách của mấy thằng tàu khựa, mang họ Khổng, Lão, Mạnh.Phong cách nói 1 -2 câu ẩn ý, vuốt râu cười hà hà quay lưng bỏ đi.

#10 lamkytien

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 162 Bài viết:
  • 212 thanks

Gửi vào 21/10/2019 - 13:58

có xuất phát từ Phật pháp hay không, đều do có kinh dẫn đó thôi mà, ai tin vào kinh thì đọc thêm.
Ở đây tui cũng chỉ muốn nói, cái từ tiếng Hán có nhiều nghĩa, như đã giải thích, chữ "vi" có nghĩa trong câu "nhân bất vi kỉ" là "tu tập, trị luyện".
vậy nếu đúng là Phật thuyết "nếu người không tu tập, trị tâm mình được, thì không có chỗ trong trời đất" thì tui thấy ok. Phật có thuyết không, hay do các tổ chế ra, vấn đề là ta hiểu ẩn ý câu nói thế nào.
lý lẽ này ta thấy hoàn toàn trong đời sống hàng ngày, không có gì lạ.

"không có chỗ trong trời đất" tui lại hiểu nhẹ nhàng hơn là không dung hòa được mình và đời sống






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |