Gửi vào 26/01/2019 - 08:36
1/ " Tế lưu nhập hải" có thể hiểu như trong bài đã giải, kẻ có chút tài mọn thì khó thành đại sự . còn muốn thành đại sự thì thường phải nương theo ,
ăn theo bè phái ,khi có kẻ khác đứng mũi chịu sào , cũng như cây yếu ko nên đương đầu với bão tố . nếu sống đời đơn giản thì ko cần.
2/ Còn " Cô nhạn đới thư " là con chim giao thư ngày dài cô đơn, mệt mỏi nhưng về sau này lâu dài có thể hoàn thành công việc, có chút thành tựu.
Về " Cô nhạn đới thư / hay truyền thư " có 2 truyền thuyết :
a/ Truyền thuyết về Tô Vũ trong thời gian bị giặc Hung nô bắt ..chăn dê, nơi đất Bắc giá lạnh hoang vu,
không dấu chân người. Tô Vũ bị đày, ngày chăn dê, tối ngủ hang đá, thiếu thốn, cực khổ lẫn tuyệt vọng. Khi gặp mùa chim nhạn thiên di về phương Nam,
Vũ viết một lá thư nhờ chim nhạn mang về nhà cho đỡ nỗi nhớ nhung. Hán Vũ Đế được thư mới biết Tô Vũ đang phải chăn dê khổ cực ở phương Bắc và tìm cách cứu về .
b/ một truyền thuyết khác là vào đời nhà Đường , Tiết đình Quý theo đoàn quân đi viễn chinh , để lại
cô vợ là Vương bảo Xuyến nằm nhà đơn bóng chờ chồng trên mười năm, 1 hôm Cô Xuyến ra đồng hái rau đột nhiên nghe tiếng nhạn kêu vang trên ko,
nàng mừng thầm khấn nhạn đưa tin giùm, chim nhạn liền sa xuống , nàng ko có giấy bút sẵn nên đã xé lai quần,
viết 1 bức huyết thư gửi cho người chồng nơi biên viễn..
-như vậy , ý nghĩa câu này là sau 1 thời gian xa cách , nếu có , sự chờ mong sẽ được đền bù mỹ mãn.
nếu trên 1 phương diện rộng hơn thì câu này cũng ứng với diễn dịch của Della là : -chim giao thư ngày dài cô đơn, mệt mỏi nhưng về sau này lâu dài có thể hoàn thành công việc, có chút thành tựu...