Jump to content

Advertisements




CHUYỆN TÌM THẤY MỘ TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM


7 replies to this topic

#1 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 472 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 13/05/2019 - 17:17

CÂU CHUYỆN TÌM THẤY MỘ TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
NGÀY 13 THÁNG 05 NĂM 2019
Kỷ niệm 528 năm ngày sinh Trạng Nguyên Mạc Triều Trình Quốc Công Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tôi xin đăng lại các bài viết thay vì trích dẫn đường link vì muốn câu chuyện này có cái nhìn tổng thể và mong muốn nó sẽ được lưu lại lâu dài thay vì bị tản mát và lãng quên đi mất!

Phần 1 : Câu chuyện của tác giả Hoàng Phan

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


NHỮNG PHÁT HIỆN MỚI VỀ AO DƯƠNG VÀ PHẦN MỘ CỤ TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
Hoàng Phan

Câu sấm lưu truyền lại về Ao Dương mọi người đều biết, nhà sử học Hải Phòng Ngô Đăng Lợi cũng đã từng nghiên cứu câu sấm này: “Ba Ra trông sang, ba đồng ngoảnh lại, táng tại Ao Dương”. Ba Ra là cống Ba Ra gần ngã ba tiếp giáp sông Hóa và sông Thái Bình, thuộc xã Trấn Dương. Ba đồng theo ông Ngô Đăng Lợi nghĩ đó là cống Ba Đồng thuộc xã Trung lập.
Theo chúng tôi ba đồng không phải là cống Ba đồng mà là ba chữ đồng: Thượng đồng, Hạ đồng (thuộc sở Tây Tạ, sau là tổng Bắc Tạ, nay thuộc xã An Hòa - Vĩnh Bảo ) và Hạ đồng thuộc xã Cộng Hiền. (người Hạ Đồng, Cộng Hiền xưa vốn là người Thượng Đồng - An Hòa đến đây khai phá, để giữ lại gốc của mình, họ vẫn gọi mảnh đất mới là trại Đồng, sau đó đổi là Hạ Đồng và sinh hoạt hành chính với đơn vị cũ, vì vậy Hạ Đồng Cộng Hiền vẫn thuộc tổng Bắc Tạ).
Ba ra trông sang, chỉ có thể là phía tây của Ba Ra, vì phía đông là ngoài biển rồi, còn phía Bắc và phía Nam không ai gọi là trông sang mà phải gọi là trông lên, trông xuống. Ba đồng ngoảnh lại chỉ có thể là hướng ba ra (hướng đông) mà thôi. Dĩ nhiên Ao Dương sẽ gần ba đồng hơn Ba ra hơn bởi từ ngoảnh lại.
Nhìn trên bản đồ huyện Vĩnh Bảo nếu kẻ đường thẳng nối từ cống Ba Ra về Hạ Đồng An hòa sẽ đi qua Cộng Hiền tại vị trí Hạ đồng (cộng hiền).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sau kết hợp những gì đã thu thập trong những ngày nghiên cứu tại nhà ông Trần Rường và các địa phương Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, tôi xin giả định sơ lược lại quá trình chôn cất cụ Trạng Trình như sau:
Sau khi cụ Trạng mất, đêm hôm trước ngày làm lễ truy điệu, có 9 người trong đó chủ yếu là các học trò thân tín nhất, còn có cả bà cụ Tý đưa thi thể cụ xuống thuyền theo dòng sông Thái Bình xuôi qua bến đò Hàn tới trước gần chùa Long Bì (Tử Đôi) và đền Bì thuộc xã Đoàn Lập, Tiên Lãng ngày nay làm lễ hung táng cho cụ. Vị trí gần mép nước , đầu quay về chùa, chân đạp ra sông. Chùa Long Bì khi đó khá gần bờ sông cách khoảng 500 m, giờ đây do bãi bồi 400 năm đã lùi xa tới 800 m. chùa Long Bì chính là cái mốc để dánh dấu nhiều năm sau tìm lại.
Còn hôm sau làm lễ truy điệu cụ với chiếc quan tài tài giả nghe nói sau này đã bị khai quật nhưng chẳng có gì.
Sau đó khoảng 5 năm, một số học sinh cùng cụ bà Tý tới bốc mộ cho cụ, dùng chiếc quách bằng gỗ Ngọc Am thay cho tiểu sành, trên tấm quách ấy cụ đã viết sẵn những bí mật, những thiên cơ về cụ xong lấy sơn ta sơn đè lên chữ viết để khó nhận ra và không bị phai. Mọi người đưa tấm quách lên một cái bè cói giả làm người đi cắt cói kéo xuôi về ngã ba Ba Ra, sau đó kéo ngược dòng sông Hóa qua các xã Trấn Dương, Vĩnh Tiến, Cổ Am, Cao Minh, về tới Cộng Hiền, lại đi qua Hà Dương, , theo sông Bạch Đà (sông Bạch Đà chảy từ cống Hà Dương qua Hà Dương, An Quý, Đòng Liên Am, Bích Động). Hà Dương là quê vợ cả của Cụ, để cất giấu phần mộ, mọi người tiếp tục đưa thi hài của cụ qua An Quý, rời sông Bạch Đà đi theo con lạch nhỏ tới Hạ Đồng (Cộng Hiền). Nơi đây có nhiều lau sậy rậm rạp, chưa có người ở. Mọi ngừơi dừng lại ở một gò cao, bên cạnh một cái vũng lớn giữa cánh đồng nên địa phương gọi là ao Ràng (giàng, tức là ao trời). Nơi vắng vẻ tiện cho việc cất giấu, nhờ có cái ao làm định vị, không lo bị mất, nhờ vậy thi hài của cụ mới giữ được đến ngày nay. Sau do người đông, đất chật, mảnh đất chứa ao trời này được chuyền qua rất nhiều người, nhiều đời, không ai nhớ từ ao Ràng nữa, về sau khu vực này trở thành người công giáo, người công giáo không quan tâm tới việc mồ mả đất cát như người bên lương, vì vậy các ngôi mộ nằm ở trong vườn nhà ông Trần Rường không bị thăm dò đào bới. Lúc đầu tại vườn chỉ nổi lên có hai ngôi: đó là ngôi mộ cụ Đồ (nghe nói cụ là người họ Phạm gốc Mạc (Phạm Đăng Tâm)), và ngôi mộ cụ tổ 5 đời nhà ông Nguyễn Văn Ngọ người cùng làng (ông Ngọ là nhà cách mạng tiền bối, cố Bí thư kiêm chủ tịch UBHC tỉnh ủy Thái Bình sau năm 1945).
Thật lạ kỳ , sau hơn 400 năm, ao Ràng lại trở thành ao nhà ông Trần Rường. (trong chữ Hán chữ Giàng viết là Dường) người địa phương không sử dụng vần d mà chỉ có vần r chẳng hạn như con râu (dâu), nhân rân (dân), giờ rần (dần), Hà Rương (Dương).....
Liệu chúng ta đã tin được ao Dương là đây chưa, vâng chưa đủ cơ sở khoa học khảng định nhưng lại có cơ sở để tin phải không.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Pho tượng gỗ (chiếc quách của cụ Trạng) được nhà Văn Nguyễn Thụy Kha đưa về bảo quản tại 59 Tràng Thi Hà Nội

(CÒN TIẾP)

Sửa bởi catdang: 13/05/2019 - 17:19


#2 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 472 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 14/05/2019 - 09:20

(Tiếp theo)

Tại bờ ao dương, người dân đã khai quật một ngôi mộ cổ đặc biệt trên mặt gỗ lúc đầu mới đào lên có viết rât nhiều chữ nho.
Kết quả cho biết tuổi thọ của khúc gỗ pho tượng tính từ lúc khai thác nới nay là 1700 năm +_ 75 năm do giám đốc viện Trần Quốc Dũng ký (do TS Nguyễn Lân Cường mang đi xét nghiệm. Theo tiến sỹ khảo cổ học Lê Đình Phụng thì gỗ được xác định là gỗ ngọc am, một loại gỗ rất quý, chỉ có các bậc vương giả quyền quý mới được sử dụng. Còn về kích thước 1,26 m x 0,30 m x 0,33 m là quy cách thuộc về triều nhà Mạc.
Sau khi thu thập được những dữ liệu về thời gian, niên đại, viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người ra công văn gửi UBND xã Cộng hiền trong đó đánh giá đây là ngôi mộ cổ và người nằm trong ngôi mộ cổ có thể là bậc danh nhân. Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người sẽ tiếp tục mời các nhà Hán Nôm nghiên cứu các chữ viết trên mặt gỗ, nếu đúng đây là ngôi mộ của danh nhân thì đây là tài sản vô giá của quốc gia và địa phương.”
Chúng ta còn chờ các nhà khoa học giải mã pho tượng gỗ, khi đó chúng ta mới dám khẳng định.
Còn một cách nữa là xét niên đại hoặc ADN đối với hài cốt của Cụ . Mong Nhà nước, các nhà khoa học cùng bắt tay vào sẽ sớm khẳng định được.
Trên đây là ý kiến của riêng chúng tôi, rất mong sự tham gia đóng góp của các quý vị. tôi cũng như các quý vị đều có một mong muốn sao cho sớm tìm ra phần mộ của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Nếu ngôi mộ cổ kia đích thực là mộ Cụ Trạng thì đây là thời cơ tốt nhất để chứng minh đúng sai vì chúng ta đã có hài cốt của Người. Thật có tội nếu chúng ta không quan tâm làm rõ điêù này, lịch sử hỏi còn mấy cơ hội như thế này nữa để chúng ta tìm hiểu?

CHÚ THÍCH
- Thượng đồng, Hạ đồng thuộc xã An Hòa ngày nay, Hạ đồng giáp đê sông hóa cầu Nghìn. Khi xưa người Hạ Đồng di cư một số sang tổng Hạ Am (Cộng Hiền) khai phá lập ấp vẫn lấy tên là trại Đồng, sau đổi thành Hạ Đồng vì vậy huyện Vĩnh Bảo ngày nay có hai làng Hạ Đồng, Hạ đồng - Cộng Hiền và Hạ Đồng - An Hòa.
Sông Bạch Đà trước đây là lạch nước, đến thời nhà Mạc được khai thành sông, lấy tên là Bạch Đà ( Đà là nhánh sông, Bạch là tên sông). Ngày nay sông Bạch Đà nối hai sông Thái Bình và sông Hóa, chảy từ cống Bích Động qua Đòng (Liên am) An quý, Hà Dương (cộng Hiền) Cống Hà Dương đổ ra sông Hóa.
- Đền Bì và chùa Long Bì ở cạnh nhau,thuộc thôn Tử đôi, xã Đoàn Lập, Tiên Lãng, ngày xưa đều nhìn về hướng tây, đền ở phía trước, chùa ở phía sau, giữa chùa và đền có đường đi thẳng xuống bãi sông, đó chính là nơi hung táng của cụ Trạng.
Đền Bì thờ ba vị thành hoàng là : Đại Đồng, Bạt Hải, Vệ Đàn. Đền là một trong “ngũ linh từ” (năm đền thiêng) của hạt
-Ao Dương: Mật mã Ao Dương đã được giải , Ao Dương ngày xưa là một vũng lớn giữa đồng gọi là ao Giàng (người địa phương gọi là ao Ràng) tức là ao trời. chữ Ràng trong văn khấn thường đọc là rường (giường, dường), người địa phương chỉ dùng vần r, ví dụ như con râu (dâu), Hà Rương (dương), giờ rần (dần)... Khi có người tới định cư, ao Ràng trở thành ao mang tên các chủ ao, ví dụ ao nhà ông A, ao nhà ông B... từ đó ao Ràng bị mất tên. Thật lạ kỳ, 400 năm sau ao Ràng lại trở thành ao nhà ông Rường (), vậy là ao Ràng lại xuất hiện trở lại giúp cho hậu thế giải mã, liệu đây có phải là điềm trời, là thiên cơ chăng?...


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Đền thờ Thành Hoàng làng Thượng Đồng, xã An Hòa, huyện Vĩnh Bảo

Phần 2 : Tóm lược Báo cáo của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Đình Minh, Hoàng Phan tại Trung Tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng con Người tại Hà Nội ngày 13/12/2016:”VỀ NHỮNG NGÔI MỘ CỔ MỚI PHÁT TÍCH TẠI HẠ ĐỒNG,VĨNH BẢO HẢI PHÒNG”.
  • Xuất hiện người có khả năng đặc biệt là cô Bùi Thị Hiền.
-Sinh năm 1967, công nhân xăng dầu, con dâu ông Trần Rường nguyên bí thư huyện ủy Vĩnh Bảo.
-Khi làm dâu thấy trong vườn nhà có môi mộ to, không biết của ai, cô thường xuyên hương khói vào lễ tết, rằm. mồng một
-Được người dưới mộ hiển linh, xưng là “cụ Đồ”, không cho cô đi bán xăng nữa và dạy cô cách tìm mộ liệt sĩ. Cô không chịu nhưng có lúc như điên dại, vứt hết cả tiền ở nơi bán xăng mà chạy về nhà.
Cô giúp nhiều bà con tìm được nhiều mộ nhưng đều không lấy tiền.
*(Theo ông Nguyễn Lân Cường cô Hiền giúp tìm được hàng trăm hài cốt liệt sĩ điều này khoa học không giải thích được chứ không thể phủ nhận được)
- Hàng ngày “cụ Đồ” qua cô Hiền dạy những bài học đạo đức cho bà con, có trẻ em hư đã trở nên tốt hơn.

2. Phát hiện quần thể mộ trong vườn bằng Tâm linh.
- Từ đầu năm 2014 các cụ nhập vào cô Hiền và yêu cầu cho các cụ lên.
- Có 18 ngôi mộ đã được tìm thấy trong sân và vườn nhà cô Hiền.
- Có 4 ngôi được đi an táng tại ngĩa trang xã, các ngôi còn lại an táng lại tại trong vườn hoặc tại nơi tìm được.
Theo sơ đồ mộ tìm thấy có mộ Cụ Đồ nằm giữa rất to, bắc có 3 ngôi , tây có 3 ngôi, có hai ngôi xưng là mộ liệt sĩ, đông có hai ngôi. Tên các ngôi mộ là do các cụ cho, Năm 1990 nhà cô Hiền dùng thốn thăm dò xung quanh nhưng không thấy gì, từ năm 2014, 2015 thì tìm thấy nhiều mộ. tên là các cụ cho hoặc bà con đặt cho do đặc điểm ngôi mộ.
  • Mộ cụ Đồ rất to, khi hiển linh Cụ nói đã mất trên 400 năm, hiện nay chưa khai quật. Cụ xưng là Thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • Mộ Cụ Bình: trưa ngày 08/03 âm lịch năm 2014, Cụ nhập vào cô Hiền, Cụ chỉ chỗ cho Cô Hiền là nơi cô bị sét đánh ở ngay giữa sân và yêu cầu đưa Cụ lên ngay. Cụ xưng danh là Bình và lên để giúp dân giúp nước.
Đào sâu 2m tìm thấy 01 hộp gỗ mầu đỏ, mùi thơm và có nhiều chữ Nho.
Khi đào không có cán bộ khoa học nào, nên đã đem ra ao rửa đi và sau đó nhiều chữ bay mất, trong có xương cốt có cả xương đầu nhưng sau đó các xương mủn ra, gia đình cải vào tiểu sành đem chôn tại nghĩa trang xã.
Có người chụp lại bằng điện thoại và các nhà Nho người Hoa, nhà thư pháp Hải phòng tìm được bài thơ 24 chữ và ghi lại:
Giá độc tất đạt
Trạng trình khiếu phong
Tâm dĩ nhật chính
Tầm tự quang long
Trùng mộc chủ tông
Trung sinh nam cự

Nhà Nho người Hoa (Lương Bắc Tưởng) tìm được hai chữ Kim Lan, cụ Phạm Văn Duyệt tìm được hai chữ Nguyễn Bình..
Nhà tâm linh Trần Thị Phúc tìm thấy 01 chữ và vẽ ra các nhà thư pháp nói là chữ “Mạc”.
Cụ đồng ý cho mang quách về Hà nội, nhà văn nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha người gốc Vĩnh Bảo Hải Phòng cho mang quách về 59 Tràng Thi Hà Nội trông nom từ năm 2014 đến 7/12/2016 mang về bảo tàng Hải Phòng.
*(Ông Nguyễn Thụy Kha là bạn PGS .TS Nguyễn Lân Cường – Phó chủ tịch hội khảo cổ học Việt Nam. Ông Kha nhờ ông Cường giám định chiếc hộp gỗ xem có phải cổ vật không? Theo ông Cường không nên gọi là cái “quách” Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm cho cô Hiền biết gọi là cái “Tượng”)

(CÒN TIÊP)

#3 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 472 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 15/05/2019 - 08:36

(Tiếp theo)
*(Ông Nguyễn Thụy Kha là bạn PGS .TS Nguyễn Lân Cường – Phó chủ tịch hội khảo cổ học Việt Nam. Ông Kha nhờ ông Cường giám định chiếc hộp gỗ xem có phải cổ vật không? Theo ông Cường không nên gọi là cái “quách” Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm cho cô Hiền biết gọi là cái “Tượng”)
- Trung tâm phóng xạ hạt nhân thành phố H.C.M xác định niên đại là 1700 năm (+-75 năm) bằng phương pháp đồng vị C14.
- Ts Khảo cổ học Lê Đình Phụng xác định là gỗ Ngọc Am
Kích thước là 126cmx32cmx30cm, cách ghép mộng và chất liệu sơn là phổ biến phù hợp vào thời nhà Mạc.
Những câu chuyện tâm linh:
  • Nhà ngoại cảm Bùi Thị Hiền trong thời gian dài đã tiếp nhận nhiều thông tin quý khi các Cụ hiển linh, nhăc nhiều lần Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm về là để giúp nước.
  • Nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Lư nói từ xa : quách màu đỏ, ván thiên hỏng , người nằm trong có chức danh cao quí cỡ anh hùng dân tộc, tay cầm thẻ bài, biết xem bói.
  • Nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thiêm: Đúng Cụ rồi, Cụ dặn việc trọng (Bí mật quốc gia)
  • Nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Thanh Hoa: Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm ở đây và có cụ Chu.
  • Nhà ngoại cảm Trần Lệ Giang phiên dịch trong cuộc giao lưu âm dương huyền thoại khi đoàn của Viện về khảo sát.
*Theo ông Nguyễn Lân Cường thì cô Trần Lệ Giang bị ốm đang nằm viện C nên phải nối điện thoại vào loa phóng thanh cho mọi người cùng nghe.
Khi đoàn ở trường PTTH Nguyễn Khuyến , Cụ yêu cầu cô Giang đưa đoàn về Đạt-phong-long-tôn, Cụ nói cứ về Cụ sẽ giải thích.
Lần đầu tiên Cụ xưng tên Đạt đệm tên Văn và giải thích tại sao lại có tên là Bình.
  • Cụ nói: Cụ được ân huệ của nhà Mạc, có trách nhiệm từ khi còn trẻ là chăm sóc âm phần cho nhà Mạc.
  • Cụ là người tổ chức cất dấu các mộ vua Mạc và dòng tộc nhà Mạc ( ở đây trong đất nhà cô Hiền có mộ Vua, thiếp của Vua dòng tộc nhà Mạc) Bên kia sông quê ngoại của ta cũng có mộ của dòng Mạc.
  • Ngày 08 tháng 3 âm năm 2017 đưa Cụ về lại vì Cụ có trọng trách ở đây.
  • Chỉ định những người đứng ra xin Cụ về (từ nghĩa trang xã về lại nơi tìm thấy).
Nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Toàn đã soi sân vườn từ xa khẳng định nhiều điều trùng khớp có mộ Cụ Đồ, Cụ người Tàu bị chặt đầu…
Qua cuộc giao lưu hơn 2 năm qua nhóm nghiên cứu nhận xét:
  • “Tổ chức” của các Cụ chặt chẽ nhiệm vụ thứ bậc rõ ràng
  • Có người điều hành (Chánh văn phòng)
  • Có kế hoạch lâu dài, từng bước công bố để con cháu thực hiện
  • Khen chê thưởng phạt công minh
  • Luôn thể hiện trí tuệ cao siêu, lòng yêu nước thương dân vô bờ bến, luôn gần gũi con cháu.

Về mộ Cụ Vua và một mộ gốm hoa văn đẹp.
  • Có một quách gỗ xương cốt còn đầy đủ, xương cốt dài chứng tỏ người khi còn sống là người cao lớn.
  • Khi đưa cốt sang tiểu sành phát hiện 09 cái cúc áo bằng vàng chạm khắc công phu (*01 cái bà con cho vào cùng tiểu sành, còn 08 cái bàn giao cho Bảo tàng Hải Phòng), điều này gợi mở người nằm trong mộ phải có chức vị lớn cỡ bậc Quân Vương.
  • Hai ngôi mộ chỉ có đầu, một người xưng là Nguyễn Đức Cảnh và yêu cầu xét nghiệm răng vì răng còn nguyên vẹn, nói Ông Nguyễn Văn Ngọ đưa Ông về đây gần mộ tổ nhà Ông Ngọ (*ông Nguyễn Văn Ngọ từng làm bí thư tỉnh ủy Thái Bình cùng thời ông Nguyễn Đức Cảnh).
VIỆN NC&UDTNCN đề nghị Uỷ ban Nhân Dân Thành Phố Hải Phòng:
  • Tổ chức rước tấm quách về bảo tàng thành phố Hải Phòng
  • Mở hội thảo khoa học đa ngành
  • Tổ chức cho các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu sâu và mở rộng (Tấm quách bằng gốm có hoa văn đặc biệt và quách bằng gỗ có chín cúc vàng, xác nhận các nhân vật đã hiển linh tại Ao Dương)
  • Tổ chức hội nghị tổng kết và kết luận
  • Trên cơ sở các kết luận khoa học xây dựng phương án bảo tồn di tích lịch sử quan trọng.

Bài thơ chị Trần Thị Phúc nhận được khi đoàn khảo sát về đây từ Cụ Bình:

Cô Hiền ở xã Cộng Hiền

Nhận linh làm việc nơi miền gần xa

Địa linh đất ở vườn nhà

Là nơi tập hợp Linh là linh thiêng

Trạng Trình là Nguyễn Bỉnh Khiêm

Giờ đây hiển lộ ở miền trần dương

Nhưng còn ngoắt nghéo con đường

Vì lòng người vẫn đo lường khó khăn

TƯỢNG kia để đã hai năm

Chưa ra kết quả kẻ thăm đã nhiều

Nếu như sắp xếp đúng chiều

Bảo tàng điểm đến ít nhiều phải qua

Vì người cản trở không ra

Còn đi tính lại rối là lắc lư

Thì sao mà chẳng từ từ

Không tin không hiểu bây chừ bỏ không

Thì Ta phải đi đường vòng

Bảo tàng hội thảo khi xong mới về

Ao Dương đất tốt bốn bề

Là nơi lựa chọn là quê của Người

Nơi đây nguồn cội NỤ CƯỜI

Vang danh Lịch sử, rạng ngời Việt Nam.

Quay và dựng phim : Chu Văn Mẫn
Biên tập và cập nhật : Phạm Đăng Long.

(CÒN TIẾP)

#4 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 472 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 15/05/2019 - 14:33

Tiếp theo:

Phần 3 : Tóm lược phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Lân Cường

Phóng viên Hỏi : “Thưa PGS.TS Nguyễn Lân Cường, Tổng thư ký hội khảo cổ học Vn, xung quanh thông tin về việc phát hiện mộ được cho là của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tại Vĩnh Bảo Hải Phòng đang gây xôn xao dư luận, là một nhà khoa học trực tiếp chứng kiến và tham gia vụ việc xin ông cho ý kiến trao đổi để rộng đường dư luận và làm rõ hơn vụ việc.”
Ông Nguyễn Lân Cường (NLC):
Trước hết tôi phải nói thế này: Hội khảo cổ không chủ trương đào, khai quật chuyện này tại vì đào phải có giấy phép từ trên, đây là phát hiện của nhân dân thôi. Thế thì vào đầu năm 2014, họ đào được gọi là cái quách, trong cái quách đặc biệt là có bộ xương, thế thì họ đem bộ xương chôn vào trong nghĩa trang, cho vào tiểu chôn vào trong nghĩa trang, còn cái quách họ để ở bờ ao. Sau đó họ được “báo” là phải mang cái quách đó về Hà Nội, đưa cho một ông nhạc sĩ quê Vĩnh Bảo, người nhạc sĩ đó chính là nhạc sĩ Thụy Kha bạn tôi. Anh Thụy Kha mời tôi lên nhà anh Thụy Kha nói “Cái quách này có rất nhiều chữ trên cái mặt anh có nhìn thấy không?”
Tôi bảo “Chả nhìn thấy chữ gì cả”.
Sau đó anh ấy bảo:”Thế thì muốn chứng minh cái này là cổ thì có được không?”
Tôi bảo : “Thế thì quá dễ dàng”.
Tôi mới lấy cái một mảng quách đó, vì vấn đề là ở Hải Phòng người ta nói đó là cái quách hiện đại thôi.Tôi lấy một mảnh quách đó gửi vào trong TP H.C.M, Trung tâm C14 tức là Trung Tâm xác định hạt nhân, mấy tháng sau họ gửi cho tôi kết quả thì là:1700 năm. Tôi báo cho anh, lúc đó tôi không biết đó là cái quách của Trạng Trình, những người ở chỗ đào nói là cái quách của Trạng Trình, nhưng tôi không biết cái chuyện này. Tôi gửi cái kết quả về họ mừng quá họ bảo “Đây là cái quách cổ rồi”. Sau đó cái quách được đưa về Bảo tàng Hải Phòng. Tức là khi đưa về Bảo tàng Hải Phòng tôi cũng chưa biết chuyện, chỉ báo là có cái quách cổ thế thôi.
Sau đó có người ở địa phương đó nói là “Cái quách này niên đại 1700 năm, Trạng Trình sống thế kỷ 15,16 sao nó cách xa như vậy”
Chuyện đó bình thường thôi vì cây gỗ nó chặt để làm quách thì nó là 1700 năm, nhưng cây gỗ đó người ta còn để lại, ví dụ Vua người ta phân phát cho ai, chuyện đó không có quan hệ gì cả, không có sai lệch gì cả, rất có thể xảy ra.
Sau đó họ báo là tôi phải về. Về gặp.
Tôi không tin mê tín dị đoan, nhưng tôi tin có tiềm năng con người, chuyện đó người ta đã chứng minh rồi.Người ta tìm được mộ, làm AND trúng, thì anh phải giải thích, tiềm năng con người, người ta đào được mộ làm AND trúng mà anh lại không tin? Vậy nên tiềm năng con người là có, nhưng số đó không phải là nhiều, ví dụ có 100 người làm tâm linh, tôi tin 10 người nhưng 10 người đó là có thật. 90 người kia là không tin, có những người họ lợi dụng chuyện này, nhưng chuyện 10 người tìm thấy là có thật.
Tôi nói tiếp chuyện này. Khi mà chúng tôi về, cô Hiền ở thôn Vĩnh Bảo trực tiếp gặp tôi, cô có nói là trong cái quách này có vật quí “Cụ nói là phải ngâm cái quách này trong nước mưa trong ba ngày, sau đó mới tìm được vật quí đó.” Lúc đó tôi cũng không biết cái thẻ tre là như thế nào, không có ai nói với tôi về cái chuyện đó cả, khi chúng tôi về Bảo tàng Hải Phòng, anh Bảo tàng anh ấy giúp đỡ vì mình là làm khoa học, người ta đã đào lên mất rồi, mình nghiên cứu là chuyện bình thường. Chúng tôi ngâm vào trong nước mưa, ba ngày sau chúng tôi về cùng với viện Tiềm năng con người, cùng Viện trưởng Nguyễn Ngọc Lâm và cô Quyên phó Viện trưởng, một đoàn nữa về, kể cả đoàn Hải Phòng là 30 người về đến Bảo Tàng Hải Phòng.Về chính là phải có cô Trần Lệ Giang về, nhưng hôm đó cô Trần Lệ Giang bị cấp cứu tại viện C. Tôi thấy cũng hay, tôi đề nghị cô Trần Lệ Giang sẽ ở viện C và điều hành chúng tôi làm việc, còn chúng tôi trực tiếp, có cái gì tôi cần hỏi thì tôi hỏi qua thiếu tướng Lâm, phó giám đốc bảo tàng Hải Phòng ngồi đó cùng nghe thấy.
Tôi hỏi :”Bây giờ làm gì?”
Cô ấy bảo : Lấy tấm ván địa ra, cạo cái lớp sơn ở cái đầu ngắn.
Cạo cái lớp sơn ra, cả một lớp sơn ta, tôi làm khảo cổ đã 50 năm, có người bảo sơn mới, không phải, sơn cũ. Không thấy gì, tôi hỏi sao không thấy gì, cô ấy bảo cạo tiếp đi nó có hai lớp sơn, hóa ra nó có lớp sơn lót ở trong nó trộn với đất cát, tôi mừng quá , thôi chết! cái thẻ nó lộ ra. Hóa ra Cụ, dĩ nhiên không phải là Cụ mà là người nhà của Cụ rạch cái tấm ván ra một cái rãnh, không phải hai tấm ván ép vào nhau mà là rạch một cái rãnh nhét cái thẻ tre vào đó, cái đó các bạn nhìn trên ảnh và tất cả mọi người đều thấy và Cụ nói không lấy dễ dàng đâu! cô Giang nói lại với tôi qua cái loa như thế.
Hai tiếng đồng hồ sau tôi mới lấy được cái thẻ ra, tôi rất sợ cái chữ trên nếu mình lấy không khéo nó sẽ hỏng, tôi rạch phía trên 5ly, phía dưới 5 ly, nó mới rộng ra, hai tiếng đồng hồ sau mới lấy được ra. Ngay khi mới lấy thẻ ra tôi thấy có chữ, chữ lờ mờ tôi không đọc được. Nhưng ngay lúc đó tôi đã kết luận ngay, tôi mời anh em khảo cổ vì lúc đó có VTV2 quay: “Đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ học dựa vào các nhà ngoại cảm để tìm được một hiện vật là một chiếc thẻ tre trên đó có chữ, nhưng chữ gì thì mời đến sau này các nhà nghiên cứu Hà Nội đọc” . Việc tìm thấy chiếc thẻ tre là như thế.
Gần đây ngày 15 tháng 02 ở dưới đó, họ lại đào được một cái quách nữa. Hôm tôi về tôi đã nói rồi việc chị Hiền đào như thế là sai, luật Di sản không cho phép, Luật Di sản nói anh đào được cái gì thì phải có phép. Hôm ấy chị Hiền chị ấy đào được thì chị ấy báo cho chính quyền địa phương, báo cho xã, báo cho tôi về với tư cách là nhà khảo cổ, chứng kiến , tôi về cùng với viện Tiềm năng con người, vì họ đã đào lên rồi, thì chúng tôi chỉ chứng kiến. Báo chí , VTC News nói là bộ xương đó là của Cụ Trạng, không phải bộ xương Cụ Trạng đã chôn vào rồi từ tháng.. năm 2004 cơ còn đây là đào ngày 15/02/2016, mà đây là bộ trẻ em, chị Hiền bảo đây có cái mộ,người ta đào thì đúng, về tâm linh thì đúng, hai cái chuyện đó khác nhau, không nên nhầm lẫn chuyện đó.. Khi tôi mở ra thì là một bộ xương trẻ em, bộ xương trẻ em thì tôi đề nghị là, vì đã đào lên rồi phải rửa ráy, thì anh ở xã không cho bảo phải chôn ngay, tôi bảo: “Không được! về nguyên tắc khi chúng tôi đã làm phải trọn nghĩa trọn tình, các cụ nằm đây, mình lên mình phải tắm rửa cho cụ bằng rượi, mình phải thay áo cho cụ tức là phải đưa vào cái tiểu mới, chứ tại sao lại chôn ngay được”. Và cuối cùng đấu tranh mãi thì các đồng chí công an huyện đồng ý “Giáo sư làm đi” chúng tôi tắm rửa làm trọn vẹn và mang cho địa phương chôn lại nghĩa trang. Hai chuyện đó hoàn toàn không giống nhau.
Tôi nói tiếp cái thẻ tre.
Chuyện thẻ tre là có thật, và vấn đề tôi khẳng định lại một lần nữa là hoàn toàn dựa vào tâm linh.
Vì sao? Vì cô Giang, chuyện này Cô Giang hoàn toàn chưa bao giờ đến Bảo tàng Hải Phòng, cô Giang hoàn toàn chưa nhìn thấy cái quách, chưa nhìn thấy cái quách bao giờ, mà cô Giang chỉ được báo và cô Giang nói lại với tôi phải thực hiện theo lời cô Giang.
Như thế chúng ta phải công nhận, có những vấn đề chúng ta chưa nghiên cứu được thì phải tiếp tục nghiên cứu chứ đừng nên nói là mê tín dị đoan..

(CÒN TIẾP)

#5 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 472 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 16/05/2019 - 09:08

(Tiếp theo)

Phóng viên Hỏi: “Theo ý kiến của ông Nguyễn Văn Phương giám đốc Bảo tàng Hải Phòng chi tiết bộ xương nguyên sọ đựng trong chiếc hộp gỗ rộng 15cm mọi người nghĩ, mọi người gọi là quách rất là vô lý, ý kiến của phó Giáo sư về ý kiến này là như thế nào ạ?”
Ông Nguyễn Lân Cường:
Thứ nhất là tôi đã làm rất nhiều bộ xương, đến nay tôi đã nghiên cứu trên 800 bộ xương người cổ Việt Nam, một số xương, di cốt của người Trung quốc cũng mời tôi sang hay như bên Indonesia cho nên và đặc biệt cách đây mấy năm tôi có làm một cái quách rất nhỏ, còn nhỏ hơn cái quách này nữa, ở Nam Định thì là tôi có thể khẳng định cái sọ vừa vào trong cái đó. Anh Phương có lẽ không quen, anh ấy nhìn cảm tưởng là nhỏ, thật ra là nhỏ, thật ra là vừa, mà cái quách ấy nhỏ thôi vì đây là Cụ “cải táng”. Có người bảo tại sao chỉ vừa cái chân, không phải? nếu anh chôn cả người thì không vừa, nhưng đây là bộ xương nên người ta thấy là vừa vặn.Cho nên tôi có thể khẳng định cái đó là vừa, tôi chưa kể là cái quách ở đây đã để mấy năm trời, có thể nó ngót đi, nó co lại nên là tôi chắc chắn là vừa, chính chị Hiền là người đào lên, chị có nói với tôi khi chị đào là còn cả cái sọ nguyên một cái sọ nằm trong đó, nhưng khi đưa ra thì nó bị mủn, và chị đã đem chôn lại cái hài cốt đó ở nghĩa trang. Cho nên tôi khẳng định lại một lần nữa, chuyện này anh Phương nhầm, tôi làm và tôi khẳng định một lần nữa cái quách này là vừa với hộp sọ.”

Phóng viên Hỏi: “Lại nói về chiếc thẻ tre. Thưa PGS ông có đọc được chữ gì ghi trên đó không ạ?”
Ông Nguyễn Lân Cường:
“ Trước hết phải nói rằng tôi không phải một nhà Hán học, một nhà Hán-Nôm, biết tiếng Trung cho nên ngay khi phát hiện cái thẻ đó thì ông Lê Thiên Lý, ngay vào đầu tháng tư đó, ông Lê Thiên Lý đã đọc được chữ “Đạt”, chữ “Đạt” trên cái thẻ tre đó và cái chữ “Đạt” đó là “tên húy” của Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, đây là chuyện Chữ nhưng tôi không đọc mà người khác đọc. Bạn hình dung cái thẻ chỉ bằng cái ngón tay như thế này, 1cm mà, dài 25cm, 1cm chiều ngang mà Cụ khắc ở trên đấy, khắc chứ không phải viết, gần đây có người nói với tôi là cả khắc cả viết, nhưng tôi nghiên cứu tôi cho là khắc. Nhưng mà có chữ thì tôi khẳng định và sau này tôi về tôi đưa cái ảnh mà tôi đã chụp và tôi phóng lên cho bà…chị PGS.TS Đỗ Thị Hào thì bà ấy cũng nói là có chữ, rất nhiếu người học Hán học bảo là có chữ nhưng cũng có những người học Hán Nôm nhìn cái thẻ “ Làm gì có chữ gì”. Nếu mà nhìn cái thẻ thì rất khó.
Thế còn VTC News, một nhà báo ở VTC News, rất xúc phạm chúng tôi khi nói rằng chúng tôi là ngụy tạo, tức là lấy cái thẻ tre, ngụy tạo đút cái thẻ vào đấy đúng không? Hay là viết lên đấy cái gì đấy. Thì tôi thấy cái này là xúc phạm vì tôi là một nhà khoa học, tôi đã 50 năm trong nghề, tôi có danh dự của tôi, tôi lại là tổng thư ký hội khảo cổ học, khi tôi nói hay tôi phát biểu thì tôi phải dựa trên lương tâm của tôi chứ ai lại làm cái việc tày đình như thế. Tôi cho cái nhà báo là .. tôi rất buồn các nhà báo VTC News, tôi tạm dùng cái từ vu khống chúng tôi và người của Viện Tiềm năng con người làm cái việc này. Họ còn nói chúng tôi làm việc này có ý đồ gì.
Chúng ta tìm được chúng ta phải cực kỳ vui mừng chứ? Bao nhiêu trăm năm nay chúng ta không tìm được, bây giờ chúng ta tìm được, ý kiến đó là ý kiến không xây dựng. Mà đặc biệt ông ấy lại không được chứng kiến khi mà chúng tôi mở thẻ tre, bao nhiêu người chứng kiến chứ không phải một mình tôi làm.
Thế còn chữ thì thế này. Sau đó chúng tôi xuống, lần thứ 2 xuống chúng tôi có mời nhà Hán học cụ Cung Khắc Lượng, tiến sĩ Cung Khắc Lượng , ông Cung Khắc Lượng vốn là cán bộ của Viện Hán Nôm, nhưng năm nay cụ lớn tuổi rồi, cụ đã về hưu, Viện Hán Nôm là trực thuộc viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Cho nên tôi nói các bạn Hán Nôm vừa rồi các bạn không đọc được vì các bạn ấy là trẻ, trẻ hơn ông Lượng, kinh nghiệm không thể bằng ông Lượng, bằng bà Hào được, tôi phải nói cái chuyện đó. Chúng ta trong khoa học phải sòng phẳng, có những người trẻ người ta rất giỏi chuyện này nhưng mà người ta đọc thẻ là không được, nhất là nhìn cái thẻ đọc thì rất khó, phải đưa lên máy, tại sao chúng tôi phải đưa lên máy, đưa lên máy để nó phóng to lên thì mới nhìn được. VTC News nói là biết đâu các ông ấy lại ngụy tạo, các ông ấy lại sửa chữa trong này.
Không được! Chụp ảnh thì nó có số phim của ảnh. Tôi là người chụp, tôi là người đem máy tôi có trách nhiệm đưa cho họ xem thì ông Cung Khắc Lượng ông ấy đã đọc được chữ: MẠC TRIỀU TRẠNG NGUYÊN, MỘ TẠI AO DƯƠNG.
Đến chữ AO thì ông ấy lưỡng lự vì chữ AO nó viết…. rất khó đọc, thế thì ông ấy bảo “Gọi điện về cho cô Hiền”, lúc đó cô Hiền đang ở quê. Chúng tôi ở Bảo tàng Hải Phòng gọi điện cho cô Hiền để cô Hiền hỏi Cụ. Thì sau đó chỉ có khoảng độ mấy phút thôi thì cô Hiền trả lời: “Chữ AO này là chữ Nôm, AO đây là ao ước chứ không phải là cái ao. Mộ tại ao dương có thể giải thích là mộ đây không phải là cái mộ, mà là niềm sâu kín nó có nhiều nghĩa mà, có thể dịch là niềm sâu kín ao ước để cho dương gian được biết, dương đây là dương gian.”
Nhiều người nhầm AO DƯƠNG là địa điểm AO DƯƠNG, Không phải!
Ông Lượng ông ấy rất mừng,ông ấy bảo :”Thế thì đúng với ý tôi rồi. Đúng MỘ TẠI AO DƯƠNG là điều thầm kín, ao ước được cho dương gian được biết”.
Như thế nó khác hẳn chuyện tìm mộ tại AO DƯƠNG, nó là hai chuyện khác nhau, ông Lượng ông ấy nói thế!
Cho đến nay cái thẻ vẫn được các nhà nghiên cứu nghiên cứu tiếp. Tôi thì tôi có đề nghị thế này: Sau khi nghiên cứu xong, một số bạn trẻ, cán bộ trẻ Viện Hán Nôm bảo là không thấy gì. Thế thì tôi đề nghị Viện Hán Nôm, Viện Hàn Lâm Khoa học Việt Nam ghi ra hình nguyên gốc, chiếu lên xem đây có phải là chữ không ? ra ngay có phải là chữ không, còn chữ gì thì các anh em Hán Nôm tranh luận với nhau, đây có phải chữ Đạt không?, đây có phải chữ Mạc Triều Trạng Nguyên không? Ví dụ như thế, thì tôi nghĩ là nó ra ngay vấn đề thôi.
Nhưng mà tôi nghĩ là các cơ quan cùng phải, vì đây là việc rất lớn, nó động chạm đến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là một người như bạn biết là người quá ư vĩ đại! Chúng ta có Sấm Trạng Trình có thể ví Ông ấy giống như Vanga của Việt Nam. Thế giới có Vanga chúng ta tự hào có Trạng Trình. Thế thì chuyện này phải nghiêm túc, phải nghiên cứu một cách thấu đáo, một cách đầy đủ để cho nếu.., tôi nói là nếu, tôi thì tôi tin đến 95% rồi. Nếu mà đúng thật thì Nhà Nước phải có… để làm sao đặt đúng vị trí của Ông, kể cả cái phần mộ, sau này phải tổ chức lại như thế nào? Xây đắp lại như thế nào?cho xứng tầm vóc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

(CÒN TIẾP)

#6 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 472 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 17/05/2019 - 15:02

(Tiếp theo)

Phóng viên hỏi: “ Thưa PGS , thẻ tre chúng ta có thể xác định niên đại, xương cốt chúng ta có thể giám định AND , thưa ông?”
Ông Nguyễn Lân Cường:
Cái thẻ tre nó chỉ bằng cái ngón tay thôi mà bây giờ chúng ta….nếu nó bằng than tro,thì xác định niên đại, ít thôi, rất ít thôi thì chúng ta có thể xác định niên đại. Nhưng cái xương động vật hay xương người thì nó phải hàng cân cơ. Cho nên cái thẻ tre này là không thể làm được bằng C14. Khẳng định cái chuyện này.
Thế thì cái xương cốt của Cụ thì có thể làm AND được không?
Ở các nước, ở nước ngoài khí hậu nó khác thì có thể làm được, mấy trăm năm cũng có thể làm được. Nhưng ở ta tôi có hỏi một số các nhà khoa học chuyên về lĩnh vực di truyền thì họ nói ở ta rất khó. Thứ nhất họ nói AND phải theo trực hệ ví dụ : Ông Nguyễn Bỉnh Khiêm có người con trai, người con trai lại đẻ ra người con trai nữa, cứ theo cái trực hệ hay như bên nhà vợ thì mới làm được. Thế nhưng mà ở ta khí hậu như thế, cái xương ngâm trong bùn như thế không thể làm được, đấy là tôi được biết, các nhà khoa học di truyền, các giáo sư đã nói lại với tôi như thế. Tôi nghĩ là không thể làm được!

Phóng viên hỏi: “ Thưa PGS , ông khẳng định hài cốt này là của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, đúng không ạ?”
Ông Nguyễn Lân Cường:
Cho đến nay, tôi nghĩ cái gì nó cũng phải có… cái sự thật ấy phải hơn 90%, tôi nghĩ là , vì thứ nhất là các nhà tâm linh, tôi nói ví dụ như là các nhà ngoại cảm ví dụ như cô Giang,ví dụ như cô Hiền, đặc biệt là cô Hiền, vừa rồi tôi rất là buồn vì địa phương nói lên loa là cô ấy buôn thần bán thánh… Thật ra cô Hiền trước khi cô ấy làm chuyện này cô ấy đã tìm được khoảng… hàng trăm cái mộ liệt sĩ. Và tôi có về tôi xem những bằng chứng , không cần thử AND tìm được những cái bi-đông có chữ của người ..chết đó, ví dụ thế tức là hàng trăm cái.. thì chính đây là một người chúng ta phải tôn trọng chứ không nên là chụp cho người ta là mê tín dị đoan, rồi nói lên trên loa cho cả xã biết. Chuyện đó không nên, tôi cho chuyện đó không nên.
Chúng ta phải hợp sức lại, nếu chị Hiền làm gì sai thì chúng ta phải phê phán, nhưng nếu người ta đi tìm mộ cho liệt sĩ, đặc biệt cái chuyện này có thể người ta chưa nắm được người ta đào, tôi vẫn nói cô Hiền việc cô ấy đào là sai, mặc dù trong vườn nhà cô nhưng khi cô đào, ngay khi cô đào được cái quách cô phải báo với chính quyền, báo với cơ quan chức năng, báo cho cục di sản, báo cho khảo cổ học đế các bên họ về, nếu họ về cái quách còn nguyên chẳng hạn, còn chữ ở trên chúng tôi còn đọc được thì hay biết bao, nhưng cô ấy lại đem ra ao cô ấy rửa mất hết cả những cái chữ ở trên đi. Nhưng mà cô ấy cũng nhận được , cho nên sau này cô ấy rút kinh nghiệm, thì cái lần thứ hai đào lên cô ấy báo cho chính quyền địa phương đến.
Chứ còn nói là buôn thần bán thánh lợi dụng chuyện này tôi nghĩ là Viện Tiềm năng con người với hai vị thiếu tướng ở đó, hai vị thiếu tướng ông Ngô Tiến Qúy viện trưởng ông ấy là thiếu tướng công an, trước đây ông ấy là viện trưởng viện khoa học hình sự Bộ Công An, bây giờ ông ấy là Viện trưởng và những nhà khoa học khác ở trong đó tôi nghĩ đây là những người làm việc cho Nhà Nước, có trách nhiệm, kế cả tôi có trách nhiệm tiếng nói của mình, hoàn toàn không có lợi dụng chuyện này để nổi tiếng hay là mục đích nào khác về tiền tài danh vọng v.v.
Tôi khẳng định một lần nữa. Còn báo chí còn đưa lại một lần nữa tôi sẽ nhắc lại không có chuyện đó.
Còn nếu mà họ không có bằng chứng, mà họ cứ nói lên có thể chúng tôi sẽ kiện, có thể chúng tooisex kiện họ vu khống cho các nhà khoa học, vu khống cho những người làm cơ quan Nhà nước, tôi xin nhắc lại câu đó!
Chúng tôi có thể làm chuyện đó vì anh không có lý do gì anh đưa ra, nhất là anh không theo dõi quá trình mà anh đưa ra, có thể chưa
Tôi xin nói lại lần cuối cùng nếu các bạn nói chúng tôi ngụy tạo, chúng tôi có thể kiện các bạn với câu nói đó, với các nhà báoVTC News.
Sao đây lại gọi là cái “quách”, theo như cô Hiền Cụ gọi đây là cái TƯỢNG.
Tôi thấy là chúng ta đã đào được cái mộ trong quan ngoài quách ví dụ như là bộ chẳng hạn thì gỗ trong là cái gỗ Ngọc Am ở ngoài nó bao một cái lớp quách, tôi đã đào rất nhiều cái mộ như thế rồi, ngoài cái lớp quách ấy thì còn vôi, vữa, mật, cho cả gạo rang nữa. Cái này thì không phải thế. Cái tôi đào ở Nam Định thì đúng, có cái quách rất nhỏ nhỏ bằng cái này, trong đó có cả bộ xương nhưng ngoài cái quan tàigỗ đó…không…ngoài cái hộp gỗ đó có cái quách bao ngoài. Nhưng đây chúng ta không có cái quách bao ngoài mà chỉ có cái hộp gỗ không thôi, cho nên nếu mà chính xác theo tôi nghĩ nên gọi là hộp gỗ cho nó khỏi hiểu lầm.. cái hòm gỗ mà trong đó có bộ xương.
Sáng này là ngày 28 tháng 2, Viện Tiềm năng con người đã mời một bạn học về học .. tức là rất giỏi tiếng Trung Quốc, sống ở Trung Quốc nhưng lại là người Việt, gốc Việt mình, bố mẹ là người Việt Nam ở Trung Quốc, bạn ấy rất giỏi tiếng Trung Quốc, bạn về lại phát hiện một chuyện rất hay, phát hiện cái thẻ đó không những nó viết trên mặt thẻ mà cái chiều dày của thẻ nó rất mỏng một hai ly cũng khắc cả trên cạnh …tức là trên cái chiều dầy của cái thẻ nữa, tât cả những cái này vẫn còn đang tiếp tục nghiên cứu, cho nên tôi vẫn nghĩ rằng cần có một cái cuộc .. do có thể do Viện Di sản văn hóa đứng ra hoặc là viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đứng ra để mà thu thập các nhà Hán học của Viện Hán Nôm, kể cả những người cũ, kể cả những người mới, chúng ta cùng đến, chiếu những cái hình đó lên to lên rồi chúng ta tranh luận xem chữ ấy có đúng là chữ “Đạt” không? nếu là chữ “Đạt” thì phải.. phải..tin rằng rất ..rất có thể đây là mộ của Cụ, vì tên “Đạt”là tên húy, hay là những cái chữ khác nội dung nó là cái gì? vì các nhà tâm linh đã nói ngay từ đầu là cái thẻ có rất nhiều chữ, nhưng mà bạn cứ hình dung một cái thẻ chỉ bằng ngón tay này thôi mà dài có 25cm thì chữ có những chữ nó lại viết chồng lên nhau nên nó rất khó đọc. Tôi nghĩ là việc đó là việc rất cần thiết và có lẽ nên là cái hướng duy nhất để chúng ta tìm ra đây có phải là mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thật sự hay không? Theo tôi đấy là bằng chứng khoa học, nãy giờ chúng ta tin tưởng các nhà .. tôi được biết cho đến nay bốn năm nhà nghiên cứu về ngoại cảm thì đã nói với tôi đấy chính là mộ, họ khẳng định đây là mộ Trạng Trình, nhưng chúng tôi là những nhà khoa học thì phải rất thận trọng, họ nói như thế nhưng chúng ta phải chúng minh được bằng cái thẻ tre và bằng những cái chữ viết trên đó.
Phóng viên hỏi: “ Vậy thì thưa PGS , là ông đã rất là tin tưởng những nhà ngoại cảm cũng như những yếu tố tâm linh hay là ông vẫn còn nghĩ là chúng ta cần phải có thêm những cái điều… những công việc khác nữa để chứng minh và làm rõ thêm những yếu tố khoa học?”
Ông Nguyễn Lân Cường:
Chúng ta phải kết hợp, những nhà ngoại cảm nói như thế nhưng chúng ta luôn luôn phải kiểm tra chéo, phải kiểm tra những điều họ nói là một, thứ hai là tôi làm với người khác trước sự chứng kiến của mọi người, thế thì chúng ta vẫn phải dựa vào cả yếu tố tâm linh, cả vấn đề ngoại cảm và vấn đề khoa học để mà đưa đi đến gần với cái chân lý hơn.
Thì tôi nghĩ như thế là chính xác nhưng điều quan trọng nhất là trong chuyện này chúng ta phải trung thực, đừng có để …một chuyện gì vượt lên trên cái chuyện thiêng liêng này vì tôi cho được làm về Cụ là cái vinh dự quá lớn với anh em chúng tôi.
Tại sao bao nhiêu năm nay người ta đi tìm mộ Trạng Trình không ra? Đến lượt anh em chúng tôi lại tìm được những cái mắt xích… hay những cái vẽ …được niềm hy vọng nên tôi cho đây là cái niềm vinh dự lắm.
Nhưng chính niềm vinh dự đó lại thôi thúc anh em chúng tôi càng phải thận trọng hơn với những cái kết luận của mình và càng phải thận trọng hơn trong cái cách xử lý những tư liệu khoa học.

( Hết phần phỏng vấn
(CÒN TIẾP)

Sửa bởi catdang: 17/05/2019 - 15:04


#7 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 472 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 18/05/2019 - 10:04

(TIẾP THEO)
* Xin sửa lại là : Cung Khắc Lược chứ không phải Cung Khắc Lượng
Ông Cung Khắc Lược là tiến sĩ Hán Nôm đầu tiên của Viện Hán Nôm
Xin bạn đọc thứ lỗi.

( Hết phần phỏng vấn)

Những hình ảnh minh họa :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Phần 4 : Những luồng dư luận trái chiều.
  • Bài đăng trên báo điện tử Thanhnien.vn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tranh cãi xung quanh việc 'tìm thấy mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm'

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



lethanhtan.hp89@gmail.com

Tại xã Cộng Hiền (H.Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng), nơi phát hiện ngôi mộ được một số nhà khoa học cho rằng đó là mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, chính quyền địa phương đã phản đối thông tin này và phát loa thông báo “kẻ xấu” có thể lợi dụng sự việc để tuyên truyền mê tín dị đoan...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chưa đủ cơ sở khoa học để xác định mộ Trạng Trình

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




trinhthanhnien@gmail.com

Đó là khẳng định của Bộ VH-TT-DL sau khi có thông tin cho rằng đã phát hiện mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tại vườn một hộ dân ở H.Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng.

Chiếc hộp gỗ, được cho là “quách mộ Trạng Trình”, tại Bảo tàng Hải Phòng
ẢNH: ÔNG NGUYỄN LÂN CƯỜNG CUNG CẤP
Cụ thể, trong Công văn số 704 ký ngày 27.2 gửi UBND TP.Hải Phòng về việc nghiên cứu ngôi mộ mới phát tích tại H.Vĩnh Bảo, Bộ VH-TT-DL cho biết theo thông tin mà Bộ có được đến thời điểm hiện nay, từ năm 2014 người dân H.Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng phát hiện trong vườn nhà hiện vật được một số nhà nghiên cứu cùng Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người cho là có liên quan đến danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hiện vật đã lưu lạc cho đến tháng 12.2016 mới được Bảo tàng Hải Phòng tiếp nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Theo Bộ VH-TT-DL, những thông tin có được trong quá trình phát hiện cũng như việc tổ chức bảo vệ, nghiên cứu hiện vật cho thấy chưa đủ cơ sở khoa học để đưa ra kết luận nguồn gốc, chủ nhân của hiện vật. Vì vậy, Bộ đề nghị UBND TP.Hải Phòng chỉ đạo Sở VH-TT phối hợp cơ quan chức năng tiếp tục thu thập thông tin về quá trình phát hiện hiện vật và xây dựng kế hoạch mời các nhà khoa học, các tổ chức có đủ chức năng để tiến hành nghiên cứu (nếu cần thiết có thể tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ học theo quy định), bảo vệ hiện vật một cách bài bản đảm bảo tuân thủ nguyên tắc khoa học trước khi báo cáo UBND TP.Hải Phòng và Bộ VH-TT-DL xem xét, quyết định.

Công văn của Bộ VHTTDL gửi UBND TP.Hải Phòng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

  • Cuộc “tấn công” của VTC News

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sự thật chuyện tìm thấy mộ Trạng Trình: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vào cuộc

Thứ Năm, 02/03/2017 07:14 AM GMT+7
(VTC News) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, làm rõ thông tin tìm thấy mộ cụ Trạng ở Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Liên quan đến vụ việc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ở vườn nhà bà Bùi Thị Hiền (thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng), mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có công văn gửi UBND TP Hải Phòng đề nghị chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc xác minh làm rõ.
Theo đó, Bộ VHTTDL nhận được công văn số 1126 ngày 10/2 của Văn phòng Chính phủ đề nghị báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả hội thảo khoa học về ngôi mộ cổ mới phát tích tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sự thật chuyện tìm thấy mộ Trạng Trình: Thầy bói tự ý khai quật mộ trong nhà

Thứ Hai, 20/02/2017 16:07 PM GMT+7
(VTC News) - 'Nhà ngoại cảm' tuyên bố tìm thấy mộ Trạng Trình đã tự ý cho người khai quật một ngôi mộ trong vườn mà không xin phép chính quyền địa phương. Sáng 20/2, ông Đoàn Văn Chung – Chủ tịch UBND xã Cộng Hiền, Vĩnh Bảo, Hải Phòng đã thông tin với PV

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

những tình tiết mới nhất liên quan đến việc "

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

" ở nhà bà Bùi Thị Hiền (thôn Hạ Đồng, Cộng Hiền, Vĩnh Bảo, Hải Phòng).
Theo ông Chung, khoảng chiều tối qua (19/2), bà Bùi Thị Hiền đã tự ý cho người khai quật, đào bới một ngôi mộ trong vườn gia đình mà không xin phép hay thông báo cho chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sự thật chuyện tìm thấy mộ Trạng Trình: Thầy bói tung tin thất thiệt, lôi kéo 'chân tay' chống đối

Thứ Sáu, 17/02/2017 12:02 PM GMT+7
(VTC News) - Lãnh đạo địa phương cho biết, kể từ khi bà Hiền hành nghề bói toán, tìm mồ mả bằng phương pháp tâm linh thì bà này có thái độ xấc xược, lôi kéo một số thành phần "chân tay" có thái độ chống đối. Vừa qua,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đăng loạt bài phóng sự điều tra liên quan đến những thông tin thất thiệt về việc "phát lộ" ngôi mộ nghi là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tại vườn gia đình bà Bùi Thị Hiền (thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) gây bức xúc cho cán bộ và nhân dân địa phương, thu hút sự quan tâm đông đảo của dư luận.
Ngày 16/2, nhóm PV VTC News đã có buổi làm việc với UBND xã Cộng Hiền về một số thông tin mới nhất xung quanh vụ việc này.
Tại buổi làm việc, ông Đoàn Văn Chung – Chủ tịch UBND xã cho biết, sau khi Báo điện tử VTC News đăng tải, được sự chỉ đạo của lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Vĩnh Bảo, ngày 14/2, đoàn công tác của huyện phối hợp chính quyền địa phương đã mời bà Bùi Thị Hiền lên trụ sở UBND xã để làm việc.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tìm mộ bằng ngoại cảm ở Hải Phòng: Mục đích của những kẻ tung tin đồn tìm thấy mộ Trạng Trình?

Thứ Tư, 15/02/2017 07:20 AM GMT+7
(VTC News) - các cơ chức năng cũng cần vào cuộc quyết liệt làm rõ động cơ và mục đích của những người đã tung tin lên trên mạng xã hội Kỳ 4 (kỳ cuối): Động cơ, mục đích của những kẻ cố tình tung tin đồn là gì?
Loạt bài tìm mộ cụ Trạng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Xung quanh thông tin lan truyền trên mạng cho rằng đã tìm thấy ngôi mộ Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm ở nhà bà Bùi Thị Hiền (Cộng Hiền, Vĩnh Bảo, Hải Phòng), nhóm PV

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Văn Quyn, bí thư huyện ủy Vĩnh Bảo. Với tư cách là người lãnh đạo huyện, ông Quyn cảm ơn và rất trân trọng những thông tin mà các phóng viên đã điều tra và cung cấp. Đó là những tiếng nói rất chân thực và khách quan trong câu chuyện này.
PV : Thưa ông, ông có suy nghĩ và đánh giá như thế nào trước những thông tin đang ầm ỹ hiện nay về việc tìm thấy ngôi mộ được cho là của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm?
Ông Quyn: Bản thân tôi từ trước đến giờ cũng rất quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp cụ Trạng, đồng thời cũng tham gia tham luận ở một số hội thảo khoa học. Tôi nghĩ, Trạng là bậc thánh nhân, được cả người Việt Nam lẫn người Trung Quốc ở thời đại của cụ ghi nhận là người thông hiểu kinh dịch, lý số, có khả năng đoán trước được sự việc. Và nếu Trạng đã giấu kín nơi an táng của mình thì chắc đời sau không dễ có thể tìm ra được.
Câu nói về nơi an táng của Trạng: “Ba Rá nhìn sang, Ba Đồng ngoảnh lại, táng tại ao Dương”, cũng như một số câu sấm ký khác, thì tất cả chỉ là do dân gian truyền miệng lại, không có hệ thống, thì đó có phải là cơ sở, căn cứ khoa học không? Tôi nghĩ điều ấy rất khó.
Tôi thừa nhận từ trước đến giờ, ở Vĩnh Bảo đã có rất nhiều nhà ngoại cảm về tìm kiếm mộ Trạng, mỗi người chỉ một nơi. Rốt cuộc là quá nhiều địa điểm… an táng Trạng Trình, và cũng chả có địa điểm nào có cơ sở khoa học chắc chắn và khách quan. Chúng tôi chỉ công nhận khi có kết quả giám định khoa học, mọi việc không thể võ đoán, mặc dù việc tìm thấy mộ Trạng là niềm mong mỏi của người dân Vĩnh Bảo bấy lâu nay.
PV: Như vậy, lãnh đạo huyện đã có những hành động cụ thể như thế nào trước những tin đồn đấy, thưa ông?
Ông Quyn: Tôi đã chỉ đạo các cơ quan trong huyện vào cuộc xác minh điều tra khi nghe thấy những thông tin ấy.
Trước nhà bà Hiền có đào được ngôi mộ hay không? Chúng tôi chỉ nghe kể lại, bẵng đi một thời gian, tự dưng có mấy ông ở đâu lò dò về, chả thông báo cho chính quyền địa phương gì cả, tôi nghe tin và có về xã Cộng Hiền làm việc thì nói thật có nghe một quan chức của xã báo cáo: Chả có gì đâu anh ạ, mọi người cứ phịa chuyện thôi…
Những ý kiến khác :
  • Báo điện tử : thethaovanhoa

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chuyên gia khảo cổ nói về việc 'tìm thấy mộ Trạng Trình'

12:07 18/01/2017
(Thethaovanhoa.vn) - Một thông tin đang được dư luận quan tâm đặc biệt: có khả năng, ngôi mộ cổ được phát hiện tại Vĩnh Bảo (Hải Phòng) chính là nơi an táng danh nhân Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử. Đặc biệt, một trong những luận điểm quan trọng cho giả thiết này nằm ở việc PGS - TS Nguyễn Lân Cường (Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam) và cộng sự phát hiện ra chiếc thẻ tre khắc tên húy của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nằm ở phần quách gỗ thuộc ngôi mộ, trong ngày 7/1 vừa qua.
Thể thao & Văn hóa (TTXVN) giới thiệu bài viết của PGS - TS Nguyễn Lân Cường về vấn đề này. Xôn xao chuyện tìm được mộ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

08:46 17/01/2017
Ngày 16-1, tại Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch H.C.M (Hà Nội), Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người và Hội Khảo cổ học Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học về ngôi mộ cổ mới phát tích tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Hội thảo đã thu hút nhiều nhà khoa học, sử học và sự tham gia của một số cơ quan Trung ương và TP Hải Phòng. Theo thông tin từ hội thảo, tháng 4-2014, tại thôn Hạ Đồng (xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng), người dân phát hiện một ngôi mộ cổ, bên trong là chiếc quách màu đỏ có mùi thơm, trên các mặt quách có nhiều chữ Nho. Hài cốt được chuyển sang tiểu và an táng tại nghĩa trang, chiếc quách được cọ rửa, mất nhiều chữ và chuyển về Hà Nội để các nhà khoa học nghiên cứu.
Nhận được thông tin, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người đã mời các nhà khoa học: Khảo cổ học, Hán Nôm… đề nghị xác định tuổi tấm gỗ làm quách.
Theo PGS.TS Nguyễn Lân Cường, Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam, việc xác định được một số chữ Nho trên quách của nhóm các nhà nghiên cứu ở Hải Phòng gồm Th.S Ngô Văn Hiển, Nhà thư pháp Lê Thiên Lý, Nhà Hán học Lương Đắc Tưởng, cụ Phạm Văn Duyệt và kết quả xác định niên đại gỗ làm quách là 1.700 năm càng củng cố lòng tin và sự hy vọng đây là quách táng hài cốt của Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, một trong những danh nhân văn hóa Việt Nam tiêu biểu.
Xác định danh phận người trong mộ là một việc quan trọng, có ý nghĩa với quốc gia, dân tộc, do vậy cần phải tìm các chứng cứ khoa học. Tuy chưa kết luận được danh tính song Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người đã khẳng định đây là ngôi mộ cổ và người nằm trong quách có danh phận cao quý. Đây là tài sản quý của địa phương và quốc gia nên Viện đã gửi công văn cho chính quyền địa phương đề nghị bảo vệ khu mộ và cùng phối hợp nghiên cứu.
-Thời báo today

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tìm thấy mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sau 529 năm ở Hải Phòng?

18/01/2017 08:35:52

Tìm thấy mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sau 529 năm ngày mất tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng là những gì các nhà khoa họcđưa ra trong cuộc Hội thảo mới đây, song người dân địa phương còn nhiều nghi vấn.

Hội thảo thu hút đông đảo giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học, sử học, nhà ngoại cảm.
Cuộc hội thảo về ngôi mộ cổ mới phát tích tại huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng được tổ chức tại Hà Nội vừa qua, do Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng của con người và Hội Khảo cổ học Việt Nam tổ chức thu hút sự tham gia của đông đảo giáo sư, tiến sĩ khoa học đầu ngành, các nhà sử học, hán học và nhà ngoại cảm trong nước.
Trước đó, vào tháng 4/2014, người dân thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo đào được một chiếc quách gỗ sơn màu đỏ tại vườn nhà bà Bùi Thị Hiền. Sau khi an táng bộ hài cốt trong chiếc quách, người dân thấy đã giữ lại chiếc quách gỗ.
Ảnh: N.V.H cung cấp


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Góc nhìn đa chiều về “mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm”: Ngôi mộ lạ lùng và những điều kỳ bí về chiếc quách cùng tấm thẻ tre (Kỳ 2)


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vụ tìm mộ Trạng Trình bằng ngoại cảm: Hội thảo khoa học hay 'hội thảo mê tín"
10:35 AM 13/03/2017#1
(VTC News) - Ông Đỗ Xuân Trung, Phó Giám đốc Bảo tàng Hải Phòng nhận xét: "Hội thảo gì mà sặc một mùi mê tín dị đoan".
Nhân chuyện trên mạng và một số tờ báo lan truyền thông tin ầm ỹ về sự việc khả năng ngôi mộ được đào trong vườn nhà thầy bói Bùi Thị Hiền (xã Cộng Hiền, Vĩnh Bảo, Hải Phòng) hồi đầu năm 2014 là mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhóm PV VTC News đã có loạt bài điều tra lật tẩy sự việc động trời này. Theo đó, không hề có chuyện tìm thấy mộ của cụ Trạng, mà đằng sau đó có thể là cả một âm mưu được dàn dựng kỹ càng suốt 3 năm của một nhóm người muốn được nổi tiếng, được cả danh lợi lẫn tiền bạc.
Có thể chỉ tên một số nhân vật như thầy giáo Nguyễn Đình Minh, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Khuyến, Vĩnh Bảo, Hải Phòng (như cơ quan chức năng đã điều tra là những thông tin này được phát tán từ trang web nguyendinhminh.net); ông Lê Thiên Lý, GĐ Trung tâm Thư pháp, Câu đối và Hán nôm học Hải Phòng; nhà giáo về hưu Hoàng Phan (tự xưng là nhà Hán học, Vĩnh Bảo, Hải Phòng); Các cán bộ Viện nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người, và một số thành phần ăn theo khác…
Khi mọi việc đã rõ rành rành, các cơ quan chuyên môn cùng chính quyền địa phương đã vào cuộc và khẳng định những gì Báo điện tử VTC News phản ánh là đúng sự thật, thì vẫn còn một số người muốn “cố đấm ăn xôi”. Những đối tượng này ra sức bêu riếu các phóng viên điều tra VTC News cùng các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương. Một trong những lý do để bấu víu chính là cuộc “Hội thảo khoa học” ngày 16/1/2017 với sự tham gia của một loạt “các nhà khoa học”. Nhưng sự thật có đúng như vậy?
Ở góc độ bài viết này, chúng tôi xin phân tích kỹ càng về cái gọi là “Hội thảo khoa học” đó, để đưa đến một cái nhìn rõ ràng hơn cho độc giả.

Tạm kết phần “tư liệu” ở đây, mong muốn mọi người cùng xem xét và phân tích vấn đề này.

Cuộc đời cũng như di sản Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại rất nhiều điều như huyền thoại. Người ta gần như lãng quên mãi cho đến kỷ niệm 500 năm ngày sinh của Ông, 429 năm sau khi Ông mất câu chuyện về “hậu sự” của Trạng Trình lại thật sự nổi sóng, có lẽ Ông là vị Trạng Nguyên được hậu nhân nhắc đến nhiều nhất trong lịch sử Việt Nam. Nói Ông là vị Trạng Nguyên nổi tiếng nhất Việt Nam đến hôm nay cũng không phải là ngoa ngữ.

Trong diễn đàn này chúng ta đã giải được bí ẩn lớn của Sấm Trạng Trình, đến hôm nay có lẽ vài người cũng dần dần hiểu tại sao Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm lại nổi tiếng trở lại như thế, thật sự như thế nào có lẽ không phải là chuyện đời thường nữa?

Nhà sử học Ngô Sĩ Liên đã viết : “Từ khi có trời đất này, thì đã có núi sông này, mà khí trời chuyển vận, thánh nhân ra đời, đều có số cả. Khí trời từ Bắc chuyển xuống Nam, hết Nam rồi lại quay về Bắc. Thánh nhân trăm năm mới sinh, đủ số lại trở lại từ đầu.
Vậy là chuyện sinh , chuyện tử của những bậcThánh Nhân không lạ kỳ mới là lạ.

Sửa bởi catdang: 18/05/2019 - 10:13


Thanked by 1 Member:

#8 phuc1988

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 1 Bài viết:
  • 0 thanks

Gửi vào 10/05/2021 - 16:51

Bài viết hay quá.

Sửa bởi phuc1988: 10/05/2021 - 16:54







Similar Topics Collapse

9 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 9 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |