Jump to content

Advertisements




Bi - hài xung quanh chuyện xử phạt vì "ăn cỗ lấy phần"


1 reply to this topic

#1 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5907 thanks

Gửi vào 30/03/2019 - 16:16

(VTC News) - Chủ tịch UBND xã Giao Long - Giao Thủy - Nam Định cho biết quy định khách ăn cỗ lấy phần, chủ nhà bị phạt là thỏa thuận giữa chính quyền và người dân để thực hiện nếp sống văn hóa.

“Ăn cỗ lấy phần” vốn là tục lệ ở nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt là một số vùng quê Bắc Bộ như Nam Định, Thái Bình...

Nhiều nơi coi đây là nét đẹp văn hóa khi ông bà, cha mẹ đi ăn cỗ nhưng nhớ đến và lấy phần về cho con cháu. Gia chủ thậm chí còn chuẩn bị sẵn túi nilon cho khách để chia phần. Tuy nhiên cũng có một vài ý kiến lại cho rằng đây là tục lệ lạc hậu, có phần kém văn minh.

Thời gian qua, tại xã Giao Long (huyện Giao Thủy, Nam Định), bên cạnh việc tuyên truyền vận động người dân thực hiện quy chế thực hiện nếp sống văn hóa mới, chính quyền cũng đưa ra phương án phạt tiền đối với những gia đình làm cỗ nếu để khách lấy phần mang về.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

''Ăn cỗ lấy phần” là phong tục của các vùng quê miền Bắc. (Ảnh: Tin tức Nam Định)


Lý giải về việc xử phạt trên, ông Trần Hoài Nam – Chủ tịch UBND xã Giao Long cho biết, mục đích của việc này là để thực hiện chủ trương của UBND huyện Giao Thủy trong cuộc vận động văn minh văn hóa, làm cỗ đủ ăn, ăn cỗ không lấy phần, đám cưới đám tang chỉ phục vụ người nhà.

Theo ông Nam, có khoảng 5 - 6 xã thực hiện thí điểm từ cuối năm 2016, và việc này thực chất cũng xuất phát từ chính nguyện vọng, đề đạt của người dân. Chính quyền xã cũng tham khảo, học tập mô hình từ các xã của huyện Hải Hậu.

“Quy định này dựa trên chính bức xúc của người dân, khi đi ăn cỗ nhưng không ăn, không uống mà cứ lấy phần rất tốn kém cho gia chủ. Chính người dân đã đề nghị chính quyền có giải pháp để giúp nhân dân loại bỏ việc này”, ông Nam nhấn mạnh.

Theo ông Nam, chủ trương của xã nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng của 100% của người dân. Thậm chí bây giờ nếu ai còn lấy phần khi đi ăn cỗ thì chính người dân sẽ bêu riếu ra cả làng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cuộc vận động văn minh văn hóa, làm cỗ đủ ăn, ăn cỗ không lấy phần... giúp chống lãng phí, giảm chi phí cho gia chủ. (Ảnh minh họa)



Về việc phạt tiền với chủ nhà để khách ăn cỗ lấy phần, ông Nam cho biết thêm, việc này do chính quyền xã và người dân thỏa thuận, thống nhất với nhau để người dân cam kết thực hiện quy định.

“Khi đến đăng ký, các gia đình sẽ cam kết đặt cọc trước một số tiền về xã, nếu gia đình nào vi phạm sẽ bị trừ vào số tiền đã đặt cọc, còn nếu không vi phạm sẽ được trả lại toàn bộ.

Việc quy định này là sự thống nhất của chính quyền với người dân chứ không có văn bản quy định nào. Người dân đều nói chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện nếp sống văn hóa, nếu làm sai, chính quyền cứ phạt. Thực tế từ trước đến nay, xã cũng chưa từng phạt một trường hợp nào”, ông Nam cho biết.

Chủ tịch UBND xã Giao Long cũng cho biết, chính các cử tri khi đi họp cũng nói rằng, đời sống của người dân khấm khá, những món ăn trong mâm cỗ hầu hết cũng xuất hiện trong các bữa ăn hàng ngày, lấy phần về ăn không hết lại để tủ lạnh hoặc lại bỏ đi gây lãng phí.

Ngoài ra, bỏ tục ăn cỗ lấy phần cũng là giảm áp lực cho gia đình làm cỗ. Chẳng hạn ngày trước, mỗi mâm cỗ đều có 5 đĩa giò (để lấy phần) nhưng giờ chỉ cần làm 1-2 đĩa để ăn. Hiện nay, người dân chủ yếu làm các món xào, nấu để mọi người cùng ăn đủ, sau đó đi về.

Theo chủ tịch UBND xã Giao Long, kể từ khi cuộc vận động thực hiện nếp sống văn minh văn hóa được triển khai dân làng đều phấn khởi.

“Người dân đều nói như vậy rất là tốt, rất văn minh, người dân rất quý, thực hiện tốt”, ông Nam nói thêm.

Sửa bởi Expander0410: 30/03/2019 - 16:17


#2 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5907 thanks

Gửi vào 30/03/2019 - 16:26

Ăn cỗ lấy phần - sao lại coi thường?


(DanViet) Các bạn trẻ ngày nay sẽ cười ngất và có phần coi thường thói quen mỗi khi ai đó đi ăn cỗ lấy phần đem về. Thực tế thì chuyện lấy phần cũng đang mất dần, có chăng chỉ còn rớt lại ở những vùng sâu, vùng xa nào đó.

Nhưng cách nay vài chục năm, việc lấy phần đem về sau mỗi bữa cỗ ở nhà quê, xứng đáng là một “nét văn hóa” của vùng Bắc Bộ. Cái phần cỗ đó, nhất định phải có, thường xuyên là một nắm xôi hay nửa cái oản, mấy miếng thịt gà hoặc thịt lợn to bản thái mỏng, một quả chuối đã bắt đầu nẫu, mấy miếng gan hoặc dồi lợn... Tất cả được gói chung trong cái khăn vuông cũ kĩ (hoặc khăn mùi soa).

Nhiều người vẫn đơn giản nghĩ, vì bản tính tham (do đói khổ quá lâu) nên người ta phải tìm cách lấy phần đem về? Đói khổ trường kì sinh nhếch nhác thì khó cãi, nhưng chỉ nghĩ như vậy, chắc chắn là người thiếu hiểu biết. Bởi nếu gạt bỏ những dị nghị về đói và tham ấy đi, thì sẽ thấy hành động lấy phần cũng ẩn chứa trong đó nhiều nét đẹp đáng để chúng ta trân trọng và ngưỡng mộ.

Ở nhà quê xưa, ai là người thường xuyên được đi ăn cỗ mỗi khi làng có đám? Dĩ nhiên, phần lớn sẽ là những người cao tuổi và đàn ông được xếp ở bậc cao nhất? Đó là một thứ đặc quyền mặc định. Người đi ăn cỗ cũng là người đại diện cho gia đình, hiện diện trước họ mạc, làng xóm, để chia vui hoặc chia buồn, thể hiện tình làng nghĩa nước. Mặc dù được mời ăn, nhưng trong đa số trường hợp, được (hoặc phải) đi ăn cỗ chính là dịp để trả nợ… miệng! Trước mình mời người ta, thì nay người ta mời lại.

Trước người ta mừng mình thế nào, thì nay phải mừng lại tương đương như vậy. Vì thế, người đi ăn cỗ luôn ý thức mình đang ăn vào phần của con cháu. (Nó phải ăn kham khổ để mình có tiền đi ăn cỗ). Cái ý nghĩ này sẽ ám ảnh mọi người trong mâm cỗ chứ chả riêng ai. Và để “nhẹ lòng” phần nào, họ tìm cách chia nhau thức ăn lấy phần cho con cháu.

Thường những thứ lấy phần đem về phải là những thứ ngon nhất, sạch nhất, có thể gói vào khăn được. Đôi khi ngay từ đầu bữa cỗ người ta đã thỏa thuận thứ sẽ chia phần, để không ai động đũa vào. Phải làm xong việc ấy, ngồi ăn mới ngon. Bởi mỗi người đều biết sự mong ngóng của những đứa con hoặc cháu, kiên nhẫn đứng ngoài ngõ chờ ông bà, bố mẹ đi ăn cỗ về, để được nhận quà. Cuộc chờ đợi có thể bắt đầu ngay từ lúc người lớn khăn áo tề chỉnh bước khỏi cửa. Và ánh mắt chúng sẽ sáng lên, long lanh trong niềm hạnh phúc vô bờ khi chia nhau những thứ mà người lớn lấy phần.

Hãy tưởng tượng cũng ánh mắt ấy, gương mặt thiên thần ấy, thay vì sáng bừng lên, sẽ lập tức tối sầm lại, tắt ngấm, y như ngọn đèn bị thổi thô bạo, khi trên tay ông bà, bố mẹ không có cái bọc gói trong khăn, đĩnh đạc ngoắc đến quá khuỷu?

Đôi khi phải sống rất lâu, phải chờ ông bà bố mẹ chết đi, phải thành bại trong đời, chúng ta mới thấy hết tấm lòng mênh mông, sâu thẳm của các đấng sinh thành.

*Tiêu đề bài viết do Dân Việt đặt lại.


Mới đây, xã Giao Long (huyện Giao Thủy, Nam Định) đã đưa ra yêu cầu phạt tiền những gia đình làm cỗ nếu để khách lấy phần.

Ông Trần Hoài Nam - Chủ tịch UBND xã Giao Long cho hay, khi các gia đình đi đăng kí trên xã, mỗi gia đình sẽ phải đặt cọc 3 triệu đồng. Việc này do chính quyền xã tự đặt ra để đe người dân.

Nếu gia đình nào vi phạm để người dân ăn cỗ lấy phần sẽ bị xử phạt, trừ vào số tiền đã đặt cọc. Ông Nam lấy ví dụ, 1 người lấy phần có thể phạt 500.000 đồng, 2 người có thể lên đến 1.000.000 đồng… nói chung, tùy vào mức độ để xử lý chứ không có con số cụ thể.

Sửa bởi Expander0410: 30/03/2019 - 16:29







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |