SẤM TRẠNG TRÌNH 2018
#1
Gửi vào 04/01/2019 - 09:33
ĐI TÌM THÁNH NHÂN
Câu hỏi lớn nhất trong Sấm Trạng Trình là ai là THÁNH NHÂN (THÁNH CHÚA)? và đi tìm Ngài ở đâu?
Trước tôi đã có hai bài giải trong Sấm có hé lộ “Kê minh Ngọc Thụ” là Thánh Nhân và Ngài sẽ xuất hiện vào thời kỳ “lục thất nguyệt gian”
.
Theo suy luận thì Thánh Chúa sẽ xuất hiện vào thời “lục thất nguyệt gian” vì có câu sấm: “LỤC THẤT DĨ THÀNH” . Nếu không xuất hiện một vị Thánh Chúa có năng lực rất lớn thì nhân loại sẽ không thể vượt qua được “lục thất” vì nó cũng là đại kiếp số chung của cả vũ trụ, chính vì Thánh Chúa xuất hiện mà “lục thất dĩ thành”.
Trước khi đọc bài này tôi xin có vài lời nói trước với bạn đọc, viết những lời này là do khi viết gần xong bài viết tôi lại mới thấy ra những điều khác nữa nên đáng nhẽ nó ở cuối giờ tôi để lên trước:
Thứ nhất là: tôi giải Sấm Trạng Trình không phải để thể hiện bản thân mà là muốn phục vụ cho cộng đồng, tôi đã đọc Sấm Trạng Trình trên 10 năm không giải ra được một câu nào, cũng không có ý định giải Sấm nữa, chẳng hiểu xui khiến thế nào mấy ngày cuối năm dương lịch lại đọc lại chỉ vài ngày là minh bạch ra được mấy câu.
Thứ hai là: các bạn nên coi những lý giải của người giải (tuy của cá nhân) nhưng có lẽ thật sự không phải là từ trí tuệ của anh ta mà ra. Theo tôi nhận thức thì đầu não con người chỉ như cái bình chứa thôi nếu đổ vào đó nước thì là cái bình nước, đổ vào mật ong thì là bình mật ong, nhặt sỏi bỏ vào thì là bình sỏi nên những người khôn gọi là “có sỏi trong đầu”. Cái bình tự hào: “Đến xem tôi là bình rượi nho này” ở bên trên họ nói “Ông chỉ là cái bình thôi, đổ nước lã vào thì lại là bình nước lã”, cái bình tự hào “Đến xem tôi là bình nước đầy này” ở bên trên họ nói “Nước còn nhiều lắm nhưng ông chỉ chứa được có bằng đó thôi”. Xin các bạn hãy có quan điểm giống như vậy. Tôi cũng dốt đặc Hán tự cũng như Trung văn chỉ khôn lỏi một tí là dùng tự điển, tôi dùng từ điển điện tử HÁN-VIỆT Thiều Chửu, xin viết lời đa tạ cụ Thiều Chửu.
Thứ ba là: Tôi cho rằng Sấm Ý NGHĨA đúng là không phải Trạng Trình tiên tri ra theo DỊCH mà là Cụ THẤY SẤM TRỜI nên chép ra, Sấm là dự ngôn của Thần, Trình Quốc Công là người ký tải.
“Thấy Sấm tự đấy chép vào
một chút tơ hào chẳng dám sai ngoa”
“Vừa năm Nhâm Tý đầu xuân
Thanh nhàn ngồi tựa hương câu nghĩ đời
Quyển Vàng mở thấy Sấm Trời
Từ Đinh đổi dời chí lục thất gian”
Vì là SẤM TRỜI nên trong một câu Sấm có khi chỉ vài ba từ nhưng có nhiều nội hàm (huyền cơ) rất thâm sâu ảo diệu, người lý giải là bị hạn chế chỉ cho lý giải được một vài điều thôi, còn rất nhiều điều khác nữa trong đó, vậy nên bạn nào có tâm ý hãy nghiên cứu lại những câu tuy bị giải rồi sẽ phát hiện ra được những nội hàm khác ẩn chứa trong đó.
Chúng ta cùng lên đàng đi tìm Thánh Chúa.
Tôi xin: tầm chương trích cú những gì liên quan đến Thánh Chúa hay Thánh Nhân có trong Sấm Trạng Trình:
“Phá điền thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành”
“Bảo giang thiên tử xuất
Hứa cập Thánh Nhân hương”
“Bảo sơn thiên tử xuất
Danh thế xuất nan lường”
“có thầy Nhân thập đi về
Tả phu hữu trì cây cỏ làm binh”
“Phá điền thiên tử giáng trần
Dũng sĩ nhược hải mưu thần như lâm”
“Dục thức Thánh Nhân tính
Mộc hạ liên đinh khẩu
Dục thức Thánh Nhân xứ
Đa xuất ứng Bảo giang
Dục thức Thánh Nhân hương
Thủy lam bảo trung tàng
Dục thức Thánh Nhân diện
Tu tầm chương trích cú
Giang Nam nhị thủy huyện
Tại sơn vô hổ lang
Thất thập nhị hiền tướng
Phụ tá Thánh Quân vương
Phá điền Thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành”
“Thủy trung tàng bảo cái
Hứa cập Thánh Nhân hương”
“Bắc phương chính khí sinh ra
Có ông Bạch sĩ điều hòa hôm mai”
“Tư tâm dục thức Thánh Nhân diện
Lưỡng biên bàn ngạt tùy nhất khối
Thủ túc Chánh Vương tam lương tự”
“Thánh Nhân hương thủy trung tang bảo cái
“Thánh Nhân diện bộ đạo đức nghi quảng tầm chương trích cú”
“Thánh Nhân sinh ư Bạch Sĩ tự tối linh, thử nhật thiên giáng ngũ sắc vân xích quang màn tự, hương thủy trung tang bảo cái, trú sư tử bích hoàn sơn, long triều hổ phục ,long triều hổ phục , sinh xuất thủy bảo giang thủy liễu chu lưu, danh mộc hạ liên đinh khẩu”
”Thánh Nhân sinh dĩ bách niên”
“ Đố ai biết được Bảo giang môn
Là nơi Thánh Chúa Thiên tôn định phần
Xuất giang môn, hóa giang môn
Ly nơi Đông thổ, xoay vần Tây phương”
Chắc là còn nhiều nữa, có lẽ vậy là đủ dữ kiện rồi, chỉ tiếc là không có bản chữ Hán nào, nếu có thì giải chỉnh hơn, xin tạm giải căn cứ vào âm Hán- Việt.
Lúc ban đầu tôi nghĩ là có nhiều thông tin đến vậy là do Sấm do nhiều người chép, nên cách hiểu cùng một vấn đề là khác nhau, sau suy nghĩ lại có thể Cụ Trạng sợ sau này con cháu hiểu nhầm mà không nhận ra được Thánh Nhân nên phải dày công mà nhắc đi nhắc lại như vậy. Tất nhiên có sự dị biệt là ở chỗ người hiểu khác nhau nên câu chữ là khác nhau.
Nhưng tựu trung lại chúng ta sẽ phải tìm ra:
Họ (tính) của Thánh Nhân là gì?
Tên (tự) của Thánh Nhân là gì?
Danh xưng của Ngài là gì (xin đừng nhầm là tên gọi)?
Ngài sinh ra ở nước nào (xứ nào)?
Quê hương (địa phương) Ngài ở đâu?
Quan trọng nhất là làm sao nhận ra Ngài?
Trước khi giải tôi xin khẳng định một điều là Thánh Chúa không phải là thiên tử, không có vị Thiên tử nào ở đây cả, chính vì người ta cứ mãi đi tìm vị thiên tử này nên người ta cứ mãi đi tìm Bảo giang và Bảo sơn nơi vị Thiên tử này xuất ra, tìm thêm 500 năm nữa có lẽ cũng không thấy, lúc đó “lục thất dĩ thành” rồi.
Tôi sẽ giải chữ Thiên tử này sau.
Con Người ta trước phải có họ rồi mới có tên, người Châu Âu quan trọng họ hơn tên, thậm chí tên còn bị viết tắt đi.
HỌ (TÍNH) CỦA THÁNH NHÂN LÀ GÌ?
“Dục thức Thánh Nhân tính
Mộc hạ liên đinh khẩu”
Không có được mặt chữ Hán nên xin tạm dịch ra như thế này: Muốn biết họ của Thánh Nhân, lấy cây mà đè thằng bé, nghĩa là: đánh nó bằng cái cây bự vào nó mới tỉnh hồn.
Các bạn tưởng tôi nói đùa nhưng ý tứ của nó ngây thơ như vậy.
Mộc là cây - ở đây là chữ MỘC.
Liên hạ - là liền dưới, nghĩa là viết liền ở bên dưới chữ MỘC.
Đinh khẩu là cái gì?
Câu này phải hỏi mấy cụ bô lão.
Đinh là đàn ông con trai dưới chế độ phong kiến gọi là đinh, khẩu là mồm cũng là cách đếm cho một người, một người gọi là một khẩu, là ý nghĩa trong Sổ Hộ Khẩu. Dưới chế độ làng xã ngày xưa thì tất tần tật sưu thuế đóng góp của vua hay của làng thậm chí trong dòng họ đều tính trên đinh chứ không tính trên khẩu, “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” chính là ý này, có mười đứa con gái cũng chả phải đóng đồng nào cho làng cả vì làm gì có đinh, nhưng mà hễ mà đẻ thêm thằng cò còn đỏ hỏn làng nó đã tính thêm một đinh rồi là phải đóng thuế rồi, góp giỗ họ thằng cu bé nó còn chưa biết ăn nhưng cứ phải đóng một suất.
Vậy chữ đinh khẩu thật ra là chữ “tử” nghĩa là thằng bé.
Mộc hạ liên đinh khẩu là viết chữ tử bên dưới chữ mộc ta được chữ LÝ.
Có bản chép là : mộc hạ châm châm khẩu nên không giải được.
Chữ Lý này còn có thể chiết tự thành : NHÂN-THẬP-TỬ, nên có câu “Thầy Nhân Thập đi về” thầy nhân thập là nhân- thập- tử.
Chữ Lý cũng có thể chiết tự thành THẬP-BÁT-TỬ, chữ bát với chữ nhân thật ra là đều có hai nét viết liền lại là chữ NHÂN, viết tách ra là chữ BÁT, câu “Hòa đao mộc lạc, thập bát tử thành” hiểu là lấy dao chém cây rơi ra thành thập-bát-tử chính là chỉ chữ LÝ, vì mộc tử cũng là chữ Lý.
Trong sấm có chép:
“gẫm về sau họ Lý xưa nên
Dòng nhà để thấy dấu truyền
Ngẫm xem bốn báu còn in đời đời”
Có bản chép “Gẫm về sau họ Nguyễn xưa nên”
“Nguyễn thì chẳng được sẽ ra lại về”
Trước đây có người đã giải ra Thầy Nhân thập là họ Lý, nên không có gì bí mật nữa xin viết ra họ của Thánh Nhân là Lý
TÊN (TỰ) CỦA THÁNH NHÂN LÀ GÌ?
“Thánh Nhân sinh ư Bạch Sĩ kỳ tự tối linh, thử nhật thiên giáng ngũ sắc vân xích quang màn tự”
“Bắc phương chính khí sinh ra
Có ông Bạch Sĩ điều hòa hôm mai”
Vậy có thể khẳng định tên (tự) của Thánh Nhân là Bạch Sĩ, có bản chép là Bạch Xỉ là do cách đọc thôi.
BẠCH SĨ là gì?
Trước tiên giải nghĩa chữ bạch sĩ đã, dưới thời gian của các chế độ quân chủ ngày xưa xã hội phân thành bốn loại người (trừ vua chúa và thầy tu) là sĩ, nông, công và thương, sĩ là chỉ tất cả quan lại, binh sĩ, các loại thầy, các loại nhà như nhà thơ, họa sĩ vvv tóm lại không phải nông dân, không phải buôn bán, không phải thợ thủ công thì đều là hạng sĩ.
Bạch sĩ là sĩ nghèo như học trò nghèo, thầy giáo nghèo, nhà thơ nghèo v.v. nên gọi là bạch sĩ.
Bạch Sĩ trong sấm có 3 ý nghĩa : thứ nhât tên Ngài nghĩa là BẠCH SĨ, thứ hai Ngài sinh ra trong nhà thường dân, thứ ba Ngài là Sĩ nghèo không có nhiều tiền, không phải là quan chức, không kinh doanh buôn bán, không phải hòa thượng… đây cũng là căn cứ để nhận ra Ngài.
Tên Ngài là gì? Vì là tên của Thánh Nhân nên tôi xin phép không viết ra đây nhưng sẽ gợi ý để các bạn tự tìm.
Sĩ nghèo nói theo cách của dân gian là: “TÂM có mà của không”.
Vì bản thân Thánh Nhân chính là Bạch Sĩ “tâm có mà của không có” nên Tên(tự) của Ông chính là “SĨ TÂM có của không”, đây là nói theo cách chiết tự của Hán tự.
Có một gợi ý nữa để tìm thấy Tên của Thánh Nhân chính là “kỳ tự tối linh”
“KỲ TỰ TỐI LINH “ Chữ đó tối linh, kỳ tự này tối linh, khi đọc được mấy chữ này tôi mới phát hiện ra là có lẽ Trạng Trình đã tri ngộ được ý nghĩa Thần của Hán tự hay nói cách khác là CỤ đã rõ tại sao Hán tự lại có nội hàm thâm sâu như vậy chính là truyền ý của Thần, mỗi chữ là có thần ý truyền vào đó.
Có thể có người cho rằng là tôi lộng ngữ. Trong bài trước tôi đã giải câu: “Hồ ẩn Sơn Trung, Mao tận bạch”. Trạng Trình -500 năm trước chỉ dùng đúng có 7 chữ không phải là để viết “văn tế ” cho hai nhân vật quan trọng bậc nhất của Trung Quốc đương đại hay sao? Trong đó hết 4 chữ là tên họ, chỉ còn cần dùng thêm đúng 3 chữ: ẩn, tận, bạch. Nếu tất cả đã không nằm ngay trong tên họ của các nhân vật này thì có viết được như thế không?. Các bạn thấy sao hay cho rằng là CỤ “may” mà vớ được sự trùng lặp đối với cả hai nhân vật này.
“KỲ TỰ TỐI LINH “ Nghĩa là chữ này khi đọc lên ta thấy nó là rất linh, rất cùng, rất cực, như chỉ ngôi cao nhất, thánh nhất, rất tôn, bậc tôn trọng nhất.Theo cách hiểu hiện đại của chúng ta ngày nay thì chữ đó có nghĩa là là: “Đi đến tận cùng, đến cuối cùng, đến nơi xa nhất, đến nơi cao nhất, đến vô cực, đến hết không còn gì nữa….”,
Trong tên họ người ta thường có ba chữ lấy ví dụ một người họ tên là: Nguyễn Hùng Ý thì Nguyễn chính là họ (tính), Ý là tên (tự), Hùng cũng thuộc là tự ta hay gọi là tên đệm hay tên lót.
Vậy trong tự của Thánh Nhân là có thể còn một chữ nữa.
Xem xét câu: “Thử nhật thiên giáng ngũ sắc vân xích quang màn tự”
“Thử nhật thiên giáng ngũ sắc vân xích quang màn tự” nghĩa là tên (tự) này có ý nghĩa là “thử nhật thiên giáng ngũ sắc vân xích quang màn”, vì không có mặt chữ ở đây nên tôi xin tạm dịch nghĩa theo âm Hán Việt là “RÁNG MÂY ĐỎ Ở CHÂN TRỜI NGÀY HÈ KHI MẶT TRỜI VỪA LẶN”, “thử nhật thiên” là ngày hè, “giáng ngũ sắc vân xích quang màn” nghĩa là mặt trời vừa lặn nên còn ánh nắng đỏ chiếu lên màn mây.
Tự (chữ) này đọc lên gợi cho ta cảnh tượng buổi chiều này chứ không phải là để tả cảnh tượng này cũng không phải là tả màu sắc.Trong tiếng Việt thì nó chỉ là ghi theo cách phát âm ra giống như người Trung Quốc phát âm ra như thế, họ phát âm từ này rất hay khi ta ngậm miệng lại thì âm của nó lại như mở rộng ra mãi chẳng qua là do ta hết hơi nên không mở rộng được thêm nữa đấy mới là ý nghĩa của chữ này – lan rộng ra mãi, âm của nó giống âm cuối cùng trong câu chú “ OM MANI PADME HUM”.
Câu này nếu tách ra kiểu khác ta lại được một ý nghĩa khác: ”Thử nhật- thiên giáng ngũ sắc vân -xích quang- màn tự” : Hôm đó Trời liền giáng mây ngũ sắc và ánh sáng đỏ che tự này lại- là một câu xưng tụng (ca ngợi).
Kể về chữ này xin các bạn nghỉ chút nghe tôi kể một câu chuyện:
Năm 2005 tôi được cơ quan cho đi du lịch Trung Quốc cùng anh chị em đồng nghiệp, có cả nam và nữ nên rất vui, hướng dẫn viên Trung Quốc cho đoàn chúng tôi là một cô bé có tên giống Chữ trong câu Sấm này dịch ra tiếng Việt tên cô ấy là Liêu Thụy ….Chúng tôi gọi cô ấy là bé H vì lúc ấy cô ấy rất trẻ người lại rất bé, bố là người Hán, mẹ là gốc Việt (không phải quốc tịch Việt nam), cô Liêu này tiếng Việt không giỏi lắm nên mấy chị em vì muốn ghẹo nên bắt cô ấy đọc đi đọc lại tên của mình mấy lần.
Chúng tôi đi ô tô từ Hữu Nghị Quan về Bằng Tường, đi tàu từ Bằng Tường về Nam Ninh, đến Nam Ninh đổi tàu nhanh đi suốt đến Bắc Kinh. Tàu chạy nhanh, êm rất sạch sẽ, trên tàu mọi người đánh bài rất là vui, tôi tò mò hỏi cô Liêu tên cô ấy có nghĩa là gì cô ấy nói là giống như cảnh buổi chiều hè khi hết nắng nhưng vẫn còn ánh sáng, nhưng không phải tả cảnh ấy, tôi hỏi lại là có phải là màu sắc không, cô ấy nói không phải là màu sắc nên tôi thấy rất khó hiểu.
Đến Bắc Kinh chúng tôi tham quan Tử Cấm Thành, rồi đi tham quan một cái đài vuông ở giữa có một vòng đá tròn khoảng 1m mà người Trung Quốc nói nó là trung tâm của Trái đất. Cô Liêu không dịch được tên cái đài này ra tiếng Việt, cô ấy nói giống như Xiên sàn hay Chiên chàn gì đó, tôi ngờ ngợ nên hỏi là: “Thiên đàn à?”, có lẽ cô ấy nhớ ra nên nói “Thiên đàn”.
Tham quan Di Hòa Viên, có rất nhiều tùng bách rất quí hiếm mà tôi chưa từng gặp ở Việt Nam. Đi hết hành lang dài của Di Hòa Viên đến bên hồ có một cây tùng bách tán sinh đôi, tùng bách tán sinh đôi là cực kỳ hiếm gặp, người ta nói hai người mà chụp ảnh ở đây kiếp sau sẽ làm anh em, tôi với một anh tên Tuấn chụp một kiểu ảnh bên cây tùng, không biết kiếp sau có được làm anh em không?
Mọi người tham quan Di Hòa Viên thì lo ngắm cảnh, còn tôi thì chỉ lén lén lút lút đi cuối cùng để vặt trộm mấy quả thông đem về là giống, các bạn cũng biết họ nhà tùng bách nếu quả rung xuống đất là hạt nó tách mất rồi, phải là quả xanh trên cây nó mới còn hạt. Bỏ va li đem về Việt Nam gieo mãi chẳng nẩy ra cây nào, sau này mới nhớ ra ông ngoại tôi khi còn sống ở trong tổ “Bô lão trồng cây” của Hợp tác xã, các cụ gieo hạt Phi lao (cây dương) phải cắt cành xanh rồi đem đốt cả cành thì hạt nó gặp lửa mới nảy mầm được, sao lúc đó ngu quá không nhớ ra.
Đi tham quan Vạn lý Trường Thành, tôi mua một tấm bưu thiếp in cảnh Trường Thành đang bị tuyết phủ rồi đưa cho cô Liêu xin chữ ký để kỷ niệm, cô bé viết cho tôi một hàng chữ Trung Quốc, rồi ký tên, tôi hỏi nghĩa là gì vậy cô bé nói “Việt Nam Trung Quốc chúng ta là anh em”, kết thúc chuyến đi chia tay nhau trong lòng rất bùi ngùi như anh em phải xa nhau vậy, thời đó không có điện thoại di động nên xin địa chỉ Yahoo, của cô ấy hình như là LiuRuiH..197..@yahoo, tôi bỏ yahoo rồi nên không nhớ ra nữa.
Sau này có đọc được một bài viết trên mạng nói người Việt Nam, Trung Quốc và Triều Tiên là anh em vì cùng là con của Thần nên số mệnh ba dân tộc này sẽ là giống nhau, các bạn thử ngẫm xem có đúng không?
Đến hôm nay khi giải Sấm Trạng Trình, rất nhiều thứ trong chuyến đi Trung Quốc lại nhảy cả ra nên cũng lờ mờ đoán ra tại sao mình lại có thể lý giải ra.
Khi giải Sấm Trạng Trình tôi mới khám phá ra là tính và tự đầy đủ của Thánh Nhân khi đọc theo âm của Hán tự không quan tâm gì đến mặt của chữ nữa thì có nghĩa là: “ĐẠO TRUYỀN TỚI VÔ CỰC”. Có lẽ vì thế nên viết “Kỳ tự tối linh”.
THÁNH NHÂN SINH RA Ở XỨ NÀO?
“Bắc phương chính khí sinh ra
Có ông Bạch sĩ điều hòa hôm mai”
“Thánh Nhân hương thủy trung tàng bảo cái
“Thủy trung tàng bảo cái
Hứa cập Thánh Nhân hương”
“Dục thức Thánh Nhân xứ
Đa xuất ứng Bảo giang
Dục thức Thánh Nhân hương
Thủy lam bảo trung tàng
Giang Nam nhị thủy huyện
Tại sơn vô hổ lang”
“ Đố ai biết được Bảo giang môn
Là nơi Thánh Chúa Thiên Tôn định phần”
“…hương thủy trung tàng bảo cái, trú sư tử bích hoàn sơn, long triều hổ phục , sinh xuất thủy bảo giang thủy liễu chu lưu….”
“Bảo giang thiên tử xuất
Hứa cập Thánh Nhân hương”
Đi tìm ở đây là xứ và hương, xứ là to hơn hương là chỉ phương hướng hoặc quốc gia, hương là quê hương có địa danh cụ thể.
Bên trên ta đã giải được ông Bạch Sĩ là ai rồi nên khẳng định là Ngài từ “Bắc phương chính khí sinh ra”- Là người Phương Bắc.
“Dục thức Thánh Nhân xứ
Đa xuất ứng Bảo giang”
Tạm dịch: Muốn biết Thánh Nhân ở phương nào, nhìn xem sông vẫn chảy.
Vì có chữ xứ ở đây nên ta đi tìm xứ ở trong câu này, bỏ qua chữ Bắc phương ở câu trên coi như là làm lại từ đầu. Rất nhiều người đã cố đi tìm xem dòng Bảo giang là ở đâu để đi tìm nơi Thiên tử xuất. Đầu bài tôi đã nói không có vị Thiên tử nào cả, chỉ có Thánh Nhân thôi, xin giải chữ Thiên tử sau.
Bảo giang là sông nào? Không chỉ Việt Nam sang đến Trung Quốc, tìm khắp thế giới hàng vạn con sông không có sông nào có tên là Bảo giang, sông nào xứng đáng gọi là Bảo giang? Sông Quí nhất đáng gọi là Bảo giang mà con người biết chính là Thiên Hà, hay Ngân Hà, (Galaxy). Hà hay giang chỉ là cách gọi khác nhau của dòng sông.
Sông nào trên trái đất này đủ xứng là Bảo giang so với Thiên Hà.
Thiên Hà trong Hán tự viết là HÀ HÁN- sông HÁN, trong bài trước tôi đã đưa ra chữ này.
Đa xuất ứng Bảo giang là gì, ở đây có lẽ chơi chữ, dù có là Bảo giang hay Tiểu giang hay Long giang … thì nó cũng đa xuất ra THỦY (nước), ứng với THỦY là phương Bắc.
Đa xuất ứng Bảo giang: là BẮC HÁN, vì đã có HÁN rồi nên phương bắc ở đây cụ thể luôn là phương bắc của HÁN, đối với người Việt Nam đó là bắc của Trung Quốc.
“Giang Nam nhị thủy huyện
Tại sơn vô hổ lang”
Để khẳng định thêm nên có lẽ có thêm câu này. Giang Nam nhị thủy chính là nói thẳng Giang Nam có hai sông Dương Tử và Hoàng Hà là Trung Quốc, Tại sơn vô hổ lang là chỉ địa danh Thành phố Phật Sơn tỉnh Quảng Đông, là Phật Sơn thì làm sao tìm thấy hổ lang. Câu này không phải là nói quê Thánh Nhân là thành phố Phật Sơn (Quảng Đông) mà ý là Thánh Nhân là người Trung Quốc, vậy nên đừng đi tìm ở Việt Nam.
“Giang Nam nhị thủy huyện
Tại sơn vô hổ lang”
Có lẽ câu này có thể còn một ý nghĩa khác nữa, có dịp tôi sẽ nói sau.
Trong Sấm Trạng Trình còn rất nhiều câu khác nhắm thẳng Trung Quốc chẳng qua là người ta không muốn tin nên cứ đi vòng vo:
“Bắc kinh mới thật đế kinh
Giấu thân chưa dễ giấu danh được nào”
Vì có Nam kinh nên mới viết được “thật đế kinh”, Chỉ Trung quốc mới có cả Nam kinh, Bắc kinh.
“Thần Châu thu cả mọi nơi ven toàn”. Thần Châu không phải là cách người Trung Quốc từ cổ đại tự nhận sao.
“Bắc hữu kim thành tráng
Nam tạc ngọc bích thành”
Hữu kim là cách mượn chữ kim (vàng) để thay cho chữ kim (hiện tại) ngày nay cho đối với chữ “ngọc bích” của câu thứ hai, tráng hay tràng hay trưởng hay trường chỉ là cách đọc khác nhau của cùng một chữ : to, dài,
Bắc hữu kim thành tráng- nghĩa là phía bắc vẫn còn cái Vạn Lý Trường Thành nằm đó chưa mất.
Nam tạc ngọc bích thành- không có cái thành nào đẹp như ngọc bích ở phía nam, ý là nói nó giá trị như ngọc bích là mượn điển tích viên ngọc họ Hòa “Hòa Thị ngọc bích”.
Ngọc Bích Thành là thành nào ở phía Nam Trung Quốc, có lẽ chính là nhắm đến Quảng Châu, Thâm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông mà có cái địa danh Phật Sơn, nói nó là ngọc bích thành vì đến thời Trung Quốc mở cửa thì Quảng Đông là nơi mở cửa đầu tư Tư bản đầu tiên của Trung Quốc, là cái túi tiền của Trung Quốc.(Wikipedia).
QUÊ HƯƠNG CỦA THÁNH NHÂN:
“Dục thức Thánh Nhân hương
Thủy lam bảo trung tàng”
“Thánh Nhân hương thủy trung tàng bảo cái
“Thủy trung tàng bảo cái
Hứa cập Thánh Nhân hương”
“…hương thủy trung tàng bảo cái, trú sư tử bích hoàn sơn, long triều hổ phục , sinh xuất thủy bảo giang thủy liễu chu lưu….”
Mấy câu này khác nhau đôi chỗ nhưng ý tứ là giống nhau, xin tạm giải bốn câu đầu, mấy câu cuối để dành cho bạn nào giỏi môn địa lý phong thủy.
Hai câu đầu dịch bừa là:
Muốn biết quê Thánh Nhân
Thấy nước sâu chớ lội ngập đầu.
Hai câu sau dịch là:
Mò sông tìm Ngọc trai
Vớ được được quê Thánh Nhân
Ý tứ thật của mấy câu này chính là hiểu theo cách của trẻ chăn trâu như vậy nếu hiểu cao siêu quá là bị rối trí.
Thủy lam bảo trung tàng LÀ NGẬP Ở TRONG NƯỚC SÂU, thủy lam là nước xanh ý là nước sâu.
Thủy trung tàng bảo cái LÀ VẬT QUÍ BỊ NƯỚC CHE MẤT RỒI
Hai câu này cùng một ý tứ là bị ngập nước, bị ngâm nước, cái ghì dù quí đến mấy mà ở trong nước thì cũng là bị ngâm nước hết, bị ngâm nước trong chữ Hán tự là LÂM chữ này đồng âm với lâm (rừng) viết thêm bộ thủy, chữ lâm (rừng) viết là hai chữ mộc.
Ta đã tìm ra quê Thánh Nhân là địa danh mà người Việt Nam phát âm là l- â- m.
Một địa danh ít nhất phải có hai chữ, hiếm có địa danh một chữ. Địa danh có “lâm” lại ở bắc Trung Quốc là dễ tìm rồi, còn một chữ nữa của địa danh này nằm ở ý nghĩa của “bảo trung tàng” hay “tàng bảo cái” đều là chứa vật quí, nên chữ này có ý nghĩa là quí báu tốt đẹp, tất nhiên không phải là chữ BẢO, vậy chữ này trong Hán tự có thể là: QUÍ, CÁT, TƯỜNG, TRINH, LỢI, HANH, PHƯƠNG, KIM, NGỌC ..v.v.
Xin dành lại cho các bạn tự tìm.
LÀM SAO NHẬN DIỆN THÁNH NHÂN?
Dục thức Thánh Nhân diện
Tu tầm chương trích cú
“Tư tâm dục thức Thánh Nhân diện
Lưỡng biên bàn ngạt tùy nhất khối
Thủ túc Chánh Vương tam lương tự”
“Thánh Nhân diện bộ đạo đức nghi quảng tầm chương trích cú”
Ba câu này ý tứ như nhau là chỉ cách nhận ra Thánh Nhân, có người hiểu Dục thức Thánh Nhân diện là làm sao biết mặt Thánh Nhân, hiểu vậy là quá thông thường, Ngài là xuất hiện ở cõi người thì cũng có máu xương như chúng ta, chỉ có mấy chữ mà tả được khuôn mặt của người khác sao được, đem ra mấy bức ảnh còn có khi nhầm nữa là.
Dục thức Thánh Nhân diện – nghĩa là làm sao để nhận ra Thánh Nhân, nhận ra đó chân chính là Ngài rồi không thể nhầm được nữa, Ngài có tên có họ như thế rồi cộng thêm vào nữa thì đây chân chính là Người đó, không ai có thể mạo nhận được.
Tại sao Tu tầm chương trích cú, hay tư tâm, hay bộ đạo đức nghi quảng tầm chương trích cú lại có thể nhận diện Thánh Nhân.
Có người giải Tu tầm chương trích cú là tìm trong câu chữ của Sấm Trạng, cũng có ý nghĩa
.
Ba câu này cùng một ý nghĩa là tu tâm hay nói kiểu khác là tu, tu luyện. Nói thắng ra là muốn nhắm thẳng vào chữ TU, không lẽ lại viết đi tu thì sẽ nhận ra Thánh Nhân nên mới viết văn hoa như vậy, tu thì phải đọc kinh đọc sách- tầm chương trích cú, tu là nâng cao tâm tính đạo đức nên phải – đạo đức nghi quảng tầm chương trích cú.
Đi tu vậy là phải xuất gia làm hòa thượng, SẤM đâu nói thế , nói thế ý nghĩa là những người có tâm tu luyện, có tâm cầu Đạo sẽ nhận ngay ra Thánh Nhân trước những người khác vì Thánh Nhân sẽ giảng đạo.
Đối với người không có tâm cầu Đạo thì sao? Không nhận diện ra Ngài, có thể nói như vậy nghĩa là họ sẽ không lý giải nổi Ngài, sẽ có nghi tâm.
NHƯNG nếu họ thấy có Vị nào có tính tự như thế, quê quán như thế mà lại giảng tu luyện nữa thì họ nên biết chân thật là THÁNH NHÂN này, đừng nghi ngờ cho dù không lý giải được .
“Lưỡng biên bàn ngạt tùy nhất khối
Thủ túc Chánh Vương tam lương tự”
Hai câu này là khái quát về Pháp môn tu luyện mà Thánh Nhân truyền.
Lưỡng biên bàn ngạt tùy nhất khối – hiểu đúng là bày xếp ra làm hai phần, nhưng thực chất nó chỉ là một. Nghĩa là phân biệt TU LUYỆN ra có phần TU và có phần LUYỆN.
Thủ túc Chánh Vương tam lương tự - Trong tay Chính Vương là ba chữ đại biểu lương thiện. Chữ Vương ở đây nếu đổi thành chữ Chủ cùng ý nghĩa như Vương thì Chánh Vương lại thành chính chủ như ta hay nói Đất chính chủ, Nhà chính chủ, Xe chính chủ… khái niệm này có lẽ do thiên tượng biến hóa mà mới xuất hiện thời nay, trước đây khoảng 30 năm mà nói khái niệm chính chủ thì chắc không mấy ai hiểu. Thủ túc là đầy đủ trong tay, nắm trong tay.
Tam lương tự - BA CHỮ LƯƠNG, ba chữ đại biểu cho lương thiện (thuộc về phạm trù tâm tính của con người), xin không nói rõ ba chữ này, nhiều người bắt gặp rồi, bạn đọc nào thấy khó hiểu thì tôi nói trong ba chữ đó chắc chắc phải có một chữ là chữ “THIỆN”.
Câu này hàm nghĩa: Pháp môn của Thánh Nhân là ba chữ đại biểu cho lương thiện, Pháp đó là của chính Ngài, Ngài giảng Pháp của chính mình, Ngài không giảng Pháp của người khác.
“Bộ đạo đức nghi quảng” là gì? Bộ nghĩa là hoàn chỉnh một bộ, Nghi là đại biểu tiêu biểu như trong “Mẫu nghi thiên hạ”, Quảng là rộng khắp, “Bộ đạo đức nghi quảng” có thể hiểu là những giá trị đạo đức phổ biến nhất, phổ quát nhất của loài người, cũng có thể hiểu là giá trị nhân văn của nhân loại. Câu này với “Tam lương tự” ý nghĩa là tương đồng nhưng lại có thêm ý nghĩa giải thích cho “Tam lương tự” là bộ giá trị đạo đức phổ biến của loài người.
DANH HIỆU CỦA THÁNH NHÂN LÀ GÌ?
Thánh Nhân là danh hiệu chung của các bậc đại đức xuất hiện để giáo hóa nhân loại như các vị : Lão Đam có danh hiệu là Lão Tử, Khổng Khâu có danh hiệu là Khổng Phu Tử, Trang Chu có danh hiệu là Trang Tử….
Thánh Nhân trong Sấm Trạng Trình có danh hiệu không và danh hiệu đó gọi là gì?
“Bảo sơn thiên tử xuất
Danh thế xuất nan lường”
Trong câu này có chữ danh thế nghĩa là danh hiệu xuất ra cho thế gian là: khó lường cũng có nghĩa là khó hiểu, chưa từng thấy, chưa từng bắt gặp. Ta gặp chữ Thiên tử ở đây, cũng gặp ở mấy câu khác, Thánh Nhân chúng ta đã tìm thấy là Ông Bạch Sĩ vậy là không phải Thiên tử rồi, có Ông Thiên tử khác trong Sấm hay sao?
Tới chỗ này phải giải ra vị Thiên tử này đây. Ngay từ đầu tôi viết là không có vị Thiên tử nào cả, là do có sự hiểu không đúng khái niệm thiên tử.
Trên bề mặt chữ thì Thiên tử là con của Thiên (trời) chứ không phải là Ông Trời (Thiên) hay Hoàng Thiên hay Ngọc Hoàng Thượng Đế theo cách hiểu dân gian, là con của Hoàng Thiên nếu như nói Hoàng Thiên mà có nhiều Người Con thì ta không biết đó là vị Thiên tử nào cả. Nếu thật sự Thiên tử giáng trần như trong câu “Phá điền Thiên tử giáng trần” thì khi xuống trần Ông sẽ không thể là Thiên tử nữa mà chỉ CÓ THỂ là một vị Vua hay Hoàng đế mà thôi bởi Vua chính là xưng mình là Thiên tử tức con Trời. Trên thế gian ngay một thời điểm đã có rất nhiều Vua, Trạng Trình trong một đời cũng đã thấy nhiều Vua rồi, nếu để nói đến một vị Vua có lẽ không cần viết “Quyển Vàng mở thấy Sấm Trời”.
Vậy Thiên tử là ai, không có ai cả, chỉ là mượn chữ Thiên tử thay cho chữ Vương hay Vua mà thôi, vì để giấu chữ Vương (Vua) nên dùng chữ Thiên tử. Ta có Bảo sơn Thiên tử thành ra là Bảo Sơn Vương – một danh hiệu giống hệt như cách nói Việt Vương, Ngô Vương, Tần Vương.v.v.
Lại sinh ra Bảo Sơn Vương, danh hiệu này là ý nghĩa làm sao?
Thế là phải đi tìm Bảo Sơn giống như đi tìm Bảo giang, tìm thấy Bảo giang rồi thì Bảo sơn không khó lắm vì nó giống như Bảo giang, là ngọn núi trên trời.
Ngọn núi Quí nhất trên trời là TU-DI SƠN (núi Tu-Di).
Núi Tu-di ( : मेरु), cũng gọi là මහා මේරු පර්වතය Sumeru ( ) hoặc Sineru ( ) là một ngọn núi thiêng với năm đỉnh được đề cập trong của , và và được xem như là trung tâm của tất cả các vũ trụ thuộc vật lý, và tinh thần. (Wikipedia).
Tu-di sơn được giảng trong kinh điển của Phật giáo, nhưng lịch sử khái niệm này là có trước Phật giáo.
Đến đây Bảo Sơn Vương lại thành ra TU-DI VƯƠNG, không nên hiểu theo nghĩa hẹp là Vương của núi Tu-di mà là vì trần gian không có từ nào thích hợp hơn cho danh hiệu của Vương nên dùng khái niệm TU-DI VƯƠNG.
Sấm viết :”Danh thế xuất nan lường” - Danh này đối với thế gian là chưa từng có, không thể nghĩ tới được, chưa từng ai nghĩ tới.
Có “Bảo sơn Thiên tử” là TU-DI VƯƠNG
Vậy “Bảo giang thiên tử” sẽ là THIÊN HÀ VƯƠNG,
TU-DI VƯƠNG với THIÊN HÀ VƯƠNG là tương đồng, Thiên hà là khái niệm Vũ trụ của người xưa, ngày nay chúng ta biết Vũ trụ là lớn hơn Thiên hà rất nhiều, cũng là không có từ nào thích hợp nên dùng khái niệm THIÊN HÀ VƯƠNG.
TU-DI VƯƠNG là cách hiểu theo Phật gia.
THIÊN HÀ VƯƠNG là cách hiểu theo Đạo gia.
Có “Bảo sơn Thiên tử”
Có “Bảo giang thiên tử”
Lại còn có “Phá điền Thiên tử” nữa là danh hiệu gì?
Đến đây xin giải “Phá điền”
ĐIỀN chữ Hán: 田, Bính âm: Tian, nghĩa là ruộng.
Phá điền hiểu theo kiểu người nông dân là cuốc bờ ruộng, chứ không phải cuốc ruộng, “phá điền” là chiết tự chữ điền kiểu “cuốc bờ”.
Nếu bỏ hết bốn bờ của田thành chữ thập ta được Thập Vương, THẬP VƯƠNG với Thầy- Nhân- Thập có lẽ cùng ý tứ chăng?
Nếu ta bỏ hai bờ của田ta được chữ VƯƠNG (王).
Nếu ta bỏ mỗi góc một nét ta được chữ này: 卍 gọi là vạn tự phù (phù hiệu chữ vạn) chứ không phải là chữ VẠN (một vạn).
Giải đến đây ta được “Phá điền Thiên tử” thành ra VƯƠNG VƯƠNG và卍 VƯƠNG.
Vương Vương là ý nghĩa gì? Chính là Vương của Vương hay Vạn Vương Chi Vương.
Vương là chỉ danh hiệu, uy quyền của Vương là phải dùng chữ Chủ hay Chúa mới xứng, có Vương đầy đủ uy quyền, có Vương chỉ có danh hiệu nhưng không có uy quyền như thời mạt Hậu Lê, quyền là Chúa Trịnh.
Vậy nếu muốn nói đến cả quyền uy của Vạn Vương Chi Vương thì ta phải nói thành Chủ Chủ tức là Vạn Chủ Chi Chủ.
Vạn Vương Chi Vương là danh hiệu tôi đã được thấy khá lâu rồi trong lời giải dự ngôn khác trên mạng nhưng nay mới thấy khi giải từ Sấm Trạng Trình.
卍VƯƠNG đọc lên cũng là VẠN VƯƠNG tức là Vạn Vương Chi Vương.
Vạn tự phù là phù hiệu của Phật, nên 卍VƯƠNG là có ý nghĩa thuộc về Phật gia. Xin được không dám lạm bàn nữa!
Danh Hiệu này là rất rất lớn, khó có thể nghĩ bàn hơn nữa nên có lẽ là Danh Hiệu của Ngài là trên Thiên thượng nên khi VẠN VƯƠNG giáng trần Ngài lại là Bạch Sĩ.
Sao Ngài không giáng trần làm Thiên tử hay lãnh đạo tôn giáo để cho có nhiều người theo? Phải chăng Ngài muốn thử thách thế nhân hay là Ngài có ý nghĩa dành cho tất cả nên Thiên tử hay lãnh đạo tôn giáo là không đủ?
Cho giải ra được đến đây là minh chứng Sấm Trạng Trình là Dự ngôn của Thần Phật chứ không phải là Ông dùng Dịch lý mà tiên tri ra, trong Sấm có có những thiên cơ rất lớn là không cho phép tiên tri mà thấy được. Nay Thiên cơ lộ ra nghĩa là thời gian rất khẩn mật rồi, những ai còn niềm tin vào Thần Phật hãy nên lo lắng mà thức tỉnh.
Dự ngôn tiên tri về Thánh Nhân hay Thánh Chủ xuất hiện vào thời mạt kiếp đã được giải ra trong rất nhiều dự ngôn tiên tri như : “Cách Am Di Lục” của Triều Tiên do Nam Sư Cổ truyền lại từ 460-480 năm trước, “Thôi Bối Đồ” do quan Tư Thiên Giám Lý Thuần Phong và ẩn sĩ Viên Thiên Cang đồng biên soạn vào đầu những năm Trinh Quán triều đại nhà Đường (năm 627-649 SCN), Dự ngôn «Thiêu Bính Ca» của Khai quốc công thần Lưu Bá Ôn triều Minh (1311-1375)…
Xin các bạn đọc đoạn 12 trong «Bộ Hư Đại Sư dự ngôn thi» giống một cách kỳ lạ với Sấm Trạng Trình (Bộ Hư Đại sư là Đại tướng triều Tùy, bởi thương cảm thiên hạ mê loạn, việc nước hoang phế, nên đã lên núi Thiên Đài tu Đạo)
Thế vũ tam phân, hữu Thánh Nhân xuất
Huyền sắc kỳ quan, long trương kỳ phục
Thiên địa phục minh, xử trị vạn vật
Tứ hải âu ca, ấm thụ kỳ phúc
Cũng lại xin nhắc lại một đoạn trong “Thôi bi đồ” của Lưu Bá Ôn ( Năm 1915 Ất Mão, mặt đất ở tỉnh Sơn Tây đột nhiên nứt ra, hiện xuất bia văn của Lưu Bá Ôn, gồm hai phần, theo thể thơ ngũ ngôn, tổng cộng 148 câu. Ngoài ra còn có vật cống phẩm và «Thôi Bi Đồ» của Lưu Bá Ôn từ 550 năm trước đây, tổng cộng 3 quyển – chanhkien.org):
“…..thấu hư đến Nam Hạp Phù Đề thế giới trung thiên tại Trung Quốc Kim Kê mục, phụng Ngọc Thanh thời niên kiếp tận, Long Hoa hội Hổ, Thỏ chi niên đáo trung thiên, nhận Mộc Tử vi tính”
Tôi cũng đã đọc bình giải các Dự ngôn này cách nay vài năm rồi nhưng không ngờ hôm nay ngờ lại giải ra được Thánh Nhân trong Sấm Trạng Trình hoàn toàn trùng khớp với các Dự ngôn trên. Các bạn có biết danh hiệu VẠN VƯƠNG CHI VƯƠNG tìm thấy ở đâu không chính là LORD OF THE LORD trong Sách Khải huyền.
Đã biết Danh Tự của của Bạch Sĩ rồi xin các bạn nếu có duyên đọc bài viết này Thiên Vạn Lần chú ý: Danh Tự của Ngài là “KỲ TỰ TỐI LINH”, chớ có bao giờ mạo phạm DANH TỰ này, chớ bao giờ gọi thẳng tên Ngài, những ai trót đã mạo phạm DANH TỰ này xin hãy sám hối, nếu không có lẽ họ đã bị ghi sổ rồi.
Dù các bạn không lý giải nổi Ngài thì hãy yên lặng mà quan sát, Ngài là Bạch Sĩ trong tay Ngài là TAM LƯƠNG TỰ lẽ nào Ngài lại không đủ Thiện với Thế nhân, chỉ có quỉ ma mới điên cuồng lôi kéo con người chống lại BẠCH SĨ và TAM LƯƠNG TỰ mà thôi.
Các bạn đã từng ngưỡng vọng Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm lẽ nào lại không ngưỡng vọng Thánh Nhân mà Trạng Trình dày công điểm chỉ cho các bạn!
Xin tạm biệt và chúc bạn đọc tương lai vĩnh hảo!
Viết xong tại Vũng tàu, ngày 28 tháng một năm Mậu Tuất.
Tưởng nhớ 433 năm ngày mất Bạch Vân Am Cư Sĩ.
466 năm Trình Quốc Công Sấm Ký.
Đăng lần đầu ngày 04/01/2019.
Pham Thuong dong.
Thanked by 5 Members:
|
|
#2
Gửi vào 07/01/2019 - 20:41
Nếu lấy năm 1923 thì vị ấy tính đến nay gần 100 tuổi.
Thánh nhân phải là người có lòng từ bi vô bờ.
Điều thứ 2 Thánh Vương và Thánh Nhân là 2 vị khác nhau.
Sửa bởi MR.Khanh.Hoang: 07/01/2019 - 20:43
#3
Gửi vào 08/01/2019 - 09:15
Mình thấy suy nghĩ của bạn khá phức tạp, theo ngũ hành thì đông ứng mộc, tây ứng kim, nam ứng hoả, bắc ứng thuỷ, thổ ngồi trung ương, đơn giản thế thôi.
Không phải phê bình bạn đâu nhưng theo tôi nhận thức thì muốn minh trí thì đầu óc càng ngây thơ và đơn giản càng tốt, nếu ngây thơ như con trẻ càng tốt, bạn không tin Bảo giang vì khi còn bé bạn nghĩ Ngân hà là sông có Ngưu lang có Chức nữ bắc cầu qua sông, lớn đầu đi học không tin nó là sông nên tìm Bảo giang dưới đất, nếu còn ngây thơ nhìn lên trời mới thấy nó là Bảo giang.
Sấm Trạng Trình viết "Long VĨ Xà Đầu" bạn có biết là gì không?
Là Cụ mắng con cháu: Anh chị nhớn quá rồi, khôn quá rồi, "rắn đầu" rồi không dạy dỗ nổi nữa, chữ nhét không vào nữa, phải "mềm đầu" như trẻ lên năm lên ba ta mới dạy nổi. Vậy nên xà đầu là Đinh Tỵ đó! Vì khôn quá nên không còn đủ ngây thơ để hiểu nữa.
Thanked by 1 Member:
|
|
#4
Gửi vào 09/01/2019 - 18:29
Viết nhiều như bạn mới phức tạp đó.
Bạn bị dòng suối ý thức của chính mình điều khiển mà không biết.
Bạn biết "đầu" của những người tu đạo hay nhắc đến là gì không? Đó là Huỳnh Đình cung... là thượng đan điền. Tức là cung trung chính... gượng đặt hành thì là thổ. Trong thập can thì mậu, kỷ là hành thổ nhưng chỉ có mỗi kỷ tỵ mới là xà đầu. Vì trong hoa giáp chỉ có kỷ tỵ mà không có mậu tỵ
Bạn chắc tìm hiểu nên biết câu " mười phần chết 7 còn 3 chết 2 còn một mới ra thái bình" không? Vì người ta thấy 10 phần chết 7 còn 3 thì tức là 3/10 ~ gần bằng 1/3. Nên nếu ai mà bị xu hướng của ý thức và kiến thức chi phối thì sẽ bị câu này dẫn dắt. Bị nhị biên chi phối nên tưởng là Trạng nhắc lại chết 2 còn một, cũng gần bằng 3/10. Nhưng mà bạn ơi. Khi con người ta lìa phân biệt, thì người ta sẽ không khổ nữa "còn 1", ấy là thái bình. Nên chết 2 này là cái chết nhị biên. Do đó trạng không nói "3 phần chết 2 còn 1" mà trạng nói " chết 2 còn 1" thôi.
Ví dụ như câu trên mình cố tình dùng từ "trạng" không viết hoa. Nếu người bị biên kiến thì sẽ thấy khó chịu rồi sẽ chửi lại mình. Rồi chiến tranh từ đó mà xuất sinh. Nên nếu không có nhị biên nữa "chết 2" thì ai cũng an ổn " còn 1". Viết hoa cũng dc mà viết thường cũng chẳng sao.
Đây mới là cái tối đơn giản, suy nghĩ thuần chất chứ không phải lối suy nghĩ như bạn là đơn giản đâu. Vì lý trí và kiến thức thì đã đoạ vào nhị biên rồi.
Bạn biết tam lương tự là gì không? Đó là tam bảo Phật Pháp Tăng. Người mà mình nói là người ở đời này đã nối lại tam bảo. Nhưng xong việc thì quay về thọ tướng thập địa bồ tát. Nếu bạn gặp được những vị ẩn tu trong núi, được người này dạy dỗ thì đều biết ngài mặc bộ đồ trắng, ai cũng gọi là bạch sĩ. "Thập nhân" ở đây là thập địa bồ tát đó. Vì chỉ khi ở nơi " con người" trải qua các địa lìa bỏ phần "con" thì chỉ đến thập địa mới chỉ còn phần "người". Nên mới gọi là thập nhân.
Mình nói có y cứ không phải không có y cứ đâu. Bạn khoang hãy phán xét
Nếu bạn có tìm hiểu thì sẽ biết câu nói vị này ra mặt khi tròn 100 tuổi.
Sẵn đây bạn hiểu câu "tiên cơ bất khả lậu không" nếu được bạn giảng mình nghe. Rồi mình cùng nói chuyện.
Với lại không biết bạn nói thánh nhân phương Bắc là người Trung Quốc là nói cho ai nhưng mà không nên như vậy.
Sửa bởi MR.Khanh.Hoang: 09/01/2019 - 18:44
#5
Gửi vào 09/01/2019 - 19:26
Thanked by 1 Member:
|
|
#6
Gửi vào 10/01/2019 - 05:56
Nhũng điều bạn chỉ giáo mình chưa hề được nghe qua hay đọc thấy, vậy chúng ta quá khác nhau giống như trẻ chăn trâu đang tìm cỏ gà với ông bác học đang cấy lúa trên tàu vũ trụ vậy.
Điinh Tỵ của mình là một năm cụ thể, còn kỷ tỵ của bạn là đâu đó trong 10 triệu 500 nghìn năm.
Mình cũng chỉ biết người ta có mạng tùng bách mộc chứ người sinh ra đã 100 tuổi thì chức là cụ tổ mình cũng không biết đâu?
Vậy chúng ta đứng bút chiến nữa nhe!
#7
Gửi vào 19/01/2019 - 22:19
Tôi nghĩ giải thích đoạn này hơi khiên cưỡng. Giang Nam là để chỉ vùng phía nam sông Dương Tử. Sông Hoàng Hà thì nằm tận ở ngoài bắc. Và 'sơn' để chỉ là Phật Sơn, hoặc một địa danh nào đó có chữ sơn thì khó thuyết phục. Dĩ nhiên, tôi hiểu bạn muốn dẫn dắt đọc giả để chỉ ra thánh nhân là người TQ, nên phải xuất xứ ở TQ, và vị đó là ai.
Đã biết Danh Tự của của Bạch Sĩ rồi xin các bạn nếu có duyên đọc bài viết này Thiên Vạn Lần chú ý: Danh Tự của Ngài là “KỲ TỰ TỐI LINH”, chớ có bao giờ mạo phạm DANH TỰ này, chớ bao giờ gọi thẳng tên Ngài, những ai trót đã mạo phạm DANH TỰ này xin hãy sám hối, nếu không có lẽ họ đã bị ghi sổ rồi.
Chúng ta gọi thẳng tên Đức Phật Thích Ca hồi đó đến giờ có bị coi là mạo phạm hay không? Hồng danh Đức Phật A Di Đà là để con người tâm niệm hằng ngày, nói theo bạn là đã mạo phạm rồi phải không? Danh tự đặt ra để gọi, dĩ nhiên phải với cái tâm ngay thẳng, thì có gì là mạo phạm? Câu "chớ bao giờ gọi thẳng tên" từ 1975 tới giờ tôi đã nghe nhiều lần, từ nhiều tôn giáo xuất hiện gần đây.
Tôi có đọc qua Thôi Bí Đồ từ trang chanhkien.org, và cảm thấy có cái gì đó không ổn. Văn phong chẳng giống như Thiệu Bính Ca, và lại có một xuất xứ rất huyền bí.
#8
Gửi vào 22/01/2019 - 09:31
slcsv, on 19/01/2019 - 22:19, said:
Bác cũng có vẻ không thích chữ Trung Quốc lắm, vậy trong bài viết của mình bác đã dùng bao nhiêu từ gốc Hán, nếu bác không dùng từ nào gốc Hán hết thì tôi cũng không chỉ cho bác có vị Thánh Nhân nào người Trung Quốc cả bác ạ.
Nhắc tới chữ huyền bí trong bài viết có bài thơ thiền vậy xin giải luôn hầu bạn đọc:
"Đố ai biết được Bảo giang môn
Là nơi Thánh Chúa Thiên tôn định phần
Xuất giang môn, hóa giang môn
Ly nơi Đông thổ, xoay vần Tây phương""
Hai câu đầu không cần giải nữa, câu thứ ba "Xuất giang môn, hóa giang môn" là chữ Pháp 法 (Phật Pháp )
là chữ khứ và bộ thủy. Xuất giang môn là nước - thủy, hóa giang môn là đi đến - khứ, gép lại là chữ 法.
Câu thứ tư là rời Trung Quốc xoay Âu Mỹ, xoay như chong chóng nhưng mà xoay ngược lại xoay xuôi.
Thế mới lạ nhiều người phương Đông mang tiếng kính Thần tín Phật giờ lại quay sang trọng thực tế, nhiều người Phương Tây mang danh khoa học kỹ thuật lại trở thành kính Phật tin Thần, đúng là âm dương đảo huyền.
#9
Gửi vào 22/01/2019 - 20:24
Tôi rất thích chữ Hán, nhưng chú trọng nhiều về tài liệu khi bàn luận về cái gì. Bài thơ của bạn trích của bà Trúc Lâm Nương không hiểu cố ý hay vô tình, lại thiếu mất nhiều câu, và có thay đổi vài chữ:
Nguyên bản là:
Đố ai biết Bảo-giang môn
Là nơi Thánh-địa Thiện-tôn định phần.
Làu làu ngọc chiếu cảnh trần,
Là nơi Tiên, Phật, Thánh, Thần xuất thân.
Xuất kim thân, hóa kim thân,
Ly nơi Đông thổ xoay vần Tây-phương.
Chẳng hạn như nguồn dưới đây:
Bạn giải "Bảo giang" là sông quí, và phủ định sông ở trần thế, để mang nó lên trời, nâng cấp thành thiên hà, rồi thành sông Hán, qua nước Hán, dân tộc Hán. Dù cách giải thích khá hợp lý, tuy nhiên chữ "bảo" ngoài nghĩa là "quí", cũng có nghĩa là "Phật" như tự điển giải thích:
寶 bảo: (Tính) Tiếng xưng sự vật thuộc về vua, chúa, thần, Phật. ◎Như: bảo vị 寶位 ngôi vua, bảo tháp 寶塔 tháp báu, bảo sát 寶剎 chùa Phật.
Như vậy, "Bảo giang" tức sông Phật, có cho bạn một ý tưởng con sông nào đó ở thế gian hay không?
Tôi cũng đồng ý với đọc giả MR.Khanh.Hoang rằng có 2 vị: thánh nhân và thánh vương. Và thánh nhân hiện tại đã 100 tuổi (xin miễn cho lời giải thích này).
Thanked by 1 Member:
|
|
#10
Gửi vào 24/01/2019 - 09:46
Chữ Hán thì tôi thấy rất là huyền diệu, tôi có đọc ở đâu đó rằng chữ Nhân - người cổ xưa viết nó là hình người đang dâng rượi chứ không giống như bây giờ, đó cũng là lý do để tôi tin Thánh Nhân là người Trung Quốc, giải Sấm rồi tôi mới biết những gì mình đã viết còn rất nông cạn, nếu còn có dịp tôi sẽ trình bày thêm về những gì đã giải,
Chào các bạn đọc, chúc mọi người năm mới mạnh khỏe!
Sửa bởi catdang: 24/01/2019 - 09:47
#11
Gửi vào 28/01/2019 - 09:58
4 chữ "Kỳ Tự Tối Linh" cũng là Linh Tự, tôi cho là những ai theo Mật Tông đều hiểu Linh Tự là gì. Tôi không cho là đọc, gọi, hay niệm một số Linh Tự là mạo phạm, như Trì Chú chẳng hạn, thực sự có ai hiểu được ý nghĩa của chú, nhưng chúng ta vẫn được phép trì chú, trong đó có cả danh hiệu, vậy mà gọi là mạo phạm thì tôi không hiểu tác giả nói cái gì nữa.
Như tác giả đề cập tới sách Khải Huyền, mỗi tôn giáo có 1 niềm tin nhất định, và mỗi tôn giáo đều được gọi, cảm thán, hay niệm danh hiệu, chuyện này hết sức bình thường, đó cũng được xem là tôn kính...
Viết và phân tích cảm thấy rất hay nhưng cũng không đi đến đâu.
Thanked by 1 Member:
|
|
#12
Gửi vào 31/01/2019 - 15:44
Mạo phạm là muốn nói có kẻ "mạn mạ, phỉ báng" , dần dần bạn sẽ hiểu thôi.
#13
Gửi vào 16/03/2019 - 11:11
Tôi có viết mấy bài đăng lên trang này, tôi đầu tiên cũng không có ý định đăng lên trang này, vì có ý nghĩ rằng những người có quan tâm đến những môn như tử vi, phong thủy, chu dịch … là đang đi tìm kiếm những cái khác với cơm áo gạo tiền nên mới đăng ký thành viên trang này.
Tôi đọc Sấm Trạng Trình thực tế là gần 20 năm rồi, không có lý giải được câu nào cả, mang máng hiểu đại ý thôi. Sau này đọc rất nhiều các bình giải dự ngôn tiên tri khác nhau tự hỏi “Trạng Trình có tiên tri như vậy không?”, cuối cùng đã tìm thấy thứ sự tương đồng, thậm chí còn rất chi tiết, tuy nhiên tôi cũng chỉ lý giải được vài điều thôi.
Tôi lấy nickname là catdang đọc là Cát đằng đó là địa danh có thật hàm ý là: loài dây leo nhưng mong là có ích cho người khác.
Ngẫm lại không có sự gì trên đời là ngẫu nhiên cả, tôi sinh ra ở nông thôn ngay từ bé đã gặp trong làng xóm họ hàng những người có tên rất hiếm gặp: Giáp, Bính, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm , Quý, Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Vị, Dậu,Hợi, Lộ, Thiết, Do, Khuynh, Kiền, Vạn, Kê, Thời, Khẩu, Thụ, Sĩ ,Cát, Căn, Tự, Ưng, Lai, Lạc, Di, Đâng, Sinh, Hạ, Tôn, Kình, Kim, Tráng,Thiết, Hữu, Am, Nhĩ, Dực,Tịch,Tộ, Truyền, Thập,Vận,Tranh, Thứ, Du,Nhiệm, Lệ, Điều, Hựu,Cung, Vu,Điều…..Hàng thiên can địa chi thiếu chữ Đinh, ất, tuất thì có cả một họ Đinh, làng tôi thờ Vua Đinh Tiên Hoàng làm Thành Hoàng, canh tuất là tuổi của tôi. Đến hôm nay nhiều người đã khuất núi tôi mới hiểu ra ý nghĩa của tên người, lúc nhỏ đến lớn lên chỉ nghĩ bình thường không cảm thấy kỳ lạ chút nào, nếu có ai đó ở đây thấy những tên người này có lẽ họ sẽ nói : “Đó là người làng tôi”
Còn những tên thông thường như: Lâm,Trung,Sơn,Giang,Bảo,Liên,Thư, Hùng, Thủy,Lam,Tùng,Lương,Tâm,Bắc,Nam,Hồng,Thông, Lộc, Quang,Hà .. thì người nhà là đủ, quê tôi còn có một làng tên là Văn Cú , lúc nhỏ không hiểu ý nghĩa cho là sao lại đặt tên đó xấu thế bây giờ mới hiểu.
Giải rồi mới biết có lẽ Sấm Trạng Trình là vượt trên tầng người thường, là có sự an bài của Thần Phật, những người bất tín Thần khó mà chấp nhận được. Bản thân tôi cảm nhận rằng để cho tôi hiểu vài điều trong đó thì có lẽ đã an bài rất nhiều chi tiết tưởng như ngẫu nhiên trong đời mà khi đã giải rồi mới ngộ được, nên tôi đã viết là “đừng coi là từ trí huệ của anh ta”.
Tôi thử xem thấy thế này trong câu “Nam bắc hà thời thiết lộ thông”, Nam Bắc Hà Thông là tên người trong nhà, Thời là tên bố bạn học, Thiết là người làng, Lộ là bạn học, trong câu “Kình cư hải ngoại huyết do hồng” thì Kình Cư Hải Do là người làng, Hồng là người nhà, trong câu “Kê minh ngọc thụ thiên khuynh bắc” thì Kê Khuynh là người làng, Minh Ngọc Bắc là người nhà, Thụ là thầy dạy….
Kỳ lạ nhất là bác gái tôi lấy chồng tên Kỷ, mẹ chồng tên Tỵ, con gái đầu tên Mùi, chị Mùi lấy chồng, bố chồng tên là Vị, chị Mùi có con gái tên Nhâm, cháu Nhâm lấy chồng tên Hợi là bạn học của tôi. Tôi có ba người dì một người tên Dậu, một người tên Hợi, một người tên Nguyệt.
Có câu sấm “Canh niên tân phá, Tuất Hợi phục sinh”, Canh Tuất là tuổi người phá giải, Tân Hợi là tuổi của Trạng Trình, lấy thêm chữ Nhâm, chữ Hợi nữa là ra đáp án Nhâm Tuất, Qúi Hợi.
Đến đây cũng xin nói một điều nếu bạn đọc để ý ký sẽ thấy là những gì liên quan đến vị Thánh Nhân là xoay quanh chữ MỘC và con số 13. Họ Ngài là MỘC TỬ cũng có ý nghĩa là con của Mộc, ý nghĩa khác là Mộc Nhân ý là người từ bi, người to lớn, Mộc Tử sinh năm Mão (mộc) mạng Tùng Bách Mộc tại rừng cát tường – Cát Lâm, chữ Lâm lại gép từ hai chữ Mộc mà thành, quê hương là Trường Xuân ý nghĩa là mùa xuân vĩnh cửu, trường xuân cũng là ý nghĩa của tùng bách mộc:
“Cỏ hoa sớm nở tối tàn
Cây tùng cây bách muôn vàn sức xuân” - Bạch Vân Gia Huấn
Năm sinh của Thánh Nhân giải ra là ngày Qúi Sửu tháng Qúi Tị năm Tân Mão theo dương lịch là 13-05-1951
Số 13 này = 6+7 (lục thất)
Năm 1951 đọc là Nhất cửu ngũ nhất niên – ý nghĩa là: Ngôi cửu ngũ thứ nhất một tuổi, đổi chữ cửu ngũ ra chữ Vương thì hàm ý của nó chính là: Vương của Vương ra đời, (theo cách tính tuổi cổ truyền thì năm ra đời là một tuổi- nhất niên).
Thời gian không có nhiều nên tôi chỉ nêu vài nét như thế để bạn đọc hiểu rằng có sự an bài tỉ mỉ đến như thế. Sự đời không phải ngẫu nhiên và dễ dãi nên đừng tin những lời dèm pha phỉ báng, hãy dùng lý trí tỉnh táo để phân biệt thật giả, đúng sai!
Sau này nếu ngộ thêm tôi sẽ giải hầu bạn đọc!
Thanked by 2 Members:
|
|
#14
Gửi vào 16/03/2019 - 11:21
Vậy nên ở cái thời mà Trạng Trình không còn tại thế, các quý vị cứ thoải mái tập làm văn. Rồi hứng thú thì đọc bài làm văn của người khác. Nhưng thiết nghĩ chớ có tự cho mình cái quyền phán xét bài văn của họ là đúng hay sai ý tác giả. Vì chính ta cũng đang đi đoán mò cả mà thôi!
Enjoy!
Sửa bởi Expander0410: 16/03/2019 - 11:30
Thanked by 2 Members:
|
|
#15
Gửi vào 17/03/2019 - 20:40
Đầu năm 1990 hoa Ưu đàm khai nở lên báo, cho thấy nhân vật chính sinh ra vào thời điểm gần đó. Nên biết rằng: hoa nở vì người, chứ không phải vì đạo.
hay thật! Bọn ma giáo PLC còn lấy sách Việt để xuyên tạc cho thằng tay sai đắc lực của kẻ đứng đằng sau. Kẻ đứng đằng sau không ai khác chính là Satan- kẻ phản bội Thiến chúa toàn năng, hoặc theo cách nói của phương đông là Ma Vương.
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Pinned Trang nhật ký để ngỏ...(cho mọi người) |
Vài Dòng Tản Mạn... | Tử Phủ Vũ Tướng |
|
4 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 4 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |