Jump to content

Advertisements




SẤM TRẠNG TRÌNH 2018


820 replies to this topic

#61 phapkhong

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 853 Bài viết:
  • 1643 thanks

Gửi vào 22/04/2019 - 22:24

Kính các hiền hữu, các bậc tiền bối. Phapkhong tuổi trẻ ngạo khí, sở học nông cạn. Nói có gì ko phải mong các bận cao nhân bỏ qua. Mời các Hiền hữu cùng giải lao, nhâm nhi trà mạn, thưởng thức bài " Âu lạc Tiêu dao khúc", trích trong -Ký sự không gian chiều thứ 4- gợi nhớ Tiền nhân đất Giao Châu.
--------------------------------

ÂU LẠC TIÊU DAO KHÚC

"Ai người thổi khúc Tiêu Dao
Thì nay tự đến, tự vào hoằng dương
Thiên chân đâu dễ đảm đương
Nói rằng hậu duệ lạ thường hiểu kinh
Người từ muôn dặm đăng trình
Hội cùng long chúng chuyển sinh giao thời
Hứa lời đã giữ lấy lời
Người xưa sẽ đến hòa đôi tiêu cầm
Tiêu Dao vốn khúc Dương - Âm
Âu Lạc là nước cha rồng mẹ tiên
Long Giao trăm trẻ đủ duyên
Đang về trên khắp mọi miền núi sông
Hãy chờ đến hội Tiên Rồng
Người từ trên núi - biển Đông cũng về
Long Quân nặng 1 lời thề
Khi nào có biến trông về Trùng Dương
Hô to tên của Lạc Vương
Tức thì sóng cuộn triều cường dâng cao
Âu Cơ nàng đã chuyển giao
Trăm con cũng đến cùng nhau hội Rồng
Quần thần theo thế vân long
Trãi qua dâu bể bách sông tụ về
Lạ kì thượng cổ thánh khuê
Một lòng quân tử vẹn lời thề xưa
Dù cho trăm mối tình thừa
Cũng đều chẳng đặng cho vừa tình chung
Thời gì bậc thánh tựu trung
Hồn thiêng dân tộc vô cùng thâm cao
Có Âu có Lạc có Bào
Có Vương mọi kiếp, anh hào mọi năm
Có Quan khuya sớm tận tâm
Có người quân tử âm thầm vì dân
Có cô gái dạ như quân
Bên ngoài liễu tựa bên trong hình rồng
Ấy 50 gái thanh long
Ấy là Trưng Trắc, Ngọc Hân... hóa về
Âu Cơ mở hội... long tề
Biển Đông lặn gió nghe lời thề xưa
Cha Rồng im giấc ngủ trưa
Vẳng nghe như tiếng ai vừa khóc than
Tiếng người réo rắt tơ đàn
Rơi vào sâu thẳm tim gan cha rồng
Kiều Thê đang khóc phải không?
Cớ sao nàng lại tựu rồng Trăm con
Cớ sao than thở nước non
Cớ sao Âu Lạc ko còn như xưa
Cớ sao bom đạn như mưa
Cớ sao Cửa Ngọc nát vừa đảo hoang
Cớ sao Gia tộc Long Hoa
Hội về bên biển quê nhà cầu cha
Chuyện tình phân rõ cho ta
Ngàn xưa Bách Việt vốn là cùng tông
Ai người gây chiến phân dòng
Làm cho thân mẫu lụy trong đổ dài
Hùng Vương con hãy tấu khai
Lê dân trăm họ vì ai khốn cùng
Hỏa sa cày nát mình rồng
Hàm Long ngậm ngọc là dinh cha về
Nát tan tựa đống nhiêu khê
Làm chân thiên tử tái tê cõi lòng
Giao Long nổi giận Biển Đông
Đất bằng uốn lượn Hạ Long - Hàm Rồng
Hồn thiêng cựa vảy hóa long
Sang bằng tất cả thù trong giặc ngoài
Âu Lạc là đất thần coi
Dễ gì làm trái mệnh trời chuyển đưa
Tâm người dầu tính nhặt thưa
Lật tay 1 khắc trời đùa ngả nghiêng
Lập mưu toan tính vạn niên
Chẳng bằng 1 khắc hồn thiêng tràn về
Âu Cơ cùng Bách Long tề
Hàm Rồng lập án Nam Giao thê - thần
Hỡi người cha của vạn dân
Nghe lời triệu thỉnh như gần như xa
Xưa người đã hứa cùng ta
Gặp thời mạc vận lụy về Biển Đông
Nay thê tử gọi Lạc Long
Chàng nơi nào hãy về trong án này
Trăm con cùng thiếp tựu đây
Mau mau chàng hỡi đạp mây cưỡi rồng
Nước non 1 dải hình long
Giặc ngoài phá nát, giặc trong chỉ đường
Các con đang cảnh thê lương
Lạc Long kiếp kiếp tìm đường về đây
Bốn phương gió nổi mưa bay
Rồng thiêng hóa hiện ra ngay hình người
Ấy cha Bách Việt giống nòi
Theo lời triệu thỉnh hóa đời phàm nhân
Ấy là thiên tử lê dân
Một tay quét sạch giặc gần giặc xa
Một tay gây dựng sơn hà
Lập nên Âu Lạc trường ca ngàn đời
Trăm rồng góp sức dệt thoi
Quan quân bách tính hổ voi hạc rùa
Núi non sông nước vạn mùa
Vàng như mai nở, cốt thừa mai thanh
Lấy người quân tử làm danh
Lấy lòng quân tử làm nền trị dân
Lấy thân quân tử làm thân
Lấy tâm quân tử mà hành mọi nghi
Lấy đường quân tử mà đi
Trăm dân như thế lo gì núi sông
Dạy dân như dạy con rồng
Lễ nghi sĩ tiết nằm lòng trước tiên
Ai mà tâm thái an yên
Mới mong nên kẻ tài hiền lợi dân
Dùng gương quân tử rèn thân
Bao nhiêu luật lệ chưa cần dụng công
Người người đã tự dặn lòng
Kính người như kính cha rồng mẹ tiên
Can qua vì bởi tà biên
Vững bền cơ nghiệp - hồn thiêng giống nòi
Thanh Quan trung hiếu bao đời
Thanh Long trăm trẻ từng thời làm vua
Thanh Mai nữ sĩ như mưa
Giữ lời thề hẹn ngày xưa mà về
Nếu như nước Việt lầm mê
Nguyện sinh trở lại nơi quê hương này
Nguyện đem công đức sâu dày
An bang bờ cõi, lập xây nước nhà
Vì chưng hạnh nguyện thiết tha
Vì mưu thâm độc kẻ tà tạo nên
Quá sâu quá hiểm quá bền
Khó bề lay chuyển, lại thêm thế thời
Hạt nhân vũ khí mọi nơi
Tan hoang mọi nẻo thì thôi nước nhà
Mệnh trời tâm ứng vị tha
Mún cho trăm họ âu ca vững bền
Làm cho tất cả tình riêng
Thảy đều giữ lại ở miền không an
Làm cho tất cả thanh quan
Tăng già, thương, sĩ, thầy lang.... các đời
Cùng độ sinh lúc giao thời
Chung tay hộ giá trăm người con vua
Mẹ Âu cha Lạc cũng vừa
Tái sinh vào cõi ngày xưa hẹn thề
Lòng cha mẹ chắc tái tê
Thương con khốn khổ mà về cứu nguy
Tiêu Dao 1 khúc tình thi
Ai người thổi sáo tan đi mây mù
Âm Dao là tiếng xuân thì
Gãy lên trong vắt tựa chi mai cành
Long Hoa 1 khắc tựu thanh
Ai người thổi sáo gẩy cầm cho vua
Lệ tuông hồn nước sao vừa
Lạc Long chàng hỡi nghe chưa khúc này."





#62 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 472 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 23/04/2019 - 10:36

baphai : " tại sao Sấm đã tiên tri các biến cố chính của dân tộc Việt trong khoảng 500 năm (từ năm 1509) "
Đó là dẫn lời từ trang báo, cũng không rõ báo nào.
Năm 1509 Trạng Trình đang còn trẻ tràn trề sao lại phải viết Sấm cho thời ông đang sống đó là sơ hở thứ nhất, Trạng Trình rất giỏi Thái Ất , nếu có người đến hỏi Ông có thể cho người ta lời khuyên, sao lại phải dùng Sấm để tiên tri đó là sơ hở thứ hai.
Về cái nạn "Đồng âm dị nghĩa" tôi nói với bạn như thế này nhé : Hán tự có đặc biệt là một từ có nhiều nghĩa, Nhiều từ khác nhau nhưng đồng âm. Vậy nên nếu có một câu đố là A thì người ta sẽ dùng đặc điểm này để viết thành B,C,D v.v. nhưng khi giải ra lại phải từ B,C,D cùng giải ra A thì mới là đúng chứ không phải là tán ra E,F gì cũng đúng.
Tôi lấy ví dụ : có câu sấm "Mã đề dương cước anh hùng tận", tôi giải ra chữ Kỉ Mùi vì trong tiếng Hán Kỉ trong Kỉ mùi đồng âm chữ Kỉ (cẳng chân), Dương là con Dê nên đó là năm Mùi.
Có câu khác : "Dê không ăn lộc ngoảnh về tây" cũng giải ra Kỉ MùiKỉ đồng âm với Kỉ (mình), Mùi cũng đọc là VỊ đồng âm với Vị (không có gì).
Mã đề giải ra là Mậu Ngọ, vì mã đề là đồng âm cỏ mã đề, mã đề là cây nên nó tốt tươi chữ HÁN đọc là Mậu đồng âm chữ Mậu (can Mậu), là ngựa nên giải là Mậu Ngọ,
Có câu khác :"Tân lang bán chẳng ai mua" giải ra là Mậu NgọTân langPhò Mã nên có chữ (ngựa), Bán mua tiếng hán đọc là mậu đồng âm với can Mậu.
"Chuyện gọt chân vừa giầy" chúng ta dừng ở đây nhé!

Sửa bởi catdang: 23/04/2019 - 10:39


#63 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5871 thanks

Gửi vào 23/04/2019 - 11:45

Xưa nay chuyện tiên đoán có hai trường hợp chính:
  • Các bậc có thành tựu tâm linh, được khai thị đem ra rao giảng Thiên ý/ Ý chúa/ Ala...etc các loại.
  • Loại thứ đến là dựa vào học thuật, tìm ra quy luật vận hành của tự nhiên, vũ trụ mà đưa ra định đoán.
Thấy cụ Catdang bảo là cụ chả biết kinh dịch, cũng không rành Thái ất... đại khái là không thuộc dạng thứ hai rồi. Vậy mà cụ ngồi phân tích như thánh sống, hay là cụ cho mình là bậc thành tựu tâm linh? đã được thánh Lý Hồng Chí khai thị rồi?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#64 baphai

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 131 Bài viết:
  • 258 thanks

Gửi vào 23/04/2019 - 12:35

Anh Catdang nói: Đó là dẫn lời từ trang báo, cũng không rõ báo nào
Tôi nói có sách, mách có chứng đàng hoàng. Anh search google với cụm từ :"

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thì sẽ rõ.

#65 baphai

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 131 Bài viết:
  • 258 thanks

Gửi vào 23/04/2019 - 12:43

Và câu nói : "Năm 1509 Trạng Trình đang còn trẻ tràn trề sao lại phải viết Sấm cho thời ông đang sống đó là sơ hở thứ nhất, Trạng Trình rất giỏi Thái Ất , nếu có người đến hỏi Ông có thể cho người ta lời khuyên, sao lại phải dùng Sấm để tiên tri đó là sơ hở thứ hai." Rõ ràng anh catdang cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ dùng môn Thái Ất để khuyên người ta chứ không hề dùng sấm. Vậy "Sấm ký" là của ai mà đã tiên tri từ năm 1509?

Sửa bởi baphai: 23/04/2019 - 12:46


#66 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 472 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 23/04/2019 - 15:40

Ông VN có nhắc chuyện tôn giáo, nên tôi cũng cũng xin nói vài câu như thế này.
Những câu như Khai thị, thành tựu hay v.v. vốn là những điều trong tôn giáo, vốn là mờ ảo và khó nhận biết. người ta đối với vấn đề tâm linh cần phải có lý tính và tỉnh táo, những điều trên cũng không dung nạp trong Đại Pháp của PLC.
Muốn có cái tốt phải bỏ đi cái xấu, muốn thêm trí huệ phải tu tâm mới là điều dung nạp trong Đại Pháp.
Về vấn đề tôn giáo tôi cũng nói vài điều về nhận thức của tôi. 2500 năm trước khi Thái Tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm truyền giảng Phật Pháp là dưới hình tượng một người bình thường rồi Ngài cũng già và chết (bằng ngôn ngữ con người gọi là chết), bao nhiêu người nhận ra Ngài là Giác Giả đang truyền Pháp hình như theo kinh điển là mấy trăm người. Khi Lão Đam đến để lại Đạo chỉ có mình Chân Nhân Doãn Hỷ nhận ra. Khi Đấng Giê-su Thành Na-da-ret đến để truyền Đạo của mình cũng dưới hình dạng một người thường , Ông cũng bị đẩy đến chịu chết trên Thập-tự-giá, bao nhiêu người nhận ra Ngài và đi theo hình như là con số chục người.
Ngày hôm nay mỗi tôn giáo lớn có đến mấy trăm triệu tín đồ. Khi các vị Giác Giả truyền Đạo sao không lập ra tôn giáo cho người ta đi theo cho đông vào? Tôn giáo có phải đúng là đã phát triển như thế?
Bài học lịch sử này so với hàng trăm nghìn năm là mới hay cũ, người ta đã quên rồi.
Khi các Giác Giả sắp xuất hiện cũng đều có tiên tri dự ngôn, kinh điển có nhắc đến, vậy sao nhân loại lại không tin?
Nói thật với các bạn truyền thuyết về Di Lặc Phật còn có trước cả Phật Giáo và Cơ đốc giáo, chẳng qua là các bạn không biết đó thôi.
" Bồ tát Di Lặc (tiếng Phạn मैत रररयय) phiên âm maitreya – Từ thị(慈氏)hay Metteyya Bodhisatta là vị Phật tương lai khi Pháp của Phật bị hoại diệt trong thế nhân.
Khoảng năm 1000 trước Công nguyên, trong một khu vực rộng lớn bao gồm Tây Á, Bắc Phi, Tiểu Á, vùng Lưỡng hà, và Ai Cập đã lưu hành một tín ngưỡng về một vị Cứu thế Chủ trong tương lai, Ông là lời hứa hẹn sẽ cấp cho người ta hạnh phúc trong tương lai. Tín ngưỡng này chính là đức tin Messia trong kinh “Cựu Ước” của Cơ đốc giáo.
Theo như nghiên cứu của Ji Yanlin và học trò Qian Wenzhong, những kinh Phật sớm nhất đại đa số là "Hồ Bản", được viết bằng ngôn ngữ của Trung Á và Tân Cương cổ đại, không phải là tiếng Phạn thông thường. Do đó từ "Di Lặc" có lẽ được dịch từ Matraya hay metrak của Torah, từ này và maitri tiếng Phạn (từ bi, tình yêu) có liên quan.
Người phương Tây đang chờ đợi vị Thần được gọi là Messiah, bản dịch tiếng Anh Messiah được chuyển từ tiếng Do Thái Masiah (đôi khi được viết là Mashiach). Hai từ Maitri và Masiah âm đọc lên đều giống nhau, vậy phải chăng phương Đông và phương Tây đều đang chờ đợi cùng một vị Thần?
Metrak trong tiếng Torah và Messiah trong tiếng Do Thái chính là cùng một từ, chẳng qua là ở phương Tây đọc Messiah và người Trung Quốc chúng ta đọc Di Lặc, tình huống tương tự loại này thấy khá nhiều trong lịch sử của nền văn minh nhân loại.
Niềm tin Di Lặc bắt đầu thịnh hành vào khoảng năm 1000 trước Công nguyên thực sự là sự hội tụ ý nghĩa đẹp đẽ của tâm linh trong thế giới văn minh thời bấy giờ : Ý nghĩa thứ nhất là từ bi, do đó Di Lặc còn được gọi là Từ Thị, là một vị Bồ tát Từ thị. thứ hai là quang minh, thứ ba là hy vọng. Do đó, đức tin Di Lặc là một sự kết tụ văn hóa tuyệt vời của toàn bộ thế giới văn minh nhân loại ngay từ đầu. Trong Phật giáo không thể tìm được một vị Bồ tát hay Phật thứ hai có ý nghĩa văn hóa quốc tế rộng lớn và sâu sắc như vậy.
Cũng có một sự hiểu lầm lớn rằng mọi người nghĩ rằng Bồ tát Di Lặc chỉ tồn tại trong Phật giáo Đại thừa. Họ cho rằng Phật giáo Tiểu thừa không có Bồ tát, Tiểu thừa chỉ có La Hán và Bồ tát là một tư tưởng Phật giáo đặc biệt trong Phật giáo Đại thừa. Nhưng trên thực tế, tín ngưỡng Di Lặc liên quan đến toàn bộ lịch sử văn hóa Phật giáo. Có thuyết Di Lặc trong Phật giáo Tiểu thừa, Di Lặc trong Phật giáo Đại thừa và Di Lặc trong Phật giáo Mật tông. Trong số những tác phẩm kinh điển đầu tiên của bằng tiếng Pali, đã có rất nhiều ghi chép về Di Lặc." - Dịch từ trang: Purinsigh.org
Nói đến người Do Thái chính là câu chuyện 2000 năm không có tổ quốc của họ, năm 1948 Do Thái ph... q..., nhà nước Israel ra đời, người ta nói rằng là do Messiahcủa người Do Thái đã đến, vậy người Do Thái có nhận ra Đấng Messiah này không? tôi nói rằng có một quyển sách tên là "Chuyển Pháp Luân" đã được dịch ra tiếng Do Thái, vậy là có người Do Thái đã biết và họ sẽ nói cho người dân tộc họ.
Đem câu chuyện đó ra so sánh với chuyện Thánh Nhân của Sấm Trạng Trình hôm nay, có cần nói cho người Việt biết không? hay là đến để "tiếp thị"?
Đại Sư Khí Công Lý Hồng Chí (李洪志)sinh ngày 13 tháng 05 năm 1951 tức ngày Qúi sửu tháng Qúi Tị năm Tân Mão tại Trường Xuân, Cát Lâm ,Trung Quốc.
Những ai đã đọc tôi giải Sấm đến đây có lẽ mới thấy rõ thế nào là Mộc tử, Bạch Sĩ, "Kê minh ngọc thụ", "Ngưu xuất Lam điền".

Thật sự nếu các bạn hỏi Di Lặc Phật là ai? thì câu trả lời sẽ là không có người nào trên thế gian này lại nhận mình là vị ấy cả.
Đại Sư Lý Hồng Chí khi được học trò hỏi về Di Lặc Phật , Ông nói đó là một Danh Hiệu.
Đại Sư có lẽ vẫn mãi là một Khí Công Sư, Ông cũng nói "Tôi không muốn thấy chúng sinh nào đánh mất đi tương lai của mình".

Trong tôn giáo người ta hay nói chữ Ngộ, người mãi không Ngộ họ gọi là "hạ căn khó độ".

Hy vọng các bạn có thể Ngộ, có những người là do nhiễm độc tuyên truyền, cũng có là đặc vụ của ĐCS Trung quốc hoạt động tại Việt Nam, tôi có phải là người bình thường hay là dạng u mê, hay hoang tưởng thì các bạn cứ xem những gì tôi viết mà phán đoán.

Sửa bởi catdang: 23/04/2019 - 15:43


Thanked by 1 Member:

#67 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5871 thanks

Gửi vào 23/04/2019 - 17:02

Ông Catdang đang dùng chiêu người Trung Quốc gọi là "rút lửa đáy nồi", nghĩa là kể lể tràng giang đại hải bla bla bla để rồi né tránh trả lời câu hỏi. Hay là tôi đặt câu hỏi không được dễ hiểu? Vậy để tôi đặt câu hỏi lại cho ông Catdang, mong ông trả lời ngắn gọn vào vấn đề thôi:
  • Ông lấy tư cách gì ra để rao giảng ý nghĩa sấm Trạng Trình?
    a) Ông giác ngộ, hay có ông thánh nào khai ngộ... đại khái kiểu như thế?

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    Nếu không phải trường hợp a) vậy ông dùng cách nào để giải sấm TT?
Hay nói ra cho ngắn gọn, là tôi nghĩ ông không đủ tư cách để giải sấm (trừ khi ông chứng minh được ngược lại).

#68 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 472 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 24/04/2019 - 16:54

Nếu nói rút củi sao không rút hết đi.
Nấu đậu nấu cành đậu
hạt đậu trong nồi khóc
Cùng một gốc sinh ra
mà sao nỡ đôt nhau

Về tư cách thì mấy trăm năm trước Trạng Trình đã nói trước rồi:

"Chữ rằng lục thất nguyệt gian
Ai mà nghĩ được mới gan anh tài"

Catdang: "Giải nghĩa lục thất nguyệt gian" - diễn đàn Tuvilyso.org

Đấy là tôi nói vui thôi, nhưng đâu phải vô lý, các bạn đã thấy ai giải nghĩa ở chỗ khác chưa?

Còn tại sao? tôi đã nói ba lý do rồi, chẳng qua trong tâm các bạn vốn sẵn sự phản đối nên không nghĩ đến những gì tôi đã viết nữa.
Quan niệm về "trí tuệ" của tôi cũng không giống như các bạn, người ta hay nói "vô vi" là tốt vậy nên nếu không có thấp hay cao, nhiều hay ít trong chẳng phải tốt hơn sao, ngay từ đầu bài giải tôi đã nói trước rồi.
Nếu có thời gian tôi sẽ viết thêm, tôi bận chứ không phải tôi lấp lửng để câu khách, các bạn thông cảm!

Thanked by 1 Member:

#69 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5871 thanks

Gửi vào 24/04/2019 - 19:09

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

catdang, on 24/04/2019 - 16:54, said:

Nếu nói rút củi sao không rút hết đi.
Nấu đậu nấu cành đậu
hạt đậu trong nồi khóc
Cùng một gốc sinh ra
mà sao nỡ đôt nhau

Về tư cách thì mấy trăm năm trước Trạng Trình đã nói trước rồi:

"Chữ rằng lục thất nguyệt gian
Ai mà nghĩ được mới gan anh tài"

Catdang: "Giải nghĩa lục thất nguyệt gian" - diễn đàn Tuvilyso.org

Đấy là tôi nói vui thôi, nhưng đâu phải vô lý, các bạn đã thấy ai giải nghĩa ở chỗ khác chưa?

Còn tại sao? tôi đã nói ba lý do rồi, chẳng qua trong tâm các bạn vốn sẵn sự phản đối nên không nghĩ đến những gì tôi đã viết nữa.
Quan niệm về "trí tuệ" của tôi cũng không giống như các bạn, người ta hay nói "vô vi" là tốt vậy nên nếu không có thấp hay cao, nhiều hay ít trong chẳng phải tốt hơn sao, ngay từ đầu bài giải tôi đã nói trước rồi.
Nếu có thời gian tôi sẽ viết thêm, tôi bận chứ không phải tôi lấp lửng để câu khách, các bạn thông cảm!

Nếu như bảo topic này vô thưởng vô phạt, không ảnh hưởng tới ai thì tôi cũng chả hỏi ông làm gì. Rõ ràng là topic này nếu để người sơ cơ đọc phải tất sẽ ảnh hưởng - như thế không thể không hỏi cho rõ ràng. Tôi thấy ông Catdang không dám trả lời tôi cho ngắn gọn rõ ràng.

Tôi hỏi lại ông lần nữa, mong ông nói trả lời rõ và ngắn gọn cho:
  • Ông lấy tư cách gì để giải sấm? Do ông minh ngộ ra, hay có ai minh ngộ ra rồi bảo cho ông biết (trường hợp 1); Hoặc ông dựa trên nền tảng học thuật nào đó để giải sấm (trường hợp 2).
  • Còn nếu không thuộc hai trường hợp trên, nghĩa là ông nghĩ thế rồi viết đại ra (mà ông cũng chẳng chứng minh được là đúng hay sai, chỉ là ông tin thế thôi) thì mong ông cũng nói rõ ra.
Đại khái là người ta khi làm gì đều sẽ phát sinh hậu quả của việc mình làm. Tôi nghĩ ông dám nghĩ dám làm thì dám trả lời rõ ràng, đừng úp úp mở mở làm gì. Sau khi ông trả lời rõ rồi tự nhiên tôi sẽ không làm phiền ông nữa.

#70 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 472 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 25/04/2019 - 09:50

VN : "Ông lấy tư cách gì để giải sấm? Do ông minh ngộ ra, hay có ai minh ngộ ra rồi bảo cho ông biết (trường hợp 1); Hoặc ông dựa trên nền tảng học thuật nào đó để giải sấm (trường hợp 2)."
Hôm qua sau khi viết "Diễn đàn Tuvilyso.org", Về nhà nghĩ lại tôi đã phát hiện ra một khía cạnh rất quan trọng : HỌC THUẬT.
Tuvilyso.org là một diễn đàn học thuật. Tôi viết bài mục đích không phải là dành cho diễn đàn này, tôi cũng không phải là thành viên cũ của diễn đàn, khi viết xong bài tôi không biết nên đăng nó ở đâu nên mới đăng ký làm thành viên của diễn đàn này, Admin có thể kiểm chứng điều này qua Email.
Vì đã bỏ qua khía cạnh học thuật mới là Tôn chỉ của Diễn đàn nên tôi đã phạm sai lầm khi gặp người phản bác, phần nữa là không tránh khỏi ảnh hưởng của việc bị chỉ trích có tính cá nhân nên tôi đã không nhận ra SỰ HỢP LÝ của lý lẽ những người phản bác xét trên khía cạnh học thuật.
Tôi thành thật xin lỗi VN cũng như những người đọc khác, cái cần "gọt đi" hoá ra là "cái tôi" của ông Catdang .
Nói về Sấm chân chính không phải là tôi đã giải ra Sấm Trạng Trình mà là "minh bạch vài điều" , bài giải của tôi chủ yếu là chuyện Thánh Nhân trong Sấm Trạng Trình.
Tôi viết giải Sấm nghĩa thực là giải chứ không phải là "minh ngộ" hay ai đó chỉ cho. Giải tức là tôi phải tìm tòi, chắt lọc, đối chiếu so sánh, đọc xem người khác đã giải thế nào, đọc xem người ta giải các dự ngôn khác như thế nào, và SUY NGẪM.
Tôi đã viết là "vài ngày", thực tế là ba bốn tuần cuối năm 2018, viết ra vài điều đó có khá nhiều đêm không thể ngủ được.
Về những câu hỏi của VN tôi nhận thức thế này: Bạn đã cho rằng Sấm là "sản phẩm" - xin không trích dẫn nữa- đứng trên quan điểm học thuật mà xét là nó có thể xảy ra nên không sai, tức là nó có thể là "giả", nếu nó là "giả" thì những câu hỏi của bạn ông Catdang hoàn toàn không trả lời được nữa.
Những tranh luận đúng sai của chúng ta không đi đến đâu vì không ai nhìn ra chỗ hợp lý và bất hợp lý trong lý lẽ của đối phương, nên chúng ta phí thời gian chứ đáng ra là đã có thêm rất nhiều khía cạnh rất thú vị của Sấm Trạng Trình, những khía cạnh này chỉ khi thật sự "mày mò" giải Sấm tôi mới phát hiện ra.
Nếu các bạn đồng ý tôi xin Admin đóng những Topic của Catdang lại, chúng ta nên mở ra một Topic khác ví dụ như "SẤM TRẠNG TRÌNH NHỮNG LÝ GIẢI TRÊN GÓC NHÌN HỌC THUẬT" chẳng hạn. Ở Topic này chúng ta có thể xem xét các loại nghiên cứu và lý gải khác nhau về Sấm Trạng Trình. Nếu có thời gian tôi sẽ trình bày lại cách thức và nền tảng tôi đã lý giải những điều trong bài viết của mình.

Sửa bởi catdang: 25/04/2019 - 09:55


Thanked by 1 Member:

#71 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 472 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 26/04/2019 - 16:24

Hôm qua tôi viết : "Nền tảng tôi đã lý giải những điều trong bài viết của mình".

Để cho bài viết không quá dài và lan man, hơn nữa quỹ thời gian có hạn tôi sẽ kể nền tảng chuyện giải tên họ vị Thánh Nhân trong Sấm Trạng Trình, đây là chuyện thật nhưng các bạn cứ coi như là "phóng tác" để ta nhìn nhận câu chuyện "Sấm Trạng Trình" với những khía cạnh khác.

Trước khi giải tất nhiên là tôi đã biết về Đại Sư Khí công Lý Hồng Chí rồi, nhưng thật sự tôi chưa bao giờ nghĩ rằng Sấm Trạng Trình là viết về Pháp l… c…ng.

Cũng như những người khác nếu quan tâm câu chuyện Sấm Trạng Trình thì cũng đều tìm xem người ta đã giải như thế nào? Nói chung là đều cho rằng Việt Nam sẽ xuất hiện một vị Thánh Nhân đem lại tươi sáng cho đât nước, rồi chiến tranh thế giới thứ 3, Việt Nam sẽ thành trung tâm tâm linh của thế giới.v.v. đại loại là như thế, rõ ràng mà không tự giải được thì cũng mong và tin phần nào như thế, ngay cả gần đây xuất hiện “ ông Tiên tri TRẦN DẦN" bên Mỹ nhận là ông "Trần Công" trong Sấm Trạng Trình tôi cũng đọc.

Đến khi giải xong bài "Kê minh Ngọc Thụ"- tạm viết như vậy - thì khám phá rằng Sấm Trạng Trình là viết về ai rồi, nếu như bài Sấm này thật sự là của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thì rõ ràng Ông muốn nói về cùng một người.

Chuyện "nền tảng" của tôi là như thế này:

Tôi sinh ra và lớn lên ở nông thôn miền Bắc, nhà rất ngèo, bố tôi mất sớm, tôi có mấy anh chị em một người tên Lâm, một người tên Liên, một người tên Lương.
Làng tôi tên chữ là Thượng Đồng , rất gần Hoa Lư ,Ninh Bình nên thờ vua Đinh Tiên Hoàng làm Thành Hoàng nhưng trên Ngai thờ không có tượng của Ngài mà chỉ có một chiếc mũ (Mão) ở trên Ngai thờ, cũng không thấy các cụ bô lão giải thích nguyên nhân là gì?.
Tôi giờ mới nghĩ ra có lẽ nào lại là: TÂN MÃO- Một chiếc mũ mới của Vua.
Làng tôi có nghề nổi tiếng là nghề mộc, những năm 80, 90 thế kỷ trước thanh niên trai tráng không học lên được cao nữa phải vác cưa đục đi khắp nơi kiếm sống.
Sau lưng nhà cha mẹ tôi là nhà cụ Hạ, lúc tôi biết là cụ đã già lắm, sau nhà cụ Hạ là nhà ông Tính, ông Tính có người con trai tên là Ngọ, anh này sau này ở trên đất của cụ Hạ. Cạnh nhà tôi là nhà cô Thông là em họ bố tôi, cách sanh bên kia đường là nhà ông Thập, ông Thập rất đông con có các anh Nhân, Sĩ , Tân, Tiếu…, Cạnh nhà ông Thập là nhà ông Vu, cạnh nhà ông Vu là nhà ông Khẩu, ông Khẩu có người con trai đầu tên là anh Xương. Đằng trước nhà ông Khẩu là một cái điếm thờ Thành Hoàng , trước cái điếm là nhà ông Chu, đằng trước nhà ông Chu là nhà ông Do. Ông ngoại tôi tên là Hựu, em trai ông tôi tên là Hữu lấy bà là chị của bà Thập, còn bà ngoại tôi có người em trai tên là ông Dực, đến nay nhiều người đã khuất núi rồi, nhắc lại cũng là một cách tưởng nhớ người đã khuất.
Ai cũng vậy ít khi tự hỏi rằng tên mình hay những người xung quanh có ý nghĩa gì, đến khi giải xong bài rồi tôi mới nhận ra , các bạn cũng thấy những câu như :
Kình cư hải ngoại huyết do hồng,
“Dục thức Thánh nhân tính
Mộc hạ liên đinh khẩu”
“Lại tam tam thế hựu
Chu ngũ phục nguyên tuyền”
“Hữu xương hồ nhân thập
Hữu xí hồ song thiên”
Như vậy là từ bé tôi đã “thấy” những chữ kia rồi.
Câu chuyện này có ý nghĩa là nông thôn Việt Nam xưa là cuộc sống quần cư, có cái gọi là “tình làng nghĩa xóm” “tối lửa tắt đèn có nhau” khiến con người quan tâm và nhớ mãi đến nhau, ngày nay sống nơi phố thị có khi cận lân cũng không biết tên nhau.
Có câu chuyện khác về chữ “đinh khẩu”, tôi có một đồng nghiệp kém tôi vài tuổi, lấy vợ cũng muộn, đời bố anh ấy là “độc đinh”, anh này cũng là “độc đinh”, sau khi có con gái đầu mới sinh được con trai, đi làm cùng nhau anh ấy kể chuyện cuối năm giỗ họ bà nội cháu bé nằng nặc đòi đóng 03 suất. Khi giải Sấm tôi viết “đinh khẩu là thằng cu cò”.
Có một cô hiện nay sống ở gần nhà tôi. Cô ấy quê miền Trung, cha mẹ là gốc Đạo Thiên Chúa, số mệnh thế nào lại quay ra Đạo Mẫu, tôi có lần nhờ cô ấy “bốc” giúp “bát nhang”, cô ấy dạy tôi khấn thế này : “Nam mô A Di Đà Phật. Con lạy Đấng Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật. Chúng con người trần mắt thịt, trăm tóc nghìn tội, tâm có của không…..” . Sau này khi giải Sấm tôi giải Bạch Sĩ là : ”SĨ TÂM có của không” theo Hán tự là : “chữ Sĩ ghép chữ Tâm và không còn thêm nét nào nữa” đó là chữ CHÍ.
Nghĩa của câu Sấm này rất hay : Sĩ nghèo nhưng phải có Tâm mới gọi là Bạch Sĩ vì chữ Bạch cũng có nghĩa là thanh sạch.
Còn một chữ là chữ Hồng, tôi có kể câu chuyện đi du lịch Trung Quốc, tên cô bé hướng dẫn viên đó dịch ra tiếng Việt là: Liêu Thụy Hồng. Nghĩa của chữ này không phải là màu hồng mà là “bao la rộng lớn”, chúng ta không thể diễn giải chính xác “bao la rộng lớn” là như thế nào?. Cảm giác về “bao la rộng lớn” này sẽ đến khi ta ngắm bầu trời vừa tắt nắng, đằng tây có mấy đám mây, tia nắng chiếu lên đó ánh lên ngũ sắc làm người ta có cảm giác nhỏ bé trước bao la của bầu trời. Vậy nên khi cô LIêu trả lời tôi rằng tên cô ấy không phải màu hồng tôi đã không thể hiểu được là cái gì.
Sấm Trạng Trình có câu :
Thử nhật thiên giáng ngũ sắc vân xich quang màn tự”.
Viết như vậy đã thể hiệnchỗ “tài hoa hơn người” của tác giả, ai sẽ tả ra được “bao la rộng lớn “ là gì nếu không dùng bầu trời.
Toàn bộ ba chữ đó nếu “đọc ra” thì nghĩa lại là: “ Đạo truyền tới vô cực”.
Vì sao nói vậy : Pháp hay Đạo cũng gọi là , Pháp lý, Đạo lý, cũng đọc âm là
Hồng là rộng ra mãi,
Tới tận cùng là chữ chí cũng đọc âm là chí.
Bài viết đã khá dài, tôi xin kết thúc chuyện này ở đây tuy còn những thứ khác nữa. Tôi ở đây là muốn nói ý là con người ta tuy bình dân hay thầm lặng nhưng sống trên đời là có ý nghĩa nào đó sâu sắc hơn ” cơm áo gạo tiền”,qua câu chuyện này tôi cũng hiểu ra chỗ “nhỏ bé” của cái “hiểu biết” của cá nhân, cũng mong bạn đọc thấy câu chuyện Sấm Trạng Trình tuy có mơ hồ nhưng lại có những ý nghĩa về nhân mệnh rất sâu xa.
Tôi thấy có vài bạn vào một topic nào đó viết ra những cái không ăn nhập gì với câu chuyện cả, nói thật ra là “thể hiện” bản thân, thời gian có hạn mong các bạn quí thời gian của mình cũng như người khác, viết cái gì mà mình thấy có ích cho người khác thì hãy viết, không thì ra tập thể thao có phải là hơn không!

Sửa bởi catdang: 26/04/2019 - 16:38


#72 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 472 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 09/05/2019 - 10:49

Vũ điệu của các con số trong Sấm Trạng Trình
Xin tạm lấy tiêu đề bài này như thế
Hôm nay là ngày 08/05/2019 tức ngày Thứ tư mồng 4 tháng 4 năm Kỷ Hợi.
Trên quyển lịch nhà tôi có 02 tờ lịch cùng ngày 08/05/2019

Chuyện này làm tôi suy nghĩ về những con số trong Sấm Trạng Trình, nó rất KỲ LẠ khó có thể giải thích bằng ngẫu nhiên hay xác suất.
Trước tiên nó gợi cho tôi con số 44. Ghép hai tờ lịch lại được 5 cặp số 44, sau nữa nó gợi lên ngày 08/4 âm lịch.
Nói về số 44, theo một số khảo cứu thì Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đợi cho đúng số năm 44 tuổi (theo tuổi ta là 45 mới phải) mới ra thi và làm quan dưới triều vua Mạc . (Nguyễn Bỉnh Khiêm thi đậu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

khoa Ất Mùi, niên hiệu Đại Chính thứ 6 (1535)) (1535-1491=44 năm).
Vua

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Mạc Phúc Hải) phong cho ông tước Trình Tuyền Hầu vào năm Giáp Thìn (1544) , 500 năm sau của Trình Tuyền Hầu là : 1544+500= 2044
Con số 44 này gắn với cái gì trong Sấm Trạng Trình?
Con số 44 này có lẽ là ứng Giáp Tí.

“Năm Giáp Tí vẻ khuê đã rạng
Lộ Ngũ tinh trình tượng thái hanh”
“Đầu can võ tướng ra binh
ắt là trăm họ thái bình âu ca”
Đầu can võ tướng là chữ Giáp tử (Giáp tí)
Điều này có ứng nghiệm không ngày sau mới rõ?
Nhắc số 44 mà không nhắc số 33 thì hơi thiếu sót, tôi đã phân tích số 33 này rồi, xin trích dẫn lại cho bạn đọc dễ theo dõi.
Coi như Sấm Trạng Trình ra đời năm Nhâm Tý thì đó là năm 1552.
Năm Ông mất là 1585 vậy thì : 1585-1552 = 33 (năm)
1951-1585= 366 (năm) = 333+33
2018-1585= 433 (năm)
2018-1552= 466 (năm) = 433+33
2018-1951=67 (LỤC THẤT NIÊN)

Bây giờ hãy lấy thêm 33 năm nữa:
466+33=499
499+1=500
2018+33=2051
2051+1=2052
2051-1951=100 (năm)
2052-1552=500 (năm)

Số 33 (Tam tam) còn có ý nghĩa nào nữa : QUÍ SỬU, quí vị hãy tra lịch.
QUÍ SỬU là gì vậy?
NHÂM TÝ QUÍ SỬU LẬP NHÂN LUÂN - "Thôi bi đồ" …..”


Ngày 08 tháng tư âm lịch là ngày gì?
Theo truyền thống Phật Giáo Trung Quốc cũng như các nước Đông nam Á thì đó là ngày kỷ niệm Đức Phật ra đời (Phật Thích Ca Mâu Ni đản sanh). Ngày nay Phật Giáo Thế giới lấy ngày 15 tháng tư âm lịch làm ngày kỷ niệm Đức Phật ra đời.
Từ câu sấm “Ngưu xuất Lam Điền nhật chính đông”, đã giải ra ngày Qúi Sửu, Qúi Tị, Tân Mão, theo dương lịch là ngày 13/05/1951 tức là ngày 08 tháng tư âm lịch năm Tân Mão.
Đến đây xin nói một chút hiểu biết của tôi về đối chiếu âm dương lịch.
Lịch dương xuất hiện sau lịch âm. Lịch âm lấy 12 tháng theo chu kỳ mặt trặng làm 01 năm, lịch dương cũng lấy 12 tháng làm một năm theo chu kỳ mặt trời = 365,2422 ngày, các nhà làm lịch lấy 03 năm 365 ngày lại có thêm 1 năm nhuận 366 ngày vậy là lấy chu kỳ 1 năm bình quân = 365,25 ngày, mỗi năm thiếu 0.0078 ngày, vậy sau 128 năm là phải bớt đi 01 ngày mới khớp với chu kỳ mặt trời.
Vì chu kỳ mặt trăng trung bình = 29.53 ngày nên tháng âm lịch chỉ có 29 hoặc 30 ngày, nên cứ sau 3 năm lại phải thêm 01 tháng âm lịch gọi là tháng nhuận thì chu kỳ âm lịch mới khớp với thời tiết và theo dương lịch.
Còn nhiều phức tạp khác mà các nhà làm lịch phải giải quyết để sao cho lịch phù hợp nhất với chu kỳ mặt trăng, mặt trời và tiết khí. Như vậy cho thấy rằng không có công thức nào để tính ra một ngày âm lịch sẽ trùng với ngày nào dương lịch, thứ hai là việc chúng ta dùng một ngày nào đó như sinh nhật chẳng hạn chỉ có tính chất ghi nhớ kỷ niệm mà thôi.
Có thể vì lý do đó mà các môn cổ học chỉ quan tâm đến ngày tháng năm theo hoa giáp, ngày theo hoa giáp cứ hết một vòng 60 lại lặp lại, năm cũng thế, tháng hoa giáp thì căn cứ theo năm bắt đầu tháng giêng là tháng Dần, giờ hoa giáp thì căn cứ theo ngày bắt đầu từ giờ Tí.
Ngày 13/05/1951 là ngày Qúi Sửu, trùng với ngày mồng 8 tháng tư năm Tân Mão. Từ năm 1900 đến năm 2010 chỉ có hai năm có ngày 13/05 trùng với ngày mồng 8 tháng tư âm lịch là năm 1932(Nhâm Thân) và năm 1951, điều đó cho ta thấy xác suất rất thấp và ngẫu nhiên không có quy luật.
Có một câu chuyện khá thú vị là chuyện Đại Sư Lý Hồng Chí cải chính ngày sinh của mình. Vì lý do này mà sau này khi bức hại Pháp lu… c..ng (viết tắt) bộ máy tuyên truyền của ĐCS Trung quốc đã bôi nhọ Ông là cải chính cho trùng ngày sinh Đức Phật, họ không nghĩ rằng đất nước Trung Quốc hơn 1 tỷ người có biết bao nhiêu người cùng sinh vào ngày đó, Phật Giáo Thế giới ngày nay cũng đã lấy ngày rằm tháng tư làm Lễ Phật Đản chứ không lấy ngày mồng 8 tháng tư nữa.
Chuyện thú vị là nếu vị Đại Sư Khí công họ Lý không cải chính ngày sinh của mình thì câu chuyện Sấm Trạng Trình của chúng ta đã giải là sẽ cho một ai nào đó còn chưa biết.
Theo nguồn Wikipedia thì Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh ngày 13 tháng 05 năm 1491(13 tháng 5 là ngày thứ 133 (134 trong

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

) trong

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)
Tứ bách niên tiền, chung phục thuỷ / Thập tam thế hậu, dị nhi đồng”- Nguyễn Bỉnh Khiêm
Ta thử xem “thập tam thế hậu “ là gì nhé : theo như một bạn trong diễn đàn này lấy 01 thế =30 năm (theo Thái ất).
1951-1585 = 366 năm = 360+6 = 30(năm) x12 + 6 (năm).
Quay lại ngày Qúi Sửu tháng Qúi Tị năm Tân Mão lại rơi vào cung Kim Ngưu theo chiêm tinh phương Tây (cung Kim Ngưu từ ngày 21/04 đến ngày 20/05)
“Kim tịch sinh Ngưu lang”
“Tinh bản tại Ngưu lang “
  • Sấm Trạng Trình
Bản thân ngay chữ Kim Ngưu cũng có thể hiểu thành QUÍ SỬU.
Lại nói về số 13, 13 = 6+7 (lục + thất)
Dù ai suy tính chẳng ra
Vòng trong thái tuế 13 năm tròn” – Sấm Trạng Trình
Trong bài “Thử lại giải sấm Trạng Trình” tìm ra hai ngày 12/03/1925 là ngày mất của ông Tôn Trung Sơn và ngày 09/09/1976 là ngày của Ông Mao Trạch Đông.
Lấy hai năm cuối : 7+6 =13, 2+5=7.
1976-1925=51 năm
Năm Tân Mão viết là: (19)51, 5+1=6
6+7= 13
Vậy nên tôi đã viết : 100 năm chỉ có một lần, không tin các bạn thử lấy các năm khác xem có viết ra được như thế hay không?
Chưa hết : năm 1951 nằm ngay giữa 1925 và 1976.
Chính xác là chia ra mỗi bên 309 tháng .
Ngày 09/09/1976 rơi vào ngày 16 tháng 08 âm lịch năm Bính Thìn là ngày Bạch lộ thượng 9, tháng Bạch lộ, năm Lục bạch.
“Hồ ẩn sơn trung mao tận bạch” – Sấm Trạng Trình.
Như ta đã phân tích ở trên nếu dùng tính toán 400 năm trước có tính ra 400 năm sau ngày 09/09/1976 là rơi vào ngày âm lịch nào không? Không có cách nào.
Năm 1951 đọc là : Nhất cửu ngũ nhất niên. Bây giờ hãy đổi chữ Nhất thành chữ Thượng hay chữ Chủ, cửu ngũ thành chữ Vương, nhất niên thành chữ ra đời, ta sẽ có: năm 1951 là Thượng Vương (Chủ Vương) ra đời.
Qua bài viết này chúng ta có thể nhận thấy ẩn ngữ về thời gian trong Sấm Trạng Trình nếu giải ra được là hết sức cụ thể và biến ảo vô cùng thú vị.
Các bạn hãy so sánh với những phỏng đoán kiểu như: “"

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

" là những lời tiên tri của Nguyễn Bỉnh Khiêm về các biến cố chính của dân tộc Việt trong khoảng 500 năm (từ năm 1509 đến khoảng năm 2019), có lẽ chúng ta ở đây đã biết điều thú vị hơn họ chăng?

Sửa bởi catdang: 09/05/2019 - 10:55


#73 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 472 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 15/05/2019 - 15:31

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Kỷ niệm 433 năm ngày mất của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

17:50 03/01/2019



(Thethaovanhoa.vn) - Kỷ niệm 433 năm ngày mất của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, lễ hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được khai mạc vào ngày 3/1 (tức ngày 28 tháng 11 năm Mậu Tuất), tại khu di tích Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


[font=Arial !important]
Một thông tin đang được dư luận quan tâm đặc biệt: có khả năng, ngôi mộ cổ được phát hiện tại Vĩnh Bảo (Hải Phòng) chính là nơi an táng danh nhân Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử.

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm Tân Hợi (1491), năm Hồng Đức thứ 21 đời vua Lê Thánh Tông tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương, nay là thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Trạng Trình xuất thân trong gia đình có truyền thống khoa bảng. Phụ thân của ông được phong tước Thái Bảo nghiêm quận công, mỹ tự Văn Định đạo hiệu Cù Xuyên tiên sinh. Thân mẫu Trạng là Nhữ Thị Thục, con quan Thượng thư Bộ Hộ Nhữ Văn Lan ở làng An Tử (huyện Tiên Lãng). Khi còn nhỏ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nổi tiếng là thần đồng với trí thông minh nổi bật...
Dưới thời nhà Mạc, hai kỳ thi vào năm 1529 – 1532,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

không ra ứng thi. Năm 1535, Trạng đổi tên từ Nguyễn Văn Đạt thành Nguyễn Bỉnh Khiêm dự thi Hội ở Văn Miếu Mao Điền (Trấn lỵ Hải Dương) và đỗ đầu (Hội nguyên). Tiếp đó vào thi Đình, ông lại đỗ đầu ba giáp Tiến sĩ đạt danh hiệu Tiến sĩ cập đệ nhất danh (Trạng nguyên). Với thành tích thi cử này, ông được vua Mạc bổ nhiệm chức Đông các hiệu thu, Tả thị lang bộ Hình rồi Đông các Đại học sĩ, Tả thị lang bộ lại...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Quang cảnh buổi lễ. Ảnh: An Đăng - TTXVN


Tháng 8 năm Nhâm Dần 1542, sau khi dâng sớ chém 18 lộng thần không được vua Mạc chấp thuận, ông treo ấn từ quan về quê mở trường dạy học. Về quê, ông dựng quán Trung Tân, lập Am Bạch Vân làm trường dạy học, lấy biệt hiệu Bạch Am cư sĩ, sáng tác thơ (đặc biệt là tập thơ Nôm "Bạch Vân thi tập"), tập hợp các thi gia sáng tác, xướng họa.
Từ trải nghiệm cuộc đời, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm ẩn chứa ba cuộc đối thoại: Đối thoại với cuộc đời xã hội, với thiên nhiên và với chính bản thân mình. Am Bạch Vân đã trở thành trung tâm đào tạo nhân tài của đất nước lúc đó với những tên tuổi còn mãi lưu sử sách như Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Quyện, Đinh Thời Trung, Lương Hữu Khánh…
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm qua đời ở tuổi 95. Sau khi Trạng mất, năm 1586 vua Mạc ban cấp cho làng Trung Am ba ngàn quan tiền để lập đền thờ, có gắn biển chính nhà vua đề chữ: Mạc Triều Trạng Nguyên tể tướng từ (Đền thờ quan tể tướng, Trạng nguyên triều Mạc), ban cho địa phương một trăm mẫu ruộng thờ. Với câu sấm của Trạng "Đầu thu gà gáy xôn xao/Trăng xưa sáng tỏ lối vào Thăng Long", nhiều người đã giải mã: trăng xưa - cổ nguyệt ghép thành chữ Hồ, sáng là chữ Minh, tỏ là chữ Chí. Như vậy ý hai câu thơ dự báo Cách mạng tháng Tám năm Ất Dậu 1945 thành công, H.C.M vào Thăng Long, Hà Nội, đất nước được độc lập, tự do. Di tích lịch sử Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 2367/QĐ-TTg ngày 23/12/2015 ). Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm có sứ mệnh lịch sử đặc biệt, vừa là nơi để tri ân những đóng góp của một danh nhân trong lịch sử, vừa là địa điểm diễn ra các hoạt động, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân thành phố và du khách thập phương.
Hằng năm, Hải Phòng đều chọn di tích lịch sử Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm để tổ chức lễ tôn vinh học sinh, sinh viên xuất sắc của thành phố.
Lễ hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm diễn ra trong ba ngày 2, 3 và 4/1/2019. Ngoài các nghi lễ truyền thống, tại lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao.


TTXVN/Đoàn Minh Huệ

Bài này tôi mới đọc hôm nay 15/05/2019 xin đăng lại chỉ có tính chất tham khảo mốc thời gian- catdang

Sửa bởi catdang: 15/05/2019 - 15:35


#74 slcsv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 44 Bài viết:
  • 14 thanks

Gửi vào 16/05/2019 - 19:07

Bạn catdang thật là một nhà số lượng học! Tuy nhiên câu "Sinh tam tam thế hậu" trong bài Lư Hương Ký, mà ý nghĩa căn bản là lời hứa hẹn sự trở lại của Trạng Trình để hoàn thành nhiệm vụ một con dân đất Việt trước tổ tiên, hay rộng ra là tổ quốc. Câu thuần Hán, nên giải thích theo khía cạnh chữ Hán. Hình ảnh hai chữ tam tam nằm chồng lên nhau cho ta hình ảnh quẻ Thuần Càn với sáu hào dương, để chỉ giai đoạn Thượng Nguyên Thánh Đức sắp tới, mà Trạng Trình sẽ trở lại để giúp đất Việt "lich số số bách niên".

#75 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 472 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 18/05/2019 - 09:18

Bởi Slcsv : "Tuy nhiên câu "Sinh tam tam thế hậu" trong bài Lư Hương Ký, mà ý nghĩa căn bản là "
Theo tôi nếu dịch tam tam ra quẻ thuần càn (6 hào dương) thì câu chuyện sẽ là dịch nó ra dịch trước, rồi từ dịch mới dịch ra ý nghĩa thật sự Cụ Trạng muốn nói cái gì.
Vậy là qua mấy cái Dịch, nếu Cụ có viết thẳng cái quẻ thuần càn ra người ta cũng đã không hiểu Cụ nói cái gì:

"Bốc đắc càn thuần quái
sơ cửu thoái tiềm long"

Tôi thực sự cũng chưa hiểu rõ hai câu này.

Vậy nên căn bản không thể hiểu theo cách như bạn nêu được.
Tôi đã thấy có người lấy hơn bốn trăm câu Sấm ghép với đủ 64 quẻ bát quái, nói thật là đọc cảm thấy cũng khó mà thuyết phục được người khác.
Cũng có người thấy chữ Qúa,liền bỏ thêm vào chữ Đại thành quẻ Đại Quá
Lại có người cho rằng Cụ Trạng nói lái nữa liền đổi " Cự ngao" thành "Ngôi cao".
Xét kỹ ra như vậy buồn lắm.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm xét về tài học không cần bàn cãi nữa. Thơ văn của Ông không phải là hạng thường, nhiều người chắc chắc cũng đã đọc "Trung tân quán bi ký" cũng biết văn tài của Ông như thế nào, Ông lại thâm hiểu dịch lý, đời sau bao giờ có lại ng­u­ời khác vậy nên có lẽ đâu lại đem đem dịch ra đánh đố con cháu, hay là phải nói lái đi, như vậy không phải là coi thường bậc Trạng Nguyên hay sao.
Qua giải Sấm tôi cũng ngộ ra khá nhiều, tôi ví dụ cái câu chuyện "Cát lâm" , có lẽ Cụ uống trà đánh rơi giọt nước: "Thủy" vào trước chữ "rừng" thế là "khu rừng may mắn" nó lại biến thành "vật quí ngâm trong nước" , còn viết : "Thủy trung tàng bảo cái" hay "thủy lam bảo trung tàng" là thể hiện văn tài chứ Cụ không phải mày mò như cái ông đi giải vì chữ nó đã có sẵn trong đầu Cụ rồi.

Sửa bởi catdang: 18/05/2019 - 09:22







Similar Topics Collapse

35 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 35 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |