SẤM TRẠNG TRÌNH 2018
#571
Gửi vào 23/03/2020 - 08:10
người man dĩ không thấy dc.chân phật.nếu xét về phương diện thì binh thường thôi.chứ xet về hiện tại thì thật phải suy nghĩa. khi chân phật hiện diện khăp thế giới .thì lúc đó họ sẽ nói.ui ông bạn hàng xóm đây mà =))
#572
Gửi vào 29/03/2020 - 21:52
Tôi cũng không dễ dàng để có thể trả lời các bạn, xin các bạn hãy đọc cẩn thận lời tôi viết.
Con người ngày nay thời gian không còn nhiều nữa, không phải là lúc chuyện đúng hay sai mà là tương lai của người ta, con người đang sống trong giai đoạn phi thường mà không tự biết chỉ là chìm đắm trong bao hấp dẫn của đời sống hiện thực, nhưng thời kỳ tới của con người tôi nghĩ là sẽ rất khó khăn:
TIÊC THAY HIỀN SĨ BAO GIÀ
PHÚC BẰNG BÀNH TỔ ẮT LÀ THÁI CÔNG.
Sự thông minh thật sự của con người không phải là đi tìm tri thức để chứng tỏ bản thân hay truy cầu các mục đích cá nhân, thông minh thật sự là vì người khác phục vụ mà không cầu hồi báo, là chịu thiệt thòi vì người khác mới là thật sự thông minh.
Sự kiêu căng ngạo mạn, tự cho rằng bản thân khá lắm chính là một sai lầm lớn nhất, khi ta biết rằng bản thân đầy thiếu sót vầ kém cỏi mới là cầu tiến bộ.
Việc người ta “tin” hay không tin một chuyện nào đó xét theo luân lý là bình thường, việc phân vân hay nghi ngờ một điều gì lạ lẫm hay mới mẻ cũng là điều bình thường và cũng có chỗ tốt, khi có sự thắc mắc thì mới đi tìm hiểu và suy xét khi đó mới dẫn đến nhận thức của cá nhân, đó gọi là có lý tính mà không phải là xuất phát từ tình cảm, có lý tính cũng có nghĩa là đem những cái đã học, những giáo huấn của người xưa áp dụng cho những cái mới nảy sinh.
Nếu như bạn điều gì cũng không tin ngoài chủ quan của bản thân thì người ta sẽ cho là bạn có “ngộ tính kém”, nhưng nếu bạn dễ tin thì bạn cũng dễ bị lừa bằng những thứ giả dối.
Niềm tin vào Thần Phật hay Thượng Đế là niềm tin “ở trong mê” gọi là “mê tín”, danh từ này không phải là mang sắc thái tiêu cực, rất nhiều thứ tồn tại mà giác quan con người hoàn toàn không cảm giác nhưng con người tin là có vậy chính là “mê tín” - tin ở trong mê, khi bạn có thể tin có những cái bạn chưa biết, chưa nghe, chưa thấy… thì người ta nói bạn có “Ngộ tính tốt”.
Nhưng trong xã hội con người bạn gặp những thứ tốt thật sự rất ít, những thứ tà, giả ác lại nhiều, “trung ngôn nghịch nhĩ” làm sao để không bị “lừa đảo” vậy có cách nào không ? Xin thưa là có, đó là học lấy những giáo huấn của các bậc Tiên, bậc Thánh, các bậc Giác Ngộ mà đem ra áp dụng, so sánh xem những thứ ấy có phù hợp hay không thì mới biết đâu là chân hay giả, thiện hay ác, chính hay tà.
Nay xin đem những câu chuyện về “niềm tin” xưa cũ ra để bạn đọc có thể áp dụng trong chủ đế này.
Xin đăng nguyên văn kinh điển để tránh chuyện người ta “đoạn chương thủ nghĩa”, có những người hay viết rằng “Phật dạy rằng …..” tôi cho rằng là họ không biết là không có vị Phật hay Chúa nào dạy thế, hàm nghĩa chân thật chỉ được hiểu đúng trong ngữ cảnh khi một Vị cụ thể nói những lời đó.
Cũng không phải là mượn tôn giáo này khác, những kinh điển ấy tuy là ở trong tôn giáo, nhưng lịch sử của chúng lại là khi chưa có các tôn giáo ấy, nếu xem xét kỹ thì chúng ta thấy hoàn toàn không có một chút sắc thái “tôn giáo” nào ở trong.
“Tam nhân thành hổ”
Ý của câu thành ngữ này là chỉ lời đồn đại quá nhiều sẽ khiến người ta tin là có thực.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ: "Chiến Quốc sách- Ngụy sách nhị ".
Đại thần Bàng Thông được vua Ngụy ủy thác theo thái tử sang làm con tin tại nước Triệu. (Nước Triệu và nước Ngụy muốn liên minh với nhau giao kết phải đem Thái tử sang làm con tin) Bàng Thông lo lắng sau khi mình đi rồi sẽ có người nói xấu mình trước mặt vua, khiến nhà vua không tin tưởng ở mình nữa. Nên trước khi lên đường mới hỏi vua rằng: "Tâu Đại Vương, nếu có người nói trên đường phố có hổ, liệu đại vương có tin không?". Ngụy Vương liền trả lời ngay: "Đương nhiên là không tin rồi".
Bàng Thông lại hỏi tiếp: "Nếu có người thứ hai đến nói trên đường phố có hổ thì Đại Vương có tin không?". Ngụy Vương do dự giây lát rồi trả lời: "Trẫm có thể ta sẽ bán tin bán nghi".
Thế nếu có người thứ ba đến nói trên đường phố có hổ thì Đại Vương có tin không?
Ngụy Vương vừa gật đầu vừa đáp: "Ta chắc chắn là tin rồi". Bàng Thông nói: " Kỳ thực trên đường phố không có hổ, đây là điều bịa đặt mà thôi. Nhưng cả ba người đều nói là có hổ mà đại vương đã tin ngay. Nay hạ thần cùng thái tử đi sang nước Triệu, không được hầu hạ bên cạnh đại vương, nếu sau này có người nói xấu hạ thần thì mong Đai Vương hãy cân nhắc kỹ lời nói của họ ". Vua Ngụy gật đầu nhận lời.
Bành Thông sang nước Triệu được ít lâu, quả nhiên có người đến nói xấu ông trước mặt vua Ngụy, mới đầu nhà vua không tin, nhưng khi số người đến nói cứ nhiều lên, nên nhà vua cũng tin là có thực. Đến khi Bành Thông về nước, nhà vua không còn tin dùng ông nữa, trậm trí còn không triệu gặp ông.
Chúng ta cũng thường nghe những câu thành ngữ tương tự như:
Nhân ngôn khả uý: Lời nói của con người thật đáng sợ
Chúng khẩu thước kim: Miệng lưỡi đám đông nóng chảy cả vàng
Tăng Sâm sát nhân: Tăng Sâm giết người
“Đừng tin vì nghe truyền khẩu, đừng tin vì đó là truyền thống, đừng tin vì nghe đồn đại, đừng tin vì được ghi trong kinh điển, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì suy diễn, đừng tin vì đã tư duy trên mọi lý lẽ, đừng tin vì dựa theo ý kiến đã được cân nhắc, đừng tin vì vị ấy có vẻ có uy quyền, đừng tin vì nghĩ rằng vị ấy là thầy của mình”
Kinh kalama “Tăng chi III.65)”
“Tôi nghe như vầy:
Một thời, Thế Tôn du hành trong xứ Kosala, cùng với đại chúng tỳ khưu đi đến thị trấn Kesaputta của bộ tộc Kalama.
Các người Kalama ở Kesaputta được nghe: “Du sĩ Gotama là bậc xuất gia của dòng họ Thích-ca đang du hành trong xứ Kosala, vừa đến Kesaputta. Tiếng đồn tốt đẹp về Ngài Gotama được truyền đi như sau: Ngài là bậc Ứng cúng, Chánh đẳng giác, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Ðiều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế tôn. Ngài giảng Pháp cao diệu, rõ ràng, đầy đủ từ chặng đầu, chặng giữa, cho đến chặng cuối. Ngài tuyên bố đã chứng đắc đạo quả tối thượng bằng chính tuệ giác của Ngài đến toàn thể thế giới của chư thiên và nhân loại. Ngài có đời sống phạm hạnh hoàn toàn tinh khiết. Lành thay, nếu chúng ta được yết kiến một vị Ứng cúng như vậy”.
Rồi các người Kalama ở Kesaputta đến yết kiến Thế Tôn. Sau khi đến, có người đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; có người nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân thiện với Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; có người cung kính chắp tay vái chào Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; có người xưng tên họ rồi ngồi xuống một bên; có người im lặng ngồi xuống một bên.
* * *
Sau khi ngồi xuống, các người Kalama ở Kesaputta thưa với Thế Tôn:
- Bạch Ngài, có một số du sĩ, Bà-la-môn, đến Kesaputta. Họ thuyết minh và phát huy giáo lý của mình, nhưng họ bài xích, khinh miệt, chê bai và xuyên tạc giáo lý người khác. Lại có một số du sĩ, Bà-la-môn khác đến Kesaputta, họ cũng thuyết minh và phát huy giáo lý của mình, nhưng họ cũng lại bài xích, khinh miệt, chê bai và xuyên tạc giáo lý người khác. Bạch Ngài, đối với những người ấy, chúng con nghi ngờ phân vân: "Trong những du sĩ, Bà-la-môn này, ai nói đúng sự thật, ai nói không đúng sự thật?"
- Này quý vị Kalama, đương nhiên quý vị có những nghi ngờ, phân vân! Khi có điều đáng nghi ngờ, đương nhiên phân vân khởi lên.
Này quý vị Kalama, đừng tin vì nghe truyền khẩu, đừng tin vì đó là truyền thống, đừng tin vì nghe đồn đại, đừng tin vì được ghi trong kinh điển, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì suy diễn, đừng tin vì đã tư duy trên mọi lý lẽ, đừng tin vì dựa theo ý kiến đã được cân nhắc, đừng tin vì vị ấy có vẻ có uy quyền, đừng tin vì nghĩ rằng vị ấy là thầy của mình.
* * *
- "Nhưng này quý vị Kalama, khi nào quý vị tự mình biết rõ: ‘Các pháp này là bất thiện; các pháp này là đáng chê; các pháp này bị người trí chỉ trích; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận, sẽ đưa đến bất hạnh khổ đau’, quý vị hãy từ bỏ chúng."
Quý vị nghĩ thế nào? Khi tham lam, sân hận, si mê khởi lên trong tâm người nào, sẽ đem đến lợi lạc hay đau khổ?
- Đem đến đau khổ, bạch Thế Tôn.
- Này quý vị, người nào có tâm tham, tâm sân, tâm si, tâm bị tham sân si chinh phục và xâm chiếm, người ấy sẽ sát sinh, lấy của không cho, tà dâm, nói dối, và khích lệ kẻ khác làm ác như vậy. Do đó, có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?
- Thưa có, bạch Thế Tôn.
- Quý vị nghĩ thế nào, các pháp này là thiện hay bất thiện?
- Bất thiện, bạch Thế Tôn.
- Đáng chê hay không đáng chê?
- Đáng chê, bạch Thế Tôn.
- Có tội hay không có tội?
- Có tội, bạch Thế Tôn.
- Bị người trí quở trách hay không bị người trí quở trách?
- Bị người trí quở trách, bạch Thế Tôn.
- Nếu được thực hiện và chấp nhận, có đưa đến bất hạnh đau khổ không? Ở đây, chúng sẽ tác động như thế nào?
- Nếu được thực hiện và chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng sẽ đưa đến bất hạnh, đau khổ. Ở đây, chúng sẽ tác động như thế.
- Như vậy, này quý vị, hãy ghi nhớ điều Ta vừa nói:
"Này quý vị Kalama, đừng tin vì nghe truyền khẩu, đừng tin vì đó là truyền thống, đừng tin vì nghe đồn đại, đừng tin vì được ghi trong kinh điển, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì suy diễn, đừng tin vì đã tư duy trên mọi lý lẽ, đừng tin vì dựa theo ý kiến đã được cân nhắc, đừng tin vì vị ấy có vẻ có uy quyền, đừng tin vì nghĩ rằng vị ấy là thầy của mình.
Nhưng này quý vị Kalama, khi nào quý vị tự mình biết rõ: ‘Các pháp này là bất thiện; các pháp này là đáng chê; các pháp này bị người trí chỉ trích; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận, sẽ đưa đến bất hạnh khổ đau’, quý vị hãy từ bỏ chúng".
* * *
- "Này quý vị Kalama, đừng tin vì nghe truyền khẩu, đừng tin vì đó là truyền thống, đừng tin vì nghe đồn đại, đừng tin vì được ghi trong kinh điển, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì suy diễn, đừng tin vì đã tư duy trên mọi lý lẽ, đừng tin vì dựa theo ý kiến đã được cân nhắc, đừng tin vì vị ấy có vẻ có uy quyền, đừng tin vì nghĩ rằng vị ấy là thầy của mình.
Nhưng này quý vị Kalama, khi nào quý vị tự mình biết rõ: ‘Các pháp này là thiện; các pháp này là đáng khen; các pháp này được người trí ca ngợi; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận, sẽ đưa đến lợi lạc hạnh phúc’, quý vị hãy đạt đến và an trú".
Quý vị nghĩ thế nào? Khi tham lam, sân hận, si mê không hiện hữu trong tâm người nào, sẽ đem đến lợi lạc hay đau khổ?
- Đem đến lợi lạc, bạch Thế Tôn.
- Này quý vị, người nào không có tâm tham, không có tâm sân, không có tâm si, không bị tham sân si chinh phục và xâm chiếm, người ấy sẽ không sát sinh, không lấy của không cho, không tà dâm, không nói dối, và không khích lệ kẻ khác làm ác như vậy. Do đó, có làm cho người ấy lợi lạc hạnh phúc lâu dài hay không?
- Thưa có, bạch Thế Tôn.
- Quý vị nghĩ thế nào, các pháp này là thiện hay bất thiện?
- Thiện, bạch Thế Tôn.
- Đáng chê hay không đáng chê?
- Không đáng chê, bạch Thế Tôn.
- Có tội hay không có tội?
- Không có tội, bạch Thế Tôn.
- Bị người trí quở trách hay không bị người trí quở trách?
- Không bị người trí quở trách, bạch Thế Tôn.
- Nếu được thực hiện và chấp nhận, có đưa đến lợi lạc hạnh phúc không? Ở đây, chúng sẽ tác động như thế nào?
- Nếu được thực hiện và chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng sẽ đưa đến lợi lạc hạnh phúc. Ở đây, chúng sẽ tác động như thế.
- "Này quý vị Kalama, đừng tin vì nghe truyền khẩu, đừng tin vì đó là truyền thống, đừng tin vì nghe đồn đại, đừng tin vì được ghi trong kinh điển, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì suy diễn, đừng tin vì đã tư duy trên mọi lý lẽ, đừng tin vì dựa theo ý kiến đã được cân nhắc, đừng tin vì vị ấy có vẻ có uy quyền, đừng tin vì nghĩ rằng vị ấy là thầy của mình.
Nhưng này quý vị Kalama, khi nào quý vị tự mình biết rõ: ‘Các pháp này là thiện; các pháp này là đáng khen; các pháp này được người trí ca ngợi; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận, sẽ đưa đến lợi lạc hạnh phúc’, quý vị hãy đạt đến và an trú".
* * *
- Này quý vị Kalama, vị Thánh đệ tử ly tham, ly sân, ly si như vậy, vị ấy sống tỉnh giác, chánh niệm, an trú và tỏa rộng tâm Từ bao trùm phương thứ nhất, phương thứ hai, phương thứ ba, phương thứ tư. Cũng như vậy, tỏa khắp mọi nơi, bên trên, phía dưới, ngang dọc, đến tất cả mọi loài chúng sinh trên thế giới, vị ấy an trú với tâm Từ cao quý, rộng lớn, không giới hạn, không oán thù.
Vị Thánh đệ tử ly tham, ly sân, ly si như vậy, vị ấy sống tỉnh giác, chánh niệm, an trú và tỏa rộng tâm Bi bao trùm phương thứ nhất, phương thứ hai, phương thứ ba, phương thứ tư. Cũng như vậy, tỏa khắp mọi nơi, bên trên, phía dưới, ngang dọc, đến tất cả mọi loài chúng sinh trên thế giới, vị ấy an trú với tâm Bi cao quý, rộng lớn, không giới hạn, không oán thù.
Vị Thánh đệ tử ly tham, ly sân, ly si như vậy, vị ấy sống tỉnh giác, chánh niệm, an trú và tỏa rộng tâm Hỷ bao trùm phương thứ nhất, phương thứ hai, phương thứ ba, phương thứ tư. Cũng như vậy, tỏa khắp mọi nơi, bên trên, phía dưới, ngang dọc, đến tất cả mọi loài chúng sinh trên thế giới, vị ấy an trú với tâm Hỷ cao quý, rộng lớn, không giới hạn, không oán thù.
Vị Thánh đệ tử ly tham, ly sân, ly si như vậy, vị ấy sống tỉnh giác, chánh niệm, an trú và tỏa rộng tâm Xả bao trùm phương thứ nhất, phương thứ hai, phương thứ ba, phương thứ tư. Cũng như vậy, tỏa khắp mọi nơi, bên trên, phía dưới, ngang dọc, đến tất cả mọi loài chúng sinh trên thế giới, vị ấy an trú với tâm Xả cao quý, rộng lớn, không giới hạn, không oán thù.
* * *
Vị Thánh đệ tử ấy, này quý vị Kalama, với tâm không oán thù, không ác hại, với tâm thanh tịnh không uế nhiễm như vậy, ngay bây giờ và tại đây, vị ấy đạt được bốn sự an ổn:
i) "Nếu có đời sau, nếu có kết quả dị thục do các nghiệp thiện ác, sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ sinh vào cõi thiện lành"; đây là an ổn thứ nhất vị ấy có được.
ii) "Nếu không có đời sau, nếu không có kết quả dị thục do các nghiệp thiện ác, tại đây và ngay bây giờ, ta vẫn sống tự tại, an lạc, với tâm không oán thù, không ác hại"; đây là an ổn thứ hai vị ấy có được.
iii) "Nếu có quả xấu trổ ra cho người làm nghiệp ác, nhưng ta không tác ý làm điều ác hại cho bất cứ ai; do vậy, làm sao quả xấu đó có thể tác động đến ta?”; đây là an ổn thứ ba vị ấy có được.
iv) "Nếu quả xấu không trổ ra cho người làm nghiệp ác, cũng không tác động gì đến ta, vì tâm ta thanh tịnh và thân ta không làm điều ác”; đây là an ổn thứ tư vị ấy có được.
Vị Thánh đệ tử ấy, này quý vị Kalama, với tâm không oán thù, không ác hại, với tâm thanh tịnh không uế nhiễm như vậy, ngay bây giờ và tại đây, vị ấy đạt được bốn sự an ổn này.
- Sự việc là như vậy, bạch Thế Tôn! Sự việc là như vậy, bạch Thiện Thệ! Vị Thánh đệ tử ấy, bạch Thế Tôn, với tâm không oán thù, không ác hại, với tâm thanh tịnh không uế nhiễm như vậy, ngay bây giờ và tại đây, vị ấy đạt được bốn sự an ổn này.
Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Ngài đã thuyết giảng Chánh Pháp rõ ràng bằng nhiều phương cách, như người dựng đứng những gì bị xô ngã xuống, hay phô bày những gì bị che phủ, hay chỉ đường cho người bị lạc hướng, hay cầm đèn sáng vào trong tối để những ai có mắt có thể thấy tường tận. Nay, chúng con xin quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Kính xin Ngài nhận chúng con làm đệ tử cư sĩ; từ bây giờ cho đến mạng chung, chúng con xin trọn đời quy ngưỡng.”
Nguồn trang :
“Phúc thay những người không thấy mà tin!”
“Kinh Tân ước Tin mừng theo thánh Gioan chương 21”
NGÀY PHỤC SINH
Ngôi mộ trống (Mt 28: 1-8; Mc 16: 1-8; Lc 24: 1-11 )
1 Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ.2 Bà liền chạy về gặp ông Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến. Bà nói: "Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu."
3 Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ.4 Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước.5 Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào.6 Ông Si-môn Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó,7 và khăn che đầu Đức Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi.8 Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin.9 Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết.10 Sau đó, các môn đệ lại trở về nhà.
Đức Giê-su hiện ra với bà Ma-ri-a Mác-đa-la (Mt 28: 9-10; Mc 16: 9-11 )
11 Bà Ma-ri-a Mác-đa-la đứng ở ngoài, gần bên mộ, mà khóc. Bà vừa khóc vừa cúi xuống nhìn vào trong mộ,12 thì thấy hai thiên thần mặc áo trắng ngồi ở nơi đã đặt thi hài của Đức Giê-su, một vị ở phía đầu, một vị ở phía chân.13 Thiên thần hỏi bà: "Này bà, sao bà khóc? " Bà thưa: "Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi, và tôi không biết họ để Người ở đâu! "14 Nói xong, bà quay lại và thấy Đức Giê-su đứng đó, nhưng bà không biết là Đức Giê-su.15 Đức Giê-su nói với bà: "Này bà, sao bà khóc? Bà tìm ai? " Bà Ma-ri-a tưởng là người làm vườn, liền nói: "Thưa ông, nếu ông đã đem Người đi, thì xin nói cho tôi biết ông để Người ở đâu, tôi sẽ đem Người về."16 Đức Giê-su gọi bà: "Ma-ri-a! " Bà quay lại và nói bằng tiếng Híp-ri: "Ráp-bu-ni! " (nghĩa là "Lạy Thầy").17 Đức Giê-su bảo: "Thôi, đừng giữ Thầy lại, vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha. Nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ: "Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em"."18 Bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi báo cho các môn đệ: "Tôi đã thấy Chúa", và bà kể lại những điều Người đã nói với bà.
Đức Giê-su hiện ra với các môn đệ (Mt 28: 16 -20; Mc 16: 14 -18; Lc 24: 36 -49 )
19 Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho anh em! "20 Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa.21 Người lại nói với các ông: "Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em."22 Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.23 Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ."
24 Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giê-su đến.25 Các môn đệ khác nói với ông: "Chúng tôi đã được thấy Chúa!" Ông Tô-ma đáp: "Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin."26 Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho anh em."27 Rồi Người bảo ông Tô-ma: "Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin."28 Ông Tô-ma thưa Người: "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con! "29 Đức Giê-su bảo: "Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin! "
Nguồn trang :
#573
Gửi vào 17/04/2020 - 10:15
“Sấm Trạng Trình” và Thăng Long Hà Nội
nhân những ngày “Hà Nội cách ly”
“SẤM KÍ BÍ TRUYỀN”
昇 龍 城 市 帝 王 都
二 百 餘 年 入 道 塗
珥 水 派 流 青 客 眼
濃 山 風 雪 白 人 頭
磨 刀 也 見 屍 横 野
洗 剣 方 知 血 帶 流
到 底 人 間 經 一 局
昇 龍 城 市 帝 王 都
Thăng Long thành thị đế vương đô
nhị bách dư niên nhập đạo đồ
nhị thủy phái lưu thanh khách nhãn
nùng sơn phong tuyết bạch nhân đầu
ma đao dã kiến thi hoành dã
tẩy kiếm phương tri huyết đái lưu
đáo để nhân gian kinh nhất cục
Thăng Long thành thị đế vương đô
Tạm dịch:
“Thăng Long thành thị đế vương đô
Hai trăm năm dư đường bùn bẩn
Sông Nhị vẫn chảy xanh mắt khách
Núi Nùng sương tuyết bạc đầu nhân
Đao mài nên thấy thây đầy đất
rửa kiếm mới biết huyết đầy sông
Đáo để nhân gian qua một trận
Thăng Long thành thị đế vương đô”
Ca dao:
“Dạo xem phong cảnh Long Thành
Đủ mùi đường phố, đủ vành núi sông
Nhị Hà quanh bắc sang đông
Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này
Nùng sơn, Long đỗ đâu đây
Tam sơn núi đất cao tầy khán sơn.”
Trạng Nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm mất năm Ất Dậu (1585) qua 204 năm sau - 1789 khi Quang Trung Hoàng Đế đánh tan quân Thanh, vua Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc, Nhà Hậu Lê kết thúc (1789), Thăng Long mất địa vị “đế vương đô” “NHẬP ĐẠO ĐỒ - đường phủ bùn đất”.
Thêm 165 năm nữa đến năm 1954 sau bao “thây phơi, máu chảy” , Ngày 10/10/1954 Giải Phóng Thủ Đô, Thăng Long mới lại làm “Thành thị đế vương đô” lần nữa.
Từ năm 1585 đến 1954 lịch sử trải qua 369 năm, lời nói của Tiền Nhân có phải là đã nói trước đấy ư!
Lịch sử giống như một vở kịch! Mong thế nhân tỉnh mộng!
Sửa bởi catdang: 17/04/2020 - 10:22
#574
Gửi vào 05/05/2020 - 10:26
“Sấm kí bí truyền”
Lưu trữ : Thư viện Hán Nôm
Trang 4 dòng thứ 10, 11 đọc từ phải qua trái, từ trên xuống dưới
如 神 如 聖 亦 如 仙
我 是 南 邦 一 狀 元
吴 見 吴 民 吴 永 叹
吴 閒 吴 地 樂 吴 天
"Như Thần như Thánh diệc như Tiên
ngã thị Nam bang nhất trạng nguyên
ngô kiến ngô dân ngô vĩnh thán
ngô gian ngô địa lạc ngô thiên"
Tạm dịch :
“Như Thần như Thánh cũng như Tiên
Ta là Nam bang nhất Trạng Nguyên
Ngô thấy Ngô dân Ngô khen mãi
Ngô nhà Ngô đất dạo trời Ngô”
Nghĩa chữ : 邦 “bang”
Từ điển trích dẫn
1. (Danh) Ngày xưa là đất phong cho chư hầu. Đất lớn gọi là “bang”
邦
, đất nhỏ gọi là “quốc” .2. (Danh) Phiếm chỉ quốc gia. ◎Như: “hữu bang” nước bạn, “lân bang” nước láng giềng.
3. (Danh) Địa khu. ◇Thái Ung : “Cùng san u cốc, ư thị vi bang” , (Lưu trấn nam bi ).
4. (Danh) Họ “Bang”.
5. (Động) Ban phát đất đai, phân phong.
Nghĩa chữ : 吴 “Ngô”
Từ điển phổ thông
1. nước Ngô
2. họ Ngô
3. rầm rĩ
Từ điển trích dẫn
1. Tục dùng như chữ “ngô” .
Từ điển Thiều Chửu
① Tục dùng như chữ ngô .
Từ điển Trần Văn Chánh
① (văn) Rầm rĩ;
② [Wú] Nước Ngô (thời Tam Quốc, 222 – 280);
③ [Wú] Đất Ngô (chỉ vùng miền nam tỉnh Giang Tô và miền bắc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc);
④ [Wú] (Họ) Ngô.
Ca dao : “Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng”
Ngô quốc (Phồn thể: 吳國; giản thể: 吴国), còn gọi là Câu Ngô (句吴) hay Công Ngô (工吴; 攻吾), là các tên gọi của một nước chư hầu của nhà Chu từ khi triều đại này ra đời cho tới khi kết thúc giai đoạn Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Nước Ngô nằm ở khu vực cửa sông Dương tử, phía đông nước Sơ, tương ứng với phần lớn tỉnh Giang Tô ngày nay. Các nhà sử học Trung Hoa cổ đại xem đây là một nước bán khai. Kinh đô của nước Ngô là Tô Châu ngày nay. Thời kì cuối, cùng sự trỗi dậy của Ngô Hạp Lư và Ngô Phù Sai, nước Ngô hình thành một vị thế tiểu bá, từng được xếp ngang các quốc gia trung nguyên.
Năm 473 TCN, Việt vương Câu Tiễn đánh bại Ngô Phù Sai, nước Ngô bị nước Việt tiêu diệt.
Ngô (吳) (229 - 280) sử gọi là Tôn Ngô (孫吳) hay Đông Ngô (東吳) là một trong 3 quốc gia thời Tam Quốc (220-280) . Trước đó, nó tồn tại từ 220-222 với tư cách là một vương quốc chư hầu dưới danh nghĩa của Tào Ngụy - quốc gia đối thủ, nhưng sau đó tuyên bố độc lập với Ngụy và trở thành một quốc gia có chủ quyền vào năm 222. Đông Ngô trở thành một đế quốc vào năm 229 sau khi Tôn Quyền tự xưng là Hoàng Đế . Tên của quốc gia này được bắt nguồn từ nơi nó tọa lạc - vùng Giang Nam, còn được gọi là "Ngô" trong lịch sử. Nó được các nhà sử học gọi là "Đông Ngô" hoặc "Tôn Ngô" để phân biệt với các quốc gia lịch sử Trung Quốc khác có tên tương tự cũng nằm trong khu vực đó, chẳng hạn nhưnước Ngô thời Xuân thu và Nam Ngô trong thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc . Nó được gọi là "Đông Ngô" vì nó chiếm phần lớn miền đông Trung Quốc trong thời Tam Quốc và "Tôn Ngô" vì họ của người lãnh đạo nước này là "Tôn". Trong thời gian tồn tại, thủ đô Đông Ngô ở Kiến Khang (ngày nay là Nam Kinh, Giang Tô ), nhưng cũng có lúc ở Vũ Xương 武昌 ; ngày nay là Ngạc Châu, Hồ Bắc ).
Ngô (tiếng Trung: 吳), còn gọi là Hoài Nam (淮南) hay Dương Ngô (杨吴) hoặc Nam Ngô (南吴), là một trong 10 nước tại miền Trung Nam Trung Quốc, tồn tại từ khoảng năm 904 tới năm 937. Kinh đô của nhà nước này là Quảng Lăng (廣陵) hay Giang Đô (江都), ngày nay là Dương Châu, Giang Tô (揚州). Quốc gia này bị nhà nước Nam Đường thay thế năm 937.
Người thành lập ra nước Ngô là Dương Hành Mật (852-905) (楊行密) bắt đầu sự nghiệp của mình từ một người lính đầu quân tình nguyện trước khi giành được quyền lực tại Lư Châu trong một vụ đảo chính quân sự để làm Thứ sử. Triều đình Nhà Đường khi đó đã suy yếu không thể làm gì ngoài việc công nhận chức vụ của ông. Năm 885, Tiết độ sứ Hoài Nam Cao Biền bị thủ lĩnh quân nổi loạn là Tất Sư Đạc cùng Tần Ngạn bắt giữ. Dương Hành Mật lấy danh nghĩa báo thù cho Cao Biền, đã đánh bại Tất Sư Đạc và chiếm luôn Dương Châu, nhưng khi đó Cao Biền đã bị giết chết. Một thủ lĩnh quân nổi loạn khác làTôn Nho (孫儒) đã nắm lấy quyền chỉ huy toàn bộ quân đội của Cao Biền. Dương Hành Mật buộc phải rời khỏi Dương Châu để rút về Lư Châu. Tại Lư Châu, Dương Hành Mật đã tăng cường sức mạnh của mình cho đến khi tái chiếm Dương Châu vào năm 892. Vì công lao này, nhà Đươn phong ông làm Tiết độ sứ Hoài Nam thay Cao Biền.
Trong khi về danh nghĩa vẫn trung thành với nhà Đường, nhưng các lãnh chúa địa phương đã bắt đầu tạo ra các nhà nước nhỏ của chính mình. Dương Hành Mật đã có xung đột với Chu Ôn của Hậu Lương tại phía bắc và Tiền Lưu của Ngô Việt tại phía nam, nhưng đã bảo vệ thành công lãnh thổ của mình. Năm 902, Dương Hành Mật được Đường Chiêu Tông phong làm Ngô Vương.
Tiền Lưu (chữ hán: 錢鏐; 10 tháng 3 năm 852-6 tháng 5 năm 932, ên tự là Cụ Mỹ (具美), tiểu tự là Bà Lưu (婆留), gọi theo thụy hiệu là Ngô Việt Vũ Túc vương, miếu hiệu Thái Tổ, là người sáng lập và là quốc vương đầu tiên của nước Ngô Việt thời Ngũ Đại Thập Quốc.
Vào cuối thời nhà Đường, Tiền Lưu theo tướng Đổng Xương đi trấn áp quân nổi dậy nông dân, sau đó nhậm chức Trấn Hải tiết độ sứ. Vào những năm Càn Ninh thời Đường Chiêu Tông, Tiền Lưu đánh bại Đổng Xương, chiếm hữu 13 châu Lưỡng Chiết. Đến năm 907, Hậu Lương Thái Tổđã sắc phong Tiền Lưu là Ngô Việt vương. Trong thời gian tại vị từ năm 907 đến 932, Tiền Lưu trưng dụng dân công, xây dựng đê biển Tiền Đường Giang, tại lưu vực Thái Hồ ông cho xây dựng đập ngăn nước, khiến khu vực này không còn phải lo hạn hán hay lụt lội, bờ đê được tu sửa thường xuyên, tạo thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp của khu vực.
Do Ngô Việt nhỏ yếu, lại bất hòa với nước Ngô và nước Mân láng giềng, cho nên đã chọn cách dựa thế vương triều Trung Nguyên, không ngừng khiển sứ tiến cống để cầu được che chở. Thoạt đầu, Ngô Việt thần phục nhà Hậu Lương, sau lại thần phục Hậu Đường. Đến thời Đường Minh Tông, do khiến cho Xu Mật xứ An Trọng Hối tức giận, Tiền Lưu bị Hậu Đường bãi quan tước, song lại được phục chức sau khi An Trọng Hối bị giết. Năm 932, Tiền Lưu bệnh mất, được táng ở Mao Sơn thuộc An Quốc.
Nguồn : Wikipedia.
Ý nghĩa của những câu Sấm này có lẽ là dành riêng cho những người đi tìm Đạo.
“như Thần như Thánh diệc như Tiên : như Thần như Thánh lại như Tiên. có bản chép khác. xét về mặt cách nghĩ, chẳng bậc Đắc Đạo nào lại tự phụ khoe khoang như vậy.”
Trích dẫn lời từ trang :
Thật ra thì Đạo cao 10 phần mà nói một phần người ta đã cho là chuyện khó tin.
Sửa bởi catdang: 05/05/2020 - 10:37
#575
Gửi vào 05/05/2020 - 10:42
Thực ra câu Ngô dân này ám chỉ Ngu dân.
Chứ không phải xứ Ngô Việt trong đại chiến Việt vương Câu Tiễn và Ngô vương Hạp Lư.
#576
Gửi vào 05/05/2020 - 10:59
"Ngu"
俁 - To lớn, tốt đẹp
娛 - Vui vẻ, sự thú vị
虞 - Đời nhà Ngu, Họ Ngu, nước Ngu, yên vui, dự liệu tính toán trước,
.........................................................................................................
"Ngu"愚 - dốt nát, ngu muội, không thông minh, lừa dối người.
Đổi chữ "Ngô" thành chữ "Ngu" không phải là hành động lừa dối người hay sao?
Sửa bởi catdang: 05/05/2020 - 11:05
#577
Gửi vào 05/05/2020 - 13:44
#578
Gửi vào 05/05/2020 - 14:46
babylon, on 05/05/2020 - 13:44, said:
Câu ấy là :
“Lê dân đào bão noãn
梨民陶抱煖”
Nghĩa là : Dân cày say no ấm.
Chứ không phải là : “ngô dân bảo noãn”
Bản Sấm “Sở cuồng” phần chữ Hán, có in trong sách “Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân Am thi tập” tác giả Nguyễn Khuê nhà xuất bản Tp Hồ Chí Minh năm 1997.
Bản Sấm “Sở cuồng” phần chữ Hán:
“Ðào viên tán lạc ngô dân thủ thành.
桃園散落吾民 守 城”
Chữ “Ngô dân” trong câu này nghĩa là : “dân của ta, dân tôi”.
“Ngô” - 吾: danh từ “Ta, tôi”, đại từ: “của ta, của tôi”.
Cách dùng : từ người tới mình mà nói thì dùng chữ “ngô”- 吾, nhân người mà nói thì dùng chữ “ngã” - (Công Tôn Sửu thượng ): “Ta khéo nuôi cái khí hạo nhiên của mình” ; Mạnh Tử : “Ngã thiện dưỡng ngô hạo nhiên chi khí” -
Đặc ý của mấy câu sấm trên kia là dùng tới 6 chữ “Ngô” - 吴, hiểu thế nào là tùy vào mỗi người.
Sửa bởi catdang: 05/05/2020 - 14:48
#579
Gửi vào 05/05/2020 - 15:26
477 – Đào viên tán lạc ngô dân thủ thành
#580
Gửi vào 05/05/2020 - 15:39
Thứ Hai, 04/05/2020, 15:51 (GMT+7)
Bí ẩn "xuyên không" kỳ lạ của viên ngọc 3.500 năm tuổi, thách thức trí tuệ nhà khoa học
Viên ngọc quý 3.500 năm tuổi ẩn chứa những điều bí ẩn kỳ lạ mà giới khảo cổ học đang đau đầu giải mã.
Đọc tại :
#581
Gửi vào 06/05/2020 - 15:24
Tượng Phật Di Lặc chùa Linh Ẩn, Hàng Châu.
Bố Đại hòa thượng (布袋) ở Phụng Hóa Minh Châu triều Lương đời Ngũ Đại Thập Quốc.
Bố Đại hòa thượng cũng được gọi là Trường Đinh Tử Bố Đại hòa thượng. Liên quan đến xuất thân của ông cũng rất truyền kỳ. Nghe nói, cuối thời nhà Đường, trên con suối nhỏ Long Khê vùng Phụng Hóa, Minh Châu trôi đến một bó củi, bên trên bó củi có một đứa bé trai. Một người đàn ông trong làng Trường Đinh tên Trương Trọng Thiên nhìn thấy đứa bé này chân tay mập mạp, tròn vo bụ bẫm, còn không ngừng toét miệng cười ngây ngô, trong lòng vui mừng không
thôi, liền ôm đứa bé vào lòng.
Lúc này Trương Trọng Thiên mới phát hiện tấm đệm lót của đứa bé là một túi vải màu xanh. Trương Trọng Thiên ôm đứa bé về nhà nuôi nấng, đặt tên là “Khế Thử”. Bởi đứa bé ấy lớn lên ở làng Trường Đinh, vậy nên đặt tên hiệu là “Trường Đinh Tử”.
Khế Thử sau khi lớn lên, đến chùa xuống tóc đi tu. Ông dùng một túi vải buộc trên đầu của thiền trượng, một thân một mình vân du thiên hạ. Hình dạng sư thì lùn, mập, nói năng tự tại, ăn ngủ tùy tiện. Ông thấy vật xin vật, thấy đồ ăn thì xin đồ ăn, phàm là những thứ xin được thảy đều cho vào trong cái túi vải, vậy nên được người đời gọi là “Bố Đại hòa thượng” (hòa thượng túi vải). Sư được quần chúng mến phục vì có tài tiên tri thời tiết mưa nắng. Một khi sư ngủ ngoài đường, mọi người biết trời sẽ tốt, ngược lại lúc sư đi giày dép và kiếm chỗ tạm trú thì trời sẽ mưa.
Sư có nhiều thần thông, ngủ ngoài tuyết, tuyết không rơi vào mình.
Ngày 3 tháng 3 năm thứ hai niên hiệu Trinh Minh, nhà Hậu Lương (năm 916), hòa thượng Bố Đại ngồi trên bàn thạch gần nơi mái chùa Nhạc Lâm mà nhập diệt. Trước khi tịch, Ngài ngâm bài kệ:
彌勒真彌勒
分身千百億
時時示時人
時人自不識
Hán- Việt :
Di-lặc, Chân Di-lặc
Phân thân thiên bách ức
Thì thì thị thì nhân
Thì nhân tự bất thức.
Tạm dịch :
Di-lặc, chân Di-lặc
Phân thân trăm ngàn ức
Thời thời bảo người đời
Người đời tự chẳng biết.
Năm đầu niên hiệu Nguyên Phù (năm 1098), đời Bắc Tống, Tống Triết Tông ban phong hòa thượng Bố Đại là “Định Ứng đại sư”. Năm 3 niên hiệu Sùng Ninh (năm 1104), sư trụ trì chùa Nhạc Lâm quyên tiền xây đền các, xây tượng Phật Di Lặc ở bên trong chùa, Tống Huy Tông ban tên đền các này là “Sùng Ninh”. Trên đỉnh núi Phi Lai đối diện chùa Linh Ẩn, Hàng Châu, hơn 300 tượng hình điêu khắc phân bố trong các hang đá từ thời Ngũ Đại đến nay, một bức tạo tượng lớn nhất trong đó chính là tạo tượng của Phật Di Lặc, phỏng theo hình tượng nguyên mẫu của hòa thượng Bố Đại.
Sưu tầm từ Internet
Sửa bởi catdang: 06/05/2020 - 15:28
#582
Gửi vào 07/05/2020 - 11:09
Đã mấy nghìn năm rồi, hiện Ngài Đại trưởng lão Ca Diếp vẫn còn tại thế, hiện đang nhập định tại khu núi rừng Vân Nam TQ, chờ ngày đức Di Lặc giáng thế để đem tấm thân phàm trần ra gặp ngài.
Nay kính !
#583
Gửi vào 08/05/2020 - 09:09
phapkhong, on 07/05/2020 - 11:09, said:
Đã mấy nghìn năm rồi, hiện Ngài Đại trưởng lão Ca Diếp vẫn còn tại thế, hiện đang nhập định tại khu núi rừng Vân Nam TQ, chờ ngày đức Di Lặc giáng thế để đem tấm thân phàm trần ra gặp ngài.
Nay kính !
“Tôn giả bổn Ma-kiệt-đà quốc nhân, xuất Ba-la-môn thị, kỳ hình kim sắc. Kiến Phật xuất gia, ký độ chư hữu. Phật ư chúng trung xưng vi đệ nhất. Nhất nhật, Phật ư Linh sơn hội thượng niêm xuất nhất chi kim sắc bát-la hoa thị chúng. Thời đại chúng mặc nhiên, duy tôn giả phá nhan vi tiếu. Phật viết : ‘Ngô hữu chánh pháp nhãn tạng, niết bàn diệu tâm, thực tướng vô tướng, vi diệu pháp môn, bất lập văn tự, giáo ngọai biệt truyền, phó chúc Ma-ha Ca-Diếp”. Phục dĩ kim lũ tăng-già-lê chúc viết : ‘Chuyển thọ đương lai Từ thị Phật ‘. Tôn giả tác lễ viết : ‘Cung y Phật sắc”. Hậu tôn giả dĩ pháp chuyển phó A-Nan, tức trì tăng-già-lê nhập Kê-Túc sơn nhập định, dĩ sỉ Từ thị hạ sanh.”
“HƯ VÂN LÃO HÒA THƯỢNG KẾT TẬP”
Nguồn trang :
Trong Phật giáo hay nói tam bảo là "Phật Pháp Tăng “ mà lại còn nói "Lấy giới làm thầy”, sao không lấy Pháp làm thầy?
Có lẽ chố mê chính là “giáo ngoại biệt truyền, phó chúc Ma-ha Ca Diếp”.
Tại sao lại “ nhập Kê túc sơn nhập định”?, Kê-túc sơn có phải là ở đất Trung Quốc không biết nữa? Thế mà cứ nói đến chữ "Trung Quốc" người ta lại giãy như "đỉa phải vôi" mới đáng buồn.
Nếu Đấng Từ Thị hạ sanh thì khẳng định là Ngài sẽ mang thân người cũng ăn cơm uống nước, Ngài cũng có lẽ sẽ giảng “tu tâm tích đức hành thiện” nhưng chắc chắn sẽ không giảng giống như Phật Thích Ca Mâu Ni hay Chúa Giê-Su hay Lão Tử đã từng giảng.
Con người luôn luôn là “mê”. Lão Tử ở thế gian mấy trăm năm cũng chỉ có một Chân Nhân Doãn Hỷ nhận ra, Phật Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp 49 năm cũng chỉ có khoảng 500 đồ đệ, Đấng Giê-Su cũng chỉ có 13 môn đồ….
Đến lúc “Đấng Từ Thị hạ sanh” thì có lẽ người theo tôn giáo sẽ thừa nhận Ngài chăng? Tôi và bạn có “giật mình” chăng? Không có đâu, chúng ta vẫn “bình chân như vại” có khi còn mắng Ngài ấy là “CÓP PI” tôn giáo chúng tôi ấy chứ không à.
Sửa bởi catdang: 08/05/2020 - 09:17
Thanked by 1 Member:
|
|
#584
Gửi vào 08/05/2020 - 09:43
THỬ LẠI GIẢI SẤM TRẠNG TRÌNH
Viết bởi catdang, 27/12/18 10:14
https://tuvilyso.org...am-trang-trinh/
嗚呼世事似萍篷
南北何時鐵路通
猢隱山中毛盡白
鯨居海外血由紅
雞鳴玉樹天傾北
牛出藍田日正東
若待鷹來獅子尚
世閒盡享太平風
Ô hô thế sự tự bình bồng,
Nam Bắc hà thời thiết lộ thông.
Hồ ẩn sơn trung mao tận bạch,
Kình cư hải ngoại huyết do hồng.
Kê minh ngọc thụ thiên khuynh Bắc,
Ngưu xuất Lam điền nhật chính Ðông.
Nhược đãi ưng lai sư tử thượng,
Thế gian tận hưởng thái bình phong .
#585
Gửi vào 08/05/2020 - 10:16
catdang, on 08/05/2020 - 09:09, said:
“Tôn giả bổn Ma-kiệt-đà quốc nhân, xuất Ba-la-môn thị, kỳ hình kim sắc. Kiến Phật xuất gia, ký độ chư hữu. Phật ư chúng trung xưng vi đệ nhất. Nhất nhật, Phật ư Linh sơn hội thượng niêm xuất nhất chi kim sắc bát-la hoa thị chúng. Thời đại chúng mặc nhiên, duy tôn giả phá nhan vi tiếu. Phật viết : ‘Ngô hữu chánh pháp nhãn tạng, niết bàn diệu tâm, thực tướng vô tướng, vi diệu pháp môn, bất lập văn tự, giáo ngọai biệt truyền, phó chúc Ma-ha Ca-Diếp”. Phục dĩ kim lũ tăng-già-lê chúc viết : ‘Chuyển thọ đương lai Từ thị Phật ‘. Tôn giả tác lễ viết : ‘Cung y Phật sắc”. Hậu tôn giả dĩ pháp chuyển phó A-Nan, tức trì tăng-già-lê nhập Kê-Túc sơn nhập định, dĩ sỉ Từ thị hạ sanh.”
“HƯ VÂN LÃO HÒA THƯỢNG KẾT TẬP”
Nguồn trang :
Trong Phật giáo hay nói tam bảo là "Phật Pháp Tăng “ mà lại còn nói "Lấy giới làm thầy”, sao không lấy Pháp làm thầy?
Có lẽ chố mê chính là “giáo ngoại biệt truyền, phó chúc Ma-ha Ca Diếp”.
Tại sao lại “ nhập Kê túc sơn nhập định”?, Kê-túc sơn có phải là ở đất Trung Quốc không biết nữa? Thế mà cứ nói đến chữ "Trung Quốc" người ta lại giãy như "đỉa phải vôi" mới đáng buồn.
Nếu Đấng Từ Thị hạ sanh thì khẳng định là Ngài sẽ mang thân người cũng ăn cơm uống nước, Ngài cũng có lẽ sẽ giảng “tu tâm tích đức hành thiện” nhưng chắc chắn sẽ không giảng giống như Phật Thích Ca Mâu Ni hay Chúa Giê-Su hay Lão Tử đã từng giảng.
Con người luôn luôn là “mê”. Lão Tử ở thế gian mấy trăm năm cũng chỉ có một Chân Nhân Doãn Hỷ nhận ra, Phật Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp 49 năm cũng chỉ có khoảng 500 đồ đệ, Đấng Giê-Su cũng chỉ có 13 môn đồ….
Đến lúc “Đấng Từ Thị hạ sanh” thì có lẽ người theo tôn giáo sẽ thừa nhận Ngài chăng? Tôi và bạn có “giật mình” chăng? Không có đâu, chúng ta vẫn “bình chân như vại” có khi còn mắng Ngài ấy là “CÓP PI” tôn giáo chúng tôi ấy chứ không à.
- Cátdang tiên sinh, trong đây không ai dẫy nẩy lên khi Tiên sinh nói đến TQ, họ "nẩy" lên là bởi CÁCH tiên sinh nói.
- Đức Phật nghiêm cấm dụng phong thủy, huyền học, tử vi bói toán...vì suy rốt ráo nó đại diện cho cái Tham sân si của thế gian.
- Giả sử giờ Phapkhong nói, những người bói dịch, những Thầy dạy dịch mang tội rất lớn vì sao? Vì kích hoạt cái vọng tâm con người, khởi lên cái tâm cầu quẻ, chuyện lớn chuyện nhỏ đều nghĩ tới quẻ, đến đoán chuyện của chúng sinh, xa rời cái chân tâm vô ngã ..thì liệu trong đây mọi người có để yên không? Mặc dù theo đạo Phật điều ý đúng. Thế nên cái quan trọng đôi khi không phải nội dung nói gì, mà ở cách nói, chỗ nói, thời điểm nói, đó chính là dụng pháp vậy.
Kính tiên sinh !
Thanked by 2 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Sách Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt Cổ, của bác Đỗ Văn Xuyền |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | nonamekhongten |
|
||
Lá cọ Nadi hành trình tìm bản thân (tiếng Hoa) |
Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Elohim |
|
|
|
DỊCH TRÌNH THEO TỨ TRỤ - THIỆU TƯỚNG MINHDỊCH TRÌNH THEO TỨ TRỤ - THIỆ |
Kinh Dịch - Bốc Dịch - Lục Hào | Romanum |
|
||
Trang Manh Phái (phái người mù thật) bát tự, do 3 ông mù giảng trên youtube có phụ đê· |
Tử Bình | Elohim |
|
||
Pinned Trang nhật ký để ngỏ...(cho mọi người) |
Vài Dòng Tản Mạn... | Tử Phủ Vũ Tướng |
|
20 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 20 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |