Jump to content

Advertisements




Phong cách xem của các thầy Tử Vi xưa - qua các tác phẩm văn học kinh điển

xuân tóc Đỏ vũ trọng phụng số Đỏ vương hồng sển hà lạc dã phu việt viêm tử lê tư vinh liêm tham tị hợi cách

509 replies to this topic

#421 Krishamodini

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2387 Bài viết:
  • 4684 thanks

Gửi vào 24/03/2019 - 23:28

Thưa chú,

Topic đông đúc, nhiều quan sát (Thiên Quan) chính là sự dẫn dắt của Chú, cháu phi vào đấy cũng vậy, mục đích chính là gửi bản nhạc để cả nhà thư giãn trong lúc rảnh rỗi, khi mà rủ mãi không được ai nhậu cùng kakaka.
Chứ cháu có biết mấy thứ chính trị này đâu mà phân tích ạ.
Cháu vào ném đá (Phi - Toái) thì được, nếu chú cho phép.

Anh deepphorizon đã chất đầy củi rồi, chỉ cần chú "Nhóm" lửa thôi!!!

=))))

Thanked by 2 Members:

#422 IE3.0

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 445 Bài viết:
  • 311 thanks

Gửi vào 25/03/2019 - 09:59

Cháu thấy cái cách thai vượng tướng binh ở lá số 6/6 cũng ứng.Xưa nay ta thường nghe Mệnh phi thường cách gặp hoả hình kô kiếp đắc địa làm nên sự nghiệp đây là lá số dạng như vậy.

Thanked by 1 Member:

#423 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5883 thanks

Gửi vào 25/03/2019 - 10:11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NsndThino, on 25/03/2019 - 09:59, said:

Cháu thấy cái cách thai vượng tướng binh ở lá số 6/6 cũng ứng.Xưa nay ta thường nghe Mệnh phi thường cách gặp hoả hình kô kiếp đắc địa làm nên sự nghiệp đây là lá số dạng như vậy.
Tôi đợi mãi mới có người phát hiện ra cách Thai Phục Vượng Tướng ở cung Thê. Xin cám ơn NsndThino!

Thanked by 1 Member:
HTV

#424 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5883 thanks

Gửi vào 25/03/2019 - 10:27

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Krishamodini, on 24/03/2019 - 23:28, said:

Thưa chú,

Topic đông đúc, nhiều quan sát (Thiên Quan) chính là sự dẫn dắt của Chú, cháu phi vào đấy cũng vậy, mục đích chính là gửi bản nhạc để cả nhà thư giãn trong lúc rảnh rỗi, khi mà rủ mãi không được ai nhậu cùng kakaka.
Chứ cháu có biết mấy thứ chính trị này đâu mà phân tích ạ.
Cháu vào ném đá (Phi - Toái) thì được, nếu chú cho phép.

Anh deepphorizon đã chất đầy củi rồi, chỉ cần chú "Nhóm" lửa thôi!!!

=))))
Tôi tự hỏi vì sao. Thì ra là Tử Tham Mão Dậu ngộ Không Kiếp, Thiên Quan, Thiên Giải, Giải Thần nên có lẽ Krish đang bị thầy quản thúc, chưa cho "xuống núi" nên không tiện xuất chiêu, dù cho Long Phượng Xương Khúc nên nội công cũng thâm hậu. Dẫu tự nhận mình là "ném đá" nhưng thấy có Hỉ Thần, Đường Phù thì lời nói rất vui vẻ và không kém phần điềm đạm, khiêm nhường.

Sửa bởi Expander0410: 25/03/2019 - 10:37


Thanked by 4 Members:

#425 deephorizon

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 400 Bài viết:
  • 504 thanks

Gửi vào 26/03/2019 - 08:40

"Huống chi, ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ. Ỷ mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để phụng sự lòng tham khôn cùng; khoác hiệu Vân Nam Vương mà hạch bạc vàng, để vét kiệt của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt ném cho hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau.

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm."


Bài hịch có giọng văn của bậc vương tôn quý tộc, so sánh với bài Bình ngô đại cáo thì thấy rõ lời văn của Bình ngô đại cáo chỉ là văn của bậc công khanh, thần khí có khác nhiều.
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có.

....Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu,
Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần,
Nơi duy ác hiếm người bàn bạc,
Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về Đông,
Cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm còn dành phía tả.

Lời lẽ BNDC có khí lực kém hơn so với Hịch tướng sỹ...
Sau đây tôi xin gửi đến quý vị bài hịch của bậc quân vương, lời lẽ khác và dễ thấy hào khí hoành tráng hơn so với hai bài hịch kia:
Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử trí Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ


.....
Túm lại là.... đánh bỏ mẹ nó đi!

Thanked by 5 Members:

#426 deephorizon

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 400 Bài viết:
  • 504 thanks

Gửi vào 26/03/2019 - 10:00

Sử gia Ngô Sỹ Liên viêt: Chúng ta là dòng dõi Viêm đế (xích đế).
Viêm đế là Thần nông trị vì cõi nam. Hàng đêm ngước nhìn bầu trời nam ta thấy một chòm sao hình một vị thần ngồi bên bờ sông ngân hà, bên cạnh là con vịt bơi - đó chính là Thần Nông.
Sỷ ký chép
Nhâm Tuất, năm thứ 17. Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế
Nghi, sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh8 lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra vua [Kinh
Dương Vương]. Vua là bậc thánh trí thông minh, Đế Minh rất yêu quý, muốn cho nối ngôi. Vua cố
nhường cho anh, không dám vâng mệnh. Đế Minh mới lập Đế Nghi là con nối ngôi, cai quản phương
Bắc, phong cho vua làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, gọi là nước Xích Quỷ.

Như vậy khi thiết triều quần thần tấu là: Muôn tâu hoàng thượng là sai; phải tấu là: muôn tâu Viêm thượng mới đúng!
Cờ màu đỏ bây giờ hợp với phương nam hơn là các loại cờ khác (nói điều này trên cơ sở lịch sử và phương vị chứ không có ý nói đến màu cờ sắc áo của miền nam việt nam xưa)
Sau này Hoàng Đế chiếm trung thổ, lấn áp, con cháu xích đế mới chạy về nam mà lập quốc.
Việt Nam ta, Trên trời có tinh tú Thần Nông, dưới đất có địa linh phù trợ, nay đã độc lập trên nghìn năm, còn con cháu có vượng phát hay không là chính tại chúng ta, không thể đổ tại tiền nhân được. năm 2024 cửu tử nhập trung cung, cửu tử là sao của phương nam xích đế vậy, chúng ta có 20 năm thời vận để phát triển. Hi vọng điều này sẽ thành hiện thực.

(sorry anh expander, tui buôn tý trong lúc anh giải lao làm bài mới hehe)

Sửa bởi deephorizon: 26/03/2019 - 10:11


#427 deephorizon

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 400 Bài viết:
  • 504 thanks

Gửi vào 06/04/2019 - 06:27

@ anh expander
Đến tận giờ tôi vẫn ko hiểu anh lấy đâu ra lá sô của Huyền nhỉ? Ko lẽ nhà anh chất đầy tài liệu cổ kim? Hihi

Thanked by 1 Member:

#428 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5883 thanks

Gửi vào 06/04/2019 - 19:51

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

deephorizon, on 06/04/2019 - 06:27, said:

@ anh expander
Đến tận giờ tôi vẫn ko hiểu anh lấy đâu ra lá sô của Huyền nhỉ? Ko lẽ nhà anh chất đầy tài liệu cổ kim? Hihi
Không ngờ anh deephorizon dành sự quan tâm đặc biệt dành cho Huyền, nhân vật mà tôi cứ ngỡ đã bị lãng quên trong topic này.

Đúng là tôi tham khảo nhiều nguồn, chỉ cốt mang về một thông tin đủ để mọi người luận chơi. Tôi có sở thích sưu tập sách, chỉ một lẽ giờ tôi để đa số chỗ khác rồi vì không tiện vận chuyển. Do vậy có nhiều cases hay mà giờ cũng chịu thôi.

Thanked by 1 Member:

#429 deephorizon

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 400 Bài viết:
  • 504 thanks

Gửi vào 06/04/2019 - 22:46

@anh expander
Tình cờ tôi tìm trong đám sách cũ của cụ ông nhà tôi có cuối "làm đi" của VTP, ngồi buồn đọc một hồi, nhận ra là Huyền chỉ có ghi mỗi năm sinh vào năm đại chiến pháp đức 1914, ko có ngày tháng sinh, vậy mà anh tìm ra ngày tháng sinh thì quả là rất kỳ lạ! chắc tư liệu nhà anh phải cả núi! nhưng chắc là nó từ nguồn rất đặc biệt,,,,,
giả dụ như nguồn tư liệu đó liến quan đến nhân vật Huyền có thật trong đời....nếu có kỳ duyên đó thì nó rất...là kỳ duyên
kính

Thanked by 2 Members:

#430 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5883 thanks

Gửi vào 17/04/2019 - 02:12

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Expander0410, on 17/04/2019 - 01:10, said:

Cũng nói về bản điện ảnh, không phải bản nào cũng đậm tính Tử Vi và đáng đem ra làm tham khảo như bản "Số đỏ 1990" đâu!

Bản năm 2013 có tên "Trò Đời", lấy xương sống câu chuyện phim từ tác phẩm “Số đỏ” của nhà văn Vũ Trọng Phụng, cùng với các truyện ngắn, phóng sự khác của ông như “Ánh sáng kinh thành”, “Kỹ nghệ lấy Tây”, “Cơm thầy cơm cô” … Trong đó cảnh ông thầy tử vi xem số cho Xuân Tóc Đỏ thì chỉ nhìn chằm chằm vào cái gương bát quái và phán mấy câu linh tinh không hề có "tính Tử Vi". Nhìn rất kệch cỡm và vô lý!

(Đáng lý ra biên kịch gia nên đi tìm một thầy Tử Vi để hỏi, tuy nhiên có lẽ họ chẳng quan tâm lắm kể cả nó có trong tiểu thuyết gốc, nên bỏ quách đi cho rồi, cũng chẳng ảnh hưởng đến mạch phim).

Một lý do rất đặc biệt nữa giải thích tại sao tôi lại "mê" bản Số đỏ 1990 như vậy, bởi vì những ngoài những diễn viên chuyên nghiệp ra thì các vai diễn trong bản này đều là những tay cự phách trong các lĩnh vực của họ, xin liệt kê ra một vài:

- Giáo sư Hà Văn Cầu trong vai thầy Tử Vi, và những câu thoại trong phim chính là kiến thức Tử Vi của cụ!
- Nhà viết kịch nổi tiếng Lộng Chương trong vai cụ cố tổ
- NSND Trần Hiếu vai Victor Ban
- Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm vai nhà thơ

Quý vị nào quan tâm thì có thể tìm hiểu về cố GS Hà Văn Cầu "cây đại thụ" của sân khấu chèo Việt Nam.

Sửa bởi Expander0410: 17/04/2019 - 02:14


Thanked by 4 Members:

#431 deephorizon

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 400 Bài viết:
  • 504 thanks

Gửi vào 17/04/2019 - 07:45

Ghê gớm nhỉ? anh expander biết nhiều trong giới nghệ sỹ đó! người bình thường không rành thế đâu! có thể anh làm trong lĩnh vực này - nếu thế thì là có "tên có tuổi" - người bây giờ gọi là "vua biết mặt- chúa biết tên" hihi

#432 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5883 thanks

Gửi vào 13/11/2020 - 13:15

Gần đây có nhiều quý hội viên thắc mắc về việc những người sinh cùng giờ/ngày/tháng/năm và cùng giới tính, nhưng tại sao cuộc đời diễn tiến lại khác biệt. Tôi chợt nhớ lại một bài viết mà tôi đã đọc từ khá lâu. Nhân vật trong bài viết có thể là thật hoặc hư cấu, nhưng sự giải thích trong đó rất thú vị và có giá trị riêng của nó, rất đáng được xem xét.

Note: tôi không giải số trong topic này, xin hãy tự trọng. Thanks!

Tựa đề: "Một cách lý giải hai người có lá số giống nhau mà số phận lại khác nhau"

Nguồn: Sưu tầm

Giai thoại về Tử Vi đời Tống

Vua Tống :
- Trẫm có một thắc mắc : Trong cùng một giờ, một ngày, một tháng, một năm, có hàng vạn vạn người sinh ra, không lẽ cuộc đời họ cũng giống nhau ư?

Tây Sơn lão nhân :
- Bệ hạ hỏi thực phải. Điều này có chép trong Tử-vi kinh, nhưng bệ hạ không ngự lãm mà thôi.

Nhà vua cầm cuốn sách lên:
- Trẫm đã đọc kỹ, đọc đến thuộc làu, mà không thấy đoạn ấy. Đạo-sư chỉ cho biết vấn đề này chép ở chương nào.

- Xin bệ hạ mở trang đầu, bài phú Tử-vi cốt tủy, sẽ thấy.

- Quả thực trẫm sơ ý. Khi mở sách, trẫm đọc ngay chương nhất, mà không đọc phần tựa. Thì ra tổ chép ở đó.

Phú, thọ, quý, vinh, yểu, bần, ai, khổ,
Do ư phúc trạch cát hung.
Thương, tang, hình, khổn, hạnh, lạc, hỉ, hoan,
Thị tại vận hành hung cát.

À, hai câu này trẫm có đọc qua, mà không hiểu rõ cho lắm.

- Không phải mình bệ hạ, mà hầu như những đệ tử Hoa-sơn đời sau, khi xem số đều chỉ chú ý đến những cung Mệnh, Tài, Quan cùng vận hạn. Ít người chú ý đến cung Phúc cũng như cung Tật-ách. Cái chìa khóa khoa Tử-vi là câu này.

- Trẫm chờ đạo-sư chỉ dạy.

- Tâu bệ hạ, cung Phúc rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến ba cung Phu-thê, Tài-bạch, Thiên-di là lẽ đương nhiên. Nó gần như khống chế toàn cuộc đời về: Giầu-nghèo, thọ-yểu, sang-hèn, vinh-nhục, sầu-thảm và khổ-cực. Tùy theo cung Phúc tốt hay xấu mà biết đương số giầu hay nghèo, sống lâu hay chết yểu; sang hay hèn, sang cũng có nghĩa làm quan lớn, có danh tiếng hay không? Tức có vinh không? Rồi cuộc đời bi-ai hay toại chí đắc thế?

- Không ngờ cung phúc quan trọng như vậy. Nhưng trẫm vẫn chưa hiểu rõ hơn về những người sinh cùng giờ, ngày, tháng, năm.

- Tâu bệ hạ, cung Phúc bao gồm nhiều yếu tố cuộc đời. Mà cung Phúc lại ứng vào với ngôi mộ mà đương số được hưởng phúc.

- Trẫm vẫn chưa hiểu. Xin đạo-sư lấy một vài lá số làm tỷ dụ.

- Vâng, thần xin lấy số của Chiêu-văn quan đại học sĩ Vương Tăng cùng với số của Kinh-lược sứ Quảng-Tây lộ Vương Duy-Chính. Cả hai cùng sinh vào giờ Tỵ, ngày hai mươi tháng sáu năm Bính-Tý. Thế nhưng cuộc đời hai vị hoàn toàn khác nhau về chi tiết, nhưng đại thể thì giống nhau.

- Ừ nhỉ, khi bổ nhiệm hai người, trẫm đều xem qua số trước, nhưng trẫm sơ tâm không chú ý đến hai người cùng một số. Cả hai người cùng đắc cách Cơ, Nguyệt, Đồng, Lương. Mệnh lập tại Dần. Đồng, Lương thủ mệnh, thêm Mã, Lộc, Tang, Hình, Tam-thai. Đồng, Lương là cách làm quan, nhưng đắc cách cực tốt Lộc, Mã giao trì. Tử-vi kinh nói Lộc, Mã giao trì, kinh nhân giáp đệ. Nên hai người tuy thi hai khóa khác nhau, mà cùng đỗ cao cả. Thời thơ ấu của Tăng thì yên ổn, nhung lụa. Còn thời thơ ấu của Chính thì khổ cực đến phải đi làm nô bộc. Cả hai cùng bị người anh ngu si, dốt nát, lêu lổng ghen tỵ, đánh đập. Cả hai năm trước đây vợ đều chết. Tăng tục huyền với con nhà danh gia. Chính tục huyền với con nhà bần hàn. Tăng làm quan tại triều, Chính trấn ngự Nam-thùy.

- Thần xin giải cái khác nhau đó. Cả hai vị cung Phúc-đức do Thái-dương thủ, ngộ Triệt, gặp Kiếp, Đà. Thái-dương chỉ vào ngôi mộ ông nội. Ngôi mộ ông nội của Tăng để vào đầu mỏm núi, hướng ra vòm sông, cảnh trí rất dẹp, giống như ngồi trong cái nghiên bút. Thế đất đó trong khoa Địa-lý gọi là Bút mặc, văn giai. Còn mộ ông nội Chính để vào khu ruộng trũng, phía trước có cồn dâu, trên cồn có tượng thờ hổ đá. Thế đất đó gọi là Bạch-hổ tọa trấn. Vì vậy Tăng thi đậu sớm, làm quan tại triều, chức tới tể thần, ngoài ra còn lĩnh Khu-mật-viện sứ. Còn Chính thi đậu trễ hơn mấy năm, gốc là quan văn, sang làm quan võ, hay Tử-vi kinh gọi là Xuất võ do văn .

Tây-Sơn lão nhân tiếp:
- Cả hai người, đều đắc cách Mã đầu đới kiếm, trấn ngự biên cương đến hai lần. Vì vậy Chính lĩnh kinh lược sứ Quảng-Tây, trấn Nam-thùy. Còn Tăng tuy ở triều, nhưng trong Khu-mật viện, y lĩnh trọng trách Nam-phòng cũng giống như trấn ngự biên cương.

- Trẫm tưởng chỉ một lần thôi chứ. Hai người cùng có cách Kình-dương cư quan tại Ngọ, là Mã đầu đới kiếm.

- Tâu bệ hạ, Thiên-hình, Thiên-mã thủ mệnh tại Dần cũng là cách Mã-đầu đới kiếm. Nhưng vì ngôi mộ ông nội của Tăng thiên về văn, nên tiến trình của Tăng văn nhiều hơn võ. Còn ngôi mộ ông nội Chính thiên về võ nhiều hơn văn, nên ngôi sao võ có dịp nổi dậy.

Lão nhân ngừng lại một lúc, rồi tiếp:
- Hồi thơ ấu, đức Thái-Tổ có người bạn tên Chu Năng. Hai người cùng số Tử-Vi. Cung Phúc-đức có Tham-lang tại Tuất. Ngôi mộ ứng với Tham-lang của đức Thái-Tổ kết phát nên người lập được nghiệp rồng. Còn ngôi mộ ứng với cung Phúc của Chu Năng ở vào chỗ cùng cực xấu, nên Chu cũng sáng nghiệp bằng cách qui dân lập được mấy ấp, được tôn làm hương trưởng, rồi sau khi chết được tôn làm thần Thành-hoàng. Đó bàn về phúc. Cung Phúc-đức bao gồm phần phúc và đức. Hai người cùng một số, nhưng tổ-tiên, ông-bà, bố-mẹ, và bản-thân xây dựng cái thiện-đức, thì đương số được hưởng phú, thọ, quý, vinh nhiều hơn. Phần yểu, bần, ai, khổ giảm. Còn như tiền nhân gây nhiều ác-đức, thì phú, thọ, quý, vinh giảm; mà yểu, bần, ai, khổ tăng.

Nhà vua hiểu ra:
- Như vậy những người cùng số, có cuộc đời hao hao giống nhau. Nhưng tùy theo ngôi mộ ứng với cung Phúc-đức táng ở thế đất kết hay bại, mà phú, thọ, quý, vinh, yểu, bần, ai, khổ khác nhau. Bây giờ tới vấn đề khác. Như số những người chết một lúc như chiến-tranh, đắm thuyền. Không lẽ số những người đó đều đến ngày ly thế cả hay sao?

- Tâu bệ hạ, trong Tử-vi kinh có nói rồi. Thần xin đọc:
Vận con phải thua vận cha.
Vận người không bằng vận nhà.
Vận nhà không bằng vận làng.
Vận làng không bằng vận châu.
Vận châu không bằng vận nước.
Vận nước không bằng vận thiên hạ.

Nhà vua suýt xoa:
- Trẫm hiểu rồi! Trước đây trẫm đọc đoạn này chỉ hiểu lờ mờ. Bây giờ nhờ đạo sư nhắc, trẫm mới vỡ lẽ. Trẫm thử kiến giải xem có chỗ nào sai, đạo sư minh cho. Như hai trẻ cùng số, nhưng thời thơ ấu sống với cha mẹ. Nếu cha mẹ giầu sang, thì dù số nó xấu, vẫn được ấm no. Còn như cha mẹ nghèo khó, thì dù số nó tốt, vẫn bị cơ cực. Đó là vận con phải thua vận cha.

- Bệ hạ kiến giải thực minh mẫn. Rộng hơn chút nữa, một người ở trong làng, dù số tốt hay xấu cũng phải chịu chung số phận của cả làng. Tỷ như hai người cùng số giầu. Một người sống trong làng giầu, thì của cải súc tích. Còn người sống trong làng khó, thì chỉ giầu so với người trong làng, nghĩa là kha khá vậy thôi.

- Trẫm hiểu rồi, khi người ta đi cùng thuyền, giống như ở trong cùng làng. Nếu hơn phân nửa người trong thuyền tận số, thì thuyền đắm. Số còn lại bị chết oan theo. Như vận một châu không có người chết, nhưng vận nước có binh ách, châu cũng chịu chung, ắt có nhiều người chết.

Sửa bởi Expander: 13/11/2020 - 13:16


Thanked by 7 Members:

#433 ThienRi

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1508 Bài viết:
  • 1618 thanks

Gửi vào 13/11/2020 - 13:59

Nhân dịp nói về những nút cổ chai trong tử vi đẩu số, xin thầy Expander chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách lấy lá số cho anh chị em sinh đôi trong cùng một canh giờ. Ngoài ra, lấy lá số cho người sinh ra ở nam bán cầu như thế nào, có gì khác với người ở bắc bán cầu hay không.

ThienRi xin cảm ơn

Thanked by 4 Members:

#434 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5883 thanks

Gửi vào 13/11/2020 - 20:01

Câu hỏi của ThienRi cũng là sự quan tâm của rất nhiều người khi mới tìm hiểu khoa Tử Vi nói riêng và các môn huyền học nói chung. Bỏ qua các case dù sinh đôi nhưng rơi vào 2 canh giờ khác nhau, hoặc sinh đôi khác giới tính. Còn lại sinh đôi cùng canh giờ, cùng giới tính thì đương nhiên lập lá số Tử Vi (hoặc cái khác) là giống hoàn toàn nhau. Nhưng cuộc đời có nhiều sự khác biệt. Đương nhiên cũng sẽ có rất nhiều sự tương đồng nhưng ở đây ta chỉ quan tâm đến sự khác biệt.

Vậy thì câu hỏi là "Tại sao?"

Tâm sự thật lòng, vấn đề này tôi cũng có nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời. Vì sách vở có đề cập đến các cách lập lá số sinh đôi nhưng nhiều khi nghiệm lý thấy không đúng. Đó là một câu hỏi bỏ ngỏ, cần nhiều nỗ lực hơn nữa để làm sáng tỏ, để khiến khoa Tử Vi ngày càng phổ cập và chính xác hơn. Tuy vậy tôi cũng xin kể ra đây một case mà tôi nghiệm lý được.

Hai anh em sinh đôi nhà nọ (con của người quen của tôi), giống nhau tự ngoại hình, sở thích, sở đoản... Từ nhỏ đến lớn học chung lớp, lên đại học chung trường, chọn cùng chuyên ngành kĩ sư, thậm chí tắm chung, mặc quần áo chung, đi làm cũng ở chung nhà. Nhưng chỗ làm sau khi ra trường thì lại khác nhau, người anh chuyên về kỹ thuật kiếm được việc sớm, người em chuyên về bàn giấy kiếm được việc sau đó 1 năm, nhưng tính chất công việc đều là kiểm tra sản phẩm/nhân viên có lỗi sai để tìm cách khắc phục/chỉnh sửa. Người em sau đó lấy vợ, sinh con, rồi xuất ngoại; trong khi người anh nhiều mối duyên nhưng không đi đến đâu, và vẫn ở tại trong nước.

Xét đến lá số, tôi để ý cung Phúc Đức của hai anh em này, Tham hãm tại Ngọ, hội Lộc Tồn, Hóa Quyền nhưng lại nằm đất Suy, có Kiếp Hình Thiên Không đồng độ. Sự thật thì gốc gác tổ tiên ở nơi khác, sau đó ông bà nội ngoại đến địa phương hiện tại sinh sống và làm ăn, ứng với 2 đương số phải phá tổ ly tông xuất viễn hương. Họ nội cũng có người thành danh, nhưng có sự việc mất mộ, dẫu sao 2 đương số cũng được hưởng phúc đức của bên nội (Lộc Tồn, Hóa Quyền) nên học hành tiến bộ, cuộc sống tạm gọi an nhàn. Tuy vậy có một thời gian họ nội có tu sửa lại mộ phần của các cụ viễn tổ, trong đó đáng lưu ý là cụ tổ trên đương số 6 - 7 đời (Ứng với Phúc có Tham hãm và được cát hóa). Đó cũng chính là lúc bắt đầu xuất hiện sự thay đổi khi người anh ra trường kiếm được việc và đi làm ngay. Trong khi người em thì không xin được việc, phải ở nhà học ngoại ngữ và để người anh nuôi. Sau đó thì người em lại tốt hơn như tôi đã kể.

Nếu đọc bài viết tôi trích dẫn bên trên thì thấy Phúc ảnh hưởng đến Tài - Di - Thê. Ngẫm sự việc này thấy lại càng hợp lý.

> Vậy thì có khi nào 2 anh em sinh đôi nhưng mỗi người được 1 mộ phần của cụ tổ (khác nhau) phù cho không (!?) Ví dụ như người anh thì được cụ viễn tổ cách 7 đời phù cho, trong khi người em thì là cụ viễn tổ cách 6 đời (!?). Và sự di chuyển/quy tập của bên họ nội có khi nào vô tình làm cho một ngôi thì phát, một ngôi thì không (!?). Đó là những ý tưởng trong đầu tôi, nhưng để khái quát được thành một cái gì đó thì cần thêm thời gian nghiệm lý nhiều case hơn nữa. Nhưng nay xin chia sẻ cùng ThienRi và mọi người đọc chơi...

À, còn vấn đề về Bắc/Nam bán cầu thì tôi cho rằng hãy cứ lập lá số giống nhau nếu cùng múi giờ. Tử Vi ngày nay đã mang hơi thở của thời đại, nghĩa là sau khi lập xong rồi kiểm đếm lại vận hạn, thông tin đương số mà trùng thì mới lấy, không thì xét thêm 2 lá có giờ sinh lân cận... Nói thế để thấy thực ra không có một quy tắc cố định, ta nên khéo léo và linh hoạt tùy tình hình. Miễn đúng là được :-))

Sửa bởi Expander: 13/11/2020 - 20:12


#435 ThienRi

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1508 Bài viết:
  • 1618 thanks

Gửi vào 13/11/2020 - 21:10

Cảm ơn thầy Expander đã đưa ra câu hỏi gợi mở về việc xem xét đến yếu tố địa lý - phong thuỷ ảnh hưởng đến lá số tử vi cho lá số sinh đôi.



Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |