Jump to content

Advertisements




Giải nghĩa "LỤC THẤT NGUYỆT GIAN" trong Sấm Trạnh Trình

Truyện Huyền Bí

142 replies to this topic

#1 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 472 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 27/12/2018 - 10:17

GIẢI NGHĨA CHỮ “LỤC THẤT GIAN” TRONG SẤM TRẠNG TRÌNH
Về “lục thất gian” hay “lục thất nguyệt gian” bắt gặp rất nhiều lần trong Sấm, trong rất nhiều bản đều có mấy chữ này nhưng không ai rõ nó là gì?
Vậy “lục thất nguyệt gian” là gì?
“Từ Đinh đổi đời chí lục thất gian”

“Chữ rằng lục thất nguyệt gian
Ai mà nghĩ được mới gan anh tài”

Lục thất cho biết ngày này
Phụ nguyên ấy thực ở dày tào khê”

“Ý ra lục thất gian nay
Thời vận đã định tuần nầy hưng vương”

“Lục thất dư ngũ bách xuân
Bấy giờ trời mới xoay vần nơi nao.”

Di Lặc giáng sinh

Sa phù dĩ chỉ

Lục thất dĩ thành

Kiến long sào kinh

Nhật xuất điện thượng

Thiên hạ thái bình

Lục- số 6
Thất- số 7
Nguyệt- mặt trăng, tháng.
Gian – thời gian, thế gian.
Vậy hiểu là : thời gian tháng 6, tháng 7 , hay là 6x7 = 42 tháng.
Tháng 6 tháng 7 nào, mỗi năm đều có tháng 6,7 vậy là tháng 6,7 của năm nào?
42 tháng là từ tháng năm nào đến tháng năm nào?
Cách hiểu này hoàn toàn không tìm ra được đáp án.

“Lục thất gian” thật ra là cách nói ẩn ngữ mượn từ đồng âm.
Lục cũng đọc giống như lộc trong phúc lộc, thất là số bảy, thất cũng là cách đọc của thất nghĩa là “mất” trong “thất thế”.
Nguyệt gian nguyệt là tháng – nguyệt gian là chỉ rõ là đây là thời gian, có hai nghĩa hiểu ở đây đều giống nhau : thời gian, thời của thế gian (Nhân loại).
LỤC THẤT GIAN hay LỤC THẤT NGUYỆT GIAN nghĩa là THỜI LỘC THẤT, THẾ GIAN LÔC THẤT, LỘC THẤT CỦA THẾ GIAN.v.v…
LỘC THẤT là gì? Nghĩa là mất lộc, ngược lại là phát lộc, các bạn đã hiểu tại sao con người ngày nay lại thích điện thoại hay xe cộ có đuôi số 68 rồi đúng không chính là đọc lên LỤC BÁT giống như “lộc phát”.
Nghĩa thật của lộc thất trong câu sấm này là “ thất lộc ” cùng nghĩa mất lộc nhưng là cách nói của cổ nhân để chỉ tận số “ hết mệnh lìa đời” của con người.
Viết lục thất nguyệt gian có lẽ vì lục (6) thất (7) nên viết vậy cho xuôi, giống cách nói “chè tam rượi tứ” chứ không lẽ nói “chè tứ rượi tam”.
Theo quan niệm của cổ học Đông phương mệnh của con người là có định số, đời họ thọ bao nhiêu tuổi, có bao nhiêu tiền, làm quan đến chức nào, thậm chí đời họ được ăn gì, ăn hết bao nhiêu cũng đều là định số, những thứ ấy đều gọi là LỘC. Nói vui vui là đừng “ăn” nhiều quá, “ăn” nhiều chóng chết!

Chuyện Thôi Nguyên Tông có số mệnh lưu đầy
“Trong “Định mệnh lục” có ghi chép lại một câu chuyện như sau. Vào thời nhà Đường khi Võ Tắc Thiên lên ngôi hoàng đế, Thôi Nguyên Tông giữ chức tể tướng. Lệnh sử Hề Tam Nhi nói với ông rằng: “Trong vòng 60 ngày tới, ông sẽ bị lưu đày đến Nam Hải; trong vòng 6 năm sẽ có 3 lần đối mặt với cái chết, nhưng đều không thể chết. Từ đó về sau, ông sẽ thay đổi nhiều chức quan, cuối cùng được khôi phục chức tể tướng, sống đến 100 tuổi, nhưng lại chết vì đói”.
60 ngày sau, quả nhiên ông bị định tội và phải lưu đày xuống phía Nam của đảo Hải Nam. Mấy năm sau, ông bị bệnh kiết lị kéo dài gần 100 ngày, từng đến lúc thập tử nhất sinh, nhưng vẫn không chết. May mắn nhận được đặc xá và có cơ hội quay trở về kinh thành.
Trên đường về kinh, lúc đi thuyền vượt biển thì gặp phải sóng to gió lớn, thuyền bị chìm, người ngồi chung thuyền đều chết hết, chỉ có một mình Thôi Nguyên Tông bám vào một miếng ván lớn, trôi dạt trên biển, trôi vào một hòn đảo nhỏ, bị sóng đánh vào trong một bụi lau sậy.
Nhưng chẳng may, trên miếng ván có một cái đinh lớn, và ông đã bị cây đinh đó đâm vào sống lưng, sâu đến vài tấc. Miếng gỗ có đinh đó đè lên người ông, ông không còn sức lực, đành phải ngày đêm chịu đau, rên rỉ trong bùn đất.
Lúc này đột nhiên gặp được một người chèo thuyền đến đảo này, nghe tiếng rên rỉ, cảm thấy tội nghiệp ông nên đã dìu ông lên thuyền và giúp ông nhổ đinh, cầm máu, rất lâu sau ông mới hồi tỉnh. Mọi người cảm thấy tội nghiệp cho ông nên đã cho ông lương thực, ông đành phải xin ăn dọc đường.
Có một ngày ông đang nằm trên thuyền, nhìn thấy một vị quan mặc bộ y phục màu xanh lục, sau này nhận ra vị quan này chính là lệnh sứ của ông khi còn làm tể tướng. Ông đến chào hỏi và hai người nói chuyện với nhau, vị quan đó còn góp cho ông một ít lương thực, nhờ vậy mà ông mới có thể về lại kinh thành.
Sáu năm sau, Tuyển Tào Tư bẩm tấu về tình hình của nguyên tể tướng, Hoàng đế Tắc Thiên hạ lệnh đặc cách cho ông ta một chức quan. Ngày vào cung bái tạ, ông bị dẫn đến điện đường để hỏi, vì Thôi Nguyên Tông đang mặc bộ y phục màu xanh lục, hoàng đế Tắc Thiên sau khi nhìn thấy đã nhận ra rằng từng gặp ông ta, hỏi Nguyên Tông đã từng giữ chức quan nào, ông kể rõ tình hình. Tắc Thiên đã hạ chiếu cho thuộc hạ, để họ bổ nhiệm cho Nguyên Tông làm quan úy. Cũng đến ngày vào cung bái tạ, Tắc Thiên lại đặc phong ông làm Ngự sử. Sau cùng là chức Thượng thư tả thừa tướng, Thứ sử Bồ Châu.
Năm đó Thôi Nguyên Tông cũng đã 99 tuổi, con cháu của ông đều chết hết, chỉ còn một mình ông, có bệnh nằm trên giường, gọi nô tài đem cơm cháo qua, đám nô tài khinh ông tuổi già sức yếu, đều chê cười mà không làm theo. Thôi Nguyên Tông cũng không còn khả năng trách phạt bọn họ, cảm thấy tức giận, không được ăn uống nên mấy ngày sau qua đời.”


Chuyện Vương Hiển không có phước phận làm quan

“Theo ghi chép trong “Thái Bình Quảng Ký”, Vương Hiển thời Đường có giao tình với Đường Thái Tông giống như giao tình của Nghiêm Tử Lăng với Hán Quang Vũ đế vậy. Họ thường hay chơi trò kéo quần, lấy mũ để làm vui.
Hoàng đế lúc chưa vinh hiển thường hay nói đùa rằng: “Vương Hiển đến già cũng không thể làm quan đưuọc”. Đến khi hoàng đế lên ngôi, Vương Hiển đến bái kiến, tiện thể bẩm tấu: “Tôi bây giờ có thể làm quan được không?”. Hoàng đế cười và nói: “Không biết có được không”. Rồi triệu kiến ba người con của Vương Hiển, đều phong quan ngũ phẩm.
Chức quan của Vương Hiển không bì được với ba đứa con của mình, ông liền xin hoàng đế phong cho chức quan lớn hơn. Hoàng đế nói: “Không phải trẫm tiếc với khanh mà vì khanh không có tướng làm quan”.
Vương Hiển nói: “Nếu được làm quan thì cho dù có chết ta cũng chịu”. Lúc đó Phó xạ Phòng Huyền Linh nói: “Bệ hạ có giao tình lâu năm với ông ta, tại sao không thử cho ông ta một chức quan?”. Thế là hoàng đế phong cho ông ta chức quan tam phẩm, và kêu người mang áo kim bào tím đến ban tặng. Ngay tối hôm đó Vương Hiển chết.”
Theo: tinhhoa.net.



Khi một người mệnh tận chính là vì họ đã hưởng hết những thứ đáng được hưởng trên thế gian rồi nên phải chết, chính là không được ăn nữa. Cổ nhân có cách nói “thất lộc” chính là chỉ người chết rồi, “Thưa cụ! nhà con không may thất lộc sớm”, “Cụ nhà con đã thất lộc rồi” ….những người ngày trước có cách nói như vậy để tránh nói chữ “chết”.
Có thể có người sẽ cho rằng mê tín dị đoan nhưng bạn nào đã đọc quyển “Tướng Pháp Ngô Hùng Diễn” rồi sẽ biết điều này, thầy tướng sẽ đoán được người nào sắp chết khi họ quan sát cái gọi là “gò lộc” trên mặt đối tượng, họ nhìn thấy “lộc mất” thì dù có to như trâu mộng cũng sắp chết, người ốm nặng cỡ mấy mà “lộc còn” là còn chưa chết Nhân gian có câu “thực lộc tận tắc thì mệnh tận” nghĩa là ăn hết rồi thì mệnh hết.
Xin trích vài đoạn về LỘC trong sách “Tướng pháp Ngô Hùng Diễn” – tác giả Nguyễn Quang Quyến:
“CẰM CÓ LỘC DA CAM
Cằm có hạt màu cam huỳnh hoàng thì không bao giờ cơ nhỡ về lộc.
Nếu đi bộ với cằm hướng thiên thì muốn ăn gan rồng cũng có.”

“1.Gò lộc thiệt thường hình tròn hoặc hình vuông
2. Gò lộc thiệt được chạy theo một thớ dài mà thớ đó được tạo bởi nhiều vòng tròn và vuông thì nếu một vòng tròn hay một vòng vuông là triệu phú thì hai vòng tròn hay hai vòng vuông hay một vòng tròn và một vòng vuông thì sẽ là tỷ phú.
3. Lộc được tạo bởi nhiều vòng tròn, nhiều hình vuông chứa nhau thì phú gia địch quốc. Tốt tăng theo cấp số nhân.”
“THẤT LỘC
Khi chết thì lộc tắt hết vì thế chết được dân gian gọi là “thất lộc”
1. Còn lộc thì chưa chết, người già thấy còn lộc thì còn thọ
2. Khi sắp chết lộc ở má tắt trước, trông bóng loáng, kế đến các gò lộc ở má, cằm,…mình, tay, chân cũng lần lượt tắt hết, toàn thể người trông căng như mặt trống ếch, không kể béo hay gầy.”

Đối với toàn thể thế gian nhân loại thì khái niệm “thất lộc “ không thể hiểu là hết mệnh lìa đời được, vậy là chết tất cả à?
Ý nghĩa sâu rộng của nó chính là “TẬN KIẾP hay MẠT KIẾP” rồi, chính là cách nói “mạt pháp” trong Phật giáo, trong đạo giáo có lưu truyền : “Tam nguyên long hoa hội”, Ki tô giáo lưu truyền : “Đại phán xét cuối cùng”…..

VẬY: LỤC THẤT NGUYỆT GIAN là MẠT KIẾP THẾ GIAN, xin đừng hiểu nhầm là tận thế, ở đây tôi không ám chỉ ngày tận thế như cách hiểu thông thường.
LỤC THẤT GIAN” diễn ra vào thời gian nào?
Tìm trong Sấm Trạng Trình có rất nhiều ám chỉ về “LỤC THẤT GIAN”
Dẫn chứng: Xin được không giải sâu để các bạn tự ngộ.
  • “Nam Bắc hà thời thiết lộ thông”
Bài này tôi giải rồi
  • “Long vĩ xà đầu khổ chiến tranh”
Hiểu là Rồng cuối cùng, rắn đầu tiên, đừng hiểu là cuối rồng sang rắn.
  • “Lục thất dư ngũ bách xuân”
Hiểu là 500 năm sau thời của Trạng Trình (1491-1585).
  • Ngã bất thế chi hậu
Binh qua khởi trùng trùng
Xin tạm tính bát thế = 8*60=480 năm.
Trong kinh điển Phật giáo, Phật Thích Ca Mâu Ni có giảng về tình thế 5 lần 500 năm của Phật Pháp sau khi Ngài nhập diệt. Đế tránh trích dẫn kinh điển tôi xin dịch ra một đoạn trong ĐẠI TẬP KINH – QUYỂN 55, dịch có thể không sát nhưng đại ý là như thế này:
Đến 500 năm thứ 5 thì ở trong Pháp của tôi mà tranh luận đúng sai với nhau, kinh chỉ còn là chữ Pháp đã biến mất không còn giữ được nữa, (người tu) chỉ còn giống như cư sĩ thanh tịnh mà thôi. Từ đó về sau ở trong Pháp của tôi tuy đã cạo râu, xuống tóc, thân mang áo cà sa nhưng hủy phá giới cấm, hành vi không theo Pháp, giả danh Tỳ kheo, chính là những kẻ phá giới mang danh Tỳ kheo. Còn lại những người có thể phát tâm xả thí cúng dường nuôi dưỡng thì tôi nói rằng sẽ đắc vô lượng công đức”
Ý cuối cùng là nói người thường còn biết cúng dường để nuôi các tỳ kheo chân thực còn hành trì theo phép tu khất thực.

Phá giải được “lục thất gian” có lẽ là nhờ may mắn đã đọc “Bạch vân am thi tập” nên hiểu được một góc tâm tư tình cảm của Ông sau khi về quê dạy học chính là nỗi ưu tư dành cho thân phận người dân nhất là những người nông dân ở giai tầng thấp nhất của xã hội.
Trong “Bạch vân am thi tập” Trạng Trình viết : “Tất cánh dục cầu ngô lạc xứ, tri ngô lạc tại ngã tiên ưu” – bài “Ngụ hứng”.
Tạm dịch là: Cố mà đi tìm ở tôi thì sẽ bị lạc, hiểu tôi là do lạc vào nỗi ưu tư của tôi.
Nỗi ưu tư của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?
Rất nhiều câu trong “Trình Quốc Công sấm ký” không phải là sấm mà đơn thuần chỉ là lời nhắn nhủ con cháu rằng sẽ đến ngày mạt thế lúc kim tiền lên ngôi , người ta sẽ tàn phá thiên nhiên, đạo đức trượt dốc thì cần phải biết giữ lấy mình đừng đuổi theo những thứ ngoại thân, Thánh Chúa sẽ xuất hiện chính là thời điểm phi thường trên thế gian phải nhận ra được Thánh Chúa, nếu có thể được tôn phò Ngài thì sẽ được “Công Danh Choi Chói Chép Trong Vân Đài”.
Xin dẫn ra vài câu:
“Một góc thành làm tám chứng quỷ
Đua một lòng ích kỷ hại nhân”
“Dư đồ chia xẻ càn khôn
Mối giềng man mác khiếp mòn lòng nhau”
“ Vội sang giàu giết người lấy của”
“Nhân lực cướp lấy thiên công những là”

Thử cho tay giúp ra dùng
Tài này so cùng tài trước xem sao”
Lại dặn đấng tú nam chí cả
Chớ vội sang tất tả chạy rông
Học cho biết lý kiết hung
Biết phương hướng bội chớ dùng lầm chi
Hễ trời sinh xuống phải thì
Bất kỳ chi ngộ màng gì tưởng trông”
“So mấy lời để tàng kim quĩ
Chờ hậu lai có chí sẽ cho
Trước là biết nẻo tôn phò
Sau là cao chí biết lo mặc lòng”
Cụ cũng hận nỗi mình kiếp số sao chẳng được sinh vào lúc đó vì chính thời đó mới là thời của phi thường trên thế gian:
Tiếc thay hiền sĩ bao già
Phúc bằng Bành Tổ ắt là Thái Công”
“Hiềm vì sinh phải thời này.
Rấp thù lỗi kiếp tiếc thay chưng đời.”
Khi lý giải được “lục thất nguyệt gian” thì chính là đã hiểu ý nghĩa thật sự của “Sấm Trạng Trình” chính là Ông viết Sấm là biết trước sẽ có sự kiện phi thường sau này nên mới có lời “TÀNG KIM QUĨ” để dành cho con cháu LẠC HỒNG khi sự kiện trọng đại cuối cùng xảy đến. Nếu không thức tỉnh chính là đã phụ lòng một bậc hiền nhân.

Vũng tàu, 26 tháng 12 năm 2018

Pham Thuong dong


Sửa bởi catdang: 27/12/2018 - 10:22


Thanked by 1 Member:

#2 deephorizon

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 400 Bài viết:
  • 504 thanks

Gửi vào 31/12/2018 - 10:05

Chữ " trI" biết thế nào cho đủ. xét cho cùng tham hiểu biết cũng là tham. nên chăng quay đầu lại là bờ?

Thanked by 1 Member:

#3 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 472 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 01/01/2019 - 13:59

Tôi đọc Sấm Trạng Trình trên 10 năm không giải nổi 1 câu,
Đến hôm nay "Bất kỳ nhi ngộ" mà giải được, vậy muốn tri cũng chẳng tri nổi.
Bạn nào biết bờ xin chỉ giúp tôi, Xin đa tạ!

#4 deephorizon

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 400 Bài viết:
  • 504 thanks

Gửi vào 01/01/2019 - 14:19

Môn thái ất tri ngộ được 500 năm hậu. thật là môn học siêu bác học. Cụ trạng cũng là người 1000 năm mới thấy một, ngộ được môn này. Còn chúng ta đây chắc không phảo là cụ rồi, Bể học vô biên, quay đầu lại là bờ!
ấy là tôi sợ mà tói tôi thôi
@catdang: bạn đã có gan đọc nó, thì cứ thành ý mà học, cơ duyên sẽ đến.
Lục tổ huệ năng không biết chữ mà ngộ đạo chả là một ví dụ tuyệt vời sao?

#5 deephorizon

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 400 Bài viết:
  • 504 thanks

Gửi vào 01/01/2019 - 22:24

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

catdang, on 01/01/2019 - 13:59, said:

Tôi đọc Sấm Trạng Trình trên 10 năm không giải nổi 1 câu,
Đến hôm nay "Bất kỳ nhi ngộ" mà giải được, vậy muốn tri cũng chẳng tri nổi.
Bạn nào biết bờ xin chỉ giúp tôi, Xin đa tạ!
Chợt nhớ tới cụ Nguyễn Du:
Bốn phương mây trắng một màu
Trông vời bể học biết đâu lầ bờ"
Có lẽ bờ chính là ăn ngủ cho khỏe người chăng.
Giải được sấm là quá giỏi rồi. Quý bất khả ngôn.

Sửa bởi deephorizon: 01/01/2019 - 22:27


Thanked by 1 Member:

#6 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 472 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 02/01/2019 - 14:46

deephorizon : "Có lẽ bờ chính là ăn ngủ cho khỏe người chăng.
Giải được sấm là quá giỏi rồi. Quý bất khả ngôn."

Cảm ơn điểm hóa của bạn, viết mấy chữ vậy là mình biết bạn đang mặc áo "thầy tu" rồi, mình đăng bài là muốn trao đổi với những bạn đang học hỏi những môn như thái ất, tử vi hay phong thuỷ v.v.. đó là mục đích của mình, khi mình đã viết ra chữ "ngộ" là mình hiểu phần nào ý nghĩa của nó rồi.

Thanked by 1 Member:

#7 slcsv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 44 Bài viết:
  • 14 thanks

Gửi vào 18/01/2019 - 07:31

Lúc đầu tôi nghĩ lục thất để chỉ lục dục thất tình, tức giai đoạn mạt hạ hiện tại, con người rõ ràng chỉ sống với lục dục thất tình. Tuy nhiên, qua đoạn sấm:

Quyển vàng mở thấy sấm trời
Từ Ðinh đổi đời chí lục thất gian
Mỗi đời có một tôi ngoan
Giúp chưng giữ nước dân an thái bình

Theo ý nghĩa văn phạm của câu, khi nói cái gì từ .. đến (chí) thì phải cùng loài (ví dụ như từ A đến Z, từ Sài Gòn đến Hà Nội,...). Đinh là triều đại, do vậy Lục Thất phải là triều đại, có thể là lối chiết tự của một họ nào đó trong tương lai. Câu dưới, chữ 'mỗi đời' rõ ràng nói về triều đại.

#8 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 472 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 19/01/2019 - 09:46

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

slcsv, on 18/01/2019 - 07:31, said:

Theo ý nghĩa văn phạm của câu, khi nói cái gì từ .. đến (chí) thì phải cùng loài (ví dụ như từ A đến Z, từ Sài Gòn đến Hà Nội,...). Đinh là triều đại, do vậy Lục Thất phải là triều đại, có thể là lối chiết tự của một họ nào đó trong tương lai. Câu dưới, chữ 'mỗi đời' rõ ràng nói về triều đại.

Đến "lục thất gian" là kết rồi làm gì còn triều nào nữa, đến "triếu " này đã là "vô phụ vô quân" rồi đòng chí slcsv ơi!
"lục thất niên gian" còn có một nghĩa khác nữa đó là vòng Thái tuế thập tam niên "Nhân nguyên tuần hết".
Sau vòng đó là :
"Hồng lam ngũ bách niên thiên hạ
Hưng tộ diên trường ức vạn xuân "
HỒNG LAM : Chữ đó không phải là nước Việt Nam đâu, đó chỉ là cách nói cưỡng ép thôi, Việt Nam có cách goi khác là Lạc Hồng là rút ra từ Lạc Việt , Lạc Long và Hồng Bàng.
HỒNG là đẹp đẽ và rực rỡ
LAM là bóng như gương
Ngũ bách là 500 năm sau của Trình Quốc Công
Thiên hạ là toàn thế giới cũng có thể hiểu cả bầu trời và mặt đất.
Hưng tộ diên trường ức vạn xuân - không phải là cách nói bóng bẩy đâu mà là thật đó bạn ạ, vì lúc đó trời và đất sạch như gương rồi thì mới diên trường ức vạn xuân được.
Đen thùi lùi như hiện nay thì hỏi kéo dài được bao lâu?
Đọc được hai câu trên không biết có ai thấy nên mừng hay lo đây?

Sửa bởi catdang: 19/01/2019 - 09:51


#9 slcsv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 44 Bài viết:
  • 14 thanks

Gửi vào 19/01/2019 - 21:46

Giai đoạn "vô phụ vô quân" theo tôi hiểu, sẽ xảy ra trước giai đoạn "diên trường ức vạn xuân". Rõ ràng sấm viết:

Ta hồ vô phụ vô quân
Đào viên tán lạc ngô dân thủ thành
Đoài phương phúc địa giáng linh
Cửu trùng thụy ứng long thành ngũ vân
Phá điền thiên tử giáng trần
Dũng sĩ nhược hải mưu thần như lâm
Trần công nãi thị phúc tâm
Giang hồ xử sĩ Đào Tiềm xuất du
Tướng thần hệ xuất Y, Chu
Thử ky phục kiến Đường Ngu thị thành
Hiệu xưng thiên hạ thái bình
Đông Tây vô sự, Nam thành quốc gia

Cho dù là thời thái bình thịnh trị, vô thành vô phủ trong tương lai, bao giờ đất nước cũng phải có người lãnh đạo. Đoạn sấm trên so sánh đất nước đó như thời Nghiêu, Thuấn, nhưng vẫn cần những bậc tài giỏi như Y Doãn, Chu Công điều hành, chớ đâu thể vô chính phủ được. Trạng Trình là bậc văn tài hạng nhất, Hán Nôm đều giỏi, dĩ nhiên vấn đề hành văn (tức văn phạm) phải được đặt lên hàng đầu.

#10 kipsailam68

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 19 Bài viết:
  • 0 thanks

Gửi vào 28/01/2019 - 23:59

Lục thất nguyệt gian ghép lại ra chữ "Nguyễn". Còn muốn hiểu ý nghĩa câu "Ý ra lục thất nguyệt gian này" thì thực rất khó. Đại ý câu trên là khi nhân vật chính đã xuất hiện nhưng không phải ai cũng biết. Chỉ khi người ta hiểu ý nghĩa của chữ "Nguyễn" đó thì mới xác nhận rằng thánh nhân thực đã xuất hiện rồi, nhưng lại có danh tính khác với suy nghĩ ban đầu.

#11 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 29/01/2019 - 06:35

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

slcsv, on 18/01/2019 - 07:31, said:

Lúc đầu tôi nghĩ lục thất để chỉ lục dục thất tình, tức giai đoạn mạt hạ hiện tại, con người rõ ràng chỉ sống với lục dục thất tình. Tuy nhiên, qua đoạn sấm:

Quyển vàng mở thấy sấm trời
Từ Ðinh đổi đời chí lục thất gian
Mỗi đời có một tôi ngoan
Giúp chưng giữ nước dân an thái bình

Theo ý nghĩa văn phạm của câu, khi nói cái gì từ .. đến (chí) thì phải cùng loài (ví dụ như từ A đến Z, từ Sài Gòn đến Hà Nội,...). Đinh là triều đại, do vậy Lục Thất phải là triều đại, có thể là lối chiết tự của một họ nào đó trong tương lai. Câu dưới, chữ 'mỗi đời' rõ ràng nói về triều đại.

Đinh, tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, hậu Lê, Mạc, Nguyễn (Tây Sơn Nguyễn Huệ + Nguyễn phúc Ánh) là 7 họ triều đại

#12 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 472 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 29/01/2019 - 21:46

"lục thất gian" trong Sấm Trạng Trình còn có rẩt nhiều tầng ý nghĩa khác nhau nữa đó là : THÁNG 6, THÁNG 7, 6+7 = 13 (NGÀY 13),
6+7=13 NĂM, 13 LẦN, 6 LẦN, 7 LẦN, 6X7=42 NĂM.....
Để sau này tôi sẽ giải.
Xin lấy ví dụ câu "Lai chiêu lục thất xuất minh quân" ta thấy hai chữ "lục thất" tôi đã tìm thấy hai tầng ý nghĩa là 6+7=13 ở đây là ngày 13 của tháng, thứ 2 là 6x7 =42 Năm, Ý nghĩa là Thánh Nhân (minh quân) xuất minh giảng lần đầu là ngày 13 và khi Ngài tròn 42 tuổi ta.
Câu "Vòng trong thái tuế mười ba năm tròn" Tôi tìm thấy là từ Mậu thân đến Canh Thân = 6+7=13 năm.

Chữ "lục thất" có rất nhiều ý nghĩa như vậy nên không thể nói "lục thất là triều đại".

#13 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 472 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 29/01/2019 - 22:24

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

slcsv, on 19/01/2019 - 21:46, said:

Phá điền thiên tử giáng trần
Dũng sĩ nhược hải mưu thần như lâm


"Phá điền thiên tử giáng trần
Dũng sĩ nhược hải mưu thần như lâm"

chữ Điền này giải ra bằng 4 chữ thượng nghĩa là bốn chữ thượng xếp theo vòng tròn sẽ thành một chữ Điền hoàn chỉnh.

Câu Sấm trên viết thành :

"THƯỢNG THƯỢNG THƯỢNG THƯỢNG CHỦ GIÁNG TRẦN
DŨNG SĨ NHƯỢC HẢI MƯU THẦN NHƯ LÂM"

Vậy Dũng sĩ mưu thần là những ai vậy? "Mãn thiên tinh đẩu, Bố tát quần châu" câu này ở đâu đó không phải Sấm Trạng Trình, Sấm Trạng Trình viết: "Chọn đầu thai những vì sao cả", "Thất thập nhị hiền tướng, phò tá Thánh Quân Vương".

Chữ Giang Hồ đó là họ Giang và họ Hồ.
Ai đó muốn hiểu "Thứ ky phục kiến, Đường Ngu thi thành" là gì? xin gõ chữ "New Tang Dynasty" trên Youtube.

Sửa bởi catdang: 29/01/2019 - 22:32


#14 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5907 thanks

Gửi vào 30/01/2019 - 01:35

Tôi không thể gửi toàn văn bản, đành gửi file ảnh:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Expander0410: 30/01/2019 - 01:41


#15 slcsv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 44 Bài viết:
  • 14 thanks

Gửi vào 30/01/2019 - 02:04

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

catdang, on 29/01/2019 - 22:24, said:

"Phá điền thiên tử giáng trần
Dũng sĩ nhược hải mưu thần như lâm"

chữ Điền này giải ra bằng 4 chữ thượng nghĩa là bốn chữ thượng xếp theo vòng tròn sẽ thành một chữ Điền hoàn chỉnh.

Câu Sấm trên viết thành :

"THƯỢNG THƯỢNG THƯỢNG THƯỢNG CHỦ GIÁNG TRẦN
DŨNG SĨ NHƯỢC HẢI MƯU THẦN NHƯ LÂM"

Vậy Dũng sĩ mưu thần là những ai vậy? "Mãn thiên tinh đẩu, Bố tát quần châu" câu này ở đâu đó không phải Sấm Trạng Trình, Sấm Trạng Trình viết: "Chọn đầu thai những vì sao cả", "Thất thập nhị hiền tướng, phò tá Thánh Quân Vương".

Chữ Giang Hồ đó là họ Giang và họ Hồ.
Ai đó muốn hiểu "Thứ ky phục kiến, Đường Ngu thi thành" là gì? xin gõ chữ "New Tang Dynasty" trên Youtube.

Tôi thấy bạn phá chữ "điền" hơi "ăn gian", tức là có 4 chữ "thượng". Nếu mỗi gạch phân thành 2 đoạn nhỏ, tổng cộng 12, chữ "thuợng" đầu tiên đã dùng 5 đoạn nhỏ, tức còn 7.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

catdang, on 29/01/2019 - 21:46, said:

"lục thất gian" trong Sấm Trạng Trình còn có rẩt nhiều tầng ý nghĩa khác nhau nữa đó là : THÁNG 6, THÁNG 7, 6+7 = 13 (NGÀY 13),
6+7=13 NĂM, 13 LẦN, 6 LẦN, 7 LẦN, 6X7=42 NĂM.....
Để sau này tôi sẽ giải.
Xin lấy ví dụ câu "Lai chiêu lục thất xuất minh quân" ta thấy hai chữ "lục thất" tôi đã tìm thấy hai tầng ý nghĩa là 6+7=13 ở đây là ngày 13 của tháng, thứ 2 là 6x7 =42 Năm, Ý nghĩa là Thánh Nhân (minh quân) xuất minh giảng lần đầu là ngày 13 và khi Ngài tròn 42 tuổi ta.
Câu "Vòng trong thái tuế mười ba năm tròn" Tôi tìm thấy là từ Mậu thân đến Canh Thân = 6+7=13 năm.

Chữ "lục thất" có rất nhiều ý nghĩa như vậy nên không thể nói "lục thất là triều đại".

Chữ "lục thất" thật ra rất khó hiểu, và có thể có nhiều ý nghĩa tùy ngữ cảnh của câu (như lục thất gian, lục thất nguyệt gian, lục thất niên gian, hay câu lai chiêu lục thất xuất minh quân ở trên). Mọi người hãy đóng góp sự suy nghĩ của mình, biết đâu cuối cùng chúng ta cũng có đáp số.






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |