1
chuyện ngụ ngôn thời hiện đại...
Viết bởi ch8484, 26/07/18 09:24
81 replies to this topic
#16
Gửi vào 24/04/2019 - 21:14
@ Được làm vua thua làm giặc: thay thế địa vị của nhau bằng cách “làm lọan”. Vì vậy VUA, GIẶC tuy đối lập về địa vị nhưng có khi tâm thức như nhau: làm giặc cũng coi mình như vua, làm vua mà hành xử cũng như giặc.
Lại còn muốn “nổi can qua” để con vua con sãi đổi chỗ của nhau. Cứ thế cứ thế…sẽ dẫn đến (những cuộc) CÁCH MẠNG KHỨ HỒI.
(Ghi chép tháng Tư)
Lại còn muốn “nổi can qua” để con vua con sãi đổi chỗ của nhau. Cứ thế cứ thế…sẽ dẫn đến (những cuộc) CÁCH MẠNG KHỨ HỒI.
(Ghi chép tháng Tư)
Thanked by 2 Members:
|
|
#17
Gửi vào 26/04/2019 - 15:59
Mèo và chó
Mâm cơm đậy lồng bàn vậy mà mèo vẫn cạy và tha mất khúc cá. Nó bèn lấy lồng bàn úp… mèo. Con mèo lê la khắp nhà mà không sao chui ra được. Nó yên tâm làm việc không lo mèo ăn vụng.
Chó mon men đến mâm cơm, xốc mõm vào ăn hết. Mèo nhìn thấy meo meo ầm ĩ. Nó mắng mèo: cho chừa cái tội ăn vụng, kêu gì mà kêu!
Người ta thường chỉ thấy mất khúc cá mà không thấy mất cả mâm cơm, là thế.
(#truyen100chu)
Nguyễn kc Hậu
Mâm cơm đậy lồng bàn vậy mà mèo vẫn cạy và tha mất khúc cá. Nó bèn lấy lồng bàn úp… mèo. Con mèo lê la khắp nhà mà không sao chui ra được. Nó yên tâm làm việc không lo mèo ăn vụng.
Chó mon men đến mâm cơm, xốc mõm vào ăn hết. Mèo nhìn thấy meo meo ầm ĩ. Nó mắng mèo: cho chừa cái tội ăn vụng, kêu gì mà kêu!
Người ta thường chỉ thấy mất khúc cá mà không thấy mất cả mâm cơm, là thế.
(#truyen100chu)
Nguyễn kc Hậu
Thanked by 1 Member:
|
|
#18
Gửi vào 10/05/2019 - 21:14
Chuyện kể rằng vì sao Thạch Sùng giàu lên
Vì Thạch Sùng tích trữ 1 loại Sản phẩm mà cả thiên hạ ai cũng cần, bắt buộc mua để sử dụng; Lúc bấy giờ Thạch Sùng muốn bán giá bao nhiêu thì bán. Người dân mua thì có mà sử dụng, mà không mua thì không có mà sử dụng.
Chỉ đơn giản vậy thôi !!!
Nhưng mà thừa nước đục thả câu nên cuối cùng Thạch Sùng bị hóa thành con Thằn Lằn.
Trend VL
26/4/2019
Vì Thạch Sùng tích trữ 1 loại Sản phẩm mà cả thiên hạ ai cũng cần, bắt buộc mua để sử dụng; Lúc bấy giờ Thạch Sùng muốn bán giá bao nhiêu thì bán. Người dân mua thì có mà sử dụng, mà không mua thì không có mà sử dụng.
Chỉ đơn giản vậy thôi !!!
Nhưng mà thừa nước đục thả câu nên cuối cùng Thạch Sùng bị hóa thành con Thằn Lằn.
Trend VL
26/4/2019
Thanked by 1 Member:
|
|
#19
Gửi vào 10/05/2019 - 23:13
Thạch sung mà thiếu mẻ kho,
Huống chi em bậu thiếu no mọị điều .
Thạch sung là tên người ta đặt cho Ông Bạch Thai Bười .
Thời xưa Pháp có tổ chức một hội chợ ở Huế, mọi người đem đến trưng bày nhiều thứ . Thứ gì trong gian hang của Ông Bạch Thai Bưởi cũng có cả .
Thấy vậy, có người đem trưng một cái trách bằng đất nung , cái trách nầy có khi gọi mẻ, loại nầy dung để kho cá . Làng nghề làm ra loại om trách nầy là Làng Phước tích, Thừa thiên, cách TP Huế 40 cây số .
Huống chi em bậu thiếu no mọị điều .
Thạch sung là tên người ta đặt cho Ông Bạch Thai Bười .
Thời xưa Pháp có tổ chức một hội chợ ở Huế, mọi người đem đến trưng bày nhiều thứ . Thứ gì trong gian hang của Ông Bạch Thai Bưởi cũng có cả .
Thấy vậy, có người đem trưng một cái trách bằng đất nung , cái trách nầy có khi gọi mẻ, loại nầy dung để kho cá . Làng nghề làm ra loại om trách nầy là Làng Phước tích, Thừa thiên, cách TP Huế 40 cây số .
Thanked by 4 Members:
|
|
#20
Gửi vào 18/05/2019 - 20:36
Trần Quốc Tuấn
Ta có thể thấy đời cha Trần Quốc Tuấn là ông Trần Liễu quá đen, đen như đêm 30 mà còn cúp điện. Đã bị em trai cướp vợ rồi lại bị chú vu cho tội phản nghịch. Trần Liễu ức chế lắm nhưng bất lực, quyết hy sinh đời bố, củng cố đời con. Ông tìm khắp thiên hạ xem có thầy nào giỏi thì về dạy kèm, dạy thêm, dạy phụ đạo cho Quốc Tuấn, chỉ với một mục đích mà ông trăn trối:
-Bố tốn bao nhiêu tiền mời gia sư đào tạo mày. Sau này mày mà không làm hoàng đế thì bố hiện hồn về bóp cổ nghe con.
Đùa thôi, nguyên văn như sau:
-Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được.
Trần Quốc Tuấn mặt mũi nam tính khôi ngô, lại thông minh sáng dạ nên những gì được dạy cậu tiếp thu rất nhanh, trở thành học sinh xuất sắc giỏi cả văn lẫn võ. Sinh ra ở Thăng Long nên có thể gọi là trai Hà Nội. Duy chỉ có một khuyết điểm là si tình. Cậu chết mê chết mệt công chúa Thiên Thành, nhưng mà người ta sắp lên xe hoa rồi. Tuấn thở dài:
Nếu biết rằng em sắp lấy chồng
Anh về sẽ luyện lại võ công
Tập cho thành thạo liên hoàn cước
Ðể đá chồng em đêm động phòng.
Không biết mưu đồ này có thực hiện được không chứ chuyện nửa đêm Tuấn trèo tường vào chỗ công chúa là có thật. Mà hiện tại công chúa đang ở nhà bố chồng, mai là đám hỏi rồi. Mẹ nuôi của Tuấn biết chuyện liền ôm đầu gào lên:
-Giời ơi là giời, Tuấn nhi ơi là Tuấn nhi, vợ người ta mà con. Người ta bắt được là đánh chết!
Bà cũng đến bó tay với cha con nhà này, sống hết mình vì tình dễ sợ. Ông cha thì dẫn quân đánh thành Thăng Long để đòi lại vợ, ông con thì nửa đêm vượt rào đi thăm người yêu. Con dại cái mang, bà chạy ù vào cung điện kêu cứu vua. Trần Cảnh nghe tin liền cho quân đến tìm thằng cháu trẻ trâu thì quả nhiên cu Quốc Tuấn mê gái ở đó thật...
Sáng hôm sau mẹ nuôi Quốc Tuấn đem 10 mâm vàng đến xin vua cho con mình lấy vợ. Trần Cảnh hết cách đành phải đồng ý. Ông thanh toán tiền bạc, bồi thường chi phí hôn lễ cho chú rể hụt kia. Thế là Tuấn được lấy người trong mộng.
Thanh niên Trần Quốc Tuấn tuy trong tình trường rất manh động, nhưng trong công việc thì vô cùng nghiêm túc. Gia đình nhà ông với gia đình nhà vua vốn không ưa nhau từ vụ cha ông bị vua cướp vợ. Ông không hề ưa hoàng tử Trần Quang Khải - Địa vị cao quý, gia thế hoàng tộc Kenny Sang, tiền xài không hết, con vua mà lại. Bất hòa cá nhân giữa hai người trở thành một hiểm họa sâu sắc. Nhận ra điều này, Trần Quốc Tuấn chủ động tìm cách giải hòa. Ông rủ Trần Quang Khải đi thuyền chơi cả ngày mới về. Quang Khải vốn sợ tắm gội, Quốc Tuấn thì thích tắm thơm, từng đùa bảo Quang Khải:
-Mình mẩy cáu bẩn, xin tắm giùm.
Rồi cởi áo Quang Khải ra, nhoẻn cười:
-Hôm nay được tắm cho thượng tướng.
Quang Khải cũng cười trìu mến:
-Hôm nay được quốc công tắm rửa cho. Ahihi.
Từ đó tình nghĩa qua lại giữa hai người càng thêm mặn nồng. Điều này giúp ích rất nhiều trong công cuộc đánh Mông Cổ, nhất là khi hai ta về một nhà. Cá nhân tôi thì vẫn thấy có gì đó sai sai ở đây =)).
Lại nói, trước thời đại của súng đạn, Mông Cổ chắc chắn là đội quân hùng mạnh nhất mà thế giới từng chứng kiến. Vó ngựa Mông Cổ đã tung hoành khắp lục địa Á Âu bao la rộng lớn, giẫm nát không biết bao nhiêu thành trì được coi là "bất khả xâm phạm" của các cường quốc lúc bấy giờ. Kỷ luật quân đội là điều tạo nên sự khác biệt giữa quân Mông Cổ và các đội quân khác. Tất cả nam giới tuổi từ 15 đến 60 và có khả năng tham gia huấn luyện khắc nghiệt đều thuộc diện cưỡng bức vào quân đội, một vinh dự trong truyền thống chiến binh bộ lạc.
Chính vì điều này mà đế quốc Mông Cổ là đế quốc to lớn nhất lịch sử, to gấp đôi nước Nga ngày nay (về tổng diện tích thì thua Anh quốc). Họ sẵn sàng đánh chiếm hầu như tất cả các quốc gia mà họ gặp. Từ Iran tới Cô dâu 8 tuổi, từ Oppa Kpop đến Doraemon...
Mông Cổ có cái trò này. Trước khi đánh thành họ sẽ gửi tối hậu thư. Nếu đầu hàng thì không sao, còn nếu chống lệnh thì để họ vào được thành họ giết sạch sẽ không còn chó mèo chuột người gì hết. Cứ là động vật thì giết.
Bi kịch này xảy ra khi nước Khwarezm chơi ngu chém sứ giả của Mông Cổ. Thành Cát Tư Hãn điên máu, lập tức dồn hết sức mạnh trừng phạt. Sau khi hạ thành thì bắt hơn 1 triệu người ra chém đầu trong vỏn vẹn 1 ngày, chắc đây là vụ thảm sát dã man nhất lịch sử rồi. Sau đó ông ta cho san bằng thành quách nhà cửa. Thậm chí còn cho quân bẻ lại các dòng sông để thay đổi địa lý. Quyết tâm xóa sổ Khwarezm ra khỏi trái đất.
Nền văn minh rực rỡ Ba Tư cũng tiêu tùng theo cách tương tự, thành Bát Đa sụp đổ chóng vánh, chấm dứt thời kỳ hoàng kim của Hồi giáo. Rồi Mông Cổ lần lượt cày hết Trung Quốc, Áo, Ba Lan, Rumani, Hungary, Croatia, Byzantium, Ấn Độ, Triều Tiên... Quân Thập tự của Thiên chúa giáo, quân Thánh chiến của Hồi giáo đều quỳ rạp trước kỵ binh Mông Cổ. Vó ngựa của họ đã nghiền nát thành Krakow vĩ đại, thành Kiev phồn thịnh, làm những sa hoàng nước Nga (vốn tự coi mình là vua của các vị vua) phải khiếp đảm. Nên nhớ cả Napoleon và Hitler đều không hạ nổi Nga, mà Thành Cát Tư Hãn làm được đấy.
Mông Cổ gieo rắc nỗi kinh hoàng trên khắp Châu Âu, khiến cho những kẻ vốn tự coi mình là cái nôi của nền văn minh nhân loại, là "chủng tộc thượng đẳng" có quyền thống trị thế giới bị tổn thương nghiêm trọng. Chưa bao giờ cả Âu và Á gặp một hiểm họa kinh khủng đến nhường này, họ là sức mạnh hủy diệt không thể cản phá, là ngày tận thế của các nền văn minh. Thậm chí đến đức Giáo Hoàng ở Vatican cũng phải viết thư năn nỉ Mông Cổ đừng đánh tới đây. Nhưng khi đến Việt Nam thì:
-Thưa các bô lão, chúng ta nên hòa hay nên đánh?
Mọi người đồng thanh:
-Tất nhiên là ĐÁNH!
Vua Trần Thánh Tông mỉm cười:
-Chính hợp ý trẫm.
Lần thứ nhất đánh Mông Cổ thực sự là thử thách lớn với vương triều non trẻ. Vua tôi nhà Trần khi đó ảo tưởng sức mạnh, ỷ có voi lớn nên quyết định chơi tay bo với Mông Cổ luôn. Kết quả là bị đội kỵ binh hùng bá thế giới đập cho te tua ở Bình Lệ Nguyên, phải bỏ cả Thăng Long mà chạy. Về sau thì phe ta dùng kế vườn không nhà trống hại não quá, Mông Cổ nó chịu vì chưa gặp kiểu đánh lộn như này bao giờ. Thế là mình ăn trận đầu. Sau chiến thắng này Trần triều mở các trường dạy võ toàn quốc để đào tạo ra một dân tộc chiến binh, cả nước đều là những người lính, sẵn sàng bảo vệ tổ quốc khi có biến.
Quả nhiên 27 năm sau Mông Cổ phục thù, kỳ này còn mạnh hơn xưa rất nhiều. Nó không đánh từ phía bắc xuống nữa, mà đi thuyền vượt biển đông rồi... đánh từ phía nam lên. Nói chung xâm lược cũng rất có tâm, vô cùng chịu khó ). Trần Quốc Tuấn đọc Hịch tướng sĩ để bơm tinh thần cho anh em. Đại khái là mấy ông ạ, mấy ông đang sống trong cảnh sung sướng thì ráng mà đánh giặc, để mất nước là toi hết. Rồi ông cho quân đi giữ các nơi hiểm yếu. Mọi người nghe Hịch tướng sĩ xong máu dồn lên não, xăm hai chữ Sát Thát lên tay, thề chơi khô máu với quân giặc. Nhưng lần này Mông Cổ quá bá, sức mạnh hủy diệt như sóng thần. Quân Trần vỡ vụn trước sức càn quét dữ dội của địch.
Trần Quốc Tuấn lên ngựa chạy, giặc phía sau đuổi gấp. Khi gần tuyệt vọng thì ông thấy Yết Kiêu vẫn còn kiên nhẫn đứng trên biển đợi mình. Ông kêu to:
-Yết Kiêu, cứu ta!
-Chúa công mau lên thuyền!
Trần Quốc Tuấn tung mình khỏi lưng ngựa, Yết Kiêu vươn tay ra cầm chặt lấy tay ông kéo lên. Quân Mông Cổ tức tối bắn tên nhưng hai người đã đi xa rồi.
Về sau là những màn rượt đuổi gay cấn giữa Mông Cổ và hoàng tộc nhà Trần. Vua tôi dắt nhau đi phượt gần như hết cả miền bắc. Mấy lần suýt bị tóm nhưng lại may mắn chạy thoát đầy hú vía. Nhìn lại thì tổ quốc mỗi ngày lại mất thêm một đống đất. Thăng Long cũng mất luôn. Để thử lòng, vua giả vờ hỏi Trần Quốc Tuấn có nên đầu hàng không, nó kinh thế đánh sao lại mà đánh. Quốc Tuấn chỉ nói vỏn vẹn một câu:
-Bệ hạ chém đầu tôi rồi hãy hàng.
Vua Trần thảng thốt:
-Cái gì vậy ông Tuấn? Ông vẫn còn muốn chiến hả? After all this time?
Trần Quốc Tuấn khảng khái:
-Always.
Trước thế quân Mông bức bách, ông đưa hai vua Trần ngầm đi chiếc thuyền nhỏ đến Quảng Ninh. Lúc ấy nhà vua đang phiêu dạt, lại còn mối thù cũ của Trần Liễu nên có nhiều người nghi ngại Quốc Tuấn nhân cơ hội này sẽ làm phản. Trần Quốc Tuấn đi theo vua, tay cầm chiếc gậy có bịt sắt nhọn. Mọi người đều gườm mắt nhìn. Trần Quốc Tuấn cũng trừng mắt lại “nhìn cái nồi chứ nhìn”. Ông liền rút đầu sắt nhọn vứt bỏ, chỉ chống gậy không mà đi, bởi vậy hai vua Trần và mọi người thở phào nhẹ nhõm. Lời cha trăn trối lúc lâm chung, ông để trôi theo dòng nước.
Đây thật sự là một thời khắc khó khăn của Quốc Tuấn vì hàng loạt tôn thất nhà Trần không chịu nổi nhiệt đã ra đầu hàng Mông Cổ. Nhưng Quốc Tuấn là người như thế nào mà anh muốn bắt nạt là bắt nạt? Ông có bản lĩnh phi thường, soái ca trong tất cả soái ca, và ông đã có kế phá địch trong tay. Thực sự kế này vận hành trơn tru như một cỗ máy được lập trình hoàn hảo. Team Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật phối hợp ăn ý, đã có một pha lật kèo ngoạn mục. Đánh cho Thoát Hoan phải chui vào ống đồng mà chạy về nước.
Lần thứ ba Mông Cổ xâm lược thì ông có kinh nghiệm rồi nên chỉ phán “Úi giời đơn giản, ez”, “Năm nay đánh giặc nhàn”. Kỳ này không chơi vườn không nhà trống nữa, nhàm rồi! Rồi Quốc Tuấn cho quân đi đốt lương thực địch. Trên chiến trường thì lính là xe, mà lương là xăng. Hết xăng thì xe khỏi chạy, đơn giản vậy thôi. Đến khi giặc đói quá chịu không nổi phải rút thì ông phản công. Một trận địa cọc dày đặc được setup ở sông Bạch Đằng. Trận thủy chiến huyền thoại của Ngô Quyền ngày xưa lại được tái hiện một lần nữa.
Giờ G đã đến, thuyền Mông Cổ bị thuyền nhà Trần dụ vào tử địa. Bãi cọc nhô lên sắc nhọn, kết hợp với thuyền Mông Đồng tạo thành con đê dài chặn lại. Tướng Ô Mã Nhi kinh hoàng không hiểu chuyện gì đang xảy ra thì đã bị bắt. Tuy nhà Trần nói là thả hắn về nước nhưng rất căm thù chuyện Ô Mã Nhi phá hoại lăng tẩm tổ tiên mình, nên đã ngầm cho người đục thuyền và hắn chết đuối.
Chiến thắng lần thứ ba trước đội quân hùng mạnh này đã chấm dứt vĩnh viễn giấc mộng xâm lăng Đại Việt của họ và đưa tên tuổi cậu bé Tuấn si tình ngày nào lên hàng vĩ nhân của thế giới. Mông Cổ gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi thẳng tên. Ông là một thiên tài quân sự lỗi lạc của dân tộc mà phải đến 500 năm sau mới có vua Quang Trung sánh ngang. Nhân dân kính ngưỡng gọi ông là “Đức Thánh Trần”. Trần Quốc Tuấn đã có những năm tháng cuối đời sống an nhàn tại Kiếp Bạc, Hải Dương. Ông mất 12 năm sau chiến thắng Bạch Đằng.
Bài: Trần Vĩnh Lộc
Ta có thể thấy đời cha Trần Quốc Tuấn là ông Trần Liễu quá đen, đen như đêm 30 mà còn cúp điện. Đã bị em trai cướp vợ rồi lại bị chú vu cho tội phản nghịch. Trần Liễu ức chế lắm nhưng bất lực, quyết hy sinh đời bố, củng cố đời con. Ông tìm khắp thiên hạ xem có thầy nào giỏi thì về dạy kèm, dạy thêm, dạy phụ đạo cho Quốc Tuấn, chỉ với một mục đích mà ông trăn trối:
-Bố tốn bao nhiêu tiền mời gia sư đào tạo mày. Sau này mày mà không làm hoàng đế thì bố hiện hồn về bóp cổ nghe con.
Đùa thôi, nguyên văn như sau:
-Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được.
Trần Quốc Tuấn mặt mũi nam tính khôi ngô, lại thông minh sáng dạ nên những gì được dạy cậu tiếp thu rất nhanh, trở thành học sinh xuất sắc giỏi cả văn lẫn võ. Sinh ra ở Thăng Long nên có thể gọi là trai Hà Nội. Duy chỉ có một khuyết điểm là si tình. Cậu chết mê chết mệt công chúa Thiên Thành, nhưng mà người ta sắp lên xe hoa rồi. Tuấn thở dài:
Nếu biết rằng em sắp lấy chồng
Anh về sẽ luyện lại võ công
Tập cho thành thạo liên hoàn cước
Ðể đá chồng em đêm động phòng.
Không biết mưu đồ này có thực hiện được không chứ chuyện nửa đêm Tuấn trèo tường vào chỗ công chúa là có thật. Mà hiện tại công chúa đang ở nhà bố chồng, mai là đám hỏi rồi. Mẹ nuôi của Tuấn biết chuyện liền ôm đầu gào lên:
-Giời ơi là giời, Tuấn nhi ơi là Tuấn nhi, vợ người ta mà con. Người ta bắt được là đánh chết!
Bà cũng đến bó tay với cha con nhà này, sống hết mình vì tình dễ sợ. Ông cha thì dẫn quân đánh thành Thăng Long để đòi lại vợ, ông con thì nửa đêm vượt rào đi thăm người yêu. Con dại cái mang, bà chạy ù vào cung điện kêu cứu vua. Trần Cảnh nghe tin liền cho quân đến tìm thằng cháu trẻ trâu thì quả nhiên cu Quốc Tuấn mê gái ở đó thật...
Sáng hôm sau mẹ nuôi Quốc Tuấn đem 10 mâm vàng đến xin vua cho con mình lấy vợ. Trần Cảnh hết cách đành phải đồng ý. Ông thanh toán tiền bạc, bồi thường chi phí hôn lễ cho chú rể hụt kia. Thế là Tuấn được lấy người trong mộng.
Thanh niên Trần Quốc Tuấn tuy trong tình trường rất manh động, nhưng trong công việc thì vô cùng nghiêm túc. Gia đình nhà ông với gia đình nhà vua vốn không ưa nhau từ vụ cha ông bị vua cướp vợ. Ông không hề ưa hoàng tử Trần Quang Khải - Địa vị cao quý, gia thế hoàng tộc Kenny Sang, tiền xài không hết, con vua mà lại. Bất hòa cá nhân giữa hai người trở thành một hiểm họa sâu sắc. Nhận ra điều này, Trần Quốc Tuấn chủ động tìm cách giải hòa. Ông rủ Trần Quang Khải đi thuyền chơi cả ngày mới về. Quang Khải vốn sợ tắm gội, Quốc Tuấn thì thích tắm thơm, từng đùa bảo Quang Khải:
-Mình mẩy cáu bẩn, xin tắm giùm.
Rồi cởi áo Quang Khải ra, nhoẻn cười:
-Hôm nay được tắm cho thượng tướng.
Quang Khải cũng cười trìu mến:
-Hôm nay được quốc công tắm rửa cho. Ahihi.
Từ đó tình nghĩa qua lại giữa hai người càng thêm mặn nồng. Điều này giúp ích rất nhiều trong công cuộc đánh Mông Cổ, nhất là khi hai ta về một nhà. Cá nhân tôi thì vẫn thấy có gì đó sai sai ở đây =)).
Lại nói, trước thời đại của súng đạn, Mông Cổ chắc chắn là đội quân hùng mạnh nhất mà thế giới từng chứng kiến. Vó ngựa Mông Cổ đã tung hoành khắp lục địa Á Âu bao la rộng lớn, giẫm nát không biết bao nhiêu thành trì được coi là "bất khả xâm phạm" của các cường quốc lúc bấy giờ. Kỷ luật quân đội là điều tạo nên sự khác biệt giữa quân Mông Cổ và các đội quân khác. Tất cả nam giới tuổi từ 15 đến 60 và có khả năng tham gia huấn luyện khắc nghiệt đều thuộc diện cưỡng bức vào quân đội, một vinh dự trong truyền thống chiến binh bộ lạc.
Chính vì điều này mà đế quốc Mông Cổ là đế quốc to lớn nhất lịch sử, to gấp đôi nước Nga ngày nay (về tổng diện tích thì thua Anh quốc). Họ sẵn sàng đánh chiếm hầu như tất cả các quốc gia mà họ gặp. Từ Iran tới Cô dâu 8 tuổi, từ Oppa Kpop đến Doraemon...
Mông Cổ có cái trò này. Trước khi đánh thành họ sẽ gửi tối hậu thư. Nếu đầu hàng thì không sao, còn nếu chống lệnh thì để họ vào được thành họ giết sạch sẽ không còn chó mèo chuột người gì hết. Cứ là động vật thì giết.
Bi kịch này xảy ra khi nước Khwarezm chơi ngu chém sứ giả của Mông Cổ. Thành Cát Tư Hãn điên máu, lập tức dồn hết sức mạnh trừng phạt. Sau khi hạ thành thì bắt hơn 1 triệu người ra chém đầu trong vỏn vẹn 1 ngày, chắc đây là vụ thảm sát dã man nhất lịch sử rồi. Sau đó ông ta cho san bằng thành quách nhà cửa. Thậm chí còn cho quân bẻ lại các dòng sông để thay đổi địa lý. Quyết tâm xóa sổ Khwarezm ra khỏi trái đất.
Nền văn minh rực rỡ Ba Tư cũng tiêu tùng theo cách tương tự, thành Bát Đa sụp đổ chóng vánh, chấm dứt thời kỳ hoàng kim của Hồi giáo. Rồi Mông Cổ lần lượt cày hết Trung Quốc, Áo, Ba Lan, Rumani, Hungary, Croatia, Byzantium, Ấn Độ, Triều Tiên... Quân Thập tự của Thiên chúa giáo, quân Thánh chiến của Hồi giáo đều quỳ rạp trước kỵ binh Mông Cổ. Vó ngựa của họ đã nghiền nát thành Krakow vĩ đại, thành Kiev phồn thịnh, làm những sa hoàng nước Nga (vốn tự coi mình là vua của các vị vua) phải khiếp đảm. Nên nhớ cả Napoleon và Hitler đều không hạ nổi Nga, mà Thành Cát Tư Hãn làm được đấy.
Mông Cổ gieo rắc nỗi kinh hoàng trên khắp Châu Âu, khiến cho những kẻ vốn tự coi mình là cái nôi của nền văn minh nhân loại, là "chủng tộc thượng đẳng" có quyền thống trị thế giới bị tổn thương nghiêm trọng. Chưa bao giờ cả Âu và Á gặp một hiểm họa kinh khủng đến nhường này, họ là sức mạnh hủy diệt không thể cản phá, là ngày tận thế của các nền văn minh. Thậm chí đến đức Giáo Hoàng ở Vatican cũng phải viết thư năn nỉ Mông Cổ đừng đánh tới đây. Nhưng khi đến Việt Nam thì:
-Thưa các bô lão, chúng ta nên hòa hay nên đánh?
Mọi người đồng thanh:
-Tất nhiên là ĐÁNH!
Vua Trần Thánh Tông mỉm cười:
-Chính hợp ý trẫm.
Lần thứ nhất đánh Mông Cổ thực sự là thử thách lớn với vương triều non trẻ. Vua tôi nhà Trần khi đó ảo tưởng sức mạnh, ỷ có voi lớn nên quyết định chơi tay bo với Mông Cổ luôn. Kết quả là bị đội kỵ binh hùng bá thế giới đập cho te tua ở Bình Lệ Nguyên, phải bỏ cả Thăng Long mà chạy. Về sau thì phe ta dùng kế vườn không nhà trống hại não quá, Mông Cổ nó chịu vì chưa gặp kiểu đánh lộn như này bao giờ. Thế là mình ăn trận đầu. Sau chiến thắng này Trần triều mở các trường dạy võ toàn quốc để đào tạo ra một dân tộc chiến binh, cả nước đều là những người lính, sẵn sàng bảo vệ tổ quốc khi có biến.
Quả nhiên 27 năm sau Mông Cổ phục thù, kỳ này còn mạnh hơn xưa rất nhiều. Nó không đánh từ phía bắc xuống nữa, mà đi thuyền vượt biển đông rồi... đánh từ phía nam lên. Nói chung xâm lược cũng rất có tâm, vô cùng chịu khó ). Trần Quốc Tuấn đọc Hịch tướng sĩ để bơm tinh thần cho anh em. Đại khái là mấy ông ạ, mấy ông đang sống trong cảnh sung sướng thì ráng mà đánh giặc, để mất nước là toi hết. Rồi ông cho quân đi giữ các nơi hiểm yếu. Mọi người nghe Hịch tướng sĩ xong máu dồn lên não, xăm hai chữ Sát Thát lên tay, thề chơi khô máu với quân giặc. Nhưng lần này Mông Cổ quá bá, sức mạnh hủy diệt như sóng thần. Quân Trần vỡ vụn trước sức càn quét dữ dội của địch.
Trần Quốc Tuấn lên ngựa chạy, giặc phía sau đuổi gấp. Khi gần tuyệt vọng thì ông thấy Yết Kiêu vẫn còn kiên nhẫn đứng trên biển đợi mình. Ông kêu to:
-Yết Kiêu, cứu ta!
-Chúa công mau lên thuyền!
Trần Quốc Tuấn tung mình khỏi lưng ngựa, Yết Kiêu vươn tay ra cầm chặt lấy tay ông kéo lên. Quân Mông Cổ tức tối bắn tên nhưng hai người đã đi xa rồi.
Về sau là những màn rượt đuổi gay cấn giữa Mông Cổ và hoàng tộc nhà Trần. Vua tôi dắt nhau đi phượt gần như hết cả miền bắc. Mấy lần suýt bị tóm nhưng lại may mắn chạy thoát đầy hú vía. Nhìn lại thì tổ quốc mỗi ngày lại mất thêm một đống đất. Thăng Long cũng mất luôn. Để thử lòng, vua giả vờ hỏi Trần Quốc Tuấn có nên đầu hàng không, nó kinh thế đánh sao lại mà đánh. Quốc Tuấn chỉ nói vỏn vẹn một câu:
-Bệ hạ chém đầu tôi rồi hãy hàng.
Vua Trần thảng thốt:
-Cái gì vậy ông Tuấn? Ông vẫn còn muốn chiến hả? After all this time?
Trần Quốc Tuấn khảng khái:
-Always.
Trước thế quân Mông bức bách, ông đưa hai vua Trần ngầm đi chiếc thuyền nhỏ đến Quảng Ninh. Lúc ấy nhà vua đang phiêu dạt, lại còn mối thù cũ của Trần Liễu nên có nhiều người nghi ngại Quốc Tuấn nhân cơ hội này sẽ làm phản. Trần Quốc Tuấn đi theo vua, tay cầm chiếc gậy có bịt sắt nhọn. Mọi người đều gườm mắt nhìn. Trần Quốc Tuấn cũng trừng mắt lại “nhìn cái nồi chứ nhìn”. Ông liền rút đầu sắt nhọn vứt bỏ, chỉ chống gậy không mà đi, bởi vậy hai vua Trần và mọi người thở phào nhẹ nhõm. Lời cha trăn trối lúc lâm chung, ông để trôi theo dòng nước.
Đây thật sự là một thời khắc khó khăn của Quốc Tuấn vì hàng loạt tôn thất nhà Trần không chịu nổi nhiệt đã ra đầu hàng Mông Cổ. Nhưng Quốc Tuấn là người như thế nào mà anh muốn bắt nạt là bắt nạt? Ông có bản lĩnh phi thường, soái ca trong tất cả soái ca, và ông đã có kế phá địch trong tay. Thực sự kế này vận hành trơn tru như một cỗ máy được lập trình hoàn hảo. Team Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật phối hợp ăn ý, đã có một pha lật kèo ngoạn mục. Đánh cho Thoát Hoan phải chui vào ống đồng mà chạy về nước.
Lần thứ ba Mông Cổ xâm lược thì ông có kinh nghiệm rồi nên chỉ phán “Úi giời đơn giản, ez”, “Năm nay đánh giặc nhàn”. Kỳ này không chơi vườn không nhà trống nữa, nhàm rồi! Rồi Quốc Tuấn cho quân đi đốt lương thực địch. Trên chiến trường thì lính là xe, mà lương là xăng. Hết xăng thì xe khỏi chạy, đơn giản vậy thôi. Đến khi giặc đói quá chịu không nổi phải rút thì ông phản công. Một trận địa cọc dày đặc được setup ở sông Bạch Đằng. Trận thủy chiến huyền thoại của Ngô Quyền ngày xưa lại được tái hiện một lần nữa.
Giờ G đã đến, thuyền Mông Cổ bị thuyền nhà Trần dụ vào tử địa. Bãi cọc nhô lên sắc nhọn, kết hợp với thuyền Mông Đồng tạo thành con đê dài chặn lại. Tướng Ô Mã Nhi kinh hoàng không hiểu chuyện gì đang xảy ra thì đã bị bắt. Tuy nhà Trần nói là thả hắn về nước nhưng rất căm thù chuyện Ô Mã Nhi phá hoại lăng tẩm tổ tiên mình, nên đã ngầm cho người đục thuyền và hắn chết đuối.
Chiến thắng lần thứ ba trước đội quân hùng mạnh này đã chấm dứt vĩnh viễn giấc mộng xâm lăng Đại Việt của họ và đưa tên tuổi cậu bé Tuấn si tình ngày nào lên hàng vĩ nhân của thế giới. Mông Cổ gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi thẳng tên. Ông là một thiên tài quân sự lỗi lạc của dân tộc mà phải đến 500 năm sau mới có vua Quang Trung sánh ngang. Nhân dân kính ngưỡng gọi ông là “Đức Thánh Trần”. Trần Quốc Tuấn đã có những năm tháng cuối đời sống an nhàn tại Kiếp Bạc, Hải Dương. Ông mất 12 năm sau chiến thắng Bạch Đằng.
Bài: Trần Vĩnh Lộc
Thanked by 6 Members:
|
|
#21
Gửi vào 24/05/2019 - 21:24
@ Trò chuyện với sinh viên
- Học sử để nâng cao lòng tự hào dân tộc…
- Không, theo cô học sử là để tự vấn. Biết tự vấn sẽ không tự ti và tự tôn quá đáng. Chúng ta đã tự hào quá nhiều rồi.
Hậu Kc Nguyễn
24/5/2019
- Học sử để nâng cao lòng tự hào dân tộc…
- Không, theo cô học sử là để tự vấn. Biết tự vấn sẽ không tự ti và tự tôn quá đáng. Chúng ta đã tự hào quá nhiều rồi.
Hậu Kc Nguyễn
24/5/2019
Thanked by 2 Members:
|
|
#22
Gửi vào 02/06/2019 - 21:01
@ Qua phà
Anh nọ đi làm phải qua sông, thường bị lỡ phà.
Một hôm vừa đến thấy phà còn cách bờ khoảng một mét. Quyết không để lỡ, anh lấy đà nhảy được lên phà. Vẻ hãnh diện anh nói với người bên cạnh:
- Thấy tôi giỏi không?
Anh kia đáp:
- Giỏi! Nhưng sao anh vội thế, chờ một tí thì phà cũng đến bờ mà.
Nhiều người cũng giống như anh chàng nọ, thỉnh thoảng làm được một việc thì việc ấy lại vô ích.
@ Chó chạy trên sa mạc
Trên sa mạc một con chó chạy mãi chạy mãi, thỉnh thỏang dừng lại ngó nghiêng rồi lại cắm đầu cắm cổ chạy tiếp. Một lúc sau, vừa chạy vừa nhìn xung quanh nó lẩm bẩm: Tí nữa không có cái cây nào cũng phải dừng lại đi tè, chịu hết nổi rồi.
Ngẫm, con người nhiều khi cũng vậy. Cứ trì hoãn việc cần làm vì những lý do không đâu.
Hậu kc Nguyễn
Anh nọ đi làm phải qua sông, thường bị lỡ phà.
Một hôm vừa đến thấy phà còn cách bờ khoảng một mét. Quyết không để lỡ, anh lấy đà nhảy được lên phà. Vẻ hãnh diện anh nói với người bên cạnh:
- Thấy tôi giỏi không?
Anh kia đáp:
- Giỏi! Nhưng sao anh vội thế, chờ một tí thì phà cũng đến bờ mà.
Nhiều người cũng giống như anh chàng nọ, thỉnh thoảng làm được một việc thì việc ấy lại vô ích.
@ Chó chạy trên sa mạc
Trên sa mạc một con chó chạy mãi chạy mãi, thỉnh thỏang dừng lại ngó nghiêng rồi lại cắm đầu cắm cổ chạy tiếp. Một lúc sau, vừa chạy vừa nhìn xung quanh nó lẩm bẩm: Tí nữa không có cái cây nào cũng phải dừng lại đi tè, chịu hết nổi rồi.
Ngẫm, con người nhiều khi cũng vậy. Cứ trì hoãn việc cần làm vì những lý do không đâu.
Hậu kc Nguyễn
Thanked by 2 Members:
|
|
#23
Gửi vào 13/06/2019 - 19:36
Nhân đang nói về nhà Trần, kể chút về Huyền Trân công chúa vậy =)).
Số là dưới thời Trần Nhân Tông thì quan hệ giữa Việt và Chăm khá là tốt. Nhân Tông có được Chế Mân mời qua Chăm chơi một tour. Vua mình qua đó được thết đãi 5 sao, tắm biển Nha Trang, Đà Nẵng các kiểu nên thích lắm. Thành thử khi chia tay đoàn lữ hành Chamtravel, vua có hứa sẽ gả con gái cho.
Quả thật Huyền Trân rất rất kiều diễm, xứng đáng hotgirl Hà Nội, giai nhân Việt Nam. Chính vì thế Chế Mân sẵn sàng đổi luôn một đống đất gồm cả Quảng Trị, Huế, đèo Hải Vân (gọi là châu Ô và Lý) để rước người đẹp về dinh. Hành động dại gái này của Chế Mân bị dân chúng chửi bới dữ dội. Triều đình Chăm tức hộc máu, còn dân vùng đó quyết không theo Đại Việt. Nước mình để vỗ về phải khuyến mãi rất nhiều thứ cho dân Chăm như phong quan tước, cho ruộng đất, miễn thuế 3 năm.
Dù bị phản đối như vậy nhưng cuộc hôn phối cũng suôn sẻ. Công chúa nhỏ mới hơn 14 tuổi phải rời xa quê hương đi vào Ô Châu ác địa làm vợ lẽ của quốc vương Chăm Pa. Tuy nhiên 11 tháng sau biến cố đã xảy ra, Chế Mân chết. Tại sao anh ta chết vẫn còn là một bí ẩn. Bị hoàng gia ám sát, hay ăn phải cá nhiễm kim loại nặng từ nhà máy thép gần đó? Tất cả đều chìm trong màn sương mờ mịt. Nhưng sự thật là Chế Mân đã đứt bóng và công chúa Huyền Trân theo tục Chăm Pa phải bị hỏa thiêu để theo chồng.
Vua Anh Tông biết tin, vội vàng sai Trần Khắc Chung bay sang nước bạn giải cứu người đẹp. Khắc Chung vào gặp hoàng tộc Chăm Pa có khuyên giải:
-Nếu công chúa bị hỏa táng thì việc làm chay không có người chủ trương, chi bằng ra bờ biển chiêu hồn ở ven trời, đón linh hồn cùng về rồi sẽ vào giàn thiêu.
Sau đó lật kèo lấy thuyền cướp công chúa về luôn. Trên hành trình chỉ có Khắc Chung và Huyền Trân xinh đẹp.
“Bố em hút rất nhiều thuốc
Mẹ em khóc mắt lệ nhoà
Bố anh thì đi lại còn mẹ anh gọi khiếu nại đến từng nhà
Nhiều ngày rồi mình không về, không liên lạc được gì cả
Chỉ vỏn vẹn mảnh giấy "đừng lo, đêm nay con đi chơi xa”
Biển cả mênh mông bao la, núi non sừng sững bên bờ. Trai đơn gái chiếc lênh đênh, khung cảnh lãng mạn, tức cảnh sinh tình. Thế nên Chung cũng tranh thủ Minh Béo công chúa nhỏ một chút.
“Em ơi đi trốn với anh
Mình đi đến nơi có biển bạc núi xanh
Chạy con thuyền anh chở em tròng trành
Mình phóng tầm mắt ngắm chân trời mới toanh
Mình ngủ một giấc mà không cần báo thức
Giờ này mọi khi anh đang trong ca trực
Em thì đang lo ngày mai cung điện
Ôi những thứ chán chường không tẹo nào háo hức
Mình rời Thăng Long chật chội náo nức
Nơi mà cả việc thở cũng làm ta lao lực
Mơ những con đường xa làm anh thấy rạo rực
Muốn đưa em đi trốn đến tận cùng trái đất
Anh chẳng cần biết là ngày nắng đẹp rạng ngời
Hay gió về, hay bão táp mưa rơi
Ngày mình đi với nhau ấy là ngày đẹp trời
Thì theo anh đi trốn em ơi.”
Đường về chẳng xa mấy, cỡ từ Đà Nẵng đến Hà Nội thôi mà họ đi mất hơn 1 năm trời, rất là mờ ám. Cả triều đình nhà Trần sốt ruột muốn điên luôn. Trần Quốc Tảng ghét lắm, nên mỗi khi thấy Khắc Chung thì chửi thẳng:
-Thằng này là điềm chẳng lành đối với nhà nước. Họ tên nó là Trần Khắc Chung thì nhà Trần mất về nó chăng?
Khắc Chung thường sợ hãi né tránh. Nói về việc Trần Khắc Chung dùng mưu đưa Huyền Trân, ta cũng đều thừa phải nhận là một việc cực kỳ mất uy tín đối với Chăm. Chăm coi đây là quốc nhục và là lý do chính đáng để họ đòi lại cho bằng được hai châu Ô Lý. Ác chiến giữa hai kỳ phùng địch thủ không ngừng diễn ra sau đó, thậm chí vua Chế Bồng Nga đã từng đem quân đánh sâu vào Đại Việt đến 12 lần, đe dọa Thăng Long khiến nhà Trần phải kinh hoàng. Nếu không có Ba Lậu Kê phản bội chỉ điểm để Trần Khát Chân bắn trúng thuyền vua giết chết Chế Bồng Nga thì có lẽ kinh đô Thăng Long đã bị anh hùng dân tộc Chăm làm gỏi 100%.
Thật ra đây có thể là âm mưu của người Chăm, họ muốn tạo ra một lý do đánh Đại Việt để đòi lại châu Ô Lý. Đầu tiên là giết Chế Mân, sau đó loan tin đến cho nước ta (báo trễ cực kỳ, gần 4 tháng). Rồi khi Trần Khắc Chung đưa công chúa lên thuyền thì cũng làm ngơ cho đi, không đuổi theo, cũng chẳng có cửa ải phòng thủ nào. Nếu Chăm đã muốn bắt, thì với đội thuyền hùng hậu của mình, chắc chắn Trần Khắc Chung cũng thành 1 xiên BBQ nóng giòn mà thôi. Dù sao đây cũng là suy đoán, chuyện qua đã lâu rồi, chẳng cách nào kiểm chứng lại. Đọc cho vui là chính.
Blog: Phạm Vĩnh Lộc
Số là dưới thời Trần Nhân Tông thì quan hệ giữa Việt và Chăm khá là tốt. Nhân Tông có được Chế Mân mời qua Chăm chơi một tour. Vua mình qua đó được thết đãi 5 sao, tắm biển Nha Trang, Đà Nẵng các kiểu nên thích lắm. Thành thử khi chia tay đoàn lữ hành Chamtravel, vua có hứa sẽ gả con gái cho.
Quả thật Huyền Trân rất rất kiều diễm, xứng đáng hotgirl Hà Nội, giai nhân Việt Nam. Chính vì thế Chế Mân sẵn sàng đổi luôn một đống đất gồm cả Quảng Trị, Huế, đèo Hải Vân (gọi là châu Ô và Lý) để rước người đẹp về dinh. Hành động dại gái này của Chế Mân bị dân chúng chửi bới dữ dội. Triều đình Chăm tức hộc máu, còn dân vùng đó quyết không theo Đại Việt. Nước mình để vỗ về phải khuyến mãi rất nhiều thứ cho dân Chăm như phong quan tước, cho ruộng đất, miễn thuế 3 năm.
Dù bị phản đối như vậy nhưng cuộc hôn phối cũng suôn sẻ. Công chúa nhỏ mới hơn 14 tuổi phải rời xa quê hương đi vào Ô Châu ác địa làm vợ lẽ của quốc vương Chăm Pa. Tuy nhiên 11 tháng sau biến cố đã xảy ra, Chế Mân chết. Tại sao anh ta chết vẫn còn là một bí ẩn. Bị hoàng gia ám sát, hay ăn phải cá nhiễm kim loại nặng từ nhà máy thép gần đó? Tất cả đều chìm trong màn sương mờ mịt. Nhưng sự thật là Chế Mân đã đứt bóng và công chúa Huyền Trân theo tục Chăm Pa phải bị hỏa thiêu để theo chồng.
Vua Anh Tông biết tin, vội vàng sai Trần Khắc Chung bay sang nước bạn giải cứu người đẹp. Khắc Chung vào gặp hoàng tộc Chăm Pa có khuyên giải:
-Nếu công chúa bị hỏa táng thì việc làm chay không có người chủ trương, chi bằng ra bờ biển chiêu hồn ở ven trời, đón linh hồn cùng về rồi sẽ vào giàn thiêu.
Sau đó lật kèo lấy thuyền cướp công chúa về luôn. Trên hành trình chỉ có Khắc Chung và Huyền Trân xinh đẹp.
“Bố em hút rất nhiều thuốc
Mẹ em khóc mắt lệ nhoà
Bố anh thì đi lại còn mẹ anh gọi khiếu nại đến từng nhà
Nhiều ngày rồi mình không về, không liên lạc được gì cả
Chỉ vỏn vẹn mảnh giấy "đừng lo, đêm nay con đi chơi xa”
Biển cả mênh mông bao la, núi non sừng sững bên bờ. Trai đơn gái chiếc lênh đênh, khung cảnh lãng mạn, tức cảnh sinh tình. Thế nên Chung cũng tranh thủ Minh Béo công chúa nhỏ một chút.
“Em ơi đi trốn với anh
Mình đi đến nơi có biển bạc núi xanh
Chạy con thuyền anh chở em tròng trành
Mình phóng tầm mắt ngắm chân trời mới toanh
Mình ngủ một giấc mà không cần báo thức
Giờ này mọi khi anh đang trong ca trực
Em thì đang lo ngày mai cung điện
Ôi những thứ chán chường không tẹo nào háo hức
Mình rời Thăng Long chật chội náo nức
Nơi mà cả việc thở cũng làm ta lao lực
Mơ những con đường xa làm anh thấy rạo rực
Muốn đưa em đi trốn đến tận cùng trái đất
Anh chẳng cần biết là ngày nắng đẹp rạng ngời
Hay gió về, hay bão táp mưa rơi
Ngày mình đi với nhau ấy là ngày đẹp trời
Thì theo anh đi trốn em ơi.”
Đường về chẳng xa mấy, cỡ từ Đà Nẵng đến Hà Nội thôi mà họ đi mất hơn 1 năm trời, rất là mờ ám. Cả triều đình nhà Trần sốt ruột muốn điên luôn. Trần Quốc Tảng ghét lắm, nên mỗi khi thấy Khắc Chung thì chửi thẳng:
-Thằng này là điềm chẳng lành đối với nhà nước. Họ tên nó là Trần Khắc Chung thì nhà Trần mất về nó chăng?
Khắc Chung thường sợ hãi né tránh. Nói về việc Trần Khắc Chung dùng mưu đưa Huyền Trân, ta cũng đều thừa phải nhận là một việc cực kỳ mất uy tín đối với Chăm. Chăm coi đây là quốc nhục và là lý do chính đáng để họ đòi lại cho bằng được hai châu Ô Lý. Ác chiến giữa hai kỳ phùng địch thủ không ngừng diễn ra sau đó, thậm chí vua Chế Bồng Nga đã từng đem quân đánh sâu vào Đại Việt đến 12 lần, đe dọa Thăng Long khiến nhà Trần phải kinh hoàng. Nếu không có Ba Lậu Kê phản bội chỉ điểm để Trần Khát Chân bắn trúng thuyền vua giết chết Chế Bồng Nga thì có lẽ kinh đô Thăng Long đã bị anh hùng dân tộc Chăm làm gỏi 100%.
Thật ra đây có thể là âm mưu của người Chăm, họ muốn tạo ra một lý do đánh Đại Việt để đòi lại châu Ô Lý. Đầu tiên là giết Chế Mân, sau đó loan tin đến cho nước ta (báo trễ cực kỳ, gần 4 tháng). Rồi khi Trần Khắc Chung đưa công chúa lên thuyền thì cũng làm ngơ cho đi, không đuổi theo, cũng chẳng có cửa ải phòng thủ nào. Nếu Chăm đã muốn bắt, thì với đội thuyền hùng hậu của mình, chắc chắn Trần Khắc Chung cũng thành 1 xiên BBQ nóng giòn mà thôi. Dù sao đây cũng là suy đoán, chuyện qua đã lâu rồi, chẳng cách nào kiểm chứng lại. Đọc cho vui là chính.
Blog: Phạm Vĩnh Lộc
Thanked by 2 Members:
|
|
#24
Gửi vào 14/06/2019 - 19:00
NỤ CƯỜI LIÊN XÔ
.
Bí thư tỉnh về quê thăm mẹ. Họ hàng họp mặt đông đủ, tiệc tùng vui vẻ, bà mẹ nói với mọi người:
- Đúng là một người làm quan cả họ được nhờ, thằng con trai tôi thông minh thật, vừa có quyền, vừa giàu có. Tôi mà biết nó thông minh như thế thì hồi đó cũng cố gắng thêm để cho nó theo hết tiểu học.
[Sưu Tầm]
.
Bí thư tỉnh về quê thăm mẹ. Họ hàng họp mặt đông đủ, tiệc tùng vui vẻ, bà mẹ nói với mọi người:
- Đúng là một người làm quan cả họ được nhờ, thằng con trai tôi thông minh thật, vừa có quyền, vừa giàu có. Tôi mà biết nó thông minh như thế thì hồi đó cũng cố gắng thêm để cho nó theo hết tiểu học.
[Sưu Tầm]
Thanked by 3 Members:
|
|
#25
Gửi vào 07/07/2019 - 20:12
Đi Bình Định thăm idol Võ Tánh
·
bên bờ biển, một anh kể, dân Nam Bộ phò chúa Nguyễn, hồi anh vào đó chơi, biết anh dân Tây Sơn, mọi người ghét lắm.
Mình an ủi anh, xứ em nè, không phải chỉ vào mỗi miền Nam mà đi đâu người ta cũng ghét, mà em có sao đâu
Đùa thôi, về nhà Nguyễn, xưa đọc sách sử non-sgk, mình rất ấn tượng và cảm phục về một ông Nam Bộ tên là Võ Tánh.
Là giang hồ Biên Hòa, được Nguyễn Ánh - hồi còn lang thang bôn tẩu Nam bộ Thổ chu Xiêm la - lấy lòng, gả em gái Ngọc Du cho, Tánh kéo quân về dưới trướng Nguyễn Ánh. Ông từ Nam ra đánh rồi giữ thành Quy Nhơn từ tay đô đốc Chất của Nguyễn Huệ, sau đó bị quân Tây Sơn do Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng bao vây giam hãm liểng xiểng.
Nguyễn Ánh lại từ Nam ra định giải vây cho em rể, đánh trận thủy chiến Thị Nại huy hoàng nhưng không cứu được trên bộ, anh Tánh và anh phó là Ngô Tùng Châu (Ngô Tòng Chu) viết thư cho anh Ánh, Chúa Thượng cứ tấn công Phú Xuân đi, ở đây tụi em cầm chân tướng giỏi cho. Ánh lấy được Phú Xuân, Trần Quang Diệu cú quá, giam thành Quy Nhơn, binh sĩ chết đói. Nguyễn Ánh nhắn Tánh và Chu thôi trốn đi, Tánh trả lời no no, ta được mi giao giữ thành thì sẽ sống chết cùng thành.
Tánh gửi cho Trần Quang Diệu một bức thư, "phận sự làm chủ tướng đành chịu chết dưới cờ không quản ngại, chỉ xin tha chết cho binh sï và những kẻ vô tội trong thành". Rồi sai thuộc hạ lấy rơm củi chất dưới lầu Bát Giác, đổ thuốc súng vào, tự tay phóng hỏa, lên lầu, cháy đùng đùng như Lê Văn Tám. Anh Ngô Tùng Châu cũng uống thuốc độc tự tận. Lửa cháy đến trọn ngày mới tàn, anh Diệu vào thành, đứng trước đống tro còn ngún khói mà chảy nước mắt.
(Hồi mình nhớ đọc Lê quý dật sử, đến đoạn này mình cũng chảy nước mắt luôn).
Anh Diệu sai người chôn xác anh Châu và đống tro anh Tánh tử tế, rồi y theo lời yêu cầu của anh Tánh, không làm tội hay giết hại một người lính nào.
Thế mới là đờn ông nước Nam!
Hồi đó mình đã nghĩ phải thăm anh Diệu anh Tánh theo một cách nào đó. Nhưng Anh Diệu thì sau bị Ánh giết rồi làm gì còn mộ (nghe Tạ Chí Đại Trường nói anh Diệu chỉ bị uống thuốc độc vì Ánh thương Tánh, còn chị Xuân và con gái thì không được ưu tiên, bị voi giày).
Thế là lần đi Quy nhơn này mình để nửa ngày đi thăm anh Tánh, thay vì đi Kỳ Co chụp hình sống ảo. (thăm Tây Sơn thì mình không ham hehe).
Mộ anh Tánh tất nhiên vẫn ở thành Quy nhơn cũ – thuộc đất Thị xã An nhơn bây giờ, chính nơi anh làm babercue. Nó nằm trên đất của thành Vijaya (thành Đồ Bàn) cũ của vua Chàm, sau khi anh Lê Tư Thành Nam tiến giết vua Chàm thì Đồ Bàn bỏ hoang, hận Đồ Bàn mà. Anh Nguyễn Nhạc sau xây lại thành ở đó nên lại gọi là Thành Hoàng Đế, anh Tánh lấy được thì gọi là thành Bình Định, sau đó anh Ánh dời thành Bình Định ra chỗ gần đấy, khu này bỏ hoang từ bấy đến giờ. Lịch sử chồng lên lịch sử, tóm lại ở đây có layer anh Trà Toàn vua Chàm, layer anh Hoàng đế Tây Sơn Thái Đức Nguyễn Nhạc, layer anh Võ Tánh đệ Nguyễn Gia Long.
Nhưng mà hỏi thành Đồ Bàn hay thành Hoàng Đế dân tình hổng ai biết hết, hỏi thành Bình Định thì mọi người chỉ ra thành Bình Định mà Nguyễn Ánh đã dời ra ở trung tâm Thị xã An Nhơn. Hỏi sang lăng Võ Tánh thì ai cũng biết, dân tình vẫn nhớ nhung cảm phục anh nhiều. Anh bạn Sở XD nói, Bình Định phải tự hào về Tây Sơn, nhưng Võ Tánh như thế, ai mà không nể.
Từ Quy Nhơn đầu tiên mình định đi taxi, nhưng nghĩ không lang thang nhiều được nên thôi, xe bus thì nó chỉ đỗ ở trung tâm Thị xã An Nhơn, thuê xe máy chạy theo đường Một 30km thì ngại, già rồi. Tối hôm trước mình lang thang trên đường, gặp một bác già, hỏi đường, bác chở mình free về khách sạn, mình thấy bác tốt bụng vui vẻ nên bảo ngày mai bác đi thành Hoàng Đế với cháu không, đi thì đi, sáng dậy 5h sáng lên đường.
Bác xế hào hứng nói chuyện dọc đường nhưng mình chả nghe được gì. Đến An Nhơn hỏi thăm búa xua, dân tình liến thoắng trả lời nhưng cũng không nghe được gì, xứ nẫu ơi là xứ nẫu hehe. Mà bác này đi chậm toàn nhè mấy chị phụ nữ hỏi đường, tôi chả biết Hoàng đế nào, chán cho cái bọn đàn bà.
Nhưng đường khó tìm thật các chế ạ, nhỏ tí, hoang vu, qua ruộng mai bạt ngàn, đồng lúa và khu nhà dân nông thôn, thì đến một cổng thành như nhà văn hóa xã – cổng này thời Nguyễn Nhạc, bao lấy 4 bức tường đá ong từ thời Chàm. Vắng lặng tịnh không một bóng người. Gió reo vù vù trên mặt thành, trời miền Trung nắng gắt, gà gáy eo óc xa xa, đúng là điêu tàn muôn ma Hời dẫn lối dắt nhau đi.
Công trình thời Chàm duy nhất còn lại là 2 con sư tử đá phong cách Bình Định (vì anh Lê Thánh Tông phá mẹ nó hết rồi, anh này đầu gấu nhất vùng ASEAN thời đó).
Trên bảng hướng dẫn không hề có 1 chữ gì về Võ Tánh hay Ngô Tùng Châu, chỉ nói đây là thành Vijaya và thành Hoàng đế (chuyện, quân của nhà Nguyễn thối nát bán nước, thời này ai khen), nhưng công trình duy nhất còn lại là lầu bát giác thờ 2 ông và sau là khu mộ Võ Tánh hình tròn, mộ Ngô Tùng Châu hình vuông bên cạnh. Vì Châu quê gần đó nên dòng họ đã dời cốt về chôn trong lăng gia đình.
Ai không biết đến đây sẽ không biết gì luôn. Không có khách du lịch, không có lấy 1 chữ hướng dẫn ghi chú, không thấy người gác cửa, gió nắng lồng lộng qua truông cỏ cháy, cảnh vật xác xơ như đồng cỏ châu Phi. Năm xưa lửa cháy trên mặt thành, người người lớp lớp quân reo, giờ vắng lặng tịch liêu.
Lòng ta là những hàng thành quách cũ
Nhưng nhà bia và lăng mộ sạch sẽ chỉn chu, hương khói đầy đủ, hoa quả bày biện đàng hoàng. Lúc sau sang tháp Cánh tiên mình hỏi được ông bán vé bên ấy, thì ra bên cạnh người trông thành thì dòng tộc Võ Tánh cử cả người ra đây thờ phụng, dân xung quanh vẫn thỉnh thoảng đến thăm.
Mình đốt hương cúi đầu trước 2 ngài, châm cho mỗi ông thêm một điếu thuốc. Có những chuyện như của các ngài làm tôi thấy yêu dân tộc thêm một tí, các ngài ạ.
Một người nữa thời ấy mà mình vào được An Giang sẽ đi thăm nữa, là ông Thoại Ngọc Hầu. Ông này là bạn thời nhỏ của ông Trần Quang Diệu ở quê Quảng Nam, sau chia đôi đường mỗi ông phò một chủ. Sau Thoại mang quân đánh Phú Xuân, nghe tin Trần Quang Diệu đem quân từ Quy Nhơn ra cứu viện, không muốn đối đầu với thằng bạn thời cởi truồng nên Thoại giao binh quyền lại cho phó rồi bỏ vào Gia Định, bị anh Ánh cú quá giáng chức hihi. Sau anh Thoại còn có công xây kênh tưới tắm cho nhân gian rồi mang tên vợ yêu ra đặt (kênh Vĩnh Tế). Chuyện rất yêu nhỉ.
Này mà nói không phải mê tín, chứ bọn Bắc Hà không khẳng khái được thế nhỉ. Như Ngô Thì Nhậm theo Tây Sơn còn Đặng Trần Thường theo Nguyễn Ánh, sau Thường đã oánh Nhậm đến chết bằng roi mây tẩm thuốc độc ở Văn Miếu. Trước đó còn mang văn chương ra mà mỉa nhau: Ai công hầu ai khanh tướng, trong trần ai ai dễ biết ai? Thế Chiến quốc thế Xuân thu, gặp thời thế thế thời phải thế! Nghe đúng giọng BKC, hãm quá
Trong thành Đồ Bàn này còn 1 tòa tháp nguyên vẹn cực đẹp là Tháp Cánh Tiên, cách thành vài trăm mét, đi lại lắt léo trong làng xóm. Hoa văn đẹp lắm í, do Đức tài trợ trùng tu và IBST Bộ XD thi công hehe. Nó lừng lững giữa núi rừng đồng ruộng “như một niềm kinh dị”, sắc nét, uy nghi và đẹp đẽ.
Ngó lên ngọn tháp Cánh Tiên,
Cảm thương quan Hậu thủ thiềng ba năm
(Ca dao Bình Định thương Võ Tánh)
Ông cụ trông tháp kể chuyện, tuần trước ngày 26/5 âm vừa rồi là giỗ Võ Tánh, dòng họ Võ ở Biên Hòa ra và Huế vào đây đông lắm, tổ chức rình rang, năm nào cũng vậy. Ổng kể cỗ làm đủ mọi thứ, nhưng không được có thịt nướng haha.
Ông Tánh còn có mộ gió ở Gia Định do Nguyễn Ánh lập, chôn hình nhân bằng sáp. Về nói chuyện với ông già mình, ổng bảo có bài văn tế Võ Tánh và Ngô Tùng Châu hay lắm, tìm mà đọc.
Tiếng hiệu lệnh mơ màng trước gió, ân tín xưa người bộ khúc thương tâm;
Bóng tinh trung thấp thoáng dưới đèn, phong nghi cũ kẻ liêu bằng sái lệ.
Trời miền Trung trong vắt, máy bay bay qua rõ nét vệt trắng. Rồi mai mình cũng sẽ bay rời xứ này, để lại một vệt trắng, sẽ tan trong 10 phút.
·
bên bờ biển, một anh kể, dân Nam Bộ phò chúa Nguyễn, hồi anh vào đó chơi, biết anh dân Tây Sơn, mọi người ghét lắm.
Mình an ủi anh, xứ em nè, không phải chỉ vào mỗi miền Nam mà đi đâu người ta cũng ghét, mà em có sao đâu
Đùa thôi, về nhà Nguyễn, xưa đọc sách sử non-sgk, mình rất ấn tượng và cảm phục về một ông Nam Bộ tên là Võ Tánh.
Là giang hồ Biên Hòa, được Nguyễn Ánh - hồi còn lang thang bôn tẩu Nam bộ Thổ chu Xiêm la - lấy lòng, gả em gái Ngọc Du cho, Tánh kéo quân về dưới trướng Nguyễn Ánh. Ông từ Nam ra đánh rồi giữ thành Quy Nhơn từ tay đô đốc Chất của Nguyễn Huệ, sau đó bị quân Tây Sơn do Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng bao vây giam hãm liểng xiểng.
Nguyễn Ánh lại từ Nam ra định giải vây cho em rể, đánh trận thủy chiến Thị Nại huy hoàng nhưng không cứu được trên bộ, anh Tánh và anh phó là Ngô Tùng Châu (Ngô Tòng Chu) viết thư cho anh Ánh, Chúa Thượng cứ tấn công Phú Xuân đi, ở đây tụi em cầm chân tướng giỏi cho. Ánh lấy được Phú Xuân, Trần Quang Diệu cú quá, giam thành Quy Nhơn, binh sĩ chết đói. Nguyễn Ánh nhắn Tánh và Chu thôi trốn đi, Tánh trả lời no no, ta được mi giao giữ thành thì sẽ sống chết cùng thành.
Tánh gửi cho Trần Quang Diệu một bức thư, "phận sự làm chủ tướng đành chịu chết dưới cờ không quản ngại, chỉ xin tha chết cho binh sï và những kẻ vô tội trong thành". Rồi sai thuộc hạ lấy rơm củi chất dưới lầu Bát Giác, đổ thuốc súng vào, tự tay phóng hỏa, lên lầu, cháy đùng đùng như Lê Văn Tám. Anh Ngô Tùng Châu cũng uống thuốc độc tự tận. Lửa cháy đến trọn ngày mới tàn, anh Diệu vào thành, đứng trước đống tro còn ngún khói mà chảy nước mắt.
(Hồi mình nhớ đọc Lê quý dật sử, đến đoạn này mình cũng chảy nước mắt luôn).
Anh Diệu sai người chôn xác anh Châu và đống tro anh Tánh tử tế, rồi y theo lời yêu cầu của anh Tánh, không làm tội hay giết hại một người lính nào.
Thế mới là đờn ông nước Nam!
Hồi đó mình đã nghĩ phải thăm anh Diệu anh Tánh theo một cách nào đó. Nhưng Anh Diệu thì sau bị Ánh giết rồi làm gì còn mộ (nghe Tạ Chí Đại Trường nói anh Diệu chỉ bị uống thuốc độc vì Ánh thương Tánh, còn chị Xuân và con gái thì không được ưu tiên, bị voi giày).
Thế là lần đi Quy nhơn này mình để nửa ngày đi thăm anh Tánh, thay vì đi Kỳ Co chụp hình sống ảo. (thăm Tây Sơn thì mình không ham hehe).
Mộ anh Tánh tất nhiên vẫn ở thành Quy nhơn cũ – thuộc đất Thị xã An nhơn bây giờ, chính nơi anh làm babercue. Nó nằm trên đất của thành Vijaya (thành Đồ Bàn) cũ của vua Chàm, sau khi anh Lê Tư Thành Nam tiến giết vua Chàm thì Đồ Bàn bỏ hoang, hận Đồ Bàn mà. Anh Nguyễn Nhạc sau xây lại thành ở đó nên lại gọi là Thành Hoàng Đế, anh Tánh lấy được thì gọi là thành Bình Định, sau đó anh Ánh dời thành Bình Định ra chỗ gần đấy, khu này bỏ hoang từ bấy đến giờ. Lịch sử chồng lên lịch sử, tóm lại ở đây có layer anh Trà Toàn vua Chàm, layer anh Hoàng đế Tây Sơn Thái Đức Nguyễn Nhạc, layer anh Võ Tánh đệ Nguyễn Gia Long.
Nhưng mà hỏi thành Đồ Bàn hay thành Hoàng Đế dân tình hổng ai biết hết, hỏi thành Bình Định thì mọi người chỉ ra thành Bình Định mà Nguyễn Ánh đã dời ra ở trung tâm Thị xã An Nhơn. Hỏi sang lăng Võ Tánh thì ai cũng biết, dân tình vẫn nhớ nhung cảm phục anh nhiều. Anh bạn Sở XD nói, Bình Định phải tự hào về Tây Sơn, nhưng Võ Tánh như thế, ai mà không nể.
Từ Quy Nhơn đầu tiên mình định đi taxi, nhưng nghĩ không lang thang nhiều được nên thôi, xe bus thì nó chỉ đỗ ở trung tâm Thị xã An Nhơn, thuê xe máy chạy theo đường Một 30km thì ngại, già rồi. Tối hôm trước mình lang thang trên đường, gặp một bác già, hỏi đường, bác chở mình free về khách sạn, mình thấy bác tốt bụng vui vẻ nên bảo ngày mai bác đi thành Hoàng Đế với cháu không, đi thì đi, sáng dậy 5h sáng lên đường.
Bác xế hào hứng nói chuyện dọc đường nhưng mình chả nghe được gì. Đến An Nhơn hỏi thăm búa xua, dân tình liến thoắng trả lời nhưng cũng không nghe được gì, xứ nẫu ơi là xứ nẫu hehe. Mà bác này đi chậm toàn nhè mấy chị phụ nữ hỏi đường, tôi chả biết Hoàng đế nào, chán cho cái bọn đàn bà.
Nhưng đường khó tìm thật các chế ạ, nhỏ tí, hoang vu, qua ruộng mai bạt ngàn, đồng lúa và khu nhà dân nông thôn, thì đến một cổng thành như nhà văn hóa xã – cổng này thời Nguyễn Nhạc, bao lấy 4 bức tường đá ong từ thời Chàm. Vắng lặng tịnh không một bóng người. Gió reo vù vù trên mặt thành, trời miền Trung nắng gắt, gà gáy eo óc xa xa, đúng là điêu tàn muôn ma Hời dẫn lối dắt nhau đi.
Công trình thời Chàm duy nhất còn lại là 2 con sư tử đá phong cách Bình Định (vì anh Lê Thánh Tông phá mẹ nó hết rồi, anh này đầu gấu nhất vùng ASEAN thời đó).
Trên bảng hướng dẫn không hề có 1 chữ gì về Võ Tánh hay Ngô Tùng Châu, chỉ nói đây là thành Vijaya và thành Hoàng đế (chuyện, quân của nhà Nguyễn thối nát bán nước, thời này ai khen), nhưng công trình duy nhất còn lại là lầu bát giác thờ 2 ông và sau là khu mộ Võ Tánh hình tròn, mộ Ngô Tùng Châu hình vuông bên cạnh. Vì Châu quê gần đó nên dòng họ đã dời cốt về chôn trong lăng gia đình.
Ai không biết đến đây sẽ không biết gì luôn. Không có khách du lịch, không có lấy 1 chữ hướng dẫn ghi chú, không thấy người gác cửa, gió nắng lồng lộng qua truông cỏ cháy, cảnh vật xác xơ như đồng cỏ châu Phi. Năm xưa lửa cháy trên mặt thành, người người lớp lớp quân reo, giờ vắng lặng tịch liêu.
Lòng ta là những hàng thành quách cũ
Nhưng nhà bia và lăng mộ sạch sẽ chỉn chu, hương khói đầy đủ, hoa quả bày biện đàng hoàng. Lúc sau sang tháp Cánh tiên mình hỏi được ông bán vé bên ấy, thì ra bên cạnh người trông thành thì dòng tộc Võ Tánh cử cả người ra đây thờ phụng, dân xung quanh vẫn thỉnh thoảng đến thăm.
Mình đốt hương cúi đầu trước 2 ngài, châm cho mỗi ông thêm một điếu thuốc. Có những chuyện như của các ngài làm tôi thấy yêu dân tộc thêm một tí, các ngài ạ.
Một người nữa thời ấy mà mình vào được An Giang sẽ đi thăm nữa, là ông Thoại Ngọc Hầu. Ông này là bạn thời nhỏ của ông Trần Quang Diệu ở quê Quảng Nam, sau chia đôi đường mỗi ông phò một chủ. Sau Thoại mang quân đánh Phú Xuân, nghe tin Trần Quang Diệu đem quân từ Quy Nhơn ra cứu viện, không muốn đối đầu với thằng bạn thời cởi truồng nên Thoại giao binh quyền lại cho phó rồi bỏ vào Gia Định, bị anh Ánh cú quá giáng chức hihi. Sau anh Thoại còn có công xây kênh tưới tắm cho nhân gian rồi mang tên vợ yêu ra đặt (kênh Vĩnh Tế). Chuyện rất yêu nhỉ.
Này mà nói không phải mê tín, chứ bọn Bắc Hà không khẳng khái được thế nhỉ. Như Ngô Thì Nhậm theo Tây Sơn còn Đặng Trần Thường theo Nguyễn Ánh, sau Thường đã oánh Nhậm đến chết bằng roi mây tẩm thuốc độc ở Văn Miếu. Trước đó còn mang văn chương ra mà mỉa nhau: Ai công hầu ai khanh tướng, trong trần ai ai dễ biết ai? Thế Chiến quốc thế Xuân thu, gặp thời thế thế thời phải thế! Nghe đúng giọng BKC, hãm quá
Trong thành Đồ Bàn này còn 1 tòa tháp nguyên vẹn cực đẹp là Tháp Cánh Tiên, cách thành vài trăm mét, đi lại lắt léo trong làng xóm. Hoa văn đẹp lắm í, do Đức tài trợ trùng tu và IBST Bộ XD thi công hehe. Nó lừng lững giữa núi rừng đồng ruộng “như một niềm kinh dị”, sắc nét, uy nghi và đẹp đẽ.
Ngó lên ngọn tháp Cánh Tiên,
Cảm thương quan Hậu thủ thiềng ba năm
(Ca dao Bình Định thương Võ Tánh)
Ông cụ trông tháp kể chuyện, tuần trước ngày 26/5 âm vừa rồi là giỗ Võ Tánh, dòng họ Võ ở Biên Hòa ra và Huế vào đây đông lắm, tổ chức rình rang, năm nào cũng vậy. Ổng kể cỗ làm đủ mọi thứ, nhưng không được có thịt nướng haha.
Ông Tánh còn có mộ gió ở Gia Định do Nguyễn Ánh lập, chôn hình nhân bằng sáp. Về nói chuyện với ông già mình, ổng bảo có bài văn tế Võ Tánh và Ngô Tùng Châu hay lắm, tìm mà đọc.
Tiếng hiệu lệnh mơ màng trước gió, ân tín xưa người bộ khúc thương tâm;
Bóng tinh trung thấp thoáng dưới đèn, phong nghi cũ kẻ liêu bằng sái lệ.
Trời miền Trung trong vắt, máy bay bay qua rõ nét vệt trắng. Rồi mai mình cũng sẽ bay rời xứ này, để lại một vệt trắng, sẽ tan trong 10 phút.
Thanked by 2 Members:
|
|
#26
Gửi vào 09/07/2019 - 06:31
...Trên bảng hướng dẫn không hề có 1 chữ gì về Võ Tánh hay Ngô Tùng Châu, chỉ nói đây là thành Vijaya
và thành Hoàng đế ( chuyện, quân của nhà Nguyễn thối nát bán nước, thời này ai khen ), nhưng công trình duy nhất còn lại là lầu bát giác thờ 2 ông và sau là khu mộ Võ Tánh hình tròn, mộ Ngô Tùng Châu hình vuông bên cạnh. Vì Châu quê gần đó nên dòng họ đã dời cốt về chôn trong lăng gia đình.
Thời bây giờ có thể nói là thời của mấy con khỉ viết sử , kẻ đầy công trạng như Quân nhà Nguyễn , biết bao danh tướng
anh hùng xông pha mở mang bờ cõi miền Trung , miền Nam thì bị gán cho cái tội danh " bán nước ! thối tha etc "
khi Pháp chiếm được Gia định thành , triều đình nhà Nguyễn phải nhượng bộ và ký kết nhượng địa ,bất kỳ nước nào trong tình trạng như vậy cũng phải hành xử như nhau ,
khi lực lượng quân sự đã chênh lệch quá rõ . có đánh thêm vài trận nữa thì cũng chết quân mà lại bị chiếm thêm đất .
Ngoài ra , khi bị thua trận 1 cách vô điều kiện thì rất mực tệ hại,nhục nhã .hoặc chiến phí đền bù và các yêu sách sẽ rất cao , đất đai , lãnh thổ sẽ ko giữ được và còn bị trực tiếp cai tri. chi bằng 2 bên cùng đàm phán ,
ký kết thì ta vẫn có thể đứng ở vị trí thương lượng thay vì bị tước đoạt mọi thứ , kể cả phẩm giá và ngai vàng .
ngay nhà Thanh thời đó vẫn phải làm như vậy, phải cắt nhượng địa tô giới ở Thượng hãi , Hong Kong .
Chẳng có triều đình hay ông Vua nào muốn cắt đất , bán nước của mình cả .
nhưng dưới miệng lưỡi của bọn bút nô thì sử sách nó chưởi nhà Nguyễn như vậy, vì là phe đối lập.
nên chúng ta phải có cái nhìn và phân tích, ko phải bất kỳ 1 anh gà mờ nào viết vài cuốn sử , tự xưng là sử gia thì cũng tin theo sái cổ .
đừng dẫm vào vết xe đổ , theo chỉ hướng của những tên Sử nô mà đánh giá nhà Nguyễn 1 cách vô ơn .
và thành Hoàng đế ( chuyện, quân của nhà Nguyễn thối nát bán nước, thời này ai khen ), nhưng công trình duy nhất còn lại là lầu bát giác thờ 2 ông và sau là khu mộ Võ Tánh hình tròn, mộ Ngô Tùng Châu hình vuông bên cạnh. Vì Châu quê gần đó nên dòng họ đã dời cốt về chôn trong lăng gia đình.
Thời bây giờ có thể nói là thời của mấy con khỉ viết sử , kẻ đầy công trạng như Quân nhà Nguyễn , biết bao danh tướng
anh hùng xông pha mở mang bờ cõi miền Trung , miền Nam thì bị gán cho cái tội danh " bán nước ! thối tha etc "
khi Pháp chiếm được Gia định thành , triều đình nhà Nguyễn phải nhượng bộ và ký kết nhượng địa ,bất kỳ nước nào trong tình trạng như vậy cũng phải hành xử như nhau ,
khi lực lượng quân sự đã chênh lệch quá rõ . có đánh thêm vài trận nữa thì cũng chết quân mà lại bị chiếm thêm đất .
Ngoài ra , khi bị thua trận 1 cách vô điều kiện thì rất mực tệ hại,nhục nhã .hoặc chiến phí đền bù và các yêu sách sẽ rất cao , đất đai , lãnh thổ sẽ ko giữ được và còn bị trực tiếp cai tri. chi bằng 2 bên cùng đàm phán ,
ký kết thì ta vẫn có thể đứng ở vị trí thương lượng thay vì bị tước đoạt mọi thứ , kể cả phẩm giá và ngai vàng .
ngay nhà Thanh thời đó vẫn phải làm như vậy, phải cắt nhượng địa tô giới ở Thượng hãi , Hong Kong .
Chẳng có triều đình hay ông Vua nào muốn cắt đất , bán nước của mình cả .
nhưng dưới miệng lưỡi của bọn bút nô thì sử sách nó chưởi nhà Nguyễn như vậy, vì là phe đối lập.
nên chúng ta phải có cái nhìn và phân tích, ko phải bất kỳ 1 anh gà mờ nào viết vài cuốn sử , tự xưng là sử gia thì cũng tin theo sái cổ .
đừng dẫm vào vết xe đổ , theo chỉ hướng của những tên Sử nô mà đánh giá nhà Nguyễn 1 cách vô ơn .
Thanked by 7 Members:
|
|
#27
Gửi vào 09/07/2019 - 19:33
Dạ, con cũng thấy câu đó lăn tăn có vấn đề
Nhưng vì con copy nguyên văn bài viết của tác giả Thuý Hà Lê
Sau 75, nhà Nguyễn bị triệt hạ đủ điều. Bgio thì ít nhiều nhiều người cũng biết công nhà Nguyễn như thế nào, nhưng với hơn 40 năm học sử theo sách giáo khoa thì không phải ai cũng nhận thức hết dc công của nhà Nguyễn ra sao, cho nên họ cứ rập khuôn theo sách là Nhà Nguyễn có tội! Ko biết đến bgio nhà Nguyễn mới dc trả về đúng vị trí trong lịch sử!
Không chỉ triều Nguyễn, mà cả các tướng lĩnh của triều Nguyễn cũng bị miệt thị: Phan Thanh Giản, Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, Thoại ngọc Hầu… cũng bị đổi tên đường, trường…
Nhưng vì con copy nguyên văn bài viết của tác giả Thuý Hà Lê
Sau 75, nhà Nguyễn bị triệt hạ đủ điều. Bgio thì ít nhiều nhiều người cũng biết công nhà Nguyễn như thế nào, nhưng với hơn 40 năm học sử theo sách giáo khoa thì không phải ai cũng nhận thức hết dc công của nhà Nguyễn ra sao, cho nên họ cứ rập khuôn theo sách là Nhà Nguyễn có tội! Ko biết đến bgio nhà Nguyễn mới dc trả về đúng vị trí trong lịch sử!
Không chỉ triều Nguyễn, mà cả các tướng lĩnh của triều Nguyễn cũng bị miệt thị: Phan Thanh Giản, Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, Thoại ngọc Hầu… cũng bị đổi tên đường, trường…
Thanked by 3 Members:
|
|
#28
Gửi vào 25/07/2019 - 20:06
Mèo hay chuột (2)
Mâm cơm cúng bị hất đổ, thức ăn nay tha vào gầm giường mai ở hốc tủ, đàn gà con bị cắn chết… Bà tức lắm: thủ phạm là con mèo già nhà mình chứ còn “ai” vào đây nữa! Bà mắng con mèo và dọa sẽ đập chết nó để “ổn định tình hình”.
Hàng xóm đắc chí cười thầm: Vâng, bà đập chết mèo đi. Lúc đó lũ chuột thành tinh của nhà ta sẽ tha hồ quậy cả xóm!
25/7/2019
---------
@ QUAN
Bổ nhiệm chức vụ: NHẬP QUAN,
thăng chức: DI QUAN,
làm quan to: THƯỢNG QUAN,
về hưu: HẠ QUAN,
nằm xuống hố: TRONG QUAN,
đi tù: TRONG QUAN NGOÀI QUÁCH.
nằm xuống hố: ĐỊNH QUAN
Lấy tiền nhà nước: THAM QUAN
Cán bộ có năng lực: QUAN TÀI!
Đụng tới chức vụ: Động quan!
Làm quan bối rối: QUAN NGẠI
Áo của quan mặc: Áo quan
Vòng vèo mánh khóe thì cũng đến thế!
23/7/2019
Hậu Kc Nguyễn
Mâm cơm cúng bị hất đổ, thức ăn nay tha vào gầm giường mai ở hốc tủ, đàn gà con bị cắn chết… Bà tức lắm: thủ phạm là con mèo già nhà mình chứ còn “ai” vào đây nữa! Bà mắng con mèo và dọa sẽ đập chết nó để “ổn định tình hình”.
Hàng xóm đắc chí cười thầm: Vâng, bà đập chết mèo đi. Lúc đó lũ chuột thành tinh của nhà ta sẽ tha hồ quậy cả xóm!
25/7/2019
---------
@ QUAN
Bổ nhiệm chức vụ: NHẬP QUAN,
thăng chức: DI QUAN,
làm quan to: THƯỢNG QUAN,
về hưu: HẠ QUAN,
nằm xuống hố: TRONG QUAN,
đi tù: TRONG QUAN NGOÀI QUÁCH.
nằm xuống hố: ĐỊNH QUAN
Lấy tiền nhà nước: THAM QUAN
Cán bộ có năng lực: QUAN TÀI!
Đụng tới chức vụ: Động quan!
Làm quan bối rối: QUAN NGẠI
Áo của quan mặc: Áo quan
Vòng vèo mánh khóe thì cũng đến thế!
23/7/2019
Hậu Kc Nguyễn
Thanked by 2 Members:
|
|
#29
Gửi vào 27/07/2019 - 19:38
Trung Quốc
Thanked by 2 Members:
|
|
#30
Gửi vào 03/11/2019 - 19:27
SINH NGHỀ TỬ NGHIỆP
-Tôi đọc báo thấy ở huyện anh sao dạo này cán bộ tham nhũng nhiều quá?
-Chắc tại vắng mặt ông trưởng ban phòng chống tham nhũng.
-Vậy chớ ổng đi đâu?
-Đi tù rồi!
-Tội gì mà đi tù?
-Tội tham nhũng.
HAITEPBAC (Đồng Nai)
-Tôi đọc báo thấy ở huyện anh sao dạo này cán bộ tham nhũng nhiều quá?
-Chắc tại vắng mặt ông trưởng ban phòng chống tham nhũng.
-Vậy chớ ổng đi đâu?
-Đi tù rồi!
-Tội gì mà đi tù?
-Tội tham nhũng.
HAITEPBAC (Đồng Nai)
Thanked by 3 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
những góc nhìn khác nhau về chuyện cưới xin, xung - hợp vợ chồng |
Tử Bình | hieuthuyloi |
|
|
|
Pinned Minhminh kể chuyện . |
Linh Tinh | minhminh |
|
|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |