Jump to content

Advertisements




Manh Phái Sơ Cấp Mệnh Lý Học - Minh Di Đường


20 replies to this topic

#1 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2274 thanks

Gửi vào 11/05/2018 - 00:49

Lời Ngỏ

Lần trước tôi có dịch thô quyển Manh Phái Mệnh Lý Cơ Sở của tác giả Đoàn Kiến Nghiệp. Sau lần đó tôi thấy mình có một chỗ sai lầm nghiêm trọng mà đến giờ tôi vẫn áy náy là đã dịch một quyển sách không phổ biến kiến thức được đầy đủ và có hệ thống, làm ngộ nhận Manh Phái Đoàn Kiến Nghiệp nói riêng và Manh Phái nói chung chỉ chú trọng cơ chế chế khử, tức là dùng ngũ hành tương khắc với nhau để luận cát hung, lấy khắc chế triệt để là cát, lấy chế không triệt để là hung. Ví như Thương Quan thương tận là thanh, Thương Quan chế Quan là trọc.

Tuy nhiên, ngũ hành tương sinh tương khắc, cần dựa vào nhau thì vạn vật mới thông suốt. Mà ngũ hành tương tác lẫn nhau không chỉ có chế khử, khắc chế lẫn nhau; mà còn nhiều mối quan hệ tương tác như sinh trợ, như phản sinh, như phản khắc. Ngoài ra còn có ngũ hành điên đảo. Ngũ hành thâm sâu ảo diệu, mà kiến thức của tôi chỉ gói gọn trong một phần nhỏ.

Do đó, để sửa chữa sai lầm lần trước, hôm nay tôi dịch thô thêm tài liệu Manh Phái Sơ Cấp Mệnh Lý Học của tác giả Minh Di Đường. Thứ nhất là tôi hi vọng có thể đính chính suy nghĩ Manh Phái trọng chế khử. Thứ hai là mong có thể cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về hệ thống lí luận Manh Phái. Tôi nhấn mạnh chữ "hệ thống" bởi hiện nay tôi nhận thấy có nhiều sắc màu huyền bí bao quanh hệ phái Tử Bình này, ví dụ như cho rằng Manh Phái chỉ là những chiêu thức riêng lẻ, rời rạc, theo kiểu đoán mệnh giang hồ, từ đó mà khẳng định Manh Phái chỉ đoán được những vấn đề nhỏ lẻ, không đưa ra được một bức tranh toàn cảnh đời người. Hoặc cho rằng Manh Phái xa rời hệ thống kiến thức cổ điển, ví dụ như lý luận cân bằng, lý luận cách cục. Manh Phái không phải như vậy, nó cũng là một hệ thống, kiến thức cũng rõ ràng, dễ hiểu, thực tế; cũng có cơ bản, cũng có thâm sâu. Điều này được thể hiện rất rõ qua lí luận của các bậc thầy Manh Phái nổi tiếng như ông Bành Khang Dân và học trò là ông Thái Tích Huỳnh; như (tương truyền) ông Hạ Trọng Kỳ và hai học trò là Hình Minh Phân, và (tương truyền) Đoàn Kiến Nghiệp.

Trước khi dịch tài liệu này, tôi có cân nhắc giữa các tài liệu Manh Phái Mệnh Lý Cơ Sở, Manh Phái Kim Khẩu Quyết và Manh Phái Tổng Tập. Tuy nhiên, nhận thấy hai quyển sau tuy có giá trị tham khảo, và có diễn giải một số kĩ thuật đoán mệnh thực dụng, nhưng rời rạc, không có hệ thống, từ đó có thể làm Manh Phái càng thêm vẻ bí hiểm, cao thâm khó dò, và nó sẽ là một cái hố rất lớn; đồng thời nó không đáp ứng được mục đích của tôi là vén bớt vẻ huyền bí của Manh Phái, nên tôi chọn một tài liệu nhập môn là Manh Phái Mệnh Lý Cơ Sở.

Ngoài ra, tôi còn một mục đích khác khi dịch quyển này là xem như một món quà kỉ niệm tôi nghiên cứu Tử Bình được năm năm. Tôi xin chia sẻ một phần ơn Tổ. Tôi không môn không phái, cũng không dám lập bàn thờ Tổ, chỉ khi nào muốn cúng Tổ, tôi lại chạy sang nhà một chú là thầy phong thuỷ, trừ tà giúp người không lấy tiền suốt 30 năm nay để cúng. Cho nên tôi chỉ có thể làm đến mức này thôi.

Về tài liệu Ngũ Ngôn Độc Bộ, tôi vẫn sẽ tiến hành cho đến hết, nhưng do câu chữ Ngũ Ngôn thâm sâu, rút gọn nhiều thứ, nên tôi cần có thêm thời gian để tìm tài liệu, cũng như suy nghĩ kĩ lưỡng trước khi thích nghĩa, thành ra tiến độ sẽ rất chậm. Như hiện nay tôi đang bị vướng hai câu tiếp theo chẳng hạn.

Manh Phái Mệnh Lý Cơ Sở là tài liệu phổ biến trên mạng. Theo ý kiến cá nhân của tôi là đáng để tham khảo. Tuy nhiên, chắc chắn sẽ có sai sót trong nội dung nguyên bản tiếng Trung hoặc nội dung dịch tiếng Việt. Mong quý vị thận đọc. Đồng thời trong quá trình dịch (sẽ rất chậm), nếu quý vị đồng đạo có ý kiến phản hồi, xin cứ đăng trực tiếp. Nếu bàn luận được tôi sẽ luận, nếu không luận được tôi sẽ bấm nút Cám Ơn. Mong quý vị thông cảm. Hoặc nếu vì một lí do nào đó mà tôi phải để dang dở tài liệu này, cũng mong lượng thứ.

Sửa bởi ThienKhanh: 11/05/2018 - 00:52


#2 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2274 thanks

Gửi vào 11/05/2018 - 01:20

MANH PHÁI MỆNH LÝ HỌC

Chương 1: Giới thiệu hệ thống mệnh lý Manh Phái

Tiết 1: Phương pháp luận mệnh của mệnh lý Manh Phái

Mệnh lý Manh phái luận mệnh có ba pháp tắc lớn: một là lý pháp, hai là tượng pháp, ba là kĩ pháp.

Lý pháp chính là nhận thức và lý giải mệnh lý. Bát tự của mỗi người giống như một bài văn chương, bạn làm sao để đọc hiểu được, đó chính là vấn đề mà lý pháp cần phải giải quyết.

Lý pháp của mệnh lý tức là nói đến đạo lý của bát tự, điều này là nghĩa làm sao? Xem bát tự thì phải bắt đầu từ đâu? Làm sao để từ bát tự xem ra mệnh phú quý bần tiện? Sau khi học xong phần lý pháp, thì có thể nắm bắt được bát tự, xem ra được cấp bậc phú quý, cũng có thể xem đặc điểm nghề nghiệp. Đương nhiên đối với mỗi đại vận cũng có thể phán đoán được cát hung. Tổng kết lại, lý pháp thực chất chỉ là 1 câu: tức là giúp bạn có thể đọc hiểu bát tự.

Đối với mệnh lý Manh Phái, tượng pháp là trọng yếu nhất, nhằm giảng giải đầy đủ và chi tiết một bát tự. Tượng có tượng can chi, tượng cung vị, tượng thập thần, cùng tượng thần sát. Thông qua tượng, chúng ta có thể luận đoán được vô cùng cụ thể một số sự việc. Ví dụ như lý pháp có thể xem ra một năm nào đó không tốt, nhưng không tốt ở chỗ nào? Là bị bệnh, phá tài, hoặc là quan tai lao ngục; đây là vấn đề mà tượng pháp cần phải giải quyết. Học tốt tượng pháp, thì suy đoán bát tự có thể đạt đến cảnh giới xuất thần nhập hoá.

Kĩ pháp là bộ phận khó nhất của mệnh lý Manh Phái. Kĩ pháp là gì? Giống như, bạn muốn xem cha mẹ của một người có còn tại thế hay không, có khắc đương số hay không, thì không phải là phạm trù của lý pháp, mà cần phải sử dụng tượng, sau cùng còn cần sử dụng kĩ pháp đến quyết định. Đối với tình huống hôn nhân của một người, cũng có thể luận đoán thông qua kĩ pháp. Căn cứ vào nhu cầu của độc giả, quyển sách này đối với lý pháp, tượng pháp, và kĩ pháp đều có đề cập đến, nhưng trọng điểm vẫn là lý pháp.

#3 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2274 thanks

Gửi vào 14/05/2018 - 15:15

Tiết 2: Đặc điểm hệ thống luận mệnh manh sư phái

Hệ thống manh phái cho rằng mệnh lý là sự biểu đạt của nhân sinh con người. Như vậy mệnh lý thông qua điều gì để biểu đạt nhân sinh? Đồng thời biểu thị như thế nào? Chúng ta cần phải hiểu một số công cụ mà manh sư dùng để biểu thị nhân sinh. Bởi vì manh sư thường là khẩu thụ tâm truyền, mà không có lưu truyền bằng hệ thống văn bản; điều này yêu cầu chúng ta cần phải sáng tạo một số khái niệm mà trước đây chưa có để có thể lý giải hệ thống lý luận manh phái.

Một: Khái niệm khách chủ

Trong mệnh lý Manh Phái, khái niệm này có ý nghĩa đặc thù. Khách chủ cho chúng ta biết cái gì thuộc về bản thân ta, cái gì thuộc về người khác. Nhiều loại thuật đoán mệnh của Trung Quốc đều có nói đến khách chủ. Phép Lục Hào có nói: thế hào là chủ, ứng hào là khách; các hào trong quái là chủ, nhật nguyệt và biến hào là khách. Các môn phong thuỷ, kỳ môn, lục nhâm, mai hoa dịch số đều bàn khách chủ, chỉ là các môn này sử dụng từ ngữ các loại bất đồng khái niệm như chủ khách (1), thể dụng, thiên địa nhân. Tuy nhiên những khái niệm này đều dùng để chỉ quan hệ giữa “ta là chủ thể” và “ngoại vật là khách thể”. Kỳ thật cuộc sống của chúng ta cũng như vậy, tức là thông qua quan hệ phát sinh giữa bản thân ta và thế giới xung quanh mà thành ra vận mệnh một đời.

[Ở đây có chú phần (1) là Manh Phái sử dụng “tân chủ”. Nhưng tôi đã dịch thành “khách chủ” cho dễ hình dung, vì chữ “tân” dễ dàng nhầm với chữ “mới” hoặc thiên can Tân.]

Khái niệm khách chủ là để phân tầng thứ. Mọi người đều biết nhật chủ là ta, ta cũng là “chủ”, các can chi còn lại là người ngoài, là cái mà ta cần phải đối diện, là “khách”. Tuy nhiên những can chi còn lại, mỗi chữ đều có tự thân đặc tính và hàm nghĩa: chi mà nhật chủ toạ đại biểu cho người phối ngẫu, trụ tháng lại đại biểu cha mẹ hoặc anh em, trụ năm đại biểu tổ tiên hoặc cha mẹ, trụ giờ đại biểu con cái. Đây đều là những người mà ta phải đối mặt. Biết những điều này rồi, sau đó lại phân ra tầng thứ: trụ ngày là ta và người phối ngẫu, đại biểu là gia đình nhỏ của ta. Gia đình nhỏ của ta lại cần phải đối mặt với thế giới bên ngoài, bao gồm gia đình lớn của ba mẹ ta, và gia đình nhỏ của con cái ta, cùng với gia đình nhỏ của anh chị em ta. Như vậy trụ ngày là chủ, các trụ còn lại là khách. Sau đó ta và con cái của ta làm thành gia đình nhỏ của ta, cùng đối mặt với thế giới bên ngoài. Như vậy trụ ngày và giờ là chủ, trụ năm tháng là khách. Lại có toàn bộ bát tự đại biểu cho đại gia tộc của ta, đại vận và lưu niên từ bên ngoài mà đến tác động vào bát tự của ta, ảnh hưởng đến bát tự của ta. Như vậy, bát tự là chủ, đại vận và lưu niên là khách. Khái niệm khách chủ là như vậy.

Ví dụ như nói bạn có số làm quan hay phát tài, vậy phải xem Tài, Quan ở vị trí nào trong bát tự. Như Tài, Quan tại chủ vị, thì chính là Tài Quan của ta. Nếu như Tài Quan ở khách vị, thì là Tài Quan của người. Sau khi xác định vị trí như vậy, lại xem quan hệ giữa chủ và khách; thông qua mối quan hệ này, có thể biết được rõ ràng Tài Quan trong bát tự có mối quan hệ với ta hay không, có thể thuộc về ta hay không. Như vậy ta có thể rõ ràng là xem bát tự thật chất không có quá nhiều quan hệ với vượng suy của nhật chủ, mà là thông qua quan hệ khách chủ, cũng là quan hệ giữa đương số với các mối giao tế xã hội, mà thể hiện ra năng lực của người đó là lớn hay nhỏ cùng với tình trạng phú quý bần tiện.

Chủ: nhật chủ
Khách: các can chi khác
--
Chủ: trụ ngày
Khách: trụ năm, tháng, và giờ
--
Chủ: trụ ngày giờ
Khách: trụ năm, tháng
--
Chủ: tứ trụ của bát tự
Khách: đại vận và lưu niên

Hai: Khái niệm thể dụng

Khái niệm khách chủ tức là từ góc nhìn của cung vị mà phân thành “ta là chủ thể” và “ngoại vật là khách thể”. Chúng ta cũng có thể phân thập thần trong bát tự thành thể và dụng. Thể là gì? Thể là ta và những công cụ mà ta sử dụng, hoặc cũng có thể nói là những công cụ mà ta thao túng, tức là giống như những công cụ mà bạn được quyền sử dụng trong lúc làm việc. Tỷ như nhật chủ, Ấn, Lộc đều là thể. Vậy còn dụng là gì? Dụng là mục đích của ta, là cái mà ta truy cầu, là cái mà ta muốn đạt được. Tỷ như Tài, Quan là dụng, là cái mà ta muốn đạt được. Tuy nhiên cần chú ý là chữ “dụng” ở đây không phải là chỉ dụng thần trong mệnh lý truyền thống.

Sau đó lại cần phải xem chúng ta sử dụng biện pháp gì để đạt được những mục đích mà mình mong muốn. Ví dụ như làm sao để được Quan? Hoặc làm sao để được Tài? Giả dụ như Quan bày tại một vị trí trong bát tự, chúng ta làm sao mới có thể đạt được chữ Quan này? Nếu chúng ta có biện pháp đạt được thì đương nhiên là mệnh có số làm quan, nếu không thì dĩ nhiên là không thể làm quan, đây là thể hiện vận mệnh trong cuộc sống của một người. Trong ví dụ về Quan này còn cần chú ý, người không có số làm quan không nhất thiết trong bát tự không Quan; mà ngược lại, có khả năng là mệnh cục có Quan quá vượng, lại không có biện pháp nào thao túng chữ Quan này nên tự nhiên là không thể làm quan. Hoặc như Quan trong mệnh cục là cái gây hại, thì Quan lại biểu thị là mệnh có thể bị quan tai ( tù ngục, kiện tụng – người dịch). Tài cũng luận như thế, cũng phải xem Tài bày tại đâu trong bát tự, nhật chủ có biện pháp thao túng Tài hay không. Đây chính là khái niệm thể dụng.

Chúng ta lấy nhật chủ, Ấn tinh, Lộc thần, Tỷ Kiếp làm thể; Tài tinh, Quan Sát tinh làm dụng. Thực Thần và Thương Quan có thể làm thể, cũng có thể làm dụng, bởi vì Thực Thần, Thương Quan thuộc về phạm trù tinh thần và thể nghiệm của một người, bao gồm trí lực, tư tưởng, khoái lạc, hưởng thụ, tài phú; đều là những thứ phụ thuộc vào bản thân, cũng là những thứ mà ta truy cầu. Căn cứ vào tình huống bất đồng của từng mệnh cục mà Thực Thần và Thương Quan làm thể hoặc làm dụng. Nhưng nếu thật sự nhất định phải phân thể dụng, thì Thực Thần thiên hướng thể, Thương Quan thiên hướng dụng.

Ba: Khái niệm công thần, phế thần

Bát tự vốn sử dụng thể dụng và khách chủ để biểu đạt một quá trình nhân sinh. Khi chúng ta xem một mệnh cục, muốn biết mệnh cục này như thế nào, đầu tiên phải xem chủ vị, tức là đầu tiên xem nhật can và nhật chi; xem nhật trụ này là thể hay là dụng. Việc nhật trụ là thể hay là dụng có tác dụng gì? Nếu là thể, tức là thuộc về phe của ta, như vậy thì tất nhiên phải có việc để làm; tức là trong bát tự nó phải có tác dụng đối với các thần khác trong thập thần, cũng tức là không được nhàn rỗi; nếu tại vị trí nào đó mà nhàn rỗi, thì tức là vô sự sinh phi (nhàn cư vi bất thiện – người dịch), tạo thành mệnh xấu. Như Tài tinh và Quan Sát tinh thuộc về dụng, cũng chính là đối với ta là vật ngoài thân, nhất thiết phải phát sinh quan hệ với những yếu tố thuộc về thể, hoặc là bị thế chế, hoặc là bị thể hoá, hoặc là bị thể hợp, thì mới tính là có thành tựu; nếu nhàn mà vô sự, chắc chắn là mệnh chủ không thể phát quan phát phú. Thương Quan và Thực Thần là vật trung tính. Thực Thần đại khái là thiên về thể, Thương Quan thiên về dụng, trong mệnh có thể bị chế, cũng có thể đi chế đối tượng khác, có thể dùng để sinh Tài, chế Quan Sát hoặc tiết tú. Chúng ta gọi mối hệ về mặt tác dụng giữa thể - dụng hoặc khách – chủ là tạo công, lại gọi thần trong bát tự có tham gia quá trình tạo công gọi là công thần, không tham gia gọi là phế thần. Muốn tiêu háo năng lượng mà sản sinh hiệu suất, thì không thể chỉ bằng vào riêng lẻ một chữ nào trong bát tự mà làm được. Trong tình huống bình thường, Tý Ngọ là lực lượng tương đương mà xung nhau, là năng lượng tiêu háo hết, hiệu suất không cao; nhất định phải có một bên hình thành đảng và thế, bên cường chế bên nhược thì mới gọi là tạo công.

Như dùng thể tại chủ vị mà đi truy cầu dụng tại khách vị, chúng ta gọi loại quá trình tác dụng này là tạo công chính hướng. Còn một loại tạo công phản hướng, tức là dụng tại chủ vị và thể tại khách vị có tác dụng qua lại. Thể dụng, khách chủ có tác dụng như thế nào thì mới gọi là tạo công? Các chữ trong thể dụng, khách chủ tiến hành hình, xung, khắc, hại, hợp, mộ đều là những cách thức tạo công.

Những chương tiết phía sau có luận tỉ mỉ hơn về vấn đề này.

Bốn: Khái niệm năng lượng và hiệu suất

Từ những lí luận ở những phần trước, chúng ta biết được manh sư phái khi xem mệnh không xem nhật chụ vượng suy, chỉ chú trọng có tạo công hay không và tạo công như thế nào. Kỳ thật từ “tạo công” này là một khái niệm vật lý. Chúng ta còn có thể dẫn dụng hai khái niệm vật lí khác: năng lượng và hiệu suất, để càng dễ dàng thâm nhập và lý giải bản chất và nội hàm của mệnh lý bát tự.

Vật lý cho rằng tiêu háo năng lượng để sản sinh hiệu suất gọi là tạo công có ích. Bát tự cũng giống vậy, tạo công nhất định cần tiêu hao năng lượng, nhưng năng lượng là gì? Trong bát tự, mỗi chữ đều có năng lượng, thiên can có năng lượng thấp, địa chi có năng lượng cao. Chúng ta có thể chia mười thiên can và mười hai địa chi thành các loại năng lượng thể có các thuộc tính và hương hướng bất đồng. Bởi vì giữa các chữ trong bát tự có phát sinh các quan hệ hình, xung, khắc, hại, hợp mộ, phá; nên giữa các chữ có trường năng lượng, tiêu tán và yên diệt. Sở dĩ gọi là công thần là vì sau khi tiêu háo năng lượng có hiệu suất sinh ra, là có công. Phế thần thì lại không sinh ra hiệu suất sau khi tiêu háo năng lượng, là vô công. Phế thần còn có một trường hợp là không làm tiêu hao năng lượng, cũng không tạo công. Kết cấu bát tự của những người thành công trong cuộc sống bên trong có hiệu suất, đồng thời lợi dụng được loại năng lượng này. Những người bình thường thì không có hiệu suất và lãng phí năng lượng. Những người thành công thì trong bát tự nhiều công thần mà ít phế thần, hoặc công thần tuy ít nhưng hiệu suất đặc biệt cao. Người bình thường thì nhiều phế thần mà ít công thần, hoặc có công thần nhưng hiệu suất thấp. Theo phương pháp này, chúng ta có thể phân biệt đủ loại mệnh phú quý bần tiện. Làm sao biết được tạo công có hiệu suất cao hay thấp, các phần sau sẽ nói tỉ mỉ.

Năm: Khái niệm tặc thần, bộ thần

Đây là khái niệm thường dùng trong manh phái. Nguyên lý của tặc thần, bộ thần được diễn hoá từ khái niệm Khách Chủ, Thể Dụng mà có. Nói một cách đơn giản: cái mà ta làm chủ, hoặc cũng có thể nói cái mà ta lấy làm Thể cần phải chế khử được cái ở Khách vị bên ngoài, hoặc là khống chế được Dụng; đó chính là cái mà ta hi vọng đạt được. Nếu như cái ở chủ vị hoặc là Thể tương đối vượng, còn cái ở Khách vị hoặc là Dụng tương đối nhược, thì lúc đó chúng ta gọi các yếu tố đó là tặc thần và bộ thần. Giống như là cảnh sát bắt trộm vậy, khi lực lượng cảnh sát rất mạnh, mà lực lượng tên trộm lại rất yếu, hoặc là không có tên trộm nào chẳng hạn, thì cảnh sát không có đất dụng võ; cho nên lúc đó cảnh sát lại hi vọng có tên trộm xuất hiện để mà bắt, để mà thể hiện được giá trị bản thân. Đó là nguyên lý tặc bộ thần, và cũng là nguyên lý rất thường dùng trong mệnh lý.

Càn: Quý Tỵ - Đinh Tỵ - Giáp Tuất – Kỷ Tỵ

Phân tích: hoả và táo thổ thành thế nên muốn chế kim thuỷ. Quý thuỷ thành tặc thần, hỷ đại vận hành kim thuỷ vận. Hành Quý Sửu và Nhâm Thân vận, thăng chức thư ký Tỉnh phó. Đây là kết cấu Thực Thương chế Ấn, Ấn là quyền lực. Ấn đã bị chế, tức là đắc Ấn.

Sáu: Tượng

Trong mệnh lý, 80% bát tự xem bằng tạo công, 20% lại xem bằng tượng. Cho nên tượng rất quan trọng, cần phải đào sâu nghiên cứu.

Thanked by 6 Members:

#4 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2274 thanks

Gửi vào 22/05/2018 - 00:23

Chương 2: Thủ tượng của cung vị trong tứ trụ

Manh phái mệnh lý cho rằng các thông tin quan trọng của một đời người đều được phản ánh trong tứ trụ bát tự, cho nên việc ứng dụng loại tượng của cung vị tứ trụ cần đặc biệt được chú trọng.

Phần 1: Tượng của cung vị

1. Ban đầu cung vị trong tứ trụ bao gồm thông tin về bản thân và lục thân, ngoại trừ nhật can đại biểu cho bản thân, các chữ còn lại đều đại biểu cho vị trí của người thân: như niên trụ đại biểu tổ tiên, cha mẹ mình, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng; nguyệt trụ đại biểu cha mẹ, anh chị em; nhật trụ là cung vợ chồng, đại biểu cho vị trí của vợ hoặc chồng; thời trụ là cung con cái, đại biểu cho con cháu của mình. Cha mẹ có thể được thể hiện trên niên trụ, cũng có thể được thể hiện trên nguyệt trụ.

2. Cung vị tứ trụ còn đại biểu cho một đời người theo thứ tự thời gian. Niên trụ đại biểu tuổi thơ, đại khái là khoảng 1-18 tuổi; nguyệt trụ đại biểu thời thanh niên, đại khái khoảng 18-35 tuổi. Nhật chi đại biểu thời kì trung niên, đại khái khoảng 35-55 tuổi; thời trụ đại biểu tuổi về già, đại khái là từ 55 tuổi trở đi. Ngoài cách tính đó ra, từ niên trụ tới thời trụ, còn được tính như là từ lớn tới nhỏ hoặc từ trước tới sau. Ví dụ như một người trong cuộc đời có ba lần kết hôn, từ ba lần đó được tính thuận từ niên trụ cho đến thời trụ mà tìm vị trí tương ứng.

3. Cung vị trong tứ trụ cũng đại biểu không gian sinh hoạt của một con người. Ví dụ như muốn đi xa, thì cung đối ứng trong số mệnh là niên trụ hoặc thời trụ, bởi vì niên trụ đại biểu phương xa, mà thời trụ đại biểu môn hộ. Nguyệt trụ thì lại đại biểu tổ tịch, dòng họ. Nhật chi đại biểu nơi ở hiện tại.

4. Cung vị trong tứ trụ còn đại biểu những người thuộc nhiều độ tuổi và nhiều mối quan hệ khác nhau. Niên trụ đại biểu người ngoài, trưởng bối và người già. Nguyệt trụ đại biểu bạn cùng lớp, đồng nghiệp, lãnh đạo. Nhật chi đại biểu những người có mối quan hệ rất thân cận của bản thân. Thời chi đại biểu người dưới, học sinh, bạn bè, nhân viên.

5. Cung vị trong tứ trụ còn đại biểu những bộ phận khác nhau trên thân thể. Niên trụ cách xa nhật trụ, nên đại biểu cho đùi, chân, tứ chi. Nguyệt trụ đại biểu thân người, như xương sống, vai, lưng. Nhật chi đại biểu các bộ vị quan trọng nhất như ngũ tạng, lục phủ, tim, não, tuỷ. Thời trụ lại đại biểu các khí quan giúp cơ thể tương tác với bên ngoài như đầu, mặt, bàn tay, mắt, miệng, tai, mũi, cơ quan sinh dục, bài tiết.

6. Cung vị trong tứ trụ còn đại biểu vật dụng. Như xem xe cộ, thì xem thời trụ, bởi vì thời trụ đại biểu là môn hộ, cứ ra khỏi cửa mà đi bằng phương tiện giao thông thì nhìn thời trụ. Ngoài ra còn có: niên trụ đại biểu giày dép hoặc đồ đạc của người khác. Nguyệt trụ đại biểu tài sản tổ tiên, gia nghiệp, đơn vị công tác, con đường học vấn. Nhật chi đại biểu nhà cửa, phòng ngủ, tài sản cá nhân. Thời trụ đại biểu xe cộ, cổng, quần áo, mũ nón, mắt kính, son phấn hoá trang, tài sản lưu động.

7. Cung vị trong tứ trụ còn đại biểu tâm chí và tình thương của con người. Có người dễ dàng bị các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng, cũng có người dễ dàng ảnh hưởng người khác. Từ cung vị tứ trụ có thể xem ra một số đặc điểm này.

8. Trong tứ trụ bát tự, thiên can đại biểu cho bề ngoài một người, như các đặc điểm bên ngoài, tính cách bên ngoài, hoặc những đặc điểm dễ bị người ngoài nhìn thấy. Còn địa chi đại biểu những yếu tố nội tại, như thế giới nội tâm, quan hệ gia đình, thường thường là những tư tưởng và tâm chí tinh tế ẩn sâu phía trong.

Cụ thể liệt kê như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Phần 2: Cát hung của cung vị

Bình thường mà nói, niên trụ là cát thần đắc lực thì gia cảnh xuất thân khá tốt, tổ tiên có người vinh diệu; nếu thêm bị nguyệt trụ xung khắc thì tổ tiên bị phá sản, thất bại, biến cố. Phần lớn đại biểu tin tức trước khi một người sinh ra.

Cát thần tại nguyệt trụ đắc lực thì chủ bản thân được hưởng phúc của cha mẹ ông bà, có thể đượng thừa hưởng sản nghiệp bên nội hoặc từ cha. Nếu bị nhật trụ xung khắc, thì đại biểu tha hương, duyên với lục thân mỏng, anh em bất hoà.

Cát thần tại nhật chi chủ thê hiền phu quý, trung niên có thể chấn hưng được gia nghiệp. Như bị khắc phá hoặc hoá hợp thành kỵ, thì đại biểu tốt mà không lâu bền, hôn nhân nửa đường gãy gánh, hoặc hôn nhân nhiều lần.

Cát thần tại thời trụ, chủ con cái tài năng xuất chúng, có hiếu. Nếu bị xung khắc thì tốt mà không lâu bền, hoặc con cái rời xa bản thân. Nếu thời trụ là kỵ thần, thì đại biểu con cái bất hiếu, dữ dằn, về già thê lương.

Cách xem cát thần như thề nào, các chương sau sẽ nói rõ.

Sửa bởi ThienKhanh: 22/05/2018 - 00:24


#5 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2274 thanks

Gửi vào 29/05/2018 - 02:00

CHƯƠNG 3: Tượng loại thập thần

Tượng loại thập thần tức là xem thập thần đại biểu cho cái gì. Muốn từ ý hướng của thập thần trong bát tự mà đoán mệnh cách, nghề nghiệp của một người cần phải biết phương pháp phân biệt hàm nghĩa thập thần thật chuẩn xác. Qui luật ý hướng của thập thần có thể được thôi diễn vô hạn, tức là đối với một thần nào đó trong bát tự, hàm nghĩa của nó sẽ tuỳ theo thần đối ứng hoặc thần có mối liên hệ chặt chẽ, hoặc thần không xuất hiện mà phát sinh biến hoá, nội hàm của sự biến hoá này có quan hệ với thần đối ứng và thần có mối liên hệ khăng khít (?).

Một: Tượng loại thập thần

1. Ấn tinh: đại biểu học thuật và vinh dự; cũng đại biểu quyền lực, địa vị, nhà cửa, xe cộ.

Chính Ấn: nghề nghiệp chính thống, văn hoá, văn bằng, quyền lực, mẹ. Như trong mệnh có Chính Ấn hữu dụng thì có thể làm các nghề: nhân viên nhà nước, giáo sư, các ngành văn hoá, tôn giáo, từ thiện, y tá. Chính Ấn trọng cảm tình, có tu dưỡng văn hoá, biết yêu thương, có tôn nghiêm. Chính Ấn không nên quá vượng hoặc quá nhược. Chính Ấn quá vượng thì phản lại sinh ra lười biếng.

Thiên Ấn: đại biểu tài năng quỷ dị, bộ não tốt, biết mưu kế, không cần cực khổ mà vẫn có thu hoạch, sáng ý, phát minh, y bốc, luật sư, kí giả, ngành nghề biểu diễn (đa số chủ ở xa tổ tiên và người thân). Nếu trong mệnh có Thiên Ấn hữu dụng thì có thể làm các nghề: kĩ thuật, bác sĩ, nghệ nhân, ngũ thuật, tôn giáo, tư vấn, luật sư, kí giả, biên tập, tình báo, trinh sát, thiết kế.

2. Quan Sát: đại biểu nghề nghiệp, công tác, địa vị, quyền lực, danh khí, hoặc cũng đại biểu quan tai, kiện tụng, cơ quan hành chính sự nghiệp, đạo tặc, bệnh tật, các sự kiện liên quan đến đào hoa tai, nếu là kỵ thần thì còn đại biểu cho tiểu nhân.

Chính Quan: đại biểu chính thống, quan văn, chức quan nhỏ, nghề nghiệp trong cơ quan hành chính sự nghiệp, học vị, tâm tính bình hoà, lương thiện, cao quý. Chính quan chủ tính tôn trọng pháp luật, tinh thần trách nhiệm, nếu thái quá thì phản sinh ra khiếp nhược, hèn yếu. Như trong mệnh có chính quan hữu dụng thì có thể làm các ngành: nhân viên nhà nước, quan văn, giáo sư, ngành tư pháp.

Thất Sát: quyền lực, các ngành nghề liên quan đến võ, vũ lực, vũ trang, thực quyền, dã tâm, thông minh, hung ác, danh khí, tâm kế, nóng tính. Thiên can Thất Sát nếu hư thấu đại biểu danh khí. Địa chi Thất Sát đại biểu người có ý chí mạnh, biết tính toán. Như Thất Sát không có chế hoá thì là hung thần, nhẹ thì không thể làm cho cơ quan nhà nước, nặng thì kiện tụng, hình ngục. Sát Ấn tương sinh thì quý. Quan sát hỗn tạp mà gặp vận quan sát thì không lợi mà còn hung. Như trong mệnh Thất Sát hữu dụng thì có thể làm cách nghề: cảnh sát, tư pháp, thanh tra, kiểm tra, quân đội, hành pháp, chính trị, luật sư, giáo sư, bác sĩ. Như Thất Sát không có chế thì không thể làm viên chức nhà nước, lại có khả năng đi những con đường sai trái hư hỏng như trộm cướp, không công rỗi nghề, bệnh tật quấn thân.

Ví dụ Quan Sát chế hoá:

Càn: Nhâm Tý – Tân Hợi – Ất Sửu – Tân Tỵ

Phân tích: học nghiệp rất cao, hiện tại là lưu học sinh nghiên cứu tiến sĩ. Tân kim Thất Sát có chế hoá tại nguyệt trụ. Nếu chế hoá triệt để thì có thể làm quan. Thời trụ có Thất Sát hư thấu thì xem có chế hay vô chế, nếu có chế thì Thất Sát đó xem như văn hoá. Thất Sát chế tận thì làm quan. Quan Sát có chế thì đại biểu văn hoá.

3. Tài tinh: đại biểu tài phú, dục vọng. Dần Thân là sắc dục. Là thiên can mà hư thấu thì là tài hoa, tài năng. Tài tại địa chi tượng trưng cho dục vọng, đặc biệt là thiên tài, đối với người nữ thì đại biểu cho cảm tình.

Chính tài: có tính tiết kiệm, không truy đuổi cưỡng cầu, như tiền lương, sản nghiệp, gia nghiệp, vợ. Nếu như trong mệnh có chính tài hữu dụng, thì có khả năng làm các nghề: tầng lớp làm công kiếm tiền, giáo sư. Chính tài quá nặng thì không có ý chí tiến thủ.

Thiên Tài: có tính phù hoa, thích đầu cơ, là của cải vật chất do đầu cơ, hoặc thu nhập ngoài luồng, ngoài hạn ngạch mà có, ví dụ như tài sản lưu động (động sản), cổ phiếu, thu nhập do mạo hiểm. Tài đại biểu tài phú, nguyệt lệnh Tài còn đại biểu nhà cửa, là dục, là sắc dục, tài hoa, thê thiếp, và cha. Nếu trong mệnh có thiên tài hữu dụng thì có thể làm các ngành: doanh nhân, mở công ty, ngành nghề dịch vụ, đầu tư chứng khoán, tư vấn, luật sư, diễn thuyết.

4. Thực Thương đại biểu trí tưởng tượng, thế giới tình cảm, tự do; không thích gò bó, câu thúc; đối với nam mệnh thì đại biểu dục vọng.

Thực Thần: tính dễ chịu, thiện lương, ôn hoà, rộng lượng, chính nghĩa, có tài, thích cống hiến, thích cho đi, khoái lạc, tự do. Thiên can là Thực Thần lại nhiều thì thường làm các ngành kĩ thuật; địa chi có Thực Thần nhiều thì sự nghiệp khó khăn (chủ yếu nói khó khăn cho bản thân, chứ không phải nói những công việc lao động chân tay). Một khi thành cách cục thì có thể thành sự nghiệp lớn. Trong mệnh có Thực Thần hữu dụng thì có thể làm các ngành nghề: học giả, giáo viên, bác sĩ, tư vấn, tôn giáo, tư tưởng triết lý, luật sư, ký giả, viên chức nhà nước, tác giả, nhà phê bình ẩm thực, nhà diễn thuyết, người dẫn chương trình, âm nhạc, biểu diễn.

Thương Quan: cuồng, không thực tế, thông minh, cứng đầu, gian trá, ngạo mạn, biết tính mưu kế, không theo qui củ, biết lợi dụng tình thế để có lợi cho mình, tâm tính cơ hội, thích hưởng lạc. Đại biểu dục vọng, có xu hướng lãng mạn. Nếu Thương Quan thành khí thế thì có thể làm việc lớn. Nếu trong mệnh có Thương Quan hữu dụng thì có thể làm các ngành nghề: nghệ thuật, đại sư, thiết kế, diễn viên, luật sư, thanh/kiểm tra, chống tham nhũng, viên chức có thực quyền, nghệ nhân, doanh nhân, hướng dẫn viên du lịch, tác giả.

5. Tỷ Lộc Kiếp Nhận: tượng trưng hợp tác và cạnh tranh. Tỷ Kiếp là sao mang tính tranh đoạt, Tỷ thì ôn hoà, còn Kiếp thì hung ngoan. Dương Nhẫn là hung trong hung. Dương Nhẫn là gan lớn, hung ác, táo bạo, sự kiện máu me; còn đại biểu anh chị em, cũng đại biểu việc binh đao, đao thương, phẫu thuật, tai hoạ, sợ quá vượng hoặc quá nhược.

Tỷ Lộc: là phần nối dài của Nhật chủ, là thân thể, tự tôn, tự cường, tự ái, tự kỷ, là tất cả những gì mà bản thân mình sở hữu, quyền lực, tuổi thọ, tài phú.

Kiếp Nhận: sính cường, thích cậy mạnh, khí phách, bá đạo, tranh đoạt, chinh chiến, hung ác. Dương Nhận hành kim như cây đao, là Bạch Hổ, dữ dội. Đại biểu kiên trì, lòng ích kỉ, vì bản thân mình, hợp tác, thích ra mặt gánh vác, không ngại hung hiểm.

Tỷ Kiên quá vượng, dễ cực đoan, như tính cách bướng bỉnh, ngoan cố, cứng đầu, kiêu ngạo, tự cho là đúng. Trong mệnh nếu có Tỷ Kiên hữu dụng, thì có thể làm cách ngành nghề: vận động viên, huấn luyện viên, lao động chân tay, môi giới, doanh nhân, tài xế, người trong giang hồ.

#6 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2274 thanks

Gửi vào 04/06/2018 - 23:59

Hai: Hàm nghĩa của thập thần hư thấu

Chỉ xem tại trụ mà thiên can đó thấu ra để quyết định xem có phải hư thấu hay không, nếu thiên can thật sự tạo công thì không thể hư thấu. Như vậy, muốn phán định tạo công hay không cần xem địa chi làm chủ.

1. Tài tinh hư thấu tại thiên can: không đại biểu tiền tài mà là tài hoa, tài (năng) khí, ăn nói lưu loát, đều luận là cát. Tài hư thấu tại thời trụ, xài tiền lớn, biết giải quyết vấn đề. Nếu như lại còn hợp Ấn, thì biết cách giao tiếp diễn giải, có năng lực điều giải hoặc làm trung gian, biết cách biểu đạt bằng lời nói, có thể làm nghề đi dạy hoặc hoà giải.

Càn: Bính Ngọ - Tân Mão- Ất Dậu – Mậu Dần

Phân tích: Mậu thổ Tài tinh hư thấu tại thời trụ, cho nên không đại biểu tiền tài, mà là tài hoa; người này biết cách ăn nói, tài ăn nói đặc biệt giỏi, biết cách xử lí công việc, năng lực làm việc cao. Nhưng Tài hư thấu tại thời trụ nên xài tiền lớn. Người này bát tự Ất mộc có căn lại thấy thuỷ nên là hoạt mộc, kỵ kim. Thìn Dậu hợp thì làm hư hoại căn của Ất mộc. Đại vận Thân Dậu không tốt, đặc biệt vận Dậu cực kì không tốt, lại còn bị tai nạn giao thông. Mậu thổ tại vị trí này không có tạo công, chính là ý như vậy.

Lâm Dịch Giám: Tài tinh hư thấu, Mậu thổ là Chính Tài hư thấu tại thời trụ, nên là người biết ăn nói, có tài hoa. Mậu thổ Tài tinh không đại biểu tiền tài; không chỉ có tài ăn nói, mà còn biết giải quyết công việc, năng lực làm việc tốt. Tài tinh hư thấu tại thời trụ nên xài tiền lớn, chủ yếu là do Tài tinh toạ Kiếp Tài. Mão Dần mộc là là tử mộc, Mão mộc tại nguyệt trụ kiến lộc thấu Sát, Mão – Dậu xung, Mão – Ngọ phá, cho nên Mão mộc này bị hoại, cũng chính là lộc của nhật chủ bị hoại, thành ra nguyên cục tự bản thân đã có vấn đề. Vận Ất Mùi, năm Ất Dậu, vận Mùi tức nhật chủ nhập mộ, năm Ất Dậu nhật chủ toạ Thất Sát, xung Mão lộc, tự mua xe chạy kiếm tiền, lại đụng người phải vào viện. Lộc tại niên trụ và nguyệt trụ chắc chắn không đại biểu cho lộc của bản thân, mà lộc tại nhật và thời trụ mới là bản thân. Thất Sát xung lộc khẳng định có nạn.

2. Quan tinh hư thấu: không làm quan, mà đại biểu danh khí, sự nổi tiếng, danh vọng, đầu óc thông minh, lanh lợi, không đại biểu quyền hành. (Thất Sát chế tận thì làm quan, Quan Sát mà có chế hoá thì đại biểu văn hoá).Muốn xem năng lực học tập cao hay thấp thì trước tiên xem Quan tinh, sau đó xem Ấn tinh.

3. Ấn tinh hư thấu: cần phân dụng hay kỵ. Là dụng mà hư thấu thì không có văn bằng, là kỵ mà hư thấu thì có văn bằng. Tuy nhiên nếu là kỵ mà được khử thì vẫn có văn bằng. Nếu như trong bát tự có đảng có thế, tất nhiên trong đảng sẽ có chữ có thể dụng, hoặc là chế chữ nào, thì cũng là hữu dụng.

Ví dụ Ấn tinh hư thấu:
Càn: Quý Mùi – Bính Thìn – Mậu Tất – Bính Thìn

Phân tích: bát tự này cần dụng Ấn. Mậu Tuất cùng trụ, nhật chủ toạ Ấn khố, lại là căn của nhật chủ; hoả cùng với táo thổ thành một đảng, nên tạo công (nhưng Thìn lại không nhược. Thực tế chế không hoàn toàn, phần này sẽ nói sau). Dụng Ấn mà Ấn hư thấu nên không có văn hoá, càng đừng nói đến văn bằng.

Càn: Bính Dần – Kỷ Hợi – Tân Dậu – Kỷ Hợi

Phân tích: kim thuỷ thành đảng, Ấn tinh hư thấu, nhật trụ toạ lộc nhất định là dụng, lại thấy Hợi thuỷ, tức là sinh cho Thương, Thương lại sinh Tài, Tài lại sinh Quan, Quan hợp thân. Kim thuỷ thành đảng, không dụng Ấn, thành ra Ấn hư thấu là cát. Không dụng Ấn mà Ấn hư thấu, xem về mặt văn hoá, là có văn bằng. Năm nay Ất Dậu mộc khắc Ấn Kỷ thổ, Dậu đến cũng là nhật chủ đến, nên năm nay thi vào đại học Thượng Hải đạt thủ khoa, so với điểm đầu vào đại học Thanh Hoa dư đến hơn 20 điểm, đậu vào ngành khoa học. Hiện đang ở vận Đinh Sửu. Vì sao là ngành khoa học? Kim thuỷ là khoa học, mộc hoả là văn. Bát tự này dụng kim thuỷ, cho nên học ngành khoa học. Người này sau đó làm quản lý cao cấp trong xí nghiệp, lý do là vì Bính – Tân hợp, phần sau sẽ nói đến hợp Quan tại niên trụ hoặc tại nguyệt trụ có ý nghĩa gì. Tất cả đều là tượng mà ra.

4. Thực Thương hư thấu:

a) Hư hoặc nhược bị tiết chế là hữu dụng; hoặc tiết tú, hư thấu biểu thị là tài hoa, chủ yếu chỉ biết cách ăn nói, tài nghệ cao. Như Thực Thần nhược mà không bị chế, thì ý chỉ không thích nói năng dông dài (Thực Thần tiết tú chủ về văn hoá). Thực Thần nhược mà vô công, không thích nói năng.

b ) Còn có thể chỉ tài vận, bởi vì Thực Thương có khả năng sinh Tài, cần phải xem có hữu dụng hay vô dụng, nếu không có chế hoá tức là không có tiền. Thật ra thì: một là can có căn, hai là gặp toạ chi.

Lâm Dịch Giám bút ký: Thực Thần vượng hoặc hư đều có khả năng biểu thị thích nói năng. Chỉ cần Thực Thần có công, tức là biết cách ăn nói. Có công tức là bị chế hoặc chế. Hư thấu mà vô công thì lại không thích nói chuyện.

Ví dụ Thực Thương hư thấu
Càn: Bính Tuất – Mậu Tuất – Tân Tỵ - Quý Tỵ

Phân tích: Thực Thần hư thấu, tự hợp, tức là bị chế, bị Mậu hợp chế. Mậu và Tỵ là cùng một tượng, cùng một người, nếu hợp thì tức là Quý đã bị chế. Thấu tại thời trụ, tức là khẩu tài, khéo ăn khéo nói, biết cách giảng giải, có năng lực biểu đạt. Khẩu tài, trí nhớ tốt, năng lực phản ứng nhanh.

Lâm Dịch Giám: thời thượng Quý thuỷ là Thực Thần hư thấu bị chế, biểu thị người đó có tài ăn nói, có năng lực tốt. Thực Thần thấu tại thời trụ chỉ miệng, mà không chỉ tiền tài vì nó hư thấu, tức là nó chỉ tài hoa. Thực Thần hư thấu không tạo công thì không thích nhiều lời, nếu tạo công thì lại càng thích nói năng. Quý Tỵ hợp, Quý bị chế. Người này từng làm giảng viên đại học. Thực Thần vượng hoặc hư đều có khả năng đại diện cho tính thích nói năng. Chỉ cần Thực Thần tạo công thì biết cách ăn nói. Có công tức là bị chế hoặc chế. Hư thấu mà vô công thì lại không thích nói chuyện.

Bát tự thiên nhân hợp: Quý Tỵ - Đinh Tỵ - Giáp Tuất – Kỷ Tỵ

Phân tích: bát tự này có Ấn bị chế, bị chế tức là đạt được Ấn.

5. Ứng kỳ hư thực. Thực là dụng thì sợ hư, hư là dụng thì sợ thực. Phải biết linh hoạt. Như đại vận thấy thực, có chế hoá thì luận cát. (Hư mà hữu dụng thì sợ thực, không phải nghĩa là thấy thực thì bị hư hoại, như thực bị nguyên cục chế, dù có gặp thực cũng không hung).

Chú: nguyên cục cũng có khả năng chế đại vận. Bất quá chế cũng không có ý nghĩa, dù có ý nghĩa cũng có thể nói như sau. Thực chế Sát thì là làm quan mà có tiền.

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP XEM MỆNH MANH PHÁI

Tiết 1: Bắt đầu xem bát tự

Một: Xem công của bát tự

Manh sư xem mệnh, đầu tiên muốn xem công của bát tự ở đâu. Cụ thể là khi có được một bát tự, đều tiên xem nhật can, lại xem nhật chi. Xem nhật can chỉ chú trọng hai điểm: thứ nhất là xem có gặp hợp hay không, hợp có hai loại là hợp Chính Quan, hoặc là hợp Chính Tài. Nhật can nếu có hợp thì cái mà mình hợp chính là điều mà mình muốn đạt được, nhưng có đạt được hay không thì phải xem công của quan hệ hợp này. Thứ hai, như nhật chủ không có hợp, thì xem xem nhật can có sinh hay không, tức là xem xem có Thực Thần hoặc Thương Quan ở gần nhật can hay không. Nếu như có, đó cũng là cái mà nhật can muốn đạt được. Lại xem Thương Quan hoặc Thực Thần trong bát tự có công dụng hay không. Nhật can như không có hợp cũng không có sinh, thì bỏ qua nhật can không xem mà chuyển sang xem nhật chi. Xem nhật chi và các chi khác có thành đảng thành thế hay không, hoặc có cùng chi khác phát sinh các mối quan hệ hình, xung, khắc, hại, mộ, tam hợp, lục hợp, ám hợp; đây đều là các cách thức mà nhật chi tạo công. Một bát tự xem ở hai điểm này là có thể nắm bắt được rồi. Cũng có bát tự nhật can và nhật chi đều không có tạo công, thì lại xem Lộc Thần hay Tỷ Kiếp vị trí ở đâu trong bát tự, chúng có tạo công hay không. Nếu như dựa vào Lộc hoặc Tỷ Kiếp mà tạo công thì cách cục của bát tự không cao. Bởi vì Lộc chỉ thân thể, cả bát tự nói lên người này là người lao động chân tay, khó có thể có thành tựu to lớn.

Nếu như nhật can tham dự tạo công, thì lấy nhật trụ làm chủ (nhật can và nhật chi biểu đạt cùng một ý nghĩa). Lấy công thần làm hạch tâm của bát tự. Tóm lại nhất định phải tìm được trong một bát tự tạo công ở đâu, sau đó mới có thể đọc hiểu được bát tự đó.

Hai: Phân chia bát tự phú quý bần tiện

Căn cứ vào tạo công lớn hay nhỏ mà phân bát tự làm nhiều chủng loại.

1. Bát tự phú quý

Manh phái xem bát tự khác với mệnh lý truyền thống, không dùng tiêu chuẩn bát tự bình hoà để đoán bát tự là tốt hay xấu. Tương phản, manh phái cho rằng bát tự đại phú quý nhất định là không bình hoà, tức là bát tự nghiêng về “thế” của một phương, chủ vị (nhật trụ) cùng khí thế là nhất trí với nhau, sau đó thông qua cái “thế” này mà tạo công. Thế tức là đảng; một người đạt được thành công trong cuộc sống thì không thể một thân một mình, mà phải có đảng hoặc là có đoàn đội của bản thân. Khi cả cộng đồng cùng làm thì mới có thể thành việc lớn. Các chữ tham gia tạo công chủ yếu phân thành công thần và phụ trợ công thần. Như Tỵ hoả chế Thân kim, lại gặp Mão mộc. Mão mộc sinh Tỵ hoả thì Mão mộc là phụ trợ công thần, Tỵ là công thần.

Loại bát tự này cần phải có đủ hai điểm: một là phải thành thế, hai là phải tạo công. Chỉ có thế mà không có công thì không được, chỉ có công mà không có thế thì không thể thành sự nghiệp lớn.

Thế của bát tự có vài loại hình, có mộc thế, có hoả thế, có kim thế, có thuỷ thế, có táo thổ thế, lại cũng có thấp thổ thế. Một số bát tự lại có hai loại thế thành đảng, mà không chỉ có một loại thế, như mộc hoả có thể thành đảng, kim thuỷ có thể thành đảng, thuỷ mộc thành đảng, hoả và táo thổ thành đảng, kim và thấp thổ thành đảng, thuỷ và thấp thổ cũng có thể thành một đảng.

Sau khi thành đảng, lại xem có công hay không. Nếu có tất nhiên luôn có thần làm công tác chế hoá, như mộc thế có thể chế thổ, cũng có thể hoại kim; hoả thế có thể chế kim, cũng có thể hoại thuỷ, kim thế có thể chế mộc; táo thổ thế có thể hoại thuỷ, cũng có thể hoại kim, cũng có thể hoại thấp thổ; thấp thổ thế có thể hoại hoả, cũng có thể hoại táo thổ. Lại có: mộc hỏa thành thế chế kim (như trong kim có thuỷ thì cũng có thể cùng lúc bị chế); hoả và táo thổ thành thế chế thuỷ (như trong thuỷ có mộc thì cũng có thể cùng lúc bị chế) hoặc chế kim thuỷ hoặc chế thấp thổ (những gì ẩn tàng trong thấp thổ đều cũng bị chế); kim thuỷ thành thế chế hoả (như trong hoả có chứa thổ thì thổ cũng bị chế) hoặc chế táo thổ (những gì ẩn tàng trong táo thổ cũng cùng lúc bị chế); kim và thấp thổ thành thế chế mộc hoả; thuỷ và thấp thổ thành thế chế táo thổ hoặc hoả; thuỷ mộc thành thế chế thổ (những gì tàng trong thổ đều bị chế).

Thìn – Tuất xung, cả bát tự có Tuất bị Thìn chế (thuỷ chế hoả), nhưng nếu như hoả thành thế thì lại thành ra Tuất chế Thìn.

Sau khi thành đảng, nếu không có phát sinh mối quan hệ với nhật chủ thì nhất định sẽ phát sinh quan hệ với nhật chi. Lúc đó có thể bỏ nhật chủ không xem, mà xem chữ nào đóng vai trò nòng cốt trong đảng đó, tức là xem trung thần.

Một số ví dụ phát tài lớn.
Càn: Mậu Thân – Giáp Dần – Tân Mão – Quý Tỵ

Phân tích: bát tự này tương đương phức tạp, toàn bàn đều tạo công, có tượng, có công, lại có xung. Bát tự này khẳng định là có thế có khí. Khí thế của bát tự không cùng loại với nhật chủ, là mộc hoả đảng.

Tân kim không tạo công, chỉ sinh Quý thuỷ. Quý tại thời trụ hư thấu, nên chủ tài ăn nói. Giáp – Dần – Mão – Tỵ kết đảng lại có một hoán tượng là Tỵ thành Mậu, cùng đại biểu một chữ, có thể nói Mậu chính là từ thời trụ mà thấu ra tại niên trụ, cho nên Mậu cũng là cùng đảng với mộc hoả. Mão không tạo công, chỉ sinh cho Tỵ hoả, lại ám hợp Thân kim. Phần ám hợp này sẽ đề cập sau. Mọi người xem chữ nào là trọng yếu nhất. Trong bát tự này Dần mộc là trọng yếu, bởi vì đảng của mộc hoả có thể chế kim và thuỷ trong Thân kim. Dần Thân xung là Tài chế khử Kiếp Tài, cho nên Dần chủ yếu là công thần.

Nhật chủ không tạo công, nên xem nhật chi. Nhật chi cũng không tạo công gì cả, nhưng kết thành đảng, nên xem tác dụng khử kim thuỷ của đảng này. Sở dĩ có thể nói Dần là công thần chính yếu, mà bát tự này chế rất triệt để. Dần chế Thân, sau đó lại có Tỵ - Thân hợp, Tỵ - Thân hợp thì chế thành công. Lúc này Tỵ - Thân hợp có thể áp dụng hoán tượng. Tỵ là Tài, chế Thân, trong Thân có thuỷ cũng bị chế. Ngoài ra Mậu Thân là đái tượng. Mậu là Ấn, Mậu Quý hợp, Quý Tỵ tự hợp, thành ra Quý cũng bị chế hoàn toàn, cho nên tạo công rất lớn. Bát tự này chính là loại tạo công ngược hướng. Dụng tại chủ vị, thể tại khách vị, dụng chủ vị mà chế khách vị.

Càn: Mậu Thân – Kỷ Mùi – Quý Tỵ - Kỷ Mùi

Phân tích: nhật chủ Quý thuỷ hợp Mậu, nhật chủ hợp Quan, toạ chi là Tài, hoả cùng táo thổ kết đảng, Tỵ cùng Mậu là một tượng, Tỵ Mùi… (?)

Sau khi thành đảng, Mùi làm giòn kim, bởi vì lực khắc nhỏ, nên không phải là công thần chính yếu. Chủ yếu là do mối quan hệ Tỵ - Thân hợp, hợp này chế mất Thân kim, bao quát cả Kiếp Tài trong Thân kim. Tài chế Ấn và Kiếp Tài; Tài tại chủ vị kết đảng chế Kiếp Tài, nên có thể lấy Kiếp Tài xem như là Tài. Phía trên Thân chở Mậu, Mậu và Tỵ lại là cùng một tượng, lại hợp nhật chủ, nên ý nghĩa là tuy là nhật chủ hợp Quan nhưng người này không làm quan. Đây là trường hợp tạo công ngược hướng, chế Kiếp Tài, nên xem Kiếp Tài như Tài, là vị Tài đến chế (Tài thấu đến niên trụ hợp nhật chủ, nên không làm quan, bởi vì toạ dưới nhật chủ là Tài thấu xuất thành Mậu). Mậu Quý hợp là quản lí và khống chế. Đây là mệnh đại phú, hiện tài sản vài chục ức, là chủ một công ty chứng khoán. Hành Hợi vận phản cục, năm nay Ất Dậu vào tù.

Càn: Ất Tỵ - Bính Tuất – Tân Hợi – Mậu Tuất

Phân tích: nhật chủ hợp Bính hoả, toạ chi Hợi thuỷ, chung quanh toàn tượng hoả và táo thổ, cần chế thuỷ và những gì tàng trong thuỷ. Hợi thuỷ Thương Quan bị hai Tuất hai bên khắc, là chế không hết. Bất kì loại tạo công nào, nếu là hai bên trái phải cùng chế đều là chế không triệt để. Bính – Tỵ - Mậu – Tuất đều là một nhà, cho nên bát tự này tạo công tương đương lớn, là vì Quan chế Thương Quan. Thương Quan sinh Tài, “chế khử Tài cùng với nguyên thần của Tài là phát tài lớn”. Bát tự này chế cả Tài lẫn nguyên thần của Tài (trong Hợi có tàng Tài). Chế triệt để, nên thành nguyên lý Tặc Thần và Bộ Thần. Đến vận Nhâm Ngọ, phát tài vài ức. Trong bát tự này còn có tồn tại một tượng, đó chính là Tỵ chế Hợi thuỷ thành ra phát tài. Tượng là Ất mộc, Ất là Tài cho nên là phát tài. Người này mệnh không thể làm quan.

Càn: Nhâm Thân – Kỷ Dậu – Quý Tỵ - Tân Dậu

Phân tích: các bát tự phú quý đều có thế, khí thế chỉ có hai loại tình huống: cùng chí hướng với nhật chủ, hoặc tương phản với nhật chủ. Bát tự này kim thuỷ thành thế, cần chế hoả. Dậu hai bên chế Tỵ, nhưng không chế được, nên công thần chính yếu là Thân kim chế Tỵ hoả. Toạ chi là Tỵ hoả đầu tiên chính là Tài, cho nên đây là tượng Ấn chế Tài. Chế khử Tài và nguyên thần của Tài thì phát tài lớn, nên người này cũng là cự phú. Hành vận Quý Sửu phát tài rất lớn. Vận Quý là nhật chủ đáo vị, bắt đầu phát tài. Vận Giáp trong Giáp Dần phát tài, còn vận Dần thì xấu. Vận Giáp, Giáp hợp Kỷ thổ, nguyên cục có Kỷ là bệnh, vì nguyên cục là kim thuỷ chế hoả thổ. Kỷ thổ tại nguyệt trụ không bị chế nên là kỵ. Kỷ thổ không có chế có tượng là Ấn đội mũ Quan. Giáp Dần hợp khử Kỷ không khắc thân nên phát. Dần vận xung Thân, hình động Tỵ, công thần bị hoại, cho nên xấu.

Càn: Ất Tỵ - Kỷ Sửu – Nhâm Thìn – Tân Sửu

Phân tích: thế và nhật chủ cùng hướng. Thấp thổ và kim thuỷ kết đảng, cần chế táo thổ và hoả. Nguyên cục chỉ có Tỵ hoả. Làm sao chế? Chỉ có thể dùng tiết. Tỵ sinh Sửu, Thìn thổ lại củng Sửu, nguyên cục có rất nhiều thấp thổ, đều đợi Tỵ sinh cho, cho nên một chữ Tỵ hoả bị chế triệt để. Quan chế Tài, là mệnh phát tài. Nhưng vẫn còn một điểm, Sửu nhập Thìn mộ, bởi vì Thìn là khố của Tỷ Kiếp. Cho nên sau khi kết đảng đều là nhập mộ. Chủ yếu là do Thìn tạo công. Vận Tuất, Thìn Tuất xung, xung khai Tài khố nên phát tài ức tệ (bởi vì Tài bị chế triệt để).

Quan nhiều Tài ít, có thuật ngữ nói là “Tài thống Quan”, tức là xem Quan thành Tài mà luận. Nhập Thìn mộ, biểu thị là có tài sản rất lớn. Xung mộ chính là thành khố; mộ tức là chết, còn khố lại có khả năng thu tàng. Chỉ cần hành vận Tuất xung Thìn là có khả năng phát tài.

Tỵ, Sửu, Thìn xem như là Tài mà luận, nhưng nhập Thìn mộ thì thành ra vô dụng, hành vận Tuất xung khai Thìn mộ, tức thì tất cả tiền tài có được đều xuất hiện, cho nên vận Tuất phát lớn.

Lại đưa ra một số ví dụ mệnh làm quan.
Càn: Đinh Hợi – Nhâm Tý – Canh Thìn – Nhâm Ngọ

Phân tích: nhật chủ toạ Thực Thần khố, kim thuỷ kết đảng. Thấp thổ và thuỷ là một đảng, kim thuỷ, thấp thổ kết đảng rồi sau đó cần chế hoả. Nguyên cục địa chi có Ngọ, thiên can thấu Đinh. Đinh - Ngọ là một chữ. Trước tiên xem niên can Đinh hoả, Đinh Nhâm hợp, Đinh Hợi tự hợp, Đinh hoả đã bị chế. Lại xem Ngọ hoả và Nhâm thuỷ tự hợp (cũng có thể nói là Nhâm thuỷ hư thấu), lại có Tý – Ngọ xung, Thìn cũng tiết hối Ngọ hoả. Lại có thêm tượng là Ngọ Hợi ám hợp. Chủ yếu là do Tý – Ngọ xung mà tạo công. Nguyên cục hoả bị chế tận, chế được vô cùng tốt, cho nên tạo công rất lớn. Chế khử Quan và nguyên thần của Quan thì có thể làm quan lớn, cho nên người này thực tế là làm quan lớn. Cũng thuộc về bộ thần và tặc thần; hành Đinh, Ngọ đại vận đều không sợ, nếu gặp là đắc. Mệnh cục là mệnh đại quan, nhưng không đạt đến cấp độ làm tổng thống, bởi vì đại vận không tốt, cho nên chỉ làm đến cấp thành phố. Tức là không gặp hoả vận, chỉ toàn đi gặp vận bộ thần.
Năng lượng chế dụng thấp một chút. Kim thuỷ và thấp thổ đành đảng quá mạnh, hoả quá nhược, bởi vì Thìn hoá đi Ngọ hoả, Ngọ lại có sinh dụng, Tý xung Ngọ cho nên xấu một chút.

Càn: Đinh Mão – Nhâm Dần – Quý Mão – Bính Thìn

Phân tích: thuỷ mộc thành thế, không chế hoả mà chế Thìn thổ. Mão Thìn hại nên xem như là nhân tố tạo công chủ yếu, tức là lấy Thực Thần chế Quan. Hành vận tốt. Đây là ví dụ trong sách cổ, kim bảng đề danh. Bính Thìn là đái tượng, Dần Mão chế Thìn thổ. Tài tinh hư thấu là tài hoa.

Càn: Mậu Tuất – Giáp Dần – Đinh Mão – Giáp Thìn

Phân tích: mộc, hoả cùng táo thổ thành đảng, chế Thìn thổ (Quan Sát khố). Đầu tiên có Thìn Mão hại, Thìn Tuất xung, nên Thìn bị chế, tức là bị Ấn và Tỷ Kiếp chế. Không có hoả lộ ra, nên Thìn không có nguyên thần. Bởi vì Thìn là Quan Sát khố, cho nên lực lượng không yếu, nên làm quan lớn. Phía trên tạo Đinh Hợi bởi vì hoả quá nhược mà chức quan nhỏ. Tuất Tỷ Kiếp Dương Nhẫn khố, là quyền lực. Mão là Ấn, cũng là quyền lực.

Càn: Đinh Mùi – Quý Sửu – Bính Tý – Nhâm Thìn

Lâm Dịch Giám: mộc và thấp thổ thành thế, chế Mùi thổ. Đầu tiên xem Sửu Mùi xung, Tý Mùi hại đều là chế Mùi thổ. Đinh hoả cũng bị chế vì Đinh – Nhâm hợp, Quý thuỷ khắc, cho nên Dương Nhẫn đã bị chế. Quan chế Dương Nhẫn. Nhật chủ toạ dưới có Quan, có nghĩa là quản lý. Mệnh chủ là quản lí một xí nghiệp rất lớn. Bát tự không có Tài, Thực Thương có thể xem như là Tài. Mệnh chủ là người giàu ức vạn. Chế Ấn và Tỷ Kiếp. Tài khố chế Ấn khố chính là nơi tạo công chủ yếu. Không phải xí nghiệp quốc doanh, mà là xí nghiệp tư nhân. Đinh – Nhâm hợp là quản lý Kiếp Tài. Tại sao lại luận là doanh nghiệp tư nhân cổ phần? Ấn là đơn vị. Ấn khố thì có nhiều xí nghiệp, chính là một tập đoàn.

Càn: Mậu Thìn – Kỷ Mùi – Canh Ngọ - Đinh Hợi

Lâm Dịch Giám: hoả cùng táo thổ thành thế, nhật chủ toạ Ngọ hoả Chính Quan. Ngọ hoả thấu Đinh và Kỷ. Ngọ, Đinh, Kỷ đều là cùng một chữ. Đinh - Hợi hợp, Ngọ - Hợi hợp đều là chế Hợi thuỷ Thực Thần. Hợi thuỷ là đến từ Thực Thương khố tại niên trụ, mà Thìn lại không bị chế, chỉ có Hợi thuỷ bị chế. Hợi thuỷ là Tài cùng nguyên thần của Tài, tức là phát tài lớn. Nếu như hoả cũng bị chế thì sẽ có thể làm quan.

Càn: Mậu Tý – Quý Hợi – Canh Tuất – Bính Tý

Lâm Dịch Giám: thuỷ thành thế, kim thuỷ là một đảng chế Tuất thổ Quan Sát khố. Thực Thương chế Quan Sát khố. Thuỷ khắc táo thổ có lực lượng yếu, nên không thể khắc được can tàng trong khố, thành ra chế không triệt để. Nhưng hành vận lại tốt. Vận Thìn trong vận Mậu Thìn, thuỷ khố đến xung khai Tuất. Yếu quyết: toạ khố thì mừng khố bị hình xung. Vận Thìn, năm Nhâm Ngọ thăng chức phó cấp tỉnh. Vận Thìn, năm Canh Thìn, thăng chức làm cục trưởng cục công an Sơn Tây.

Càn: Đinh Hợi – Canh Tuất – Kỷ Tỵ - Canh Ngọ (Tưởng Giới Thạch)

Phân tích: Đinh, Kỷ, Ngọ là một chữ, cùng với Tuất kết thành đảng, muốn chế Hợi thuỷ. Đinh - Hợi tự hợp nên chế Hợi thuỷ, mà không chế Đinh Hoả. Nhưng thiên can Canh kim không chế, đây là điểm không tốt. Đây còn có thể luận là hư thấu. Tuất chế Hợi không triệt để, nhưng Ty – Hợi xung thì lại có thể chế được. Tài bị chế. Nhưng trong Hợi có Giáp mộc là Chính Quan, cho nên Quan cũng bị chế. Hành vận cũng tốt, nên có thể làm quan lớn. Cuối cùng hành vận Giáp Thìn, vận Thìn không tốt, hối hoả xung Tuất lại là mộ của Hợi thuỷ, thành ra Hợi thuỷ được bảo hộ. Thìn là phía Đông Nam, là thuỷ khố, chính là Đài Loan, thành ra di chuyển đến Đài Loan. Nguyên cục Tuất có thể chế Thìn, cho nên có thể đến Đài Loan dựng sự nghiệp. Kỳ thật vận Giáp từ lâu đã bị hoại, chế Quan mà gặp Quan thấu xuất, lại hợp thân, chỉ cần vừa hợp thân thì không còn chức quan nữa. (Cần chế can nào thì can đó không nên thấu xuất mà đến hợp, nếu đến hợp thì đều là không tốt). Tám trăm vạn quân đội đều tan tác.

Xà: hoả cùng với táo thổ thành đảng chế kim thuỷ. Canh kim hư thấu không bị chế, chế Hợi thuỷ. Ai chủ yếu tạo công? Tuất thổ khắc Hợi thuỷ, Tỵ - Hợi xung, lực lượng của xung lớn hơn lực lượng của khắc. Thời trụ Ngọ là lộc của Nhật chủ, cũng đại biểu là bản thân nhật chủ. Ngọ xuất can Đinh cũng chính là Ngọ chế Hợi. Khẩu quyết: có tượng chế khử Quan và nguyên thần của Quan thì có thể làm quan lớn. Hành vận nam phương hoả, một đường thăng quan. Đi hết vận hoả, tới vận Giáp Thìn, đầu tiên Giáp Kỷ hợp, trong mệnh Quan tinh không hiện. Vận Giáp Thìn lại là Quan tinh thấu can hợp Thân, nguyên cục chế Quan thì không thích Quan thấu xuất mà đến. Bát tự cần chế Quan thì không thích Quan đến hợp thân, vì lúc đó Quan phản chế thân. Quan đến hợp thân thì rất xấu. Nguyên cục là cần chế Hợi thuỷ, nếu chế Hợi thuỷ tốt thì mệnh tốt, nhưng đến vận Thìn, Hợi thuỷ nhập mộ, Thìn bảo hộ cho Hợi thuỷ, nên nguyên cục chế không được Hợi thuỷ. Thìn lại xung Tuất thổ. Vận Giáp không ai nghe lời mệnh chủ nói, vận xấu.

Cũng có một số bát tự phú quý không tạo công, mà là dùng tượng để lí giải. Phần này sẽ đề cập sau.

Sửa bởi ThienKhanh: 05/06/2018 - 00:02


Thanked by 4 Members:

#7 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2274 thanks

Gửi vào 06/06/2018 - 21:05

2. Bát tự phổ thông

Manh phái dùng tạo công và công lớn nhỏ mà phân bát tự tốt xấu. Bát tự phổ thông nhất định là có tạo công nhưng công không lớn. Thông thường có hai loại tình huống: thứ nhất là trong bát tự không hình thành được khí thế, nhưng chủ vị có công; tuy nhiên loại công này thì không lớn. Thứ hai, bát tự tuy có khí thế, nhưng khí thế bị lãng phí, tạo công rất nhỏ. Bát tự phổ thông thì chỉ có thể làm người bình thường. Trong xã hội, tuyệt đại đa số đều là người bình thường. Những người này cũng có công việc, có nghề ngiệp, có thu nhập nhưng không thể làm quan lớn, cũng không thể phát tài lớn.

Khôn: Nhâm Tý – Kỷ Dậu - Ất Sửu – Đinh Sửu

Phân tích: thấp thổ và kim thuỷ kết thành thế, địa chi không có táo thổ, thiên can thấu một chút hoả, cho nên có thể đi chế hoả. Đinh – Nhâm hợp, toạ dưới có Sửu thổ lại hối hoả, cho nên có thể chế hoả triệt để. Nhưng năng lượng rất nhỏ, bởi vì thời trụ có Đinh hoả Thực Thần rất nhược lại hư thấu, cho nên chế hiệu suất không cao. Toạ dưới có Sát khố, nguyệt trụ thượng có Thất Sát, nên có tượng mộ và củng cục. Phía trên Sát lại thấu Tài, mà Đinh và Kỷ lại cùng một tượng, cho nên có thể nói toạ dưới có Sát khố thì có ý muốn cầu công danh chốn quan trường. Củng cục biểu thị tự mình muốn gia nhập quan trường. Kỷ Dậu là đái tượng. Sát đội mũ Tài. Thứ nhất là năng lượng tạo công thấp, thứ hai là Sát Dậu tại khách vị, chỉ có thể đóng vại trò phụ trợ, không thể làm quan lớn. Tý – Sửu hợp có ý nghĩa là hợp đoạt lấy Ấn, cho nên không phú cũng không quý, chỉ có một chức quan nhỏ. Sửu Dậu bán hợp Sát cục, nhưng trung thần tại khách vị, chính là nói chỉ làm phụ tá cho người. Quan Sát tại nguyệt lệnh chính là công tác, chỉ có một ít chức quyền, thật ra cũng không tính là làm quan. Tý Sửu hợp là Ấn hợp Sát khố, tức là đem Ấn từ niên trụ hợp về đến chủ vị. Ấn là đơn vị công tác, cho nên nói người này cũng có đơn vị công tác.

Càn: Canh Tuất – Canh Thìn – Quý Mùi – Đinh Tỵ

Phân tích: không có đảng cũng không có thế, không có bất kì đoàn thể độc lập nào. Kim thuỷ một đảng, hoả táo thổ một đảng lực lượng tương đương, ai cũng không chế được ai, bản chất là đối kháng lẫn nhau. Nhật chủ Quý không tạo công, nên xem nhật chi Mùi. Mùi thứ nhất là nhập Thìn mộ, lại thêm cùng hoả, táo thổ làm thành một đảng. Mùi vốn là được Tài tinh sinh cho, chính là Quan, nhưng thời trụ lại có Đinh Tỵ, sinh Mùi, cho nên Đinh Tỵ và Mùi xem là cùng chung một tượng. Mùi là Thực Thương khố, Đinh Tỵ là Tài, tức là tiền tài phía ngoài muốn vào nhà sinh cho mệnh chủ, từ khách vị đến sinh chủ vị, có nghĩa là tiền tài của chính mình, người người này tương đối có tiền. Nhưng hiệu suất của công khá thấp, nên không phát tài lớn, chỉ là dạng có thu nhập khá cao mà thôi, chính là dạng mở cửa làm ăn buôn bán nhỏ. Tuy là táo thổ, nhưng Mùi – Tuất tương hình. Địa chi trong đảng của bản thân hình nhau thì không tốt rồi, bởi vì sẽ hình thành hai đảng đối kháng. Mùi Tuất vì tương hình mà lại thành ra hai đảng khác nhau, cho nên hình thành hai đảng đối lập; nhất định phải nhìn kĩ nhật chủ và địa chi. Mùi nhập Thìn là Tỷ Kiên khố, có nghĩa là đi làm công cho người ta. Thìn – Tuất xung, là khai khố, Thìn cũng là Quan, chủ là có công việc đàng hoàng. Mùi nhập Thìn mộ, là có công việc cố định, sau này sẽ bàn. Bởi vì Tài ở bên ngoài lớn, cho nên tiền kiếm được từ công việc ít. Công việc lặt vặt, không có ý nghĩa. Canh Thìn đại biểu công tác. Trường hợp này không phải là Tài thống Quan. Tài thống Quan thì chỉ cần một chữ Tài, xuất hiện hai chữ Tài thì không gọi là Tài thống Quan.

Hỏi: Canh Thìn đại diện cho công tác, vậy không phải có thể nói Mùi – Tuất hình đại diện cho đi ra ngoài kiếm tiền?
Bác văn: đúng. Bởi vì Mùi – Tuất tương hình nên không cùng một đảng, thành ra là đi làm công kiếm tiền.

Tượng của Thân và Hợi vì hại nhau cho nên không xem như một đảng. Mão ngọ phá, như trong cục chỉ có Mão Ngọ thì không thể thành một nhà; trong trường hợp thành cục thì cũng xem như là một nhà, nhưng lại không quá tốt.

Nhưng loại tạo công do tương sinh này thì hiệu suất khá thấp, cho nên chỉ là một người bình thường, thu nhập cao một chút. Loại người này tự mở ra kinh doanh nhỏ. Trên môn hộ mà có nhiều tài thì là tượng kinh doanh.

Càn: Nhâm Dần - Ất Tỵ - Ất Hợi – Nhâm Ngọ

Phân tích: nhật chủ toạ căn (Chính Ấn), là hoạt mộc, cần phải sinh trưởng, cần gặp hoả. Trụ tháng thấy Tỵ Thương, trụ giờ lại thấy Ngọ Thực. Tỵ chế Hợi, nhưng Hợi là căn của nhật chủ, nên không phải là chế, đồng thời từ đầu Hợi muốn hợp Dần. Chữ Tỵ này hại Dần lại xung Hơi, cho nên bị hư hại. Thương Quan Thực Thần là tài hoa. Thương Thực muốn chế Ấn, nhưng Ấn lại không thể bị chế. Tỷ kiên muốn hợp ấn, nhưng bị hại thành ra vô lực. Người này làm nghệ thuật, đàn hát gì đều làm được, nhưng dù làm cái gì cũng bị gặp chuyện phải đền tiền cho người ta. Cả đời không có thành công, chỉ có đi làm nông là được (Hoạt mộc trong tình huống này thích thiên can có hoả, không thích hoả ở địa chi), nguyên do là vì Kiếp Tài tại niên nguyệt đều là dạng mệnh khổ.

Càn: Nhâm Tý – Bính Ngọ – Nhâm Thìn – Kỷ Dậu

Phân tích: Nhâm toạ Tỷ Kiếp khố. Trụ năm Tỷ Kiếp nhập mộ, Thìn – Dậu hợp là hợp mà kéo Ấn về. Thuỷ và thấp thổ có một chút khí thế. Trụ năm và trụ tháng là Tỷ Kiếp chế Tài (Tý Ngọ xung), Ấn còn đại diện cho kĩ thuật, tại trụ giờ là làm bên ngành kĩ thuật. Nhưng Tài chế không được triệt để, bởi vì Tài không lớn. Kỷ Dậu là đái tượng, Ấn đội mũ Quan, đáng lẽ nên làm quan, nhưng người này không làm quan, vì sao? Bởi vì bát tự này có hoán tượng. Kỷ là Ngọ, Ngọ tại trụ tháng bị Tý xung, nhưng lại không chế được triệt để, có Ngọ liền không quản chế được Kỷ lộ ra. Muốn thấu Kỷ mà tốt thì không nên có thêm Ngọ. (Hợp Quan có nghĩa là không thể chế Quan, bởi vì đã phản lại rồi, cho nên không thể đắc Quan).

Càn: Giáp Thìn – Mậu Thìn – Nhâm Thìn – Giáp Thìn

Phân tích: Nhâm sinh Giáp Thực, Giáp toạ Thìn là có căn, Thực thì lại sinh Tài, nhưng trong cục không có Tài. Có thể xem Thực như Tài mà luận. Trụ năm và trụ giờ đều hiện Giáp Thìn; trụ năm đại diện cho tiền bạc trong thuở nhở. Trụ năm có Giáp khắc Mậu là Thực chế Sát, thường thì nói Thực chế Sát đại diện cho quyền lực, cho nên có thể làm quan. Vậy người này có thể hay không thể làm quan? Có thể làm quan, nhưng quan lớn hay nhỏ thì phải nhìn Giáp có chế Mậu hay không, nếu chế thành công thì Giáp phải vượng. Nhưng mà Mậu là Sát quá nhược (Thìn không giúp Mậu), lại hư. Cho nên chỉ có một chức quan nhỏ. Nếu mà Sát bị chế tại địa chi nữa thì có thể làm quan lớn. Nhưng hành vận toàn kim thuỷ không tốt, bởi vì Thực thì thích thấy Tài, kết quả hành vận không thấy Tặc Thần, Quan cũng không có. Vận Tài cũng không tốt, làm quan cũng chỉ được một năm. Đây là mệnh phổ thông, đến vận Tuất có thể sẽ tốt lên một chút.

3. Bát tự xấu

Bát tự xấu toàn bàn tìm không thấy công thần, các chữ ở chủ vị không tạo công, bát tự nhiều phế thần. Hoặc là bát tự có tạo công, chỉ là hiệu suất vô cùng thấp. Phế thần càng nhiều thì bát tự càng xấu, phế thần càng ít thì bát tự càng tốt. Các chữ ở chủ vị (nhật chủ, nhật chi) không tạo công, hoặc có tạo công cũng rất nhỏ.

Càn: Quý Sửu – Kỷ Mùi – Bính Thìn – Giáp Ngọ

Phân tích: trụ tháng là Kỷ Mùi, trụ Ngày có Giáp Ngọ, trụ năm là Quý Sửu, trụ ngày là Bính Thìn, toàn bàn thành hai đảng, bên nào cũng không chế được bên kia. Bất luận Sửu – Mùi xung hoặc Ngọ - Mùi hợp, mà quan trọng là sau khi xung hoặc hợp thì ai chế được ai, nếu không chế được thì không gọi là tạo công. Toàn bất tự toàn là phế thần. Đây là mệnh nghèo, cả đời không làm nên trò trống gì, không có việc làm, dựa vào cha mẹ mà sống, cũng không có con cái.

Càn: Canh Tuất – Nhâm Ngọ - Nhâm Ngọ - Giáp Thìn

Phân tích: địa chi Ngọ - Tuất gần nhau nên có thể hợp cục, nhưng trung thần lại hiện hai lần thành ra không hợp cục, mà luận là nhập mộ. Thiên can Canh Nhâm, và Thìn là một đảng. Ngọ hoả có đảng nhưng nhập mộ, nhập một đến khách vị. Ngọ và táo thổ kết đảng muốn chế Thìn, nhưng trụ giờ có Giáp, lại toạ Thìn là vì thực (có căn). Nhâm thuỷ muốn sinh Giáp mộc, nhật trụ có quan hệ sinh, có tác dụng, bởi vì Thực Thần sinh Tài (Tuất vốn là Tài khố; nguyên cục lại có Thìn đến xung, Tỷ Kiếp khố xung Tài khố nên có thể phá tài. Nhưng Thìn ở đây lực lượng yếu, Tuất lại có lực lượng lớn, khoảng cách lại xa, cho nên hiệu suất không cao. Xa cách thì chỉ luận là động mà không luận là mở khố, lực lượng lại thấp, cho nên không đắc Tài). Dụng Thực Thần, cho nên không thể chế Thìn, chế thì sẽ bị tổn thọ. Nhật chủ sinh đến chủ vị, cần phải hữu dụng, thành ra bát tự này không tốt. Thực Thần có tác dụng, cho nên có năng lực học tập, có thể tốt nghiệp đại học.

Thìn – Tuất xung trụ giờ, ý là cần phải đi xa. Hiện tại ở nhà trông con, trước mắt là sẽ không tìm được việc, không có việc gì có thể làm, dựa vào vợ mà sống. Nhưng đến vận Tuất thì có thể tìm được việc làm.

Bác văn: Phá không có tạo công.

Càn: Quý Mùi – Bính Thìn – Mậu Tuất – Bính Thìn

Phân tích: hoả và táo thổ thành thế muốn chế kim thuỷ, nhưng Tuất xung Thìn chế không được Thìn. Thìn vốn là tại nguyệt lệnh, lại có đến hai chữ Thìn, cho nên Tuất xung Tài khố, nhưng lực lượng không đủ thành ra ngược lại bị Thìn xung. (Ngôn Minh trên QQ viết: tạo này vốn là hoả cùng táo thổ thành thế chế thuỷ, là Tuất Mùi thổ chế Thìn thổ. Vốn là Tuất tưởng chế xung hai Thìn, nhưng vì Thìn thuỷ vượng tại nguyệt lệnh, cho nên phản lại mà Tuất bị Thìn chế, thành ra một đời nghèo khổ. Mậu hợp Quý Tài, Tài là cơm ăn, cho nên vẫn có cơm ăn, vì có người tiếp tế cho mệnh chủ. Tài tại khách vị, Thìn hai bên xung Tuất, lại có Mùi hình, cho nên cung thê bị hư hại, thành ra không tìm được vợ.

Bác văn: chủ yếu là hai Thìn xung, Mùi ở quá xa, tác dụng không lớn.

Mệnh này cần dùng Mậu mà không thể dùng Thìn, cho nên không thể xem thành là Thìn hai bên xung Tuất. Bởi vì Mậu toạ tại Tuất nên là dụng Tuất. Cần phân rõ dụng cái gì.

Bác văn: Nhật chủ Mậu Tuất thấu xuất hai Bính thì cần chế Tài, nên cần dụng Tuất. Thành ra Tuất không nên bị hư hại, đặc biệt là bị Tài hại, thành ra phản cục, bởi vì Tài mà thành ra mệnh nghèo. Người mà bát tự tạo công lớn, nhưng hiệu suất thấp thường thường phải làm nhiều nghề. Đơn thuần nói Mùi – Tuất tương hình, có thể thành đảng hay không thì phải xem từng tình huống cụ thể.

Quý Sửu – Kỷ Mùi – Bính Thìn – Giáp Ngọ. Giáp Kỷ hợp, Ngọ Mùi hợp, biểu thị điều gì?
Bác văn: Thương hợp Ấn, Thương là kĩ thuật, biểu thị là có tài kĩ thuật kì lạ. Không tạo công.

Đinh Hợi cùng trụ. Tỵ xung Hợi, còn có thể hợp không?
Bác văn: không thể.

Thanked by 4 Members:

#8 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2274 thanks

Gửi vào 31/07/2018 - 23:04

Tiết thứ 2: Can chi tường giải

Phần Một: Tường giải mười thiên can

1. Giáp Ất mộc

Giáp mộc: Là đại thụ, loại gỗ thẳng cứng. Giáp mộc muốn là hoạt mộc nhất định phải có căn, lại thấy thuỷ, không thấy thuỷ thì là tử mộc. Giáp Tý là vô căn. Ất mộc: là cây cỏ, cây non, cây trồng, dây leo, là loại mộc hay uốn lượn. Nhưng nhất định phải có căn, nếu không có căn thì có thể không cần xem, mà trực tiếp nhìn chi toạ dưới. Giáp Ất mộc nếu là hoạt mộc, có thể là căn của nhau, tức là Giáp mà thấy Mão, Ất mà thấy Dần đều là có căn. Nếu như là tử mộc, thì Giáp và Ất là hai loại mộc khác nhau, không phải là căn của nhau.

Ví dụ: Giáp mộ không có căn

Càn: Mậu Tuất – Giáp Tý – Giáp Tý – Canh Ngọ

Phân tích: Mộc không có căn thì không cần thành hoạt mộc, cho nên có thể chế được thuỷ. Giáp mộc nếu như có căn, mà lại thấy Hợi Mùi Dần mão Thìn, thì tất nhiên là thành hoạt mộc.

Ngọ và Tuất là bán củng hợp cục chế Tý thuỷ, Tuất khắc, Ngọ xung, Tý thuỷ bị chế. Ngọ Tuất hợp cục hai bên chế Tý thuỷ. Thời trụ có Canh không sinh cho Tý do hư thấu. Tý thứ nhất là không có nguyên thần, thứ hai là bị Giáp tiết, cho nên bị chế. Tý là Ấn, khử Ấn thì có quyền lực. Ấn đại biểu cho quyền lực, cho nên người này làm quan. Như Giáp không có thuỷ thì không sợ kim, có thể chặt, có thể đốt. Nhưng nếu thấy thuỷ thì mộc này không nên thấy kim, không nên chặt cũng không nên đốt.

Càn: Ất Mùi – Bính Tuất – Giáp Tý – Giáp Tuất

Phân tích: Không có căn, vì sinh vào tháng Tuất. Nếu như sinh vào tháng Mùi thì lại là có căn. Tý – Mùi hại nên có ý nghĩa là chế được Ấn tinh Tý thuỷ, cũng là kết cấu khử Ấn, khử khá triệt để. Người này là cán bộ cấp vụ, là do Ấn tại toạ chi.

Ví dụ: Giáp mộc có căn

Càn: Mậu Thân – Giáp Tý – Giáp Dần – Bính Dần

Phân tích: Giáp toạ lộc, thấy Tý thuỷ, là hoạt mộc (điều kiện của hoạt mộc: có căn, có thuỷ; thiếu một trong hai đều không được). Hoạt mộc thì không nên thấy kim, có thể làm tổn căn. Bát tự này có một chỗ quý, là Tý thuỷ. Tý hoá Thân sinh Dần, cho nên quý. Đây gọi là Ấn hoá Sát sinh thân. Kết cấu này tức sẽ làm quan. Hoá Sát là có quyền lực, là một cán bộ cấp huyện.

Ví dụ: Ất mộc không có căn

Càn: Ất Tỵ - Tân Tỵ - Ất Dậu – Mậu Tý

Phân tích: Ất vô căn, Tý không sinh Ất, vì Tý phá nguyên thần Mão của Ất. Bỏ qua, không dùng nhật can. Nhìn nhật chi Dậu kim. Sát toạ tại chủ vị. Niên nguyệt trụ có hai Tỵ, bán hợp Dậu. Tỵ hoả vượng, không bị biến tính, thực chất ý tứ chính là chế Dậu, gọi là Thương chế Sát, chủ quyền lực. Sát tại chủ vị là vì quyền lực. Nhưng Tân thấu tại thiên can chế không triệt để, không thể làm quan lớn, chỉ có thể làm cán bộ cấp huyện. Hành vận Sửu làm quan. Sửu là Sát khố, Tý Sửu hợp động Tý thuỷ Ấn tinh, lại củng kim cục, vì trung thần toạ tại chủ vị (tam hợp cục trung thần toạ chủ vị). Sát Ấn tương sinh, nên làm quan. Người này Quý Mùi, Giáp Thân hai năm này không tốt. Năm Mùi, Tý - Mùi tương hại Ấn mà bị mất chức vụ. Năm Thân, Tỵ - Thân hợp đến khách vị, không công cán gì. Năm Ất Dậu, Sát đến có thể làm quan. Năm Tân Tỵ thăng quan.

Ví dụ: Ất có căn

Càn: Quý Mão – Tân Dậu - Ất Dậu – Đinh Sửu

Phân tích: Trụ năm Ất kiến lộc (căn), không thích Sát xung. Dậu trung thần hiện hai lần lại không hợp cục, kim đa, nên gọi là nhập mộ. Lộc tại niên nguyệt không tính là bản thân mình. Nhật trụ có lộc mới là bản thân, cho nên không thể thương thọ. Niên nguyệt Thất Sát xung lộc là phản, là chủ li hương, cần phải đến nước ngoài phát triển. Lộc là ăn uống, sinh ý ở nước ngoài, nên ra nước ngoài mở nhà hàng. Bởi vì Sát chế lộc cho nên không nắm giữ binh quyền. Vượng Sát nhập mộ, mộ lại không mở, cho nên không thể làm quan. Lại có tượng Quý Mão tại niên trụ, Quý là mẹ, toạ Mão lộc, nên Quý là đái tượng của mẹ; Sát xung lộc, đại biểu mẹ bị hung hiểm. Mẹ của người này đi nước ngoài bị tai nạn giao thông. Cho nên nói mộc có căn không nên bị Sát xung chế lộc. Thất Sát quá vượng mà nhập Sửu mộ, chủ là không có nghề nghiệp đàng hoàng.

Càn: Mậu Tuất – Kỷ Mùi - Ất Tỵ - Đinh Hợi

Phân tích: Người này cả đời hôn nhân bất hạnh, cung phu thê có mao bệnh (tì vết), cả đời tương đối khổ cực, không thuận. Mộc có căn, Mùi và Hợi không thể hoại, nhưng Mùi Tuất hình, Tỵ Hợi xung, nên tất cả đều hoại.

Càn: Quý Mùi – Tân Dậu - Ất Dậu – Đinh Sửu (Diêm Tích Sơn)

Phân tích: Thất Sát nhập mộ, Quan Sát khố chế Kiếp khố, dụng Sát khố chế khử Nhẫn khố là mệnh chấp chưởng binh quyền.

Giáp Ất mộc có một đặc điểm chung: Giáp Ất mộc có căn, nếu sinh ở mùa hạ cần thuỷ đến để sinh trưởng, như sinh vào mùa đông cần hoả đến điều hậu (từ Thìn đến Thân đều là đất ấm).

2. Bính Đinh hoả:

Bính hoả: Là mặt trời, ánh nắng, truyền thông, truyền hình, điện ảnh, văn hoá, ngữ văn. Người làm nghệ thuật thường có nhiều Bính hoả. Đinh hoả: là đèn đuốc, ánh sáng sao, linh quang, ánh trăng, chữ viết, văn hoá thần bí. Người yêu thích mệnh lý thường có nhiều Đinh hoả.

Bính hoả không thể quá vượng, nếu vượng nhất định phải có nguyên thần, nguyên thần vượng thì mới có thể vượng, nhưng có một khuyết điểm là hoả quá vượng tất mộc sẽ cháy. Nếu đã vượng thì không thể chuyển suy, tức là nếu đã có hoả thế thì sợ suy, sợ bị hối hoả (sợ thổ ẩm hối hoả).

Như Bính Đinh hoả mà toạ chi toàn là kim thuỷ, thì bởi vì hoả không có căn thì không sợ suy. Lúc này có thể không nhìn nhật chủ. Bính Đinh hoả chỉ xem tượng là được. Có thể dùng phụ trợ đoán nghề nghiệp.

Đinh hoả thích vượng, không sợ suy mà lại thích vượng một chút, không giống Bính hoả vượng cực rồi thì sẽ sợ suy.

Ví dụ:

Càn: Ất Mùi – Bính Tuất – Bính Dần – Quý Tỵ

Phân tích: Mộc hoả thành thế, hoả vượng, lại có nguyên thần. Thời trụ một điểm thuỷ từ sớm đã bị hong khô. Mệnh này bệnh ở lộc tại nhật thời trụ thì không nên bị xuyên (hại), kể cả mối quan hệ hại tại đại vận và lưu niên. Ở đây nguyên cục có Dần – Tỵ xuyên lộc nên chủ là hung. Đến đại vận Nhâm Ngọ, hoả sẽ gặp vượng cục. Năm Mậu Dần, hoả quá vượng, Mậu – Quý hợp, đem một điểm Quý thuỷ trong hợp hợp khô mất, Dần – Tỵ lại hại, xuyên lộc thì chết thảm. Người này bị thiêu chết.

Càn: Bính Thân – Bính Thân – Bính Thìn – Đinh Dậu

Phân tích: Bính hoả vô căn, nên không sợ địa chi toàn kim thuỷ thành thế. Bính Đinh hoả không có Ấn, cho nên càng không thiêu đốt lên. Loại hoả này chỉ chủ về danh khí, danh vọng. Đinh tại môn hộ, chủ về huyền học, khoa học thần bí. Bính Thìn nhật chủ và địa chi thấy hai Thân một Dậu, Thìn là Thực Thần, cũng là thuỷ khố. Thực Thần tại toạ chi là đồ ăn, thực phẩm; đồ ăn mà lại thấy nước thì tức là canh. Thìn là Thực Thần thì có tượng là thuốc Đông y. Người này là một vị thầy trung y nổi danh, lại tinh thông Chu Dịch. Thìn Dậu hợp, Dậu là Tài, đem Dậu từ phương tây hợp kéo về, cũng là kéo người từ phương tây về, tượng là cứu người. Người này không phải là mệnh quá giàu có, vì bát tự không chủ về Tài. Trước vận Tân Sửu cũng không quá tốt. Hiện đang hành vận Tân Sửu bắt đầu chuyển biến tốt đẹp. Vận Nhâm Dần chế Ấn thì tốt.

Nói cho rõ: Thìn thổ Thực thần là thuốc, là thuốc bắc, nên người này là một thầy thuốc trung y, lại tinh thông Chu Dịch. Mộc hoả chủ sinh, kim thuỷ chủ tử. Thìn Dậu hợp là kéo từ phương tây về, cũng là tượng cứu người.

Người này hai chân đều có vấn đề. Bốc văn: hai chân đều có tật. Tôi cho rằng nguyên nhân là do Bính Thân. Bính lâm Thân là đất bệnh, Tỷ Kiên là chân tay. Thân tượng là 1 khối sắt toạ dưới Tỷ Kiên, có khả năng hành động được không?

Càn: Kỷ Dậu – Mậu Thìn – Bính Thìn – Bính Thân

Phân tích: Nhật chủ vô căn vô sinh, không nhìn vượng suy. Thìn Dậu hợp Tài, Thực tố công, là dựa vào kĩ thuật mà kiếm tiền. Người này làm sửa chữa ô tô. Vận Ất Sửu, Dậu Sửu hợp Tài lại thêm Sửu nhập Thìn khố là đến chủ vị. Cho nên tài vận tốt. Vận Giáp Tý, Giáp Kỷ hợp, là hợp mất Thương nên không làm sửa chữa ô tô nữa. Đến vận Tý, Thân Tý Thìn tam hợp cục, Tài hoá Quan, tương đương với Quan thống (lĩnh) Tài, cho nên lại tìm được việc làm. Người này rất thích mệnh lý Chu Dịch.

Bác văn: Thìn là xe cộ.

Trúc Tử: Ấn tinh hư thấu thì phân dụng hay kỵ. Nếu là dụng mà hư thấu thì không có văn bằng; nếu là kỵ mà hư thấu thì có văn bằng; hoặc là kỵ mà được khử đi thì cũng có văn bằng. Vậy bát tự này là Tân Mùi – Tân Mão – Nhâm Thìn – Kỷ Dậu, Ấn tinh xem làm sao?
Tiểu Nguyệt Hồ: Cũng có thể nhìn Quan mà đoán.

Bác Văn: Ấn đái Quan tượng là có văn bằng. Quan cần phối Ấn, cần có chế thì có văn bằng. Người này có văn bằng, Ấn tinh hư thấu nên trước kia làm việc không thiết thực.
Kỷ Tỵ - Tân Tỵ - Ất Dậu – Mậu Tý, làm sao vận Sửu lại tốt? Hội cục nên hoá mất Thương Quan.

Càn: Quý Mão – Đinh Tỵ - Đinh Tỵ - Bính Ngọ

Phân tích: Đinh Tỵ gọi là liên căn chi thể, không thể bị hoại. Mộc hoả chủ dương, kim thuỷ chủ thế. Đinh chủ văn hoá, viết văn tốt, văn bằng cao. Tượng về huyền học, văn minh. Người này rất thích Kinh Dịch, có nghiên cứu, Quý Sát hư thấu chủ về danh tiếng. Bính Đinh hoả cũng là danh tiếng. Bát tự này là của người có tiền. Quý Mão là Ấn đội Sát. Mão bởi vị bị Tỵ tiết, lực lượng nhỏ hơn so với bị Ngọ phá, hành đến vận Quý Sửu, Sửu Ngọ hại là hại lộc, Sửu còn là Tài khố, nhưng lại đội Sát. Sát chỉ lãnh đạo, tức là không hợp với giáo sư lãnh đạo tại trường, có mâu thuẫn ồn ào, rất không thuận lợi. Bởi vì nguyên cục hoả vượng, cho nên có bị hại cũng không thể chết. Hiện tại đạt được học vĩ tiến sĩ. Bát tự nếu không tố công thì nhìn tượng; Bính Đinh đều có tượng, không luận theo Bính đoạt Đinh quang.

Càn: Đinh Mùi – Nhâm Tý – Đinh Tỵ - Tân Hợi

Lâm Dịch Giám: Nhật chủ Đinh Tỵ căn không thể bị phá hoại, lưỡng đảng đối kháng, bên nào cũng không chế được bên kia. Hai chữ Đinh hoả là một tượng. Đinh Nhâm hợp Quan, nên có việc làm. Tỵ Hợi xung, Hợi chính là Nhâm, không tốt. Đinh hoả thông căn, Mùi thổ có thể xem như bán lộc của Đinh, Tý Mùi hại. Nhật chủ muốn hợp, không thích địa chi hại, phản tượng. Nguyệt lệnh Quan tinh là lãnh đạo. “Thiên can hợp, không thích địa chi hại”. Tý Mùi hại thì không hoà hợp với lãnh đạo.

3. Mậu Kỷ thổ:

Mậu thổ: Là đại địa, đặc điểm là sinh vào mùa xuân, mùa thu cần có Bính hoả, bởi vì Bính hoả là mặt trời. Nếu như sinh vào mùa hè, vốn là táo khí thì Mậu thổ không thể quý. Vậy nếu sinh vào mùa hạ gặp thuỷ nhuận thì có thể quý không? Đáp: chỉ có thể nói là giàu có. Kỷ thổ: Là đất ruộng vườn, thích gặp Đinh hoả, thích vượng một chút, thích kiến lộc. Khẩu quyết: thiên can thuộc thổ trường sinh tại Dần, địa chi thuộc thổ trường sinh tại Thân. (Thiên can hoả thổ đồng cung, địa chi thuỷ thổ đồng cung.)

Càn: Nhâm Dần – Bính Ngọ - Mậu Dần - Ất Mão

Phân tích: sinh vào tháng Ngọ, hai Dần sinh tháng Ngọ, niên nguyệt nhật trụ có kết cấu rất tốt, toạ Sát, bị Ấn tinh tại nguyệt trụ hoá, chuyển sang sinh thân. Tuy Mậu thổ sinh tại tháng khô, nhưng có tố công. Phản mà thành quý, nhưng có bệnh, vì Sát đã bị hoá sinh cho thân rồi thì không nên thấu Quan tinh tại thời trụ, thành ra Quan Sát hỗn tạp, lại có Ất đến khắc thân. “Người sinh ngày Mậu thổ không sợ thấy Thất Sát, mà sợ thấy Chính Quan.” Bởi vì có Ất Mão nên không thể làm quan, cần xem đại vận có thể khử Ất Mão được hay không. Vừa vào đại vận Canh Tuất, Ất Canh hợp, Mão Tuất hợp, bệnh trong bát tự được trị, chế khử kỵ thần thì xem như kỵ thần đắc dụng. Chế Quan thì đắc Quan, nên vận này làm quan địa phương. Vận Canh Tuất vừa qua thì chức quan cũng không còn.

Càn: Ất Tỵ - Ất Dậu – Mậu Tý – Giáp Dần

Lâm Dịch Giám: Niên trụ kiến lộc, Dần mộc sinh Tỵ hoả, Tỵ Dậu hợp chế nguyên thần Tài, Mậu Tý tự hợp chế Tài, Tý thuỷ sinh Dần mộc, có thể xem Sát như Tài để luận, Tài Quan một tượng. Hành vận Nhâm Ngọ, Ngọ hoả củng Dần Mộc (?), hoả vượng chế Tài, Ngọ khắc Dậu, xung Tý, chế triệt để. Nguyên cục Sát không chế tốt, Tài cũng không chế tốt. Đến vận Ngọ thì chế triệt để nên phát tài hai ức.

Càn: Ất Mùi – Giáp Thân – Kỷ Mùi – Kỷ Tỵ

Phân tích: Hoả và táo thổ có khí, hai Mùi kẹp chế Thân, Tỵ Thân hợp. Chân chính tố công tại Tỵ. Thân là Thương Thực, bát tự không Tài thì lấy Thực Thương xem tài, nếu chế được Tài thì đắc Tài. Thân là nguyên thần của Tài, vậy có tượng là gì? Đầu tiên, Thân sinh Tài, trong Thân lại tàng Tài, cho nên Thân kim chủ tượng là ngân hàng. Giáp - Kỷ hợp, nhật chủ hợp Quan. Đại vận Canh Thìn, Canh đến thì xem như Thân đến, Thân trong nguyên cục bị chế, thành ra vận Canh tốt. Ất – Canh hợp, cho nên phát tài. Ất Mùi, Kỷ Mùi là một đảng, nên có thể được xem là cùng một nhà. Đến vận Thìn không tốt, hỏng, hối Tỵ hoả, sinh Thân kim, trong khi lại cần chế Thân, cho nên sinh cho Thân thì hỏng, tức cần chế Tài thì kỵ Tài được sinh, thành ra vô cùng không thuận, gặp tai nạn tiền bạc.

Khôn: Giáp Ngọ - Kỷ Tỵ - Kỷ Sửu – Đinh Mão

Phân tích: Kỷ hỷ Đinh, Ngọ. Nhật chủ Kỷ toạ Thực Thương khố, thời thượng thấy Đinh, niên thượng thấy Ngọ, nguyên cục mộc hoả thành thế, chế Sửu thổ. Tỵ sinh Sửu, Ngọ xuyên hại Sửu, mộc hoả thế nên đương số làm việc hoả táng. Kỷ kiến lộc ở niên trụ, trên lộc lại thấy Quan, như vậy Giáp Ngọ tượng là Ấn đội mũ Quan, lại hợp với thân, khẳng định là người này làm quan thuộc ngành văn hoá, cấp lãnh đạo. Sửu được chế hiệu quả, nhưng có một khuyết điểm là Sửu Ngọ xuyên, đây cũng là điểm kém nhất trong bát tự. Hỷ chế Sửu nhưng không hỷ hình xuyên lộc, lộc bị hình xuyên thì hỏng. Nhật chủ chỗ hợp không hỷ bị địa chi hình xuyên mà lại hình xuyên lộc. Ngọ là Ấn, Sửu là tượng âm ám, Sửu – Ngọ tương hình chính là có ý chế thổ nhưng hỷ hình lộc vì Sửu là toạ của nhật nguyên lại đi hình lộc. Cho nên người này nhân phẩm không tốt, giỏi tính toán người khác, đối xử với ai cũng không thật lòng.

Mậu Kỷ thổ không cần phải phân có căn hay vô căn.

Thanked by 2 Members:

#9 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2274 thanks

Gửi vào 03/08/2018 - 13:11

4. Canh Tân kim:

Canh kim: khoáng thạch, sắt thép, kim loại, đại biểu các loại kim loại thô ráp. Canh không thích vượng, vượng thì không tốt, chủ ngoan lệ.

Tân kim: châu báu, đồ trang sức, đồ ngọc quý, đại biểu là loại kim loại thanh tú (tổ hợp Tân kim phối Quý thuỷ là làm văn hoá, viết sách). Tân kim hỷ Quý thuỷ cùng Hợi thuỷ, không sợ nhược.

Đặc điểm của kim là không nhìn nhật chủ vượng suy. Kim thích hợp nhược một chút, không thích vượng, bởi vì kim nhiều chủ ngoan cố, cứng nhắc không thay đổi. Kim quá vượng liền thành sắt thép ngoan lệ, cố chấp không thay đổi, liền không quý.

Thuỷ đa kim trầm, Tỷ Kiếp kháng Tài đều là tượng lao ngục.

Càn: Giáp Thìn – Quý Dậu – Canh Thìn – Giáp Thân

Phân tích: Canh kim thái vượng, tính cách có vấn đề, ngoan lệ mà cố chấp. Tạo công tại Thìn Dậu hợp, Thìn hợp Dương Nhẫn, muốn sinh Quý thuỷ, cho nên Quý vượng. Quý lại muốn sinh Giáp, Giáp vốn toạ Thìn là hữu căn (Tài đắc căn, Tài hữu căn thì nên dụng, Thực Thương sinh Tài tượng), nhưng Thìn Dậu hợp thì bạt căn, cho nên không phải đại phú (Thìn Dậu khi hợp thì cắt đoạn căn Giáp mộc, Giáp mộc là Tài, Tài căn bị đoạn thì Quý thuỷ không sinh được Giáp mộc nên người này không phải đại phú). Mệnh này còn có một điểm bệnh là đại vận hành thuỷ vận. Vận hành đến Tý thì thuỷ thái vượng nên vận Tý vô cùng kém vì Thân Tý Thìn thuỷ cục vượng, thuỷ đa kim trầm. Kim trầm thuỷ để chủ tai ương lao ngục.

Càn: Đinh Dậu – Mậu Thân – Canh Ngọ - Bính Tuất

Phân tích: Canh kim hỷ nhược, thấy lộc lại gặp Dương Nhẫn, hoả thổ thành khí đối kháng kim, hoả kim giao chiến, không ai chế được ai. Đối kháng như vậy chính là phế công. Vận hành đến Thìn, kim thuỷ cùng vượng chế hoả, nhưng chế không triệt để. Manh Phái có một quyết, Quan Sát chế không sạch thì có thể xem như Tài (quá lắm là không phát tài thôi). Cho nên có vận Thìn phát tài hơn ngàn vạn, nhưng vận Thìn vừa qua liền không tốt, tuy nhiên cả đời cũng xem như là có của. Bởi vì qua vận Thìn là hành mộc vận. Hoả vượng phản chế kim, tức phản chế Dương Nhẫn và Lộc. Canh kim thấy Lộc, Lộc lại bị chế, bị chế thì thường là hung, là thụ thương. Canh kim gặp lộc, tại sao lại luận là bị chế? Đáp: Câu này có thể hiểu là nếu Canh gặp Lộc rồi thì không nên bị chế thái quá. Lộc đến cũng chính là Thọ đến, là chết.

Càn: Tân Tỵ - Tân Sửu – Canh Thân – Canh Thìn

Phân tích: Kim vượng gặp mộ tại nguyệt, nhất định phải nhập mộ. Tỵ Quan hợp Lộc. Bát tự tượng loại Lộc trực tiếp hợp Quan thì không làm quan, bởi vì đại bộ phận các bát tự có Lộc tạo công đều không đại phú đại quý. Tỷ Kiên nhập mộ, Tỵ Sửu củng cục thì chủ không làm quan. Lúc này hợp quan chủ loại hình công việc. Nói cho rõ: Hợp Quan thì có nghề nghiệp. Người này đã không làm quan lại không phát tài, trước kia từng có nghề nghiệp nhưng về sau lại thất nghiệp, vô công rỗi nghề, thân thể cũng không tốt.

Càn: Bính Tuất – Mậu Tuất – Tân Tỵ - Quý Tỵ

Phân tích: Tân kim phối Quý thuỷ là làm trong lĩnh vực văn chương, cũng yêu thích mệnh lý, từng làm giáo sư. Năng lượng không sản sinh ra công suất lớn, duy nhất tạo công chính là Quý Tỵ tự hợp, Tân phối Quý, thành ra biết ăn nói, thích mệnh lý. Vận đến Thìn có chút xấu.

Khôn: Bính Dần – Quý Tỵ - Tân Dậu – Quý Tỵ

Phân tích: Đây là bát tự của Monroe. Hai Tỵ là hai người đàn ông, Thực Thần thấu trên Lộc (?), kim thuỷ tương sinh là tú khí, cũng là mị lực. Qua đời ở vận Dần, Dậu bị tuyệt, Dần vận hình xuyên Tài, nguyên cục liền xảy ra vấn đề. Vận Dần nhật chủ đến tuyệt địa. Tân nhật chủ toạ Lộc, chế Lộc là không được.

Càn: Nhâm Tý – Kỷ Dậu – Tân Dậu – Kỷ Sửu

Phân tích: Nhật chủ Tân toạ Dậu sinh vào giờ Sửu phần lớn là xã hội đen. Bác văn: ngày Tân Dậu thấy Sửu đều là xã hội đen. Nhập mộ lại thấy Tý, Tý Sửu hợp mộ. Vận Tý năm Tân Tỵ bị bắt, tịch thu tất cả tài sản, bị phán chung thân. Khẩu quyết: Tỷ Kiên vốn là vật vô tri, khi gặp Thương Quan tất có thể, chính là kết bè kết đảng, lại đều nhập mộ. Sửu là xã hội đen, vì là nơi âm ám. Vận Nhâm trong vận Nhâm Tý phát tài mấy ngàn vạn. Vận Nhâm phát, vận Tý liền ngồi tù.

Lâm Dịch Giám: Lộc nhập mộ, là tượng ngồi tù. Thực Thần không thể có hại đến như vậy. Thực Thần là cát thần, nên sẽ không làm chuyện phạm pháp, đảo loạn kỷ cương. Tỷ Kiếp nhập mộ là tính có tổ chức, có bè đảng. Tý Sửu hợp thì Tài đến. Bản thân tượng nhập mộ cũng tạo công. Tý Sửu hợp thâu Tài. Tài chỉ cần vượng liền là tượng lao ngục. Thuỷ đa kim trầm, mệnh xã hội đen gặp tượng này đa số là ngồi tù. Tý thuỷ Thương Quan xem như Tài.

Càn: Ất Mùi – Quý Mùi – Tân Mùi – Quý Tỵ

Phân tích: Nhật chủ nhược, Quý Thực hư thấu chủ về tài ăn nói, hoả thổ thành thế. Mùi là Tài khố, người này là mệnh làm quan, Tân sinh Quý, Quý hợp Tỵ, Tỵ cùng Mùi là một đảng, Tỵ lại sinh Mùi, Quan chế Thực, Quan ở đây có tạo công, cho nên là làm quan. Hành vận Mão, năm Tuất thăng quan. Mậu thấu can tượng là thăng. (Bác văn: Quan tinh sinh đến chủ vị, Quan vượng liền thăng.) Mậu là nguyên thân của Tỵ, vận Dần liền dừng quan lộ, vì Dần hại xuyên Tỵ. Vận Sửu xung khai Tài Khố nên phát Tài.

Vấn đề:

Vấn đề 1: Nhật chủ vô căn đều bỏ mà không nhìn, phải hay không?

Bác văn: Cần xem có hay không sinh, hợp, tiết, nếu có là có tạo công.

Vấn đề 2: Mộc, nếu thiên can có thuỷ, địa chi gặp căn, nhưng địa chi không có thuỷ, có tính hoạt mộc không?

Bác văn: Như thuỷ ở thiên can quá yếu thì cũng tính là tử mộc.

Vấn đề 3: Thực Thần chỉ hư thấu tại thời trụ mới luận là khẩu tài thôi, hay là tại trụ nào hư thấu cũng chủ khẩu tài?

Bác văn: Đúng, nhưng phải dựa gần nhật chủ. Như tại niên trụ thì không phải, tại nguyệt trụ thì có khả năng, tại thời trụ là rõ rang nhất, bở vì thời trụ đại biểu khôn mặt.

Vấn đề 4: Giáp Thìn, không thấy thuỷ có luận hoạt mộc được không?

Bác văn: Có thể. Trong Thìn có thuỷ.

Vấn đề 5: Thực Thần hư thấu tại thời trụ, không bị chế có thể có khẩu tài không?

Bác văn: Không bị chế thì không tạo công, còn có thể có khẩu tài sao?

Vấn đề 6: Tân kim hỷ Quý thuỷ, Hợi thuỷ, không hỷ Nhâm thuỷ, Tý thuỷ phải không?

Bác văn: Bình thường thì hỷ Quý, Hợi thuỷ.

Vấn đề 7: Ngũ hành khí thế thành thế tại nguyên cục (không có chế) không tạo công. Nếu như tại đại vận có yếu tố có khả năng chế khử xuất hiện, có tính là tạo công không?

Bác văn: Cũng tính. Nhưng tốt nhất là nguyên cục có yếu tố chế. Dạng này về mặt cấp độ thì hơi kém.

Vấn đề 8: Vừa mới ngài nói Lộc tạo công nhỏ, vậy có thể luận về Qui Lộc trong mệnh Lý Hồng Chương hay không?

Đáp: Đầy bàn Qui Lộc, lực lượng lớn.

Vấn đề 9: Đinh Mùi toạ khố thì không thể bị chế, là tự hại mình. Quý Sửu là thuỷ có căn?

Đáp: không thể nói như vậy. Sửu là thổ. Căn là Tý thuỷ.

5. Nhâm Quý thuỷ

Nhâm thuỷ: Có đặc tính là nước, sông, biển.

Quý thuỷ: Nước mưa, dòng suối nhỏ, có tú khí, nước trong li chén.

Nhâm Quý thuỷ như thông nguyên (địa chi có thuỷ, thiên can có thuỷ thì muốn hướng về thượng nguồn) thì sẽ có khí thế, có nguyên đầu, không thể cạn kiệt. Một khi cạn kiệt là thọ tẫn. Tức là Nhâm Quý thuỷ nếu thông nguyên thì không thể cạn kiệt, còn nếu không thông nguyên thì không sợ.

Càn: Ất Mão – Kỷ Mão – Nhâm Tý – Nhâm Dần

Phân tích: Nhâm toạ Tý, thời lại gặp Nhâm, gọi là thông nguyên, thuỷ có thể chảy đi. Thuỷ tuy không có nguyên thần, nhưng toạ căn, liền muốn chạy xuống hạ lưu, thuỷ có nguyên lưu chảy đến thời trụ, sinh Dần Thực Thần, cho nên Thực Thần có thể xem như thọ tinh. Hành đến vận Sửu, Đinh Nhâm hợp, Tý Sửu hợp, cắt đoạn dòng thuỷ lưu, nên không thể sinh cho Dần mộc. Thuỷ thành ra không có nguồn, thọ hạn liền đến. Năm Giáp Tuất chết, do trúng độc khí gas.

Càn: Giáp Thìn – Bính Dần – Nhâm Dần – Giáp Thìn

Phân tích: Nhâm thuỷ toạ Thực Thần, Thực Thần thấu can, Giáp toạ thuỷ khố, không thể là tử mộc. Thời trụ có thuỷ khố, sống thọ, hành vận nào đều không sợ. Thực Thần sinh Tài, nên cần phải dụng. Mệnh làm nghề tự do. Thực sinh Tài thì mở nhà xưởng. Trước khi hành Ngọ vận thì rốt tinh rối mù, đi làm không có tiền. Vận Ngọ trong vận Canh Ngọ bắt đầu phát tài. Ngọ vận làm nghề trang trí và phát tài là do Tài đến, lại hợp Tài, kiếm được mấy trăm vạn.

Khôn: Nhâm Tý – Quý Mão – Quý Mão – Giáp Dần

Phân tích: Niên trụ Nhâm thuỷ thông căn, cần lưu chuyển. Nhâm Quý thuỷ thông nguồn là cần phải chảy. Mà thuỷ thông căn, tức là có nguyên đầu, nhưng chảy đến thời trụ Giáp Dần lại không có thuỷ. Hành Tý vận, Tý là Lộc của nhật chủ, Lộc đến cũng là thọ đến. Mà nguyên cục lại có bệnh, nguyên cục Tý – Mão phá thì phá Lộc, do phá Lộc mà chết. Chết vào năm 2001 Tân Tỵ. Bởi vì thuỷ tuyệt tại Tỵ nên bệnh mà mất. (Ở đây không xét tạo công mà xét tượng).

Hai ví dụ trên có điểm giống nhau: Thực Thần đều lạc Không Vong. Thực Thần lạc Không Vong là đoản thọ. (Đây là khẩu quyết lớp trung cấp).

Càn: Canh Dần – Canh Thìn – Quý Mùi – Quý Hợi

Phân tích: Quý Mùi lưu tuyệt, tuổi thọ dài. Nhật chủ toạ Thực Thương khố. Niên trụ Dần nhập Mùi khố tạo công, nhưng Dần mộc cần thuỷ đến sinh, mà thuỷ lại cũng nhập Thìn mộ, Dần Hợi hợp muốn sinh thuỷ, cho nên Dần mộc đắc thuỷ sinh cho nhưng lực lượng nhỏ, cho nên tạo công không lớn. Người này là một nông dân. (Hợi Tỷ Kiếp sinh Thực, Tỷ Kiếp tạo công là mệnh là làm lao động tay chân, nông dân. Dần chính là hoa màu.)

Khôn: Nhâm Tý – Quý Mão – Quý Mão – Bính Thìn

Phân tích: Thuỷ có nguyên đầu, chảy đến thời trụ quay về thuỷ khố, không phải là lưu tuyệt, sẽ không yểu. Đương nhiên bát tự này Tý Mão phá, Mão Thìn hại xuyên, cũng không phải là mệnh tốt gì. Có người hỏi tại sao không yểu trong khi Thực Thần lạc Không Vong?

Đáp: đã có tiền đề là thuỷ không lưu tuyệt.

Thanked by 3 Members:

#10 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2274 thanks

Gửi vào 08/08/2018 - 01:26

Phần Hai: Nguyên lý can chi phối trí

Can chi phối trí là nói đến các loại quan hệ giữa can chi, bao gồm: can chi sinh khắc, can chi liên hệ, can chi hư thực. Chúng là những cơ sở quan trọng để phân tích bát tự.

1. Can chi sinh khắc

Thiên can có thể khắc địa chi, địa chi không thể khắc thiên can. Can chi là mối quan hệ quân thần, lấy thiên can là quân, địa chi là thần. Địa chi cùng thiên can có thể tương sinh, có thể tương hợp, chỉ khi địa chi hợp khắc thiên can thì mới có thể khắc chế được thiên can. Như trụ có Đinh Hợi, trong Hợi có Nhâm thuỷ có thể khắc hợp được Đinh hoả.

1.1. Tự hợp: là tổ hợp thiên can cùng địa chi tương hợp. Tổng có những tổ hợp sau: Đinh Hợi, Kỷ Hợi, Tân Tỵ, Quý Tỵ, Nhâm Ngọ, Giáp Ngọ, Mậu Tý, Bính Tuất (khi Tuất gặp Mùi hình thì Bính mới có thể hợp với Tân bên trong Tuất), Nhâm Tuất (khi Tuất gặp Mùi hình thì Nhâm mới có thể hợp Đinh bên trong Tuất). Bốn tổ hợp đầu tiên thì địa chi có thể hợp khắc thiên can. Bính Tuất, Nhâm Tuất chỉ có thể lấy Mùi hình để hợp, nếu gặp Thìn xung thì hỏng, không thể tự hợp. Can chi tự hợp là một loại, hợp thì có thể khử, cũng có ý tứ là tạo công.

Càn: Nhâm Tý – Nhâm Dần – Canh Thìn – Tân Tỵ

Phân tích: thời trụ có Tỵ là Sát, Tân Tỵ tự hợp là thiên can Dương Nhẫn chế Sát, Canh toạ Thìn là Ấn, Tỵ sinh Thìn là Sát sinh Ấn, hoá dụng, Tỵ bị chế. Tỵ là quyền lực, chủ võ nghiệp. Nói cho rõ: vì thiên can Dương Nhẫn chế Sát, Sát bị chế là quyền lực, Dương Nhẫn là võ nghiệp. Dương Nhẫn đạp Sát là làm ngành công, kiểm, pháp. Nhưng người này không làm quan, chỉ làm việc ở công sở công, kiểm, pháp. Chủ yếu là do sự tồn tại của Dần, làm cho Tỵ không thể được chế triệt để. Đồng thời Dần Tỵ hại xuyên là hại sinh. Tỵ cần bị chế thì không nên được sinh. Dần đến sinh Tỵ, lại hình Tỵ, cho nên không thể làm quan.

Khôn: Tân Hợi – Nhâm Thìn - Ất Dậu – Đinh Hợi

Phân tích: Ất mộc là hoạt mộc, cần được sinh trưởng. Thấy Dậu nên căn khí trong Thìn bị huỷ, nhưng Hợi lại chưa bị tổn, lại thấu Nhâm từ Hợi. Nhâm Hợi là một nhà, thời trụ Đinh Hợi tự hợp là Ấn chế Thực, Tân Dậu đồng thời là một chữ, Nhâm Hợi cũng đồng thời là một chữ, cho nên Hợi cũng là chính mình. Tân Hợi, Ấn đội mũ Quan, là Sát Ấn tương sinh, tuy nhiên không có quan hệ trực tiếp với chủ vị. Nói cho rõ: niên trụ Tân Hợi là Sát Ấn tương sinh, Sát bị Ấn hoá tượng học lực trình độ, không phải là tượng làm quan, cho nên học lực rất cao. Thìn là tư tưởng khố, Hợi là số học, Đinh Thực tại thời trụ (môn hộ) hư thấu, là tài ăn nói, thông minh. Là nhà khoa học trẻ tuổi, có học vị tiến sĩ Mỹ (bản thân nhập mộ cũng là một loại tạo công). Thìn Dậu hợp chính là bệnh của bát tự, chủ thân thể không tốt.

Càn: Bính Tuất – Quý Tỵ - Đinh Dậu – Kỷ Dậu

Phân tích: Hoả và táo thổ có thế, đến chế Quý thuỷ, vì Quý Tỵ tự hợp nên Quý bị chế, nhưng Dậu chế không triệt để (Tài chế không triệt để). Nguyên cục cần chế Sát và nguyên thần của Sát, nhưng chế không triệt để. Hành vận Mậu Tuất, Mậu hợp Quý, Mậu là Tỵ, thành ra chế Quý tốt. Tuất đến chế Dậu, nên vận này thăng quan, là cán bộ phó cấp Sở, là khu trưởng khu Nam Sơn, thành phố Thẩm Quyến.

Càn: Ất Mùi – Quý Mùi – Tân Mùi – Quý Tỵ

Phân tích: Nguyên cục muốn chế kim thuỷ, trong cục chỉ có Quý thuỷ, thời trụ Quý Tỵ tự hợp, Quý thuỷ Thực Thần bị chế không triệt để. Hành vận Canh Thìn, năm Quý Hợi làm thư ký. Hành vận Kỷ Mão (Kỷ khắc Quý, Mão là căn của Ất), năm Bính Dần (Quan tinh đến), thăng làm cán bộ cấp phó. Năm Mậu Thìn (Mậu Quý hợp chế Quý), thăng làm phó Xứ trưởng. Năm Canh Ngọ (Ất Canh hợp chế Canh, Ngọ lại là Quan tinh đến, Ngọ Mùi hợp đến chủ vị), thăng làm cán bộ lãnh đạo. Hành vận Mậu Dần (vận này lại tốt nữa), năm Ất Hợi (Hợi Mão củng cục, lại có Tỵ Hợi xung chế được Hợi), lại thăng chức. Năm Tân Tỵ (Tân là bản thân, Tân toạ trên Tỵ cũng là Quan tinh đến), lại thăng là trưởng cấp Sở. Hiện đảm nhiệm Hiệp Hội Khoa Học Kĩ Thuật tỉnh Sơn Tây. Quý thuỷ vốn rất nhược, đây cũng là nguyên nhân chế không triệt để. Cấp bậc cao, nhưng tạo công nhỏ, quyền lực cũng rất nhỏ.

Khôn: Ất Mùi – Bính Tuất – Giáp Tý - Ất Hợi (Lưu Hiểu Khánh)

Phân tích: Mộc sinh Thực, Thực toạ căn cần dụng. Tuất lại là Tài, Bính hoả Thực Thần đắc vượng nên có thể sinh Tài, cho nên bát tự này có tạo công rất lớn. Bính có thể ám hợp Tân trong Tuất, Tân trong trường hợp này biểu thị là đàn ông. Ám hợp biểu thị người nữ này có quan hệ mờ ám với đàn ông, thông qua quan hệ này mà có được tài phú. Thực tế đúng là như vậy. Bản thân người này là diễn viên, thông qua kết giao với giới quyền quý mà phát tài.

1.2. Đái (đội) tượng

Đái tượng là trường hợp can sinh chi. Tượng can sinh chi như Giáp Ngọ, Quý Mão, Nhâm Dần, Đinh Sửu, Bính Tuất chẳng hạn, những trụ như vậy gọi là đái tượng, tức là đia chi “đội” thiên can.

Trụ có đái tượng tổng cộng có mười hai: Giáp Ngọ, Ất Tỵ, Bính Thìn, Bính Tuất, Sửu, Đinh Mùi, Mậu Thân, Kỷ Dậu, Tý, Tân Hợi, Nhâm Dần, Quý Mão. Dường như chỗ này có thuyết nói Bính Thìn và Bính Tuất không tính là đái tượng.

Đái tượng có mấy loại khác nhau. Như loại đái tượng đội Tỷ Kiếp thì không quan trọng cho lắm. Còn đội Tài, Quan, Ấn thì mới hữu dụng, mà lại còn phải có mối quan hệ với chủ vị. Có thể dùng để đoán nghề nghiệp.

Hỏi: Là địa chi phát sinh mối quan hệ với chủ vị, hay là thiên can phát sinh mối quan hệ với chủ vị? Hay là cả trụ thiên can và địa chi phải cùng phát sinh mối quan hệ? Chủ vị chính là nhật trụ sao?

Trả lời: đúng, cả ba trường hợp trên đều tính.

Càn: Giáp Ngọ - Quý Dậu – Mậu Tý – Đinh Tỵ

Phân tích: Mậu hợp Tài (Tý, Quý là một chữ). Tại thời trụ Mậu thấy Tỵ Lộc, trên Tỵ thấu Đinh, Đinh Tỵ có thể xem là bản thân đương số. Chữ nào toạ lộc thì là chủ vị, là một tượng. Đinh và Ngọ là nguyên thân và Lộc, tương đương từ thời trụ chảy đến niên trụ, niên trụ đội Giáp, Giáp Ngọ là một đái tượng. Ấn đội mũ Sát. Hoán tượng là nhật chủ đội mũ Sát. Là mệnh làm quan. Đương nhiên nhật chủ hợp Tài cũng là có tài phú, nhật chủ hợp Tài sẽ bàn đến sau. Hành vận Mậu Dần, Mậu cũng chính là nhật chủ, Dần là Lộc của Giáp, đồng nghĩa với tự mình toạ Thất Sát, cho nên vận này nhậm chức phó thị trưởng. Nhưng Sát này có hoá. Dần Ngọ hợp Ấn cục, chủ quyền lực vào tay. Cho nên Ngọ muốn khắc Dậu kim, muốn chế kim thuỷ, mà chế lại không tốt. Cho nên cần xem đái tượng ở Giáp Ngọ. Hoả chế kim thuỷ chế không tốt, cho nên xem như là không tạo công, tức không dùng tạo công đoán mệnh, mà trong trường hợp này dùng tượng. Nhật chủ hợp Tài, chứng tỏ người này là quan tham, tham tài.

Càn: Giáp Ngọ - Quý Dậu – Tân Mão – Kỷ Hợi

Phân tích: Hợi Mão củng cục, Thương Quan sinh Tài, nhất định là tượng chính mình, bởi vì củng cục đến chủ vị, trung thần toạ dưới nhật chủ. Trên Hợi thấu Kỷ thổ Ấn tinh, Kỷ và Ngọ là một nhà, Giáp Ngọ là đái tượng, Sát đội mũ Tài. Chứng tỏ người này là quan cai quản tài phú. Đương số là phó cục trưởng cục tài chính, là cán bộ cấp phó. Tại sao lại làm phó? Đáp: chủ thần tại chủ vị là cấp trưởng, tại khách vị là cấp phó. Người này tình huống bát tự thật ra còn có “trưởng” bị xuyên, xuyên thì phản, nên thành phó. Ví dụ này có Kỷ và Ngọ là một nhà, địa chi có Ngọ Hợi hợp, đem Quan tinh từ khách vị hợp đến thời trụ, thời trụ cũng là khách vị, bởi vì thời trụ tuy cũng tính là chủ vị, nhưng vẫn không chính đáng bằng nhật chi.

Nói cho rõ: Ngọ hoả là Sát, Ngọ Hợi ám hợp thành tượng, Sát tại khách vị bị hợp đến thời trụ, mà thời trụ không phải là nơi nhật chủ toạ (nhật chi), thành ra chỉ làm phó.

Khôn: Đinh Mùi – Bính Ngọ - Tân Mùi – Giáp Ngọ

Phân tích: không tạo công, nhưng có tượng, thành ra xem tượng. Bát tự này quý, đầu tiên là nhìn thời trụ, có đái tượng, Quan đội mũ Tài, nên là quan cai quản tài phú. Ngọ Mùi hợp, chính là tượng bản thân đương số. Mặt khác bản thân mình lại toạ Tài khố, Ngọ với Đinh là một tượng. Đinh toạ Mùi, cùng với Mùi tại nhật trụ là một tượng. Mùi là Ấn đội mũ Sát, chủ quyền lực. Ấn là xí nghiệp, Bính Tân hợp tượng là quản lý, Đinh Ngọ Mùi đều là một đảng. Đinh Mùi tại niên trụ chủ nơi xa, thời trụ là môn hộ, đều chủ ra nước ngoài. Người này chạy khắp nơi bên ngoài, rất có năng lực, là tổng thanh tra tài chính của tập đoàn đa quốc gia, rất có quyền lực. Bát tự này không thể dùng tạo công để phân tích, chỉ có thể phân tích bằng tượng.

Khôn: Nhâm Dần – Canh Tuất – Bính Ngọ - Tân Mão

Phân tích: Dần Ngọ Tuất tam hợp Dương Nhẫn cục. Trung thần tại chủ vị, mộc hoả thành thế, niên trụ Nhâm Dần đái tượng, Ấn đội mũ Sát, hợp đến chủ vị, thì chủ đắc quyền lực. Ấn là quyền lực, là đơn vị công tác. Mộc hoả chủ văn chương, Bính hoả cũng là văn chương. Bính là truyền hình, điện ảnh, truyền thông, văn hoá, khẳng định mệnh này có quan hệ với ngành văn hoá. Bính Tân hợp, trong đó Tân toạ Mão cũng là Ấn. Tuất là Thực Thần, Thực Thần là giáo dục, cũng có thể xem là trẻ con, lại là khố, rõ ràng là chủ có nhiều trẻ em, rõ ràng là tượng trường học, nên luận ngành nghề giáo dục. Trung thần tam hợp cục toạ dưới nhật chủ, khẳng định là làm trưởng, nên làm hiệu trưởng. Vì lí do gì cấp bậc không cao? Bởi vì Canh kim không chế.

Khôn: Mậu Thân – Giáp Dần- Ất Tỵ - Tân Tỵ

Phân tích: mộc hoả thành thế, niên trụ Chính Quan bị Dần xung, cần chế Quan. Nguyên cục có thể chế Quan, bởi vì có Tỵ Thân hợp, Tỵ toạ dưới nhật chủ. Bát tự còn quý ở chỗ Mậu từ Tỵ thấu ra tại niên trụ, Mậu Thân là Quan đội mũ Tài. Cho nên chữ Quan này nhất định là của mình, mà Quan này lại phát sinh quan hệ với Tài, nên mệnh là quan cai quản tài phú, bất quá đây cũng không phải là tượng cục quản lí tài chính. Thân kim có tượng, Thân tượng ngân hàng, nên ở đây có thể hiểu là ngành nghề tài chính. Thân là Quan, Tỵ Thân hợp, có thể hoán tượng. Tỵ cũng là địa phương sinh Tài, Tỵ tạo công, Tỵ là Thương Quan, nên cũng có thể dựa vào điều này để đoán là có quan hệ với ngành tài chính. Kỳ thực người này là một giám đốc ở ngân hàng dân sinh. Hành vận Canh Tuất, năm Canh Thìn không cát, vô cùng khó khăn, do nguyên cục cần chế Quan, nhưng hỷ Canh kim thấu xuất hợp thân. Thìn là thuỷ khố, cũng có tác dụng hối Tỵ hoả, cũng giống có tượng cha mẹ ở nhà phát bệnh, phá tài. Trong bát tự nếu có chữ nào tạo công thì nhất định không thể bị hoại, bao gồm cả bị lưu niên hoại cũng vô cùng xấu.

Khôn: Quý Mão – Giáp Dần – Bính Tuất – Canh Tý

Phân tích: Bính toạ Tuất có căn, Tuất là Thực Thần, Mão Tuất hợp, Dần Tuất củng, Thực hợp Ấn là tượng văn chương nghề nghiệp, có văn hoá cao. Đồng thời nguyên cục mộc hoả thành tượng cũng chủ văn hoá. Quý Mão đái tượng, chủ làm quan ngành văn hoá. Canh Tý cũng là đái tượng, là Sát đội mũ Tài, nhưng lại không có quan hệ gì với chủ vị, cho nên không thể đoán là quan quản lí tài phú. Nhìn Tài hư thấu tại môn hộ thì có thể nói là tài hoa, tức mệnh này vừa có văn hoá vừa có tài năng, đã viết được vài quyển sách, tại địa phương rất nổi tiếng. Người này hôn nhân cũng không có vấn đề gì xấu, chồng cũng là quan chức.

Nói cho rõ: Canh Tài hư thấu biểu thị tài hoa, bởi vì Tý thuỷ và Quý thuỷ là cùng một chữ, cho nên người này rất có tài hoa. Thực Thần hợp Ấn chính là đại biểu cho văn hoá, nguyên cục lại có mộc hoả thành thế cũng chủ văn. Thực ra người này là một cán bộ cấp huyện.

Càn: Giáp Ngọ - Mậu Thìn – Mậu Thân – Đinh Tỵ

Phân tích: có hoán tượng, có đái tượng. Đây là bát tự hoàng đế Khang Hi. Giáp Ngọ Ấn đội mũ Sát, Giáp – Ngọ - Đinh – Tỵ - Thân, Thân Tỵ hợp đến chủ vị. Toàn cục bị chính mình vậy lại, nhất thống giang sơn. Hành vận cũng tốt, toàn là hoả vận. Nguyệt lệnh là tài khố thì là tài phú lớn.

Càn: Canh Tý – Kỷ Mão – Giáp Thìn – Kỷ Tỵ

Phân tích: Thìn là Ấn khố, Tý là Ấn được dẫn xuất ra từ Thìn. Canh Tý là đái tượng, Ấn đội mũ Sát chủ quyền lực. Tý Thìn hợp, nhất định là hợp Sát đến chủ vị. Mão Thìn hình xuyên là muốn chế Ấn, chế được Ấn thì đắc quyền lực. Tý Mão hình hoại Dương Nhẫn không tốt.

Nói cho rõ: Hành vận Nhâm Ngọ, năm Quý Dậu làm phó huyện trưởng. Đại vận Tý Ngọ xung là khử Ấn. Hành vận Quý Mùi, năm Nhâm Ngọ thăng chức. Tý Thìn củng cục, trung thần tại khách vị mà không phải tại chủ vị, cho nên chỉ làm chức phó chứ không làm trưởng. Thìn Dậu hợp là hợp Quan đến chủ vị. Từ năm 27 tuổi là phó huyển trượng, cho đến năm 47 tuổi đều là chức phó. Năm Quý Mùi thăng làm thường vụ phó huyện trưởng.

Ví dụ về can chi tự hợp sẽ không nhắc lại nữa ở những phần sau. Nhìn chung can chi tự hợp chính là chế.

Chú: chế và hợp là hai phương hướng trái ngược nhau, cho nên muốn chế không thể lại hợp, hoặc muốn hợp không thể lại chế. Cái muốn bị chế còn không nên thấu xuất tại hành vận mà lại không có chế, đặc biệt là không thể lộ ra lại hợp nhật chủ. Xuất hiện tình huống như vậy thì là phản cục.

Hai: Nguyên lý địa chi hỗ thông

Đây là một trong những điểm quan trọng nhất trong hệ thống luận mệnh Manh Phái. Can chi lấy hình thái Lộc và nguyên thần để luận liên thông, không chỉ giúp chúng ta lý giải tác dụng của một thần nào đó trong nguyên cục mà còn hiểu rõ tác dụng kéo dài của nó, đồng thời hỗ thông cũng là một cơ sở trọng yếu để luận ứng kì.

1. Nguyên thân và Lộc:

Nguyên thân: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.

Lộc tương ứng: Dần, Mão, Tỵ, Ngọ, Tỵ, Ngọ, Thân, Dậu, Hợi, Tý.

Lộc chính là thiên can kéo dài tại địa chi, là đại biểu cho thiên can nhập địa chi mà có quyền hành xử. Ngược, lại, nguyên thân cũng là địa chi kéo dài tại thiên can, là đại biểu cho địa chi nhập thiên can mà có quyền hành xử.

2. Quan hệ bán lộc

Đinh Mùi, Quý Sửu là bán lộc. Ất gặp Thìn, Đinh thấy Tuất là bán lộc. Bính và Tỵ, Mậu và Tỵ là Lộc. Đinh và Ngọ, Kỷ và Ngọ xem là một chữ. Bính và Mậu, Đinh và Kỷ là bán thông lộc, đều có thể xem là cùng một chữ, cùng một là để luận.

Bính Tuất, Đinh Tỵ là đắc cường căn, chủ yếu luận hai trụ này nếu làm nhật trụ thì không thể bị tổn hoại, bởi vì thiên can và địa chi liên thông nhau, giống như người và thân thể mình, bị hỏng liền bị thương hoặc tổn thọ.

Cần chú ý là bởi vị Tỵ và Ngọ có hai nguyên thân, cho nên thiên can Bính và Mậu, Đinh và Kỷ tồn tại tượng bán thông lộc, cũng là nói Bính và Mậu, Kỷ và Đinh cũng có một loại quan hệ như thân thuộc, anh em.

Còn có, bởi vì trong Mùi thổ có Đinh hoả nên Đinh gặp Mùi là bán lộc. Đồng lý, Quý gặp Sửu cũng là bán lộc. Giáp Ất mộc cùng căn vì cùng thuộc đằng la hệ giáp. Nhật chủ Giáp mộc thấy Mão mộc làm căn, Ất mộc lấy Dần làm căn. Giáp Ất sẽ giải thích sau.

Chúng ta phát hiện tứ mộ Thìn Tuất Sửu Mùi không có thiên can làm nguyên thân. Trong thực tế thì tứ mộ đúng là không có nguyên thân, cũng không thể chủ quan cho rằng Thìn Tuất nguyên thân là Mậu, Sửu Mùi nguyên thân là Kỷ.

Thực tế chính là nguyên thân cùng lộc có quan hệ, chỗ này cũng cần ứng dụng hoán tượng.

Khôn: Ất Tỵ - Mậu Tý – Đinh Tỵ - Canh Tuất

Phân tích: Hoả và táo thổ thành thế muốn chế kim thuỷ. Ất Canh dao hợp nên nên Canh ở thời trụ cũng có tượng là chế. Tý bị chế, Mậu Tý tự hợp. Người này không thể làm quan, vì là nữ mệnh. (Tạo này nữ mệnh không thể làm quan, bởi vì phu cung Tỵ hoả tạo công, Tỵ hoả thấu thiên can Mậu thổ là chồng, chồng hợp chế Tý thuỷ, nên giàu nhờ chồng. Nếu là nam mệnh thì đã làm quan.)

Khôn: Kỷ Dậu – Bính Dần – Đinh Mão – Quý Mão

Phân tích: Mộc hoả vượng, Đinh toạ Mão Ấn, Mão Dậu xung có công chế Tài. Tại tại niên trụ khách vị là tài phú của người khác, chính là tượng làm công cho người khác. Nhưng Đinh Kỷ bán thông lộc, cho nên mình cũng có phần hưởng được chữ dậu. Mệnh là chủ nhà hàng, có 40% cổ phần. Thực sinh Tài, cũng có tượng là đồ ăn uống. Dậu là Tài cũng là bia rượu. Kỷ Thực toạ Dậu, chính là nơi ăn uống, quán hàng ăn.

Tiểu Nguyệt Hồ: Quý Mão đái tượng, lại phục ngâm đến nhật chi, là nhật chủ đắc được, cho nên làm chủ tiệm.

Nói cho rõ: Giáp Ất mộc chung căn vì cùng đằng la hệ giáp. Nhật chủ Giáp mộc lấy Mão mộc làm căn, Ất mộc gặp Dần làm căn. Nhật trụ Giáp Thìn sợ gặp Dậu kim, vì Thìn Dậu hợp bạt căn Giáp mộc, Giáp mộc không thể sống được. Đinh Mùi, Ất Mùi, Bính Tuất (Giáp Thìn) là nhật chủ toạ khố thì không thể bị hoại, bởi vì nhật chủ thông căn. Mà Mậu Thìn, Mậu Tuất, Kỷ Mùi, Kỷ Sửu bốn trụ này cũng thông căn, nhưng Manh Sư có câu khẩu quyết: là Tài Quan trong khố thì hỷ hình xung, xung khố tức cát, là dụng mà không xung thì không thể dụng. Bốn trụ này can chi tương đồng, có khẩu quyết là: can chi giống nhau, tổn vợ thương chồng. Bất luận nam nữ, nếu nhật chủ toạ khố không có hình xung thì hôn nhân đều không tốt. Tứ khố đều có thể bị hoại, trừ Giáp Thìn, Đinh Mùi, Ất Mùi, Bính Tuất không nên bị tổn hoại. Còn lại Giáp Tuất, Ất Sửu, Bính Thìn, Đinh Sửu, Mậu Tuất, Mậu Thìn, Kỷ Sửu, Kỷ Mùi, Canh Tuất, Canh Thìn, Tân Sửu, Tân Mùi, Nhâm Thìn, Nhâm Tuất, Quý Sửu, Quý Mùi, mười sáu trụ này toạ chi là khố đều có thể hoại bởi vì không liên quan gì đến nhật chủ. Mặt khắc, nếu nhật chủ toạ Lộc cũng không nên bị tổn hại.

Liên quan đến tứ thổ khố còn có một số thuyết, ở đây giới thiệu một chút:

Tứ khố lâm nhật chi, như Mậu Tuất, Mậu Thìn, Kỷ Mùi, Kỷ Sửu, Giáp Tuất, Tân Mùi, Canh Tuất, Nhâm Thìn, Nhâm Tuất, Đinh Sửu, Ất Sửu, Bính Thìn, nếu không gặp hình xung thì không cát lợi. Những trụ này bởi vì không có quan hệ đến nhật chủ nên không sợ bị tổn thương, tức là dù có bị hoại thì cũng không quan hệ gì đến nhật chủ. Mà những trụ này nhất định phải bị hoại, nếu không hoại thì không thể mở khố. Cho nên chi toạ khố hỷ hình xung, không bị chế thì không đắc.

Tân Sửu, Canh Thìn mấy trụ này hiện còn chưa có điều kiện kiểm chứng, không biết có thể hoại hay không.

Bính Tuất, Giáp Thìn, Đinh Mùi, Quý Sửu không thể bị hoại.

Tài Quan lâm khố hỷ hình xung, xung hình mới là của mình, không xung không hình thì không thể dụng, không mở khố thì không tạo công, đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến hôn nhân.

Đối với nhật trụ mà nói, Mậu Thìn, Mậu Tuất, Kỷ Sửu, Kỷ Mùi bốn trụ gọi là tứ trụ đồng căn, can và chi giống nhau, không gặp hình xung thì tổn tài tổn vợ.

Càn: Ất Tỵ - Tân Tỵ - Mậu Thìn – Quý Hợi

Phân tích: Mậu Thìn nhật chủ không gặp hình xung, tổn tài thương vợ. Bởi vì toạ khố thì hỷ hình xung. Trong nguyên cục cùng đại vận cũng không xung hình, nhật chủ hợp Tài, Tài nhập khố, khố lại không mở. Tỵ là Lộc của Mậu, niên nguyên có Lộc mà tạo công là mệnh vất vả. Muốn chế Tài mà chế không được, chỉ có thể vất vất vả vả kiếm tiền. Trên Lộc thấu Quan cũng không thể làm quan. Hôn nhân không tốt. Năm Mậu Dần li hôn. Vận Dần năm Dần hình xuyên Tỵ Lộc, mà niên nguyệt Lộc cùng nhật chủ một thể, Dần Hợi hợp thì vợ theo người khác. Hách Khoa từng đoán, người này hôn nhân cả đời không tốt, cần phải dựa vào đại vận mới có được một đoạn hôn nhân ngắn ngủi, sau đó thì không có hôn nhân nữa. Điều này vẫn cần phải kiểm chứng. Đương số cũng làm Dịch học, người có Thương Quan cao thấu thì cuộc sống không tốt.

Niên nguyệt Lộc thần tạo công, mệnh vất vả, không thể là chuyện lớn. Lộc trên đầu đội Quan là không thể làm quan. Nằm mơ cũng muốn làm quan nhưng lại không đảm đương nổi.

Khôn: Bính Thìn – Quý Tỵ - Ất Mùi – Bính Dần

Lâm Dịch Giám: Can và chi giống nhau, tổn tài lại thương phu, đến bây giờ vẫn chưa có chồng. Khố mở, có bạn trai. Năm Đinh Sửu có bạn trai. Đinh -> Kỷ, Đinh Mùi bán lộc. Sửu Mùi xung khai Quan khố, nên được hai năm thì chia tay. Tân Tỵ lại có bạn trai. Giáp Thân chia tay. Dần Thân xung tức là xung Quan đi mất (sau Lập Xuân). Năm Giáp Thân, Giáp Kỷ hợp, (khoảng tháng chín, tháng mười) gặp được một người nam lớn tuổi hơn mình rất nhiều, chấp nhận làm tình nhân của người này để được chu cấp. Người nữ này phẩm tính không tốt. Niên trụ và thời trụ thấu Bính hoả Chính Ấn chủ tâm tính chính trực, thông căn tại Tỵ, nhưng Dần Tỵ hình đảo Chính Ấn. Chính Ấn bị hình đảo thì không đi đường ngay, tâm tính không chính, nhưng bên ngoài nhìn như tốt tính. Dự đoán hành vận Sửu sẽ có hôn nhân nhưng cũng không lâu bền. (Dần Tỵ hình xuyên, mà Bính Tỵ đồng một chữ, nên là tượng Bính và Dần đều bị hình.)

Khôn: Nhâm Dần – Tân Hợi – Kỷ Mùi – Bính Dần

Phân tích: Đây là một bát tự mà Hạ lão sư từng đoán là mệnh nghèo, phải bán mình. Bởi vì lộc tạo công, niên nguyệt trụ thấy Quan, nhưng thảy đều nhập mộ. Đái tượng Quan đội mũ Tài bị thu đến nhật chi toạ dưới nhật chủ (gia đình). Cả đời không cưới hỏi, mà tài phú cũng không có, không có công việc đàng hoàng, chỉ có thể dựa vào bán mình kiếm cơm, đi đứng lại không tốt, lại đoản thọ. Vận Mùi, năm Tân Tỵ mất vì bệnh thận. Chỉ vì toạ dưới nhật chủ là khố mà lại không khai, thành ra là tượng can cùng chi giống nhau mà tổn chồng phá tài. Quan khố là nơi chồng ở lại, Nhâm Dần mang tài nhập khố. Là mệnh kỹ nữ.

Khôn: Nhâm Tuất – Tân Hợi – Kỷ Mùi – Bính Dần

Phân tích: Nữ mệnh nhật chủ toạ Quan khố, nên Quan nhất định phải nhập mộ. Nhưng Quan khố hình khai nên có hôn nhân mà cũng có công việc.

Khôn: Ất Tỵ - Tân Tỵ - Giáp Tuất – Nhâm Thân

Phân tích: Tuất thổ là phu cung không mở. Tân Tỵ tự hợp, Tân toạ Tỵ mà theo Tỵ nhập Tuất khố. Thời trụ gặp Thất Sát, Thân Tỵ hợp là Thương Quan hợp Sát. Hành vận Thân trong vận Giáp Thân, năm Canh Thìn, Canh Sát thấu can hợp Ất mộc Kiếp Tài, nhưng Thìn Tuất xung hoại phu cung Tuất thổ. Năm này li hôn. Người này mệnh Giáp Tuất, hôn nhân không tốt.

Càn: Ất Mão – Quý Mùi – Kỷ Mùi – Mậu Thìn

Phân tích: Mùi đến nhập Thìn khố cũng là nhập Tài khố, trên khố lại toạ Kiếp Tài. Nguyệt trụ thấu Quý thuỷ Tài tinh lại bị Mậu thổ Kiếp Tài hợp. Quý là vợ, tượng người này hôn nhân không tốt, dù có bạn đời, nhưng hôn nhân một mực không tốt. Thê cung nhập đến Thìn khố, phía trên lại gặp Kiếp Tài, sợ vợ đào hoa sẽ theo người khác đi mất.

Càn: Giáp Thìn – Bính Tý – Kỷ Mùi – Mậu Thìn

Phân tích: Không hỷ toạ chi Mùi thổ gặp Tý thuỷ tương hại, vì Tài tại nguyệt lệnh bị toạ chi hại xuyên chứng tỏ người này cả đời vô duyên hôn nhân. Bởi vì toạ dưới nhật chủ là thê cung, hại xuyên Tý Tài là bạn gái không có cách nào bước vào gia đình của đương số. Tạo này là kết cấu chế Tài. Tài phú cũng là có, là giáo sư, thu nhập khá. Tý không nhập khố, Giáp Khỷ hợp, Giáp toạ Thìn Tài khố, nên có một chút tài phú. (So sánh với tạo phía trước thì tạo này mặc dù hại xuyên Tài nhưng tài phú xem như vẫn có, còn hôn nhân thì không tốt.)

(Đại Hải:)
Càn: Nhâm Tý – Tân Hợi – Mậu Thìn – Bính Thìn

Người này đến nay vẫn chưa kết hôn. Niên nguyệt có Tài tinh đều nhập Thìn khố, khố lại không khai.

Càn: Giáp Thìn – Bính Tý - Ất Mùi – Mậu Thìn

Phân tích: Nhật chủ toạ Mùi khố (Quan Sát khố) lại không khai khố. Nam mệnh, Tài tinh tại nguyệt lệnh bị thê cung hại, chủ một đời vô duyên với hôn nhân, nhưng không nhất thiết cải đời không có tài phú. Hôn nhân có thể là kết hôn rồi lại li hôn, nên cuối cùng vẫn là không có duyên với hôn nhân.

Ví dụ về hoán tượng:

Khôn: Ất Tỵ - Mậu Tý – Đinh Tỵ - Canh Tuất

Phân tích: Đây là nữ mệnh, nếu như là nam mệnh khẳng định là làm quan. Nhật chủ toạ Tỵ, hai Tỵ đều thuộc sở hữu của chủ vị, nguyên thân của Tỵ tại nguyệt lệnh Mậu, chế kim thuỷ. Tỵ và mậu đều chế không được Tý thuỷ, thứ nhất là do hai Tỵ kẹp chế Tý, thứ hai là Tỵ có thể khắc thuỷ chứ không thể chế. Chủ yếu là do Mậu tạo công. Mậu là nguyên thần (TK: nguyên thân) của phu cung nên lấy Mậu để xem chồng. Mậu Tý hợp, Mậu chế được Tý, cho nên chồng có tiền. Sau khi kết hôn thì chồng phát tài ức vạn. Người nữ này là vượng mệnh. Nguyên cục chế thuỷ không triệt để. Vào vận Nhâm Thìn, Thìn là thuỷ khố, xung khai thuỷ khố thì chồng phát đại tài. Phu cung chế phu tinh nên hôn nhân tốt. Nếu là nam mệnh, nhất định làm quan. Vợ không phát tài, bởi vì toàn cục do mình dụng. Có người hỏi Tỵ có nhập Tuất khố không. Trả lời: có nhập khố.

Thanked by 4 Members:

#11 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2274 thanks

Gửi vào 15/08/2018 - 02:24

3. Nguyên lý can chi hư thực

Can chi hư thực khác với vượng suy mà chúng ta thường hay nói đến. Mệnh lý truyền thống nói vượng suy là tham chiếu từ nguyệt lệnh mà định ra. Manh Phái định hư thực chỉ nhìn can chi trong cùng một trụ, mà không tính đến những quan hệ sinh khắc với những trụ xung quanh. Bản thân hư và thực cũng có tượng và có hàm nghĩa nhất định trong tứ trụ. Ngoài ra còn có ứng dụng quan trọng hơn là nhìn ứng kỳ của bát tự. Vấn đề này sẽ nói đến ở chương tiết phía sau.

Thiên can vốn khí nhược, địa chi vốn khí cường. Thiên can cần phụ thuộc và địa chi mới có thể vượng. Địa chi mà không sinh trợ thiên can thì hư. Nguyên tắc căn bản của hư thực là: thiên can vô căn, vô sinh thì hư; thiên can hữu căn, được sinh thì thực.

Thực: Giáp Dần, Giáp Thìn, Giáp Tý, Ất Hợi, Ất Mão, Ất Mùi, Bính Dần, Bính Ngọ, Bính Tuất, Đinh Tỵ, Đinh Mão, Đinh Mùi, Mậu Tuất, Mậu Ngọ, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Kỷ Mùi, Kỷ Sửu, Canh Thân, Canh Thìn, Tân Sửu, Tân Dậu, Nhâm Thân, Nhâm Tý, Nhâm Thìn, Quý Hợi, Quý Dậu, Quý Sửu.

Hư: Giáp Thân, Giáp Tuất, Giáp Ngọ, Ất Tỵ, Ất Dậu, Ất Sửu, Bính Tý, Bính Thân, Bính Thìn, Đinh Hợi, Đinh Sửu, Đinh Dậu, Mậu Tý, Mậu Thân, Mậu Dần, Kỷ Hợi, Kỷ Dậu, Kỷ Mão, Canh Tý, Canh Ngọ, Canh Dần, Canh Tuất, Tân Tỵ, Tân Hợi, Tân Mùi, Tân Mão, Nhâm Tuất, Nhâm Ngọ, Nhâm Dần, Quý Tỵ, Quý Mùi, Quý Mão.

Đắc cường căn, toạ lộc, toạ Ấn đều là thực. Can sinh chi gọi là tiết khí. Còn có một loại hư tượng, là đái tượng. Hoả toạ Thìn Sửu hoả bị hối, cũng là hư. Địa chi vô căn, vô sinh trợ chính là hư.

Hư là một loại trạng thái tồn tại, là bị nhược đi, bị nhẹ đi, bị hoá khí. Nếu trong bát tự có chữ nào đó hỷ hư, đại vận lại thông căn thành thực là một loại phản cục. Nếu bát tự bên trong có chữ nào đó lấy thực làm hỷ, đại vận lại gặp thấu can mà hư, cũng là một loại phản cục. Loại hiện tượng phản hư thực này cần phải đặc biệt chú ý, có thể lấy để phân biệt cát hung.

Nguyên cục nếu chế được triệt để thì sẽ hình thành tặc thần và bộ thần, tối hỷ xuất hiện. Nhưng nếu nguyên cục chế không triệt để thì đại vận không nên thấy, thấy là phản cục.

Càn: Tân Mão – Bính Thân – Tân Mùi – Quý Tỵ

Phân tích: Thời thượng Thực Thần hư thấu, bị chế, ăn nói tốt, có đầu óc. Hành vận Tý biến thực bởi vì Tý là lộc của Quý. Nguyên cục Quý thuỷ hư thấu bị chế, không nên thấy căn lại bị Mùi hại xuyên. Năm Mậu Thân qua đời, vì thuỷ đắc trường sinh thành ra đắc vượng.

Càn: Mậu Thân – Canh Thân – Giáp Dần – Giáp Tý

Phân tích: Hoạt mộc cần sinh trưởng. Tý thuỷ và Dần mộc hoán vị liền tốt. Kim thái vượng, không thể hoá hết, cần dụng Tý thuỷ, sợ hư. Nhưng đại vận hành Nhâm Tuất, Ấn biến hư, loại ấn này là bị hoại, kết quả là bị đơn vị công tác khai trừ.

Khôn: Bính Thìn – Quý Tỵ - Kỷ Mùi – Bính Dần

Phân tích: Trụ Kỷ Mùi can và chi giống nhau, tổn tài hại chồng. Năm Đinh Sửu có bạn trai, Sửu Mùi xung khai khố, hai năm sau chia tay. Năm Tân Tỵ lại có bạn trai, năm Giáp Thân chia tay. Cùng năm này lại quen một người bạn trai lớn hơn mình nhiều tuổi, chấp nhận làm tình nhân để ông này chu cấp. Người nữ này nhân phẩm không tốt. Trên trụ năm Bính hoả Chính Ấn thông căn tại Tỵ, nhưng Dần Tỵ hại xuyên đảo Chính Ấn, dự đoán hành vận Sửu có hôn nhân, nhưng cũng không bền.

Hỏi: Nhật chủ Giáp, thuỷ đa mộc phiêu, có bệnh. Mậu Thìn là thực, nhưng lại là nhược thổ. Tỵ hoả là Chính Ấn, bất luận điều kiện, gặp Dần bị hại xuyên thì đều có thể luận đạo đức không tốt sao?

Kim Thành: Thời thượng Thương Quan hư thấu có thể sinh nguyệt can Tài không?

Bác Văn: Không thể.

Trả lời: Thời trụ là Bính Dần là Chính Ấn, bát tự phía trên thời trụ là Bính có Dần xuyên Tỵ, hai chữ Bính Dần đều bị hư hoại.

Linpany: Không thể luận như vậy. Bát tự của tôi cũng có tượng như vậy, nhưng nhân phẩm tôi rất tốt.

Bác Văn: cần nhìn Chính Quan xem có hay không tại chủ vị.

Tuyền: Nữ mệnh có nhật trụ Nhâm Thìn. Thìn khố này nếu không có hình xung có ảnh hưởng đến hôn nhân không?

Bác Văn: Không cần hình xung cũng có thể.

4. Những đặc tính khác của ngũ hành và can chi

Chúng ta tách biệt những tính chất đặc thù của ngũ hành và can chi ra phân tích tỉ mỉ để lý giải chúng tốt hơn.

Một: Đặc tính Thìn Tuất Sửu Mùi

Thìn là loại đất ẩm ướt, Tuất là loại đất khô ráo, Sửu là loại đất vừa ẩm ướt vừa lạnh lẽo, Mùi là loại đất khô nóng.

Đối với thuỷ mà nói, Tuất thổ và Mùi thổ lực khắc thuỷ lớn, nhưng Tuất chủ yếu là khắc Hợi thuỷ, Mùi chủ yếu là khắc Tý thuỷ. Thìn thổ và Sửu thổ trên nguyên tắc không thể khắc thuỷ, nhưng Hợi gặp Thìn là thuỷ khố, Tý gặp Sửu là hợp trói thuỷ. Như Nhâm Thìn cùng trụ hoặc Quý Sửu cùng trụ thì lại phản thành thuỷ căn, chủ thuỷ vượng.

Đối với hoả mà nói, Tuất thổ và Mùi thổ trên cơ bản là không hối hoả. Thìn thổ và Sửu thổ hối hoả. Thìn lại càng dễ hối Tỵ hoả. Sửu dễ hối Ngọ hoả.

Đối với kim mà nói, Tuất thổ và Mùi thổ không thể sinh kim, trái lại chế kim, làm giòn kim. Thìn thổ và Sửu thổ thì có thể sinh kim.

Đối với thổ mà nói, Tuất thổ và Mùi thổ lực trợ thổ lớn. Thìn Sửu giống như bùn lầy, lực trợ thổ rất nhỏ, hầu như không đáng kể.

Thìn Tuất Sửu Mùi tứ mộ khố, Dần Thân Tỵ Hợi gặp thì giống như gặp mộ khố của mình, đều lấy nhập mộ mà luận. Tý Ngọ Mão Dậu gặp thì không luận nhập mổ, vì còn có quan hệ bán hợp cục nên không luận nhập mộ.

Hai: Hoạt mộc, tử mộc

Trong bát tự, có sự phân chia hoạt mộc và tử mộc. Sự phân chia này cũng giống như thực tế sinh hoạt của chúng ta sẽ gặp một loại mộc là mộc cây cỏ, đó chính là hoạt mộc. Còn một loại khác là những vật được gia công từ vật liệu gỗ, là tử mộc. Hai loại mộc này tính chất hoàn toàn khác biệt.

Cái gì là hoạt mộc? Có thuỷ sinh và có căn là hoạt mộc. Hai điều kiện này nhất định phải cùng tồn tại, nếu chỉ có thuỷ sinh mà vô căn, hoặc hữu căn mà không có thuỷ sinh thì đều không phải hoạt mộc. Còn cái gì là tử mộc? Không có thuỷ sinh cũng không có căn khí thì là tử mộc.

Đối với hoả mà nói, hoạt mộc là loại mộc có sinh mệnh, gặp hoả chính là mộc trổ hoa, lại càng thêm thanh tú. Tử mộc là vật liệu gỗ, gặp hoả thì thiêu đốt, thành ra tử mộc không dám gặp vượng hoả, nếu không sẽ dễ dàng bị thiêu sạch mà đoản thọ.

Đối với kim mà nói, hoạt mộc sợ bị kim phạt căn, bị phạt căn thì khó mà sống được. Như Giáp Thìn vốn là hoạt mộc, gặp Thìn Dậu hợp, Dậu kim sẽ cắt đứt Ất mộc bên trong Thìn, lúc đó Giáp mộc liền bị thương. Tử mộc không sợ kim khắc, kim có thể bổ tử mộc để sinh hoả, có lợi cho thiêu đốt.

Đối với thuỷ (kể cả thuỷ tại đại vận) mà nói, hoạt mộc thích thuỷ, nhất là sinh vào mùa hè hoặc hoạt mộc mà bị khô thì lại càng hỷ thuỷ sinh. Tương phản, tử mộc thấy thuỷ thì hỏng, hoặc là thuỷ đa mộc hủ, hoặc là tử mộc bị ẩm thì không thể đốt lửa.

Như gặp Không Vong thì mộc không có mộc tâm. Nếu như là hoạt mộc, thì vóc dáng sẽ không cười tráng lắm. Nếu là tử mộc thì khó thành tài liệu tốt.

Hoạt mộc có thể sử dụng âm căn lẫn dương căn. Như Giáp mộc gặp Mão, Ất nhật can thấy Dần đều tính là nhật chủ tự có căn. Tử mộc không thể sử dụng căn âm dương tương hỗ như vậy. Như Giáp mộc mà thấy Mão thì tính là thấy một loại mộc khác, không phải là căn của bản thân nhật chủ.

Ba: Đặc thù của Tỵ hoả

Tỵ thuộc hoả nhưng lại là nơi kim trường sinh, cho nên nó có kiêm hai loại thuộc tính, khi hoả vượng lại có mộc sinh thì Tỵ hoả khắc kim. Khi hoả nhược, Tỵ gặp Sửu và Dậu liền sẽ qui thuận kim, hợp kim cục trợ kim. Tỵ hoả là địa chi duy nhất trong thập nhị chi có tính chất thay đổi theo hoàn cảnh. Trong bát tự gặp được Tỵ hoả, cần nhìn trong cục mộc hoả vượng hay kim thuỷ vượng để xác định tính chất của Tỵ hoả. Nhưng Tỵ hoả còn có thể thay đổi tính chất tuỳ theo đại vận, do đó khi gặp Tỵ hoả cần phải cẩn thận phân tích.

Như người có nguyên cục mà Tỵ hoả chiếm vị trí quan trọng thì thường đầu óc linh hoạt, biến hoá nhanh, tư duy nhanh, về mặt tính cách thì dễ thay lòng đổi dạ. Giống như bát tự của Đoàn lão sư (Càn: Đinh Mùi – Tân Hợi - Ất Tỵ - Tân Sửu), Tỵ hoả chiếm chủ vị, cho nên tư duy nhanh, đầu óc linh hoạt.

Càn (Diêm Tích Sơn): Quý Mùi – Tân Dậu - Ất Dậu – Đinh Sửu

Phân tích: Trung thần song hiện nhưng không hợp cục, kim vượng nhập Sửu khố, Mùi Sửu xung khai Sát khố. Nhật chủ toạ Sát mà Sát khố xung khai, chủ có quyền lực. Vận Tỵ hoả, nguyên cục kim vượng, Tỵ quy về kim, nhưng lưu niên không thể lại thấy hoả, thấy hoả thì hoả liền vượng. Năm Canh Ngọ, Tỵ Ngọ Mùi hội hoả cục, lực lượng hoả lớn hơn so với lực lượng kim trong nguyên cục, tác động vào mệnh cục thì Tỵ lại thành hoả. Nguyên cục cần dụng Sát thì Sát không thể bị tổn hại, mà lúc này Thương Quan và Sát đối kháng nhau thành ra Sát tổn. Năm này lại còn có tượng Ngọ Sửu hại xuyên, Trương Học Lương đảo phạt, Diêm đối kháng Tưởng thất bại. Về sau gặp Tỵ nhất định phải phân rõ là dụng hay lại cần chế; hành niên vận cũng phải chú ý.

Bốn: Đặc tính của thuỷ

Tý thuỷ Nhâm thuỷ là loại thuỷ lưu động, lao nhanh, hạo hạo đãng đãng, lực sinh mộc không lớn. Quý thuỷ Hợi thuỷ là thuỷ tĩnh, là mưa móc nên có thể sinh mộc. Nhâm Dần thuỷ sinh mộc, Tý thuỷ tại địa chi không sinh Mão mộc.

Tiết 3: Ngũ hợp thiên can

Ngũ hợp thiên can có Giáp Kỷ hợp, Ất Canh hợp, Bính Tân hợp, Đinh Nhâm hợp, Mậu Quý hợp. Thiên can ngũ hợp chỉ luận hợp, không luận hoá, tức chỉ có hợp tượng. Thiên can hợp hoá không có ý nghĩa thực chất trong hệ thống lý luận Manh Phái. Nhật chủ gặp hợp thì chỉ có hai loại tình huống là hợp Quan hay hợp Tài. Ở đây chủ yếu nói về hợp Tài, còn hợp Quan về sau lại phân tích. Hợp có hàm nghĩa là chiếm hữu, là đạt được, là kết thân, hợp tác, thân cận. Chỉ luận hợp không luận hoá. Hợp hoá không có ý nghĩa thực chất.

1. Hợp chế (cũng là hợp khử): Căn cứ vượng suy liền gọi hợp khử, hoặc hợp chế. Nếu như chữ trong hợp cục đại diện cho người, thì người này gặp tử kỳ. Như chữ đó đại diện cho sự vụ, thì sự vụ này gặp chế trụ. Mệnh làm đại quan, phát đại tài nhất định là khắc lục thân. Bởi vì đều chế triệt để, cho nên chữ bị chế đại biểu lục thân có vấn đề.

Càn: Bính Ngọ - Tân Mão – Đinh Mão – Bính Ngọ

Phân tích: Địa chi mộc hoả thành cục. Địa chi Mão Ngọ tương phá, Mão Ngọ phá là phá Lộc. Thời thượng kiến lộc. Kiếp hợp Tài, hợp Tài là đắc Tài, nhưng Tài nhược, cho nên tài phú cũng ít. Tại xem Tân vốn nhược, lại toạ Mão, Mão là Ấn. Tài tại nguyệt trụ đại biểu cha. Bính Tân hợp, cha mất sớm. Đại vận đầu tiên là Nhâm Thìn, năm Bính Thìn, Bính đến hợp khử Tân, Mão Thìn hại xuyên phụ cung, tinh cung đều bị tổn. Năm này cha qua đời. Vì sao mẹ vô sự? Bởi vì Tài toạ Ấn thì xem Tài là cha.

Càn: Bính Ngọ - Tân Mão – Đinh Mão – Nhâm Tý

Phân tích: Tạo này cha cũng mất, nhưng so với tạo trước thì cha thọ hơn. Đinh Nhâm hợp, nhân phẩm không tốt. Toạ Ấn nhưng địa chi Tý Mão phá, Kiếp hợp Tài đều là ý người nhà bị đoạt. Nhật chủ tham hợp Quan tinh, cũng chính là điều mà nhật chủ truy cầu. Nhưng hợp Quan mà địa chi lại phá, cho nên nhân phẩm không tốt. Tạo trước tuy cũng có Mão Ngọ phá, nhưng dù sao cũng là mộc hoả kết đảng. Tạo này không giống, thiên can Đinh Nhâm hợp, không hỷ địa chi Tý Mão phá, phá thê cung, phá Ấn, phá cha, Mão Ngọ phá Lộc. Trên Lộc có Kiếp hợp Tài, vợ đi theo người khác. Thê cung bị phá, Tài lại bị Kiếp hợp khử. Tạo trước niên thời trụ hai lần Bính Ngọ, có thể hoán tượng, cho nên không hung. Tạo này không giống, Thê bị Kiếp hợp mất, dù bạn gái nhiều, nhưng đến hiện nay vẫn chưa có hôn nhân.

Lâm Dịch Giám: Thiên can Đinh Nhâm hợp, không thích địa chi Tý Mão phá. Tân toạ Mão, Mão phá Lộc, Mão lại là thê cung, cùng Quan tinh tương phá là toàn bộ thê cung hỏng. Thê tinh lại bị Kiếp Tài đoạt, cho dù đối với bạn gái tốt bao nhiêu cũng đều bị người đoạt đi. Đến nay không có hôn nhân.

Thiên can hợp không thích địa chi xuyên phá.

2. Hợp thương: hai bên tham gia hợp có lực lượng chênh lệch lớn, biểu thị một bên muốn khắc khử bên kia. Hợp chế là lúc bên khắc có lực lượng lớn hơn so với bên bị khắc. Còn khi tương hợp mà lực lượng hai bên không chênh lệch nhiều thì gọi là hợp thương, là gây thương tổn.

Càn: Ất Tỵ - Canh Thìn – Tân Mão – Nhâm Thìn

Phân tích: Ất tuy hư nhưng địa chi có Thìn là căn của Mão, cho nên có cường căn, nhưng căn này bị hoại do Mão Thìn hại xuyên. Loại hại xuyên kẹp như vầy là chế không hết, cho nên Ất mộc căn vẫn không bị hoại hoàn toàn. Hành vận Sửu, kim đắc vượng đến khắc mộc. Giáp Tuất, Mão Tuất hợp mất cha, nên năm này cha mất. Mão là vợ, lại toạ dưới nhật chủ mà bị hoại (thê tinh đắc chính vị không nên bị địa chi đến phá), cho nên vợ thể nhược nhiều bệnh, thân thể một mực không tốt.

Bổ sung: Vốn kẹp hại, kẹp chế, kẹp khắc đều là chế không triệt để, nhưng bệnh của bát tự ở chỗ căn của Ất là Mão và Thìn đều thấy, lại hại xuyên nhau. Cho nên Ất Canh gặp hợp thì Ất mộc liền bị hoại. Vốn là Mão bị hại xuyên không chết, nhưng hành vận Tuất, Mão Tuất hợp nên chết.

Càn: Ất Tỵ - Canh Thìn – Tân Mão – Bính Thân

Phân tích: Ất Canh hợp, tượng cha mất sớm. Mão Thìn hại xuyên bị hoại. Mão Thân ám hợp, Thân chế Mão. Căn của phụ tinh đều bị hoại. Căn của Ất mộc đều bị tổn. Hành vận Kỷ Mão, là Lộc của phụ tinh đến, cho nên vận này cha mất. Tám tuổi cha liền tạ thế.

Thê tinh đắc chủ vị, không thích bị địa chi đến làm tổn. Chính Thiên Tài đều giống nhau. Nữ mệnh cũng luận như vậy.

Vấn đề:

Vấn đề 1: Nếu như nhật can có hợp mà cũng có sinh, nhìn tạo công thì lấy gì làm chủ?

Bác Văn: trước tiên nhìn hợp. Hợp Quan luận khác hợp Tài.

Vấn đề 2: Lão sư nói Thương Thực tại thời trụ lạc Không Vong, thọ không cao dường như không hoàn toàn đúng. Như: Quý Tỷ - Giáp Tý – Đinh Dậu – Giáp Thìn, thọ 83 tuổi.

Bác văn: Thực Thương thổ không chủ tú khí, huống hồ Giáp là Thương Quan.

3. Hợp lưu: hợp lưu phần lớn ứng với ứng kỳ hôn nhân, chỉ lưu niên hợp một chữ trong nguyên cục bát tự, nên chữ có khí hoặc vượng biểu thị ứng kì. Phối ngẫu cung cùng phối ngẫu tinh hợp trụ là lưu trụ. Khi có nhiều phối ngẫu tinh, gặp năm hợp là ứng kì, là đem người này giữ lại. Hợp lưu thường dùng để đoán người và lục thân. Nhưng nếu phối ngẫu cung và tinh không có mối quan hệ gì, thì chỉ bạn gái trước hôn nhân. Nhưng chữ này cần phải vượng, nếu nhược thì không lưu giữ lại được.

Khôn: Kỷ Dậu – Đinh Sửu – Quý Mão – Canh Thân

Phân tích: Nữ xem hôn nhân, trước tìm Quan tinh. Kỷ hợp Quan (?), Sửu tuy cũng là Quan nhưng không có quan hệ gì với phu cung. Nên trước tiên xem Kỷ, vì Mão Dậu xung, Kỷ Dậu là một tượng, cho nên Kỷ xung đến phu cung, nên có thể xem là chồng. Năm Giáp Tuất, Giáp Kỷ hợp trụ Phu tinh, Mão Tuất hợp trụ Phu cung, Tinh cung đều động, thành hôn. Nếu như phối ngẫu tinh cùng phu thê cung không có phát sinh quan hệ, thì xem là người yêu trước hôn nhân. Đại vận hoặc lưu niên có phối ngẫu tinh động, nhưng cung không động, biểu thị muốn nói chuyện yêu đương. Tình huống bình thường thì cần tinh cung đều động mới thành hôn, nhưng cũng cần kết hợp xem nguyên cục, chứ không tuyệt đối đúng.

Phối ngẫu tinh là đối tượng, là bạn trai trước hôn nhân. Phối ngẫu cung là chồng, khi nó hợp phối ngẫu tinh thì biểu thị tìm đối tượng. Như can chi đều hợp động cung tinh thì là kết hôn.

4. Hợp trói: hai chữ tương hợp mà lực lượng tương đương nhau thì hình thành hiện tượng hợp trói. (a) Hai chữ liền kề trong mệnh cục ngũ hợp là hợp trói. (b ) Bát tự và đại vận hợp là hợp trói. (c ) Lưu niên gặp thiên địa hợp với nguyên cục cũng là hợp trói. Gặp xung thì mất đi tính chất ban đầu (?). Hai chữ hợp trói tượng như hai người ôm nhau, ai cũng không phát huy được tác dụng của mình, đó là mất đi tính chất ban đầu. Chỉ có gặp xung thì mới có thể quay về tính chất ban đầu.

Hỏi: Thiên địa hợp là chỉ lưu niên cùng nguyên cục hợp hay là cùng đại vận hợp?

Trả lời: Cùng nguyên cục hợp.

5. Nguyên lý hoán tượng của thiên can ngũ hợp

(a) Chữ này có thể định nghĩa chữ kia. Như Tài hợp Kiếp Tài, bình thường là không làm mà hưởng, là tiền của phi pháp.

(b ) Chữ này có thể đại diện cho chữ kia. Như Thương Quan hợp Sát thì Thương Quan có thể đại biểu quyền lực.

(c ) Hai chữ có thể đại biểu cho cùng một ý tứ. Như Thương Quan là con cái, Quan Sát cũng là con cái. Hai chữ tương hợp cùng biểu thị con cái.

Càn: Đinh Mùi – Nhâm Tý - Ất Sửu – Mậu Dần

Phân tích: Tạo này Đinh hoả Thực Thần hợp Nhâm thuỷ Ấn tinh, là mệnh làm ngành nghề về tư tưởng, văn hoá. Người này làm lý luận chính trị, thuộc tổ chức tuyên truyền giáo dục. Thực Thần là tư tưởng, toạ Mùi thổ, nhưng không hỷ Tý Mùi tương hại, cho nên nghề nghiệp không bền, cũng biểu thị bản thân không thích nghề nghiệp mình làm. Dần Sửu hợp, Dương Nhẫn hợp Quan Sát khố, nguyên lai là ngành công an.

Hợp là dụng thì không thể bị chi hại xuyên.

Sửa bởi ThienKhanh: 15/08/2018 - 02:27


Thanked by 3 Members:

#12 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2274 thanks

Gửi vào 23/08/2018 - 13:48

Tiết thứ 4: Thập nhị chi tương hợp

Một: Thập nhị chi lục hợp

Tý hợp Sửu, Dần hợp Hợi, Mão hợp Tuất, Thìn hợp Dậu, Tỵ hợp Thân, Ngọ hợp Mùi. Địa chi tương hợp cũng là ứng kỳ hôn nhân, bao quát cả tam hợp.

1. Ý tứ tác dụng của lục hợp

Địa chi lục hợp trong bát tự là loại hợp khẩn mật nhất, như là kết thân. Giống như thiên can tương hợp, lục hợp địa chi cũng có ý là thân cận, ràng buộc. Nhưng so với ngũ hợp thiên can thì lục hợp địa chi phức tạp hơn, có hợp trợ, hợp khắc, bế khí, hợp tổn. Những trường hợp này cần phải phân biệt cho rõ.

Hợp trợ: Thìn – Dậu hợp, bế Thìn khố. Dậu kim gặp trợ, Thìn thổ bởi vì hợp tiết nên tác dụng bản thân yếu bớt. Dần – Hợi hợp, Dần mộc gặp trợ, Hợi thuỷ bởi vì hợp tiết nên tác dụng của bản thân bị yếu bớt. Ngọ - Mùi hợp, là loại hợp kém cỏi nhất, bế mộc khố nhưng cũng kết đảng. Mùi thổ gặp trợ, Ngọ hoả bởi vì hợp tiết, tác dụng bản thân yếu bớt.

Hợp khắc: Mão – Tuất hợp, Tuất thổ bị khắc. Tỵ - Thân hợp, Thân kim bị khắc.

Bế khí: Tý Sửu hợp, kim bên trong Sửu bị bế khí. Thìn – Dậu hợp, thuỷ bên trong Thìn bị bế khí. Ngọ - Mùi hợp, mộc bên trong Mùi bị bế khí. Mão – Tuất hợp, hoả bên trong Tuất bị bế khí. Bế khí thì không thể lưu hành, không thể dẫn xuất, thành ra là vô dụng, chỉ có gặp xung mới có thể dụng.

Hợp tổn: Thìn – Dậu hợp, mộc bên trong Thìn bị Dậu kim khắc tổn thương (muốn nhìn phía trên Thìn thấu cái gì, như Giáp Thìn sợ nhất Thìn – Dậu hợp, tổn thương mộc căn). Dần – Hợi hợp, hoả bên trong Dần bị Hợi thuỷ khắc tổn thương. Tỵ - Thân hợp, hoả bên trong Tỵ bị thuỷ bên trong Thân tổn thương.

5. Hợp trói: Dùng cho ứng kỳ hôn nhân. Phối ngẫu tinh, cung trong nguyên cục có hợp, lưu niên ứng xung; hoặc nguyên cục có xung, lưu niên ứng hợp. Nguyên cục không xung hợp, lưu niên ứng hợp, thảy đều là ứng kì. Ứng kì hôn nhân: địa chi tam hợp cục, thiên can ngũ hợp, địa chi lục hợp. Phối ngẫu cung, phối ngẫu tinh gặp hợp là ứng kì. Như nguyên cục có hợp, lưu niên gặp xung là ứng kì. Như nguyên cục có xung, lưu niên gặp hợp là ứng kì. Như nguyên cục không xung cũng không hợp, lưu niên gặp hợp là ứng kì.

Khôn: Kỷ Dậu – Canh Ngọ - Giáp Tý – Quý Dậu

Phân tích: Phân tích về ứng kì hôn nhân. Nữ mệnh, có Chính Quan thì trước tiên nhìn Chính Quan. Đầu tiên nhìn niên trụ Dậu, thấu Kỷ, Giáp – Kỷ hợp, chứng tỏ Dậu và bản thân có phát sinh quan hệ, cho nên không nhìn Dậu tại thời trụ. Năm Mậu Thìn, nguyên cục Giáp Kỷ tương hợp cũng chính là hợp trụ Dậu Quan. Năm Mậu Thìn, Thìn – Tý củng hợp phu cung, bởi vì Tý là trung thần lại toạ dưới nhật chủ, cho nên củng cục đến phu vị. Thìn Dậu hợp (Canh hư thấu thì xem như đào hoa). Năm này kết hôn. Nguyên cục phu cung không gặp xung hợp thì ứng vào lưu niên gặp hợp.

Càn: Giáp Thìn – Bính Dần – Kỷ Hợi – Canh Ngọ

Phân tích: Nam mệnh Tài tinh chính vị (Phu Thê tinh đắc chính vị, không hỷ thần khác đến hợp, hại, hình). Nhưng Dần Hợi hợp mất Thê tinh, người này vừa mất vợ vừa mất công việc. Bởi vì Dần mộc tại nguyệt lệnh là Chính Quan, thấu xuất Bính hoả Chính Ấn sinh thân. Chính Quan, Chính Ấn đều biểu thị cho công tác. Nguyệt lệnh là Quan, là công tác.

Hai: Hàm nghĩa đại vận hợp bát tự

Một là chữ trong bát tự bị hợp thì mất đi tính chất vốn có. Hai là chữ nào trong đại vận bị bát tự đến hợp thì là đạt được.

Càn: Nhâm Tý – Đinh Mùi – Quý Hợi – Ất Mão

Phân tích: Tài bị Kiếp hợp đi, Tài lại tại khách vị Mùi là không phải của mình, địa chi lại hại xuyên, cho nên chữ Tài này mình không chiếm được. Hành vận Canh Tuất, Ất – Canh hợp, Mão – Tuất hợp, Tuất là Tài khố nên có việc làm, làm quản kho vật liệu. Năm Canh Thìn có chức vụ, Ất – Canh hợp, Thìn – Tuất xung là ứng kỳ. Qua hết vận Tuất lại thất nghiệp.

Khôn: Tân Hợi - Ất Mùi - Ất Mão – Mậu Dần

Phân tích: Địa chi Hợi – Mão – Mùi tam hợp cục, trung thần toạ dưới nhật chủ. Hợi toạ dưới Thất Sát Tân, Tân xem như chồng. Vận Tuất, năm Quý Dậu thành hôn. Nguyên cục Phu cung gặp hợp, đại vận cũng hợp lưu Phu cung, lưu niên Phu tinh (Dậu là lộc của Tân, Dậu đến cũng là Tân đến) xung nhập Phu cung. Nguyên cục có Phu cung bị hợp lưu, năm xung thì ứng.

Khôn: Quý Mão – Nhâm Tuất – Bính Tuất – Bính Thân

Phân tích: Quý toạ Mão, hợp nhập Phu cung, lấy Quý làm chồng. Nhâm không phải chồng, bởi vì toạ Tuất. Năm Mậu Thìn, Bính Mậu là một tượng, Mậu hợp Phu tinh, nguyên cục Mão – Tuất vốn hợp Phu cung, Thìn (Thìn là Quan Sát khố) xung động Phu cung. Thành hôn.

Ba: Lục hợp tường giải

1. Dần – Hợi hợp

Nhâm thuỷ bên trong Hợi khắc Bính hoả bên trong Dần. Hợi thuỷ mất đi tính chất vốn có.

Càn: Kỷ Dậu – Tân Sửu – Kỷ Hợi – Bính Dần

Phân tích: Hợi – Dần hợp diệt Bính hoả. Kỷ Hợi tự hợp muốn đắc Tài, nhưng Dần – Hợp hợp làm thay đổi tính chất, Tài tinh liền bị Quan hợp, thành ra không đắc Tài. Mệnh không làm quan cũng không phát tài, làm tổng thanh tra tài vụ.

Hỏi: Tại sao mệnh lại không làm quan?

Bác văn: Làm tổng thanh tra tài vụ. Do Ấn hỏng nên không thể làm quan hành chính.

2. Mão – Tuất hợp

Tuất thổ bế khí, bế hoả khố. Mão mộc khắc chế Tuất thổ.

Càn: Tân Hợi – Nhâm Thìn – Nhâm Tuất – Quý Mão

Phân tích: Nhật chủ toạ Tài Quan khố, nhất định phải hỷ hình xung. Nguyên cục Thìn – Tuất xung Tài khố đáng lẽ nên quý, nhưng đúng lúc lại gặp giờ Mão, không hỷ Mão hợp bế Tài khố. Mão lại hại xuyên Thìn thổ. Hễ gặp Mão liền là phá tài, chế được Mão thì phát tài. Trước kia có chút tài phú, năm Kỷ Mão bị phá tài nặng. Do nguyên cục vốn có Mão Tuất hợp, Mão Thìn hại xuyên, nên năm Mão hại xuyên Thìn, bế Tuất. Do mệnh vậy.

3. Thìn – Dậu hợp

Bế thuỷ khố, phạt mộc căn trong Thìn.

Càn: Giáp Thìn – Quý Dậu – Canh Thìn – Giáp Thân

Phân tích: Vốn nên là mệnh có tiền, nhưng bị phá ở Thìn – Dậu hợp. Vốn Canh toạ Thìn thổ, nguyệt gặp Dương Nhẫn, thời gặp Lộc, có khí thế nhưng không có chế. Mấu chốt là niên trụ Giáp Tài toạ Thìn đắc căn, lại có thuỷ sinh, nên mộc này không thể bị hoại. Canh sinh Quý, Quý sinh Giáp. Thìn – Dậu vừa hợp, liền phạt căn Tài, phản thành người này vừa không có tài phú, vừa không có nghề nghiệp đàng hoàng. Toạ hạ là Thìn vốn chủ công tác, nếu Thìn tạo công thì khẳng định là có nghề nghiệp, nhưng mệnh này Thìn không tạo công, không tạo công liền không có công việc nghề nghiệp. Sát cũng không có. Nếu như mệnh có Sát, Sát Ấn tương phối cũng chủ có nghề nghiệp.

Nói rõ: Tạo này Quý thuỷ Thương Quan lúc đầu sinh Giáp mộc Tài tinh, nhưng Thìn – Dậu hợp lại phạt căn Giáp mộc, chủ là không có tài phú lẫn nghề nghiệp. Thìn thổ là Ấn lại không tạo công.

4. Tỵ - Thân hợp

Tỵ hoả chế Thân kim, như nguyên cục kim thuỷ lực lượng lớn, thì thân chế Tỵ. Lục hợp có hiệu suất tối cao, năng lượng cũng lớn nhất.

Càn: Mậu Thân – Kỷ Mùi – Quý Tỵ - Kỷ Mùi

Phân tích: Trước kia đã nói qua trong phần bát tự phú quý, Tỵ - Thân hợp là chế Kiếp Ấn, hoán tượng, lấy Kiếp xem làm Tài. Tỵ - Thân hợp hiệu suất tương đối cao. Mậu – Quý hợp tương đương với quản lý và khống chế được Tài, đạt được tiền tài của người khác, phát tài lớn. Vận Tuất, năm Tân Tỵ phát tài lớn, mười mấy ức, làm môi giới cổ phiếu.

Nói rõ: Dùng Tài của ta đi chế Kiếp Tài và Ấn của người khác. Mậu – Quý hợp lại kéo đến chủ vị, là phát tài lớn. Thân kim là tài chính, cổ phiếu. Hành vận Tuất, năm Tân Tỵ, Nhâm Ngọ đều phát tài lớn. Người này là môi giới đầu tư cổ phiếu, bởi vì Tỵ hoả và Mậu thổ một nhà (Mậu thổ không xem việc làm quan), cho nên chế Tài của người khác, mà kéo về phía mình nên ý là đạt được Tài của người khác.

5. Ngọ - Mùi hợp

Là loại hợp kém nhất, không có ý nghĩa lớn. Chỉ là hoả tăng lực lượng, bế mộc khố.

6. Tý – Sửu hợp

Hợp trói, bế kim khố. Tý – Sửu hợp có hiệu suất tạo công không cao.

Càn: Giáp Dần – Quý Dậu – Đinh Sửu – Canh Tý

Phân tích: Đinh tự toạ Tài khố, Sửu lại là Thực Thần. Tý – Sửu hợp là Sửu chế Tý thuỷ Quan tinh. Nguyên cục Sửu khố không mở, lại bị hợp thì càng bị bế, nhưng Tý thuỷ Quan không bị chế. Vì nguyệt trụ thấu Quý là nguyên thân của Tý, Quý không có chế, cho nên không thể làm quan. Canh Tý có đái tượng, Quan đội mũ Tài. Tý – Sửu hợp là đem Tài kéo đến chủ vị. Sửu vốn không khắc thuỷ, cho nên không chế được Tý thuỷ, huống hồ Quý lại thấu xuất. Nhưng vì có Canh, nên xem như nhờ đái tượng mà Tài đến, chính là ý quản lý tài phú cho người khác. Vận Tý không tốt, vì nguyên cục muốn chế Tý mà lại hành vận Tý thì càng không thể chế, đương nhiên là không cát.

Hỏi: Lưu niên Dậu hợp đại vận Thìn, có bế khố không?

Bác văn: Lưu niên hợp đại vận là hợp động, có khả năng là động khố (bắt đầu phát huy tác dụng chứ không khai khố). Trường hợp này cũng không phải là hợp trói. Lưu niên thiên địa hợp với đại vận mới tính là hợp trói.

Hỏi: Lưu niên Dậu hợp đại vận Thìn, sẽ hoại mộc căn phải không?
Bác văn: Không hoại, vì lưu niên rất ngắn, muốn hoại căn phải lâu dài mới có thể.

Thi Tiều hỏi: Mậu Tuất – Nhâm Tuất – Tân Hợi – Giáp Ngọ. Đinh – Nhâm tại sao lại không chế Nhâm thuỷ?
Tiểu Nguyệt Hồ: Đại vận hợp là hợp trói, bị hợp trói cũng là bị vô hiệu hoá, không tham gia tác dụng nguyên cục.

Hai: Mười hai chi tam hợp cục

Thân Tý Thìn hợp hoá thuỷ cục, Hợi Mão Mùi hợp hoá mộc cục, Dần Ngọ Tuất hợp hoá hoả cục, Tỵ Dậu Sửu hợp hoá kim cục.

Tam hợp cục là trường sinh, đế vượng và mộ khố, ba vị hợp nhau mà thành cục, còn gọi là đảng cục, giống như kết đảng trong quan hệ xã hội. Cục này chủ yếu thể hiển ở việc trong cục có một mục tiêu hoặc hạch tâm là trung thần; trung thần được xem như là thủ lĩnh hoặc cương lĩnh của toàn cục, hai chữ khác là tá thần phụ trợ. Tam hợp cục bên trong có tính thân mật nhất định, nhưng so với sự chặt chẽ của lục hợp có kém một chút. Tam hợp cục nếu khuyết một trong hai tá thần thì gọi là bán hợp cục. Bán hợp cục lực lượng đương nhiên nhỏ hơn so với tam hợp cục hoàn chỉnh.

Sinh địa bán hợp cục: Hợi Mão bán hợp mộc cục, Dần Ngọ bán hợp hoả cục, Tỵ Dậu bán hợp kim cục, Thân Tý bán hợp thuỷ cục.

Mộ địa bán hợp cục: Mão Mùi bán hợp mộc cục, Ngọ Tuất bán hợp hoả cục, Dậu Sửu bán hợp kim cục, Tý Thìn bán hợp thuỷ cục.

Củng cục: Hợi Mùi củng mộc cục, Dần Tuất củng hoả cục, Tỵ Sửu củng kim cục, Thân Thìn củng thuỷ cục.

Tam hợp cục kỵ xung. Như Hợi Mão Mùi tam hợp mộc cục, mà lại bị tạp một chữ trong ba chữ tam hợp kim cục Tỵ Dậu Sửu, mà lại xung gần kề thì phá cục. Như Dậu phá Mão thì mộc cục không thành. Như Tỵ phá Hợi, tam hợp cục không thành, bán hợp cục có khả năng thành. Trung thần trong tam hợp cục là quan trọng nhất, nếu gặp đại vận đến xung khắc trung thần thì phá tam hợp cục.

Tam hợp cục có một đặc điểm là cần ba chữ đều hiện. Trung thần là quan trọng nhất, nhưng cần phải xem trung thần ở vị trí nào. Trung thần đa hiện hoặc song hiện không luận hợp cục, luận nhập mộ. Tam hợp cục thành công thì sợ xung, xung trung thần thì phá cục. Như Hợi Mão Mùi giữa chúng có kẹp một trong ba chữ Tỵ Dậu Sửu thì dễ bị phá cục. Tam hợp cục phần lớn các trường hợp ứng tại việc hôn nhân.

Càn: Tân Hợi – Bính Thân – Đinh Sửu - Ất Tỵ

Phân tích: Tỵ Sửu củng Tài cục, củng đến Thê cung, Tân là Tài. Năm Quý Dậu, Tỵ Dậu Sửu hợp kim cục thành công, chính là hợp Tài mà Tài đến, nên năm này kết hôn.

Khôn: Tân Hợi - Ất Mùi - Ất Mão – Mậu Dần

Phân tích: Hợi Mão Mùi hợp đến chủ vị, Tân toạ Hợi hợp đến chủ vị. Tân là chồng. Hành vận Tuất, năm Quý Dậu kết hôn. Mão Tuất hợp, Dậu kim là lộc của Tân kim, xung đến phu cung Mão là lộc của bản thân.

Các ví dụ về tam hợp không thành cục:

Càn: Mậu Tuất – Mậu Ngọ - Mậu Ngọ - Giáp Dần

Phân tích: Ngọ là trung thần, nhập mộ. Dần Sát bị Ngọ hoá, lại nhập mộ, mà mộ lại không khai, thành ra không tạo công. Mệnh nghèo, không quan. Vận Dậu năm Dậu, vận xuyên hại Tuất lại ngộ thêm năm Dậu, bị ngồi tù. Vốn bát tự không có Tài, Thương Thực có thể xem là Tài. Dậu Tuất xuyên hình, làm cho Tài hư hoại, bởi vì tham tài mà vào tù.

Càn: Đinh Mùi – Quý Mão – Tân Mão – Đinh Dậu

Phân tích: Nhật chủ toạ Tài, Mão Mùi bán hợp, nguyệt trụ lại toạ Mão Tài, trung thần hiện hai lần thì không luận hợp cục mà luận là Tài nhập Tài khố. Tân gặp Lộc tại thời chi, phía trên thấu Đinh, niên trụ cũng thấu Đinh, cho nên Mùi xem là khố của bản thân. Mão Dậu xung, hoán tượng: vốn Tài của bản thân nhập khố của bản thân; một khi xung thì có nghĩa xung khử Tài nhập Tài khố. Người này là mệnh phát tài. Tuy nhiên Tài khố không mở. Có tượng. Manh sư đoán nghề nghiệp nhất định phải nhìn tượng của Tài cùng nguyên thần Tài. Người này là làm ngành kiến trúc, bất động sản, là nhà thầu. Nguyên nhân là do thổ mộc kết hợp tạo công.

Vấn đề: Mão Dậu xung lộc, vì sao không tổn thọ?

Đáp: Thời thượng có Lộc thì có khi có thể xung, nhưng không thể hình xuyên.

Càn: Giáp Thìn – Giáp Tuất – Mậu Tý – Nhâm Tý

Phân tích: Tài tại chủ vị nhập Tài khố tại khách vị, Tuất xung khai Tài khố. Tuất tuy tại khách vị, nhưng Tuất và Mậu có thể xem là cùng một tượng, vì là Tỷ Kiếp lại là Ấn khố, cho nên Tài này là Tài của bản thân. Cũng có thể nói, Thìn chế Tuất, là Tài khố chế Tỷ Kiếp, áp dụng hoán tượng thì Tỷ Kiếp có thể xem là Tài mà luận. Là mệnh phát tài lớn. Nếu như không có Thìn thổ thì tuyệt không thể phát tài.

Trường hợp Tỵ Dậu Sửu, Dậu Sửu có hai tầng tính chất, lấy củng làm chủ, lấy kim mộ làm phụ. Tỵ Sửu là củng cục.

Ba: Ám hợp

Dậu Sửu, Ngọ Hợi, Mão Thân là các tổ hợp ám hợp.

Ám hợp là chỉ địa chi tàng can mà tương hợp. Như Dần Sửu ám hợp là do trong Dần có Mậu thổ tương hợp với Quý thuỷ trong Sửu, trong Dần có Bính hoả hợp với Tân kim trong Sửu, Giáp mộc trong Dần hợp với Kỷ thổ trong Sửu. Ngọ Hợi ám hợp là do Đinh hoả trong Ngọ hợp với Nhâm thuỷ trong Hợi, Kỷ thổ trong Ngọ hợp với Giáp mộc trong Hợi. Mão Thân ám hợp là do Ất mộc trong Mão hợp với Canh kim trong Thân.

Trong mệnh lý Manh Phái, ám hợp cũng là một bộ phận của tạo công. Ám hợp chỉ có ba tổ hợp: Mão Thân, Dần Sửu, Ngọ Hợi. Ám hợp cũng như lục hợp, cũng là một phương thức tạo công, cũng là một chữ lực lượng mạnh, một chữ còn lại lực lượng yếu, chữ này chế chữ kia, thành ra là tạo công.

Càn: Mậu Tuất – Nhâm Tuất – Tân Hợi – Giáp Ngọ

Phân tích: Tân toạ Thương, Ngọ Hợi ám hợp, muốn chế Thương Quan Hợi thuỷ. Mậu khắc Hợi chế không triệt để, nên công thần chủ yếu là Ngọ hoả. Ngọ Hợi ám hợp, sát chế Thương Quan. Sát là quyền lực, hoán tượng, Hợi Thương Quan cũng có thể đại biểu quyền lực. Ngọ Sát đội mũ Tài, chứng tỏ Tài Quan đều đạt. (Hách Kim Dương và Hạ lão sư đều từng đoán như vậy). Đại vận Bính Dần, làm huyện trưởng. Dần Ngọ Tuất tam hợp. Nguyên cục vốn muốn chế Nhâm thuỷ Hợi thuỷ. Vận Đinh trong vận Đinh Mão, Đinh Nhâm hợp, bảo hộ Nhâm thuỷ (hợp trói thì không tham dự vào các quan hệ qua lại trong nguyên cục), bị mất quan bãi chức. Mão Tuất hợp trói Tuất thổ, Mão Ngọ phá cục. Vận Mậu Thìn bị bắn chết. Tuất là Quan Sát khố, là hoả khố nên thành tượng súng đạn, thuốc nổ. Vận Thìn, Hợi nhập khố nên được bảo hộ, cũng xung Quan Sát khố, là phản cục, ngược lại với ý tứ nguyên cục. Mất tại Dậu, là do xuyên hại lộc. Lộc bị Tuất xuyên hại, nên bị xử bắn. (Bác Văn: năm Dậu hợp động Thìn.)

Thuyết minh: Tạo này táo thổ có chút khí thế, Tuất thổ khắc Hợi thuỷ, Ngọ Hợi ám hợp đều có ý là chế Thương Quan, chính là Sát chế khử Thương Quan. Thương Quan đại biểu quyền lực. Hành vận Bính Dần làm huyện trưởng, do Dần Ngọ Tuất tam hợp hoả cục, trung thần chế khử Hợi thuỷ Thương Quan, được đề bạt thăng tiến. Vận Mão bị xuống đài, do Mão Tuất hợp, Mão Ngọ phá cục. Vận Đinh thì Đinh Nhâm hợp, Nhâm thuỷ được bảo hộ, mất quan bãi chức. Hành vận Mậu Thìn bị xử bắn. Thìn Tuất xung, Tuất là Sát hoả khố, là súng, đao, đạn, thuốc nổ. Chết tại năm Dậu, là do nhật chủ Tân kim thấy Dậu kim là thấy Lộc, bị nguyên cục Tuất xuyên hại thì tử kỳ đến.

Càn: Quý Mão – Bính Thìn – Mậu Thân – Giáp Tý

Phân tích: Nhật chủ toạ Thực, tam hợp Tài cục, Quý Mão là Quan đội mũ Tài, là quan quản lý tiền bạc. Thực sinh Tài là làm xí nghiệp. Mão Thân ám hợp, cho thấy người này là quản lí xí nghiệp. Nguyên cục có bệnh là nhật chủ muốn đạt Mão Quan, nhưng Mão Thìn xuyên hại, Tý Mão phá. Vốn chữ mà nhật chủ hợp dụng tại địa chi thì không nên bị hư hoại, nhưng chỗ này địa chi lại bị hư hại. Mão mộc cần bị chế thì không hỷ Giáp thấu tại thời trụ. Chứng tỏ người này chỉ cần làm quan liền xuất hiện phiền phức. Người này năng lực cao, là tổng giám đốc xí nghiệp lớn. Thực Thần đã là đại biểu cho xí nghiệp công xưởng, Thân Thực sinh Tài, lại hợp Tài cục. Mão Thân ám hợp có ý tứ là chế Quan.

Chú: Chữ cần hợp dụng thì nhất định không thể xuyên hại.

Hỏi: Nhật chủ hợp. Đoàn sư phụ đề cập hai trường hợp hợp Quan tại niên nguyệt là làm quan. Bát tự một: Bính Tuất – Mậu Tuất - Tân Dậu – Nhâm Thìn. Bát tự hai: Giáp Thìn – Mậu Thìn – Quý Mão - Ất Mão. Hai tạo này đều làm quan. Bát tự sau là làm quản lý ngân hàng. Bát tự trước là trưởng phòng công an.

Chú: Thật ra là nhìn chữ mà nhật chủ sinh ra có tạo công hay không, mà không phải nhìn chữ mà nhật chủ hợp để đoán.

Càn: Nhâm Dần – Tân Hợi – Đinh Sửu – Quý Mão

Phân tích: Đinh toạ Tài khố mà không có hình xung, nhật chủ Đinh hợp Nhâm, Nhâm Quan toạ dưới là Ấn. Dần Sửu ám hợp, Dần Hợi hợp, Nhâm Hợi là một chữ. Dần Sửu hợp, đem Quan và Ấn hợp đến chủ vị. Sửu là Tài khố. Hành vận Nhâm Mão (?) phát tài, là do Sửu vốn là Tài khố hợp Dần, Đinh Nhâm hợp, cho nên không làm quan. Nhâm chủ quản lý và khống chế, không chủ quan chức. Vận Mão hợp Hợi, hợp Quan cũng như là hợp Tài. Đây là Tài quản Quan. Quan nhiều mà Tài ít, có bao nhiêu Quan liền có bao nhiêu Tài. Vận Bính Thìn, Kiếp Tài đắc Tài. Sửu là Tài khố vốn là âm, gặp vận Thìn, Thìn là thuỷ khố cũng là âm, Sửu lại nhập mộ Thìn, cho thấy cách kiếm tiền không trong sạch, là thầu xây dựng. Đại vận Đinh tỵ, không hỷ Dần Tỵ xuyên hại, Đinh Nhâm hợp nhưng địa chi Dần Tỵ xuyên. Khẩu quyết: Xuyên đảo Chính Ấn thì không đi đường ngay. Tỵ lại là Kiếp, Tỵ Sửu củng tài cục, mà Dần Sửu lại hợp đến chủ vị, Dần Sửu hợp chính là làm nghề nghiệp liên quan đến mộc thổ, phát tài mấy ngàn vạn. Làm thầu, không phải làm quan. Dần Sửu ám hợp nghĩa là thống lĩnh.

Vấn đề một: Bình thường nếu nhật chủ hợp Quan tại niên nguyệt đều không làm quan, đúng hay sai?

Đáp: Không nhất định, có thể làm quan cũng có thể không làm quan. Hợp Quan ở niên trụ có ý tứ là quản lý, khống chế.

Vấn đề hai: Bính Tuất – Mậu Tuất – Tân Dậu – Nhâm Thìn

Tạo Bính Tuất này, Tuất và Dậu có xuyên hại không?

Đáp: Tạo này làm quan, là trưởng phòng công an. Dậu Thìn hợp, thành ra xuyên không động.

Vấn đề ba: Giáp Thìn – Mậu Thìn – Quý Mão - Ất Mão

Đáp: Là mệnh làm quan. Trưởng ngân hàng.

Vấn đề bốn: Bính Thìn – Đinh Dậu – Quý Dậu – Mậu Ngọ, vì sao không làm quan?

Đáp: Tài chế Ấn, Tài nhược, không phản. Ấn trọng dụng Tài, cho nên không làm Quan.

Thanked by 3 Members:

#13 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2274 thanks

Gửi vào 28/08/2018 - 16:57

Tiết thứ năm: Thập nhị chi hình, xung, phá, hại, mộ

Một: Thập nhị chi tương xung

Tý Ngọ, Sửu Mùi, Dần Thân, Mão Dậu, Thìn Tuất, Tỵ Hợi tương xung.

Lục xung, là vị trí đối ứng lẫn nhau, ngũ hành tương khắc. Xung là có xung đột, tức ý là tương chiến. Ngoài việc địa chi đối xung, còn có ý nghĩa các nhân nguyên tàng độn trong hai chi xung khắc lẫn nhau. Như Tý Ngọ tương xung, Tý tàng Quý thuỷ khắc Đinh hoả trong Ngọ, Ngọ tàng Kỷ thổ khắc Quý thuỷ trong Tý. Sửu Mùi tương xung, Tân kim trong Sửu khắc Ất mộc trong Mùi, Kỷ thổ và Đinh hoả trong Mùi khắc Quý thuỷ và Tân kim trong Sửu. Dần Thân tương xung, Giáp mộc trong Dần khắc Mậu thổ trong Thân, Canh kim và Nhâm thuỷ trong Thân khắc Giáp mộc và Bính hoả trong Dần. Mão Dậu tương xung, Tân kim tàng trong Dậu khắc Ất mộc trong Mão. Thìn Tuất tương xung, Tý thuỷ trong Thìn khắc Đinh hoả trong Tuất, Tân kim trong Tuất khắc Ất mộc trong Thìn. Tỵ Hợi tương xung, Canh kim trong Tỵ khắc Giáp mộc trong Hợi, Nhâm thuỷ trong Hợi khắc Bính hoả trong Tỵ.

Trong số các tổ hợp lục xung, Tý Ngọ tương xung thì Tý thuỷ xung khắc Ngọ hoả, nhưng Ngọ hoả chỉ có xung mà không khắc Tý thuỷ. Mão Dậu tương xung, Dậu kim xung khắc Mão mộc, nhưng Mão mộc chỉ xung chỉ xung mà không khắc Dậu kim. Dần Thân xung, Thân kim xung khắc Dần mộc, nhưng Dần mộc chỉ xung mà không khắc Thân kim. Tỵ Hợi xung, Hợi thuỷ xung khắc Tỵ hoả, nhưng Tỵ hoả chỉ xung mà không khắc Hợi thuỷ.

Tương xung trong bát tự có tương xung lân cận và tương xung cách chi, có thuận xung cũng có nghịch xung. Xung chi kế bên thì lực lượng lớn, xung cách chi thì lực lượng nhỏ. Địa chi tương xung tuỳ tình hình khác nhau mà có tác dụng khác nhau.

Tương xung có thể khắc hoại khắc điệu: Tương xung vốn lấy tương khắc làm chủ, lực khắc thương của tương xung lớn hơn lực tương khắc bình thường. Tý Ngọ xung, Ngọ bị khắc hoại, Tý thì lao lực. Mão Dậu xung, Mão bị khắc hoại, Dậu thì lao lực. Dần Thân xung, Thân kim khắc Dần mộc làm chủ, đồng thời Bính hoả trong Dần và Nhâm thuỷ trong Thân đều bị thương. Tỵ Hợi xung, lấy Hợi thuỷ khắc Tỵ hoả làm chủ, đồng thời Mậu thổ trong Tỵ và Giáp mộc trong Hợi đều bị thương. Thìn Tuất xung, thổ xung thì biến hư, đồng thời Ất Quý trong Thìn và Đinh Tân trong Tuất đều bị thương. Sửu Mùi xung, thổ xung biến hư, Quý Tân trong Sửu và Ất Đinh trong Mùi đều thụ thương. Phía trước nói về tình huống hai chi tương xung mà lực lượng ngang nhau. Nếu như chữ bị xung khắc lại nhờ đắc thế của bát tự mà lực lượng lớn hơn so với chữ đi xung, thì chữ bị xung khắc lúc này lại thắng chữ đi xung, gọi là đảo xung.

Tương xung có thể phá cục phá hợp: Tương hợp mà gặp xung tất phá tổn hợp cục, mà không luận là tham hợp quên xung. Nhưng xung thần vị trí tại giữa hợp cục thì phá hợp cục, lúc đó luận xung không luận hợp. Ví dụ như Tý Ngọ Sửu ba chữ này, bởi vì Ngọ xem giữa Tý Sửu, nên Tý Sửu vì xung mà không thể hợp. Như xung thần ở sát bên hợp cụng, thì làm tổn cục, luận cả tương hợp lẫn tương xung. Ví dụ Ngọ Tý Sửu ba chữ, Tý Ngọ xung và Tý Sửu hợp đồng thời thành lập. Như xung thần không tại bên trong cũng không kề bên hợp cục, thì tham hợp quên xung, lúc đó luận hợp không luận xung. Ví dụ Tý Sửu Ngọ ba chữ, Tý Sửu luận hợp, Ngọ không có khả năng tổn hợp cục này. Phía trước tuy luận lục hợp, nhưng tam hợp cũng luận tương tự.

Tương xung có thể xung khởi xung vượng. Trích Thiên Tuỷ viết: vượng thần xung suy, suy giả bạt; suy thần xung vượng, vượng thần phát. Nói là xung khởi xung vượng tức là nói vế sau. Thần đắc lệnh xung suy thần tất là xung bạt, thần thất lệnh xung vượng thần không những không thể tổn hao vượng thần, phải lại còn xung khởi, làm cho vượng thần càng vượng. Xung thần có lực mới có thể khử thần bị xung; nếu khử hung thần thì lợi, khử cát thần thì không lợi. Xung thần vô lực sẽ phản lại mà kích vượng, kích hung thần là hoạ, kích cát thần vô sự, có khi có thể luận cát. Phán đoán vượng suy của xung thần, lấy đa làm vượng, lấy quả làm suy; lấy hợp cục làm vượng, lấy cô đơn thủ khắc làm suy; lấy đắc lệnh làm vượng, lấy thất lệnh làm suy. Phán đoán lực xung mạnh hay yếu, trong xung có khắc là mạnh, xung mà không khắc là yếu, đại vận xung là mạnh, thái tuế xung là yếu. Lại có nhược thuỷ xung vượng hoả, hoả lại càng vượng; nhược kim xung vượng mộc, phạt mộc có lợi dẫn hoả; thổ dù xung mà biến vượng, nhưng động mà phản hư, gặp thuỷ cuồng tắc vỡ đê.

Tương xung có thể xung động xung khai: xung gần thì khắc phá, xung cách thì thương tổn. Lại có, vận xung thì xung phá xung hoại, tuế xung thì xung động xung khai. Gọi là cách xung chính là chỉ trong bát tự có niên nhật hoặc nguyệt thời tương xung. Vận xung là đại vận đến xung chữ trong bát tự. Tuế xung thì là lưu niên đến xung chữ trong bát tự. Động nghĩa là phát động, khai nghĩa là khai mộ.

Đối với mộ, xung gần thì hư hoại vật trong mộ, xung cách thì thương tổn, xung xa thì xung động cũng có ý là khai mở.

Chú: Xung là một dạng tạo công. Một bên cường, một bên nhược thì luận xung khử và xung chế. Đại vận xung bát tự là xung phá. Một mà xung hai là xung động, không phải xung phá. Lưu niên xung bát tự bình thường là xung động. Chữ trong bát tự xuất hiện tại đại vận gọi là đương vận, lưu niên xung chữ này là xung động, là dẫn động đại vận; nếu không đương vận thì là xung khử, là khử đi, tạm thời rời đi. Hai xung một là giáp xung, không phải là xung hoại, giống như giáp chế cũng chế không triệt để vậy, nếu lực lượng quá lớn thì xung hoại.

Càn; Mậu Tuất – Mậu Ngọ - Mậu Ngọ - Giáp Dần

Phân tích: Tạo này Mậu thổ sinh vào tháng hoả thổ đều táo, địa chi Dần Ngọ Tuất không luận hợp cục, vì trung thần Ngọ hoả hiện hai lần nên là nhập Tuất mộ. Hành vận Dậu, năm Dậu ngồi tù, bởi vì Dậu kim là Tài (Thực Thương xem làm Tài mà luận), thành ra vì tham tài mà ngồi tù. Người này mệnh không tiền.

Càn: Giáp Thìn – Giáp Tuất – Mậu Tý – Nhâm Tý

Phân tích: Trung thần hiện hai lần, Tài nhập niên mộ, mộ hỷ xung. Tý thuỷ theo Thìn mà đến, Tuất xung khai Thìn. Ở đây Tuất và Mậu đem làm một chữ mà luận, chính là Tỷ Kiên toạ tại nguyệt lệnh xung Thìn. Mậu Tuất là một tượng. Nếu như không phải Mậu Tý hợp, chủ vị Tý thuỷ và Thìn có quan hệ, Thìn Tuất xung, gián tiếp đem Tuất cùng Mậu làm thành một tượng. Tài khố hỷ xung, nên đây là mệnh phát tài. Tài khố tại khách vị xung khai thì khẳng định là mệnh phát tài, nhưng tiền tài của mình hay của người. Mệnh này cần luận bằng tượng, là tiền tài của mình.

Càn: Canh Dần – Giáp Thân – Quý Mão – Quý Sửu

Phân tích: Dần Thân xung, Thân đương lệnh, Dần bị xung gần thì hoại. Giáp thấy Dần là có căn, là hoạt mộc, nhưng thể hoại Dần. Dần là ở niên trụ đại biểu bà nội. Thân chế Dần là tượng bà mất sớm. Bát tự không Tài, cần dụng Thực Thương sinh Tài nên Thực Thương không thể bị hoại, xung Dần là Tài bị hoại rồi.

Càn: Canh Tuất – Canh Thìn – Mậu Thìn – Nhâm Tuất

Phân tích: Tạo này toạ Thìn thổ Tài khố, nguyệt lệnh Thìn thổ lực lớn, nguyên cục hai Tuất xung hai Thìn, nhưng Thìn lực lượng lớn, thành ra luận Thìn xung Tuất, cho nên người này lúc già còn muốn phát tài, nhưng lại thiếu tiền; bởi vì lúc đầu Tài khố là của mình, kết quả lại đi xung người khác khố, cũng giống như đem tiền của mình cho đi.

Càn: Nhâm Dần – Kỷ Dậu – Quý Dậu - Ất Mão

Phân tích: Mão Dậu xung, Ấn tạo công xung khử Thực Thần, là Ấn khử Thực, nhưng thời thượng thấu can vô chế, thành ra chế không triệt để. Ấn tại chủ vị tạo công đại biểu quyền lực. Nguyệt lệnh đái tượng, Ấn đội mũ Sát, Dậu phục ngâm đến toạ dưới nhật chủ. Người này là mệnh làm quan, Ấn tại chủ vị tố công đại biểu ngành văn hoá, Thực chủ văn chương. Người này là hiệu trưởng trường học. Hành vận Thương Quan không cát, Dần tại niên trụ là nhàn thần. Vận Giáp Dần, Giáp Kỷ hợp, hái đi mũ Quan, nên không làm quan nữa.

Bốc văn: Ấn đội mũ Quan, là làm quan.

Càn: Ất Mùi – Kỷ Mão – Đinh Sửu – Canh Tuất (câu chuyện truyền kì về lão đậu hủ)

Phân tích: Tài Quan lâm khố hỷ hình xung. Đinh toạ Tài khố, mộc hoả có khí thế, Sửu Tuất hình, Sửu Mão xung, đều là chế Sửu thổ và Tài trong Sửu. Nguyên cục Sửu ngộ hình xung là mệnh phát tài. Hành vận Giáp Tuất, hình khai Tài khố phát tài lớn, thành ức vạn phú ông. Nhưng không hỷ hành vận Tý, vì hoại nguyên cục. Tý xuyên hại Mùi, làm Mùi không xung Sửu, lại hợp Sửu, tức là bảo hộ Sửu thổ. Bởi vì chế không triệt để Thìn thổ Tà khố nên vận này không lợi. Đinh Kỷ là một tượng, toạ dưới có Mão, Mão Mùi củng cục, Mùi chế Sửu Tàikhố, nên Mão có lực. Mão là Ấn, niên trụ Ất Canh hợp, đem Canh hợp chặt. Cho nên Mão hữu dụng. Không có học thức là vì Đinh nhược hoá không được Ấn.

Khôn: Bính Tý – Giáp Ngọ - Tỵ - Kỷ Dậu

Phân tích: mộc hoả thành thế chế kim thuỷ. Tỷ Kiếp chế Sát, lộc xung Thất Sát. Là đầu lĩnh thổ phỉ. Bát tự có bệnh, nguyệt trụ Ngọ là lộc lại đi xung Sát, là tượng thời nhỏ bị người cưỡng hiếp. Tỵ Dậu hợp là Kiếp Tài đắc Tài, là cướp đoạt tiền tài. Vận Dần, năm Ất Mão bị chính phủ bắn chết. Dần đến xuyên đảo Dương Nhẫn, đến lúc đền tội. Đinh Tỵ là cùng một thể, không thể bị hoại.

Càn: Đinh Mùi – Nhâm Tý – Đinh Tỵ - Tân Hợi

Phân tích; Nguyên cục kim thuỷ đảng và hoả thổ đảng đối kháng, bên nào cũng không chế được bên kia. Đinh Nhâm hợp không hỷ địa chi xuyên hại, thành ra không làm quan. Người này là Quan vượng Tài nhược, là Tài thống Quan, lấy Quan làm Tài mà luận. Đinh Tỵ liền căn, không thể bị chế. Thời trụ Quan đội mũ Tài. Đinh toạ Tỵ, vốn là muốn đắc Tài, nhưng Tỵ Hợi xung, không phát tài được. Vận Dậu, năm Giáp Tuất, Ất Hợi, phát một món tiền nhỏ. Dậu là lộc của Tân, Tỵ Dậu đem Tài hợp đến chủ vị. Giáp Tuất hoả vượng, nửa đầu năm tài vận tốt. Năm Ất Hợi, nửa đầu năm cũng phát tài, phát tài xong thì xí nghiệp đóng cửa. Nửa cuối năm không phát tài. Bởi vì Đinh, Mùi, Tỵ kết hoả đảng, thành ra không bị thương, thọ.

Vấn đề 1: Âm can có hay không có Dương Nhẫn. Bác văn: Âm can thường không luận Dương Nhẫn.

Vấn đề 2: Ông lão bán đậu hủ vì sao không học thứ? Bác Văn: Nhật chủ Đinh gặp Ấn tinh quá trọng, hoá không được Ấn tinh thì không có học thức. Đinh hoả đại biểu là văn minh, văn hoá. Nhật chủ Bính không có nghĩa là văn hoá, mà là đại biểu giới nghệ thuật biểu diễn. Bính là Thực Thần lại có thể xem là văn hoá.

Vấn đề 3: Ất Mùi, Canh Thìn, Tân Sửu là nhật chủ thì hỷ hình xung hay sợ hình xung? Bác văn: Thiên can tứ xung, chỗ xung gặp hợp, chỗ hợp gặp xung là ứng kì kết hôn. (Giáp Canh, Ất Tân, Bính Nhâm, Đinh Quý)

Hai: Thập nhị chi tương xuyên

Tý Mùi, Ngọ, Dần Tỵ, Mão Thìn, Thân Hợi, Dậu Tuất là tương xuyên. Chữ xung với hợp thần của ta thì xuyên ta. Như Tý muốn hợp Sửu, nhưng Mùi lại xung Sửu, cho nên Tý Mùi tương xuyên, tượng là cừu địch. Mệnh lý Manh Sư Phái đặc biệt chú trọng xuyên, cho rằng lực tác hại và lực sát thương của xuyên còn hơn cả xung.

Xung là lực chính diện, nếu chiến không lại đối phương vẫn có thể chạy mất, cho nên xung còn có ý tứ là khử, là đi. Nhưng xuyên lại khác biệt, xuyên là một loại tổn thương, từ bên hông mà xuyên tới, thành ra chạy không được, là cừu địch, lực lượng lớn đến đáng sợ, muốn đánh nhau kẻ chết người sống, mà lại khó lòng phòng bị, muốn tránh cũng không được. Xuyên cũng là chế, nhưng nhất định phải vượng (hai bên xuyên hại nhân lực lượng có phân chia mạnh yếu). Trong mệnh cục nếu có chử không dùng mà lại còn bị xuyên hại thì luận cát.

Xuyên có hai loại kết luận:

Một là xuyên đảo, là vì xuyên mà phản, thần có chữ Chính thì bị xuyên đảo thành Thiên, thần có chữ Thiên thì bị đảo thành Chính. “Đảo” đại biểu lập ra không vững, bị hoại, bị phá hư, tiêu vong, cho nên cũng thường đem xuyên nói thành xuyên đảo. Chính Ấn bị xuyên đảo sẽ không đảm nhiệm chức trưởng, chỉ có thể làm phó.

Hai là chủ hung tai. Bát tự có xuyên đa phần chủ hung tai hoặc tử vong (một là ứng lục thân, hai là ứng bản thân). Nhìn chữ trong bát tự bị xuyên đại biểu lục thân nào, có hay không bị xuyên hoại, nếu như bị xuyên hại thì có khả năng tử vong.

Tình huống vừa tương khắc vừa xuyên hại là nghiêm trọng nhất. Như Tý Mùi, Mão Thìn, Dậu Tuất (Tuất là táo thổ, hoại Dậu), Sửu Ngọ (Sửu là thấp thổ, hối hoả). Mấy tổ hợp xuyên hại đó là lợi hại nhất. Còn Thân Hợi, Dần Tỵ xuyên là xuyên trong có sinh, chữ nào được sinh mà xuyên hại thì động, lực sát thương do xuyên hại cũng không nghiêm trọng.

Lưu niên đến xuyên chế chữ ở chủ vị trong bát tự (là chữ mà nhật chủ toạ trên, hoặc chữ muốn dùng trong bát tự), chủ tâm tình không tốt, làm việc không thuận lợi hoặc bị ngăn trở, như phối ngẫu cung bị đại vận đến xuyên hại, thì đại vận này nếu chưa kết hôn thì không thể kết hôn, nếu đã kết hôn rồi liền xảy ra vấn đề, nhưng không nhất định li hôn.

Ngôn Minh: Cũng đã gặp trường hợp đại vận xuyên hại phối ngẫu cung nhưng lại kết hôn, là do lưu niên chế chữ xuyên hại, đồng thời Thê tinh động.

Khôn: Bính Tuất – Dậu – Giáp Tuất - Ất Hợi

Phân tích: Dậu là chồng, Tuất là phu cung. Phu cung xuyên hoại phu tinh, nhất định người này một đời khắc chồng. Nhưng vì là giáp xuyên, thành ra chồng không bị chế tử. Người chồng thứ nhất ngồi tù mà li hôn, người chồng thứ hai cũng ngồi tù. Thương Thực khố xuyên Quan, Tuất đại biểu là Tài, vì tiền tài mà ngồi tù.

Càn: Đinh Mùi – Nhâm Tý – Đinh Tỵ - Tân Hợi

Phân tích: Hành vận Hợi, Tý thuỷ lực lớn xuyên đảo Mùi thổ, Mùi thổ là Thực Thần tại niên trụ, đại biểu mẹ. Năm Bính Thìn, Mùi thổ nhập Thìn mộ, hối Tỵ hoả. Nhâm thuỷ khắc Bính hoả, nguyên cục Đinh Nhâm hợp, Bính hoả đến xung Nhâm giải hợp, nên năm này mẹ chết (hợp la có thọ, thành ra sợ giải hợp). Mùi thổ là bán lộc của Đinh hoả, niên trụ Đinh hoả là Tỷ Kiên anh chị em, Mùi thổ bị xuyên nhưng Đinh hoả Tỷ Kiên gặp hợp, nên sẽ không xảy ra tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, anh trai, chị gái đều bị thương.

Càn: Ất Mùi – Nhâm Ngọ - Giáp Tý – Giáp Tuất

Phân tích: Tạo này Mùi thổ là Dương Nhẫn khố. Dương Nhẫn khố xuyên đạo Ấn tinh Tý thuỷ, Ấn toạ dưới nhật chủ đại biểu quyền lực. Đây là mệnh quan chưởng binh quyền. Nhưng Ngọ Mùi hợp, bế Dương Nhẫn khố, nên không phải “chơi” đao thương, mà là đao thương nhập khố. Giáp mộc sinh vào tháng Ngọ vô căn, tử mộc thì có thể khử thuỷ. Nếu sinh vào tháng Mùi thì có căn, là hoạt mộc, thì không thể khử thuỷ, nếu khử thuỷ liền nguy. Mệnh này là Quân Chính Uỷ, cán bộ cấp sư đoàn, là quân nhân nhưng không cầm súng.

Càn: Giáp Thìn – Bính Tý – Kỷ Mùi – Mậu Thìn

Phân tích: Tạo này thê cung Mùi thổ xuyên Tý thuỷ thê tinh, nguyệt lệnh Tài tinh không thể bị xuyên, nếu xuyên chủ nhật chủ và Tài tinh vô duyên, không có hôn nhân, không luận không có tiền bạc (bởi vì Giáp Ất hợp, Giáp có Tài khố, đương nhiên là có tiền rồi). Giáp Kỷ hợp Quan, bát tự toạ Tài khố, mệnh có địa vị, Tài vận cũng được. Chữ ở chủ vị xuyên Tài tại nguyệt lệnh, vô duyên với hôn nhân.

Càn: Giáp Thân – Tân Mùi – Mậu Tý – Bính Thìn

Phân tích: Tạo này nhật chủ Mậu thổ thấy Giáp mộc Thất Sát thấu tại niên trụ, Giáp mộc toạ Thân, Thân Tý Thìn tam hợp, trung thần hợp đến chủ vị, Thất Sát là quyền lực, người này là phó huyện trưởng (Giáp bị tam hợp cục dẫn đến chủ vị, nên nhật chủ xem như được Giáp). Tý thuỷ là Chính, nhưng nguyên cục Tý Mùi xuyên đảo Chính thành Thiên, thành ra chỉ đảm nhiệm chức phó. Nói rõ thêm: tuy trung thần bị xuyên vẫn có thể hợp, nhưng nguyên cục là chế Mùi.

Càn: Mậu Tuất – Tân Dậu – Bính Thân – Đinh Dậu

Phân tích: Kim thuỷ thành thế chế Tuất thổ. Ở đây không luận nhiều, chỉ luận Dậu Tuất xuyên, Thực tại niên trụ là mẹ, bị xuyên đảo là tượng mẹ mất sớm. Vận Hợi, thuỷ thịnh. Năm Nhâm Tuất, Tuất là mẹ đáo vị, bị nguyên cục Dậu xuyên đảo. Năm này mẹ tạ thế.

Càn: Đinh Dậu – Bính Ngọ - Ất Sửu – Tân Tỵ

Phân tích: Nguyên cục mộc hoả có khí, đến chế kim thuỷ, nhưng Tỵ Dậu Sửu tam hợp kim cục, kim thuỷ lực lượng thành thế muốn chế Ngọ hoả (Tỵ bị biến tính, sẽ không bị chế). Vận Dần, Dần Tỵ xuyên, Kiếp xuyên Thương, nguyên cục vốn Ngọ đã hoại, bây giờ Tỵ bị tổn, Thực Thương toàn hoại. Đinh Sửu, Đinh Thực hư thấu, Sửu là Sát khố đáo vị, xuyên đảo Ngọ Thực, nên năm này tử vong. Manh Sư quyết: Xuyên đảo Thực Thần tổn hại thọ nguyên.

Khôn: Quý Mão – Canh Thân – Nhâm Thìn - Ất Tỵ

Phân tích: Nhâm toạ Tỷ Kiên khố, Quan tinh đắc chính vị, không thể bị bất kì tinh nào đến tổn hoặc hợp (hợp liền mất, có ngoại tình). Mão Thương xuyên Thìn, Thương Quan xuyên Quan, phu tinh phu cung đều bị tổn, nhưng chưa bị xuyên chết, nhìn lực xuyên lớn hay nhỏ thì biết. Niên trụ Mão bị Thân chế lại bị cách xuyên, cách xuyên thì lực lượng nhỏ. Cho nên chỉ có thể bị xuyên hại, từ đó mà thấy... (?) tình cảm vợ chồng không tốt.

Càn: Ất Mùi – Nhâm Ngọ - Giáp Tý – Giáp Tuất

Phân tích: Mùi là Tỷ Kiên Dương Nhẫn khố, chế Tý thuỷ Ấn tinh, chế Ấn tinh thì đắc quyền, là mệnh làm quan, bởi vì Ấn bị Dương Nhẫn khố chế đại biểu nắm trong tay binh quyền. Bởi vì Ngọ Mùi hợp bế kho súng, cho nên không phải là mệnh “lộng” đao tương. Giáp sinh tháng Ngọ là mộc vô căn, tử mộc thì thuỷ có thể bị chế. Như Giáp mộc sinh vào tháng Mùi thì đắc căn, lúc đó không thể chế thuỷ, nếu thuỷ bị chế thì hư hoại. Đây là mệnh làm sĩ quan, cấp sư đoàn.

Càn: Giáp Thân – Tân Mùi – Mậu Tý – Bính Thìn (Hách Kim Dương đoán cả đời không được nắm chức trưởng)

Phân tích: Nhật chủ toạ Tài, tam hợp Tài cục đến chủ vị. Tý Mùi xuyên, Tài chế Quan Sát khố, là nơi tạo công chủ yếu. Niên trụ Thất Sát toạ Thân kim hợp đến chủ vị. Thất Sát là quyền hành, là mệnh huyện trưởng. Vốn là trung thần đắc chính vì thì nên làm huyện trưởng, nhưng Tý Mùi xuyên, đảo thành Thiên, nên chỉ làm phó huyện trưởng.

Càn: Ất Mùi – Bính Tuất – Giáp Tý – Giáp Tuất

Phân tích: Tỷ Kiếp Dương Nhẫn khố chế Ấn, chế Ấn thì đắc quyền hành. Bính thấu can là Thực, chủ về ý tưởng, văn hoá. Hoả táo thổ thành đảng muốn dụng. Vận Ngọ, Tỵ, năm Nhâm Ngọ, Quý Mùi đều thăng quan, là cục trưởng cục tư pháp. (Vốn là học giả, từng làm qua viện trưởng, sau lại từ cục trưởng trở về làm viện trưởng.)

Càn: Quý Mùi - Ất Mão – Giáp Tý – Kỷ Tỵ

Phân tích: Hoạt mộc. Giáp sinh tháng Mão đắc cường căn, toạ dưới lại thấy thuỷ, là hoạt mộc. Nhưng Tý Mùi xuyên hại, Tỷ Kiếp Dương Nhẫn khố chế Ấn thì đắc quyền, là quan võ. Nhưng xuyên thì hoại cả căn và Ấn. Vận Tý chấp chưởng binh quyền. Vận Tân Hợi, Tân Thất Sát khắc Ất Dương Nhẫn, Hợi xung Tỵ hoả, Tỵ là thọ nguyên tinh, chế Thực thương thọ thì thọ kỳ đến.

Vấn đề 1: Giáp sinh tháng Mùi, ngày Giáp Tý là hoạt mộc. Tý Mùi xuyên, Giáp toạ Tý là tử địa, không phải là hoạt mộc sao?

Ba: Thập nhị chi tương hình

Tam hình có hai tổ hợp là Dần Tỵ Thân và Sửu Tuất Mùi. Có sách nói Tý Mão tương hình, nhưng thật ra là tương phá. Thìn Ngọ Dậu Hợi tương hình cũng không thấy ứng nghiệm.

Cách sử dụng tam hình gần giống với lục xung, cũng không (?) biểu thị hình pháp, tội ác và tật bệnh. Tam hình khác lục xung ở chỗ tam hình hiện diện đầy đủ thường đại biểu chỉ trích, nhận chỉ trích, vứt bỏ, tổn thương. Còn có, Dần Tỵ Thân và Sửu Tuất Mùi có thể tách ra để luận. Dần và Tỵ lấy tương xuyên làm chủ, Dần và Thân lấy lục xung làm chủ, Thân và Tỵ lấy lục hợp làm chủ, tức trong trường hợp chỉ có hai chữ thì hình chỉ là tác dụng bổ sung. Chỉ có ba chữ đồng thời xuất hiền thì ý tứ hình mới rõ ràng. Sửu và Mùi lấy lục xung làm chủ, chỉ có Sửu Tuất và Mùi Tuất mới luận hình, cách sử dụng cũng giống như lục xung. Chỉ khi nào có đủ sửu TUất Mùi ba chữ thì tác dụng của tam hình mới rõ ràng. Sửu Tuất Mùi tam hình thấy kim, lục thân đa số là bị thương bệnh, tàn tật. Tam hình gặp Phụ Mẫu tinh đa phần là cha mẹ mất sớm.

Chỉ luận Sửu Mùi Tuất, Dần Tỵ Thân tam hình, mà không luận Tý Mão hình và tự hình. Tam hình chủ yếu là tượng có hại cho lục thân. Tam hình cùng loại với lục xung, chỉ khác nhau ở chỗ tam hình đầy đủ thì đa số ứng điềm xấu cho lục thân, chủ yêu là tai nạn, thương tật, mất sớm. Bởi vì Sửu Mùi Tuất là khố, khố gặp hình cũng có ý hình khai khố, cho nên cũng có nghĩa là tạo công, xem lực lượng mạnh yếu mà biết có hình khai khố hay không. Tam hình nhất định phải nhìn vị trí và lực lượng mạnh yếu. Tam hình chủ yếu luận Sửu Mùi Tuất tam hình, bởi vì Dần Tỵ Thân phải đủ ba chữ mới luận hình, nếu chỉ có hai chữ Dần Tỵ thường luận xuyên, Dần Thân thì luận xung, Tỵ Thân thì luận hợp. Sửu Mùi Tuất không giống như vậy. Sửu Tuất, Mùi Tuất đều là hình. Phía dưới nêu một số ví dụ bát tự tam hình Sửu Tuất Mùi. Sửu Tuất Mùi cần nhìn vị trí, bởi vì là khố tương hình. Như nguyên cục có Sửu Tuất, nhất định là Tuất chế Sửu là chế công. Nếu đại vận gặp Mùi, Mùi sẽ tổn Tuất (Chú: Bởi vì Tuất chế Sửu là Đinh chế hoả (?), một khi thấy Mùi thì Sửu Mùi xung vượng thổ, thổ muốn sinh kim, Mùi Tuất hình tổn hoả khố, kim vượng hoả suy). Tuất lực lượng yếu bớt, liền chế không được Sửu, luận hung không luận cát, lưu niên là ứng kỳ, muốn nhìn đại vận.

Thông thường lục thân trong mộ bị tổn, đều đột nhiên tử vong. Tam hình có đủ trong bát tự, lục thân không cát (cung tinh đều nhìn), không phải yểu tử chính là tàn tật.

Càn: Nhâm Tý – Nhâm Dần – Canh Thìn – Tân Tỵ

Phân tích: nam mệnh, Chính Quan là con gái, Thất Sát là con trai. Tạo này Tỵ hoả Thất Sát là con trai, bị Dần mộc Tài tinh xuyên đảo, thành ra sinh con gái, mà lại cha mẹ không thương yêu con cái (phụ mẫu cung xuyên tử nữ cung), bởi vì nguyệt lệnh Dần mộc xuyên hại Tỵ, nguyệt lệnh chính là phụ mẫu cung. Vận Giáp Thìn, Năm Mậu Dần, Dần Tỵ hình là động, đến bộ phận công kiểm pháp làm việc. Vận Ất Tỵ, năm Giáp Thân, Tỵ Thân hợp, hợp động Tỵ hoả hình Dần mộc, chủ phá tài, bởi vì vợ phá tài (vì Ất là vợ, Tỵ hoả phía trên thấu Ất mộc). Ất mộc trong Thìn là vợ, tại phối ngẫu cung, Thìn thổ lại là Thiên Ấn, Ấn lại là mẹ, cho nên là mẹ vợ phá tài.

Càn: Nhâm Tý – Canh Tuất - Tân Sửu - Ất Mùi

Phân tích: Sửu Tuất Mùi tam hình, kim thuỷ có thế, tổn Đinh hoả Sát trong Tuất. Tuất tại nguyệt lệnh, nguyệt lệnh Thất Sát là cha, bởi vì bát tự vốn lấy Tài tại nguyệt lệnh là cha, Thiên Tài cũng là cha, nên Tài tinh không thấu thì nhìn Sát tinh. Cha không yểu tử, vì sao? Bởi vì Canh Tuất tại nguyệt trụ là phụ mẫu cung, Ất Canh hợp đến thời trụ, là tượng gì? Bát tự lấy Thiên Tài làm cha, thời trụ phụ tinh Ất hợp Canh kim, cũng có thể đem toàn trụ Canh Tuất xem là cha. Vì Ất hợp mà quay về, Sửu Tuất hình, Ất Canh hợp, là Phụ tinh và phụ cung đề bị tổn. Vận Sửu Canh Thìn, cha tạ thế. Vận Sửu là Sửu đến, Canh Thìn là Canh đáo vị đem Ất phụ tinh hợp mất. Bình thường lục thân trong mộ bị tổn đều là đột nhiên mà chết. Tam hình đều đủ là mệnh lục thân bất lợi. Năm Giáp Thân anh trai mất, bởi vì nguyệt lệnh cũng đại biểu bào cung, năm Giáp Thân có Giạp toạ tuyệt địa.

Ngôn Minh: tạo này Sửu Tuất Mùi tam hình (trước luận hình, sau nhìn xung). Hình tổn Thất Sát trong Tuất. Tuất thổ tại nguyệt lệnh, Thất át là cha (niên nguyệt không Tài, lấy Quan Sát làm cha), nhưng cha lại không yểu tử, bởi vì Ất Canh hợp đến thời trụ. Nhưng Phụ tinh, phụ cung, và tượng đều bị tổn hại. Đến vận Sửu, năm Canh Thìn, cha mất. Người này anh trai cũng mất Giáp Thân, bởi vì Ất Canh hợp hoán tượng, thành ra Giáp mộc là anh trai. Năm Giáp Thân, Giáp toạ tuyệt địa.

Bác văn: Canh là anh trai, không phải Giáp. Đến vận Dần trong vận Giáp Dần, tuyệt tại Dần. Năm Giáp Thân, Canh đắc lộc bị xung, cho nên anh trai bị tai nạn xe cộ, một tuần sau tử vong. Huynh Đệ cung chiếm dương, chủ anh trai, cho nên Canh là anh trai, không phải chị gái. Huynh Đệ cung chiếm âm chủ em gái.

Càn: Đinh Mùi – Canh Tuất - Ất Sửu – Canh Thìn

Phân tích: Tuất tại nguyệt lệnh là Tài. Nguyệt lệnh Tài là cha, lại toạ ngay Phụ Mậu cung, khẳng định là Tài này đầu tiên phải xem là cha. Mà nguyệt lệnh thấu Canh hợp nhật chủ. Tuất bị niên nhật hai thổ hình hoại, Phụ tinh Phụ cung đều hoại, thành ra cha có vấn đề. Loại tổ hợp như vậy đại đa số đều là lục thân có vấn đề.

Ngôn Minh: Tạo này lấy Tuất thổ là cha. Tuất thổ Tài tinh tại nguyệt lệnh là cha (trên Tài thấu Quan, Tài là cha), Canh kim thấu xuất, Ất – Canh hợp, nhưng Sửu Mùi Tuất tam hình, tuất thổ bị Mùi, Sửu hình, chủ cha có vấn đề.

Bác Văn: Cha mất sớm khi đương số khoảng mười mấy tuổi. Chết do bệnh.

Khi tam hình hội đủ, tam hình không tính là tạo công, bởi vì cả ba chữ đều hỏng, công liền không có, biểu thị chủ yếu là lục thân có vấn đề. Tam hình hội đủ còn chỉ những chữ tàng độn cũng đều bị hỏng.

Càn: Ất Mùi – Bính Tuất – Quý Sửu – Giáp Dần

Phân tích: Phạm tam hình, có hại cho lục thân, ứng tại con cái. Sửu tuất Mùi tam hình đều đủ, thổ là Quan Sát. Nam mệnh thì Quan Sát đại biểu con cái. Tạo này có hai con trai, một con gái. Sửu Mùi Sát là con trai, Tuất Quan là con gái. Con gái sinh ra được vài tháng tuổi đã chết (bởi vì Tuất bị niên nguyệt hình, bị thương tổn nặng nhất, cho nên trước tiên ứng hung hiểm vào con gái). Vận Tân Tỵ, hoả và táo thổ vượng đến chế Sửu thổ, Mùi là con trai lớn, Sửu là con trai thứ. Quý Mùi, con trai thứ là thợ điện, khi đang làm công tác bị đện giật mà chết. Năm này con trai 21 tuổi, vừa kết hôn được hơn một năm, có một con trai mới được vài tháng tuổi. Hoả quá vượng thành ra bị điện giật mà chết. Bát tự này rất hay, đáng giá nghiên cứu. Có học viên nói: Bát tự này Dần mộc không vong, Tử Nữ cung gặp không vong. Nhưng Bác Văn lão sư chưa trả lời vấn đề này.

Càn: Bính Tuất – Tân Sửu – Đinh Dậu – Đinh Mùi

Phân tích: Nhật chủ Đinh toạ Dậu Tài tinh, niên trụ gặp Tuất Mùi hình, Sửu Mùi Tuất là Thực Thương. Nguyên cục phạm tam hình, thời trụ có Mùi do thấu Đinh nên là lộc của nhật chủ. Nguyên cục kim thuỷ và thấp thổ hơi trọng. Hành vận Bính Ngọ, Ngọ là Lộc của nhật chủ, Ngọ Mùi hợp Lộc vốn nên là cát, nhưng không hỷ Sửu Ngọ xuyên Lộc. Tân Mùi, Mùi vốn cũng là Lộc của Đinh hoả, là Đinh hoả đắc căn, không thể bị tổn hại. Nguyên cục Mùi thổ cũng bị tổn hại. Vốn trong nguyên cục, Mùi cách khá xa, chỉ là thụ thương. Nhưng Tân Mùi tới thì trực tiếp bị nguyên cục chế. Trường hợp này, Lộc và căn của Đinh đều bị hỏng, nên năm này thọ kỳ đến. Mùi là Thực, là đồ ăn, mà bát tự lại là tượng Bính Đinh hoả, nên người này là thầy thuốc trung y vô cùng nổi tiếng. Mùi chính là tượng chỉ trung y. Mệnh chết sớm, mới khoảng 40 tuổi. Người này là Lý Dương Ba, là sư phụ của Lưu Hồng Lập.

Khôn: Bính Tý – Mậu Tuất – Đinh Sửu – Đinh Mùi

Phân tích: Nguyên cục phạm tam hình, Tuất hình Sửu, Sửu Mùi xung, là muốn chế Tài khố, nhật chủ chính là toạ trên Tài khố. Tuy nhiên không hỷ Tý Sửu hợp. Chữ mà nguyên cục muốn chế không thể bị nguyên cục hoặc đại vận đến hợp, hợp liền phản. Vì hợp tượng này mà toàn cục đều hỏng. Nữ mệnh thì Quan Sát là chồng. Tý Sửu hợp nhấp Phu cung, cho nên Tý nhất định là chồng. Sửu bị chế nên Phu cung bị hỏng, Tý lại nhược, lại không có nguyên thần. Mãn bàn đều là hoả thổ đến khắc Phu tinh, cho nên chồng mất sớm. Nguyên cục Tý Sửu hợp cho nên chồng còn có thể sống được một khoảng thời gian, nhưng Sửu bị Tuất Mùi xung hình thành ra hỏng, nên không thể sống tiếp nữa. Tuất là Tỷ Kiếp khố, gặp Sửu, Mùi hình, Tỷ Kiếp chủ chân tay, đại biểu cho bản thân đương số cũng tàn tật. Đây là mệnh khắc chồng.

Vấn đề:

Đại Hải: Ví dụ này Hạ lão sư có đoán, Quan bị khử lại hợp đến chủ vị là dụng, vì sao mệnh lại bần cùng bi thảm như vậy?

Bác Văn: Là chế không được, chứ không phải bị khử. Ngọ - Dậu phá là biểu tượng, mà không tạo công.

Bốn: Địa Chi Tương Phá

Các sách mệnh lý đều chưa từng nói qua phá, chỉ có Manh Sư Phái giảng cách dụng địa chi lục phá. Cụ thể: Tý phá Mão, Mão phá Ngọ, Ngọ phá Dậu. Cũng có thể phản phá: Mão phá Ngọ, Ngọ phá Mão, Dậu phá Ngọ.

Chúng ta chỉ biết, thuỷ có thể sinh mộc, mộc có thể sinh hoả, nhưng tương phá liền không giống như vậy. Tý thuỷ không sinh Mão mộc, Mão mộc không sinh Ngọ hoả. Trừ ý nghĩa là không sinh ra, thì tương phá còn có nghĩa là vô tình, phá hư, ăn mòn, vứt bỏ, phá hao tổn tài sản, rò rỉ.

Trước mắt có ba loại tương phá: Tý Mão, Mão Ngọ, Mão Dậu (?). Bốn chính thần không tình nguyện tương sinh cho nhau, mà lấy tương phá làm chủ. Phá không gọi tạo công, mà ý tứ của nó là phá hư. Nhưng trường hợp Ngọ Dậu phá lại có tạo công, bởi vì Ngọ khắc Dậu.

Càn: Quý Mão – Bín Thìn – Bính Ngọ - Giáp Ngọ

Phân tích: Bát tự không Tài, lấy Quan Sát làm Tài mà đoán. Tạo này Quý thuỷ Chính Quan sinh mão mộc Ấn tinh là một tượng, không hỷ Mão Ngọ tương phá, phá Mão mộc Ấn tinh. Vận Sửu, Sửu Ngọ xuyên hại, Ngọ không phá Mão mộc, là vận tốt, nhưng cầu tài vất vả. Mệnh này mộc hoả thành khí thế. Bính hoả là trang trí, đẹp đẽ. Mão mộc là âm mộc nhưng bị Thìn xuyên đảo thành ra dương mộc. Người này làm đồ trang trí nội thất. Quý thuỷ là cha toạ Mão mộc là một tượng. nguyên cục bị Thìn xuyên hại chủ cha có vấn đề. Cha mất sớm. Niên trụ là tay chân, lên tay chân của mình cũng có vấn đề; đương số có tàn tật.

Càn: Quý Mão – Giáp Dần – Bính Ngọ - Mậu Tuất

Phân tích: Mão Ngọ phá là phá Ấn tại niên trụ. Niên là chân. Từ nhỏ bị bệnh bất trị, đến nay đi đường phải chống nạng hai bên, bệnh vẫn chưa trị tốt.

Vấn đề:

Vấn đề 1: Bính Tý – Mậu Tuất – Đinh Sửu – Đinh Mùi. Tài khố xung, vì sao không phát tài?

Bác Văn: Vì bế khố. Vốn là muốn chế, nhưng Tý Sửu hợp liền bế khố. Tài lâm khố không hình xung thì không phát, nhưng phải có điều kiện chứ không phải cứ gặp hình xung là phát. Ví dụ này Tý Sửu hợp liền hoại.

Vấn đề 2: Quý Mão – Giáp Dần – Bính Ngọ - Mậu Tuất. Phải chống nạng đi lại. Ngoại trừ Mão Ngọ phá còn có nguyên nhân khác không?

Bác Văn: Tỷ Kiếp phá đến niên trụ. Niên trụ chủ chân tay, biểu thị là chân tay có vấn đề. Quý Mão – Bính thìn – Bính Ngọ - Giáp Ngọ: tạo này cũng giống như vậy.

Vấn đề 3: Tân Hợi – Nhâm Thìn – Nhâm Tuất – Quý Mão. Bát tự gặp hợp này tại sao lại phá tài?

Bác Văn: Thìn Tuất xung thì tốt, Mão Tuất hợp lại hoại. Trước tốt sau xấu.

Càn: Canh Tuất – Mậu Tý – Nhâm Ngọ - Canh Tý

Phân tích: Tý Mão phá. Đại vận Mão, Mão Ngọ phá là phá tài, bởi vì nhật chủ Nhâm toạ Tài, hai Tý kẹp phá, chế không triệt để, khắc không hoại hết Ngọ. Hành vận tân Mão, năm Kỷ Mão, Mão Ngọ hoại, Mão Tuất hợp Quan, nguyên cục Ngọ Tuất hợp Tài củng Tài cục. Mão thì lại thưa kiện phá tài lớn. Bởi vì nguyên cục là muốn chế Tài, nhưng Mão vừa đến, phá nguyên cục, Mão Tuất hợp, Mão Ngọ phá, phá tài lớn, bởi vì chủ vị là Tài, lại hợp tài khố.

Càn: Nhâm Tý – Quý Mão – Nhâm Tý – Giáp Thìn

Phân tích: Bát tự không Tài, lấy Thực Thương làm Tài luận. Tài là vợ, Mão Thương tại nguyệt, bị niên nhật Tý phá. Thời trụ có Thìn Tỷ Kiếp khố, Mão Thìn lại xuyên hại, Mão tài vừa bị phá lại vừa bị xuyên, cả đời tìm không được vợ. Mão trước bị niên trụ Tý phá, sau bị tự bản thân phá, lại bị Thìn xuyên, cho nên vợ bị phá sạch. Mão có Quý thuỷ sinh, không phải là vợ thân thể có bệnh hoặc tàn tật. Tìm được một người đã từng li hôn.

Càn: Nhâm Tý – Quý Mão – Nhâm Tý – Bính Ngọ

Phân tích: Tạo này toàn phá. Mão bị niên nhật hai tý phá, lại bị Ngọ tại thời trụ phá. Thực Thương Mão là đồ ăn, là bát cơm, là cái sinh tài. Thời trụ Ngọ Tài có thể xem làm cơm ăn, lại bị Mão phá (có thể tương phá, cho nên bát tự này toàn phá). Là mệnh ăn mày.

Càn: Bính Thân – Bính Thân – Canh Ngọ - Ất Dậu

Phân tích: Ngọ Dậu phá, niên nguyệt hai Thân Lộc là bản thân, Ất Canh hợp, lấy Ất luận vợ. Nhưng Ất mộc thái nhược, Ngọ Dậu phá, cho nên thê cung và thê tinh tương phá. Ất toạ Kiếp Tài, lại cùng với Thê cung tương phá, cho nên chỉ toàn gặp người nữ đã có gia đình hoặc người yêu bị người khác giành mất, đến bây giờ vẫn không có kết hôn.

Càn: Nhâm Ngọ - Nhâm Tý – Bính Thân – Canh Tý

Phân tích: Manh Sư khẩu quyết: “Bính Đinh tuế nguyệt phùng Nhâm Quý, Đinh chủ nhãn quang bất quang huy”. Tạo này tuy không có Đinh, nhưng có Ngọ. Ngọ bị chế tử mà không cứu, cho nên mù loà cả hai mắt. Canh Tài hư thấu tại thời trụ môn hộ là tài hoa. Nhật chủ toạ Thân kim, là Lộc của Canh, Thân lạc Không Vong, kim chủ thanh âm, kim không tắc minh, thành ra là mệnh kéo nhị hồ cầm kiếm sống.

Vấn đề: Phá chỉ có chỗ xấu, không có chỗ tốt. Ám hợp là tạo công. Vận đến, trong vận có phá, có thể giải phá trong nguyên cục? Trả lời: Không giải được. Nhâm Ngọ - Nhâm Tý – Bính Thân – Canh Tý. Tạo này làm sao là mệnh ăn mày? Kim thuỷ có thế, chế Ngọ hoả, tạo công lớn. Trả lời: Thất Sát toạ căn, không chế hoá. Quan Sát không chế hoá.

Thanked by 2 Members:

#14 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2274 thanks

Gửi vào 09/09/2018 - 13:17

Năm: Địa Chi Mộ

Manh Sư Phái xem mộ là một tác dụng trọng yếu của địa chi. Có Thìn, Tuất, Sửu, Mùi bốn mộ. Mộ biểu thị cất giữ, đạt được, thu hoạch, khống chế, chiếm hữu, và nhiều ý nghĩa khác. Mộ hỷ hình xung, xung là khố, không xung là mộ. Mộ là chết, khố là sống. Có khi còn biểu thị tử kỳ. Địa chi mộ có những nguyên tắc sau:

1. Dần, Thân, Tỵ, Hợi tứ trường sinh, thấy mộ của bản thân thì nhập mộ. Tý, Ngọ, Mão, Dậu gặp mộ bình thường không luận nhập mộ mà luận củng cục. Chỉ trong tình huống cực nhược (vô sinh vô lực) thì mới luận nhập mộ.

2. Nhiều mà nhập mộ. Tức là chỉ cần cả thiên can địa chi cùng trụ, có hai chữ hoặc hai chữ trở lên, gặp mộ liền nhập mộ. Như trụ Tân Dậu gặp Sửu thì nhập Sửu mộ mà không luận Dậu Sửu củng cục. Hoặc như hai Dậu gặp một Sửu, luận hai Dậu nhập mộ mà không luận củng cục.

3. Thiên can toạ mộ, thì không luận nhập mộ. Như trụ Tân Sửu, Tân không nhập mộ Sửu.

4. Địa chi thổ là trường hợp tương đối đặc biệt. Thìn là thuỷ mộ mà cũng là thổ mộ. Sửu nhập Thìn mộ, Mùi cũng nhập Thìn mộ. Nhưng khi Sửu Thìn Mùi cùng xuất hiện, bởi vì Sửu Mùi tương xung nên không nhập Thìn mộ. Như trong mệnh cục cùng gặp thuỷ thổ, là thuỷ nhập mộ mà thổ không nhập mộ. Thìn Tuất cùng thấy thì luận xung, không luận Tuất nhập Thìn mộ.

Tóm lại: Thìn là mộ của Hợi, Sửu, Mùi. Tuất là mộ Tỵ. Sửu là mộ Thân. Mùi là mộ Dần.

Càn: Ất Tỵ - Kỷ Sửu – Nhâm Thìn – Tân Sửu

Phân tích: Sửu nhập Thìn mộ. Nhật chủ Nhâm toạ Tỷ Kiếp khố, nguyệt thời Sửu Quan đều nhập Thìn khố, là Quan nhập Thìn khố. Niên trụ Tỵ sinh hợp Sửu Quan, Tài sinh Quan, Tài nhược Quan vượng, lấy Quan luận tài. Nhâm không nhập mộ, nhật chủ toạ mộ, nhất định hỷ hình xung, lúc đó mới hữu dụng. Người này hành vận Bính Tuất, vận Tuất phát tài năm năm, bởi vì Thìn tuất xung khai Thìn khố mà phát tài năm năm, tài sản bốn ức. Nhưng vận Ất Dậu, vận Ất, năm Quý Mùi bị bắt phạt. Ất Thương bị khắc, Thương bị chế chủ ngồi tù. Ất trong ngyên cục đã có ở niên trụ, bị Tân khắc, có quan hệ với Thìn bởi vì Thìn là căn. Vận Ất Dậu, Tân đắc Lộc, Thìn Dậu hợp hoại căn Ất, Ất hư bị Tân khắc.

Khôn: Ất Mùi - Ất Dậu – Bính Tuất – Kỷ Sửu

Phân tích: Dậu tại tại nguyệt lệnh là cha, nguyên cục Dậu Tuất xuyên, niên trụ Mùi giòn xốp, có tượng cha mất sớm. Dậu có khố tại thời trụ (vận Bính Tuất, Đinh Hợi), cha mất tại vận Đinh, mà không phải vận Tuất, bởi vì Đinh hư thấu là Tuất trong nguyên cục đến. Đinh đại biểu cho tượng của Tuất. Quý Sửu, cha mất, bởi vì Sửu là kim mộ, nguyên cục Dậu Tuất xuyên, Sửu liền luận là mộ của Dậu. Vận Sửu, năm Đinh Sửu, bản thân cũng bị nhiễm trùng đường tiểu mà chết. Bính Tuất là căn của nhật chủ, không thể bị hoại căn.

Càn: Quý Mão – Quý Hợi – Canh Ngọ - Canh Thìn

Phân tích: Canh kim không nhìn vượng suy bởi vì địa chi không Lộc. Chủ yếu nhìn toạ tại địa chi Ngọ hoả Quan tinh. Ngọ Hợi ám hợp là Thực hợp Quan, Quan tinh có việc làm, chính là làm Quan tinh tạo công. Thời trụ Canh Thìn có Thìn là thực Thương khố và Ấn, cũng là chủ vị, bởi vì thấu Canh đái tượng, luận là bản thân. Thực hợp Quan lại nhập Thìn khố, trước tiên Thìn là Ấn, Ấn là xí nghiệp. Quý Hợi thuỷ là Thực, Hợi Mão hợp là Thực hợp Tài, sau đó lại nhập Thìn mộ, Thực hợp Tài lại hợp Quan, đều nhập Thìn mộ tại chủ vị, đều là của bản thân mình. Niên trụ Quý Mão là Thực sinh Tài, Thực Tài là làm xí nghiệp. Khố là lớn, cho nên là xí nghiệp lớn. Hợi Mão hợp tài, Ngọ Hợi ám hợp, Quan tại chủ vị Tài, tạo công lớn. Đương số là Phó Tổng một xí nghiệp, quản lý tất cả vật liệu. Thực là tài liệu, là tài nguyên liệu được dùng trong xí nghiệp. Rất có quyền lực.

Càn: Bính Ngọ - Tân Sửu – Kỷ Mùi – Tân Mùi. Đây là mệnh làm quan chức vị lớn nhất mà Hách Kim Dương đã luận khi còn sống. Đương số là thị trưởng Thiên Tân, sinh năm 1950.

Phân tích: Nguyên cục hoả và táo thổ thành thế. Ngọ, Mùi đều là một đảng. Sửu Ngọ xyên, Sửu Mùi xung đều là chế Sửu thổ. Sửu là Thương Thực khố. Trụ Kỷ Mùi không đại diện cho bản thân. Mùi là Sát khố, tức là Quan Sát khố chế Thực Thương khố. Thiên can thấu Tân kim, có Bính Tân hợp chế Tân nguyệt lệnh. Nhưng thời trụ Tân hư thấu vô chế. Sát khố chủ quyền lực, một khi xung thì hoán tượng, thành ra Thương Thực khố lại chủ quyền lực. Hành vận thìn, Sửu nhập Thìn khố nên được bảo hộ, lại hối hoả cục, làm hỏng thần tạo công, nên bị ngồi tù. Manh Sư quyết: Thương Thực nhập mộ không còn tự do, chủ toạ lao.

Mùi không nhập Thìn mộ, bởi vì trong bát tự này Thìn Sửu là một đảng. Mùi và Thìn không phải là một đảng. Sửu Mùi xung không nhập mộ là chi Sửu Mùi trong nguyên cục. Còn trường hợp này Thìn là đại vận, cho nên Sửu vẫn nhập mộ như thường.

Chương năm: Phương Thức Tạo Công

Hệ thống Manh Phái tại sao muốn vứt bỏ lý luận Dụng Thần truyền thống? Bởi vị dụng thần là một thứ không xác định. Nói chính xác căn bản là không có khái niệm dụng thần này, cho nên không cần định nghĩa nó làm gì. Hệ thống Manh Phái sau khi có khái niệm “thể dụng” và “khách chủ’, thì khi luận một bát tự chúng ta chủ yếu cần lý giải ý tứ biểu đạt của nó, cũng chính là luận tạo công. Hoặc có thể nói, ví dụ như uống nước, ta dùng tay cầm cái chén uống nước, uống được nước liền tính thành công. Như vậy tay ta là dụng thần hay nước là dụng thần? Bởi vì trong trường hợp này, tay và nước là hai sự vật có mối quan hệ tương khắc, cho nên định nghĩa tay và nước, cái nào là dụng thần, cái nào là kỵ thần đều không thích hợp. Bởi vì quan điểm của Manh Sư khi đoán mệnh là như vậy, cho nên bọn họ cũng không dùng khái niệm dụng thần, kỵ thần.

Nếu như chúng ta bỏ đi khái niệm dụng thần và kỵ thần, thì mệnh lý lại đơn giản dễ hiểu hơn nhiều. Chúng ta gọi quá trình tay cầm nước uống là tạo công của bát tự. Phàm những thần tham gia quá trình tạo công này được gọi là công thần, còn nước vốn bị tay cầm đến, chúng ta gọi là chế thần. Phía dưới tôi tổng kết các loại hình tạo công trong hệ thống Manh Sư.

Tiết một: Các loại phương thức tạo công.

Một: Tạo công của kết cấu chế dụng

Bát tự thông qua quan hệ chế giữa thể - dụng, khách - chủ mà đạt được cái mà mệnh chủ muốn sử dụng. Bởi vì loại kết cấu này vô cùng phổ biến, lại chiếm đa số bát tự, phía sau có phần chuyên môn phân tích loại kết cấu này.

Hai: Tạo công của kết cấu hoá dụng

Có một số ít bát tự Quan Sát trọng, bát tự lại có Ấn tinh hoá Quan Sát, hình Sát sinh Ấn, Ất sinh thân, đem Quan Sát hung lực chuyển hoá cho mình dùng. Loại kết cấu này tương đối ít, là Sát Ấn cách và Quan Ất cách. Kết cấu loại này đều là làm quan.

Càn: Nhâm Dần – Bính Ngọ - Mậu Dần - Ất Mão

Phân tích: Mậu sinh tháng mùa hạ không phải quá quý, quý ở trên Sát thấu Ấn, ba trụ đầu rất tốt. Thời trụ là kỵ, không hỷ thời trụ Chính Quan. Mậu toạ Dần Sát, niên trụ thấy Sát, Sát vượng. Quý tại nguyệt trụ Bính Ngọ tiết Sát sinh thân. Ấn hoá Sát lại cho mình sử dụng, cho nên là mệnh làm quan. Hai chữ Sát đều bị Ngọ hoá, không hỷ thời trụ Chính Quan thấu xuất, kề bên mà khắc nhật chủ. Chính Quan là bệnh, chữ Quan này không thể bị hoá hết. Hành vận Kỷ Dậu, Mão Dậu xung chế Mão Quan. Vận Dậu bắt đầu thăng quan. Người này là cán bộ lãnh đạo.

Ngôn Minh: Quan Sát khá trọng, dụng Ấn, tức là dùng trụ Bính Ngọ đến hoá mà sinh thân, tiết Quan Sát mà sinh thân, hoá Sát thành cái mà bản thân có thể sử dụng, là mệnh làm quan. Nhưng thời trụ có Quan không bị hoá hết, kề bên khắc nhật chủ là bệnh của bát tự. Vận Kỷ Dậu xung Mão là tốt. Vận Dậu bắt đầu thăng quan. Vận Canh Tuất, Ất Canh hợp, Mão Tuất hợp, ngăn trở Quan, đem bệnh trong bát tự giải quyết. Vận Tân Hợi, Bính Tân hợp, Hợi Mão vượng khắc thân, vận này liền không thể làm quan.

Tiểu Nguyệt Hồ: Mậu thổ đều sợ Ất Mão mộc?

Ngôn Minh: Bình thường sợ Ất, Mão, không sợ Dần.

Càn: Quý Tỵ - Ất Mão – Kỷ Tỵ - Kỷ Tỵ

Phân tích: Mộc hoả có thế, vấn đề là Kỷ thấy Ất Mão là Sát, Sát vượng nhất định muốn nhìn có chế hoặc có hoá hay không. Quý vừa không có nguyên thần, vừa vô căn, nếu như chỉ chế Quý thì hiệu suất không cao, cho nên chân chính tạo công chính là Ấn hoá Sát. Hỷ thấy Tỵ hoá triệt để Sát vượng sinh thân. Quý muốn Sát, cũng không hỷ, cho nên Quý là bệnh của bát tự. Quý Tỵ tự hợp có ý tứ là chế Quý cho nên tốt. Người này là phó cán bộ cấp lãnh đạo. Tại sao làm phó? Bởi ì Mão mộc có thể được hoá triệt để, nhưng Ất mộc hoá không hết. Thiên can như có Bính Đinh hoả thì có thể làm quan cao hơn một chút.

Ngôn Minh: Bởi vì tạo công chủ yếu là niên chi Tỵ, khách vị tạo công, Quý Tỵ tự hợp, cho nên làm phó.

Càn: Mậu Ngọ - Giáp Tý – Đinh Dậu – Nhâm Dần (Hoàng Đế Ung Chính triều Thanh)

Phân tích: Sát có nguyên thần đến sinh, thời trụ lại thấy Nhâm thuỷ, Đinh Nhâm lại hợp Sát, cho nên Sát vượng. Nhâm Dần đái tượng, Đinh Nhâm hợp là Chính Quan hợp Chính Ấn. Dần tuy khó sinh Đinh hoả, Dần có thể hoán tượng Giáp, Giáp có thể sinh Đinh. Chân chính có tác dụng chính là Giáp mộc và Dần mộc. Tý tại nguyệt lệnh, có Tài đến sinh, thời thượng lại thấu Quan. Quan Sát đều vượng. Quý ở chỗ có Giáp mộc và Dần mộc, Ấn tin đến hoá Quan Sát vượng. Có Ấn đến sinh thân, cho nên mệnh này quý. Tý thuỷ sinh Giáp mộc, Nhâm lại sinh Dần, tạo công khá tốt.

Bác Văn: Ấn là truyền từ nguyệt lệnh tới, cho nên truyền cho nó. Trọng điểm là phải nhìn có hoá hay không, nếu hoá thì có thể hay không hoá triệt để. Bát tự loại này trong thực tế không nhiều.

Ba: Tạo công của kết cấu sinh dụng, tiết dụng

Có hai loại hình thức: một loại là Thương Thực sinh Tài, một loại là Thương Thực tiết tú. Loại kết cấu này tỉ lệ không nhiều. Sinh tài bình thường là một loại của nội Thực Thần cách.

Càn: Nhâm Dần – Quý Mão – Nhâm Tý – Nhâm Dần

Phân tích: Đây là bát tự thực của một người bạn của Đoàn sư phụ. Thuỷ mộc thành khí thế, không pha tạp. Thiên can toàn là Nhâm Quý thuỷ, địa chi Dần Mão mộc. Đây là nội Thực Thần cách. Làm xí nghiệp. Trong Thực tàng Tài tinh, Tài không thấu gọi là nội Thực cách. Hành vận cũng tốt. Vận Bính Ngọ phát tài. Đại vận hỷ thấy Tài. Vận Mùi làm quản lý xí nghiệp, bởi vì Thực Thương đều nhập Mùi khố, Mùi lại là Quan. Trụ Đinh Mùi lại là đái tượng, Quan đội mũ Tài. Là chủ tịch của một xí nghiệp lớn.

Ngôn Minh: Loại hình Thương Thực thành cách này hỷ hành vận Tài. Hành vận Tài thì phát tài. Đem ý nghĩ của mình biến thành tài phú, Manh Phái gọi là nội Thực Thần cách. Nội Thực Thần bình thường đều làm quản lí hoặc mở xí nghiệp, công xưởng.

Lâm Dịch Giám: Nội Thực Thần không thấu thì mở xí nghiệp. Thuỷ vượng hỷ mộc tiết. Vận Bính Ngọ phát tài lại làm quan, là chủ tịch một xí nghiệp quốc doanh. Bản thân không ham tiền tài cũng không có nhiều tiền. Trong mệnh không gặp minh Tài, Tài tại bên trong Dần mộc. Nội Thực Thần hỷ thấy Tài, Tài sinh Quan, cho nên làm quan. Vận Đinh Mùi, Đinh Nhâm hợp, Đinh sinh Mùi là tượng tốt, tiếp tục làm qua. Mùi là Quan, Thực Thương khố. Vận Bính Ngọ bắt đầu vận đỏ.

Khôn: Ất Mùi – Bính Tuất – Giáp Tý - Ất Hợi (Lưu Hiểu Khánh)

Phân tích: Giáp Ất thấy thuỷ lại có căn thì là hoạt mộc. Giáp thấy Hợi tại thời trụ là hoạt mộc. Niên là táo thổ. Thuỷ thổ tương đương, hoạt mộc thì không chế thuỷ. Bính toạ tuất thì hoả vượng. Giáp thấy hoả thì khai hoa (trổ bông). Trước tiên người này ngoại hình đẹp. Hoạt mộc muốn dụng hoả. Bính lại sinh Tài, là nội sinh Tài. Mệnh đại phú. Bính hoả lại có nghĩa là nghệ thuật biểu diễn.

Bốn: Tạo công của kết cấu hợp dụng

Nhật chủ hoặc Nhật chi là thể, hợp trụ khách vị là dụng, thì thành kết cấu hợp dụng. Nhật chủ hợp, hoặc là hợp tài hoặc là hợp Quan. Nhật chi gặp lục hợp; hợp Quan, hợp Tài, hợp Thương Thực chính là hợp cái mà nhật chủ đeo đuổi. Có thể để nhật chủ đạt được vật mà mình muốn hay không, thì phải nhìn phối hợp chỉnh thể bát tự. Nếu như vật mà nhật chủ muốn đạt được bị hư tổn thì bát tự liền hỏng.

Chú ý: Nếu hợp Tài thì muốn nhìn thân cường hay nhược. Chỉ có hợp Tài mới nhìn thân cường nhược. Tại sao vậy? Hợp Tài liền giống như đeo một bao quần áo. Thân cường có thể thắng Tài, thân nhược không thể thắng Tài. Cụ thể có các loại tình huống sau. Tình huống A: thân vượng Tài vượng, hợp Tài có thể phát tài lớn. B: thân nhược Tài vượng, hợp Tài khẳng định nghèo khổ. Tình huống C: thân vượng Tài nhược, hợp Tài thì khèo, nhưng cũng có tiền tiêu, là mệnh bình thường. Tình huống D: thân nhược Tài nhược, hợp Tài là có tiền, nhưng không phải đại phú, chỉ không thiếu ăn thiếu uống mà thôi.

Khôn: Canh Tý – Bính Tuất – Nhâm Thân – Đinh Mùi

Phân tích: Nhâm toạ Thân trường sinh, niên trụ lại thấy Canh Tý, đắc cường căn lại có bang trợ nên thân không nhược. Tài cũng không nhược, vì toạ cường căn lại có Bính Tuất. Cho nên thân vượng Tài vượng. Người này khởi nghiệp từ bất động sản, phát tài mấy ngàn vạn. Hành vận Nhâm Thìn phát. Nhâm là bản thân, Thìn xung Tài khố (?).

Càn: Giáp Dần – Mậu Thìn – Mậu Tý – Quý Sửu

Phân tích: Mậu Quý hợp, nhật chủ hợp Tài, nhưng là nhật chủ thân nhược, Tài vượng. Quý Sửu đắc cường căn. Nhật chủ toạ dưới là Tý thuỷ, lại có Thìn khố, là mệnh nghèo. Một đời gặp cảnh khốn cùng. Hành vận Kỷ Tỵ, ngồi tù mười mấy năm. Vì sao? Vận Tỵ xuyên Dần là Sát, còn Tỵ là Lộc, có thể nói là Sát xuyên Lộc. May mắn là tuổi nhỏ, nếu không xuyên như vầy liền chết.

Càn: Canh Tý – Canh Thìn – Canh Ngọ - Ất Dậu

Phân tích: Thân vượng Tài nhược, không nghèo, có tiền tiêu, là mệnh bình thường. Nhật chủ hợp Tài, nhưng Tài tinh hư thấu, chỉ biểu thì có tiền tiêu, không thiếu tiền mà thôi. Bát tự này công không phải ở Ất Canh hợp. Niên trụ Tý Thương chế Ngọ có công. Thương chế Quan, Thương phí trên thấu ra Canh là ta, cho nên Thương là bản thân. Thương chủ kỹ thuật, kỹ năng. Người này là một một nhà nghệ thuật thư pháp. Vì sao không làm quan? Thìn tiết Ngọ hoả, Quan bị tiết rồi. Tuy Thìn là căn của Ất, nhưng Thìn Dậu hợp thì căn Ất hỏng.

Càn: Quý Tỵ - Nhâm Tuất – Canh Thân - Ất Dậu

Phân tích: nhật chủ hợp Tài là biểu tượng. Địa chi tạo công là chủ yếu. Bát tự kim thuỷ thành thế, Quan Sát ở trong trạng thái bị chế phục. Thất Sát có chế là quyền. Tỵ Thân hợp tạo công, chế Sát (Quý Tỵ tự hợp) cũng là nói Quý chế Sát. Tỵ Thân hợp, lại hợp đến chủ vị, biểu thị tự thân có quyền lực. Nhâm Tuất tự hợp là chế Quan (Tuất Dậu xuyên không gọi là khai khố, cho nên chỗ này Nhâm Tuất tự hợp là không thể nào). Tuất Dậu xuyên, Dương Nhẫn xuyên Quan Sát khố, người này là cán bộ thanh tra, chuyên môn xét xử nhân viên công chức. Theo lý thuyết Lộc hợp Quan thì không làm quan, nhưng ở đây có Dậu Tuất xuyên, là Dương Nhẫn xuyên chế Quan khố, cho nên làm quan.

Càn: Nhâm Thìn – Quý Mão – Mậu Thìn – Bính Thìn

Phân tích: Toạ dưới là Tài khố thì hỷ hình xung. Thân nhược hỷ Quý hư thấu. Quý Tài nhược. Vận Mậu Thân, Mậu đến, Thân củng xuất Tài đến, Tài có nguồn từ Thìn khố. Nguyên cục Thìn không khai khố, không có biện pháp nào, nhưng đại vận củng xuất Tài đến, cho nên thông qua nổ lực tự thân (Mậu thổ là tự thân), mà phát tài ở vận Thân. Tài sản người này kiếm được cũng thú vị. Người này chung quanh đều là các ông chủ lớn, ức vạn phú ông (Thìn là Tài khố, mệnh cục Thìn đa). Người này giúp người ta lên kế hoạch kinh doanh, hoặc bán đồ cổ, kiếm tiền từ những đại phú ông đó.

Càn: Kỷ Dậu – Đinh Mão – Canh Tuất – Kỷ Mão

Phân tích: Nhật chi hợp Tài, hai chữ Tài hướng đến hợp thân, tượng phú. Mệnh này còn có một đặc điểm: có hai vợ, vì có hai Tài đến hợp Thê cung, mà người này có cùng lúc hai vợ. Trong hai người vợ đó, một người là nguyệt lệnh Mão, là bạn cùng lớp, nhưng đã ly hôn bởi vì Mão Dậu xung, nhưng ly hôn rồi vẫn còn sống chung. Vợ lớn đã từng bị phẫu thuật, thân thể có bệnh. Vợ nhỏ đối với vợ lớn cũng rất tốt, làm thức ăn ngon cho ăn.

Năm: Tạo công của kết cấu mộ dụng

Nhập mộ cũng là một phương thức tạo công. Mộ ở đây có thể hiểu là đạt được, khống chế, quản lý, có được, chiếm được. Cách luận mộ đã nói ở các chương tiết trước.

Phương thức tạo công mộ dụng: xung là khố, là sống; không xung không hình là mộ, là chết.

Thiên can toạ mộ không luận nhập mộ. Thìn là thuỷ thổ khố. Tuất gặp Thìn luận xung, không luận nhập mộ.

Càn: Kỷ Mùi – Quý Dậu – Nhâm Dần – Canh Tý

Phân tích: Nguyên cục không có công quá lớn. Thực ra bát tự này có tượng. Dần nhập Mùi mộ. Nhâm toạ Thực, Dần Thực nhập mộ tại Mùi. Dần là Thực tại chủ vị, Thực tại chủ vị biểu thị tài hoa, tài nghệ, cho nên mệnh này biểu thị tài hoa hữu dụng, là được người có quan quyền sử dụng, bởi vì nhập đến Mùi mộ tại niên chi, mà Mùi cũng chính là Quan. Dần là nội Thực Thần, thì làm việc tại công ty, nhà xưởng. Cho nên người này làm quản lý công ty, nhưng không phải là chủ công y, bởi vì chủ vì Thực nhập mộ tại khách vị. Như không có Dần mộc, Quan Sát đến khắc thân, là có hại, Quan Sát không chế hoá. Như vậy thì bát tự này không tạo công.

Càn: Nhâm Thìn – Nhâm Dần – Kỷ Sửu – Mậu Thìn (Bát tự này Đoàn sư đã đoán qua)

Phân tích: Kỷ toạ Sửu, Sửu là Thực Thương khố, Sửu tạo công. Thứ nhất, Dần Sửu ám hợp Quan tinh, mà Quan tinh này lại còn đội mũ Tài, là quan chức quản lý xí nghiệp quốc doanh, quản lý tài chính. Thứ hai, Sửu nhập Thìn mộ, là Thực Thương khố nhập Tài khố. Bát tự này có một tượng gọi là Thực Thần không thấy thì làm công ty, nhà xưởng. Thìn là Tài khố lại cũng là Tỷ Kiếp, tại thời trụ có tượng là biểu thị cơ khí. Mậu là Kiếp Tài, Kiếp toạ Tài khố chủ xí nghiệp thuộc sở hữu của người khác, thành ra là mệnh làm công ăn lương. Mà lại người này có hùn vốn kinh doanh, bởi vì tượng Kiếp Tài mộ. Thìn mộ của Sửu, là người khác làm lớn, mình làm nhỏ. Người này làm quản lý một xí nghiệp tư nhân, bản thân cũng có cổ phần. Nguyên do là khi trước là công ty quốc doanh, sau thành công ty tư nhân.

Càn: Nhâm Dần – Kỷ Dậu – Đinh Sửu – Kỷ Dậu

Phân tích: Quan tinh từ niên trụ hợp đến chủ vị, bởi vì Nhâm Dần tại niên trụ, là mệnh bị người có quan quyền quản lý và quản chế. Người này làm nhân viên cho công ty quốc doanh, là quản lý nhà máy điện. Nhâm Dần đái tượng. Dậu nhập Sửu khố toạ dưới nhật chủ.

Tiểu Nguyệt Hồ: Mệnh này Tài nhập Sửu khố tại chủ vị, có phải hay không cần phải khai khố thì mới đắc tài?

Bác Văn: Bởi vì là nội Thực Thần, cho nên không cần khai khố cũng có thể đạt được Tài.

Ái Thuỳ Thuỳ: Sang năm Bính Tuất hình Sửu sẽ như thế nào?

Bác Văn: Không phải quá tốt. Trường hợp này Sửu không hỷ hình. Tuất đến xuyên Dậu. Tài nhập Tài khố toạ dưới nhật chủ, tình nhân nhiều.

Vô danh: Bính Thân – Nhâm Thìn – Nhâm Tuất – Mậu Thân. Xin hỏi mệnh này hành vận Tuất có phải là mở Tài khố không?

Trả lời: Đúng là mở Tài khố.

Sáu: Tạo công kết cấu phức hợp

Phía trên chúng ta luận rất nhiều phương thức tạo công. Trong thực tế chúng ta gặp những bát tự sẽ không chỉ có một phương thức tạo công, mà sẽ có nhiều phương thức tạo công. Đối ứng với thực tế, những mệnh đó cả đời sẽ làm nhiều loại nghề nghiệp. Ứng ta theo đó mà đem mỗi phương thức tạo công đều tìm ra, rồi phân tích từng loại. Cũng có bát tự nguyên cục chỉ có một loại tạo công, nhưng bởi vì đại vận hành vận khác biết, cũng sẽ có nhiều loại phương thức xuất hiện.

Càn: Nhâm Ngọ - Tân Hợi – Canh Thìn – Đinh Hợi

Phân tích: Kim thuỷ thành thế. Niên trụ Ngọ Hợi ám hợp, Nhâm Ngọ tự hợp đều là chế Ngọ hoả. Thời trụ Đinh và niên trụ Ngọ là một người. Đinh Hợi tự hợp, cũng là chế, chính là Hợi tạo công, gọi là Thương chế Quan. Đây là kết cấu chế dụng. Đây là loại tạo công thứ nhất. Ngoài ra, Hợi nhập Thìn mộ là Thương nhập mộ. Thương chế Quan rồi cuối cùng lại nhập chủ vị Thìn mộ, bị Thìn khống chế. Đây là loại tạo công thứ hai, là tạo công mộ dụng. Cho nên mệnh này có hai loại tố công, đại biểu điều gì? Đầu tiên, Thương, Thực đại biểu tư tưởng, đầu não, bởi vì Quan tinh quá nhược, Đinh hư thấu bị chế chủ danh khí, địa vị. Những ý nghĩa phía trên tất cả đều bị Thìn khống chế và tụ tập đến một chỗ. Người này kh6ong làm quan bởi vì Quan tinh quá yếu. Là học giả, nhà khoa học. Kim thuỷ có thế, kim thuỷ chủ lý, Hợi thuỷ chủ số, nên là nhà số học.

Vì sao không làm quan?

Bác Văn: Chủ vị là Quan hư thấu, chủ danh khí. Quan tại niên trụ là khách vị, chủ vị là Thương, vốn Thương là ý hướng của nhật chủ. Nhật chủ không muốn kiến công lập nghiệp, chỉ muốn nghiên cứu học vấn. Quan ở đây chỉ là phụ trợ.

Càn: Giáp Dần – Quý Dậu – Đinh Sửu – Canh Tý

Phân tích: Nhìn toạ Sửu thổ. Thứ nhất, Dần Sửu ám hợp, Thực hợp Ấn. Loại tố công thứ hai là Dậu Sửu bán hợp, là hợp Tài. Thứ ba, Tý Sửu hợp, là Tài khố hợp Quan. Đại biểu có ba loại tạo công, cũng chính là nói người này cả đời làm nhiều loại nghề nghiệp. Dậu Sửu củng Tài cục, là Thực tại chủ vị sinh đến Tài ở khách vị (đương nhiên Sửu cũng có tượng là mộ của Dậu), có ý tứ là vì người khác ma phục vụ. Tý Sửu hợp trói ngăn trở Tý thuỷ Sát tinh, Canh Tý đái tượng, Sát đội mũ Tài, có ý tứ là quản lý tiền. Dần Sửu ám hợp, Dần là Ấn, Ấn tại niên trụ, niên chủ bên ngoài, biểu thị có quan hệ hợp tác với bên ngoài. Tổng hợp phân tích, đầu tiên người này làm nghiệp vụ, sau làm quản lý, còn cùng bên ngoài hợp tác. Thực tế người này là phó tổng nghiệp vụ, lại cùng rất nhiều đơn vị khác hợp tác.

Phân tích nhiều loại tạo công phải có năng lực tưởng tượng phong phú.

Càn: Mậu Thân – Giáp Tý – Giáp Dần – Bính Dần

Phân tích: Giáp là hoạt mộc, kỵ thấy kim. Niên trụ Thân là kỵ, quý ở chỗ có Tý thuỷ hoá Thân kim sinh Dần mộc. Mậu Thân đái tượng là Sát đội mũ Tài. Là Ấn hoá Sát tạo công. Tuy nhiên, hành vận Đinh Mão, vận Mão, Tý Mão tương phá, làm cho Tý thuỷ không thể phát sinh tác dụng. Đương nhiên lúc này còn có Mão Thân ám hợp, bảo hộ Thân kim, nhưng một khi có tượng Mão Thân ám hợp, cũng là hoạt mộc có thể cộng căn. Mão và Giáp là cùng một đảng, biểu tự tự thân đắc Sát (Dương Nhẫn hợp Sát). Vận này có thể làm quan. Đây gọi là kết cấu hợp dụng. Đại vận Mậu Thìn, Tân Tý Thìn tam hợp cục, là loại hoá dụng tạo công, nên làm quan, lại thăng quan. Vận Kỷ Tỵ, thuỷ đến tuyệt địa (Tý thấy Tỵ là tuyệt địa), là Ấn đến tuyệt địa, không thể hoá Sát. Tuy nhiên, Tỵ là Lộc của Bính, hoạt mộc thấy hoả là khai hoa kết quả, tiết tú. Tỵ Thân hợp, là Thực chế Sát. Vận lại này lại chế vận thành công. Chức vị không bị mất. Đại vận Canh Ngọ, Canh thấu xuất, Sát không chế, chức quyền không có. Vận Canh Ngọ về hưu.

Bác Văn: Vận Mậu Thìn đoán chừng có thể làm đến cấp tỉnh, hiện tại mới chỉ là cấp địa phương.

Vấn đề:

Vấn đề 1. Càn: Canh Tý – Canh Thìn – Canh Ngọ - Ất Dậu. Kim thuỷ khí thế chế Ngọ hoả, nhưng không làm quan là lý do làm sao?

Bác Văn: Dụng Thương Quan. Quan chủ tài phú, nhưng không chế tốt Quan. Quan không được chế tốt thì lấy Quan luận Tài chứ không luận quan chức. Tý thuỷ xung xa Ngọ hoả, là không đắc lực thành ra chế không tốt.

Vấn đề 2. Càn: Quý Tỵ - Nhâm Tuất – Canh Thân - Ất Dậu. Vận Mậu Ngọ, Mậu Quý hợp, hoả đắc cường căn, phải hay không phản cục?

Bác Văn: Không có nghiêm trọng như vậy. Không hành vận Tuất thì không gấp. Dậu hỏng thì còn Canh Thân.

Vấn đề 3. Càn: Mậu Thân – Giáp Tý – Giáp Dần – Bính Dần. Vận Canh Ngọ có Bính khắc Canh. Ngọ Thân ám hợp, vì sao mà mất chức?

Bác Văn: Tý Ngọ xung phá Ấn tinh không thể làm quan.

Sửa bởi ThienKhanh: 09/09/2018 - 13:21


Thanked by 3 Members:

#15 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2274 thanks

Gửi vào 17/09/2018 - 23:34

Tiết hai: Chế cục thông biện

Bởi vì đa số bát tự là kết cấu chế dụng, mà lại vô cùng phức tạp, cho nên chúng ta dành hẳn một tiết này để giải thích chi tiết. Cụ thể mà nói thì có năm loại hình:

Một: Tỷ Kiếp phối Tài

Tỷ Kiếp chế Tài cục hoặc Tài vượng chế Tỷ Kiếp cục.

Càn: Bính Ngọ - Tân Mão – Đinh Mão – Nhâm Tý

Phân tích: Mộc hoả thành thế. Bính Tân hợp ý tại khử Tài, là Kiếp khử Tài. Bính là Kiếp, toạ dưới là Ngọ là Lộc của nhật chủ, cho nên Tỷ Kiếp khử Tài cũng tương đương bản thân ta đắc tài. Chế được triệt để, nên là mệnh phát tài. Thời trụ thuỷ là bệnh. Kiếp khử Tài không hỷ thấy Quan, cho nên Nhâm Tý thuỷ là bệnh. Hành vận Ngọ, xung khử Tý thuỷ, chế bệnh của nguyên cục nên phát tài trăm vạn.

Càn: Bính Ngọ - Tân Mão – Đinh Mão – Bính Ngọ

Phân tích: Toàn bàn mộc hoả thành thế, nhưng vận Ngọ không phát tài. Do nguyên cục hoả thái vượng, Bộ Thần quá vượng, Tặc Thần quá nhược, cho nên không tốt. Vận Ngọ chỉ có năm Canh Thìn là phát tài 1.000 vạn Hàn tệ. Năm Tân Tỵ được 4.000 vạn Hàn tệ. Chỉ có hai năm này là phát vì phù hợp nguyên lý Bộ Thần, Tặc Thần, hỷ thấy Tặc Thần tại đại vận và lưu niên. Theo lý này thì Giáp Thân cũng nên không tệ. Nguyên cục là Kiếp chế Tài, cho nên dựa vào hùn vốn mà cầu tài, mà tiền tài lại đến rất dễ dàng, không cần tốn sức, tức là người khác làm giúp cho mình phát tài. Phát tài trong trường hợp này không chỉ trăm vạn mà là ngàn vạn. 1.000 vạn Hàn tệ ước tính khoảng 30 vạn nhân dân tệ.

So sánh với tạo trước đó, thì tạo trước đó chế không triệt để, cho nên hỷ hành vận Bộ Thần. Tạo này chế triệt để, cho nên hỷ hành vận Tặc Thần.

Càn: Đinh Dậu - Ất Tỵ - Bính Tuất – Đinh Dậu (Đái Lạp - ?)

Phân tích: Đầu tiên là thời chi Dậu bị xuyên hại, niên trụ Tỵ Dậu hợp. Tài tại niên thời đều bị chế triệt để.

Ngôn Minh: Tỷ Kiếp thành thế, Dậu Tuất xuyên, chế thời trụ Tài. Tỵ Dậu hợp lúc hoả vượng nên Tỵ đại biểu hoả tính, cũng là chế niên chi Dậu Tài. Vận Tân Sửu, Tài tinh đến, vừa đúng bị chế, là đại vận huy hoàng nhất của đương số. Vận Canh, Ất Canh hợp, chế không được kim. Bính Tuất, gặp tai nạn máy bay. Bởi vì Bính Tuất có Tuất không thể bị chế. Nguyên cục Dậu Tuất xuyên Tuất, năm Bính Tuất, Tuất đến ứng kỳ. Thực Thần bị xuyên chết không tử tế. Nguyên cục cần dụng hoả, không hỷ kim đắc thuỷ địa. Vận Canh Tý, Canh hư thấu vô chế, hợp đi Ất mộc, cho nên vận Canh tý hung tử.

Càn: Nhâm Dần – Quý Sửu – Kỷ Mùi – Kỷ Tỵ

Phân tích: Nguyên cục thổ hoả có thế một chút, nhưng thuỷ và thấp thổ cũng không nhược. Sửu là Tài và nguyên thần của Tài, có thể xem là Tài luận. Cho nên Sửu Mùi xung cũng là chế Tài. Dần Sửu ám hợp cũng là chế kim thuỷ trong Sửu, chế khử Tài và nguyên thần Tài thì phát tài lớn. Nhưng nguyên cục không chế triệt để. Nhâm Quý thuỷ đều thấu lộ. Tạo này nếu không nhìn đại vận thì là mệnh không thể phát tài, cho nên nhất định phải xem kết hợp cả đại vận. Nguyên cục kim thuỷ là chế không triệt để. Hành vận Bính Thìn, vận Bính có hoả để dụng, nhưng hoả hư thấu không có tác dụng. Thìn lại là thấp thổ, Sửu cũng nhập Thìn mộ (Bác Văn: Sửu này không nhập Thìn mộ vì Sửu Mùi xung), thành ra chế không được Sửu. Vận này không tốt, phá tài không nói, còn muốn ngồi tù. Vận Đinh Sửu, năm đầu tiên vận Đinh phát tài. Đinh Kỷ một nhà, Đinh Nhâm hợp chế Nhâm thuỷ. Năm đầu tiên vận Đinh chính là Đinh Sửu. Đầu tiên là Sửu trong nguyên cục bị chế, Đinh hoả một khi đến cũng tương đương tự mình đến, cho đến bây giờ tài vận một mực rất tốt. Hiện nay 44 tuổi, đã có tài sản mấy trăm vạn. Vì sao không phải là tài sản ngàn vạn? Bởi vì nguyên cục không chế triệt để. Đoán chừng đến vận Kỷ Mùi khẳng định sẽ là ngàn vạn phú ông. Làm nghề trang trí (ngành nghề thổ mộc). Hỷ Tỷ Kiếp chế Tài.

Càn: Mậu Thân – Giáp Dần – Tân Mão – Quý Tỵ (bát tự Bạc Nhất Bặc)

Phân tích: Tài chế Kiếp, mộc hoả kết đảng, chân chính tạo công là Dần Thân xung, Tài chế Kiếp, Kiếp có thể lấy làm Tài mà luận. Mậu Thân đái tượng, Mậu Quý hợp, Thực hợp Ấn, là không chế, quản lý. Mậu và Tỵ là một người, Tỵ Thân hợp, đem Thân chế mất nhưng đồng thời cũng hợp đến chủ vị để quản lý và khống chế nó. Tạo công rất tốt. Mỗi chữ đều tạo công. Chế Thân và thuỷ trong Thân.

Ngôn Minh: Tạo này phần trước có nói rồi, là mộc hoả thành thế, Tài tinh cùng Quan tinh kết đảng, ý tại khử Kiếp Tài Thân kim và thuỷ trong Thân. Tài khử Kiếp Tài. Quan tinh đem Thân hợp đến chủ vị, cho bản thân sử dụng, cho nên là quan lớn quản lý tài phú.

Càn: Mậu Thân – Kỷ Mùi – Quý Tỵ - Kỷ Mùi

Phân tích: Bát tự này phần trước cũng đã phân tích, phù hợp với Tài chế Kiếp. Nhật chủ Quý toạ Tài, Tỵ Thân hợp, chế Kiếp và Ấn, là hoả thổ thành đảng đến chế Thân kim, đem Thân kim Ấn và Kiếp đều khử triệt để. Mậu và Tỵ là một tượng, một đảng. Mậu Quý hợp chủ quản lý và khống chế. Tạo công rất lớn. Vận Nhâm Tuất, vận Tuất phát tài vài ức. Là môi giới cổ phiếu. Năm nay ngồi tù (vận Quý Hợi, năm Ất Dậu).

Vấn đề:

Càn tạo: Nhâm Dần – Quý Sửu – Kỷ Mùi – Kỷ Tỵ. Đoán chừng đến vận Kỷ Mùi sẽ trở thành ức vạn phú ông là vì sao?

Trả lời: Kỷ Mùi đến chủ vị, chế có lực.

Càn: Mậu Thân – Kỷ Mùi – Quý Tỵ - Kỷ Mùi. Người này năm nay ngồi tù phải không?

Trả lời: Năm Ất Dậu, người này ngồi tù. Vận Quý Hợi, năm Ất Dậu, đại vận hỏng.

Hỏi: Mệnh Đái Lạp, Đinh Dậu - Ất Tỵ - Bính Tuất – Đinh Dậu. Làm sao nhìn ra là làm quan? Người này là tướng quân. Làm sao vận Canh chết?

Trả lời: Dương Nhẫn khố, là quan lớn. Nguyên do là Canh kim thấu xuất không chế, khắc Ất mộc. Vận Canh Tý, mà bát tự này lại sợ nhất là thuỷ.

Hai: Tỷ Kiếp phối Quan Sát

Quan Sát chế Tỷ Kiếp cục hoặc Tỷ Kiếp vượng chế Quan Sát cục.

Ví dụ:

Khôn: Giáp Ngọ - Mậu Thìn – Bính Ngọ - Giáp Ngọ

Phân tích: Địa chi đầy bàn Dương Nhẫn. Nguyên cục mộc hoả thành thế, ý tại khử thuỷ trong Thìn, nhưng nguyên cục Ngọ chế không triệt để thuỷ trong Thìn, Thìn thuỷ khố không khai. Đại vận hành Hợi Tý thuỷ, là nguyên cục Quan Sát xuất hiện, dẫn xuất thuỷ trong Thìn. Ngọ Hợi hợp, Tý Ngọ xung, Quan Sát chế không triệt để thì xem như Tài mà luận, cho nên không phải làm quan.

Ngôn Minh: Tạo này mộc hoả thành thế, Tỷ Kiếp thành đảng, ý tại khử thuỷ trong Thìn. Nguyên cục Thìn khố không khai, nên khó mà chế được. Đại vận hành đến Hợi Tý thuỷ vận, dẫn xuất thuỷ trong Thìn, bị hoả trong nguyên cục chế, cho nên hai mươi năm này phát tài.

Càn: Đinh Hợi – Canh Tuất – Kỷ Tỵ - Canh Ngọ

Phân tích: Địa chi hoả và táo thổ kết đảng, muốn chế Hợi thuỷ. Tuất khắc Hợi lực yếu, chủ yếu công thần là Tỵ. Kỷ toạ Ấn, nguyệt lệnh là Tỷ Kiếp, hoả vượng. Nguyên cục chế Tài, trong Tài lại hàm Quan, cho nên chế được Quan.

Ngôn Minh; Tạo này hoả và táo thổ thành thế, khử Hợi thuỷ. Hợi thuỷ xem làm Tài. Thực tế lại là Quan trường sinh, bên trong hàm Quan tinh. Tỷ Kiếp Ấn tinh chế khử Quan và nguyên thần Quan tinh, cho nên thành mệnh làm quan cao nhất, là mệnh tổng thống quốc gia. Đây là mệnh Tưởng Giới Thạch.

Khôn: Mậu Ngọ - Kỷ Mùi – Bính Tý – Mậu Tuất

Phân tích: Hoả và táo thổ thành thế, muốn chế khử Tý thuỷ Quan tinh. Tý thuỷ Quan tại nhật chủ toạ hạ, đối với nữ mệnh là chồng, không thể bị chế, chế thì không cát, hôn nhân không tốt. Bát tự này chồng bị chế chết, thì một là không tìm được chồng, và cũng không có nghề nghiệp. Nữ mệnh toạ chi là Quan thì không phải là mệnh đương quan, mà đại biểu là chồng. Người nữ này đến nay vẫn chưa lập gia đình, lại cũng không có nghề nghiệp. Chữ nào cần bị chế thì nhất định phải xem vị trí của nó. Phu tinh đắc vị thì không thể bị chế.

Càn: Mậu Thìn – Nhâm Tuất – Quý Tỵ - Nhâm Tuất (Lý Bằng)

Phân tích: Tài khố chế Tỷ khố, là (?) thấu xuất Mậu Quý hợp, là quan lớn quản lý tài chính. Vận Mậu Thìn thăng đến Thủ Tướng. Hoả và táo thổ thành thế, muốn chế kim thuỷ. Tuất tạo công, Nhật chủ toạ hạ là Tài tinh. Tài khố xung Tỷ Kiếp khố. Tỵ toạ dưới nhật chủ thấu đến Mậu niên trụ. Nhật chủ hợp Quan tại niên trụ ý nghĩa là quản lý khống chế. Hợp quan tại niên nguyệt có nghĩa là tự mình quản lý, khống chế. Hợp Quan tại thời trụ chủ là bị người quản lý, khống chế. Trong bát tự này chủ yếu là Tỵ Hoả thấu đến niên trụ. Tỵ là chủ vị, cũng chính là vật của mình.

Ngôn Minh: Tạo này mộc và táo thổ thành thế, tại chủ vị tạo thành thế Tài Quan, chế thuỷ trong Thìn ở khách vị, là Tài khố chế Kiếp Tài khố, mà mệnh cục Mậu Quý hợp, nhật chủ hợp Quan lại có ý nghĩa là quản lý khống chế, cho nên là một vị đại quan quản lý tài phú. Hành vận Mậu Thìn, Thìn thổ xuất hiện bị chế, thăng Thủ Tướng.

Nhật chủ hợp Quan tại niên nguyệt trụ có nghĩa là tự tay mình khống chế, quản lý; hợp Quan tại thời trụ có nghĩa là bị người khác quản lý, khống chế.

Càn: Đinh Mùi – Nhâm Tý – Bính Thìn – Đinh Dậu

Phân tích: Nhật chủ Đinh toạ Quan Sát khố, địa chi kim thuỷ kết đảng, Tý Mùi xuyên, Đinh Nhâm hợp, là Quan vượng chế Tỷ Kiếp. Thời trụ Đinh chế không triệt để. Quan Sát chế Tỷ Kiếp, không có chế triệt để, là phát tài. Vận Mậu Thân, hội cục Quan Sát, đem Kiếp chế, phát tài. Nhưng cách cục phát tài này không phải cao lắm.

Kim thuỷ kết đảng, Đinh Nhâm hợp là muốn chế Tỷ Kiếp. Niên trụ Tỷ Kiếp bị chế, Quan Sát khố tạo công. Thời trụ có Đinh bị chế không triệt để, cho nên hành vận Mậu Thân hợp vượng cục, chế tốt Tỷ Kiếp, thành ra phát tài. (Tạo này do Thi Tiều cung cấp). Đinh Nhâm hợp chế Đinh, Tý Mùi xuyên chế Mùi, Đinh Mùi không sợ chế Mùi mà là hỷ chế.

Càn: Quý Dậu – Đinh Tỵ - Tân Mão – Tân Mão

Phân tích: Quan Sát chế Tỷ Kiếp, Tài Quan thành đảng, chế triệt để Dậu. Niên trụ Lộc không sợ chế, chỉ có Lộc tại nhật thời trụ mới sợ chế. Chủ yếu tạo công là Tỵ hoả. Tỵ Dậu hợp là chế Dậu kim. Quan tạo công, Quan lại cùng với chủ vị kết đảng. Đinh vượng cũng chế Quý thuỷ, nhưng Quý bị chế không đắc lực. Là Uỷ viên cục chính trị trung ương.

Bác Văn: Chế Tỷ khá triệt để. Bát tự này do Đại Hải cung cấp.

Ba: Thương Thực phối Quan Sát

Thương Thực chế Quan Sát hoặc Quan Sát vượng chế khử Thương Thực.

Càn: Kỷ Mùi – Quý Dậu – Đinh Tỵ - Đinh Mùi (Viên Thế Khải)

Phân tích: Là Thực chế Quan Sát, là Tỷ và Thương Thực thành thế chế kim thuỷ (Sát và nguyên thần của Sát). Thực tại niên trụ chế Sát, Kiếp tại nhật trụ chế Tài. Quý Dậu là một tượng, vừa là Tài mà cũng là Quan. Là mệnh làm quan lớn. Hành vận cũng tốt. Vận Mậu làm quan lớn. Vận Thìn trong Mậu Thìn không tốt, hối hoả sinh kim lại đến hợp bảo hộ kim, thành ra chế không thành công. Vận này bị giáng chức. Vận Đinh trong vận Đinh Mão, lại thăng đến tổng thống. Đinh đến là tương đương với tự bản thân mình đến. Kỷ khắc Quý thuỷ, Tỵ Dậu hợp chế Dậu, thành quan hệ Tặc Thần – Bộ Thần, không sợ gặp thuỷ đến, mà sợ Thìn thổ. Vận Thìn, tượng Quý nhập mộ, nhưng thực ra lại không nhập mộ. Nếu như toạ Hợi thuỷ thì mới nhập mộ.

Ngôn Minh: Tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc Viên Thế Khải. Hoả cùng táo thổ thành khí thế, tức Tỷ Kiếp và Thực Thần thành thế, ý tại chế Sát và nguyên thần của Sát. Thực Thần tại niên trụ chế Sát, Kiếp Tài tại nhật trụ chế Tài. Sát và nguyên thần của Sát đều bị chế, cho nên là quan lớn. Hành vận Thìn, hối hoả sinh kim, chế không thành công, bị giáng chức. Vận Đinh Mão thăng tổng thống.

Càn: Canh Ngọ - Ất Dậu – Canh Tý – Nhâm Ngọ (tham quan Hoà Thân triều Thanh)

Phân tích: Kim thuỷ kết đảng, ý tại chế Quan. Muốn chế Ngọ hoả, là Thương chế Quan, nhưng niên trụ Ngọ chế không triệt để, cho nên về sau hung. Hành vận đến phương Bắc Hợi Tý Sửu, thăng đến Quân Cơ Xứ Đại Học Sĩ. Vận Canh Dần, Quan đắc trường sinh, mà nhật chủ Canh lại lâm tuyệt địa, bị cách chức điều tra, cũng là tử kỳ. Quan chế không triệt để thì lấy làm Tài mà luận, nhưng hành vận tốt, giúp chế triệt để, cho nên làm quan. Ất Canh tranh hợp Ất Tài trên Dậu Dương Nhẫn, thì tham tài.

Ngôn Minh: Mệnh đại tham quan Hoà Thân triều Thanh. Kim thuỷ có thế chế hoả. Thương Quan, Thực Thần chế Quan, cho nên là quan lớn. Hành vận Hợi Tý Sửu phương Bắc thuỷ địa, thăng Đại học sĩ, Quân cơ đại thần. Hành đến vận Canh Dần, Quan tinh đắc trường sinh, mà nhật chủ lâm tuyệt địa, Quan chế không thành công, bị cách chức điều tra. Ngọ không có nguyên thần. Thứ nhất, thiên can Ất sinh không đến địa chi. Thứ hai, Ất Canh hợp chế Ất. Thiên can Ất Canh là hợp kẹp, là tranh hợp, biểu thị nhật chủ muốn tranh đoạt tiền tài, tức là tham tài. Niên trụ Ngọ không chế triệt để, thời trụ Ngọ chế triệt để. Ngọ Dậu phá, nam mệnh Quan Sát là con, chủ con trai không tốt, có một con trai yểu tử khi mới được vài tuổi. Một đứa con trai khác xém chút bị giết, làm Phò Mã, bởi vì là em rể của hoàng đế thành ra không bị giết. Đoàn sư nói thời trụ Ngọ bị chế nên con trai chết yểu. Niên trụ Ngọ không hung hiểm.

Càn: Kỷ Mão – Kỷ Tỵ - Tân Hợi – Giáp Ngọ

Phân tích: Quan Sát chế Thực Thương, mộc hoả kết đảng chế Hợi thuỷ. Tỵ Hợi xung, Ngọ Hợi ám hợp, chế triệt để Hợi Thương. Giáp Ngọ là Quan đội mũ Tài, hợp đến chủ vị. Thương hợp Quan, hoán tượng thành Thương cũng là Quan, chủ quyền lực. Hành vận Giáp Tý, vận Tý vẫn là trưởng phòng địa phương. Vận Tý bắt đầu thăng quan, từ Tổ chức bộ trưởng thăng đến Phó bí thư tỉnh uỷ, rồi lại đến Đại biểu Quốc hội. Hành vận Quý Hợi, là Hợi đến, thăng đến cán bộ cấp Tỉnh bộ. Trước mắt vừa mới hạ chức. Hành vận Nhâm Tuất, vận Nhâm, lại làm Đại biểu Quốc hội. Giáp Ngọ là Quan đội mũ Tài, nhưng lại không phải là quan quản tài phú, vì sao? Vốn là quản tài phú, nhưng Giáp Kỷ hợp, đem Tài hợp đi, cho nên làm quan nhưng không quan hệ với việc quản tài phú. Đây là lí do chủ yếu.

Càn: Bính Tuất - Mậu Tuất – Tân Tỵ - Quý Tỵ

Phân tích: Quan chế Quý thuỷ Thực Thần, Thực tại môn hộ bị chế chủ biết ăn nói. Tại sao không làm quan? Bởi vì thứ nhất là Quý thái nhược, hư thấu, chủ tài hoa. Hoả và táo thổ lực lượng rất lớn, Bộ thần quá vượng, Tặc thần quá nhược, tạo công hiệu suất quá thấp, năng lượng quá thấp nên không thể quý.

Ngôn Minh: Tạo này hoả và tháo thổ thành khí, một điểm Quý thuỷ bị khử triệt để. Thực Thần bị chế đắc công, biết ăn nói. Nhưng bởi vì thuỷ không có căn, năng lực không lớn, hiệu suất chế quá thấp, cho nên không thể quý.

Tiểu Nguyệt Hồ: Quan tại chủ vị nhập khố tại khách vị, khố không khai không thể làm quan.

Vấn đề 1: Bạc Nhất Ba hai lần ngồi tù, xem làm sao ra?

Bác Văn: Vận Thìn ngồi tù. Vận Canh Thân, Đại Cách Mạng Văn Hoá ngồi tù.

Bốn: Ấn tinh phối Thương Thực

Ấn tinh chế Thực Thương hoặc Thực Thương vượng chế khử Ấn tinh.

Càn: Giáp Ngọ - Đinh Mão – Quý Dậu - Ất Mão

Phân tích: Mão Dậu xung chế Ấn, nhưng kẹp xung thì chế không triệt để. Nguyên cục có ý là chế, chế Ấn thì đắc quyền. Ất tại chủ vị bị chế nhất định làm quan. Ngọ khắc Dậu, nhưng khắc xa nên lực không lớn, cho nên chế không triệt để. Nhìn đại vận, đại vận tốt. Hành vận Tân Mùi, Tân đến cũng tương đương với Dậu đến. Tân bị Đinh khắc, Mùi là Quan, Mão Mùi củng, Mùi làm giòn kim, đều là đến chế Dậu, nên thăng cán bộ cấp sở. Kết cấu chế Ấn thì hỷ hư thấu tại đại vận. Nhưng thê cung bị xuyên thì hỏng. Xung một chút hoặc khắc một chút không sao, cho nên tạo này hôn nhân không thành vấn đề.

Bác Văn: Thuỷ rất nhược, cho nên Ất là tử mộc.

Càn: Ất Mùi – Đinh Hợi – Giáp Ngọ - Bính Tý

Phân tích: Mộc hoả có thế, chế thuỷ Ấn. Thời trụ Tý bị Mùi xuyên Ngọ xung, bát tự không có Quan tinh. Ấn chủ quyền lực, cho nên mệnh này cũng có thể làm quan viên. Hợi Mùi củng, Ngọ Hợi hợp. Vận Quý Mùi, vận Mùi bắt đầu thăng quan. Hợi Mùi củng cục, hoá Hợi. Vận Mùi, Tý Mùi xuyên đảo Tý Ấn tinh, lại thăng quan. Vận Nhâm Ngọ, Tân Tỵ đều là vận tốt. Thăng đến thị trưởng, cán bộ cấp sở. Đây là hoạt mộc, hoạt mộc thì cũng có thể chế Ấn.

Càn: Bính Tuất – Mậu Tuất – Tân Tỵ - Quý Tỵ

Lâm Dịch Giám: Tạo này hoả và táo thổ thành khí, một điểm Quý thuỷ bị khử triệt để. Thực Thần bị chế đắc công, có tài ăn nói. Nhưng bởi vì thuỷ không có căn, năng lượng không cao, hiệu suất chế rất thấp, cho nên không thể quý. Quý thuỷ hư chủ tài hoa. Bộ thần thái vượng, Tặc Thần thái nhược, phản mà không quý.

Khôn: Kỷ Dậu – Mậu Thìn – Nhâm Thân – Quý Mão

Phân tích: (Sinh năm 68) Nhâm toạ trên Thân là Ấn. Kim, thuỷ, thấp thổ kết đảng thành thế ý tại khử Mão, Mão bị chế. Chủ yếu tạo công là Mão Thân hợp, Mão Thìn xuyên, Mão Dậu xung đều là Mão bị chế, là Ấn chế Thương. Ấn chế Thương không chủ quyền lực, tại sao không làm quan? Bởi vì tạo này bát tự không có Tài, lấy Thương làm Tài mà luận, chế Thương phát tài. Vì vậy mệnh nữ là mệnh phát tài. Nguyên cục có nguyệt lệnh Mậu Quý hợp, chế Quý. Nguyên thần của Mão cũng bị chế. Phát tài, có gia sản mấy trăm nghìn. Niên trụ đái tượng không có quan hệ với nhật chủ, cho nên không luận làm quan, không luận đái tượng. (Nếu là nam mệnh thì làm quan, nữ mệnh luận là chồng). Nhiều lần hôn nhân.

Bác Văn: Ấn chế Thương có khi cũng chủ về quyền lực. Có Quan Sát. Lấy Quan Sát làm quyền lực. Nhưng Quan Sát vô dụng, cho nên không chủ quyền lực. Quan là chồng, thành ra hôn nhân nhiều lần.

Càn: Canh Thìn - Ất Dậu – Quý Mão – Canh Thân (Khổng Tường Hi)

Phân tích: Mão Thực toạ dưới nhật chủ, hợp xuyên xung đều là chế Mão. Ấn chế Thực Thương, chế vô cùng tốt. Ất Canh hợp, Ất cũng bị chế. Bát tự không Tài, Thương Thực làm Tài mà luận. Ấn chủ quyền lực, là Giám đốc ngân hàng trung ương. Kim thuần chế lại triệt để, đại biểu quyền lực, là quan lớn, trưởng quan, tương đương Bộ trưởng bộ tài chính.

Bác Văn: Xuyên thê cung, khắc chế một vợ, không kết hôn, có một bạn gái.

Năm: Tài tinh phối Ấn

Tài đến chế Ấn hoặc Ấn tinh vượng chế Tài

Càn: Ất Mùi – Bính Tuất – Giáp Tý – Giáp Tuất

Phân tích: Tuất chế Tý không triệt để. Tý Mùi xuyên là nơi tạo công chủ yếu, là Tỷ Kiếp Dương Nhẫn khố chế Ấn, là Tài chế Ấn, khử Ấn đắc quyền. Còn có một tượng, Tỷ Kiếp Dương Nhẫn khố chế Ấn, làm quan liên quan đến công kiểm pháp. Thật ra là viện trưởng viện kiểm sát. Giáp mộc này vô căn, là tử mộc, nên có thể chế Tý thuỷ. Chủ vị là Ấn bị chế.

Càn: Quý Mùi - Ất Mão – giáp Tý – Kỷ Tỵ (Nhạc Phi)

Phân tích: Hoạt mộc, không được hoại thuỷ căn. Ấn là thọ tinh, là mệnh đoản thọ. Tài chế Ấn, Tỷ Kiếp Dương Nhẫn khố chế Ấn, là quan võ, nên có thể chấp chưởng binh quyền.

Khôn: Nhâm Tý – Bính Ngọ - Kỷ Tỵ - Kỷ Tỵ

Phân tích: Chế Tài. Nhâm bị Bính xung chế, Tý bị Ngọ xung chế. Đảng Ấn rất lớn, đảng Tài (thiên thấu địa tàng) cũng không nhỏ, là mệnh phát tài, chế Tài thì đắc tài. Làm xuất nhập khẩu, phát tài hơn ngàn vạn. Hành vận Quý Mão, Nhâm Ngọ, phát tài. Toàn cục đều là Tài của bản thân, công ty do một mình mình sở hữu, bởi vì Kỷ và Ngọ là một tượng. Mệnh này không luận chế có triệt để hay không triệt để, chủ yếu nhìn hoán tượng, Ấn cường Tài nhược, nên Ấn đại biểu Tài.

Trong kết cấu chế dụng, về mặt lý luận thì thần nào cũng có thể khử, Tài Quan có thể khử, Thương Thực có thể khử, Ấn có thể khử, Tỷ Kiên Kiếp Tài đều có thể khử, nhưng cần chú ý điều kiện: thứ nhất, một số tinh khi đắc vị tại chủ vị nếu như muốn khử thì có khả năng tạo ra thương tổn cho lục thân. Thứ hai, liên căn của nhật chủ không thể khử, khử thì hỏng, đương số sẽ chết.

Mặt khác, tượng nhật chủ Đinh Tỵ, Bính Ngọ, Bính Tuất, Đinh Mùi đều không thể chế. Còn có Ất Hợi, Ất Mão, Giáp Dần, Giáp Thìn, Ất Mùi, Canh Thân, Tân Dậu là tổ hợp nhật trụ liên căn mộc và liên căn kim. Một khi chế liền dễ dàng tổn thương thân thể cùng tuổi thọ. (Kim, mộc, hoả) Nhâm Tý không sợ chế.

Khôn: Nhâm Tý – Tân Hợi – Đinh Tỵ - Tân Hợi

Phân tích: Đinh toạ Tỵ là liên căn, không thể bị chế. Nguyên cục kim thuỷ kết đảng đến chế Tỵ hoả, tuy chế không triệt để, nhưng chế cũng khá mạnh. Tổn thọ, mệnh không lâu. Năm Bính Tý (Bính là Tỵ) bị bệnh bạch huyết. Bính thấu bị Tân hợp. Năm Đinh Sửu, nhật chủ đáo vị, Sửu cùng kim thuỷ kết đảng đến diệt hoả, qua đời. Chết tại mùa hạ hoả vượng.

Kết cấu chế dụng khi luận cũng cần chú ý xem chế có triệt để hay không. Các ví dụ phía trên chúng tôi nêu ra đều là chế khá triệt để, cách cục khá lớn. Trong cuộc sống còn có thật nhiều người cũng là bát tự chế dụng kết cấu, nhưng chế không triệt để, hiệu suất thấp, cấp độ liền thấp một chút.

Khôn: Mậu Thân – Tân Dậu – Đinh Mùi – Quý Mão

Phân tích: Thể tại chủ vị chế Tài tại khách vị, nhưng nguyên cục chế không triệt để, hiệu suất thấp. Đinh toạ Mùi là bán Lộc, Mão Mùi củng Ấn cục, là thể, cần phải dụng Mùi, không thể hoại Mùi. Thân Dậu kim là Tài, là dụng. Thể lạc tại chủ vị, dụng lạc tại khách vị, lấy thể chế dụng. Mùi chế Dậu không triệt để, Mão Dậu xung cũng không triệt để, Mão Thân hợp cũng không triệt để. Thiên can thấu tân kim, nguyên cục kim hoàn vượng. Tốt ở chỗ nguyên cục còn có tượng: Quý Mão đái tượng, bát tự này quý tại Sát tinh hư thấu, Sát làm Tài mà luận. Có Mậu Quý hợp tượng, Quý tọa Mão củng hợp đến chủ vị. Hành đại vận Mậu ngọ, Mậu Quý hợp, chế Sát đắc Tài. Địa chi hoả vượng đến chế Tài. Nhưng vì chế không triệt để, chỉ có thể đoán là gia đình trung phú. Hành vận kim thuỷ thì hoại, cần hành vận hoả và táo thổ mới tốt. Mệnh làm mua bán, trước đây thì làm công ăn lương. Thực Thần là dụng bình thường đều là mệnh mua bán, kinh doanh. Làm ngành dịch vụ.

Càn: Đinh Dậu – Tân Hợi – Bính Tuất – Mậu Tý

Phân tích: Nhật chủ hợp Tài muốn nhìn thân cường nhược. Bát tự này Tài vượng thân nhược, chủ vị lạc thể, khách vị lạc Tài Quan. Bính Tuất thể không thể bị chế, Tuất nhất định muốn dụng. Cả đời không giàu, là mệnh nghèo. Tuy nhật chủ hợp Tài, đến già cũng muốn kiếm tiền, nhưng kiếm không ra. Trước sau có tổng cộng hai vợ.

Càn: Đinh Hợi - Ất Tỵ - Ất Mão – Tân Tỵ

Phân tích: Hành vận Canh Tý, vận Tý, nguyên cục Ất là hoạt mộc. Ất toạ Lộc, niên trụ Hợi muốn sinh Ất mộc, là căn của Ất, cũng là thọ tinh. Canh hợp Ất, Tý Mão phá Lộc. Lẽ ra phá Lộc cũng không chết được, nhưng năm nay lại gặp Ất Dậu, là Sát xung Lộc, làm hỏng lộc, thành ra qua đời. Thất Sát xung Lộc chủ hung tử, là bệnh cấp tính mà chết.

Vấn đề 1. Ngôn Dịch. Khôn: Tý – Bính Ngọ - Kỷ Tỵ - Kỷ Tỵ, đổi thành Nhâm Tý – Nhâm dần – Kỷ Tỵ - Kỷ Tỵ. Vận hành đến Bính Ngọ có thể chế Tài không?

Bác Văn: Có thể, muốn phát tài lớn.

Tiểu Nguyệt Hồ: Phu Thê cung sinh xuyên như thế nào?

Bác Văn: Sinh xuyên không nghiêm trọng lắm, khắc xuyên mới nghiêm trọng.

Kim Thành: xx Hợi – xx Thìn – Nhâm Tuất – xx Tỵ, có khai khố không?

Bác Văn: Có.

Hỏi: Nhật chủ và nhật chi tự hợp thì địa chi có thể chế không?

Trả lời: Có thể

Thanked by 4 Members:





Similar Topics Collapse

11 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 11 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |