Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
NsndThino, on 15/11/2017 - 15:24, said:
Phật dạy: Sắc sắc không không - có có không không. Không ai là có tất cả, không ai là không có cái gì. Cái có chỉ là ảo ảnh, cái không mới là thực.
Đường Tăng trước khi lên đường sang thỉnh kinh đc vua ban cho bát vàng làm kỷ vật. Ngài hãy còn tham sân si vậy nhận chân kinh mà chưa tường giáo nghĩa đạo phật " Tăng vô nhất vật" thì cũng như trang giấy trắng. Hai vị An Nam, Ca Diếp đã làm tròn bổn phận của người hóa duyên, khai ngộ cho thầy trò Đường Tăng biết buông bỏ vật chất.
Kẻ đọc kinh thư ngộ kinh thư ấy là hữu duyên, mỗi người một ý hiểu. Với pháp lực của Phật thì có muốn cả núi vàng cũng có thể đc há phải để đệ tử tham cái bát vàng ấy mà mang tiếng phàm phu. Bởi vì “ Của báu không thể dâng cho lợn” ngài hiểu Kinh thư chỉ truyền cho kẻ hữu duyên, đủ đức đủ tài đủ giác ngộ để sở hữu sức mạnh vô biên của Phật pháp. Kẻ ngu muội đọc kinh tuy có duyên như cây đèn, con chuột cũng có sức mạnh kinh thiên tác oai tác quái gây họa mà thôi.
Bác sinh năm 1986 nhỉ, vậy thì cũng chưa nhiều tuổi lắm. Theo tôi nghĩ bác nên suy nghĩ mở rộng hơn một chút. Ngày trước có sự tích nhà sư Đường Huyền Trang đi Ấn Độ tìm học Phật Pháp. Sau đó đã được nhà văn Ngô Thừa Ân viết ra tiểu thuyết Tây Du Ký. Ngày đó chưa thực sự phát triển cho lắm, dẫn đến đại sư phải đến tận Ấn Độ mới tìm hiểu được tận nguồn của cái nôi Phật Pháp.
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học, và đặc biệt là mạng internet, thì việc những giáo lý Phật Giáo tìm dễ như nháy mắt. Google là một ví dụ. Chỉ cần click một cái các triết lý Phật Giáo hiện ra qua hàng ngàn kết quả. Hay như việc “giải thích” vấn đề Anan và Ca Diếp đòi bát vàng của Đường Tăng, và về những triết lý sâu xa của nó cũng được giải thích qua vô số trang mạng diễn đàn. Một đứa trẻ nhỏ biết vi tính, cũng tìm và đọc được những lời giải thích đó!
Nhưng tôi nghĩ bác nên mở rộng hơn suy luận. Ví dụ tôi gợi ý cho bác một số luận điểm liên quan đến bài viết có nhiều nhân vật trong Tây Du Ký của bác.
-Tây Du Ký có đang thực sự nói cái hay về Đạo Phật?
-Có nên mang triết lý trong tiểu thuyết “Tây Du Ký” làm thành Đạo Lý giảng Pháp?
Tôi xin được trích lược một số câu trong bài viết của bác để học hỏi.
-Theo bác với “pháp lực” của phật muốn cả núi vàng cũng có. Nếu hiểu nghĩa trực diện là Phật có thể tạo ra cả núi vàng? Ý nói Phật rất giàu về vật chất?
-“Cần gì phải để đệ tử tham cái bát vàng mang tiếng phàm phu”. Theo tôi biết thì, cái “lòng tham” so sánh với “Phàm Phu” thì không được rõ nghĩa cho lắm?
-“Của báu không thể dâng cho lợn”. Tại sao lại không nói: “Của báu không thể dâng cho gà”?
-“Sức mạnh vô biên của Phật Pháp”. Tôi thường nghe về đạo phật nói về việc giảng Pháp giáo lý con người, kể cả trong truyện Tây Du Ký cũng như vậy, không thấy nhắc đến “sức mạnh vô biên” đó. Không hiểu ý nghĩa sâu xa của bác là gì?
Tôi nghĩ, khi bác viết ra được những lời ngộ thức kia, thì bác trả lời những câu hỏi của tôi chỉ như việc chớp mắt đã qua vậy! Tôi cũng hoàn toàn có thể trả lời cho bác!
Tôi nghĩ không nên suy nghĩ theo một lối mòn cứng nhắc. Khi chính bản thân cần phải tìm hiểu bản chất vấn đề cụ thể. Hãy thử so sánh và đặt câu hỏi chưa được giải đáp. Nếu được giải nghĩa nó như việc đã “giác ngộ” giáo lý đó thành công vậy!
Tại sao lại cần phải tìm hiểu những vấn đề đó? Giống như việc khi tôi tìm hiểu môn Tử Vi. Qua một thời gian ngắn, tôi đã đưa ra nhiều câu hỏi. Đại loại thực tiễn của môn Tử Vi đối với cuộc sống là gì? Tử Vi có đang làm đúng như những gì đã có? Việc nghiên cứu Huyền Học có đang đi đúng hướng? Sự chính xác trong việc giải đoán và các vấn đề liên quan đến Tâm Linh? Luận đúng Quá Khứ rồi hẵng luận Tương Lai? ......
Rất nhiều câu hỏi cần được giải đáp!
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
xiuhac, on 15/11/2017 - 14:21, said:
Có 1 thằng đần suốt ngày viết tấu sớ chỉ mong được hồi âm, nhưng vì đần quá nên viết không ai hiểu
Ấy chết! Sao cậu lại nói như thế!
Chúng ta đều là con người, và việc tạo hoá ban cho mỗi con người được các khả năng khác nhau. Là điều tự nhiên sẵn có. Nguồn tri thức là vô tận. Tất cả mọi người đều đang tự học mỗi ngày, hay chính là việc học để khôn hơn từng ngày. Không có ai tự nhận mình là giỏi hơn người khác cả. Đó là việc Lễ Nghĩa lời ăn tiếng nói chúng ta ai cũng được dạy dỗ từ khi còn bé. Nếu chẳng may nói tục chúng ta sẽ bị người lớn của trách ngay, đó là dạy lên người. Nếu nói tục, nhưng người lớn cũng nói tục hoặc không dạy dỗ từ khi còn nhỏ, đó lại là kìm hãm đạo đức trẻ nhỏ.
Thiết nghĩ khi ở trong một diễn đàn, tôi cũng thấy được khá nhiều lời hay ý đẹp, của những thành viên cũng khá lớn tuổi, đáng tuổi ông cha chú thì những từ như “thằng đần” nó không hay lắm đúng không cậu? Tôi biết cậu sinh năm 1996, thì cũng vừa bước ra khỏi vòng tay dạy dỗ của thầy cô và cha mẹ nên cũng có nhiều điều cần sống chậm lại một chút để lắng nghe thì sẽ hay hơn nhỉ.
Ở diễn đàn nào cũng vậy. Có những Quy Định Chung để nói lên điều lệ cần thiết để được tham gia diễn đàn. Và BQT diễn đàn là những người lập ra quy định, quyết định nắn chỉnh các bài viết sao cho hợp lý. Bài viết sai mục đích bị xoá, bài viết sai nội quy bị xoá, bài có câu từ “tục” bị ẩn đi.... Tức là BQT diễn đàn như những người dạy dỗ, nắn chỉnh câu từ của từng thành viên sao cho hợp lý. Vậy nên tất cả các bài viết được hiện lên trên diễn đàn, cũng là đại diện cho Điều Lệ và Phẩm Chất của BQT diễn đàn vậy. Cậu viết như vậy dễ gây hiểu nhầm, vì câu từ đó không phù hợp tại đây cho lắm. Tôi nghĩ rằng BQT diễn đàn đều là người có Văn Hoá cả, nên hiểu ra như vậy vì chưa kịp ẩn câu cậu viết nhầm đi mà thôi.