Jump to content

Advertisements




Trích sách: Các Phương Pháp Tính Vượng Độ Ngũ Hành


2 replies to this topic

#1 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2274 thanks

Gửi vào 24/07/2017 - 01:46

Kính nhờ Ban Điều Hành xóa giúp bài #1 vì không rành nên không đăng được hình ảnh kèm bài viết. Xin cám ơn.

-----

Hôm nay tôi sẽ trích lại tài liệu tính độ vượng ngũ hành từ 2 quyển sách:

(1) Chọn Tên Theo Phương Pháp Khoa Học, NXB Đại Học Quốc Gia Tp.H.C.M, xuất bản năm 2000. Cuốn này do dịch giả Nguyễn Kim Dân dịch theo cuốn gốc Tối Tân Tính Danh Học, NXB Tam Diệp - Áo Môn, xuất bản năm 1995, tác giả Hứa Thiệu Long biên soạn. Ghi chú: quyển này tôi sẽ chỉnh lại một ít từ ngữ cho dễ hiểu hơn.

(2) Dự Đoán Theo Tứ Trụ, NXB Văn Hoá Thông Tin, xuất bản năm 2002, do dịch giả Nguyễn Văn Mậu dịch lại từ nguyên tác của Thiệu Vĩ Hoa và Trần Viên.

Ghi chú: Xin vui lòng tự chọn lọc kiến thức khi đọc.

-----

CHỌN TÊN THEO PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC

1. Độ vương ngũ hành của thiên can

Một vòng trời có 360 độ, cũng do nơi một vòng tròn có 360 độ. Mười thiên can chia ra âm dương và phân bố theo ngũ hành. Lấy 360 chia cho 10 thì mỗi thiên can có độ vượng 36 độ. Nhưng bát tự gặp ảnh hưởng can chi khác của nó, như gặp xung, hợp, khắc, hoặc hư phù thì sẽ có sự thay đổi độ vượng khác nhau, nên phải tính toán ra độ vượng thật chính xác của thiên can. Theo phương pháp dưới đây:

- Tra xem trong thiên can của nó có điều kiện nương nhờ nhau không? Nếu có nương nhờ nhau thì tính ở 36 độ, không nương nhờ nhau, tức hư phù thì giảm bớt 3/4, tính theo 9 độ.

- Tra tiếp tình hình ngũ hợp của thiên can, mỗi thiên can của thiên can ngũ hợp phải bớt đi 1/6, tức mỗi can 30 độ. Nếu như hợp mà không thay đổi (xem ở sau nói rõ) đều theo ngũ hành từ trước đến nay. Nếu hợp mà thay đổi là theo ngũ hành vật thay đổi của nó.

- Lai tra xem có khắc nhau không. Can bị khắc phải bớt 2/6, tức 12 độ; đó là cận khắc. Cách khắc phải bớt 1/6, tức 6 độ, viễn khắc thì không bớt. Can hợp khắc và can bị khắc là 2 can khắc nhau nên phải bớt gấp đôi, tức 2/6 thừa 2 tức là bớt 24 độ.

- Lại tra toạ chi của từng trụ (địa chi) ảnh hưởng đối với thiên can.

A. Tra xem thiên can của nó có các điều kiện nương nhờ không

Trước hết ghi ra nhân nguyên biểu 4 địa chi của tứ trụ. Chỉ cần 4 địa chi ấy không gặp hoá hợp hoặc lục xung, nếu trong nhân nguyên có thiên can nào cùng loại với ngũ hành hoặc trợ giúp giữa thiên can và ngũ hành thì thiên can ấy có nương nhờ nhau, bằng không là thuộc về hư phù.

Ví dụ 1: Kỷ Mão (Ất mộc) - Đinh Mão (Ất mộc ) - Nhâm Dần (Giáp mộc, Bính hoả, Mậu thổ) - Đinh Mùi (Kỷ thổ, Đinh hoả, Ất mộc). Kỷ thuộc thổ, trong nhân nguyên địa chi có Bính Đinh hoả sinh ra, có Kỷ thổ và Mậu thổ trợ giúp, tức là Kỷ thổ có nương nhờ. Đinh thuộc hoả, trong nhân nguyên địa chi có Giáp Ất mộc sinh ra, có Bính Đinh hoả hỗ trợ, tức là Đinh hoả có nương nhờ. Nhâm thuộc thuỷ, trong nhân nguyên đ5ia chi không thấy kim sinh ra, lại không thấy thuỷ hỗ trợ, tức là Nhâm bị hư phù.

Ví dụ 2: Nhâm ngọ (Đinh hoả, Kỷ thổ) - Giáp Thìn (Mậu thổ, Ất mộc, Quý thuỷ) - Mậu Tuất (Mậu thổ, Tân kim, Đinh hoả) - Tân Dậu (Tân kim). Nhâm thuộc thuỷ, trong nhân nguyên địa chi có Tân kim sinh ra, Quý thuỷ hỗ trợ, nên Nhâm có dựa vào. Giáp thuộc mộc, tron nhân nguyên địa chi có Quý thuỷ sinh ra, nên Giáp có dựa vào. Mậu thuộc thổ, trong nhân nguyên địa chi có Mậu Kỷ thổ hỗ trợ, Đinh hoả sinh ra nên Mậu có dựa vào. Tân thuộc kim, trong nhân nguyên địa chi có Tân kim hỗ trợ, Mậu Kỷ thổ sinh ra, nên Tân có dựa vào.

Lúc địa chi gặp hoá hợp xem rõ sự hoá thành cùng với chưa hợp, hoặc xung với địa chi ẩn tàng nhân nguyên phải chăng cùng một loại thiên can hoặc ngũ hành giúp cho thiên can ấy (có quan hệ hợp hoá hay không, xin tham khảo phần "địa chi hợp hoá" trong thiên này).

Ví dụ 1: Tân Mão - Canh Dần - Giáp Thìn - Ất Hợi (Nhâm thuỷ, Giáp mộc). Dần Mão Thìn tam hội, có Giáp Ấ mộc dẫn ra hoá thành mộc. Ngoài mộc ra, các khí thể khác của nó hay tạp khí đều tiêu mất. Tân, Canh thuộc kim, trong nhân nguyện địa chi không thấy thổ hay kim thì 2 can Tân Canh hư phù. Giáp Ất thuộc mộc, địa chi tam hội hoá mộc, lại thấy ở Hợi có ẩn tàng Nhâm thuỷ và Giáp mộc, nên Giáp Ất mộc có dựa vào.

Ví dụ 2: Bính Dần - Quý Tỵ (Bính hoả, Canh kim, Mậu thổ) - Giáp Ngọ - Giáp Tuất. Địa chi Dần Ngọ Tuất tam hợp hoá hoả. Bính thuộc hoả, địa chi Dần Ngọ Tuất tam hợp hoá hoả, trong Tỵ có Bính hoả nên Bính có dựa vào. Quý thuộc thuỷ, trong Tỵ có kim sinh thuỷ nên Quý có dựa vào. Giáp thuộc mộc, trong địa chi không thấy thuỷ, mộc sinh trợ Giáp nên Giáp hư phù.

Trong địa chi hợp mà không hoá, luận bàn lấy bộ nhân nguyên.

Ví dụ 1: Ất Mão (Ất mộc) - Mậu Dần (Giáp mộc, hợp mà không hoá chỉ tổn bản khí) - Nhâm Ngọ (Đinh hoả, hợp mà không hoá chỉ tồn bản khí) - Canh Tuất (Mậu thổ, hợp mà không hoá chỉ tồn bản khí). Dần Ngọ Tuất tam hợp không hoá do thiên can không có hoả làm dẫn. Ất thuộc mộc, trong nhân nguyên địa chi có Giáp Ất mộc nên Ất có dựa vào. Mậu thuộc thổ, trong nhân nguyên địa chi có Mậu thổ nên Mậu có dựa vào. Nhâm thuộc thuỷ, trong nhân nguyên địa chi không thấy kim thuỷ nên Nhâm hư phù.Canh thuộc kim, trong nhân nguyên địa chi có Mậu thổ sinh kim nên Canh có chỗ dựa vào.

Ví dụ 2: Canh Dần (Giáp mộc, hợp mà không hoá chỉ tồn bản khí) - Kỷ Mão (Ất mộc, hợp mà không hoá chỉ tồn bản khí) - Bính Thìn (Mậu thổ, hợp mà không hoá chỉ tồn bản khí) - Canh Dần (Giáp mộc, hợp mà không hoá chỉ tồn bản khí). Dần Mão Thìn tam hội không hoá, bởi thiên can không có mộc. Canh thuộc kim, trong nhân nguyên địa chi có Mậu thổ sinh kim nên Canh có chỗ dựa. Kỷ thuộc thổ, trong nhân nguyên địa chi có Mậu thổ, can Kỷ có chỗ dựa. Bính thuộc hoả, trong nhân nguyên địa chi có Giáp mộc sinh cho nên Bính có dựa vào.

Ví dụ 3: Tân Mão (Ất mộc) - Mậu Tuất (Mậu thổ, hợp mà không hoá chỉ tồn bản khí) - Quý Mão (Ất mộc, bán hợp không hoá lấy bản khí mà luận) - Kỷ Mùi (Kỷ thổ, bán hợp không hoá lấy bản khí mà luận). Mão Tuất lục hợp không hoá, lấy bản khí mà luận. Mùi Mão bán hợp không hoá, lấy bản khí mà luận. Tân thuộc kim, bản khí địa chi có Mậu Kỷ thổ sinh kim, Tân có dựa vào. Mậu Kỷ thuộc thổ, bản khí địa chi có Mậu Kỷ, Mậu Kỷ có dựa vào. Quý thuộc thuỷ, bản khí địa chi không thấy kim thuỷ, Quý hư phù.

Vì lục xung mà thiêu mất tạp khí.

Ví dụ 1: Giáp Tý (Quý thuỷ) - Canh Ngọ (Đinh hoả, lục xung nên tiêu mất tạp khí) - Đinh Mão - Tân Hợi. Tý Ngọ xung nhau nên tiêu mất tạp khí. Hợi Mão bán hợp hoá mộc. Giáp thuộc mộc, địa chi Hợi Mão bán tam hợp hoá mộc, nên Giáp có dựa vào. Canh Tân thuộc kim, nhân nguyên địa chi không thổ kim, nên Canh Tân hư phù. Đinh thuộc hoả, địa chi Hợi Mão bán tam hợp hoá mộc, có thể sinh ra hoả lại có bổn khí can Đinh hoả trong Ngọ nên can Đinh có dựa vào.

B. Thiên can ngũ hợp

Diều kiện của thiên can ngũ hợp là hai can ở liền nhau, không cách xa nhau. Thiên can ngũ hợp thành hoá hay không phải có các điều kiện dưới đây:

- Hoá thần và nguyệt lệnh (nguyệt chi) đồng nhất với ngũ hành hoặc cùng với nhân nguyên ẩn tàng trong nguyệt chi đồng nhất với ngũ hành. Nếu không ó như trên khiến cho thiên can ngũ hợp cùng song song với địa chi ngũ hành, ấy là có hợp mà không hoá.

- Hai can ngũ hợp cùng song song với địa chi ngũ hành cùng loại với hoá thần ngũ hợp thiên can, các ngũ hợp ấy chỉ cần hoá thần đương lệnh tức là thành hoá.

- Hai can ngũ hợp cùng song song với địa chi ngũ hành là giúp cho hoá thần ngũ hợp thiên can, khí ngũ hợp ấy chỉ cần hoá thần đương lệnh tức là thành hoá.

- Hai can thiên can ngũ hợp cùng song song với hợp hoá địa chi, mà hoá thần của hợp hoá địa chi cùng với ngũ hành của hợp hoá thiên can giống nhau thì ngũ hợp ấy chỉ cần hoá thần đương lệnh là thành hoá.

Ví dụ: XX Tuất - XX Mùi - Mậu Dần - Quý Ngọ. Mậu Quý ngũ hợp hoá hoả, Dần Ngọ Tuất tam hợp cũng hoá hoả, hoá thần đều là hoả (cùng loại ngũ hành) thì Mậu Quý ngũ hợp hoá hoả.

- Ngũ hợp âm can đồng nhất cùng với ngũ hành đương lệnh, vả lại cùng song song với địa chi, đều đồng loại với ngũ hành của âm can ấy, hoặc sinh ra giúp đỡ âm can ấy, thì có thể "phu tòng thê hoá":

Ví dụ: Ất Mão - Canh Tý. Ất thuộc âm mộc, Mão cũng thuộc mộc, ấy là giúp nhau. Tý thuộc thuỷ có thể sinh mộc. Mão là đương lệnh của Ất mộc. Tý thuỷ có thể sinh ra giúp đỡ Ất mộc, thì Ất Canh hợp hoá là mộc (tức là phu tòng thê hoá).

- Dương Can ngũ hợp đồng nhất cùng với đương lệnh ngũ hành. Vả lại cùng song song với địa chi đều cùng oại với ngũ hành của dương can ấy, hoặc sinh ra giúp đỡ với chữ dương can thì có thể "thê tòng phu hoá":

Ví dụ: Tân Tỵ - Bính Ngọ. Bính thuộc dương hoả, Tỵ Ngọ cũng thuộc hoả, ấy là giúp nhau. Bính Tân vợ theo chồng thành hoả. Hai chi Tỵ Ngọ đều là hoả, vả lại Tỵ hoả là đương lệnh, cho nên Bính Tân hợp hoá thành hoả.

- Thành hoá của ngũ hợp chia làm 3 loại, 2 can đều 36 độ, thêm lên thành 72 độ, giảm đi 1/6 còn 60 độ. Nên việc âm dương của thành hoá hoàn toàn nhờ vào âm dương của bổn khí nguyệt chi mà định ra.

+ Ngũ hợp chánh hoá: Giáp Kỷ hoá thổ 60 độ. Ất Canh hoá kim 60 độ. Bính Tân hoá thuỷ 60 độ. D(inh Nhâm hoá mộc 60 độ. Mậu Quý hoá hoả 60 độ.

+ Thê tòng phu hoá: Giáp Kỷ hoá mộc 60 độ. Ất Canh hoá kim 60 độ. Bính Tân hoá hoả 60 độ. Đinh Nhâm hoá thuỷ 60 độ. Mậu Quý hoá thổ 60 độ.

+ Phu tòng thê hoá: Giáp Kỷ hoá thổ 60 độ. Ất Canh hoá mộc 60 độ Bính Tân hoá kim 60 độ. Đinh Nhâm hoá hoả 60 độ. Mậu Quý hoá thuỷ 60 độ.

Người đàn ông có mạng ngũ hợp "phu tòng thê hoá", thì vợ có quyền cao, phải sợ vợ. Ngũ hợp chánh hoá thời tính cương trực, không theo ý vợ. Nếu "thê tòng phu hoá" thì bản thân có chủ trương, được vợ giúp đỡ.

+ Điều kiện dẫn đến sung túc là giờ ngày tháng năm có thể đồng thợi hợp hoá thành "thiên can uyên ương hợp".

Ví dụ: Đinh Hợi - Nhâm Dần - Quý Mão - Mậu Ngọ. Đinh Nhâm được Hợi thuỷ sinh ra giúp đỡ, Dần mộc đương lệnh sinh ra giúp đỡ mà thành hoá. Quý Mậu được nguyệt lệnh Tý thuỷ đương lệnh, lại đương Mão Ngọ sinh ra giúp đỡ mà thành hoá.

+ Thiên can hợp mà chẳng hoá, nên lấy cận khắc mà luận bàn, can bị khắc đã bớt mất 2/6, tức là 36 độ chừa 4/6 còn 24 độ. Can đi khắc không bị tổn.

Ví dụ 1: Giáp XX - Kỷ XX. Giáp Kỷ hợp mà không hoá, bởi Giáp mộc khắc Kỷ thổ, Giáp không bị tổn, Kỷ còn 24 độ.

Trong 2 can của ngũ hợp như có 1 can hư phù, lấy hợp mà suy không kể hư phù. Như 2 can đều hư phù thì không lấy hợp mà luận, chỉ kể ở hư phù, tức là mỗi can 9 độ (can của hư phù không khắc).

Hai can gần nhau là thành ngũ hợp mà trong đó can ở gần lại xuất hiện là can hợp, thì thành 2 canh tranh hợp 1 can gọi là "thiên can đố thạch" (hai can ghét nhau). Đố thạch nhất định không thành hoá, 3 can đều tổn thất 2/6, tức là tổn 12 độ, còn 24 độ.

Ví dụ 2: Đinh XX - Nhâm XX - Đinh XX - XX XX. Hai Đinh tranh hợp 1 Nhâm thì: Đinh tổn 12 độ còn lại 24 độ. Nhâm tổn 12 độ còn lại 24 độ. Đinh tổn 12 độ còn lại 24 độ.

C. Thiên can tương khắc, vượng độ biến hoá

- Thiên can nếu bị can lân cân khắc phạt thì tổn thất 2/6, tức 12 độ.

Ví dụ 1: Giáp XX - Mậu XX - XX XX - XX XX. Giáp mộc khắc Mậu thổ, Mậu tổn 12 độ, còn lại 24 độ.

- Thiên can nếu bị can khác ở cách mà k hắc thì tổn thất 1/6 tức 6 độ. Cách khắc là ở giữa 2 can còn có 1 can khác xen vào.

Ví dụ 2: Bính XX - XX XX - Canh XX - XX XX. Bính hỏa khắc Canh kim, Canh kim tổn thất 6 độ, còn lại 30 độ.

- Thiên can "diêu khắc" thì không tổn thất. Chỗ gọi là diêu khắc là chỉ vào can niên khắc với can thời hoặc can thời khắc với can niên. Hai can ấy ngôi thứ các xa nhau không còn lực khắc phục nên không tổn thất đến độ vượng.

Ví dụ 3: Giáp XX - XX XX - XX XX - Canh XX. Canh kim diêu khắc Giáp mộc, nhưng không có sức nên không tổn thất độ vượng.

- Thiên can song khắc và liên khắc. Phảm 1 can mà khắc liền với 2 can gọi là "song khắc". Một cna mà khắc liền với 3 can khác gọi là "liên khắc". Chẳng cần biết song khắc hoặc liên khắc thì can bị khắc sẽ tổn thất 2/6 độ vượng (12 độ), can đi khắc thì không tổn. Nếu có 1 thiên can bị hư phù hoặc bị can khác khắc quá 1/2 thì không còn năng lực khắc phạt can khác. Nếu 1 thiên can có ngũ hợp không cần hoá hay không đều chẳng khắc được can khác, hoặc bị can khác khắc lại, gọi là tham hợp vong khắc.

D. Chỗ đứng một mình (địa chi) ảnh hưởng đối với thiên can bản trụ.

Trong mạng cuộc, về đơn trụ mà nói, thiên can như không bị ngũ hành can hợp thàn hoá vật khác, thì riêng can chi có 5 thứ quan hệ khác nhau:

- Thiên can được chỗ đứng (địa chi) sinh ra giúp đỡ: như Đinh Mão, Đinh thuộc hoả, Mão thuộc mộc. Mão có thể sinh hoả. Như Ất Hợi, Ất thuộc mộc, Hợi thuộc thuỷ; thuỷ lại sinh mộc. Như Nhâm thân, Nhâm thuộc thuỷ, Thân thuộc kim, kim sinh thuỷ. Tức là thiên can được chỗ đứng sinh ra giúp đỡ nên vượng độ của can không biến đổi.

- Thiên can và chỗ đứng (địa chi) đồng loại ngũ hành. Như mậu Tuất, Mậu và Tuất đều thuộc thổ là đồng loại ngũ hành. Như Bính Ngọ, Bính và Ngọ đều thuộc hoả là đồng loại ngũ hành. Như Canh Thân, Canh và Thân đều thuộc kim là đồng loại ngũ hành, thì vượng độ thiên can ấy cũng không biến đổi.

- Thiên can trực toạ tiết cơ (thuận địa chi) như Ất Tỵ, Ất thuộc mộc, Tỵ thuộc hoả, mộc sinh hoả. Như Bính Thìn, Bính thuộc hoả, Thìn thuộc thổ, Hoả sinh thổ. Như Mậu Thân, Mậu thuộc thổ, Thân thuộc kim, thổ sinh kim. Tức là ngũ hành thiên can tương sinh với ngũ hành địa chi, ngu hành thiên can bị ngũ hành địa chi tiết giảm đi nên vượng độ bị tổn 6 độ.

- Thiên can trực toạ nghịch cơ (khắc phạt địa chi) như Giáp Thìn, Giáp thuộc mộc, Thìn thuộc thổ, mộc khắc thổ. Như Bính Thân, Bính thuộc hoả, Thân thuộc kim, hoả khắc kim. Như Canh Dần, Canh thuộc kim, Dần thuộc mộc, kim khắc mộc. Tức là thiên cna trực toạ nghịch cơ (khắc phạt địa chi) thời vượng độ thiên can bị mất 12 độ.

- Thiên can chỗ đứng (địa chi) khắc phạt như Giáp Thân, Giáp thuộc mộc, thân thuộc kim, kim khắc mộc. Như Mậu Dần, Mậu thuộc thổ, Dần thuộc mộc, mộc khắc thổ. Như Tân Tỵ, Tân thuộc kim, Tỵ thuộc hoả, hoả khắc kim. Tức là thiên can bị địa chi khắc phạt, vượng độ của thiên can bị diệt 18 độ.

2. Độ vượng ngũ hành của địa chi

Một vòng tròn có 360 độ, 12 địa chi phân ra âm dương, ngũ hành phân bố trong vòng 360 độ ấy chia 12, thì mỗi địa chi vốn có vượng độ là 30 độ.

Địa chi bởi vì quá hỗn tạp, cho nên ngoài bản khí của nó, vẫn còn nhiều tạp khí, nay lập biểu đồ dưới đây.

Tý: Quý thuỷ 30 độ.
Sửu: Kỷ thổ 18, Quý thuỷ 9, Tân kim 3.
Dần: Giáp mộc 18, Bính hoả 9, Mậu thổ 3.
Mão: Ất mộc 30.
Thìn: Mậu thổ 18, Ất mộc 9, Quý thuỷ 3.
Tỵ: Bính hoả 18, Canh kim 9, Mậu thổ 3.
Ngọ: Đinh hoả 21, Kỷ thổ 9.
Mùi: Kỷ thổ 18, Đinh hoả 9, Ất mộc 3.
Thân: Canh kim 18, Mậu thổ 9, Nhâm thuỷ 3.
Dậu: Tân kim 30.
Tuất: Mậu thổ 18, Tân kim 9, Đinh hoả 3.
Hợi: Nhâm thuỷ 21, Giáp mộc 9.

Tổng cộng vượng độ của tất cả các nhân nguyên của 1 địa chi luôn là 30.

Cùng một trụ địa chi, vượng độ ngũ hành thay đổi như sau:

- Địa chi thẳng hàng với thiên can cùng địa chi đồng loại ngũ hành. Hoặc thiên can chịu sự sinh ra giúp đỡ của ngũ hành thì thiên can vượng độ ở 1/2 trở lên.

- Bản thân địa chi không gặp hợp. Nếu hợp được 2 điều kiện trên thì bản khí địa chi tăng 6 độ, tạp khí chẳng biến đổi.

- Địa chi bị thiên can khắc thẳng (vượng độ thiên can phải được 1/2 trở lên mới có năng lực khắc phạt) thì bả khí địa chi giảm 8 độ, tạp khí không đổi.

- Địa chi hợp với sự thay đổi của vượng độ.

+ Trong địa chi nếu thấy 1 tam hội cuộc, 2 tam hợp cuộc, 3 bán tam hợp cuộc. Nếu như quẻ thiên can xuất hiện cùng với hoá thần hội, hợp đồng nhất ngũ hành dẫn ra hợp hoá thành công thì: Vượng độ của tam hội cuộc và ba địa chi tổng hoà 72 độ. Vượng độ của tam hợp cuộc và ba địa chi tổng hoà 60 độ. Vượng độ của bán tam hợp và hai địa chi tổng hoà 40 độ.

Ví dụ 1: XX Mão - XX Dần - Giáp Thìn - XX Ngọ. Địa chi Dần Mão Thìn tam hội mộc cuộc, thiên can có Giáp mộc dẫn xuất, nên ba địa chi hợp hoá thành 72 độ.

Ví dụ 2: XX XX - XX Hợi - XX Mão - Giáp XX. Hợi Mão bán tam hợp hoá mộc, thiên can có Giáp mộc dẫn xuất, 2 địa chi Hợi Mão hợp hoá thành mộc 40 độ.

Ví dụ 3: XX Dần - XX Ngọ - Bính XX - Tân XX. Dần Ngọ bán tam hợp hoá hoả, thiên can có Bính Tân ngũ hợp hoá hoả dẫn xuất thành hoá, 2 địa chi Dần Ngọ hợp hoá thành 40 độ.

Chú thích:

+ Hễ tam hội cuộc, tam hợp cuộc, bán tam hợp cuộc hợp hoá thành công thì thiên can phải cùng với hoá thần địa chi đồng nhất với ngũ hành dẫn xuất mới được thành hoá.

+ Tam hội cuộc, tam hợp cuộc chỉ cần đầy đủ 3 chữ, không cần so sánh xa gần, thuận nghịch, nhưng bán tam hợp cần phải 2 địa chi gần nhau mới được thành hoá.

+ Tam hội cuộc, tam hợp cuộc, bán tam hợp cuộc ở địa chi, nếu như khôg có thiên can dẫn hoá thì gọi là "hợp mà không hoá", dựa vào sự tính toán bản khí của địa chi ấy thì tạp khí mất đi.

+ Trong 4 chữ của địa chi nếu đồng thời xuất hiện tam hội cuộc, tam hợp cuộc, bán tam hợp cuộc thì lấy tam hội ưu tiên, tam hợp kế đó, bán tam hợp tiếp nhau.

+Trong địa chi xuất hiện bán tam hợp cuộc ghét nhau, thì không bao giờ thành hoá, tức là mất đi, tạp khi 3 địa chi đồng loạt tiêu mất.

+ Trong mạng cuộc xuất hiện tam hội cuộc, tam hợp cuộc, bán tam hợp cuộc, nếu như dẫn hoá điều kiện mà đi đến tuế vận có điều kiện dẫn hoá thì tuế vận ấy sẽ thành hoá, lúc ấy sẽ gặp sự thay đổi lớn lao.

- Sự thay đổi vượng độ của lục hợp cuộc

Lục hợp cuộc là 2 địa chi gần nhau, không được xen cách; đồng thời phải cần có bản khí nguyệt chi sinh ra giúp đỡ hoặc phải có sự giúp đỡ hoá thần đồng loại lục hợp giữa thiên can pảhi có vật dẫn xuất thì mới thành hoá, khi lục hợp hoá thành thì 2 chi ấy ngũ hành mới hoá thành, vượng độ là 36 độ.

Ví dụ 1: Bính XX - XX Ngọ - XX Tỵ - XX Thân. Tỵ Thân lục hợp, Ngọ chứa bổn khí Đinh hoả, vả lại thiên can có Bính dẫn xuất nên Tỵ Thân lục hợp hóa thành hoả 36 độ.

Trong lục hợp còn xuất hiện tranh hợp cũng là hợp mà không hoá. Khi đó chỉ lưu lại bản khí của 3 địa chi, tạp khí đã tiêu mất.

Lục hợp cuộc trong mạng cuộc nếu điều kiện dẫn hoá không đủ, gặp tuế vận có đủ điều kiện dẫn hoá thì tuế vận ấy có thể thành hoá, lúc ấy sẽ có sự thay đổi lớn lao.

Lục hợp cuộc nếu có tam hợp cuộc, tam hội cuộc, bán tam hợp cuộc, thì xem 3 cuộc ấy có thành hoá hay không, lục hợp cuộc ấy không bàn chung nhau.

- Sự thay đổi vượng độ của địa chi lục xung

lục xung trong mạng cuộc giới hạn ở 2 chi gần nhau. N61u bị 1 chi khác xen kẽ thì không thành xung. Lục xung nếu gặp tam hội cuộc, tam hợp cuộc, bán tam hợp cuộc, lục hợp cuộc, bất luận thành hóa hay không, đều không nói là xung (gọi là tham hợp vong xung).

Lục xung sau khi thành lập, 2 địa chi đều đã bỏ đi, chỉ còn bản khí, không còn tạp khí, rồi y theo biểu tổn thất nguyệt mà tra xem tổn thất nhiều hay ít.

Xung tứ chính: Tý Ngọ xung nhau, Mão Dậu xung nhau.

Xung tứ sinh: Dần Thân xung nhau, Tỵ Hợi xung nhau.

Xung tứ khố: Thìn Tuất xung nhau, Sửu Mùi xung nhau.

Nếu như có 2 địa chi giáp xung với 1 địa chi thì 2 chi giáp xung bị tổn thất 1/3, chi bị giáp xung tổn thất 2/3.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



3. Quyền đương lệnh của nguyệt chi

Về phần bát tự, ngoài phần nhật chủ ra, thì phần quan trọng nhất là nguyệt chi. Nguyệt chi đương lệnh hay không, phải quan hệ rõ ràng với mệnh cuộc. Do đó ngoài phương pháp tính toán ở trên ra, cần phải dựa vào nguyệt lệnh có đương lệnh hay không, mới có sự thêm bớt.

Bảng đương lệnh ngũ hành như dưới đây.

Mộc (Dần, Mão, Thìn) bắt đầu từ tiết Lập Xuân (tháng Dần), tiết Kinh Trập (tháng Mão) đến trước tiết Thanh Minh 19 ngày (tháng Thìn) thì dứt.

Hoả (Tỵ, Ngọ, Mùi) bắt đầu từ tiết Lập Hạ (tháng Tỵ), tiết Mang Chủng (tháng Ngọ) đến trước tiết Lập Thu (tháng Mùi) 19 ngày thì dứt.

Thổ (Thìn, Tỵ, Sửu, Mùi): 18 ngày trước Lập Xuân đến Lập Xuân thì dứt (tháng Sửu). 18 ngày trước Lập Hạ đến Lập Hạ dứt (tháng Thìn). 18 ngày trước Lập Thu đến Lập Thu dứt (thàng Mùi). 18 ngày trước Lập Đông đến Lập Đông dứt (tháng Tuất).

Kim (Thân, Dậu, Tuất) bắt đầu từ Lập thu (tháng Thân) tiết Bạch Lộ (tháng Dậu) đến trước tiết Lập đông 19 ngày (tháng Tuất) thì dứt.

Thuỷ (Hợi, Tý, Sửu) bắt đầu từ lập đông (tháng Hợi), đại tuyết (tháng Tý) đến trước tiết lập xuân 19 ngày (tháng Sửu) thì dứt.

Nếu sinh trong các ngày thuộc đương lệnh ngũ hành nguyệt chi thì trong bát tự có cùng ngũ hành nguyệt chi tương đồng, vượng độ được tang 1/5. Nếu nguyệt chi và ngũ hành bị khắc chế thì vượng độ bị giảm 1/5.

Nếu nguyệt chi cùng chi khác hợp mà hoá, thì hoá ấy phải theo đương lệnh ngũ hành mới, không theo đương lệnh ngũ hành có sẵn, còn như hợp mà không hoá thì không lấy hoá thần đương lệnh mà phải theo đương lệnh ngũ hành nguyệt chi có sẵn.

Như sinh tháng Dần (sau tiết lập xuân mới là tháng Dần) đương lệnh là mộc khí. Nếu trong bát tự có can chi thuộc mộc thì vượng độ tăng 1/5, nếu can chi thuộc thổ thì vượng độ mất 1/5.

Như sinh tháng thân (sau tiết lập thu mới là tháng Thân) đương lệnh kim khí. Trong bát tự có các can chi thuộc kim thì vượng độ tang 1/5, nếu can chi thuộc mộc thì vượng độ mất 1/5. Các trường hợp khác cũng do đấy mà suy ra.

Ví dụ 1: Ất Tỵ (Bính hoả 18 độ, canh kim 9 độ, mậu thổ 3 độ) - Ất Dậu (tân kim 30 độ) – Kỷ Mùi (Kỷ thổ 18 độ, Đinh hoả 9 độ, Ất mộc 3 độ) – Nhâm Thân (Canh kim 18 độ, Mậu thổ 9 độ, Nhâm thuỷ 3 độ). Can Kỷ thổ, trong Mùi được Kỷ thổ, Đinh hoả; trong Tỵ có Bính hoả, Mậu thổ; trong Thân có sự giúp đỡ của Mậu thổ, được 36 độ (không thấy thiên can khắc hợp) can ấy bị tiết có giảm 6 độ, còn lại 30 độ. Can Nhâm thuỷ, trong thân được canh kim, Nhâm thuỷ; trong Kỷ có sự dựa vào trợ lực của Canh kim, nhưng gặp Kỷ thổ khắc nên mất 2/6, còn lại 24 độ; lại gặp chi Dậu kim khắc phạt nên bị giảm 18 độ, còn lại 6 độ. Can Ất mộc trong Mùi có Ất mộc, và trong Thân có Nhâm thuỷ dựa vào can năm và can ngày, mỗi can đều được 36 độ. Địa chi Tỵ có ẩn chứa Bính hoả 18 độ, Canh kim 9 độ, Mậu thổ 3 độ. Địa chi Dậu ẩn chứa Tân kim 30 độ. Mùi vì được sự giúp đỡ can Kỷ thổ, lại không thấy sự xung hợp của địa chi tang nên bản bí 6 độ, Kỷ thổ 24 độ, Đinh hoả 9 độ, Ất mộc 3 độ. Trong địa chi Thân ẩn chưa Canh kim 18 độ, Mậu thổ 9 độ, Nhâm thuỷ 3 độ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ví dụ 2: Ất Mão – Canh Thìn – Đinh Mão – Nhâm Dần. Thiên can Ất Canh phù tòng thê hoá được mộc 60 độ. Thiên can Đinh Nhâm chính hoá được mộc 60 độ. Ba địa chi Dần Mão Thìn hội hoá mộc 72 độ. Địa chi ngày Mão mộc được 30 độ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ví dụ 3: Tân Mão – Canh Dần – Giáp Thìn - Ất Hợi (Nhâm thuỷ 21 độ, Giáp mộc 9 độ). Hai can Tân Canh ở trong địa chi không thấy thổ kim là hư phù đều lấy theo 9 độ mà luận. Lại trực toạ nghịch cơ, giảm 12 độ. Kể số lẻ. Giáp Ất mộc có dựa vào. Tuy Giáp mộc khắc Canh kim, nhưng Canh kim hư phù nên kể không khắc, đều 36 độ. Địa chi Dần Mão Thìn tam hội hoá mộc được 72 độ. Hợi ẩn chứa Nhâm thuỷ 21 độ, Giáp mộc 9 độ. Nguyệt chi tam hội hoá mộc nên mộc là đương lệnh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ví dụ 4: Giáp Ngọ (Đinh hoả 21 độ, Kỷ thổ 9 độ) – Đinh Mão – Bính Tuất – Mậu Tuất (Mậu thỏ 18 độ, Tân kim 9 độ, Đinh hoả 3 độ). Thiên can Giáp mộc không thấy thuỷ mộc, là hư phù, 9 độ lại ở chỗ tiết cơ có giảm 6 độ, còn lại 3 độ. Thiên Can Bính Đinh hoả có dựa vào, đều 36 độ. Thiên Can Mậu thổ được sự trợ lực của hoả thổ, có dựa vào, được 36 độ. Địa chi Mão Tuất lục hợp hoá hoả 36 độ. Ngọ ẩn chứa Đinh hoả 21 độ, Kỷ thổ 9 độ. Chi giờ là Tuất cùng thiên can Mậu là đồng nhất ngũ hành, không bị khắc, bản khí tang 6 độ là 24 độ. Tuy sinh tháng Mão, nhưng Mão Tuất lục hợp hoá hoả nên hoả đương lệnh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ví dụ 5: Tân Mão – Mậu Tuất – Quý Mão – Kỷ Mùi. Thiên can Tân kim được nhân nguyên địa chi Mậu Kỷ thổ sinh, có dựa vào thì 36 độ, nhưng toạ nghịch cơ, giảm 12 độ, còn lại 24 độ. Thiên can Mậu Kỷ thổ được địa chi Mậu Kỷ thổ tương trợ, có dựa vào nên đều 36 độ. Thiên can Quý thuỷ hư phù, lại bị Mậu Kỷ giáp khắc, nên mất độ lẻ. Địa chi bán tam hợp không hoá, và lục hợp không hoá nên bỏ không luận bàn. Nguyệt chi hợp mà không hoá nên lấy bản khí mà luận, đương lệnh là Mậu thổ. Mão mộc bị thiên can Tân khắc ngay đỉnh nên mất 8 độ. Mùi thổ ngay thiên can đồng nhất ngũ hành, tăng 6 độ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ví dụ 6: Nhâm Thân (Canh kim 18 độ, Mậu thổ 9 độ, Nhâm thuỷ 3 độ) – Đinh Mùi (Kỷ thổ 18 độ, Đinh hoả 9 độ, Ất mộc 3 độ) – Bính Thân (Canh kim 18 độ, Mậu thổ 9 độ, Nhâm thuỷ 3 độ) – Tân Mão (Ất mộc 30 độ). Thiên can Nhâm Đinh Bính Tân đều có dựa vào. Đinh Nhâm hợp mà không hoá, lấy khắc mà luận, can bị khắc giảm 2/6, can chủ khắc thì không giảm. Nhâm được 36 độ, Đinh được 24 độ. Bính Tân hợp mà không hoá, lấy khắc mà luận. Can bị khắc giảm 2/6, can chủ khắc không giảm. Bính được 36 độ, Tân được 24 độ. Địa chi đều không thấy xung hợp. Mùi thổ nguyệt chi là đương lệnh. Thân kim bị thiên can Bính hoả khắc, mất 6 độ. Mão mộc bị thiên can Tân kim khắc, mất 6 độ. Đinh ở ngay tiết cơ, giảm 6 độ, còn 18 độ. Bính ở ngay nghịch cơ, giảm 12 độ, còn 24 độ. Tân ở ngay nghịch cơ, giảm 12 độ, còn 12 độ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ví dụ 7: Ất Dậu – Canh Thìn – Quý Dậu – Mậu Ngọ. Can Ất Canh ngũ hợp không hoá, lấy khắc luận, được Ất mộc 24 độ, Canh kim 36 độ (ngũ hợp 1 can hư phù, hợp mà luận bàn, không kể hư phù). Mậu Quý ngũ hợp không hoá, lấy khắc luận, được quý thuỷ 24 độ, Mậu thổ 36 độ. Địa chi 2 Dậu ghét 1 Thìn, vì Ghét nên không thành hoá, là bỏ không luận, chỉ còn bổn khí. Trong Ngọ có ẩn chứa Đinh hoả 21 độ, Kỷ thổ 9 độ. Nguyệt chi Thìn tuy gặp đố hợp, nhưng không thể thành hoá nên thổ chí đương lệnh. Ất gặp toạ cơ khắc, nên giảm 18 độ còn 6 độ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



4. Độ vượng của việc tính nhật chủ

Trong bát tự, vượng độ của mỗi ngũ hành, như đã thuật, tính toán rõ rang ở trên. Nếu nhật chủ sinh ra trợ lực, hoặc nhật chủ đồng nhất can chi của ngũ hành gọi là “tự đảng”, chỗ nào không thuộc tự đảng gọi là “dị đảng” (vì nhật chủ sở dinh đều gọi dị đảng). Lấy tỉ lệ giữa tự đảng và dị đảng tính ra sẽ biết được nhật chủ mạnh hay yếu.

Bởi tự đảng chỉ có 2 loại ngũ hành (ngũ hành sinh ra trợ lực nhật chủ và ngũ hành đồng nhất nhật chủ) mà dị đảng có 3 loại ngũ hành (ngũ hành khắc chế nhật chủ, ngũ hành sở sinh nhật chủ và ngũ hành sở khắc chế nhật chủ), vì vậy tự đảng chiếm 40% ngũ hành trở lên gọi là nhật chủ vượng, ngược lại tự đảng chiếm dưới 40% ngũ hành là nhật chủ yếu.

Ví dụ 1: Ất Tỵ - Ất Dậu (nhật) – Kỷ Mùi – Nhâm Thân. Nhật chủ là Kỷ thỏ, tự đảng là hoả thổ. Toàn cuộc ngũ hành vượng độ là 55 + 18 + 72 + 32 + 9, được 186 độ. 40% của 186 độ là 74,4 độ. Hoả được 18 độ, thổ 72 độ là được 90 độ. 90 lớn hơn 74,4 cho nên là nhật chủ vượng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ví dụ 2: Ất Mão – Canh Thìn – Đinh Mão – Nhâm Dần. Nhật chủ Đinh và Nhâm ngũ hợp hoá mộc. Toàn cuộc đều thuộc mộc 226 độ là mộc thuộc vượng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Ví dụ 3: Tân Mão – Canh Dần – Giáp Thìn - Ất Hợi

Nhật chủ là Giáp mộc, thuỷ mộc đều là tự đảng. 186 + 21 được 207 độ. Toàn cục ngũ hành tổn vượng đều thuộc tự đảng nên mộc vượng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ví dụ 4: Giáp Ngọ - Đinh Mão – Bính Tuất – Mậu Tuất. Nhật chủ là Bính hoả. Phàm thuộc mộc hoả đều là tự đảng. 3 + 158 = 161 độ. Toàn cuộc ngũ hành tổng vượng độ là 239 độ x 40% là 95,6 độ. 161 độ lớn hơn 95.6 độ nên nhật chủ vượng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ví dụ 5: Tân Mão – Mậu Tuất – Quý Mão – Kỷ Mùi. Nhật chủ là Quý thuỷ, phàm thuộc kim thuỷ đều là tự đảng, được 24 độ. Toàn cuộc ngũ hành tổng vượng 213 độ x 40% = 85,2 độ. 24 độ nhỏ hơn 85,2 nên là chủ nhược (yếu).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ví dụ 6: Nhâm Thân – Đinh Mùi – Bính Thân – Tân Mão. Tuy nhật chủ là ngũ hợp nhưng không hoá, lấy Bính hoả mà luận. Phàm thuộc mộc hoả đều là tự đảng. 27 + 51 = 78 độ. Toàn cuộc ngũ hành vượng độ là 197 x 40% = 78,8 độ. 78 nhỏ hơn 78,8 nên nhật chủ hơi yếu.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ví dụ 7: Ất Dậu – Canh Thìn – Quý Dậu – Mậu Ngọ. Tuy nhật chủ Quý cùng Mậu ngũ hợp mà không hoá, lấy Quý thuỷ mà luận. Phàm thuộc kim thuỷ đều là tự đảng. 96 + 19 = 115 độ. Toàn cuộc ngũ hành tổng vượng là 218 độ; 218 x 40% = 87.2 độ 115 lớn hơn 87,2 nên nhật chủ vượng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



(Còn tiếp)

Sửa bởi ThienKhanh: 24/07/2017 - 02:02


Thanked by 5 Members:

#2 4747tienmanh

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 1 Bài viết:
  • 1 thanks

Gửi vào 09/09/2024 - 13:12

Chào anh
Biầi viết này cũng rất lâu rồi nên không biết phản hồi tại đây có được anh trả lời

Em hiện tại cũng mới tìm hiểu về bộ môn này, và cũng đang mắc tại bước suy đoán thân nhược hay vượng.
Em cũng có đọc qua sách hướng dẫn xem thân nhược hay vượng thông qua số độ nhưng còn nhiều chỗ còn lấn cấn. Anh có thể cho em xin bản pdf của sách này về làm tài liệu thảm khảo được không?
Cảm ơn anh nhiều

Thanked by 1 Member:

#3 tranhungtien

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 1 Bài viết:
  • 0 thanks

Gửi vào 20/09/2024 - 01:38

Bạn cho mình mail đi mình gửi cho

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

4747tienmanh, on 09/09/2024 - 13:12, said:

Chào anh
Biầi viết này cũng rất lâu rồi nên không biết phản hồi tại đây có được anh trả lời

Em hiện tại cũng mới tìm hiểu về bộ môn này, và cũng đang mắc tại bước suy đoán thân nhược hay vượng.
Em cũng có đọc qua sách hướng dẫn xem thân nhược hay vượng thông qua số độ nhưng còn nhiều chỗ còn lấn cấn. Anh có thể cho em xin bản pdf của sách này về làm tài liệu thảm khảo được không?
Cảm ơn anh nhiều







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |