Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
quangdct, on 04/09/2011 - 14:32, said:
Hóa ra bác HaUyen vẫn dùng quẻ như thông thường khi xem cho người chứ không áp dụng theo cách đoán quẻ cho cuộc đời của Thiệu Vĩ Hoa. Quẻ Trạch Địa Tụy (hào 6 động) biến ra quẻ Thiên Địa Bí. Thưa bác theo cách toán quẻ như thế này độ chính xác được bao nhiêu % ạ hay chỉ là yếu tố để tham khảo?
Chào Quangdct
Cặp số 3 - 8 trong Hà đồ, ghép thêm hai chữ Thai - Tọa, trở thành 2 sao trong Tử vi, đó là Tam thai Bát tọa, theo Quangdct thì mang hàm
nghĩa gì ? Cái
lý nói về gì ? Vận đã đến, có nên làm hay không nên làm ?
Khi nghiên cứu thời gian đủ để rút kinh nghiệm cho cá nhân, thì tôi nhận thấy điều cốt yếu rằng:
- Mối quan hệ giữa Ta và môi trường tự nhiên, được căn cứ theo sự tiêu - tức, thăng - giáng,... của 4 mùa. Quẻ được lập theo quẻ Tiêu Tức, để xác định được sự phù hợp giữa Ta với Môi trường, có nghĩa là
xác định cảnh giới, quẻ này cho thấy giới hạn của Ta nên hay không nên. Không nên làm mà cứ cố làm, thì chỉ tổ rước hoạ vào thân. Xác định cảnh giới cho Ta, được căn cứ theo cách lập quẻ
tháng biến
-
Lý của vạn vật, được căn cứ vào ngày nào là
ngày biến. Xác định Lý của vạn vật theo quẻ
ngày biến.
-
Nghĩa của vạn vật, được căn cứ vào Giờ nào là
giờ biến. Xác định Nghĩa của vạn vật theo quẻ
giờ biến.
Cho nên, luôn có 3 quẻ mang lại thông tin hữu ích:
Lý - Cảnh giới - Nghĩa (tháng - ngày - giờ) đồng hành cùng quẻ Bản Mệnh ! Chỉ dùng duy nhất có một quẻ Bản Mệnh, mà suy nghĩa - lý của nhân mệnh, đó là điều Ta đã gây thêm nghiệp cho đương số, mà lẽ ra không đáng phải gánh chịu !
Chính vì vậy,
bàn về Mệnh, cổ nhân lập thuyết không hề đơn giản, sơ sài và hời hợt. Thời gian khảo cứu cũng gọi là tạm đủ để có thể nói như vậy. Thú thực tôi không theo sách đã xuất bản, nói về phương pháp lập quẻ cho cuộc đời của ông Thiệu Vỹ Hoa, sách xuất bản còn thiếu xót rất nhiều kiến thức, khi bàn về Mệnh (xin nhắc lại là khi bàn về Mệnh)
Những nguyên lý này, Tôi đúc kết từ
CHU DỊCH CHÚ -
DỊCH VĨ THÔNG QUÁI NGHHIỆM của Trịnh Khang Thành chú giải về
DỊCH LÂM của Tiêu Diên Thọ và
KINH THỊ DỊCH TRUYỆN của Kinh Phòng, đều từ thời nhà Hán.
Đến đời sau Trình Di, Chu Hi, Thiệu Ung vẫn bảo tồn (Hán Tiêu thị di pháp Tống Trình Chu Thiệu tử tuân chi tường tái tam nho lý số tập 漢焦氏遺法宋程朱邵子遵之詳載三儒理數集). Duy có ngài Thiệu Ung đã "di pháp chi tường", lập thuyết cốt yếu tại
THIẾT BẢN THẦN SỐ, cái mà được bộc lộ rõ ràng tại Hoàng Cực Kinh Thế và Mai Hoa Dịch Số.
Quangdct tham khảo thêm
HaUyen
Sửa bởi HaUyen: 04/09/2011 - 16:06