Kim Chính Ân
#76
Gửi vào 22/11/2017 - 17:04
Hình ảnh hiếm hoi cho thấy một lính Bắc Hàn đào tẩu tại đường biên với Nam Hàn vào ngày 13/11.
Người lính này suýt bị lính Bắc Hàn bắt được và sau đó bị thương do trúng đạn từ phía quân đội Bắc Hàn.
Lính Nam Hàn sau đó đã cứu người lính Bắc Hàn này.
#77
Gửi vào 22/11/2017 - 19:33
vietnamconcrete, on 11/08/2017 - 18:24, said:
Đề bài bạn cho vừa rất khó lại vừa nhạy cảm, thôi thì mình bỏ qua yếu tố chính trị qua một bên, chỉ phân tích quẻ thôi có được không?
TRÙNG THẨM KHÓA
Can Chi lưỡng vượng, mệnh xung Chi.
Tam truyền đệ khắc, hại Phụ hào.
Phụ lâm không địa, tới năm tháng Hợi trôi MIẾU ĐƯỜNG.
LỤC NGHI KHÓA
Tuần này Giáp Tý tác Lục Nghi,
tử khí phát dụng tại Sơ truyền,
thê tài hào ấy kỵ Phụ Mẫu,
tới Thân Dậu ắt sinh Quan Quỷ.
ĐỨC KHÁNH KHÓA
Mạt truyền Quan Quỷ gặp Bạch hổ,
Quỷ trên đất Mộ rất tiêu điều,
Bản mệnh lại ứng chốn Nguyệt Hình,
cậy thế hung hăng cực ngu xuẩn.
Hào Quỷ nội hàm Thiên Nguyệt đức,
Danh chính ngôn thuận phá Can Chi
ĐÔ ÁCH KHÓA
Tứ khóa tam tặc ứng "Đô Ách",
Ứng trên ngôi cao gặp nguy nan,
năm Dậu thì Tý tác lục Phá,
Tý xung phụ mẫu (phá miếu đường).
Kiến Mùi thì Tý đang Tử khí,
tới tháng Thân Dậu lực miên man.
NỘI HIẾU PHỤC
Kiến Mùi thì Hợi tử khí rồi,
Dậu niên tất Hợi ứng Tang môn,
Tử - Tang lâm chi nội hiếu phục,
Đợi xuất không rồi ứng tử tang.
TIỀN HẬU TRUY BỨC
Phát dụng sơ Tý bị Can khắc,
hồi đầu bị khắc bởi Quý nhân,
Tiền hậu bức trung - nan tấn thoát,
đợi Tài vượng tướng thật tai ương.
Phụ gặp không như cây mất gốc,
tới hạn tử tuyệt gặp nguy nan.
CAN THẦN TỌA MỘ
Can thần Kỷ Tị gia mộ địa,
Tuế trụ Cương Vũ tượng đấu tranh,
Nguyệt trụ quan quỷ gặp Bạch hổ,
Nhật trụ tử tang gặp Chiến thần.
Hổ lâm Quan quỷ Hung tốc tốc
Bạch hổ tác Quỷ khắc can Chi
LỤC BỒN SÁT
Thìn có Huyền vũ là "Thâu quỷ",
3 tháng mùa xuân tức "Lục bồn",
con dân/đất nước lắm tai ương.
Thiên cương gia Tuế điềm binh chiến,
Sở chủ phản phúc dạ không yên
Đại ý là CaspianPrince hỏi chuyện dữ thì phải tìm hào Quan quỷ, xét nguyệt kiến thì Quan quỷ đóng ngay cung Nguyệt kiến, hào Chính Quan đóng nơi tháng Mậu Thân - vậy thì cũng sớm thôi. Quẻ Trùng thẩm này nhiều điểm hung dữ, vậy bên nào ra tay trước là có hại.
Thanked by 1 Member:
|
|
#78
Gửi vào 24/11/2017 - 13:57
Ủy ban Đối ngoại châu Âu (ECFR) đã xác định được 15 thành phố và các điểm mục tiêu tấn công hạt nhân của Triều Tiên trên khắp thế giới, Express đưa tin.
Không lực Mỹ đã sẵn sàng cho chiến tranh hạt nhân với Triều Tiên
#79
Gửi vào 23/12/2017 - 21:11
Trẻ em Triều Tiên cấy mạ cho vụ mùa mới tại tỉnh Kangwon ngày 30-5 - Ảnh: Carl de Keyzer-Magnum Photos
Ở nơi khác, bên kia biên giới là Hàn Quốc, không chân lấm tay bùn, em bé này đang cùng mẹ làm một nghi lễ hướng về tổ tiên ở miền bắc Triều Tiên - Ảnh: EPA
#80
Gửi vào 25/01/2018 - 09:41
Thứ năm, 25/01/2018 | 08:28 GMT+7
Bài thuốc cứu tinh cho hàng ngàn bệnh nhân mắc bệnh dạ dày, đại tràng của lương y Đoàn Duy Khánh
Lời kêu gọi thống nhất của Bình Nhưỡng được đưa ra trong bối cảnh Triều Tiên và Hàn Quốc đang có xu hướng hạ nhiệt căng thẳng những tuần gần đây.
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA cho biết, ngày 24/1, Bình Nhưỡng đã gửi một thông báo tới “tất cả công dân Triều Tiên ở trong nước cũng như nước ngoài”, kêu gọi họ tiến hành “bước đột phá” để thống nhất liên Triều.
Triều Tiên bất ngờ kêu gọi thống nhất với Hàn Quốc - Ảnh 1
Triều Tiên bất ngờ kêu gọi thống nhất với Hàn Quốc. Ảnh: Independent
Thông báo nhấn mạnh, tất cả người dân Triều Tiên nên “thúc đẩy liên lạc, đi lại, hợp tác giữa Triều Tiên và Hàn Quốc”, đồng thời tuyên bố sẽ “đập tan” tất cả thách thức gây cản trở tiến trình tái thống nhất bán đảo Triều Tiên.
Theo thông báo, căng thẳng quân sự trên bán đảo Triều Tiên là một “rào cản cơ bản” cho việc cải thiện mối quan hệ cũng như triển vọng thống nhất liên Triều. Bình Nhưỡng cho rằng các cuộc tập trận chung với “các thế lực bên ngoài” hoàn toàn không giúp ích cho việc phát triển mối quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.
Tuyên bố trên, được đưa ra trong một cuộc họp chung giữa chính phủ Triều Tiên và các đảng chính trị, cũng thêm rằng người dân nên tạo ra động lực để tháo gỡ căng thẳng quân sự hiện nay và xây dựng một bầu không khí hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Thông báo từ KCNA cũng khẳng định, 2018 là năm có ý nghĩa đối với cả Triều Tiên và Hàn Quốc khi đánh dấu 70 năm thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, bên canh đó, Hàn Quốc cũng sẽ đăng cai Olympic mùa Đông 2018 vào tháng sau.
Vũ Đậu (T/h)
-------------
Haha... Tui tự hỏi anh Ủn sẽ làm gì nếu thực sự Nam Bắc một nhà.
#81
Gửi vào 25/01/2018 - 10:46
#82
Gửi vào 25/01/2018 - 21:44
Trung Quốc bị tố cản trở viện trợ nhân đạo cho Triều Tiên
Theo Đài NHK ngày 22.1, Bộ Ngoại giao CHDCND Triều Tiên thông báo các tổ chức quốc tế vừa chỉ ra Trung Quốc đang cản trở việc cung cấp hàng viện trợ nhân đạo cho nước này
NHK trích thông báo trên website của Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho hay đại diện nhiều tổ chức cùng Đại sứ Trung Quốc tại Triều Tiên Lý Tiến Quân hôm 18.1 tại Bình Nhưỡng đã bàn về việc vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo.
Bộ này nói rằng Triều Tiên đang gặp nhiều khó khăn trong việc nhận hàng viện trợ, nhưng ông Lý phủ nhận Bắc Kinh đang cản trở nỗ lực viện trợ nhân đạo quốc tế.
Trong khi đó, nhiều đại diện dự cuộc họp ở Bình Nhưỡng được dẫn lời rằng thực tế các biện pháp của Trung Quốc đang gây ra tình trạng trì hoãn hoặc cản trở việc cung cấp hàng viện trợ cho Triều Tiên.
Việc đưa ra thông báo trên cho thấy dường như Bình Nhưỡng đang bực tức với Bắc Kinh khi nhấn mạnh rằng các biện pháp trừng phạt của LHQ đối với Triều Tiên đang tác động tới việc viện trợ nhân đạo.
MINH TRUNG
Thanked by 1 Member:
|
|
#83
Gửi vào 30/01/2018 - 21:34
Ông Kim Jong Nam bị sát hại vì âm mưu đảo chính
25/08/2017
TTO - Tạp chí Nikkei Asian Review của Nhật vừa cho biết người anh trai cùng cha khác mẹ với ông Kim Jong Un bị sát hại vì âm mưu đảo chính có dính tới Trung Quốc.
Tờ tạp chí của Nhật cho rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên đã chỉ đạo vụ hành quyết người chú cũng như ám sát người anh trai cùng cha khác mẹ Kim Jong Nam sau khi biết tin hai người này liên quan tới một âm mưu lật đổ có dính líu với chính quyền Trung Quốc.
Ông Kim Jong Un lên nắm quyền năm 2011 sau khi cha ông, chủ tịch Kim Jong Il, từ trần. Trong 6 năm qua, truyền thông quốc tế thường dẫn các nguồn không chính thức cho rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên đã thanh trừng nhiều quan chức cấp cao, thậm chí cả những người thân thích, vì các nguyên nhân liên quan tới tranh đoạt quyền lực.
Người chú Jang Song Thaek của ông Kim Jong Un bị hành quyết năm 2013 với cáo buộc là "kẻ phản bội" và đã phạm một loạt "tội ác ghê tởm".
Trong khi đó người anh cùng cha khác mẹ, ông Kim Jong Nam, đã qua đời trong một vụ ám sát bí ẩn bằng chất độc thần kinh VX tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur ở Malaysia mà cho tới nay vẫn chưa rõ hung thủ cũng như động cơ.
Chính quyền Bình Nhưỡng chưa từng thừa nhận thông tin về cái chết của ông Kim Jong Nam vì trên giấy tờ người bị đột tử có tên Kim Chol.
Tuy nhiên tạp chí Nikkei Asian Review của Nhật Bản khẳng định nguyên nhân cái chết của hai người thân thích với ông Kim Jong Un vừa nêu có liên quan tới một âm mưu đảo chính đã được ngầm phác ra sau khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền được 1 năm.
Tạp chí Nikkei Asian Review dẫn 3 nguồn tin cho biết, vào tháng 8-2012, ông Jang Song Thaek đã gặp chủ tịch Trung Quốc lúc đó là ông Hồ Cẩm Đào và "đề xuất một âm mưu lật đổ ông Kim Jong Un rồi đưa người anh trai cùng cha khác mẹ với ông này lên thay thế" với sự hỗ trợ của Trung Quốc.
Báo Nhật cho hay khi đó ông Hồ Cẩm Đào chưa đưa ra một câu trả lời rõ ràng với ông Jang về đề xuất này. Tuy nhiên ông Chu Vĩnh Khang, một đồng minh của ông Kim Jong Un trong chính quyền Trung Quốc, đã mật báo với ông Un về âm mưu đó.
Đương nhiên ông Kim Jong Un đã "nổi cơn thịnh nộ" và sau đó ông Jang bị hành quyết.
Mặc dù ông Kim Jong Nam được đánh giá là không có ý đồ tranh đoạt quyền lực, tuy nhiên với vị thế là người con trai lớn nhất trong gia tộc lãnh đạo Triều Tiên kể từ khi lập quốc nên rất có thể ông này bị xem là một nguy cơ, báo Nhật bình luận.
Thêm vào đó đã có những lúc ông Kim Jong Nam từng phát biểu công khai quan điểm phản đối chính sách gia đình trị của nhà họ Kim tại Triều Tiên.
Về phần ông Chu Vĩnh Khang, nguyên Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc, từng là ủy viên Hội đồng quốc vụ viện và đã kinh qua nhiều chức vụ quan trọng khác trong chính quyền Bắc Kinh, sau đó bị kết án chung thân vì tội tham nhũng, lạm dụng quyền lực và "cố tình tiết lộ bí mật quốc gia".
Tạp chí của Nhật cũng cho biết, kể từ sau khi biết tin về âm mưu lật đổ có sự hậu thuẫn của Trung Quốc, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã "rất không tin tưởng" chính quyền Bắc Kinh.
D. KIM THOA
Thanked by 1 Member:
|
|
#84
Gửi vào 31/01/2018 - 11:01
Bình Nhưỡng chỉ trích là các phương tiện truyền thông của Hàn Quốc « nuôi dưỡng » sự lăng nhục, thóa mạ trong lòng công chúng để đáp lại thái độ « chân thành » của Bắc Triều Tiên khi Thế Vận Hội Pyeongchang 2018 đang đến gần.
----------
anh Ủn chỉ nói đùa về vấn đề thống nhất thôi
#85
Gửi vào 11/02/2018 - 21:23
Lo đào tẩu, Triều Tiên giám sát phái đoàn Olympics 24/7
- 14:08 11/02/2018
- 1688
Gần 500 người tham dự Thế vận hội mùa đông đang có mặt ở Hàn Quốc, đất nước mà họ luôn được dạy phải xem như kẻ thù, một nơi rõ ràng là thịnh vượng và tự do hơn quê nhà của họ.
Đó cũng là nơi hơn 31.000 người đồng hương của họ đào tẩu sang trong 60 năm qua, song với phái đoàn dự Olympics lần này, khả năng đào tẩu là rất thấp.
Cơ hội đào thoát
Triều Tiên từng có vận động viên đào thoát trước đây, trong đó một nữ vận động viên khúc côn cầu trên băng chạy trốn năm 1997 và một vận động viên judo đào tẩu khi thi đấu ở Tây Ban Nha năm 1999.
Tại Thế vận hội PyeongChang 2018, đoàn đại biểu Triều Tiên bao gồm các vận động viên, diễn viên, phóng viên, đội cổ vũ và quan chức, kể cả em gái của ông Kim Jong Un, sẽ luôn được theo sát bởi các nhân viên hỗ trợ, nhân viên an ninh và liên lạc viên do Bình Nhưỡng cử đi.
Bên cạnh đó, thành viên trong đoàn đều đã được kiểm tra kỹ lưỡng về xuất thân, được chính phủ đối đãi tốt và trung thành với chế độ.
Đào tẩu năm 2006 và hiện sống ở Hàn Quốc, Han Seo Hee từng là thành viên đội cổ vũ Triều Tiên. Cô cho rằng hầu như không có khả năng thành viên đội cổ vũ lần này đào tẩu trong một chuyến đi quan trọng như vậy.
"Phái đoàn Triều Tiên được cử đi nước ngoài luôn có đảng viên, nhân viên an ninh và quan chức hành chính đi theo, lần này cũng như vậy", cô nói. Hans cho biết đội cổ vũ sẽ bị giám sát ở mọi nơi và họ nhận thức rõ hậu quả sẽ xảy ra với gia đình ở quê nhà một khi họ liều lĩnh đào tẩu.
Chuyện đào tẩu của thành viên đoàn Triều Tiên tại Thế vận hội năm nay gần như là không thể. Dù vậy, Bình Nhưỡng sẽ mang nỗi hổ thẹn khủng khiếp nếu điều này thực sự xảy ra, và chủ nhà Hàn Quốc sẽ bị đẩy vào thế khó.
Giám sát 24/7, không lúc nào ở một mình
Tại PyeongChang, thành viên đoàn Triều Tiên luôn bị truyền thông "bám đuôi" ở bất kỳ nơi nào họ đến. Và trước công chúng, họ thường chỉ cười một cách chừng mực và không trả lời câu hỏi của các phóng viên. Han cho biết khi còn ở trong đội cổ vũ, cô được yêu cầu không nói chuyện, không trả lời câu hỏi của các phóng viên nước ngoài và thậm chí không giao tiếp bằng ánh mắt.
"Chúng tôi phải tâm niệm rằng mình được cử đi Hàn Quốc không phải chỉ để tham gia đội cổ vũ mà còn thể hiện niềm tự hào về lãnh đạo của chúng tôi", cô nói.
Bất kỳ thành viên nào trong phái đoàn Triều Tiên, đặc biệt là vận động viên thi đấu tại Thế vận hội, cũng sẽ bị công chúng, truyền thông soi xét rất kỹ. Thế nhưng ngay cả khi thoát ra khỏi tầm mắt của đám đông, họ vẫn chịu sự giám sát gắt gao từ ngay trong đoàn.
Một cựu cảnh sát Triều Tiên cho biết các vận động viên sẽ bị giám sát 24/7. Họ không thể đi vệ sinh một mình và những người giám sát sẽ kiểm tra xem họ nói chuyện với ai.
Han cho biết thêm rằng người Triều Tiên luôn được khuyến khích để ý và báo cáo về những hành vi bất thường hoặc khả nghi của bạn bè hay gia đình.
"Không chỉ cấp trên mà tất cả những người còn lại trong đoàn đều sẽ bị phạt nếu không báo cáo những dấu hiệu đáng ngờ của người có ý định đào tẩu", cô nói.
Tiếp tục bị đánh giá khi trở về
Kịch bản thành viên phái đoàn Triều Tiên đào tẩu khi dự Olympic cũng là nỗi lo của chính phủ Hàn Quốc. Lee Chul-sung, người đứng đầu lực lượng cảnh sát Hàn Quốc phụ trách an ninh cho Thế vận hội, cho biết Triều Tiên không được phép đưa lực lượng an ninh chính thức tới Hàn Quốc. Ông đã cho lập một nhóm cảnh sát riêng chuyên đi theo đoàn Triều Tiên.
"Tôi không muốn nói rằng các vận động viên Triều Tiên bị cô lập nhưng đúng là họ sinh hoạt tách biệt với các vận động viên khác", ông nói. "Chúng tôi có tăng cường an ninh cho họ".
Ông Lee nói Hàn Quốc đã bố trí các cảnh sát canh gác ở bên ngoài khu nhà ở của đoàn Triều Tiên nhằm giữ an toàn cho đoàn. Biểu tình nhỏ đã diễn ra ở bất cứ nơi nào vận động viên Triều Tiên đến, một số người Hàn Quốc bất bình vì Triều Tiên được phép tham gia Thế vận hội dù không có bất kỳ nhượng bộ nào về chương trình tên lửa hạt nhân.
Đoàn vận động viên Triều Tiên ở 3 tầng trong làng Olympics Gangneung. Mỗi phòng có ít nhất 2 giường, điều này có nghĩa là không có người Triều Tiên nào ở một mình, theo cựu cảnh sát Triều Tiên.
Trong khi đó, đoàn nghệ sĩ Triều Tiên ở ngay trên phà Man Gyong Bong, cũng là con phà đã đưa họ đến Hàn Quốc. Đây là cách đơn giản để đội biểu diễn Triều Tiên tránh xa cả những người biểu tình cũng như những cám dỗ. Han nói rằng những người được chọn vào đoàn nghệ thuật đã được sàng lọc kỹ. Họ phải có lý lịch tốt và trung thành với chính quyền, nên có ít khả năng họ sẽ nghĩ đến việc đào tẩu.
Cựu cảnh sát Triều Tiên nói rằng việc giám sát phái đoàn được Bình Nhưỡng tiến hành rất lặng lẽ. Các quan chức tình báo Triều Tiên sẽ giả vờ làm các nhân viên hỗ trợ.
Việc kiểm tra và đánh giá cũng sẽ không dễ dàng khi họ đã trở về nhà. "Các vận động viên, nghệ sĩ và đội cổ vũ sẽ phải trải qua quá trình xem xét, phê bình để đánh giá xem họ đã đại diện cho đất nước trước thế giới bên ngoài như thế nào", cựu cảnh sát Triều Tiên nói.
Ngụy An (Theo CNN)
#86
Gửi vào 11/02/2018 - 21:46
#87
Gửi vào 11/02/2018 - 21:53
Thanked by 1 Member:
|
|
#88
Gửi vào 12/02/2018 - 20:29
Người Hàn Quốc chán ngán vì 'mật độ phủ sóng' của Triều Tiên
Không phải ai cũng cảm thấy thoải mái khi Triều Tiên "chiếm sóng" truyền thông quá nhiều trong kỳ Olympics mùa đông năm nay, nhất là những người dân nước chủ nhà Hàn Quốc.
Jayine Chung cho hay cô cảm thấy chán nản mỗi khi bật tivi những ngày này. Người phụ nữ 33 tuổi làm việc trong ngành truyền thông ở Seoul thường xuyên hợp tác với các nhà báo nước ngoài tới thăm bán đảo để đưa tin về mối quan hệ liên Triều.
"Tất cả những gì tôi thấy là người Triều Tiên, Kim Jong Un và Kim Yo Jong", Chung nói với Korea Herald. "Cũng quan trọng như việc hòa giải và hòa bình giữa hai nước, tôi thấy cần có sự cân bằng khi truyền thông đưa tin".
Không rõ liệu Chung và ý kiến của cô thuộc về đa số hay thiểu số ở Hàn Quốc. Nhưng không ai có thể phủ nhận rằng toàn bộ kỳ Olympics mùa đông năm nay đã được bao phủ bởi những vấn đề liên quan đến sự tham gia của Triều Tiên chứ không phải là sự kiện thể thao tại Pyeongchang.
Sự cường điệu của truyền thông là điều không bất ngờ. Trong vài ngày qua, Kim Yo Jong, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã tới Hàn Quốc, các vận động viên hai miền trên bán đảo Triều Tiên cùng sánh bước dưới một lá cờ trong lễ khai mạc Olympics, đội khúc côn cầu nữ trên băng Hàn - Triều thống nhất lần đầu được thành lập.
Một số chính trị gia phe đối lập chỉ trích việc Triều Tiên tham dự Olympics bằng cách gọi sự kiện năm nay là "Olympics Bình Nhưỡng".
Họ tuyên bố rằng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và chính phủ của ông đang tặng sự chú ý cho Triều Tiên thay vì đất nước, và quan trọng hơn cả là các vận động viên Hàn Quốc.
Ai xứng đáng được chú ý?
"Tôi nghĩ tâm trí của chính phủ hiện nay vẫn đang nằm ở những năm 1980", Park Ji Hyun, một y tá 31 tuổi ở Seoul, cho biết.
"Bằng việc hướng sự chú ý vào những thứ như cờ thống nhất hai miền, họ làm cho mọi thứ giống như thể người Hàn Quốc đang mong mỏi thống nhất với Triều Tiên một cách tuyệt vọng. Điều đó chắc chắn không đúng, và người dân ở đất nước này còn có những vấn đề thường nhật khác để quan tâm hơn là Olympics".
Park nói cô đặc biệt thất vọng bởi quyết định cuối cùng của chính phủ Hàn Quốc trong việc thành lập đội khúc côn cầu nữ với vận động viên cả hai miền để tranh tài tại sự kiện thể thao này. Một số vận động viên Hàn Quốc có thể bị cắt khỏi đoàn hoặc ít được thi đấu hơn bởi sự tham gia của các vận động viên Triều Tiên.
"Tôi nghĩ rằng chính phủ đã rất thiếu tôn trọng các vận động viên Hàn Quốc, những người phải chịu hậu quả bởi quyết định của họ", cô nói. "Cá nhân tôi không biết nhiều về hockey và không có ý định theo dõi bộ môn đó. Nhưng nếu có điều gì, hoặc nhân vật nào xứng đáng được chú ý trong kỳ Olympics này, tôi nghĩ đó phải là các vận động viên chứ không phải Kim Yo Jong".
Không có nhiều thứ để thể hiện
Kim Yeong Jun, một chuyên gia kỹ năng phát triển 32 tuổi sống tại Seoul cũng chia sẻ quan điểm với Park. Tuy nhiên, anh cho biết mình hiểu lý do của tổng thống và việc truyền thông bao quát sự kiện này thế nào.
"Tôi nghĩ nó chỉ cho thấy chúng ta, những người Hàn Quốc, có quá ít thứ để thể hiện cho thế giới trong một sự kiện như Olympics mùa đông.", Kim nói với Korea Herald.
"Thực sự thì chúng ta có gì? Điện thoại thông minh và K-pop, và chỉ thế. Truyền thông nước ngoài thích nói về Triều Tiên, còn chúng ta thì không có gì hơn thế. Tôi đoán tổng thống không có nhiều lựa chọn. Và thành thực mà nói thì việc làm cho Olympics thú vị ngày nay đối với bất kỳ quốc gia nào cũng là thách thức. Chúng ta sống trong thời đại mà xem YouTube thú vị hơn nhiều việc ngồi theo dõi các môn thi đấu Olympics".
"Mỗi khi tôi đọc về Hàn Quốc trên truyền thông nước ngoài, tôi có cảm giác mình đang không sống ở đất nước mà họ nói tới", một nữ nhân viên văn phòng 34 tuổi họ Choi nói.
"Luôn luôn có độ vênh giữa thực tế và phản ánh của truyền thông. Cuộc sống của tôi là những buổi thuyết trình tại cơ quan, hóa đơn tín dụng và kế hoạch đi du lịch Nam Mỹ. Nhưng trên thời sự quốc tế, cứ như thể tôi đang sống ở một trong những nơi nguy hiểm nhất thế giới vậy. Đôi khi tôi thực sự bối rối, liệu tôi có điên rồ không khi chẳng quan tâm đến những vấn đề liên Triều, bao gồm Olympics?".
Con dao hai lưỡi
Haeryun Kang, biên tập viên của Korea Exposé, cho hay mối quan tâm của cô đối với Olympics đã tăng đáng kể bởi sự tham dự của Triều Tiên, bởi có "những nhân vật đột nhiên sống động" như Kim Yo Jong, "khiến cho diễn biến quanh kỳ Olympics thêm phần thú vị".
"Đúng là Triều Tiên được truyền thông ưu ái, và đây rõ ràng là con dao hai lưỡi", cô nói. "Một mặt, nó làm xao nhãng sự chú ý tới những vận động viên và các môn thể thao không liên quan tới Triều Tiên, và tạo cảm giác bối cảnh Olympics từ Hàn Quốc và PyeongChang chuyển sang Triều Tiên. Nhưng mặt tốt lại là hiệu quả PR".
"Để PR, người ta chỉ quan tâm đến mọi câu chuyện ấn tượng và đáng nhớ có thể ghi dấu ấn với công chúng. Và theo khía cạnh này, Triều Tiên là một món quà".
Tuy nhiên, Jayine Chung vẫn hoài nghi về việc tác nghiệp của truyền thông trong kỳ Olympics mùa đông này.
"Rốt cuộc, chẳng phải Olympics được coi là sự kiện phi chính trị sao?", cô nói.
Hoa Hạ
Sửa bởi tuphuongsg: 12/02/2018 - 20:33
Thanked by 1 Member:
|
|
#89
Gửi vào 13/02/2018 - 21:26
Đội cổ động Triều Tiên 'xinh đẹp và lạc lõng' giữa Hàn Quốc hiện đại
13/02/2018
Đội nữ cổ động viên của Triều Tiên, xinh đẹp và thu hút sự chú ý ở mọi nơi họ đi đến, lại là biểu hiện cho khác biệt văn hóa đã quá lớn giữa 2 miền của bán đảo Triều Tiên.
"Những người đẹp đã đến đây rồi", một khán giả la lên.
Đám đông đã vỡ òa trong tiếng hô vang khi những người phụ nữ áo đỏ bước vào nhà thi đấu khúc côn cầu Kwandong ở thành phố Gangneung, Hàn Quốc. Đội cổ động Triều Tiên đã chứng tỏ họ mới là "ngôi sao" thật sự trong trận đấu giữa đội khúc côn cầu liên Triều với Thụy Điển. Đám đông đến xem trận đấu hướng hết sự chú ý vào những cô gái mới bước vào, họ rút điện thoại ra để mong chụp được một tấm ảnh của các cô gái Triều Tiên.
Những khán giả Hàn Quốc may mắn ngồi gần các cô gái đã nhanh chóng phát hiện ra họ không thể tiếp cận các cô. Những cô gái trẻ đáp lại những người Hàn tò mò bằng nụ cười mỉm. Cuối cùng, khán giả đành quay sang chụp hình "tự sướng" hoặc đứng gần các cô thay vì tiến đến tương tác.
Trong một kỳ thế vận hội đầy tính chính trị đã giúp cải thiện đáng kể quan hệ Triều Tiên - Hàn Quốc, đội cổ vũ viên hơn 200 cô gái xinh đẹp, theo nhận định của Guardian, lại biểu hiện cho khoảng cách về văn hóa đã nới rộng của 2 miền bán đảo Triều Tiên sau hơn nửa thế kỷ chia cắt.
Nhạc truyền thống Triều Tiên vs. Kpop
Đối với nhiều người Hàn Quốc, đó là đầu tiên họ được giáp mặt với những người cùng đồng bào đến từ đất nước, về danh nghĩa, vẫn đang trong tình trạng chiến tranh với họ. Những cô gái trẻ trong đội cổ vũ do Triều Tiên gửi đến Hàn Quốc để tham dự Olympics mùa đông. Số cổ vũ viên gấp 10 lần số vận động viên của nước này tại kỳ Olympics.
New York Times cho biết trong trận đấu đầu tiên với Thụy Sĩ hôm 10/2, khi ban tổ chức mở ca khúc DNA của ban nhạc nước chủ nhà BTS, đội cổ động của Triều Tiên vẫn nhất quyết hát và nhảy theo bài hát của riêng họ, đều nhau tăm tắp và hoàn toàn tương phản với bài hát Kpop đang phát ra từ loa.
Trong các trận đấu của đội tuyển khúc côn cầu nữ Hàn Quốc - Triều Tiên, các cổ vũ viên Triều Tiên đứng thành nhiều nhóm rải rác trên khán đài nhà thi đấu. Mỗi động tác, tiếng hò reo cổ vũ, cách họ vẫy lá cờ thống nhất đều nhất nhất theo nhịp và đồng đều nhau.
Han Sun Woo, 25 tuổi, nói sau khi ngồi giữa 2 nhóm cổ vũ viên Triều Tiên: "Họ rất lỗi thời. Tôi không biết thập niên 1970 là như thế nào nhưng tôi tưởng tượng nó giống như họ. Tôi thấy tội cho họ".
Cảnh sát mặc thường phục len vào giữa mỗi khu có đội cổ động Triều Tiên, ngăn cản người hâm mộ và các nhà báo tiếp cận họ. Những người đàn ông Triều Tiên chịu trách nhiệm trông coi họ im lặng trong suốt trận đấu.
Như để khoét sâu thêm khác biệt văn hóa của 2 nước, các vũ công Hàn Quốc tại nhà thi đấu khúc côn cầu mặc áo thun ngắn màu trắng và những chiếc quần "nóng bỏng", tay cầm quả cầu bông thường thấy ở các đội cổ động phương Tây.
Guardian cho biết những người Hàn Quốc đã tỏ ra họ không biết đến sự có mặt của các cổ vũ viên Triều Tiên.
Người Hàn Quốc không mặn mà 'thống nhất'
Trước mỗi trận đấu, các cổ vũ viên đồng loạt lấy từ chiếc túi họ mang theo ra những chiếc mũ trắng đỏ giống hệt nhau. Vài phút sau đó, họ cùng cởi chiếc áo đỏ khoác bên ngoài và để lộ bộ đồ thể thao in cờ Triều Tiên.
Trong trận đấu với Thụy Điển, sau mỗi bàn thắng của đối phương, đội cổ vũ lại dẫn đầu đám đông hô vang: "Cố lên!". Họ hò reo to hơn khi những người đồng bào chiếm chút lợi thế trên sân, nhưng phần lớn thời gian những bài hát của họ, hát về hy vọng thống nhất hai miền, bị chìm vào tiếng nhạc phát ra từ hệ thống loa của nhà thi đấu.
Không phải người Hàn Quốc nào cũng thích thú với ý tưởng "thống nhất". Một nửa số người Hàn được khảo sát có cái nhìn tiêu cực về việc thành lập một đội tuyển khúc côn cầu chung cho hai nước, nhiều người cho rằng chính phủ Hàn Quốc đã hy sinh các vận động viên khúc côn cầu của nước mình vì mục đích chính trị. Một khảo sát khác vào tuần trước cũng cho thấy 60% người Hàn thích ý tưởng "cùng tồn tại hòa bình" hơn là thống nhất hai nước.
Trong khi đội khúc côn cầu nữ thi đấu dưới lá cờ thống nhất, nhiều cổ động viên đã đến nhà thi đấu để vẫy cờ Hàn Quốc.
Trong một khoảnh khắc ngượng nghịu khác, sau khi nhà thi đấu sạch người và đội tuyển liên Triều thua đậm, các cổ vũ viên vẫn hát cạnh một sân băng đã gần như trống trơn.
Còn lúc một cặp đôi người nước ngoài cầu hôn ngay sân vận động, khi những chiếc máy quay chĩa về phía người đàn ông đàn quỳ xuống còn khán giả vỡ òa lên hò reo trước khung cảnh lãng mạn, các cô gái Triều Tiên ngồi im lặng, khuôn mặt không có biểu cảm gì. Ca khúc LOVE của Nat King Cole vang lên trên loa.
Phương Thảo
Sửa bởi tuphuongsg: 13/02/2018 - 21:27
#90
Gửi vào 28/02/2018 - 20:03
Nghi vấn lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il, Kim Jong-un từng dùng hộ chiếu Brazil
28/02/2018
Hai hộ chiếu mang tên Josef Pwag và Ijong Tchoi, được cấp vào năm 1996, từng được dùng để xin thị thực vào ít nhất 2 nước châu Âu.
Hộ chiếu giả với hình ảnh lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Reuters
Các nguồn tin cấp cao vừa tiết lộ lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un và cha mình là cố chủ tịch Kim Jong-il từng dùng hộ chiếu Brazil để xin thị thực vào một số nước châu Âu.
Reuters đưa ra hình chụp của 2 hộ chiếu, được cấp vào năm 1996 với thời hạn 10 năm, và cho biết các tài liệu này trước đây chưa từng xuất hiện trên truyền thông.
“Họ dùng các hộ chiếu Brazil với hình của ông Kim Jong-un và Kim Jong-il nhằm xin thị thực từ các đại sứ quán nước ngoài. Điều này cho thấy việc họ muốn đi nước ngoài và muốn tạo sẵn một đường thoát”, nguồn tin an ninh cấp cao châu Âu nói.
Đại sứ quán Triều Tiên tại Brazil từ chối bình luận về thông tin này, trong khi Bộ ngoại giao Brazil cho biết đang tiến hành điều tra.
Một nguồn tin ẩn danh ở Brazil cho biết hai hộ chiếu này dùng phôi thật được chuyển cho các bộ phận lãnh sự phát hành.
Hai hộ chiếu này mang tên Josef Pwag và Ijong Tchoi từng được dùng để xin thị thực vào ít nhất 2 nước châu Âu. Tuy nhiên, chưa rõ họ đã từng được cấp thị thực hay không.
Có khả năng các hộ chiếu này từng được sử dụng để đến Brazil, Nhật và Hồng Kông.
Trước đó, nhật báo Yomiuri Shimbun đưa tin ông Kim Jong-un từng đến Tokyo khi còn nhỏ và sử dụng hộ chiếu Brazil.
KHÁNH AN
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Tiên Tri Chính Xác Đến Kinh Ngạc Của Kỳ Nhân Tướng Số Việt Nam Cụ Ngô Hùng Diễn | Ngẫm Media |
Nguồn Sống Tươi Đẹp | FM_daubac |
|
||
Dự đoán phối hợp nhiều môn huyền học cho chính trị & kinh tế thế giới |
Mệnh Lý Tổng Quát | Ngu Yên |
|
||
Bầu cử 2024: Võ đài chính trị giữa công lý và các giá trị cao quý |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
|
|
dùng trí tuệ nhân tạo để xem và tổng hợp ngắn gọn tử vi cho chính mình |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Elohim |
|
||
14 chính tinh |
Tử Vi | Elohim |
|
|
|
Bộ trưởng tài chính Vương Đình Huệnghiên cứu tử vi |
Tử Vi | rrr |
|
32 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 32 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |