Jump to content

Advertisements




Ông Trump sinh ngày 15/5 hay ngày 16/5 âm lịch ?


56 replies to this topic

#31 VULONG001

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 421 Bài viết:
  • 110 thanks

Gửi vào 21/12/2016 - 06:52

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 21/12/2016 - 04:46, said:

Anh tự làm bài toán tính ngày và giờ theo qui ướt dương lịch thi` biết kết quả thôi mà . Thôi ngừng chạy bi nhe anh, chơi bi da lịch pháp nhiêu đó đũ chán rồi . Anh tự tính ngày nào của dương lịch theo lý thuyết trên của anh đi, tôi đoán cũng sẽ giống qui ướt mà tôi sẽ chọn thôi còn chuye6.n dùng vào TV như thế nào thì tuỳ người xem họ trúng sai tôi không bận tâm .

Nếu như vậy thì xin hỏi bác là thay câu :

Ngày 30 tháng 5 new moon hay ngày sóc mùng 1 âm lịch là ngày điểm sóc xảy ra lúc (20:48PM giờ UTC tức) 15:48PM tại NewYork (đi trước giơ` UTC 5 tiếng).

Thành câu :

Ngày 30 tháng 5 new moon hay ngày sóc mùng 1 âm lịch là ngày điểm sóc xảy ra lúc (20:48PM giờ UTC tức) 3:48PM tại NewYork (đi trước giơ` UTC 5 tiếng).

Nếu tạm thời bỏ câu (20:48PM giờ UTC tức) thì có gì khác nhau không bác ?

Kính bác.

#32 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 21/12/2016 - 08:12

Bàn bi da xong rồi anh tự chơi cũng được mà.

#33 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1288 thanks

Gửi vào 21/12/2016 - 09:37

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG001, on 21/12/2016 - 04:19, said:

Theo Lịch Vạn Niên thì điểm Sóc bắt đầu tại Hà Nội lúc 15.49' ngày 31/5/1946 dương lịch
Anh căn cứ cơ sở lịch vạn niên, xin phép hỏi khái niệm lịch vạn niên là gì anh nhỉ ? trong khái niệm lịch pháp phương tây người ta thường dùng khái niệm "Lịch Vĩnh Cửu".

Thật tội nghiệp cho VULONG001 vẫn vùng vẫy trong vũng bùn do chính mình tạo ra !

Như anh VDTD đã nói, ván bi da đã tàn, a chơi một mình nha.

maphuong

#34 VULONG001

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 421 Bài viết:
  • 110 thanks

Gửi vào 21/12/2016 - 17:57

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

maphuong, on 21/12/2016 - 09:37, said:

Anh căn cứ cơ sở lịch vạn niên, xin phép hỏi khái niệm lịch vạn niên là gì anh nhỉ ? trong khái niệm lịch pháp phương tây người ta thường dùng khái niệm "Lịch Vĩnh Cửu".

Thật tội nghiệp cho VULONG001 vẫn vùng vẫy trong vũng bùn do chính mình tạo ra !

Như anh VDTD đã nói, ván bi da đã tàn, a chơi một mình nha.

maphuong

Thì tôi vẫn dùng 1 cuốn sách có tên là "Lịch Vạn Niên" do tác giả là Nguyễn Hoàng Điệp và Nguyễn Mạnh Linh viết, được in qua "Nhà xuất bản văn hoá-thông tin" năm 2002. "Lịch Vạn Niên" chính cái tên nó cho biết nó chỉ giới hạn là vạn niên tức 1 vạn năm mà thôi còn cuốn "Lịch Vĩnh Cửu" nó cho biết cuốn sách không giới hạn về thời gian, tức nó có thể là triệu năm, tỷ năm hay tỷ tỷ ... năm. Chỉ có những con Bò mới tin có cuốn sách như vậy.

Một câu tiếng Việt đơn giản còn không hiểu thì nói gì tới chuyện trao đổi học thuật với chả học thiếc với họ ở đây ?

Đây là chủ đề của tôi nên tôi phải trả lời tất cả các câu hỏi của mọi người mà thôi.

#35 VULONG001

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 421 Bài viết:
  • 110 thanks

Gửi vào 21/12/2016 - 20:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThaiThangNhu, on 21/12/2016 - 07:51, said:

Tóm lại, hiện giờ TVLS lại thêm một ông thiên sứ đuổi mưa đổi chỗ tốn khôn nữa rồi, thật hết thuốc.

MikeDo (tức ThaiThangNhu, Gấu Trắng) đã viết :

"Trường hợp xảy ra ở đây, năm 1946 ngày 31/05 03:49 là thời điểm sóc, neus tính theo giờ Việt Nam, nhưng sẽ là ngày 30-5 lúc 15h49 tính theo giờ Mỹ, tức là lệch nhau 1 ngày. Do đó, ngày 14-6 năm 1946 sẽ ứng với ngày 16 âm lịch chứ không phải là ngày 15 như cách lập lá số thông thường".

Qua cuốn "Lịch Vạn Niên" cho biết thì diểm Sóc xuất hiện ở Việt Nam lúc 15.49' ngày 31/5/1946 dương lịch chứ không phải như ThaiThangNhu (MikeDo, Gấu Trắng) đã viết ở trên là ngày "31/05 03:49 là thời điểm sóc, neus tính theo giờ Việt Nam" . Đây không phải là ThaiThangNhu (MikeDo, Gấu Trắng) giống Thiên Sứ đã "đổi chỗ tốn khôn" lần thứ nhất hay sao ?

Chưa hết "Lịch Vạn Niên" xác định ông Trum sinh ngày 15/5 âm lịch khi đó ThaiThangNhu (MikeDo, gấu trắng) lại xác định ông Trump sinh vào ngày 16/5 âm lịch. Đây không phải là lần thứ 2 mà ThaiThangNhu (MikeDo, Gấu Trắng) đã "đổi chỗ tốn khôn" hay sao ?

Chính vì sự "đổi chỗ tốn khôn" của ThaiThangNhu (MikeDo, Gấu Trắng) này nên tôi mới đặt câu hỏi :

"1 - "Điểm Sóc bắt đầu lúc 3.49' am tại Hà Nội vào ngày 31/5/1946 dương lịch"

2 - "Điểm Sóc bắt đầu lúc 15.49' tại Hà Nội vào ngày 31/5/1946 dương lịch".

Với 2 câu phát biểu trên thì câu nào đúng và câu nào sai ?"

ThaiThangNhu (MikeDo, Gấu Trắng) cho rằng chúng giống nhau còn tôi cho rằng chúng khác nhau, vậy thì ở đây ai đúng, ai sai ?

Nếu như ThaiThangNhu (MikeDo, Gấu Trắng) không tìm cách Lẩn như trước nữa thì hãy cùng tôi tranh luận xem ai mới là người "đổi chỗ tốn khôn" ở đây ?

Còn nếu ThaiThangNhu (MikeDo, Gấu Trắng) sợ mà Lẩn tiếp thì tôi vẫn đưa ra đáp án của tôi cho mọi người biết để phán xét xem nó đúng hay sai ?

Nếu như ThaiThangNhu (MikeDo, Gấu Trắng) không dám vào đây để bảo vệ ý kiến của mình thì ai có cùng quan điểm cho rằng ông Trump sinh ngày 16/5 âm lịch hãy vào đây thể hiện trình độ lý luận của mình xem ai đúng, ai sai đi.

#36 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1288 thanks

Gửi vào 22/12/2016 - 15:05

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG001, on 21/12/2016 - 17:57, said:

Thì tôi vẫn dùng 1 cuốn sách có tên là "Lịch Vạn Niên" do tác giả là Nguyễn Hoàng Điệp và Nguyễn Mạnh Linh viết, được in qua "Nhà xuất bản văn hoá-thông tin" năm 2002. "Lịch Vạn Niên" chính cái tên nó cho biết nó chỉ giới hạn là vạn niên tức 1 vạn năm mà thôi còn cuốn "Lịch Vĩnh Cửu" nó cho biết cuốn sách không giới hạn về thời gian, tức nó có thể là triệu năm, tỷ năm hay tỷ tỷ ... năm. Chỉ có những con Bò mới tin có cuốn sách như vậy.

Một câu tiếng Việt đơn giản còn không hiểu thì nói gì tới chuyện trao đổi học thuật với chả học thiếc với họ ở đây ?

Đây là chủ đề của tôi nên tôi phải trả lời tất cả các câu hỏi của mọi người mà thôi.

Chào anh VULONG001,

Quan điểm maphuong rất rõ ràng khi bàn luận về lịch pháp, chúng ta cần phải xác định rõ lại từng khái niệm rất rất cơ bản. Có thể điều này bị chê thậm tệ,.. tuy nhiên nhờ thế tui mới nhìn thấy được bộ mặt thật của sự việc.

Cảm ơn anh đã hào phóng trả lời, lịch vạn niên anh đang dùng là sử dụng của tác giả Nguyễn Mạnh Linh và Nguyễn Hoàng Điệp. Quyển này được anh tin dùng, chắc hẳn anh đã đọc hết những điểm cốt yếu trong đó rồi chăng?

Không rõ anh thấm nhuần như thế nào nhưng maphuong nói rằng đó là quyển lịch Trung Quốc hoàn toàn, tác giả chỉ tốn công dịch thuật chuyển ngữ từ tiếng Trung sang Việt ngữ từ quyển "Sổ tay lịch vạn niên thông dụng" - NXB Thẩm Dương Trung Quốc, in năm 1996. Toàn bộ dữ liệu lịch từ năm 1898 đến 2018 hoàn toàn không phải Lịch Việt Nam (trang 65)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Có thể kiểm tra sơ bộ một số năm chênh lệch nhau giữa lịch việt và lịch trung như năm 1984 - 1985 ăn Tết lệch nhau chẳng hạn, xem trang 239 sẽ thấy tác giả có ghi chú rõ điều này.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Về nội dung lịch pháp, tác giả nói rất chung chung, không rõ ràng khúc chiết về phương pháp tính âm dương lịch Việt Nam, khi nói về khái niệm Âm dương lịch Việt nam (trang 32) thì tác giả trích dẫn lại từ quyển "Lịch thế kỷ XX" của ông Nguyễn Phúc Giác Hải, nhưng sách ông này lại trích dẫn từ "Lịch và Lịch Việt Nam" của GS Hoàng Xuân Hãn.

Hơn nữa tác giả Nguyễn Mạnh Linh không nêu rõ quan điểm sử dụng múi giờ nào để tính lịch.
Và công thức tính toán chuyển đổi can chi từ Dương lịch sang hệ can chi thì trích dẫn từ sách Lịch của ông Nguyễn Văn Thang.

Không cần dẫn chứng thêm chi nữa, vì anh cũng có nó, mở ra đọc lại là biết, nếu ai chưa có thì maphuong sẳn sàng chia sẻ file mềm vì quyển này xuất bản đã lâu, nay cũng khó tìm hardcopy. maphuong vẫn có bản cứng hardcopy nhe, không phải là khoe sách mà nói có sách mách có chứng thôi.

Quay lại vấn đề khái niệm Lịch vạn niên, khái niệm này chỉ xuất hiện ở VN và TQ hay các nước khu vực châu á.
Vì sao maphuong cứ nhắc đi nhắc lại khái niệm này, hãy làm 1 việc đơn giản thống kê toàn bộ sách lịch ở VN xuất bản sẽ có kết quả mặc định khi nói đến lịch vạn niên đều là lịch TQ. Bởi vì đơn giản là sách dịch thuật từ sách TQ.
Hay nói cách khác:
- Lịch vạn niên là lịch được tính trên múi giờ UTC+8 hay (GMT+8).
- Lịch Trung Quốc là lịch được tính trên múi giờ UTC+8 hay (GMT+8).
- Lịch Việt Nam là lịch được tính trên múi giờ UTC+7 hay (GMT+7).
Đây là điểm khác biệt của VN và TQ.
Tuy nhiên, nếu hiểu đúng khái niệm căn bản Lịch Vạn Niên là một loại lịch vĩnh cửu, là lịch được tính toán sẳn cho nhiều nhiều năm tiếp theo, không phải hiểu theo nghĩa đen là 1 vạn năm đâu nhe.
Lịch vĩnh cửu là nói đến 1 loại lịch tính toán làm sao mà nó có thể tính toán mãi mãi, vĩnh cữu mà không sai lệch, tuy nhiên điều nay không ai dám khẳng định được, số liệu thiên văn học hiện nay chỉ đề cập đến năm thứ 3 ngàn hay 4 ngàn năm thôi. Không dám đưa xa hơn.

maphuong

P/S: Chợt nhớ điều này, trước đây khi Nguyễn Mạnh Linh xuất bản quyển lịch này là anh ta xung đột với Ban lịch pháp nhà nước, cũng chê bai, chửi họ dữ lắm. Có lẽ giờ anh cũng vậy, đang chê chửi những nhà lịch pháp, trong đó có VN.

Thanked by 1 Member:

#37 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2952 thanks

Gửi vào 22/12/2016 - 15:15

Lịch in sai, trách nhiệm chính thuộc về ai?

Cập nhật lúc 12:18, Chủ Nhật, 05/11/2006 (GMT+7)

(VietNamNet) - Cuốn lịch "Bách trúng kinh" khắc in thời Lê và cuốn "Khâm định vạn niên thư" được khắc in thời Tự Đức (1850); mỗi cuốn chỉ có 3 lỗi nhỏ.

Sau một loạt bài viết về sự cố lịch của các tác giả Nguyễn Phúc Giác Hải, Nguyễn Chuyên, Dương Trung Quốc trên VietNamNet tôi thấy có 2 điều bức xúc lớn: Một là, về các số liệu lịch Âm (gọi đúng là lịch Âm-Dương) Việt Nam, đây là nội dung chính của bài viết này. Hai là, số lượng lịch Blốc sẽ được in cho năm tới. Vấn đề này cũng được bàn đến, nhưng chỉ lướt qua, vì ngoài tầm của các cử tọa của cuộc tọa đàm này.

Trước đây, chỉ có 4 hay 5 Nxb được in lịch Blốc với số lượng được duyệt định từ trước. Từ vụ lịch năm nay, các Nxb đều được tham gia in và con số đăng ký in lên đến 116 triệu bản! Nhiều báo chí đã bàn: con số đó quá lớn, nhưng là con số ảo. Do biết như vậy, nên các Nxb bản sẽ tự điều chỉnh, không ai dại gì in đúng như họ đã đăng ký và cùng bí mật về con số thật. Ông Trần Tấn Ngô, Tổng giám đốc Công ty Phát hành sách Việt Nam cho rằng, tất nhiên sẽ có hiện tượng thừa lịch Blốc, sẽ có Nxb thua lỗ, có Nxb bản lãi lớn. Theo cơ chế thị trường, điều đó không tránh được và phải chấp nhận.

Giờ đây vụ lịch mới dường như đã bắt đầu, nhưng còn lâu ta mới biết kết quả chung cục. Lịch Blốc sẽ có sự cạnh tranh về hình thức và nội dung. Về nội dung, có một phần thuộc các số liệu lịch Âm (nói chặc chẽ là lịch Âm-Dương) của Việt Nam là phần phải tuân thủ số liệu chuẩn của Nhà nước, còn các thông tin khác như các danh ngôn, các thông báo về thời vụ, các lễ hội, các ngày đáng ghi nhớ, các tranh ảnh... là tùy sự “sáng tạo” của từng Nxb, không có sự ràng buộc chặt chẽ và cũng là phần để các Nxb “thi tài” cạnh tranh với nhau. Các số liệu về các loại lịch khác không phải bàn, vì chúng có quy luật chặt chẽ mà ai cũng biết.

Nhà nước cần quản lý gì về số liệu lịch?

Xin viết ngay rằng cần quản lý CÁC SỐ LIỆU LỊCH ÂM CỦA NƯỚC TA.

Điều này tưởng như không cần viết ra, vậy mà vẫn phải nhấn mạnh. Trong cuộc Tọa đàm về lịch ngày 23/8 tại Hà Nội, có một vài ý kiến chê một câu trong một văn bản cấp Bộ đã viết không chuẩn là: “Thứ, ngày, tháng, năm dương lịch theo Bảng lịch Nhà nước Việt Nam do Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam công bố”.

Ta biết trong 2 loại lịch chính thường dùng là lịch Dương và lịch Âm, thì lịch Dương không phải là nội dung của “Bảng lịch Nhà nước Việt Nam”. Nó được dùng trên Thế giới từ năm 1582 với các quy tắc rất ngắn gọn: Các năm không nhuận có 365 ngày: các tháng 4, 6, 9, 11 có 30 ngày, tháng 2 có 28 ngày, 7 tháng còn lại có 31 ngày; riêng năm nhuận có 366 ngày do thêm 1 ngày vào tháng 2 để có 29 ngày. Cứ 400 năm có 97 năm nhuận. Các năm chia hết cho 4 (chẳng hạn như năm 2008) là năm nhuận; trừ những năm cuối thế kỷ (có 2 số 0 ở cuối [**00]) không chia hết cho 400 như 1700, 1800, 1900, 2100 ... là không nhuận. Như vậy, các năm cuối thế kỷ như 1600 và 2000 vì chia hết cho 400 nên nhuận.

Đã mấy trăm năm, cả Thế giới đều biết như vậy và thống nhất cùng dùng nên ta không cần quản lý, cung cấp, “xin – cho” số liệu lịch Dương. Đáng tiếc là có những phóng viên không chú ý nghe, thành ra hiểu lầm rồi lặp lại cái sai của văn bản đó mà viết trên VietNamNet, ngày 23-8-06 và trên tờ Tin tức, ngày 25-8-06 cho rằng: “Tất cả các ý kiến đều phải thừa nhận rằng số liệu lịch (lịch Dương) của Ban lịch Nhà nước từ nay cho đến năm 2010 là hoàn toàn chính xác”. Ngoài sự thiếu logic là chưa ai có thể biết các số liệu mà Ban lịch sẽ cung cấp trong những năm tới “mặt mũi” ra sao, nên chẳng ai dám thừa nhận rằng nó chính xác, còn có một cái sai lớn là đã nhấn mạnh vào số liệu chỉ của lịch Dương.

Nhân đây, tôi cũng xin được viết thêm rằng: trong bài viết trên VietNamNet ngày 23-8, ngoài điều không chính xác mà tôi vừa nhắc đến, còn có nhiều chỗ viết sai. Chẳng hạn, tác giả đã đem “râu ông nọ cắm cằm bà kia” mà viết sai rằng tôi nói: “Các NXB luôn luôn cho ra đời các cuốn lịch ... chỉ là rác, không có tác dụng gì cho người đọc”. Quả thật, có một lần tôi dùng từ “rác” khi nói tới một cuốn lịch chưa được xuất bản, nên chẳng liên quan đến một nhà xuất bản nào. Đó là một bản thảo về lịch vào khoảng mấy nghìn trang dày cỡ độ 2 gang tay mà một Hội đồng khoa học gồm 9 thành viên đã bỏ phiếu theo 4 tiêu chí (9 X 4 = 36 lần hạ bút) với thang điểm 3 mức: A, B, và C; thì có đến 35 lần cho điểm C (thấp nhất), chỉ có 1 lần cho điểm B. Tôi đã nói: “nếu cho in cuốn đó thì chỉ là một đống rác” và sau đó lập tức xin phép cử tọa cho được rút bỏ ngay cái từ “rác” có vẻ hơi nặng nề đó.

Trong cuộc tọa đàm, nguyên Trưởng Ban lịch Nhà nước Nguyễn Mậu Tùng đã nói rõ: theo tinh thần các văn bản của Nhà nước như Quyết định số 121-CP ngày 8-8-1967 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Chỉ thị 354-CT ngày 19-10-1984 của Phó chủ tịch HĐBT Tố Hữu là không cho in lịch Âm của nước ngoài. Chính vì thế mới sinh ra Ban lịch Nhà nước để QUẢN LÝ nhằm đảm bảo các lịch in ra ĐÚNG SỐ LIỆU LỊCH ÂM CỦA NƯỚC TA. Nếu như ai muốn in lịch nào thì in, thì cần gì phải quản lý và có lẽ cũng không cần có một Ban lịch Nhà nước!!! Cho đến đầu năm 2006, chưa có một văn bản nào phủ nhận nội dung này. Trong thời gian khoảng gần 30 năm ông Mậu Tùng làm Trưởng Ban lịch Nhà nước và cả 5 năm tiếp theo, khi không tồn tại Ban lịch Nhà nước, điều đó luôn được tuân thủ một cách nghiêm túc. Chỉ từ đầu thế kỷ này tinh thần của các văn bản đó mới bị vi phạm.

Ta biết rằng lịch là một trong những “thước đo thời gian”. Đã là công cụ đo lường thì cần có sự quản lý của Nhà nước để sử dụng thống nhất trong cả nước. Ngoài “thước đo thời gian” chung của toàn Thế giới là lịch Dương, còn “thước đo thời gian” riêng của ta là lịch Âm Việt Nam. Điều đó có tính PHÁP ĐỊNH. Ngày xưa, nghi lễ ban lịch hàng năm rất long trọng, với ý nghĩa nhà vua thay mặt Trời đất ban tiết khí cho thần dân và thể hiện một tinh thần độc lập, tự chủ. Lịch Việt Nam từ năm 1968 đến năm 2000 và từ năm 2001 đến năm 2010 đã được xét duyệt và công bố rất nghiêm túc.

Việc Trung Quốc chọn múi giờ 8 (1200 kinh Đông), Việt Nam chọn múi giờ 7 (1050 kinh Đông) là có tính khoa học do vị trí địa lý từng nước như ông Nguyễn Chuyên đã nêu trong bài viết trên VietNamNet ngày 22-8-06. Trước đây, Trung Quốc dùng lịch tính theo kinh tuyến đi qua Bắc Kinh (11604’ kinh Đông) trong cuốn Vạn niên thư soạn sẵn cho đến những năm đầu thế kỷ 21. Năm 1959 Đài thiên văn Tử Kim Sơn soạn lại lịch theo kinh tuyến đi qua chính giữa múi giờ 8 (1200) là múi giờ có chứa Bắc Kinh cho đến năm 2020. Mặt trời dịch chuyển từ kinh tuyến giữa múi giờ 8 (lịch mới của Trung Quốc) đến kinh tuyến qua Bắc Kinh (lịch cũ của Trung Quốc) mất 15 phút, từ kinh tuyến Bắc Kinh đến kinh tuyến giữa múi giờ 7 của ta mất 45 phút, từ múi giờ 8 đến múi giờ 7 mất 60 phút.

Mốc tính lịch cũ và lịch mới của Trung Quốc chỉ lệch nhau 15 phút mà họ tính lại lịch. Mốc tính lịch của ta lệch với lịch cũ Trung Quốc 45 phút, với lịch mới của Trung Quốc 60 phút, nên ta tính lấy một lịch riêng là hợp lý và khoa học. Với sự giúp đỡ của Đài thiên văn Tử Kim Sơn, năm 1967, tổ làm lịch do KS Nguyễn Mậu Tùng tính lịch Việt Nam theo múi giờ 7 cho các năm từ Mậu Thân (1968) đến Canh Thìn (2000) in trong cuốn Lịch thế kỷ XX, Nxb Phổ thông, 1967. Trước khi nghỉ hưu, năm 1992, KS Mậu Tùng đã soạn tiếp lịch cho đến năm Canh Dần (2010) in trong cuốn Lịch Việt Nam 1901-2010, Nxb KH&KT.

Việt Nam có một lịch Âm riêng là một TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ. Trong cuốn Lịch và lịch Việt Nam, Paris năm 1982, Học giả Hoàng Xuân Hãn đã chứng minh và kết luận: lịch Việt Nam ta có hai giai đoạn dài khác hẳn lịch Trung Quốc, đó là vào thời Lý, thời Trần từ 1080 đến 1300 và vào cuối thời Lê, thời Tây Sơn, đầu thời Nguyễn từ 1644 đến 1801. Tôi đã phát hiện ra số liệu lịch Việt Nam từ năm 1544 đến 1903, trong đó có 171 năm có 2 lịch song hành (ở Đàng Trong và Đàng Ngoài) chủ yếu trong hai cuốn lịch cổ là Bách trúng kinh, được in vào thời Lê, hiện lưu giữ tại Thư viện Viện Hán Nôm và cuốn Khâm định vạn niên thư, được in vào đời Tự Đức, hiện lưu giữ tại Thư viện Trung ương và lịch trong khoảng hơn chục năm dưới thời Tây Sơn trong cuốn Lịch đại niên kỷ bách trúng kinh, được Viễn Đông bác cổ Pháp cho chép vào thập niên đầu thế kỷ 20, hiện lưu tại Thư viện Viện Hán Nôm. Các lịch này đều khác hẳn lịch Trung Quốc và các cuốn cổ sử của ta đều ghi chép các sự kiện theo các lịch này. Chúng tôi công bố các kết quả nghiên cứu này trong cuốn Lịch và niên biểu lịch sử 20 thế kỷ (0001-2010), Nxb Thống kê, năm 2000.

Cần chú ý gì khi quản lý số liệu lịch Âm?

Về hình thức, có nhiều loại lịch: lịch blốc, lịch tờ (lịch phơi), lịch để bàn, lịch bỏ túi, agenda ... Trước đây, nhà quản lý chỉ chú ý quản lý lịch blốc cả về số lượng lẫn nội dung có lẽ bởi lợi nhuận của nó lớn, số lượng của nó nhiều và chỉ có 4, 5 nhà xuất bản được phép làm. Sơ xuất nhất của nhà quản lý là không quan tâm đến nội dung của các cuốn LỊCH VẠN NIÊN, tức là tích niên lịch, in lịch của nhiều năm.

Hầu hết các cuốn lịch vạn niên đã xuất bản là lịch của Trung Quốc được dich và in mà không ghi rõ chúng khác lịch Việt Nam, không ghi chú rõ những chỗ khác nhau. Điều này tiềm ẩn những thông tin sai lệch. Xét cho cùng, làm thế là trái với các văn bản của Nhà nước nêu trên. Tệ hơn nữa, có mấy cuốn, rõ ràng là in lịch Trung Quốc nhưng người dịch lại tự nhận mình là tác giả hay “người biên soạn” (với ngầm ý là tác giả). Sự lạm nhận này rất dễ làm cho độc giả nhầm lẫn đó là lịch Việt Nam.

Là ấn phẩm, ngoài những lịch trong luồng, còn các LỊCH NGOÀI LUỒNG, không phải là thương phẩm, không đem bán, thường chỉ để biếu, để tặng do các đơn vị in nhằm giới thiệu cơ quan, quảng bá thương hiệu, ngoại giao ... Tôi thường được tặng những tờ lịch này, ở đó không ghi nhà xuất bản, nhà in, không giấy phép, không nộp lưu chiểu. Các đơn vị cho in những lịch này nghĩ một cách đơn giản là mình không đem bán, nên không làm các thủ tục xin phép.

Thường thì mỗi đơn vị chỉ in vài trăm cuốn, nhưng có thể có đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn đơn vị cùng in, nên tổng số trở nên rất lớn. Đây cũng là kẽ hở mà những người quản lý không tính đến. Các đơn vị này không xin số liệu từ Ban lịch, tiện thấy số liệu về lịch ở cuốn lịch vạn niên nào thì chép theo cuốn đó. Như vậy dễ mắc vào cái bẫy nguy hiểm! Mọi năm thì không sao, vì 8 năm liền từ 1988 đến 2005 lịch 2 nước hoàn toàn giống nhau.

Nhưng năm nay, lịch Việt Nam khác lịch Trung Quốc, mà lịch vạn niên thì không ghi chú gì, các đơn vị cứ thế sao chép, nếu gặp phải cuốn lịch vạn niên in lịch Trung Quốc thì lịch tờ của họ bị sai. Thế là cai sai “một” của lịch vạn niên thành cái sai “mười” ở lịch tờ với số lượng nhiều hơn và thường được treo ở ngay trước mặt mọi người.

Người dân khi cần đến lịch, có lịch nào dùng lịch ấy; như khi cần chọn ngày cưới xin, ma chay, tổ chức làm giỗ ... cần tra cứu lịch; lúc đó họ không bóc blốc lịch ra để xem mà dùng các lịch tờ, các lịch vạn niên, khi khớp với các “đối tác”, chẳng hạn hai bên thông gia gặp nhau họ mới thấy có các lịch khác nhau. Khi đó họ lúng túng và thắc mắc, họ không thể biết lịch nào đúng, lịch nào sai, không phân biệt lịch họ dùng là lịch ngoài luồng hay trong luồng.

Sự trục trặc đã xảy ra vào năm nay và có thể còn cả vào đầu năm tới nếu không có sự tuyên truyền thỏa đáng ngay từ giờ.

Từ cuối năm trước, chúng tôi đã lường trước sẽ có chuyện trục trặc trong việc dùng lịch năm nay, nhưng vì là một người “ngoại đạo”, người nghiên cứu độc lập, nên chẳng làm được nhiều. Nhân trả lời các câu hỏi của độc giả về vấn đề lịch nói chung do báo Lao động (ngày 4-2-06: Vì sao năm 2006 lại là năm nhuận?) và báo Khoa học và đời sống (ngày 17-2-06 Lệch pha tra lịch) chuyển đến, tôi đã thông báo ngắn về sự kiện lịch khác nhau này; vào giữa năm, khi tạp chí Khoa học và Tổ quốc đặt bài, tôi mới có dịp viết đầy đủ hơn (kỳ 2 tháng 5: Năm nay, lịch đang sai?). Tôi cũng có dịp góp ý cho phóng viên báo Nhân dân để sửa lại một bài viết về sự kiện này trước khi đăng. Nhiều phóng viên đến phỏng vấn ông Trịnh Tiến Điều, Trưởng Ban lịch Nhà nước, nhưng những bài trả lời của ông thường khiên cưỡng (“gió Đông thổi bạt gió Tây”, hay “ưu tiên miền Tây” ...) thiếu cơ sở khoa học (“tháng cồng chiêng”, “mưa lũ” ...) hoặc không cặn kẽ, nên không thuyết phục; ngược lại còn gây thêm thắc mắc, như ông Nguyễn Chuyên đã phân tích trên VietNamNet ngày 7-8-06 và 22-8-06.

Theo tôi dự đoán, nếu không tổ chức tuyên truyền tốt ngay từ bây giờ, thì đến Tết này, khi “động chạm” đến ngày nghỉ Tết, có thể lại nảy sinh nhiều thắc mắc.

Những sai sót này có nguồn gốc từ trước!

Đã 8 năm liền, từ năm Mậu Dần (1998) đến năm Ất Dậu (2005) lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc hoàn toàn giống nhau. Tất nhiên trong thời gian đó, người dân không có thắc mắc gì. Nhưng, những người quan tâm đến vấn đề lịch thì đã nhận thấy mầm mống sai sót từ lâu. Năm 1999 có bản dịch đầu tiên Lịch vạn niên Trung Quốc của Hồ Thị Lan, Nxb Văn hóa dân tộc. Năm 2000 xuất hiện cuốn Lịch vạn niên thực dụng 1898-2018 của hai tác giả Việt Nam Nguyễn Hoàng Điệp và Nguyễn Mạnh Linh, Nxb Văn hóa – thông tin, nhưng in lịch Trung quốc.

Tiếp sau đó là một vài cuốn Lịch vạn niên và lịch thế kỷ của Trung Quốc được dịch và xuất bản, như các bản dịch của Ông Văn Tùng, Lê Khánh Trường ...

Dễ gây nhầm lẫn nhất là các cuốn lịch Trung Quốc mà tác giả Việt Nam như cuốn Lịch vạn niên thực dụng vừa kể trên và các cuốn Lịch vạn niên phổ thông (Đối chiếu lịch pháp Đông Tây) 1900- 2043 của Huỳnh Ngọc Chiến Nxb Văn hóa dân tộc, 2002; Lịch và lịch vạn niên – Âm lịch – Dương lịch đối chiếu 1780-2060 Nxb Văn hoa dân tộc, 2001 của Lê Quý Ngưu, Nghiên cứu lịch vạn niên - Tra cứu Âm dương lịch vạn niên 121 năm (1900-2020) Nxb Tự điển bách khoa, 2005 của Nguyên Mạnh Linh.

Trầm trọng nhất là cuốn Lịch vạn niên Âm Dương lịch đối chiếu từ năm 0001 đến năm 2060 dày khoảng 5000 trang chia 3 tập Nxb Văn hoá thông tin, năm 2004 của Lê Quý Ngưu; phần lịch bố trí không nhất quán, phần niên biểu có nội dung không tốt, phủ nhận lịch sử dân tộc như chúng tôi đã viết trên báo Khoa học và Tổ quốc tháng 5-2006, nay vẫn đang được lưu hành.

Ngay từ năm 2000 và 2001 đã có một số bài phê bình phản ánh tình trạng in lịch không được lành mạnh. Đáng tiếc việc phê bình đó không được cho tiến hành thảo luận đến cùng để làm rõ đúng sai, nên tình trạng xuất bản lịch ngày càng xấu hơn.

Nguyên nhân và trách nhiệm

Lịch sai, nguyên nhân quan trọng nhất là do việc đã duy trì quá lâu cơ chế “xin-cho” về số liệu lịch Âm Việt Nam. Thực ra số liệu về lich Âm Việt Nam cho đến năm 2010 đã được công bố công khai từ năm 1992 trong cuốn Lịch Việt Nam 1901-2010 của KS Nguyễn Mậu Tùng. Người tinh ý biết nó ở đó và không có gì là bí mật cả. Vậy mà các nhà quản lý lâu nay cứ úp mở làm như nó bí mật và ghê gớm lắm.

Tình trạng đó cùng với việc thiếu sự tuyên truyền giải thích thỏa đáng về lịch Việt Nam đã dẫn đến hiện tượng có các lịch in sai và nảy sinh những thắc mắc. Biết trước được lịch Việt Nam năm Bính Tuất (2006) khác lịch Trung Quốc; nếu như vào vụ lịch năm 2005, chuẩn bị lịch cho năm 2006, các nhà quản lý sớm công khai số liệu lịch năm 2006, đồng thời tiến hành giải thích cặn kẽ từ trước thì chắc đã giảm thiểu được những thắc mắc không đáng có, sẽ tránh được tình trạng lịch tờ ngoài luồng in sai và đặc biệt người dân biết được có các cuốn lịch vạn niên in lịch Trung Quốc, không nên dùng.

Đáng tiếc việc đó đã không được làm. Ý kiến cho rằng: cần công khai số liệu lịch được đăng trên VietNamNet ngày 9-8-06 và 22-8-06 là một sáng kiến, đáng hoan nghênh. Đọc bài đó rồi chờ mãi không thấy hôi âm từ những người quản lý, tôi đã công bố giúp họ số liệu lịch Âm năm Đinh Hợi (2007) tới trên VietNamNet ngày 19-9-06. Nếu năm tới, nhà quản lý không làm được việc này, đầu năm tôi sẽ tiếp tục giúp họ cung cấp cho độc giả những số liệu lịch năm Mậu Tý (2008), coi như một món quà ngày tết. Năm đó lịch ta cũng khác lịch Trung Quốc.

Ngay từ đầu thế kỷ này các nhà quản lý đã buông lỏng để cho in nhiều lịch vạn niên không phải là lịch Việt Nam. Ở các cuốn lịch này, người ta không ghi chú rõ những chỗ khác với lịch Việt Nam, thậm chí cũng không viết rõ rằng nó không phải lịch Việt Nam. Nói cho cùng điều này trái với tinh thần Quyết định số 121-CP ngày 8-8-1967 và Chỉ thị 354-CT ngày 19-10-1984. Các cuốn sách in lịch Trung Quốc mà “tác giả” là người Việt Nam lại càng sai hơn. Các cuốn lịch này tiềm ẩm một nguồn thông tin sai về lịch mà khi có điều kiến nó sẽ phát huy tác hại trực tiếp khi người dân dùng chúng để tra cứu và gián tiếp khi người in lich tờ tham khảo chúng.

Một nguyên nhân không kém phần quan trọng là các nhà quản lý đã sơ hở không để ý đến việc có lịch tờ ngoài luồng; vì vậy đã không có những văn bản thật rõ ràng chỉ đạo việc in lịch này nên dẫn đến năm nay có lịch tờ in sai.

Rõ ràng là: Lịch sai là do lỗi của các cơ quan quản lý về lịch mà trước hết là Ban lịch Nhà Nước, như thạc sĩ Trần Tiến Bình đã viết trong bài Lịch Việt Nam: hiểu thế nào cho đúng? (VietNamNet, 24/8/06). Nói cho cùng, Ban lịch chỉ có 2 người, trách nhiệm chính đối với việc xuất hiện lịch sai là của Trưởng Ban lịch Nhà nước, người có chức vụ cao và chỉ làm công tác quản lý.

Xuất phát từ một cách nghĩ lệch lạc về công việc do mình quản lý, đặc biệt là từ những động cơ hoàn toàn cá nhân, ông Điều với tư cách là Trưởng Ban lịch Nhà nước đã viết Lời tựa cho cuốn Lịch vạn niên thực dụng 1898-2018 của hai tác giả Nguyễn Hoàng Điệp và Nguyễn Mạnh Linh, Nxb Văn Hóa - Thông tin, năm 2000 – là cuốn lịch đầu tiên do tác giả Việt Nam, Nxb lớn của Việt Nam nhưng lại in lịch Trung Quốc. Đây là một việc làm tắc trách, coi thường các văn bản của Nhà nước. Đó là chưa nói đến những khiếm khuyết trong kiến thức của ông Điều khi viết Lời tựa này mà ông Nguyễn Chuyên đã nêu trên VietNamNet, 22/8/06.

Có vài cuốn lịch Trung Quốc của tác giả Việt Nam, thì ông Điều đã đứng ra viết Lời tựa cho một cuốn, viết Lời giới thiệu và hiệu đính cho 1 cuốn khác, mà cả hai cuốn đều rất không ổn. Về cuốn Lịch vạn niên thực dụng 1898-2018, xin độc giả xem các bài phê bình của Lưu Nam trên báo Diễn đàn doanh nghiệp số 50 ngày 21-24/9/2000; Nguyễn Văn Việt trên báo Nhân dân, ngày 23-9-2000, trên báo KH&TQ số 21 (154) ngày 5-11-2000, số 23 (156) ngày 5-12-2000; Thường Dân trên Trí thức trẻ số 69, 3/2001 ...

Vừa mới rồi, ông Điều với danh nghĩa Trưởng Ban lịch Nhà nước lại viết Lời giới thiệu và làm người hiệu đính cho cuốn Nghiên cứu lịch vạn niên - Tra cứu Âm dương lịch vạn niên 121 năm (1900-2020) của tác giả Nguyên Mạnh Linh, Nxb Tự điển bách khoa, 2005. Lần này ông Điều còn đứng ra hiệu đính, tức là kiểm tra, sửa chữa những thiếu sót của cuốn lịch này. Dùng danh nghĩa Trưởng Ban lịch Nhà nước ở đây, là “đóng dấu bảo đảm” cho một cuốn lịch rởm! Ông Chuyên đã viết, kiến thức của ông Điều rất đáng ngờ. Sai sót được nêu dưới đây xác nhận điều nghi ngại đó là có cơ sở.

Chúng tôi chỉ tạm nêu hai chỗ sai không thể chấp nhận được ở cuốn lịch này. Một xảy ra vào năm 1968: ngày 30 tháng Chạp năm Đinh Mùi là ngày 29-1-1968 (trang 315); ngày mồng 1 tháng Giêng năm Mậu Thân cũng là ngày 29-1-1968 (trang 316). Thế là lịch Dương có 2 ngày 29-1 liền nhau. Xảy ra sai sót này vì năm Đinh Mùi của Nguyễn Mạnh Linh là lịch Trung Quốc, năm Mậu Thân là lịch Việt Nam. Lịch các năm Giáp Tý (1984), Ất Sửu (1985) cũng sai.

Ngoài những sai sót lặt vặt, có 2 sai sót lớn về lịch pháp, mà một người không chuyên cũng có thể nhận ra: 2 tháng nhuận liên tiếp quá gần nhau: Năm Giáp Tý (1984) mới nhuận vào tháng Mười (trang 349), mà đầu năm sau - Ất Sửu (1985) đã nhuận vào tháng Hai (trang 350), chỉ cách nhau 4 tháng! Ta biết thông thường 2 tháng nhuận liên tiếp phải cách nhau vào khoảng 30 – 32 tháng. Đây chính là chỗ “đầu Ngô, mình Sở”, vì lịch Trung Quốc nhuận tháng Mười năm Giáp Tý (1984), lịch Việt Nam nhuận tháng Hai năm Ất Sửu (1985). Ngạc nhiên hơn nữa là ở cuốn lịch này, năm Ất Sửu (1985) không có tháng Giêng, và do đó tất nhiên không có ngày Tết nguyên đán!!!

Hai chỗ này thuộc về quá khứ lịch sử, chẳng phải tính toán gì, chỉ việc chép đúng từ các cuốn lịch đứng đắn (chẳng hạn cuốn Lịch thế kỷ XX) là ổn, vậy mà cũng sai ở những điều sơ đẳng. Thật ra phần Chương 3: Bảng lịch vạn niên 1900-2020 từ trang 179 đến 421 là lịch đã in trong cuốn Lịch vạn niên thực dụng 1898-2018 của hai tác giả Nguyễn Hoàng Điệp và Nguyễn Mạnh Linh năm 2000, đem bỏ đi một vài tiêu chí (chẳng hạn giờ chuyển Tiết khí – là chi tiết rất cần) thêm vào 2 năm 2019 và 2020 (4 ngày cuối cùng đáng lẽ thuộc tháng 2 Dương thì in là tháng 6 Dương. Xin xem trang 421).

Chương 4: Lịch vạn niên bát quái gồm 72 trang từ trang 434 đến trang 505 cũng đã in trong sách vừa dẫn. Chúng tôi lấy làm lạ rằng 5 năm trước chương này in mắc khoảng 150 lỗi về tên gọi trùng quái; vậy mà sau nhiều lần tái bản, nay đưa vào sách này vẫn còn trên 150 lỗi. Chẳng lẽ 5 năm qua các tác giả, bạn bè, người thân... độc giả không ai dùng đến bảng này để gặp hiện tượng sai sót này mà nhắc nhở tác giả để lần này sửa đi hay sao???

Nhân đây cũng xin mách nhỏ điều này: chỉ cần 1 trang (nếu in nhỏ) hoặc 2 trang theo dạng bảng (phương án 1) hay dạng đồ thị (phương án 2) của chúng tôi, độc giả dễ dàng tra ngay ra 64 trùng quái này mà không sợ sai tên gọi như ở sách này.

Thí dụ bài Ngày xuân tìm hiểu về lịch bát quái vĩnh cửu, tạp chí Khoa học và Tổ quốc, số 1+2 9158+159) – 2001, trang 59-60; bài Lục thập tứ quái vĩnh cửu, trong Thông báo Hán Nôm học năm 2000, Hà Nội, 2001, trang 219-227; bài Toán đồ để lập 64 trùng quái. Tạp chí Tin học và Điều khiển học. T.19, S2 (2003), 110-116…

Những sai sót trên chỉ là do chúng tôi "kiểm" nhanh vào những chỗ đáng ngờ, chứ chưa có điều kiện xem xét kỹ toàn cuốn sách. Để có cơ sở so sánh mức độ sai sót, chúng tôi chỉ nói thêm: Cuốn lịch Bách trúng kinh khắc in thời Lê và cuốn Khâm định vạn niên thư được khắc in thời Tự Đức (1850); mỗi cuốn chỉ có 3 lỗi nhỏ. Xin đọc 2 báo cáo khoa học của chúng tôi: Vận dụng tóan học để hiệu đính cuốn lịch cổ Bách trúng kinh. Trong Báo cáo toàn văn Hội nghị khoa học: Một số vấn đề thời sự trong công nghệ thông tin và ứng dụng toán học. Bộ Quốc phòng, Học Viện Quân sự, Hà Nội, 10/2006, trang 65-72. Vận dụng toán học để hiệu đính cuốn lịch cổ Khâm định vạn niên thư. Trong cuốn Hội nghị khoa học lần thứ 20. Nxb Bách khoa Hà Nội -2006. Phân ban Điện, trang 273-278.

Một Trưởng Ban lịch Nhà nước tiến hành hiệu đính mà để nhiều sai sốt về lịch như vậy, làm sao có thể làm tốt được phận sự của mình? Vậy ông Điều đã không làm tròn chức trách của Trưởng Ban lịch Nhà nước và chính ông vi phạm tính pháp quy của lịch Việt Nam mà ông có nhiệm vụ phải bảo vệ.

Ngay từ đầu năm 2001 (Trí thức trẻ 3-2001), tác giả Thường dân, đã phân tích rất rõ tác hại của việc ông Điều làm: “Trước hết, đó là sự tín nhiệm của người dân đối với các Cơ quan quản lý Nhà nước nói chung và về lịch nói riêng. Niềm tin này đã ăn sâu vào trong ý thức và trở thành một thứ vô thức, thường xuyên hiện diện và chi phối hành vi của người dân bình thường. Khi bỏ tiền ra mua, thông thường người dân sẽ nghĩ: một cuốn lịch do một Nhà xuất bản lớn về văn hóa của Việt Nam ấn hành, lại được ông Trưởng Ban lịch Nhà nước viết lời tựa, ắt phải là lịch Việt Nam chứ không thể là lịch nước ngoài!

Và một suy nghĩ rất tự nhiên là: Ban lịch Nhà nước của Việt Nam có nhiệm vụ quản lý cả các thứ lịch của nước ngoài? Cho dù Ban lịch có đảm nhiệm thêm cả việc nghiên cứu lịch nước ngoài, thì việc thẩm định một cuốn lịch như cuốn Lịch vạn niên thực dụng có lẽ vượt quá khả năng cho phép ... Lời tựa chỉ viết “ban lịch Nhà nước hoan nghênh Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin cho thẩm định trước khi xuất bản cuốn Lịch Vạn niên thực dụng (1898-2010) ... Hai chữ “hoan nghênh” cần “hiểu ngầm” như lời khẳng định?”

Những bài góp ý phê bình của độc giả mấy năm trước cũng như những góp ý của chúng tôi trước đây gửi tới Ban lịch và các cấp lãnh đạo cấp trên của ông Điều đã không đủ thức tỉnh ông, càng ngày ông càng phạm thêm nhưng sai lầm lớn hơn khiến cho công việc quản lý số liệu lịch nước ta càng ngày càng tồi tệ. Nếu vừa qua không có một Trưởng Ban lịch như thế, chắc chắn công việc quản lý số liệu lịch sẽ sáng sủa hơn, giống như trước đây, ngay cả giai đoan từ 1993 đến 1997, khi không có Ban lịch.

Cũng cần viết thêm rằng, là Trưởng Ban lịch Nhà nước ông Điều còn có nhiệm vụ tìm cách để sớm duyệt được lịch Việt Nam từ năm 2011 trở về sau để công bố. Nhưng, ông đã không làm gì cho việc thực hiện nhiệm vụ này, nếu không nói rằng, ông là vật cản; rõ ràng ông đã không hoàn thành nhiệm vụ này. Tất nhiên, việc chậm trễ này còn có phần trách nhiệm của các cơ quan cấp trên.

Tôi xem trên đây là bản TÓM LƯỢC MỘT PHẦN nội dung cuộc Tọa đàm, phần mà tôi đặc biệt quan tâm mà hôm nay mới có dịp gửi tới độc giả.

PGS-TS Lê Thành Lân (lethanhlan@yahoo.de)
Hà Nội, ngày 28-10-2006


Nguồn :http://vnn.vietnamnet.vn/vanhoa/chuyende/2006/11/630159/

Sửa bởi V.E.DAY: 22/12/2016 - 15:17


Thanked by 1 Member:

#38 VULONG001

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 421 Bài viết:
  • 110 thanks

Gửi vào 23/12/2016 - 15:35

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

maphuong, on 22/12/2016 - 15:05, said:

Chào anh VULONG001,

Quan điểm maphuong rất rõ ràng khi bàn luận về lịch pháp, chúng ta cần phải xác định rõ lại từng khái niệm rất rất cơ bản. Có thể điều này bị chê thậm tệ,.. tuy nhiên nhờ thế tui mới nhìn thấy được bộ mặt thật của sự việc.

Cảm ơn anh đã hào phóng trả lời, lịch vạn niên anh đang dùng là sử dụng của tác giả Nguyễn Mạnh Linh và Nguyễn Hoàng Điệp. Quyển này được anh tin dùng, chắc hẳn anh đã đọc hết những điểm cốt yếu trong đó rồi chăng?

Không rõ anh thấm nhuần như thế nào nhưng maphuong nói rằng đó là quyển lịch Trung Quốc hoàn toàn, tác giả chỉ tốn công dịch thuật chuyển ngữ từ tiếng Trung sang Việt ngữ từ quyển "Sổ tay lịch vạn niên thông dụng" - NXB Thẩm Dương Trung Quốc, in năm 1996. Toàn bộ dữ liệu lịch từ năm 1898 đến 2018 hoàn toàn không phải Lịch Việt Nam (trang 65)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Có thể kiểm tra sơ bộ một số năm chênh lệch nhau giữa lịch việt và lịch trung như năm 1984 - 1985 ăn Tết lệch nhau chẳng hạn, xem trang 239 sẽ thấy tác giả có ghi chú rõ điều này.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Về nội dung lịch pháp, tác giả nói rất chung chung, không rõ ràng khúc chiết về phương pháp tính âm dương lịch Việt Nam, khi nói về khái niệm Âm dương lịch Việt nam (trang 32) thì tác giả trích dẫn lại từ quyển "Lịch thế kỷ XX" của ông Nguyễn Phúc Giác Hải, nhưng sách ông này lại trích dẫn từ "Lịch và Lịch Việt Nam" của GS Hoàng Xuân Hãn.

Hơn nữa tác giả Nguyễn Mạnh Linh không nêu rõ quan điểm sử dụng múi giờ nào để tính lịch.
Và công thức tính toán chuyển đổi can chi từ Dương lịch sang hệ can chi thì trích dẫn từ sách Lịch của ông Nguyễn Văn Thang.

Không cần dẫn chứng thêm chi nữa, vì anh cũng có nó, mở ra đọc lại là biết, nếu ai chưa có thì maphuong sẳn sàng chia sẻ file mềm vì quyển này xuất bản đã lâu, nay cũng khó tìm hardcopy. maphuong vẫn có bản cứng hardcopy nhe, không phải là khoe sách mà nói có sách mách có chứng thôi.

Quay lại vấn đề khái niệm Lịch vạn niên, khái niệm này chỉ xuất hiện ở VN và TQ hay các nước khu vực châu á.
Vì sao maphuong cứ nhắc đi nhắc lại khái niệm này, hãy làm 1 việc đơn giản thống kê toàn bộ sách lịch ở VN xuất bản sẽ có kết quả mặc định khi nói đến lịch vạn niên đều là lịch TQ. Bởi vì đơn giản là sách dịch thuật từ sách TQ.
Hay nói cách khác:
- Lịch vạn niên là lịch được tính trên múi giờ UTC+8 hay (GMT+8).
- Lịch Trung Quốc là lịch được tính trên múi giờ UTC+8 hay (GMT+8).
- Lịch Việt Nam là lịch được tính trên múi giờ UTC+7 hay (GMT+7).
Đây là điểm khác biệt của VN và TQ.
Tuy nhiên, nếu hiểu đúng khái niệm căn bản Lịch Vạn Niên là một loại lịch vĩnh cửu, là lịch được tính toán sẳn cho nhiều nhiều năm tiếp theo, không phải hiểu theo nghĩa đen là 1 vạn năm đâu nhe.
Lịch vĩnh cửu là nói đến 1 loại lịch tính toán làm sao mà nó có thể tính toán mãi mãi, vĩnh cữu mà không sai lệch, tuy nhiên điều nay không ai dám khẳng định được, số liệu thiên văn học hiện nay chỉ đề cập đến năm thứ 3 ngàn hay 4 ngàn năm thôi. Không dám đưa xa hơn.

maphuong

P/S: Chợt nhớ điều này, trước đây khi Nguyễn Mạnh Linh xuất bản quyển lịch này là anh ta xung đột với Ban lịch pháp nhà nước, cũng chê bai, chửi họ dữ lắm. Có lẽ giờ anh cũng vậy, đang chê chửi những nhà lịch pháp, trong đó có VN.

Thiên văn - Lịch pháp tôi không biết gì cả ngoài cuốn "Lịch Vạn Niên" bởi vì trong Tử Bình phải có nó mới có thể biết về giờ và phút tiết khi mới có thể xác định được Tứ Trụ cũng như khởi đại vận chính xác được. Ngoài điều này tôi không hề quan tâm tới những cái khác trong cuốn sách đó.

Cho nên tôi đâu ngu đến mức chửi họ khi chả biết gì về Lịch cả.

Nhưng Vật Lý - Thiên Văn thì lại là chuyên môn của tôi và chỉ vì thấy nhiều người ở đây luận lá số Tử Vi ông Trump lại là ngày 16/5 âm lịch chứ không phải là ngày 15/5 âm lịch như cuốn sách này cho biết, vì vậy tôi mới tìm hiểu về Sóc để hiểu rõ về nó thì mới có thể biết ông Trump sinh ngày 15/5 hay ngày 16/5 âm lịch là đúng. Tất cả chỉ có vậy nên đừng có trích dẫn hay nói đến Thiên Văn - Lịch Pháp ở đây.

Dù sao tôi cũng cám ơn bác V.E.DAY đã trích dẫn bài viết trên. Qua đó tôi mới biết đến những điều không thể hiểu nổi về một số nhà làm lịch.... Theo tôi thì có nhiều lý do để giải thích điều này. Một là có thể đó là mục đích của bọn Tầu muốn phá hoại uy tín của những người làm lịch VN hoặc có thể là họ chỉ cốt kiếm tiền, lợi nhuận càng nhiều càng tốt cho dù họ biết sai nhưng không chịu sửa sai, vì sợ tốn kém....

Bằng chứng chứng minh điều này là ở chính trang web này họ đã nhờ tôi im nặng 1 tháng để họ in và bán xong cuốn lịch có nội dung chuyển đổi lịch Âm Dương mà ông Trump không phải sinh ngày 15/5 âm lịch mà lại là ngày 16/5 âm lịch.... Và dĩ nhiên không đạt được mục đích họ đã bộc lộ bản chất của 1 tên súc sinh, ấy vậy mà nhiều người vẫn còn tin chúng nói mới lạ chứ...

#39 VULONG001

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 421 Bài viết:
  • 110 thanks

Gửi vào 30/12/2016 - 20:54

Tôi thì chả biết gì về Tử Vi nên ở đây tôi chỉ quan tâm tới lịch pháp.

Sau đây là sơ đồ mô tả điểm Sóc bắt đầu tại Hà Nội lúc 3.49' ngày 31/5/1946 dương lịch theo các sách về lịch pháp chính thức của thế giới đã viết :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Muốn hiểu sơ đồ này thì đầu tiên mọi người phải thừa nhận 1 quy ước quốc tế không thể thay đổi là :

1 - "Giờ của ngày Âm lịch lấy theo giờ của ngày Dương lịch".

2 - Điều này có nghĩa là 0.00'.00'' nếu nó được cho là thời điểm bắt đầu của 1 ngày Âm lịch thì nó cũng là thời điểm bắt đầu của 1 ngày Dương lịch và 24.00'.00'' là thời điểm kết thúc của 1 ngày Âm lịch thì nó cũng là thời điểm kết thúc của 1 ngày Dương lịch.

3 - Từ đây ta có 1 điều hiển nhiên là :
a - Không bao giờ có chuyện trong 24 tiếng của 1 ngày Âm lịch lại xuất hiện 2 ngày Dương lịch khác nhau cùng xuất hiện tại 1 địa phương nào cả.
b - Không bao giờ có chuyện trong 24 tiếng của 1 ngày Dương lịch lại xuất hiện 2 ngày Âm lịch khác nhau cùng xuất hiện tại 1 địa phương nào cả.

Nếu thừa nhận 3 câu trên thì chúng ta mới có thể xét sơ đồ trên như sau :

Sách lịch pháp chính thức (tức không phải man thư) đã ghi điểm Sóc tại Hà Nội xẩy ra lúc 3.49' ngày 31/5/1946 dương lịch thì có nghĩa là ngày 31/5/1946 dương lịch tại Hà Nội đã thuộc ngày mùng 1/5/1946 âm lịch.

Trong khi tại New York lúc đó lại là 15.49' thuộc ngày 30/5/1946 dương lịch, mà theo quy ước số 1 đã đưa ra ở trên thì ngày 30/5/1946 dương lịch tại New York này không thể được coi là ngày mùng 1/5/1946 âm lịch được.

Bởi vì nếu như vậy thì theo sơ đồ phía dưới, Hà Nội là lúc 21.30' ngày 31/5/1946 dương lịch thuộc ngày mùng 1/5/1946 âm lịch và dĩ nhiên lúc 9.49' ngày 31/5/1946 dương lịch vẫn thuộc ngày mùng 1/5/1946 âm lịch theo giờ địa phương tại Hà Nội. Mà thời điểm này lại chính là vị trí của New York nên tại New York lúc 9.49' ngày 31/5/1946 dương lịch cũng phải là ngày mùng 1/5/1946 âm lịch theo giờ địa phương tại Hà Nội. Điều này là hoàn toàn phù hợp với 3 quy ước đã đưa ra ở trên.

Nhưng nếu đã cho rằng ngày 31/5/1946 dương lịch tại Hà Nội là ngày mùng 1/5/1946 âm lịch mà lại còn cho rằng ngày 30/5/1946 dương lịch tại New York cũng là ngày mùng 1/5/1946 âm lịch thì dĩ nhiên sẽ đi đến kết luận New York lúc 9.49' ngày 31/5/1946 phải là ngày mùng 2/5/1946 âm lịch. Vậy thì rõ ràng điều này trái với quy ước số 3/b ở trên là cùng 1 ngày dương lịch là ngày 31/5/1946 dương lịch lại có đến 2 ngày âm lịch tại New York là ngày mùng 1/5 và ngày mùng 2/5 âm lịch lúc 9.49' trong ngày 31/5/1946 dương lịch theo giờ địa phương tại Hà Nội.

Nếu các nhà làm lịch thừa nhận điều này thì họ đã phủ nhận 3 quy ước của họ mà tôi đã đưa ra ở trên, có nghĩa là họ đã tự vả vào mồm họ.

Tôi vẫn gọi các trường hợp này là "Luận Theo Kiểu Chó Cũng Như Mèo".

Vậy thì ta cứ thử xem họ có "Tự Vả Vào Mồm Họ" hay không ?

Ta xem tiếp cuốn sách về lịch pháp chính thức thì thấy có ghi tại Hà Nội điểm Sóc xuất hiện lúc 20.16' ngày mùng 1/5/1946 dương lịch, tức tại Hà Nội lúc này đã là ngày mùng 1/4/1946 âm lịch. Điều này chả khác gì họ đã thừa nhận tại New York lúc 15.49' ngày 30/5/1946 là ngày mùng 1/5/1946 âm lịch như tôi đã phản biện ở trên.

Điều này chứng tỏ họ đã đi ngược lại với 3 quy ước của họ mà tôi đã đưa ra ở trên.

Đây là 1 bằng chứng không thể chối cãi đã chứng minh các nhà làm lịch đã "Tự Vả Vào Mồm Mình"

Một điều chắc chắn rằng chính các nhà làm lịch đã "Tự Vả Vào Mồm Mình" nên mới đẻ ra câu chuyện ông Trump sinh vào ngày 16/5/1946 âm lịch.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chỉ dùng Lịch Pháp ai có thể chứng minh được bài luận của tôi ở đây là sai ?

(Ở đây yêu cầu không dùng tới Tử Vi để phản biện, vì như tôi đã chứng minh ở trên nhiều người biết Tử Vi trong trang web này đã "Tự Vả Vào Mồm Mình" nên mới có lá số ông Trump sinh ngày 16/5/1946 âm lịch.)

VULONG

Sửa bởi VULONG001: 30/12/2016 - 20:59


#40 Aman

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 31 Bài viết:
  • 6 thanks

Gửi vào 08/01/2017 - 09:19

Các bác bên lịch pháp chưa ngã ngũ Donald trump sinh ngày nào, bên tử vi chứng minh Trump sinh ngày 15AL giờ Ngọ.

Năm 1946 nước Mỹ không áp dụng DST, Trump sinh 10:54’ rơi vào khe giờ Tỵ Ngọ. Về ngày sinh có bên chọn ngày 14AL, bên chọn ngày 15AL.
1.Ngày 14Al:
- Waterloo chọn lá số mệnh Âm Dương. Phe ủng hộ lá số mệnh Thiên Lương giờ Ngọ ngày 15AL căn cứ sự kiện hao tài 2016 bác lá số Âm Dương và không thấy bên ủng hộ Âm Dương phản biện.
- Phe ủng hộ lá số mệnh Vũ Phủ không chỉ ra được dữ kiện ứng năm 2016 Trump thắng cử.
2. Ngày 15Al
- Phe ủng hộ lá số mệnh Liêm Sát giờ Tỵ lý giải sự kiện cụ thể như Trump giàu có hao tài, thắng cử năm 2016 khiên cưỡng, thiếu thuyết phục.
- Phe ủng hộ lá số Thiên Lương chỉ ra được các dữ kiện ứng với các sự kiện Trump “ khoe cái ấy khỏe” hao tài đắc cử.
http://tuvilyso.org/...g-donald-trump/

Và chỉ ra cách cục dữ kiện lá số ứng với dữ kiện tổng quát cuộc đời Trump qua bài thơ:
Donald Trump Mệnh Thiên Lương

Hỡi các cao thủ tử vi lý số
Kiếm chiêu nhiều sách vở tinh thông
Chuyên xem số cho các bậc vua chúa
Trump Thiên lương các anh chả để ý
Thiên lương hiền đâu có số làm vua

Phú tử vi Lê Quý Đôn dặn dò cặn kẽ
Xem cho kỹ hình tướng và tính cách
Để biết mệnh đương số ăn vào sao nào

Trump sinh ra trong gia đình quyền quý
Âm Dương sáng chiếu mệnh rõ ràng
Bất động sản Trump rất là nhiều
Điền cung tuy vô chính diệu
Nhưng được Khôi Việt Tử Tham hợp chiếu các anh ơi
Và tài cung Trump Thái âm sáng sủa
Lại còn được Khoa Quyền Lộc hợp chiếu

Trump Thiên lương chỉ là bề ngoài
Trump Tang Hổ đích thực các anh ơi
Thích chơi bời ăn ngon mặc đẹp
Khi tranh luận Trump chả chịu thua đâu
Khi luận chiến Trump phùng mang trợn mắt
Cho đối thủ khiếp đảm phân tâm

Mệnh Thân Trump được Khoa Quyền Lộc hợp chiếu
Được Tả Hữu Quang Quý vây quanh
Lại có thêm Phượng các bên mình
Nên may mắn gặp hung thường hóa cát
Trước tưởng dở sau hóa thành tốt đẹp

Đại vận 65 -74 Trump gặp Kình dương tại Ngọ
Rơi vào thế Mã đầu đới Kiếm
Đầy hung hiểm gian nguy trực chờ
Nhưng mà Trump cách cục mạnh mẽ
Tang Hổ Phượng đi với Quyền Lộc Khoa
Vận tam linh Long Hổ Cái hội hợp
Tất tốt cho mưu cầu danh lợi
Trump liền vận sức tranh đấu hết mình
Vượt qua mọi hung hiểm họa tai
Tạo nên nhiều kỳ tích phi thường
Từ Mã đầu đới Kiếm phản thành
Mã đầu đới kiếm danh trấn bốn phương

Năm Bính Thân 2016
Tiểu vận Trump nằm ở Dần cung
Thấy nhiều sao tốt đẹp chầu về
Nào Quang Quý Tả Hữu hợp chiếu
Lại thấy có QuyềnCáo song Hao
Cùng với Mã Khốc Khách đợi sẵn bên ngoài
Trump tham gia tranh cử tổng thống
Được dân Mỹ tín nhiệm bầu cho
Làm tổng thống thứ 45 Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ


Chơi tử vi đừng câu nệ sách vở
Mã đầu đới kiếm danh trấn bốn phương
Chỉ ứng với tuổi này tuổi kia
Mã đầu đới kiếm thành ngữ ám chỉ
Họa tai hiểm hung trùng phùng
Mệnh Thân kém tất phi yểu chiết nhi hình thương
Còn Mệnh Thân cách cục tốt đẹp
Vận lại hội tín hiệu thành công
Sẽ là Mã đầu đới kiếm danh trấn bốn phương
Ở ngoài đời cũng vậy thôi
Trong hoàn cảnh hiểm nguy gian khó
Trong khi số đông thất bại thảm thương
Thì những người tài giỏi mạnh mẽ
Lại vượt qua hung hiểm gian nan
Làm nên những kỳ tích phi thường
Khiến thiên hạ trầm trồ ngợi ca

Cát tinh đắc cách bình bình sự nghiệp
Bởi thích ổn định ngại đổi thay
Nhưng khi bị xung sát vừa phải
Thì trở nên hoạt bát ngay mà
Mệnh Thân Trump hội nhiều cát tinh
Nhưng được Kình Đà xung sát
Lại thêm Hình Kỵ quấy nhiễu suốt ngày
Khiến Trump phải cực kỳ năng động
Phát huy tài năng tranh đấu với đời

Các sao hội chiếu Mệnh Thân
Không nhiều thì ít tùy mức độ
Đều ảnh hưởng tới tính cách đương số
Các cụ nhà ta vẫn nói
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
Donald Trump cũng không ngoại lệ
Nên tính cách tất có Kình Đà Hình Kỵ
Lại thêm Khoa Quyền bẩm sinh
Nên mưu lược quyền biến khôn lường

Mệnh Thân Trump cư miền Đế Vượng
Lại nhiều cát tinh sáng sủa hội hợp
Bề ngoài rất đạo mạo phong độ
Nhưng cungTử tức lại cho biết
Đương số rất đào hoa đấy nhé
Tử Tham cư miền Mộc dục
Lại thêm Đào Riêu Hồng hội hợp mới ghê
Mệnh Thân khỏe tính đào hoa
Tất nhiên “ khoản ấy “ rất sung rồi


Với bản tính đào hoa phong độ
Hôn nhân Trump khó mà bền được
Lá số tử vi ghi nhận rõ ràng
Cự môn hãm cư Thê lấy vợ hai, ba lần.
Xương Khúc hội Thê vợ tất xinh
Lại thêm Tấu Khoa Cái Tuế thì giọng điệu kiêu kỳ
Ham mê thời trang thích khoe dáng
Thê giáp Khôi giáp Việt vợ tất giao lưu cận kề
Với các nhân vật tầng lớp thượng lưu
Xem ra rất ứng với nghề siêu mẫu


Read more: http://tuvilyso.org/...5#ixzz4V8HYFaRZ
TuViLySo.Org


#41 leson

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 493 Bài viết:
  • 108 thanks

Gửi vào 08/01/2017 - 14:16

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG001, on 30/12/2016 - 20:54, said:

Tôi thì chả biết gì về Tử Vi nên ở đây tôi chỉ quan tâm tới lịch pháp.

Sau đây là sơ đồ mô tả điểm Sóc bắt đầu tại Hà Nội lúc 3.49' ngày 31/5/1946 dương lịch theo các sách về lịch pháp chính thức của thế giới đã viết :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Muốn hiểu sơ đồ này thì đầu tiên mọi người phải thừa nhận 1 quy ước quốc tế không thể thay đổi là :

1 - "Giờ của ngày Âm lịch lấy theo giờ của ngày Dương lịch".

2 - Điều này có nghĩa là 0.00'.00'' nếu nó được cho là thời điểm bắt đầu của 1 ngày Âm lịch thì nó cũng là thời điểm bắt đầu của 1 ngày Dương lịch và 24.00'.00'' là thời điểm kết thúc của 1 ngày Âm lịch thì nó cũng là thời điểm kết thúc của 1 ngày Dương lịch.

3 - Từ đây ta có 1 điều hiển nhiên là :
a - Không bao giờ có chuyện trong 24 tiếng của 1 ngày Âm lịch lại xuất hiện 2 ngày Dương lịch khác nhau cùng xuất hiện tại 1 địa phương nào cả.
b - Không bao giờ có chuyện trong 24 tiếng của 1 ngày Dương lịch lại xuất hiện 2 ngày Âm lịch khác nhau cùng xuất hiện tại 1 địa phương nào cả.

Nếu thừa nhận 3 câu trên thì chúng ta mới có thể xét sơ đồ trên như sau :

Sách lịch pháp chính thức (tức không phải man thư) đã ghi điểm Sóc tại Hà Nội xẩy ra lúc 3.49' ngày 31/5/1946 dương lịch thì có nghĩa là ngày 31/5/1946 dương lịch tại Hà Nội đã thuộc ngày mùng 1/5/1946 âm lịch.

Trong khi tại New York lúc đó lại là 15.49' thuộc ngày 30/5/1946 dương lịch, mà theo quy ước số 1 đã đưa ra ở trên thì ngày 30/5/1946 dương lịch tại New York này không thể được coi là ngày mùng 1/5/1946 âm lịch được.

Bởi vì nếu như vậy thì theo sơ đồ phía dưới, Hà Nội là lúc 21.30' ngày 31/5/1946 dương lịch thuộc ngày mùng 1/5/1946 âm lịch và dĩ nhiên lúc 9.49' ngày 31/5/1946 dương lịch vẫn thuộc ngày mùng 1/5/1946 âm lịch theo giờ địa phương tại Hà Nội. Mà thời điểm này lại chính là vị trí của New York nên tại New York lúc 9.49' ngày 31/5/1946 dương lịch cũng phải là ngày mùng 1/5/1946 âm lịch theo giờ địa phương tại Hà Nội. Điều này là hoàn toàn phù hợp với 3 quy ước đã đưa ra ở trên.

Nhưng nếu đã cho rằng ngày 31/5/1946 dương lịch tại Hà Nội là ngày mùng 1/5/1946 âm lịch mà lại còn cho rằng ngày 30/5/1946 dương lịch tại New York cũng là ngày mùng 1/5/1946 âm lịch thì dĩ nhiên sẽ đi đến kết luận New York lúc 9.49' ngày 31/5/1946 phải là ngày mùng 2/5/1946 âm lịch. Vậy thì rõ ràng điều này trái với quy ước số 3/b ở trên là cùng 1 ngày dương lịch là ngày 31/5/1946 dương lịch lại có đến 2 ngày âm lịch tại New York là ngày mùng 1/5 và ngày mùng 2/5 âm lịch lúc 9.49' trong ngày 31/5/1946 dương lịch theo giờ địa phương tại Hà Nội.

Nếu các nhà làm lịch thừa nhận điều này thì họ đã phủ nhận 3 quy ước của họ mà tôi đã đưa ra ở trên, có nghĩa là họ đã tự vả vào mồm họ.

Tôi vẫn gọi các trường hợp này là "Luận Theo Kiểu Chó Cũng Như Mèo".

Vậy thì ta cứ thử xem họ có "Tự Vả Vào Mồm Họ" hay không ?

Ta xem tiếp cuốn sách về lịch pháp chính thức thì thấy có ghi tại Hà Nội điểm Sóc xuất hiện lúc 20.16' ngày mùng 1/5/1946 dương lịch, tức tại Hà Nội lúc này đã là ngày mùng 1/4/1946 âm lịch. Điều này chả khác gì họ đã thừa nhận tại New York lúc 15.49' ngày 30/5/1946 là ngày mùng 1/5/1946 âm lịch như tôi đã phản biện ở trên.

Điều này chứng tỏ họ đã đi ngược lại với 3 quy ước của họ mà tôi đã đưa ra ở trên.

Đây là 1 bằng chứng không thể chối cãi đã chứng minh các nhà làm lịch đã "Tự Vả Vào Mồm Mình"

Một điều chắc chắn rằng chính các nhà làm lịch đã "Tự Vả Vào Mồm Mình" nên mới đẻ ra câu chuyện ông Trump sinh vào ngày 16/5/1946 âm lịch.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chỉ dùng Lịch Pháp ai có thể chứng minh được bài luận của tôi ở đây là sai ?

(Ở đây yêu cầu không dùng tới Tử Vi để phản biện, vì như tôi đã chứng minh ở trên nhiều người biết Tử Vi trong trang web này đã "Tự Vả Vào Mồm Mình" nên mới có lá số ông Trump sinh ngày 16/5/1946 âm lịch.)

VULONG
Hoàn toàn ủng hộ câu nói : Tự Vả Vào Mồm Mình,nên mới có lá số ông Trump sinh ngày 16/5/1946 Âm lịch.........của ông VULONG.......

#42 Aman

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 31 Bài viết:
  • 6 thanks

Gửi vào 08/01/2017 - 16:42

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

leson, on 08/01/2017 - 14:16, said:

Hoàn toàn ủng hộ câu nói : Tự Vả Vào Mồm Mình,nên mới có lá số ông Trump sinh ngày 16/5/1946 Âm lịch.........của ông VULONG.......
Bác ủng hộ ông VUILONG thử tìm xem ngày 15/5/1946 AL có lá số tử vi nào của Donald Trump không?

#43 leson

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 493 Bài viết:
  • 108 thanks

Gửi vào 08/01/2017 - 17:23

Câu của ông VULONG có ý nghĩa là bác bỏ Hai lá số Liêm Sát va Thiên Lương cho là của Trump,có nghĩa là Bác bỏ hoàn toàn phe phái cho rằng Trump sinh ngày 16/5 Âm lịch...........tập trung vào Ý nghĩa đó,không nên làm loãng chủ đề..............tôi ủng hộ hoàn toàn sự Bác bỏ nầy của ông VULONG.

#44 leson

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 493 Bài viết:
  • 108 thanks

Gửi vào 11/01/2017 - 15:37

Có người cho rằng ông Waterloo bán Bí kíp tiên đoán bầu cử Tổng thống Mỹ $100.000,00 là quá mắc........vậy theo quí vị,giá bí kíp là bao nhiêu.......

#45 MinhQuan90

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 102 Bài viết:
  • 74 thanks

Gửi vào 13/01/2017 - 08:00

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

leson, on 11/01/2017 - 15:37, said:

Có người cho rằng ông Waterloo bán Bí kíp tiên đoán bầu cử Tổng thống Mỹ $100.000,00 là quá mắc........vậy theo quí vị,giá bí kíp là bao nhiêu.......
Đoán trúng Donald Trump thắng cử, nhưng ông Waterloo dự đoán trên dữ kiện lá số Âm Dương không phải của Trump, vì vậy chưa thyết thục được thiên hạ bí kíp chuẩn?
Theo tôi bí kíp rất đơn giản, đó là xét thời vận của các ứng cử viên.






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |