Jump to content

Advertisements




CÁC BÀI VIẾT NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ


55 replies to this topic

#1 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 05/12/2016 - 08:59

Topic này sử dụng các bài viết trong trang nghiencuuquocte.org cũng như các bài viết có liên quan từ các nguồn khác - nhằm cập nhật thông tin tình hình chung trong khu vực:
------------
CUNG PHÍA NAM CỦA BÀN THÁI ẤT - ẤN ĐỘ

Tại sao bất ổn lại bùng phát ở Kashmir?

Nguồn: “Why Kashmir is erupting again“, The Economist, 25/08/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ngày 25/08/2016 đánh dấu ngày thứ 48 liên tiếp của các cuộc biểu tình ở Jammu & Kashmir, tiểu bang có đa số là người Hồi giáo duy nhất tại Ấn Độ. Thanh niên Kashmir đã xuống đường kêu gọi độc lập khỏi Ấn Độ và ném đá vào các lực lượng an ninh. Các lực lượng an ninh Ấn Độ đã đáp trả bằng hơi cay và các loại súng bắn đạn nòng nhỏ thay vì đạn cỡ lớn. Một lệnh giới nghiêm nghiêm ngặt cũng đã được áp đặt trên khắp thung lũng Kashmir, bao gồm cả Srinagar, thành phố lớn nhất của khu vực. Cho đến nay, 66 thường dân và hai sĩ quan cảnh sát đã thiệt mạng trong cuộc bạo loạn. Nguyên nhân phong trào phản đối của người Kashmir là gì?

Khu vực này đã bị tranh chấp kể từ sau sự phân chia Ấn Độ và Pakistan vào năm 1947. Cả hai bên đều tuyên bố yêu sách và đã trải qua ba cuộc chiến để tranh giành vùng đất này. Kashmir đã bị đặt dưới Luật Lực lượng Vũ trang (Các Lực lượng Đặc biệt) của Ấn Độ, một đạo luật cung cấp quyền hạn đặc biệt cho quân đội, kể từ khi một cuộc nổi dậy vũ trang được bí mật hậu thuẫn bởi Pakistan bùng nổ vào năm 1990. Khoảng 40.000 người đã thiệt mạng từ đó đến nay. Ngay cả trong những thập niên tương đối yên bình vừa qua, tình trạng bất ổn đã bùng lên, đáng chú ý nhất là trong các mùa hè năm 2008 và 2010.

Các cuộc biểu tình bắt đầu vào ngày 09/07 sau khi các lực lượng an ninh Ấn Độ giết hại Burhan Wani, một sĩ quan Hồi giáo trẻ tuổi và có khả năng lãnh đạo cuốn hút. Bất bình đã được tích tụ trong nhiều tháng. Khi Đảng Bharatiya Janata (BJP) của chính trị gia theo chủ nghĩa dân tộc Hindu là Narendra Modi lên nắm quyền vào năm 2014, người dân Kashmir lo lắng rằng chính phủ dân tộc chủ nghĩa của ông sẽ làm cho cuộc sống trở nên khó khăn đối với người Hồi giáo. Tại các cuộc bầu cử tiểu bang cuối năm đó, Đảnh Dân chủ Nhân dân của Kashmir đã thành lập một liên minh với đảng BJP, khiến họ [người dân] cảm thấy bị phản bội. Cái chết của Wani đã làm kích động một thế hệ lớn lên dưới những gì mà họ coi là một sự chiếm đóng bất hợp pháp của Ấn Độ.

Kết quả là một vòng xoáy biểu tình bạo lực và hành động trả đũa của cảnh sát và các lực lượng bán quân sự trong bảy tuần. Loại đạn được cho là không gây chết người của cảnh sát đã khiến hàng chục người bị mù và hàng trăm người bị thương. Các cửa hàng và công ty vẫn còn đóng cửa kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu, hoặc là theo lệnh giới nghiêm, hoặc vì những lời kêu gọi đình công của các nhà lãnh đạo ly khai. Nhiều người dân Kashmir đã không rời khỏi nhà của mình trong nhiều tuần. Rất ít người hi vọng tình hình có thể được cải thiện trong thời gian tới, bất chấp những lời trấn an của ông Modi và một chuyến thăm tới khu vực của Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ.

Bất kỳ giải pháp lâu dài nào cũng bị cản trở bởi việc Ấn Độ khăng khăng nhìn Kashmir qua lăng kính của sự thù địch với Pakistan. Phản ứng tức thời của chính phủ Ấn Độ đối với tình trạng bất ổn mùa hè này là buộc tội quốc gia láng giềng của mình vì đã can thiệp. Trong thực tế, Wani là một phiến quân tự phát trong khu vực; còn những người trẻ tuổi trên đường phố là người dân địa phương. Thất nghiệp tràn lan, còn các cơ hội kinh tế rất ít ỏi. Bang này đã được hứa hẹn sẽ được trao một quy chế đặc biệt, đảm bảo quyền tự chủ, trong hiến pháp của Ấn Độ. Và nhiều người Kashmir bây giờ mong muốn nhiều hơn: một cuộc khảo sát năm 2010 của Chatham House, một viện nghiên cứu chính sách, cho thấy đa số người dân ủng hộ độc lập. Ở mức tối đa thì người dân Kashmir ít nhất cũng do dự về việc gắn bó với Ấn Độ. Cho đến khi chính phủ công nhận những nhu cầu của họ, sự tức giận sẽ không thể biến mất.

- See more at:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#2 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 05/12/2016 - 09:48

Hệ quả của việc Hiệp định TPP sụp đổ là gì?

----------------
VNC: không có gì xảy ra một cách tình cờ, khi mà sự căng thẳng trong khu vực Châu Á đến hồi đỉnh điểm, việc từ bỏ TPP có lẽ là nước cờ thận trọng (concervative) để giảm nhiệt quan hệ với các cường quốc Nga, Trung. Mỹ từ bỏ TPP có nghĩa là ngầm đồng thuận với vị thế của TQ và Nga trong khu vực, 2 nước này sẽ từ từ bình ổn khu vực qua các biến động.
----------------

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thỏa thuận thương mại tự do tham vọng nhất thế giới trong nhiều thập niên qua gần như đã chết. Donald Trump đã tuyên bố rằng vào ngày tại chức đầu tiên của mình, ông ta sẽ từ bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định được xây dựng trong gần một thập niên. Với 12 quốc gia ven Thái Bình Dương, bao gồm Mỹ, Nhật Bản và Canada, TPP sẽ chiếm gần hai phần năm nền kinh tế toàn cầu. Trump đã gọi đó là một “thỏa thuận khủng khiếp” trong chiến dịch tranh cử của mình. Khi tuyên bố ý định của mình về việc rút ra khỏi hiệp định trong tuần vừa qua, ông nói rằng đó là “một thảm họa tiềm tàng cho đất nước chúng ta”. Nhưng những người ủng hộ Hiệp định nói rằng nó là một sự tiến bộ lớn so với các thỏa thuận thương mại hiện có và rất tốt cho Hoa Kỳ. Quan điểm nào là đúng, và điều gì đang xảy ra vào thời điểm hiện tại?

Đo lường tác động chính xác của các thỏa thuận thương mại đã tồn tại trong nhiều năm qua đã khó; dự báo tác động của các thỏa thuận trong tương lai thậm chí còn khó khăn hơn. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế sẽ đồng ý với hai nhận định chung. Một mặt, TPP sẽ tạo ra tăng trưởng lớn hơn cho tất cả các bên tham gia hiệp định. Một loạt các nghiên cứu độc lập dự đoán rằng Hoa Kỳ sẽ thu được những lợi ích lớn nhất xét về giá trị tuyệt đối, và các thị trường mới nổi, đặc biệt là Việt Nam, sẽ được lợi lớn nhất một cách tương đối so với quy mô của mình.

Mặt khác, trong khi các thỏa thuận thương mại tự do làm giàu cho các quốc gia nói chung, các bất lợi có thể là rất nghiêm trọng cho các ngành công nghiệp và các khu vực bị thua thiệt. Ngoài ra, nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những tác động tiêu cực này thường kéo dài lâu hơn so với điều mà những người lạc quan đã từng tin tưởng. Nói cách khác, TPP sẽ có thể làm gia tăng sức tăng trưởng của Hoa Kỳ, nhưng ít nhất một số người cũng có lý khi nghĩ rằng nó là một điều khủng khiếp.

Nhưng chỉ nhìn vào tác động đến GDP là quá hạn hẹp. Mục đích của TPP luôn luôn có một phần mang tính chiến lược. Hoa Kỳ và các quốc gia thân thiết, từ Australia đến Singapore, đã hy vọng rằng thỏa thuận này sẽ cho phép họ định hình cấu trúc thương mại quốc tế tại châu Á và xa hơn nữa. Tham vọng của họ là TPP sẽ thiết lập một tiêu chuẩn mới cho các thỏa thuận trong tương lai. Thay vì truyền thống nhấn mạnh vào việc cắt giảm thuế quan (vốn mà đã ở mức rất thấp giữa các nước giàu), họ quay sang những vấn đề gai góc hơn như sự khác biệt trong các quy định về sở hữu trí tuệ.

Thậm chí nếu TPP không thể đáp ứng được những luận điệu to tát của họ, nó cũng đã tạo ra một nền tảng mới. Nó chứa đựng những quy định bảo vệ mạnh mẽ hơn cho quyền lợi người lao động, nhiều biện pháp bảo vệ môi trường hơn, và, lần đầu tiên, các biện pháp để hạn chế hỗ trợ của chính phủ đối với các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, điều đáng chú ý hơn cả là thỏa thuận này loại trừ sự tham gia của Trung Quốc. Cánh cửa có lẽ rốt cuộc sẽ được mở ra cho quốc gia này, nhưng chỉ sau khi Trung Quốc chấp nhận tất cả các quy tắc mà các thành viên TPP ban đầu, mà dẫn đầu là Hoa Kỳ, đã thống nhất.

Do đó, sự sụp đổ của TPP đã tạo ra một khoảng trống ở châu Á. Vai trò của Mỹ như một cường quốc kinh tế trong khu vực đã bị xói mòn bởi sự chuyển hướng sang chủ nghĩa biệt lập của Trump. Theo lý thuyết, 11 thành viên còn lại có thể tái thiết TPP, nhưng Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã nói hộ cho nhiều quốc gia khi tuyên bố rằng sẽ là “vô nghĩa” nếu không có Hoa Kỳ. Các nhà quan sát đang trông chờ vào việc Trung Quốc đảm nhận vai trò lãnh đạo kinh tế ở châu Á. Cũng vừa lúc quốc gia này đang thúc đẩy một thỏa thuận thương mại tự do (Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện Khu vực – RCEP) vốn đang dần hoàn tất.

Nhưng sự chuyển dịch quyền lực sang Trung Quốc không hề đơn giản. Các quốc gia trong khu vực tỏ ra thận trọng trước gã khổng lồ xuất khẩu này, một điểm khởi đầu khó khăn trên bàn đàm phán. Kế hoạch của Trung Quốc đối với thỏa thuận thương mại này cũng bảo thủ hơn so với Hoa Kỳ, vì nó hầu như không đề cập đến những quy định rối rắm đã khiến cho TPP trở nên quan trọng. Thay vào đó, các quốc gia châu Á sẽ cần phải chuyển sang công việc khó khăn hơn là xây dựng các thỏa thuận song phương. Khoảng trống từ việc Hoa Kỳ rút ra khỏi hiệp định là rất lớn, và không dễ lấp đầy.

- See more at:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#3 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1792 thanks

Gửi vào 05/12/2016 - 18:59

thỉnh thoảng vào diễn đàn thấy bác vietnamconcert vẫn miệt mài nghiên cứu tình hình thế giới mà thấy trong lòng khâm phục, em đang ăn cơm với rau nên không dám nói thế giới như bác. bác đã nói là phải vĩ mô toàn cầu. hoặc ít nhất cũng phải là quốc gia đại sự.

Kính cẩn bác.

Thanked by 1 Member:

#4 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 05/12/2016 - 19:17

Chú Ma đợi anh, nghiên cứu Thái Ất chán rồi anh sẽ chuyển qua "chiết khảm điền ly" như chú

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#5 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1792 thanks

Gửi vào 05/12/2016 - 19:24

Thiên chi Đạo, tổn hữu dư nhi bổ bất túc.

------------------------------------------------------

Thiệt là vi Diệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#6 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 05/12/2016 - 23:20

Mẫu tiền đẹp quá, à mà hôm nay vàng bao nhiêu ta?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#7 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 05/12/2016 - 23:48

Chậc chậc, đẹp thật đó, không biết bao nhiêu tiền đương thời thì đổi được một tờ này ta?!?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#8 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 06/12/2016 - 00:23

Lịch sử những lần đổi tiền ở Việt Nam

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Kể từ ngày 1/12/1945, khi nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phát hành đồng tiền đầu tiên kể từ sau Cách Mạng Tháng Tám, lúc đó là đồng tiền nhôm loại 2 hào, cho đến nay chúng ta đã có rất nhiều các loại tiền xu, tiền giấy, tiền polime khác nhau. Đi cùng lịch sử phát hành tiền là những lần chúng ta thực hiện đổi tiền, có thể tổng kết những lần đổi tiền từ sau Cách Mạng Tháng Tám cho đến nay như sau


Lần thứ nhất: Ngày 15 tháng 5 năm 1947, Chính phủ ra sắc lệnh 48/ SL cho phép lưu hành trong cả nước giấy bạc 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng, 500 đồng. Giấy bạc Tài chính thời kì này được in LITÔ hay TIPÔ, ốp sét trên giấy in xấu nên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng từng mẫu tiền. Đồng thời nhà nước thực hiện thu đổi đồng bạc Đông Dương, tỷ lệ 1 đồng Việt Nam lấy 1 đồng bạc Đông Dương

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Lần thứ hai: Ngày 6/ 5/ 1951 tại sắc lệnh số 15/ SL do Chủ tịch .. ... .... ký chuẩn y việc thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt nam (NHQG VN) (để thay thế “Nha ngân khố quốc gia” và “Nha tín dụng sản xuất” trực thuộc Bộ Tài Chính đã thành lập trước đó trên cơ sở “Việt nam quốc gia Ngân hàng” thuộc Bộ Tài chính được thiết lập theo sắc lệnh số 86/SL ngày 17/9/1947 của Chủ tịch Chính phủ dân chủ cộng hoà Việt nam). Ngay khi ra đời, theo sắc lệnh số 19/SL và 20/SL ngày 12/5/1951 NHQG đã chính thức phát hành đồng tiền giấy mang tên: "NHQG Việt Nam" thay đồng tiền Tài chính. Đổi 10 đồng tiền Tài chính ăn 1 đồng tiền NHQG - Một cuộc đổi tiền diễn ra tới 20 tháng, dài nhất trong lịch sử đổi tiền của NHVN.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Lần thứ ba: Vì tiền NHQG đầu tiên được in ra năm 1951 là để đổi đồng Tài chính trước đó nên hầu hết những người có tiền đổi là thuộc khu vực công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước nên đến tháng 2 năm 1959 Chính Phủ quyết định phân phối lại thu nhập và đã đổi tiền lần thứ 2 với tỷ lệ 01 đồng NHQG mới ăn 1000 đồng NHQG cũ. Với giá trị mới này, vào thời điểm từ tháng 2/1959 đến tháng 10/1960 một đồng NGQGVN bằng 1,36 Rúp Liên Xô và cũng tương đương 1,2 USD. Cuộc đổi tiền năm 1959 được đánh giá là “khủng khiếp” nhất trong lịch sử tiền tệ Việt Nam. Đến tháng 10/ 1961 đồng tiền NHQG VN ở miền Bắc được đổi tên thành đồng tiền Ngân hàng Nhà nước Việt nam (NHNN VN) với cùng một mệnh giá để tránh trùng tên với đồng tiền NHQG ở miền Nam của chính phủ VNCH Sài Gòn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



-------------
Lần thứ tư, à quên, chưa xảy ra lần thứ 4


Thanked by 1 Member:

#9 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7311 Bài viết:
  • 16861 thanks

Gửi vào 06/12/2016 - 04:11

Tôi là một nhân chứng thời đại . Sống qua những thời kỳ trước năm 1945 ; 1945-1954; 1954-1975; sau năm 1975 .

Trước năm 1945, đồng bạc Đông dương, giá trị cao lắm . Tôi chỉ thấy đồng 1$ . Có tờ 5$ và tờ 20$ nhưng chưa được cầm giữ .
1$ mua được 1 tạ gạo .

Ngày 11/3/1945 người Nhật trao quyền cho Việt Nam, Vua Bảo đại lập Chính phủ Trần trong Kim . Vẫn dung đồng bạc Đông dương .

Ngày 2/9/1945 thành lập Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cọng Hòa . Ngày 1/12/1945 có phát hành đồng bạc hồi đó dân chúng gọi là đồng bạc Việt Minh (không phải là hình trên hình số 1). đổi ngang đồng bạc Đông dương nhưng có người đổi có người không .

Ở Saigon không ảnh hưởng đến đồng bạc mới nầy .

Ở Huế, tháng 2/1946 Quân Pháp đã đổ bộ ở Thuận an, chiếm lại TP Huế . Chính quyền là cấp Phần của Chính phủ Bảo Đại thành lập tại Saigon , vẫn dung đồng bạc Đông dương .
Vì có 2 đồng bạc đang lưu hành mà ở chợ người ta không "ăn" đồng VM nên những người theo phe VM lúc đó muốn thị uy bằng cách chém chết người không ăn đồng bạc VM ở chợ . Sau đó không còn đồng bạc của VNDCCH nữa .

Ở Hà Nội . Tháng 9/1946 VNDC đã khởi sự đánh nhau với Quân Pháp và quyết liệt vào tháng 12/1946 . Đến tháng 2/1947 thì rút và Chính phủ cũng rút theo.

Từ đây Chính quyền mien Trung và mien Bắc là cấp Phần của Chính quyền Bảo đại thành lập cho đến khi Ông Ngô đình Diệm về chap chánh trước Hiệp định 1954 . Tiền tệ vẫn là đồng Đông dương .

Năm 1955 có đồng bạc chính thức của Việt Nam gọi là Ngân Hàng Quốc gia Việt Nam tiêu dung ở mien Nam .

Như vậy đồng bạc phát hành tháng 5/1947 và năm 1951 chỉ là tiền lưu hành trong nội bộ trong chiến khu .

Đồng bạc phát hành năm 1951 có lẽ lưu hành sau tháng 10 năm 1954 ở mien Bắc.

Thanked by 4 Members:

#10 PMK

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1538 Bài viết:
  • 1685 thanks

Gửi vào 06/12/2016 - 08:56

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đinh Văn Tân, on 06/12/2016 - 04:11, said:

Tôi là một nhân chứng thời đại . Sống qua những thời kỳ trước năm 1945 ; 1945-1954; 1954-1975; sau năm 1975 .

Trước năm 1945, đồng bạc Đông dương, giá trị cao lắm . Tôi chỉ thấy đồng 1$ . Có tờ 5$ và tờ 20$ nhưng chưa được cầm giữ .
1$ mua được 1 tạ gạo .

Ngày 11/3/1945 người Nhật trao quyền cho Việt Nam, Vua Bảo đại lập Chính phủ Trần trong Kim . Vẫn dung đồng bạc Đông dương .

Ngày 2/9/1945 thành lập Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cọng Hòa . Ngày 1/12/1945 có phát hành đồng bạc hồi đó dân chúng gọi là đồng bạc Việt Minh (không phải là hình trên hình số 1). đổi ngang đồng bạc Đông dương nhưng có người đổi có người không .

Ở Saigon không ảnh hưởng đến đồng bạc mới nầy .

Ở Huế, tháng 2/1946 Quân Pháp đã đổ bộ ở Thuận an, chiếm lại TP Huế . Chính quyền là cấp Phần của Chính phủ Bảo Đại thành lập tại Saigon , vẫn dung đồng bạc Đông dương .
Vì có 2 đồng bạc đang lưu hành mà ở chợ người ta không "ăn" đồng VM nên những người theo phe VM lúc đó muốn thị uy bằng cách chém chết người không ăn đồng bạc VM ở chợ . Sau đó không còn đồng bạc của VNDCCH nữa .

Ở Hà Nội . Tháng 9/1946 VNDC đã khởi sự đánh nhau với Quân Pháp và quyết liệt vào tháng 12/1946 . Đến tháng 2/1947 thì rút và Chính phủ cũng rút theo.

Từ đây Chính quyền mien Trung và mien Bắc là cấp Phần của Chính quyền Bảo đại thành lập cho đến khi Ông Ngô đình Diệm về chap chánh trước Hiệp định 1954 . Tiền tệ vẫn là đồng Đông dương .

Năm 1955 có đồng bạc chính thức của Việt Nam gọi là Ngân Hàng Quốc gia Việt Nam tiêu dung ở mien Nam .

Như vậy đồng bạc phát hành tháng 5/1947 và năm 1951 chỉ là tiền lưu hành trong nội bộ trong chiến khu .

Đồng bạc phát hành năm 1951 có lẽ lưu hành sau tháng 10 năm 1954 ở mien Bắc.

Qua trải nghiệm thực tế chính bản thân quá nhiều lần bị kẻ xấu đồn đại (nhưng may mà lời đồn đại còn đến được tai mình, và mình còn sống nên còn có cơ hội để chứng minh lời đồn là sai bét), tôi bây giờ tuân thủ nguyên tắc "trọng chứng hơn trọng cung".

Đề nghị ông Tân hãy đưa ra chứng cứ để chứng minh lời nói của ông không phải là tự bịa ra với mục đích hạ thấp uy tín của đối thủ (đoạn tôi tô đỏ phía trên ấy).

Tôi khuyên tất cả các vị, khi nghe bất kỳ ông/bà nào thuộc phe nào nói xấu về phe kia, hãy yêu cầu họ xuất trình chứng cứ chứng minh. Lời nói không bằng không chứng là vô giá trị.

Vừa rồi, tôi đọc tin trên vnexpress thấy mấy bài viết với nội dung là có những người Hàn Quốc đến Việt Nam để xin lỗi về những tội ác mà trước đây những người lính đánh thuê Hàn Quốc đã gây ra cho người dân Việt Nam...

Ở đây, có quý vị nào nói rằng các tin tức đó là giả, là dư luận viên, là báo lề phải tự bịa đặt ra không???

Nếu như tội ác của những người lính đánh thuê Hàn Quốc là thật, vậy thì ai là những kẻ đã thuê họ??? Những kẻ đã thuê họ tội còn lớn hơn những người lính đánh thuê gấp nhiều nhiều lần!!!

Đề nghị nhân chứng sống là ông Tân cho biết, có thật là những người lính đánh thuê Hàn Quốc đã tàn sát dân thường này nọ kia khác như nội dung của vnexpress đã đăng hay không?

Sửa bởi PMK: 06/12/2016 - 09:01


#11 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 06/12/2016 - 09:32

nhiều khi người ta tự va vào lưỡi dao, chứ ai mà đi chém người

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#12 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 06/12/2016 - 12:04

Do Đâu Khủng Hoảng Trung Đông Ngày Nay?

Syria và Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong cung Đoài trên bàn Thái ất

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Phan Văn Song


Một trăm năm trước, hai nhà ngoại giao Anh-Pháp đã vẽ lại bản đồ của Trung và Cận Đông. Đó có phải là nguyên do của những biến loạn của ngày nay của vùng ấy chăng ?

Chúng ta không thể nói đến Trung và Cận Đông, nói đến Thổ Nhỉ Kỳ mà không nhắc đến tên tuổi của hai nhà ngoại giao lịch sử François Georges-Picot (1870-1951), người Pháp và Mark Sykes (1879-1919, người Anh. Vừa qua, cặp tên Picot-Sykes, được nhà nghiên cứu chánh trị học Pháp, Giáo sư Karim Emil Bitar nhắc đến dưới từ ngữ « biến chứng Sykes-Picot - Syndromes Sykes-Pivot» trong tác phẩm « Từ Đại Chiến đến Đại Liban-De la Grande Guerre au Grand Liban », làm sống dậy trong ý thức người Ả Rập và Thổ Nhỉ Kỳ tất cả những nhục nhã, tất cả những xấu xa do cái Họa Người Phương Tây mang đến cho dân tộc và đất nước họ.

Phải, Phương Tây, đại diện bởi hai nhà ngoại giao nói trên, đã âm thầm, đi đêm, ký kết lén lút xé nát, cách đây 100 năm vào tháng năm 1916, toàn lãnh thổ vùng Trung và Cận Đông, đất nước của Đế Quốc Ottoman đang thời mạt vận. Tuy nhiên, vẫn là nuối tiếc của một Đế Quốc Ottoman huy hoàng của Mustapha Kemal Atatürk và là giấc mơ của …Recep Tayyip Erdogan đầy tham vọng !

Chẳng nên ngạc nhiên khi nhìn hai hiện tượng đang diễn ra song song, khủng hoảng chánh trị Thổ hiện nay của chế độ Ankara và hổn loạn của toàn thể Trung Đông Ả Rập với những tấn công của Daesh. Cả hai, đã, cùng một lúc phát xuất, từ một vết rạn nứt chia rẻ đã có từ cái thuở những năm 1914 ấy rồi ! Thời đại 1914 đang tái diễn chăng ?

Hãy trở về những năm trước Thế Chiến 1, khi Phương Tây, ra tay phù thủy, vẽ lại bản đồ thế giới, chọn Ả Rập, bỏ Thổ Nhỉ Kỳ. Để rồi cuối cùng, cũng bỏ luôn anh « đồng minh mới» chỉ vì ích kỷ, lợi nhuận cá nhơn. (Y chang, 50 năm sau, khi Huê Kỳ với chiến lược be bờ « bẻ bàng » ở Đông Nam Á, đối đải với đồng minh Việt Nam-Cộng Hòa phe ta vậy ! -Thảo nào ngày nay từ Phi luật Tân đến Mã lai đều « ê càng », không tin cậy Mỹ. Chỉ tội nghiệp dân ta Việt Nam từ nay mất biển, mất đất, mất Tổ quốc, Lãnh thổ, Dân tộc, mất cả tiếng nói !)

Trở về những năm đầu thế kỷ XX, sự giảy chết của Đế quốc Ottoman biến Thổ Nhỉ Kỳ, một thời làm người bệnh quan trọng của Phương Đông-le grand homme malade de l’Orient. Thật vậy, từ cuối thế kỷ thứ XIX, Thổ không ngớt đi dần vào tụt hậu, đối với các quốc gia âu châu. Khi Thế Chiến 1 bùng nổ, Liên Minh Anh-Pháp không muốn Thổ vắng mặt, chẳng những vì những lý do chiến lược mà cả lý do …kinh tế. Chỉ vì Constantinople – Istanbul chẳng những là một con nợ thượng hạng của các nhà băng Pháp-Anh, mà cả hai nền kinh tế thương mại nầy đều có những quyền lợi khổng lồ ở Đế quốc Ottoman, mà cả hai đều không muốn mất. Đối với Vương Quốc Anh, các nhà chánh trị kinh tế trách nhiệm rất ngại, nếu để mất Thổ Nhỉ Kỳ, thì sẽ mở một cửa ngõ cho anh địch thủ lịch sử là Nga xuyên qua Caucase đâm thẳng vào Ba Tư và Ấn Độ (Thuộc địa Anh) giành ảnh hưởng và thị trường.

Do đó, phải vận dụng mọi mánh mưu để dân chúng gốc Ả-Rập của Đế Quốc Ottoman nổi dậy đòi tự trị. Cùng lúc ấy, lợi dụng chánh sách kêu gọi dân Ả Rập tự quyết ấy, Ông Chúa Sultan MehmehV (Ả Rập) kêu gọi một cuộc thánh chiến, với mục đích là tạo những cuộc nổi dậy ở hai quốc gia có số dân Hồi giáo rất đông là Pháp-với ba thuộc địa Bắc Phi Maroc Algérie Tunisie-, và Anh với bán đảo Ấn Độ. MehmehV có giấc mơ tạo một cuộc nổi dậy của các « xứ » Ả-Rập (Như Daesh ngày nay vậy). Vì giấc mơ nầy có thể thực hiện được ! Từ cả chục năm nay rồi, Đế quốc Ottoman đang A-Rập hóa dần dần. Thế nhưng, cũng đừng quên, trên bàn cờ chiến lược lúc bấy giờ, sự nổi dậy của của các tinh thần dân tộc. Tinh thần dân tộc Ả-Rập cũng phải đụng độ, đối đầu lại với sự bùng nổ của tinh thần dân tộc Thổ, với Phong trào Nhóm trẻ Thổ-Les jeunes Turcs đang chiếm dần quyền lãnh đạo quốc gia Thổ. Nhưng thật sự mà nói, tiếng gọi Thánh chiến A Rập của Chúa Mehmeh V hoàn toàn vô hiệu. Và sau những thất thủ ở Caucase và ở Suez, vào mùa Đông 1914, Đế quốc càng ngày càng « Thổ Nhỉ Kỳ hóa » hơn, dần dần đàn áp chống dân Ẩ Rập. Những nạn nhơn đầu tiên là dân Arméniens, sau đó đến các nhóm quốc gia Ả Rập, bắt đầu từ tháng 5/ 1915, những cuộc treo cổ diễn ra hằng ngày ở Syrie, Liban, Palestine …Đế quốc Ottoman bắt đầu giết công dân con cái của họ.

Phía Vương quốc Anh, quan niệm quản trị « Chia để Trị » được áp dụng triệt để. Lật ngược thế cờ, dùng gậy ông đập lưng ông. Tiếng gọi thánh chiến của dân A Rập được dùng để chống Contantinople Thổ Nhỉ Kỳ. Ngay từ đầu năm 1914, Henry McMahon, Tồng trấn Le Caire và Hussein, Thị trưởng Mecca (A Rập) bắt đầu cuộc thương thuyết. Mục đích là « Dựng thế giới Ả-Rập nổi dậy chống chánh quyền và dân Thổ. Dựa vào sức mạnh tinh thần (thần quyến và thế quyền) của Thị trưởng Mecca để tạo một thế lực Ả Rập độc lập trên bán đảo A Rập ». Một cuộc trao đổi gần như thường trực giữa McMahon và Hussein. Hussein nhứt định quyết đòi cho được Anh trao sự lãnh đạo chẳng những toàn bộ vùng Á Châu Ả-Rập mà cả toàn Vương quốc-Califat. Năm 1915, Hussein bất mãn Anh rút khỏi Liên Minh nên vào mùa Xuân năm ấy, quân Liên Minh bị quân của Đế quốc Ottoman đánh cho một trận tơi bời ở Gallipoli, thuộc bán đảo Dardanelles. Thế nhưng, theo phân tích của nhà sử học Pháp Henry Laurens trong bài phân tích chánh trị « Vấn đề Palestine – La question de Palestine » thất bại ấy do chỉ là một sự hiểu lầm thôi ! Hussein đinh ninh rằng trong những sắp đặt trao đổi với McMahon, hắn sẽ nhận được đất Palestine, một cửa ngõ nhìn ra Biển Địa Trung Hải. Thế nhưng, trái lại, dân Anh không nhường Palestine cho hắn mà giữ làm của riêng. Chỉ vì quyền lợi, Anh muốn kiểm soát đường thông thương giữa Biển và vùng Lưởng Hà – La Mésopotamie, nơi ấy Anh vừa tìm ra mỏ dầu lửa thoạt đầu ở Ba Tư, năm 1908, và tiếp theo đó ở Irak, và Anh muốn tiếp tục sự kiểm soát thông suốt ấy đến tận Ấn Độ. Palestine là quyền lợi của Vương quốc Anh !

Riêng về phần Pháp, sợ Anh xé lẻ thương thuyết riêng với Ả Rập, bô Ngoại Giao Pháp làm việc rối rít. Pháp giành với Anh, quản trị Syrie và Liban. Vì hai nơi ấy Pháp có nhiều ảnh hưởng văn hóa, nhứt là ở Liban, có các cộng đồng Thiên Chúa Giáo, đặc biệt cộng đồng Maronites, được Paris đặc biệt ưu ái và che chở. Để đả thông tư tưởng phải có một xứ Ả Rập Độc Lập, dân Anh « bèn hù » Pháp là coi chừng thánh chiến ả rập. Phải vuốt ve dân Ả Rập. Năm 1915, tháng 11, Paris chỉ định François Georges-Picot - ông cậu của cựu Tổng Thống Pháp Valéry Giscard-d’Estaing của những năm 1970 - đi thương thuyết với dân Anh tương lai và vận mệnh của Syrie. Thương thuyết tạo ra lằn ranh Sykes-Picot. Quyền lợi Nga cũng được hai nhà ngoại giao Anh-Pháp chú ý. Cả hai cùng đến Petrograd hứa hẹn giành cho Nga nhiều quyền lợi ở cựu Đế quốc Ottoman.

Thế nhưng, đến khi chia những lãnh thổ, và phải giữ những hứa hẹn đối với dân Ả Rập, chính Paris lại phá vỡ giấc mộng một Đế quốc Ả Rập. Năm 1919, Paris hoàn toàn chống một Đế quốc Ả Rập thay thế Đế quốc Ottoman, thành lập chung quanh Damas, Alep, Oms trên vùng đất do Pháp cai quản. Tướng Gouraud, với đoàn quân Đông Phương -Les Troupes d’Orient đè bẹp quân của Fayçal, và tuyên bố sự ra đời của xứ Đại Liban-Grand Liban, gồm những lãnh thổ các cộng đống ven biển Hồi Giáo Sunni, các cộng đồng Thiên Chúa Giáo Maronites của giải núi Liban, và các cộng đồng Hồi giáo Shia của đồng bằng Bekaa ! Sau một thời gian phản đối, dân Anh chào thua để Pháp tự do thao túng, và cũng nuốt luôn lời hứa với dân Ả Rập ngày nào nữa. Hussein, quá nãn vì chờ đợi, ( hay phản bội) kéo một đạo quân, chiếm Mecca và Djedda vào tháng 6/1916 tạo Vương quốc A Rập Xê Út ngày nay.

Đối với Mustapha Kémal (Thổ) Anh Quốc cũng mềm yếu tương tự. Mà cũng dễ hiểu thôi, Anh Quốc đang chìm đắm trong những khủng hoảng triền miên. Nào là Cách Mạnh ở Ai Cập, nào nổi dậy ở Irak, ở Ái Nhĩ Lan, nào là Ấn Đố lộn xộn, và cả ngay xứ Anh cũng đang bị khủng hoảng tiền tệ. Đồng bảng Anh mất giá, phải tiết kiệm nhứt là vấn đề quân sự. Tháng 3, 1921, Hôi Nghị Le Caire dưới sự điều khiển của Winston Churchill thành lập Vương quốc Transjordanie, làm trái độn giữa Palestine nơi Anh mong làm một nơi cư ngụ tương lai cho dân Do Thái lang thang và Irak, nơi Anh đang tạo một vương quốc cho Fayçal vừa bị hất khỏi ngôi trị vì ở Syrie.

Đối với Kémal đang trên đường thành công, chiếm từng vùng nầy đến vùng khác trên đất Thổ, Anh quốc, mệt mỏi rút quân, sau khi thua trận IstanbuL Pháp cũng thế, lợi dụng vài thất bại nho nhỏ, để rút quân, để cho dân Thổ chiếm hẳn xứ Tiểu Arménie, phía Bắc Syrie. Năm 1938, để chiêu dụ Thổ không được ký kết với Đức Quốc Xã, Pháp trả lại vùng Alexandrette cho Thổ Nhỉ Kỳ.

Chớ quên rằng Mustapha Kémal rất thù dai, nuôi chí phục thù, chỉ muốn trả nỗi nhục đã bị Anh-Pháp xé nát Đế quốc Ottoman. Cho nên dù, từ Pháp, đến Anh, Ý, Hy lạp hay ai đi nữa…những quốc gia thắng trận Thế Chiến 1 muốn « xí phần ăn có » chiếm đất Thổ đều bị Kémal, với sự viện trợ và tiếp viện tài chánh của Nga bôn-sơ-vích đánh gục cả. Kết cuộc, Tây phương thua, rút đi. Chỉ báo hại cho hai quốc gia Kurditan và Arménie do Anh Pháp che chở, bị phá tan, chiếm đóng, đân số sát hại, phân tán. Dẹp Kurdistan, dẹp Arménie, dân Thổ cũng cố quyền lãnh đạo Trung Đông đối với dân Ả Rập !

Ngày nay, Recep Tayyip Erdogan đang muốn làm một Atatürk mới. Nhưng nếu Kémal Atatürk đã tạo một quốc gia thế tục, Erdogan lại muốn đem Hồi Giáo làm Quốc Giáo.

Pháp Anh, nay Mỹ vẫn còn ảnh hưởng ở Trung Đông. Nga vẫn còn ảnh hưởng ở Trung Đông. 1916 – 2016. Một trăm năm qua, bàn cờ vẫn thế, quân cờ vẫn thế, thế trận vẫn thế. Những biên cương những biên giới, lãnh thổ đã được vẽ một lần. Sẽ được vẽ lại lần nữa.

Việt Nam ta cũng vậy ? Các cường quốc, các ngoại nhơn sẽ tranh nhauvẽ lại bản đồ biển Đông, bản đồ hinh chữ S. Nước Việt Nam còn là Đại Việt không ? Hay tương lai trở thành Quận Giao Châu, Giao Chỉ ? Câu hỏi được đặt ra - Trả lời do nơi người dân Đại Việt !

Hồi Nhơn Sơn, Mùa lạnh 2016

Phan Văn Song



#13 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 08/12/2016 - 07:25

SỰ CHIA CẮT ẤN ĐỘ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sự chia cắt Ấn Độ là quá trình chia tách Đế quốc Ấn Độ thuộc Anh[1] dẫn đến sự hình thành của các quốc gia có chủ quyền là Pakistan tự trị (sau này phân chia thành Cộng hòa Hồi giáo Pakistan và Cộng hòa Nhân dân Bangladesh) và Liên hiệp Ấn Độ (sau này là Cộng hòa Ấn Độ) vào ngày 15 tháng 8 năm 1947. "Sự chia cắt" ở đây không chỉ nói về sự phân tách tỉnh Bengal của Ấn Độ thuộc Anh thành Đông Pakistan và Tây Bengal (Ấn Độ), và các cuộc chia cắt tương tự khác của tỉnh Punjab thành Punjab (Tây Pakistan) và Punjab, Ấn Độ, mà còn nói đến sự phân chia trong các vấn đề khác, như Quân đội Ấn Độ thuộc Anh, dịch vụ công và các cơ quan hành chính, đường sắt, và ngân quỹ trung ương.
Trong những cuộc bạo loạn xảy ra trước việc phân chia khu vực Punjab, khoảng 200.000 đến 500.000 người đã bị chết trong những cuộc tàn sát mang tính chất báo thù.[2][3] UNHCR ước tính có 14 triệu người Hindu, Sikh, và Hồi giáo phải di chuyển khỏi nơi sinh sống; khiến nó trở thành cuộc di dân lớn nhất trong lịch sử loài người.[4][5][6]
Quá trình tách Bangladesh ra khỏi Pakistan vào năm 1971 không được tính trong thuật ngữ Sự chia cắt Ấn Độ, tương tự như vậy đối với sự phân tách trước đó của Miến Điện (nay là Myanma) khỏi sự quản lý của Ấn Độ thuộc Anh, và ngay cả sự phân tách xảy ra còn sớm hơn của Tích Lan (Sri Lanka ngày nay). Tích Lan từng là một phần của Bang Madras của Ấn Độ thuộc Anh từ năm 1795 đến năm 1798 cho đến khi nó trở thành một nước Thuộc địa Hoàng gia của Đế quốc. Miến Điện, bị người Anh sát nhập dần dần trong thời gian từ 1826 đến 1868 và trở thành một bộ phận của Ấn Độ thuộc Anh cho đến năm 1937, sau đó được quản lý trực tiếp bởi người Anh.[7] Miến Điện được trao trả độc lập vào ngày 4 tháng 1 năm 1948 còn Tích Lan là vào ngày 4 tháng 2 năm 1948. (Xem Lịch sử Sri Lanka và Lịch sử Miến Điện.)
Bhutan, Nepal và Maldives, những quốc gia còn lại của khu vực Nam Á ngày nay, hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi sự chia chắt này. Hai nước Nepal và Bhutan đã ký hiệp ước với người Anh để trở thành quốc gia độc lập, và chưa bao giờ là một phần của Đế quốc Ấn Độ thuộc Anh, do đó biên giới của họ không bị ảnh hưởng của cuộc chia cắt.[8] Quần đảo Maldives, trở thành đất bảo hộ của Hoàng gia Anh vào năm 1887 và sau đó giành được độc lập vào năm 1965, cũng không bị ảnh hưởng bởi cuộc chia cắt.

Năm 1905, Toàn quyền Curzon, được một số người công nhận là một người thông minh và hăng hái, người đã có một kỷ lục ấn tượng về việc bảo tồn khảo cổ và tạo ra một nền hành chính hiệu quả trong nhiệm kỳ đầu, đến nhiệm kỳ thứ hai, chính ông là người đã chia khu vực hành chính lớn nhất của Ấn Độ thuộc Anh, Bang Bengal, thành hai tỉnh Đông Bengal và Assam với đa số dân là người Hồi giáo và tỉnh Bengal với đa số dân theo đạo Hindu (tỉnh này ngày nay bao gồm Tây Bengal, Bihār, Jharkhand và Odisha của Ấn Độ).[9] Quyết định Chia cắt Bengal của Curzon—một hành động được xem là cực kỳ tài tình về mặt hành chính, và được nhiều toàn quyền trước dự tính từ thời Toàn quyền William Bentinck, nhưng chưa bao giờ thực hiện—đã lật nền chính trị dân tộc chủ nghĩa sang một trang mới chưa từng có trước đó.[9] Thành phần quý tộc Hindu tại Bengal, nhiều người trong số họ sở hữu đất đai ở Đông Bengal và sau đó cho những nông dân đạo Hồi thuê lại, đã phản đối quyết định này một cách kịch liệt. Tầng lớp trung lưu Hindu tại Bengal chiếm số đông (Bhadralok), thì cảm thấy thất vọng với viễn cảnh dân Bengal sẽ dần dần bị áp đảo trong tỉnh Bengal mới bởi người đến từ Bihar và Oriya, cảm thấy hành động của Curzon là một sự trừng phạt đối với các quyết định chính trị của mình.[9] Nhiều cuộc phản đối mạnh mẽ quyết định của Curzon đã diễn ra dưới hình thức chủ yếu là chiến dịch Swadeshi ("dùng hàng Ấn") do người từng hai lần làm chủ tịch Quốc hội Surendranath Banerjee dẫn đầu và tẩy chay hàng hóa Anh. Một vài lần những người phản đối đã có những hành động bạo lực lộ liễu nhằm vào thường dân.[10] Tuy vậy, những hành động bạo lực không có hiệu quả, vì đa số những kế hoạch tấn công bị người Anh ngăn chặn từ đầu hoặc bị thất bại.[11] Những khẩu hiệu được sử dụng cho cả hai loại biểu tình là Bande Mataram (tiếng Bengal, nghĩa là: "Hoan hô Mẹ"), tựa đề của bài hát do Bankim Chandra Chatterjee sáng tác, nhắc đến hình tượng một thánh mẫu, người đứng lên vì Bengal, Ấn Độ, và vì thánh Kali của Hindu.[12] Những cuộc biểu tình lan từ Calcutta đến các khu vực lân cận của Bengal khi các sinh viên được thụ hưởng nền giáo dục Anh trở về nhà ở các làng mạc và thị trấn.[13] Màu sắc tôn giáo trong câu khẩu hiệu và sự nổi giận chính trị xuất phát từ quyết định chia tách bắt đầu pha trộn khi những nhóm thanh niên, như Jugantar, tiến hành các vụ đánh bom tòa nhà chính quyền, và thực hiện những vụ cướp có vũ khí,[11] và ám sát các quan chức người Anh.[12] Vì Calcutta là thủ đô của đế quốc, cả sự nổi loạn lẫn câu khẩu hiệu đều nhanh chóng được cả nước biết đến.[12]
Những cuộc biểu tình chống chia cắt Bengal với thành phần tham gia đa số là người theo đạo Hindu đã khiến cho thành phần quý tộc theo đạo Hồi ở Ấn Độ lo ngại sẽ diễn ra một cuộc cải cách có lợi cho người Hindu chiếm đa số. Vào năm 1906, những người này diện kiến ông Toàn quyền mới Bá tước Minto và yêu cầu một khu vực riêng dành cho người Hồi giáo. Đồng thời, họ đòi hỏi một cơ quan đại diện lập pháp tương xứng, phản ánh địa vị thống trị cũ của họ cũng như lịch sử trung thành của họ với người Anh. Việc này dẫn tới việc thành lập Liên đoàn Hồi giáo Toàn Ấn vào tháng 12 năm 1906 tại Dacca. Mặc dù Curzon khi đó đã từ chức vì có mâu thuẫn với người điều hành quân đội Kitchener và đã trở về nước Anh, Liên đoàn này vẫn ủng hộ kế hoạch phân tách của ông. Vị trí của giới quý tộc Hồi giáo, thể hiện bằng các vị trí khác nhau trong Liên đoàn, đã được hình thành trong ba thập kỷ trước đó, bắt đầu từ cuộc Tổng điều tra dân số Ấn Độ thuộc Anh năm 1871, lần đầu tiên ước tính được dân số của những vùng có đa số dân theo đạo Hồi.[14] (Về phần mình, ý muốn ve vãn người Hồi giáo ở Đông Bengal của Curzon xuất phát từ sự lo lắng của người Anh kể từ cuộc điều tra năm 1871—do lịch sử đấu tranh chống người Anh của người Hồi giáo trong Cuộc binh biến 1857 và Chiến tranh Anh-Afghanistan lần hai.[14]) Trong ba thập niên kể từ cuộc tổng điều tra, các lãnh đạo Hồi giáo ở các khu vực phía bắc Ấn Độ đã vài lần chứng kiến sự thù địch của một số tổ chức xã hội và chính trị mới của người Hindu.[14] Ví dụ như nhóm Arya Samaj không chỉ ủng hộ các Nhóm Bảo vệ Bò mang tính kích động,[15] mà còn do số lượng người Hồi giáo được biết đến qua cuộc Điều tra 1871, tổ chức các sự kiện "hoàn đạo" với mục đích đón chào người Hồi giáo trở về lại với đạo Hindu.[14] Tại Uttar Pradesh, những người Hồi giáo trở nên lo lắng, khi vào cuối thế kỷ 19, các đại diện chính trị dần tăng lên, trao cho người Hindu nhiều quyền lực hơn, và người Hindu trở nên tích cực hơn về chính trị trong cuộc tranh cãi Hindu-Urdu và những cuộc bạo lực chống giết bò vào năm 1893.[16] Năm 1905, khi Tilak và Lajpat Rai nỗ lực chạy đua vào vị trí lãnh đạo trong Quốc hội, và chính Quốc hội cũng biểu tình dưới biểu tượng Kali, nỗi lo sợ của người Hồi giáo càng tăng lên.[14] Nhiều người Hồi giáo vẫn chưa quên rằng câu khẩu hiệu trong các cuộc biểu tình, "Bande Mataram," xuất hiện lần đầu trong tiểu thuyết Anand Math trong đó người Hindu đã chiến đấu chống lại những kẻ xâm lăng theo đạo Hồi.[17] Cuối cùng, nhóm quý tộc người Hồi, trong số đó có Dacca Nawab, Khwaja Salimullah, người tổ chức cuộc họp đầu tiên của Liên đoàn tại tư dinh ở Shahbag, nhận ra rằng việc ra đời một tỉnh mới với đa số người Hồi giáo sẽ có lợi trực tiếp cho những người Hồi giáo đang có tham vọng chính trị.[17]

Thanked by 1 Member:

#14 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 08/12/2016 - 18:58

Mọi người xem này, tại sao chúng nó lại dám đặt điều tung tin như thế

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





#15 hoangdinhdao88

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 263 Bài viết:
  • 138 thanks

Gửi vào 08/12/2016 - 19:32

Hôm nọ trên ti vi ở bản tôi xem thấy có một ông quan nói rằng không phải( cái gì quan trọng thì tôi cũng nhớ được nhưng hễ tên quan thì tôi thường bị quên..)tôi là nhân chứng chín qua một lần chuyển đổi ngân lượng,họ chất những bao tải lên xe ngựa và xếp hàng rất dài...sau đó thì ngoài chợ phiên họ cũng rất ngại dụng tiền cũ...cũng may tôi lại không có dùng tiền mà dùng hàng hóa để đổi,chỉ có chút phiền phức cho những người kẻ chợ mà thôi!.

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |