Jump to content

Advertisements




CÁC BÀI VIẾT NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ


55 replies to this topic

#16 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 10/12/2016 - 15:49

Việt Nam qua con mắt nước ngoài:



#17 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 11/12/2016 - 06:52

NỘI CHIẾN SYRIA
--------------------------------
Có 1 điều rất kỳ diệu là toán số của quẻ Ất Tuế kể năm Tân Mão 2011 - thời gian khởi đầu cho xung đột Syria, cũng là lúc Kim Jong Un kế vị - kỳ diệu ở chỗ năm ấy tuế kể đã vào chu kỳ bước nhảy 3928, đồng thời tháng 2 âm lịch chu kỳ nguyệt kể cũng vào bước nhảy 3928.

--------------------------------
Cuộc nổi dậy ở Syria 2011 khởi đầu với hàng loạt các cuộc biểu tình nhỏ diễn ra tại Syria, bắt đầu từ ngày 26 tháng 1, 2011 và chịu ảnh hưởng từ các cuộc biểu tình khác trong khu vực, được miêu tả là chưa có tiền lệ.[24][25]
Tháng 1 năm 2012, Liên Hiệp Quốc cho biết hơn 5.000 người đã bị giết kể từ khi các cuộc biểu tình, phản đối chống lại chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad lần đầu tiên nổ ra hồi cuối tháng 3 năm 2011.[26] Cho đến nay, sau hơn 1 năm, chưa có một nghị quyết LHQ về Syria nào được thông qua, đều do Nga và Trung Quốc phủ quyết.[27]
Phát ngôn viên của Tổng thống Putin là Dmitry Peskov nhấn mạnh, chính sách của Nga về Syria sẽ không thay đổi vì bất cứ sức ép nào. Ông tuyên bố trên hãng tin Interfax rằng, lập trường của Nga là "rõ ràng, cân bằng, nhất quán và hoàn toàn hợp lý. Do đó, chẳng có gì để tranh cãi về việc Nga thay đổi lập trường dưới sức ép của bất cứ ai".
Lý giải vấn đề này, một số nhà phân tích cho rằng, Syria từ lâu là một trong những đồng minh gần gũi nhất của Nga ở Trung Đông. Đồng thời, "người bạn Syria" cũng là một trong những "khách sộp" của ngành công nghiệp sản xuất vũ khí của Nga; cộng với việc cảng Tartus của Syria hiện là căn cứ hải quân bên ngoài lãnh thổ thuộc Liên Xô cũ duy nhất của Nga.[28]
Xung đột ở Syria kéo dài do có sự bất đồng sâu sắc giữa một bên là các nước phương Tây cùng khối Ả Rập và bên kia là Nga, Trung Quốc và Iran, những nước bảo vệ chính phủ Syria.[29] Cho tới cuối tháng 7 năm 2013 theo như công bố của Liên Hiệp Quốc đã có tới 100.000 người chết.[30]
Khoảng 2,6 triệu người Syria đã rời bỏ nước mình và khoảng 4 triệu người đã phải rời bỏ nơi cư trú của mình.[31] Theo các tường thuật của UNICEF trong số những người tỵ nạn có tới 1 triệu trẻ em.[32]. Cuộc khủng hoàng người di cư Syria đã tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo mới tại châu Âu. Nghiêm trọng hơn, các tổ chức khủng bố lợi dụng trà trộn vào dòng người di cư để tới khủng bố châu Âu. Những nguy cơ về an ninh đe dọa làm vỡ kế hoạch nhất thể hóa châu Âu khi khiến nhiều đảng dân tộc cực đoan, thậm chí phát-xít có tiếng nói lớn hơn trong chính quyền[33], một số quốc gia như Anh còn có kế hoạch rời khỏi Liên minh châu Âu. Hiện tại, Anh đã và đang gặp phải một số vấn đề chính trị về việc liệu có rời khỏi Liên minh châu Âu sau cuộc trưng cầu dân ý mà đa số người dân đồng ý rời khỏi vào tháng 6 năm 2016.hiến Syria

Tổng quan
Vào ngày 31 tháng 1, 2011, tờ Wall Street Journal đăng một cuộc phỏng vấn đặc biệt với Bashar al-Assad, Tổng thống Syria, trong đó ông thông báo thời điểm cải tổ. Bình luận về các cuộc biểu tình tại Ai Cập, Tunisia và Yemen, ông nói một "thời đại mới" đang đến với Trung Đông.[34][35] Tuy nhiên, Al-Assad cũng công khai rằng nước ông không cần các cuộc biểu tình trên quy mô lớn như ở Ai Cập

Diễn biến[sửa | sửa mã nguồn]
26 tháng 1, 2011, biểu tình bùng nổ.
19 tháng 3, hàng ngàn người biểu tình khắp Syria trong những cuộc biểu tình lớn nhất nước này trong mấy thập niên.
25 tháng 3, lực lượng an ninh nổ súng vào người biểu tình ở Syria, giết chết ít nhất 20 người.
30 tháng 3, thủ tướng Syria Muhammad Naji al-Otari và nội các từ chức.
8 tháng 4, ít nhất 27 người bị giết trong ở thành phố Daraa miền Nam Syria.
22 tháng 4, hơn 70 người chết trong cuộc biểu tình chống chính quyền lớn nhất tại Syria năm nay.
25 tháng 4, xe tăng của chính quyền Syria tiến vào Daraa, khiến 25 người thiệt mạng, trong khi các cuộc biểu tình lan rộng khắp cả nước.
16 tháng 11, Liên đoàn Ả Rập đình chỉ tư cách thành viên của Syria vì tiếp tục đàn áp nổi dậy.
1 tháng 2 năm 2012, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố, Nga đang tiếp tục thực hiện các hợp đồng bán vũ khí cho Syria, và chở vũ khí sang Syria dù tình hình bạo lực tại đây [37]
4 tháng 2 năm 2012, Nga và Trung Quốc lại phủ quyết một dự thảo của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về Syria, cho dù nội dung đã được làm nhẹ đi rất nhiều. Cho đến nay, sau hơn 1 năm, chưa có một nghị quyết LHQ về Syria nào được thông qua, đều do Nga và Trung Quốc phủ quyết. Giới vận động gọi đây là tạo điều kiện cho chính quyền Damascus 'tiếp tục giết chóc'.[27]
30 tháng 9 năm 2015, Thổng thống Nga V.Putin bất ngờ ra lệnh triển khai các lực lượng Nga tại Syria[38]
24 tháng 11 năm 2015 Nga bắt đầu các hoạt động quân sự trên bộ tai Syria để trợ giúp chính quyền Assad chống lại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) trong khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi 1 máy bay Su-24 của Nga khiến 1 phi công thiệt mạng, một sĩ quan cứu hộ bị phiến quân giết hại[39]
26 tháng 11 năm 2015, Nga bắt đầu triển khai tên lửa phòng không S-400 khiến máy bay Thổ Nhĩ Kỳ không còn xâm phạm không phận Syria[40]
15 tháng 03 năm 2016, Nga bắt đầu rút một phần lực lượng khỏi Syria[41]
17 tháng 3, Tổng thống Nga Putin tuyên bố Nga chỉ cần vài giờ để tái triển khai lực lượng ở Syria[42]
27 tháng 3 năm 2016, Quân đội Chính phủ Syria, Lực lượng vũ trang địa phương và các đơn vị tình nguyện, được sự yểm trợ của Không quân Nga, đã giải phóng hoàn toàn thành phố cổ Palmyra trên trung tâm của sa mạc Syria khỏi tay nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo

Thanked by 1 Member:

#18 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 13/12/2016 - 17:02

Lũ lụt và mùa giáp hạt tại miền Trung

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mùa giáp hạt ở miền Trung không gay gắt, đói kém như mùa giáp hạt ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Nhưng nếu như thiên tai, nhân họa rơi vào mùa giáp hạt thì câu chuyện lương thực của người miền Trung sẽ hết sức bi thảm bởi nhiều yếu tố. Trong đó vấn đề cạn lương thực dự trữ và mất vụ đệm sẽ dẫn đến hệ quả khó lường.

Lương thực dự trữ và vụ đệm

Để hiểu được thế nào là lương thực dự trữ và vụ đệm, có lẽ phải nghe ông Bình, một nông dân ở Đại Lộc, Quảng Nam chia sẻ: “Thường thì vụ ni là vụ đệm, ở miền Trung có các bãi biền để làm vụ này. Người ta trồng dưa leo, đậu xanh, đu đủ, cà chua, cà tím, cà trắng… Các loại hoa củ quả gần như đầy đủ ở vụ đệm này. Vụ này giá thành rất cao, có thể gấp mười, mười lăm lần những vụ khác. Ví dụ như một chục (12 bó) cải xanh trong vụ này lên đến 100 đến 150 ngàn đồng. Vụ này là vụ thu hoạch cao nhất của người nông dân, dành tích lũy cho cả năm. Nhưng nếu gặp mưa lụt thì coi như xong…”.

Ông Bình cho biết thêm là khái niệm mùa giáp hạt ở miền Trung khá mờ nhạt kể từ năm 1995 đến nay, nghĩa là từ khi có Khoán 10, chia đất ruộng cho người nông dân tự canh tác. Nhưng ở một số năm, mùa giáp hạt lại nổi lên như một hiện tượng tự nhiên. Ví dụ như năm 1999, năm có lụt lớn, năm 2010, và năm nay. Những trận lũ lụt liên tục kéo về khiến cho vấn đề dự trữ lương thực bị trục trặc.

Cái trục trặc đầu tiên là lúa bị ướt, hầu hết lúa gạo dự trữ ở Lệ Thủy và ba Đồn, Quảng Bình, ở Hương Khê, Hà Tĩnh đều bị ướt, ngấm nước và nảy mầm. Hiện tại, lúa ở Bình Định, Quảng Ngãi và Quảng Nam cũng bị ướt với số lượng không nhỏ. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến lương thực dự trữ của nông dân. Vì vụ chuyển tiếp từ Hè Thu Muộn sang Đông Xuân là vụ dài nhất, kéo dài gần hai tháng, cộng thêm thời gian chờ thu hoạch lúa Đông Xuân nữa là ngót nghét 5 tháng ròng. Trong khi đó, mùa mưa, không thể làm gì để kiếm tiền, người nông dân phải bán bớt lúa để chi tiêu việc khác. Một khi lương thực dự trữ bị ngập ướt thì nguy cơ đói hiện ra rất rõ.

Và mùa giáp hạt ở miền Trung thực sự trở thành vấn đề nan giải đối với người nông dân một khi thiên tai, nhân họa ập xuống. Còn ở những năm không có thiên tai, người nông dân miền Trung với bản tính ham làm, yêu ruộng đồng của mình, họ không những không bị đói kém mà còn có thể sống một cách thoải mái nhờ nào vụ đệm.

Một nông dân khác tên Trung, Bình Sơn, Quảng Ngãi chia sẻ: “Ở các xã đều ngập hết nước, ngập nhiều, chết người cũng có, ngập hết các loại hoa màu hết. Từ Mộ Đức tới Nghĩa Hành đều bị ngập. Năm nay lúa bị ngập ít do người ta kịp dọn. Riêng hoa màu thì ớt bị ngập hư hết 100% luôn!”.

Giải thích thêm về vụ đệm, ông Trung nói rằng chỉ có miền Trung là có vụ đệm rõ nét nhất. Bởi vì với đặc thù trung du, đồi núi nằm liền kề đồng bằng và có những con sông mang phù sa chảy từ Trường Sơn xuống Biển Đông đã tạo nên những bãi biền bạt ngàn, những khu vườn rộng thoáng. Và những khu vườn, bãi biền này chỉ có thể canh tác tốt nhất vào mùa mưa bởi thời tiết nắng hạn mùa hè không thể canh tác. Vô hình trung, khi các miền khác không thể canh tác hoa màu, rau xanh vào mùa mưa thì miền Trung lại là nơi sản xuất và cung cấp các loại củ quả, rau xanh cho cả nước. Lúc này, giá rau xanh và củ quả khá cao, người miền Trung bội thu vụ rau này.

Việc chăn nuôi cũng vậy, các ao nuôi cá và lồng cá trên sông ở miền Trung thường bội thu vào mùa mưa theo con nước tự nhiên. Thế nhưng một khi các đập thủy điện xả đập, lưu lượng nước dâng lên một cách bất thường sẽ kéo theo hậu quả hoa màu, rau củ quả và các loài cá nuôi không kịp thích nghi, chết hàng loạt. Cứ mỗi lần thủy điện xả lũ thì người miền Trung bị mất trắng vụ đệm mùa Đông.

Hiện tại, nước lũ vẫn tiếp tục dâng cao ở Bình Định, Quảng Ngãi và Quảng Nam, vụ rau đệm và chăn nuôi mùa Đông của nông dân nơi đây xem như hoàn toàn phá sản.............


Thanked by 1 Member:

#19 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 23/12/2016 - 04:52

Sẽ xảy ra cuộc chiến giành nguồn nước ở châu Á?
Nguồn: Brahma Chellaney, “A Water War in Asia?”, Project Syndicate, 27/11/2016.
Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Căng thẳng liên quan đến nước đang gia tăng ở Châu Á – và không chỉ vì các yêu sách mâu thuẫn trên biển. Trong khi các tranh chấp lãnh thổ, ví dụ như ở Biển Đông, thu hút sự chú ý nhiều nhất – suy cho cùng, chúng đe dọa sự an toàn của các tuyến đường biển và tự do hàng hải, điều ảnh hưởng đến cả các cường quốc ngoài khu vực – thì hệ lụy chiến lược của sự cạnh tranh liên quan đến nguồn nước ngọt được chia sẻ giữa các quốc gia lại cũng đáng lo ngại không kém.

Châu Á có tỷ lệ nước ngọt trên đầu người ít hơn bất cứ lục địa nào, và nó đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nước mà theo một nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts thì sẽ tiếp tục tăng cao, với sự thiếu hụt nước trầm trọng dự kiến vào năm 2050. Trong hoàn cảnh mối bất hòa về địa chính trị lan rộng, sự tranh giành các nguồn tài nguyên nước ngọt có thể sẽ là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và sự ổn định lâu dài tại châu Á.

Cuộc chiến thực tế đã bắt đầu, với Trung Quốc là kẻ gây hấn chính. Thật vậy, việc Trung Quốc chiếm đoạt lãnh thổ ở Biển Đông được thực hiện cùng lúc với việc chiếm đoạt một cách âm thầm hơn các nguồn tài nguyên tại lưu vực các con sông chảy xuyên quốc gia. Tái điều chỉnh các dòng sông xuyên biên giới là một phần thiết yếu trong chiến lược của Trung Quốc nhằm khẳng định sự kiểm soát và ảnh hưởng lớn hơn của họ trên toàn châu Á.

Trung Quốc chắc chắn đang ở một vị thế thuận lợi để thực hiện chiến lược này. Nước này khống chế tuyệt đối các lưu vực sông, với 110 sông và hồ xuyên quốc gia chảy vào 18 quốc gia ở hạ lưu. Trung Quốc cũng có nhiều đập nhất thế giới, và họ chưa bao giờ e ngại sử dụng chúng để kiềm chế các dòng chảy qua biên giới. Trên thực tế, các công ty xây dựng đập của Trung Quốc đang nhắm chủ yếu vào các con sông quốc tế chảy ra khỏi lãnh thổ nước này.

Phần lớn các nguồn nước được chia sẻ quốc tế của Trung Quốc đều nằm trên Cao nguyên Tây Tạng mà Trung Quốc đã sáp nhập đầu những năm 1950. Không bất ngờ khi cao nguyên này là trung tâm mới của việc xây dựng đập của Trung Quốc. Thật vậy, Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của Trung Quốc, được công bố năm nay, đã kêu gọi một làn sóng dự án đập mới trên cao nguyên này.

Hơn nữa, Trung Quốc vừa mới chặn dòng một nhánh của sông Brahmaputra, con sông huyết mạch giữa Bangladesh và Bắc Ấn Độ, để xây dựng một con đập trong một dự án thủy điện lớn ở Tây Tạng. Và nước này đang làm việc để ngăn đập trên một nhánh khác của sông Brahmaputra, nhằm tạo ra một loạt các hồ nhân tạo.

Trung Quốc cũng xây dựng sáu siêu đập trên dòng Mekong, con sông chảy vào khu vực Đông Nam Á nơi mà các tác động ở hạ lưu đã nhận thấy rõ. Nhưng, thay vì hạn chế xây dựng các con đập, Trung Quốc lại đang tích cực xây dựng thêm nhiều đập trên sông Mekong.

Tương tự, nguồn cung nước ở Trung Á phần lớn khô cằn đang chịu ngày càng nhiều sức ép khi Trung Quốc chiếm đoạt ngày càng nhiều nước từ sông Illy. Hồ Balkahsh của Kazakhstan đang có nguy cơ bị thu hẹp đáng kể, giống như Biển Aral – nằm trên biên giới với Uzbekistan – vốn gần như khô cạn chỉ trong chưa đến 40 năm qua. Trung Quốc cũng đang nắn dòng sông Irtysh, con sông cung cấp nước uống cho thủ đô Astana của Kazakhstan và cung cấp nước cho sông Ob của Nga.

Đối với Trung Á, các dòng sông xuyên biên giới bị suy giảm chỉ là một phần của vấn đề. Các hoạt động năng lượng, sản xuất, và nông nghiệp của Trung Quốc đang mở rộng vô tội vạ ở Tân Cương thậm chí còn có ảnh hưởng lớn hơn, bởi vì chúng đầu độc nguồn nước của các con sông xuyên quốc gia qua khu vực này bằng các hóa chất độc hại và phân bón, giống như Trung Quốc đã làm với các con sông ở khu vực trung tâm của người Hán.

Tất nhiên, Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất gây nên xung đột về nguồn nước. Như thể để nhấn mạnh rằng tranh chấp lãnh thổ đang xấu đi ở Kashmir cũng có liên quan đến nước bên cạnh đất đai, Pakistan đã lần thứ hai trong một thập niên khởi kiện Ấn Độ ra tòa trọng tài quốc tế theo các điều khoản của Hiệp ước sông Ấn năm 1960. Nghịch lý ở đây là Pakistan, nước ở phía hạ lưu, đã sử dụng hiệp ước đó – vốn là thỏa thuận chia sẻ nguồn nước hào phóng nhất thế giới khi dành hơn 80% lượng nước của 6 con sông thuộc hệ thống sông Ấn cho Pakistan – để duy trì xung đột với Ấn Độ.

Trong khi đó, Lào, đất nước không có biển – với mục tiêu xuất khẩu thủy điện, đặc biệt là cho Trung Quốc, chỗ dựa chính cho nền kinh tế nước này – vừa thông báo với các nước láng giềng về quyết định tiếp tục dự án đầy tranh cãi thứ ba của mình, con đập 912 MW Pak Beng. Lào trước đó đã gạt sang một bên các lo ngại trong khu vực về sự thay đổi dòng chảy tự nhiên để thúc đẩy các dự án đập Xayaburi và Don Sahong. Không có lý do gì để hy vong một kết quả khác vào thời điểm này.

Những hệ quả của việc gia tăng cạnh tranh nguồn nước ở Châu Á sẽ có ảnh hưởng vượt ra ngoài khu vực. Một số quốc gia châu Á lo lắng về an ninh lương thực đã thuê những vùng đất rộng lớn ở vùng châu Phi hạ Sahara, gây ra những phản ứng tiêu cực mạnh mẽ ở vài khu vực. Năm 2009, khi Công ty Hậu cần Daewoo (Daewoo Logistics Corporation) của Hàn Quốc đàm phán một thỏa thuận để thuê gần như một nửa vùng đất có thể canh tác thuộc Madagascar nhằm sản xuất ngũ cốc và dầu cọ cho thị trường Hàn Quốc, các cuộc biểu tình và can thiệp quân sự diễn ra sau đó đã lật đổ một vị tổng thống được bầu lên một cách dân chủ.

Cuộc đua chiếm đoạt các nguồn nước ở châu Á đang kìm hãm ngành nông nghiệp và ngư nghiệp, hủy hoại các hệ sinh thái, và làm gia tăng sự thiếu tin tưởng và bất hòa đầy nguy hiểm trong khu vực. Điều này cần phải chấm dứt. Các nước châu Á cần làm rõ các toan tính chính trị ngày càng mờ ám liên quan đến nguồn nước. Vấn đề then chốt sẽ là các cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả và thỏa thuận về các dàn xếp chia sẻ nguồn nước minh bạch hơn.

Châu Á có thể xây dựng một hệ thống quản lý nguồn nước hài hòa, dựa trên luật lệ. Nhưng nó cần Trung Quốc tham gia. Ít nhất là cho đến nay, điều đó dường như vẫn không có khả năng xảy ra.

Brahma Chellaney, giáo sư ngành nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi và nghiên cứu viên tại Học viện Robert Bosch ở Berlin, là tác giả của chín cuốn sách, trong đó có Asian Juggernaut, Water: Asia’s New Battleground và Water, Peace, and War: Confronting the Global Water Crisis.

- See more at:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#20 satnv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 18 Bài viết:
  • 14 thanks

Gửi vào 26/12/2016 - 13:57

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đinh Văn Tân, on 06/12/2016 - 04:11, said:

Tôi là một nhân chứng thời đại . Sống qua những thời kỳ trước năm 1945 ; 1945-1954; 1954-1975; sau năm 1975 .

Trước năm 1945, đồng bạc Đông dương, giá trị cao lắm . Tôi chỉ thấy đồng 1$ . Có tờ 5$ và tờ 20$ nhưng chưa được cầm giữ .
1$ mua được 1 tạ gạo .

Ngày 11/3/1945 người Nhật trao quyền cho Việt Nam, Vua Bảo đại lập Chính phủ Trần trong Kim . Vẫn dung đồng bạc Đông dương .

Ngày 2/9/1945 thành lập Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cọng Hòa . Ngày 1/12/1945 có phát hành đồng bạc hồi đó dân chúng gọi là đồng bạc Việt Minh (không phải là hình trên hình số 1). đổi ngang đồng bạc Đông dương nhưng có người đổi có người không .

Ở Saigon không ảnh hưởng đến đồng bạc mới nầy .

Ở Huế, tháng 2/1946 Quân Pháp đã đổ bộ ở Thuận an, chiếm lại TP Huế . Chính quyền là cấp Phần của Chính phủ Bảo Đại thành lập tại Saigon , vẫn dung đồng bạc Đông dương .
Vì có 2 đồng bạc đang lưu hành mà ở chợ người ta không "ăn" đồng VM nên những người theo phe VM lúc đó muốn thị uy bằng cách chém chết người không ăn đồng bạc VM ở chợ . Sau đó không còn đồng bạc của VNDCCH nữa .

Ở Hà Nội . Tháng 9/1946 VNDC đã khởi sự đánh nhau với Quân Pháp và quyết liệt vào tháng 12/1946 . Đến tháng 2/1947 thì rút và Chính phủ cũng rút theo.

Từ đây Chính quyền mien Trung và mien Bắc là cấp Phần của Chính quyền Bảo đại thành lập cho đến khi Ông Ngô đình Diệm về chap chánh trước Hiệp định 1954 . Tiền tệ vẫn là đồng Đông dương .

Năm 1955 có đồng bạc chính thức của Việt Nam gọi là Ngân Hàng Quốc gia Việt Nam tiêu dung ở mien Nam .

Như vậy đồng bạc phát hành tháng 5/1947 và năm 1951 chỉ là tiền lưu hành trong nội bộ trong chiến khu .

Đồng bạc phát hành năm 1951 có lẽ lưu hành sau tháng 10 năm 1954 ở mien Bắc.
Đồng tiền mệnh giá 100đ Đông dương đây, tặng mọi người trong diễn đàn nhé.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#21 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 12/05/2017 - 22:06

VN ở đâu trong 'Vành đai và Con đường' của TQ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ngay sau khi Hội nghị Trung ương 5, khóa 12 của Đảng c.... .. Việt Nam kết thúc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang có chuyến thăm Trung Quốc trong thời gian từ 11 đến 15/5/2017.
Ông Trần Đại Quang sẽ dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế "Một vành đai, Một con đường", tổ chức tại Bắc Kinh.
BBC đặt câu hỏi với Tiến sỹ Nguyễn Hữu Quyết từ Đại học Vinh, một chuyên gia chuyên theo dõi tình hình chính trị khu vực, về sáng kiến này.
Tiến sỹ Nguyễn Hữu Quyết: Đằng sau sáng kiến "Một vành đai, Một con đường" là sự thể hiện 'sức mạnh mềm' của Trung Quốc chứ không đơn thuần chỉ là sáng kiến liên kết và hội nhập. Sáng kiến này nhằm tạo 'Một Trục, Hai Cánh', kết nối Con đường Tơ lụa trên biển và Con đường Tơ lụa trên đất liền.
Đây là một sáng kiến rất hay trong xu thế hội nhập và liên kết khu vực cũng như quốc tế, nhưng cũng là cách để thể hiện sức mạnh mềm của Trung Quốc, trong đó có sức mạnh về kinh tế và kết nối để các nước khác trên thế giới xoay trục về phía Trung Quốc, tạo lưu thông kết nối hàng hóa, dịch vụ, thương mại,
Sâu hơn nữa, nó thể hiện tiềm ẩn chính sách của Trung Quốc trong việc bành trướng sức mạnh mềm chứ nó không đơn thuần mang ‎ý nghĩa tích cực.
BBC:Khi Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến này vào năm 2013, người ta cho rằng sẽ có hàng chục quốc gia trên thế giới liên quan hoặc được Trung Quốc mời tham gia chung. Trên thực tế, đến thời điểm này, đã có bao nhiêu nước tỏ ý‎ quan tâm và sẵn sàng tham gia?
TS Nguyễn Hữu Quyết: Các nước ở Trung Á và Tây Á, tức là các nước trong khuôn khổ Shangri-la, hầu như đều đồng thuận ủng hộ sáng kiến này. Ở châu Âu thì có một số nước, trong đó có cả một số thành viên của EU.
Tuy nhiên, các đồng minh chiến lược của Mỹ hầu như đều đang bỏ ngỏ vì áp lực từ chính sách tái cân bằng chiến lược của Hoa Kỳ.
Ngoài ra, Trung Quốc đã thành lập được Ngân hàng Đầu tư Phát triển Hạ tầng Cơ sở châu Á, với sự tham gia của hơn 20 quốc gia. Các nước này về cơ bản đều đồng thuận với Trung Quốc về dự án 'Một vành đai Một con đường', cùng muốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng trên tuyến đường 'Giấc mộng Trung Hoa' đó.
BBC: Trung Quốc nay muốn mở một tuyến đường trên biển và một tuyến đường trên bộ nhằm làm sống lại quá khứ Con đường Tơ lụa trước kia. Việt Nam nằm sát bên Trung Quốc, có chung đường biên giới cả trên bộ lẫn trên biển, lại có những bất đồng, tranh chấp trên biển nữa. Vậy vai trò của Việt Nam trong sáng kiến này là gì? Việt Nam có thể được coi là một mắt xích quan trọng, hay có giá trị chiến lược gì trong sáng kiến này của Trung Quốc không?
TS Nguyễn Hữu Quyết: Tuyến đường này [ở khu vực] sẽ đi qua Jakarta, Kuala Lumpur, quay về Hà Nội rồi nối với các khu vực của Trung Quốc, với điểm đến cuối cùng là cảng Thượng Hải.
Vành đai rộng lớn được tạo ra, nối từ châu Á sang châu Âu. Nhưng xét về địa chính trị, địa kinh tế cũng như địa chiến lược thì Việt Nam không nằm trong toan tính của Trung Quốc để giữ vị thế quan trọng.
Khi kết hợp chiến lược thâu tóm toàn bộ tuyến đường cả trên đất liền lẫn trên biển với chiến lược thôn tính Biển Đông thì Bắc Kinh có lợi thế rất lớn. Bởi sáng kiến này còn kết nối với chiến lược 'Một Trục Hai Cánh' của Trung Quốc.
"Một Trục" là hành lang kinh tế Nam Ninh thuộc Quảng Tây, nối đến Singapore. Hiện họ đang xây dựng cơ sở hạ tầng và đường cao tốc cùng tuyến đường sắt cao tốc.
Còn 'Hai Cánh' thì gồm 'cánh trái' và 'cánh phải'.
'Cánh trái' là hợp tác tiểu vùng sông Me-kong mở rộng, với cơ sở hạ tầng tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, thương mại, đầu tư, với các nước tham gia gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Myamar, Thái Lan cùng tỉnh Quảng Tây, Vân Nam của Trung Quốc, đã bắt đầu từ 2004.
'Cánh phải' là hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng, với các nước tham gia là Lào, Campuchia, Thái Lan, hầu hết 10 nước trong khối ASEAN, cùng các tỉnh của Trung Quốc Quảng Tây, Vân Nam, Hải Nam, Quảng Đông và Hong Kong.
Việt Nam tham gia sáng kiến này sẽ chỉ hưởng lợi trong khía cạnh hội nhập và kết nối, nhưng sẽ phải chịu nhiều bất lợi khác.
BBC: Ông nói rằng nếu tham gia, Việt Nam sẽ được lợi về kết nối và hội nhập, nhưng lại bị những chuyện tổn hại khác, nhất là trong vấn đề Biển Đông?
TS Nguyễn Hữu Quyết: Đúng vậy. Chính xác là các thiệt hại sẽ lớn hơn những điều có lợi.

BBC:Nếu hại nhiều hơn lợi thì Việt Nam có thể đứng ngoài mà không tham gia'Một vành đai, Một con đường' không?
TS Nguyễn Hữu Quyết: Chiến lược 'Một Trục Hai Cánh' đã được ASEAN đón chào rất nồng nhiệt. Việt Nam, với tư cách là một nước thành viên có vị thế trong ASEAN, không thể không ủng hộ được.
Mà 'Một vành đai Một con đường' thì rộng hơn là 'Một Trục Hai Cánh', một là quy mô quốc tế, một là ở tầm khu vực, giữa Trung Quốc với khối ASEAN.
Chưa kể trong xu thế kết nối và hội nhập, Việt Nam không thể đứng ngoài. Nhìn vào tương lai của tuyến đường biển chiến lược, các nước rất được lợi từ sáng kiến này, qua việc giúp trung chuyển hàng hóa, tự do dịch vụ, thương mại, nguồn lực v.v...
Cho nên về tầm nhìn chiến lược thì Việt Nam buộc phải tham gia. Tuy ở trong thế bất lợi nhưng Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc chơi được.
BBC: Nếu buộc phải tham gia vì quyền lợi cũng như áp lực của khối ASEAN thì Việt Nam nên đàm phán với Trung Quốc trong tư thế là một thành viên của ASEAN hay với tư cách riêng của mình, một quốc gia độc lập?
TS Nguyễn Hữu Quyết: Cả hai. Về mặt đa phương, Việt Nam sẽ nói theo quan điểm của ASEAN đối với chiến lược 'Một Trục Hai Cánh'. Chiến lược này có lợi hơn cho Việt Nam nhưng nó lại nằm trong chiến lược tổng thể của Trung Quốc 'Một vành đai Một con đường'. Cho nên rất khó để đánh giá được vấn đề này.
Tôi nghĩ là Việt Nam sẽ dựa trên lập trường của cả hai, cả ASEAN và của riêng Việt Nam. Nhưng nhiều khả năng là Việt Nam ủng hộ mạnh hơn quan điểm của ASEAN. Trong quan hệ song phương thì vẫn còn những vấn đề phức tạp, không minh bạch thông tin được, nhất là trong những chủ đề liên quan tới Biển Đông.
Nên lưu ý tới toan tính của Trung Quốc trong chuyện bành trướng ra Biển Đông. Nếu không thâu tóm được Biển Đông thì rõ ràng Giấc mộng Trung Hoa, đặc biệt là con đường tơ lụa trên biển sẽ thất bại.
BBC: Tức là Việt Nam đang rất lép vế trước Trung Quốc, dù là đàm phán trực tiếp hay đứng chung khối với ASEAN để thương thuyết với Bắc Kinh?
TS Nguyễn Hữu Quyết:Thực chất thì Việt Nam lâu nay luôn kiên định với chính sách tự do độc lập, nhưng sống bên một nước láng giềng khổng lồ và luôn có những toan tính chiến lược thì Việt Nam cũng phải chọn bước đi hòa hiếu. Có những vấn đề buộc phải nhượng bộ, nhưng tôi tin rằng không thể nhượng bộ trong chuyện Biển Đông.
Nói về vấn đề chủ quyền trên biển, lâu nay Việt Nam vẫn ở thế yếu hơn.
Chính sách của Trung Quốc là tích cực tham gia các cơ chế hợp tác đa phương trong khu vực với ASEAN và có nhiều sáng kiến để kết nối ASEAN. ASEAN cũng được lợi từ việc hội nhập kinh tế cùng TQ. Cạnh đó, Trung Quốc đang tận dụng lợi ích song phương lẫn nhau giữa các quốc gia đơn lẻ trong ASEAN với Bắc Kinh để áp dụng biện pháp 'chia để trị'.
Đó là điều bất lợi rất lớn cho Việt Nam.
BBC:Nếu Việt Nam không thể đứng ngoài 'Một vành đai Một con đường', thì vấn đề chi phí của việc tham gia này sẽ thế nào? Khi dự án triển khai trong phần lãnh thổ của Việt Nam, ngân khoản thực hiện sẽ lấy từ đâu?
TS Nguyễn Hữu Quyết: Theo tôi hiểu, nguồn đầu tư cho dự án Một vành đai Một con đường', với mục tiêu chủ yếu để phát triển cơ sở hạ tầng, phần lớn sẽ từ nguồn quỹ của Ngân hàng Phát triển và Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á mà Trung Quốc có vốn đầu tư lớn nhất và cũng là nước có sáng kiến thành lập.
Ngoài ra còn có các nguồn đầu tư từ bên ngoài nữa, và nguồn từ các nước ASEAN nữa. Đó là ba nguồn chính.

Sửa bởi vietnamconcrete: 12/05/2017 - 22:08


#22 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 13/05/2017 - 11:11


Chủ nhật ngày 14 tháng Năm, 28 nhà lãnh đạo từ các nước trên thế giới sẽ tụ hội về Bắc Kinh để thảo luận một kế hoạch khổng lồ với đầu tư hàng trăm tỷ đô la để cải thiện các liên kết thương mại toàn cầu.

Sáng kiến vẫn được biết đến dưới cái tên 'Một vành đai, một con đường' - nhằm thúc đẩy các tuyến giao thông giữa châu Á, châu Phi và châu Âu - là tối quan trọng đối với Chủ tịch nhà nước Trung Quốc, ông Tập Cận Bình.

Nhưng có những quan ngại rằng nó che giấu những tham vọng khác của Trung Quốc ở nước ngoài.





#23 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 14/05/2017 - 18:15

TQ đầu tư 124 tỷ USD vào dự án 'Vành đai, Con đường'

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chính phủ Trung Quốc sẽ đầu tư hàng chục tỷ đô la như một phần trong kế hoạch kinh tế đầy tham vọng để xây dựng lại các cảng, đường sá và mạng lưới đường sắt.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết sẽ chi 124 tỷ đô la cho chương trình có tên gọi "Sáng kiến Một Vành đai Một Con đường".


#24 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 16/05/2017 - 16:57

Châu Âu và Ấn Độ tẩy chay Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thượng đỉnh Con Đường Tơ Lụa thế kỷ 21 tổ chức tại Bắc Kinh kết thúc hôm nay, 15/05/2017. Nhiều thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu từ chối ký kết văn bản về thương mại trong dự án Một Vành Đai Một Con Đường. Đối với New Delhi, tham vọng của Bắc Kinh thiết lập một vành đai từ Âu sang Á xuyên qua Cachemire vùng có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ là một mối đe dọa.


Theo một nguồn tin ngoại giao được hãng tin Pháp AFP trích dẫn, ít nhất 6 nước trong Liên Hiệp Châu Âu gồm Anh, Đức, Pháp, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Estonia từ chối ký kết vào thông cáo kết thúc thượng đỉnh ở Bắc Kinh liên quan đến vế thương mại. Nhiều nước châu Âu tẩy chay đề xuất của Trung Quốc do văn bản này không quan tâm đúng mức đến "các chuẩn mực về môi trường, về các tiêu chuẩn xã hội, không bảo đảm tính minh bạch mỗi khi các cơ quan nhà nước gọi thầu".

Trong trường hợp của Ấn Độ, New Delhi tẩy chay thượng đỉnh Một Vành Đai Một Con Đường tổ chức tại Bắc Kinh trong hai ngày 14 và 15/05/2017 do bất đồng về chủ quyền lãnh thổ, theo như giải thích của thông tín viên đài RFI từ New Delhi, Sébastien Farcis :

"Thái độ kình địch giữa hai Ấn Độ và Trung Quốc trong khu vực lên đến đỉnh cao vào cuối tuần này. Điều ấy được thể hiện qua việc New Delhi tẩy chay thượng đỉnh quốc tế quan trọng được tổ chức tại Bắc Kinh. Thật vậy, từ lâu nay Trung Quốc đã yểm trợ kẻ thù truyền thống của Ấn Độ là Pakistan, xem Islamabad là một trong những cánh tay đắc lực để thực hiện dự án Con Đường Tơ Lụa mới.

Trung Quốc dự trù đầu tư 42 tỷ euro tại Pakistan, với nhiều dự án xây dựng cầu đường, hải cảng. Vấn đề đặt ra là xa lộ chính của dự án vĩ đại này lại đi ngang qua vùng Cachemire của Pakistan, nơi mà từ 70 năm nay Ấn Độ vẫn khẳng định chủ quyền. Đây là điều New Delhi không thể chấp nhận được.


Dù vậy trong cuộc đối đầu với Trung Quốc, Ấn Độ đang trong thế đơn độc. Tất cả các quốc gia trong vùng, ngoại trừ Bhoutan, đều đã ngả vào vòng tay Bắc Kinh. Trung Quốc hứa giúp các quốc gia này nhanh chóng phát triển cơ sở hạ tầng, cấp tín dụng và huy động các tập đoàn xây dựng của Trung Quốc.

Trước mắt, New Delhi đang mở chiến dịch phản công : vận động một vài nước lân cận như là Sri Lanka hay Nepal kháng cự với Bắc Kinh. Nhưng có khả năng, Ấn Độ sẽ khó cưỡng lại trước sức thuyết phục mạnh mẽ của Trung Quốc".


#25 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 24/05/2017 - 03:30

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh phải tiến hành ngay lập tức đòn tấn công đầu tiên (First Strike) mang tên "Golden Tsar" nhằm vào "hệ thống Petrodollas" của Mỹ...

Nếu thành công, thì như tuyên bố của Sergey Glazyev, cố vấn hàng đầu của Kremlin đã cảnh báo các nhà lãnh đạo phương Tây rằng: "Người Mỹ càng hiếu chiến thì họ sẽ càng sớm thấy sự sụp đổ cuối cùng của đồng dollars. Thoát khỏi đồng dollars là cách duy nhất để các nạn nhân thoát khỏi sự xâm lược của Mỹ...và ngay khi Nga và Trung Quốc thông qua, đó có thể sẽ là sự kết thúc của quân đội Hoa Kỳ".

Vậy nguồn cơn, thực chất và sự tác động của nó trong kế hoạch "First Strike" là như thế nào?

Tại sao?... Để cung cấp cho độc giả một cái nhìn tổng thể, trong phạm vi một bài viết là không thể, vì thế chúng ta buộc phải lần lượt đi từ các nội dung, nếu như muốn có nhận thức trọn vẹn...

Phần 1: Bretton Woods - Ngai vàng gãy chân của Mỹ!

Năm 2005 khi Trung Quốc có GDP vượt Nhật Bản chỉ đứng sau Mỹ thì giới học giả, trí thức Trung Quốc gào thét rằng, đã đến lúc Trung Quốc chiếm ngai vàng của Mỹ, thống trị thế giới.

Rồi, năm 2010, Trung Quốc xuất bản cuốn sách "Giấc mơ Trung Quốc - Tư duy nước lớn và định vị chiến lược trong thời đại hậu Mỹ" của đại tá Lưu Minh Phúc-giáo sư, Giám đốc Viện Nghiên cứu xây dựng quân đội, thuộc trường Đại học Quốc phòng Trung Quốc.

Cuốn sách vừa xuất bản tại Bắc Kinh đã trở thành sách bán chạy nhất. Hầu như không có một phản ứng trái chiều nào từ cuốn sách này, mặc dù nội dung cuốn sách nêu các biện pháp soán ngôi Mỹ rất "cải lương" phi thực tế. Sách chỉ có giá trị kích động, đến mức, đọc xong sách này, nhà báo Jeffrey Schmidt thốt lên: "Trung Quốc đã tháo găng tay và đang thách thức sự thống trị thế giới của Mỹ".

Muốn lật đổ "ngai vàng" của Mỹ thì đương nhiên là không đơn giản vì nó được Mỹ bảo vệ bằng một lực lượng quân sự hùng mạnh, nhưng ít nhất anh phải xác định "ngai vàng" của Mỹ là cái gì, nó ở đâu...để mà nhắm tới, còn nếu không thì chỉ là con thiêu thân...

Giấy phép in tiền cho Cục dự trữ Liên bang

Vào năm 1941, tại khách sạn Mount Washington ở Bretton Woods, New Hampshire. Cuộc tụ họp lịch sử bao gồm 730 đại biểu từ 44 quốc gia đồng minh...đã ra đời một thỏa thuận "Bretton Woods"...

Theo đó, về cơ bản, tất cả các loại tiền tệ được gắn liền với đồng dollas Mỹ và được chốt lãi suất cố định với vàng...Tức là đồng dollars Mỹ hoàn toàn chuyển đổi thành vàng với lãi suất cố định là 35 dollars một ounce trong cộng đồng kinh tế toàn cầu.

Sự chuyển đổi quốc tế sang vàng đã làm giảm bớt mối quan tâm về chế độ tỷ giá cố định và tạo ra một cảm giác về an ninh tài chính giữa các quốc gia trong việc Pegging (hành động thiết lập một tỷ giá hối đoái cố định giữa hai loại tiền tệ) giá trị đồng tiền của họ với đồng dollars.

Rõ ràng, cách bố trí Bretton Woods cung cấp một lối thoát hiểm: nếu một quốc gia cụ thể không còn cảm thấy thoải mái với đồng dollars, họ có thể dễ dàng chuyển đổi đồng dollars của họ thành vàng.

Sự sắp xếp này giúp khôi phục lại sự ổn định cần thiết trong hệ thống tài chính, nhưng nó cũng đã hoàn thành một điều rất quan trọng khác: Thoả thuận Bretton Woods lập tức tạo ra nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ đối với đồng dollars Mỹ như là phương tiện trao đổi được ưu tiên. Và, tất nhiên, nhu cầu về một nguồn cung lớn dollars là tất yếu...

Chính phủ Mỹ, trên danh nghĩa, hưởng lợi từ nhu cầu toàn cầu đối với đồng dollars Mỹ này, vì chính điều này đã cấp cho chính phủ Mỹ một "giấy phép" in tiền. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là chính phủ Mỹ "có tiếng nhưng không có miếng" khi quyền in tiền nằm trong tay Ngân hàng Trung ương tư nhân và Cục dự trũ Liên Bang (FED).

Để dành quyền in tiền cho chính phủ, ngày 4/6/1963, J. Kennedy ký sắc lệnh tổng thống No. 11110, theo đó, trao quyền in tiền cho Bộ tài chính Mỹ. Đây là các tờ "dollars Mỹ" đích thực có mệnh giá 2 USD và 5 USD mang dòng chữ "A banknote of the United States" thay vì là "A banknote of the Federal reserve" đã được in ra.

Kennedy đã làm điều này đúng luật, trả lại quyền in tiền cho chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, các lãnh đạo FED thấy điều đó là sự phản bội tồi tệ, sau tất cả, chính họ đã đặt Kennedy lên ghế tổng thống. Các nhà lãnh đạo FED đã lo sợ hành động của Kennedy khi việc in mệnh giá lớn hơn sẽ tiếp nối mệnh giá nhỏ, và tương lai Kennedy sẽ đẩy FED hoàn toàn ra khỏi quyền in tiền là không xa.

Với sắc lệnh Tổng thống No.11110, Kennedy tưởng rằng đã bắt đầu quá trình loại bỏ êm dịu FED ra khỏi quyền in tiền, nhưng thật đáng buồn nó cũng chính là bản án tử hình cho J. Kennedy. Vào ngày 22 tháng 11 năm 1963 Kennedy bị ám sát.

Kể từ đó, chẳng còn TT Mỹ nào dám thử tự in tiền nữa, cho dù sắc lệnh tổng thống No.11110 vẫn còn nguyên hiệu lực (bất kỳ ai lên thay Kennedy bãi bỏ sẽ trái luật).

Rốt cuộc, FED vẫn nắm chắc quyền in tiền và do đó, người thụ hưởng chính của nhu cầu toàn cầu tăng lên đối với đồng USD là ngân hàng trung ương Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang...

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao dòng đầu tiên đập vào mắt trên tờ dollars Mỹ là Dự trữ Liên bang (Federal Reserve Note)? Câu trả lời là đơn giản là dollars Mỹ được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ in ra.

Như vậy, Cục dự trữ liên bang Mỹ có một mối quan tâm rõ ràng trong việc duy trì nhu cầu toàn cầu ổn định và ngày càng tăng đối với đồng dollars Mỹ vì họ tạo ra chúng và sau đó kiếm được lợi nhuận với lãi suất mà họ đặt ra. Quá tuyệt vời.

Tất nhiên, người tiêu dùng Mỹ, Chính phủ liên bang và Cục Dự trữ Liên bang đều có lợi cho các mức độ khác nhau từ nhu cầu toàn cầu đối với đồng dollars Mỹ bắt nguồn từ thỏa thuận Bretton Woods.

Cú "shock Nixon" 1971, trò chơi "Bretton Woods" kết thúc!

Dưới thời Johnson cầm quyền, cuộc chiến Việt Nam đã khiến nợ quốc gia là 354 tỷ USD, đến thời Nixon cuộc chiến chưa kết thúc đã khiến chính phủ Mỹ mắc nợ thêm 121 tỷ đưa tổng số nợ lên 475 tỷ USD, một con số kỷ lục khổng lồ thời đó. Nợ tăng lên này, cộng với các khoản nợ khác phát sinh từ một loạt các chính sách tài khóa và tiền tệ nghèo nàn, là điều rất có vấn đề với vai trò tiền tệ của Mỹ...

Nhưng đó không phải là các vấn đề tài chính của Mỹ khiến cộng đồng kinh tế quốc tế quan tâm nhất mà thay vào đó, sự mất cân bằng về dự trữ vàng của Mỹ đối với mức nợ mới là điều đáng báo động nhất.

Hoa Kỳ đã tích luỹ rất nhiều khoản nợ mới nhưng không có tiền để trả. Tình hình tồi tệ hơn, dự trữ vàng của Mỹ ở mức thấp nhất ở mọi thời đại khi nhiều quốc gia bắt đầu yêu cầu vàng từ Mỹ để đổi lấy đồng dollars của họ nắm giữ.

Tình hình đã khiến Mỹ mắc kẹt, buộc phải cung cấp tiền thật (vàng) để đổi lấy dòng tiền giấy giả (tờ dollas).Mỹ đã chảy máu vàng, và Washington biết hệ thống dollars cho vàng theo Bretton Woods không còn khả thi.

Ngày 15/8/1971, Tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố "đóng cửa sổ vàng". Theo đó, đồng dollars chính thức từ bỏ tiêu chuẩn vàng. Trò chơi theo thỏa thuận Bretton Woods này kết thúc...cũng có nghĩa "ngai vàng Bretton Woods" mà Mỹ ngồi lâu nay đã "gãy chân" đã đến lúc thay thế...

Có thể nói, việc tuyên bố "đóng cửa sổ vàng" của Tổng thống Mỹ Nixon là một quyết định cực kỳ sáng suốt của giới chính trị, kinh tế, tinh hoa của nước Mỹ. Tất nhiên, Mỹ không chỉ dừng lại ở đó mà một chiến lược tiếp theo để duy trì đồng dollars thành chúa tể thế giới cực kỳ ngoạn mục...

Mỹ lại thiết lập và ngồi lên một "ngai vàng" khác vững chãi, chắc chắn, hơn bao giờ hết. "Ngai vàng" mang tên "Hệ thống petrodollars" trứ danh chứng tỏ uy lực từ năm 1975 đến nay đã đưa Mỹ trở thành một quốc gia bá chủ thế giới thực thụ...

Phần 2: Hệ thống Petrodollars - Ngai vàng hiện đại của Mỹ

Sự phát triển của loài người đã trải qua nhiều thời kỳ đồ đá, đồ đồng....và bây giờ là thời dầu mỏ. Khác với vàng, dầu mỏ dùng để sản xuất, tiêu thụ, hoạt động mà thiếu nó loài người trở về thời kỳ trung cổ...Do vậy, dầu mỏ và thành phần của nó hầu như có mặt trong toàn bộ đời sống, hoạt động của loài người hiện đại...

Hiện nay thế giới tiêu thụ hơn 100 triệu thùng dầu trong một ngày, một số lượng khổng lồ được hút lên từ lòng đất...vì thế ai làm chủ được nguồn cung dầu mỏ là làm chủ được nền kinh tế toàn cầu...

Người Mỹ đã nhận ra điều này và sau khi kết thúc trò chơi "dollars cho vàng", họ đã thực hiện một kế hooạch mới là "dollars cho dầu" hay Petrodollars.

Có thể nói "Petrodollars" đã thể hiện tầm nhìn xa của các nhà tinh hoa chính trị-kinh tế nước Mỹ. Chính hệ thống Petrodollars đã biến đồng dollars trở thành một đồng tiền chung của quốc tế mà không ai có thể cưỡng lại khiến cho nước Mỹ ngồi chắc trên ngai vàng bá chủ thế giới hiện đại.

Vậy Petrodollars là gì?

Trả lời ngắn gọn, cốt lõi nhất cho câu hỏi này là, tất cả dầu khai thác được đều phải dùng dollars để mua. Chấm hết.

Arabia Saudi là quốc gia có trữ lượng và số lượng khai thác dầu mỏ lớn nhất thế giới được Mỹ nhắm tới và một thỏa thuận Mỹ-Arabia Saudi ra đời, theo đó:

Mỹ sẽ bảo vệ quân sự cho các mỏ dầu của Arabia Saudi. Mỹ cũng đồng ý cung cấp vũ khí cho Saudi, và có lẽ quan trọng nhất là đảm bảo bảo vệ ngai vàng hoàng tộc nhà Saudi khỏi bị Israel xâm lược, lật đổ (thời đó Israel được coi như một quốc gia "sát thủ", hùng mạnh trong cuộc chiến Trung Đông).

Đổi lại, Arabia Saudi phải đáp ứng 2 điều khoản:
  • Nhà Saudi phải từ chối tất cả các loại tiền tệ khác để thanh toán cho việc mua dầu mỏ ngoại trừ đồng dollars.
  • Arabia Saudi sẽ mở cửa cho đầu tư tiền dư thừa thu được từ bán dầu của họ vào chứng khoán nợ của Hoa Kỳ.
Có thể coi đây là một cú "trúng thầu" của Mỹ tại Arabia Saudi mà không chỉ thế, Mỹ còn "trúng thầu" toàn bộ các nước Ả Rập tại Trung Đông. Bởi vì đến năm 1975, toàn bộ OPEC cũng đều thực hiện 2 điều khoản này để đổi lấy "hợp đồng bên B" của Mỹ.

Như vậy, với bộ óc thông minh thiên tài của giới tinh hoa chính trị Mỹ, đặc biệt là Nixon và Kissinger, họ đã thành công khi tiếp tục duy trì nhu cầu toàn cầu của đồng dollars sau thất bại của Bretton Woods. Không chỉ thế, nó còn được tăng mạnh khi hệ thống Petrodollars đã hoạt động khi nhu cầu về năng lượng dầu mỏ ngày càng tăng trên thế giới.
Lợi ích "khổng lồ" của Petrodllars

Lợi ích đầu tiên, phải đề cập đến là Hệ thống Petrodollars đã "khuyến khích" xuất khẩu giá rẻ sang Mỹ, người tiêu dùng Mỹ được hưởng lợi lớn từ các quốc gia trên thế giới (thế mới gọi là bá chủ)...

Cả thế giới này quốc gia nào cũng cần dầu, mua dầu, vậy làm sao có đồng dollars để mua?

Cách dễ nhất để có được tiền dollars Mỹ là thông qua các thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, đây không phải là một giải pháp lâu dài hữu hiệu vì nó rất tốn kém. Do đó, nhiều quốc gia đã lựa chọn phát triển chiến lược xuất khẩu sang thị trường Mỹ để có dollars mua dầu...

Chẳng hạn, Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên nên phải nhập khẩu một số lượng lớn hàng hóa, bao gồm dầu mỏ. Muốn có nhiều tiền dollars Mỹ để mua dầu thì tất cả các hàng hóa phải xuất sang Mỹ để thanh toán tiền dollrs.

Trung Quốc trước đây, khi Nga chưa nổi đình nổi đám như hiện nay, cũng vậy thôi đều coi Mỹ là thị trường lớn, sống còn, là "công trường thế giới" (chủ yếu của Mỹ) mà không có nó thì không chỉ thất nghiệp mà không có tiền dollars để mua dầu...

Rốt cuộc hàng hóa, dịch vụ giá rẻ (vì bị ép giá) và tiên tiến nhất, tốt nhất, là tinh hoa của nhân loại (cho xuất khẩu) ùn ùn đổ về Mỹ, người tiêu dùng Mỹ được lợi quá lớn.

Điều thú vị nhất là, nếu như trước đây trong thời kỳ Bretton Woods, Mỹ phải buộc cung cấp tiền thật (vàng) để đổi lấy dòng tiền giấy giả (tờ dollas) thì giờ đây ngược lại, các quốc gia buộc phải đem vàng, hàng hóa (tiền thật) để đổi lấy (tờ giấy lộn) dollars. Hay hơn nữa là cái "tờ giấy lộn màu xanh" này lại do Mỹ in ra...

Và tiếp theo, đây là lợi ích chính, cốt lõi của hệ thống Petrodollars:

Hệ thống Petrodollars, về bản chất, Mỹ nhận được khoản vay kép từ mỗi giao dịch dầu mỏ trên toàn cầu từ 2 điều khoản trên, cụ thể:
  • Bất kỳ quốc gia nào đều phải mua dầu mỏ bằng tiền dollars của Mỹ.
  • Lợi nhuận vượt trội của các quốc gia sản xuất dầu sau đó được đưa vào các chứng khoán nợ của chính phủ Mỹ được tổ chức tại các ngân hàng phương Tây.
Petrodollars đã đem đến cho nước Mỹ 3 cái lợi lớn trong thấy:

1- Làm tăng nhu cầu toàn cầu của đồng dollars của Mỹ.

Rõ ràng khi nhu cầu về dầu của thế giới tăng mạnh thì nhu cầu cần dollars để mua nó càng tăng. Đến đây FED sẵn lòng để in ra dollars để cung cấp, để cho vay...nếu bạn cần và theo ý muốn của FED. Giấy phép in tiền của FED được cấp trở lại sau khi Mỹ "đóng cửa sổ vàng".

Và thực tế, "ấn phẩm" của Cục dự trữ Liên bang (FED) thực sự đã cho các nhà tài phiệt chính trị tại Washington chi tiêu nhiều hơn, tạo ra trạng thái phúc lợi và chiến tranh...mà như Cố vấn hàng đầu của Kremli ông Sergey Glazyev đã tuyên bố ở phần đầu bài viết...

2- Làm tăng nhu cầu toàn cầu với chứng khoán nợ Mỹ.

Một trong những khía cạnh nổi bật nhất của hệ thống petrodollar là yêu cầu các quốc gia sản xuất dầu lợi nhuận dầu dư thừa của họ và đặt chúng vào chứng khoán nợ Mỹ ở các ngân hàng phương Tây.

Đây là sách lược gọi là " tái chế petrodollar " bởi Henry Kissinger đã đặt ra. Thông qua việc sử dụng độc quyền dollars cho các giao dịch dầu, và sau đó gửi lợi nhuận quá mức của họ vào chứng khoán nợ Mỹ, hệ thống petrodollar là một "giấc mơ trở thành sự thật" cho một chính phủ chi tiêu như Hoa Kỳ.

Chi tiêu thỏa mái, đến nay nợ quốc gia của Mỹ đã có một con số khổng lồ là 19.160 tỷ USD, đã khiến đôi ba lần chính phủ đứng trước nguy cơ đóng cửa nhưng chỉ cần một vài "thao tác" của FED là chính phủ Mỹ hoạt động trở lại như đã thấy...

3- Tất nhiên, Mỹ có thể dùng tiền Mỹ, thứ giấy mà chỉ duy nhất Mỹ in ra được, để mua dầu.

Tất cả các quốc gia phải mua dầu bằng dollars kể cả Mỹ, nhưng với Mỹ có sự khác biệt là Mỹ thanh toán 100% lượng dầu nhập khẩu bằng chính ngay "tờ giấy" mà mình in ra. Thử hỏi trên thế giới này có quốc gia nào, ngoài Mỹ, có thể in tiền để mua dầu và sau đó các quốc gia sản xuất dầu lại giữ nợ cho tiền in đó?

Để có thể quản lý kế hoạch in tiền tệ rộng lớn và toàn cầu, Mỹ và các đồng minh ở Tây Âu đã thành lập vào năm 1973 cái gọi là Hiệp hội Toàn cầu Hệ thống Thông tin Tài chính liên ngân hàng (SWIFT) - hệ thống nhắn tin kết nối với mọi ngân hàng trên thế giới và chuyển hàng tỷ đô la mỗi ngày.

Hệ thống nhắn tin SWIFT là yếu tố sống còn đối với sức khoẻ của toàn bộ nền kinh tế toàn cầu và được Mỹ đã sử dụng như một "vũ khí chiến tranh" khi Obama đã ra lện ngắt kết nối cho Iran khiến Iran rơi vào hỗn loạn về kinh tế...

Như vậy có thể nói, hệ thống Petrodollars là một công cụ để Mỹ bá chủ thế giới có hiệu lực. Có nó là có tất cả và "1% người Mỹ tại phố Wall" sẽ làm tất cả để không ai có thể động đến hệ thống Petrodolallrs này, sẵn sàng dùng sức mạnh quân đội để ra tay.


Nhận xét: Tất cả những thứ trên đều hoạt động trơn chu cho đến khi nước Nga của Putin xuất hiện. Nga sẵn sàng bán dầu mỏ, khí đốt để đổi lấy đồng tiền khác ngoài đôla Mỹ và thông qua đó phá đi vị thế độc quyền của đồng đôla dầu mỏ. Một số nước khác như Iran cũng theo gương và loại bỏ đôla Mỹ khỏi giao dịch dầu mỏ của họ.

Không chỉ có vậy, Nga cùng Trung Quốc còn tích cực xây dựng một hệ thống tài chính độc lập với hệ thống tài chính Mỹ. Thông qua đó, họ cho thế giới một lựa chọn thoát khỏi đồng đôla Mỹ. Đột nhiên, Mỹ không còn có thể in ra nguồn tiền vô tận để phung phí vào các cuộc chiến tranh và duy trì vị thế bá chủ thế giới của họ nữa.

Đó là lý do tại sao đồng đôla dầu mỏ là thứ tạo nên sức mạnh, đồng thời cũng là gót chân Asin của Đế chế Hoa Kỳ. Như một con nghiện vật vã khi bị cắt thuốc, các thế lực ngầm đang cai trị Mỹ sẽ làm mọi cách để đảo ngược tình thế, như chúng ta đã thấy tại Libya, Ukraine, Syria, v.v... Tuy nhiên sự sụp đổ của Đế chế Hoa Kỳ là điều tất yếu, và nó đang đến rất gần.

Sửa bởi vietnamconcrete: 24/05/2017 - 03:32


Thanked by 2 Members:

#26 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 24/05/2017 - 03:42

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hợp đồng Hoán đổi Rủi ro Tín dụng (Credit Default Swap - CDS), Chứng khoán Đảm bảo bằng Thế chấp (Mortgage Backed Securities - MBS), đầu tư từ dưới lên, giao dịch tần suất cao, bán khống không đảm bảo (naked short sale)... đấy là những thuật ngữ phức tạp mà bạn gặp khi bắt đầu khám phá khu rừng rậm tài chính.

Nhưng đừng lầm. Sự lạm dụng thuật ngữ này là có ý đồ nhằm gây lầm lẫn và tiêu diệt mọi động lực tìm hiểu khám phá thêm nữa. Rõ ràng là "bọn họ" không muốn bạn hiểu bởi vì họ đang giấu giếm một số bí mật bẩn thỉu bọc trong những thuật ngữ nghe có vẻ phức tạp.

Tuy nhiên, cạo bỏ lớp vỏ ngoài có vẻ phức tạp này và bản chất của tài chính trở nên đơn giản đến đáng ngạc nhiên... và kinh tởm nữa. Mục tiêu của bài viết này là giải thích, bằng ngôn ngữ thông thường, những nguyên tắc tài chính và sự nô lệ mà hầu hết các cá nhân và quốc gia đang phải chịu. Tôi cũng sẽ chỉ ra tại sao có thể chẳng bao lâu nữa mọi thứ sẽ đổi khác rất nhiều và đưa ra một số lời khuyên hữu ích cho sự xáo động tài chính ở phía trước.

Tóm tắt tổng quan ngắn gọn về tài chính

Các diễn viên là ai?

Trong thế giới tài chính, nguyên lý nhị nguyên có mặt ở hầu hết mọi nơi. Bạn hoặc là ông chủ, hoặc là nô lệ. Các ông chủ là một nhóm nhỏ những cá nhân giàu có một cách quá mức và không có lương tâm. Chúng có nhiều cái tên: hội kín quốc tế, giới chủ ngân hàng, giới siêu giàu, nhóm 0,1%, đầu sỏ chính trị, v.v...

Mục tiêu duy nhất của chúng là tiền bạc, quyền lực và sự kiểm soát. Chúng sẽ không bao giờ có đủ và chúng sẵn sàng làm bất cứ điều gì để có nhiều hơn nữa. Cơ sở địa lý và ý thức hệ của chúng là đế quốc Anh - Mỹ, nhưng chúng không biết đến biên giới, không có tổ quốc, không có khái niệm gì về dân tộc hay lòng yêu nước. Đối với chúng, quốc gia giống như những khách sạn, tồn tại chỉ để sử dụng, lạm dụng, và khi không còn hữu ích nữa thì phá hủy. Chúng có lòng khinh bỉ sâu sắc đối với những người mà chúng coi không hơn gì các nô lệ để chúng khai thác, lạm dụng và lừa dối.

Tiền là gì?

Bây giờ chúng ta đã biết thêm một chút về dàn diễn viên của vở kịch này, hãy xem xét đến tiền. Hãy nhìn tờ 20 đôla này. Bạn thấy gì? Về cơ bản, nó là một mảnh giấy với vài hình ảnh và chữ viết in trên đó. Mặc cho tất cả những lời láo toét về việc tiền tệ là sự phản ảnh của nền kinh tế quốc gia, về sự đảm bảo cho tiền tệ bằng tài sản dự trữ quốc gia, tờ tiền mà bạn đang thấy không phải là cái gì khác:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ờ 20 đôla trước năm 1971. Lưu ý vùng được khoanh đỏ: "Chứng chỉ vàng" và "hai mươi đôla tiền vàng được trả cho người mang theo yêu cầu".


Hãy suy nghĩ về điều đó. Để các chủ ngân hàng in ra một tờ 20 đôla, tất cả những gì họ cần là giấy và mực. Bạn nghĩ cần bao nhiêu chi phí để in ra một tờ 20 đôla, nhớ rằng hàng triệu tờ được in ra mỗi đợt? Khoảng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Nhưng khi tờ giấy đó được đưa cho bạn, nó được hóa phép thành tương đương với 20 đôla giá trị công sức hay tài sản thực sự. Cùng một quá trình như vậy xảy ra với những đồng 50, 100 đôla, v.v...


Đó là điều quan trọng nhất cần hiểu: tiền được tạo ra từ hư không. Nhưng sự dối trá này quá kinh khủng, quá tởm lợm với tâm trí đến nỗi chúng ta gặp rất nhiều khó khăn để chấp nhận sự thật đó.

Dĩ nhiên, không phải lúc nào cũng dễ dàng như vậy. Trong hầu như suốt cả lịch sử hiện đại, tiền giấy phải được đảm bảo bằng tài sản vật chất, thường là vàng. Và bạn có thể đi ra ngân hàng và đổi tờ tiền giấy của bạn lấy vàng vật chất (xem bức hình đồng đôla trước năm 1971). Nhưng từ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, đồng đôla không còn chuyển đổi thành vàng được nữa. Nó không được đảm bảo bởi bất cứ cái gì.

Vì vậy giá trị duy nhất của nó là cái mà chúng ta gán cho nó. Niềm tin tập thể là yếu tố chính trong quá trình phù phép kinh tế mà chúng ta đang nói tới. Tâm lý thị trường là một yếu tố mạnh mẽ cho cả cái tốt lẫn cái xấu. Tôi sẽ nói thêm về điểm này sau.

Ai tạo ra tiền?

Tạo ra tiền có thể là điều tốt. Trong quá khứ, các quốc gia có thể trực tiếp tạo ra tiền như một sự phản ảnh trung thực tình trạng kinh tế của họ, và tiền được tạo ra không có lãi suất nhằm mục đích kích thích phát triển. Nhưng thời kỳ của sự khôn ngoan trong kinh tế đã qua từ lâu rồi. Ngày nay, các quốc gia vay số tiền lớn đến mức khủng khiếp, với lãi suất dương. Số tiền này được tạo ra bởi một số ít ngân hàng tư nhân, còn được gọi là ngân hàng trung ương, và nó thậm chí không đến tay người dân. Vâng, bạn đã đọc đúng đấy. Tờ tiền mà bạn đang cầm trong tay được tạo ra từ hư không bởi bọn đầu sỏ tài chính. Nhưng lượng mồ hôi, công sức mà bạn bỏ ra để kiếm được nó là rất thực.

Lý do ngụy biện dùng để biện minh cho việc tạo ra tiền bởi các ngân hàng tư nhân là chính phủ không đủ khôn ngoan, và nếu họ được phép in tiền, họ sẽ tạo ra quá nhiều và gây bất ổn cho thị trường. Đó là một sự dối trá. Kỷ lục về lượng tiền nhiều nhất từng được tạo ra cùng một lúc xảy ra sau cuộc khủng hoảng năm 2008 (xem về

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(quantitative easing), một thuật ngữ khó hiểu khác có nghĩa đơn giản là "in tiền như một thằng điên"), và chính các chủ ngân hàng tư nhân chứ không phải các chính phủ là kẻ tạo ra lượng tiền đó.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sự gia tăng của chỉ số cung ứng tiền tệ: M1 (đỏ) và M2 (xanh lá cây) (1981-2013)





Bao nhiêu tiền đã được tạo ra?



Sự gia tăng của chỉ số cung ứng tiền tệ: M1 (đỏ) và M2 (xanh lá cây) (1981-2013)
Câu trả lời ngắn gọn là: "Chúng ta không biết chính xác nhưng chắc chắn là rất nhiều". Lượng tiền tạo ra được gọi là "cung ứng tiền tệ". Tùy thuộc vào loại tiền (tiền xu, tiền giấy, thẻ tín dụng, tài khoản tiết kiệm, v.v...) mà cung ứng tiền tệ được chia thành các nhóm nhỏ và đánh ký hiệu M1, M2, M3.

Vấn đề là ở chỗ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (nó không phải của Mỹ, cũng không phải liên bang hay dự trữ gì cả, mà là một ngân hàng tư nhân phục vụ độc quyền cho lợi ích của các chủ nhân của nó) đã ngừng công bố dữ liệu liên quan đến tổng số tiền được tạo ra. Chỉ một phần dữ liệu (M1 và M2) được tiết lộ và chúng cho thấy sự gia tăng nhanh chóng đến nghẹt thở và không thể duy trì lâu bền được. Nhưng M3, chỉ số tiền tệ lớn nhất, không còn được công bố từ năm 2006. Tại sao không công bố M3 nếu mức độ của nó là hợp lý?

Nợ là gì?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Mức thu nhập trung bình 1980 - 2012. Từ trên xuống: nhóm đỉnh 0.01%; đỉnh 0.1%; đỉnh 1%; đỉnh 10%; 90% còn lại.

Tiền có thể được trao tay để đổi lấy hàng hóa và dịch vụ, nhưng nó cũng có thể được cho vay với thỏa thuận trả nợ trong tương lai. Trong nhiều thập kỷ, cho vay lấy lãi bị coi là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, nhưng thời kỳ ấy cũng đã qua từ lâu.

Ngày nay, cho vay đi kèm với lãi suất. Khi bạn vay $100, bạn cuối cùng sẽ phải trả $120, $150 hay $200. Lãi suất được biện minh như sự bồi hoàn cho rủi ro. Một lần nữa, cái đó là hoàn toàn láo toét. Khi bạn vay tiền, ngân hàng nắm giữ nhà của bạn (lấy ví dụ) để làm thế chấp. Vì vậy, nếu bạn không trả số tiền mà họ tạo ra từ hư không (thậm chí không cần vay từ ngân hàng trung ương), họ sẽ lấy ngôi nhà rất hữu hình của bạn. Về khía cạnh này, bạn là người phải chịu rủi ro, và do đó bạn là người phải được bồi hoàn chứ không phải họ!

Sự ngụy biện của lãi suất dương bị vạch trần thêm nữa khi các ngân hàng trung ương bắt đầu đặt ra

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đối với các ngân hàng khác. Đây là nỗ lực tuyệt vọng nhằm bơm tiền vào hệ thống ngân hàng tha hóa và do đó rất bấp bênh. Dĩ nhiên, lãi suất âm chỉ được đề xuất với các ngân hàng, trong khi chúng ta, những người dân, tiếp tục trả lãi suất dương.

Lưu ý rằng ngay trong nguyên tắc của sự vay nợ chứa đựng một trong những khía cạnh tiêu cực nhất của tài chính hiện đại: kẻ giàu có rất nhiều tiền nên chúng có thể cho vay. Người nghèo không có tiền nên họ phải vay. Khi kết thúc khoản vay, kẻ giàu lấy lại vốn + lãi suất (chúng trở nên giàu hơn), người nghèo phải trả khoản tiền vay + lãi suất (họ trở nên nghèo hơn). Do vậy, vay nợ là một trong những nguyên nhân chính khiến sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng.

Ngày nay,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(trong đó 60 là người Mỹ) có tổng số tài sản hơn một ngàn tỷ đôla. Đó là tổng thu nhập hàng năm của 3,5 tỷ người nghèo nhất.

Ai quyết định lãi suất?


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Việc cướp bóc trá hình ở Hy Lạp đã đẩy hàng triệu người vào cảnh nghèo khổ và xuống đường

Những kẻ tạo ra tiền cũng là những kẻ quyết định lãi suất. Để duy trì ảo tưởng về sự công bằng và phân chia quyền lực, chúng tạo ra các tổ chức bù nhìn gọi là "tổ chức xếp hạng tín dụng" (Fitch, Standard & Poor, v.v...) có nhiệm vụ "đánh giá" độ tin cậy của người vay. Nếu độ tin cậy thấp, lãi suất sẽ cao. Hay đó là điều chúng ta được bảo.

Các tổ chức xếp hạng tín dụng đã

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Họ đơn phương thiết lập lãi suất để quyết định số phận của một công ty hay một quốc gia.

Lấy Hy Lạp làm ví dụ. Chỉ qua đêm, các tổ chức xếp hạng tín dụng tăng tỷ lệ lãi suất của nước này một cách kinh khủng. Nhưng Hy Lạp không thể ngừng vay vì họ phải trả những khoản vay trước đó. Đột nhiên, khối lượng của các khoản nợ trở nên không thể chịu nổi, đẩy Hy Lạp đến bờ vực phá sản.

Tại thời điểm này, Hy Lạp không còn lá bài đàm phán nào và phải chấp nhận

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, những kẻ chiếm quyền kiểm soát các dịch vụ công, tài nguyên thiên nhiên, v.v... Trò ăn cướp quá đáng này được gọi một cách hoa mỹ là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Tư hữu hóa lợi nhuận, xã hội hóa thua lỗ

Trong ví dụ của Hy Lạp, các hoạt động có lợi nhuận được tư hữu hóa (nghĩa là được chuyển từ của công sang thành tài sản của một số kẻ đầu sỏ tư nhân) với giá rẻ như bèo, hoặc cho không. Nhưng nếu một hoạt động tư nhân không có lãi, điều ngược lại xảy ra:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, tức là chuyển sang cho người dân, những người phải trả các khoản thua lỗ đó bằng tiền thuế đóng vào công quỹ.

Đó cũng là điều đã xảy ra ở nhiều nơi khác, ví dụ với

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, hai công ty bảo hiểm tư nhân bị khoản thua lỗ khổng lồ và được "giải cứu" bởi Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Trong trường hợp này,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tiền công quỹ đã được sử dụng để bù các khoản lỗ mà hai công ty tư nhân này tạo ra.

Lạm phát


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Lượng tiền khổng lồ được tạo ra (đường xanh) làm tăng giá cổ phiếu (SP500 - đường nâu) và nguyên liệu thô (đường đỏ)

Khi giá cả hàng tiêu dùng (bánh mì, sữa, bóng đèn...) gia tăng và tiền lương giữ nguyên, chúng ta nói có lạm phát. Chúng ta được bảo rằng lý do tại sao chính phủ không nên được trao quyền in tiền để tăng lương bù cho lạm phát là vì họ sẽ in quá nhiều và người dân sẽ dùng số tiền có thêm đó để mua hàng hóa, dẫn đến

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và điều đó sẽ làm giá cả tăng nữa.

Nhưng cuộc khủng hoảng năm 2008 đã chứng minh đây là một trò biện hộ dối trá. Các ngân hàng tư nhân tạo ra

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

mà lạm phát không tăng. Tại sao? Bởi vì số tiền được tạo ra đó không đi vào túi chúng ta. Nhớ là chỉ số lạm phát chỉ bao gồm các hàng hóa tiêu dùng, nó không bao gồm cổ phiếu hay nguyên liệu (ngũ cốc, nguyên liệu thô, v.v...)

Sau năm 2008, những thị trường đó bắt đầu gia tăng bong bóng một cách điên cuồng bất chấp bối cảnh kinh tế rất tiêu cực. Cổ phiếu (SP500) đã tăng hơn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

kể từ năm 2009 và nguyên liệu thô đã tăng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(xem biểu đồ). Điều đó cho thấy khá rõ ràng rằng số tiền được tạo ra đi thẳng vào túi bọn chủ ngân hàng, những kẻ sử dụng nó để đầu cơ vào các thị trường này.

Vốn đầu tư và công lao động


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Lợi nhuận doanh nghiệp (đường xanh) so với lương nhân viên (đường đỏ)

Nói một cách vắn tắt, tiền bạc làm việc cho những kẻ giàu có (vốn đầu tư tăng), trong khi ngược lại, những người nghèo làm việc để kiếm tiền (tiền lương). Trong những năm qua, tỷ lệ tiền lương trong GDP đang thu nhỏ lại trong khi tỷ lệ vốn đầu tư thì gia tăng.

Biểu đồ bên phải cho thấy những thay đổi này và minh họa dòng chảy của cải vật chất ghê gớm từ túi người dân sang tầng lớp giàu có. Điều này có nghĩa là các công ty, sự kết hợp giữa vốn đầu tư và công lao động, ngày càng ưu ái các cổ đông giàu có của họ và vắt kiệt tài chính các công nhân.

Thuế là tiền mà nhà nước thu từ các cá nhân và công ty để tài trợ cho dịch vụ công cộng (bệnh viện, trường học, đường sá, v.v...) và là một trong số ít những cơ chế cho phép phân phối lại tiền bạc từ những kẻ giàu nhất sang những người nghèo nhất.

Tuy nhiên, lưu ý rằng một phần đáng kể tiền thuế không được dùng để tài trợ cho các dịch vụ công mà dùng để thanh toán lãi suất. Khoản này

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

như giáo dục hay tem phiếu lương thực, mặc dù lãi suất hiện nay đang ở mức thấp kỷ lục. Do đó, thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

...


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Mức thuế thu nhập thấp nhất (dưới) và cao nhất (trên)

Nếu các quốc gia thu được đủ thuế, họ sẽ không cần vay nợ và không bị rơi vào tình trạng nô lệ tài chính. Đó là lý do tại sao các học thuyết kinh tế hàng đầu ca ngợi việc giảm thuế.

Nhưng đừng có lầm. Việc giảm thuế không dính dáng đến chúng ta. Trong khi tiền kiếm được từ công lao động (tiền của người nghèo) bị đánh thuế nặng và khoản thuế đó

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, tiền kiếm được từ vốn đầu tư (tiền của người giàu) hầu như không bị đánh thuế. Ở nhiều nước (Bỉ, Hà Lan, Hy Lạp, Bồ Đào Nha...), thuế trên lợi nhuận đầu tư còn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Nếu điều đó còn chưa đủ, tỷ lệ thuế cho người giàu tiếp tục giảm trong khi tỷ lệ thuế cho người nghèo giữ hầu như không đổi (xem biểu đồ).

Nếu bạn muốn ngừng đóng góp cho một hệ thống thuế bất công như vậy, bạn có thể muốn mở tài khoản tại một trong nhiều thiên đường thuế nằm rải rác trên khắp thế giới. Nhưng khi bạn được thông báo về

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, bạn sẽ hiểu tại sao thoát khỏi thuế má chỉ dành cho người giàu.

Xã hội không dùng tiền mặt

Trong nhiều năm trời, giới cầm quyền thúc đẩy hướng tới

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Dĩ nhiên, đây là một bước rõ rành rành hướng tới chế độ toàn trị nơi mà mọi giao dịch tiền nong đều bị theo dõi. Trong xã hội không dùng tiền mặt, chính phủ có thể quyết định dập tắt những người bất đồng chính kiến bằng việc cô lập họ hoàn toàn khỏi nền kinh tế. Tuân thủ hay là chết đói là hai lựa chọn duy nhất.

Nhưng đây cũng là một cách để đảm bảo mọi người không trốn thoát khỏi hệ thống thuế bất công. Những kẻ giàu đã có sẵn tài khoản tại các thiên đường thuế, hàng đoàn luật sư và kế toán viên (tối ưu hóa tài chính), các công ty đóng trụ sở tại nước ngoài và các điều khoản lách thuế nên họ không cần tiền mặt để trốn thuế. Mặt khác, người dân bình thường chỉ có cách duy nhất để tránh gánh nặng thuế má nghẹt thở là dùng tiền mặt.

Đôla quá nhiều


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Giá trị đồng đôla Mỹ so với một rổ tiền tệ khác (1971 - 2013)

Trong khi hàng đống đôla được tạo ra hàng ngày, bạn có thể tự hỏi tại sao nó không làm đồng đôla mất giá, bởi vì bình thường, khi cung vượt quá cầu đối với bất kỳ loại hàng hóa nào, giá sẽ giảm xuống. Thực ra, trong vài thập kỷ qua, đồng đôla Mỹ đã giảm giá trị đều đặn so với các đồng tiền khác (xem minh họa bên phải).

Tuy nhiên, sự suy giảm giá trị bị hạn chế bởi nhu cầu bắt buộc phải dùng đồng đôla. Năm 1944, hội nghị

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thiết lập đồng đôla là đồng tiền dự trữ thế giới, đồng tiền duy nhất gắn với vàng trong khi tất cả các đồng tiền khác gắn với đồng đôla. Do đó, đôla Mỹ trở thành đồng tiền sử dụng cho thương mại quốc tế.

Ví dụ, khi Trung Quốc bán sản phẩm của họ cho một nước khác, nó được trả bằng đôla. Do Trung Quốc xuất khẩu rất nhiều, họ có hàng tỷ đôla dự trữ. Thông qua việc buộc phải mua đôla Mỹ này, Trung Quốc đã giúp hạn chế sự sụt giảm giá trị của đồng đôla. Nhìn theo cách này, Trung Quốc và cả thế giới, thông qua việc mua đồng đôla, đã giúp tài trợ cho sự giàu có của giới đầu sỏ tài chính, những kẻ tạo ra hàng đống đôla mới hàng ngày từ hư không.

Việc buộc phải mua đôla trên thị trường quốc tế không chỉ áp dụng với hàng hóa Trung Quốc. Dầu mỏ, thị trường nguyên liệu lớn nhất, được thanh toán hoàn toàn bằng đôla Mỹ. Nếu bạn muốn mua một thùng dầu mỏ, bạn phải đổi tiền tệ của bạn lấy đôla Mỹ (còn được biết đến với cái tên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

) và dùng nó để trả cho nhà cung cấp dầu. Trong một giao dịch như vậy, bạn làm suy yếu đồng tiền của bạn (bằng việc bán nó) và bạn củng cố giá trị của đồng đôla bằng cách làm gia tăng nhu cầu cần nó.

Tình trạng ảm đạm

Từ những đoạn viết trên, bạn đọc chỉ có thể kết luận rằng tình hình có vẻ khá là tuyệt vọng. Trong hàng thập kỷ, chúng ta bị buộc phải sống với sự bá chủ của đồng đôla Mỹ, tài trợ cho lối sống xa hoa của những kẻ tạo ra đôla thông qua việc buộc phải mua đôla. Chúng ta đã bị nô lệ hóa thông qua nợ nần và nhìn thấy đất nước của chúng ta bị cướp bóc và tàn phá bởi bọn chủ ngân hàng vô nhân tính. Trong khi nguồn tài nguyên của chúng ta ngày càng giảm đi, tầng lớp giàu có ngày càng giàu hơn.

Nó có vẻ như là một vấn đề không có lời giải: bọn chúng có nguồn cung cấp tiền hầu như vô tận, chúng kiểm soát các ngân hàng và thông qua đó thao túng thị trường. Chúng sở hữu giới truyền thông, chúng điều khiển các chính trị gia và thông qua đó làm ra luật pháp.

Ngôi nhà làm từ các lá bài

Quyền lực tích lũy được bởi bọn chủ ngân hàng cho đến nay, về lý thuyết, đã có thể đảm bảo cho chúng một triều đại cai trị vĩnh viễn. Nhưng lòng tham và sự mơ tưởng của chúng đã khiến chúng thực hiện ngày càng nhiều bước đi rủi ro không đáng có, gây ra những mối đe dọa rất thực tế đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính xác định tỷ lệ giữa số tiền đầu tư bởi một ngân hàng chia cho số tiền nó sở hữu.

Theo lẽ thường mọi người nghĩ rằng, nếu ngân hàng sở hữu 1 đôla, nó được phép đầu tư 1 đôla (đòn bẩy = 1). Vì vậy, nếu ngân hàng mất khoản đầu tư đó, nó có thể trả khoản thua lỗ với số tiền nó sở hữu. Suy nghĩ này không thể xa thực tế của ngành ngân hàng hơn được nữa.

Với một khoản tiền gửi 1 đôla, ngân hàng thường được phép đầu tư 10 đôla (đây được gọi là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(fractional reserve). Đòn bẩy = 10). Nói một cách đơn giản, nó có nghĩa là nếu ngân hàng mất 10% hay hơn nữa số tiền đầu tư, nó sẽ bị phá sản.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sự phá sản của Lehman Brothers là về tài chính nhưng cũng là về đạo đức

Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu, nó còn tệ hơn nữa. Bị lôi kéo bởi lòng tham không có giới hạn, giới chủ ngân hàng bắt đầu cho nhau vay tiền, tạo ra những khoản tiền gửi giả mạo cho phép chúng đầu tư 10 lần số tiền gửi giả mạo đó, và cứ thế. Trong trường hợp này, đòn bẩy có thể đạt đến 100 hoặc hơn nữa.

Nhưng thế vẫn còn chưa đủ như được tiết lộ sau vụ phá sản của ngân hàng Lehman Brothers. Ngân hàng này bị phát hiện đã thay đổi dữ liệu bằng cách xóa một số khoản đầu tư khỏi sổ sách kế toán để làm cho tỷ lệ đòn bẩy của họ trông tốt hơn (vụ này được biết dưới cái tên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

). Bạn có thực sự nghĩ rằng Lehman Brothers là ngân hàng duy nhất thay đổi sổ sách của họ?

Nói tóm lại, các ngân hàng đầu tư hơn số tiền họ sở hữu rất nhiều. Nhờ những khoản đầu tư đạt đến con số hàng ngàn tỷ đôla ấy, họ hoàn toàn làm chủ hầu hết các thị trường và dĩ nhiên, họ thu được lợi nhuận khổng lồ khi thị trường đi theo hướng họ muốn. Nhưng họ cũng gặp rủi ro rất lớn nếu thị trường đi theo hướng ngược lại.

Phái sinh tài chính


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thị trường phái sinh tài chính lớn gần gấp 10 lần GDP của cả thế giới

Mức đòn bẩy cao chóng mặt của ngành ngân hàng dẫn đến rủi ro rất lớn nhưng vẫn còn các yếu tố khác cộng thêm vào tính bất ổn của ngôi nhà tài chính làm từ lá bài này.

Trong

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

năm 2008, bạn có thể đã nghe nói về "phái sinh" (derivatives). Một lần nữa, đây là một thuật ngữ lừa đảo mang cái vỏ bề ngoài của "sản phẩm tài chính mới cung cấp tiềm năng lợi nhuận cao".

Trên thực tế, các phái sinh tài chính

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

mô tả ở phần trên. Nó cũng hòa trộn tiềm năng lợi nhuận và

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Kết quả là những tài sản độc hại không lường hết được che giấu trong những sản phẩm tài chính trông có vẻ vô hại.

Thị trường phái sinh là khổng lồ. Năm 2011, nó có giá trị khoảng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(10 lần GDP của toàn thế giới). Do đó, một lượng rất lớn những phái sinh tài chính độc hại này lan tỏa trong khắp nền kinh tế thế giới: các cá nhân, thị xã, tỉnh thành, quốc gia, công ty, và dĩ nhiên cả các ngân hàng, nắm giữ rất nhiều phái sinh mà không hề biết những tài sản, và rủi ro, nào chúng được gắn với.

Việc pha trộn các loại tài sản cũng dẫn đến sự phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau giữa tất cả các loại tài sản. Bởi vì số tiền liên quan vượt xa khả năng thanh toán của các quốc gia hay ngân hàng, chỉ cần một loại tài sản không hoạt động như mong đợi là cả ngôi nhà xây bằng lá bài sẽ đổ sụp.

Giao dịch tần số cao


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Phần trăm giao dịch tần số cao trong tổng số giao dịch cổ phiếu

Một yếu tố rủi ro nữa là giao dịch tần số cao. Ngày nay, phần lớn (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trong năm 2010) các giao dịch tài chính không được thực hiện bởi con người mà là bởi máy tính chạy các thuật toán. Nó được gọi là 'tần số cao' vì những máy tính như vậy có thể đặt một lệnh giao dịch trong 30 ms. Do sự tồn tại của công nghệ này, việc hàng ngàn, nếu không phải là hàng triệu, giao dịch có thể xảy ra trong chưa tới một giây là chuyện bình thường (tốc độ quá nhanh cho bất cứ can thiệp điều tiết nào của con người).

Không ai biết những thuật toán khác nhau đó tương tác với nhau như thế nào, nhưng chúng ta biết rằng chúng có thể tạo ra một số hiệu ứng domino nguy hại.

Những "trục trặc" đó còn được gọi là "sụp đổ cực nhanh". Ví dụ, vào tháng 3/2011,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

giảm 13% trong vòng vài giây. Ngày 6/5/2010,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

mất 1000 điểm (9%) trong vòng một ngày. Ngày 6/3/2011,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

mất 5% giá trị so với đồng yên Nhật Bản trong vòng vài phút.

Lưu ý rằng không có bất cứ thông tin quan hệ nào xảy ra trước những cú rơi đầy kịch tính đó. Chúng là kết quả của các "quyết định" từ thuật toán. Để che giấu mức độ nghiêm trọng của tình hình, các quan chức Wall Street "xóa sổ" những giao dịch bất thường đó bằng cách đóng băng hệ thống báo giá và đặt nó về giá trị ban đầu.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

về vụ "sụp đổ cực nhanh" của chỉ số Dow Jones năm 2010 cho thấy "một thị trường phân mảng và mong manh đến mức chỉ một giao dịch lớn cũng có thể đẩy các cổ phiếu rơi vào một vòng xoáy đi xuống đột ngột".

Thao túng giá vàng

Trong hàng thế kỷ, vàng được dùng trong thương mại quốc tế và được coi là nơi trú ẩn tài chính an toàn. Nó là đồng tiền quốc tế mặc định, là kênh đầu tư an toàn nhất trong tất cả. Trong tâm trí của nhiều người, vàng vẫn là đối thủ cạnh tranh với đồng đôla. Vì vậy, để che giấu sự yếu kém của đồng đôla so với vàng và ngăn chặn dòng chảy của vốn đầu tư từ đôla vào vàng, giá vàng phải bị kéo xuống. Vàng phải trở nên kém hấp dẫn.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



99% giao dịch vàng (Futures + FX) là hoàn toàn ảo

This manipulation is conducted by

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Barclays, Credit Suisse, Deutsche Bank, Goldman Sachs, HSBC, JPMorgan, Bank of America, Mitsui, Societe Generale, BNS and UBS), who control the LMBA, the largest (virtual) gold market by far. Their maneuvers are so blatant that they have been

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

of rigging the price of gold.

Sự thao túng này được thực hiện bởi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Barclays, Credit Suisse, Deutsche Bank, Goldman Sachs, HSBC, JPMorgan, Bank of America, Mitsui, Societe Generale, BNS và UBS). Những ngân hàng này kiểm soát Hiệp hội Thị trường Vàng London (LBMA), thị trường (ảo) về vàng lớn nhất trên thế giới. Những nước đi của họ trắng trợn đến mức họ đã

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

gian lận giá vàng.

Trong giao dịch, không có sự khác biệt nào giữa vàng vật chất và vàng ảo. Do vậy, các chủ ngân hàng sử dụng một lượng khổng lồ vàng ảo trong các giao dịch bán khống: họ bán vàng trước khi mua nó!

Do năng lực giao dịch khổng lồ của họ, họ bán để đánh tụt giá vàng xuống mà thực tế không có tí vàng nào để bán và rồi mua lại ở giá thấp hơn! Một hệ thống thị trường đểu giả!

Bằng cách này, giá vàng bị giảm một cách giả tạo và các ngân hàng tạo ra lợi nhuận đáng kể. Lưu ý rằng trong tất cả quá trình hoạt động đó, không có tý vàng vật chất nào được động đến hay sở hữu.

Các chủ ngân hàng phải dùng đến những chiến thuật mạo hiểm như vậy bởi vì Hoa Kỳ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

để ngăn chặn sự tăng giá. Ngày nay, 99% giao dịch vàng và bạc không đi kèm với vàng hay bạc vật chất (xem biểu đồ). Trên thị trường bạc, cần đến

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

sản xuất của tất cả các mỏ bạc trên thế giới để có được lượng bạc đã được bán khống (của những kẻ không có bạc vật chất nhưng vẫn bán để đẩy giá bạc xuống).

Vàng/bạc vật chất


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sản lượng vàng (đường xanh dương) so với nhu cầu mua (đường xanh lá cây) trên toàn thế giới (1950 - 2013)

Giá thấp giả tạo của vàng/bạc đẩy nhiều nhà sản xuất (khai thác) đến phá sản và buộc những công ty sống sót phải hạn chế tối đa các khoản đầu tư của họ (thăm dò, công cụ sản xuất...). Trong khi đó,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tăng mạnh với mức tăng 150% từ năm 2003 đến 2009.

Giá bị kìm nén dẫn đến sự suy yếu nguồn cung của vàng và bạc vật chất, đồng thời kích thích cầu (công nghiệp, kim hoàn, các ngân hàng trung ương, cá nhân...).

Kết quả là nguồn cung tăng chậm hơn cầu. Tình trạng này xảy ra với thị trường vàng vật chất nơi mà khoảng cách giữa nhu cầu và sản xuất khai thác vẫn tiếp tục mở rộng từ năm 1970 (xem biểu đồ).

Trong khi nhu cầu chung về vàng đã tăng gấp đôi kể từ năm 1990, loại sản phẩm vàng có mức gia tăng về cầu cao nhất là đồng tiền vàng và vàng miếng, với mức gia tăng đột biến

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

từ năm 2008 đến 2013.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sản lượng bạc (đường xanh dương) so với nhu cầu mua (đường xanh lá cây) trên toàn thế giới (1950 - 2011)

Tình hình thị trường bạc vật chất cũng tương tự. Bạc bị thâm hụt từ năm 1980 (xem đường màu đỏ trong biểu đồ).

Trong khi nhu cầu bạc tăng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trong ba năm qua, sự gia tăng chính nằm trong đồng tiền bằng bạc và bạc miếng, với mức gia tăng 76% trong năm 2013 so với năm trước đó.

Kết quả của sự gia tăng ngày càng lớn giữa cung và cầu là một số dấu hiệu của sự thiếu hụt đã bắt đầu xuất hiện. Sở Đúc tiền Hoàng gia Anh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

để bán trong năm 2014 do "mức cầu cao đặc biệt". Sở Đúc tiền Mỹ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

để bán trong năm 2013. Sở Đúc tiền Canada cũng gặp vấn đề tương tự. Khi được hỏi về tình trạng thiếu bạc, giám đốc bán hàng của Sở Đúc tiền Hoàng gia Canada

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

: "Nhu cầu mua bạc ngay bây giờ đang là cao ngất trời và nó không hề có dấu hiệu chậm lại. Việc tìm kiếm nguồn cung cấp bạc đang trở nên rất khó khăn."

Một giải pháp tạm thời để đối phó với tình trạng thiếu hụt là các tổ chức nắm giữ số lượng lớn kim loại quý xả nguồn dự trữ của họ vào thị trường. Nhưng những nguồn này không phải là vô tận. Bạc tồn kho tại Sở Giao dịch Hợp đồng Tương lai Thượng Hải đã suy giảm hơn 90% từ gần 1200 tấn vào tháng 2/2013 xuống khoảng 100 tấn vào tháng 10/2014. Tương tự, COMEX, một trung tâm giao dịch vàng chính, thấy lượng vàng tồn kho của họ giảm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

từ tháng tư đến tháng tám năm 2013.

Ngày 12/12/2014, Gunvor Group Ltd., nhà kinh doanh dầu mỏ lớn thứ năm trên thế giới,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vì "những khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung cấp ổn định của vàng có hồ sơ nguồn gốc rõ ràng". Tuyên bố này khẳng định sự thiếu hụt đang xảy ra nhưng cũng cho thấy một số bên đang bán vàng mà lẽ ra họ không được bán.

Trong bối cảnh như vậy, chúng ta tự hỏi tại sao nhiều quốc gia (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, Lybia, Iran...) cố gắng để lấy về lượng vàng dự trữ quốc gia cất giữ tại nước ngoài của họ cùng một lúc. Có phải các chính phủ sợ một cuộc khủng hoảng tiền tệ đột ngột? Có phải họ sợ các nước cất giữ vàng của họ (Vương quốc Anh, Hoa Kỳ) đã bán số vàng đó? Có phải họ thấy một hiệp ước Bretton Woods mới đang đến gần và muốn gia tăng tối đa sức mạnh đàm phán của họ? Có phải họ nghĩ các nước cất giữ vàng (Vương quốc Anh, Hoa Kỳ) không phải là nơi trú ẩn an toàn cho lắm trong tương lai gần?

Thế Chiến 3 đã bắt đầu

Ngoài mức đòn bẩy quá mức, giao dịch tần số cao, bong bóng phái sinh khổng lồ, và tình trạng thiếu hụt vàng và bạc đang đến gần, sai lầm lớn nhất của giới đầu sỏ là cách chúng giao thiệp với những cường quốc mới nổi như Nga và Trung Quốc.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tỷ lệ nợ công so với GDP năm 2011 (Thanh màu xanh lá cây là Nga và Trung Quốc)

Vào thời điểm mà sức mạnh của "giới ưu tú phương Tây" có vẻ lớn hơn bao giờ hết, Vladimir Putin mang lại sự hồi sinh bất ngờ cho nước Nga, quốc gia sản xuất dầu mỏ và khí đốt hàng đầu thế giới hiện nay. Nước này nắm giữ khoản dự trữ ngoại tệ khổng lồ là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và một lượng đáng kể vàng vật chất. Nợ công của họ chỉ là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

GDP (so sánh với các nước phương Tây thường là từ 70% đến 130%).

Không phải sự mơ tưởng hão huyền của giới đầu sỏ phương Tây khiến chúng đánh giá thấp Putin, mà là lòng tham vô hạn của chúng đã khiến chúng di chuyển các ngành công nghiệp ở Hoa Kỳ và châu Âu sang các nước đang phát triển, bởi nô lệ ở các nước thế giới thứ ba bao giờ cũng rẻ hơn nô lệ ở Mỹ.

Nước cờ này cho phép dẫn đến sự trỗi dậy của những nền kinh tế lớn như Trung Quốc. Trung Quốc có

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(điều chỉnh theo sức mua tương đương), nợ công của nước này chỉ có

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

GDP. Trung Quốc là quốc gia sản xuất vàng hàng đầu thế giới và họ nắm giữ lượng dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, ước tính khoảng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, trong đó có 400 tỷ đôla Mỹ bằng tiền (còn lại là các loại sản phẩm tài chính khác như trái phiếu chính phủ).

Putin đã làm nên điều kỳ diệu cho đất nước của mình. Đồng thời, ông cũng phát triển một hướng đi vững chắc khác cho thế giới thay thế cho "học thuyết sốc" của cái gọi là chủ nghĩa tự do thực thi bởi Mỹ và tay sai phương Tây. Học thuyết địa chính trị của Putin dựa trên sự tôn trọng đối với chủ quyền quốc gia, sự hợp tác lẫn nhau và sự xuất hiện của một thế giới đa cực thực sự. Cách nhìn này đã mang lại những đồng minh mạnh mẽ như Trung Quốc và Ấn Độ.

Đế chế Hoa Kỳ không khác gì những đế chế trước đây. Nó luôn cần nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhiều tiền bạc và nô lệ hơn nữa cho sự tồn tại của nó. Sự xuất hiện của một thế giới khác đe dọa độc quyền của Hoa Kỳ đối với những yếu tố đó. Do vậy, khối BRICS nói chung và nước Nga nói riêng đã trở thành kẻ thù chính của đế chế Hoa Kỳ, một đế chế không thể dung thứ bất cứ đối thủ cạnh tranh nào, dù là về mặt kinh tế, tài chính, chính trị hay ý thức hệ. Đế chế Hoa Kỳ đã tuyên chiến trên tất cả các mặt đó.

Cuộc đảo chính tại Ukraine, sự bất ổn ở Chechnya, Belorussia hay Georgia là những nỗ lực nhằm đẩy các nước láng giềng của Nga đi theo "bóng tối". Tương tự, những rắc rối tại Hồng Kông hay Tây Tạng là các nỗ lực gây bất ổn ở biên giới Trung Quốc. Hoa Kỳ đã tài trợ các "nhà hoạt động" chống Putin, với kế hoạch tái thực hiện một "Maidan" kiểu Ukraine nữa, nhưng lần này

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Sụt giảm giá dầu mỏ


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trong hàng năm trời, giá dầu mỏ quanh quẩn ở 90 đôla. Đột nhiên nó giảm hơn 50% và rơi xuống 50 đôa.

Ngoài các thủ đoạn gây bất ổn trên, một cuộc tấn công thầm lặng và nguy hiểm hơn đang diễn ra. Nó nhằm mục đích hủy diệt nền kinh tế Nga bởi vì, như lịch sử đã cho thấy, dân chúng nghèo đói thì dễ bị thao túng hơn, và các chính phủ trên bờ vực phá sản không có mấy sức mạnh thương lượng.

Nước đi đầu tiên là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

chống lại Nga. Ngày 28/12, những tổ chức xếp hạng tín dụng làm tồi tệ đòn trừng phạt kinh tế thêm bằng cách

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

xuống gần mức rác rưởi mặc dù Nga có một trong những nền kinh tế vững chắc nhất thế giới. Nước cờ thuần túy chính trị này nhằm tăng chi phí trả nợ của Nga.

Chẳng bao lâu sau các biện pháp trừng phạt kinh tế, giá dầu mỏ giảm như có phép thuật từ 100 đôla một thùng xuống dưới 60 đôla.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

là do sự gia tăng trong khai thác và nhu cầu ảm đạm. Trong khi đây có thể đóng góp một phần, nó không thể là lý do chính. Tại thời điểm này, chúng ta biết rằng thị trường bị thao túng một cách nghiêm trọng. Sự sụt giảm giá dầu mỏ gần như chắc chắn là một động thái chính trị cố ý nhằm làm suy yếu Nga, một nước xuất khẩu dầu mỏ lớn.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Giá dầu cần để hòa vốn của các dự án dầu đá phiến ở Mỹ

Tuy nhiên, Mỹ cũng sản xuất dầu mỏ. Công nghệ khai thác bằng thủy lực (fracking) thường dùng ở Mỹ lại có chi phí cao. Nó

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(hơn 80 đôla một thùng) để duy trì lợi nhuận.

Khi chúng ta biết rằng các doanh nghiệp khai thác thủy lực là một trong những bên tiếp nhận chính của các khoản nợ (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

) tạo ra bởi đợt in tiền điên cuồng gần đây, chúng ta có thể thấy làn sóng vỡ nợ đang đến trong ngành và những tác động tiềm năng lên toàn bộ ngành ngân hàng. Hãy nhớ rằng cuộc khủng hoảng năm 2008 bị kích hoạt bởi một làn sóng vỡ nợ (trong lĩnh vực thế chấp nhà đất).

Cuộc tấn công lên đồng rúp

Cuộc tấn công lên đồng rúp là một nỗ lực trắng trợn nhằm hủy diệt đồng tiền của Nga. Trong nhiều tháng trời, đồng rúp đã dần dần bị mất giá so với đồng đôla. Như

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

khác, Nga bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự sụt giảm mạnh của giá dầu. Giữa bối cảnh không thuận lợi này, cuộc tấn công đầu cơ phối hợp bắt đầu vào ngày 15/12. Khối lượng giao dịch tăng mạnh, và hầu hết được thực hiện

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tỷ lệ trao đổi rúp/đôla. Cuộc tấn công vào đồng rúp diễn ra từ ngày 15 - 17 (khoanh đỏ).

Georges Soros đánh quỵ đồng bảng Anh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và các nhà đầu cơ hy vọng làm điều tương tự với đồng rúp. Chúng sử dụng hai chiến thuật chính: 1. vay bằng đồng rúp để bán và mua đôla (thông qua đó làm mất giá đồng rúp) 2. bán khống đồng rúp và mua lại sau đó khi giá đã giảm do khối lượng khổng lồ bán ra.

Sau hai ngày chiến trận hoành tráng trong đó giá trị đồng rúp rơi từ 58 rúp đổi 1 đôla xuống 75 rúp đổi 1 đôla, nó quay trở lại giá trị ban đầu (khoảng 58 rúp/đôla) và ổn định ở mức này (xem biểu đồ).

Nước đi của các nhà đầu cơ tài chính phương Tây cuối cùng là một thất bại lớn. Nước Nga nâng lãi suất lên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

khiến việc vay bằng đồng rúp tốn kém hơn rất nhiều (xem chiến thuật 1). Nga và có lẽ cả Trung Quốc bán ra số lượng lớn đôla để mua đồng rúp. Vào cuối ngày, lũ đầu cơ kền kền mất rất nhiều tiền trong khi Nga và Trung Quốc được lợi nhuận đáng kể (mua vào đồng rúp rẻ một cách bất thường) và lợi ích chính trị thông qua việc bán đi được lượng lớn đôla và cho thế giới thấy khả năng phục hồi về tài chính của họ.

Sự phòng vệ của khối BRICS


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nhu cầu đôla giảm xuống dưới 0 lần đầu tiên sau 18 năm

Các nước BRICS đã có kinh nghiệm đau đớn về những chiến thuật bẩn thỉu sử dụng bởi Hoa Kỳ và họ chuẩn bị một số chiến lược phòng vệ. Trong hàng năm trời, họ làm việc để tự giải phóng khỏi sự nô lệ với đồng đôla.

Để làm vậy, họ đã bắt đầu nhiều biện pháp loại trừ đôla quan trọng. Ngày càng nhiều hợp đồng (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, và

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

khác) được thực hiện trực tiếp bằng đồng tiền của hai bên, bỏ qua đồng đôla Mỹ.

Trung Quốc và Nga cũng đang quyết liệt giảm tỷ lệ dự trữ đôla của họ. Vào tháng 9/2013, Trung Quốc, nước nắm giữ đôla chính trên thế giới, tuyên bố chính thức sẽ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Dĩ nhiên, những biện pháp loại trừ đôla này đang có một số tác động. Ví dụ, nhu cầu mua đôla đã giảm xuống dưới 0 trong năm 2014, lần đầu tiên kể từ năm 1997 (xem biểu đồ).

Trong ván bài tài chính lớn này, Putin và đồng minh Trung Quốc của ông đã thực hiện một nước đi kiệt tác. Họ đã dùng chính sự thao túng của kẻ tấn công là Hoa Kỳ để chống lại Hoa Kỳ bằng cách tận dụng triệt để sự định giá quá cao của đồng đôla và quá thấp của vàng. Do vậy, khi họ bán năng lượng hay hàng hóa sản xuất, họ vẫn chấp nhận đôla nhưng ngay lập tức dùng nó để mua vàng vật chất.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vàng ở Trung Quốc: lượng khai thác (thanh vàng); nhập khẩu (thanh đỏ) và tổng lượng vàng tích trữ từ năm 2000 (đường đen)

Đây là một nước cờ rất thông minh vì nó làm suy yếu đồng đôla Mỹ (tăng cung do lượng bán ra rất lớn) trong khi tăng cường giá trị cho đối thủ cạnh tranh chính của đồng đôla là vàng vật chất (do lượng mua vào rất lớn).

Ở đây, chúng ta đang nói về những khối lượng giao dịch khổng lồ. Trung Quốc là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trên thế giới, và nó cũng là nước nhập khẩu vàng lớn nhất thế giới. Chỉ trong năm 2013, họ sản xuất 400 tấn vàng và nhập khẩu 1200 tấn. Tổng cộng đó là 1600 tấn vàng chỉ trong một năm. Từ năm 2000, Trung Quốc có khả năng đã tích trữ hơn 6000 tấn vàng và nhu cầu vàng của họ đang tăng theo cấp số nhân (xem biểu đồ).

Sàn Giao dịch Vàng Thượng Hải là trung tâm nhập khẩu vàng của Trung Quốc. Chỉ riêng tại nơi này,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, hơn 50 tấn một tuần, đã thường xuyên vượt quá sản lượng vàng của cả thế giới.

Nga đang đi theo xu hướng tương tự. Họ là nước sản xuất vàng thứ 3 trên thế giới và trong tương lai gần sẽ chiếm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Nga cũng đang ồ ạt tăng dự trữ vàng của họ: chỉ trong tháng 9/2014, họ đã thêm một lượng vàng đáng kinh ngạc là 30 tấn vào dự trữ của họ (xem biểu đồ).

Với tốc độ hiện nay, lượng vàng vật chất mua vào của cả Nga và Trung Quốc lên đến 10000 tấn một năm. Đó là gần gấp ba sản lượng vàng hàng năm của cả thế giới và nhiều hơn con số

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(con số chính thức này lại vượt xa con số thực tế).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Dự trữ vàng của Nga

Những thay đổi lớn này đang diễn ra trên một thị trường đôla bấp bênh sẵn sàng đổ sụp và một thị trường vàng có vẻ đã cài số để sẵn sàng tăng vọt.

Phương Tây sẽ có thể mua năng lượng từ Nga và hàng hóa từ Trung Quốc bằng vàng vật chất trong bao lâu? Điều gì sẽ xảy ra với đồng đôla Mỹ sau khi phương Tây không còn vàng vật chất để trả cho năng lượng Nga và hàng hóa Trung Quốc?

Mục tiêu mà Nga và Trung Quốc đang theo đuổi có vẻ rất rõ ràng. Họ muốn kết thúc sự bá chủ của đồng đôla Mỹ. Một sự sụp đổ như vậy chắc chắn sẽ dẫn đến một hiệp ước Bretton Woods mới đánh dấu sự xuất hiện của một loại tiền tệ quốc tế mới, có nhiều khả năng dựa trên tập hợp một số đồng tiền quốc gia (nhân dân tệ, rúp) có thể được đảm bảo bằng vàng.

Nhớ rằng suy cho cùng thì niềm tin tập thể vào một đồng tiền là thứ mang lại cho nó giá trị. Nếu niềm tin này mất đi, đồng tiền đó sẽ mất đi cùng với nó. Do vậy, trong bối cảnh hiện nay, đồng đôla có thể dễ dàng đi vào một vòng xoáy dẫn đến sự hủy diệt:

Giảm nhẹ giá trị đồng đôla → mất chút niềm tin vào đồng đôla → đôla bị bán / vàng được mua → đôla đi xuống, vàng đi lên → giảm niềm tin vào đôla / tăng niềm tin vào vàng → v.v...

Nhưng hệ thống ngân hàng hiện nay bấp bênh đến mức sự sụp đổ của đồng đôla Mỹ có thể kéo theo toàn bộ hệ thống ngân hàng với nó.

Quan điểm và kiến nghị?

Cuộc chiến tài chính đang diễn ra ác liệt và cả hai đối thủ đều đã vào "hết mình". Một trong hai bên sẽ mất tất cả. Tương lai là mở và đưa ra dự đoán là một việc khó khăn, nhưng tôi sẽ không ngạc nhiên nếu 2015 trở thành năm mà đồng đôla và hệ thống ngân hàng sụp đổ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đồ dự trữ của gia đình Douglas

Hành động hợp lý do đó sẽ là tránh xa hệ thống ngân hàng và bất cứ loại tiền tệ nào, đặc biệt là đồng đôla. Bạn có thể muốn xem xét chương trình hành động sau:
  • Rút tiền mặt khỏi tài khoản ngân hàng (chỉ giữ mức tối thiểu trong đó)
  • Đóng tài khoản tiết kiệm
  • Bán cổ phiếu, trái phiếu và các sản phẩm tài chính tương tự
  • Nếu có thể, trả hết nợ mua nhà và các khoản nợ khác
  • Nếu bạn có chương trình đầu tư cho tuổi già, bây giờ cũng là thời điểm tốt để đóng nó lại
  • Dùng tất cả số tiền mà bạn thu được từ năm điểm trên để mua những tài sản

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    hoặc được

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    trong lúc khủng hoảng (dầu, xăng, máy phát điện, thực phẩm không dễ hư hỏng, công cụ, súng đạn, ác quy, thuốc men, xà phòng, máy lọc nước...)

  • Cố gắng chuyển đến địa điểm có khả năng tồn tại bền vững và tránh xa các thành phố lớn (dân số quá đông và khan hiếm tài nguyên chắc chắn sẽ dẫn đến bạo lực)
  • Phát triển các kỹ năng của bạn (sơ cứu người bị nạn, cơ khí, nghề mộc, đánh cá, săn bắn, trồng trọt...)
  • Phát triển mạng lưới người quen: giúp đỡ lẫn nhau là cách tốt nhất để đối phó với nghịch cảnh
Ít có khả năng là tất cả các hoạt động kinh tế tài chính sẽ biến mất sau một đêm. Do đó, có thể có một cửa sổ cơ hội vào lúc bắt đầu của sự sụp đổ tài chính khi mà các loại tiền tệ giảm mạnh và vàng bạc vật chất tiến đến giá trị thực của nó, và các hoạt động kinh tế / thương mại vẫn còn diễn ra (mặc dù suy giảm).

Trong sự chuyển đổi như vậy, vàng và bạc vật chất có thể có giá trị lớn và là phương tiện để mua các tài sản hữu ích trước khi các hoạt động kinh tế giảm xuống gần bằng không. Các đồng vàng/bạc nhỏ tốt hơn các đồng lớn vì chúng dễ trao đổi hơn. Ngoài ra, không cất giữ vàng bạc trong ngân hàng. Vào đầu tháng giêng năm 2015, một ounce đồng tiền bạc American Eagle là 19,80 đôla.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#27 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 19/08/2017 - 08:51

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mông Cổ có diện tích gấp hơn sáu lần Việt Nam, dân số hơn ba triệu người (bằng nửa dân số Hà Nội) mà một nửa dân số cả nước sống ở thành phố thủ đô Ulan Bato. Với biên giới với Nga và Trung Quốc, Mông Cổ bị kẹp giữa hai nước lớn, nên phải chọn một, lịch sử đã chứng tỏ họ chọn đúng, chọn nước Nga để tránh nước Tàu kẻ thù - từ việc chính quyền Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch phải khuất phục trước ý chí sắt thép Stalin, mà công nhận Mông Cổ độc lập. Vì việc này mà Mao Trạch Đông cay cú ra mặt, công khai gọi Mông Cổ là Ngoại Mông, còn phần lãnh thổ Mông Cổ bị mất từ thời Nguyên triều, thì TQ gọi là Nội Mông (TQ vẫn nhận đó là nước họ). Cấp độ cay cú ăn thua và nhòm ngó còn hơn một bậc so với Việt Nam. Người TQ chưa gọi Quảng Đông là Nội Việt, và chưa gọi Việt Nam là Ngoại Việt. Nói thế để biết mức độ nguy hiểm chênh vênh của con ngựa Mông Cổ trước con sói Trung Quốc.

Có chuyện tiếu lâm rằng một người Mông Cổ gặp một người Nhật. Người Nhật cám ơn người Mông Cổ, vì bài học của Nguyên triều, nên nước Nhật quyết định không chiếm TQ nữa. Nếu chiếm TQ, có lẽ nước Nhật đã thành TQ rồi. Đó là một câu chuyện tiếu lâm cay đắng mà không thể cười. Ân oán giang hồ với người Tàu thì rất nhiều. Các công ty xây dựng ở Mông Cổ cần nhân công, thì đều thuê nhân công TQ, vì Mông Cổ thiếu nhân lực. Nên các công ty có quy định, chỉ được thuê dưới sáu tháng, mà trong một năm không được thuê quá một lần. Nên người Tàu được thuê làm phải đi về TQ ngay sau khi hết hạn visa. Cảnh sát Ulan Bato rất dễ dãi với người Việt sinh sống ở thủ đô (có khoảng bảy ngàn người Việt đang sinh sống làm ăn ở đây) nhưng đối với người TQ thì phải thống kê rất cụ thể. Người bạn Mông Cổ kể: “Việc lớn nhất của cảnh sát là đuổi người Trung Quốc hết hạn cư trú”. Mông Cổ thừa hiểu hậu quả nếu để lọt “cái trứng tu hú”.

Thảo nguyên Mông Cổ có hàng trăm hàng nghìn loài cỏ rậm khác nhau, hình lá cỏ cũng thiên hình vạn trạng. Nếu vò vài cái lá rồi đưa lên mũi, sẽ thấy nhiều mùi vị rất khác. Mùi thơm thoang thoảng, mùi hắc, mùi nồng. Thực sự đó là một thế giới cây thuốc và loại cây như rau thơm ở VN, chứ không phải cây cỏ thông thường. Gia súc Mông Cổ từ hàng nghìn năm nay ăn thứ cỏ đó. Người Mông Cổ ăn rất ít rau, ăn rất nhiều thịt, mà rất khỏe mạnh - không bị các chứng bệnh do ăn nhiều thịt gây ra. Có lẽ vì gia súc ăn thứ cỏ thiên nhiên hoang dã bổ béo thơm lừng cả ngàn năm nay vẫn vậy, không bị nuôi công nghiệp.

Mông Cổ là xứ du mục và người ta tự hào vì nếp sống du mục truyền thống. Ông Chủ tịch Hội Hữu nghị Mông - Việt nói tiếng Việt sõi kể rằng Mông Cổ cũng từng trải qua thảm họa làm hợp tác xã, bắt người ta định canh định cư, nhưng rồi vụ đó tan rã rất nhanh, rồi thảo nguyên hồi sinh trở lại nếp xưa. Nếu ai đã đọc Tô-tem sói, của một nhà văn TQ (quyển này vang dội một thời trên văn đàn) thì biết thảo nguyên Nội Mông đã bị tàn phá kinh khủng như thế nào. TQ dồn hết dân du mục vào các hợp tác xã, triệt phá sinh hoạt truyền thống, đưa người Hán tới sinh sống và đưa cả sư đoàn quân đội tới bắn sói - sói là con vật thiêng của người Nội Mông. Sói bị diệt thế là thỏ làm giặc, lại phải giết thỏ, lạc vào cái vòng quẩn triền miên làm cho thảo nguyên Nội Mông gần như bị tiêu diệt. Tác giả cuốn sách cũng than nhìn sang Ngoại Mông xanh tươi mà tiếc.

Thảo nguyên nơi đây mênh mông, hoang dã với hàng trăm loài thú hoang vẫn sinh sống, tuân thủ cân bằng sinh thái tự nhiên. Người Mông Cổ ngày nay có xe ô tô tải, có điện thoại di động, kéo theo cái nhà và đàn gia súc đi lang bạt trên thảo nguyên theo nhu cầu của gia súc và các hộ gia đình được chăn thả không giới hạn. Người Mông Cổ có một niềm hãnh diện đã mất, đó là đã từng bá chủ thế giới, và còn một niềm kiêu hãnh vẫn còn, đó là sữa ngựa. Các nước phát triển có chỉ tiêu bao nhiêu lít sữa bò cho đầu người, thì thứ sữa đó người Mông Cổ chỉ làm lương khô, làm nguyên liệu chế biến, vì họ uống sữa ngựa. Hình như chỉ Mông Cổ dùng sữa ngựa làm thực phẩm chính yếu - phải chăng đó là nguồn gốc sức mạnh của các chiến binh từ xưa, và khiến người họ thật cao lớn. Ngựa là gia súc chủ yếu ở thảo nguyên. Một hộ thường có vài trăm đến vài ngàn ngựa, thêm cừu và dê. Bao giờ cừu cũng đi kèm dê. Mùa đông cừu nằm trên giữ ấm cho dê moi cỏ chia nhau. Không có cừu thì dê chết rét, không có dê thì cừu chết đói. Kiểu chăn thả thiên nhiên ấy khác xa nông trại hiện đại. Kiểu vắt sữa ngựa cũng khác vắt sữa bò. Vì khi vắt sữa, luôn luôn có con ngựa con đứng cạnh. Người MC tôn thờ ngựa vì cả đức tính này, không buông tuồng vô cảm như bò, cứ vắt là ra sữa bất kể thế nào. Sữa ngựa làm bia, làm thức uống, nên con ngựa là đầu cơ nghiệp.

Gia súc nuôi, thịt là thứ phẩm. Chính phẩm là lấy lông làm len và da làm hàng hóa nên hàng lông da là chủ lực xuất khẩu. Cái lều Mông Cổ thật sự là một thứ thú vị. Cứ nói "lều" thì khó hình dung, đến mới thấy đó là cái biệt thự giữa thảo nguyên. Trong cái lều, tài nhất là cái bếp ở chính tâm nhà, tâm vòng tròn. Chất đốt bằng phân gia súc, thông hơi làm nhiệm vụ trụ chống giữa. Người nông dân du mục cũng có vấn đề nan giải, đó là việc nuôi dạy trẻ. Du mục xa trung tâm thị trấn, nên nếu đẻ bất thường thì cấp cứu rất khó. Khi con 6 tuổi, phải cho nó đi học, thì nhà mất một người thường là mẹ hay chị lớn phải đưa lên thị trấn làm một cái lều ở nuôi con 1-2 năm mới yên tâm gửi con học nội trú. Ở các thị trấn cứ thấy các cụm lều, đó là những người đi nuôi con đi học. Hình như chính việc hiếm người mà du mục có truyền thống quý người. Phụ nữ đẻ con là quý, con ai không quan trọng. Mấy ông Mông Cổ bảo cộng đồng du mục có lệ, khách quý cao tuổi thì chủ nhà mời đầu dê. Thịt con dê, cái đầu là quý nhất. Còn khách trẻ và trung niên thì chủ nhà bảo con gái sưởi ấm cả đêm!

Người MC rất có ý thức giữ gìn môi trường thảo nguyên. Mọi người rời đi là ngay lập tức thu dọn rác tống lên xe đem về bãi rác ngoại ô mới vứt. Họ nói tivi có nhiệm vụ quan trọng nhất là tuyên truyền giữ sạch thảo nguyên. Dù xe chật, tài xế vẫn kiên quyết mang bao tải rác trên xe để về đến bãi rác ngoại ô. Ở Ulan Bator, nếu là công chức, lập tức được cấp 0,99 ha ở ngoại ô làm nhà nghỉ. Cuối tuần, chiều thứ sáu, lũ lượt xe rời thủ đô ra ngoại ô. Thứ bảy, chủ nhật thủ đô vắng thênh thang. Tối chủ nhật lại rồng rắn về thành phố. Nếu không phát động giữ thảo nguyên thì chả mấy chốc thảo nguyên nghìn đời thành bãi rác. Mông Cổ là xứ không có đường ra biển, thảo nguyên của họ cũng ví như rừng như biển và họ biết giữ để thảo nguyên mãi là nơi cho họ sự sống.

Bài ký sự về Mông Cổ của tác giả Nguyễn Xuân Hưng - KC chỉ biên tập lại cho vừa với status


Thanked by 2 Members:

#28 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 15/09/2017 - 09:11

Các cơn bão được đặt tên như thế nào?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Biên dịch: Phan Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Vào ngày 29 tháng 10 năm 2012, cơn bão Sandy (ảnh) đổ bộ vào New York. Khoảng 200 người đã thiệt mạng và thiệt hại lên tới 71 tỉ đô la, chỉ thấp hơn thiệt hại do siêu bão Katrina gây nên tại New Orleans vào năm 2005. Tuy nhiên, cả bảo Sandy lẫn Katrina sẽ không bao giờ xảy ra nữa do các nhà khí tượng đã nhanh chóng loại bỏ hai tên gọi này. Tổ chức Khí tượng Thế giới thuộc Liên Hợp Quốc chọn tên bão từ các danh sách được sử dụng lại sau mỗi sáu năm, nhưng loại bỏ những tên gọi gắn liền với những cơn bão có mức độ hủy diệt khủng khiếp. Những tên gọi gây tranh cãi như Adolf và ISIS cũng bị loại ra. Vậy các cơn bão được đặt tên như thế nào và truyền thống này đã hình thành ra sao?

Trong hàng trăm năm, người dân sống ở các đảo thuộc vùng Caribbe, vốn dường như thường xuyên đối mặt với cơn thịnh nộ của Chúa, đã đặt tên các cơn bão theo tên các vị thánh. Nhưng nói chung, việc đặt tên bão khá lộn xộn. Trong những năm 1850, một cơn bão ở Đại Tây Dương đã làm đắm một con tàu có tên là Antje, và cơn bão đó đã được gọi là “bão Antje”, trong khi một cơn bão khác đổ bộ vào Florida vào Ngày Lao động(1/5) nên nó được đặt tên là “bão Ngày lao động”.

Vào cuối thế kỷ 19, Clement Wragge, một nhà dự báo khí tượng người Úc, đã cố gắng thiết lập nên một hệ thống bằng cách đặt tên các cơn bão theo bảng chữ cái Hy Lạp. Khi chính phủ Úc từ chối công nhận hệ thống này, ông bắt đầu đặt tên các cơn bão theo tên các chính trị gia. Không có gì ngạc nhiên, một hệ thống mà dường như mô tả một chính trị gia là “gây thảm họa lớn” hoặc “lang thang không mục đích về phía Thái Bình Dương” đã gặp phải sự phản đối. Một phương pháp khác để đặt tên các cơn bão là dùng tọa độ địa lý vốn giúp các nhà khí tượng học theo dõi chúng. Nhưng điều này cũng chẳng có ích gì cho những người sống trên bờ và dựa vào các thông báo thời tiết ngắn gọn và hữu ích trên sóng đài phát thanh.

Truyền thống chính thức đặt tên các cơn bão bắt đầu hình thành vào năm 1950 khi chúng được gọi tên theo cách đọc bảng chữ cái mà các binh lính Mỹ thời đó sử dụng (Able, Baker, Charlie, vv…). Những cái tên rất này ngắn gọn và dễ phát âm hay ghi lại. Việc trao đổi các thông tin giữa hàng ngàn đài phát thanh nằm rải rác, các tàu thuyền trên biển và các căn cứ ven biển trở nên dễ dàng hơn. Kỹ thuật mới này đã chứng minh đặc biệt hữu ích khi hai cơn bão có cường độ khác nhau xảy ra cùng một lúc.

Tuy nhiên, chỉ hai năm sau, vào năm 1952, một hệ thống phát âm bảng chữ cái quốc tế mới đã được thông qua (Alpha, Bravo, Charlie, vv…) nên đã gây ra một số nhầm lẫn. Vì vậy, học theo cách các nhà khí tượng hải quân đặt tên các cơn bão theo tên vợ mình, Trung tâm Dự báo Bão Quốc gia Mỹ đã bắt đầu sử dụng các tên phụ nữ (để đặt tên cho các cơn bão). Cách làm này tỏ ra phổ biến, và gây nhiều tranh cãi. Các phương tiện truyền thông rất thích thú khi mô tả các cơn bão mang tên nữ giới đầy “cuồng nộ”, “trêu ghẹo” và “tán tỉnh” các bờ biển. Các nhà hoạt động nữ quyền đã vận động chống lại cách làm này và từ năm 1978 tên bão đã sử dụng đan xen tên gọi của cả hai giới.

Tên bão quan trọng hơn những gì người ta nghĩ. Năm ngoái, một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Đại học Bang Arizona và Đại học Illinois cho thấy các cơn bão được đặt theo tên phụ nữ giết chết nhiều người hơn so với những cơn bão đặt theo tên nam giới. Điều này không liên quan gì mấy tới cường độ của cơn bão, vì chúng xảy ra ngẫu nhiên, mà là do phản ứng của người dân đối với chúng. Có vẻ như người ta chủ quan với các cơn bão nhiệt đới mang tên phụ nữ hơn so với những cơn bão có tên nam tính. Như thể để bác bỏ nhận thức sai lầm này, vào tháng trước, một cơn bão có tên là Patricia (tên phụ nữ) có lúc có sức gió lên tới 322 km/h, khiến nó trở thành cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận ở Tây bán cầu.


#29 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 20/09/2017 - 09:46

Nạn đói Bắc Triều Tiên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nạn đói Bắc Triều Tiên là một nạn đói xảy ra ở Bắc Triều Tiên bắt đầu từ đầu thập niên 1990[5]. Ước tính nạn đói ở Bắc Triều Tiên đã làm chết khoảng 240.000 tới 3.500.000 người (dân số Bắc Triều Tiên khoảng 22 triệu người) trong thập niên 1990 với đỉnh cao là năm 1997 [6][7]. Tới năm 1999, lương thực và cứu trợ nhân đạo đã làm ngưng số người chết vì nạn đói, nhưng việc Bắc Triều Tiên tiếp tục chương trình vũ khí hạt nhân dẫn tới giảm sút viện trợ quốc tế.

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]
Trong đầu những năm 1990, nền kinh tế Bắc Triều Tiên đang trên bờ vực của sự sụp đổ. Từ những năm 1950 cho đến năm 1989, khu vực nông nghiệp, công nghiệp, và năng lượng tăng với cơ sở hạ tầng được liên tục tái đầu tư vào bởi thặng dư trong cán cân tài khoản quốc gia. Tuy nhiên, sau sự tan rã của Liên Xô, Bắc Triều Tiên bước vào thời kỳ công nghiệp suy giảm mạnh[8][9].
Chính phủ ban đầu phản ứng bằng cách tăng cường các chính sách được thực hành trong quá khứ mà tập trung vào việc tăng các yêu cầu lao động vật chất do hạn chế tiếp cận với công nghệ mới và các đầu vào nông nghiệp cần thiết, chẳng hạn như phân bón và nhiên liệu[10]. Quốc gia này đã sớm thúc giục các biện pháp thắt lưng buộc bụng, được đặt tên là chiến dịch "ăn hai bữa một ngày"[11]. Những biện pháp này đã chứng tỏ không đầy đủ trong việc ngăn chặn suy giảm kinh tế, không may "các phương pháp của quá khứ có kết quả ngắn đến trung hạn đã có thể thể tiếp tục phát huy thêm các lợi ích kinh tế nhỏ nếu Liên Xô và khối Đông Âu vẫn tiếp tục cung cấp dầu, công nghệ và chuyên môn [12]. Nếu không có sự giúp đỡ từ các quốc gia này, Bắc Triều Tiên không thể đầy đủ đáp ứng với cuộc khủng hoảng tới.
Lũ lụt[sửa | sửa mã nguồn]
Sự suy giảm kinh tế và các chính sách thất bại đã tạo bối cảnh cho nạn đói trong những năm 1990, tuy nhiên lũ lụt, bão của giữa những năm 90 cung cấp các chất xúc tác. Cụ thể hơn, lũ lụt trong tháng 7 năm 1995 được mô tả là có "quy mô như [hồng thủy] Kinh Thánh"[13] bởi các quan sát viên độc lập. Khi lũ lụt tàn phá quốc gia này giai đoạn năm 1995-1996, đất canh tác, thu hoạch, dự trữ ngũ cốc, xã hội và cơ sở hạ tầng kinh tế đã bị phá hủy. Bộ Nội vụ nhân đạo của Liên hợp quốc báo cáo rằng "giữa tháng bảy 30 và 18 tháng 8 năm 1995, cơn mưa xối xả đã gây ra lũ lụt tàn phá ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Trong một khu vực, trong huyện Pyongsan thuộc tỉnh Bắc Hwanghae đã có lượng mưa 877 mm hay gần một mét mưa được ghi nhận chỉ trong bảy giờ, một cường độ có thể có mưa chưa từng có trong khu vực này... nước dòng chảy trong sông Amnok chảy dọc theo biên giới Bắc Hàn / Trung Quốc, đã được ước tính khoảng 4,8 tỷ tấn trong khoảng thời gian 72 giờ. Lũ lụt của cường độ này đã không được ghi nhận trong ít nhất 70 năm[14].
Các vấn đề lớn gây ra bởi lũ lụt không chỉ phá hủy đất trồng và mùa màng, mà còn mất dự trữ gạo khẩn cấp, do phần lớn lượng dữ trữ này được lưu kho dưới lòng đất. Theo Liên Hiệp Quốc, lũ lụt năm 1994 và 1995 đã phá hủy khoảng 1,5 triệu tấn dự trữ ngũ cốc[15], và Trung tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh nêu 1,2 triệu tấn (12%) sản lượng ngũ cốc, đã bị mất trong lũ năm 1995[16]. Do nền kinh tế suy giảm và các thảm họa tự nhiên tàn phá, CHDCND Triều Tiên đã không có các nguồn lực để nhập khẩu thực phẩm hoặc các nguồn lực, người dân đã phải đối mặt với cái chết và nạn đói.
Nạn suy dinh dưỡng khắp nơi[sửa | sửa mã nguồn]
Với sự tàn phá rộng rãi của vụ thu hoạch và dự trữ lương thực, phần lớn dân số đã trở nên tuyệt vọng với thực phẩm, bao gồm cả khu vực cũng được thành lập trong sản xuất thực phẩm. Năm 1996, người ta báo cáo rằng những người trong "những nơi được cho là thịnh vượng hơn của đất nước, người dân quá đói đến phải ăn bắp ngô non trước khi quả ngô phát triển đầy đủ,"[12] thật không may việc ăn ngô non này đã làm giảm sản lượng ngô ước tính, vốn đã bị hư hại khoảng 50% sản lượng.[17]. Người dân ở khắp mọi nơi đã bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng, bất kể giới tính, liên kết hoặc tầng lớp xã hội.

#30 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 20/09/2017 - 09:58

Bốn cuộc chiến gây ra nạn đói trầm trọng năm 2017

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Theo báo Pháp Liberation, bốn khu vực trên thế giới lâm vào nạn đói trầm trọng được LHQ thống kê năm 2017 đều là hệ quả trực tiếp của các cuộc chiến.
Nạn đói tái xuất hiện ở Nam Sudan

Nạn đói trầm trọng tái xuất hiện tại bang Unity, Nam Sudan, với khoảng 80.000 người bị thiếu ăn. Đây là quê hương của Phó Tổng thống Riek Machar, người đứng đầu một cuộc nổi dậy vũ trang khiến đất nước kiệt quệ từ tháng 12/2013. Theo Libération, vùng đất này hiện bị tàn phá bởi một trong số các cuộc xung đột được coi là tàn bạo nhất thế giới.

Khoảng 1,5 triệu dân rời Nam Sudan, chủ yếu sang nước láng giềng Uganda. Những người ở lại thường không còn nguồn sống. Theo đánh giá của tổ chức Acted, nạn đói có thể lan rộng trong những tháng tới. Chính phủ Nam Sudan phải chịu phần lớn trách nhiệm về tình trạng này. Theo Liên Hợp Quốc, ít nhất, một nửa ngân sách nhà nước được dành cho quân đội.

Hơn 1/2 dân số Yemen bị thiếu ăn nghiêm trọng

Yemen, quốc gia lớn thứ hai trên bán đảo Arập, có khoảng 17 triệu người đang phải đối mặt với tình trạng “khủng hoảng lương thực” (mức độ báo động 3 trên mức thang 5). Theo ông Stephen O’Brien, phụ trách điều phối cứu hộ khẩn cấp của Liên Hợp Quốc, “đây là cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất trên thế giới”.

Trước khi rơi vào chiến tranh, Yemen mua 90% lương thực từ nước ngoài. Con đường nhập khẩu bị tê liệt hoàn toàn vì cuộc chiến kéo dài hơn 2 năm nay giữa người Houthi, hiện đang chiếm thủ đô Sana và lực lượng trung thành với tổng thống Abd Mansour Hadi (lập thủ đô ở Aden) và nhận được hậu thuẫn từ liên quân các nước Hồi giáo do Ả-rập Xê-út cầm đầu. Khu cảng chính Hodeida dẫn vào miền bắc đất nước bị đóng cửa và nằm trên chiến tuyến. Trong khi đó, cả hai bên đôi khi lại từ chối phân phát hàng cứu viện cho người dân.

Nigeria : Qui mô khủng hoảng bị đánh giá thấp

Bang Borno của Nigeria, khu vực đông dân nằm bên hồ Tchad, bị liệt vào tình trạng “khẩn cấp lương thực”. Hàng triệu dân làng bỏ nhà và ruộng đồng để lên thành phố hay đến các khu vực cứu trợ nhân đạo của Liên Hợp Quốc vì sợ nhóm khủng bố thánh thiến Boko Haram đến cướp bóc tàn phá và cũng sợ những đợt trả đũa của quân đội Nigeria.

Khác với Nam Sudan, ở Nigeria có lương thực-thực phẩm, nhưng giá cao đến mức di dân không thể mua được. Vì vậy, các tổ chức nhân đạo chọn giải pháp trợ cấp tài chính. Còn đối với người dân nằm trong các vùng có giao tranh, phân phối lương thực là ưu tiên hàng đầu. Tổ chức Bác sĩ không biên giới lo ngại một số “khu vực đói” sẽ lại xuất hiện trong thời gian sắp tới.

Somalia dễ bị tổn thương nhất về lương thực

Những đợt hạn hán kéo dài và thường xuyên, mà gần đây nhất là vào năm 2011-2012, đã biến Somalia, ở vùng Sừng Châu Phi thành một trong những vùng dễ bị tổn thương nhất trên thế giới về lương thực.

Ngoài yếu tố khí hậu, Somalia còn bị tàn phá vì các cuộc chiến kéo dài từ hơn 20 năm nay, mà tình hình ngày càng đáng báo động hơn, theo đánh giá của Liên Hợp Quốc. Cuối tháng 02/2017, chính phủ ban hành tình trạng “thảm họa quốc gia”, trong khi phần lớn lãnh thổ vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát. Quân thánh chiến Al Shebad ở miền nam nước này thường xuyên ngăn cản các đoàn cứu trợ nhân đạo vào khu vực. Năm 2011, nạn đói đã giết chết gần 260.000 người Somalia.







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |