Jump to content

Advertisements




CÁC BÀI VIẾT NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ


55 replies to this topic

#31 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 20/09/2017 - 17:17

Các cuộc truy bức của chính quyền trung ương Miến Điện đối với người Rohingya không thể thu gọn qua lăng kính của một cuộc xung đột giữa người Phật Giáo và người Hồi Giáo. Trong các vấn đề tranh chấp đất đai và sắc tộc này còn có cả những lợi ích kinh tế mới.
Cả thế giới những ngày qua dồn sự chú ý đến cuộc khủng hoảng sắc tộc tại bang Arakan miền tây Miến Điện, nơi đang diễn ra thảm cảnh những người thiểu số theo Hồi Giáo bị truy bức phải chạy tị nạn sang nước láng giềng Bangladesh.
Để hiểu thêm về cuộc xung đột cộng đồng sắc tộc này chúng tôi xin giới thiệu bài viết mang tựa đề “ Tại Arakan, hai thế kỷ xung đột cộng đồng” đăng trên nhật báo Libération số ra ngày 19/09/2017 của tác giả Laurence Defranoux.
Tại sao nạn nhân là người Rohingya?
Chỉ trong vòng một tháng, 400 nghìn người đã bị đẩy vào một cuộc di cư chạy trốn bạo lực. Cuộc trấn áp này có liên quan đến lịch sử của vùng đất Arakan (chính quyền quân sự cũ Miến Điện gọi đây là bang Rakhine). Trong khi đó, người Hồi Giáo ở nhiều vùng khác của Miến Điện vẫn sống không mấy phải lo ngại gì.
Những cuộc thanh lọc sắc tộc xảy ra trong những tuần qua chỉ là một mảng trong nhiều thế kỷ truy bức sắc tộc và tôn giáo ở đất nước này, tuy nhiên trong đó người ta có thể tìm thấy cả những động cơ kinh tế khi chính quyền đang có những dự án công nghiệp ở vùng đất nóng này.
Để hiểu được căn nguyên của vấn đề, cần phải ngược dòng thời gian về hai thế kỷ trước. Đó là vào năm 1826, người Anh sáp nhập Arakan vào thuộc địa Miến Điện của họ. Arakan là một dải đất màu mỡ bên bờ vịnh Bengale. Một bộ phận dân gồm những người Phật Giáo và người Hồi Giáo đã sống ở đó ít nhất từ thế kỷ thứ 15. Họ đã sống lưu vong tại đây khi quê hương của họ bị vương quốc láng giềng xâm chiếm.
Nhà nghiên cứu nhân chủng học có văn phòng tại Rangoon, ông Maxime Boutry giải thích : “Trên vùng đất hoang hóa đó, chính quyền thực dân đã đưa những di dân từ Bengale đến định cư phát triển canh tác lúa. Những người Arakan trở về thì đất đai của họ đã bị chiếm. Đất đai chính là nguồn gốc của hiềm khích giữa hai cộng đồng dân cư.”
Trên toàn đất nước, người Anh đưa về hàng trăm nghìn người gốc Ấn Độ. Tâm lý chống thực dân khi đó đổ lên đầu những người nhập cư theo đạo Hindu và Hồi, những người đã làm giàu bằng buôn bán và cho vay nặng lãi.
Năm 1930 và 1937, nhiều cuộc truy sát nhằm vào người gốc Ấn đã diễn ra tại Rangoon. Năm 1942, khi người Nhật chiếm Miến Điện, những hậu duệ của người gốc Ấn Độ vẫn trung thành với người Anh, trong khi đó người Arakan ngả theo người Nhật.
Bà Alexandra de Mersan thuộc Viện Quốc gia về Ngôn ngữ và Văn minh phương Đông của Pháp (Inalco), người đã nghiên cứu về Arakan từ năm 1998, giải thích : “Cuối cuộc chiến tranh, Miến Điện muốn thoát khỏi sự đô hộ của đế quốc và người nước ngoài. Các làn sóng đòi độc lập đầu tiên do các sư sãi khởi xướng tập hợp thành phong trào Phật giáo vì độc lập dân tộc. Người Hồi Giáo ở Arakan đòi được công nhận như là một cộng đồng thiểu số tôn giáo, thế nhưng họ bị từ chối.”
Một phong trào độc lập có tên gọi “Rohingya” đòi sáp phần phía bắc Arakan vào phía đông Pakistan đã dấy lên nhưng không thành công. Người Miến Điện về sau gọi những người thiểu số này bằng cái tên “ Bengalis”.
Vùng đất nghèo đói kém phát triển
Năm 1971, một làn sóng di cư bùng lên do cuộc chiến tranh đòi độc lập của Bangladesh lại càng củng cố thêm định kiến cho rằng người Hồi Giáo ở Arakan là “những người nước ngoài bất hợp pháp” và thế là một chiến dịch bạo lực xua đuổi họ nổi lên lên hồi năm 1978.
Đến năm 1982, Miến Điện ra đạo luật về quyền công dân, đòi hỏi các nhóm sắc tộc phải chứng minh được sự hiện diện của họ trên lãnh thổ trước thời thuộc địa. Thế là những người “Bengalis” bị truất quyền công dân. Họ không được tham gia các công việc hành chính và một số tài sản còn bị tịch thu.
Bang Rakhine có 3 triệu dân, trong đó 1/3 là người Hồi Giáo có nguồn gốc lịch sử di cư khác nhau. Đây cũng là bang chậm phát triển nhất Miến Điện. Năm 1991-1992, làn sóng bạo lực mới lại bùng lên khiến hàng trăm nghìn người Rohingya bỏ nhà cửa chạy nạn.
Cộng đồng quốc tế đã quan tâm đến số phận của họ, và đã đến cứu trợ. Người Arakan theo Phật Giáo cũng sống khổ sở đói nghèo không kém, vì thế mà họ cảm thấy bị bỏ rơi.
Chuyên gia Alexandra de Mersan nhận xét: “Áp lực của quốc tế là chính đáng, nhưng các tổ chức phi chính phủ đã gây thiệt hại nhiều vì tuyên truyền thái quá. Tình cảnh của người Rohingya là rất khó khăn, nhưng họ không phải là những người duy nhất không có quyền gì ở Miến Điện và cũng không phải là những người duy nhất đấu tranh chống lại chính phủ.”
Sau vụ quân Taliban phá hủy bức tượng phật cổ nổi tiếng ở Bamiyan và loạt khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ, truyền thông do chính quyền quân sự kiểm soát, đã đưa tràn ngập những hình ảnh gắn Hồi Giáo với khủng bố.
Arakan vẫn luôn là vùng đấy nghèo đói. Những chuyện về các đứa trẻ sinh ra từ một cặp vợ chồng theo đạo Hồi và đạo Phật buộc phải theo Hồi Giáo và chuyện không thể cải đạo sang Phật Giáo tại Miến Điện đã nuôi dưỡng suy nghĩ sai lệch cho rằng đất nước họ đang bị “Hồi Giáo hóa”. Thực tế, người Hồi Giáo chỉ chiếm 4,7% trong số 62 triệu dân Miên Điện.
Năm 1995, chính quyền ban hành quy định về chỉ tiêu hôn nhân sắc tộc. Người Rohingya không thể kết hôn mà không có phép và mỗi cặp vợ chồng chỉ được quyền có 2 con.
Việc Miến Điện chuyển tiếp sang chế độ dân chủ năm 2011 cũng không chấm dứt được sự kỳ thị đó. Theo chuyên gia Maxime Boutry, “ giới quân sự chắc chắn thấy thấy ở đó cách chia để trị như trong các cuộc xung đột trong các bang miền bắc Shan và Kachin. Chính quyền dân sự thì lại bất lực với những cử tri đa số là người Phật Giáo”, những người đã ủng hộ họ.
Cái bóng của Bắc Kinh
Trong khi đó, Bắc Kinh xích lại gần với chính quyền mới vì họ quan tâm đến nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Arakan. Nhiều dự án công nghiệp đã được khởi công, trong đó có công trình xây dựng đường ống dẫn khí đốt ở Kyaukpyi. Các khu đất bị quân đội tịch thu dưới chế độ độc tài giờ được đem cho các nhà thầu nước ngoài và Miến Điện thuê. Những người đang sống trên những mảnh đất đó bị cưỡng chế trục xuất mà hầu hết không được đền bù gì.
Năm 2012, vụ cưỡng hiếp một thiếu nữ trong cộng đồng người Phật Giáo lại làm dấy lên chiến dịch thanh lọc sắc tộc và cuộc di cư mới của người Rohingya. Những đứa trẻ Rohingya sinh ra không được cấp giấy chứng sinh. Các nghề như bác sĩ, kỹ sư, hay quyền học đại học giờ bị cấm đối với người Hồi Giáo ở Arakan. Họ buộc phải sống trong các khu làng hay khu trại biệt lập, không công ăn việc làm.
Năm 2015, Quốc Hội Miến Điện tiếp tục ra thêm luật thắt chặt các quyền của người Rohingya. Bên cạnh đó, chính quyền trung ương liên tiếp mở các dự án với Bắc Kinh, trong đó có công trình cảng Kyaukphyu, có trị giá đầu tư 7,3 tỷ đô la. Đây là một điểm quan trọng trong chiến lược “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc.
Theo nhà xã hội học Saskia Sassen, tác giả cuốn sách “Trục xuất: Tính thô bạo và phức tạp trong kinh tế toàn cầu” nhận định: “ Tiếp cận vịnh Bengale và Ấn Độ Dương giờ là lợi ích cốt yếu của Trung Quốc. Điều này sẽ làm thay đổi sâu sắc mọi chuyện. Giới quân nhân Miến Điện từ lâu nay vẫn tham gia vào các vụ làm ăn vơ vét đất đai. Họ kiếm chác được nhiều với việc loại bỏ người Rohingya”.
Những mỏ titan, aluminum đã được tìm thấy ở huyện Maungdaw, nơi người Rohingya sinh sống. Khi các đồn cảnh sát bị quân nổi dậy tấn công hồi tháng 8, trấn áp bạo lực đổ xuống người dân cùng với sự đồng tình của Bắc Kinh. Tuần trước, Trung Quốc đã cam đoan vẫn dành cho Naypyidaw sự ủng hộ.
Như ở Kyauphyu năm 2012, các khu làng bị đốt trụi để người dân không thể trở lại và để xóa sạch mọi dấu vết về quyền lợi của tổ tiên họ trên mảnh đất của người Rohingya.
(Theo Libération

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)

Thanked by 1 Member:

#32 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 08/02/2018 - 18:34

«Con đường tơ lụa mới» : Toàn cầu hóa theo kiểu Trung Quốc
Thụy My Đăng ngày 07-02-2018 Sửa đổi ngày 07-02-2018 16:31
media
Con đường tơ lụa trên bộ và trên biển.
NASA/Goddard Space Flight Center/Wikipedia

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Les Echos hôm nay 07/02/2018 có bài phân tích mang tựa đề « Con đường tơ lụa mới : Kế hoạch thực sự của Tập Cận Bình ». Theo tác giả Michel De Grandi, không nên bị choáng ngợp trước kế hoạch đại quy mô này mà quên đi những nguy cơ đang đe dọa, vì ẩn giấu phía sau là tham vọng của Bắc Kinh : nhào nặn một quá trình toàn cầu hóa theo kiểu Trung Hoa.

Kế hoạch thật là vĩ đại với ngân sách khoảng 1.000 tỉ đô la, các dự án trải rộng trên tất cả các châu lục, từ vận chuyển trên bộ lẫn trên biển. Về mặt tài chính, có sự tham gia của nhiều quỹ, một ngân hàng phát triển tập hợp khoảng 60 nước : Con đường tơ lụa mới có những con số gây chóng mặt.

Dự án được Bắc Kinh lăng-xê năm 2013 không được Paris hưởng ứng mấy. Tuy nhiên từ khi chuyến tàu nối liền Vũ Hán với Lyon đến nơi, và khi tổng thống Pháp thăm Trung Quốc, chủ đề này được chính thức nêu ra và bắt đầu được chú ý hơn. Liên tục diễn ra các hội nghị để thông tin, các diễn giả cố thuyết phục các doanh nghiệp tham gia « kế hoạch Marshall tuyệt vời » này. Tuy nhiên theo Le Figaro, dự án này có nhiều mối nguy tiềm ẩn, nhất là với sự mù quáng của phương Tây, cách suy nghĩ đơn giản với mối lợi trước mắt.

Kế hoạch đầy tham vọng bao trùm toàn cầu

Ba năm sau khi giới thiệu, « Con đường tơ lụa mới » không ngừng mở rộng về mặt địa lý : từ 60 nước ban đầu, nay đã lên đến khoảng 100. Chẳng hạn châu Phi hầu như tham gia toàn bộ, Bắc Cực có « Con đường tơ lụa mới » riêng, hoặc Nam Mỹ, nơi Trung Quốc đang tăng cường sự hiện diện.

Danh sách các lãnh vực cũng được nối dài. Từ các cơ sở hạ tầng giao thông đơn thuần, nay gồm cả hợp tác văn hóa, du lịch. Tên của kế hoạch cũng được đổi từ « Con đường tơ lụa mới » sang « Một vành đai, một con đường » (One Belt, One Road hay Nhất Đới, Nhất Lộ). Trong nước cũng như ngoài nước, Trung Quốc tổ chức các cuộc hội thảo để làm phong phú nội dung cho bộ khung kế hoạch.

Theo Les Echos, rõ ràng là sau lớp vỏ dự án kinh tế, « Con đường tơ lụa mới » mang nhiều tham vọng, mà trước hết là kế hoạch tuyên truyền hoàn hảo. Để khuyến dụ, chính quyền Bắc Kinh sử dụng giọng lưỡi khác nhau cho từng đối tượng. Các lý lẽ đưa ra trước các nhà nghiên cứu khác hẳn so với trước các nhà báo, còn đối với giới kinh doanh thì được nhấn mạnh về các mặt khác. Tất cả những hoạt động quảng bá này chuyển đổi « Con đường tơ lụa mới » từ một khái niệm sơ khai ban đầu trở thành một việc đương nhiên.

Xuất khẩu quyền lực mềm và mô hình Nhà nước tập quyền

« Con đường tơ lụa mới » mang lại tầm vóc cho ngoại giao kinh tế, giúp Bắc Kinh và các công ty Trung Quốc tìm kiếm tăng trưởng bên ngoài Hoa lục. Nhưng không chỉ có thế. Dự án này còn xuất khẩu quyền lực mềm của Trung Quốc và quyết tâm nhào nặn lại thế giới. Tập Cận Bình và Trung Quốc muốn lãnh đạo việc tái tổ chức các định chế toàn cầu.

Cái nhãn « Con đường tơ lụa mới » trở nên lý tưởng để quy tụ mọi người từ khắp nơi trên thế giới, từ các quan chức cao cấp Nhà nước đến doanh nhân. Có thể gọi đây là « ngoại giao diễn đàn », một lãnh vực mà Bắc Kinh rất tích cực hoạt động. Không chỉ tham gia vào việc hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng, mà còn phổ biến một thông điệp mới mang tính ý thức hệ.

Chủ tịch Trung Quốc muốn rao giảng về phương thức phát triển thay thế cho mô hình dân chủ phương Tây đang gặp nhiều khó khăn. Ông Tập khoe khoang một Nhà nước vững mạnh, tập quyền, có khả năng nhanh chóng ra quyết định và áp đặt thực hiện trong thời gian ngắn. Và cuối cùng, đừng quên phương diện địa chính trị của dự án này.

Trung Quốc mong muốn trở thành đại cường hàng đầu thế giới vào năm 2050, nhân kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (01/10/1949) ; tìm lại thời vàng son đã đánh mất vào thế kỷ 19.

Con đường tơ lụa không trải thảm đỏ

Bên cạnh những kế hoạch trên bộ là các dự án trên biển. Từ những tuyến cáp xuyên đại dương cho đến đầu tư vào các cảng biển, với tầm vóc quy mô, mà giai đoạn cuối cùng là lưu chuyển các dữ liệu tin học từ vùng này đến vùng khác thông qua mạng cáp quang. Chỉ riêng vùng Địa Trung Hải, đã có hơn một chục hải cảng được dự kiến đầu tư.

Tác giả cảnh báo, không nên chỉ nhìn vào lợi ích trước mắt của kế hoạch đại quy mô này. Tuyến đường xe lửa nối liền Trung Quốc với châu Âu là một ví dụ. Những chuyến tàu đến châu Âu chất đầy hàng hóa made in China, nhưng chiều ngược lại thì ít hẳn. Từ đó có thể đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có việc thâm nhập thị trường Hoa lục, hiện hết sức bất bình đẳng đối với phương Tây.

Cũng không có gì cho thấy người nước ngoài có thể dễ dàng tham gia những kế hoạch được Trung Quốc đưa ra. Hành lang kinh tế mà Bắc Kinh xây dựng tại Pakistan với 50 tỉ đô la, đã trở thành một khu vực dành riêng cho doanh nghiệp Trung Quốc, không có bất kỳ một công ty Pakistan nào được phép bổ một nhát cuốc. Thế nên không nên mơ tưởng rằng thảm đỏ được Bắc Kinh trải ra trước « Con đường tơ lụa mới ».

Vatican xích gần lại Bắc Kinh

Cũng liên quan đến Trung Quốc, Le Figaro cho biết « Vatican xích gần lại Bắc Kinh ». Một thỏa thuận sắp được ký kết, giúp nối lại mối quan hệ đã bị cắt đứt từ năm 1949 sau khi quân c.... s.. chiến thắng.

Cuộc họp lần thứ 13 của nhóm công tác sẽ diễn ra tại Vatican trước cuối tháng 2 mang tính quyết định. Một thỏa thuận khung sẽ được hai phái đoàn của Bắc Kinh và Tòa Thánh ký kết, sẽ giải tỏa tình trạng bế tắc trong mối quan hệ từ 70 năm qua. Theo đó, nếu Roma chấp nhận việc chọn lựa các tân giám mục thông qua Hội Công Giáo « yêu nước » do chính quyền kiểm soát, thì Bắc Kinh sẽ công nhận quyền quyết định phong chức của Đức giáo hoàng.

Cựu tổng giám mục Hồng Kông Giuse Trần Nhật Quân (Joseph Zen) kịch liệt phản đối, coi đây là sự « phản bội » những người công giáo Trung Quốc bị đàn áp và luôn từ chối tuân phục chế độ c.... s... Nhưng xem chừng Vatican không thay đổi quan điểm.

#33 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 16/02/2018 - 13:36

Trung Quốc vung tiền thâu tóm đất canh tác Pháp
Mai Vân Đăng ngày 15-02-2018 Sửa đổi ngày 15-02-2018 14:06

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ảnh minh họa : Vùng nông thôn Pháp Bellevue, Notre-Dame-des-Landes, miền tây. Ảnh 16/01/2018.
REUTERS/Stephane Mahe
Một cách ngấm ngầm, không lộ liễu, càng lúc càng có thêm nhiều diện tích hàng trăm héc ta đất nông nghiệp ở Pháp lọt vào tay chủ nhân người Trung Quốc. Những thương vụ thu mua này, với giá cao ngất ngưởng, đang đội giá đất canh tác ở Pháp lên cao, và bắt đầu khiến cho người địa phương ngày càng bất bình.

Trong bài viết (ngày 11/02/2018) mang tựa đề : « Lòng háu ăn không tả của người Trung Quốc đối với đất nông nghiệp Pháp », nhà báo Edouard de Mareschal của nhật báo Pháp Le Figaro đã tìm hiểu thêm về một khía cạnh ít được chú ý trong xu hướng bành trướng hiện nay của Trung Quốc.

Phóng sự điều tra xuất phát từ một ví dụ gần đây nhất : Một tập đoàn Trung Quốc đa ngành vừa mua 900 ha đất ở tỉnh Allier, miền trung nước Pháp, nơi có thành phố Vichy nổi tiếng. Thương vụ này đã được thực hiện một cách rất kín đáo, tương tự như giao dịch trước đó, thực hiện tại tỉnh Indre, gần đấy, quê hương của nữ văn hào George Sand hay tài tử Gérard Depardieu. Những vụ mua lại với quy mô to lớn như vậy đã làm giá đất nông nghiệp trong vùng tăng vọt, và càng lúc càng làm nông dân địa phương khó chịu.

Theo ký giả của tờ Le Figaro, như vậy là từ tháng 11 năm 2017, 900 ha đất của tỉnh Allier đã lọt vào tay Trung Quốc, thông qua một cuộc chinh phục không phải bằng vũ khí hay bạo lực, mà bằng những giao dịch bí mật.

Tại sao Trung Quốc lại thu mua đất nông nghiệp Pháp ? Họ định làm gì ? Đối với thị trưởng của Thiel-sur-Acolin, một trong những thị trấn, có một phần đất đai đã trở thành sở hữu của Trung Quốc, có rất nhiều câu hỏi chưa được trả lời. Ông thị trưởng Daniel Marchand của thị trấn không đầy một nghìn dân này nói ngay : « Tôi không thể nói với ông bất cứ điều gì, vì lý do rất đơn giản là không ai thông báo cho tôi bất kỳ điều gì. Chúng tôi rất muốn gặp các sở hữu chủ của các khu đất, hay ít nhất là người đại diện của họ. Đối với một thị trưởng, chẳng phải điều tối thiểu là phải biết được những gì đang xảy ra trong địa phương của mình chứ ! ».

Đầu tư chiến lược

Chủ nhân mới của khu đất rộng gần một ngàn héc ta ở tỉnh Allier là công ty con của một tập đoàn Trung Quốc, Reward Group International, hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau, từ bất động sản, sản phẩm vệ sinh gia dụng, cho đến lương thực, thực phẩm. Tại Pháp, tập đoàn này đã phô trương một mục tiêu rất rõ ràng : « Đặt ngũ cốc Pháp trên bàn ăn người Trung Quốc ».

Ông chủ của tập đoàn Reward, doanh nhân Hồ Khắc Cần (Keqin Hu), rất tự hào về việc có được « tám trang trại lớn ở Pháp với quyền sở hữu vĩnh viễn ». Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tầng lớp trung lưu Trung Quốc, ông muốn mở một chuỗi tiệm bánh cao cấp, kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất công nghiệp, từ thu hoạch nguyên liệu ở Pháp cho đến các quầy hàng bán bánh mì và bánh ngọt ở Trung Quốc. Trong công việc thu mua của mình, Hồ Khắc Cần đi theo một ưu tiên hàng đầu: « Phát triển ngành công nghiệp để phục vụ đất nước », dĩ nhiên là Trung Quốc !

Phải nói là việc thâu tóm đất canh tác tại Pháp không đơn thuần là một dự án công nghiệp và thương mại, mà còn là một chiến lược đầu tư. Theo chuyên gia Christophe Dequidt, nghiên cứu hệ thống nông nghiệp của khoảng mười lăm quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, thì « phương trình rất đơn giản: Trung Quốc có đến 20% dân số thế giới nhưng lại chỉ có dưới 10% diện tích đất canh tác để làm ra thức ăn. »

Vì vậy, theo ông Dequidt, Trung Quốc « nhất thiết phải nhìn ra nước ngoài... Và mô hình nông nghiệp Pháp rất được người Trung Quốc ưa chuộng nhờ hiệu suất cao, kỹ năng thực hiện hiệu quả, và cách tổ chức các ngành nghề tốt ».

Lôgíc tài chính

Việc mua đất tại Pháp cũng có thể chỉ tuân theo một lôgíc thuần túy tài chính. Bà Marie–Hélène Schwoob, kỹ sư nông nghiệp đồng thời là chuyên gia nghiên cứu tại Viện Phát Triển Bền Vững và Quan Hệ Quốc Tế Iddri, nhận định : « Tại một nước như Trung Quốc, nơi mà tăng trưởng nhiều lúc trên 10%, thì có rất nhiều khoản vốn to lớn bị dư thừa... Giới đầu tư do đó muốn ‘cất giữ’ tiền trong địa ốc hay đất đai. Đó là chưa kể đến việc mua đất cũng mang lại những khoản lợi về thuế ».

Ví dụ nêu trên về thương vụ người Trung Quốc thu mua đất tại Pháp đã gây sốc trên bình diện truyền thông báo chí. Thế nhưng ký giả của Le Figaro cũng nhắc lại đâu phải chỉ có người Trung Quốc là đầu tư vào đất đai Pháp : còn có nào là Đức, Anh, nào là Hà Lan, Bỉ nếu chỉ nhìn phía người châu Âu.

Chính quyền Pháp bất lực

Trước vấn đề đầu tư vào đất đai này, các cơ quan Safer của Pháp, tức là các cơ quan phụ trách quy hoạch đất đai và cơ sở ở nông thôn, như đã phải bó tay.

Được thiết lập vào những năm 1960 để theo dõi vấn đề quy hoạch lãnh thổ, tạo điều kiện thuận lợi cho giới trẻ nông thôn lập nghiệp, giới hạn tình trạng tập trung quá mức, các cơ quan này giờ đây không thể giải quyết một xu hướng đang lên nhanh chóng.

Trong vòng 10 năm, 20% đất nông nghiệp đã lọt vào tay các công ty nặc danh. Khi cơ quan Safer ở Allier biết đến đề án của Reward Group International, thì tình hình đã quá trễ để sử dụng quyền trưng mua ưu tiên cho một khách hàng khác.

Kẽ hở pháp lý quen thuộc của Pháp

Về phản ứng thụ động của cơ quan Safer, ông Marc Bernardet phó thị trưởng đặc trách tài chính ở Thiel-sur-Acolin giải thích : « Vì không làm gì được cho nên (Safer) đã không trả lời khi được công chứng viên thông báo chứng từ bán đất ».

Theo Le Figaro, tập đoàn Trung Quốc đã dựa trên một kẻ hở pháp lý quen thuộc ở vùng nông thôn Pháp : Cơ quan Safer chỉ có quyền trưng thu khi toàn bộ khu canh tác được bán đi. Như vậy người bán chỉ cần biến khu canh tác thành một công ty cổ phần, trước khi bán cho người mua.

Đó là điều đã xẩy ra ở Allier : Người bán, một chủ nhân người Pháp, đã bán cho Trung Quốc tất cả khu canh tác của mình đã được chia thành phần và gộp lại trong các công ty nông nghiệp, chỉ giữ lại tượng trưng một hay hai phần trong mỗi lô bán đi.

Trước khi thâu tóm đất ở vùng Allier thì Hồ Khắc Cần đã áp dụng cách thức tương tự để mua đất ở tỉnh Indre. Từ cuối năm 2014 đến tháng 4/2016, quỹ đầu tư Hong Yang của ông mua lại nhiều công ty khai thác nông nghiệp ở các địa danh Châtillon-sur-Loire, Vendœuvres hay Clion. Tổng cộng 1700 ha đã lọt vào tay ông như vậy.

Để làm những thương vụ đó, Hồ Khắc Cần đã dựa trên một doanh nhân người Pháp, Marc Fressange, người đã thành lập một công ty xuất khẩu đặc sản nông nghiệp Pháp sang Trung Quốc. Về phục vụ cho Hồ Khắc Cần, Marc Fressange đã tham gia vào tất cả các ban điều hành của các công ty nông nghiệp được mua lại.

Trung Quốc vung tiền dễ dàng làm giá đất tăng vọt

Tại vùng Allier, vụ Trung Quốc thâu tóm đất gây bực tức không ít. Khoản tiền bỏ ra không được công bố, nhưng được ước tính là từ 10 đến 12 triệu euro. Dĩ nhiên số tiền này không phải chỉ là tiền đất mà còn gồm bao nhiêu phụ phí khác, khó tính được giá một ha đất là bao nhiêu.

Có điều theo dân biểu Jean Paul Dufrène của vùng này, giá một ha đất ở đây là từ 2.000 đến 3.000 euro... Giá mua như nói trên là cao hơn giá thị trường rất nhiều, cao hơn gấp 3 lần. Hậu quả rất hiển nhiên, các nông dân trẻ ở địa phương không thể với tới được, nên sẽ không có đất canh tác.

Những thương vụ mua đất canh tác này được các giới nông dân trẻ theo dõi khá sát. Jean Taboulot, hiện khai thác một nông trại 460 ha và một đàn bò 360 con, nhớ lại lúc trẻ ông làm việc cho người chủ đã bán lại đất cho người Trung Quốc. Trả lời phóng viên Le Figaro, Jean Taboulot đã rào trước là ông không muốn nói xấu người chủ cũ, vốn đã làm rất nhiều điều cần thiết cho khu đất canh tác, đã đầu tư rất nhiều vào những năm 1980, vào lúc mọi người đang cần.

Có điều là khi ông bán lại đất, thì không một nhà nông trẻ nào đủ tiền để tranh mua được với người Trung Quốc.

#34 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 17/02/2018 - 06:15

TIÊN TRI THIÊN TÀI CỦA TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM VỀ BIỂN ĐÔNG
(Ngày xuân bàn chuyện tiên tri của cổ nhân).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khi được Chúa Nguyễn Hoàng hỏi kế sách đã nói: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, theo đó Nhà Nguyễn đã âm thầm và quyết liệt mở mang đất nước để có một Việt Nam trọn vẹn hình chữ S ngày hôm nay. Với Biển Đông, Cụ Trạng cũng có lời tiên tri, dạy rằng: “Biển Đông vạn dặm giang tay giữ / Đất Việt muôn năm vững trị bình”.

Trong Bạch Vân Am Thi Tập của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm có bài thơ CỰ NGAO ĐỚI SƠN

Chữ Hán:

巨 鰲 戴 山

碧 浸 仙 山 徹 底 清

巨 鰲 戴 得 玉 壺 生

到 頭 石 有 補 天 力

著 腳 潮 無 卷 地 聲

萬 里 東 溟 歸 把 握

億 年 南 極 奠 隆 平

我 今 欲 展 扶 危 力

挽 卻 關 河 舊 帝 城



Phiên âm:CỰ NGAO ĐỚI SƠN

Bích tẩm tiên sơn triệt để thanh,
Cự ngao đới đắc ngọc hồ sinh.
Đáo đầu thạch hữu bổ thiên lực,
Trước cước trào vô quyển địa thanh.
Vạn lý Đông minh quy bả ác,
Ức niên Nam cực điện long bình.
Ngã kim dục triển phù nguy lực,
Vãn khước quan hà cựu đế thành.

Dịch nghĩa: CON RÙA LỚN ĐỘI NÚI

Nước biếc ngâm núi tiên trong tận đáy,
Con rùa lớn đội được bầu ngọc mà sinh ra.
Ngoi đầu lên, đá có sức vá trời,
Bấm chân xuống, sóng cuồn cuộn không dội tiếng vào đất.
Biển Đông vạn dặm đưa về nắm trong bàn tay,
Muôn năm cõi Nam đặt vững cảnh trị bình.
Ta nay muốn thi thố sức phù nguy,
Lấy lại quan hà, thành xưa của nhà vua.

Xin mạn phép được dịch thơ như sau:

CON RÙA LỚN ĐỘI NÚI

Núi tiên biển biếc nước trong xanh,

Rùa lớn đội lên non nước thành.

Đầu ngẩng trời dư sức vá đá,

Dầm chân đất sóng vỗ an lành.

Biển Đông vạn dặm giang tay giữ,

Đất Việt muôn năm vững trị bình.

Chí những phù nguy xin gắng sức,

Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình.


Bài thơ có tuổi đã khoảng 500 năm, bây giờ càng đọc càng thấy rất thời sự. Những tưởng như cụ Trạng Trình đang nói với chính chúng ta hôm nay. Bài thơ nguyên là để nói cái chí của cụ ”Chí những phù nguy xin gắng sức” (Ngã kim dục triển phù nguy lực). Nhưng lại đọng trong đó một tư tưởng chiến lược một dự báo thiên tài:

“Biển Đông vạn dặm giang tay giữ, /Đất Việt muôn năm vững trị bình”.
(Vạn lý Đông minh quy bả ác / Ức niên Nam cực điện long bình.”)

Biển Đông đang trở thành một môi trường tranh chấp, quyết liệt đầy tính bá đạo, đại Hán, đầy mưu mô và hành động vừa gian ác, vừa xảo quyệt của nước lớn Trung Hoa, đang trong cơn hưng phát, thèm khát không gian sinh tồn, muốn độc chiếm biển Đông. Nào vạch đường lưỡi bò, nào xây dựng thành phố Tam Sa được tính toán xây dựng trên vùng chủ quyền của người khác, nào gọi thầu những lô thăm dò ngay trên vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nào ngang ngược, tàn bạo cắt cáp, rượt bắt tàu thuyền của ngư dân ta đang làm ăn trên vùng biển của nước ta…

Hai câu thơ đầy tính dự báo chiến lược của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm càng lay động từ đáy sâu của ý chí, của tâm hồn, tâm thức biển đảo của người Việt. Từ ngàn xưa người dân Việt đã là cư dân của văn hóa biển-đảo. Vạn dặm biển Đông phải quay về nắm lấy trong bàn tay. Làm được như vậy, mà phải làm được như vậy – làm chủ được biển Đông, thì muôn đời cõi trời, đất nước Nam này sẽ vững vàng trong cảnh thanh bình thịnh trị lớn lao!.

Biển Đông vạn dặm giang tay giữ / Đất Việt muôn năm vững trị bình”.
Đó là lời dự báo thiên tài, là lời truyền dạy của tổ tiên. Nó phải được cảm nhận để hành động trên quy mô của Dân tộc.
Nói quay về giữ trong bàn tay có nghĩa là nói sự làm chủ của mình. Chúng ta sẽ và phải làm chủ biển Đông. Tất nhiên không thể và không phải với một thứ phản văn hóa, nghĩa là không muốn làm chủ với tư tưởng bá quyền, độc chiếm. Tinh thần làm chủ của chúng ta là vừa biết kiên quyết bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình, kiên quyết chống lại sự xâm lăng nước lớn. Mà cũng biết tôn trọng chủ quyền hợp pháp của các nước lân bang Đông Nam Á.
(Bài sưu tầm).

Thanked by 3 Members:

#35 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 18/02/2018 - 12:51

Nhưng Rùa hồ Gươm chết rồi

#36 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 18/02/2018 - 14:43

Trong Thái Ất có Lý Thiên để chỉnh lệch lạc của độ số của mặt trời mặt trăng, Lý Địa để chỉnh lệch lạc của đất đai sông núi, Lý Nhân để chỉnh lệch lạc về giáo hóa của con người. Nay mượn môn Tử Vi để nói một chút:
  • Trong môn Tử vi có sao Thiên hình và Thiên riêu, một sao thì hình khắc một sao thì dâm dục thái quá.
Chữ "Dâm" có nghĩa là quá, quá cái gì? Quá khỏi trung đạo vậy. Khi đã thái quá (bất cập cũng là một dạng mất cân bằng như thái quá) thì tự nhiên cần phải khôi phục bằng hình khắc. Đối với người ta thì nếu không tu thân sẽ không tề gia, không tề gia thì không trị được quốc, không trị quốc thì thiên hạ bất bình.

Đối với trời đất cũng thế, độ số của tinh đẩu lệch lạc sẽ phát sát cơ như sao chổi, thiên thạch... (các dị tượng). Đối với đất khi lệch lạc sẽ được điều chỉnh bằng rung động của đất (động đất), phun trào của núi lửa...vv.. tất cả nhằm đưa vật/việc trở về trung đạo.

Nói dài dòng như thế để dẫn dắt về chuyện Long mạch, động đất tức là dịch chuyển của địa tầng, địa tầng nứt gãy sẽ sinh ra động đất. Mỗi khi địa tầng nứt gẫy chuyển đổi thì Khí mạch cũ chết đi để sinh sôi Khí mạch mới - Rùa chết rồi thì con khác lên, miễn là hội tụ đủ linh khí tự nhiên sẽ có linh vật.

Thanked by 3 Members:

#37 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 20/02/2018 - 10:39

Trên các "pháo đài" phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông có những gì
Thứ ba, 20 Tháng hai 2018, 09:35 GMT+7 E
TAGS:Trung Quốc xây dựng trái phépquần đảo Trường SaBiển Đôngchủ quyền của Việt NamĐá Chữ Thập
AMTI (Mỹ) vừa tiến hành những so sánh các bức ảnh vệ tinh của họ và ảnh của tạp chí Inquirer để liệt kê chi tiết các công trình Trung Quốc xây dựng trái phép tại khu vực quần đảo Trường Sa trên Biển Đông (thuộc chủ quyền của Việt Nam).

TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc xây dựng trái phép bệnh viện trên đá Chữ Thập Trung Quốc xây dựng trái phép 5 hải đăng ở quần đảo Trường Sa Tin Biển Đông: Trung Quốc lại tiếp tục xây dựng trái phép ở Hoàng Sa
Vào ngày 5.2, tờ Inquirer đã đưa ra những hình ảnh 7 công trình xây dựng trái phép của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa. Hầu hết các bức ảnh đều được chụp vào cuối năm 2017 bằng máy bay điều khiển từ xa ở độ cao khoảng 1.500m, cho thấy các công trình và phương tiện quân sự của Trung Quốc được triển khai ở mức độ chi tiết chưa từng thấy trước đây.

Điều này củng cố các nguồn tin đã có trước đó về việc Trung Quốc đã hoàn thiện phần lớn các công trình quân sự trên các đảo nhân tạo bồi lấp phi pháp như các căn cứ không và hải quân và tiếp tục xây dựng trái phép trên các bãi đá ngầm, bất chấp những đàm phán ngoại giao giữa Bắc Kinh và các nước trong khu vực.

Các bức ảnh chụp từ máy bay trước đó không cho thấy Trung Quốc có các công trình mới nhưng nó cung cấp góc nhìn mới quan trọng về kích thước, chiều cao hơn là các bức ảnh vệ tinh. Trang AMTI đã có so sánh các bức ảnh của Inquirer với ảnh vệ tinh để đưa ra một cách chi tiết nhất các công trình xây dựng trái phép của Trung Quốc tại khu vực quần đảo Trường Sa.

Đá Chữ Thập

Ảnh của Inquirer về Đá Chữ Thập được chụp ngày 28.11.2017, bao gồm hình ảnh phía bắc của đường băng trên căn cứ và các phương tiện thông tin liên lạc cùng tín hiệu cảnh báo. Đá Chữ Thập là một trong 3 đảo nhân tạo bồi lấp phi pháp quy mô lớn nhất ở khu vực quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc xây dựng trái phép trong suốt năm 2017 với các công trình trên một diện tích khoảng 100.000m2.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Các công trình xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập bao gồm: 1. Phần cuối phía bắc của đường băng dài 3.000m đã hoàn thiện vào cuối năm 2015. 2. Nhà để máy bay có thể chứa khoảng 4 chiếc máy bay. Không gian để cho ít nhất 20 máy bay chiến đấu và 4 nhà để máy bay lớn có thể dùng để tránh bom, nạp nhiên liệu và chứa máy bay vận chuyển lớn được xây dựng ở phía nam dọc theo đường băng. Các nhà để máy bay này được hoàn thiện đầu năm 2017. 3. Một tháp cao chứa các phương tiện cảm biến/truyền thông được bao quanh bởi vòm phủ radar hoàn thiện cuối 2016. 4. Một vùng các cột được dựng lên từ 2017. Ảnh chụp trên không chỉ cho thấy đây là thiết bị truyền thông nhưng nó giống như dải radar tần số cao giống như radar được lắp đặt tại Đá Châu Viên 2 năm trước. 5. Một trong 4 điểm phòng thủ được xây dựng năm 2016. Các điểm phòng thủ trên các đảo nhân tạo xây dựng trái phép có những khẩu pháo lớn (trong ảnh chụp từ trên không cho thấy một điểm phòng thủ tại Đá Gạc Ma có pháo 100mm) và có những hệ thống phòng thủ tầm gần. 6. Một dãy các cảm biến/truyền thông hoàn thành năm 2017. Không nơi nào trên quần đảo Trường Sa có một hệ thống như vậy. Có những hệ thống nhỏ hơn được xây trên Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn. Điều này cho thấy Đá Chữ Thập có thể được xây dựng như một căn cứ về tín hiệu tình báo/truyền thông cho Trung Quốc. 7. Ba tháp cảm biến/truyền thông được che bởi vòm radar hoàn thiện năm 2017. Đá Xu Bi Ảnh Đá Xu Bi được chụp ngày 10.10.2017 gồm hình ảnh cận cảnh các công trình ở cả phía bắc và phía nam nhưng chủ yếu là ở mặt phía tây.
------------
Xem thêm: Trên các "pháo đài" phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông có những gì,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tin nhanh Việt Nam ra thế giới vietbao.vn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Các công trình bao gồm:
1. Công trình ngầm có thể để chứa nhiên liệu, nước hoặc các chất liên quan.
2. Công trình cảm biến/truyền thông che bởi vòm radar
3. Cần trục di động được sử dụng để chuyển hàng giữa tàu và cảng. Trên ảnh vệ tinh có thể thấy cần trục ở vị trí giữa cảng trong khi ảnh máy bay thì cần trục nằm ở phía đông cảng.
4. Một trong 4 điểm phòng thủ xung quanh căn cứ xây dựng năm 2016.
5. Một ngọn hải đăng lớn.
6. Bãi hạ cánh hơn 3.000m hoàn thiện đầu năm 2016.
7. Không gian nhà để máy bay đủ chỗ cho 20 máy bay chiến đấu hoàn thành cuối năm 2016. 4 nơi để máy bay ở phía bắc cuối đường băng.
8. 4 nhà để máy bay cho các máy bay lớn hoàn thành đầu năm 2017.
9. Các hầm chứa dưới đất có thể để chứa đạn dược hay các vật liệu xây dựng năm 2017. Các công trình ngầm cũng có trên Đá Chữ Thập và Đá Xu Bi.
10. Dải radar tần số cao "chuồng voi" - Nó được gọi như vậy vì có hàng rào cao xây dựng vòng quanh ăngten.
11. Một trong bốn điểm phòng thủ quanh căn cứ năm 2016.
12. Cấu trúc dày với mái che di động có thể chứa bệ phóng tên lửa di động hoàn thiện năm 2017.

Trong ảnh của Inquirer cấu trúc này có mái vòm radar có thể sử dụng để nhắm mục tiêu đang chờ để triển khai. Đá Vành Khăn Ảnh Đá Vành Khăn chụp ngày 30.12.2017 tập trung vào đường băng và các công trình phía tây tại đây. Đá Vành Khăn là đảo nhân tạo lớn nhất Trung Quốc xây dựng trái phép ở khu vực quần đảo Trường Sa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


-------------------
KHÔNG SAO, ĐỜI CON CHÁU CHÚNG TA SẼ ĐÒI LẠI!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#38 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 20/02/2018 - 12:04

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 18/02/2018 - 14:43, said:

Trong Thái Ất có Lý Thiên để chỉnh lệch lạc của độ số của mặt trời mặt trăng, Lý Địa để chỉnh lệch lạc của đất đai sông núi, Lý Nhân để chỉnh lệch lạc về giáo hóa của con người. Nay mượn môn Tử Vi để nói một chút:
  • Trong môn Tử vi có sao Thiên hình và Thiên riêu, một sao thì hình khắc một sao thì dâm dục thái quá.
Chữ "Dâm" có nghĩa là quá, quá cái gì? Quá khỏi trung đạo vậy. Khi đã thái quá (bất cập cũng là một dạng mất cân bằng như thái quá) thì tự nhiên cần phải khôi phục bằng hình khắc. Đối với người ta thì nếu không tu thân sẽ không tề gia, không tề gia thì không trị được quốc, không trị quốc thì thiên hạ bất bình.

Đối với trời đất cũng thế, độ số của tinh đẩu lệch lạc sẽ phát sát cơ như sao chổi, thiên thạch... (các dị tượng). Đối với đất khi lệch lạc sẽ được điều chỉnh bằng rung động của đất (động đất), phun trào của núi lửa...vv.. tất cả nhằm đưa vật/việc trở về trung đạo.

Nói dài dòng như thế để dẫn dắt về chuyện Long mạch, động đất tức là dịch chuyển của địa tầng, địa tầng nứt gãy sẽ sinh ra động đất. Mỗi khi địa tầng nứt gẫy chuyển đổi thì Khí mạch cũ chết đi để sinh sôi Khí mạch mới - Rùa chết rồi thì con khác lên, miễn là hội tụ đủ linh khí tự nhiên sẽ có linh vật.

Riêu và Dâm 淫 dính đến chữ Thuỷ 氵và Nhâm 壬 trên đầu là chử trảo 爫 móng vuốt loài thú . Ý nói nguy hiểm của nạn quá nhiều nước (dâm thuỷ) . Nhâm là can số 9 là số cực dương nên có ý thái quá . Thận tinh chủ thuỷ mà tiết quá nhiều tinh dịch nên dục tính thái quá.
Dâm cũng có nghĩa là sao đi lạc lối.

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 20/02/2018 - 12:06


Thanked by 3 Members:

#39 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 25/02/2018 - 12:04

Đà Nẵng và các bước ngoặt chiến lược của Mỹ
TS Nguyễn Tiến Hưng
Gửi tới BBC từ Virginia, Hoa Kỳ
24 tháng 2 2018
Chia sẻ trên Facebook Chia sẻ trên Twitter Chia sẻ trên Messenger Chia sẻ trên Email Chia sẻ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


USS Sacramento bên cạnh tàu mẹ, hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson năm 2001Bản quyền hình

Khi nghe tin hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson sẽ vào Đà Nẵng, tôi tự hỏi: tại sao không phải Cam Ranh mà là Đà Nẵng, và tại sao lại tháng Ba?
Nhìn lại lịch sử thì ta thấy địa danh Đà Nẵng hay gắn liền với những bước ngoặt của chiến lược Mỹ tại Biển Đông.

Hàng không mẫu hạm Mỹ tới Đà Nẵng: 'Bước đi chiến lược'
Tàu USS Carl Vinson: Trump nghi binh hay lỡ lời?
Mỹ đưa tàu chiến tới bán đảo Triều Tiên
Các bước ngoặt ấy lại có sự trùng hợp là thường hay xảy ra vào tháng Ba:
Tháng Ba, 1965: sau bao nhiêu thẩm định, cân nhắc, Washington đi tới quyết định đưa quân tác chiến vào Việt Nam. Đà Nẵng được chọn làm nơi để bắt đầu. Quyết định này phản ảnh thay đổi chiến lược từ chiến tranh du kích, chống nổi dậy tới chiến tranh quy ước.
Tháng Ba, 1973: sau Hiệp định Paris, lễ chính thức hạ cờ Mỹ để kết thúc vai trò của quân đội tác chiến tại Việt Nam lại được tổ chức tại sân bay Đà Nẵng.
Tháng Ba, 1975: Tòa Lãnh sự - bộ phận dân sự còn lại của Mỹ - đóng cửa và rút đi trên con tàu cuối cùng rời Đà Nẵng.
Bây giờ, sự kiện siêu hàng không mẫu hạm cập cảng Đà Nẵng có đánh dấu một bước ngoặt khác?
Trước hết ta nhìn lại những mốc lịch sử của Đà Nẵng liên hệ tới chiến lược của Mỹ:

Tháng Ba, 1965: đổ bộ Đà Nẵng
Sau khi TT John F. Kennedy bị sát hại vào tháng 11/1963, Phó TT Lyndon B. Johnson lên kế vị. Tuy có lập trường cứng rắn về Việt Nam, ông cố gắng kìm hãm, không leo thang cuộc chiến vì đã đặt ra mục tiêu ưu tiên cho chính quyền ông là War on Poverty - chiến đấu để khắc phục sự nghèo khó của người thiểu số ở Mỹ.

Cuối năm 1964, dù đại thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11, nhiều người khuyên ông nên có hành động mạnh ở Việt Nam nhưng ông vẫn tiếp tục tự chế.

Nhưng rồi biến cố Pleiku đã thay đổi hẳn lập trường của ông. Cuộc tấn công vào doanh trại cố vấn Mỹ tại Pleiku và căn cứ trực thăng Holloway (cách đó khoảng bốn dặm) vào lúc 2:00 giờ sáng ngày 7 tháng 2, 1965 đã gây nên thiệt hại lớn: trong số 137 quân nhân Mỹ có 9 người bị giết, 76 người bị trọng thương. Những tổn thất về thiết bị cũng rất nặng nề: 16 trực thăng và 6 máy bay các loại khác bị hư hại. Đó là cuộc tấn công lớn nhất vào các cơ sở của Mỹ tại miền Nam Việt Nam cho tới thời gian đó.

Nó đã đưa tới một quyết định mau lẹ của Tổng thống Johnson để trả đũa. Ông nhóm họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia và nói:
"Tôi đã gác khẩu súng ở phía trên lò sưởi và cất đạn ở dưới hầm nhà từ lâu rồi, nhưng địch quân đang giết hại người của ta...Hèn nhát đã đưa chúng ta vào nhiều cuộc chiến hơn là trả đũa: nếu như Hoa kỳ đã mạnh dạn hơn ngay từ đầu thì đã tránh được Thế Chiến I và II."
Sau đó ông cho khởi động chiến dịch Rolling Thunder: từng lớp máy bay khu trục bay xuyên mây oanh tạc các doanh trại Bắc Việt cách Vĩ tuyến 17 khoảng 40 dặm về phía bắc tại Đồng Hới. Việc trả đũa này đã bắt đầu một chiến dịch oanh tạc kéo dài với Linebacker I và Linebacker II.
Đưa nhiều máy bay oanh tạc vào tham gia cuộc chiến thì phải bảo vệ phi trường Đà Nẵng và khu vực chung quanh phi trường để tránh bị pháo kích như ở Pleiku. Vì vậy Washington tính đến việc mang quân vào để đáp ứng.
Nhưng nếu mang quân tác chiến vào thì vi phạm Hiệp định Geneva và có khả năng là chiến tranh sẽ leo thang.
Bàn kỹ nhưng Washington vẫn đi tới kết luận phải chấp nhận mọi rủi ro.


Ngày 23/02/1965, tại Sài Gòn, Tướng William Westmoreland đề nghị với Tư lệnh Thái Bình Dương và Bộ Tổng Tham Mưu:
"Đưa một Lữ đoàn Viễn chinh Thủy Quân Lục Chiến MEB (Marine Expeditianory Brigade) để giữ an ninh cho Đà Nẵng. Việc đưa quân vào tiếp theo sẽ được triển khai theo từng giai đoạn, tùy thuộc vào sự đồng ý của thượng cấp trên căn bản chính trị. Đại sứ Taylor cũng sẽ đề nghị đưa một đội Tiểu đoàn Đổ Bộ BLT (Battalion Landing Team) vào Đà Nẵng ngay."
Ngày 26/02, Bộ Ngoại giao Mỹ gửi Sứ quán tại Việt Nam:
"Thượng cấp đã có quyết định tiến hành đổ bộ cùng một lúc một đơn vị MEB, một đơn vị BLT, và một phi đội trực thăng...rồi sẽ thêm BLT thứ hai, tất cả đều trong Khu vực Đà Nẵng ..."
Ngày 8/03, bốn tàu USS Henrico, Union, and Vancouver đưa một lữ đoàn 3,500 TQLC vào đổ bộ ở bãi biển "Red Beach."

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Image caption
Tháng 3/1966: thủy quân lục chiến Mỹ cầu nguyện trên bãi biển Đà Nẵng
Hành động này là bước ngoặt quan trọng nhất trong cuộc chiến: sự thay đổi chiến lược từ trợ giúp, cố vấn trong chiến tranh du kích, chống nổi dậy (counter-insurgency) tới chiến lược đem quân tác chiến vào cuộc.
Lữ đoàn TQLC Viễn chinh 9 đã là đội tiền phong dẫn đường cho trên một nửa triệu quân nhân Mỹ vào Việt Nam

Tháng Ba, 1973: rút quân khỏi Đà Nẵng
Theo Hiệp định Paris ký kết ngày 27 tháng 1, 1973 thì Mỹ phải đơn phương rút khỏi Miền Nam.
Điều 5 quy định: "Nội trong 60 ngày sau khi bản Hiệp Định được ký kết, tất cả quân đội, cố vấn quân sự, và nhân viên dân chính làm việc cho quân đội...phải được hoàn toàn triệt thoái khỏi miền Nam Việt Nam..."
Vì Hiệp định được ký ngày 27 tháng 1 cho nên ngày 27 tháng Ba là hạn chót của việc rút quân. Vào thời điểm ấy thì một số quân đội Mỹ còn đóng ở Đà Nẵng.
Điều 6 quy định thêm:
"Các căn cứ quân sự ở miền Nam Việt Nam của Hoa Kỳ và các quốc gia khác, đã dẫn ở Điều Một, phải được giải tỏa trong hạn 60 ngày, sau khi Hiệp định được ký kết."
Đà Nẵng đã được chọn để tổ chức một nghi lễ biểu tượng quan trọng: lễ hạ lá cờ Mỹ và mang đi, đánh dấu việc chấm dứt sự có mặt của quân đội tác chiến Mỹ tại Miền Nam

Nguyễn Tiến Hưng
Đà Nẵng là căn cứ không quân quan trọng nhất yểm trợ hai Quân Khu I và II. Nó đã được chọn để tổ chức một nghi lễ biểu tượng quan trọng: Lễ hạ lá cờ Mỹ và mang đi, đánh dấu việc chấm dứt sự có mặt của quân đội tác chiến Mỹ tại Miền Nam. Lễ diễn ra rất trang trọng với sự hiện diện của Trung Tướng VNCH Ngô Quang Trưởng, theo đúng thủ tục cuốn cờ gồm năm bước của quân đội Mỹ.

Tháng Ba, 1975: Lãnh sự cuối cùng rời Đà Nẵng
Tuần cuối tháng Ba, với gần một triệu dân từ Huế, Quảng Trị và vùng lân cận di tản kéo về Đà Nẵng, thành phố bị tràn ngập và hỗn loạn trước sự tiến quân của quân đội Bắc Việt. Tình trạng an ninh trở nên tuyệt vọng.
Hoa Kỳ cử hai tàu Pioneer Contender và Miller tới cảng Đà Nẵng để giúp di tản nhân viên Mỹ ở Tòa Lãnh sự cùng hàng trăm ngàn người Việt.
Ngoài số tàu biển còn có Boeing 727 của Air America đã hạ rồi cất cánh trong cảnh hỗn loạn tại phi trường.
Sau cùng thì viên lãnh sự Mỹ, ông Al Francis đã ra đi bằng đường biển.

Tháng Ba, 2018: hàng không mẫu hạm vào Đà Nẵng
Mỹ đi rồi Mỹ lại về...vào Đà Nẵng?
Lich sử sẽ ghi nhận sự kiện này thế nào?
Ta có thể tạm thời nhận xét như sau:
Thứ nhất, về chiến lược ở Biển Đông: Mỹ đang xúc tiến cho thật nhanh diễn tiến 'Xoay Trục.' Như chúng tôi đã đề cập trong cuốn 'Khi Đồng Minh Nhảy Vào': hoàn cảnh lịch sử hiện nay hết sức khó khăn. Nó khác hẳn với hoàn cảnh trong những thập niên 60 và 70. Trong hai thập niên ấy, chiến lược của Mỹ là "ngăn chặn Trung Quốc," còn bây giờ là phải "trực diện đối đầu với Trung Quốc".
Từ khi Mỹ rút khỏi Đài Loan, rồi mặc kệ, không giúp Miền Nam Việt Nam trong việc bảo vệ Hoàng Sa chống Trung Quốc, và sau đó là bỏ rơi Miền Nam, Trung Quốc đã tràn xuống Biển Đông và đang thâu tóm trọn vẹn khu vực này, đúng như thuyết Domnino.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thủy thủ USS Curtis Wilbur và bộ đội CS VNBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image caption

Quan hệ Hà Nội - Washington tiến triển chậm mà chắc: Thủy thủ tàu USS Curtis Wilbur và hải quân Việt Nam bắt tay sau trận đấu giao hữu bóng chuyền ở Đà Nẵng 30/07/2004
Nhưng Xoay Trục khó có thể hoàn thành mau lẹ và thành công nếu không có sự cộng tác của Việt Nam, vì đây là "địa điểm chiến lược quan trọng nhất" như Bộ Quốc Phòng Mỹ đã xác định ngay từ đầu thập niên 50 (xem cuốn 'Khi Đồng Minh Nhảy Vào,' Chương 2).
Vì vậy Mỹ muốn thúc đẩy hợp tác quân sự chặt chẽ hơn đối với Việt Nam.
Thông cáo chung về chuyến viếng thăm Việt Nam của TT Trump tháng 11, 2017 xác định hai điểm:
•Hai bên "khẳng định kế hoạch hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ trong giai đoạn 2018-2020."
Ta thấy giai đoạn 2018-2020 là trùng hợp với khung thời gian Mỹ đặt ra cho mục tiêu hoàn thành bước đầu của chiến lược Xoay Trục khi 60% của hải lực Mỹ sẽ có mặt ở Thái Bình Dương.
•Hai bên "hoan nghênh hàng không mẫu hạm Mỹ lần đầu tiên tới thăm một hải cảng của Việt Nam trong năm 2018."

Lưu ý độc giả một điểm có ý nghĩa: đây không phải là lần đầu tiên kể từ sau cuộc chiến Việt Nam như tất cả truyền thông quốc tế loan tin mà là lần đầu tiên kể từ trước tới nay.
Trong Chiến tranh Việt Nam, nhiều hàng không mẫu hạm Mỹ như USS Constellation, Hancock, Ticonderoga có tham chiến, nhưng chỉ đậu ở Subic Bay (Phi Luật Tân), Yokosuka (Nhật Bản) hay thả neo ở ngoài khơi, chưa bao giờ vào Đà Nẵng (hay Cam Ranh).
Năm 1964 chỉ có một hàng không mẫu hạm USS Card chở quân trang, quân cụ và thiết bị vào Sài Gòn và bị đánh bom). Nhưng tàu này rất nhỏ, thuộc vào loại hộ tống Bogue, cũ kĩ vì sản xuất từ 1941.
Đưa nhiều hàng không mẫu hạm, chiến hạm vào Biển Đông thì cần phải có cơ sơ hỗ trợ từ đất liền - hải cảng, sân bay, bảo trì, tiếp vận xăng nhớt, thực phẩm, tiện nghi. Những cơ sở ấy thì thực tế nhất, tiện lợi nhất là vùng duyên hải của Việt Nam - đặc biệt là Cam Ranh và Đà Nẵng. Đây là hai nơi mà Mỹ đã xây cất, sử dụng trong nhiều năm nên đã quá quen thuộc.

Nhưng tại sao Mỹ không đưa hàng không mẫu hạm vào Cam Ranh có vịnh nước sâu mà lại đem vào Đà Nẵng? Về phương diện hậu cần, USS Carl Vinson quá lớn, khó mà thả neo ở Hải cảng Quốc Tế Cam Ranh.
Lại nữa, có thể vì lý do thành phố Đà Nẵng có giá trị tượng trưng cho vai trò của người Mỹ ở Việt Nam trước đây - qua các biến cố như đã đề cập. Ngoài ra, còn có khả năng là sẽ có đông dân chúng Việt Nam chào đón tàu Carl Vinson, giống như thời xưa (1965) có các thiếu nữ ra bãi biển tràng hoa lên cổ các chiến sĩ thuỷ quân lục chiến Mỹ, hay gần đây nhiều người Việt leo lên chiến hạm Mỹ do hạm trưởng người Mỹ gốc Việt lái tới Đà Nẵng, hoan hỉ đón tiếp.

Và như vậy là để nêu cao sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam đối với cuộc thăm viếng hữu nghị này?
Xác định xong về cuộc viếng thăm là có hành động cụ thể ngay. Tại Hà Nội ngày 25/01, Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis đã chính thức tuyên bố là sự việc này sẽ diễn ra vào tháng Ba.
Trong mấy năm vừa qua, đã có tàu ngầm và chiến hạm Mỹ ra vào Cam Ranh, nhưng đây là lần đầu tiên một Hàng không mẫu hạm tiến vào hải phận và cập cảng Đà Nẵng.
Thứ hai, phô trương lực lượng: hàng không mẫu hạm là tiêu biểu cho sức mạnh hải và không lực Mỹ. Nó được gọi là một "không quân nhỏ" (small air force) lưu động.

USS Carl Vinson thuộc lớp Nimitz, siêu mẫu hạm loại mới (2009), chạy động cơ nguyên tử. Nó cũng là tàu chỉ huy của Đội mẫu hạm tấn công 1 (Carrier Strike Group 1) mới thành lập, có trụ sở tại San Diego. Đây là một phần của Đệ tam Hạm đội, mạnh nhất thế giới, thường thả neo ở các đại dương khác chứ không phải ở Thái Bình Dương vốn là nơi do Đệ thất Hạm đội đảm trách.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trên khoang tàu USS Carl Vinson: thủy quân Hoa Kỳ gắn hỏa tiễn cho phi cơBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image caption
Trên khoang tàu USS Carl Vinson: thủy quân Hoa Kỳ gắn hỏa tiễn cho phi cơ. Hải quân Mỹ và Việt Nam sẽ có cơ hội tìm hiểu lẫn nhau nhân chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson tháng 3 năm nay tới Đà Nẵng
Tàu này thực sự chứa những khí giới gì ngoài những phi đội khu trục thì còn là một bí mật quân sự - nhưng có thể Trung Quốc cũng đã biết.

Hiện tại tất cả thế giới chỉ có 19 hàng không mẫu hạm đang hoạt động, và 6 cái đang được sản xuất.
Trong số 19 tàu này thì Mỹ đã chiếm tới 10 cái, hơn một nửa. Số còn lại thì hầu hết thuộc các nước đồng minh của Mỹ như Anh (4), Pháp (2), Ý (1).
Nga chỉ có một hàng không mẫu hạm đang hoạt động, tàu Đô đốc Kuznetsov.Nga có bốn chiếc khác nữa nhưng thuộc vào lớp Kiev (như Minks, Novorossiysk), đều đã "về hưu."
Như vậy, nếu số mẫu hạm của Mỹ cộng với của các đồng minh thì hải lực tổng hợp này thực sự bá chủ cả bốn đại dương.

Thứ ba, gửi tín hiệu cho Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc đã lên hàng cường quốc, nhưng về mặt hải lực thì còn rất yếu kém. Đó là vì chỉ mới có được một con tầu cũ tên là Varyag mua lại của Ukraine năm 1998 rồi đưa về tân trang ở Đại Liên, đặt tên là Liêu Ninh. Từ 2012, tàu này được đưa vào hoạt động chủ yếu để tập luyện.
Việc điều khiển một hàng không mẫu hạm trên đại dương, nhất là giữa một cuộc chiến đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Nguyên công tác "roping" (buộc giây, thả neo) đã rất phức tạp. Rồi đến việc điều khiển từng lớp khu trục cất cánh, hạ cánh, đến công tác phòng không, điều hợp với trung tâm hành quân và các lực lượng hỗ trợ từ trên bờ.

Ngoài số lượng, Trung Quốc chưa bao giờ có kinh nghiệm về hải chiến lớn - chứ chưa cần nói tới hàng không mẫu hạm. Trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), khi đoàn quân của Tướng Mỹ Douglas MacArthur từ ngoài khơi đổ bộ vào hải cảng chiến lược Incheon, 100 dặm về phía nam Vĩ tuyến 38 và 25 dặm từ Seoul, vào ngày 15/9/1950, quân đội Trung Quốc và Bắc Hàn phải vội vã cuốn gói rút về qua vĩ tuyến 38. Tới Trận Hoàng Sa tuy là nhỏ mà TQ cũng đã bị tổn thất nhiều.
Ngược lại, Mỹ thì đã có kinh nghiệm về hải chiến và sử dụng hàng không mẫu hạm từ cả một thế kỷ: trong Đệ Nhất, rồi Đệ Nhị Thế Chiến, tới chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam, và ngày nay, chiến tranh vùng Trung Đông.

Mở ra một chương lịch sử mới?
Như chúng tôi đã có dịp đề cập trước đây, trong chuyến công du tại Hà Nội năm 2016, TT Barrack Obama đã gợi ý về trang sử mới này khi ông trích Nguyễn Du trong truyện Kiều:
"Rằng trăm năm cũng từ đây.
Của tin gọi một chút này làm ghi"
Tiếp theo, TT Trump đã đi thẳng vào vấn đề và phát biểu;"Chúng ta đã gắn kết dần với nhau để tìm được những mục tiêu chung, những lợi ích chung. Và đó là điều đang diễn ra. Chúng tôi tới đây hôm nay để tái khẳng định những gắn kết đó."

Thông cáo chung cũng xác định việc "mở rộng quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước trên cơ sở ...các lợi ích chung và mong muốn chung".
Tại Hà Nội hôm 25/01 vừa qua, Bộ trưởng Jim Mattis đã cám ơn Việt Nam về sự phát triển của quan hệ đối tác ấy, qua việc hàng không mẫu hạm tới Đà Nẵng (nguyên văn: "Thank you for increasing partnership, with our aircraft carrier coming into Danang here in March" ).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


USS Carl VinsonBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image caption
USS Carl Vinson được coi là 'siêu hàng không mẫu hạm nguyên tử'của Hoa Kỳ
Thứ tư, trấn an các quốc gia đồng minh: qua hành động này, Mỹ cũng muốn gián tiếp trấn an các quốc gia đồng minh tại Á Châu. Họ đang lo ngại về quyết tâm của Mỹ. Lại nữa, cho tới nay chính sách ngoại giao của

TT Trump chưa rõ ràng về Biển Đông.
Thứ năm là lợi ích chiến thuật: các thế hệ trẻ của hải quân Mỹ - những quân nhân mới vào cuộc sau chiến tranh Việt Nam, gồm cả gần hai lữ đoàn trên USS Carl Vinson có dịp làm quen với bãi biển, hải cảng và sân bay Đà Nẵng.
Ngược lại, cũng để Hải quân Việt Nam lên thăm viếng, được chỉ dẫn tường tận và làm quen với mẫu hạm chiến thuật của Mỹ. Cách đây 6 năm, khi thấy Mỹ trực tiếp giúp Việt Nam dọn dẹp, làm sạch chất độc da cam tại sân bay Đà Nẵng vào mùa hè 2012, chúng tôi cho rằng Mỹ khó mà quên được cái địa danh Đà Nẵng.

Rõ ràng là bang giao mang tính chiến lược và tiến tới toàn diện Việt - Mỹ đã đi được một bước đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, bước ấy dài hay ngắn thì còn tùy thuộc vào việc có hay không những hành động có thực chất tiếp theo. Cụ thể, ta có để đặt câu hỏi liệu sẽ có những cuộc tập trận giả, thao diễn quân sự Việt - Mỹ có tầm cỡ lớn với sự tham gia của Hải Đội Tấn Công USS Carl Vinson trong năm 2018 hay không?
Việc đưa USS Carl Vinson vào Đà Nẵng là quyết định của cả hai bên muốn mở ra một chương lịch sử mới cho quan hệ Việt - Mỹ.

Nhưng muốn cho chương này kéo dài và bền vững thì nó phải dựa trên căn bản vững chắc.
Căn bản ấy chính là quyền lợi hỗ tương của hai nước: chống lại tham vọng chiếm trọn Biển Đông của Trung Quốc và bảo vệ tuyến hàng hải vào hàng quan trọng nhất thế giới ($3,000 tỷ lưu thông mỗi ngày), nằm chỉ cách vùng duyên hải của Việt Nam 12 hải lý.
Việt Nam, lại một lần nữa có cơ hội đóng vai trò địa chính trị chiến lược trên thế giới, nhờ vào vị trí nhìn ra

Biển Đông của Đà Nẵng.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, tiến sỹ Nguyễn Tiến Hưng, Cựu Tổng trưởng Kế hoạch VNCH từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống NVT. Hiện định cư tại Hoa Kỳ, ông đã xuất bản các cuốn sách Khi Đồng minh tháo chạy (2005) và Khi Đồng minh nhảy vào (2016).

#40 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/02/2018 - 18:38

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 16/02/2018 - 13:36, said:

Trung Quốc vung tiền thâu tóm đất canh tác Pháp
Mai Vân Đăng ngày 15-02-2018 Sửa đổi ngày 15-02-2018 14:06

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ảnh minh họa : Vùng nông thôn Pháp Bellevue, Notre-Dame-des-Landes, miền tây. Ảnh 16/01/2018.
REUTERS/Stephane Mahe

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Pháp nỗ lực ngăn Trung Quốc mua đất nông nghiệp

25/02/2018
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cam kết đưa ra mọi biện pháp nhằm ngăn chặn các nhà đầu tư nước ngoài mua đất nông nghiệp tại nước này.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định đất nông nghiệp của nước này là tài sản đầu tư chiến lược
Reuters
Theo Reuters ngày 24.2, động thái trên được đưa ra sau một loạt thương vụ gây tranh cãi liên quan tới giới đầu tư Trung Quốc.
“Đối với tôi, đất nông nghiệp của Pháp là tài sản đầu tư chiến lược, liên quan tới chủ quyền của chúng ta. Vì vậy, không thể để các cường quốc bên ngoài mua hàng trăm héc ta đất mà không rõ mục đích của những thương vụ này”, Tổng thống Macron phát biểu trước khoảng 1.000 nông dân trẻ tại Điện Elysee.
Tổng thống Macron nhắc tới việc một nhà đầu tư Trung Quốc mua khoảng 2.600 ha đất ở miền trung nước Pháp trong hai năm qua. Vụ mua bán này đã gây ra làn sóng phản đối trong nông dân Pháp.
Hiệp hội Nông nghiệp Pháp Safar cũng lên tiếng kêu gọi chính phủ hành động để chấm dứt việc các nhà đầu tư tài chính, chứ không phải nông dân, đi mua đất nông nghiệp.
HUỲNH THIÊM

Thanked by 1 Member:

#41 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 27/02/2018 - 11:47

Duy trì quyền lực cho Tập Cận Bình, nước cờ rủi ro của đảng CS Trung Quốc
Anh Vũ Đăng ngày 26-02-2018 Sửa đổi ngày 26-02-2018 16:10
media

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Các món quà lưu niệm với chân dung chủ tịch Tập Cận Bình được bày bán tại Thiên An Môn, ngày 26/02/2018.
REUTERS/Thomas Peter
Đời sống chính trị Trung Quốc đang đứng trước bước ngoặt lớn với việc Trung ương Đảng c.... s.. nước này thông báo dự án cải cách xóa bỏ quy định giới hạn hai nhiệm kỳ lãnh đạo đất nước đã được ghi trong Hiến pháp. Theo các nhà phân tích, phủ nhận mô hình kế thừa quyền lực, yếu tố vốn đã tạo sự ổn định chính trị cho chế độ độc đảng Trung Quốc từ nhiều thập kỷ qua, có thể sẽ chứa đựng những rủi ro cho Tập Cận Bình cũng như đảng của ông.

Ông Tập Cận Bình chính thức lên nắm đỉnh cao quyền lực ở Trung Quốc từ năm 2013. Theo quy định của Hiến pháp Trung Quốc và cũng như đã thành tiền lệ trong đảng thời hậu Mao Trạch Đông, ông Tập Cận Bình sẽ phải rời khỏi chức vụ lãnh đạo vào năm 2023, tức là sau hai nhiệm kỳ 5 năm. Với đề xuất sửa đổi Hiến pháp theo hướng không giới hạn hai nhiệm kỳ lãnh đạo, thông báo hôm Chủ nhật ( 25/02/2018), đảng c.... s.. Trung Quốc đã mở đường để ông Tập Cận Bình sẽ còn ở lại lâu dài trên đỉnh cao quyền lực.

Đề xuất này, như một chỉ đạo của đảng, sẽ được thông qua trong phiên họp toàn thể của Quốc Hội vào tuần tới. Quốc Hội Trung Quốc trong dịp này cũng dự kiến đưa tư tưởng Tập Cận Bình vào Hiến pháp, một danh dự mà cho đến giờ chỉ duy nhất dành cho Mao Trạch Đông, người tự tôn vinh là « Người cầm lái vĩ đại » của nhân dân Trung Quốc.

Theo các nhà phân tích chính trị Trung Quốc, thì ý đồ phá luật để duy trì quyền lực cho cá nhân ông Tập Cận Bình sẽ không phải không có rủi ro cho đảng c.... s... Bà Simone van Nieuwenhuizen, một nhà nghiên cứu về Trung Quốc tại Sydney nhận xét, « giới hạn hai nhiệm kỳ đã được quyết định nhằm bảo đảm một sự ổn định nhất định. Nếu được giữ lại hơn 10 năm, Tập Cận Bình chắc chắn sẽ bị giới chính trị ưu tú và cả người dân soi xét rất kỹ ».

Tất nhiên, nhiều người sẽ liên tưởng ngay tới trường đoạn lịch sử đấu đá nội bộ tranh giành quyền lực khốc liệt và ngột ngạt dưới thời Mao Trạch Đông. Hơn nữa, dự án cải cách Hiến pháp vừa được thông báo cũng đặt vấn đề xét lại nguyên tắc « lãnh đạo tập thể » do Đặng Tiểu Bình áp đặt trong đảng từ những năm 1980, nhằm tránh tập trung quyền lực tuyệt đối vào một người như đã diễn ra dưới chế độ Mao.

Nhìn lại hai lãnh đạo tiền nhiệm của ông Tập Cận Bình là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Ông Giang nắm quyền từ 1993 đến 2003, ông Hồ lên kế thừa từ 2003-2013 rồi chuyển giao sang cho ông Tập. Mỗi người tiền nhiệm của ông cũng chỉ hoàn thành hai nhiệm kỳ rồi rút vào hậu trường dành chỗ cho thế hệ lãnh đạo mới. Các lần chuyển giao quyền lực về cơ bản đều đã diễn ra suông sẻ cho dù trong hậu trường trước lúc vỗ tay ở hội trường lớn, các màn tranh giành cũng đã diễn ra không thiếu phần ác liệt.

Giờ đây, mới chưa đi qua hết nhiệm kỳ đầu, ở tuổi 64, ông Tập Cận Bình đã làm được nhiều việc mà những người tiền nhiệm ông không làm được trên phương diện thâu tóm quyền lực. Ông Tập tỏ cho thấy làm một lãnh đạo quyền thế, độc đoán.

Ông củng cố chế độ bằng gia tăng trấn áp đối kháng, bóp nghẹt xã hội dân sự. Ông phát động chiến dịch chống tham nhũng, lợi dụng loại bỏ các thành phần chống đối trong nội bộ, ông áp đặt đưa « tư tưởng Tập Cận Bình » vào trong điều lệ đảng, gây mầm cho tệ sùng bái cá nhân nảy nở trở lại.

Khi đã thâu tóm được mọi quyền lực trong tay, ông Tập Cận Bình dấn thêm bước nữa để có thể đi xa hơn trên con đường quyền lực.

Nhà nghiên cứu chính trị, Jonathan Sullivan, thuộc Đại học Nottingham, Anh Quốc phân tích : « Việc giới hạn số lượng nhiệm kỳ đã cho phép thể chế hóa sự chuyển tiếp ở đỉnh cao quyền lực và tránh cho đảng c.... s.. Trung Quốc sa đà đi theo các triều đại bạo chúa, hoặc dẫn tới một thời kỳ suy tàn tai họa…Gỡ bỏ mọi giới hạn có thể gây rủi ro cho sự ổn định về lâu dài ».

Một nguy cơ khác của sự tập trung tuyệt đối quyền lực vào tay ông Tập, theo bà Susan Shirk, chuyên gia về Trung Quốc thuộc Đại học California, tại San Diego, đó là Tập Cận Bình có thể sẽ có những quyết định sai bởi xung quanh toàn những kẻ xu nịnh, không ai dám làm ngược lại ý của ông ta.

Bên cạnh đó, tập trung quyền lực vào một người có thể sẽ khơi dậy sự chống đối phản kháng ngầm ngay trong nội bộ đảng. Chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình đã tước đi quyền hành và lợi ích của gần một triệu cán bộ đảng. Có ai dám chắc có bao nhiêu người bị ông Tập kỷ luật đã tâm phục khẩu phục mà không có ý đồ chống đối hay phục thù. Ngay cả những người đã tránh được tai bay vạ gió trong cuộc thanh trừng vừa qua cũng không khỏi không có phản ứng tự vệ.

Theo như nhận định của chuyên gia Susan Shirk thì nguy cơ đối với ông Tập còn ở chỗ giới chính trị ưu tú sẽ có hình thức « nổi dậy » theo cách của họ. Bởi tầng lớp này sẽ rơi vào trong hoàn cảnh hiểm nghèo sau cuộc cải cách nhằm để ông Tập Cận Bình không chia sẻ quyền lực cho ai.
--------

Mạng xã hội Trung Quốc chỉ trích mạnh dự án duy trì quyền lực của Tập Cận Bình
Dự án cải cách Hiến Pháp nhằm duy trì quyền lực của ông Tập Cận Bình ngay sau khi được thông báo hôm qua, 25/02/2018, đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích mạnh mẽ trên internet. Không ít ý kiến tố cáo Bắc Kinh muốn tạo dựng một chế độ độc tài theo kiểu Bắc Triều Tiên.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



-------------
Lời bàn: chả nhẽ sự kiện này lại mở đường cho sự biến chuyển/bước ngoặt chính trị to lớn trong khu vực trong năm 2019 Kỷ Hợi?

Thanked by 1 Member:

#42 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 27/02/2018 - 20:58

cũng giống y chang Poo-Tanh ở Nga
rồi có cha truyền con nối như Triều Kim hay CuCha ko nhỉ?
vạn tuế cạn tuế
muôn năm muốn nằm
cái này thì gọi là vua rồi chứ chủ tịt hay TBT giề?

#43 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 02/03/2018 - 00:06

TẬP CẬN BÌNH CHỦ TRƯƠNG ĐỘC CHIẾM BIỂN ĐÔNG



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

·

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Người viết xin lỗi dùng tiếng Latin trong bài viết nhưng mục đích là để bàn về khái niệm này trong chủ trương của Tập Cận Bình trên Biển Đông. Ngôn ngữ Latin có một danh từ kép đã trở thành quen thuộc và được dùng nhiều trong chính trị học là “status quo.” “Status quo” chỉ tình trạng của các điều kiện thực tế trước khi có sự thay đổi.
“Status quo” trong sinh hoạt xã hội
Vào thế kỷ thứ 14, danh từ này dùng để chỉ tình trạng hòa bình trước khi chiến tranh bùng nổ giữa hai nước nhưng dần dần được áp dụng trong hầu hết các lãnh vực. Trong các cuộc thảo luận hay tranh luận các bên thường có khuynh hướng chấp nhận một “status quo” và đôi khi còn được xem đó như là một giới hạn mà nếu bị vượt qua sẽ tạo nên nhiều bất trắc.
Trong nhiều trường hợp “status quo” còn dùng để chỉ một tình trạng xã hội tiêu cực, lạc hậu. Khẩu hiệu của các phong trào cách mạng xã hội trong thế kỷ 17 và thế kỷ 18 nhằm thay đổi “status quo” qua đó hạn chế quyền của thiểu số như các quyền dành cho phụ nữ, quyền bầu cử, ứng cử và các tiêu chí xã hội thành văn hay bất thành văn.
Trong đàm phán chính trị, khi hai bên đồng ý duy trì “status quo” có nghĩa là hai bên chấp nhận tình trạng hiện đang là của một điều kiện về quân sự, địa lý, xã hội hay chính trị.
“Status quo” trong hai cuộc chiến tranh thế giới
Việc chấp nhận “status quo” thường diễn ra trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ. Lý do, cả hai bên tranh chấp đều muốn phần lợi về mình nhưng đều không đủ bằng chứng thuyết phục bên kia hay quốc tế và cuối cùng chấp nhận tình trạng thực tế và chỉ thảo luận vào các điểm mới thôi.
Trong thế kỷ hai mươi, trải dài suốt hai thế chiến, “status quo” được sử dụng nhiều nhất trong tranh chấp lãnh thổ tại Châu Âu. Sau Thế Chiến thứ Nhất, các quốc gia bại trận trong đó có Đức mất phần lớn lãnh thổ chiếm được trong các cuộc chiến tranh trước đó, bao gồm chiến tranh Pháp-Phổ. Sau khi lên nắm quyền, mục đích đầu tiên của Hitler là phục hồi lãnh thổ mà ông ta cho rằng vốn thuộc Đức.
Các nước mạnh, tự mình hay qua hình thức liên minh, đều nhắm tới việc hủy bỏ các “status quo” và thiết lập các “status quo” mới có lợi cho họ. Đức chiếm Tiệp Khắc. Ý chiếm Albany. Liên Xô tìm cơ hội mở rộng vùng ảnh hưởng phía Tây. Hiệp ước bí mật Bất Tương Xâm (German-USSR Non-Aggression Pact) giữa Đức Quốc Xã và Liên Xô năm 1939 âm mưu chấm dứt “status quo” lãnh thổ và xẻ châu Âu làm hai, mỗi bên chiếm một phần. Đức chiếm Tiệp Khắc, Ba Lan, Liên Xô chiếm một phần Ba Lan và các quốc gia Baltic (Estonia, Latvia, Lithuania). Sau Thế Chiến thứ Hai, Stalin lẽ ra phải bị xử như một tội phạm chiến tranh, tuy nhiên, kẻ thắng trận bao giờ cũng đóng vai quan tòa và tội ác của quan tòa thường bị bỏ qua hay che lấp.
Anh và Pháp muốn bảo vệ “status quo” của Châu Âu nên đã nhiều lần lên tiếng phản đối hành động của Đức, Ý khi vi phạm một cách trắng trợn chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia nhỏ yếu bị xâm lược. Tuy nhiên, Anh và Pháp, ngoài những lời tuyên bố và biểu dương lực lượng qua vài cuộc tập trận nhỏ, không có một hành động quân sự cụ thể nào chứng tỏ quyết tâm bảo vệ nguyên trạng lãnh thổ Châu Âu như đã phân định trong hiệp ước Versaille.
Chính sách chuột đồng của Trung Quốc
Mặc dù bộ máy tuyên truyền Trung Quốc luôn rêu rao chủ quyền Biển Đông không thể tranh cãi của Trung Quốc và đã chứng minh qua hai ngàn năm lịch sử, giới lãnh đạo CSTQ cũng biết những lý luận đó chỉ để đun nồi nước sôi dân tộc cực đoan Đại Hán chứ không thể dùng để thuyết phục các quan tòa một khi cuộc tranh chấp được đưa ra trước một tòa án quốc tế.
Bằng chứng, tháng 1 năm 2013, chính phủ Philippines chính thức đệ trình hồ sơ kiện Trung Quốc trước Tòa Án Quốc Tế. Hồ sơ của Philippines nộp lên gồm mười bộ với gần bốn ngàn trang tài liệu chứng minh chủ quyền của Philippines và phản bác các luận cứ cũng như quan điểm đường lưỡi bò chín đoạn của Trung Quốc. Trung Quốc từ chối tranh tụng trước tòa.
Chính sách truyền thống của Trung Quốc là gặm nhắm từng phần của Biển Đông. Sau Hoàng Sa, tháng 8 năm 1988, lần đầu tiên Trung Quốc đặt chân lên quần đảo Trường Sa sau trận Gạc Ma. Từ năm 1989 đến năm 1992, Trung Quốc chiếm một số đảo nhỏ khác của Trường Sa. Tháng 2 năm 1995, Trung Quốc chiếm đảo Vành Khăn (Mischief Reef) và một đảo khác do quân đội Philippines đóng.
Tập Cận Bình, một Mao mới trong thời đại toàn cầu hóa
Nhà bình luận Doug Bandow của Newsweek đưa ra câu hỏi liệu Tập Cận Bình sẽ trở thành một Mao thứ hai không phải là không có lý do. Khác với các lãnh tụ CSTQ sau Mao, Tập Cận Bình là nhà độc tài đầy tham vọng quyền lực. Nạn sùng bái cá nhân tại Trung Quốc tạm lắng trong ba chục năm qua đã bắt đầu tái phát. Bộ máy tuyên truyền CSTQ đang đánh bóng họ Tập như một lãnh tụ có quyền hạn tối thượng và tuyệt đối trong tập thể lãnh đạo Trung Quốc. Báo chí bắt đầu gọi y là “Lãnh tụ Trung tâm” (The CORE), một danh hiệu chỉ dành để chỉ Đặng Tiểu Bình.
Trong một bài bình luận đầu tháng Hai năm 2016 trên The New York Times, nhà bình luận Chris Buckley nhắc đến sự kiện ngày càng đông các lãnh đạo địa phương tuyên bố trung thành với họ Tập. Vai trò lãnh đạo tập thể của Ban chấp hành Trung ương Đảng, của Bộ Chính trị và Ban Thường trực Bộ Chính trị bị đặt qua bên. Lãnh đạo mới được hiểu theo hình tháp và trên đỉnh là duy nhất Tập Cận Bình giống như trước đây chỉ có Mao.
Quách Kim Long (Guo Jinlong) tân bí thư thành ủy Bắc Kinh vừa tuyên bố một câu rùng rợn trên Bắc Kinh Nhật Báo, “Trật tự thế giới mà chúng ta sống đang tiến hành một sự điều chỉnh và về đối nội, đây là giai đoạn quan trọng của những thay đổi sâu sắc. Hơn bao giờ hết, chúng tôi cần một lãnh đạo tối cao.” Cho đến nay, ít nhất 14 trong số các lãnh đạo cao cấp của đảng tuyên thệ trung thành trước họ Tập.
Việc các viên chức cao cấp Trung Quốc tuyên thệ trung thành, thoạt nhìn chỉ là chuyện nội bộ của Trung Quốc, tuy nhiên, điều này cũng nhắc lại sự kiện các viên chức cao cấp và tướng lãnh Đức phải tuyên thệ trung thành với Hitler khi ông ta vừa nhậm chức Quốc Trưởng Đức và sau đó phát động chiến tranh thế giới. Không phải nhân dân Trung Hoa mà nhân dân các nước nhỏ láng giềng như Việt Nam, Philippines sẽ là những nạn nhân đầu tiên của “Lãnh tụ Trung tâm” này.
Tập Cận Bình muốn thiết lập một “status quo” mới trên Biển Đông
Theo Andrew Chubb trong một phân tích khá chi tiết trên The Diplomat, The South China Sea: Defining the 'Status Quo', trước 2013, khái niệm “status quo” rất ít được sử dụng. Phía Trung Quốc chẳng những không dùng mà còn kết án.
Lý do?
Trong tình trạng hiện nay của quần đảo Trường Sa, số lượng đơn vị đảo do Trung Quốc chiếm (5 đơn vị) vẫn còn ít hơn số đảo Việt Nam đang giữ (21 đơn vị). Đơn vị được xác định theo tiêu chuẩn đảo, vùng đá nổi hay vùng đá chìm. Nếu một “status quo” chỉ dựa trong tình trạng hiện nay, chắc chắn không phải là một hiện trạng mà Trung Quốc muốn.
Trung Quốc có ý định phá vỡ “status quo” đang có để thiết lập một “status quo” mới phù hợp với quan điểm bành trướng đã phác họa trong “đường lưỡi bò 9 đoạn” và sau đó vào tháng 6, 2014 lại tự ý bổ sung thêm một đoạn nữa. Trung Quốc tuyên bố khoảng 90% Biển Đông thuộc về Trung Quốc và đó cũng là “status quo” mới mà Tập Cận Bình đang nhắm tới.
Để đạt được “status quo” mới đó, Tập Cận Bình đưa ra chủ trương gồm hai mặt. Mặt đối ngoại, Tập Cận Bình kêu gọi các bên tranh chấp tự chế các hành động quân sự và giải quyết mọi xung đột bằng các phương tiện hòa bình. Mặt đối nội, họ Tập chỉ thị cấp tốc quân sự hóa các vùng đã chiếm được. Thoạt nghe, hai mặt, vừa thảo luận song phương hòa bình mà vừa lại quân sự hóa, dường như mâu thuẫn. Không, với họ Tập chủ trương hai mặt lại hỗ trợ cho nhau một cách hữu hiệu. Các cường quốc cũng như các nước đang tranh chấp không có một phản ứng thích hợp trước các hành động bành trướng ngang ngược của Trung Quốc.
Tập Cận Bình thúc đẩy “status quo” mới không chỉ bằng số lượng đảo chiếm được hay mở rộng vùng biển rộng mà còn qua mức độ của việc xây dựng các đảo nhân tạo, phi trường, công trình dân sự, quân sự. Những phát triển này bị Hoa Kỳ kết án là vi phạm “status quo.” Lãnh đạo Trung Quốc lý luận việc xây dựng các phương tiện dù dân sự hay quân sự cũng chỉ xây dựng trên “lãnh thổ” Trung Quốc như họ đã làm từ nhiều năm nay chứ không xâm phạm lãnh thổ của quốc gia nào và lập đi lập lai sẽ không dùng các phương tiện này để xâm lược các quốc gia khác.
Tập Cận Bình quân sự hóa Biển Đông
Việc Trung Quốc quân sự hóa những vùng chiếm được trên Biển Đông đã quá rõ ràng. Đô Đốc Harry Harris, Tư Lệnh Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ xác nhận “Điều đó quá rõ, trừ phi bạn nghĩ rằng trái đất nầy là một mặt bằng, bạn mới nói là là không.” Đô Đốc Harry Harris cũng tin rằng Trung Quốc đã đặt các giàn hỏa tiễn địa không trên đảo Woody (Phú Lâm). Sau hỏa tiễn, Trung Quốc phối trí các phi cơ chiến đấu cũng trên đảo Phú Lâm. Khác với những lần trước, lần này có vẻ các chiến đấu cơ này sẽ là phần của căn cứ không quân thường trực.
Sự hiện diện quân sự của Trung Quốc hiện nay trên Biển Đông chưa phải là một đe dọa trực tiếp đối với an ninh và quyền tự do hàng hải của Mỹ. Với sự chênh lệch còn quá xa về kỹ thuật và phương tiện chiến tranh nghiêng về phía Mỹ, nếu một xung đột quân sự xảy ra, những giàn hỏa tiễn và vài chiến đấu cơ đó sẽ nằm trong đáy biển trong vòng vài phút.
Tuy nhiên, với các quốc gia nhỏ trong vùng, sự hiện diện của chúng là những đe dọa trực tiếp. Sự ràng buộc và phụ thuộc vào nhau trong quan hệ kinh tế thương mại vô cùng sâu sắc và phức tạp giữa các cường quốc trong giai đoạn toàn cầu hóa như hiện nay, khả năng để Hoa Kỳ có thể can thiệp vào các xung đột giữa hai nước sẽ rất thấp.
Biết điều đó nên lập trường giải quyết xung đột của Trung Quốc từ trước đến nay vẫn là giải quyết song phương thay vì đa phương để nếu có leo thang cũng chỉ leo thang giữa hai nước. Không có liên minh quân sự, Việt Nam hay Philippines đều không phải là đối thủ của Trung Quốc.
Đáp lại lời phê bình của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry, Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị mới đây nói rằng việc Trung Quốc phối trí quân sự trên Biển Đông cũng không khác gì Mỹ phối trí quân sự trong khu vực Hawaii. Câu nói ngang ngược và ngu xuẩn vì không có nước nào tranh chấp chủ quyền với một tiểu bang của Hoa Kỳ, nhưng phản ảnh chủ trương của Tập Cận Bình không chỉ lấn chiếm mà còn dân sự hóa, quân sự hóa lâu dài, nói rõ hơn là thiết lập một “status quo” mới trên Biển Đông và đặt không chỉ riêng Hoa Kỳ mà cả thế giới trước một tình trạng đã rồi.
Rất tiếc, như lịch sử thế giới đã chứng minh, các thay đổi “status quo” về lãnh thổ đều dẫn đến chiến tranh. Con đường thoát duy nhất mà một nước nhỏ, trong trường hợp này là Việt Nam, phải chọn là thực hiện cho bằng được các điểm mà Trung Quốc né tránh và khai thác tối đa các điểm yếu của Trung Quốc, trong đó có (1) dân chủ và hiện đại hóa đất nước, (2) nhanh chóng chiến lược hóa vị trí Việt Nam, (3) liên kết với các nước bất đồng quyền lợi với Trung Quốc để bao vây và cô lập Trung Quốc, và (4) chuẩn bị chiến tranh bảo vệ tổ quốc.
Trần Trung Đạo

Thanked by 3 Members:

#44 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 09/03/2018 - 11:44

08/03/2018MMCT
Kinh ngạc trước quy mô ‘bầy chuồn chuồn’ của Lục quân Trung Quốc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Không chỉ đầu tư riêng cho xe tăng chiến đấu chủ lực và xe thiết giáp mà trực thăng chiến đấu cũng rất được Lục quân Trung Quốc chú trọng.

Trang web chính thức của Quân đội Trung Quốc vừa đăng tải chùm ảnh huấn luyện của Lữ đoàn Không quân Lục quân trực thuộc Tập đoàn quân số 80 tại tỉnh Sơn Đông vào hôm qua, thứ hai ngày 5/3.

Trong những năm gần đây, Lục quân Trung Quốc cùng với Không quân và Hải quân đã được đầu tư rất mạnh mẽ với nguồn ngân sách dồi dào không kém, chính vì vậy mà họ đã có sự thay đổi lớn về chất, vượt hẳn ra khỏi hình ảnh một quân đội đang phát triển.

Bên cạnh số lượng lớn xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới như ZTZ-99/96B hay xe chiến đấu bộ binh ZBD-04/08… thì lực lượng trực thăng vũ trang cũng nhận được sự quan tâm lớn. Số lượng các loại máy bay lên thẳng hiện đại như Z-9W hay Z-10 ngày càng nhiều, tạo ra sức mạnh tổng hợp rất đáng gờm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trực thăng vũ trang hạng nhẹ Z-9W của Không quân Lục quân Trung Quốc
Hiện nay trong các Tập đoàn quân của Quân đội Trung Quốc đều có các lữ đoàn không quân trực thuộc, những đơn vị này chủ yếu được biên chế trực thăng nội địa do chính Bắc Kinh chế tạo bao gồm Z-9 cho nhiệm vụ trinh sát – chiến đấu, Z-10 để yểm trợ hỏa lực và Z-8 trong vai trò vận tải, chi viện chiến trường.

Số lượng máy bay lên thẳng biên chế cho một lữ đoàn như trên có thể trong khoảng từ vài chục tới gần 100 chiếc, chúng được trang bị các hệ thống điện tử hàng không rất tiên tiến, cho phép triển khai các loại vũ khí chính xác cao từ cự ly xa.

Trong tác chiến (đặc biệt ở địa bàn thảo nguyên rộng lớn), biên đội trực thăng vũ trang trên cao kết hợp với hàng trăm xe tăng, xe bọc thép dưới đất tạo ra một mũi xuyên phá cực mạnh với hỏa lực áp đảo, thậm chí có nhận định còn cho rằng nếu đánh tay đôi giữa lục quân hai nước thì Trung Quốc còn vượt trội cả Mỹ lẫn Nga.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trực thăng vũ trang Z-19, Z-10 cùng trực thăng vận tải hạng nặng Z-8
Hình thức triển khai lực lượng như trên của Lục quân Trung Quốc có thể so sánh với chiến thuật “Trực thăng vận” từng được Quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, tuy nhiên thời đó phương tiện chủ yếu chỉ là loại vận tải đa dụng UH-1 có thêm sự yểm trợ từ AH-1 Cobra đời đầu, cho nên có thể đối phó bằng hỏa lực súng máy hạng nặng như DShK 12,7 mm.

Còn vào thời đại ngày nay, dự báo để có thể đẩy lui cuộc tấn công của lực lượng hỗn hợp trực thăng và xe tăng như trên sẽ đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa không quân, phòng không lục quân trang bị tên lửa tầm xa, và dĩ nhiên chẳng thể bỏ qua sự “ủng hộ” của yếu tố địa hình.

Theo Hải Dương (Soha/Trí Thức Trẻ)

#45 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 09/03/2018 - 17:49

Giải mã chiến lược nguyên tử của Bắc Hàn
TS Nguyễn Tiến Hưng
Gửi tới BBC từ Virginia, Hoa Kỳ
19 tháng 12 2017


Khoảng cách từ Washington tới miền đông của Bắc Hàn chỉ vào khoảng 12.700 km, mà tên lửa Hwasong-15 có tầm xa 13.000 km nếu được phóng theo quỹ đạo thông thường thay vì phóng thẳng lên không trung.
Hwasong-15Bản quyền hình ảnhJUNG YEON-JE

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đường bay của tên lửa Hwasong-15 như mô tả trên truyền hình Nam Hàn
Như vậy thì hăm dọa của Bình Nhưỡng có thể tấn công bất cứ nơi nào trên lục địa Mỹ là khả tin?
Trong thời gian qua, dư luận quốc tế phần nhiều là chỉ bình luận về sự tiến bộ nhanh chóng của Bắc Hàn: tên lửa xuyên lục địa, đầu đạn nguyên tử, vũ khí hóa học, chiến tranh mạng, và hình ảnh một cuộc chiến khốc liệt có thể xảy ra.



Sở dĩ như vậy là vì ông Kim Jong-un luôn đe dọa là sẽ tấn công phủ đầu nước Mỹ bằng nguyên tử (preemptive strike). Bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis nói với Quốc Hội là Bắc Hàn đã "thay thế Nga trở thành mối nguy hiểm số một" (6/2017).
Ông lại vừa tuyên bố "Bắc Hàn đe dọa gấp rút và nguy hiểm nhất cho hòa bình và an ninh".
Nhưng câu hỏi đặt ra là: khi ồ ạt phóng tên lửa ngay từ lúc Tổng thống Donald Trump vừa đăng quang, rồi tăng tốc từ đó thì mục đích của Bình Nhưỡng là gì? Liệu ông Kim Jong Un có thực sự nghĩ rằng sẽ "cho Mỹ nếm mùi cay đắng" như từng tuyên bố hay không?
Nếu không thì với mục đích gì? Và rồi cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ đi tới đâu?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ông và cha: Kim Il-sung và Kim Jong-Il. Giấc mơ nguyên tử nay đã sang đến đời cháu
Trả lời câu hỏi đầu tiên: chắc chắn là KHÔNG, ông Kim Jong-un không thực sự nhắm vào lục địa Mỹ (như đề cập chi tiết dưới đây).
Vậy ông ta theo đuổi mục đích gì? Mục đích là gây áp lực tối đa đối với Mỹ bằng cách chứng minh - một cách thuyết phục - rằng mình đã thực sự có sức mạnh nguyên tử - vừa đầu đạn, vừa sức phóng - "ngang bằng với Mỹ", như chính ông ta đã nói. Thêm vào đó là những vũ khí hóa học, tấn công mạng.
Áp lực tối đa với mục tiêu nào? Mục tiêu là để Mỹ phải điều đình, tiến tới việc rút quân khỏi Nam Hàn, điều kiện tiên quyết mà Triều đại 'Nhà Kim' (The Kim Dynasty) đã đưa ra để thống nhất đất nước.
Giấc mơ không ngừng về thống nhất
Sở dĩ chúng tôi có thể đoan chắc như trên đây vì con đường ông Kim Jong-un đang đi thì cũng chỉ là tiếp nối những bước đi của Kim Il-sung (Kim Nhật Thành), người ông, và Kim Jong-il (Kim Chính Nhất), người cha của ông ta, để theo đuổi giấc mơ tiến tới một nước Triều Tiên thống nhất.
Muốn như vậy thì phải áp lực cho bằng được để Mỹ rút ra khỏi Nam Hàn. Nhưng làm sao đẩy được Mỹ ra? Bắc Hàn cho rằng chỉ có một giải pháp duy nhất: đó là phải có vũ khí nguyên tử.
Cuộc hành trình 61 năm của người ông và người cha (1950 tới 2011) đã không thành công, cho nên trối lại sứ mệnh này cho người con, người cháu trẻ tuổi nhất, hăng say nhất.
Vì còn quá trẻ, lại không có con lớn đủ để kế vị mình, cho nên ông Kim Jong-un phải vội vã hoàn thành sứ mệnh cho lẹ.

Kim II-sung với quyết định nguyên tử
Vừa lên ngôi năm 1948, ông Kim Il-sung đã nghĩ ngay tới thống nhất bằng quân sự. Ông tung quân sang qua vĩ tuyến 38 tấn chiếm Nam Hàn (6/1950).
Về phía Trung Quốc thì ông Mao - dù vừa mới chân ướt chân ráo tiến vào Bắc Kinh - đã dùng chiến thuật biển người, đưa tới 300.000 quân sang yểm trợ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hình ảnh quân đội Bắc HànBản quyền hình ảnhFREDERIC J. BROWN
Image caption
Quyết tâm tự cường bằng vũ khí nguyên tử của Bình Nhưỡng đã có mấy thế hệ
Nếu như không có Tướng Mỹ Douglas MacArthur đẩy lui thì mộng thống nhất đã thành công ngay từ thập niên 1950 rồi. Vì bị đẩy lui cho nên, sau ba năm chinh chiến (1950-1953) với bao nhiêu tổn thất nặng nề cho cả Bắc Hàn lẫn Trung Quốc, cuối cùng ông Kim Il-sung lại phải rút quân về vị trí ban đầu.
Theo Tiến sĩ Sung-yoon Lee tại Fletcher School, Đại học Tufts thì "hạt giống nguyên tử đã được gieo ngay từ Cuộc chiến Triều Tiên." Đó là vì ông Kim Il-sung thấy thất bại của mình chỉ là vì Mỹ có vũ khí nguyên tử, còn Bắc Hàn và Trung Quốc thì chưa có nguyên tử, cho nên phải chấp nhận ngưng chiến.
Từ đó ông quyết định bất cứ chiến lược nào để thống nhất thì cũng phải có khí giới nguyên tử.
Khi chúng tôi nghiên cứu để viết cuốn sách 'Khi Đồng Minh Nhảy Vào' thì mới biết rằng Tổng thống Dwight Eisenhower lúc vừa thắng cử (1952) đã bí mật đi Đại Hàn để nhận xét tại chỗ.
Là vị tướng lão thành và đã chỉ huy cuộc đổ bộ Normandy, ông đi tới kết luận là trong trường hợp này chỉ còn có cách là sử dụng vũ khí nguyên tử như ở Hiroshima. Và ông đã cho Trung Quốc và Bắc Hàn biết quyết định ấy.

Nhờ cậy Mao khi thấy Mỹ bỏ Nam Việt Nam
Ít ai biết đến cái gạch nối giữa sự sụp đổ của Miền Nam và quyết định đẩy mạnh thống nhất của ông Kim Il-sung. Giữa tháng 4/1975, khi quân đội Bắc Việt tiến tới Xuân Lộc, cái chốt cuối cùng trước của ngõ vào Sài Gòn, ông Kim gấp rút đi Trung Quốc cầu viện.
Đem nửa triệu quân vào Nam Việt Nam, nhưng rút cục thì Mỹ cũng phải tháo chạy. Vậy thì với 50.000 quân đóng ở DMZ (chỉ bằng 10% quân số của Mỹ ở Việt Nam), tại sao không thể đẩy Mỹ ra?
Cho nên ông quyết định làm việc này qua vũ khí nguyên tử.
Ngày 18/4/1975, ông lãnh đạo một phái đoàn cao cấp đi Bắc Kinh họp với Trung Quốc gồm cả ông Đặng Tiểu Bình trước khi hội kiến với Chủ tịch Mao.



Đây là chuyến đi quan trọng nhất đối với ông Kim vì là chuyến xuất ngoại đầu tiên kể từ khi ông đi thăm viếng Liên Xô và Trung Quốc năm 1961 và Indonesia vào năm 1965.
Cuộc họp kéo dài trong ba ngày: 19, 23, và 26/4. Nội dung những cuộc bàn bạc là gì thì vẫn còn là một bí ẩn chưa bao giờ được công khai chi tiết.
Nhưng Giáo sư Trầm Chí Hoa (Shen Zhihua), từ Đại học Sư phạm Hoa Đông trong cuốn sách 'The Last Heavenly Dynasty: China and North Korea in the Age of Mao Zedong and Kim Il-sung' đã tiết lộ rằng ông đã tìm được những thông tin có thể trả lời dứt khoát cho câu hỏi này.
Theo ông Trầm thì cuộc họp đã xảy ra vào lúc Miền Bắc Việt Nam đang chiến thắng Mỹ, và tại Campuchia thì chính phủ thân Mỹ cũng sắp bị triệt hạ.
"Thưa Chủ tịch Mao, chiến thắng của Việt Nam cũng giống như chiến thắng của chúng tôi," ông Kim nói với ông Mao khi bàn về những biến chuyển mới.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mao Trạch Đông và Kim Nhật Thành (Kim Il-sung) tại Bắc Kinh
"Ông Kim trình bày ý muốn của mình là dùng võ lực để thống nhất cũng như vậy."
Ông Mao từ chối nên ông Kim Il-sung đã quyết định đi một mình.
"'Thưa đồng chí, tôi không muốn thảo luận về các vấn đề chính trị nữa,' ông Mao nói lảng đi và trả lời ông Kim. Cuộc đối thoại kết thúc một cách lạnh nhạt sau 30 phút."
Sở dĩ như vậy vì lúc ấy ông Mao đang đi tới hòa giải và bám sát Hoa Kỳ sau chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Richard Nixon (2/1972 ). Ông Mao tiếp tục tránh né yêu cầu của ông Kim.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Mainichi Shimbun, ông Trầm thêm rằng:
"Ông Kim đã không nói rõ tại cuộc họp rằng ông muốn có một Cuộc chiến Triều Tiên thứ hai, nhưng trước chuyến đi Bắc Kinh, ông đã nói rõ về giải pháp này trong nội bộ Đảng Lao Động, cho nên đã thật rõ ràng là ông đã cân nhắc việc này."
Trong một cuộc phỏng vấn khác với cùng tờ Mainichi Shimbun , Giáo sư Masao Okonogi (từ Keio University) một chuyên gia về những vấn đề Đại Hàn cũng xác định thêm:
"Có nhiều lời đồn rằng năm 1975 Trung Quốc đã từ chối không hỗ trợ Bắc Hàn trong việc muốn thống nhất bằng vũ lực, nhưng không có chi tiết cụ thể nào được tiết lộ. Có điều chắc chắn là ông Kim đã rời khỏi cuộc đàm phán với một cảm nhận rõ ràng rằng Trung Quốc sẽ không giúp mình khi cần đến."
"Phân tích này cho thấy kết quả cuộc họp này đã dẫn đến việc Bình Nhưỡng chia tay với Bắc Kinh để tự mình giải quyết vấn đề, đó là khởi sự của chương trình sản xuất nguyên tử, tiếp tục cho tới ngày nay."
Theo tài liệu nghiên cứu mới đây của Viện Wilson Center ở Washington (2015) thì cuộc họp này được tóm tắt như sau:
Dựa trên những biến chuyển mới ở Đông Dương - mối quan tâm chính của Bắc Hàn trong cuộc họp lịch sử này là muốn phối hợp với Trung Quốc về chính sách tương lai của mình để áp lực Hoa Kỳ phải từ bỏ lập trường bảo vệ Nam Hàn.
Cho nên trong lần xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên ở Bắc Kinh, ông Kim Il-sung đã tuyên bố hết sức mạnh mẽ về việc "giải phóng Nam Hàn". Ông liệt kê ba điều kiện tiên quyết cho việc thống nhất trong hòa bình mà không có lực lượng nào bên ngoài nào xen vào. Đó là:
  • Mỹ phải rút hết quân đội khỏi Nam Hàn:
  • Chấm dứt tất cả các sự can thiệp vào nội bộ của Nam Hàn; và
  • Lật đổ chế độ Park Chung-hee ở Nam Hàn.
Tuy nhiên phía Trung Quốc tuyên bố chỉ ủng hộ chính sách "thống nhất trong hòa bình mà không có sự can thiệp của nước ngoài."

Khai thác uranium
Không được Trung Quốc hỗ trợ, Kim Il-sung chia tay với Bắc Kinh để đến gần Liên Xô. Với sự yểm trợ của Liên Xô thì từ cuối thập niên 1970 tới đầu thập niên 1980, Bắc Hàn đã bắt đầu khai thác được uranium ở nhiều địa điểm gần Sunchon và Pyongsan. Từ đó các hoạt động thí nghiệm và sản xuất tăng mạnh.


Bí ẩn về các trường Bắc Hàn trong lòng nước Nhật
Nhưng ông Kim đã không sống lâu đủ để được trông thấy thử nghiệm nguyên tử đầu tiên. Ông ra đi ngày 8/7/1994 sau khi tại chức 45 năm, một trong những lãnh đạo lâu nhất trong lịch sử.
Kim Jong-Il nối nghiệp cha từ năm 1994 và tuyên bố sẽ tiếp tục các chính sách của cha mình đối với việc thống nhất đất nước. Dưới thời ông, Bắc Hàn đã đi được một bước dài trên đường nguyên tử và tên lửa. Ngày 29/1/2002 Tổng thống George W. Bush gọi Bắc Hàn là một phần của cái 'Trục Ma Quỷ' - Axis of Evil.
Tuy nhiên, xem ra những tiến bộ về nguyên tử thì cũng chỉ là để đưa ông Kim Jong-Il tới cái thế thượng phong, giúp cho ông đàm phán với Mỹ và Nam Hàn.
Năm 1998 Tổng thống Nam Hàn là Kim Dae-jung (Kim Đại Trọng) đưa ra chính sách 'Chiêu dương' (Sunshine Policy) yểm trợ kinh tế cho Bắc Hàn để thúc đẩy thống nhất.
Năm 2000 là một cái mốc lịch sử: ông Kim Jong-Il chấp nhận đề nghị của ông Kim Dae-jung muốn tới Bình Nhưỡng để bàn bạc về việc thống nhất.



Ngày 13/6/2000, ông Kim Jong-il ra tận phi trường đón tiếp ông Kim Dae-jung. Đây là lần đầu tiên kể từ Cuộc chiến Triều Tiên hai nhà lãnh đạo Bắc và Nam Hàn gặp và bắt tay nhau. Cuộc họp ba ngày rất nồng ấm. Thế giới thấy ánh sáng hòa bình ở Bán Đảo Triều Tiên ló rạng. Năm ấy ông Kim Dae-jung được giải thưởng Nobel về Hòa Bình.
Sau đó, đã có nhiều cố gắng tiến tới thống nhất theo một lập trường ba giai đoạn (như đề cập dưới đây). Năm 2007 lại có một cuộc họp thượng đỉnh thứ hai vào ngày 2-4 tháng 10, 2007 giữa ông Roh Moo-hyun, tổng thống Nam Hàn và ông Kim Jong-il.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Chính sách Chiêu Dương: Tổng thống Kim Dae-jung và Chủ tịch Kim Jong-Il
Nhưng khả năng thống nhất đã tan biến đi với những biến cố năm 2010.
Năm ấy, Bình Nhưỡng bắn chiến hạm Nam Hàn làm cho 46 người thiệt mạng (3/2010) và pháo kích vào một quân đảo của Nam Hàn gần DMZ; 4 người thiệt mạng, 15 binh sĩ và ba thường dân bị thương (11/2010). Nam Hàn cắt hết viện trợ và giao thương với Bắc Hàn, tiếp theo bằng những biện pháp quân sự mạnh mẽ. Hình ảnh chiến tranh lại hiện ra.
Đang khi căng thẳng như vậy thì Kim Jong-il chết bất đắc kỳ tử trên một chuyến xe lửa ngày 17/12/2011.


Tại sao con út Kim Jong-un kế vị?
Trong thập niên 1990, người con cả của ông Kim Jong-il là Kim Jong-nam (Kim Chính Nam) đã được cha chuẩn bị để nối ngôi. Jong-nam đã theo học tại Thụy Sĩ, Nhật Bản và Nga Xô. Nhưng cậu này đã phạm lầm lỗi lớn: dùng thông hành giả mạo với tên là "Pang Xiong" để đi xem Disneyland ở Nhật, nhưng bị Nhật phát hiện và trục xuất sang Bắc Kinh, làm mất mặt cha.
Ngoài ra, Jong-nam lại còn bất đồng ý với cha, muốn cải cách chính sách, cởi mở, nên bị coi là đã trở thành một 'nhà tư bản.' Sau này ông đã trở thành một người chống đối chế độ thực sự, khiến có dư luận cho rằng cái chết của Kim Jong-nam là để ngăn chặn mọi tính toán thay bài của Trung Quốc với Bắc Hàn.
Người con thứ hai là Kim Jong-chul (Kim Chính Triết) thì lại say mê nhạc sĩ Eric Clapton.
Cậu đã đi Anh, Đức, và Singapore để theo dõi các diễn xuất của ông này. Bố cho rằng cậu giống như con gái - "girly" - không thể làm lãnh đạo.
Cho nên chỉ còn có cậu con út là Kim Jong-un (Kim Chính Ân). Tuy rằng cậu này đam mê bóng rổ và hâm mộ Dennis Rodman, nhưng bóng rổ thì mạnh mẽ hơn cây đàn guitar của Eric Clapton, cho nên cũng còn được.
Tuy ông Kim Jong-un còn quá trẻ nhưng có cái lợi là hăng say, và chính vì còn trẻ nên có thể sống lâu đủ để thực hiện mộng của cha và của ông mình.
Kim Jong-un không có con lớn đủ để một ngày nào sẽ kế vị mình. Còn anh là Kim Jong-nam thì đã chết. Người anh thứ hai, Kim Jong-chul thì không có chí, và là người chống đối chế độ nên phải sống lưu đầy ở Macao.



Như vậy, dòng họ 'Nhà Kim' có thể sẽ kết thúc sau ông Kim Jong-un. Đây có thể là một lý do cắt nghĩa tại sao ông Kim Jong-un đã vội vã tấn công, bắt đầu ngay sự nghiệp với biến cố được gọi là 'Khủng Hoảng Triều Tiên 2013' (Korea 2013 Crisis).


'Khủng Hoảng Triều Tiên 2013'
Chỉ mới có bốn năm mà ít người còn nhớ tới những biến cố này. Về mức khủng hoảng nó cũng không kém khủng hoảng hiện nay là bao nhiêu. Về sự phản ứng của Mỹ thì nó còn mạnh mẽ hơn nhiều:
  • Ngày 24/1 - Bắc Hàn công bố đã có một vũ khí nguyên tử mới và đã thí nghiệm tên lửa tầm xa, với Hoa Kỳ là mục tiêu chính.
  • Ngày 8/3 - Bắc Hàn chấm dứt tất cả các hiệp ước hòa bình với Nam Hàn đóng cửa biên giới Bàn Môn Điếm. Tướng lãnh Bắc Hàn xác nhận đang nhắm tên lửa tầm xa tới đại lục Mỹ để trả đũa cho các biện pháp chế tài của Liên Hiệp Quốc.
  • Hoa Kỳ phản ứng mạnh mẽ, mạnh hơn cả khủng hoảng ngày nay: sử dụng các loại B-52, Stealth B-2A Spirit, B-1B Lancerbombers. Quan trọng nhất là chính cơ quan 'Tư lệnh Phòng thủ Không phận Bắc Mỹ' - NORAD (North American Aerospace Defense Command - nằm dưới hầm sâu ở Nevada) đã phải báo động và chuẩn bị.
Và cứ thế hai bên leo thang cho tới những cuộc hòa đàm từ tháng 4.


Khủng hoảng hiện nay sẽ đi tới đâu?
Nhìn lại diễn biến hai cuộc khủng hoảng lớn trong quá khứ - năm 2010 và 2013 - ta có thể phỏng đoán được rằng: mục đích của Kim Jong-un thì cũng như của cha (năm 2010) và của chính ông ta (năm 2013): đó là áp lực để Mỹ phải điều đình và rút quân khỏi Nam Hàn. Ba thế hệ của 'Nhà Kim", mỗi thế hệ đã nâng áp lực đối với Mỹ lên một cấp.
Ngày nay ông Kim Jong-un đã đẩy áp lực lên tới mức tối đa, cho nên Mỹ cũng khó có thể gạt đi như những lần trước vì thực sự cũng không còn giải pháp nào ngoài điều đình.
Mỹ khó có thể dùng giải pháp quân sự - dù là một giải pháp quân sự có giới hạn, vì bốn trở ngại lớn (constraints):
  • Nhân mạng của trên hai sư đoàn đóng ở DMZ;
  • Hàng triệu dân Nam Hàn ở thủ đô Seoul - cách DMZ chỉ có 35 dặm;
  • Các chiến hạm quanh vùng Hoàng Hải, và sự nguy hiểm cho dân Nhật Bản ở gần bờ biển
  • Nguy hiểm là cuộc chiến sẽ leo thang thành ra 'Chiến tranh Triều Tiên II,' nhưng lần này là 'Chiến tranh Nguyên tử Triều Tiên.'
Cho nên ngày 13/12/2017 Ngoại trưởng Rex Tillerson đã mở đường.
Ông tuyên bố Mỹ "sẵn sàng đàm phán bất cứ lúc nào" với Bắc Hàn mà không cần điều kiện", tuy rằng sau đó có phản biện từ Tòa Bạch Ốc nhưng dưới bất cứ thời tổng thống nào thì cũng vẫn có hai trường phái bồ câu và diều hâu ở ngay Tòa Bạch Ốc. Dù sao, chính ứng cử viên Trump đã nhiều lần nói sẵn sàng gặp ông Kim Jong-un. Ngày 15/12/2017 lại vừa có tin về cuộc đàm thoại giữa hai Tổng thống Trump và Putin để giải quyết vấn đề Bắc Hàn. Cuộc đàm thoại xảy ra vào thời điểm ông Moon Jae-in đi Trung Quốc thì chắc cũng không phải là ngẫu nhiên.


Khả năng đàm phán Mỹ-Triều

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phải chăng khi đã có tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, ông Kim Jong-un mới chịu đàm phán với Mỹ?
Nếu như Mỹ đã mở cửa cho đàm phán thì khủng hoảng hiện nay sẽ có thể được giảm nhiệt - ít nhất là tạm thời - bằng một lối ra để giữ thể diện cho cả hai bên. Đó là sẽ qua một trung gian để giúp điều đình.
Trung gian ấy thì không phải là Trung Quốc mà là Nga Xô. Nước này có rất nhiều ảnh hưởng đối với Bình Nhưỡng vì đã giúp Bắc Hàn phát triển nguyên tử ngay từ đầu (từ thời ông của ông Kim Jong-un như đã viện dẫn trên đây).
Theo Reuters thì ngày 8/12/2017, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov đã bình luận tại Berlin rằng:
"Chúng tôi có những đường dây liên lạc, qua đó chúng tôi đang đàm thoại, chúng tôi sẵn sàng dùng ảnh hưởng của mình đối với Bắc Hàn."



Nếu Nam Hàn ký được với Mỹ một hiệp định thì tiếp theo, Bắc và Nam Hàn có thể đàm phán để đi tới thống nhất. Trong bối cảnh này, cuộc viếng thăm Bắc Kinh hiện nay của Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in có thể có một mục đích thầm kín là để nhờ cậy Bắc Kinh làm trung gian.
Tuy nhiên, ông Moon cũng khó có thể thành công vì Trung Quốc sẽ đòi hỏi Nam Hàn hai điều kiện: ngừng diễn tập quân sự với Mỹ và ngừng phát triển hệ thống phòng không THAAD. Dù rằng Bắc Kinh đã cho biết là có thể đồng ý việc 'Nam Hàn không để cho Mỹ nới rộng THAAD thêm nữa' - có nghĩa là Trung Quốc không đòi hỏi Nam Hàn phải yêu cầu Mỹ gỡ bỏ hệ thống hiện hữu, nhưng ông Moon cũng khó có thể đáp ứng được yêu cầu của Tập Cận Bình.


Điều đình trên căn bản nào?
Đối với Mỹ, rất có thể ông Kim Jong-un sẽ đưa ra những đề nghị hòa bình giống như của cha ông (tháng 6/2000), và trước đó, của ông nội (vào tháng 4/1975) như trên đây, đó là tiến tới một 'Hiệp Ước Hòa Bình' (Peace Treaty) để thay thế cho Hiệp ước Đình chiến năm 1953. Về thực chất, nó sẽ bao gồm ba đòi hỏi:
  • Mỹ rút hết quân khỏi DMZ và trên lãnh thổ Nam Hàn;
  • Kết thúc tất cả sự can thiệp vào nội bộ của Đại Hàn (và ngày nay thì kể cả việc rút phòng không THAAD);
  • Chính phủ hiện hữu của Nam Hàn phải từ chức để giải quyết hòa bình (thay vì 'Lật đổ chế độ Park Chung-hee' như đề nghị 1975)
Tuy nhiên chỉ có hai điểm đầu là quan trọng, điều thứ ba có thể bỏ đi như là một nhượng bộ của Bắc Hàn.
Nếu ký được với Mỹ thì hai bên Bắc và Nam Hàn có thể đàm phán về thống nhất dựa trên giải pháp 'ba giai đoạn' mà cả hai bên đã đồng ý vào năm 2000 (nhắc tới trên đây), đó là:
  • Giai đoạn 1 - tăng cường hợp tác thông qua các tổ chức liên Triều Tiên - trong khi vẫn duy trì các hệ thống chính trị riêng của Bắc và Nam Hàn;
  • Giai đoạn 2 - thống nhất lãnh thổ với hai chính quyền tự trị tại hai khu vực; và
  • Giai đoạn 3 - thành lập một chính phủ trung ương.
Chúng tôi xin mở ngoặc nơi đây để ghi lại một sự tình cờ, đó là giải pháp này cũng chính là giải pháp chúng tôi đã đề nghị với Tổng thống NVT năm 1971: ông đã đồng ý và đưa ra Hòa Đàm Paris - xem The Palace File, trang 10-12.
Tháng 6/2000, ông Kim Jong-Il, cha của ông Kim Jong-un đã đưa ra một lập trường hòa nhã đối với Mỹ - một lập trường rất có thể ông Kim Jong-un sẽ nhắc lại trước khi điều đình - đó là:



"Chúng tôi không có ý định coi Hoa Kỳ là kẻ thù vĩnh viễn. Chúng tôi hy vọng có thể bình thường hóa ngoại giao với Mỹ. Bang giao Mỹ-Triều sẽ được phát triển để phục vụ quyền lợi của nhân dân hai nước nếu Mỹ từ bỏ quan niệm lỗi thời của Chiến Tranh Lạnh là giải quyết vấn đề Triêu Tiên bằng sức mạnh, và tạo điều kiện cho hòa bình và thống nhất trên Bán Đảo Triều Tiên."

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tranh tuyên truyền chống Mỹ của Bắc Triều Tiên thời chiến


Liệu Mỹ có chấp nhận rút quân hay không?
Điểm chính mà Bắc Hàn đòi hỏi là Mỹ phải rút quân. Nhưng liệu Mỹ có chấp nhận hay không? Thật là khó, vì Mỹ có những lý do rất vững chắc để đóng quân ở DMZ - qua thời đại của 11 tổng thống Hoa Kỳ (từ Eisenhower tới Trump), bất chấp là Cộng hòa hay Dân chủ, bất chấp những khó khăn đối nội hay đối ngoại của Mỹ. Bàn tới những lý do tại sao như vậy là đi ra ngoài phạm vi nhỏ hẹp của bài này.
Dù sao, trong bối cảnh hiện nay - và vì những lý do giới hạn cho giải pháp quân sự - cũng có thể là Mỹ sẽ đề nghị một giải pháp dung hòa: nếu Bắc Hàn đồng ý hủy bỏ chương trình nguyên tử thì Mỹ sẽ đưa ra một Lộ trình (Road Map) đi kèm theo với những điều kiện giám sát chặt chẽ.
Khả năng khác là Mỹ chỉ đồng ý:
  • Bỏ cấm vận hoàn toàn đối với Bắc Hàn;
  • Tạm thời ngưng tập trận với Nam Hàn để chờ xem hành động của Bắc Hàn ra sao sau Hiệp định;
  • Tiếp tục viện trợ kinh tế cho Bắc Hàn (tuy rằng đã nói là 'vô ích').

Chiến tranh và hòa bình
Dù điều đình hay không thì một sự xung đột kéo dài tới 67 năm cũng không dễ gì mà được giải quyết mau lẹ, nó đòi hỏi thời gian. Nhưng quan trọng là mọi bên phải cùng nhau đi bước đầu tiên. Và bước này có thể là đang xảy ra vì cả Mỹ, Bắc và Nam Hàn xem ra đều đang đi về cùng một hướng, đó là muốn hòa đàm. Các cường quốc từ Âu tới Á cũng đều sẵn sàng để hỗ trợ cho mục tiêu này.
Cái khó khăn là trong khoảng thời gian cần thiết để đi tới giải pháp cuối cùng, vẫn có cái nguy hiểm về sự tính lầm.
Ông Kim Jong-un có thể tính lầm giống như Nhật Hoàng Hirohito đã tính lầm khi tấn công Trân Châu Cảng (1941) hay TBT Liên Xô Nikita Khrushchev tính lầm khi mang tên lửa vào Cuba (1962).
Về phía Mỹ thì cũng có thể tính lầm về mục đích thực sự của một hành động quân sự nào đó của Bình Nhưỡng - khiến ta nhớ lại biến cố Vịnh Bắc Bộ - Tonkin Gulf Incident - hành động của Washington đã dựa trên thông tin tình báo sai lầm về biến cố ngày 4/8/1964.
Thêm nữa là cuộc chiến - dù là một cuộc chiến giới hạn - cũng có thể xảy ra vì một biến cố ngoài ý muốn, một sự rủi ro, thí dụ như khả năng tên lửa của Bắc Hàn chẳng may bắn vào một máy bay quân sự, nhân sự, hay tàu chiến Mỹ hay của đồng minh (như một số hãng hàng không dân sự thông báo thấy tên lửa Bắc Hàn bay vào khí quyển).
Người ta cho rằng Thế Chiến I vào đầu Thế kỷ 20 cũng đã nổ ra chỉ vì một sự kiện nhỏ: vụ ám sát một cặp hoàng thân Áo Franz Ferdinand vàp ngày 28/06/1914 trên đường phố ở Sarajevo đã châm ngòi thành đại chiến.
Vào dịp Lễ Giáng Sinh, lễ của hòa bình, ta cầu mong cho Thế Chiến 3 sẽ không xảy ra tại khu vực của Biển Hòa Bình - trên mặt Thái Bình Dương.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, tiến sỹ Nguyễn Tiến Hưng, Cựu Tổng trưởng Kế hoạch VNCH từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống NVT. Hiện định cư tại Hoa Kỳ, ông đã xuất bản các cuốn sách Khi Đồng minh tháo chạy (2005) và Khi Đồng minh nhảy vào (2016).






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |