Jump to content

Advertisements




TRUYỆN NGẮN


312 replies to this topic

#151 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 30/10/2020 - 19:52

Nguyễn Tường Tam, một nhà văn “đa bất mãn hoài”, bài Vũ Bằng
------------

Hình như sự thể đó đã thành ra công lệ. Cái công lệ ấy là phàm viết hồi ký, để tưởng nhớ một người bạn đã khuất, người viết chỉ nhắc đến những cái hay, cái đẹp của bạn chớ ít dám nghĩ đến chuyện phanh phui cái dở hay cái kém của bạn mình ra. Thiết tưởng đó là một lẽ thường. Ngày xưa, có người hỏi Đức Khổng: “Nếu chẳng may người sinh ra ngài phạm tội nặng, phải tố cáo thì ngài có tố cáo cha không?”. Đức Khổng, không cần suy nghĩ, trả lời: “Không. Tôi tố cáo người khác chớ không tố cáo người sinh đẻ ra tôi”.

Tưởng nhớ đến một người bạn thân mà giấu cái dở, cái kém của bạn đi, cũng là một điều hợp tình hợp lý, không nên chê trách. Viết hồi ký các anh em văn bút, hoặc đương ở xa, hoặc là đã mất, tôi vẫn quan niệm như thế; nhưng ở trường hợp Nguyễn Tường Tam, tôi muốn thành thực hơn thường lệ, đối với chính anh Tam và ngay cả chính với tôi, bởi vì một lẽ dễ hiểu: Nguyễn Tường Tam là một người đặt sự thành thật lên trên hết và sinh thời không tha thứ cho bất cứ một cái gì đậy điệm, giấu giếm hay phết sơn ra ngoài để lấy sự hào nhoáng mà làm mờ mắt người ta, cho người ta không lưu ý đến sự thối tha ở bên trong.

* Không thể nói đến là trắng, bảo trắng là đen

Thực tình, tôi không phải là bạn thân của Nguyễn Tường Tam. Sinh vào cùng một thời, làm cùng một nghề văn chương báo chí, tôi chỉ có dịp gặp Nguyễn Tường Tam tại báo Ngày nay, Phong hoá và trong những buổi họp mặt lúc phát động phong trào “Nhà ánh sáng”, rồi sau này, tại trụ sở báo Việt Nam của Việt Nam Quốc dân Đảng ở Ngũ Xã và trong các buổi họp với cụ Nguyễn Hải Thần – lúc ấy tôi làm báo cho quân đội Lư Hán sang Việt Nam tiếp thu quân đội Nhật hoàng thua trận… Nếu muốn tỏ ra thành thật với bạn đọc, với chính tôi và với anh hồn của người đã khuất, tôi phải nói thẳng ra rằng tôi không có cảm tình đặc biệt với Nguyễn Tường Tam. Lý do? Tôi không thể nào giải thích được. Mà điều tôi có thể chắc chắn là chính Nguyễn Tường Tam cũng không có cảm tình đặc biệt với tôi.

Nhưng nếu chỉ có như thế thời không có gì đặc biệt. Đặc biệt là mặc dầu biết là người ta không có cảm tình với mình, phần đông chúng ta vẫn thường, vì vấn đề giao tế, làm như không biết và cứ cư xử như thường. Nếu gặp những người “chính trị cao” thì càng như thế lại càng làm ra mặt vồn vã, thân mật để rồi sau này có cơ hội thì lợi dụng được người bạn ấy để hướng vào những mục tiêu của mình đã định. Có lẽ chính vì tiêu chuẩn đó mà những nhà làm chính trị chủ trương không giết kẻ địch của mình, có khi, trái lại, lại nuôi dưỡng nữa.

Nguyễn Tường Tam không thế: anh là một cây thành thật, không thể giả dối, không thể đóng trò, yêu thì yêu ra mặt và ghét ai thì cũng ghét ra mặt, chớ không thể ghét mà bảo là yêu, thấy đen mà nói là trắng, thấy cây trò, cây chẩu mà bảo là vàng tâm. Sau này, tiếp xúc nhiều hơn với Nguyễn Tường Tam – nhất là từ sau khi Nhật tới đây rồi thất trận – và nhân có dịp “khai luận” về Tam, tôi thấy rằng anh thành thật một cách ghê gớm như thế, không phải hoàn toàn vì thiên bẩm, nhưng vì một lẽ khác: anh tự tin quá nơi mình. Nguyễn Tường Tam cho mình có tài, có học mà lại có đạo đức thì “thiên hạ phải dùng đến mình”, chẳng sợ ai hết, chẳng phải lèo lá với ai hết, chẳng phải màu mè gì hết.

Đó là một cái hay hay là cái dở? Tôi không dám tìm một câu kết luận, cũng như đã có một lần ngồi nói chuyện với Tam, anh ngỏ ý rằng cả Nguyễn Hải Thần và H.C.M cũng tầm thường như nhau, anh em hỏi tôi nghĩ thế nào, tôi cũng phải tránh né mà không dám đưa ra ý kiến gì về Tam.

* Một bức thư không tiền khoáng hậu

Riêng tôi, ngay từ lúc Tam còn dạy học Trường Thăng Long của ông Nguyễn Văn Tòng, ở đầu đường Hàng Cót (Hà Nội), tôi đã có lúc ngờ Tam không có một bộ óc bình thường lắm. Đó là lúc Tam chưa làm báo, mới viết dăm ba truyện ngắn thâu thập vào một cuốn sách in trên giấy bản, bìa bằng giấy “lịnh”, đóng kiểu sách chữ nho bằng lề, lấy tên là Người quay tơ. Bìa cho chính Nguyễn Tường Tam trình bày lấy: ở trên đầu trang bìa, phía tay mặt, trong một khung chữ điền vẽ một cô con gái quay tơ. Văn chương giản dị và trong sáng một cách kỳ lạ. Ai cũng tưởng là một nhà văn viết nên những câu văn như thế thì tâm hồn rất êm ả, bình thản và giản dị; nhưng nếu ai có dịp tiếp xúc với Tam ngay từ hồi đó đều phải nhận “văn của anh không giống như người”. Anh không khiêm nhường như các nhân vật trong truyện, trái lại, nuôi rất nhiều cao vọng – có khi gần như hợm hĩnh và thỉnh thoảng “trong một lúc nổi cơn” anh lại tỏ ra chướng ách, khó chịu và dễ làm cho người ta bực tức.

Tôi còn nhớ một lần có một thiếu phụ, vợ bạn anh, và một người bạn thân khác gặp anh trong một buổi trình bày sách báo ở nhà Khai trí Tiến đức. Vì xã giao, (lúc ấy anh mới ở Pháp về) người bạn trai chạy lại bắt tay anh và nói:

"Tôi nghe thấy anh có nhiều cây thế quý lắm, và có hai ba kiểu phong lan mới ở Nhật gởi về, phải không?"

Nguyễn Tường Tam thản nhiên trả lời bạn thân mà như trả lời một người lạ hỏi thăm đường đi Cẩm Giàng:

"Không biết. Phong lan ở Nhật thì sang Nhật mà hỏi người Nhật xem."

Rồi quay lại chào thiếu phụ, vợ một người bạn khác, một cách rất lạnh lùng “Bác có mạnh khoẻ không?”, thế rồi đi luôn.

Ngay hồi đó, có nhiều người bạn quả quyết là trí óc Tam đã không bình thường rồi, nhưng tôi và mấy người bạn văn của tôi nhất định cho thế là “không được”. Vì thế, sau này, lúc Nguyễn Tường Tam làm Phong hoá, Ngày nay, mà bọn chúng tôi làm Việt nữ, Tương lai, Vịt đực, không một lúc nào hai phe “đi” được với nhau. Vì những chuyện rất không đâu, chúng tôi cũng sanh sự với nhóm Ngày nay, Phong hoá. Đến đây, tôi phải thú thật một điều mà đến tận bây giờ tôi vãn không biết là phải hay trái, là hay hay dở. Lúc ấy, làm báo, chúng tôi nêu một phương châm nhất định là tất cả cái gì của nhóm khác, dù tốt, dù đẹp đến chừng nào, chúng tôi đều thẳng tay phủ nhận, đừng nói là những phe, nhóm chống đối với mình thì nhất định không thể nào thương được, phải đả kích gia rít, cho đối phương không thể cất đầu lên được – kiểu như chủ trương của c.... s.., bất cứ cái gì của Thế giới Tự do cũng đều phải bác bỏ hết, bất cứ đề nghị gì của Đồng minh cũng đều phải gạt bỏ, không thương tiếc.

Hai nhóm đả kích nhau tơi bời, hết ngày này sang tháng khác. Chúng tôi có một cái lợi là trong bọn chúng tôi có một vài tay nhà báo lão thành, nhiều kinh nghiệm về “nghề chửi” nên dù nhóm Ngày nay có lãnh đạo “chửi” Tứ Ly (tức Hoàng Đạo, tức Nguyễn Tường Long, em ruột Nguyễn Tường Tam), nhóm Nguyễn Tường Tam cũng không thể nào cãi lại. Ấy là chưa nói chúng tôi lại còn nghiên cứu chiến thuật, chiến lược chửi, kéo bè kéo cánh với mấy tờ báo khác (trong đó có tờ Le Travail của Tiến, Phú lúc ấy ra mặt c.... s.. đệ tam quốc tế). Đã vậy, chẳng may cho nhóm Phong hoá lúc ấy lại xảy ra một chuyện không hay, liên quan đến Nguyễn Tường Tam ở Vĩnh Yên, nên chúng tôi càng được thể… Do mấy nguyên nhân đó, một sự kiện ít thấy trong làng báo đã diễn ra: chính Nguyễn Tường Tam đã đích thân viết một bức thư bằng tay đến cho báo Tương lai của chúng tôi, yêu cầu chúng tôi “vì tình đồng nghiệp ngưng mọi cuộc đả kích lại để cùng sống với nhau trong hoà khí”.

* Mấy nhà văn mà Nguyễn Tường Tam ghét nhất là ai?

Ngay lúc nhận được thư, có mấy anh em không chịu ngưng bút chiến, muốn tiến tới nữa, nhưng sau nhiều cuộc thảo luận chúng tôi kết luận nên tỏ ra “thông cảm”. Vì thế cuộc bút chiến cắt ngang và từ đó đến khi tan rã báo Ngày nay, Phong hoá chúng tôi không bao giờ trở lại vấn đề chửi nữa.

Riêng tôi, tôi không dám tỏ bày ý kiến gì hết, nhưng trong thâm tâm, tôi quý mến Nguyễn Tường Tam từ đó vì tôi thấy rằng cử chỉ của Tam có vẻ “người lớn” mà “giải quyết vấn đề” như kiểu anh, thật là hay. Nhưng một số bạn hữu khác của tôi không nghĩ thế và chê “Nguyễn Tường Tam hiền lành quá” và tỏ ra rất non tay trong nghề. Theo ý các anh này thì viết một bức thư “cầu hoà” như thế tức là mặc nhiên nhận các tội lỗi mà đối phương đã buộc cho mình, do đó không phải chỉ hại nhất thời mà còn có hại cho cả tương lai nghề báo của mình sau này nữa.

Dẫu sao, việc đó rồi cũng qua đi. Nhưng đối với Nguyễn Tường Tam, việc đó không bao giờ qua đi được. Là vì Nguyễn Tường Tam là một người nguyên tắc: yêu rất yêu, ghét thì rất ghét, khác hẳn Khái Hưng là một anh “xuề xoà”, “thế nào xong thôi”, gần như “ba phải”. Vụ “Tương lai – Phong hoá” còn để lại tàn tích trong đầu óc Nguyễn Tường Tam còn lâu: anh “hoà” với bọn chúng tôi nhưng không bao giờ kết liên lại với tất cả bọn chúng tôi, và nếu có nhà văn, nhà báo nào mà anh ghét nhất có lẽ là Vũ Trọng Phụng và tôi. Không biết anh suy tưởng thế nào mà anh nhìn Vũ Trọng Phụng thấy hoá ra là “một anh chàng nguy hiểm”, còn tôi thì cố nhiên từ lâu anh đã liệt vào hàng “lưu manh” rồi, bởi vì lần đó không phải là lần đầu tiên tôi có chuyện lôi thôi, gây gổ với nhóm Ngày nay, Phong hoá, nhưng ngay từ lúc báo Rạng đông của Nghiêm Xuân Huyến ra đời, do Trúc Đình làm chủ bút và tôi là tổng thư ký, số nào cũng đả kích bọn Nguyễn Tường Tam là “tiểu tư sản” và lôi vụ Thạch Lam, Nguyễn Tường Lân, em ruột của Nguyễn Tường Tam hút thuốc phiện ở nhà Quý xứ Nghệ ra nói “dai như chão rách”.

Nguyễn Tường Tam ghét ai đều có cái đặc điểm đặc biệt là không muốn nói với người ấy, không muốn nhìn người ấy. Bởi vậy có nhiều phen sau này chúng tôi đến toà soạn báo Phong hoá ở đường Hàng Bún, anh có mặt ở nhà mà lẩn mặt đi lên gác, không chịu tiếp. Tôi không bao giờ buồn anh bởi vì tôi cũng tự biết thân mình, không có điểm gì khả dĩ làm cho người ta thương được; lại nữa, tôi cũng tự biết chính mình là một tên lưu manh, tội lỗi ngập trời, bị Nguyễn Tường Tam khinh ghét, cũng là hợp lý, không có cách gì minh xác hay tự bào chữa được. Nhưng tôi nói thực là trong đời tôi, vốn ít ngạc nhiên, tôi đã ngạc nhiên hết sức lúc nghe thấy Nguyễn Tường Tam làm Ngoại trưởng trong chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.

* Một phen tiếp xúc với Việt Minh

Tôi ngạc nhiên không phải vì thấy Nguyễn Tường Tam làm chính trị. Từ lúc Nhật thua, Việt Minh xâm nhập Hà Nội để hoạt động chính trị và quân sự, đa số anh em gia nhập hàng ngũ kháng Nhật diệt Pháp, tôi đã biết Nguyễn Tường Tam, sau khi Đặng Văn Hình như và Trương Anh Tự bị giết, đã tiếp xúc mấy lần với Việt Minh nhưng không xong bề nào. Nguyên nhân là vì Nguyễn Tường Tam kiên trì với lý tưởng của mình, không chịu theo cương lĩnh của Mặt trận, tự cho mình là “độc lập”, cứ đòi hoạt động theo ý của mình; thêm nữa lại cho rằng là một nhân vật, một lãnh tụ “không kém H.C.M hay Nguyễn Hải Thần”, đòi Việt Minh phải đãi ngộ xứng đáng nên không được anh em kháng chiến chấp nhận vào chính phủ lúc ấy manh nha thành lập.

Đến khi đội quân Lư Hán vào Hà Nội tiếp thu, giải giới quân đội Nhật, tôi làm tờ Trung Việt tân văn, tờ báo chính thức của đoàn Lam Y – cũng như đảng Hắc Long của Nhật – Nguyễn Hải Thần và Lư Hán bàn đưa tôi lên thủ một vai trò trong chính phủ Liên hiệp hay giữ một ghế trong Quốc hội, tôi gặp Nguyễn Tường Tam lần nữa ở Hàng Bông và tôi còn nhớ đó là một buổi chiều, hai đứa chúng tôi cùng xem một bức hình lớn chụp H.C.M ôm lấy Nguyễn Hải Thần, nước mắt ròng ròng.

Nguyễn Tường Tam không nói gì với tôi hết, nhưng mấy hôm sau thì các báo loan tin Nguyễn Tường Tam giữ chức Ngoại trưởng trong chính phủ. Tôi ngạc nhiên chính là vì nghe thấy Nguyễn Tường Tam làm Bộ trưởng Ngoại giao. Lúc đó, tôi đặt hai giả thuyết: một là Nguyễn Tường Tam là một nhà ngoại giao lành nghề mà giữ bí mật tuyệt đối nên tôi không biết; hai là Việt Minh giỏi quá, đã đưa Nguyễn Tường Tam vào chức vụ đó để “đốt cháy” Nguyễn Tường Tam. Chỉ một ít lâu sau, thực tế cho tôi thấy hết cả sự thực phũ phàng: không cứ Bộ Ngoại giao chẳng làm được trò trống gì với Việt Minh, mà tất cả các đảng tham gia chính phủ liên hiệp đều bị “đi đoong” hết. Nguyễn Tường Tam, với nguyên tắc sống trắng phải ra trắng, đen phải ra đen, yêu nói là yêu, ghét nói là ghét, đã bị thất vọng vì không được đặt vào đúng chỗ: anh không sinh để làm ngoại giao, hơn thế, anh không phải sinh để làm chính trị, mặc dầu anh yêu nước như ai.

* Chỗ đứng của Tam là làng văn

Rất có thể tôi lầm, nhưng cho tới lúc viết những dòng này, tôi vẫn yên trí Nguyễn Tường Tam chỉ là một nhà văn, và chỉ là một nhà văn thôi. Nguyễn Tường Tam là một nhà khoa học, một hoạ sĩ, một nhạc sĩ, một nhà văn, một nhà phóng sự, một nhà báo, nhưng cái “mạnh” của anh vẫn là nghề văn. Cái tài thổi saxophone của anh, cũng như tài đánh đàn thập lục của Thạch Lam, Nguyễn Tường Lân, chỉ là một cái tài hoa phụ và tôi lại nói thêm rằng: Nguyễn Tường Tam, có cái tài làm cho báo Phong hoá chạy một thời không hẳn đã là một nhà báo sành sõi và lão luyện.

Theo tôi – và tôi nhắc lại rằng đây là ý kiến mọn của tôi – cái tài làm cho Phong hoá, Ngày nay chạy một thời, một phần lớn là do Hoàng Đạo, tức Tứ Ly Nguyễn Tường Long. Thêm nữa, Nguyễn Tường Tam, đứng về phương diện nhà báo, không tỏ ra là một người tháo vát, có thể viết được nhiều đề mục. Phải nhận là anh có sáng kiến về các đề tài, về những vấn đề cần viết và nên viết, nhưng theo các cộng tác viên kế cận nhất của anh hiện nay còn sống, như Trọng Lang Trần Tán Cửu, thì chính làm tờ báo hoạt kê trào phúng mà Nguyễn Tường Tam không viết được hoạt kê. Đến lúc ra mặt chống Việt Minh, làm báo Việt Nam ở Ngũ Xã, anh có viết một ít bài tham luận, chính trị, như “Việt Nam phải có một đạo binh mạnh”… nhưng tựu trung không có gì nổi bật lắm về tư tưởng hay chính trị.

Nói như thế, không phải để hạ thấp danh tiếng của Nguyễn Tường Tam, nhưng chính là để đề cao một đức tính căn bản của anh là chân thành yêu nước, thực thà có một, không mưu thuật, không ma đầu, lúc nào cũng tin tưởng là ai cũng tốt và cũng chân thật như mình. Mà làm chính trị và làm báo thì chỉ có đức tính ấy, không thể nào đủ được. Có lẽ một phần lớn vì thế, anh đã bị đau buồn khi nhận một chức vị trong chính phủ liên hiệp đầu tiên của Việt Nam làm cho anh phải trôi nổi sang Tàu, nhai một khối đau buồn uất hận vô tuyệt kỳ và cũng chính vì thế mà bịnh ưu uất của anh nặng thêm lên.

* Bịt mũi lại uống rượu

Trong thời kỳ này, tôi ít được tin tức của anh, nhưng theo lời những bạn hữu trong Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt Dân chính, tức là đảng do chính anh thành lập, thời kỳ anh ở Tàu không có mấy ngày yên vui, đầy đủ.

Nguyễn Tường Tam người gầy, hơi cao, đi đứng khoan thai, từ tốn; thoạt trông ai cũng tưởng anh là một người nhàn nhã, phong lưu. Thực ra, anh không phải là một người sung sướng, nhàn nhã như người ta vẫn tưởng, nhưng là một người “đa bất mãn hoài”, nuôi cao vọng mà không đạt được phần nào; thêm nữa lại mang một thứ bệnh thần kinh (neurasthénie) luôn luôn ở trong người nên ngày vui tương đối ít. Nhưng anh là một người cương quyết và có ý chí. Trước khi có biến thiên làm đảo lộn nước ta, Nguyễn Tường Tam sống một cuộc đời “chân chỉ” không rượu chè, không thuốc sái, không trai gái, không cờ bạc, nhưng sau những thất bại chán chường trên trường chính trị, Nguyễn Tường Tam đam mê chè rượu.

Nói là đam mê, có lẽ không đúng. Muốn cho đúng, phải nói rằng đầu óc anh suy yếu đi, ý chí do đó kém sút nên Nguyễn Tường Tam đã phải dùng rượu để giết cái buồn “thiên vạn cổ”. Bây giờ những người bạn từng lưu vong với anh ở đất Tàu, hiện nay còn sống, kể chuyện rằng trong thời kỳ ấy có khi anh nằm lì mười ngày, nửa tháng, không buồn trò chuyện với ai, mà cũng chẳng bước đi đâu hết. Sự đau khổ nhất đời anh là không ngủ được, do đó anh phải dùng rượu để uống cho say, hoạ may say quá thì đỡ nghĩ xa nghĩ gần, mà chính là cũng để mong rằng say quá, say mèm đi thì ngủ được. Vì tính toán như thế, anh mới bắt đầu uống rượu và bắt đầu uống là uống nhiều ngay. Anh em thân của Tam cho biết lúc ở Tàu, trời lạnh, Tam thường mua từng bát ô tô rượu để uống, nhưng vì rượu nhiều quá, mà lại nặng nên anh phải bịt mũi, nhắm mắt lại để uống như đàn bà, con trẻ sợ thuốc Bắc mà cứ phải nhắm mắt, bịt mũi lại để uống cho xong chuyện…

Nguyễn Tường Tam bắt đầu ghiền rượu và hút nhiều thuốc lá đen từ đó, nhưng cũng từ đó bệnh neurasthénie của anh nặng hơn lên. Đến lúc vào Nam, bệnh của anh đã vào thời kỳ nặng, mặc dù anh vẫn đi lại, viết lách như thường. Bởi vì anh có những phút sáng suốt nhưng thường một ngày, có nhiều lúc đã nói năng lẫn lộn một cách nặng gấp mười, gấp hai mươi lần nằm thổi saxophone ở một cái đồn điền nọ tại Vĩnh Yên. Chính trong thời kỳ “tái xuất giang hồ” làng báo ở miền Nam, có người đã thấy Nguyễn Tường Tam lúc như si, như dại. Người ta thuật rằng có một lần có anh bạn rất thân tìm anh để báo cho anh biết một người thân của anh mới qua đời. Nguyễn Tường Tam thản nhiên trả lời: “Chết bỏ!” rồi nằm nhìn lên xà nhà, mở mắt trừng trừng, không nói năng gì thêm nữa.

* Truyện “Săn vịt” và chuyện “Le Horla”

Có nhiều người lấy làm lạ sao bệnh Nguyễn Tường Tam kéo dài trong nhiều năm như thế mà anh vẫn viết lách như thường và sản xuất được nhiều tác phẩm văn chương đánh dấu một thời kỳ văn học phồn thịnh ở nước ta. Hỏi như thế, nhiều người không trả lời được. Tôi cũng không hiểu, nhưng có nhiều khi suy nghĩ đến “trường hợp Nguyễn Tường Tam”, tôi lại sực nhớ đến cuốn Le Horla của Guy de Maupassant cực tả lúc nhà văn này lâm vào thời kỳ điên nặng, bất cứ lúc thức hay lúc ngủ, lúc mở mắt hay nhắm mắt, thấy hiện ra những ám ảnh, những hình bóng dị kỳ làm cho ông ta sống trong một thế giới lạ lùng ma quái, mở mắt mà nói chuyện với những người trong thế giới lạ lùng kia nhưng chính tai mình nghe thấy và ngay lúc ấy biết là mình nói mớ – mà không thể nào tự ngăn cản không cho mình nói.

Các nhà viết văn học sử Pháp cho là Maupassant bị một thứ bệnh tình làm hại đến thần kinh, thêm vào đó, Maupassant lại rượu chè bê bối và mất ngủ. Tôi không biết bệnh của Nguyễn Tường Tam có điểm nào và có một vài nguyên nhân nào giống bệnh của Guy de Maupassant không, nhưng tôi thấy có một điểm hai nhà văn này giống nhau: cuốn Le Horla không phải là cuốn truyện chót của Guy de Maupassant. Nói một cách khác, Guy de Maupassant bị si mê rồi, nhưng cứ viết, mà viết không lẫn lộn, trái lại, lại có những phút xuất thần, văn chương biến hoá, hay một cách cực kỳ quái ác.

Đối với Nguyễn Tường Tam, tôi cũng thấy anh lúc vào Nam đã viết một thứ Le Horla, Guy de Maupassant tả nhiều về những ám ảnh của mình, còn trong truyện “Săn vịt” thì Nguyễn Tường Tam đặt nặng vấn đề trạng thái tinh thần của một người nuôi nhiều giấc mơ đẹp, tính nhiều chuyện cao xa, nhưng vì bị dồn ép quá nên lòng khô héo đi, chết dần đi. Thế rồi có một hôm người ấy gặp một người đàn bà đẹp đúng như ước vọng của mình: anh ta liều và tưởng chừng như có thể làm mọi điều càn dỡ… Nhưng nghĩ là một chuyện mà thực hành lại là chuyện khác. Nếu phải Thạch Lam viết chuyện này, ta có thể yên trí là người săn vịt sẽ liều… để cho thoả mộng ước mơ, nhưng Nguyễn Tường Tam thì khác: đến lúc quyết định, anh vẫn cố kìm hãm lòng ước muốn và cứ kìm hãm cả đời như thế thì khỏi phải nói, bệnh ưu uất của anh đưa anh đến đâu không phải là chuyện lạ.

* Nguyễn Tường Tam, một nhà văn không may mắn

Bây giờ, đôi khi ngồi nhớ đến Nguyễn Tường Tam, tôi ưa nghĩ rằng anh chiếm được một địa vị cao cả trong văn học sử Việt Nam có lẽ cũng vì những sự kềm ép đó, bệnh hoạn đó, bất mãn đó. Bởi vì, dưới mắt tôi, Nguyễn Tường Tam, dưới cái bề ngoài lịch sự, đàng hoàng, nhàn nhã, chỉ là một người chung thân bất mãn: bất mãn trên cương vị con người, bất mãn trên lĩnh vực chính trị, bất mãn vì yêu, bất mãn vì tình cảm gia đình mà có lúc anh đã than là “ước muốn không có cái nào thành tựu”.

Như trên kia đã nói, anh là một người đa tài, đa cảm, nhưng tựu trung đến lúc hai tay buông xuôi thì xét ra cũng chẳng được đắc ý điểm nào. Duy có một điểm, mặc dù không được anh thừa nhận, nhưng được đa số anh em chịu là đúng, đó là anh đã thành công một cách vẻ vang trong ngành tiểu thuyết. Dù đứng về phía nào cũng vậy, dù mang màu sắc chính trị nào cũng thế, không ai phủ nhận cái tài viết tiểu thuyết của Nguyễn Tường Tam và đều phải nhận, trên lĩnh vực tiểu thuyết, kể cả truyện dài, truyện ngắn, truyện vừa, Nguyễn Tường Tam là một tên tuổi đánh dấu một giai đoạn phồn thịnh của loại tiểu thuyết dành cho giai cấp tiểu tư sản – một giai cấp lưng chừng, bất mãn với chế độ thực dân thống trị nhưng không được nhiều thông cảm của giai cấp vô sản, bần cùng – mặc dầu lãnh tụ của nhóm Phong hoá, Ngày nay là Tứ Ly Nguyễn Tường Long đã tìm các cách để giành lấy tình cảm của những đồng bào sống ở nơi “bùn lầy nước đọng”.

Mặc dù vậy, Nguyễn Tường Tam vẫn được coi là một nhà tiểu thuyết sâu sắc, cảm hoá được nhiều người nhất, bất kể ở giai tầng xã hội nào. Riêng tôi, tôi yêu văn anh và mến phục anh từ lúc đọc Người quay tơ, trong đó có chuyện người nông phu mất đất cho điền chủ, chiều chiều đứng ở dưới này trông lên nói thầm “Ấy chó ông chủ, ấy đèn ông chủ”. Sau này, còn nhiều truyện ngắn kchs của Nguyễn Tường Tam chiếm được cảm tình của tôi, như chuyện cô gái diên muốn tận hưởng cuộc đời..., nhưng sâu sắc và làm cho tôi cảm động thiết tha nhất, ấy là truyện “Nhặt lá bàng” và sau này là truyện “Săn vịt” đăng trên Văn hoá ngày nay.

Đặc biệt của văn Nguyễn Tường Tam, theo tôi, là sự trong sáng (pureté), gọn gàng. Văn của Thạch Lam Nguyễn Tường Lân cũng có đặc điểm ấy, nhưng nếu tôi được phép ví von một chút, tôi sẽ ví văn của Thạc Lam với một trinh nữ trời cho đẹp, còn văn Nguyễn Tường Tam thì như một thiếu phụ đa tình đau khổ nhiều hơn nhưng hiểu biết hơn, mà lòng cũng “lắng” xuống sâu hơn.

* Trông thì kiểu cách, nhưng sống đơn giản lạ

Cũng như người thiếu phụ đau khổ nhiều mà lòng “lắng” xuống nhiều, Nguyễn Tường Tam không giới ý nhiều đến ngoại cảnh – kể cả về vật chất lẫn tâm tình. Dưới cái bề ngoài lịch sự, đi đứng đàng hoàng, nhiều người tưởng anh là một người cầu kỳ, khó tính, nhưng theo chỗ biết của riêng tôi, anh sống đơn giản hết sức, gần như không thèm lưu ý đến ngoại cảnh làm gì.

Có nhiều đêm, ngồi vò võ trên gác toà báo Ngày nay ở đầu đường Hàng Bún, người ta thấy anh mặc một cái sơ-mi rách từ vai đến giữa lưng – mà mặc như thế luôn mấy ngày. Riêng Trọng Lang Trần Tán Cửu kể lại rằng anh đi một đôi giày rất tàng, đã bạc cả màu; Cửu hỏi thì anh đáp: “Ba năm rồi không đánh kem! Mà đánh làm gì vì mấy ngày nó lại dơ như thường!”.

Nguyễn Tường Tam sống gần như vô tình với mọi người, nhưng anh mê say nghề một cách kỳ lạ, có lẽ ít nhà văn nhà báo say mê với nghề đến thế. Mỗi khi viết một truyện ngắn, truyện dài, anh suy nghĩ lao tâm khổ trí, nhưng đến lúc truyện thành hình ở trong óc rồi, anh vẫn chưa bằng lòng, anh đem ra trình bày với anh em trong nhà, hội ý rất cẩn thận để suốt đời nhiều lần nữa rồi mới viết. Cũng như tất cả các nhà văn viết tiểu thuyết đăng báo, anh không viết cuốn nào một lúc, nhưng viết từng kỳ để đăng, hết kỳ nào viết tiếp kỳ ấy – nhưng Nguyễn Tường Tam viết mà đã có sẵn dàn bài rồi, chứ không như Vũ Trọng Phụng viết đến đâu lại xoay câu chuyện đến đó, tuỳ theo cảm hứng; hay như Lê Văn Trương viết một hơi hết một truyện dài nhưng viết từng tập, tuỳ theo cảm hứng rồi đem những tập ấy chập lại với nhau thành truyện. Có sẵn dàn bài rồi, Nguyễn Tường Tam viết tương đối dễ dàng hơn Khái Hưng. Có một lần nhìn vào một bản thảo của Khái Hưng, người ta thấy anh viết ở đầu trang một chữ “Gia đình”, ở cuối trang một chữ “người con gái đẹp” và ở giữa trang một dòng: “Trời ơi, biết viết gì đây, hở Trời?”.

Nguyễn Tường Tam không có những phút thất vọng một cách ồn ào như thế. Tương đối anh kín đáo hơn và trầm tĩnh hơn. Chưa biết viết gì thì anh ôm đầu, cắn bút, không nói không năng, nhưng đã mở đầu được rồi thì anh viết quên chết, viết say sưa quên cả trời hửng sáng lúc nào không biết. Lúc bắt đầu làm tờ Ngày nay loại đẹp, chuyên về điều tra phóng sự, do Nguyễn Tường Cẩm làm chủ nhiệm, người ta đã từng thấy Nguyễn Tường Tam thức thâu đêm để ma-két, cắt hình này dán vào hình kia làm “photo montage”. Nhưng báo không mấy chạy, Nguyễn Tường Tam lại một phen lao tâm khố trí tìm kiếm cách cứu tờ báo. Nguyễn Tường Lân thay Nguyễn Tường Cẩm chỉ huy tờ Ngày nay. Nhưng lần này cũng không may mắn hơn lần trước: Ngày nay phải tạm đình bản để sau này ra với một thể tài khác, bình dân hơn và cũng phổ cập hơn. Có thể nói Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long là “linh hồn của nhóm Ngày nay”, nhưng người lèo lái cho các báo Ngày nay, Phong hoá và Tự Lực Văn Đoàn sống và phồn thịnh, người ấy chính là Nguyễn Tường Tam vậy.

* Tin ở mình, nhưng cũng tin ở số tử vi

Nguyễn Tường Tam là một người hành động, một người làm việc cần cù, tin ở tài mình, ở khả năng mình, tin ở cố gắng của mình. Chính một phần vì thế mà anh đã thành công trong việc xây dựng Tự Lực Văn Đoàn, nhưng Nguyễn Tường Tam, nhà khoa học, có khi lại không tin hoàn toàn nơi óc khoa học và tổ chức khoa học của anh.

Nhưng không như Nguyễn Tường Long hay Võ Đức Diên đi theo thầy Ngô Hùng Diễn để học về tướng số (Nguyễn Tường Long học tướng số được ngót ba năm thì bị bắt), Nguyễn Tường Tam mỗi khi có công việc gì khó giải quyết, bị thắc mắc trong lòng, thường hay nhờ các anh em tướng số xem giùm “xem ra thế nào”.

Bây giờ các bạn còn sống của anh thường hay nhắc đến một bữa cơm có mặt Võ Đức Diên, Trần Tán Cửu và Nguyễn Tường Tam, cả ba cùng tuổi Bính Ngọ (năm nay 65 tuổi âm lịch) nhờ một người bạn quen xem tướng số. Nhà tướng số nói rằng tuổi đó, mà sinh vào những ngày giờ nói trên, chết không mấy an nhàn, có khi lại gặp những sự hiểm nghèo ghê gớm. Chính vì thế, cần “sửa tướng”, và cũng vì thế nên lúc nào Võ Đức Diên cũng mặc quần áo đen, cạo đầu trọc. Nhà tướng số khuyên Trần Tán Cửu (Trọng Lang) để râu, Trọng Lang cũng theo răm rắp, để râu ria xồm xoàm, che cả mồm cả mũi “để tránh tai nạn”, thêm vào đó lại đeo kính trắng, gọng cũng trắng luôn. Còn Nguyễn Tường Tam thì nhà tướng số khuyên nên để râu và suốt đời một vài thứ khác nữa, nhưng dường như Tam chỉ “nghe theo” có một nửa – nghĩa là để tí ti râu và chỉ để râu thôi – nên về sau này nhà tướng số nghe thấy tin anh dùng độc dược quyên sinh cứ vỗ đùi đen đét than trời “Nếu mà nghe tôi thì đâu đến nông nỗi này!”.

Chẳng biết nhà tướng số đại tài khi tuyên bố như thế thì có thành thật với chính lòng mình không, chớ riêng các bạn thì tuy không nói ra miệng nhưng hầu hết đều có ấn tượng Tam sẽ không được an nhàn, êm ả khi chung cục. Là vì Nguyễn Tường Tam đã bị sai lệch về thần kinh, sau này lại uống rượu nhiều quá độ, ai cũng sợ có một ngày nào đó anh bị trúng phong mà khuỵu xuống một cách bất kỳ, bất đắc. Thêm vào đó, các tay nhậu nhẹt lại có kinh nghiệm này: phàm những người uống rượu nhiều mà nói nhiều, chỉ ba hoa tợn chớ ít khi có những cử chỉ, hành vi đáng tiếc hay ghê gớm; trái lại, những người uống nhiều mà cứ lì ra không nói thường hay có những quyết định khác thường, đáng sợ và vô phương cứu vãn.

Nhưng mà thôi, bây giờ nắp ván thiên đã đậy lại rồi, phân tích gì về cái chết của anh và bàn luận đến mấy đi nữa về cách chết cũng là vô ích. Chỉ biết rằng Nguyễn Tường Tam lúc sống đã làm “nổi đình đám” trong làng báo; đến lúc về già, cái chết của anh đã gây sôi nổi trong làng văn bút một cách rất thấm thía, sâu xa. Nguyễn Tường Tam đã bỏ các bè bạn ra đi một cách khác thường. Ngồi tính đốt ngón tay thì trước anh và cho đến bây giờ, chưa có văn nhân, ký giả nào đã gây một “xúc động tâm lý” gớm ghê như thế trong lúc từ biệt cõi đời đau khổ này, Nguyễn Tường Tam quả là một “cây lì” đã biết nghiên cứu và chọn lọc cách chết để chống lại độc tài áp bức.

* Nếu có gặp Stefan Zweig trên Thiên đường…

Tội nghiệp, cả một cuộc đời bất mãn, đến già vẫn bất mãn như thường, Nguyễn Tường Tam tuy vậy cũng đã có một cái may lúc chết: anh đã thi hành được đúng yêu mến của mình và ở dưới suối vàng gặp Stefan Zweig, chắc anh cũng phải vui cười mà bắt tay nhà văn Đức này và cả hai cùng cả cười vì lẽ “anh hùng tương ngộ”.

Stefan Zweig, tác giả nhiều truyện nổi tiếng như Thư cho người không quen biết, Tình thương nguy hiểm, Người bán sách cũ, Hai mươi bốn tiếng đồng hồ trong đời một người đàn bà… là một nhà văn Do Thái sinh đẻ và lớn lên ở Đức. Chẳng may cho ông là lúc văn tính của ông được sáng chói trên trời Âu thì Hitler nổi lên mắc vào cổ nước Đức cái vàm phát-xít, độc tài, tàn sát người Do Thái.

Stefan Zweig và Nguyễn Tường Tam có điểm này giống nhau: trước hành động vô nhân đạo, cả hai cùng đứng lên chống đối. Nhưng Stefan Zweig chống đối mà bỏ đi ra nước ngoài, còn Nguyễn Tường Tam thì nhất định không chịu rời bỏ quê hương đất nước.

Thế rồi cả hai cùng áp dụng một cái chết thụ động nhưng oanh liệt ngang nhau: Stefan Zweig cùng vợ đi một con tàu sang chơi Nam Mỹ và ở ngay trên tàu, hai vợ chồng ông cầm hai cây súng bắn vào đầu tự tử. Nguyễn Tường Tam, đến khi chết, vẫn không quên cá tính dân tộc: lúc sống đã trầm lặng thì lúc chết cũng trầm lặng luôn. Anh đã dùng độc dược pha vào rượu mạnh để uống và đã đi nhẹ nhàng, êm ái như đi ngủ, sau khi viết lại một bức thế lên án chế độ Ngô gia với những câu cũng nhẹ nhàng, êm ái như thế nhưng làm cho cả nước xấu xa anh và uất hận Ngô gia gấp trăm vạn lần.

Nguyễn Tường Tam, nhà văn đa bất mãn hoài, riêng một lần này, có lẽ đã được toại ý vì đã thăng trên một điểm chính trị chống bạo tàn, áp bức.

Không có vụ này, cái tên Nguyễn Tường Tam cũng đã đi vào văn học sử, nhưng có thêm vụ này, văn học sử Việt Nam lại càng nổi bật hơn vì đời nào, thế hệ nào những nhà văn, “những con người bị đời coi là không thực tế, những con người bị bạc đãi, những con người bị xã hội quên lãng, coi thường” cũng biết cách sống cho nhân dân, chết vì nhân dân, mà không hề than thở cho ai biết.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#152 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 04/11/2020 - 21:30

Nguồn: Fb David Nguyen

Câu chuyện đầy tính nhân văn và lòng nhân đạo của viên phi công phi cơ chiến đấu Bf109 của Đức

CHUYỆN SUY NGẪM VỀ TÌNH NGƯỜI
(Phiên Dịch Đông Quyên)

Đây là một câu chuyện có thật, xảy ra trong Thế Chiến thứ Hai, một câu chuyện đầy tình người, đáng cho chúng ta đọc và suy ngẩm.
Trung Uý Charlie Brown 21 tuổi, trưởng phi cơ chiếc B17F Flying Fortress tên phi cơ (Ye Olde Pub) thuộc Phi đoàn 527th United States Army Air Force (USAA) đồn trú tại Kimbolton England.

Ngày 20 tháng 12 năm 1943. Trung Uý Charlie Brown cất cánh từ Kimbolton cùng phi hành đoàn 10 người, trong một phi vụ đánh bom khu kỷ nghệ gần thành phố Bremen Đức Quốc, thành phố được bảo vệ dầy đặc phòng không và 250 chiến đấu cơ gồm Bf 109, Fw 190 và GJ 11.

Trên vòm trời Bremen chiếc B17 của Charlie Brown bị phòng không của Đức bắn gần gãy lìa đuôi, mủi phi cơ bị hư hại nặng, phi cụ không còn hoạt động, điện, thủy điều hoàn toàn hư hỏng. Ba trong bốn động cơ không còn hoạt động được.
Sau đó chiếc B17 bị các chiến đấu cơ Đức vây quanh, bắn nát như tổ ong, chiếc phi cơ B17 mất cao độ chúi xuống, trong lúc hỗn loạn không còn phi cụ, phi cơ lạc hướng bay sâu vào nội địa nước Đức. Trung uý Charlie Brown hồi tưởng: Phi cơ trong tình trạng tuyệt vọng nhưng anh không thể ra lệnh cho phi hành đoàn nhảy dù được, vì trên tàu còn 4 phi hành đoàn bị thương, một rất nặng, nên anh quyết định bay tiếp cho đến khi nào không còn bay được, anh sẽ ép buộc đáp, và tất cả phải chịu chung số phận với con tàu.

Anh Franz Stigler, người phi công lái chiếc Bf 109. Một anh hùng không chiến của không lực Luftwaffe (Đức Quốc) từng hạ 27 phi cơ của Đồng minh, đang tiếp tế nhiên liệu, nạp đạn cho phi cơ dưới đất, được lệnh cất cánh khẩn cấp, bắn hạ chiếc B17, đang lảo đảo bay trong không gian vô định.

Trung uý Charlie hồi tưởng: Tôi phải vất vã lắm mới kéo được con tàu trở lại bình phi, thì lù lù bên trái của tôi một chiếc Bf109 của Đức kèm sát cánh. Trong giây phút kinh hoàng, tôi nhắm mắt lại, hy vọng đây chỉ là giấc mơ. Khi mở mắt ra chiếc Bf109 vẫn còn đó, và người phi công ra lệnh cho tôi phải đáp ép buộc xuống phi trường Đức, hay phi trường nước trung lập Sweden, tôi không đồng ý. Cuối cùng tôi thấy người phi công lái chiếc Bf109 bay nhanh phía trước, lắc cánh ra hiệu cho tôi theo, không còn lựa chọn, tôi bay theo, độ hơn một giờ sau tôi nhìn thấy biển Bắc. Chiếc phi cơ Bf109 bay chậm lại song song với tôi, đưa tay chào, rồi lắc cánh nhẹ vài cái, dấu hiệu tạm biệt của người phi công, rồi mất dạng trong sương chiều.

Như một phép lạ, anh Charlie Brown bay được 250 miles(400 km) qua biển Bắc. Sau cùng đáp ép buộc xuống phi trường của hoàng gia Anh ở Seething, nơi đồn trú của phi đoàn 440th bomber group, chỉ có một người chết, còn tất cả những người bị thương đều được cứu.
Sau đó tất cả phi hành đoàn báo cáo với sỉ quan chỉ huy ở đây, họ được chỉ thị giữ kín chuyện này, vì nói ra sự thật có vẽ phản tuyên truyền, vì không thể có một phi công Đức nào hào hùng và độ lượng với kẻ thù như vậy.

Sau chiến tranh Charlie Brown ở lại phục vụ trong không lực Hoa Kỳ cho đến năm 1972 giải ngũ với cấp bậc trung tá sống tại Florida.

Câu chuyện không chấm dứt ở đây. Trở về lại quê hương, anh Charlie Brown viết rất nhiều thư để mong tìm ra tông tích người phi công Đức đã không cướp đi mạng sống của cả phi hành đoàn chiếc B17 của anh.
Tìm một người phi công sau một cuộc chiến tranh tàn khốc, không tên họ, chỉ có một câu chuyện, đâu phải dể tìm.

Không nản lòng anh vẫn tiếp tục. Cuối cùng vào năm 1989, sau 46 năm tìm kiếm, anh Charlie Brown đã tìm ra được người phi công bí mật, lái chiếc Bf109.
Một anh hùng không chiến của không lực Luftwaffe (Đức) cũng là một thiên thần độ lượng trên vòm trời Bremen vào những ngày cận giáng sinh năm 1943. Đó là anh Franz Stigler.
Sau khi chiến tranh chấm dứt anh Franz Stigler di dân sang sống ở Vancouver Canada.

Trong bức thư đầu tiên anh Franz Stigler viết cho Charlie Brown: “Suốt bao nhiêu năm dài tôi luôn tự hỏi, không biết chiếc B17 đó có đưa phi hành đoàn về đáp an toàn hay không".

Họ gặp nhau sau 46 năm tìm kiếm diễn ra rất cảm động.
Anh Franz Stigler hồi tưởng:
- “Tôi được lệnh cất cánh rượt đuổi bắn hạ chiếc B17, tống ga đuổi kịp, thì tàu của tôi báo hiệu máy đã nóng vượt bực, tôi đến từ phía sau quan sát chiếc B17. Một cảnh tượng thật tang thương, phần đuôi của con tàu gần như tan nát, một lổ hổng lớn có thể nhìn từ đuôi cho đến cockpit, người xạ thủ tail gun turret nằm chết đong đưa, nửa trong nửa ngoài trên pháo tháp. Tôi bay lên quan sát bên thân tàu, cả một vùng thân đầy lổ đạn to lớn, tôi có thể thấy cả phi hành đoàn bị thương nằm la liệt bên trong, người trưởng phi cơ đang vật lộn với con tàu mong giữ được bình phi, tôi ra hiệu cho anh ta theo tôi đáp xuống một căn cứ gần đó, để cứu những phi hành đoàn bị thương, anh ta nhìn tôi chăm chăm rồi nhè nhẹ lắc đầu, tôi không có can đảm giết những người anh hùng không còn vũ khí để tự vệ, tôi là một người phi công hào hùng, tôi chém giết để bảo vệ quê hương tôi, nhưng không hề có thù hận, khi còn chiến đấu ở Bắc Phi, người chỉ huy của tôi đã nói, nếu tụi mầy bắn một người phi công đã nhảy dù ra khỏi phi cơ, đó là một hành động tồi tệ, t*o sẽ là người bắn rơi tụi mầy, trong trường hợp nầy cũng vậy, chiếc B17 nầy không còn tự vệ được, tôi phải để cho họ có một cơ hội, ngày mai tôi sẽ bắn họ khi họ ngang ngửa với tôi. Biết là không thể thuyết phục được người trưởng phi cơ B17 tôi bay ra phía trước lắc cánh, tôi cũng mừng khi thấy anh đã bay theo tôi, hướng dẫn chiếc B17 độ một giờ sau thì tôi thấy biển Bắc, tôi bay chậm lại song song, chào anh ta rồi quay trở về đáp, dĩ nhiên là tôi phải báo cáo với cấp trên, là tôi đã bắn hạ chiếc B17 trên biển”.

Anh Charlie Brown và anh Franz Stigler trở nên đôi bạn thân, họ đã gặp lại nhau nhiều lần, sau đó họ đã được Không lực Hoa Kỳ bạn tặng những huy chương cao quý.

Anh Charlie Brown mất ngày 24 tháng 11 năm 2008.
Anh Franz Stigler mất ngày 22 tháng 3 năm 2008.

***

Thanked by 1 Member:

#153 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 23/11/2020 - 19:29

KIỂM KÊ... KỂ KIM

Về nhà nghe ba má ôn chuyện xưa làm mình nhớ lại vụ kiểm kê những năm thực hiện chính sách cải tạo công thương nghiệp sau 1975. Hồi trước nghe người lớn hay nói lái kiểm kê là kể kim, ngẫm lại thấy đúng thật.

Nói thêm chỗ này chút là sau 30/4/1975, cả nhà mình rời Sài Gòn trở về Đà Nẵng. Ba bị bắt ngay khi xe đến Cầu Đỏ. Má với bảy đứa con dại mất phương hướng khi không có ba bên cạnh nên người dì thứ sáu của mình nói má về ở chung nhà dì. Nhà cậu dì hồi đó rất rộng. Có cả một dãy nhà dưới trước đó làm kho chứa gạo, mắm, dầu để bán. Dì là tiểu bài gạo vốn giỏi mua bán nên khá giả. Cậu dì dành cho má một gian để ở.

Cậu dì vốn là cơ sở cách mạng. Nói thật hồi đó cũng nhờ cậu dì che chở chứ không nhà mình bị đưa đi kinh tế mới ở miền núi và ba mình cũng bị đưa đi gỡ mìn mà có thể chết tan xác vì ba đâu phải là lính công binh. Ngày nào cũng có người ở phường đến giục ba má đưa bảy đứa con đi kinh tế mới dù mình mới 11 tuổi và bé út 2 tuổi. Rồi ba mình có lệnh phải đi gỡ mìn. Cũng nhờ các cậu dì xin cho mà ba thoát nạn đi kinh tế mới và đi gỡ mìn.

Kể tiếp chuyện kiểm kê. Một buổi sáng, có một đoàn người đi cùng với bác tổ phó dân phố đến nhà cậu dì mình. Có cả công an cùng đi. Hồi đó mình nhớ là năm 1977 hay 1978 gì đó. Họ vào đọc quyết định kiểm kê tài sản gia đình cậu dì vì có đơn tố giác gia đình cậu tàng trữ tài sản lớn. Sau này nhờ một người quen làm ở ban cải tạo công thương nghiệp mới biết người tố giác là một đồng chí cũng là một người hàng xóm rất tin cẩn của cậu dì.

Họ bảo ai ở đâu ở yên đó, không đi lại để họ làm việc. Bầu không khí đặc quánh, nặng nề đến nghẹt thở. Họ bắt đầu lục tung từng ngóc ngách trong nhà dì. Tụi mình còn nhỏ mà thấy đông người lại có cả công an nên rất sợ. Họ lục tung mọi ngóc ngách, xó xỉnh trong nhà. Kể cả nhà vệ sinh, nóc phòng tắm, kể cả những chum mắm để ngoài sân. Họ ghi ghi, chép chép. Họ làm việc từ sáng đến khi mình chuẩn bị đi học buổi chiều là 12h30 vẫn thấy họ lục lọi tiếp. Mình ôm cặp ra nói với viên công an: Chú cho con đi học. Viên công an bảo mình mở cặp rồi ngó nghiêng vào đó thấy chỉ toàn sách vở nên cho mình đi. Những chuyện sau đó mình không chứng kiến nhưng nghe ba má kể lại.

Khi lục lọi nhà cậu dì thấy không có gì như người ta tố cáo nên họ ngừng. Có một chuyện là họ phát hiện một lon Guigoz (loại lon sữa bột của trẻ em thời xưa) nhét kín trong hốc tường. Lôi ra coi thì ra là biên lai tiền nuôi quân có đóng dấu của ban kinh tài. Biên lai mỏng tanh mà quấn dày đặc kín cả lon sữa là biết cậu dì đóng biết bao nhiêu là tiền. Không biết lúc thấy những tờ biên lai này họ có nghĩ gì không.

Tưởng đã xong việc, nhưng không, đoàn kiểm tra lại quay xuống dãy nhà dưới và đòi lục soát gian nhà mình ở. Có lẽ họ nghi ngờ cậu dì tẩu tán tài sản qua nhà mình nhở ba má dấu dùm. Đúng ra trong quyết định kiểm kê tài sản không có tên nhà mình thì ba má có quyền phản đối, nhưng biết sao được, lúc đó thân phận mình như cá nằm trên thớt.

Họ cũng bắt đầu lục lọi từng cái tủ, kiểm tra dưới giường, khe tủ bếp của nhà mình. Thấy đống khăn hơn 100 cái, họ hỏi ba má trữ khăn này làm gì. Ba nói là khăn nhận về gia công may hai đầu rồi giao lại cho chủ. Họ nhìn thấy đúng là khăn chưa may đường viền hai đầu nên chỉ ghi vào biên bản chứ không tịch thu. Đến khi mở chiếc tủ sắt thì đúng là cả tài sản gia đình ở trong đó. Do nhà con đông nên ba hay mua văn phòng phẩm về để sẵn cho con cái học. Từ vở Cyclo máy trắng tinh cho đến viết Pilot, Paker, giấy crokie học vẽ, bút lông, bút sáp, chì màu, màu nước, giấy màu làm thủ công .... không thiếu thứ gì. (Nhờ sau 1975, có đồng nào ba không mua vàng mà mua vở cho con cái học nên đến lớp thời bao cấp, bạn bè thấy mình học vở trắng tinh cứ nói nhà mình giàu, đâu biết đi học mà bụng đói meo).

Khi thấy quá nhièu vở, họ hỏi ba đầu cơ tích trữ hay làm gì. Ba nói do con đông quá nên ba phải lo xa cho việc học. Toàn bộ vở này nếu cho bảy đứa con đi học thì cũng vài năm thôi. Thời đó đi học đơn giản hơn bây giờ nhiều, không cần phải nhiều vở đâu. Có lẽ nghe cũng có lý, tích trữ thì vàng bạc gì quý giá chứ vở thì bán cho ai. Vậy là họ chỉ ghi vào biên bản rồi bỏ qua.

Cuộc kiểm kê về chiều có vẻ không căng như lúc sáng. Cho đến khi một phụ nữ lớn tuổi trong đoàn kiểm kê chép miệng: Tôi nghĩ là không có gì để kiểm nữa. Nhà bên đó (nhà dì) sáu đứa con, nhà bên này (nhà mình) bảy đứa con. Lo cho tụi nó ăn học cũng đuối luôn đó.

Vậy là cuộc kiểm kê chấm dứt. Sáng hôm sau các hãng thông tấn vỉa hè đều đồng loạt đưa tin: Nhà ông A (cậu dì) bị kiểm kê có vàng. Nhà ông B (ba má mình) có 100 cái khăn Mỹ.

Hôm qua nhắc lại chuyện này, ba má và mình cùng cười to vì tin vịt cồ từ các hãng thông tấn vỉa hè. Bây giờ có mạng xã hội, có khi 100 cái khăn may gia công có thể trở thành: ... trong đó có giấu 100 lượng vàng.
Lâm Nguyễn
21/11/2020

Thanked by 1 Member:

#154 cariga

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1994 Bài viết:
  • 1775 thanks

Gửi vào 24/11/2020 - 06:34

Chị đọc thử cuốn này. Đây là cuốn tiểu thuyết em thích nhất.

Nhà Giả Kim - Paulo Coelho

Tóm tắt sách

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Link audio sách có thể kiếm trên youtube.







Thanked by 3 Members:

#155 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/11/2020 - 18:58

cám ơn em nhiều
Trước đây, cũng có người từng giới thiệu để đọc cuốn này, nhưng mà vẫn chưa đọc được... hj
Đáp lại, em hãy thử tìm đọc cuốn Totto Chan- Cô bé bên cửa sổ (ko biết em đã đọc chưa?)
Hay lắm, ai cũng có thể đọc được, nhưng có lẽ ai làm cha mẹ hoặc thầy cô giáo mà đọc là hay nhứt!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



cái bìa này, là cuốn sách cũ xuất bản cũng 30 năm rồi.
bgio thì có bìa khác rồi!

Thanked by 3 Members:

#156 cariga

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1994 Bài viết:
  • 1775 thanks

Gửi vào 25/11/2020 - 02:42

Cảm ơn chị giới thiệu cuốn sách hay!

Đúng là em đang tìm 1 cuốn sách hay để đọc. Em rất thích đọc và nghe tiểu thuyết. Hồi cấp 3 em đã đọc gần xong hết bộ sách của Tự Lực Văn Đoàn.

Em ko thích tiểu thuyết lãng mạn cho lắm. Chắc tại ko có người yêu nên nó vậy hahaha.

Em thích những cuốn tiểu thuyết về hành trình lớn lên, journey. Bữa trước có em có đọc Dế Mèn phiêu lưu kí mà bỏ dở dang.

Em đang đọc cuốn Tiếng Chim Hót trong bụi mận gai. Em lười dã man. Em đọc gần cả tháng mà vẫn chưa xong.

Em đã đọc tóm tắt Totto-chan. Em thích cuốn này. Em sẽ đọc nó.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Thanked by 3 Members:

#157 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3096 Bài viết:
  • 7525 thanks

Gửi vào 25/11/2020 - 03:12

Bây giờ các bạn thanh niên còn thích đọc sách (mà không phải là sách giải trí giết thì giờ) thì thật đáng mừng

Thanked by 3 Members:

#158 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 03/12/2020 - 15:52

ĐỢI EM LỚN LÊN, ANH NHÉ!

Berlin, hơn 170 năm trước. Cô bé Clala 12 tuổi đem lòng yêu Schumann, cậu học trò cưng của cha mình.

Schumann 21 tuổi, tài hoa xuất chúng đang độ nở rộ, vừa mê say nghệ thuật đến điên cuồng lại vừa có tính tình u uất, đa sầu đa cảm. Chất nghệ sĩ ấy khiến Clara chết mê chết mệt. Chỉ sợ Schumann yêu người khác, cô bé bèn nài nỉ chàng trai : “Anh chịu khó đợi em lớn lên, anh nhé !"
Về sau, Schumann luyện dương cầm không may bị hỏng mất một ngón tay, anh đành bỏ dở giấc mộng trở thành nhạc công piano và chuyển sang học sáng tác nhạc. Clara an ủi chàng : “Anh yêu, em sẽ cho anh mượn đôi bàn tay của em !”

Song mối tình của họ bị người cha của Clara ngăn trở. Tuy rất cưng cậu học trò có thiên tài âm nhạc bẩm sinh này, nhưng ông không đồng ý để con gái mình kết duyên với một anh chàng nghèo kiết xác như Schumann. Vả lại Clara đàn dương cầm rất giỏi, nếu sớm vướng vào chuyện tình ái thì tiền đồ sáng sủa của cô sẽ đi đứt.

Clara son sắt một lòng nhất quyết không xa rời Schumann. Ông thầy nổi giận kiện cậu học trò ra toà. Quan toà phán : “Tình yêu vô tội”,
và bác bỏ lời tố cáo của ông.

Clara và Schumann có với nhau 8 mặt con. Cuộc sống vất vả của người chủ một gia đình đông con cộng thêm việc sáng tác nhạc quá tổn hao sức lực đã khiến Schumann chưa đến 30 tuổi đã có hiện tượng tâm thần bất định, mấy lần phải vào bệnh viện tâm thần điều trị.

Đúng lúc ấy, cậu học trò 18 tuổi của Schumann là Brahms đem lòng yêu bà vợ của thầy giáo, dù bà hơn mình những 14 tuổi.

Bệnh tình của Schumann ngày một trầm trọng, ông sớm từ giã cuộc đời ở tuổi 46 . Clara đau khổ giam mình trong nhà, không gặp bất cứ ai.

Sau cùng, chính là Brahms đã khuyên bà : “Nếu bà thực sự yêu thầy, thì bà nên giới thiệu rộng rãi các tác phẩm của thầy trước dư luận, chứ không nên để các tác phẩm ấy cùng xuống mồ theo thầy.”

Clara sực tỉnh trước lời khuyên chí lý ấy và nhớ lại lời hứa trước đây của mình. Bà nhất thiết phải dâng đôi bàn tay của mình cho người mình yêu quý. Từ đó trở đi, Clara dành cả cuộc đời cho các chuyến đi biểu diễn những bản nhạc của Schumann sáng tác. Sở dĩ các tác phẩm của Schumann được lưu truyền rộng rãi đến ngày nay, một phần quan trọng là nhờ công sức của Clara.

Suốt đời Clara Schumann từ chối lời cầu hôn của Brahms, vì bà biết anh là một nghệ sĩ lớn đầy triển vọng, nếu bà nhận lời lấy anh thì sẽ chỉ làm khổ anh mà thôi.

Brahms mất năm 64 tuổi, suốt đời sống độc thân./.
__
Robert Schumann (1810-1856) và Clara Schumann (1819-1896) là cặp vợ chồng nhạc sĩ nổi tiếng thế giới, người Đức. Schumann dẫn đầu phong trào nhạc lãng mạn, Clara là nhạc công nổi tiếng, cũng là một nhà soạn nhạc.

Johannes Brahms (1833-1897 là nhà soạn nhạc nổi tiếng người Đức.

Đây là hình ảnh Clara Schumann được in trên đồng tiền mệnh giá quan trọng nhất của nước Đức trước đây, kèm ảnh cây đàn piano mà Clara đã dùng để đàn các tác phẩm của chồng bà.

Nguyễn Hải Hoành biên dịch

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 4 Members:

#159 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 04/12/2020 - 18:23

Sau khi đọc một bài viết nói về nhân vật “thằng Xăm” hung ác ăn thịt người trong tác phẩm Hòn Đất của nhà văn Anh Đức thì mình lại đọc được từ FB

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, em của nhạc sĩ Phó Đức Phương viết về những người thuộc VNCH mà anh đã từng gặp ở trại tỵ nạn. (Lâm Nguyễn)
NHỚ HÙNG VÀ CÁC BẠN TÔI Ở TRẠI TỊ NẠN BATAAN

Trong khi chờ đợi đến Mỹ, chúng tôi được tập trung tại một hòn đảo ở Philippines để chờ đợi, học tập hiến pháp Mỹ, học tiếng Anh và nghỉ ngơi cho lại sức. Trong trại, lão PP tôi có mở một quán cà phê, bởi từ Hồng Kông sang, nên đem theo một dàn máy ngày đêm mở nhạc Trịnh và các ca khúc Sài Gòn trước năm 75. Do đó, anh em binh sĩ Việt Nam Cộng Hoà vượt biên thường tụ tập ở quán cà phê của lão, nghe nhạc, nhớ về một cuộc chiến vô nghĩa, anh em tương tàn...

Trong trại, mọi người sống rất trật tự, ban quản lý trại toàn các sĩ quan hoặc trí thức chế độ Sài Gòn xưa. Họ có kiến thức được đào tạo bài bản, có tình nhân ái, họ đứng ra góp sức điều hành trại để bà con yên tâm chờ đợi ngày lên đường đến Mỹ. Tinh thần nhiệt tình và đức tính khiêm nhã của họ luôn khiến lão cảm động, tuyệt nhiên khác với những tuyên truyền bôi nhọ trong thời chiến mà báo chí miền Bắc luôn nhồi vào sọ dân. Từ quán cà phê, lão nhìn thấy sự bao dung và tình nhân ái, tình yêu quê hương, đồng bào của họ. Họ chia cơm nhường áo cho những người vừa thoát khỏi tay thần chết trên biển, an ủi những người mất đi người thân trong lúc vượt biển, đem gạo, thịt, thực phẩm đến cho các hộ mới đặt chân lên đất liền. Họ ôm ấp các em bé vừa thoát ra khỏi cảnh hoảng loạn kinh sợ...

Bản thân lão cũng thân chinh bắt gặp một sự cố khiến lão rơi nước mắt và luôn ghi lòng tạc dạ hình ảnh anh lính Cộng Hoà ấy. Đêm hôm ấy, Linh, con lão bỗng dưng đau bụng khủng khiếp, lão chạy ngay đến phòng trực ban của trại cầu cứu. Hùng, một anh lính Cộng Hoà vì giỏi tiếng Anh nên anh được nhận công việc điều hành trong trại. Khi anh được lão thông báo, Hùng tức thì nhanh chóng chạy đến nơi gia đình lão, cõng em bé lên lưng, xăm xăm chạy xuyên màn đêm đưa bé đến phòng cấp cứu của trại. Cô y tá người Sài Gòn cùng một bác sĩ Mỹ nhanh chóng chuẩn đoán bệnh và cho cháu uống thuốc rồi nằm nghỉ. Quá trình đó, Hùng vẫn luôn bên cạnh cháu cho đến lúc trời sáng, đợi cháu hết đau, bác sĩ đồng ý cho về, Hùng lại cõng bé về tận nhà. Từ đó, anh em trở nên bạn thân, nhưng tiếc rằng sau khi đến Mỹ mất hết liên lạc. Nhớ Hùng lúc này quá! Anh vẫn chảy nước mắt đây em!

Qua Mỹ rồi thì các bạn tôi đa phần là các chiến sĩ VNCH và các tướng tá chế độ cũ. Điều mà tôi nhận thấy là họ có kiến thức, có chiều sâu, có ý thức cộng đồng và sẵn sàng góp sức làm từ thiện. Con cái họ thông minh, ngoan ngoãn, giữ được lề lối nếp sống của người Việt do họ dạy dỗ. Nhiều người có bằng cấp học vị rất cao, rất tài giỏi, như con gái của lão vậy. Lão nghĩ, nếu Việt Nam ta trưng dụng được nguồn tài năng này, chúng ta sẽ tiến rất nhanh. Thủ tướng cũng đã nói :” Nhân tài là trụ cột của đất nước “. Nên xoá bỏ thù hằn ngu xuẩn, đoàn kết lại, đưa nước nhà tiến bước hơn là suốt ngày nhắc đến những chuyện vinh danh hão huyền của một cuộc chiến vô nghĩa.

Lão xin đăng lại một bài viết dưới đây, lão cho rằng, đây là một bài viết tuyệt vời, chân thật về người lính “Nguỵ” như ta thường gọi. Cảm ơn tác giả và các bạn đã bình luận về bài này.

Phan Ngoc Minh viết “CHUYỆN THẰNG XĂM...”

Tôi cũng từng như em, tin vào những trang sách giáo khoa rằng thằng Xăm mổ bụng ăn gan người là chuyện thật em ạ...



Từ lâu tôi đã định viết về chuyện thằng Xăm mà chưa viết được. Cảm ơn em, cô giáo Thảo Dân, cô giáo mà tôi luôn yêu mến, dù chưa một lần gặp mặt.

Mạch Lan bình rằng:

Những người lính Nguỵ gắn liền với các ca khúc bất hủ, tuyệt vời: Giã từ vũ khí, Bốn vùng chiến thuật, Rừng lá thấp, Những đồi hoa sim, Biết đến bao giờ... không bao giờ là xấu xa như những gì bị nhồi sọ, bôi đen. Họ luôn là con người với tất cả những gì đẹp đẽ nhất. Họ chẳng có tội gì khi ở phe đối nghịch!

NHỚ NGỤY (qua bình luận trong bài gốc, mình mới biết đây là bài của FB

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

một cô giáo ở Hải Phòng.



Một diễn viên gạo cội vừa qua đời làm mình nhớ lại nhân vật mà ông thủ vai rất thành công: Thằng Xăm trong phim Hòn Đất. Mình đọc tiểu thuyết trước khi xem phim. Năm đó, mình 12 tuổi, học lớp 6 (vì mình đi học sớm 1 năm). Bao nhiêu năm chưa đọc lại nhưng vẫn nhớ những chi tiết: Thằng Xăm lách lưỡi dao vào chấn thủy người ta rồi bợ trọn buồng gan ra (tới giờ, mình cũng chưa tra xem chấn thủy là chỗ nào), chi tiết mép hắn dính máu người, khi về gặp mẹ đã khiến bà Cà Xợi lăn ra bất tỉnh, chi tiết hắn giết người rồi vô xóm mượn đĩa nhôm để đựng gan nhắm rượu sống, chi tiết bà Cà Xợi định giết con vì Xăm đã chặt đầu chị Sứ, khi hắn ra tay, tóc chị dày và dài, chặt mãi, chặt mãi mới đứt. Bây giờ, chai lì với chuyện cướp giết hiếp trên báo cách mạng rồi, và mình cũng đã già, chứ khi đó, những chi tiết này xói óc mình ghê lắm. Đến nỗi ngủ còn không dám vì cứ nhắm mắt vào lại hiện lên mồn một từng chi tiết. Mình lại vốn là đứa giàu tưởng tượng.

Mình căm thù thằng Xăm và bọn lính giết người tàn bạo, hãm hiếp đàn bà con gái. Khi bà Cà Xợi run rẩy định giết con, mình cầu mong bà giết được. Căm thù từ năm 12 tuổi, thậm chí, cả trước đó, khi đọc thơ Lê Anh Xuân và những bức thư Cà Mau. Mình còn nuôi một ao ước, lớn lên sẽ giết chết những thằng ngụy ác ôn. 12 tuổi, mình đã được cấy cái ác vào não như vậy đó. Kinh chưa. Bé tí đã cầu cho mẹ giết con.

Rồi, như định mệnh, mình được gặp Ngụy, vào cái tuổi bắt đầu nhận thức thế giới bằng trí óc chứ không chỉ cảm xúc. Ngụy thật ngoài đời, không phải trong phim ảnh, tiểu thuyết. Ngụy biết chơi đàn, chụp hình, mê đọc tiểu thuyết. Ngụy đánh trận tơi bời và cũng yêu đương bất tử. Ngụy mang nỗi buồn vong quốc. Ngụy thà bị tù đày, thà chọn cái chết chứ không ở lại đội chung trời. Ngụy chỉ lắc đầu cười đau đớn bất lực khi nghe đứa con gái Bắc cộng hỏi ngô nghê, Có phải ngụy ăn gan uống máu người không? Chú đã như thế bao giờ chưa?

Ngụy hát tình ca Pháp. Đọc Thao Thức, Xa Mạc Tư Khoa trong tù. Ngụy nói về nhóm "Bàn thành tứ hữu". Ngụy hỏi mình có biết Chế Lan Viên không, mình vênh váo gật đầu. Em biết. Người đi tìm hình của nước. Ngụy cười. Đọc mình nghe nhiều bài trong tập Điêu tàn, để từ đó bóng dáng Tháp Chàm, "bóng ma Hời sờ soạng dắt nhau đi" khiến mình ám ảnh. Ngụy nói về Hàn Mặc Tử, về Ave Maria, để sau này, mình đã chọn Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử làm đề tài tốt nghiệp.

Ngụy, khi đó, mới chỉ khiến mình bán tín bán nghi, sự bán tín bán nghi như một dòng nước nhân vị, nhân bản, thanh tẩy những mầm ác hận thù trong trí óc non nớt của mình, để mình tỉnh ngộ.

Rất lâu về sau, mình vẫn còn kinh ngạc rằng, ngay khi mình đã lớn, chiến tranh đã lùi rất xa, mà mình và bạn bè cùng lứa bên này vĩ tuyến 17 không hề hay biết khắp đất Bắc vẫn giam nhốt những ông Ngụy tinh hoa đến thân tàn ma dại, những Con Người nếu được lưu dụng, thậm chí, bằng cách lấy báng súng mà thúc vào lưng bắt phải làm, như ông Hà Thúc Sinh đã viết trong Đại học máu, thì sự nghiệp kiến quốc tái thiết đất nước thời hậu chiến đã không gian nan nhục nhằn đến thế, và sự phân ly trong lòng người đã không dai dẳng đến tận bây giờ vẫn chưa có điểm dừng.

Mãi mãi, mình biết ơn những hạnh duyên trong đời, cho mình biết và hiểu. Nếu không gặp Ngụy, lỡ đâu, mình vẫn như thạc sĩ Văn học nọ, thạc sĩ Lịch sử kia, như chị cán bộ đó, kiên định bất thần nổi đóa khi mình mơ tưởng về một nghĩa trang chung cho những người ngã xuống trên quê hương. "Làm sao có thể vô ơn như thế. Làm sao có thể để những anh hùng liệt sĩ nằm chung với những kẻ tay sai ăn gan uống máu đồng bào". Họ hận thù lây sang cả cái ý nghĩ mơ mộng đó của mình, làm mình lao đao mấy năm trời. Sợ thật...

Thanked by 1 Member:

#160 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 13/12/2020 - 20:06

Cựu Đại Tá Paul Jacobs, hạm trưởng USS Kirk từng cứu 32,000 tị nạn Việt, qua đời

SOMERSET, California (NV) – Cựu Đại Tá Paul Jacobs, hạm trưởng chiến hạm USS Kirk 1087, từng cứu 32,000 người tị nạn Việt Nam trên Biển Đông khi cuộc chiến Đông Dương chấm dứt năm 1975, vừa qua đời lúc 6 giờ 50 phút chiều Thứ Ba, 8 Tháng Mười Hai, tại nhà con trai ông ở Somerset, California, theo gia đình và đại diện của Thủy Quân Lục Chiến xác nhận với nhật báo Người Việt.

Cựu Đại Tá Paul Jacobs, hạm trưởng chiến hạm USS Kirk. (Hình:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)
Vào Tháng Tư, 1975, chiến hạm USS Kirk 1087 tham gia Chiến Dịch Gió Lốc (Operation Frequent Wind), giúp di tản 18 chiếc tàu còn lại của Hải Quân VNCH, và đưa 32,000 người Việt Nam tị nạn đến hải phận của Philippines, để sau đó họ nhập cư vào Hoa Kỳ.

“Cha tôi là một người tuyệt vời, là một giáo dân ngoan đạo, lúc nào cũng yêu quý Hải Quân, và không bao giờ bỏ rơi cộng đồng Việt Nam. Ông là một người cha tuyệt vời, lúc nào cũng khích lệ tôi và luôn thể hiện tình yêu ông dành cho tôi, cũng như cho gia đình,” ông Tyler Jacobs, con trai út của Hạm Trưởng Jacobs, chia sẻ với nhật báo Người Việt.

“Nguyện vọng của cha tôi là muốn được hỏa táng, sau đó rải tro cốt ra ngoài biển ở San Diego, gần chiến hạm USS Midway. Chúng tôi vừa rời nhà quàn, và đang sắp xếp để tổ chức tang lễ, cũng như lễ vinh danh ông, nhưng chưa có ngày giờ cụ thể. Cha tôi cũng nhắn gởi đến cộng đồng Việt Nam là ông luôn yêu thương họ và dành trọn tình cảm của ông cho những người ông vớt hồi năm 1975,” ông Tyler nói thêm.

Ông Joe Coca, đại diện của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, cho biết cựu Đại Tá Jacobs qua đời ở tuổi 84, để lại bốn người con, gồm ba con trai là Skip, Mark, và Tyler Jacobs, và một người con gái là Kathy Tibbets.

“Tôi rất buồn sau khi nghe tin đó, nhưng rất vinh hạnh vì được gặp gỡ và giúp đỡ gia đình ông trong chuyện mai táng. Ông là một người rất tốt, và lúc nào cũng được cộng đồng Việt Nam ở khắp Hoa Kỳ quý mến vì đã cứu sống họ trong những ngày Sài Gòn thất thủ. Hạm trưởng thường nói ông rất yêu quý cộng đồng Việt Nam và rất quý tấm lòng của họ luôn muốn vinh danh ông,” ông Coca nói.

Ông Coca cho biết vào chiều Thứ Tư, 9 Tháng Mười Hai, ông đang làm việc với gia đình Jacobs tại nhà quàn để sắp xếp tổ chức các nghi lễ, nhưng đang gặp một số trở ngại vì dịch COVID-19. Ngoài ra, ông và gia đình Jacobs đang kêu gọi cộng đồng địa phương vinh danh vị cựu đại tá này để công lao của ông không bao giờ bị lãng quên.

Một số người gốc Việt từng được chiến hạm USS Kirk cứu cách đây 45 năm cũng chia sẻ cảm tưởng sau khi nghe tin cựu Đại Tá Paul Jacobs qua đời.

Bà Lan Trần cho biết: “Tôi rất buồn sau khi nghe tin đó, vì ông là một ân nhân của người Việt tị nạn ở Hoa Kỳ. Ông cứu 32,000 người, không ai chết và không ai đói cả. Cộng đồng Việt Nam sẽ không bao giờ quên được công lao nhân đạo của Hải Quân Hoa Kỳ lúc đó. Tôi từng gặp ông tại những buổi hội ngộ người tị nạn trên tàu USS Kirk, và nguyện vọng của ông là gặp lại những người tị nạn. Tôi còn nghe con trai của ông ấy nói lúc nào ông cũng thương yêu người Việt Nam tị nạn.”

Chiến hạm USS Kirk với số hiệu 1087. (Hình: US Navy)
Bà Lan kể lại nhiều kỷ niệm với vị thuyền trưởng ân nhân.

“Tôi nhớ lúc đó đang có bầu, không được khỏe. Có hai phụ nữ nữa cũng như tôi. Chúng tôi được Hạm Trưởng Jacobs ưu tiên cho ở trong phòng có đầy đủ tiện nghi. Người nhà của mình cũng được ở chung luôn,” bà Lan kể. “Khi tàu đưa chúng tôi đến đảo Guam, những người khác được xe buýt chở vào các trại, riêng chúng tôi được chở thẳng vào bệnh viện Hải Quân ở đó.”

“Ngày nào ông Jacobs cũng đến thăm chúng tôi, hỏi sinh con chưa, nếu sinh nhớ đặt tên là Kirk nhé,” bà Lan kể tiếp. “Sau đó, tàu phải đi công tác, vị thuyền trưởng hứa sẽ trở lại thăm chúng tôi. Trong số những người dưới quyền của vị thuyền trưởng, có ông Don Cox, phi công trực thăng. Máy bay của ông bị trục trặc, nên ông phải ở lại, và Hạm Trưởng Jacobs căn dặn ông phải chăm sóc chúng tôi. Ngày nào ông Cox cũng đến, đưa chúng tôi xuống tàu để thở hít không khí trong lành.”

Bà Lan cho biết: “Ông phi công có một máy ảnh Polaroid, chụp xong có hình liền. Một hôm, ông kêu tôi đứng bên cạnh trực thăng, rồi ông chụp hình, viết địa chỉ và số điện thoại người bạn gái ông ở California phía sau tấm hình, đưa tôi, và nói: ‘Nếu cô chưa có chỗ nào định cư ở Mỹ, có thể về California, liên lạc bạn gái tôi, để được giúp đỡ.'”

Sau đó bà Lan sinh một cháu gái. Theo lời bà kể, vì Kirk là tên con trai, nên bà đặt tên con là Trần Nguyễn Kirk Giáng Tiên.

“Vì là tên con trai, nên tôi để vào giữa, để không bao giờ quên con tàu này,” bà nói.

Người Việt Nam tị nạn trên một tàu được chiến hạm USS Kirk hộ tống. (Hình:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)
Bà Sharon Nicholas, chủ tịch Hiệp Hội Á Châu Thái Bình Dương, cũng là một người từng được chiến hạm USS Kirk vớt, cho hay: “Tôi cũng rất buồn khi nghe tin ông mất vì mình và cộng đồng Việt Nam rất mang ơn ông đã cứu vớt 32,000 người. Nhờ ông mà cộng đồng mình mới có hàng triệu người ở khắp Hoa Kỳ ngày hôm nay. Tôi hy vọng đồng hương ở San Diego và Orange County có thể đến tỏ lòng cảm kích và vinh danh ông.”

Bà Sharon cho biết Hiệp Hội Á Châu Thái Bình Dương đang làm việc với gia đình Jacobs để tổ chức lễ vinh danh cựu Đại Tá Paul Jacobs, nhưng cũng chưa biết ngày giờ ra sao vì COVID-19.

Trong thời gian qua, mỗi khi đánh dấu ngày cuộc chiến Việt Nam kết thúc, nhiều người Việt Nam được chiến hạm USS Kirk cứu năm xưa, đều có tổ chức hội ngộ, khi thì ở vùng Washington, DC, khi thì ở Orange County, và khi thì ở San Diego, và đều có mời vị cựu thuyền trưởng về tham dự, để tỏ lòng biết ơn ông.

Thiện Lê
12/12/2020

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#161 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 26/12/2020 - 19:41

Vắt chanh...?
Trần Đại Nghĩa (1913–1997) Từng làm việc tại Viện Hàng không Vũ trụ Pháp, sau đó bỏ Pháp theo H.C.M về VN kháng chiến, là Thiếu tướng QĐND VN, giáo sư, viện sĩ, nhà quản lý cấp cao, cha đẻ ngành công nghiệp quốc phòng VN.
Một câu chuyện buồn sau khi ông về hưu:
KỶ NIỆM MỘT LẦN GẶP VĨ NHÂN
(Đọc để thấy các đồng chí ở sứ quán (và quan chức ta nói chung) xử sự thế nào!)
Năm 1988 đi hội nghị ở Ba Lan, transit ở Moscow. Sẵn có lá đa trong túi, vào hẳn nhà khách Sứ quán ở cho oai, mỗi ngày mất có1 $. Tối, xuống CLB xem tivi, thấy có 1 cụ già tầm 75 tuổi mặc áo lông Đức ngồi co ro ở đó. Hết tivi, thấy cụ không về, hỏi thì cụ bảo:
– Tôi transit qua đây, vào nhà khách nhưng không có tiền, nên không được ở. Xin mãi, họ mới cho ngồi nhờ ở đây đợi mai đi tiếp. Ngoài phố tuyết rơi, lạnh quá!
Mời cụ về phòng ngủ cùng, vì có 2 giường đầy đủ chăn đệm. Đoán cụ đói, nên lấy bánh mì bơ và xúc xích mời cụ ăn, xong mới leo lên giường. Trái múi giờ, 2 ông cháu chưa ngủ được nên nói chuyện mãi. Kì lạ, cụ già cái gì cũng biết, càng nói chuyện càng ngạc nhiên về độ uyên bác phi thường của cụ. Gần sáng, mới tò mò hỏi, cụ đi đâu mà qua Moscow lạnh lẽo này, và sao mà cụ không có lấy 1 $ để ngủ ở nhà khách. Cụ đáp:
– Tôi được Viện Hàn lâm khoa học Hungary mời sang hội nghị khoa học. Họ lo vé máy bay đi lại, ăn ở bên kia chu đáo. Mỗi tiền đi đường thì họ không nghĩ tới, mà hưu rồi nên Nhà nước ta cũng chẳng cấp cho tôi, và tôi cũng chẳng có.
Ngạc nhiên ghê gớm mới hỏi tên, cụ đáp:
– Tôi là Trần Đại Nghĩa !
Ôi chao ôi, thì ra đây là nhà khoa học lừng danh, nổi tiếng trong Thế chiến thứ 2. Con người này từng chế tạo bom ba càng, súng không giật SKZ, bazooka, thủy lôi áp suất ABS, đạn bay, …, góp phần không nhỏ cho đất nước trong cuộc kháng chiến thần kì của dân tộc.
Và, chỉ vì không có 1 $, cụ không được ngủ ở nhà khách Sứ quán Việt Nam tại Moscow!
Tác giả: Nguyen Canh Hoang (theo FB Đức Bảo Phạm)

25/12/2018

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#162 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 31/12/2020 - 20:15

NGƯỜI VIỆT BAY VÀO VŨ TRỤ.

Trịnh Hữu Châu đã là niềm tự hào của người Việt khi anh hoàn tất hành trình bay vào vũ trụ cùng tàu con thoi Columbia lừng danh.

Bạn có thể không biết được điều này, thế nhưng cả nước Mỹ biết điều này, hơn một nửa thế giới biết điều này. Trên trang bìa của nhiều tạp chí nước Mỹ đã xuất hiện gương mặt Trịnh Hữu Châu như là một kỳ tích châu Á tại NASA (Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ).

Eugene Trịnh (tên khai sinh là Trịnh Hữu Châu) sinh ngày 24/09/1950 tại Sài Gòn. Ông là con trai út của kỹ sư công chánh Trịnh Ngọc Sang. Năm 1953, ông cùng với gia đình sang định cư ở Pháp, nơi đây chính là tiền đề phát triển sự nghiệp của chàng kỹ sư tài năng này.

Trịnh Hữu Châu học trung học tại Trường Michelet (Paris) và lấy bằng năm 1968. Sau đó, ông sang Mỹ học ngành chế tạo máy và vật lý ứng dụng tại Đại học Columbia, tốt nghiệp năm 1972. Trong hai năm liên tiếp 1974 và 1975, chàng trai Sài Gòn này nhận học bổng và bảo vệ thành công các luận án thạc sĩ khoa học và triết học. Châu tiếp tục học lên tiến sĩ và năm 1977 lấy được bằng vật lý ứng dụng của Đại học Yale lừng danh.

Năm 1979, NASA ngắm Eugene như là một tài năng hiếm thấy và ngay lập tức ông được mời vào làm việc tại phòng thí nghiệm về sức đẩy phản lực của NASA. Trong thời gian này, ông kết thúc khóa học sau tiến sĩ và tham gia các hoạt động nghiên cứu của Viện Kỹ thuật California dưới sự hỗ trợ của NASA.

Năm 1983, NASA chọn ông để huấn luyện thành chuyên viên sức đẩy làm việc cho phòng thí nghiệm không gian 3 (Spacelab 3) của mình. Ông trở thành người dự khuyết cho chuyên viên sức đẩy nổi tiếng Taylor Wang.

Tháng 8/1990, NASA cái tên Eugene Trịnh được điền vào danh sách thành viên nghiên cứu sức đẩy tại phòng thí nghiệm vi trọng lực của tàu con thoi. Ngày 25/06/1992, sau khi hoàn thành hai năm huấn luyện, ông có mặt trong chuyến bay của tàu con thoi Columbia STS – 50 bay lên không gian...

Trang web của NASA cho biết chuyến bay STS – 50 của Eugene Trịnh kéo dài đúng 13 ngày, 19 giờ, 30 phút và 4 giây. Trong chuyến bay này, tại khoang vật lý DPM, ông đã thực hiện và theo dõi cùng lúc ba thí nghiệm về sức đẩy, sự rơi của chất lỏng và kỹ thuật điều khiển chất lỏng không bình chứa do ông nghĩ ra.

Đến nay, hơn 40 công trình khoa học của Trịnh Hữu Châu đã được công bố trên các tạp chí khoa học lớn của Mỹ và châu Âu. Ông là thành viên của các hiệp hội nghiên cứu không gian như Tổ chức Nghiên cứu Sigma Xi, Hội Vật lý Mỹ, Hội Cơ học Mỹ, Viện Hàng không và không gian Mỹ, Hiệp hội Nghiên cứu về nguyên liệu, Hiệp hội Khám phá không gian... NASA đã trao tặng ông huy chương phi hành gia, huy chương thành tựu khoa học đặc biệt và bốn bằng phát minh cùng với các đồng nghiệp.

Ông cũng đã nhận được bảy giải thưởng công nghệ của NASA từ năm 1985 tới nay, trong đó có dụng cụ đo lường về trọng lực thấp được đặt trong máy bay phản lực KC-135 của NASA.

Theo PLXH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#163 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 31/01/2021 - 16:21

Cục xà phòng Dial ở trại tù Nam Hà
*Bài viết này tôi riêng tặng Hậu Nguyễn, thằng em còn nhớ đến tôi trong những giờ phút đen tối nhất cuộc đời*
Tôi viết tựa bài dài lòng thòng thế này do tài viết văn mình tới cỡ này là “on bon phi nal” (un point final). Thời điểm vào khoảng 1979-1980, lúc đó trại tù cực kỳ đói kém; có lúc nhà bếp trại không có gì để nấu cho tù ăn. Mãi đến trưa một chiếc xe tải chạy ngang đội đập đá chúng tôi, (nhạc sĩ Nguyễn Văn Hồng gọi là Người Tù thời Trung Cổ) đang lao động khổ sai bên đường và các tay tù thường phạm ngồi trên xe la to:”Bo bo về rồi!Bo bo về rồi!”.
Trại cho tù viết thư về gia đình cầu cứu và các đơn đặt hàng thì rất cao mà mức cung thì..từ có giới hạn cho đến không có gì hết. Thằng con bà Phước như tôi, ôi thôi, không biết cầu cứu ai, thôi đành cứ viết xin thằng em bên Mỹ; viết thì viết chứ 90% tôi tin rằng thư sẽ không bao giờ đến được nơi ấy.
Biết rằng thư từ trại tù ra sẽ bị kiểm duyệt nghiêm nhặt nên viết thì phải lách, như sau lần gặp mặt cha tôi trong tù Nam Hà A, quy định của trại không cho thân nhân giao tiếp, tôi báo cho gia đình:
” Con nghe nói bác Ba Tràn ( ba tôi tên Đầy) lúc này khỏe mạnh như Chúa Giêsu trên cây Thập Tự”.
Tôi viết tiếp:
“Riêng con thì hay chóng mặt vì huyết áp thấp và bệnh bao tử rất cồn cào khó ngủ”.
Thế thì gia đình tôi có dịp nhìn thấy Chúa Giêsu trên Thập Giá…khỏe ra sao. Còn thằng em bên Mỹ thì hiểu bằng bạch văn và tôi được quà gồm đủ thuốc đã yêu cầu.
Thời kỳ đó quy định trại cho phép nhận quà từ nước ngoài với trọng lượng là nửa ký cho 1 gói hàng, gần 10 tháng sau tên tôi được gọi chờ lãnh quà. Mèn ơi, sao mà khoái như thế này!
Đến khi mang gói quà về phòng giam, thằng em ở Mỹ gói ghém cẩn thận: 2, 3 lớp giấy và nylon, anh em xúm lại xem cái gì đây, nào là thuốc nhức đầu Tylenol, nào là thuốc anti diarrhea, cù là Vapor, thuốc bao tử đầy hơi Maalox, 2 gói Winston (gout moi à nhe!), và cuối cùng là 1 cục xà phòng Dial... đủ ký ! Không có cái gì ăn được hết. Tôi mở bao Winston mời anh em mổi người 1 điếu rồi tan hàng. Cố gắng!
Thừ người, tôi cầm cục xà phòng Dial nhìn nó rồi ngắm nghía. Sao nó thơm thế kia! Chời ui,sao mà thằng em nó không gởi cho mình 1 cục cheese nhỉ! Có lẽ trong thơ mình không nói đến cái gì ăn được, nên thằng Hậu muốn mình sạch sẽ thơm tho. Suốt ngày tôi cứ mơ cục xà phòng là cục cheese, và trong tâm trí lúc nào cũng vằn vặt với cái cục nợ. Không lẽ nơi chốn giá trị con người còn rẻ hơn heo mà mình lại dùng xà phòng Dial cho thơm à! Làm gì với nó đây? Chán thật!
Cuối cùng cái gì đến cũng phải đến, thôi thì đem đi tắm vậy; ngặt một nổi ở nơi này chúng tôi, bọn tù có bao giờ biết đến xà phòng giặt, xà phòng tắm là gì đâu... Mấy năm tù rồi lúc còn trên Yên Bái hay Hoàng Liên Sơn, trại tù lúc nào cũng ở cạnh con suối thiên nhiên, còn ở Nam Hà nơi khu B chúng tôi có 1 cái ao nhân tạo, nơi mà vào mùa khô nước ao váng và rong rêu dầy đặc... Nước đục ngầu có mùi kỳ lạ… và ưu tiên cho tù tắm giặt. Cán bộ và gia đình phải đi chỗ khác nước sạch hơn,đem cục Dial ra đây tắm thì anh em chửi cho nát mặt.
Vào ngày Chúa Nhật, chúng tôi bọn tù mỗi người được bếp phát cho 1 lon nước sinh hoạt, lon gô (Guigoz), lon hay hủ cái gì cũng được miễn là 1 lon mà thôi. Tôi quyết định tắm tại sân trại với 1 lon gô.Trước hết, lấy quần đùi thấm chút nước rồi chà nhẹ vào xà phòng. À mà quên, trước khi dùng xà phòng tôi đã thấm ướt những nơi VIP trên thân thể và sau đó là chấm Dial vào. Ối giời, sao mà nó thơm lừng! Ngoài mấy anh bạn tù chung quanh ngửi mùi Dial, còn tôi tắm thế nào chả ai thèm để ý. Như tôi đã nói, nơi chốn bất thường này, trò lạ lùng gì cũng tầm thường cả. Cuối cùng, tôi thấm nước với cái quấn đùi..lau đi lau lại 2 lần thế là xong. Gô nước vẫn còn đủ để… uống.
Trại tôi có 1 nữ cán bộ tên Ngân. Bà này gái 1 con và trông cũng không xấu lắm. Tuy chúng tôi gọi là bà, chứ lúc đó nàng khoảng chừng 27, 28. Bà Ngân chuyên về y tế cho trại, dưới quyền bà có 2 bác sĩ, một là trung tá y sĩ VNCH tên Nh và một bác sĩ VC tù hình sự.
Anh này có 2 ngón nghề là nếu bạn khai bất cứ bệnh gì thì anh ta sẽ cho bạn 1 loại thuốc thần dược trị bá bệnh ( bá chấy luôn!) Xuyên Tâm Liên… uống tới đâu thì tới. Kế đến là món thuốc tên Cao..(gì nhỉ, tôi bổng quên). Loại Cao nầy được anh ta bào chế tại trại tù từ lá ổi, lá bưởi, vỏ măng cục... vân vân..nước Cao đen ngòm như mực Tàu và trị bệnh tiêu chảy như thần. Anh em tù chúng tôi sau khi được thăm nuôi thì có tí dầu mỡ trong thức ăn, đây là lúc bộ tiêu hóa tù bị thức ăn ngoài đời gây xáo trộn. Không gì kềm hãm được vô bao nhiêu thì vài phút sau ra bấy nhiêu. Tuy nhiên dưới bàn tay của bác sĩ vườn với Cao..thì chỉ 1 ly Cao nhỏ, bạn sẽ phiêu dường như bao tử, ruột già, ruột non lục phủ ngũ tạng... đều được phủ bằng nhựa trải đường chắc ăn 100%.
Riêng bác sĩ Nh thì chúng tôi kính nể ông vô cùng, dù rằng có lúc cũng chọc quê ông, bác sĩ chích theo toa y tá. Sáng sáng trước giờ đi lao động đám tù bệnh chúng tôi xếp hàng ngoài sân chờ ông khám bệnh. Ôi thôi, thật là bát nháo vô cùng, có anh lại nói to nhỏ cái gì đó, ông cho ống nghe vào ngực rồi phê vào giấy. Anh chàng nầy trước đó đã nhảy cà tưng lung tung, rồi rít 1 điếu thuốc lào và khai tim đập mạnh... à mà tim đập mạnh thật. Có anh khai bệnh thế nào mà ông Nh đưa ống nghe vào đầu rồi ông ấy lắc đầu. Có vài anh quay lưng lại, tụt quần, chổng mông... ông Nh cuối xuống khám và được vào nhà trẻ ( tiếng lóng chỉ phòng cách ly cho các tù bị bệnh không đi lao động). Ngoài ra sau khi thăm nuôi, vài anh em chúng tôi xin ông cho nghỉ để thu xếp quà. Ông phê vào giấy bệnh “Lulado” và cho nghỉ. Lúc đầu chúng tôi thắc mắc, bệnh Lulado là bệnh gì, ông thì thầm trả lời:
“Còn hỏi, các ông lười lao động chứ còn gì nửa!”
Vài ngày sau khi dùng Dial, vào một buổi chiều khi đi lao động về, đội trưởng gọi tôi:
“ Anh Huệ, có cán bộ muốn gặp”
Tôi bước ra ngoài , thì thấy cán bộ Ngân. Tôi hỏi:
“Cán bộ gọi tôi!”
“ Anh có xà phòng ngoại à?”, cán bộ Ngân hỏi.
“Dạ có, mà tôi dùng rồi”, tôi trả lời và cũng hiểu ý bà Ngân muốn gì.
“Không sao! “, cán bộ nói “ Anh có cần đường hay không, ngày mai tôi gởi cho anh 1 cân nhé.”
Tôi vào lấy cục xà phòng ra đưa cho bà Ngân.
Tối ngày hôm sau, khi cửa phòng giam đã được khóa lại, thì các bếp lò cá nhân bắt đầu nghi nghút. Có lẽ cũng gần nữa giờ đồng hồ mà món súp hay chè gì đó của anh Minh Bầu, anh bạn tù thân mến, vẫn còn lụp bụp chưa xong.
“Món bánh bột mì nấu với đường và muối này, mình gọi là món gì,anh Minh?”
Katy Huệ . 01/2021
TB: Anh Hà Công Minh California ơi! Tôi biết anh buồn lắm, nhưng xin anh nhớ lúc nào Katy Huệ cũng nhớ đến anh.

Thanked by 1 Member:

#164 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 10/02/2021 - 20:30

GÁNH TÀU HỦ

Đầu năm 1978 cả Sài gòn đói ăn.

Hợp tác xã, phường khóm bán gạo lẫn đầy sạn cùng thóc cho dân. Mỗi lần trước khi nấu nồi cơm phải xúm nhau ngồi nhặt sạn, nhặt thóc gần cả tiếng đồng hồ xong, mới bắt đầu đặt được nồi cơm lên cái lò củi. Không nhặt kỹ, cắn phải cục sạn là sẽ có cơ hội bị mẻ răng, phải đi nha sĩsẽ còn phiền phức nhiều hơn!

Nhà có 7 miệng ăn, gạo phường khóm bán cho chỉ ăn được khoảng mươi ngày là hết. Số ngày còn lại trong tháng phải xách bao đi mua bên ngoài mà ăn từng ngày.

Ngày 23 tháng chạp năm ấy, tiễn ông Táo lên trời mà mà gia đình chả có được tí không khí Tết, miếng ăn còn phải chạy lo từng bữa thì lấy tiền đâu ra mà xa xỉ chơi Tết chứ!

Buổi trưa sau giấc ngủ tránh nóng, bước ra sân trước nó thấy mẹ ngồi trên chiếc ghế đẩu, gần mẹ là một cô đội nón lá xùm xụp cũng ngồi thụp trên chiếc ghế đẩu nhỏ, ngay bên cạnh cô ta là cái đòn gánh với 2 cái nồi bằng thiếc bự cùng mớ chén linh tinh & một xô nước nho nhỏ có lẽ dùng để rửa chén.

Mẹ thấy thằng con gãi đầu ngái ngủ, loạng choạng bước ra, ngoắc ngoắc rồi bảo:

- "Dũng ra đây. Con khoanh tay chào chị Bảy đi con!"

"Chị Bảy" quay vụt lại, tay gỡ vội cái nón lá trên đầu ra.
Trước mắt nó là một người đàn bà tướng tá khoẻ mạnh, nhan sắc xoàng xoàng, nước da bánh mật khoảng 30 ngoài. Chị có một khuôn mặt hiền hậu, cặp mắt không mấy lanh lẹ với tròng trắng hơi bị vàng. Điểm son duy nhất trên khuôn mặt chị là nụ cười thật tươi với hàm răng đều như những hạt bắp.

Chị Bảy cười tươi rói, 2 tay dơ ra phía trước vồn vã:

- "Ôi em Dũng đây ạ? Em của chị lớn quá rồi. Chắc em không còn nhớ chị Bảy nữa đâu hả?"

Đang bước đi, nó khựng lại vì ... không nhớ thật!

Vẫn giữ 2 tay dơ ra phía trước tuy không được thằng bé Dũng xà đến, quay đầu qua phía mẹ, chị hỏi ý:

- "Cho phép em được mời cô cùng các em chén tàu hủ cho ngọt miệng nhé cô? "

- "Được, tôi cám ơn chị!"

Hướng về thằng con, mẹ bảo:

- "Vào bếp lấy 7 cái chén ra đây cho mẹ"

Thằng bé Dũng lon ton chạy vào trong lòng khoái chí lắm. Tàu hủ nước đường là một trong những món mà nó thích nhất mà.
Và chỉ một quãng ngắn tới bếp mà nó chợt nghĩ ra "Không lẽ đây là chị Bảy, chị giúp việc mà mẹ hay nhắc tới tên từ trước tới giờ?"

Gia đình trước đó đã thay đổi nhiều người giúp việc, nhưng chị Bảy là người ở lâu nhất.
Lúc chị Bảy còn làm thì nó còn quá nhỏ, bởi thế hình ảnh của chị Bảy trong đầu nó hầu như không có, chỉ biết loáng thoáng qua những lời kể của mẹ về một chị giúp việc tính tình đôn hậu làm việc rất giỏi mà thôi.
Chị Bảy chỉ nghỉ làm khi bố mẹ chuyển qua Bangkok làm việc. 3 đứa nhỏ chưa tới tuổi vào trường đi học được đi theo, còn 2 anh lớn được gửi vào học nội trú trong trường Lasan Taberd.

Chị bảy mở nắp của cái nồi lớn ra, hơi nóng toả lên nghi ngút.
Tàu hủ của chị làm bán trắng mịn ngó sạch sẽ & hấp dẫn. Nồi nước đường thơm thơm mùi gừng làm nó nuốt nước miếng ừng ực.

Hai mẹ con 2 chén, còn 5 chén còn lại được cất vào trạn cho bố cùng các anh chị lát về ăn.

Vừa ăn mẹ vừa hỏi thăm chuyện chị.

Té ra đây là chị Bảy mà nó đã nghĩ tới thiệt. Từ khi nghỉ việc với gia đình nó, chị trở về quê một thời gian, rồi lại trở ngược ra Sài Gòn làm việc.
Tại đây chị gặp anh & đem lòng yêu thương.
2 người lấy nhau & có được 2 đứa con.
Anh làm tài xế xe hàng tuyết đường Sài gòn - Lục Tỉnh. Cuộc sống gia đình không mấy sung túc nhưng chị đã khổ quen rồi, lại biết gói ghém nên cảm thấy hạnh phúc.
Chị nấu tàu hủ gánh đi bán hàng ngày để giúp vào cho kinh tế gia đình & nuôi con đi học. Và hôm nay, chị Bảy đã đi ra khỏi tuyến đường chị hay đi hàng ngày với mục đích chính là ghé thăm bố mẹ, ghé thăm gia đình nó.

Thế rồi chị cáo từ để đi bán tiếp. Mắt mẹ đỏ hoe & mắt chị cũng thế.

Mẹ sai thằng con chạy vào lấy tiền để mẹ trả cho 7 chén tàu hủ, chị nhất định không lấy "Lâu em mới ghé được, cô cho phép em mời cô cậu cùng mấy em ạ"
Mẹ nhất định không chịu:
- "Tôi không cướp cơm chim của 2 đứa con của chị được. Chị phải để cho tôi trả, nếu chị không lấy thì lần sau chị đừng bao giờ ghé lại đây nữa..."

Đẩy qua đẩy lại cuối cùng rồi chị cũng đành chịu cầm tiền.
Sau khi gửi lời chào thăm đến "cậu cùng các em", chị Bảy khom xuống rồi nâng, quẩy cái gánh tàu hủ nặng trĩu lên vai, 2 cái nồi lớn ở 2 đầu gánh lúc lắc làm cơ thể chị ngả nghiêng . Chị từ giã bước đi mà còn quyến luyến ngoái lại mãi cho tới khi bóng chị xa tít rồi khuất sau dẫy nhà.

Mẹ xụt xịt mũi như đang khóc, rồi quay vào nhà, khoá chốt cửa.

Tuy không nhớ & chỉ mới gặp, nhưng chẳng hiểu sao thằng bé Dũng có nhiều cảm tình với chị Bảy?
Có lẽ từ bao lâu nay mỗi lần nhắc tới chị là mẹ toàn kể lại những mảnh chuyện thật tốt đẹp phần thêm dáng chị nó toát ra một cái gì đó khổ khổ, tồi tội làm thằng bé động lòng trắc ẩn!

Với với sức của một người đàn bà nó không hiểu làm sao mà chị có thể gánh được cái nồi tàu hủ to & nặng đến như thế mà đi rong ruổi khắp phố phường mà bán?! Bỗng nó ước gì có tiền để mua hết nồi tàu hủ để chị không phải xiêu vẹo nặng nhọc gánh đi & cũng để nó được ăn cho bằng đã.

Buổi cơm chiều hôm đó gia đình nó chỉ còn được có mỗi dĩa rau muống xào cùng vài miếng chao. Tiền chợ cho cả ngày đã bị bẹo ra bớt để trả cho mấy chén tàu hủ hồi trưa mất rồi. Ôi thời buổi mà chỉ toàn những con người cùng khổ, cùng hoàn cảnh mài mại giống nhau, chả ai khá hơn ai!

Những lần sau đó lâu lâu có những buổi trưa chị Bảy thỉnh thoảng lại có ghé qua.
Mẹ chả bao giờ còn có ở nhà vì phải bôn ba đi buôn bán kiếm tiền nuôi gia đình.
Cứ thế thằng bé Dũng lại được chị dúi cho ăn chén tàu hủ nước đường nóng ngọt lim, thơm lưỡi vào tay kèm với lời nhắn "Em đừng nói lại cho cô hay nhé!"

Con nít mà, ngây thơ mà cũng chẳng thắc mắc, cứ thế mà ... ăn của chị vô tội vạ. Mà nếu có muốn trả tiền thì cũng làm gì có có để trả chứ?!
Lớn hơn chút, biết suy nghĩ hơn, nó áy náy mãi chuyện này cho tới tận bây giờ.

Thế rồi gia đình nó ra ngoại quốc hết, mất liên lạc!
Ở bên quê nhà, bên kia bờ Thái Bình Dương, nó cầu mong gia đình chị mạnh khoẻ, chị Bảy khấm khá hơn. 2 con chị giờ đã trưởng thành có thể giúp lại cho bố mẹ, để chị không còn phải nhọc nhằn với gánh tàu hủ thật to trĩu nặng trên đôi vai.
Và cầu mong cho những con người thật thà đôn hậu như chị mãi mãi được nhiều hạnh phúc...

Don Hồ
Thứ tư 3 tháng 2, 2021
-----------------------------


ĐÔI DÉP GIỜ "LAO ĐỘNG"

Những nơi khác không biết sao chứ Sài gòn những năm từ 1976 đến 80, học sinh các cấp lớn-nhỏ ngoài những lớp phổ thông căn bản thông thường, còn phải học thêm môn chính trị và phải lấy những giờ "lao động".

Giờ "Lao động" là một tuần ngoài giờ học ra, học sinh còn phải đi vào trường một số ngày hay một số giờ bắt buộc để trồng cây, để cuốc đất, đan lát, dán dép hoặc rửa ống nghiệm dơ, v.v...

"Trồng cây, quốc đất, hay quét trường" để làm đẹp trường lớp, làm đẹp thành phố thì có thể hiểu được.
Nhưng bắt học sinh tay không "rửa những ống nghiệm thuỷ tinh đã được xài qua, đã chứa những chất hoá học mà chẳng ai biết là chất gì?" là chuyện không hiểu nổi!
Hoặc bắt học sinh đan lát - đan những cái giỏ đựng rượu, dán dép, để rồi mớ hàng ấy được gửi đi xuất cảng bán lấy tiền là chuyện cũng không hiểu luôn?
Đại khái bắt học sinh làm việc không công, mà không được biết là ... cho ai?!

Trong mớ công việc, "dán dép" tương đối là công việc "an nhàn" nhất. Chỉ tội mùi keo dán hoá học màu trăng trắng, có mùi hắc hắc nồng nặc khó chịu và hay làm cay xè mắt thôi.
Công việc chỉ là:
Trét keo vào đế mỏng bằng nhựa dẻo, rồi ập lại, cho dính vào với phần trên của dép làm bằng loại vải gì đó êm êm!

Thằng bé Dũng thuở ấy sau những giờ lao động dán dép, thường cầm những đôi dép này lên xăm soi. Những đôi dép tê tái mỏng, trông như đồ hàng mã, nghe nói được "nhà nước" xuất khẩu qua các xứ Tây Phương?!
Ừ, thì phải tống đi bán ở đâu đâu xa xa chứ tại Việt Nam ai mà thèm mua những loại dép này? Chẳng thực dụng tí nào! Chỉ cần một lần mang dép ra chợ sình lầy thôi là dính dơ hầy khỏi có mà rửa được đi.
Mà có chà rửa thì xong đôi dép cũng ... "banh ta lông" luôn vì quá mỏng manh, cũng phải quăng xọt rác mà thôi.

Sự thắc mắc về "đôi dép thứ này bán ra thì ai thèm mua?" cứ nằm mãi trong tâm trí của thằng nhỏ cho tới những năm về sau này khi đi lưu diễn có dịp được ở trong những căn phòng khách sạn cao cấp ở nhiều thành phố trên thế giới.
Phòng khách sạn mắc tiền hơn khi mở tủ treo quần áo hay thấy để sẵn những "đôi dép lao động" của thuở xưa ấy trong những chiếc bao thật đẹp đẽ cho khách ngụ có thể dùng đi trong phòng cho khỏi dơ chân trong thời gian ở đó. Hoặc những hãng máy bay dùng để phát không cho những người khách ngồi hàng business class trong những chuyến bay đường dài.
Và sẽ được dùng cho một vài lần, cao lắm là một vài ngày rồi quăng. Hiếm có ai xài xong rồi còn cầm về lắm vì xài chẳng được lâu!

Đời sống kể ra có nhiều điều hay ho. Những thắc mắc của thuở ấu thơ xa xưa ấy, theo thời gian được từ từ mở gút, được có câu trả lời.
Mà nếu mình không làm "ca sĩ", không phải ở khách sạn nhiều, chắc những câu hỏi như thế này rồi sẽ chồng chất cao lên mãi cho tới khi già rồi mang theo luôn về thiên đường hay ... địa ngục luôn!

Cũng may có bộ óc tương đối tốt để thấy "vật" lại nhớ & nối kết lại với chuyện ngày xưa.
Mà sao có những cái cần nhớ hơn như sách vở học hành chẳng hạn, thì nó lại chẳng nhớ được như thế này cho nhờ nhỉ?...

Don Hồ
6 tháng 2, 2021
(Bài cũ đã được posted ngày 6 tháng 4, 2014, đăng lại)

Thanked by 3 Members:

#165 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 12/02/2021 - 21:15

VÙNG BIỂN LẶNG ĐẦU NĂM

Tết Nguyên Đán 1981, cái Tết đầu tiên anh Thắng (ông anh cả) & thằng bé Dũng xa nhà, xa đất nước Việt Nam. Cũng là bắt đầu qua tháng thứ hai 2 anh em được nhận vào trại tỵ nạn do Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc điều hành ở trên đất Thái Lan.

Trại tỵ nạn Songkhla nằm trong tỉnh Songkhla cùng tên, thuộc miền Nam Thái Lan, gần biên giới Mã Lai, là một khoảng bãi biển dài non 1km, được bao vây 3 mặt bởi hàng rào kẽm gai, mặt thứ tư là biển.

Có 7 dẫy nhà (barracks) dài được dựng lên để dân tị nạn ở chung trong đó.
Trong trại có những văn phòng hành chính.
Một ngôi nhà thờ nhỏ do một vị linh mục tên Joe (người Việt hay gọi là "Cha Joe") quản nhiệm.
Một cái thư viện be bé với sách báo cùng truyện tiếng Việt.
Một cái giếng nước.
Một hàng nhà tắm & nhà vệ sinh ở cuối trại.
Một ngôi chợ nơi đầu trại.
Chợ họp mỗi sáng, do người Thái mang đồ tới đây bán cho người Việt trong trại.
Cũng nhờ ngôi chợ này mà khối người Việt có việc làm vì những người Thái bán hàng đều cần có người Việt phụ bán để nói tiếng Việt.

Dân Thái có Tết Songkran riêng của họ vào khoảng tháng 3, đồng thơi cũng ăn mừng Tết Tây, không ăn Tết Âm Lịch. Bởi thế chỉ có những người trại viên trong trại tị nạn ăn Tết Nguyên đán với nhau mà thôi!
Thành thử ra ngày thường & ngày Tết âm lịch trên đất Thái thì chẳng khác gì nhau. Người Việt trong trại lại không ai có riêng được cuốn lịch có ngày ta, nên mọi người chỉ truyền tai nhau mà tính từng ngày

Mấy ngày cuối năm giáp Tết không khí trong trại như trùng hẳn xuống. Cả trại như vắng hẳn đi tiếng cười Ai nấy đều mới rời khỏi nơi chôn nhau cắt rốn vốn dĩ đã đang nhớ nhà nhớ gia đình ra riết, mấy ngày cuối năm lại còn càng thảm, càng nhớ nhung nhiều hơn.

Những người có mang theo được vàng, mang lọt của cải mà không bị cướp biển lột sạch thì cũng lo được được bữa cơm tiễn ông Táo, bữa cơm cúng giao thừa tươm tất hơn. Hai anh nó có mỗi cái nhẫn vàng 1 chỉ mẹ cho thì đã bị mất theo lần gặp cướp biển đầu tiên mất rồi, thành thử vẫn lãnh đồ ăn của Cao Ủy Tị Nạn phát rồi thui thủi nấu ăn như thường nhật.
Được no bụng là cũng may lắm rồi, nghe nói mấy trại đường bộ khổ hơn nhiều, lắm khi còn bị bỏ đói nữa! (Songkhla là "Trại Tị Nạn Đường Biển)

8 giờ sáng mồng một Tết, như mọi ngày, loa phóng thanh của trại kêu "Rẹt rẹt, Rẹt rẹt".
Rồi thay vì bắt đầu bằng ca khúc "Ai Trở Về Xứ Việt" (mở băng) do nữ ca sĩ Khánh Ly hát như thường lệ, thì có tiếng dạo đàn thùng rồi một giọng nữ thật trong trẻo cất giọng lên hát lên bản "Ly Rượu Mừng" của nhạc sĩ Phạm Đình Chương.
Không gian như chợt dừng lại đóng băng, cả trại lăng người, im phăng phắc lắng nghe.

-"Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi. Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi..."

Cả một khung trời mùa Xuân như chợt rộ nở. Mọi người thấy như được đưa vòng trở lại, ngược thời gian không gian, trở về những mùa Xuân của mai vàng nở ngập trên quê hương thanh bình thuở nào.

-"Bạn hỡi vang lên, lời ước thiêng liêng. Chúc non sông hòa bình, hòa bình..."
Giọng người nữ ca sĩ bỗng như lạc hẳn...
Cô vừa khóc vừa hát, tiếng cô sụt sịt trên loa.
Cả trại khóc theo...
Thế là nguyên buổi sáng mồng một đầu xuân thay vì "hoa lá xôn xao nở như đón chào" thì đi đâu cũng thấy ai nấy mắt hoe đỏ.
Tết mà cứ như nhà ...có đám!

3 ngày Tết chẳng rộn ràng tràn ngập tiếng cười.
Cũng có những lời chúc nhau nhưng thấy như gượng gạo lắm. Chẳng thấy ấy ai "Chúc mừng năm mới" nhau, mà chỉ toàn "Chúc sớm được đi Mỹ nha!".

Mà cũng lạ, chỉ toàn chúc nhau đi Mỹ không thôi, chứ chẳng hề nghe "chúc sớm được đi Pháp, đi Úc, hay nước nào khác..."
Chả là thời điểm đó, cứ 100 thuyền nhân thì hết ... 95 người mong được phái đoàn Mỹ nhận, chấp thuận cho đi Mỹ.
Chờ hoài phái đoàn Mỹ vì lý do gì đó nhất định không chịu nhận, sốt ruột, thì mới tính tới chuyện miễn cưỡng đi ... đại tới nước khác.
Giấc mơ của mọi người ở trại tỵ nạn trong lúc này là "được đi định cư" sớm để làm lại cuộc đồi & sớm ổn định lại đời sống.

Không tiền, không bánh mứt, không phong bao lì xì, không Tết thằng bé Dũng lần mò ra chỗ quen thuộc trên bãi biển nơi nó thường ngồi dựa hàng rào giả bộ ngắm biển nhưng thực sự là để ngồi nghe ké nhạc vọng ra từ lều bán cà phê của người Việt buôn bán ngay đó.
Không có tiền vào quán ngồi kêu đàng hoàng kêu ly Cacao, ly Ovantine nóng thì ngồi xa xa nghe cọp vậy...

Nhưng hôm nay, tiếng nhạc không còn đủ sức quyến rũ, vì tâm trí nó đã đang bay ngược về một thành phố thân yêu trên giải đất ven biển dài dài có hình chữ S xa xa phía bên kia bờ đại dương mênh mông nhấp nhô sóng trước mặt.

Từng khuôn mặt người thân, bạn bè hiện lên. Nó cẩn thận khẽ kêu từng tên, lẩm bẩm chúc Tết từng người một!

Lều bán cà phê bỗng dưng đổi qua bài Biển Nhớ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:

-"Ngày mai em đi biển nhớ tên em gọi về, gọi hồn liễu rũ lê thê, gọi bờ cát trắng đêm khuya..."

Ở nơi xa đó mọi người ăn Tết có no đủ & có vui? Chẳng biết có ai đang nhớ tới rồi gọi tên anh em nó không nhỉ?

Thế rồi tự dưng tủi thân, nó hục lên rưng rức khóc chẳng màng đến chung quanh.
Phía bên phía trái gần đó, có một chị gái nãy giờ đang thờ thẫn ngồi ngó ra biển, làm như cũng ôm mặt khóc theo vai run lên từng chập một...

Don Hồ
Thứ tư 10 tháng 02, 2021
29 Tết

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |