Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
100 năm ra đời sân khấu cải lương: Nguyễn Ngọc Cương người khai sáng
Theo soạn giả Nguyễn Phương trong cuốn Tứ đại gia sân khấu cải lương xuất bản tại Mỹ, ông Nguyễn Ngọc Cương (từ đây viết là Tư Cương) là “một nhà trí thức, từng du học bên Pháp, về xây dựng một đoàn hát cải lương theo mô hình những đoàn hát bên Pháp.
Ông là người góp phần khai sáng ra nghệ thuật sân khấu cải lương và đã đào tạo, nâng cao nghề nghiệp cho những ngôi sao sân khấu cải lương lúc ngành nghệ thuật này mới được tạo thành. Đó là những tài danh như Năm Phỉ, Sáu Ngọc Sương, Bảy Nam, Năm Nghĩa, Bảy Nhiêu, Năm Châu, Ái Liên, Thanh Tùng, Duy Lân”.
Theo ông, nghệ sĩ tiền phong Năm Châu nhờ học hỏi từ ông Tư Cương nên mạnh dạn đề ra chủ trương một sân khấu Việt Kịch “Thật” và “Đẹp”.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Ông Tư Cương đem bài bản ở Pháp về kịch nghệ, hướng dẫn cho những nghệ sĩ trong gánh hát biết phân biệt: hát bội theo phong cách Á Đông là loại hình sân khấu tượng trưng, lời ca điệu bộ chủ yếu là tả ý. Cải lương, gần gũi với kịch phương Tây, lời ca, điệu bộ chú trọng tả thực. Cô Năm Phỉ trở nên một thiên tài diễn xuất chính là nhờ sự đào luyện của ông.
Học giả Vương Hồng Sển, tác giả cuốn
Hồi ký 50 năm mê hát - 50 năm cải lương, viết chi tiết hơn: “Ông Tư Cương là người đầu tiên biết áp dụng các điệu bộ tuồng tích của ngành “hát bóng nói”, ông cũng biết phổ biến qua cải lương những gì ông thâu thập được trong tiểu thuyết và tuồng hát Tây ông từng đọc hoặc đi xem diễn.
Chính ông vừa rút các tuồng cụp lạc gay cấn của hát bội cải biên qua cải lương, điển hình nhứt là tuồng
Xử án Bàng Quý Phi... khéo phỏng theo tuồng Pháp mà diễn các tuồng xã hội trước tiên như
Tứ đổ tường, Tơ vương đến thác...
Ông cũng là người sáng trí, biết và giỏi tài kinh doanh, nên thuở đó duy gánh ông biết đánh mạnh vào túi tiền khán giả bằng cách bày ra loại “thượng hạng” 1$20, hơn hạng nhứt hai cắc bạc và gồm ba hàng ghế gần sân khấu nhứt...”.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Tìm hiểu về cuộc đời của nghệ sĩ Tư Cương, chúng tôi thấy ông đã đi được những bước quan trọng ban đầu để đưa sân khấu cải lương miền Nam phát triển, chỉ trong vòng 20 năm, từ 1925-1945.
Nghệ sĩ Ba Vân kể có lần đến chơi nhà cô Ba Ngoạn, “một người rất tân thời, con nhà giàu có, lịch sự, giao thiệp rộng”. Ở nhà cô, ông thấy có treo bằng lái xe số 11 mang tên cô (cô được xem là người phụ nữ đầu tiên lái xe hơi thời Pháp thuộc) và hai thanh gươm đặt chéo nhau trên tường, là cặp gươm kỷ niệm của vua Thành Thái ban tặng cho một lần đến dự tiệc ở nhà cô. Đó là người phụ nữ sinh ra ông Tư Cương.
Xuất thân từ một gia đình như vậy, tất nhiên ông Tư Cương thừa hưởng tính cách phong lưu của mẹ, từng là đào hát, bầu gánh và chủ rạp hát, có bà ngoại cũng là bầu gánh hát bội. Ông được gọi là “công tử hột xoàn” vì trên nút áo ở cổ luôn có hột xoàn cỡ lớn.
Sang Pháp, Tư Cương học y khoa một năm, sau đó chuyển sang học sân khấu cho đến khi về nước năm 1918. Ở mấy thập niên đầu thế kỷ 20, giới sân khấu ở miền Nam hầu hết là người có năng khiếu ca diễn nhưng ít học hành, diễn xuất chưa có bài bản chuyên nghiệp thì sự có mặt của ông, một người học thức lại học nghề sân khấu bên Pháp là điều quý giá.
Là con nhà nòi nghệ sĩ, Tư Cương đi vào con đường sân khấu như một lẽ tự nhiên. Năm 1926, ông thành lập gánh cải lương Phước Cương, thời điểm mà gánh hát cải lương đầu tiên trên nền “ca ra bộ” thành lập chỉ tám năm (gánh Thầy Năm Tú).
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Sau khi lập gánh, ông Tư Cương tìm cách đưa nền sân khấu còn phôi thai đi vào chuyên nghiệp. Theo nghệ sĩ tiền phong Bảy Nhiêu, ông Tư Cương muốn sân khấu diễn xuất phải có bài bản từ kịch bản, trang phục, cảnh trí phù hợp với nội dung tuồng tích và không gian diễn ra câu chuyện.
Ông Bảy Nhiêu kể chi tiết: “Đây là lần thứ nhứt nghề hát cải lương đã xoay chiều về tuồng Tàu, có “thượng mã”, “hạ mã” hươu thương đá giáp, xốc mảng sửa mão vô trào theo điệu cổ điển nửa Quảng Đông nửa hát bộ mà ông (Tư Cương) thường giải thích điệu nghệ cho đào kép hiểu biết cái nghề hát không phải dễ. Ông rước kép Quảng Đông về dạy đào kép, văn lên ngựa cách nào và võ lên ngựa cách nào thật tỉ mỉ, chớ ông không bằng lòng hát tuồng Tàu mà y phục chế biến sai hết...”.
Ông Tư Cương đã dám làm ba việc trên sân khấu Phước Cương từ 1925:
- Một: diễn tuồng Tàu phải đúng bài bản.
- Hai: thờ thánh tổ (có bàn thờ và cốt ông tổ để ngay trong sân khấu chính giữa, sau tấm phông mỗi rạp). Đến ngày 11, 12 và 13-8 Âm lịch, gánh nghỉ hát đêm 11 để toàn thể lễ bái thánh tổ. Tối 12 hát xong cúng ra mắt, đào kép và nhạc sĩ đờn ca từng người đứng trước bàn thờ tổ. Tối 13 cho tiền thưởng mỗi người tùy theo chính phụ và cho chơi cờ bạc suốt đêm.
- Ba: người trong đoàn được trả lương tháng, ăn ngủ có giờ giấc và mỗi ngày đúng 9 giờ phải có đủ mặt tập tuồng tại rạp hoặc dưới ghe (gánh Phước Cương có ghe chài lớn). Khi lên rạp đào kép phải âu phục cho đàng hoàng. Cấm cờ bạc (trừ ngày giỗ tổ và ba ngày Tết). Cấm cho vay.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Nghệ sĩ Bảy Nhiêu nhìn nhận: “Đi hát cho gánh Phước Cương thêm một bước hiểu biết chút ít về sân khấu ca hát: biết được cái khó... hết sức khó của nghề hát, tôi rất say mê tự tìm học hỏi...”.
Ông Hương Anh Kiệt, một ký giả thời Pháp thuộc, đã có dịp dạo chơi với ông Tư Cương một chuyến quanh Sài Gòn năm 1944. Có lẽ đó là chuyến về lại Sài Gòn cuối cùng của ông Tư Cương vì sau đó ông lại đưa đoàn lưu diễn và mất năm 1946 tại Phan Thiết. Năm 1972, ông Hương Anh Kiệt hồi tưởng lần gặp cuối cùng đó và kể trong một cuốn hồi ký mỏng.
Trong chuyến này, ông Tư Cương muốn xem lại bộ mặt sân khấu Sài Gòn lúc ấy ra sao. Bốn năm trước đó (1940), ông đã viết vở tuồng giả tưởng về Sài Gòn 1950 do đoàn Phước Cương trình diễn tại rạp Moderne đường Lê Thánh Tôn, nội dung là mộng tưởng về sân khấu 15 năm sau. Vở này có dàn nhạc và các danh ca sân khấu phụ họa, trong đó lần đầu tiên ông lăngxê mốt vọng cổ tân thời khi vọng cổ chưa từng xuất hiện trên sân khấu.
Khi đến khu Xóm Củi bên kia cầu Chà Và, họ xem đoàn Tiến Hóa của bầu Trúc Viên diễn tuồng Tàu. Ở đoàn này, tuồng tích do một soạn giả viết tuồng Tàu rất ăn khách là ông Sáu Hải. Bên cạnh đó, họ có các nghệ sĩ như kép Paul Tấn, đào Năm Nam thu hút khán giả đến xem rất đông.
Tuy nhiên, ông Tư Cương có góc nhìn khác: “Soạn giả xứ mình có nhiều người tài như Sáu Hải nhưng vì trình độ văn hóa còn kém cỏi, không đọc được sách báo hữu ích của ngoại quốc như
L’illustration Théâtre thì làm sao khai thác, sáng tạo thêm được những cái hay, cái đẹp mới lạ theo trào lưu tiến hóa của sân khấu quốc tế và xưa nay chỉ quanh quẩn trong phạm vi truyện Tàu, các tuồng và tiểu thuyết được phiên dịch ra Việt ngữ. Hoặc xem để phóng tác bừa bãi thiếu phương pháp và kỹ thuật của một ngòi bút chuyên nghiệp viết tuồng”.
Có thể thấy ông Tư Cương thật sự nắm bắt được bước đi và những vấn đề đặt ra xung quanh nghệ thuật sân khấu hiện đại. Ông có nhiều suy nghĩ đầy trăn trở và có ý hướng nghiên cứu để tìm hướng đi thích hợp. Tuy nhiên, sự chia sẻ đó không dễ có trong giới nghệ sĩ đương thời, ngoài các nghệ sĩ có học thức như Năm Châu, Năm Nở, Tư Chơi...
Theo Hương Anh Kiệt, khi còn sống, ông Tư Cương đã làm một việc quan trọng là xin chính quyền thuộc địa ở Nam Kỳ cho thành lập Trường Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ tại Sài Gòn để đào tạo đội ngũ nghệ sĩ Việt Nam như bên Pháp và đã được thống đốc Hoeffel chấp thuận trên nguyên tắc, chỉ đợi sự phê chuẩn ngân sách nữa là xong.
Các ông bầu Trúc Viên, các nghệ sĩ Năm Châu, Tư Chơi, Bảy Nhiêu đều đồng ý ủy quyền cho ông Tư Cương thay mặt trong việc xây dựng và quản lý trường khi hình thành trên thực tế. Nhưng hoài bão đó đã không tiến triển vì qua năm sau, ông Tư Cương từ giã cõi đời khi nước nhà đang trong cơn loạn lạc.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Mất cha khi mới lên tám, cô Kim Cương còn giữ lại chút ký ức sâu đậm về cha mình. Cô nhớ cha luôn bận âu phục lịch sự khi ra ngoài, đặc biệt thường khoác áo tussor trắng, đúng như Hương Anh Kiệt mô tả: “Ông Tư Cương bận bộ đồ rất lịch lãm với bộ tussor complet, thắt cà vạt đỏ, mang giày da trắng xám láng bóng, đầu chải brillantine, túi áo nhỏ nhét khăn pochette thoang thoảng mùi nước hoa Champagne trông rất sang trọng phong lưu”.
Kim Cương nhớ đã từng xem bức ảnh cha chụp chung với ba người nữa, trong đó có Georges Phước mà người ta gọi là Bạch công tử. Bức hình ghi chú phía sau: “Bốn công tử Sài Gòn”. Tên đoàn Phước Cương chính là tên ghép giữa Nguyễn Ngọc Cương và Bạch công tử Lê Công Phước khi hai người chung nhau lập gánh trong vòng một năm.
Sau hai đời vợ là nghệ sĩ Năm Nhỏ và nghệ sĩ Năm Phỉ, ông kết duyên với nghệ sĩ Bảy Nam khi đã lớn tuổi. Hơn 40 tuổi ông mới có cô con gái đầu tiên nên rất thương yêu. Kim Cương nhớ những lần bị nóng sốt hồi nhỏ, ông sốt ruột mướn xích lô, lên xe ngồi ôm con cho chạy cả đêm ngoài đường để con hạ sốt.
Lên sân khấu lúc chỉ dăm tuổi, bé Kim Cương biết là vai diễn con nít thường xuất hiện cuối tuồng, sau những màn đào kép quen nhau, yêu thương, cưới nhau rồi con cái mới xuất hiện. Ban ngày, cô ham chơi không ngủ trưa, đến tối làm mặt xong là lủi vào một góc khuất để ngủ. Cha cô biết tính con, đi tìm, cho ăn hay uống sữa cho tỉnh rồi bồng đến bàn thờ tổ, đốt nhang, xá rồi mới vô diễn.
Đất diễn của đoàn là miền Trung và miền Tây. Về miền Tây đi ghe, còn ra Trung đi xe lửa. Đêm có trăng, không diễn, các cô chú lên mui ghe chơi bài, uống trà ăn bánh ngọt ca hát. Kim Cương nằm gọn trong lòng cha nghe đàn hát. Giữa trăng thanh gió mát, chất lãng mạn thấm dần vào tâm hồn của cô từ lúc ấy.
Cô nhớ những lần trước khi mở màn, khách chưa đến, ông Tư Cương đi một vòng quan sát các hàng ghế xem có sạch sẽ không. Ông dẫn cô đi cùng, chỉ vào những chữ cái ở ghế đầu hàng, dạy con đọc từng chữ rồi tập ghép vần tên của mình. Kim Cương học chữ từ cách rất riêng của con nhà sân khấu.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Một câu chuyện do má Bảy Nam kể. Khi đoàn đến diễn ở Tourane (Đà Nẵng), vợ chồng viên chánh án có máu mặt trong tỉnh rất quý nghệ sĩ nên mời ông bà Tư Cương - Bảy Nam về nghỉ ở nhà trong suốt thời gian diễn, nhường hẳn phòng ngủ của mình cho khách quý.
Đến ngày chuẩn bị rời đi, bà Bảy Nam bị mất tờ giấy bạc bộ lư 100 đồng, hốt hoảng định báo với chủ nhà thì ông Tư Cương ngăn lại: “Không được nói, giữ tiền bạc được hay không là phần của mình, tình nghĩa của người ta đối với mình quý hơn, mình không được để mất!”.
Nửa tháng sau, ông bà chánh án thấy con trai tiêu xài vung vít nên truy hỏi và biết con đã làm bậy. Hai ông bà lập tức bao xe chạy đi tìm đoàn hát. Lúc đó đoàn đã qua tỉnh khác cách vài trăm cây số nhưng họ vẫn tìm được để nhận lỗi và xin hoàn lại tiền. Đây là câu chuyện mẹ kể mà nghệ sĩ Kim Cương khắc sâu trong lòng về tinh thần trượng nghĩa của cả hai phía và rất tự hào về cách cư xử của cha mình.
Chuyện ông Tư Cương mất trong khốn khổ, bị chủ rạp hát ở Phan Thiết hắt hủi lúc hấp hối là nỗi ám ảnh lớn đối với nghệ sĩ Kim Cương mãi sau này. Gia đình giàu có, học y khoa nhưng bỏ hết để theo nghề sân khấu, cả đời hi sinh cho sân khấu nhưng xin chết ở sân khấu cũng không được. Nghĩ lại cô cảm thấy kinh sợ cho sự éo le và bạc bẽo của nghiệp diễn qua cuộc đời cha mình.
Cho đến tận sau này, mở đầu cuốn hồi ký Sống cho người sống cho mình (xuất bản năm 2016), nghệ sĩ Kim Cương không bắt đầu từ lúc còn nhỏ mà lại từ câu chuyện bi thảm ở Phan Thiết khi cha sắp mất.
Có người hỏi vì sao? Câu hỏi khiến cô nhớ về một ý nghĩ luôn có trong đầu mình từ nhỏ cho đến giờ: “Sự ra đi của cha đã chia đời tôi làm hai giai đoạn, trước và sau khi ông mất. Sau tuổi lên tám, mọi hạnh phúc đến với tôi đều không toàn vẹn khi không còn bóng dáng người cha thương yêu. Tuy vậy, tôi đã có thời gian hạnh phúc dù rất ngắn ngủi khi còn cha, đủ để tạo những dấu ấn làm nên con người Kim Cương”.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Năm 1932, sau khi dự đấu xảo tại Paris (1931) trở về, gánh Phước Cương liền mở cuộc lưu diễn xa ở Trung và Bắc Việt. Nhờ tiếng tăm đã dự cuộc đấu xảo tại Pháp năm trước nên đoàn được khán giả nô nức ủng hộ suốt dọc đường từ Sài Gòn ra Hà Nội.
Trong 15 đêm liền tại phòng hòa nhạc Bờ Hồ không đêm nào còn chỗ trống! Đoàn diễn đi diễn lại ba tuồng:
Phụng Nghi Đình, Xử án Bàng Quý Phi và
Áo người quân tử. Báo chí Bắc Hà lúc bấy giờ đã phỏng vấn các nghệ sĩ trong đoàn như Bảy Nhiêu, Năm Phỉ, Tám Danh... Nhiều khán giả ái mộ mỗi đêm đứng chực ở hậu trường chờ vãn hát để xem mắt cho được các nghệ sĩ của đoàn!
Năm 1932 đoàn Phước Cương lại Trung, Bắc du lần nữa. Lần này đoàn mang theo nhiều tuồng xã hội và vẫn được khán giả miền ngoài hoan nghênh. Thời ấy, khán giả Trung, Bắc khoái nhất là bài xàng xê. Mỗi lần diễn viên trên sân khấu vô bài là được khán giả vỗ tay gần vỡ rạp, giống như hoan nghênh bản vọng cổ sau này.
Trong thời gian Phước Cương lưu diễn tại Hà Nội thì gánh Trần Đắt cũng ra đó. Gánh này gồm các nghệ sĩ gạo cội miền Nam lúc đó như các cô Phùng Há, Tư Sạng, Năm Kim Thoa và các nam nghệ sĩ Năm Châu, Tư Út, Từ Anh, Tư Chơi... Hai đoàn gặp nhau vào một đêm thứ Bảy nhằm tháng 6 dương lịch.
Gánh Trần Đắt tung ra vở chủ lực
Tội của ai. Đoàn Phước Cương đối phó bằng vở
Tơ vương đến thác!, đã diễn đi diễn lại nhiều lần tại Hà thành. Ba giờ chiều, bên Trần Đắt đã hết vé (đoàn diễn tại rạp Trung Quốc, Hàng Bạc), gánh Phước Cương diễn tại nhà hát lớn (Theatre Municipate).
Ông bầu Phước Cương tung chiến thuật lạ là cho đi rao bằng một chiếc xe tang do cặp ngựa Bắc thảo kéo: “Đêm nay, sân khấu Phước Cương có xe tang của Trà Hoa Nữ (cô Năm Phỉ) và trường đua ngựa!”. Ông còn tuyên bố: Đêm nay nếu
Tơ vương đến thác mà không comlê (complet) thì ông sẽ đem gánh về Sài Gòn cho rã luôn!
Đến 5 giờ chiều, khán giả kéo đến nhà hát lớn, lớp trong lớp ngoài chen nhau mua vé. Chỉ trong hơn tiếng đồng hồ không còn một chỗ trống. Bầu Cương khoái chí hô to: Vậy là Phước Cương vẫn ở lại đất Bắc và sẽ chơi hết mình với Trần Đắt! Sau đó, ông lập tức đi xuống Hải Phòng chiếm nhà hát lớn để đem đoàn xuống và cũng để chắn trước đường đi của gánh Trần Đắt.
Bốn năm sau (1936), đoàn đổi bảng hiệu là Đại Phước Cương ra diễn ở Bắc Hà lần nữa. Lần này lực lượng còn mạnh hơn trước, gồm có Năm Châu, Từ Anh, Tám Danh, Ba Du… Các cô Năm Phỉ, Thanh Tùng, Sáu Ngọc Sương... Đoàn ra Hà Nội diễn vở chủ lực
Túy Hoa Vương Nữ của Nguyễn Thành Châu (tức Năm Châu) phóng tác theo Marie Tudor của đại văn hào Pháp Victor Hugo được khán giả Trung, Bắc hoan nghênh nhiệt liệt.
Nội dung:
PHẠM CÔNG LUẬN