Jump to content

Advertisements




SÀI GÒN: Lịch Sử & Lịch Sự

hòn ngọc viễn Đông

232 replies to this topic

#31 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/10/2016 - 18:57

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Phòng trà Sài Gòn xưa: Từ em tiếng hát lên trời

06:15 AM - 24/10/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Trong Tình đời , một ca khúc của nhạc sĩ Minh Kỳ vẫn còn phổ biến đến bây giờ, có nhắc đến phòng trà và nỗi niềm cô ca sĩ: “Khi biết em mang kiếp cầm ca/Đêm đêm phòng trà/Dâng tiếng hát cho người người/Bỏ tiền mua vui/Hỏi rằng anh ơi/Còn yêu em nữa không”...


Khoảng năm 1954 - 1956 là thời kỳ vàng son của khiêu vũ trường ở Sài Gòn. Tuy nhiên sau khi nắm quyền, chính quyền Ngô Đình Diệm ra lệnh đóng cửa các khiêu vũ trường. Thế là các ông chủ quay sang mở phòng trà ca nhạc. Dù có nhiều khó khăn nhưng đầu tư vào phòng trà ca nhạc có lẽ vẫn kiếm được tiền nên không ít nghệ sĩ đã đầu tư làm bầu phòng trà như Khánh Ly, Jo Marcel.
Năm 1954, nhiều nhạc sĩ, ca sĩ miền Bắc di cư vào Sài Gòn, góp phần làm cho nền tân nhạc ở miền Nam thời kỳ này đa dạng với nhiều dòng nhạc dành cho nhiều tầng lớp khán giả. Thị trường âm nhạc sôi động cùng những ca sĩ nổi tiếng giúp các phòng trà bước vào thời kỳ hoàng kim. Tới phòng trà nghe nhạc là một nét văn hóa của Sài Gòn khi đó. Một nhà báo đã viết: “Ngày là thời gian thành phố làm việc, đêm mới là thành phố sống. Một trong các mảnh sống của đêm Sài Gòn là những tiếng ca hằng đêm réo rắt trên khắp các hí trường phòng trà ca nhạc”.
Trong thời gian này khó xác định là phòng trà nào có trước. Có người cho là phòng trà Anh Vũ của kiến trúc sư Võ Đức Diên. Phòng trà này xuất thân từ một quán ăn do Võ Đức Diên thành lập (theo nhà văn Thế Phong, đây là nơi Võ Đức Diên thu thập tin tức cho Ngô Đình Nhu bằng cách có gắn máy thu băng trong các bức tường gỗ?). Tuy là phòng trà nhưng có thiết kế một sân khấu nhỏ vừa cho một ban nhạc bỏ túi đệm đàn cho những ca sĩ nổi tiếng được mời đến trình diễn như Bạch Yến, Mai Hương, Duy Trác, Cao Thái.
Một “capheteria” khác theo phong cách của Anh Vũ cũng đã mọc lên bên cạnh rạp chiếu bóng Việt Long, đường Cao Thắng với tên phòng trà Đức Quỳnh do Đức Quỳnh đệm piano với những ca sĩ Minh Hiếu - Thanh Thúy, Phương Dung... Vào tháng 5.1959, phòng trà ca nhạc Văn Cảnh đường Calmete có quảng cáo “Ban hợp ca Thăng Long cùng với 8 nữ ca sĩ thanh sắc song toàn, giá tiền thật bình dân 15 đồng trà, cà phê”... Một thời gian sau phòng trà Sài Gòn nở rộ.
Giọng ca liêu trai
Bài hát Tình đời của Minh Kỳ đã được nữ ca sĩ Thanh Thúy thể hiện bằng giọng hát hết sức “liêu trai”. Thời ấy, rất có nhiều giọng ca nữ nổi tiếng nhưng giọng ca Thanh Thúy đã khiến nhiều văn nghệ sĩ ái mộ. Trịnh Công Sơn với tác phầm đầu tay Ướt mi, Tôn Thất Lập với Tiếng hát về khuya, Nguyễn Long với bộ phim Thúy đã đi rồi đều dành cho nữ ca sĩ này.
Vào khoảng cuối năm 1958, Thanh Thúy vừa tập tễnh bước vào nghề ca hát dưới sự dẫn dắt của ca sĩ Kim Chi. Một tài năng mới với nhan sắc sương khói lảng vảng, giọng ca trầm buồn, vừa hát vừa đưa tay vuốt làn tóc buông rơi. Nhà thơ Hoàng Trúc Ly đã tán tụng “Từ em tiếng hát lên trời. Tay xoa dòng tóc, tay vời âm thanh...”.
Trong hồi ký, diễn viên Nguyễn Long đã viết: “Tháng 11/59, vào một buổi tối thật buồn, sau khi coi xi nê trên rạp Việt Long, thấy còn sớm, tôi lên phòng trà Việt Long ngay trên lầu của rạp hát do anh Đức Quỳnh tổ chức, uống nước trà nghe các bạn ca sĩ hát cho qua giờ, chợt tôi nghe thấy một giọng hát lạ, hơi lạ, tôi nhìn lên sân khấu, còn lạ hơn, một cô gái thật nhỏ, ca sĩ không ra ca sĩ, học sinh không ra học sinh, dáng dấp e ấp, ngại ngùng, giọng cô vang lên tưởng chừng như từ xa vọng lại”.
Nguyễn Long quen Thanh Thúy từ đêm đó. Đầu tháng 1.1960, Thanh Thúy được mời hát trong chương trình Sầm Giang đại nhạc hội do Trần Văn Trạch tổ chức tại rạp Đại Nam. Nguyễn Long kể: “Đại nhạc hội rất thành công, nhưng màn được nhắc nhở nhất vẫn là màn trình diễn của Thanh Thúy.
Ngay trong tuần lễ đó, phần lớn các trang báo kịch trường của Sài Gòn đều nhắc tới Thanh Thúy, khuôn mặt mới nhưng sáng chói của tân nhạc, giọng ca liêu trai thu hút, lôi cuốn người thưởng thức, giọng ca đặc biệt nhất của tân nhạc VN từ trước tới nay. Mỗi tờ báo viết một kiểu khác nhau, nhưng cùng một lúc rất nhiều tờ, cho nên chỉ trong vòng có một tuần lễ, hiện tượng Thanh Thúy đã trở thành một cơn bão nhỏ trong thành phố, và chỉ một tháng sau đã lan tràn gần hết miền Nam. Một số phòng trà tại Sài Gòn tới mời cô, rất nhiều đại nhạc hội tới mời cô...”.
Rất nhiều lời tán tụng giọng ca này, trong đó có một vị giáo sư triết học. Hãy đọc một đoạn văn ngắn của Giáo sư Nguyễn Văn Trung viết trong bài Ảo ảnh Thanh Thúy (Nhận định 4, Nam Sơn 1966): “Thanh Thúy mặc quần áo VN, kín đáo, đứng đắn, không đeo những đồ giả, hiền lành, dè dặt, khi hát chuyên môn ca bài Việt, hơn nữa chỉ ca một loại nhạc buồn... Đứng trước Thanh Thúy, nghe Thanh Thúy hát những bài buồn buồn bằng một giọng trầm, với những nét mặt xa vắng, khán giả cảm thấy như bị lôi kéo về một dĩ vãng xa xôi nhưng cũng rất gần gũi quen thuộc, một dĩ vãng dệt những hình ảnh rung động, cảm nghĩ gắn liền với lịch sử đất nước, với thôn quê đồng ruộng, với sông Hương, núi Ngự, tiêu biểu cho những gì là dân tộc, cá tính địa phương về mặt tiêu cực: một nỗi buồn man mác, cô tịch, trầm lặng, vô định...”.
Thanh Thúy là một nữ ca sĩ sống lặng lẽ, không ồn ào dính tới những điều tiếng về chuyện se sua hay tình ái. Sau này, người nữ ca sĩ có giọng hát liêu trai của mình lặng đi một thời gian dài khi lập gia đình cùng ông Ôn Văn Tài. Khi bà định cư ở Mỹ thì không còn nghe bà tham dự vào giới ca nhạc nữa.

Lê Văn Nghĩa


TRẦN QUANG DINH
- 24/10/2016
* Không riêng gì Thanh Thúy, tất nhiên Sài Gòn trước 75 thành thật mà nói có quá nhiều ca sĩ. Mỗi người đều có chất giọng riêng, khó trùng lắp , bị so sánh giống ai này nọ. Cái hay trước hết là vậy. Hoạt động của các phòng trà đã thổi vào đời sống âm nhạc & thường nhật của người dân thêm phong phú. Thích nghe ai thì cứ đến chỗ ấy. Thị phần được phân chia khá rõ rệt. Các giọng ca tên tuổi ngày nào - giờ hầu như đã lớn tuổi . Có nghệ sĩ vẫn mang tiếng hát góp tặng cho đời, có không ít ở ẩn hay vào tuổi tịnh dưỡng nghỉ ngơi - lại không ít ca sĩ đã đi thật " xa " . Tre già măng mọc. Măng tươi mới , nõn nà nhưng kỳ lạ - sức sống của những cây tre mang tiếng đã già vẫn in mãi trong tâm hồn người dân Việt. Nhắc đến nếp sinh hoạt , văn hóa Sài Gòn - không thể quên được rất nhiều ca sĩ - mỗi người là một hương sắc tô điểm cho khu vườn Âm nhạc thêm rực rỡ, tươi vui.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


127 thích

TRẦN QUANG DINH
- 24/10/2016
* Thanh Thúy - một trong những nữ danh ca rất được mến mộ thời dó. Không thể nhớ hết bao nhiêu ca khúc đã được Thanh Thúy trình bày. Những Duyên quê, Đèn khuya, Nửa đêm ngoài phố, Tàu đêm năm cũ, Đêm tàn bến Ngự, Phố buồn, Kiếp nghèo, Tiếng xưa, Tiếng còi trong sương đêm, Lời người ra đi, Giọt mưa thu , Tình đời, Tình bơ vơ, ....và Ướt mi ( Trịnh Công Sơn ) do Thanh Thúy thể hiện đầu tiên. Giọng hát buồn , truyền cảm, ma mị , liêu trai , thổn thức ...dĩ nhiên hợp với ...nhạc buồn. Thành ra, các yếu tố đó , lượng khán thính giả mến mộ nghệ sĩ này là điều đương nhiên.** Tạp chí KTNN từ lâu đã có bài viết phỏng vấn một chuyên gia âm nhạc nước ngoài rất tiếng tăm. Khi ấy, có nhắc đến chất giọng của Thanh Thúy cùng vài nữ danh ca khác là giọng tầm cỡ , hiếm., lạ....

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


130 thích

Sửa bởi tuphuongsg: 24/10/2016 - 19:00


Thanked by 2 Members:

#32 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/10/2016 - 21:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

"NGƯỜI SÀI GÒN CÀ PHÊ, ĐỌC BÁO KHÁC NGƯỜI PHÁP CHÚNG TA"
  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    TTO - "Chúng ta đã mang cà phê đến Đông Dương. Trong khi chỉ một số ít người dân Bắc Kỳ (Tonkin) ngần ngại uống cà phê theo cách của chúng ta thì nhiều người Sài Gòn tiếp nhận nó vui vẻ nhưng uống theo cách của họ".

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chợ Bến Thành cũ tấp nập từ rạng sáng với đường xe đện (tramway) đi Chợ Lớn. Dòng chữ trên bưu ảnh: Nam kỳ - SÀI GÒN - Chợ lúc 6g sáng - Ảnh tư liệu
Đó là nhận xét của Mauvais, một du khách người Pháp sau một chuyến du hành Đông Dương (Indochina) cuối thế kỷ 19.
Cách pha chế của người Pháp từ xưa đến nay chúng ta đều biết đó là pha cà phê trong dụng cụ lọc (cà phê phin). Còn cách pha cà phê mà ông Mauvais "kinh ngạc" khi đến thăm ngôi chợ Bến Thành cũ trên đại lộ Charner: Người dân nơi đây đổ bột cà phê đã xay vô một chiếc ấm sành lớn có một vòi lớn để cầm và một vòi nhỏ để rót (siêu sắc thuốc - TG) rồi nấu lên như cách họ nấu thuốc uống. Khi rót, họ dùng một tấm vải mỏng đặt trên ly để lọc bã cà phê ra.
Phải chăng đây là cách uống cà phê mà sau này đã được biến thể thành cà phê vợt mà chúng ta vẫn thấy ở những quán vỉa hè Sài Gòn hôm nay?
Cách uống có lẽ cũng khiến tác giả ngạc nhiên khi mô tả: Họ co một hoặc cả hai chân trên ghế và uống nhanh chứ không chậm rãi như chúng ta lẫn đồng bào (nguyên văn: dong bao) xứ Bắc kỳ của họ. Vừa uống, họ vừa bàn bạc hay kể công việc làm ăn, tin tức gì đó mà họ biết - xứ này quá rộng để một người biết hết mọi chuyện. Ai biết chữ (quốc ngữ-TG) thì nhằm bữa có nhựt trình, thay vì đọc một mình như chúng ta thì một người đọc vừa đủ cho nhóm mình nghe chăm chú...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một quán hủ tíu trên đường Charner, trước chợ Bến Thành cũ năm 1908 (dòng chữ trên bưu ảnh ghi: Một quán ăn Trung Hoa trước chợ) với thưc khách ngồi chồm hổm trên ghế - Ảnh tư liệu
Sài Gòn "tô - ly - điếu - tờ"
Đó là "tổng kết" về bốn thói quen buổi sáng của nhiều người Sài Gòn xưa nay: tô hủ tíu, ly cà phê, điếu thuốc và tờ báo.
Nhà văn Sơn Nam trong Tâm lý người Việt Nam nhìn từ nhiều góc độ nhận định: "Người Sài Gòn cũng ưa nghe tin tức, hay còn gọi là tìm lượng thông tin, bởi vậy báo chí là là món ăn cần thiết. Họ đọc báo để tìm hiểu tình hình chung, đặc biệt là tin tức liên quan đến công việc làm ăn hàng ngày của mình. Thiếu lượng thông tin, hóa ra lạc hậu, thất bại trong việc làm ăn, vì tình hình luôn biến động từng giờ, từng phút. (...). Ngồi quán cà phê đọc báo, chờ bạn bè, ai không đọc báo thì lắng nghe người đã đọc tóm lược giùm".
Liệu đại lộ cà phê Charner góp phần bao nhiêu trong việc hình thành thói quen khó bỏ này của người Sài Gòn?
Nơi đây và những con đường xung quanh vốn là một trong những đầu mối thông tin, báo chí Nam kỳ quan trọng bậc nhất cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 với hàng loạt tờ báo chữ Quốc ngữ lẫn tiếng Pháp đặt tòa soạn và tổ chức phát hành trong khu vực.
Chẳng hạn như tờ Nông Cổ Mín Đàm (uống trà bàn chuyện làm ruộng và đi buôn) là tờ báo kinh tế tiếng Việt đầu tiên trên đất Sài Gòn, đất vốn mê chuyện làm ăn phát hành thứ năm hằng tuần tại Sài Gòn bằng chữ Quốc ngữ. Số đầu tiên ra ngày 1-8-1901 với tòa soạn ban đầu ở đường La Grandière (Lý Tự Trọng hiện nay), rất gần đại lộ Charner (Nguyễn Huệ).
Sáu năm sau, 15-11-1907, tờ Lục Tỉnh Tân Văn ra đời và cũng xuất bản vào ngày thứ năm.
Cả hai tờ đều từng có chủ bút là nhà yêu nước Trần Chánh Chiếu nên dễ hiểu những số đầu tiên đã trở thành “tiếng nói của cuộc vận động Minh Tân, hướng theo cải cách, tự cường đang sôi động ở Bắc và Trung kỳ".
Lục Tỉnh Tân Văn cổ vũ lòng yêu nước, chống Pháp và phong kiến tay sai, tư tưởng vong bản… nên đã trở thành tờ báo có uy tín nhất ở Nam kỳ lúc ấy. Nhiều cây bút miền Bắc, miền Trung đã vào Sài Gòn học nghề báo ở tờ báo này (như Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Khôi, Trần Huy Liệu, Tản Đà…).
Ngay đại lộ Charner cũng là nơi đặt tòa soạn hai tờ báo tiếng Pháp: Journal L'Indochine Francaise Moniteur des Provinces. Tờ sau có phiên bản tiếng Việt lấy tên Nhật báo tỉnh.
Tờ Moniteur des Provinces được chính quyền Pháp lúc ấy cấp phép xuất bản cho ông Georges Garros, một luật sư cấp tiến người Pháp am hiểu và viết nhiều sách, bài viết nghiên cứu về Nam kỳ và bạn bè với nhiều người Việt yêu nước.
Vì vậy, danh nghĩa là công báo nhưng rất thú vị khi Nhật báo tỉnh có đăng cả những bài viết của Gilbert Trần Chánh Chiếu kêu gọi canh tân xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp.
Chắc chắn những độc giả đầu tiên của các tờ báo khi nó mới ra khỏi nhà in là những cư dân Sài Gòn sống và sinh hoạt, buôn bán trên đại lộ Charner.
Ngoài ra, những tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên của lục tỉnh Nam kỳ như Gia Định báo (1865-1910), Nhật Trình Nam Kỳ (1883 - ?), Phan Yên báo (1898-1899), Thông Loại Khóa Trình (1988-1889)... cũng tìm đến đại lộ Charner vốn tập trung rất nhiều người Việt.
Một số tư liệu cho biết cư dân Charner lẫn những người Việt tìm đến đây mua bán, sinh hoạt đã tiêu thụ một lượng phát hành quan trọng của những tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên trên đất Sài Gòn lẫn Nam kỳ này.
Không chỉ vậy, đại lộ Charner còn là tuyến giao thông quan trọng cho việc phát hành báo đi khắp Sài Gòn, Chợ Lớn, Gò Vấp (tỉnh Gia Định) qua các tuyến xe lửa bên đại lộ de la Somme (Hàm Nghi hiện nay) và xe điện đặt giữa đại lộ Charner và đi lục tỉnh Nam kỳ qua rạch Bến Nghé cạnh bên.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Khi kinh Chợ Vải bị lấp thành đại lộ Charner, hàng hóa, sách báo đến khu vực này hoặc chuyển đi Chợ Lớn, miền Tây được tập kết ở bờ sông đầu đại lộ. Ảnh chụp từ sông Sài Gòn vô. Dãy nhà bên trái ảnh nằm sau cột đèn giữa ảnh là dãy quán Café Méridional hoành tráng của bà Lachal với ba số nhà liền nhau 3-5-7 Charner. Đi tiếp vài nhà nữa là chợ Bến Thành cũ (hiện chỉ còn tòa Wang - Tai bên trái, nay là trụ sở Cục Hải quan TP..... - Ảnh tư liệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ga xe điện Sài Gòn - Chợ Lớn ngay trước chợ Bến Thành cũ (mái chợ phía sau ga) đầu thế kỷ 20 - Ảnh: Brunet
Ngay tờ Phụ Nữ Tân Văn (1926-1935) có tòa soạn đường Catinat sát cạnh cũng phát hành theo hệ thống phát hành bên đại lộ Charner.
Có thể khẳng định đại lộ Charner (nay là Nguyễn Huệ) ngay sau khi lấp kinh chợ Vải trước chợ Bến Thành cũ năm 1887 đã trở thành đầu mối thông tin lớn của Sài Gòn đi các tỉnh.
Vậy nên những tờ báo chữ Quốc ngữ này đăng khá nhiều những quảng cáo nhằm vô không chỉ khách hàng Sài Gòn - Chợ Lớn mà cả khách hàng lục tỉnh. Thậm chí, lò bánh mì lớn trên đại lộ Charner của ông Louis Roux ở số 125 đã bổ sung thêm "bánh tròn mặn, bánh bò chế mật" vào ngày thứ năm là ngày phát hành của nhiều tờ báo Quốc ngữ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bìa tuần báo Lục Tỉnh Tân Văn số 320 năm 1914 - Ảnh tư liệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bìa tuần báo Phụ Nữ Tân Văn số 83 năm 1931 - Ảnh tư liệu
Đón đọc kỳ 3: Người Sài Gòn trên đại lộ Charner không dung nạp tất cả những gì mà người Pháp mang đến, áp đặt - trong hào khí mở cõi, trọng nghĩa khinh tài... của cư dân đất phương Nam



CÙ MAI CÔNG


Phong Vu 03:03 24/10/2016
Các tuần báo Tân văn khởi nghiệp ở Sài Gòn không chỉ bị Pháp soi mói mà còn bị nhiều nhà khoa bảng Nho học bảo thủ Trung và Bắc kỳ đả kích là dùng chữ (Tân văn) ngoại lai vong bản. Nhật trình ra hàng ngày trở thành phổ thông sau khi chính phủ đã chính thức chấp nhận và gọi Tân văn là Quốc ngữ

Sửa bởi tuphuongsg: 24/10/2016 - 21:07


Thanked by 2 Members:

#33 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/10/2016 - 21:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: 'Phù thủy' Jo Marcel, Lệ Thu và phòng trà Ritz

05:57 AM - 25/10/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chia sẻ
Lệ Thu và Anh Khoa, hai giọng ca chủ lực của phòng trà Ritz Ảnh: T.L

Đầu những năm 1970 tại Sài Gòn có 5 phòng trà nổi tiếng nhất được gọi là 'ngũ đại phòng trà'. Đó là Tự Do, Đêm Màu Hồng, Queen Bee nằm trên hai trục đường lớn trung tâm Nguyễn Huệ và Tự Do (Đồng Khởi). Tuốt vào Trần Hưng Đạo, góc Phát Diệm là phòng trà Ritz và Baccara.


Ritz với Jo Marcel
Dân mê nhạc trẻ thập kỷ 1970 chắc không ai xa lạ về những cái tên như Trường Kỳ, Nam Lộc và đặc biệt Jo Marcel. Nhạc sĩ này ca hay, biết sử dụng âm thanh, ánh sáng hiện đại hơn nhiều phòng trà khác nên được coi là phù thủy của âm thanh ánh sáng sân khấu. Jo còn là một nhà sản xuất băng nhạc có hạng, đóng đô ở lầu 3 của Crystal Palace (Thương xá Tam Đa).
Trước khi dọn về Ritz, Jo Marcel tổ chức phòng trà tại Queen Bee vào năm 1969. Sau khi hết hợp đồng thuê Queen Bee, Jo thuê phòng trà Ritz của ông Nguyễn Văn Xướng (chủ rạp Hưng Đạo). Ngoài thành phần ca sĩ, Ritz còn nổi bật lên vì âm thanh và màu sắc mà Jo Marcel đã bỏ rất nhiều công sưu tầm để mang lại cho phòng trà của mình một sắc thái riêng biệt, khác lạ với những phòng trà khác. Jo Marcel còn sử dụng kỹ thuật điện ảnh để tăng phần hấp dẫn và có lẽ là mới lạ nhất thời gian đó. Trên sân khấu là một màn ảnh của rạp xi nê bỏ túi. Nào là phi thuyền Apolo với người phi công là ca sĩ Sỹ Phú đã du học tận Mỹ xa xôi. Những danh lam thắng cảnh của năm châu, của đại dương, của núi, của suối, hoa lá, chim chóc với diễn viên chính là các ca sĩ của Ba Con Mèo (cho phần trình diễn của ban tam ca này), ban hợp ca Bốn Phương (cho phần trình diễn của những đứa con Dương Thiệu Tước - Minh Trang)... Những cảnh này là do Jo Marcel vừa quay phim và đạo diễn. Sau này, Jo có tự tay làm một cuốn phim về nhạc trẻ dựa theo truyện dài Tuổi choai choai của Trường Kỳ.
Jo Marcel tên thật là Vũ Ngọc Tòng, sinh năm 1936 tại Hà Nội và là trưởng nam của kỹ sư Vũ Ngọc Thuyến - cũng là một nhạc sĩ và ca sĩ có biệt tài. Năm 1958, Tòng bắt đầu đi hát tại ca vũ trường Đại Nam với tên Ngọc Minh. Năm 1960, Tòng qua hát cho nhà hàng Caravelle. Trong thời gian hát tại đây, ông có dịp học hỏi rất nhiều vì được hát chung với một số ca sĩ nước ngoài. Năm 1963, Tòng ký giao kèo với nhà hàng Baccara. Là một ca sĩ nhưng lại hiểu biết về kỹ thuật âm thanh, nên mỗi khi hát ở một nhà hàng mới, Tòng được “đặc quyền” thay đổi hệ thống âm thanh cho phù hợp với giọng ca của mình. Tại Baccara, Tòng hợp ca cùng nữ ca sĩ Bạch Bích trong những bản nhạc nước ngoài nên đổi tên mới là Jo Marcel.
Mùa thu tráng lệ
Giọng hát chủ lực của phòng trà Ritz là Lệ Thu. Khán giả đến với Ritz trước nhất là vì Lệ Thu, như đến với Đêm Màu Hồng vì Thái Thanh, Queen Bee vì Khánh Ly. Vì tiếng hát Lệ Thu, những người ái mộ phải đi ngược vào đại lộ Trần Hưng Đạo, góc Phát Diệm (Trần Đình Xu) trong khi Tự Do, Maxim’s, Đêm Màu Hồng ở ngay trung tâm. Đến hát ở Ritz, Lệ Thu không cần trang điểm nhiều vì hệ thống ánh sáng ở phòng trà này đã nâng cao khuôn mặt của nàng.
Lệ Thu tên thật là Bùi Thị Oanh, sinh năm 1943 tại Hà Nội trong một gia đình công chức. Sau đó, gia đình chuyển xuống Hải Phòng cho đến năm 1954 vào nam. Tại Sài Gòn, cô học ở Trường Les Lauriers (Tân Định) cho tới lớp đệ tứ. Nhờ đã học nhạc lý tại Trường Sainte Marie Hải Phòng, thêm có khiếu về ca nhạc, Lệ Thu tự trau dồi ca hát bằng phương pháp nghe các danh ca hát trên đài phát thanh. Ngoài ra cô cũng được nhạc sĩ Đức Quỳnh chỉ dẫn thêm về ca nhạc. Trên Báo Sinh Hoạt Nghệ Thuật năm 1971, Lệ Thu đã giải thích: “Lệ Thu là mùa thu tráng lệ, mùa thu tuyệt vời. Thú thật tên Oanh cũng đẹp lắm chứ. Nhưng khi mới đi hát bị một ông khách hỏi tên bất ngờ, quýnh quá Oanh nói đại tên Thu. Thu không thì trơ quá nên về sau thêm chữ Lệ vào cho đẹp”.
Nhưng từ tháng 4.1970 Lệ Thu đã về với phòng trà Tự Do. Ông Ngô Văn Cường chủ Tự Do đã dùng giá cao để giựt Lệ Thu ra khỏi Ritz của Jo. Jo ký với Lệ Thu là 700.000 đồng hát một năm, cộng tiền cát sê khá cao, còn ông Cường kêu Lệ Thu trả hợp đồng 1 triệu và tiền hát hằng đêm gấp đôi.
Ngoài Lệ Thu, Ritz còn có Ba Con Mèo, ban hợp ca Bốn Phương và ban The Dreamers với những đứa con của bố già Phạm Duy như Duy Quang, Thái Hiền, Duy Cường, Julie Quang, Duy Minh. Hằng đêm, Phạm Duy cùng những đứa con chất nhau trên chiếc xe hơi cũ hát ở Embassy - một club Mỹ trên đường Nguyễn Trung Trực, sau đó là Queen Bee rồi về đây. Có một chuyện tếu táo là trong một cuộc nói chuyện, phóng viên Báo Khởi Hành hỏi: “Anh hát có mệt không?” thì nhạc sĩ này trả lời: “Hát như đi đái ấy mà”.
Người thủy chung với Jo Marcel nhất là Anh Khoa, hết Queen Bee rồi đến Ritz. Tiếng hát của Anh Khoa là tiếng hát của những rặng thùy dương hiền hòa của miền biển Phan Thiết. Ritz còn có Mỹ Thể, giọng hát của thế hệ cùng thời với Lệ Thanh, Thanh Thúy. Mỹ Thể có tiếng ca cao vút nhưng không thanh như Lệ Thu mà ngộp thở, mà say...

Lê Văn Nghĩa



TRẦN QUANG DINH
- 25/10/2016
* Riêng nhóm Ba con Mèo ( bất chợt quên tên các thành viên - sẽ hồi tưởng lại ) song , BA TRÁI TÁO ( The Apple ) thì nhớ. Gồm : Tuyết Hương, Tuyết Dung & Vy Vân. Vy Vân hát nhạc Pháp loại có " trình độ ". Còn Ba Con Mèo hay mặc soiree, đầm , mini - jupe...hát rất lả lướt, nụ cười trong vắt, rất....Tây . Các nhóm nhạc ấy chơi rất điệu nghệ hút hồn ...phái mày râu nhiều lắm

* Nữ ca sĩ Lệ Thanh nổi tiếng với Chiều mưa biên giới hay Tà áo xanh ( Đoàn Chuẩn - Từ Linh), Tà áo cưới ( Hoàng Thi Thơ), Tiễn em ( Phạm Duy ) ... Xuất thân từ " lò " của NS Hùng Lân ( tác giả của Khỏe vì nước và nhiều ca khúc về học đường ) . Đang nổi danh, Lệ Thanh lập gia đình sớm... Vài ý về nữ ca sĩ đó

Nghệ sỹ Jo Marcel hát nhạc Việt lẫn nhạc ngoại đều thu hút : Ai về sông Tương, Mộng dưới hoa, Dư âm, Em đến thăm anh đêm 30. Thập niên 70, ca sĩ này có ra album Xuân 1 971 với một số nhạc phẩm về mùa xuân, tập hợp các ca sĩ : Thanh Lan , Thanh Thúy, Khánh Ly, Thái Thanh ..và Bạch Tuyết ( trình bày Gái xuân - Tô Vũ - thơ Nguyễn Bính ; nói thêm trước 75 , chị Tuyết hát tân nhạc rất sáng giá cùng với cố NS Hùng Cường ). Nay, Jo Marcel gần như ở ẩn ( Mỹ ) ** Mỹ Thể hồi ấy xuấy hiện trên ti vi chỉ với tà áo dài cổ thuyền, tóc thề ngang vai. Hầu như chương trình của Shotguns đều có chị ấy. Ca khúc mà người ta hay nhắc khi nói về Mỹ Thể : Tóc mai sợi vắn sợi dài.( Phạm Duy ) *** Nam danh ca Sỹ Phú với chất giọng trầm ấm, truyền cảm . Anh được xem là một trong những giọng nam hay thuở ấy. Bến xuân, Chờ người, Thà như giọt mưa, Nghe những tàn phai, Bây giờ tháng mấy.., Hai năm tình lận đận , Em hiền như masoeur , Nắng chiều, Ngậm ngùi và rất nhiều tình khúc êm dịu - một khi Sỹ Phú cất lên là chỉ muốn nghe ...và nghe thôi . Tiếc là anh đã qua đời nhưng giọng ca vẫn in trong lòng dân yêu nhạc. .

Thanked by 2 Members:

#34 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 26/10/2016 - 19:44

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Danh ca đất bắc thành danh ở phương nam

07:00 AM - 26/10/2016 Thanh Niên

Năm 1967, nhạc sĩ Hoài Bắc (Phạm Đình Chương) nhận tổ chức phòng trà Đêm Màu Hồng (cũng là tên một ca khúc mà ông phổ nhạc từ thơ của Thanh Tâm Tuyền).
Những sáng tác nổi danh của ông và sự trình diễn điêu luyện của ban hợp ca Thăng Long đã biến phòng trà này thành nơi nổi tiếng nhất và là nơi tụ tập của những nghệ sĩ hàng đầu đô thành Sài Gòn.
Hồi tưởng lại Hà Nội
Đêm Màu Hồng dùng ánh sáng màu hồng không đỏ, không chói gắt. Nhiều người từng nói rằng đến Đêm Màu Hồng để hồi tưởng lại Hà Nội. Tiếng hát gia đình Thăng Long đã gợi lại cho người nghe nhiều kỷ niệm êm đềm về 36 phố phường. Thăng Long là ban hợp ca điêu luyện và trình diễn sang trọng nhất theo nhận định của giới sành nhạc. Ban này thành lập năm 1949 ở Hà Nội, gồm Hoài Bắc, Hoài Trung, Thái Hằng, Khánh Ngọc và Thái Thanh. Năm 1951, họ di cư vào nam và trình diễn tại Sài Gòn đến 1975, gắn liền với phòng trà Đêm Màu Hồng. Ban hợp ca trình bày những nhạc phẩm bất hủ của các nhạc sĩ đã nổi danh từ thời tiền chiến, nổi bật là Phạm Đình Chương và Phạm Duy.
Từ khi “nhập cư” Sài Gòn, Hoài Trung, Hoài Bắc, Thái Thanh và Thái Hằng đã làm “nóng” các sân khấu đại nhạc hội qua các bản hợp ca vui tươi, dí dỏm như Ngựa phi đường xa của Lê Yên, Tiếng dân chài của Phạm Đình Chương... Họ hợp ca bản nào là bản đó nổi lên một sắc thái đậm đà như những món gia vị bỏ vào tô phở. Có phải vì vậy mà giới ca nhạc phòng trà đã gọi họ bằng những cái biệt hiệu thật ngộ nghĩnh: Hoài Chanh, Hoài Ớt, Thái Tiêu, Thái Hành.
Người đến Đêm Màu Hồng nhận xét Thái Thanh là giọng ca không có tuổi, giọng hát ca dao tình tự đã làm rung động nhiều lớp người. Trong số những người rung động về thanh và sắc của Thái Thanh có nhà văn M.T. Ông đã viết bài ca ngợi Thái Thanh và si mê nữ danh ca ấy. Chẳng may, nhà văn đã bị diễn viên Lê Quỳnh - chồng của Thái Thanh - đánh tại phòng trà Đêm Màu Hồng, gây ra dư luận một thời.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ban hợp ca Thăng Long: Thái Thanh, Hoài Bắc, Hoài Trung

Tam ca nữ nổi danh
Ngoài ban hợp ca Thăng Long, còn có ban tam ca Đông Phương là ban tam ca độc quyền của Đêm Màu Hồng. Đây là ban tam ca nữ đầu tiên hát nhạc dân ca ba miền nên nổi tiếng rất nhanh. Khi thành lập, những cô gái trong ban tam ca đã xác định “đường lối” là chỉ trình bày những nét tinh anh của dân ca cổ truyền bằng nghệ thuật hòa âm hiện đại. “Một hướng đi khác lạ khi năm 1971 nhạc nước ngoài gần như xâm chiếm thị trường âm nhạc cộng với những bài ca được ra đời trong tình trạng đẻ non thiếu tháng. Phong trào du ca và dân ca thì lại quá nhỏ hẹp”, tác giả Ngọc Hoài Phương viết trong tờ Kịch ảnh số 457. Mỗi đêm tại phòng trà Đêm Màu Hồng họ đều hát ít nhất ba bài dân ca của ba miền Bắc - Trung - Nam. Quan họ Bắc Ninh xen với một bài Lý con sáo xứ Quảng và bài Lý con quạ miền Nam. Ba cô đều mặc áo dài, khăn đóng trông rất nền nã. Ban tam ca này có vốn liếng là 50 bài dân ca đã soạn sẵn hòa âm. Sự thành công của ban tam ca một phần là nhờ công của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu soạn hòa âm trên 20 bài.
Ban tam ca Đông Phương có lối trình diễn độc đáo nên cũng có một số khán giả chọn lọc. Phần lớn khán giả tới nghe dân ca là nghệ sĩ, giới trí thức, sinh viên. Nói chung là giới có trình độ thưởng ngoạn cao.
Đầu tiên là giọng ca Hồng Vân - tiếng hát của một cô gái miền Trung, giọng thanh, trong, thường giữ bè chính, luôn đứng giữa khi trình diễn. Ngoài giờ ca hát, cô là công chức tại Trung tâm học liệu Bộ Giáo dục. Hồng Vân tự học nhạc từ nhỏ. Năm 1967 bắt đầu ngâm thơ và hát ở đài phát thanh, truyền hình. Thoạt đầu cô là biên tập viên của đài phát thanh, thử hát chơi trong chương trình nhạc chủ đề của Vũ Đình Toàn và Vũ Thành An. Năm 1968, nhạc sĩ Hùng Lân từ Mỹ về đang có khuynh hướng phát triển dân ca, dân nhạc nên đã hướng dẫn Hồng Vân vào con đường nhạc dân ca. Lúc ấy, ngoài giờ hát với ban tam ca, khi lên hát trên ti vi, cô cũng chọn hát dân ca - con đường đi riêng của mình cho đến sau năm 1975, giọng hát này vẫn không gì thay đổi.
Kế đến là Tuyết Hằng - ca sĩ người miền Nam, giọng nữ cao. Tên thật là Nguyễn Thị Quyên, vợ của Nguyễn Cao Hoàn (nhạc sĩ cố vấn cho ban tam ca). Xuất thân từ Trường Quốc gia âm nhạc nhưng cô đi hát chỉ là nghề phụ vì công việc chính là xướng ngôn viên đài phát thanh.
Sau cùng là giọng ca Thu Hà - một giọng trầm đặc biệt. Cô có tên thật là Nguyễn Thị Minh Nguyệt, con gái Hà Nội. Học nhạc với các sơ Trường Notre Dame des Missions Thanh Hóa, khi di cư vào nam học nhạc với Hùng Lân. Thu Hà đi hát chỉ là nghề phụ vì còn là một cô giáo.
Mặc dầu có hai ban hợp ca thuộc loại đình đám, không đụng hàng như vậy nhưng nhạc sĩ Hoài Bắc đã cho chương trình thay đổi bằng ban tứ ca “Bốn anh em nhà Dalton” với Ngọc Thi, Nhật Bằng, Hoài Trung và Hoài Khanh. Họ trình diễn những bản nhạc ngoại quốc vui nhộn, trẻ trung đem đến cho Đêm Màu Hồng một không khí mới lạ.

Lê Văn Nghĩa



TRẦN QUANG DINH
- 26/10/2016
* Khoảng năm 1 974, khi đã được nghe các nhạc phẩm : Em lễ chùa này, Đưa em tìm động hoa vàng, Ngày xưa Hoàng Thị & Con đường tình ta đi ( nhạc Phạm Duy - 03 bài đầu phổ thơ Phạm Thiên Thư ) trên ti vi, radio, akai....( Tôi gọi đó là chùm ca tình yêu- riêng Con đường tình ta đi , chỉ kịp nghe Thái Thanh hát vài lần ) ; bỗng dưng khi ấy tôi liên tưởng đến hai giọng ca đẹp và MẠN PHÉP được nhắc Thanh Lan & Thái Thanh. Họ đã hát các bài hát đó. Mỗi người mỗi vẻ. Thanh Lan thuở đó như tươi trẻ, phơi phới nhưng rất truyền cảm , trong veo , tha thiết , quyến rũ . Còn Thái Thanh ( đàn chị đi trước ) vẫn đầy đặn , sâu lắng, hút hồn mê hoặc từng trái tim & cõi lòng khán thính giả vậy. Không thể và càng không dám so sánh vì sẽ khập khiễng , thất lễ . Song, ý tôi là sao hồi đó nhiều người ca hay quá vậy ! Cùng một thời điểm , vẫn tìm ra được 02 thế hệ hát đơn ca nhưng giống ca khúc MÀ HỌ VẪN ĐẠT TỚI NGƯỠNG CẢM XÚC CAO ĐỘ. Lấy ví dụ về hai nghệ sỹ Thái Thanh , Thanh Lan thôi chứ thật ra ngày trước nhièu nghệ sỹ hát cực hay- không đụng hàng vì chất giọng & phong cách của mỗi ca sĩ gần như hoàn toàn khác nhau.( HAY ). Cảm ơn về sự chia sẻ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


233 thích


TRẦN QUANG DINH
- 26/10/2016
* Có thể khẳng định kho tàng nhạc của Phạm Duy - nói riêng là vô giá. Thì nghệ sĩ Thái Thanh đã góp phần rất lớn để nâng niu , gìn giữ những thứ vô giá ấy bằng tiếng hát. Chẳng gì bàn cãi khi đời sống âm nhạc ngày trước - tên tuổi của chị trở thành niềm vinh dự, tự hào của Việt Nam. ** Thế nhưng, ngoài nhạc Phạm Duy, nếu ta nghe Sang ngang, Tôi đưa em sang sông, Cho một người vừa nằm xuống, Xóm đêm, Chiếc lá cuối cùng, Dừng bước giang hồ, Bức họa đồng quê, Thôi , Duyên quê, Kiếp nghèo, Về đi nghe em , Xuân & tuổi trẻ , Thu ca, Thu quyến rũ , HÒN VỌNG PHU, Tình nghệ sỹ .. ....thì có thể đắm say với GIỌNG CA ĐA DẠNG , ĐƯỢC RỘNG RÃI CÔNG CHÚNG ĐÓN NHẬN & TRÂN QUÝ. Nay , nghệ sĩ đã 82( tuổi tây) . Kính chúc nghệ sĩ Thái Thanh được hưởng những năm tháng của cuộc đời sức khỏe.

* Nghệ sỹ Thái Thanh không chỉ hát nhạc Phạm Duy , Phạm Đình Chương thôi đâu. Bạn đã nghe Ca dao mẹ, Mua hồng, Tuổi đá buồn, Nghe những tàn phái, Người con gái Việt Nam da vàng... ( Trịnh Công Sơn ) chưa nhỉ ! Đằm thằm, sắc sảo , thong thả, dặt dìu xiết bao....Với nhạc Lam Phương , Thái Thanh cũng đi tới tuyệt đỉnh: Thu sầu, Trăm nhớ ngàn thường, ...Nhạc của Y Vân, Trịnh Lâm Ngân , Văn Phụng, Phạm Mạnh Cương ....cũng tuyệt tác lắm. Nghe Bồng hồng cài áo( Phạm Thế Mỹ) , Lòng mẹ ( Y Vân ) , Ca dao mẹ ( Trịnh Công Sơn ) , Bà mẹ quê ( Phạm Duy ) CHẮC CHẮN ta sẽ xúc động, khơi gợi & đánh thức về bổn phận đạo làm con ! Hoặc Dòng sông xanh, Sóng nước biếc - nhất là Dạ khúc ( Serenade) tôi đã nghe trước 75 với các NS Hùng Cường, Lệ Thu, Khánh Ly...trình bày ( tuyệt ) . Nhưng khi Thái Thanh thể hiện sao mà HAY KHÔNG TƯỞNG ! Bạn thử nghe rồi sẽ cảm nhận rõ nét cái hồn chất nghệ sỹ và cả bao tâm tư mà danh ca như thấu hiểu nỗi niềm của tác giả để truyền tải cho người thưởng thức. ..

Ban nhạc Thăng Long được xem thời thượng , đẹp về nhiều mặt hồi ấy của Âm nhạc Việt Nam. Cả 03 thành viên tính từ khi vào Sài Gòn : Hoài Bắc ( nhạc sĩ Phạm Đình Chương ) , Hoài Trung & Thái Thanh thực sự là những nghệ sĩ tài giỏi ! Đặc biệt , họ phối hợp bè rất nhuần nhuyễn, điêu luyện . Khó tìm điểm nào phô, chênh hay " với quá cao" để rồi " hụt hơi". Đơn cử : ca khúc mà tôi cam đoan ai cũng yêu thích của NS Lê Yên ( có người bảo của cả Phạm Đình Chương nữa ) - Ngựa phi đường xa ** .Có lẽ, tình yêu nghệ thuật đã chiếm gần như tất cả con tim , tâm hồn & đôi khi cả đời sống riêng của họ mất rồi. Mà đâu chỉ Ngựa phi đường xa ? Đáng kể : Giã từ đêm mưa( Văn Phụng ), Ô mê ly ( Văn Phụng- Văn Khôi ), Ly rượu mừng , Xóm đêm ( Phạm Đình Chương ), Những bước chân âm thầm( thơ Kim Tuấn, nhạc Y Vân ) , Hội trùng dương , Hò leo núi, Tiếng dân chài, ....NGƯỠNG MỘ ! DANH BẤT HƯ TRUYỀN - nói không ngoa

Sửa bởi tuphuongsg: 26/10/2016 - 19:47


#35 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 27/10/2016 - 21:51

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Mặt trăng và mặt trời ở phòng trà Tự Do

06:15 AM - 27/10/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Từ trái sang: Khánh Ly - Lệ Thu - Thái Thanh, 3 giọng ca hàng đầu của các phòng trà Sài Gòn xưaẢnh: T.L

Với một lực lượng ca sĩ, ban nhạc hùng hậu và nổi tiếng, cộng với lợi điểm nằm giữa trung tâm thành phố, phòng trà Tự Do của ông Ngô Văn Cường xuất hiện đều trên các mặt báo lúc đó.


Phòng trà Tự Do nằm ở số 80 đường Tự Do (nay là đường Đồng Khởi). Với một lực lượng ca sĩ, ban nhạc hùng hậu và nổi tiếng, cộng với lợi điểm nằm giữa trung tâm thành phố, phòng trà Tự Do của ông Ngô Văn Cường xuất hiện đều trên các mặt báo lúc đó.
Chương trình ca nhạc ở phòng trà Tự Do được phối hợp giữa những bản nhạc kích động và những bài hát trữ tình VN. Và với khoảng thời gian nào cũng vậy, nhạc tiền chiến VN vẫn là một đòi hỏi của dân mê nhạc. Dám đầu tư lớn, ông Cường đã đưa một số thiết kế mà ông thích từ Expo’70 vào phòng trà, tạo nên một không khí lai nửa Âu, nửa Á. Sân khấu “tân kỳ” với một cây cầu gỗ bắc ngang đưa người ca sĩ lại gần với khán giả. Báo chí nhận xét ở phòng trà này đẹp nhất là ánh sáng. Nhưng dù không khí có sinh động vì thiết kế, ánh sáng, âm thanh nhưng nếu thiếu những ca sĩ “vơ đét” thì kể như chào thua những Đêm Màu Hồng, Queen Bee, Maxim’ gần đó, nên ông Cường đầu tư mạnh vào những giọng ca chiếm lĩnh thị trường ca nhạc.
Trước nhất là những nữ ca sĩ nhạc trẻ của ban The Revolution. Ngọc Anh với đôi chân thật đẹp và gương mặt hao hao giống Khánh Ly vì nàng là em của Khánh Ly. Ngọc Anh hát nhạc với lời Pháp thì hay hơn nhạc lời Anh. Vi Vân, từ ngày rời xa Ba Trái Táo, cô hát độc quyền cho phòng trà này và chuyên hát nhạc soul. Cô có giọng mạnh, cao, nghe ngộp thở vì cái dáng bé nhỏ đó mà tiếng hát thì mênh mông. Carol là một gương mặt lạ của phòng trà Tự Do. Nàng hát với môi, với mắt, với chân tay và cả thân hình nữa.
Bên cạnh đó còn có ba giọng ca “họ Tuyết”: Tuyết Loan, Tuyết Dung, Tuyết Hương của Ba Trái Táo (Tuyết Dung hát thay Vi Vân). Đây là một ban hợp ca với những ca sĩ có vóc dáng gầy, đẹp và lối diễn xuất nóng bỏng không kém gì một ban hợp ca nước ngoài. Tất cả những lời nhận định về các giọng ca trên đây là từ một ký giả của báo Kịch Ảnh.
Sau cùng là nhóm các người con của nhạc sĩ Lữ Liên: Anh Tú, Khánh Hà, Bé Thúy, Bích Chiêu. Bích Chiêu tên thật là Lã Thị Chiêu, từng xuất ngoại nhảy múa và ca hát trên một số sân khấu Âu châu trong bảy năm với nghệ danh Bee Tchou. Khi về nước, Bích Chiêu được ông Cường mời về hát tại Tự Do. Từ khi chị em Bích Chiêu hát ở đây thì phòng trà này càng đông khách hơn nữa. “Ông Cường lo o bế dàn âm thanh, tiếp khách và đặc biệt là nhanh tay lẹ mắt vồ được những ca sĩ vừa có tiếng, vừa thơm như múi mít” (tuần báo Sinh Hoạt Nghệ Thuật). Ngay từ khi chưa xuất ngoại, Bích Chiêu đã có lối trình diễn có khuynh hướng “man dại”. Với kinh nghiệm thu thập được từ nước ngoài, khi về nước Bích Chiêu trình diễn còn “man dại” hơn xưa, nhưng thật mãnh liệt và nhà nghề: đó là một thứ “man dại” của màn ảnh, của hộp đêm, của phòng trà. Giọng ngân vang huyền hoặc của Khánh Hà với đôi mắt thủy tinh cùng tiếng hát cao và điêu luyện của Bé Thúy với gương mặt non nớt trẻ con hát cùng Bích Chiêu thật hợp. Bộ ba chị em này có những bộ y phục lạ mắt, mốt nhất thường là do Bích Chiêu đặt từ nước ngoài về.
Hai nữ hoàng chung một phòng trà
Ngoài những giọng ca “thơm như múi mít” như Phương Hồng Hạnh, Ngọc Minh, Mai Hương còn có những giọng ca thơm như “sầu riêng”, không ai dám đụng vào trừ ông Cường. Đó là “mặt trời Khánh Ly” và “mặt trăng Lệ Thu” (chữ của Thương Sinh - Duyên Anh trên tuần báo Người). Theo báo chí thời ấy, phòng trà nào có Khánh Ly thì không có Lệ Thu và ngược lại. Nhưng với nhiều tờ tiền mệnh giá 500 đồng thì ông Cường đã chiêu dụ được Lệ Thu bỏ Ritz để về với Tự Do. Năm 1971 sau khi đi Mỹ về, Khánh Ly cũng về đầu quân cho ông Cường để lãnh cát sê được cho là cao nhất giới ca sĩ phòng trà lúc ấy. Từ chân đất khi hát cho sinh viên, nàng ca sĩ “có giọng ca lừng khừng nhất nước” đã mang hài sen khi hát phòng trà.
Nếu Đêm Màu Hồng có vụ lùm xùm giữa Thái Thanh - Lê Quỳnh và nhà văn có tên thật là Mai Văn Sĩ thì Tự Do lại có chuyện liên quan đến tình duyên của ca sĩ Khánh Ly. Sau khi về Tự Do không lâu, ngày 6.3.1971 Khánh Ly đã tổ chức sinh nhật lần thứ 26 tại phòng trà này. Theo một tờ báo cho biết buổi lễ mừng sinh nhật chính là để dọn đường cho việc hợp thức hóa cuộc tình của nữ ca sĩ này với đại úy Mai Bá Trác. Hai người sau đó đã kết hôn. Nhưng đáng buồn, cũng tại trước cửa phòng trà này ba năm sau (thời kỳ phòng trà được mở cửa lại) có một cuộc ẩu đả giữa ông Trác (người chồng đang bị Khánh Ly đâm đơn ly dị) và thiếu tá Đỗ Hữu Tùng, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 147 thủy quân lục chiến. Dư luận cho là vụ đánh ghen, còn Khánh Ly hoàn toàn phủ nhận điều này.

Lê Văn Nghĩa


TRẦN QUANG DINH
- 27/10/2016
* Nghệ sỹ Mai Hương khi sang Mỹ vẫn còn lưu giữ kỷ niệm ngày xưa bằng cách cùng Kim Tước và Quỳnh Giao( mất ) thành lập Tam ca " Tiếng Tơ Đồng " Riêng trước 75, Mai Hương thường xuất hiện trên sóng phát thanh, truyền hình nhiều hơn. Sở trường của Mai Hương là hát nhạc Phạm Duy, Văn Cao, Đoàn Chuẩn - Từ Linh.Phạm Đình Chương,.....Có thể nói , chị cũng là một trong những giọng ca đẹp đúng nghĩa. Phong cách cổ điển. Rất nhiều khán thính giả từ độ trung niên trở lên rất hâm mộ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


99 thích


Cafe sua da
Bà Rịa - Vũng Tàu - 27/10/2016
Một điều dễ nhận thấy: các ca sĩ miền Nam thời trước hát được tiếng Anh, tiếng Pháp đếm không xuể .Còn bây giờ?
39 thích
Ái Khanh Q11
- 27/10/2016
Trước 1975, Thanh Lan, Anh Khoa, Elvis Phương, Thanh Mai, Ngọc Bích, Khánh Hà, Tuấn Ngọc Minh Xuân , Minh Phúc, Vy Vân, Duy Quang, ...hát nhạc Pháp, ( hoặc Anh ) tốt lắm.
12 thích

Sửa bởi tuphuongsg: 27/10/2016 - 21:55


Thanked by 1 Member:

#36 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 28/10/2016 - 21:09

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Nhạc trẻ vào phòng trà

06:07 AM - 28/10/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thập niên 1960, giới trẻ Sài Gòn đón nhận phong trào nhạc trẻ và hippy. Không từ bỏ cơ hội, các phòng trà ca nhạc đưa nhạc trẻ vào chương trình hằng đêm để thay đổi khẩu vị âm nhạc.


Nhạc trẻ với Tuấn Ngọc - Đức Huy
Trước hết phải nói đến Trường Kỳ và Nam Lộc đã tổ chức chương trình Hippy à gogo diễn vào mỗi chiều chủ nhật tại phòng trà Queen Bee. Sau đó, một số chủ phòng trà “đánh hơi” được món ăn mới lạ nên đưa nhạc trẻ vào biểu diễn, đệm thêm trong chương trình ca nhạc, sau khi các ca sĩ nổi tiếng… đi về.
Ông Ngô Văn Cường - chủ phòng trà Tự Do - là người ủng hộ cho nhạc trẻ vào phòng trà. Ông đã mời ban The Strawbery Four với Tùng Giang, Tuấn Ngọc, Đức Huy và Billy Shane làm dàn nhạc bao cho chương trình ca nhạc tại đây. Ngoài phần trình diễn nhạc trẻ, các “trái dâu” còn đệm nhạc cho ca sĩ. Sau này, các “trái dâu” rã đám. Hai người còn lại là Tuấn Ngọc (guitar bass), Đức Huy (guitar lead) lập nên ban nhạc mới là The Revolution thêm Hiệp San (trống), Lê Đô (saxo) và Huỳnh Hóa (organ). Theo một bài viết trên báo Kịch Ảnh thì những chàng trai trong ban nhạc này dù chơi nhạc trẻ nhưng rất chững chạc trong những bộ veston. Tuấn Ngọc và Đức Huy không còn mặc những chiếc áo rộng trẻ trung màu vàng cam. Cũng không còn thấy những mái tóc dài và nụ cười trẻ trung tuổi dại. Chững chạc hơn, ít nói cười và không có những động tác kiểu “à la terre” - nhạc công quỳ hai gối xuống sàn, ưỡn người ra sau như khi tham gia các kỳ đại hội nhạc trẻ. Họ sử dụng nhạc cụ trong tư thế trang nghiêm trong khi trình diễn. Các nữ ca sĩ của ban The Revolution là Carol, Vi Vân, Ngọc Anh, Ngọc Hiếu…
Ngoài ban nhạc The Revolution còn có ban The Flowers với các ca sĩ Tuyết Loan, Tuyết Dung và Tuyết Hương. Trong ba cô Tuyết thì chỉ còn Tuyết Loan hát đến sau này. Và sau cùng là ban The Blue Jets với tam ca trong gia đình Bích Chiêu là Anh Tú, Khánh Hà và Bé Thúy. Đáng chú ý, trong dàn nhạc công người chơi guitar bass là Thanh Long về sau được chọn vào ban ca khúc chính trị Rạng Đông đi biểu diễn tại CHDC Đức rồi tiếp tục chơi đàn và trở thành ca sĩ tại TP......
Những đứa con kích động nhạc của “bố già” Phạm Duy
Ông bầu của ban The Dreamers chính là “bố già” của các nhạc công và ca sĩ trong ban nhạc: Duy Quang (guitar bass), Duy Minh (trống), Duy Hùng (guitar lead), Duy Cường (organ), Julie Quang - vợ Duy Quang và Vény (hát). Ông bầu quản lý, kiêm nhạc sĩ, chỉ đạo dàn dựng và kiêm luôn tài xế đêm đêm chở toàn ban đi diễn một số nơi và sau “đóng chốt” ở Ritz. Vì thế, những thành viên trong ban The Dreamers được báo chí gọi là “Những đứa con kích động nhạc của nhạc sĩ dân ca Phạm Duy”. Nhờ lối trình diễn có luyện tập thường xuyên, có bài bản dưới sự chỉ đạo của “bố bầu” nên The Dreamers giữ một vị trí vững vàng trong làng nhạc trẻ phòng trà. Trước đây ban The Dreamers chơi trong chương trình Hippy à gogo, sau đó ra Nha Trang biểu diễn cho các club Mỹ một thời rồi về lại Sài Gòn hát ở Long Bình và các club Mỹ, Queen Bee. Sau cùng, The Dreamers được Jo Marcel mời về chơi thường trực tại Ritz. Điều này chứng tỏ The Dreamers đã qua mặt được nhiều đàn anh khác.
Trong sự thành công của The Dreamers, ngoài Duy Quang, Julie Quang và Vény thì người nổi nhất là cậu em Duy Cường. Với mái tóc dài bom-bê như con gái, Duy Cường đã rất thành công khi hát bài Oh, Darling. Vào nghề năm 1969, tự tập đánh đàn organ năm 10 tuổi, Cường còn biết sử dụng guitar bass và trống, bắt đầu hoạt động ca hát từ chương trình Hippy à gogo ở Queen Bee với ông thầy Duy Quang.
Cộng vào tên tuổi những ca sĩ, nhạc công, ban nhạc The Dreamers được giới ái mộ tán thưởng qua những bản nhạc Việt như Mùa thu chết, Con quỳ lạy Chúa trên trời, Làm sao giết được người trong mộng với một lối hòa âm độc đáo, không giống con giáp nào!
Do thấy nhạc trẻ đang ăn khách trong một số phòng trà lớn nên các phòng trà “chú tiểu” cũng mời đủ thứ ban nhạc được gọi là nhạc trẻ biểu diễn. Hiện tượng này làm cho chương trình nghệ thuật trong một số phòng trà xuống cấp trầm trọng đến nỗi báo Kịch Ảnh phải kêu rống lên bằng bài viết Quái thai phòng trà: “Càng phát triển bao nhiêu thì nó (nhạc trẻ trong phòng trà) lại càng trở nên phi nghệ thuật bấy nhiêu. Muốn trở thành ca sĩ trình bày nhạc ngoại quốc chỉ cần có thân hình khêu gợi, ăn mặc quyến rũ, biết trơ trẽn. Chỉ việc sắm một cái máy quay đĩa, mua một ít đĩa nhạc ngoại quốc hợp thời, càng cuồng loạn càng tốt, đem về quay đi, quay lại nghe kỹ để học cho thuộc rồi cứ thế trình bày cộng thêm phần hò hét cho giật gân hơn… Hiện tượng trên đã làm nản lòng không ít những ca sĩ có căn bản ngoại ngữ và căn bản nhạc lý, đồng thời làm giới yêu nhạc, muốn tìm thú giải trí trong các phòng trà hết sức thất vọng. Trách nhiệm là từ các chủ phòng trà không biết chối bỏ những nguồn lợi nhất thời để giữ cho mình một giá trị lâu dài…” (số 151, ngày 6.3.1965).
Ngay cả Jo Marcel - người đã tạo môi trường hoạt động cho nhạc trẻ vào phòng trà - nhận xét trong một buổi thảo luận về nhạc trẻ do báo Kịch Ảnh tổ chức thời đó rằng, hiện tại nhạc trẻ không ăn khách ở phòng trà vì đã bị lạm dụng quá nhiều. Sự chọn lựa bài ca để trình diễn trong phòng trà rất cẩu thả.

Lê Văn Nghĩa

TRẦN QUANG DINH
- 28/10/2016
* Nữ danh ca THANH LAN - khi nhắc đến , ai cũng nghĩ ngay hát Pháp ! Thật vậy , chị đã được mệnh danh " Người hát nhạc Pháp hay nhất Đông Nam Á " . Hãnh diện cho Việt Nam lắm chứ. Bao nhiêu ca khúc đã gắn liền tên tuổi chị : Mail, Apres toi, Poupee de cire Poupee de son, Donna ! Donna, Love story, Bambino , Love is blue , Paroles- Paroles , Dòng sông tuổi thơ, Đừng phá vỡ ân tình, Trưng Vương khung cửa mùa xuân, Khúc hát thanh xuân, Woman in love , Casablanca, Bang Bang- Khi xưa ta bé, Sans Elle, Rhythm of the rain ,Hạ vàng biển xanh ( Tình yêu trong đời ) ...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


243 thích



thu gọn
123 thích
CHẤM PHÁ. Ngoài ca hát , Thanh Lan còn đóng phim trước & sau 75. Tiếng hát học trò, Yêu, Lệ đá, Xóm tôi, Trường tôi, Xin đừng bỏ em, Trên đỉnh mùa đông, Mộng Thường , Gánh hàng hoa...Ván bài lật ngửa, Hai chị em, Bài hát đâu chỉ là nốt nhạc, Ngoại ô, Tình người, Đằng sau một số phận, Tình không biên giới ...LOẠI NGƯỜI ĐẸP ( nằm trong 18 ảnh MỸ NHÂN / đợt 1 triển lãm ở Đường sách Nguyễn Văn Bình từ 29/ 10- 05/ 11 - theo Thanh Niên ) . Năm 1 973, Thanh Lan dã dự thi ở ĐẠI NHẠC HỘI POP THẾ GIỚI ở Nhật với ca khúc Tuổi biết buồn ( Ngọc Chánh- Phạm Duy) và lọt vào Chung kết xếp hạng ( hạng 07). Chị còn được bầu chọn là Miss của Đại hội. Vinh dự lắm chứ - dù là giải thưởng lớn hay nhỏ ! Hai tiếng VIỆT NAM được xướng lên thật trang trọng., yêu thương ... .


PHƯỚC TƯỜNG - Tân Bình
TP .. ... .... - 28/10/2016
THANH LAN có nốt ruồi duyên, đôi mắt ( như biết cười biết nói - từng được " bình chọn " là một trong những đôi mắt đẹp ) cùng giọng ca truyền cảm , thu hồn cùng nhan sắc , thần thái ...THÀNH CÔNG DỄ DÀNG !
9 thích

Sửa bởi tuphuongsg: 28/10/2016 - 21:12


Thanked by 1 Member:

#37 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 29/10/2016 - 21:38

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Bà bầu bất cần đời và phòng trà đại gia

07:44 AM - 29/10/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ca sĩ Khánh Ly trước 1975


Theo báo chí, Khánh Ly là một bà bầu bất cần đời và hay thay đổi chương trình. Điều này làm cho Queen Bee độc đáo và không giống những phòng trà khác, dù trang trí không bằng Ritz, vì bà bầu ca sĩ 26 tuổi này hết lòng vì khách: “Bỏ ra 700 đồng tới đây cũng xót ruột lắm chứ nên bổn phận của bà bầu là phải làm cho khách quên sự xót ruột đó đi”.
Dù là “một bà bầu đau khổ”, nhưng bà bầu kiếm cũng “khẳm địa”. Trừ mọi chi phí và tiền cát sê cho các ca sĩ, trong đó trả nhiều nhất cho Thái Thanh là 110.000 đồng, thì mỗi tháng Queen Bee cũng lời gần một triệu.
Maxim’s - phòng trà đại gia
Phòng trà Maxim’s tọa lạc ngay địa điểm của nhà hàng Maxim’s bây giờ. Phòng trà này không chỉ có ca nhạc mà còn có ăn uống dành cho giới thượng lưu, sang trọng lúc đó. Dưới sự điều khiển của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, phòng trà này có những màn nhạc kịch có chất lượng nghệ thuật cao.
Độc đáo của Maxim’s là mỗi đêm, chương trình văn nghệ của Hoàng Thi Thơ đều cống hiến cho khán giả những màn vũ dân tộc độc đáo. Những chiếc nón quai thao thi đua bay lượn, xoay tròn theo điệu hát dân ca cổ truyền, những cô gái Việt ngày xưa mặc áo tứ thân đang hát đối đáp cùng những chàng thư sinh áo the, khăn nhiễu. Đó là nét đặc biệt của Maxim’s với tài dàn dựng của Hoàng Thi Thơ.
Maxim’s có cái dáng và không khí của sân khấu nước ngoài. Có nhiều màn vũ cũng như ca kịch có tính cách Á Đông như tiết mục Cô gái điên (Xuân Dung, Mỹ Phương, La Thoại Tân và Ngọc Đức). Thường xuyên cho thay đổi một tháng một chương trình. Có nhiều phòng trà đến chỉ uống nước và xem ca nhạc. Với những giọng hát tốt nơi đó thu hút khách nghe nhạc, thờ ơ với món ăn. Có những nơi người ta chỉ ăn. Nhưng đến Maxim’s người ta vừa ăn và vừa xem.
Với những gương mặt ca sĩ và kịch sĩ ấn tượng như La Thoại Tân, Ngọc Đức, Túy Hoa, Phi Thoàn, Khả Năng, giọng ca tenor của Cao Thái và dàn vũ nữ xinh đẹp, thực khách tha hồ mãn nhãn và cười thoải mái. Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ từng tự hào là tại miền Nam này không ai viết nhạc kịch như ông. Nhạc kịch, hài hước, vũ nữ xinh như mộng đã tạo cho Maxim’s một thương hiệu và là nơi chỉ giới nhà giàu mới đặt chân vào.
Vào tháng 5.1972, trên một tờ báo ở Sài Gòn chạy một cái tít rất thương cảm “Phòng trà ca nhạc bị đóng cửa. Giao Linh bán phở, Chế Linh Út Bạch Lan bán cà phê”.
Không phải tờ báo này giựt tít thê thảm như trên để bán báo mà do sau khi ban hành tình trạng thiết quân luật chính quyền đã ra lệnh cấm tổ chức các buổi trình diễn ca vũ nhạc và đóng cửa phòng trà ca nhạc. Biện pháp này làm tê liệt các sinh hoạt của giới nghệ sĩ, đặc biệt là các nghệ sĩ thuộc bộ môn tân nhạc và một thiểu số thuộc bộ môn cổ nhạc, vì một số ít phòng trà có tổ chức các chương trình cổ nhạc.
Thế là một giai đoạn thịnh hành của phòng trà ca nhạc phải chấm dứt và các ca sĩ, nhạc công phải đi hát nhiều cho các đại nhạc hội, còn các ông, bà bầu phòng trà thì ngáp vắn, ngáp dài để chờ thời mở cửa phòng trà trở lại.

Lê Văn Nghĩa



TRẦN QUANG DINH
- 29/10/2016
* Trong bài viết của NV Lê Văn Nghĩa có nhắc đến chị Xuân Dung. Xin mạn phép trình bày chút. Nghệ sĩ - minh tinh lừng danh Xuân Dung đã mất vào khoảng 08/ 2 014 ở Quận 1- TP .....Sự nghiệp của chị rất lừng lẫy. Nếu như kịch phẩm Lôi Vũ ( tác giả Tào Ngu ) trong Nam - chỉ riêng vai Phồn Y đã có đại minh tinh Thẩm Thúy Hằng thủ diễn ( kịch Kim Cương cùng ê kíp Huỳnh Thanh Trà , Thương Tín, Kim Cương, Mai Trần ...). NS Minh Trang khi còn ở Việt Nam cũng đóng ( với Thành Lộc, Quốc Thảo, Việt Anh, Hồng Vân....) . NS Kiều Phượng Loan ( cùng ê kíp Vũ Linh, Trí Quang, Cẩm Thu, Trinh Trinh..). NS Tô Kim Hồng ( cùng Nam Hùng, Thanh Nguyệt, Lệ Thủy, ...).Xuân Dung đã đóng vai trên từ trước 1 954 khi còn ở Hà Nội ! Khoảng giữa thập niên 60, tôi nhớ chị là nghệ sĩ miền Nam lần đầu tiên nhận giải Nữ minh tinh xuất sắc Châu A vai Hiền trong fim Đôi mắt người xưa. Sau đó ít nhất một lần nữa, chị lại đoạt giải Nữ minh tinh phụ xuất. Á châu .Các fim khác : Xa lộ không đèn, Nàng, ...** Ở sân khấu Hoàng Thi Thơ, dân Sài Gòn hầu như biết đến biệt danh Ả ĐÀO SAY.Đó cũng là vở kịch cùng tên mà chị rất xuất sắc. Vở khác ( như tin) là Cô gái điên.Xuân Dung diễn sắc sảo, chiều sâu, thu hút . Ánh mắt đẹp " sẵn sàng " khóc , hờn, giận, ghen ghét... khi hóa thân. KỶ NIÊM MỘT THỜI VANG BÓNG...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


229 thích
Ban nhạc Shotguns lừng danh thập niên 70 có " bổ sung " 01 giọng ca rất lạ . Ca sĩ Xuân Sơn. Lập tức, giới trẻ vốn đang chuộng Thái Thanh, Thanh Lan, Khánh Ly, Lệ Thu, Nhật Trường, Duy Quang ..nay có thêm một " lính mới " . Song, " lính mới " ấy KHÔNG PHỤ LÒNG AI CẢ ! Ca khúc Mùa thu cho em ( Ngô Thụy Miên ) do Xuân Sơn hát đã hay. Nhưng thực ra " Trăng sáng vườn chè " thơ của Nguyễn Bính- phổ nhạc Văn Phụng " Sáng trăng sáng cả vườn chè . Một căn nhà nhỏ đi về có nhau ." đã trở nên thêm gần gũi, hot hơn bao giờ hết và đã đẩy tên tuổi cô lên hàng ngôi sao ! . Thế là biệt danh " Trăng sáng vườn chè " công chúng đã tặng cho cô luôn. Các nhạc phẩm khác : Tình khúc tháng 6, Mắt thu ( Ngô Thụy Miên ), Đồi thông ( Y Vân ) , , Cô hái mơ , ( một của Nguyễn Tài Tuệ, một của Phạm Duy), Cô hàng nước ( Vũ Minh ) ....Xuân Sơn đã đoạt giải Nhất Tuyển lựa ca sĩ năm khoảng 12 tuổi ở rạp Quốc Thanh. Sau đó, cô là học trò của NS Đỗ Lễ ( nổi tiếng Sang ngang., Tình phụ....), Được tài tử Ngọc Phu giới thiệu nên Xuân Sơn đã ký độc quyền với Queen Bee - Khánh Ly. Riêng tôi, rất thích tiếng hát ca sĩ này. Êm dịu, dễ nghe, ...

Thanked by 4 Members:

#38 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 31/10/2016 - 21:08

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Bà bầu ra tòa vì... nốt ruồi dưới chân?

08:00 AM - 31/10/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ban nhạc The Shotguns của phòng trà Queen Bee Ảnh: T.L

Ca sĩ Khánh Ly làm 'bầu' phòng trà Queen Bee một cách bất ngờ, đưa phòng trà này đàng hoàng đứng trong Ngũ đại phòng trà, nhưng cũng rời khỏi vị trí 'bầu bì' vì một nguyên nhân không đâu. Mối quan hệ giữa bà 'bầu' Khánh Ly và chủ nhà hàng Queen Bee kết thúc không mấy êm đẹp ở tòa án.


Trong giới ca sĩ Sài thành lúc đó có một nàng ca sĩ tên là Bích Liên, không nổi tiếng vì sự nghiệp cầm ca mà là nhờ… bói toán cho các nữ ca sĩ trong lúc chờ đến phiên lên hát. Nàng ca sĩ kiêm thầy bói này đã phán Khánh Ly rằng bàn chân trần hát ở sân Văn khoa của cô có cái mụt ruồi nên chân hay “thiên di” lắm (đúng là số Khánh Ly đi nhiều như bà đã tự nhận trong một hồi ký vừa xuất bản gần đây). Bà thầy còn nói mỗi lần đi sẽ làm cho Khánh Ly vui và hạnh phúc, nhưng nếu năm 1970 đi Mỹ sẽ gặp chuyện không may.
Đúng là Khánh Ly được mời cùng với Ngọc Anh (em ruột) và Ngọc Minh đi Mỹ hát theo lời mời của một nữ Việt kiều vào cuối năm 1970 thật. Khánh Ly hát rất thành công, được bà con kiều bào quý mến. Khánh Ly tận hưởng niềm vui này tận đến khi về nước.
Nhưng “bà bầu” đâu biết rằng trong thời gian đi vắng, vào một buổi tối hơn 50 người từ nhạc công, ca sĩ, bồi bếp của Queen Bee đều không được vào phòng trà để chuẩn bị cho chương trình biểu diễn như mọi khi. Ông Nguyễn Văn Xướng - chủ nhân phòng trà Queen Bee, cho Khánh Ly thuê đã tự tiện đóng cửa với lý do “đã làm bầu một phòng trà thì không có quyền bỏ đi đâu dù chỉ một đêm, dù chỉ một vài giờ”. Và ngày trở về, Khánh Ly ngỡ ngàng nhìn công trình xây dựng phòng trà của mình đi tong trong chốc lát. Thế mà còn phải chờ ngày vác chiếu ra tòa, để giải quyết sự vụ cùng ông chủ Queen Bee.
Đúng là Khánh Ly đã bị ong chích một mũi khá đau. Sẵn lời mời của ông Ngô Văn Cường, Khánh Ly bèn đầu quân cho Tự Do, sẵn sàng hát chung với “mặt trăng” Lệ Thu vì thù lao “cao ngất tầng khí quyển” cho bọn Queen Bee biết tay nhau. Báo chí thời ấy gọi hai nữ ca sĩ nói trên là mặt trời và mặt trăng, vì hai người không cùng đứng chung một nơi chứ chẳng có thù oán gì nhau. Trong ngày Lệ Thu tự phát hành cuốn băng nhạc của mình, khán giả ái mộ thấy Khánh Ly đứng bán giùm cho nữ ca sĩ này. Ông bầu Cường đã có công “nhốt được hai con gà trong một chuồng”, hóa giải sự hiểu lầm từ xưa do dư luận tạo nên (Kịch Ảnh).
Có lẽ năm 1971 là năm xui rủi của Khánh Ly khi phải bỏ sự nghiệp “bầu bì” ở Queen Bee, ra tòa lại còn mất hơn 100 băng nhạc Hát cho quê hương Việt Nam khi bị kẻ trộm đột nhập vào nhà riêng tại đường Trần Hưng Đạo lấy đi. Bù lại, đây chính là năm Khánh Ly tiếp tục phất sự nghiệp tại Tự Do, được bay nhảy thoải mái hơn là làm “bầu”. Ngoài ra, năm 1971 cũng chính là năm Khánh Ly biết thế nào là mùi vị của hạnh phúc gia đình. Nhưng “hồng nhan đa truân”, Khánh Ly vướng vào một ông chồng khiến cho nàng phải mang công mắc nợ và đi tù (?) (Theo bức thư ly dị chồng vào tháng 12.1974 đăng công khai trên báo trước 1975).
Tiếng hát liêu trai trở lại
Sau khi Khánh Ly rời Queen Bee thì người ta tưởng rằng phòng trà này sẽ tiêu điều ủ dột. Nhưng không, sau 10 năm trở thành bà trung tá tàu bay Ôn Văn Tài, lo phục vụ chồng con bỏ nghiệp cầm ca “mang tiếng hát cho người mua vui”, đột ngột nữ hoàng phòng trà Thanh Thúy trở lại hát ở Queen Bee vào sau tết 1971. Khi cô trở lại thì Queen Bee trở nên rực sáng đèn xanh đỏ, tím vàng, hấp dẫn giới mộ điệu Sài Gòn như thuở Khánh Ly và Thái Thanh, Phương Hồng Hạnh còn ngự trị.
Nhắc lại chuyện ngày xưa, khi bỏ hát để lập gia đình, Thanh Thúy đã để lại bao nhiêu sự tiếc nuối cho người ái mộ giọng ca nàng, kể cả những người yêu thầm trộm nhớ và biết nàng từ những ngày chập chững hát ở Anh Vũ và Đức Quỳnh. Một người trong số đó là kịch sĩ Nguyễn Long.
Thời đó ai cũng tưởng Nguyễn Long với Thanh Thúy “tình trong như đã” vì chàng kịch sĩ, kiêm đạo diễn này thường đến nhà thăm mẹ Thanh Thúy và viết kịch bản sân khấu về nàng. Nhưng theo Nguyễn Long đính chính trong hồi ký viết vào năm 1994, thì hai người không có gì với nhau, mặc dù giữa Nguyễn Long và mẹ Thanh Thúy rất thân tình. Tại Bệnh viện Đồn Đất, mẹ Thanh Thúy trút hơi thở cuối cùng khi bàn tay của bà nằm trong bàn tay của Nguyễn Long. Ông cho biết ông sử dụng hình ảnh của Thanh Thúy để làm chất liệu cũng như bóng dáng của Thanh Thúy để làm đối tượng cho 20 vở kịch, một cuốn phim và một số bài thơ. Một bộ phim mà những người vào tuổi như tôi bây giờ vẫn còn nhớ, đó là Thúy đã đi rồi - ca sĩ Minh Hiếu đóng vai Thúy - và những ca từ trong phim do chính Nguyễn Long đặt lời, nhạc Y Vân như sau: “Thúy ơi, Thúy đã đi rồi? Những ngày băng giá không tiếng cười/Thúy ơi, Thúy đã đi rồi? Biết làm sao cho hết thương nguôi/Đành đi tìm quên, trong cõi xa gần?Người yêu còn đâu, trong suốt cuộc đời…”. Bài hát này vô cùng sầu não, lộ đầy vẻ thất tình qua giọng ca tha thiết của Hùng Cường.
Và bây giờ, Thúy đã về đây dưới ánh đèn Queen Bee nhưng đã là một thiếu phụ đang viên mãn với hạnh phúc gia đình và sự nghiệp cầm ca. Tuy vậy, giọng hát nàng vẫn là giọng hát liêu trai “bay lên trời”.

Lê Văn Nghĩa



TRẦN QUANG DINH
- 31/10/2016
* ....Ngoài hoạt động ở phòng trà, SHOTGUNS còn " chiếm lĩnh " trên Truyền hình Sài Gòn thời ấy . Thật ra, có nhiều chương trình , băng đĩa ca nhạc thịnh hành phục vụ cho tất cả các nhu cầu thưởng ngoạn cho công chúng. Rất đa dang. Shotguns cũng nằm trong số đó . Và hẳn nhiên được đón nhận, yêu mến biết chừng nào. Theo tôi để GÓP MẶT TRONG SHOW CỦA SHOTGUNS TRÊN TI VI LÀ VINH HẠNH LỚN CHO BẤT CỨ CA SĨ NÀO THỜI ĐÓ. Tên tuổi sẽ gần gũi hơn với khán thính giả. Mặt khác, nói công bằng không hẳn ai cũng có đủ thời gian, điều kiện đến...phòng trà. Cho nên xem ca nhạc trên ti vi - mà ban nhạc & ca sĩ tiếng tăm cũng là một cách giải trí " cao cấp " vậy .Nhạc của Phạm Duy, Y Vân, Vũ Thành An, Phạm Mạnh Cương, Phạm Thế Mỹ, Từ Công Phụng, Lam Phương, Phạm Đình Chương ...được được các biên tập viên ca nhạc và ca sĩ lựa chọn kỹ. Nói thế nhưng " bất thình thình " có một nhạc phẩm đang HOT NGOÀI THỊ TRƯỜNG - LẬP TỨC SHOTGUNS DỄ GÌ " BỎ QUA". Nghệ sĩ cộng tác thường xuyên : Thái Thanh , Thanh Lan, Khánh Ly, Duy Quang, Lệ Thu, Elvis Phương, Thái Châu, Anh Khoa, Thanh Thúy, Xuân Sơn, Trúc Mai , Mỹ Thể, Julie Quang...và Hải Lý ( giọng ca khá đặc biệt - có nhiều người cho rằng có nét từa tựa Lệ Thu- các số trước tôi quên nhắc đến). Liên quan ít hay nhiều đến SHOTGUNS phải kể dến " bậc thầy " như Ngọc Chánh, Lê Văn Thiện, Hoàng Liêm, Phạm Duy. Huỳnh Hoa, Mạnh Tuấn ......Với tôi, thấy vui vì mình cũng đã có một thời gian dài thưởng thức âm nhạc Sài Gòn cũ nhưng luôn sống mãi ...Trộm nghĩ , ngày nay một ban nhạc SỐNG LÂU, RẤT HAY như vậy là còn ít ỏi lắm . Rồi lại ước mơ....

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


148 thích
Khi ra băng đĩa, SHOTGUNS rất kỹ lưỡng về mọi thứ : biên tập, hòa âm, phối khí, bài hát, thành phần ca sĩ... Giáng Sinh, Noel cũng ra đĩa đều đều...Mỗi lần đều có chủ đề. Có khi 01 danh ca cũng chỉ hát MỘT hay HAI BÀI / chương trình là cùng. Vì sao ? Có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng quá . Mà thời lượng thì có hạn. Chẳng hạn SHOTGUNS Xuân 72 với Cánh thiệp đầu xuân ( Minh Kỳ- Lê Dinh , Thanh Thúy hát ) , Đám cưới đầu xuân ( Trần Thiện Thanh , Thanh Lan), Ly rượu mừng ( Phạm Đình Chương , Elvis Phương & Lệ Thu song ca) , Nụ tầm xuân ( Phạm Duy ) + Xuân & tuổi trẻ ( La Hối ) do Thái Thanh trình bày, Thư xuân ( Viễn Chinh , Anh Khoa ) Mùa xuân trên đỉnh bình yên ( Từ Công Phụng , Khánh Ly thể hiện) , Cô hái mơ( Phạm Duy, Hà Thanh hát)....SHOTGUNS RA BĂNG NÀO LÀ BÁN HẾT
Có thể nói người đàn ông ấy - nghệ sĩ - tài tử - danh ca HÙNG CƯỜNG là một trong những tên tuổi lớn của nghệ thuật Việt Nam. Người đời + báo chí của Sàigon đã tặng ông cùng Duy Khánh + Nhật Trường ( cả hai cũng mất ) & Chế Linh là " Tứ trụ nhạc vàng ". Không ngoa chút nào.Xin nhấn mạnh trước đó thập niên 50 , Hùng Cường là một trong nhiều ca sĩ hát nhạc tiền chiến rất hay ! Ở lĩnh vực Tân nhạc - Cổ nhạc - Cải lương - nhiều người sao quên CẶP SÓNG THẦN Hùng Cường - Bạch Tuyết . Họ đã có biết bao đĩa, băng song ca tân nhạc, tân cổ giao duyên. Đặc biệt Truyền hình thời đó , anh nhận vai Tướng cướp Bạch Hải Đường ( cùng Văn Chung, Thành Được, Phượng Liên, Dũng Thanh Lâm, Kiều Mai Lý...) Một số vai khác Thúc Sinh ( rất lãng tử, hào hoa ) , Hàn Mặc Tử, Tuyệt tình ca... " Gia tài " biểu diễn đáng kể của Anh ": Ông lái đò, Nắng chiều ( Lê Trọng Nguyễn ) , Cô láng giềng ( Hoàng Quý), Nửa hồn thương đau ( Phạm Đình Chương ), Nó ( Anh Bằng ) , Xác pháo nhà ai ( Lê Dinh ) , Lời cuối cho em ( Nguyễn Vũ ), Nếu 1 ngày không có em ( Khánh Băng ) Bên cầu biên giới ( Phạm Duy ) Chiều mưa biên giới ( Nguyễn Văn Đông ) , Hoa trinh nữ ( Trần Thiện Thanh ) , Serenade ( lời Việt Phạm Duy), , Túp lều lý tưởng ( Hoàng Thi Thơ ), Tình đời ( Vũ Chương - Minh Kỳ ) , Hương xưa + Thu vàng ( Cung Tiến ) , Đôi mắt người Sơn Tây ( Phạm Đình Chương ) , Hẹn hò ( Phạm Duy ) .... À , Anh còn song ca và Mai Lệ Huyền ưrất ăn khách - ngày trước gọi nhạc kịch động...Màn bạc : Chân trời tím ( đóng cặp cùng minh tinh Kim Vui - có chiếu trên ti vi lúc đó - gây sốt dữ lắm ) hay với các mỹ nhân khác - đặc biệt là Nữ hoàng Thanh Nga ** Có một điều đặc biệt , trước 75 kha khá nghệ sĩ danh tiếng của Cải lương, Kịch....rất ăn khách trên màn ảnh rộng ( ngoài Anh còn có Thành Được, Thanh Nga, Bạch Tuyết, Mộng Tuyền, Thanh Tú, Dũng Thanh Lâm, Kim Cương, Túy Hồng , Kiều Phượng Loan, Bảo Ân, La Thoại Tân, Huỳnh Thanh Trà....) . Họ được công nhận thông qua DIẼN XUẤT, TÀI NĂNG THẬT SỰ ! *** Nếu nhiều thì không rõ, nhưng nhiều người biết Hùng Cường có con gái là CS Phương Giao ( hát ở đoàn Hương Miền Nam khá lâu - nhạc trẻ ; mới đây cô ấy trở lại TÌNH KHÚC VƯỢT THỜI GIAN),
Giọng hơi đục khàn, nhừa nhựa , âm sắc ...MINH HIẾU thuộc lớp ca sĩ cựu trào . Thập niên 50 , chị hát ở phòng trà Tiếng Tơ Đồng . Luống tuổi thì thích lắm. Người ta thích như đã thích Thanh Thúy, Mai Hương, Hà Thanh, Thái Thanh, Hoàng Oanh...vậy mà. Nhan sắc đẹp kiêu sa, tóc kiểu búi hay tém như " nữ bá tước " phim Pháp. Áo dài cổ cao , nhấn ben chẽn hai bên eo....Thướt tha, cao sang... Hoa trinh nữ ( Trần Thiện Thanh) , Nó ( Anh Bằng ) , Đèn khuya+ Thao thức ( Lam Phương), Kỷ niệm chúng mình ( Đài Phương Trang ) , Giờ này anh ở đâu ( Vũ Vĩnh Phúc khác với bài cùng tên của Khánh Băng ..) .

Thanked by 3 Members:

#39 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 31/10/2016 - 21:18

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

FEUILLTON - hàng độc của báo chí quốc ngữ thời xưa
  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    TTO - Feuilleton (Phơi-dơ-tông) hay tiểu thuyết đăng báo nhiều kỳ là hàng độc của báo chí quốc ngữ. Truyện phơidơtông phải là truyện mới, được tác giả viết từng kỳ gởi cho báo và kỳ nào cũng phải hấp dẫn để lôi cuốn độc giả.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hầu như báo nào trước năm 1975 cũng đăng truyện của Kim Dung do Hàn Giang Nhạn dịch: Thần điêu đại hiệp, Thư kiếm ân cừu lục, Thiên long bát bộ, Cô gái đồ long...
Món ăn không thể thiếu
Mở màn thể loại này là Vè Tam Cang bằng văn vần đăng liên tục tám kỳ trên báo Thông Loại Khóa Trình (1888-1889) của Trương Vĩnh Ký.
Còn tiểu thuyết phơi-dơ-tông đầu tiên xuất hiện trên báo Nam kỳ (1897-1900), trong số đó truyện 1.001 đêm với hai truyện Bảy chuyến đi của SinbadChuyện người thợ cao vô duyên bạc phận thuộc loại nhiều kỳ nhứt. Và truyện sáng tác là truyện Đố ngộ cố nhân tương đàm thục ký của Nguyễn Dư Hoài đăng liên tục sáu kỳ.
Truyện phơi-dơ-tông bắt buộc phải là truyện mới chưa in thành sách, được tác giả viết từng kỳ gởi cho báo với đòi hỏi kỳ nào cũng phải hấp dẫn để lôi cuốn độc giả. Tác giả viết truyện được trả lương tháng, nếu truyện kéo dài nhiều tháng thì dĩ nhiên lương cũng nhiều hơn.
Nhà văn Sơn Nam trước năm 1975 hằng ngày viết phơi-dơ-tông cho nhiều tờ báo cùng lúc. Trước hàng hiên nhà ông có một dãy sào kẽm, mỗi dây cách nhau chừng 5cm để treo bài! Bài viết xong, ông đề tên tờ báo rồi kẹp trên sào ấy, nhà báo cứ việc đến lấy đem về in không cần phải gặp tác giả.
Chính vì truyện luôn mới nên nhiều người nê tiểu thuyết phải mua và đọc báo hằng ngày không phải vì tin tức thời sự mà chỉ vì... tiểu thuyết hấp dẫn.
Truyện nào đăng liên tục năm kỳ mà không hấp dẫn, báo bán không chạy thì chủ báo cắt ngay để đăng truyện khác! Dĩ nhiên hợp đồng của ông nhà văn cũng bị cắt.
Với báo chí Sài Gòn xưa, phơi-dơ-tông là món ăn không thể thiếu của người đọc báo. Trước đây, thuở thịnh thời truyện chưởng của Kim Dung hầu như báo nào cũng đăng truyện của ông ta do Hàn Giang Nhạn dịch. Ai cũng biết truyện chưởng của Kim Dung với một loạt truyện Thư kiếm ân cừu lục, Thiên long bát bộ, Cô gái đồ long... hấp dẫn như thế nào, nên các tờ báo có truyện chưởng đều hút độc giả.
Hằng ngày cộng tác viên của các báo ra ngồi chực ở sân bay Tân Sơn Nhứt để chờ chuyến bay từ Hong Kong về. Bữa nào chuyến bay trễ, các báo đều có trang trống với lời xin lỗi độc giả.
Chuyện vui là năm 1972 ông Kim Dung bay qua Sài Gòn chơi. Khi nhận được tin này, tất cả các chủ báo có in truyện chưởng đều “đi nghỉ mát”, người thì Nha Trang, người thì Vũng Tàu, Đà Lạt không dám gặp tác giả để... né chuyện phải trả tác quyền!
Do phơi-dơ-tông luôn đòi hỏi phải là truyện mới nên các tiểu thuyết đăng báo đều mới toanh, kể cả truyện dịch. Vì vậy, phần lớn tiểu thuyết ở Sài Gòn đều được đăng báo rồi mới in thành sách.
Để cạnh tranh, nhiều chủ báo thường mướn những nhà văn có tên tuổi viết riêng cho báo mình. Năm 1950, khi thấy Phú Đức viết vẫn còn hút độc giả, chủ báo Đinh Văn Khai mời Phú Đức viết riêng cho báo Tiếng Chuông của ông một tiểu thuyết. Đó là truyện Bách Si Ma và cũng là tiểu thuyết cuối cùng trong đời sáng tác của Phú Đức.
Trước đó, trên báo Trung Lập rồi báo Công Luận, Phú Đức nổi danh với các tác phẩm Châu về hiệp phố, Tiểu anh hùng Võ Kiết, Một mặt hai lòng... Những tiểu thuyết phơi-dơ-tông này làm mưa làm gió trên thị trường báo chí một thời, đến mức người đọc tin rằng nhân vật Hoàng Ngọc Ẩn trong tiểu thuyết Cái nhà bí mật là một võ sĩ vô địch!
Nhà văn Hồ Biểu Chánh cũng nổi tiếng với những tác phẩm phơi-dơ-tông như Nhơn tình ấm lạnh, Nợ đời, Tiền bạc bạc tiền... đăng trên các báo Phụ Nữ Tân Văn, Trung Lập...
Các nhà văn Bình Nguyên Lộc, Dương Hà, Thu An... và nhiều người khác cũng nổi lên bằng phơi-dơ-tông. Thậm chí một tác giả chuyên viết truyện chưởng theo lối Kim Dung cũng coi như thành công là Lã Phi Khanh với truyện chưởng dài dằng dặc Lệnh xé xác cũng hút người đọc.
Trong số các nữ nhà văn thì hai bà Lan Phương và bà Tùng Long cũng được nhiều người yêu thích qua tác phẩm phơi-dơ-tông từ thập niên 1950. Lớp đi sau hai bà nói trên là Lệ Hằng, Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Túy Hồng... cũng thành danh nhờ phơi-dơ-tông.
Có thể nói rằng báo chí là mảnh đất màu mỡ cho tiểu thuyết, và ngược lại tiểu thuyết nuôi dưỡng báo chí và lôi kéo độc giả đi cùng với báo chí.
Không có báo chí thì tiểu thuyết quốc ngữ có thể sẽ ra đời trễ hơn, ngược lại nếu thiếu tiểu thuyết, báo chí quốc ngữ biết đâu cũng đã tiêu tán từ lâu!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tờ báo Lục Tỉnh Tân Văn - Ảnh: L.Điền
Phơi-dơ-tông tiểu thuyết đầu tiên là truyện 1.001 đêm?
Tờ báo sản sanh ra kiểu viết tiểu thuyết nầy chính là tờ Nam Kỳ (1897-1900) và người thực hiện việc này là ông Trương Minh Ký bút hiệu là Mai Nham.
Ông Trương Minh Ký người Gò Vấp, tốt nghiệp và dạy học ở Trường Khải Tường (nay là Trường Lê Quý Đôn). Năm 1880, ông được lịnh của Thống đốc Nam kỳ dẫn 13 học sinh đi Alger du học. Đây là những du học sinh đầu tiên sau khi Pháp chiếm Nam kỳ.
Đầu năm 1881 ông trở về, thành lập Hội thầy dạy và đến cuối năm thì ông bắt đầu có những truyện ngắn viết trên báo.
Nói về phơi-dơ-tông, tạm có thể sơ kết rằng:
- Phơi-dơ-tông đầu tiên là Vè Tam Cang đang từ số 1 đến số 8 trên báo Thông Loại Khóa Trình năm 1888 (mỗi tháng một kỳ).
- Phơi-dơ-tông nhiều kỳ nhứt là Tam quốc chí tục dịch do Canavaggio kéo dài suốt sáu năm trên báo Nông Cổ Mín Đàm, từ 1901-1906 (mỗi tuần một kỳ).
- Phơi-dơ-tông sáng tác đầu tiên là Đố ngộ cố nhân tương đàm thục ký của ông Nguyễn Dư Hoài, đăng trên báo Nam Kỳ 1898.
- Phơi-dơ-tông đăng trên hai tờ báo là Châu về hiệp phố của Phú Đức, nửa đầu đăng trên báo Công Luận, nửa sau đăng báo Trung Lập, đăng hằng ngày.
- Người viết phơi-dơ-tông đăng báo khi đang ở tù là ông Bửu Đình với tiểu thuyết Mảnh trăng thu đăng trên tuần báo Phụ Nữ Tân Văn năm 1930, khi ông đang ở tù tại Côn Đảo.
- Báo đăng tiểu thuyết phơi-dơ-tông nhiều nhứt là báo Nam Kỳ.
Nhiều tờ báo, ngay cả khi ra số cuối cùng cũng đăng... phơi-dơ-tông. Tờ Đuốc Nhà Nam của ông Trần Tấn Quốc ra số cuối cùng ngày 8-9-1972 bởi Luật 007. Trong bài viết “Có buồn không” trong số tạm biệt, ông Trần Tấn Quốc viết:
“Mỗi ngày bạn phải vận dụng khả năng để sáng tạo một tác phẩm. Khi hoàn thành và trước giờ phải trao gởi cho bao nhiêu người chờ thưởng thức thì chính bạn lại... không hài lòng với công trình gọi là tim óc của mình... Trước sự dở dang hôm nay, nói không buồn e dối lòng. Mà chúng tôi còn rất tiếc nữa... Tiếc vì không được theo đuổi cái nghề đã tôn kính như ĐẠO cho hết quãng đường chót của đời mình chỉ còn ngắn ngủi!
Tuy nhiên, vì lý do bất khả kháng mà không còn tiếp tục hành ĐẠO, nhưng lòng vẫn giữ ĐẠO cho đến ngày cùng. Bao nhiêu chữ bấy nhiêu tâm”.
Dù là số cuối cùng nhưng trang trong của báo vẫn in phơi-dơ-tông là “truyện dài xã hội Oan trái của nhà báo Nam Đình”.
Đưa ra ví dụ như vậy để bạn đọc ngày nay thấy chỗ đứng của phơi-dơ-tông trong tờ báo ngày xưa quan trọng đến mức nào.
Sau năm 1975 một thời gian, phơi-dơ-tông lần lần biến mất trên các mặt báo. Có thể vì có quá nhiều tin bài mà tờ báo thì số trang hạn hẹp? Cũng có thể vì không còn những tác giả làm chuyện phi thường là mỗi ngày viết một hai ngàn chữ hấp dẫn để đăng báo? Cũng có thể vì người đọc ngày nay có quá nhiều thông tin và ngán món tiểu thuyết đăng báo?
Rất có thể. Nhưng dù lý do gì thì sự biến mất của phơi-dơ-tông cũng là một mất mát của làng báo Sài Gòn năm xưa.


TRẦN NHẬT VY

Sửa bởi tuphuongsg: 31/10/2016 - 21:21


Thanked by 2 Members:

#40 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 01/11/2016 - 21:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Những nàng ca sĩ tên Phương

07:49 AM - 01/11/2016 Thanh Niên

Từ trái qua: Ca sĩ Phương Hoài Tâm, Phương Hồng Hạnh, Phương Hồng Ngọc, Phương Hồng Quế

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



“Lò” Việt Nhi của nhạc sĩ Nguyễn Đức đã đào tạo nhiều nữ ca sĩ cho phòng trà Sài Gòn lúc ấy.
Đặc biệt, như để tạo dấu ấn, tên của các nữ ca sĩ ấy đều bắt đầu bằng chữ Phương (chỉ trừ nữ ca sĩ Hoàng Oanh).
Phương Hồng Ngọc - Bé út của Việt Nhi
Cô tên thật là Nguyễn Thị Cẩm Hồng, dân Cần Thơ. Ông thân sinh của nữ ca sĩ này mang trong người mang 3 dòng máu: Việt, Hoa và Pháp. Từ nhỏ Cẩm Hồng đã ham mê văn nghệ, tập ca hát với năng khiếu trời cho. Rồi lên Sài Gòn, cô tham gia vào lò của nhạc sĩ Nguyễn Đức từ năm 12 tuổi.
Phương Hồng Ngọc là người nhỏ tuổi nhất trong ban Việt Nhi. Không những vậy, cô còn là thành viên của ban hợp ca Sao Băng nữ (để phân biệt với Sao Băng nam) cũng do Nguyễn Đức thành lập gồm Phương Hoài Tâm, Phương Hồng Hạnh, Phương Hồng Quế, Phương Hồng Ngọc, Phương Minh Châu, Phương Hồng Loan (vợ đạo diễn điện ảnh Lê Hoàng Hoa), Kim Anh (vợ nghệ sĩ cải lương Thành Được)...
Lúc hát trong lò Việt Nhi trên đài phát thanh, bài tủ của Cẩm Hồng là Em bé quê nhưng đến với phòng trà, Phương Hồng Ngọc thích nhất bài Nước mắt mùa thu của nhạc sĩ Phạm Duy. Phương Hồng Ngọc dù chỉ mới làm quen với không khí phòng trà từ đầu năm 1971 (năm 17 tuổi) nhưng rất dạn dĩ và khá già dặn kỹ thuật. Mỗi đêm cô phải chạy show đến bốn phòng trà. Ngoài ca hát, Phương Hồng Ngọc còn tham gia vào bộ phim Chiều kỷ niệm vì có gương mặt hao hao với Thẩm Thúy Hằng lúc nhỏ.
Một thời gian sau, Phương Hồng Ngọc trở thành vợ của kịch sĩ Ngọc Đức và có với nhau hai người con. Nhưng sau khi sang Mỹ định cư, hai nghệ sĩ này đã chia tay trong êm thắm.
Phương Hoài Tâm - Sơn ca vui hát
Cô gái mang tên Phương Tâm đến với ca hát thật tình cờ. Rất nhút nhát và sợ đám đông nên từ nhỏ cô không tỏ vẻ gì tha thiết với ca hát. Lúc nhỏ cô học đàn mandolin với nhạc sĩ Tùng Phương. Lúc ấy, nhạc sĩ Nguyễn Đức vẫn thường đến nhà bố mẹ Tùng Phương chơi, gặp Tâm và đề nghị “nữ ca sĩ con” này vào hát với ban Việt Nhi của ông.
Tên Phương Hoài Tâm của cô được chính thức ra đời từ khi nhạc sĩ Châu Kỳ giao cho cô trình bày nhạc phẩm Sao chưa thấy hồi âm của ông khi cô được 16, 17 tuổi. Phương Hoài Tâm là một gương mặt đẹp của làng ca sĩ, giống như một cô nữ sinh bẽn lẽn, tươi tắn và dịu mát. Cô được xem như một con sơn ca líu lo những điệu nhạc vui cho đời.
Năm 1969, Phương Hoài Tâm bắt đầu bước lên bục gỗ phòng trà, tuy nhiên không hát cố định cho phòng trà nào. Và sau đó, cô bắt đầu hát nhiều trên đài phát thanh và xuất hiện trên truyền hình trong những chương trình của các nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương, Châu Kỳ, Trần Thiện Thanh, ngoài một chương trình riêng của mình là Sơn Ca. Thêm vào đó, Phương Hoài Tâm còn có mặt trong các chương trình đại nhạc hội của Duy Ngọc, Châu Kỳ... và được biết đến với một số nhạc phẩm như Sơn nữ ca, Đò chiều, Thiên thai (song ca với Hoàng Oanh)...
Phương Hồng Hạnh trong tà áo dài
Cô ca sĩ tên thật là Dương Thị Hạnh, có một đôi mắt to, tròn ngơ ngác trên gương mặt có hai đôi má bầu bĩnh. Cô có thân hình mảnh mai như dáng vẻ của một cô học trò, thế mà mỗi đêm Phương Hồng Hạnh phải chạy show cho bốn nhà hàng lớn: Đêm Màu Hồng, Tự Do, Maxim’s, Queen Bee, cho thấy cô cũng là một giọng ca được ưu ái.
Hạnh sinh tại Hà Nội vào năm 1951. Khi vào nam, năm 1962, Hạnh xin gia nhập vào lò của nhạc sĩ Nguyễn Đức, đến năm 1965 thì hát ở các đại nhạc hội và chương trình truyền hình. Khoảng thời gian của những năm cuối thập niên 1960, trên truyền hình, người mê nhạc thường được xem một cô ca sĩ hát giọng bắc nhỏ nhẹ, luôn mặc áo dài trắng nữ sinh. Năm 1970, Phương Hồng Hạnh mới bắt đầu bước vào thế giới phòng trà và vẫn lên bục, ra mắt khán giả trong những chiếc áo dài tha thướt, rất phù hợp với những bản nhạc của Đoàn Chuẩn - Từ Linh mà nàng hay hát.
Phương Hồng Quế - “Ti vi chi bảo”
Báo chí thời ấy thường gọi Phương Hồng Quế bằng biệt danh mỹ miều như: “Ti vi chi bảo” vì ngoài việc hát ở phòng trà Hội quán nghệ sĩ (Vũ Duy thực hiện) và phòng trà Nam Đô (Bảo Thu), nàng cũng thường xuyên xuất hiện trên ti vi.
Xuất môn cùng thời với các nàng Phương, Hồng Quế có lối ăn diện rất Tây song nét mặt cô lại ngây thơ, tạo cho Quế một vẻ “đàn bà trẻ con” đáng yêu. Quế thích hát những bài tình ca của Trường Sa và Văn Phụng. Phương Hồng Quế thành danh với bài Phố đêm khi chưa tròn 20 tuổi bằng một dịp may khi nhạc sĩ Tâm Anh vừa có nhạc phẩm này đang muốn các cô ca sĩ họ Phương trình bày trên sóng phát thanh và truyền hình ở Sài Gòn. Sau đó, Phương Hồng Quế còn trình bày thành công nhạc phẩm Chuyện tình không suy tư cũng do Tâm Anh sáng tác.
Mặc dầu vậy nàng cũng phải rất suy tư khi dính vào xì căng đan chuyện tình với ca sĩ Thanh Phong (ban Sao Băng cùng với Duy Mỹ, Phương Đại) là người đang đùm đề vợ con. Có lần, không biết đùa hay thật. Thanh Phong đã hăm dọa Phương Hồng Quế rằng sẽ bắn nàng nếu nàng phụ rẫy.

Lê Văn Nghĩa

TRẦN QUANG DINH
- 01/11/2016
* Tin có nhắc đến THANH PHONG - một trong 03 thành viên của TAM CA SAO BĂNG ra đời khoảng năm 1 963 , được xem là ban tam ca thành công nhất những năm 60- 70 ( hai ca sĩ khác : Phương Đại, Duy Mỹ) . Thanh Phong đã từng hát " một lèo " HÒN VỌNG PHU 1, 2, 3 ( Lê Thương ). Nên nhớ, chỉ mới có cỡ Thái Thanh, Duy Khánh, Hoàng Oanh mới đủ sức lĩnh xướng việc ấy ! Giọng Thanh Phong ngân rõ, gây thích thú. Anh đã từng song ca với Khánh Ly một nhạc phẩm hay Hạ hồng ( Phạm Duy ). Anh thường hát nhạc của Anh Bằng , Lê Dinh, Minh Kỳ...Năm ngoái, Thanh Phong có về thăm Việt Nam . Nhớ có trình diẽn ở TIÉNG XƯA 1, 2 buổi ...Chỉ biết bấy nhiêu về Thanh Phong thôi.** À, TAM CA SAO BĂNG đã từng trình diẽn ngoài Thái Bình Dương ( Đệ Nhất hạm đội Mỹ ) rồi nghen !
82 thích

Sửa bởi tuphuongsg: 01/11/2016 - 21:10


Thanked by 2 Members:

#41 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 02/11/2016 - 20:36

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Các ban tam ca nữ đình đám

07:00 AM - 02/11/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhóm Ba Trái Táo Ảnh: tư liệu

Ngoài ban tam ca Đông Phương mang âm hưởng dân ca ba miền VN hát tại Đêm Màu Hồng thì từ năm 1969, các ban tam ca nữ hát nhạc trẻ cũng được các phòng trà khác đầu tư.


Ba trái táo - The Apple Three
Phong trào lập ban tam ca nữ đã bùng lên từ khi Ba Trái Táo (The Apple Three) ra mắt tại phòng trà Baccara vào giữa năm 1969. Nhóm do nhạc sĩ Lê Vũ Chấn của phòng trà Baccara thành lập gồm ba thành viên Tuyết Hương, Tuyết Dung và Vy Vân.
Khi còn cộng tác với phòng trà Ly Lan ở đường Lý Thái Tổ, Tuyết Hương ăn mặc còn khá luộm thuộm nhưng bù lại có một khuôn mặt sáng, thông minh, nụ cười cởi mở. Cô hát nhạc ngoại quốc khá nghề, nhất là bài It’s now or never, Bambino... Theo lời ca sĩ Mỹ Hòa thì Tuyết Hương rất sành nhạc ngoại quốc, xứng đáng là bậc đàn chị của mình.
Vy Vân cũng như Tuyết Hương, xuất thân từ những club Mỹ. Vào gần cuối thập niên 1960 tại Sài Gòn, cô bé tên Cảnh Vân, lúc đó đang học lớp đệ tứ (lớp 9 - PV) tại Trường Nguyễn Bá Tòng, sau khi đã từng là học sinh chương trình Pháp của các trường Thiên Phước và Les Lauriers. Nhờ giọng hát độc đáo pha lẫn nhạc blues và soul nên Cảnh Vân, sau đó đổi tên là Vy Vân, đã được một số ban nhạc trẻ mời cộng tác. Những ban nhạc trẻ như The Black Bees, The Beat và The Blue Jets đã nổi lên phần lớn nhờ vào tiếng hát của cô.
Sự tan rã của Ba Trái Táo bắt nguồn từ tính khí bốc đồng của cô khi nhiều lần bỏ ban tam ca này để hát độc lập và sau khi sinh bé Phi Phi, Vy Vân đã chia tay với Ba Trái Táo để lại Tuyết Hương, Tuyết Dung ở lại với Eve Club (trên đường Tự Do, Đồng Khởi ngày nay), mà trước kia họ cùng đứng ra khai thác.
Ba Con Mèo - The Cat’s Trio
Thành lập vào tháng 11.1969 (sau Ba Trái Táo), được sự tín nhiệm của Jo Marcel, “ba con mèo” Uyên Ly, Mỹ Hòa và Kim Anh vung vẫy vuốt của mình trên sân khấu phòng trà Ritz. Uyên Ly đẹp, khuôn mặt ngây thơ. Mỹ Hòa già dặn và điêu luyện còn Kim Anh thì ngổ ngáo với mái tóc con trai trên sóng mũi cao, đôi mắt tròn to, nghịch ngợm. Đây là một ban tam ca hòa thuận, êm đềm nhờ biết dung hòa giữa những cái tôi của ca sĩ và phụ nữ. Đây là một ban tam nữ... sống dai.
Xin được nói thêm về con mèo Uyên Ly một chút. Nàng tên thật là Thúy Liễu, sau khi đậu tú tài đôi xong là ghi danh theo học trường luật nhưng thời giờ chính nàng dành để tập tành hát xướng. Uyên Ly không định theo kiếp cầm ca vì mộng của cô vẫn mê làm ký giả. Bước vào con đường ca hát là một sự bất ngờ khi nhạc sĩ Lê Vũ gọi các cô Mỹ Hòa, Kim Anh lại và ghép ba cô thành nhóm Ba Con Mèo xinh đẹp. Hát nhạc nước ngoài thuần thục nhưng Uyên Ly vẫn thích hát nhạc Phạm Duy.
Uyên Ly gia nhập thế giới phòng trà vào năm 1969, bắt đầu từ Baccara rồi chạy sang Queen Bee, Tự Do và Văn Cảnh. Ngoài công việc đi hát ban đêm, ban ngày Uyên Ly tham gia viết cho trang nhạc trẻ trên một tờ báo. Đi hát, với cô chỉ là một giai đoạn tạm thời còn tương lai thì sẽ chọn một nghề nào đó khác.
Tam ca Chuông Vàng - The Golden Bells
Cuối năm 1970, không hát cho các club Mỹ nữa, Xuân Hoàng kết hợp với Yến Xuân và Linh Phương thành ban tam ca Chuông Vàng (sau khi Mỹ Dung rời khỏi ban này và Linh Phương rời khỏi Mây Hồng). Không thích hát ở các club Mỹ nữa vì không khí phòng trà dễ thương hơn, vả lại giọng ca của Xuân Hoàng chỉ phù hợp với dòng nhạc trữ tình, ngay cả nhạc nước ngoài nhưng với loại bốc lửa như nhạc mà các club Mỹ thích thì Xuân Hoàng không phù hợp.
Tuy nhiên, sau một thời gian, ban Chuông Vàng lủng củng nội bộ nên rã đám. Riêng Xuân Hoàng vẫn ở lại hát tại Đêm Màu Hồng với tư cách độc lập bằng chính tên thật của mình (trước đó, cô lấy tên là Linh Đa). Và từ phòng trà Đêm Màu Hồng, Xuân Hoàng chuyển hướng sang hát nhạc Việt thay cho nhạc nước ngoài mà nàng đã từng hát khi biểu diễn ở các club Mỹ. Trong sự chuyển hướng này có sự giúp đỡ của nhạc sĩ Hoài Bắc - Phạm Đình Chương. Sự trở lại với dòng nhạc Việt này cũng không mấy khó khăn, vốn dĩ Xuân Hoàng đã có năm năm trời tu luyện trong lò nhạc của Nguyễn Đức, cùng lượt với Phương Hồng Hạnh từ năm 11 tuổi. Tham gia ban Việt Nhi vì chỉ thích hát cho vui chứ không nghĩ mình sẽ trở thành ca sĩ, rồi vì sự đưa đẩy của số phận, nàng được một ông chủ phòng trà giới thiệu đi hát ở các club Mỹ kéo dài nhiều năm trước khi Xuân Hoàng trở thành Linh Đa của Chuông Vàng. Về sau, Xuân Hoàng biến mất khỏi Đêm Màu Hồng, có lẽ sang Mỹ du học theo lời khuyên của một bà chị là tiến sĩ y khoa bên Mỹ.
Ngoài các ban tam ca kể trên còn có tam ca Xí Muội với giọng ca chính Uyên Phương; Mây Hồng với Linh Phương, Ngọc Hiếu và Ngọc Anh - một ban tam ca nữ có mệnh số ngắn nhất, chỉ vài tháng. Rồi đến Loan Sisters, ba cô gái đều có tên Loan nên được nhạc sĩ Quang Anh - quản lý ca nhạc của phòng trà Đêm Đông Phương đặt cho cái tên vừa Việt vừa Mỹ. Cũng tiếc cho ban này vì so với Ba Trái Táo, Ba Con Mèo, Mây Hồng, Chuông Vàng thì Loan Sisters được xem là ban hát nhạc Việt hay nhất.
Thời kỳ đó các tam ca nữ nhanh chóng được thành lập và biến mất một cách đột ngột. Có thể vì giận nhau, không ưng ý nhau và đủ thứ lý lẽ của ca sĩ phái nữ vốn đặt cục tự ái của mình lên trên nghệ thuật. Ai cũng tưởng mình là ngôi sao trên bầu trời nghệ thuật, không có mình thì “tụi nó sẽ xí lắc léo”.

Lê Văn Nghĩa



#42 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 03/11/2016 - 21:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Tuấn Ngọc, chàng ca sĩ riêng một góc trời

06:09 AM - 03/11/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ban nhạc The Strawberry Four. Từ trái qua: Đức Huy, Tùng Giang, Tuấn Ngọc, Billy Shane Ảnh: T.L

Nếu viết về phòng trà Tự Do mà chỉ nói đến Khánh Ly và Lệ Thu thì đúng nhưng chưa đủ, bởi ở đây còn những giọng ca trẻ có khán giả riêng của mình.


Một bài trên báo Kịch Ảnh cách đây hơn 45 năm đã viết về Tuấn Ngọc như sau: “Tiếng hát làm ngây ngất người nghe từ đàn ông, đàn bà người VN hay ngoại quốc... đều mê tiếng hát của Tuấn Ngọc”.
Tuấn Ngọc tên thật Lữ Anh Tuấn, sinh năm 1947 tại Đà Lạt, là con thứ trong một gia đình nghệ sĩ. Bố là nghệ sĩ Lữ Liên của ban AVT, chị là Bích Chiêu. Các em như Khánh Hà, Thúy Anh, Anh Tú đều ở trong ban nhạc Blue Jets hằng đêm hát ở phòng trà Tự Do. Tuấn Ngọc chập chững đến với ca nhạc từ năm 1952 trong ban ca nhạc thiếu nhi Đà Lạt. Sau đó, anh theo bố về Sài Gòn, có mặt trong ban thiếu nhi Đài phát thanh Sài Gòn dưới sự hướng dẫn của bố.
Khi Sài Gòn có phong trào thành lập những ban kích động nhạc chơi trong những club Mỹ, Tuấn Ngọc tuần tự hợp tác với những ban nhạc The Black Caps, Blue Jays, The Strawberry Four, The Revolution. Sau nhiều năm hợp tan, tan hợp, anh quyết định hát độc lập, không thành lập ban nhạc nữa, không nương tựa vào bè bạn nữa.
Đến bây giờ, có lẽ Tuấn Ngọc nhận thấy đây là một quyết định đúng của mình. Lúc đi diễn chung với Billy Shane, Đức Huy, Tùng Giang trong The Strawberry Four, Tuấn Ngọc là một gương mặt... chìm lỉm. Billy Shane với gương mặt giống người nước ngoài, ngộ nghĩnh hay giữ giọng hát chính, Tùng Giang sôi nổi rộn ràng với những màn solo trống cùng những nhịp điệu và sắc thái mới mẻ, Đức Huy thì trắng trẻo, đẹp trai còn Tuấn Ngọc chẳng có sắc thái gì nổi bật...




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ca sĩ Ngọc Anh


Có dịp gặp danh ca này tại một quán cà phê ở TP....., anh bộc bạch về quan niệm ca hát của mình: “Tôi thích nhất một câu nói của người Mỹ là Be yourself - hãy là chính anh, trong nghệ thuật và tôi nghĩ trong lĩnh vực nào cũng vậy. Hãy là chính mình chứ không trộn lẫn với người khác. Nếu anh ra đời sau, mà không tìm được cách để “là chính mình” thì anh không thành công được”. Việc rời khỏi các ban nhạc, đứng một mình, theo anh, trong nghệ thuật cũng có sự may mắn. Anh nói: “May mắn là lúc đó không có ai hát kiểu như tôi nên mới có Tuấn Ngọc ngày nay và bây giờ cũng vậy, không ai hát như tôi. Nếu một số ca sĩ trẻ bây giờ, có tài, hát giống tôi chắc tôi đi đứt”. Ký giả Quỳnh Như trong báo Kịch Ảnh đã nhận định về sự “may mắn” của anh như sau: “Tuấn Ngọc thường hát nhạc ngoại quốc, với cái giọng đặc biệt đàn ông mà một vài người gọi là Jack Jones”. Nghe lại “mặt bằng” các ca sĩ nam hát nhạc ngoại quốc lúc ấy, quả là Tuấn Ngọc có một giọng hát rất lạ.
Tuấn Ngọc kể cho chúng tôi nghe khi bắt đầu tập hát riêng, mỗi bài anh phải tập hát theo băng nhạc nước ngoài, rồi thu băng lại để nghe: “Trời ơi, sao mà tôi hát dở tệ, chịu không nổi. rồi tôi tập hát lại, nghe lại đến khi nào tôi có cảm giác rằng nghe được mới thôi...”.
Luyện tập, luyện tập suốt ngày với máy Akai, nghe và hát, hát và nghe đến lúc trời cũng không phụ lòng người. Sự kiên nhẫn của anh đã được đền đáp bằng một giọng ca “đam mê, khắc khoải, êm đềm, nồng nàn, mời gọi”. Một bài viết trên báo Kịch Ảnh đã ca ngợi chàng ca sĩ 25 tuổi: “Trên sân khấu, sự xuất hiện của Tuấn Ngọc bao giờ cũng đẹp và như có một cái gì trang trọng”.
Tuy nhiên, vào những năm đó, Tuấn Ngọc lại dính vào xì căng đan cùng với Đức Huy đánh Trường Kỳ tại nhà Jo Marcel khi “vua nhạc trẻ” này viết bài phê bình ban nhạc của họ...


Hai giọng ca nữ được ưa chuộng
Nhiều người không biết Khánh Ly có một cô em ruột cũng là một ca sĩ tên Ngọc Anh. Ngọc Anh không đi theo con đường hát nhạc trữ tình của chị, mà hướng theo con đường nhạc trẻ. Sau một năm hát ở phòng trà Tự Do, Ngọc Anh tiến bộ vượt bậc và thoát khỏi ảnh hưởng là “em ruột của Khánh Ly”, khi chuyên trình bày nhạc nước ngoài. Ngoài giọng ca, Ngọc Anh còn được yêu thích bởi có ngoại hình bắt mắt. Sau khi đi Mỹ hát cùng chị và Ngọc Minh, về Sài Gòn (năm 1971) Ngọc Anh biến mất khỏi phòng trà Tự Do vì “chồng không cho đi hát phòng trà nữa”. Các nữ ca sĩ phòng trà, khi lấy chồng thì coi như... xong!
Còn Uyên Phương bắt đầu con đường ca hát tại các club Mỹ ở các căn cứ Long Bình, Biên Hòa, sau đó “nhập tịch” vào phòng trà Tự Do để hát cho người Việt nghe, vì “hát cho tụi Mẽo nghe chán lắm”. Khi hát ở phòng trà dành cho dân Sài Gòn, giọng ca Uyên Phương như được chắp cánh và khán giả cảm tưởng giọng ca Uyên Phương phảng phất khuôn thước của giọng ca Bạch Yến những năm xưa.
Đang hát ngon trớn, Uyên Phương bỗng dính vào vụ xì căng đan với ông hoàng Ả Rập nào đó. Cô bỗng nhiên bỏ hát phòng trà và biến mất, đến năm 1971 mới quay trở lại và cũng vẫn hát cho Tự Do ngày cũ. Xuất hiện trên ti vi với bản nhạc Thung lũng hồng của Phạm Mạnh Cương, tiếng hát của Uyên Phương vẫn như thấm đượm một nỗi buồn của bầu trời mùa đông nào đó.

Lê Văn Nghĩa



TRẦN QUANG DINH
- 03/11/2016
* Nhiều người cũng biết, chỉ thật sự khi ở hải ngoại , tiếng hát của TUẤN NGỌC đã tạo những cơn sốt gây cho khán thính giả những cảm xúc mới , lạ. Thứ xúc cảm ấy khó định nghĩa rõ ràng nhưng tuyệt nhiên cứ thế ngấm vào tâm hồn , sở thích của đại đa số dân hâm mộ. Một khi Anh cất lên lời ca, khó cưỡng lại sự chú ý hay nhẩm theo một chút " ..chỉ còn tôi trên bãi đêm khóc người tình .." ( Nha Trang ngày về - Phạm Duy ) hay lúc Tuấn Ngọc song ca cùng bà xã Thái Thảo "... Cầm chắc môi ngỡ ngàng . ....ngày mai ta không còn thấy nhau " ( Cho lần cuối - Lê & Uyên Phương ) cũng như hát cùng Khánh Ly "...Hãy trao cho nhau muôn ngàn yêu dấu. Hãy trao cho nhau hạnh phúc lẫn thương đau ..". Chừng như vậy, mỗi chúng ta mới thêm thấm thía CÕI ĐỜI - CUỘC SỐNG QUANH MÌNH QUÝ GIÁ BIẾT BAO ! Anh hát quá sâu thẳm tình khúc Riêng một góc trời ( Ngô Thụy Miên ) đến độ nghĩ ta đều nhìn thấy có minh trong đó vậy.

Thanked by 2 Members:

#43 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 04/11/2016 - 21:12

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Hai nữ hoàng bolero Thanh Tuyền - Giao Linh

07:00 AM - 04/11/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ca sĩ Thanh Tuyền và Giao Linh Ảnh: tư liệu

Phòng trà Nam Đô là nơi những giọng hát vang danh hằng đêm thể hiện tài năng như Thanh Tuyền, Giao Linh, Mai Lệ Huyền, Phương Hồng Quế...

Nam Đô, dưới sự chăm sóc của ông bầu - nhạc sĩ Bảo Thu kiêm ảo thuật gia Nguyễn Khuyến, được xem là phòng trà có nhiều ca sĩ nhất Sài Gòn. Ra đời vào tháng 3.1970, lò nhạc của Bảo Thu đã biến hóa nhiều cô gái trở thành ca sĩ. Phòng trà này trước đây nằm ở khu cao ốc trên đường Nguyễn Thái Học, góc Phạm Ngũ Lão.

Những cô gái có giọng hát không đến nỗi nào có thể đến đây và sau một thời gian “thụ huấn” sẽ được giới thiệu ra mắt tại phòng trà này. Thay vì bắt đầu giới thiệu ca sĩ chính ra hát, từ khoảng 20 giờ đến 20 giờ 45, Bảo Thu dùng cây đũa thần của mình để tạo ra những “mầm non” văn nghệ. Sau đó là “giờ nhạc yêu cầu”, ca sĩ trẻ sẽ hát những nhạc phẩm theo yêu cầu của khán giả.
Giọng ca đến từ Đà Lạt
Nữ ca sĩ Thanh Tuyền là giọng ca của đĩa nhựa và băng nhạc. Nhưng với phong trào nữ ca sĩ hát phòng trà thì Thanh Tuyền cũng không thể bỏ lỡ cơ hội. Giọng ca của cô thuộc loại hàng hiếm trong những nhạc phẩm của thể loại bolero, tango, boston. Cô có một giọng ca mà báo chí cho là mang âm hưởng thuần túy VN.
Thanh Tuyền là con gái của xứ đồi thông hai mộ. 17 tuổi, cô làm một chuyến về Sài Gòn cho biết sự tình rồi dừng lại hẳn ở thành phố ồn ào, là đất đứng cho biết bao giọng ca tài năng. Giọng ca của Thanh Tuyền đến với công chúng vào năm 1965, bắt đầu từ nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.


Số là vào một ngày cuối năm 1964, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, Giám đốc Hãng đĩa Continental, tình cờ dự một buổi trình diễn văn nghệ của Trường nữ trung học Bùi Thị Xuân (Đà Lạt). Trong buổi diễn này, ông giám đốc hãng đĩa đã phát hiện ra giọng ca đặc sắc của cô nữ sinh đệ tam có cái tên Thanh Tuyền. Nguyễn Văn Đông đã đến nhà Thanh Tuyền, thuyết phục cha mẹ cho phép cô về Sài Gòn thu đĩa nhựa. Và rồi Thanh Tuyền cắt đứt chuyện đèn sách để đi vào sự nghiệp cầm ca năm 17 tuổi. Cô là giọng ca nữ đầu tiên thành công từ đĩa nhựa với bài Dấu chân kỷ niệm của Mạnh Phát, chứ không phải bằng con đường hát trên đài phát thanh, đại nhạc hội hay phòng trà (lúc đó chưa có ti vi).
Tuy nhiên, đến năm 1966, Thanh Tuyền mở rộng địa bàn hoạt động, làm quen với thế giới phòng trà. Tên tuổi của “một dòng suối xanh” được viết trong những tờ giới thiệu chương trình của bốn phòng trà lớn ở Sài Gòn trong đó có Nam Đô, cho tới khi các phòng trà này tạm đóng cửa mặc dù có nhận định rằng gương mặt của cô không phù hợp với ánh đèn phòng trà. Với Thanh Tuyền, hát thu đĩa nhựa để kiếm sống nhưng hát trong không khí phòng trà thanh lịch mới là sự thích thú.
Nữ hoàng sầu muộn


Đó là biệt danh giới báo chí Sài Gòn ngày trước “phong” cho nữ ca sĩ mang tên thật là Đỗ Thị Sinh. Giao Linh có dáng gầy cao và gương mặt rất, rất buồn.
Giao Linh là công chức của Hãng máy bay Air VN. Đại diện cho “hãng xe đò Giao Chỉ” (cũng là biệt danh báo chí đặt cho Air VN) tham dự một chương trình văn nghệ quần chúng và “hậu quả” cô nhận một cái huy chương vàng. Cô Sinh bước vào làng ca nhạc từ đấy khi nhạc sĩ Thu Hồ nghe được giọng hát của nàng, mời nàng thu giọng cho Hãng đĩa Continental, sau đó Hãng Continental ký hợp đồng thu đĩa độc quyền giọng ca Giao Linh trong 3 năm với nhiều nhạc phẩm bolero. Sau khi hết hạn hợp đồng, Giao Linh tiếp tục cộng tác với các hãng đĩa khác cũng như ra mắt băng nhạc Sơn Ca 6 với giọng ca của riêng mình.


Giao Linh sinh ra trong một gia đình gồm 7 anh chị em nhưng không ai tham gia nghệ thật, chỉ có cô đam mê ca hát từ nhỏ. Mẹ vẫn lén mời thầy về dạy nhạc cho cô dù người cha không đồng ý. Giao Linh là ca sĩ có tính tình dễ thương, ngoan đạo, không hợm hĩnh. Chỉ có điều, khoảng năm 1972 cô dính vào cuộc tình với nha sĩ - thiếu tá Ph., người đã có vợ con và bố mẹ ông này đăng bố cáo trên báo: “Không chấp nhận ai ngoài người vợ của ông Ph. là con dâu”... Có phải chăng, vì vậy mà gương mặt, với mái tóc không thay đổi, Giao Linh luôn phảng phát nét sầu mộng?

Mai Lệ Huyền: Giọng ca tủ lạnh




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Mang hai dòng máu Thái - Việt, sinh ra ở Lào nhưng nổi tiếng ở VN, bao nhiêu yếu tố đó cũng đủ nói lên Mai Lệ Huyền (ảnh) là người... thấm đượm tinh thần “ín-tẹc-ná-sờn-nồ” (international - quốc tế). Nàng Kim Cúc, trong ban văn nghệ thông tin tỉnh Bình Long cũ (nơi xuất thân của đàn chị Minh Hiếu) mang biệt danh “Cúc lủi” vì khi hát cứ lủi tới trước, có một giọng ca khan khan, khá lạ tai, đi đứng nhún nhảy. Sau này nàng “Cúc lủi” được gọi là “Mai Lệ Huyền tủ lạnh”, với cách ăn mặc mát mẻ, da thịt bốc lửa cùng mái tóc cắt ngắn con trai, gương mặt nồng nàn. Mỗi khi Mai Lệ Huyền ra sân khấu thì không khí gần như “náo loạn” với những bản nhạc kích động trong và ngoài nước. Nàng hát nhạc ngoại cũng được, nhạc Việt cũng OK.
Ngoài giờ hát ở phòng trà Nam Đô, Mai Lệ Huyền còn thu đĩa, hát trên ti vi với Hùng Cường. Thời ấy, hai tên tuổi Hùng Cường và Mai Lệ Huyền thường đi đôi với nhau khi trình diễn những bản nhạc giai điệu mạnh như twist, à go go, soul... Có với nhạc sĩ Trần Trịnh (tác giả bài Lệ đá) một con, sau đó chia tay và sống với đạo diễn Trần Công Vịnh - một người mà nàng cho là “thần tượng sẵn sàng hy sinh sự nghiệp cho tình yêu”.

Lê Văn Nghĩa



TRẦN QUANG DINH
- 04/11/2016
* Khi nhắc đến GIAO LINH - tôi thường nhớ đến TIỆM PHỞ của chị cuối đường Nguyễn Kim Q 10 từ trước 75. Bởi thường ngày đi học ngang đó, có khi cùng Ba Má ăn phở. Thành ra tiếng hát - phở Giao Linh đã quen rồi. Ngày ấy. máy hát đĩa kim của Ba tôi có gần như đủ đĩa 45 vòng của Hãng đĩa Việt Nam. 02 ca khúc mà vẫn nhớ là Mùa sao sáng ( Nguyễn Văn Đông ) & Tiếng xưa ( Dương Thiệu Tước ). Cũng nhiều ca sĩ nổi tiếng hát lắm . Nhưng Giao Linh hát những bài đó ray rứt, sâu sắc vô cùng ! Đâu chỉ vậy. Nhiều bài tình ca khác chị vẫn ru người đượm buồn , man mác. Chuyến xe lam chiều, Giọng ca dĩ vãng, Lòng mẹ, Bông hồng cài áo, Sầu tím thiệp hồng..., ..Danh ca Chế Linh & Tuấn Vũ thường song ca ăn ý cùng chị . Một người khiêm tốn, điềm đạm , luôn biết đạo lý , kính trên nhường dưới. Góp ý với các thí sinh trong Solo cùng Bolero , Tình Bolero ....đã qua, hiếm thấy thị gay gắt. Vì đó là chị Giao Linh...

Thanked by 1 Member:

#44 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 05/11/2016 - 21:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Những người đẹp của Đêm Màu Hồng

08:04 AM - 05/11/2016 Thanh Niên

Phòng trà Đêm Màu Hồng có “độc quyền đặc chủng” ban hợp ca Thăng Long, tam ca Đông Phương.


Đúng, nhưng chỉ có như vậy thì chưa đủ sức cạnh tranh với các phòng trà đình đám khác. Bởi vậy, nhạc sĩ Hoài Bắc đã sử dụng ca sĩ - mỹ nhân để chiêu dụ khách thập phương.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Các ca sĩ Mai Hân, Mỹ Thể, Ngọc Minh Ảnh: T.L


Giọng hát Hà Nội vào thu
Mai Hân đến với Đêm Màu Hồng là do nhạc sĩ Hoài Trung bảo đến hát cho vui. Đúng là phòng trà Đêm Màu Hồng “thích” những ca sĩ đã từng hát trên đất Hà Nội, như trường hợp của Mai Hân.
Mai Hân đã đến với ca nhạc khi còn là thiếu nhi và chuyên hát trên làn sóng điện từ khoảng năm 1953 tại Hà Nội. Khi vào Sài Gòn, cô gia nhập ban Tuổi Xanh của Kiều Hạnh, tiếp tục sở thích ca hát trên làn sóng Đài phát thanh Sài Gòn. Cô bé Mai Hân dần lớn lên cùng với giọng ca ngọt ngào và ngoại hình xinh xắn. Tiếng hát của nàng mỗi ngày lại thêm vững vàng và điêu luyện, rồi cho đến một ngày nàng... biến mất. Nàng đã “theo chồng bỏ cuộc vui”, để nhiều chàng ái mộ giọng ca ra ngẩn vào ngơ.
Tuy lấy chồng nhưng Mai Hân vẫn thiết tha nghề ca hát. Thỉnh thoảng, cô chớp - xẹt, chớp - ló trên đài phát thanh và màn ảnh ti vi. Tên tuổi đó, giọng ca đó mặc dầu không thường xuyên đến với công chúng nhưng người sành nhạc vẫn nhận ra rằng nàng là một trong những nữ ca sĩ có tiếng hát căn bản, vững vàng của nền ca hát Sài Gòn lúc ấy.
Rồi bỗng một đêm của năm 1971, giới yêu nhạc phòng trà thấy Mai Hân xuất hiện tại Đêm Màu Hồng. Và cô chỉ hát riêng ở đây thôi vì không khí ấm cúng hơn những phòng trà khác. Ở phòng trà này, Hân thường hát nhạc của Văn Phụng với hai bài Chung thủyTrên phím đàn, cùng những bài của Phạm Duy và Y Vân. Mai Hân trở thành một giọng hát đinh không thể thiếu của Đêm Màu Hồng - một giọng hát mang âm sắc Hà Nội những ngày vào thu đẹp đẽ.
Nữ ca sĩ thuộc nhiều bài hát nhất
Đó là lời khen của Jo Marcel dành cho ca sĩ Mỹ Thể. Còn nhạc sĩ Phạm Duy khi giới thiệu về Mỹ Thể đã nói: Một giọng ca phong phú nhất hiện nay (1971).
Trong giới ca sĩ, ai cũng công nhận Mỹ Thể có hai đặc điểm là giọng ca phong phú và thuộc nhiều bản nhạc nhất. Việc thuộc nhiều nhạc phẩm, với nhiều người, cũng là một yếu tố quan trọng vì nhiều ca sĩ chỉ thuộc chừng năm ba bài “tủ đứng, tủ nằm”, khách yêu cầu bản nhạc lạ thì chỉ biết cười trừ. Còn Mỹ Thể thì bản nào nàng cũng “chơi” một cách điệu nghệ. Còn giọng ca phong phú ở đây có thể hiểu theo nghĩa Mỹ Thể có một làn hơi “khỏe”. Báo Kịch Ảnh số 456 đã nhận xét: “Mỗi lần Mỹ Thể bước lên máy vi âm là tiếng hát của nàng tỏa ra, bao trùm khắp căn phòng, như cuốn hút, như bó buộc mỗi người phải lắng tai nghe”.
Ít ai biết để có được sự thành công đó, Mỹ Thể đã trải qua những ngày dài đắng cay. Trước đó, Mỹ Thể đã từng hát ở Li Lan, Anh Vũ, Hòa Bình nhưng nàng chỉ là ánh đèn mờ nhạt sau hào quang của Thanh Thúy, Minh Hiếu. Thất vọng, nàng trở lên Đà Lạt để “tu luyện” theo gương của Khánh Ly, Kim Vui. Hình như Đà Lạt là nơi “rèn giũa công phu” tái khởi nghiệp cho những giọng ca lận đận. Sau khi đắc đạo, nàng rời khỏi xứ hoa đào và tái xuất một cách rực rỡ ở phòng trà Sài Gòn với những bản Chiều tà (Serenata), Yêu em, Đường xưa lối cũ...
Ngọc Minh - Nàng ca sĩ đóng phim
Khởi đầu sự nghiệp ca hát của Ngọc Minh là vào năm 1964. Nàng ca sĩ người dân tộc Thái trắng này đã ra mắt thính giả lần đầu tiên tại Trường Quốc gia Âm nhạc với bài Tình ca của Phạm Duy và Anh về một chiều mưa của Duy Khánh - Anh Thy. Trước đó chị đã có dịp theo học nhạc một thời gian ngắn với nhạc sĩ Mạnh Đạt, cho đến khi tương đối tạo được tên tuổi thì còn nhận được sự dìu dắt của những nhạc sĩ Hoàng Nguyên, Nguyễn Hậu và Lan Đài.
Hai bài hát khiến khán giả chú ý tới Ngọc Minh là Ngàn thu áo tím (Hoàng Trọng - Vĩnh Phúc) và Nụ cười sơn cước (Tô Hải). Từ khi Đài truyền hình Sài Gòn bắt đầu hoạt động, Ngọc Minh đã góp mặt trong nhiều chương trình ca nhạc của ban Hương Thời Gian, Lan Đài, Hoa Thời Đại. Với gương mặt ăn ảnh, Ngọc Minh cũng xuất hiện trong nhiều vở kịch của một số ban và tham gia diễn xuất trong một số bộ phim. Tuy nhiên Ngọc Minh đã xác định ca hát vẫn là con đường chính trong cuộc đời nghệ thuật của mình.

Lê Văn Nghĩa



Thanked by 1 Member:

#45 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 06/11/2016 - 11:46

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Thanh Lan - dang dở tình cuồng

07:00 AM - 06/11/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thanh Lan trên bìa băng Nhạc trẻ 6 và trong phim Xin đừng bỏ emẢnh: tư liệu

Khoảng đầu năm 1971, Lệ Thu hết hợp đồng với Jo Marcel, đi Nhật du lịch và khi trở về hát ở Tự Do thì “tiếng hát học trò” Thanh Lan đã làm mưa làm gió tại Ritz.


Theo nhận xét của báo giới thì Thanh Lan đi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

không thành công bằng khi hát trên ti vi trong các chương trình Tiếng tơ đồng, Hoa thời đại, Tiếng hát 20 và nhất là khi đóng phim.
Thanh Lan thuộc loại có trình độ và xinh xắn so với “mặt bằng” nữ ca sĩ lúc bấy giờ. Từ năm 9 tuổi, cô học dương cầm với các sơ ở Trường Saint Paul (Sài Gòn), sau đó được vợ nhạc sĩ Thẩm Oánh và nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi hướng dẫn. Ngoài giờ học nhạc, Thanh Lan còn là nữ sinh của Trường Marie Curie, bắt đầu hát trong ban Việt Nhi của nhạc sĩ Nguyễn Đức. Khi phong trào nhạc trẻ phát triển mạnh, Thanh Lan tham gia vào ban Hải Âu của nhạc sĩ Lê Hựu Hà.
Sau này, Thanh Lan xuất hiện nhiều trên đài truyền hình. Có đêm, trên ti vi Thanh Lan hát trong hai chương trình của hai ban nhạc khác nhau. Một cây bút chuyên “điểm mặt ti vi” của báo Kịch Ảnh đã nhận xét: “Khi còn là ca sĩ “tài tử”, Thanh Lan đến với khán giả với khuôn mặt sáng, ánh mắt long lanh, nụ cười thật xinh với nốt ruồi nhỏ bên bờ môi hồng. Người ta mê nàng khi nàng cười, người ta thương nàng khi nàng nhỏ lệ trong một bài ca sầu muộn. Thanh Lan có lối trang điểm nhẹ nhàng, mái tóc, quần áo nàng cho ta thấy dáng dấp một sinh viên trường đầm nhưng hát nhạc Việt thật hay. Từ ngày nàng xuất hiện đều đều trong rất nhiều show trên ti vi để trở thành một ca sĩ nhà nghề, một tài tử điện ảnh, người ta thấy Thanh Lan diêm dúa hơn với những trang sức tòn ten trên tai, trên cổ, chiếc áo dài ngắn hơn, hippy hơn và nhất là gương mặt nàng được trang điểm khác đi. Người ta “buồn năm phút” khi thấy nhan sắc Thanh Lan xuống dốc chỉ vì một sự vụng về”.
Bi kịch từ người chồng ghen tuông
Có phải vì hát dưới ánh đèn phòng trà khiến cho Thanh Lan quen với lối trang điểm rực rỡ không phù hợp với ti vi? Hay là sự trang điểm này để che bớt những giọt lệ sầu đau của cuộc hôn nhân giữa nàng và người chồng mang tên D.Long Biên. Theo báo chí thuật lại thì ông P.M.D là một người chồng ghen kinh khủng. Lúc Thanh Lan đóng một cảnh khỏa thân trong phim Tiếng hát học trò đã gây cho ông sự bực tức và khi nàng đóng những cảnh yêu đương táo bạo với Huy Cường và Huỳnh Thanh Trà trong Xin đừng bỏ em thì D. đã tát Thanh Lan hai bạt tay nảy lửa. Thanh Lan sợ và chán nên sống gần như ly thân với chồng, về sống với ba má tại căn nhà ở Đa Kao, Sài Gòn.
Ghê nhất là khi Thanh Lan đậu cử nhân văn khoa, có tổ chức tiệc tại quán bò bảy món Ánh Hồng (Phú Nhuận) vào tối 9.8.1972, mời đại úy không quân L. đến dự. Vừa thấy viên đại úy, D. đã giựt con dao ở xe bánh mì chém ông này.
Dù chỉ là một chuyện hiểu lầm, theo Thanh Lan phân trần, nhưng có phải vì sự ghen tuông quá cỡ mà cuộc hôn nhân của hai người đã tan vỡ. Nhưng cũng “may” cho ông D., nếu như giữa ông và Thanh Lan không chia tay thì chắc chắn ông sẽ chịu đựng một xì căng đan vì Thanh Lan đã đóng những “cảnh” trăm phần trăm với tài tử Nhật Bản và chắc gì ông chịu nổi.
Thanh lan “hở” trăm phần trăm (?)
Vào những ngày cận tết năm 1974, Thẩm Thúy Hằng ra mắt sự kiện hợp tác điện ảnh của hai hãng phim Amino (Nhật) và Viliphim của nữ nghệ sĩ này, thực hiện bộ phim Tình khúc thứ 10.
Người đóng vai chính phim sẽ là Thẩm Thúy Hằng? Các ký giả có mặt trong buổi họp báo đều nghĩ như thế vì cô đang là nữ minh tinh nổi tiếng, lại đóng phim cho hãng nhà. Nhưng không. Khi Thẩm Thúy Hằng công bố vai nữ chính là Thanh Lan với thù lao đóng phim khá lớn, hơn 1 triệu đồng thời đó, ai cũng ngạc nhiên.
Sau này, các ký giả mới hiểu lý do là trong phim có những cảnh yêu đương, nữ diễn viên VN phải cởi đồ hoàn toàn trước tài tử Nhật mà nữ tài tử họ Thẩm không muốn mang tai tiếng. Báo Sân khấu mới, số 214, ra ngày 26.3.1975 có viết một đoạn về bộ phim này: “Dư luận xôn xao vụ phim playboy VN - Thanh Lan... chấp nhận cởi tuốt luốt. Và càng táo bạo hơn, phái đoàn quay phim đã ra tận ngoài miền Trung thực hiện một cảnh gọi là “lắc lư con thuyền trôi”, từ ngày 2 - 10.3.1975. Nghĩa là trong khoảng thời gian này, có đoạn vào những đêm, Thanh Lan và chàng tài tử Nhật phải mướn thuyền trên sông Hương, rồi trong khoang thuyền, Thanh Lan với thân thể tuốt luốt để mặc cho chàng tài tử hành sự... trước ống kính của nhà thu hình và ông đạo diễn người Nhật. Cảnh quay đó kéo dài mỗi bận từ hai đến ba tiếng đồng hồ. Trong chuyến đi này, ngoài Thanh Lan là người Việt còn có nghệ sĩ Tú Trinh, Đoàn Châu Mậu, Tùng Phình. Những người này được lệnh của đạo diễn Nhật phải ở trên bờ ngó xuống... chớ không được phép tới gần để biết trong khoang thuyền xảy ra những gì”.
Khi bị dư luận báo chí lên tiếng, phía Nhật đã trấn an ngay bằng cách cho biết phim Tình khúc thứ 10, nếu có chiếu ở VN thì không bao giờ có cảnh Thanh Lan sexy... Những đoạn phim “đắt giá” đó chỉ chiếu ở Nhật thôi. Khán giả Nhật rất mê khi Thanh Lan qua đó

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

cùng với Phạm Duy và Ngọc Chánh. Cũng may vì thời gian hoàn thành bộ phim đã gần đến ngày 30.4.1975, nếu không thì chẳng biết Thanh Lan sẽ chịu búa rìu dư luận như thế nào? Hay đây chỉ là một nghi án của báo chí, nhưng dù sao cũng đã rầm rộ trên diễn đàn công luận một thời.

Lê Văn Nghĩa



TRẦN QUANG DINH
- 06/11/2016
* Xin viết tiếp về một trong những nghệ sĩ tài danh , đa tài của Việt Nam. Chính đôi mắt ( báo chí Sài Gòn từng xếp đôi mắt chị nằm trong danh sách những mỹ nhân có đôi mắt đẹp ) + nụ cười khả ái + nốt ruồi duyên " chết người" + chất giọng nhỏ nhẹ, thán ái nói chuẩn xác được giọng Nam - Trung - Bắc + tài năng + khiêm tốn - nghiêm túc trọng công việc dù lớn nhỏ ...đã đưa tên tuổi THANH LAN trở thành Nữ danh ca - nghệ sĩ - minh tinh !
* Trước 75, một số ca khúc không tên - nôur bật nhất Bài không tên số 02 của Vũ Thành An & Em đến thăm anh đêm 30 rất được nhiều người ưa chuộng. Nói chung vầy : nhiều ca khúc hay( dẫu nhiều ca sĩ tên tuổi khác có trình bày & hay ) nhưng khi THANH LAN hát với cách thể hiện rất riêng , đầy truyền cảm, nồng nàn , quyến rũ thì sức hát các tình khúc đó thêm giá trị . Đáng kể : Trăm nhớ ngàn thương, Tạ tình, Cho người tình lỡ, Lòng mẹ , Con đường tình ta đi, Tuổi mộng mơ, Tình khúc tháng 6, Giọt nước mắt ngà, Trăng thanh bình, Bông hồng cài áo, Hoài thu, Xuân thì, Gái xuân, Đám cưới đầu xuân, Mộng chiều xuân, Trưng Vương khung cửa mùa thu, Mùa thu trong mưa, Ô kìa đời bỗng tươi vui, Chuyện tình người trinh nữ tên Thi, Em lễ chùa này, Đưa em tìm đọng hoa vàng, Thương quá Việt Nam , Hoa soan bên thềm cũ, Ảo ảnh, Bức tâm thư., Xin mặt trời ngủ yên, Thu vàng , Hương xưa, Tuổi biết buồn ,
* Còn nhớ, không ít thời gian thập niên 70, Thanh Lan xuất hiện trên các tạp chí , nhất là LỊCH TẾT dày đặc. Ngoài trang phục đầm, soiree, váy, ...Thanh Lan là một trong những nghệ sĩ mặc áo dài rất đẹp. Và xin nhấn mạnh NHAN SẮC nhưng Thanh Lan đến với nghệ thuật từ năng khiếu , khả năng đa tài của mình chứ không dùng bất cứ chiêu trò nào để " bốc " mình lên thành tên tuổi ( ảo ). Đặc biệt , lồng tiếng cho màn bạc hay . Mà chị ấy còn là người đã lời ngỏ cho một số băng - đĩa của các hãng ca nhạc trước - sau 75
HUY CƯỜNG - Nam tài tử chuyên đóng vai " đểu " ( kịch có NS Bảo Ân, cải lương có Dũng Thanh Lâm; cả ba đều đẹp trai , ngoại hình bắt mắt, vẻ đào hoa..) đã cùng THANH LAN nhận vai chính trong fim Tiếng hát trò - kịch bản Minh Quang - đạo điễn Thái Thúc Nha - sản xuất 1 970. Trong fim , Thanh Lan hát chính bài Tạ tình ( Hoàng Thi Thơ ), Tiếng hát học trò ( Minh Kỳ- Nguyễn Hiền ) . Vai diễn " sexy " táo bạo gần như 100% là " chấn động " thời đó. Chị đã đoạt giải Nữ minh tinh triển vọng ( Giải thưởng Văn học nghệ thuật..). Từ đó, Thanh Lan nghiễm nhiên được bổ sung vào top mỹ nhân của màn bạc bên cạnh đại minh tinh Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Mộng Tuyền, Thanh Nga, Kim Cương, Kim Vui.

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

5 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 5 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |